Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóaNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển Đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh thanh hóa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
MAI TRỌNG THIÊN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH CHỦ YẾU GÓP PHẦN CHUYỂN ĐỔI
CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9620110
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Luận án được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng
2 TS Phạm Văn Dân
Phản biện 1: PGS.TS Lã Tuấn Nghĩa
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn
Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Trường
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp viện tại:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư Viện Quốc gia Việt Nam
- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Văn Dân, Hoàng Tuyển Phương, Mai Trọng Thiên, Phạm Thị Xuân, Sái Ngọc Anh Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc chất
lượng cao tại vùng có lợi thế cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học
Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 11 (108/2019)
2 Mai Trọng Thiên, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Văn Dân, Hoàng Tuyển
Phương, Trần Công Hạnh Tuyển chọn giống lúa chất lượng tại vùng có lợi thế
cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt
Nam, số 11 (108/2019)
3 Mai Trọng Thiên, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Văn Dân, Hoàng Tuyển
Phương, Trần Quang Tùng, Nguyễn Tuấn Phong, Nguyễn Thị Tỉnh, Nguyễn Đăng Nguyên Nghiên cứu xác định công thức luân canh cây trồng hiệu quả kinh tế cao trên chân đất lúa có tưới tại vùng có lợi thế cạnh tranh huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số
01 (122/2021)
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước Với ưu thế diện tích đất đai lớn và dân số đông (diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 3 cả nước) cùng với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi đã tạo nên một nền sản xuất nông nghiệp khá phong phú với chủng loại sản phẩm đa dạng Hệ sinh thái của tỉnh Thanh Hóa được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng trung du, miền núi; vùng đồng bằng và vùng ven biển Điều này giúp nền nông nghiệp trong tỉnh phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, phong phú về sản phẩm
Trong những năm qua đã có khá nhiều các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng được các cơ quan và người dân nghiên cứu triển khai, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Quy hoạch vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao 132.498 ha, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2013; mô hình trồng cà chua chín sớm tại huyện Thọ Xuân, lợi nhuận 120 đến 150 triệu đồng/ha/vụ; trồng cây dược liệu ở huyện Triệu Sơn, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi đều đạt hiệu quả kinh tế bình quân cao hơn 2,5 đến 4 lần so với trước khi chưa chuyển đổi Trong đó có một số diện tích được chuyển sang trồng các cây rau màu có giá trị hoặc sản xuất công nghệ cao, đạt hiệu quả kinh tế cao tới
Hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương còn thiếu loại cây trồng mới, bộ giống cây trồng mới, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số địa phương còn chậm và chưa đồng bộ Sản xuất còn phân tán với chi phí đầu tư lớn, lợi nhuận thu được chưa cao
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công thức luân canh cây trồng trong chuyển dịch kinh tế nông nghiệp là việc làm thường xuyên đối với các vùng sản xuất; đóng góp hiệu quả trong chuyển dịch kinh tế nông nghiệp; trong đó bao gồm các hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cơ cấu cây trồng là: Thay thế cây trồng mới hiệu quả cao hơn cây trồng cũ; xác định được cơ cấu cây trồng, công thức luân canh cây trồng hợp lý và áp dụng các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của cơ cấu cây trồng, công thức luân canh cây trồng hợp lý là việc làm mang tính cấp thiết.Với lý do nêu trên
đề tài: "Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số
công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Thanh Hóa" đã được thực hiện, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, góp
phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Đồng bằng tỉnh Thanh Hóa
Trang 52 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Xác định được giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng Đồng bằng tỉnh Thanh Hóa
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo
chuyên ngành khoa học cây trồng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn được giống lúa VAAS16 và giống lạc CNC1 có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh Thanh Hóa;
- Xác định được công thức luân canh cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh
tế cao hơn nhờ giống mới và biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, góp phần nâng cao đời sống của người sản xuất
4 Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Thí nghiệm tuyển chọn giống lúa và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác thực hiện tại: xã Yên Phong, huyện Yên Định; thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa; tuyển chọn giống lạc và xác định biện pháp kỹ thuật, xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân
- Đề tài sử dụng 10 giống lúa chất lượng và 06 giống lạc chất lượng để nghiên cứu tuyển chọn giống; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác đối với các giống cây trồng mới tuyển chọn được
- Thời gian thực hiện đề tài: từ năm 2017 đến 2021: Các thí nghiệm, thử nghiệm trong luận án được thực hiện trong 3 năm (2018, 2019 và 2020); xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tại các huyện triển khai trong năm 2020 và 2021
Trang 65 Những đóng góp mới của luận án
5.1 Đã tuyển chọn được 2 giống lúa chất lượng VAAS16 và BT09; 01 giống lạc đen chất lượng CNC1 bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa;
5.2 Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chính cho giống lúa chất lượng VAAS16 (thời vụ gieo trồng trong vụ Xuân trong khoảng từ 10/1-15/1; mật độ cấy 45 khóm/m2; lượng phân bón thích hợp: Phân chuồng hoai mục 8 tấn, 95 kg N + 100 kg P2O5 + 80 kg K2O) và giống lạc chất lượng cao CNC1 (mật độ trồng 35 cây/m2
, lượng phân bón: 1.000 kg phân HCVS Sông Gianh + 1.200 kg NPK 4-9-6)
5.3 Đã xác định được 03 công thức luân canh cây trồng chủ yếu (hợp lý) trên
02 chân đất (đất lúa có tưới và đất màu ven sông của vùng đồng bằng Thanh Hóa):
- Trên chân đất lúa có tưới 02 công thức: (1) Lúa thảo dược VH1 (vụ
Mùa) - Ngô sinh khối 989 (vụ Đông) - Lúa chất lượng VAAS16 (vụ Xuân) và (2) Lúa chất lượng BT09 (vụ Mùa) - Dưa chuột Sakura (vụ Đông) - Lúa chất lượng VAAS16 nhân giống (vụ Xuân)
- Trên chân đất màu ven sông: Ngô ngọt Sugar75 (vụ Mùa) - Ngô sinh
khối CP989 (vụ Đông) - Lạc CNC1 (vụ Xuân)
Các cơ cấu cây trồng đều cho hiệu quả kinh tế cao; MBC đạt trên 2,0; khuyến cáo mở rộng sản xuất; góp phần phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững tại tỉnh Thanh Hóa
6 Bố cục của luận án
Luận án có 141 trang, gồm: Mở đầu (05 trang), tổng quan tài liệu (35 trang), vật liêu nội dung và phương pháp nghiên cứu (15 trang), kết quả nghiên cứu (73 trang), kết luận và đề nghị (03 trang), với 44 bảng số liệu, 11 hình Có 106 tài liệu tham khảo, gồm 88 tài liệu tiếng việt, 18 tài liệu tiếng nước ngoài
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Một số khái niệm chung
1.1.2 Những yếu tố chi phối hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng
(1) Kinh tế hộ gia đình; (2) Chính sách; (3)Khoa học và công nghệ
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Tình hình nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở ngoài nước
1.2.1.1 Các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất cây trồng 1.2.1.2 Các nghiên cứu về luân canh, tăng vụ, tăng hiệu quả kinh tế và
Trang 7cải thiện môi trường
1.2.2 Tình hình nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở trong nước
Cơ cấu cây trồng (CCCTr) ở nước ta đã được các nhà khoa học nghiên cứu
từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi năng suất lúa chiếm bình quân toàn miền Bắc chỉ đạt 13,61 tạ/ha, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu đưa vụ lúa Xuân trở thành vụ sản xuất chính, thay thế dần vụ lúa Chiêm Một hệ thống gieo cấy lúa Xuân tương đối hoàn chỉnh đã được xây dựng từ vụ Xuân 1968 ở huyện Hải Hậu - Nam Định với 100% diện tích lúa xuân Đến năm 1971, diện tích lúa Xuân ở đồng bằng sông Hồng vượt lúa Chiêm, đã cho năng suất bình quân 31,9 tạ/ha Sự nhảy vọt về năng suất là kết quả của vụ lúa Xuân với các giống lúa năng suất cao Ngoài
ra cùng với vụ lúa Xuân là sự ra đời của vụ Đông với các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới Từ đó đã đưa ra công thức luân canh lúa Xuân - lúa Mùa - vụ Đông hoặc màu Xuân - lúa Mùa - vụ Đông đạt hiệu quả cao Nước ta đã có tập đoàn giống cây trồng khá phong phú là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng góp phần tăng thu nhập cho người nông dân
1.2.3 Một số nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tại Thanh Hóa
Ngành nông nghiệp Thanh Hoá đang định hướng cho các địa phương và
bà con nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng (CĐCCCT) theo hướng phù hợp với thị trường Việc CĐCCCT trong giai đoạn mới sẽ tập trung phát triển các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp phần xóa đói, giảm nghèo
1.2.4 Một số định hướng định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trong định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa định hướng tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
1.2.5 Tình hình nghiên cứu về cây lúa
1.2.5.1 Nghiên cứu chọn tạo giống lúa
a) Nghiên cứu chọn tạo và tuyển chọn giống lúa chất lượng trên thế giới
b) Nghiên cứu chọn tạo và tuyển chọn giống lúa chất lượng ở Việt Nam
Trong những năm qua, chương trình chọn tạo giống lúa đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhờ vận dụng các tốt các kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa
c) Nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn giống lúa chất lượng ở tỉnh Thanh Hóa
Công tác nghiên cứu giống lúa chất lượng ở Thanh Hóa bắt đầu được quan tâm từ sau năm 2010, khi Trung tâm NCƯDKHCN giống cây trồng Thanh Hóa và Trường Đại học Hồng Đức, thực hiện các chuyên đề nghiên cứu phát triển một số giống lúa chất lượng Kết quả đã chọn tạo được các giống lúa Bắc Thịnh, Bắc Xuyên, Hồng Đức 9…cho năng suất chất lượng cao, chống chịu tốt
ở nhiều vùng sinh thái
1.2.5.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cây lúa
a) Nghiên cứu bón đạm cho cây lúa
Đối với cây lúa, đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với sinh
Trang 8trưởng và phát triển của cây trồng Đạm có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến làm tăng năng suất lúa
b) Nghiên cứu bón lân cho cây lúa
Trong dinh dưỡng của cây lúa, lân là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển Thiếu lân trong thời kỳ cây con sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của cây lúa Nếu bổ sung thêm nhiều lân vào sau giai đoạn này, cây lúa sẽ không hoặc trổ ít Trong trường hợp cây trổ thì không đều hoặc không thoát
c) Nghiên cứu bón kali cho cây lúa
Cùng với đạm, lân thì kali là một nguyên tố đa lượng quan trọng đối với
sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Kali có tác dụng xúc tiến sự di chuyển của các chất đồng hoá trong cây; kali còn hỗ trợ tăng cường sự linh động của sắt trong cây, do đó ảnh hưởng đến quá trình hô hấp Ngoài ra kali cần cho quá trình tổng hợp protein và có quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào
d) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm cho cây lúa
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón đạm và mật độ cấy trên giống lúa ADI 28 trong vụ xuân Thái Thị Ngọc Lam và cộng sự (2018) cho thấy liều lượng phân đạm bón và mật độ cấy có ảnh hưởng đến chiều dài bông, khả năng tích lũy chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa ADI 28 Ngoài ra, các mức bón đạm và mật độ cấy ảnh hưởng rõ rệt đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân; không ảnh hưởng đến tỷ
lệ nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn
1.2.6 Tình hình nghiên cứu về cây lạc
1.2.6.1 Nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn giống lạc
a) Nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới
b) Nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn giống lạc tại Việt Nam
Nhờ ứng dụng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau như: lai hữu tính, phân lập chọn lọc, gây đột biến các nhà khoa học nước ta đã thu được nhiều thành công lớn Nhiều giống mới được tạo ra và đưa vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lạc trong cả nước
1.2.6.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cây lạc
Trong thời gian qua các tác giả trong nước cũng đã tiến hành nhiều nghiên
cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lạc
1.2.7 Một số nhận xét rút ra từ tổng quan
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực chất là sự thay đổi về thành phần và tỷ
lệ các loại cây trồng trong hệ thống canh tác Về bản chất là chuyển từ sản xuất loại cây trồng có giá trị thấp sang trồng tập trung những loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn trên 1 đơn vị diện tích Tuy nhiên, cần sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng CCCTr vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra trong sản xuất nông nghiệp (biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới và chủ trương tái cơ cấu ngành
Trang 9nông nghiệp) cho thấy để "Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh
tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Thanh Hóa" cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:
(1) Ở từng CCCTr (công thức luân canh cây trồng) cần đánh giá hiệu quả
kinh tế của từng loại cây trồng và công thức luân canh để lựa chọn CCCTr phù hợp, loại bỏ công thức trồng trọt, công thức luân canh có giá trị gia tăng thấp, không bền vững; bổ sung và mở rộng các công thức luân canh, công thức trồng trọt phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững
(2) Đối với từng loại cây trồng cần nghiên cứu tuyển chọn bộ giống tốt có
năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị hàng hoá cao và xác định biện pháp canh tác phù hợp nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Giống lúa chất lượng
Đề tài sử dụng 10 giống lúa chất lượng được chọn tạo trong nước Giống đối chứng là giống Bắc Thịnh, giống lúa thuần được chọn tạo tại Thanh Hóa
2.1.2 Giống lạc chất lượng
Đề tài sử dụng 05 giống lạc chất lượng Giống lạc L14 được chọn làm đối chứng
2.1.3 Các loại phân bón và vật tư
Trong nghiên cứu đã sử dụng các loại vật tư, phân bón như: Phân chuồng; Vôi bột; Phân vô cơ: Đạm Urê (46%), Lân Văn Điển (15%), kali (60%); Thuốc BVTV: Nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN&PTNT, 2009 và Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT, 2013)
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa
2.2.2 Nội dung 2: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây trồng chính (lúa,
lạc) để bố trí trong các công thức luân canh cây trồng hợp lý vùng đồng bằng
tỉnh Thanh Hóa
2.2.3 Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt chính đối
với giống cây trồng tuyển chọn được
2.2.4 Nội dung 4: Nghiên cứu xác định hiệu quả kinh tế của các công thức luân
canh cây trồng chủ yếu (hợp lý) vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa
2.2.5 Nội dung 5: Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp
đối với giống cây trồng tuyển chọn trong các công thức luân canh cây trồng chủ
yếu (hợp lý) vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra
2.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
2.3.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Phương pháp SWOT
* Thu thập số liệu, thông tin từ nhóm KIP
Trang 10* Điều tra các công thức trồng trọt/canh tác trên các chân đất
2.3.2 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Sử dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng theo Gomez (1984) (Dẫn theo Nguyễn Huy Hoàng và cs., 2014)
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55:2011/BNNPTNT)
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc (QCVN 01-57:2011/BNNPTNT)
2.3.2.1 Nội dung 2: Nghiên cứu, tuyển chọn một số giống cây trồng chính
để bố trí trong các công thức luân canh cây trồng chủ yếu (hợp lý)
trí trong các công thức luân canh cây trồng chủ yếu (hợp lý)
Thí nghiệm 1 Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng
Giống thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 10 giống (công thức): BT 09, Sơn Lâm,
Đông A1, TBJ3, Bắc Thịnh (đ/c), Tám Tràng An, Gia Lộc 310, ĐH11, VAAS16, QP5
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ
( CBD), 3 lần nhắc lại
- Các công thức thí nghiệm: CT1 (VAAS16), CT2 (Tám Tràng An), CT3 (Sơn Lâm 1), CT4 (Đông A1), CT5 (BT09), CT6 (Gia Lộc 301), CT7 (TBJ3), CT8 (ĐH11), CT9 (QP5), CT10 (Bắc Thịnh)
Biện pháp kỹ thuật chính áp dụn g:
- Thời vụ gieo trồng:
+ Vụ Mùa 2018: gieo ngày 10/06/2018
+ Vụ Xuân 2019: gieo ngày 15/02/2019
+ Vụ Mùa 2019: gieo ngày 12/06/2019
- Mật độ: 45 khóm/m2 trong vụ Xuân và 40 khóm/m2 trong vụ Mùa
- Lượng phân bón (nền) cho 1 ha: 90 kg N + 100 kg P2O5 + 80 kg K2O +
2.000 kg phân hữu cơ vi sinh (HCVS) Sông Gianh
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ lượng HCVS, Supe lân + 50% đạm Urê + 30% KCl; Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh 30% đạm Urê + 40% KCl; Bón thúc lần 2: Kết thúc đẻ nhánh 20% đạm Urê + 30%KCl
Địa điểm thí nghiệm: xã Yên Phong, huyện Yên Định và thị trấn Vạn Hà,
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: Vụ Mùa 2018, vụ Xuân và vụ Mùa 2019
Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Một số đặc điểm nông sinh học; tình hình
sâu, bệnh hại chính; một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc chất lượng (giống lạc đen)
Giống thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 6 giống (công thức):CNC1, CNC3,
LĐ13, Lạc đen Đài Loan, Lạc đỏ Bắc Giang, lạc L14(đ/c)
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ
( CBD), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2
- Các công thức thí nghiệm: CT1 (CNC1), CT2 (CNC3), CT3 (LĐ13), CT4 (Lạc đen Đài Loan), CT5 (Lạc đỏ Bắc Giang), CT6 (L14)
Biện pháp kỹ thuật chính áp dụng:
- Thời vụ gieo trồng:
Trang 11+ Vụ Xuân 2019: gieo ngày 25/1/2019
+ Vụ Đông 2019: gieo ngày 10/9/2019
- Mật độ: 35 cây/m2 trong vụ Xuân (khoảng cách 30 cm x 10 cm x 1 hạt/hốc) và 40 cây/m2 trong vụ Thu Đông (khoảng cách 25 cm x 10 cm x 1
Địa điểm thí nghiệm: Xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân và xã Phú Lộc, huyện
Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: vụ Xuân 2019 và vụ Thu Đông 2019
Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển;
tình hình sâu bệnh hại; năng suất và các yếu tố cấu thành năm suất
2.3.2.2.Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác chính đối với cây trồng mới tuyển chọn được
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định thời vụ gieo cấy đối với giống lúa chất lượng tuyển chọn được
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ ( CB),
3 lần nhắc lại với diện tích các ô thí nghiệm là 30m2
Giống sử dụng: Giống lúa VAAS16
- Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1 (TV1): Gieo mạ ngày 03/1/2020, cấy ngày 19/01/2020
+ Công thức 2 (TV2): Gieo mạ ngày 13/01/2020, cấy ngày 29/01/2020 + Công thức 3 (TV3): Gieo mạ ngày 23/01/2020, cấy ngày 09/02/2020
Biện pháp kỹ thuật chính áp dụng:
- Mật độ cấy: 50 khóm/m2, cấy 1-2 cây/khóm
- Phân bón (nền) cho 1 ha: 1.000 kg phân HCVS + 110 kg N + 90kg P2O5+
90 kg K2O
Địa điểm thí nghiệm: xã Yên Phong, huyện Yên Định và thị trấn Vạn Hà,
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: Vụ Xuân 2020
Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Một số đặc điểm nông sinh học; tình hình
sâu, bệnh hại chính; một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu xác định mật độ cấy và liều lượng đạm phù hợp cho giống lúa chất lượng tuyển chọn được
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: phân bón (5 mức) và mật độ
cấy (3 mức): Mật độ được bố trí trong các ô lớn, phân bón (đạm) được bố trí ở ô nhỏ; 3 lần nhắc lại; diện tích mỗi ô nhỏ là 10m2
(2,5 m x 4 m); diện tích mỗi ô lớn là 50m2; giữa các công thức thí nghiệm có đắp bờ ngăn cách; tổng diện tích thí nghiệm là 50m2
x 3 ô/lần nhắc x 3 lần nhắc = 450m2 (không kể dải bảo vệ)
Giống sử dụng: Giống lúa VAAS16
- Các mức phân và mật độ gồm:
Trang 12+ 5 mức (5 công thức): P0: 0 kg N/ha; P1: 35 kg N/ha; P2: 65 kg N/ha; P3:
95 kh N/ha; P4:125 kg N/ha
+ 3 mức mật độ (3 công thức): M1: 35 cây/m2
, M2: 45 cây/m2, M3: 55 cây/m2
Biện pháp kỹ thuật chính áp dụng:
- Vụ Xuân: Gieo mạ ngày 13/1 cấy ngày 29/01, tuổi mạ đạt 3,5 - 4,0lá
- Lượng phân bón (nền) cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục 8 tấn + 100 kg P2O5 + 80 kg K2O
Địa điểm thí nghiệm:xã Yên Phong, huyện Yên Định và thị trấn Vạn Hà,
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: Vụ Xuân năm 2020
Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Một số đặc điểm nông sinh học; tình hình
sâu, bệnh hại chính; một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp
cho giống lạc chất lượng mới tuyển chọn được
Bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: phân bón (5 mức) và mật độ
trồng (3 mức): Mật độ được bố trí trên các ô lớn; phân bón (NPK Tiến Nông 9-6) được bố trí ở ô nhỏ; 3 lần nhắc lại; diện tích mỗi ô nhỏ là 10m2 (2,5 m x 4 m); diện tích mỗi ô lớn là 50m2; tổng diện tích thí nghiệm là 50m2 x 3 ô/lần nhắc
4-x 3 lần nhắc = 450m2
(không kể dải bảo vệ)
Giống sử dụng: Lạc CNC1
Địa điểm thí nghiệm: xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian thực hiện: vụ Xuân và vụ Thu Đông 2020
Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Một số đặc điểm nông sinh học; tình hình
sâu, bệnh hại chính; một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
2.3.3 Thử nghiệm các công thức luân canh cây trồng lựa chọn
a) Trên chân đất lúa có tưới huyện Yên Định
- Quy mô thực hiện: 0,1 ha/vụ
- Địa điểm thực hiện: xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian thực hiện: Năm 2019-2020
- Các công thức luân canh:
(1) CT1: Lúa thảo dược VH1 (Vụ Mùa 2019) - Ngô sinh khối CP989 (vụ Đông 2019) - Lúa chất lượng VAAS 16 (Vụ Xuân 2020)
+ Đối chứng: Lúa Q5 (Vụ Mùa 2019) - Ngô lấy hạt NK7328 (vụ Đông 2019) - Lúa Bắc Thịnh (Vụ Xuân 2020)
(2) CT2: Lúa chất lượng BT09 (Vụ Mùa 2019) - Dưa chuột Sakura (Vụ Đông 2019) - Lúa chất lượng nhân giống VAAS16 (Vụ Xuân 2020)
+ Đối chứng: Lúa Q5 (Vụ Mùa 2019) - Dưa chuột PC4 (vụ Đông 2019) - Lúa Bắc Thịnh (Vụ Xuân 2020)
- Quy trình kỹ thuật áp dụng:
Phân bón (nền) cho 1 ha:
+ Cây lúa: 90 kg N + 100kg P2O5 + 80 K2O + 2.000 kg phân HCVS Sông Gianh + Cây lạc: 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi bột + 1.000
kg phân HCVS1-3-1 HC15
Mật độ:
Trang 13+ Lúa: 45 khóm/m2 trong vụ Xuân và 40 khóm/m2 trong vụ Mùa
+ Lạc: 35- 40 cây/m2
(lượng giống cần 220 kg/ha)
+ Ngô: 60.000 - 65.000 cây/ha
+ Dưa chuột: 30.000 - 33.000 cây/ha
b) Trên chân đất màu ven sông
- Quy mô thực hiện: 0,1 ha/vụ
- Địa điểm thực hiện: xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian thực hiện: Năm 2019-2020
- Công thức luân canh:
(1) Ngô ngọt Sugar75 (Vụ Mùa 2019) - Ngô sinh khối CP989 (Vụ Đông 2019) - Lạc CNC1 (Vụ Xuân 2020)
+ Đối chứng: Ngô DK6919 (Vụ Mùa 2019) - Ngô NK7328 (vụ Đông 2019) - Lạc L14 (Vụ Xuân 2020)
2.3.4 Phương pháp xây dựng mô hình
* Xây dựng mô hình trình diễn các công thức luân canh cây trồng xác định (lựa chọn)
- Các mô hình sử dụng các giống cây trồng được đã được tuyển chọn và
áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác đã được công nhận qua các thí nghiệm tuyển chọn giống và áp dụng quy trình kỹ thuật của cơ quan tác giả
a) Trên chân đất lúa có tưới huyện Yên Định
- Quy mô thực hiện: 01 ha/vụ
- Địa điểm thực hiện: xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian thực hiện: Năm 2020-2021
- Các công thức luân canh:
(1) CT1: Lúa thảo dược VH1 (Vụ Mùa 2020) - Ngô sinh khối CP989 (vụ Đông 2020) - Lúa chất lượng VAAS16 (Vụ Xuân 2021)
+ Đối chứng: Lúa Q5 (Vụ Mùa 2020) - Ngô lấy hạt NK7328 (vụ Đông 2020) - Lúa Bắc Thịnh (Vụ Xuân 2021)
(2) CT2: Lúa chất lượng BT09 (Vụ Mùa 2020) - Dưa chuột Sakura (vụ Đông 2020) - Lúa chất lượng nhân giống VAAS16 (Vụ Xuân 2021)
+ Đối chứng: Lúa Q5 (vụ Mùa 2020) - Dưa chuột PC4 (vụ Đông 2020) - Lúa Bắc Thịnh (Vụ Xuân 2021)
b) Trên chân đất màu ven sông
- Quy mô thực hiện: 01 ha/vụ
- Địa điểm thực hiện: xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian thực hiện: Năm 2020 - 2021
- Công thức luân canh:
+ Ngô ngọt Sugar75 (vụ Hè 2020) - Ngô sinh khối (vụ Đông 2020) - Lạc CNC1 (Vụ Xuân 2021)
+ Đối chứng: Ngô DK6919 (Vụ Mùa 2020) - Ngô NK7328 (vụ Đông 2020) - Lạc L14 (Vụ Xuân 2021)
2.3.5 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của các giống lúa được lựa chọn
2.3.6 Phương pháp theo dõi
Phương pháp theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu đối với cây lúa: Theo Quy