1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam

194 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam
Tác giả Huỳnh Thị Thanh Trúc
Người hướng dẫn PGS.TS Nghiêm Thị Thà, GS.TS Nguyễn Văn Công
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 10,29 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (13)
      • 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các NHTM (13)
      • 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM (17)
      • 1.2.3. Xác lập vấn đề nghiên cứu (23)
    • 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (24)
    • 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (25)
    • 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (25)
    • 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (26)
      • 1.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu (27)
    • 1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN (27)
    • 1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN (28)
  • Chương 2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (28)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (30)
      • 2.1.1. Hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại (30)
      • 2.1.2. Đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại (32)
    • 2.2. CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (36)
      • 2.2.1. Lý thuyết động về lợi nhuận, lý thuyết năng suất cận biên (36)
      • 2.2.2. Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận (37)
      • 2.2.3. Lý thuyết dựa vào nguồn lực (38)
      • 2.2.4. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (38)
    • 2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA (39)
      • 2.3.1. Các nhân tố về đặc điểm tổ chức quản lý của các NHTM (39)
      • 2.3.2. Các nhân tố phản ánh đặc điểm ngành (41)
      • 2.3.3. Các nhân tố phản ánh môi trường vĩ mô (43)
  • Chương 3. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.1. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (46)
      • 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu (46)
      • 3.1.2. Mô hình nghiên cứu (49)
    • 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (54)
      • 3.2.1. Mẫu nghiên cứu (54)
      • 3.2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu (55)
  • Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (28)
    • 4.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (59)
      • 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (59)
      • 4.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các ngân hàng thương mại niêm yết (62)
      • 4.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (64)
    • 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (70)
      • 4.2.1. Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam (70)
      • 4.2.3. Đánh giá về hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam (81)
    • 4.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (82)
      • 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả (82)
      • 4.3.2. Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan (85)
      • 4.3.3. Tổng hợp hồi quy các biến theo mô hình Pooled OLS (87)
      • 4.3.4. Kiểm tra đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan (89)
      • 4.3.5. Kiểm định lựa chọn mô hình (93)
      • 4.3.6. Kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan với mô hình đã chọn và xử lý các khuyết tật (96)
      • 4.3.7. Kết quả hồi quy GLS (97)
  • Chương 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN (28)
    • 5.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (101)
      • 5.1.1. Hiệu quả tài chính của các NHMT niêm yết (101)
      • 5.1.2. Mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các (103)
      • 5.1.3. Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại niêm yết đến năm 2030 (112)
    • 5.2. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ (117)
      • 5.2.1. Với các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam (117)
      • 5.2.2. Với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (131)
      • 5.2.3. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý (131)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN (134)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (140)

Nội dung

Các nghiên cứu chỉ dưới dạng bài báo hay bài đăng tạp chí chuyên môn chưa phải là luận án tiến sĩ và chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính một cách có hệ thống và

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 2009, Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi Giai đoạn 2015 -2019 tình hình kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 7,09̀%, đến những năm 2020 – 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên kinh tế có chiều hướng đi xuống, mức tăng trưởng 2.87% - 2.56% Sau đó, năm 2022 có sự phục hồi mạnh mẽ trở lại đạt 8.83% Các năm tiếp theo thực sự là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, là thời điểm Việt Nam kỳ vọng đạt GDP đạt 10 triệu tỷ đồng Kinh tế Việt Nam đã và đang sâu rộng vào kinh tế thế giới (Nguyễn Thị Hương, 2022) [8]

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, là tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng thương mại ̣(NHTM) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế Các sản phẩm của NHTM ngày càng đa dạng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Bên cạnh những thành quả đạt được thì ngành ngân hàng cũng gặp nhiều thách thức khi đang trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng mạnh mẽ trong các ngành nghề, trong đó có ngành ngân hàng Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghiệp máy tính, bản thân các NHTM cũng phải tự đột phá để cạnh tranh với các ngân hàng khác Ngoài ra, các NHTM trong trong nước cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì bản thân các ngân hàng này cũng bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng với hàng loại sản phẩm tương tự như sản phẩm ngân hàng với công nghệ AI Để đối mặt với sức ép cạnh tranh, mỗi ngân hàng sẽ tự thích nghi và tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng bền vững Lợi nhuận được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động được đo lường và đánh giá thông qua 2 nhóm chỉ tiêu đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính (xã hội, môi trường ) Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bởi các ngân hàng mạnh hơn Điều này cho thấy các ngân hàng càng có hiệu quả tài chính cao thì lợi thế cạnh tranh càng tốt

Có thể nói hiệu quả tài chính của ngân hàng là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư

2 bên trong, bên ngoài ngân hàng cũng như các bên liên quan, là căn cứ để các bên quan tâm đưa ra quyết định quản lý phù hợp Như vậy, hiệu quả tài chính trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại, phát triển bền vững của mỗi NHTM trong bối cảnh môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng

Tại Việt Nam (VN), hiện nay có 49 ngân hàng trong nước và nước ngoài Trong đó có 31 NHTM cổ phần trong nước Theo chủ trương NHNN thì các ngân hàng này niêm yết trên sàn chứng khoán trong hết năm nay Tính đến năm 2022, có 19 NHTM cổ phần trong nước niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới ngừng hoạt động hoặc phải mua bán sáp nhập (M&A) xảy ra một vài năm trước ở Việt Nam (Oceanbank, PG Bank hay Mekong bank, …) Các NHTM đang đối mặt với những khó khăn trong việc huy động và cho vay do phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra Nợ xấu trong các ngân hàng tăng cao, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với việc bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so giá trị khoản vay Do thị trường bất động sản “đóng băng” khiến cho hoạt động xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có chiều hướng xấu đi Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng và lãi suất cho vay giảm sút đã khiến biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp (Minh Phương, 2023) [15] Từ thực trạng trên, vấn đề nghiên cứu về hiệu quả tài chính của NHTM niêm yết đã và đang trở nên cấp thiết

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành các nghiên cứu về hiệu quả nói chung, hiệu quả tài chính / hiệu quả hoạt động trong các NHTM nói riêng Các nghiên cứu chỉ dưới dạng bài báo hay bài đăng tạp chí chuyên môn chưa phải là luận án tiến sĩ và chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính một cách có hệ thống và phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian của các nghiên cứu này khác nhau, do vậy nhiều giải pháp, hàm ý quản trị và hàm ý chính sách đưa ra đến nay không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay

Bên cạnh đó, các nghiên cứu sử dụng có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tài chính và mỗi tiêu chí lại có những ưu nhược điểm khác nhau Xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính khá khác nhau, các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt khá nhiều về không gian và thời gian, việc xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính,

3 phân tích hiệu quả tài chính, phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết khá hạn chế Việc nghiên cứu đầy đủ về phân tích hiệu quả tài chính, phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết tại Việt Nam thời gian qua hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ của mình Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích toàn diện hiệu quả tài chính, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam, cung cấp cơ sở thực nghiệm cho các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận án sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, so sánh, thống kê mô tả, kỹ thuật phân tích định lượng số liệu thứ cấp thu thập được từ thị trường chứng khoán Việt Nam của 19 NHTM để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu Luận án cho biết nhân tố nào có mối quan hệ đồng biến, nghịch biến với hiệu quả tài chính tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị tại các NHTM, những nhà nghiên cứu chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các NHTM Ở Việt Nam cũng có khả nhiều nghiên cứu chính thức về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, năng lực tài chính của các NHTM như luận án tiến sĩ của Phạm Thị Hồng Nhung (2023) tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam [13] hay trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Vân (2022) nghiên cứu năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels [26] Nguyễn Việt Hùng (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 [6] Hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ mới xem xét tác động của một hay một vài

4 khía cạnh của hiệu quả tài chính và được thực hiện trong các giai đoạn phát triển trước đây của ngân hàng, khi mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng chưa cao, nền kinh tế phát triển ở mức thấp

Hiệu quả tài chính của các ngân hàng được các nhà nghiên cứu trước thực hiện dựa trên nhận diện nó như một phần của hiệu quả hoạt động hay hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Muhammad Bilal & Hanudin Amin (2015) nghiên cứu về hiệu quả tài chính của ngân hàng Islamic trong và sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn Mỹ ở Pakistan [80] Ekinci và Poyraz (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của tiền gửi ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu này sử dụng chỉ số “Sức sinh lợi của tài sản” (ROA) và “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu" (ROE) được sử dụng làm đại diện cho các chỉ số hiệu quả tài chính trong khi nợ xấu (NPL) được sử dụng làm chỉ số rủi ro tín dụng Các tác giả đã sử dụng 13 chỉ số tài chính để đo lường hiệu quả tài chính theo 5 nhóm gồm: (i) khả năng sinh lợi (ROA, ROE), (ii) rủi ro và khả năng thanh toán (LQR), (iii) tính thanh khoản (CR, Current Asset Ratio, NLTA), (iv) tỷ lệ an toàn vốn (CAR, ELR) và (v) hiệu quả hoạt động (Net Interest Margin, Net Interest Revenue/Average Assets, Other Operating Income/Average Assets, Non-Interest Expense/Average Assets, Cost/Income ratio [61] Nghiên cứu này tuy đánh giá và đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng khá toàn diện nhưng chỉ nhấn mạnh vào hiệu quả tiền gửi

Gupta và Mahakud (2020) sử dụng phương pháp GMM phân tích dữ liệu của

64 NHTM Ấn Độ để nghiên cứu vai trò của các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô, đặc thù ngành và ngân hàng khác nhau đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ giai đoạn từ 1998-1999 đến 2015- 2016 [64] Trong đó, tác giả đề cập đến hiệu quả tài chính như một phần của hiệu quả hoạt động và nó được đo lường thông qua ROA và ROE

Alfadli và Rjoub (2020) xem xét số liệu thống kê ổn định của 62 NHTM từ quý 1 đến quý 4 năm 2011 Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật ước lượng sai số hiệu chỉnh 1

(PCSE) cho tập dữ liệu bảng cân bằng, đã kiểm tra tác động của các biến số kinh tế vĩ mô (INF, OILP), ngành ngân hàng (Conc) và các biến của từng ngân hàng cụ thể (SIZE, Eff, CAR, LIQ, CR, Dive) đến hiệu quả tài chính (ROA, ROE, NIM, PBT) của các NHTM hoạt động tại các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) [41] Đây là một nghiên cứu đề cập khá toàn diện, đầy đủ đến hiệu quả tài chính của ngân hàng Tuy nhiên, cũng như hầu hết nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này chỉ đề cập đến một khoảng thời gian ngắn (1 năm) diễn ra từ lâu (2011)

Kamel và cộng sự (2021) sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) 2 để đo lường hiệu quả tài chính (ROA, ROE) của 12 NHTM niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ai Cập (CBLSE), cùng với việc đánh giá những thay đổi về hiệu quả tài chính trong giai đoạn 2017–2019 [73] Tương tự, Mousa và Kamel (2022) kết hợp phân tích bao dữ liệu (DEA) và mạng thần kinh nhân tạo (ANN) để dự báo hiệu quả tài chính cho các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch Ai Cập [79] Trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính và nó cũng được đo lường qua ROA, ROE Tuy là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến để đo lường hiệu quả tài chính nhưng DEA cũng có khá nhiều hạn chế do những sai sót trong đo lường và nhiễu thống kê nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả thu được

Yahaya và cộng sự (2022) đã sử dụng phương pháp GMM để kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản (LQR) đến hiệu quả tài chính của tiền gửi tại các ngân hàng ở Châu Phi cận Sahara bao gồm các quốc gia: Nigeria, Ghana, Nam Phi, Zambia, Kenya và Tanzania Chỉ số hiệu quả tài chính ngân hàng được đo lường là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) [100] Nghiên cứu này tuy thực hiện đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng nhưng không sử dụng các chỉ số đo lường mang tính đặc trưng như NIM, COF 3 (Chi phí huy động vốn),

Nghiên cứu thực nghiệm của Bandyopadhyay (2022) đã chứng minh rằng việc rót vốn vào các ngân hàng khu vực công (PSB) trong giai đoạn 2008-2009 đến 2016-2017 tại Ấn Độ có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của chúng Các kết quả cho thấy rằng mức tăng vốn dẫn đến hiệu quả cao hơn bằng cách cải thiện tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ lệ quản lý chi phí (C-ratio) Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến vai trò của vốn trong việc nâng cao hiệu quả của PSB và có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình các chính sách hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng trong tương lai.

6 của PSB ở Ấn Độ Nghiên cứu cho thấy việc chính phủ bơm vốn thường xuyên, các ngân hàng đã có thể đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định của Basel II/III và điều này có ảnh hưởng tích cực đến vốn hóa thị trường cũng như NIM của họ Tuy nhiên, việc bơm vốn có tác động không đáng kể đến việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng [49] Ở Việt Nam gần đây có một số nghiên cứu về vấn đề này Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự (2020) đã đánh giá hiệu quả tài chính trong quá trình tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam qua 2 giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017 ROA, ROE và NIM là ba giá trị đại diện cho hiệu quả tài chính Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đồ thị tìm hiểu xu hướng biến động của hiệu quả tài chính trong giai đoạn trước và trong khi cấu trúc, đưa ra 5 kết luận và 6 hàm ý quản trị về hiệu quả tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM [21]

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hằng (2022) sử dụng phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động của CSR đối với hiệu quả tài chính của các ngân hàng này Nghiên cứu phát hiện ra rằng trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động và trách nhiệm với cộng đồng đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính.

29 NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 và hiệu quả tài chính và được đo lường thông qua ROA, ROE và NIM [3]

Nhìn chung, có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay hiệu quả kinh doanh của các NHTM được thực hiện trên thế giới Và các nghiên cứu này đi theo 2 cách tiếp cận đó là cách tiếp cận phi tài chính (mối quan hệ với khách hàng, xã hội, môi trường, thương hiệu,…) và cách tiếp cận tài chính Nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các ngân hàng cũng được thực hiện ở một số quốc gia nhưng tại Việt Nam số lượng nghiên cứu về vấn đề này còn khá ít Với cách tiếp cận truyền thống này, thường được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, hiệu quả tài chính được đo lường bởi một hoặc nhiều biến như: ROA, ROE, ROS, ROI, NIM, SOL, EPS hay Tobin's Q Tuy có những thành công nhất định nhưng do những nghiên cứu này phần thì thực hiện quá sớm, phần thì sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả tài chính ít mang đặc trưng của

7 ngân hàng, phần thì do những hạn chế của phương pháp sử dụng nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng kết quả thu được

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM

Xem xét các công trình nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng, có thể nhận thấy có nhiều nghiên cứu liên quan đến hiệu quả nói chung, hiệu quả hoạt động của các NHTM nói riêng Hiệu quả hoạt động được chia thành 2 nhóm gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính Những nghiên cứu phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính (được xem xét dựa trên hiệu quả hoạt động) của các NHTM đã được thực hiện rất nhiều, có thể kể đến như:

Nghiên cứu của Gupta và Mahakud (2020) phân tích tác động của các yếu tố đặc thù ngân hàng như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, rủi ro, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, chi phí huy động vốn, đa dạng hóa doanh thu, năng suất lao động và tuổi thọ ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu cũng đánh giá mối quan hệ giữa các biến số khác nhau của từng ngân hàng và từng ngành cụ thể như mức độ tập trung của ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu và đa dạng hóa doanh thu là những yếu tố chính quyết định hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, tác động của quy mô ngân hàng, tuổi ngân hàng, năng suất lao động và đa dạng hóa doanh thu đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ là rất lớn Cổ phần phi chính phủ cao hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ được nâng cao

Tỷ lệ an toàn vốn cao hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tăng lên Các ngân hàng lớn ít có lợi nhuận hơn [64] Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng Ấn Độ [64] Nghiên cứu này có nhiều thành công trong việc xác định các nhân tố đặc thù của ngân hàng đến hiệu quả tài chính

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM Việt Nam

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xác định khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến phân tích hiệu quả tài chính trong các NHTM

- Nhận diện về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM

- Xác định nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN và xây dựng mô hình nghiên cứu

- Đo lường mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

- Chỉ rõ các căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính NHTM niêm yết ở Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào cần áp dụng để nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM niêm yết Việt Nam?

- Khoảng trống trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong các NHTM là gì?

- Nội dung và chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính trong các NHTM?

- Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN chịu tác động chủ yếu bởi những nhân tố nào? Mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam?

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính NHTM niêm yết ở Việt Nam được đề xuất được căn cứ vào những cơ sở nào?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án hướng tới việc phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả tài chính trong các NH

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Mặc dù hệ thống NHTM tại Việt Nam hiện nay gồm NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; tuy nhiên, do mục đích và cách thức hoạt động khác nhau nên việc đánh giá hiệu quả tài chính của tất cả các ngân hàng này gặp nhiều khó khăn, do đó luận án chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của các

NHTM niêm yết ở Việt Nam Vì thế, luận án giới hạn nghiên cứu hiệu quả tài chính

19 NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam, bao gồm 17 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE), 02 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) (Phụ lục 1)

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là 12 năm từ 2012 đến 2023.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong luận án này, tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp các nghiên cứu đã công bố liên quan đến từng nội dung của luận án như hiệu quả tài chính, các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính trong NHTM

Ngoài ra, nguồn dữ liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 19 NHTM đang niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm HoSE, HNX) trong 12 năm từ 2012 đến 2023 Cả 19 ngân hàng này được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí: (1) Ngân hàng hiện đang niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 31/12/2023, và (2) Ngân hàng cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu Để phục vụ cho việc đo lường tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính trong các NHTM Việt Nam Dữ liệu được thu thập là dữ liệu bảng Đây là loại dữ liệu kết hợp giữa các chuỗi dữ liệu theo không gian và thời gian nên các thông tin thu thập sẽ đa dạng hơn so với một số loại dữ liệu khác Việc dùng dữ liệu bảng sẽ mở rộng số quan sát qua các đặc tính mở rộng về mặt không gian dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu để thực hiện luận án này là nguồn dữ liệu nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Các phương pháp phân loại, thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp được sử dụng đối với các nghiên cứu trong và ngoài nước Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu Đối với dữ liệu bảng, việc phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata 17

Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 19 NHTM Các chỉ tiêu được kiểm tra, xử lý để tính toán theo các giả thuyết đã được nêu trên Sau đó, tác giả phân tích số liệu dựa trên kết quả của phần mền Stata Phương pháp này được sử dụng nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc, hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam, với hệ thống các biến độc lập bằng việc sử dụng mô hình hồi quy logit trên mẫu dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 12 năm từ năm

2012 đến năm 2023 Phương pháp này được sử dụng để kiểm định kết quả được đưa ra về hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Ý nghĩa khoa học của luận án:

Về mặt khoa học, luận án có các ý nghĩa chủ yếu sau:

- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính của các NHTM cùng các nhân tố tác động

- Luận án đã tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính các NHTM

- Luận án chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu về hiệu quả tài chính trong các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

Về mặt thực tiễn, luận án có các ý nghĩa chủ yếu sau:

✓ Luận án đánh giá hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN trong giai đoạn từ năm 2012 – 2023 và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng

✓ Luận án chỉ rõ xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa về chi

18 phí, tăng cường hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro và tăng cường khả năng thu hút vốn sẽ giúp ngân hàng tăng cường sức cạnh tranh

✓ Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý ngân hàng cũng như các đối tượng quan tâm.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh mục chữ viết tắt, danh mục công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

Hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp trong môi trường kinh tế ngày nay bao gồm nhiều vấn đề có liên quan Trong đó hiệu quả là một khái niệm quan trọng và nó được định hình, tính toán bởi những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra có liên quan Hiệu quả như một chỉ số hoạt động chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, lần đầu được trình bày trong các công trình của Edgeworth năm 1881 và sau đó Pareto năm 1927 và ghi lại cách triển khai thực hiện trong cuốn sách của Shephard năm 1953 (Edgeworth, 1994) Tính hiệu quả trong kinh tế học được hiểu là tỷ lệ tiềm năng tối đa giữa đầu ra và đầu vào của quá trình phát triển sản phẩm, cho thấy sự phân phối tối ưu các nguồn lực sẵn có cho phép đạt được tiềm năng tối đa đó (Edgeworth, 1994) [60]

Hiệu quả tài chính là sự kết hợp giữa hiệu quả và tài chính, phản ánh mức độ hiệu quả về mặt tiền bạc của hoạt động kinh doanh và xã hội Tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra định nghĩa hiệu quả nói chung Theo Hasan Dincer và cộng sự (2014), hiệu quả tài chính là tối đa hóa chất lượng dịch vụ tài chính với chi phí thấp nhất Ngược lại, Fatihudin (2018) cho rằng hiệu quả tài chính là tình hình tài chính trong một thời gian nhất định, bao gồm huy động và sử dụng quỹ, được đánh giá bằng các chỉ tiêu cụ thể.

Theo quan điểm của các học giả Việt Nam, hiệu quả thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó Hiệu quả tài chính là một biện pháp đo lường hoạt

21 động kinh tế của doanh nghiệp Hay nói cách khác, hiệu quả tài chính là khả năng quản lý và kiểm soát (Tạ Thị Thúy Hằng, 2019) [4]

Về bản chất NHTM cũng là một tổ chức hay một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có điều kiện và nó được tổ chức hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được và khả năng sinh lợi là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn vì nó là cơ sở cho sự tồn tại và tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng (Rose và Wieladek, 2012) [84] Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng, hiệu quả tài chính của ngân hàng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác [6]

Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả tài chính được nghiên cứu như một phần của hiệu quả hoạt động Hiệu quả tài chính của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của ngân hàng, là khả năng của ngân hàng sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhất để tạo ra lợi nhuận và đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn Nó phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu Khác với các doanh nghiệp phi tài chính, NHTM là một loại hình DN đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, chịu sự giám sát nhiều của các cơ quan chức năng Bởi vậy, hiệu quả tài chính của các NHTM được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau như khả năng sinh lợi, rủi ro và khả năng thanh toán, thanh khoản, an toàn vốn và hiệu suất hoạt động Tuy nhiên, suy cho cùng, các khía cạnh như rủi ro và khả năng thanh toán, thanh khoản, an toàn vốn và hiệu suất hoạt động là các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của NHTM đạt được khả năng sinh lợi cao Như vậy, hiệu quả tài chính biểu hiện rõ nét nhất thông qua khả năng sinh lợi Vì thế, trong luận án này, NCS sẽ sử dụng các chỉ số đo lường và đánh giá khả năng sinh lợi để đại diện cho hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam

2.1.2 Đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

Hiệu quả tài chính được đánh giá qua các chỉ tiêu như tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản, đòn bẩy, quản lý nguồn lực (Fatihudin, 2018) Đối với ngân hàng, hiệu quả thể hiện ở mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí nguồn lực, tối ưu hóa đầu vào - đầu ra trong hoạt động (Berger và Mester, 1997) Hiệu quả tài chính tối ưu khi hoạt động đạt kết quả kỳ vọng với nguồn lực sử dụng hợp lý nhất.

Rose và Wieladek (2012) cho rằng, phương pháp đo lường hiệu quả tài chính phổ biến nhất của các tổ chức là lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi biên (NIM) Các hệ số ROA và ROE là những chỉ số báo hiệu cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà ngân hàng đạt được trong các kỳ kế toán [84]

Theo Gupta và Mahakud (2020), hiệu quả tài chính của các NHTM (64 NHTM) tại Ấn Độ trong 19 năm (từ 1998-1999 đến 2015- 2016) được đo lường bởi ROA và ROE [64] Trong nghiên cứu của Isayas (2022) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng ở Ethiopia, quy mô ngân hàng, khả năng thanh toán nhanh, vốn chủ sở hữu đều có tác động đến hiệu quả tài chính ROA [71]

Nghiên cứu hiệu quả tài chính của Việt Nam cũng khá phổ biến, các tác giả có nhiều phương pháp phân tích khác nhau với các hướng tiếp cận khác nhau Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (2015) trong nghiên cứu về hiệu quả tài chính về hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng hiệu quả tài chính (được đo lường bởi ROA) của các công ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ vốn nhà nước, đòn bẩy tài chính, năng lực quản lý, quy mô công ty, khả năng thanh toán nhanh và chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty [18] Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động dương (+) của ROA lên

23 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) [1] Hay trong nghiên cứu hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc từ năm 2011 đến 2018 của Hoàng Ngọc Tiến et al (2020), hiệu quả tài chính được đo lường trong nghiên cứu là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi biên (NIM) [21] Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2018 Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích hiệu quả hoạt động và đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2001- 2005 thông qua ROA, ROE [6]

Theo Rose và Hudgins (2010), công thức đo lường các tỷ lệ ROE, ROA và NIM của các NHTM như sau [93]:

• Sức sinh lợi của tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản (được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh là Return on Assets) là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản Nó cho biết 100 đồng giá trị tài sản đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Sức sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100 [2.1]

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi Trị số của chỉ tiêu này càng cao, khả năng sinh lợi của tài sản càng cao, hoạt động kinh doanh càng hiệu quả Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 0, doanh nghiệp thua lỗ

• Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh là Return on Equity) là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Nó cho biết 100 đồng giá trị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x 100 [2.2]

Nếu chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là ngân hàng tạo ra càng được nhiều lợi nhuận trên 100 đồng vốn chủ sở hữu, nghĩa là khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu càng cao

Biên lãi ròng (NIM) là chỉ số đo lường khả năng của ban quản trị ngân hàng trong việc quản lý tài sản tạo ra lãi ròng Nó thể hiện sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng Công thức tính NIM như sau:

Biên lãi ròng = Thu nhập lãi ròng x 100 [2.3]

Tổng tài sản sinh lãi

• Thu nhập lãi ròng (lãi thuần) = Thu nhập lãi và thu nhập tương tự – Chi phí lãi và chi phí tương tự

• Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác + Cho vay khách hàng + Chứng khoán đầu tư

CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.1 Lý thuyết động về lợi nhuận, lý thuyết năng suất cận biên 4

Tiến hành phân tích trong ngữ cảnh nền kinh tế động, Clark (1934) đề xuất rằng lợi nhuận được tạo ra trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, chứ không phải khi nền kinh tế ổn định như trong mô hình kinh tế tĩnh không có bất kỳ thay đổi, không chắc chắn hay rủi ro nào Do đó, nhiệm vụ cốt lõi của các nhà quản trị trong nền kinh tế động bao gồm việc tận dụng các thay đổi để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, giảm chi phí và tăng doanh số bán hàng Bằng cách nắm bắt hiệu quả những thay đổi này, các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận thông thường Tuy nhiên, lợi nhuận siêu ngạch thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, do đối thủ cạnh tranh sẽ bắt chước các thay đổi được khởi xướng bởi doanh nghiệp dẫn đầu Nhu cầu các yếu tố sản xuất tăng lên, kéo theo giá yếu tố sản xuất và chi phí sản xuất tổng thể cũng tăng cao Ngược lại, giá của một sản phẩm có xu hướng giảm khi sản lượng tăng đến một mức cầu nhất định, dẫn đến việc lợi nhuận siêu ngạch sẽ biến mất.

4 The dynamic theory of profit/The marginal productivity theory (The Distribution of Wealth: A Theory of Wages, Interest and Profits, 1899, John Bates Clark

Về sau Clark (1969) đã phát triển thành lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến Theo John Bates Clark, kinh tế chính trị đã được chia thành kinh tế tổng hợp, kinh tế tĩnh và kinh tế động [58] Lý thuyết động về lợi nhuận cũng được Hasan Zubair (1983) phát triển thành lý thuyết về lợi nhuận với góc độ của các nước Hồi giáo Theo Hasan Zubair, quan điểm về lợi nhuận không chỉ có liên quan đến lợi ích xã hội, sự hợp tác lẫn nhau mà còn liên quan đến cạnh tranh, chiến lược kinh tế, lãi suất, đầu cơ, xử lý sự không chắc chắn trong nền kinh tế của các quốc gia Hồi giáo [66] Chendroyaperumal (2009) [56] nghiên cứu lý thuyết về lợi nhuận trong nền kinh tế hiện đại tại Ấn Độ, còn Nikitin (1971) [82] đưa ra quan điểm về nguồn lực, tầm quan trọng và chức năng xã hội trong nghiên cứu về lý thuyết năng suất cận biên Kolodiychuk (2017) [75] nghiên cứu cơ sở lý thuyết về rủi ro kinh doanh, các lý thuyết cơ sở lý thuyết về các quy trình thông tin hóa trong nền kinh tế của quốc gia

Gần đây có Caren và Davine (2022) [54] dựa trên lý thuyết về lợi nhuận của Clark (1969) [58] chỉ ra ảnh hưởng của rủi ro xã hội đến hiệu quả tài chính của các công ty bảo hiểm Kenya Hasan Zubair (2023) [67] viết về ngành tài chính và ngân hàng của các quốc gia Hồi giáo trong quyển sách ‘Islamic bangking and finance’ cũng dựa trên lý thuyết về lợi nhuận của Clark (1969) [58] Sự thay đổi của lợi nhuận sẽ dẫn đến sự thay đổi về khả năng sinh lợi cũng như sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi sẽ được giải thích một phần bằng lý thuyết động về lợi nhuận này

2.2.2 Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận 5

Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được Nó phát sinh khi một doanh nghiệp có quyền kiểm soát thị trường có thể định giá cao hơn tổng chi phí trung bình Sự tồn tại của một công ty độc quyền và những thứ đó phụ thuộc vào sự tồn tại của các rào cản gia nhập: những rào cản này ngăn cản các công ty khác tham gia vào ngành và lấy đi lợi nhuận của họ Sau đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu phát triển nghiên cứu về lợi nhuận độc quyền thông qua cấu trúc hành vi, hiệu suất và logic dựa trên nguồn lực là hai giải thích lý thuyết

28 trong quản lý chiến lược về cách các công ty đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường độc quyền Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận cung cấp cơ sở để giải thích việc các tổ chức độc quyền sử dụng quyền kiểm soát thị trường để thu được khả năng sinh lợi cao và ngăn cản các tổ chức khác tham gia vào việc phân chia lợi nhuận với họ

2.2.3 Lý thuyết dựa vào nguồn lực6

Lý thuyết dựa vào nguồn lực (RBV) nhấn mạnh vai trò của các nguồn lực chiến lược trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững RBV cung cấp một khuôn khổ cơ bản giúp các nhà quản lý hiểu được các nguyên tắc về hiệu suất hoạt động và lợi thế cạnh tranh của tổ chức Bằng cách tập trung vào các nguồn lực nội bộ, RBV hướng dẫn các nhà chiến lược lựa chọn các chiến lược khai thác tốt nhất các nguồn lực và năng lực bên trong để đạt được lợi thế so với đối thủ RBV cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả các nguồn lực để tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, mang đến cho các tổ chức cơ hội tăng lợi nhuận đáng kể.

2.2.4 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn 7

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Modigliani and Miller, 1958) đề cập đến ý tưởng rằng một tổ chức sẽ chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình nhằm cân bằng các khoản đầu tư, chi phí và lợi ích Theo đó, chi phí nợ phải được bù đắp bằng lợi ích của nợ Vì thế, lý thuyết này góp phần giải thích tại sao tài sản của tổ chức thường được tài trợ một phần bằng nợ và một phần

6 The resource-based view (RBV)

7 The trade-off theory of capital structure

Lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các tổ chức nên tìm kiếm sự cân bằng giữa việc tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu để tối đa hóa giá trị công ty Mặc dù nợ có thể cung cấp lợi thế về thuế, nhưng chi phí lãi suất quá cao có thể dẫn đến phá sản Lý thuyết này cũng nhấn mạnh rằng doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nợ vì nó sẽ làm tăng chi phí vốn Do đó, các tổ chức cần cân nhắc cẩn thận tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của họ để tối ưu hóa hiệu quả tài chính.

MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có sẵn và các nghiên cứu trước, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, xác lập vấn đề nghiên cứu, nội dung cụ thể của các giả thuyết như sau:

- Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có mối tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính của ngân hàng

Kích thước ngân hàng được đo lường bằng tổng logarit tài sản của ngân hàng Tuy nhiên, khi xác định quy mô ngân hàng, không nên sử dụng trực tiếp tổng tài sản vì con số này quá lớn, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu (Phan Thị Hằng Nga và cộng sự, 2022) Quy mô ngân hàng càng lớn thì doanh thu từ hoạt động dịch vụ càng cao (Adelopo và cộng sự, 2018).

- Giả thuyết H2: Tỷ lệ an toàn vốn có mối tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính của NHTM

Tỷ lệ an toàn vốn của một ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Về mặt lý thuyết cho thấy, biến này có thể tác động theo 2 chiều hướng: tích cực và tiêu cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng Trong đó, các ngân hàng lâu năm hoạt động tốt có tỷ lệ an toàn vốn cao, khả năng đối mặt với các rủi ro về tài chính tương đối thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn thấp Ngoài ra, các ngân hàng được vốn hóa xấu sẽ không đáp ứng được những yêu cầu về vốn do NHNN đặt ra Theo nghiên cứu của Philip Bourke (1989) đã tìm ra được mối quan hệ đồng biến giữa khả năng an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở 12 quốc gia được lựa chọn từ châu Âu, Bắc Mỹ, Úc [86]

- Giả thuyết H3: Hệ số chi phí trên thu nhập có mối tương quan nghịch biến với hiệu quả tài chính của NHTM

Hệ số chi phí trên thu nhập được tính chi phí hoạt động chia thu nhập hoạt động Chi phí hoạt động của một ngân hàng gồm chi cho hoạt động của một ngân

37 hàng (Nghị định số 46/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam [31] Thu nhập hoạt động của một ngân hàng bao gồm 6 khoản mục lớn: Thu nhập từ hoạt động tín dụng; Thu nhập từ hoạt động dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; Thu nhập góp vốn mua cổ phần và thu nhập khác Nguyễn Văn Tiến (2018) [20] Hệ số chi phí trên thu nhập này cho thấy mức độ hiệu quả trong vận hành của ngân hàng

- Giả thuyết H4: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi có tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính của NHTM

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi được xác định bằng tổng thu nhập ngoài lãi chia tổng doanh thu (tổng thu nhập) của ngân hàng Với quan điểm cho rằng thu nhập ngoài lãi vẫn mang lại nhiều hiệu quả hoạt động cho ngân hàng còn có nghiên cứu của Li và Zhang (2013) cho rằng thu nhập ngoài lãi đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tại Trung Quốc, trong nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng Trung Quốc Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi lại làm tăng khả năng rủi ro sinh lợi và đánh đổi một phần lợi nhuận [73] Ở Việt Nam có nghiên cứu của Trần Anh Tuấn (2022) về đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh các ngân hàng [28]

Giả thuyết H5 đề xuất rằng tuổi của ngân hàng có mối tương quan thuận chiều với hiệu suất tài chính của ngân hàng Tuổi của ngân hàng được tính bằng hiệu số giữa năm nghiên cứu và năm thành lập Nghiên cứu của Zemenu Amare Ayalew (2021) cho thấy độ tuổi của ngân hàng (số năm hoạt động trong ngành) có tác động thuận chiều lên lợi nhuận của ngân hàng (ROA, NIM) ở 16 ngân hàng thương mại tại Ethiopia.

- Giả thuyết H6: Rủi ro tín dụng có tương quan nghịch biến với hiệu quả tài chính của NHTM (H6)

Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi

38 ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) Vì vậy, các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro (bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro khác) và sử dụng để bù đắp những tổn thất mà rủi ro gây ra [33] Dự phòng rủi ro là một khoản chi phí nên ngược chiều với hiệu quả tài chính, theo nghiên cứu của Ayalew (2021) [48]

- Giả thuyết H7: Tài sản hữu hình có tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính của NHTM (H7)

Tài sản hữu hình (TANG) phản ánh mức đầu tư của NHTM vào cơ sở vật chất để mang đến sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Việc chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất giúp khách hàng cảm nhận được sự vững mạnh về tài chính của NHTM và tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ NHTM từ đó giúp NHTM gia tăng hiệu quả tài chính

- Giả thuyết H8: Sức mạnh thị trường có tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính của NHTM (H8)

Sức mạnh thị trường (MP) của một ngân hàng được tính tỷ lệ tài sản của một ngân hàng so với 19 ngân hàng, thể hiện mức độ ảnh hưởng của một NHTM so với các NHTM khác NHTM có tổng tài sản lớn – có mức độ ảnh hưởng cao thì sẽ có năng lực chiếm lĩnh thị trường tốt hơn và hiệu quả tài chính cao hơn

- Giả thuyết H9: tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính ngân của NHTM (H9)

Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Khi kinh tế tăng trưởng tốt, rủi ro thấp thì hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ thuận lợi Vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDP tác động tích cực đến hiệu quả tài chính

- Giả thuyết H10: Tỷ lệ lạm phát có tương quan đồng biến với hiệu quả tài chính của NHTM (H10)

Lạm phát vừa phải là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, xuất khẩu gia tăng, các doanh nghiệp khai thác vốn vay để tạo lợi nhuận Do đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng khởi sắc và hiệu quả tài chính của các NHTM gia tăng

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)

Từ những cơ sở lý thuyết về hiệu quả và đánh giá hiệu quả và về các mô hình kinh tế lượng như đã trình bày, trong các bài nghiên cứu này, ngoài các nhân tố bên trong của ngân hàng như quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), hệ số chi phí trên thu nhập (CIR), Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (RD), độ tuổi ngân hàng (AGE), rủi ro tín dụng (RISK), tài sản hữu hình (TANG), nhân tố đặc điểm ngành là sức mạnh thị trường (MP), tác giả cũng đồng thời sử dụng các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) hay tỷ lệ lạm phát (INF) đưa vào mô hình nhằm tăng thêm độ tin cậy Các biến này cũng được một số nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Cụ thể như Schiniotakis (2012) [95], Adelopo và cộng sự (2018) [39], Gupta và Mahakud (2020) [64], Ayalew (2021) [48],

Hiệu quả tài chính (ROA, ROE, NIM)

Isayas (2022) [71] Ở Việt Nam có Nguyễn Việt Hùng (2008) [6], Liễu Thu Trúc và

Võ Thành Danh (2012) [23], Trần Hoàng Ngân, Trần Phương Thảo và Nguyễn Hữu Huân (2014) [11] Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) [24], Đỗ Huyền Trang (2022) [22] Vì vậy, tác giả quyết định sử dụng mô hình được đề xuất cho mô hình nghiên cứu như hình 3.1

Biến phụ thuộc: sức sinh lợi của tài sản (ROA), sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), biên lãi ròng (NIM)

Biến độc lập: CAR, CIR, RD, RISK, TANG, MP, GDP, INF

Biến kiểm soát: SIZE, AGE

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trong hệ thống ngân hàng thì khối NHTM bao gồm: ngân hàng quốc doanh, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh (Nguyễn Văn Tiến, 2018) [20] Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 53/HĐBT với định hướng cơ bản là “chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động thương mại” [35] Tổ chức, thể chế của NHNN được kiện toàn, cơ cấu lại để vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, vừa thực hiện chức năng ngân hàng của NHNN; ngân hàng chuyên doanh là kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển giao, tách khỏi NHNN gồm: Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Hình 4.1 Số lượng NHTM ở Việt Nam theo thời gian

26/3/1988: NHTM đầu tiên thành lập là NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam.

12/7/2006: NHTM cổ phần Sacombank là ngân hàng niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán.

- 25 NHTM cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Tổng số NHTM cổ phần của Việt Nam là 31 ngân hàng

NHTM đầu tiên của hệ thống NHTM Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng [35] Ngày 24/5/1990, 2 pháp lệnh ngân hàng ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định những thay đổi mạnh mẽ của ngành ngân hàng: sự chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp NHNN Việt Nam là TCTD quản lý tiền tệ của quốc gia, ngân hàng trung ương và hệ thống NHTM có chức năng kinh doanh Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng Cụ thể, số lượng NHTM cổ phần đã tăng lên nhanh chóng Từ năm 1991-

1993, số lượng NHTM cổ phần nhảy vọt từ 4 ngân hàng lên đến 41 ngân hàng và đạt đỉnh điểm là 51 ngân hàng vào năm 1997 Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTM cổ phần do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm

Giai đoạn năm 2000 - 2009, là giai đoạn đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân, NHTM cổ phần thời điểm này chỉ còn 43 ngân hàng Ngày 12/7/2006, cổ phiếu NHTM cổ phần Sacombank (mã chứng khoán: STB) đã chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM Từ đó đến 31/12/2023, đã có 19 ngân hàng niêm yết chính thức, trong đó có 17 ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE và 02 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX

Tính đến ngày 31/12/2023, trong tổng số 31 NHTM cổ phần tại Việt Nam, có 17 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và 2 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Ngoài ra, còn có 7 ngân hàng đang giao dịch trên sàn UPCOM.

Cho đến nay, mặc dù nhiều ngân hàng đã niêm yết trên sàn giao dịch như VPB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội), MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội), CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam), TCB (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam), VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam), ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu), VEC (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt), HDB (Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh), STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín), OCB (Ngân hàng TMCP Phương Đông), PGB (Ngân hàng TMCP Xăng

Hình 4.2 Số lượng NHTM niêm yết ở Việt Nam theo thời gian

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nên ngay từ đầu những năm 2000, Chính phủ đã có kế hoạch cổ phần hóa các NHTM nhà nước nhằm đưa lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực Tháng 12/2007, Ngân hàng Vietcombank là NHTM Nhà nước đầu tiên chính thức đấu giá công khai cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, đánh dấu bước đi đầu tiên của Chính phủ trong việc cổ phần hóa các NHTM Nhà nước Cụ thể, tháng 12/2008, Ngân hàng Vietinbank cũng tổ chức thành công việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là NHTM Nhà nước thứ ba được duyệt phương án cổ phần hóa Tiếp theo là Ngân hàng BIDV thực hiện cổ phần hoá tháng và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh vào tháng 01/2014

NHTM có vốn Nhà nước NHTM CP NHTM liên doanh NHTM 100% vốn nước ngoàiNăm 2010 Năm 2015 Năm 2018 Năm 2023

Bảng 4.1 Số lượng NHTM ở Việt Nam qua các năm Loại ngân hàng 2010 2015 2018 2023

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Như vậy, tính đến thời điểm 2023, đã có 3/4 NHTM Nhà nước được cổ phần hóa Trong giai đoạn 2011- 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện thành công

Trong giai đoạn 2014-2015, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam chứng kiến 7 thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập), góp phần giảm số lượng ngân hàng từ 16 xuống còn 12 Số lượng ngân hàng thương mại cổ phần giảm mạnh nhất, từ 37 xuống còn 28 ngân hàng Cuối năm 2015, hệ thống ngân hàng có 7 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó 3 ngân hàng được mua với giá 0 đồng), 28 ngân hàng thương mại cổ phần và 5 ngân hàng liên doanh Năm 2015 cũng ghi nhận một số thương vụ M&A đáng chú ý như: Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu chuyển thành ngân hàng TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Tính đến 2023, số lượng các ngân hàng TMCP trong nước tại Việt Nam gồm có 31 ngân hàng; Trong đó, có 19 ngân hàng niêm yết ở Việt Nam, theo danh sách ở Phụ lục 1 Có một số sự thay đổi về vốn ở một số ngân hàng, nhưng nhìn chung, các biến động này không quá lớn

4.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các ngân hàng thương mại niêm yết

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của các NHTM được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2009 Đối tượng

53 áp dụng của Nghị định là NHTM Nhà nước; NHTM cổ phần; NHTM liên doanh; NHTM 100% vốn nước ngoài và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của ngân hàng [29]

Nghị định quy định rõ, cơ cấu tổ chức quản lý của NHTM cổ phần, NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị bao gồm định hướng phát triển, quản lý ngân hàng theo pháp luật, trình Đại hội cổ đông các quyết định thay đổi vốn điều lệ, phân phối lợi nhuận, phát hành trái phiếu, báo cáo kiểm toán hàng năm Hội đồng chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động ngân hàng và báo cáo hoạt động tại Đại hội cổ đông Hội đồng có nhiệm kỳ 5 năm, từ 3 đến 11 thành viên.

Nghị định này cũng đưa ra các quy định chi tiết về NHTM Theo đó, việc tổ chức quản lý của NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo các quy định áp dụng đối với NHTM cổ phần

Cũng tại Nghị định này quy định cụ thể về các nghiệp vụ được phép hoạt động và những quy trình, chính sách cần thiết trong quá trình hoạt động của NHTM Ngoài ra, Nghị định có các quy định về tài chính, báo cáo, thông tin, bảo mật và kiểm toán độc lập trong đó nêu rõ trong thời hạn 120 ngày, kể từ khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

4.2.1 Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả xem xét hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam thông qua 3 chỉ tiêu ROA, ROE và NIM trong giai đoạn 2012 -2023.

Hình 4.5 Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)

Bảng 4.2, 4.3 và 4.4 cho thấy, ROA – ROE – NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam đều lớn hơn 0 Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu 2012 -

2023 biến động của ROA – ROE – NIM trung bình không đồng nhất Giai đoạn 2013

- 2022, tuy vài năm ROE và NIM giảm nhẹ nhưng nhìn chung ROA – ROE – NIM giai đoạn này có xu hướng tăng

Bảng 4.2 ROA trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

Năm Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)

ROA trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2012-2023 đều ở mức lớn hơn 0.60%/năm Giai đoạn này vẫn tồn tại một số ngân hàng có tỷ lệ ROA < 0 (NCB 2023) Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế (Moody’s và CAMELS) nếu ROA ≥ 1% thì hoạt động của ngân hàng mới hiệu quả Bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2012-2017 có ROA trung bình dưới 1% Từ 2018 đến 2023, ROA trung bình có xu hướng tăng và lớn hơn 1% Do đó, có thể kết luận hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam theo ROA đã được cải tiến theo xu hướng tốt dần lên

Bảng 4.3 ROE trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

Năm Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)

Theo Moody’s và CAMELS, ROE ≥ 15% mới được xem là hoạt động có hiệu quả Theo số liệu từ bảng 4.3 có thể nhận thấy chỉ có hai năm 2021 và 2022 thì ROE trung bình có giá trị lớn hơn 15% và trong thời gian nghiên cứu đa phần ROE trung bình đều thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế về ROE (giai đoạn 2012 – 2026 ROE trung bình khá thấp, nhỏ hơn 10%) Tuy nhiên đến năm 2011, 2019, 2020 ROE có giá trị trung bình trong mức trên 14%, dưới 15% Như vậy, nếu xét riêng từng ngân hàng trong giai đoạn 2012-2023 thì cũng có một số NHTM có ROE trên 15% Đặc biệt, năm

2021 và 2022 có 10/19 và 13/19 NHTM niêm yết có ROE > 15% (Phụ lục 3) Điều này cho thấy hiệu quả tài chính xét theo ROE của các NHTM niêm yết đang được cải

63 thiện theo hướng tốt lên giúp các ngân hàng đảm bảo an toàn vốn và có năng lực tăng vốn

Bảng 4.4 NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

Năm Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)

Theo dữ liệu giai đoạn 12 năm nghiên cứu, NIM của bình quân của của 19 NHTM niêm yết tăng từ 3.32% (2012) lên 4.23% (2013) Sau đó, NIM lại giảm vào nhwuxng năm 2014-2017, NIM đạt dưới 3% do tình hình tài chính chung, một số ngân hàng bị thua lỗ và NIM dần phục hồi vào những năm 2018-2022 Đến những năm 2022 -2023 thì NIM đạt 3.70% Nhìn chung, hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 Giai đoạn 2012-2014, hiệu quả tài chính có bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng, sau đó hiệu quả tài chính được phục hồi trở lại nhưng chưa bằng mức trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 Đến 2022- 2023, NIM của 19 ngân hàng niêm yết đạt 3.77%, 3.70% (Phụ lục 4)

4.2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

4.2.2.1 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Tài sản ròng là yếu tố chính quyết định quy mô của một ngân hàng Trong giai đoạn nghiên cứu, tổng tài sản của các ngân hàng đã tăng trưởng đáng kể với tốc độ trung bình 8,33% mỗi năm Vào năm 2012, BIDV, Vietinbank và VCB dẫn đầu với tổng tài sản vượt quá 400 ngàn tỷ đồng, cho thấy quy mô hoạt động lớn và uy tín của những ngân hàng này.

64 nghìn tỷ đồng, tiếp theo là các ngân hàng có tổng tài sản dao động trên 170 nghìn tỷ là Techcombank, ACB, MB và Eximbank Trong những năm đầu giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng mới tham gia vào thị trường như NCB, ABbank, OCB, TPbank, BacAbank chỉ dao động trên 20 dưới 40 nghìn tỷ Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ nhưng trong giai đoạn từ 2012 – 2015, các NHTM Việt Nam vẫn có chiến lược tăng tưởng tổng tài sản qua các năm với mức tăng trung bình là 1.73 lần, cao nhất là 3.24 lần với VPbank, tiếp theo là BIDV, Vietinbank và VCB với tăng trưởng hơn 2 lần Trong khi đó, SHB có mức tăng trưởng thấp chỉ 0.4 lần của SHB Giai đoạn tiếp theo, các VPbank tiếp tục bức phá tăng trưởng tài sản một cách mạng mẽ, năm 2023 tăng gấp 08 lần so với 2012 SHB cũng tăng gấp 5.4 lần, năm 2023 tổng tài sản SHB là 630 nghìn tỷ đồng Tiếp theo là MB tăng 5.3 lần Đến cuối năm

2023, BIDV, VCB, Vietinbank vẫn là ba ngân hàng có tổng tài sản trong khoảng trên dưới 2.000 tỷ, tăng gần 4.7 lần so năm 2012 Nhìn chung, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh tổng tài sản của các ngân hàng thì vẫn còn một số đang thật sự cố gắng nhưng kết quả chưa như mong đợi đó là NCB, BacAbank và OCB (theo phụ lục 5)

Nguyên nhân có sự phát triển này là do các ngân hàng buộc phải tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu theo sự khuyến khích có lộ trình của NHNN và đủ điều kiện tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán, tăng thu hút tiền gửi khách hàng, và tham gia cung vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế Cho vay khách hàng (thể hiện qua tổng dư nợ trong Bảng cân đối kế toán) chiếm tỷ trọng lớn nhất, hoạt động kinh doanh chính Tiếp đến là chứng khoán đầu tư, tăng so với năm 2012 Có thể thấy, cho vay khách hàng vẫn là hoạt động kinh doanh chính tạo nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng Điều này phản ánh sự tập trung của các ngân hàng vào hoạt động kinh doanh chính là tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong năm 2022, với mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 4.48% và năm 2022 là 8% và năm 2023 là 5.05%

4.2.2.2 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) được dùng để đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng Trong giai đoạn nghiên cứu, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng bình quân 5,2 lần, trong đó VPBank tăng mạnh nhất lên gần 21 lần, tiếp theo là Techcombank (10 lần), HDB (8,6 lần), MB (7,5 lần), TPBank (7,2 lần) Tuy nhiên, một số ngân hàng như ACB, SHB, Sacombank, VIB, LPB và MSB chỉ tăng ở mức 3-4 lần Tính đến năm 2023, 4 ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất là Vietcombank (165 nghìn tỷ đồng), Techcombank (131 nghìn tỷ đồng), BIDV (122 nghìn tỷ đồng) và Vietinbank (125 nghìn tỷ đồng), đều trên 100 nghìn tỷ đồng Trong khi đó, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp hơn là NCB (5.095 tỷ đồng), BacABank (10.0868 tỷ đồng), OCB (28.297 tỷ đồng), Eximbank (22.445 tỷ đồng) và MSB (31.298 tỷ đồng).

Nguyên nhân các ngân hàng lớn BIDV, Vietinbank và VCB được xem là ngân hàng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam (đây cũng là chỉ tiêu có liên quan với tỷ lệ an toàn vốn - CAR) vì có quá trình tăng vốn theo lộ trình và có sự tham gia của vốn nhà nước Tuy nhiên, có ba ngân hàng tư nhân tăng mạnh vốn chủ hữu là VPbank, Techcombank, MB và ACB Trong cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, VPBank thu hút vốn đầu tư từ dòng vốn nước ngoài không chỉ dòng vốn từ Nhật mà VPbank còn chào bán lẻ VPbank đã tăng vốn điều lệ, mở rộng hệ sinh thái bằng cách mua lại Công ty chứng khoán ASC và đổi thành VPbank Securities MB với vốn chủ sở hữu năm 2023 là 96.711 tỷ đồng, tăng 7.5 lần so với năm 2012, do MB phát hành cổ phiếu (trả cổ tức cho cổ đông) và giữ lại lợi nhuận sau thuế Techcombank mặc dù không tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng vẫn tăng trưởng vốn chủ mạnh mẽ là nhờ thu hút nguồn vốn từ nước ngoài Vì thế Techcombank dựa vào lợi thế chi phí vốn thấp để thu hút tiền gửi khách hàng và cho vay ra

Chính vì các lợi thế trên nên VPbank, Techcombank được xem là một trong những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tốt (17.10%, 15.49% năm 2023) theo chuẩn Basel II (8%) Tiếp theo đó là các ngân hàng MSB, Eximbank, OCB, Seabank đều có tỷ lệ trên 11% Trong khi đó NCB (5.29% năm 2023), BIDV (5.34%) có hệ số an

66 toàn vốn khá thấp (thấp hơn mức trung bình của 19 NHTM niêm yết 9.57%) (theo phụ lục 7b)

4.2.2.3 Hệ số chi phí trên thu nhập (CIR)

Thu nhập từ hoạt động của một ngân hàng bao gồm các khoản thu từ lãi (cho vay), thu từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanh vàng vàng ngoại hối, từ chứng khoán đầu tư góp vốn, cổ phần và các thu nhập khác Thu nhập trung bình của 19 NHTM đạt 100.327 tỷ đồng năm 2012, đến năm 2017 đạt 218.133 tỷ đồng và tăng dần trong các năm tiếp theo Đến năm 2023, thu nhập hoạt động của 19 ngân hàng TMCP niêm yết đạt 550.454 tỷ đồng (tăng 5.5 lần so với năm 2012) Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu, bên canh một số ngân hàng tăng 15 -17 lần là HDbank, VPbank thì vẫn có còn một số ngân hàng giảm nhẹ (NCB có 742 tỷ thu nhập hoạt động năm 2012,

719 tỷ đồng năm 2023) hay Eximbank chỉ tăng 1.2 lần (Phụ lục 8b)

Tổng chi phí hoạt động của các ngân hàng đã tăng 3,8 lần trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm cả chi phí nhân viên và khấu hao Đáng chú ý, TPbank ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 20 lần hoạt động, trong khi HDbank cũng có sự gia tăng đáng kể.

17 lần VPbank Tuy nhiên Eximbank chỉ tăng 1.4 lần và NCB không tăng (theo phụ lục 8a)

Về hệ số chi phí trên thu nhập (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động) của 19 ngân hàng nghiên cứu vẫn ổn định từ 50% đến 55% trong giai đoạn 2012 -2017 và giảm còn 32-49% trong giai đoạn 2018-2023 Trong năm 2012, trong khi MB là ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất (34.51%) thì NCB lại có tỷ lệ cao nhất (87.63%) Tỷ lệ có thay đổi qua các năm Đến năm 2023, CIR trung bình của 19 ngân hàng là 41.79% Trong khi NCB có tỷ lệ cao (172.18%) thì SHB có tỷ lệ thấp nhất (22.68%) MB và ACB được xem là có tỷ lệ này ổn định qua các năm (chiếm 30 – dưới 40%) Tiếp theo đó là BIDV, Vietinbank và VCB với tỷ lệ 30-50% Quản lý chi phí kém nhất là NCB và Sacombank và Eximbank NCB được xem có tỷ lệ cao nhất chiếm 90% vào các năm 2012 đến 2014 Sau đó, giảm còn 80% vào các năm 2016 – 2018, và giảm dần còn 50% vào năm 2020 Tuy nhiên đến năm 2022, con số lần lượt là 77% và tăng rất cao vào năm 2023 (theo phụ lục 9)

Nguyên nhân là các ngân hàng có hệ số chi phí trên thu nhập cao là do trong khi một số ngân hàng có vồn nhà nước hoặc thu hút được nguồn vốn giá thấp từ nước ngoài thì vẫn còn một số ngân hàng phải cạnh canh thu hút vốn, chi phí vốn cao (NCB, Sacombank) Về thu nhập hoạt động của các ngân hàng chủ yếu vẫn từ lãi Đây được xem là vấn đề mà các ngân hàng cần cải thiện một cách mạnh mẽ trong cuộc cuộc cạnh tranh công nghệ số và thời đại AI (trí tuệ nhân tạo) Các ngân hàng cần phải đa dạng hóa dịch vụ, tạo nguồn thu đa dạng hơn cho ngân hàng ngoài nguồn thu chính từ lãi và đầu tư chứng khoán hay vàng như hiện nay

4.2.2.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (RD)

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1.1 Hiệu quả tài chính của các NHMT niêm yết

Luận án “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam” tập trung phân tích các kết quả nghiên cứu thống kê được đồng thời đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ giúp các ngân hàng cân nhắc lựa chọn hướng đi để đạt hiệu quả tài chính tối ưu trong thời gian tới Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ đánh giá truyền thống đến áp dụng kỹ thuật phân tích định lượng, cũng như bộ dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất của 19 NHTM niêm yết ở Việt Nam và các chỉ số vĩ mô từ nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và WB (World Bank), tác giả đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả và các nhân tố tác động hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2012 -2023

Trên cơ sở phân tích các khoảng trống nghiên cứu và thực tế ngành ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả đã đặt ra 01 câu hỏi tổng quát và 04 câu hỏi chi tiết đó là những giải pháp thích hợp nào cần áp dụng để nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM niêm yết Việt Nam? Câu hỏi chi tiết: (i) Khoảng trống trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong các NHTM là gì?; (ii) Nội dung và chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính trong các NHTM?; (iii) Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN chịu tác động chủ yếu bởi những nhân tố nào? Mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam?; (iv) Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính NHTM niêm yết ở Việt Nam được đề xuất được căn cứ vào những cơ sở nào?

Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2023 của 19 NHTM cổ phần niêm yết ở Việt Nam để trả lời các câu hỏi trên Kết quả ước lượng đã giúp tác giả tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Luận án tìm 03 khoảng trống nghiên cứu gồm: các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính chưa được phân loại và xem xét một cách có hệ thống; chưa có nghiên cứu chính thức về hiệu quả tài chính các NHTM dưới dạng luận án tại Việt Nam và đa số các nghiên cứu trước sử dụng một phương pháp phân tích dữ liệu

- Kết quả tổng hợp cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu đi trước đã giúp luận án khẳng định để đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM thì nên sử dụng 3 biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM Trong khi một số nhân tố có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính thì một số nhân tố tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính, Bên cạnh đó, một số nhân tố tác động không rõ ràng

- Các nhân tố: quy mô ngân hàng, độ tuổi ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ lạm phát, hệ số chi phí trên thu nhập, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, rủi ro tín dụng, tài sản hữu hình, sức mạnh thị trường có tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2012 -2023

Bên cạnh nhóm yếu tố thuận chiều tích cực đến hiệu quả tài chính bao gồm quy mô (SIZE), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF), các nhân tố khác như tỷ lệ chi phí rủi ro (CIR) và tỷ lệ dự phòng rủi ro (MP) lại tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam.

RD, AGE, RISK, TANG không có ý nghĩa thống kê với ROA Với ROE, trong khi SIZE, GDP và INF có mối quan hệ cùng chiều thì CAR, CIR lại có mối quan hệ ngược chiều (RD, AGE, RISK ,TANG và MP không có ý nghĩa thống kê với ROE) AGE, RISK và GDP lại không có ý nghãi thống kê với NIM SIZE, CAR, TANG và INF có tác động cùng chiều NIM Các nhân tố còn lại tác động ngược chiều NIM Nhìn chung, chỉ có AGE và RISK không có ý nghĩa thống kê, các nhân tố còn lại đều có mối tương quan (dương/ âm) đến hiệu quả tài chính trong điều kiện dữ liệu nghiên nghiên cứu thu thập từ năm 2012 - 2023

Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2012 – 2023 có nhiều đặc điểm và sự kiện kinh tế diễn ra Đây là giai đoạn các tổ chức tài chính bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2009 Bên cạnh một số ngân hàng tham gia vào thị trường khá lâu (BIDV, Agribank, VCB …) thì vẫn còn một số ngân hàng mới thành lập (TPbank, LienVietpostbank thành lập năm 2008) nên một số chỉ tiêu về lợi nhuận

93 bằng 0 (năm 2021, 2022) thậm chí âm (2023) Từ năm 2011 đến 2015, Việt Nam có

07 thương vụ MvàA (theo đề án 245 mà NHNN đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015) Tiếp theo đó, vào năm 2016, ngành ngân hàng thực hiện đề án 1058/QĐ-TTg [38] cho giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu giảm số lượng TCTD hoạt động không hiệu quả, xử lý nợ xấu, hiện đại hóa và tái sắp xếp Đến năm 2019, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 2019 -2020 Năm 2022, ngành tài chính Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề Vẫn còn một số ngân hàng nằm trong diện kiểm soát đặc biệt (Cbbank, Oceanbank, Gpbank, DongAbank… gần đây nhất là SCB) Mặc dù, các ngân hàng này không thuộc 19 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, không thuộc bộ dữ liệu nghiên cứu nhưng cũng nằm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình chung của cả quốc gia

Nhìn chung, giai đoạn 2012 - 2023, ROA – ROE – NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam có biến động không đồng nhất, chỉ có một số ít ngân hàng có ROA, ROE âm trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 2009 Năm 2012, ROA của các ngân hàng khá ổn Tuy nhiên, giai đoạn

2013 - 2015, trong khi ROE và NIM đều giảm nhẹ, Sau đó có chiều hướng tăng lên từ 2016-2022 Do ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid nên ROA ROE và NIM năm 2023 của các ngân hàng giảm nhẹ Nhìn chung, từ năm

2012 đến năm 2023, ROA – ROE – NIM có xu hướng tăng

Tác giả khuyến nghị 03 nhóm giải pháp với: NHTM niêm yết ở Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, NHNN Việt Nam và cơ quan quản lý Các giải pháp hướng tới đa dạng hóa thu nhập trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn, tăng cường quản lý tốt chi phí và thu nhập, có kế hoạch, lộ trình đầu tư tài sản cố định cũng như chính sách phát triển sức mạnh thị trường một cách cân đối, tăng cường công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTM một cách tốt nhất

5.1.2 Mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM

Quy mô ngân hàng là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát huy tiềm lực, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả tài chính, đã được Chính phủ Việt Nam đề cập trong đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD.

2012 đến 2023, cùng với việc không ngừng mở rộng quy mô giai đoạn nghiên cứu (năm 2012 tổng tài sản của 19 ngân hàng là 2.943 nghìn tỷ đồng, đến năm 2023 là 13.783 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7 lần) (Phụ lục 5) thì lợi nhuận của các NHTM cũng tăng và duy trì ở mức tăng trưởng khá và ổn định Năm 2012 tổng lợi nhuận của 19 ngân hàng là 24.888 tỷ đồng, năm 2016 đạt 36.800 tỷ đồng và năm 2023 là 196.811 tỷ đồng (Phụ lục 6) Trong đó, VCB đạt lợi nhuận cao nhất 33.033 tỷ đồng vào năm

2023 Tiếp theo là các ngân hàng BIDV, Vietinbank, MB, Techcombank, VIB, VPbank và ACB Các ngân hàng có lợi nhuận thấp là NCB (8 triệu đồng năm 2022,

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mục đích của luận án là muốn xác định mối tương quan của biến độc lập với biến phụ thuộc có tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam được thể hiện qua các biến phụ thuộc ROA, ROE, NIM Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý NHTM hiểu được tầm quan trọng của từng nhân tố trong mô hình, cũng như tầm quan trọng của hiệu quả tài chính

Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, trong 10 biến các nhân tố bên trong, ngành và vĩ mô được xem xét có 9 biến (SIZE, CAP, CIR, RD, AGE, TANG,

MP, GDP, INF) được kết luận là nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2012 -2023 Riêng chỉ có biến RISK không có ý nghĩa thống kê (t

Ngày đăng: 07/05/2024, 06:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.9  Bảng kiểm định đa cộng tuyến VIF  79 - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
4.9 Bảng kiểm định đa cộng tuyến VIF 79 (Trang 9)
Bảng 2.1 cho thấy hiệu quả tài chính của NHTM được đo lường bằng thước  đo thị trường hoặc thước đo kế toán - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 2.1 cho thấy hiệu quả tài chính của NHTM được đo lường bằng thước đo thị trường hoặc thước đo kế toán (Trang 35)
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 49)
Hình 4.1. Số lượng NHTM ở Việt Nam theo thời gian. - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.1. Số lượng NHTM ở Việt Nam theo thời gian (Trang 59)
Hình 4.2. Số lượng NHTM niêm yết ở Việt Nam theo thời gian - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.2. Số lượng NHTM niêm yết ở Việt Nam theo thời gian (Trang 61)
Bảng 4.1. Số lượng NHTM ở Việt Nam qua các năm  Loại ngân hàng  2010  2015  2018  2023 - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.1. Số lượng NHTM ở Việt Nam qua các năm Loại ngân hàng 2010 2015 2018 2023 (Trang 62)
Hình 4.3. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.3. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank (Trang 64)
Hình 4.4. Hoạt động của các NHTM - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.4. Hoạt động của các NHTM (Trang 66)
Hình 4.5. Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.5. Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam (Trang 71)
Bảng 4.2, 4.3 và 4.4 cho thấy, ROA – ROE – NIM trung bình của các NHTM  niêm yết ở Việt Nam đều lớn hơn 0 - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.2 4.3 và 4.4 cho thấy, ROA – ROE – NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam đều lớn hơn 0 (Trang 71)
Bảng 4.3. ROE trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam  Năm  Giá trị trung bình  Giá trị nhỏ nhất  Giá trị lớn nhất - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.3. ROE trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Năm Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Trang 72)
Bảng 4.4. NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam  Năm  Giá trị trung bình   Giá trị lớn nhất  Giá trị nhỏ nhất - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.4. NIM trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Năm Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất (Trang 73)
Hình 4.6. Mối quan hệ giữa các yếu tố với ROA các NHTM niêm yết ở VN - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.6. Mối quan hệ giữa các yếu tố với ROA các NHTM niêm yết ở VN (Trang 86)
Hình 4.8. Mối quan hệ giữa các yếu tố với NIM trong các NHTM niêm yết ở VN - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.8. Mối quan hệ giữa các yếu tố với NIM trong các NHTM niêm yết ở VN (Trang 86)
Hình 4.7. Mối quan hệ giữa các yếu tố với ROE trong các NHTM niêm yết ở VN - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.7. Mối quan hệ giữa các yếu tố với ROE trong các NHTM niêm yết ở VN (Trang 86)
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy Pooled OLS của biến phụ thuộc ROA - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy Pooled OLS của biến phụ thuộc ROA (Trang 87)
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy Pooled OLS của biến phụ thuộc NIM - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy Pooled OLS của biến phụ thuộc NIM (Trang 88)
Bảng 4.9. Bảng kiểm định đa cộng tuyến VIF - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.9. Bảng kiểm định đa cộng tuyến VIF (Trang 89)
Bảng 4.10. Bảng kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan đối với  Pooled OLS - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.10. Bảng kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan đối với Pooled OLS (Trang 93)
Hình 4.9. Kiểm định lựa chọn mô hình - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 4.9. Kiểm định lựa chọn mô hình (Trang 94)
Bảng 4.11. Bảng kiểm định F test - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.11. Bảng kiểm định F test (Trang 94)
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Hausman - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Hausman (Trang 96)
Bảng 4.13. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan  Kiểm - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.13. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan Kiểm (Trang 97)
Bảng 4.14. Hệ số hồi quy và giá trị P-value của mô hình ước lượng cơ bản  FGLS - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Bảng 4.14. Hệ số hồi quy và giá trị P-value của mô hình ước lượng cơ bản FGLS (Trang 98)
Hình 5.1. Quy trình gia tăng hệ số an toàn vốn - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 5.1. Quy trình gia tăng hệ số an toàn vốn (Trang 120)
Hình 5.3. Quy trình đa dạng hóa nguồn thu - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 5.3. Quy trình đa dạng hóa nguồn thu (Trang 125)
Hình 5.4. Quy trình tăng cường quản trị rủi ro tín dụng - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 5.4. Quy trình tăng cường quản trị rủi ro tín dụng (Trang 127)
Hình 5.5. Quy trình củng cố sức mạnh thị trường - phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết ở việt nam
Hình 5.5. Quy trình củng cố sức mạnh thị trường (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w