1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giáo dục đạo đức của sinh viên việt nam hiện nay

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giáo dục đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Thủy Tiên, Nguyễn Thị Trầm Hương, Nguyễn Trọng Khoa, Nguyễn Đặng Kim Hường, Lợi Kim Phụng, Huỳnh Phú Quý, Trần Hải Uyên, Lâm Thanh Hiển
Người hướng dẫn Trịnh Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Triết học Mác Lênin
Thể loại Báo cáo học kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 805,81 KB

Nội dung

Không có sự vật, hiện tượng nào tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO HỌC KỲ

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

Đề tài: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giáo dục đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Tổ: 3

Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Thị Thanh

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Danh sách Tổ 3 Môn Triết học Mác Lênin Ca 2 Thứ bảy

STT Họ tên MSSV Nhiệm vụ % đánh giá hoàn thành Ghi chú

17 Nguyễn Thị ThủyTiên 32000585 TỔNG HỢP BÁO CÁOPHẦN KẾT LUẬN 97%

19 Nguyễn TrọngKhoa Thi 32000850 PHẦN 2 - MỤC 2.2 –2.2.1 và 2.2.2 95%

20 Nguyễn Đặng KimHường 32000902 PHẦN 1 - MỤC 1.1 và1.2 92%

Trang 3

Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do nhóm 3 nghiên cứu và thực hiện.Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo của nhóm

khác

Các tài liệu được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rk ràng

Thay mặt nhóm 3 Hương Nguyễn Thị Trầm Hương

Trang 4

Cảm ơn giảng viên bộ môn là cô Trịnh Thị Thanh đã hướng dẫn nhiệt tình, chi tiết

để chúng em có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức và vận dụng vào bài báo cáo này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và còn hạn chế về kiến thức nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý

và phê bình của thầy để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, xin kính chúc Cô dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp, đặc biệt là có nhiều cống hiến cho Trường cũng như đạo tạo được nhiều thế hệ sinh viên giỏi tiếp theo."

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN - NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2

1.1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến 2

1.2 Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến 3

1.3 Tính chất mối liên hệ phổ biến 3

1.3.1 Tính phổ biến của mối liên hệ 3

1.3.2 Tính khách quan của mối liên hệ 4

1.3.3 Tính đa dạng, phong phú 4

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 5

1.5 Quan điểm toàn diện 6

1.5.1 Nội dung của quan điểm toàn diện 6

1.5.2 Vai trò của quan điểm toàn diện 7

2 SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 7

2.1 Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay 7

2.1.1 Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay 9

2.1.2 Những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay 10

2.2 Giải pháp 11

2.2.1 Đổi mới nội dung chương trình, đa dạng hóa hình thức giáo dục đạo đức và tập trung xây dựng ý thức tự giác rèn luyện đạo đức cho sinh viên 11

2.2.2 Tạo cho sinh viên môi trường giáo dục thân thiện, môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh với sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội: 13

2.2.3 Xem xét lại chất lượng giáo dục hiện tại để rút ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục 15

Trang 6

2.2.4 Lồng ghép khéo léo việc giáo dục đạo đức vào đời sống nhằm giáo dục con người một cách thường xuyên, đầy đủ nhất 17

PHẦN KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại hội nhập toàn cầu hóa đất nước hiện nay, giáo dục luôn là một trong những lĩnh vực được ưu tiên cũng như yêu cầu cao về chất lượng Những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều thành tích, thành tích, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, còn nhiều còn nhiều thách thức vàkhó khăn trong quá trình phát triển của giáo dục, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế

PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng của quan điểm toàn diện vào việc giáo dụcđạo đức cho sinh viên Việt nam hiện nay Đồng thời cho ta thấy cái nhìn bao quát về thực trạng, thành tựu, khó khăn của sự vận dụng này cũng như đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả việc vận dụng quan điểm toàn diện về giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN - NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực

tế đều tác động đến nhau Không có sự vật, hiện tượng nào tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác

Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặtcủa một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:

- Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào);

- Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên

hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định)

Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tùy theotừng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù)

đó Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong

Trang 9

từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả

1.2 Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến

Theo quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất Các

sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau vừa có sự qua lại, chuyển hóa lẫn nhau Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến

là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi khôngngừng Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới

Ngược lại, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng và quá trình trong thế giới hiện thực tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia

mà không có bất kỳ một sự tác động qua lại nào Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những biểu hiện bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên Đại diện nổi bật của những người theo quan điểm siêu hình về mối liên hệ có thể kể đến các nhà triết học Thomas Hobbes (1588-1679), Rene Descartes (1596-1650) và Baruch Spinoza (1632-1677) Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau

1.3 Tính chất mối liên hệ phổ biến

1.3.1 Tính phổ biến của mối liên hệ

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng

Trang 10

Ví dụ: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau…

1.3.2 Tính khách quan của mối liên hệ

Trong thế giới vật chất, các sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau, dù ít hay nhiều Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân sự vật hiện tượng, không phụ thuộc vào

ý muốn chủ quan của con người Con người chỉ có thể nhận thực và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình

Ví dụ: Mối liên hệ giữa con thỏ với quá trình đồng hóa – dị hóa; biến dị - di truyền;quy luật sinh học: sinh – trưởng thành – già – chết…→ (cái chung) → cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó không còn là con vật, con vật đó sẽ chết…Mối liên hệ

đó mang tính chất khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà

có thể nhận thức, tác động…

1.3.3 Tính đa dạng, phong phú

Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau; mỗi sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thứ yếu, cơ bản – không cơ bản…), chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó; một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thìtính chất, vai trò cũng khác nhau

Ví dụ: Mối liên hệ con người, con cá…với nước khác nhau, cùng con người nhưngmỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng khác, con người sống ở nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước khác nhau; cây xanh có cây cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng…→ Đa dạng và phong phú của các mối liên hệ

Cùng mối liên hệ thầy – trò; cha mẹ - con cái; chồng – vợ…giữa phương Đông và phương Tây; phương Đông truyền thống và hiện nay; ở mỗi nước phương Đông Cũng có những biểu hiện khác nhau → Mối liên hệ rất đa dạng, phong phú…

Trang 11

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau, do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện

+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó

Ví dụ: khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí lực, phẩm chất, học tập, đoàn thể…; nhiều mối liên hệ (thầy cô, bạn bè, chủ nhà trọ, gia đình,…→ Mối liên hệ con người với con người, mối liên hệ với tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường, giữa các mặt, mối liên hệ đó tác động qua lại, phải có cái nhìn bao quát chỉnh thể

đó, rút ra sinh viên là người như thế nào

+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng

đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng

Ví dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, chúng

ta phải đánh giá toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng, thu nhập, mức sống, giáo dụ,

y tế…) cùng những hạn chế (mặt trái của những yếu tố trên, đặc biệt là tệ nạn xã hội) -> Rút ra được thành tựu vẫn là cái cơ bản Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách quan, pahir phân tích chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Mỗi người có niềm tin vào công cuộc đổi mới vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội

+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó

Ví dụ: Vẫn tiếp ví dụ trên, chúng ta khi đã chỉ ra những hạn chế như tham ô, tham những, lãng phí, con ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,…chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân

Trang 12

dẫn đến kết quả đó, có cả nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (đời sống kinh tế hiện đại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, thói tham lam, ích kỷ,…; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn kẽ hở, một

số cán bộ thoái hóa biến chất tham ô, tham nhũng; công tác giáo dục, tuyên truyền, giám sát, có lúc xử lý chưa mạnh, tính răn đe chưa cao,…Có phân tích nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu,…dẫn đến kết quả đó -> Giải pháp phù hợp -> Tương lai những hiện tượng tiêu cực đó mới có thể bị xóa bỏ

+ Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, thuật ngụy biện

và chủ nghĩa chiết trung

Ví dụ: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến kết luận bản chất sự vật (Phiến diện – Sai lầm), chẳng hạn đánh giá con người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại (Ngụy biện – Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đổ lỗi cho thầy cô, nhà trường, …

1.5 Quan điểm toàn diện

1.5.1 Nội dung của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin Nhận thức đúng

về quan điểm toàn diện và vận dụng nó trong quá trình phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Để hiểu một cách đúng đắn và sâu sắc về quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học và đặc biệt là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin

Cái nhìn toàn diện đòi hỏi phải hiểu đúng về sự vật, hiện tượng, một mặt phải xét từ mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của chính thể, các yếu tố khác nhau, các thuộc tính khác nhau, tức là các sự kiện, hiện tượng Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó kết hợp vớinhững thứ khác Đề cập đến hai nội dung này, Lê-nin viết: “Muốn thực sự hiểu sự việc, phải nhìn tình hình tổng thể và nghiên cứu mọi mặt, mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hai nội dung đó.”

Trang 13

1.5.2 Vai trò của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đóng một vai trò quan trọng bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú Do đó, quan điểm toàn diện có ý nghĩa hết sức thiết thực trong cuộc sống.Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi chúng ta tiến hành một việc gì đó, chúng ta phải chú ý đến cả mối quan hệ bên trong của nó và mối quan hệ giữa nó với các đối tượng, sự vật khác Từ đó phải biết sử dụng đồng thời các biện pháp, phương pháp khác nhau để tác động vào sự việc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất Hơn nữa, cái nhìn toàn diện đòi hỏi rằng để nhận thức được sự vật thì nó phải được xem xét gắn với nhu cầuthực tế của con người Đối với mỗi người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người luôn có thể chỉ phản ánh một số mối quan hệ có hạn

2 SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay

- Đầu tiên phải nói đến tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi khắp đất nước Sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn có Không ít sinh viên đã hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức

và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa

- Một vấn đề nhức nhối trong đời sống sinh viên nước ta hiện nay là hiện tượng sống thử, bắt “trend” Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn HànQuốc Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống thần tượng của mình Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm phương Tây chớp nhoáng không giới hạn Đây là tình trạng suy thoái trong lối

Trang 14

sống, trong chuẩn mực về đạo đức, sự suy nghĩ lệch lạc về tình yêu và sức khỏe sinh sản trong việc giáo dục giới tính hiện nay.

- Không những thế, ảnh hưởng tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thực hóa qua một số vụ xung đột ngoài đời Một bộ phận sinh viên đang có những biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống dưới sự tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài: phai nhạtniềm tin, lý tưởng, mất phương hướng Nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khóa luận là một hành vi phi đạo đức Ngoài những sinh viên chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu, còn có không ítsinh viên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu động cơ học tập Việc học hành của một bộ phận sinh viên còn mang tính đối phó, vì thế, nhiều sinh viên trốn học, nhờ điểm danh hộ,không chịu học tập nghiên cứu, thuê làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc thi hộ để kiếm lời bất chấp mọi thủ đoạn Sau đó, cuối cùng là hiện tượng mua bằng, chạy điểm không còn là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao đẳng, đại học hiện nay Chính hiện tượng tiêu cực này đã phần nào làm tha hóa nhân cách của chính số sinh viên và một số người thầy hiện nay Nhưng điều đáng lo ngại là nhiều sinh viên coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến tiêu chí đạo đức, trong khi ở các nước phát triển sự lừa dối là hành vi

bị lên án mạnh nhất trong môi trường học đường

- Mặt khác, những biểu hiện văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch chức năng, lệch chuẩn mực giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc đã và đang xuất hiện trong đời sống văn hóa của sinh viên Qua đó, cho thấy lối sống vô cảm, sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm ngày cànglan rộng trong một bộ phận sinh viên hiện nay

- Cuối cùng, lối sống khiêm tốn, giản dị đã và đang bị coi là lỗi thời, tụt hậu Lối sống phóng túng, buông thả, coi thường đạo lý, coi thường dư luận, lương tâm, chấp nhận lối sống vụ lợi và lợi dụng lẫn nhau ngày càng được xem là bình thường Sự xuống cấp về mặt đạo đức không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân mỗi sinh viên mà còn ảnh hưởng tới nhà trường, tới sự phát triển của đất nước Đó là những thực trạng của lối sống đạo

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w