1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nguyên lý của chủ nghĩa mác lênin về vấn đề nhà nước xã hội chủ nghĩa

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Lý Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin Về Vấn Đề Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa
Tác giả Đỗ Thị Quỳnh Như, Nguyễn Ngọc Hân, Trần Thị Bích, Vũ Anh Thi, Nguyễn Minh Thư, Phan Lâm Oanh, Nguyễn Thị Bảo Trân, Lê Thị Thanh Thảo, Phạm Vũ Việt Dũng, Trần Hoàng Đức Nguyên, Bùi Thị Ánh, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Trương Quỳnh Chi, Hoàng Trần Vân Khánh
Người hướng dẫn Nguyễn Khánh Vân
Trường học Trường Đại Học UEH
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 334,3 KB

Nội dung

Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay………..15LỜI KẾT………...17 Trang 6 LỜI MỞ ĐẦUNhà nước là công cụ cơ bản của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH

🙞🙞🙞🙞🙞 KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN VỀ ĐỀ TÀI

NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN

ĐỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Khánh Vân

Mã lớp học phần : 22D1POL51002521 Môn học : Chủ nghĩa xã hội khoa học Nhóm SV thực hiện : Nhóm số 3 – K47

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH

🙞🙞🙞🙞🙞 KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN VỀ ĐỀ TÀI

NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN

ĐỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Khánh Vân

Mã lớp học phần : 22D1POL51002521 Môn học : Chủ nghĩa xã hội khoa học Nhóm SV thực hiện : Nhóm số 3 – K47

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022.

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

Tỷ lệ % đóng góp Chữ ký

1 Đỗ Thị Quỳnh Như (nt) 31211021403

2 Nguyễn Ngọc Hân 31211021268

3 Trần Thị Bích 31211022426

4 Vũ Anh Thi 31211021470

5 Nguyễn Minh Thư 31211025438

6 Phan Lâm Oanh 31211021416

7 Nguyễn Thị Bảo Trân 31211023281

8 Lê Thị Thanh Thảo 31211021459

9 Phạm Vũ Việt Dũng 31211024192

10 Trần Hoàng Đức Nguyên 31211020582

11 Bùi Thị Ánh 31211021201

12 Nguyễn Thị Kim Oanh 31211027002

13 Nguyễn Trương Quỳnh Chi 31211020429

14 Hoàng Trần Vân Khánh 31211025151

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

………

…….

Trang 5

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM……….3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN……….4

MỤC LỤC……….5

LỜI MỞ ĐẦU……… …6

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN Chương 1: SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA……….7

1 Sự ra đời của xã hội chủ nghĩa……… 7

2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa……… 8

3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa………9

Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA……… 9

Chương 3: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 11

1 Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam…….11

2 Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam…….12

3 Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay………14

4 Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay……… 15

LỜI KẾT……… 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 18

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị; là bộ máy quyền lực đặc biệt để trước hết cưỡng chế, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Tuy nhiên, do được hình thành từ bộ máy quản lý cộng đồng, nên nhà nước cũng đồng thời nhân danh xã hội, đại diện cho xã hội thực hiện các chức năng quản lý xã hội, phục vụ nhu cầu chung của xã hội, tương ứng với bản chất của giai cấp cầm quyền và điều kiện tồn tại của xã hội

Nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là công cụ của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm chống lại giai cấp bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Trong điều kiện hiện nay, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng đã trở thành trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là nhà nước của Nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Với lý do trên,

nhóm em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận “Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin

về vấn đề nhà nước xã hội chủ nghĩa” để làm đề tài thuyết trình.

Trang 7

CHƯƠNG 1.

SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ

HỘI CHỦ NGHĨA

1 Sự ra đời của xã hội chủ nghĩa

Khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi

sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng

và giá trị con người được nâng cao, bảo vệ và được tự do phát triển theo năng lực Do

đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp

vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Tuy nhiên, khi xã hội chủ nghĩa tư bản xuất hiện, những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất trở nên ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc khủng hoảng về kinh tế

và mâu thuẫn sâu sắc giữa các giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm xuất các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, giai cấp vô sản được trang bị bởi vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp mình sau cách mạng Cùng với đó, các yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động của mỗi nước Dưới tác động của các yếu tố khác nhau, mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản có thể xảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ nghĩa phát triển cao hoặc trong các nước dân tộc thuộc địa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô

sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương pháp khác

Trang 8

nhau Song, điểm chung giữa các nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và

có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội chủ nghĩa.

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhà nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho ý chí của nhân dân lao động

2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có những bản chất sau

Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân.

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này Giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị

- đó là sự thống trị của đa số đối với một thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp của họ và giải phóng mọi tầng lớp nhân dân lao động khác Vì vậy, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, đại diện cho ý chí của nhân dân lao động

Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh

tế của xã hội xã hội đó là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Do đó, không còn tồn tại quan hệ bóc lột Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động

là mục tiêu cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng lý luận

của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang bản sắc riêng của dân tộc Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trang 9

đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc Ngày nay, tính dân tộc

đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại

3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực về pháp luật Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chứng năng khác nhau

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…

Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (bạo lực, trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức, xây dựng)

Chức năng bạo lực, trấn áp: là chức năng vốn có của các nhà nước, sử dụng công

cụ bạo lực để chống lại sự phản kháng, xâm lược, phá hoại của kẻ thù giai cấp Coi việc bảo vệ nhân dân là điều kiện quan trọng và tất yếu Nhưng cùng lắm chỉ bảo vệ

sự tồn tại chứ chưa thể tạo ra được một chế độ xã hội mới

Chức năng tổ chức xây dựng: là chức năng căn bản, quyết định sự hình thành và

phát triển của chế độ mới Việc tổ chức xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải tiến trật tự chủ nghĩa tư bản, dần hình thành những quan hệ kinh tế mới Đưa nhiệm vụ

cấp bách quan trọng hơn hết là “tạo ra một xã hội mới” lên đầu Cải tạo xã hội cũ,

xây dựng thành công xã hội mới là nội chủ yếu và mục đích cuối cùng của nhà nước

xã hội chủ nghĩa

CHƯƠNG 2.

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ

NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thứ nhất, dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trang 10

Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thông qua lựa chọn một cách công bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác

và phát huy một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước Với những tính ưu việt của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát một cách một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn sự tha hoá của nhà nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏi cơ quan nhà nước những người thực thi công vụ không còn đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân Nếu các nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ không thực hiện được Khi đó, quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người, phục vụ cho lợi ích của một nhóm người

Thứ hai, ra đời trên cơ sở nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân

Bằng việc thể chế hoá ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định một cách rõ ràng quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ Theo Lênin, con đường vận động và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa là càng ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân thực hiện và mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội Thông qua hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy đến hướng lợi ích của nhân dân Nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất bản chất của mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sẽ dẫn tới việc xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, dẫn tới chuyên chế, độc tài, thủ tiêu nền dân chủ hoặc dân chủ chỉ còn là hình thức

Trang 11

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân Nó cũng là công cụ sắc bén nhất trong công cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, là thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội mới, là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo Đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện…Chính vì vậy trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Đảng ta xem Nhà nước là “trụ cột”, “một công cụ chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

CHƯƠNG 3.

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1 Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Theo quan niệm chung, Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước tiến bộ, hợp

lý, khoa học trong việc thực hành dân chủ, trong việc tổ chức, vận hành của bộ máy nhà nước Từ bản thân nó có khả năng giải quyết các vấn đề: cơ chế phòng ngừa và khắc phục sự tùy tiện, lạm quyền của bản thân bộ máy nhà nước; vấn đề tạo khả năng hữu hiệu bảo vệ quyền công dân, quyền con người; vấn đề quan hệ hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của mỗi quyền và hiệu quả chung của cả bộ máy; vấn đề bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và luật pháp, tính độc lập của tư pháp

Trong giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận và những đặc trưng về nhà nước pháp quyền vẫn có những cách hiểu khác nhau Song, từ những tiếp cận đó, nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa ra những nội dung liên quan đến nhà nước pháp quyền: nhấn mạnh vị

Trang 12

trí tối thượng của hiến pháp, pháp luật; đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; Quyền lực nhà nước là thống nhất; Có phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Khái niệm nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) năm 1997 Đến đại hội X (2006) phát triển thành khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” Với chủ trương: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân” Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật và “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp”

Như vậy, có thể thấy, cùng với tiến trình công cuộc đổi mới đất nước, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà Nước pháp quyền ngày càng sáng tỏ.

2 Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:

Thứ nhất, xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nó là Nhà nước của

dân, do dân, vì dân

Thứ hai, nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp

luật Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w