Được sự chấp thuận của Tòa Án nhân dân thị xã Bến Cát cho phép đến quan sát và lấy thông tin làm báo cáo.- Gặp cô Hồ Thị Hoa và cô Nguyễn Thị Thúy Nga thẩm phán tòa án sơ cấp để được hướ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CTĐT LUẬT - -
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TRẦN THỊ THANH HẰNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CTĐT LUẬT - -
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TRẦN THỊ THANH HẰNG
Trang 3NHẬT KÍ HOẠT ĐỘNG
- Gặp cô Hồ Thị Hoa và cô Nguyễn Thị Thúy Nga (thẩm phán tòa án sơ cấp) để được hướng dẫn thực tập
- Được sự hướng dẫn của cô Hoa và cô Nga
giới thiệu một số bộ phận làm việc, bước đấu làm quen với các trang thiết bị, con dấu tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát
- Tìm hiểu khái quát về nội quy, cơ cấu tổ chức, lịch sử hình thành và một số giai đoạn phát triển
- Chọn đề tài báo cáo thực tập, xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về đề tài đã chọn
- Tìm hiểu hoạt động thực tế của các tòa.Được hướng dẫn chỉ bảo kinh nghiệm giảiquyết vụ việc công việc liên quan
- Xây dựng đề cương chi tiếc cho bài báo cáothực tập
Trang 4- Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu.
3 Từ ngày 4/7/2022
đến 10/7/2022
- Nghiên cứu, tìm tài liệu xây dựng đề cương
bản báo cáo thực tập kết hợp với cái hồ sơ lyhôn đã được xét xử gần nhất Tiếp tục tìm hiểu, xây dựng và hoàn thiện phần khái quát
về cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát
- Dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự về tàng
trữ trái phép chất ma túy
- Tìm thêm các tài liệu, thu thập các thông tin
số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo
- Đưa ra các vấn đề, các câu hỏi liên quan tới
thực tế quan sát được ở Tòa án để được người hướng dẫn cũng như các anh chị đangcông tác làm việc tại đây giải đáp
- Viết nhật ký và báo cao thực tập.
4 Từ ngày 11/07/2022
đến 15/07/2022
- Tổng hoàn thiện bài báo cáo thực tập
- Gửi lời cảm ơn đến cơ quan, các anh chị trong cơ quan và giảng viên hướng dẫn thực tập
- Nộp bài kết thúc thực tập
Ngày …… tháng …… năm ……
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
Trang 5CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa: Khoa Khoa học Quản lý - Trường Đại học Thủ Dầu Một
Trong thời gian từ ngày 20 tháng 06 năm 2022 đến ngày 15 tháng 07 năm 2022
Tại: Tòa án Nhân Dân thị xã Bến Cát
Địa chỉ: Khu Phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giánhư sau:
Tri thức, năng lực, chuyên môn, nghề nghiệp:
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1 Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập
2 Nội dung báo cáo 2.1 Kết quả đợt thực tập:
2.2 Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:
Điểm đạt: Điểm số
Điểm chữ:
……… ngày … tháng……năm…………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Mẫu NXGV
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Lời cảm ơn 1
Lí do chọn đề tài 2
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
Mục tiêu nghiên cứu 4
Phạm vi nghiên cứu 4
Phương pháp nghiên cứu 4
Bố cục đề tài 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 5
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ LY HÔN 10
2.1 Lý luận chung về hôn nhân 10
2.1.1 Khái niệm ly hôn 10
2.1.2 Khái niệm giải quyết ly hôn 10
2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn 11
2.2.1 Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật 11
2.2.2 Thẩm quyền ly hôn 16
2.2.2 Trình tự, thủ tục giải quyết 18
2.2.3 Hậu quả pháp lý 19
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LY HÔN, GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 21
3.1 Thực trạng ly hôn trên địa bàn thị xã Bến Cát 21
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát 23
3.2.1 Về mặt pháp luật 23
3.2.2 Một số kiến nghị khác 23
PHỤ LỤC 25
Trang 8MỞ ĐẦU
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một,những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đóchính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá Đặc biệt, em xinchân thành cảm ơn giảng viên - Th.s Trần Thị Thanh Hằng, cảm ơn đã quan tâm, giúp
đỡ em giải quyết những thắc mắc và hướng dẫn cụ thể để hoàn thành bài báo cáo này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chánh án, phó chánh án vàtoàn thể cán bộ, nhân viên tại Tòa án nhân dân Thị xã Bến Cát đã trực tiếp giúp đỡ, tạođiều kiện tốt nhất cho em thực tập và hoàn thành bài báo cáo Các anh chị đã tạo cơhội giúp em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của tòa án khi ngồi trên ghếnhà trường em chưa biết được, tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu trao dồi và thu thậpthông tin phục vụ cho việc hoàn thành bài báo cáo này
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài báo cáo
sẽ không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quýthầy cô để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và rút kinh nghiệm hữu ích để ápdụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất trong tương lai
Kính chúc Ban giám hiệu và quý thầy cô lời chúc sức khỏe thành đạt và hạnh phúctrong cuộc sống và công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9Lí do chọn đề tài
Với vị trí là một thiết chế xã hội, hôn nhân có vai trò là cơ sở xây dựng gia đình
-gia đình là tế bào của xã hội Gia đình là một hình thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã
hội Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội Bởi vì, khi quan hệ vợ chồng hòa
thuận, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới có thể phát triển mạnh mẽ Quan điểm này đã
được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên lý của nội dung lý luận Macxit về hôn
nhân và gia đình trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của Nhà nước.” (1884) Chính vì sự tác động mạnh mẻ của hôn nhân đối với xã hội
nên hôn nhân cũng chịu sự quy định của pháp luật Chủ nghĩa Mác - Lenin đã khẳng
định: “Nếu hôn nhân không phải là cơ sở của gia đình thì nó sẽ không phải là đối
tượng của lập pháp” Căn cứ vào các quy định hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2014 có thể hiểu “hôn nhân là sự tự nguyên, một, vợ, một chồng
vợ chồng bình đẳng”
Hôn nhân mang tính bền vững Tuy nhiên, bên vững không có nghĩa là bất biến
Trong thời kì toàn cầu hóa, hiện đại hóa, sự giao thoa giữa những nền văn mình khác
nhau giữa các quốc gia đã làm cho đời sống được nâng cao, nhu cầu cá nhân được đáp
ứng đầy đủ thì mặt trái của xã hội lại xuất hiện như một quy luật tự nhiên Giá trị gia
đình bị giảm xuống đáng kể khi xã hội ngày càng phát triển Điều đó thể hiện qua sự
tăng vọt không kiểm soát số vụ án ly hôn hằng năm Theo thống kê số lượng án trên
website chính thức của Toà án nhân dân tối cao thì năm 2011 có số vụ án sơ thẩm
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là 115.331 vụ, đến năm 2012 là 130.860 vụ đến
năm 2013 đã tăng đến 145.719 vụ Tất nhiên là con số đến nay sẽ còn cao hơn gấp
nhiều lần khi con người ngày càng ít quan tâm đến nhau, vô cảm với chính gia đình
nhỏ của mình
Khi gia đình không còn là cái nôi nuôi dưỡng trái tim, tinh thân của con người nữa
thì xã hội cũng sẽ bị kìm hãm Những chức năng của gia đình sẽ bị mất đi dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng Điển hình như, gia đình là một môi trường giáo dục tốt
nhất để hoàn thiện và hình thành nhân cách của con người Mỗi một con người từ khi
sinh ra, lớn lên và cho đến khi không còn trên thới gia này, đều cần có một gia đình,
gắn bó với gia đình Gia đình là cái nôi, là trường học đầu tiên của mỗi con người, là
nơi hình thành những thói quen làm người đầu tiên Gia đình không chỉ sản xuất con
người mà còn sản xuất đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hóa, tức là xã hội hóa Ngày
nay, tình trang trẻ bỏ học, trẻ vị thành niên phạm pháp không ngừng gia tăng, với tính
chất và mức độ nghiêm trọng Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng này,
một trong những nguyên nhân chính là việc thực hiện chức năng gia đình chưa tốt từ
Trang 10phía cha mẹ, người thân Nhưng tình trạng cha mẹ ly hôn, bỏ rơi, không quan tâm đến
tinh thần của con trẻ, giao phó việc giáo dục cho nhà trường và các tổ chức xã hội
Ngoài hệ quả nêu trên còn rất nhiều hậu quả khác cũng cần phải để tâm đến như:
hệ quả về kinh tế, hệ quả về chức năng duy trì nồi giống Những hệ quả do khủng
hoảng hôn nhân gây ra có tác động qua lại lẫn nhau Từ những hệ quả đó, có thể thấy
rõ hơn được sự quan trọng của một gia đình hạnh phúc, thấy rõ hơn sự tác động tiêu
cực của gia đình đối với xã hội
Nhận thấy được tình trạng ly hôn ngày càng tăng và những mặt tiêu cực àm nó
gây ra đã trở thành vấn đề cấp thiết khiến em quan tâm và mong muốn góp một phần
nhỏ sức lực để tìm ra biện pháp đề giảm thiểu tình trạng ly hôn Đó cũng lí do em chọn
đề tài báo cáo “Ly hôn -thực tiễn giải quyết ly hôn tại tòa án nhân dân thị xã B
từ những nghiên cứu đó tìm ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế và khác
phục tình trạng li hôn trên địa bàn thị xã Bến Cát
Trang 11TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về các vấn đề lý luận và pháp lý về ly hôn, thực tiễn áp dụng phápluật vào giải quyết ly hôn tại Tòa án thông qua công tác xét xử và số liệu cập nhậthằng năm tại Tòa án, từ đó nắm bắt được thực trạng, những bất cập, tồn tại những hạnchế, khó khăn, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó và đưa ra những giải pháp đểhạn chế số vụ ly hôn cũng như nâng cao chất lương gia đình
Phạm vi về không gian: trên địa bàn thị xã Bến Cát
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là tổng hợp và hệ thống hóa cáckiến thức, phân tích các vấn đề lý luận dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa họcMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụthể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phươngpháp phân tích, tổng hợp…Từ đó rút ra được các kết luận, bất cập giữa pháp luật vàthực tiễn áp dụng tại Tòa án để đưa ra kiến nghị phù hợp nâng cao hiệu quả
Bố cục đề tài
Kết cấu gồm có 3 chương :
- Chương 1: Giới thiệu về cơ quan thực tập
- Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật trong hôn nhân
- Chương 3:Thực trạng ly hôn và giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
Giới thiệu chung về thị xã Bến Cát: Bến Cát là một thị xã trực thuộc tỉnh Bình
Dương, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; trung tâm thị xã cách thànhphố Thủ Dầu Một 20 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 50 km Thị xã Bến Cát cóđường Quốc lộ 13 chạy qua về hướng Bắc, tỉnh lộ 744 theo hướng Tây Bắc đi huyệnDầu Tiếng và Tây Ninh Thị xã Bến Cát hiện là đô thị loại IV Thị xã Bến cát nằm ở vịtrí trung tâm của tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp huyện Bàu Bàng, phía tây giáp huyệnDầu Tiếng, phía đông giáp huyện Phú Giáo, phía nam giáp thành phố Thủ Dầu Một vàhuyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Thị xã Bến Cát có diện tích 234,4224 km ,2dân số 203.420 người Thị xã Bến Cát có 05 phường và xã Hiện nay, Bến Cát có 8Khu công nghiệp Do tình hình kinh tế phát triển, kéo theo lượng dân nhập cư đến làmviệc và sinh sống trên địa bàn ngày một đông, từ đó phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, tìnhhình tội phạm ngày một gia tăng, với hình thức phạm tội và hành vi ngày một tinh vi hơn.Tình hình tội phạm năm sau cao hơn năm trước Các tội phạm xảy ra chủ yếu xâm phạmtính mạng, sức khỏe, tài sản và trật tự trị an mà người thực hiện hành vi phạm tội phần lớn
ở lứa tuổi thanh thiếu niên Các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanhthương mại, lao động, hành chính cũng tăng lên hàng năm với số lượng lớn
Quá trình hình thành của Tòa án Nhân Dân thị xã Bến Cát: Tòa án Nhân Dân
thị xã Bến Cát tiền thân là Tòa án Nhân Dân huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé Từ năm
1975 đến năm 1997, đơn vị có tên là Tòa án Nhân Dân huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.Năm 1997 tỉnh Sông Bé tiến hành chia tách thành 2 tỉnh: tỉnh Bình Dương và tỉnhBình Phước Tòa án Nhân Dân huyện Bến Cát thuộc Tòa án Nhân Dân tỉnh Bình
Dương Năm 1999, huyện Bến Cát chia tách thành 2 huyện: Huyện Bến Cát và huyện
Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương Tòa án Nhân Dân huyện Bến Cát thuộc Tòa ánNhân Dân tỉnh Bình Dương Ngày 1/4/2014, huyện Bến Cát chia tách thành 2 huyện:Thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương Tòa án Nhân Dân thị xãBến Cát thuộc Tòa án Nhân Dân tỉnh Bình Dương theo quyết định số 217/QĐ-TCCBngày 19/3/2014 của Chánh án Tòa án Nhân Dân Tối cao
Hiện nay Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát tọa lạc tại Khu Phố 2, phường Mỹ,
Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Trụ sở làm việc là một tòa nhà với kiến trúchiện đại ba tầng gồm 3 hội trường xét xử và 14 phòng làm việc cùng các hạng mục xâydựng phụ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại Lãnh đạo cơ quan, chánh ánông Nguyễn Văn Huỳnh Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp: Tòa án nhân dân tỉnhBình Dương
Trang 13Từ năm 1975 đến năm 1999, biên chế của đơn còn rất hạn chế 06 đến 10 đồngchí Từ năm 1999 đến 2010, biên chế của đơn vị từ 11 đến 15 đồng chí Năm 2010 đơn
vị có 19 đồng chí, trong đó: 06 Thẩm phán; 9 Thư ký, 01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ
kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ Năm 2011, đơn vị có 27 biên chế:
12 thư ký, 11 Thẩm phán, 01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ kế toán; 01 nhân viên bảo
vệ, 01 nhân viên tạp vụ.Năm 2012, đơn vị có 27 biên chế: 12 thư ký, 11 Thẩm phán,
01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ.Năm 2013, đơn vị có 31 biên chế: 14 thư ký, 13 Thẩm phán, 01 cán bộ văn phòng; 01cán bộ kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ Năm 2014, đơn vị có 38biên chế: 13 Thẩm phán; 21 Thư ký; 01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ kế toán; 01 nhânviên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ.Đến ngày 01/4/2014, Chia tách huyện: Số Biên chếđơn vị còn lại là: 28 biên chế: 10 Thẩm phán, 14 Thư ký, 01 cán bộ văn phòng; 01 cán
bộ kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ
Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát được phân bổ 28 biên chế (trong đó: 03 Thẩmphán trung cấp; 16 Thẩm phán sơ cấp; 09 Chuyên viên, Thư ký, Thẩm tra viên và côngchức khác) Hiện nay, đơn vị có 26 biên chế (trong đó: có 03 Thẩm phán trung cấp; 15Thẩm phán sơ cấp; 08 Thư ký) Ngoài ra, đơn vị còn có 07 nhân viên hợp đồng Biênchế còn thiếu 02 biên chế; thiếu 01 Thẩm phán sơ cấp Lãnh đạo đơn vị có Chánh án
và 02 Phó Chánh án Lãnh đạo Văn phòng có Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn
phòng Lãnh đạo Tòa hình sự có 01 Phó Chánh tòa hình sự, thiếu Chánh án tòa hình
sự Lãnh đạo Tòa dân sự có 01 Phó Chánh tòa dân sự, thiếu Chánh tòa dân sự Trình
độ chuyên môn đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án đều Đại học Luật trở lên Trong đóĐại học Luật 24 người, chiếm 92,3%; Thạc sỹ luật 02 người, chiếm 7,69% Trình độ lýluận chính trị - hành chính: Cao cấp có 03 người, chiếm 12%; trung cấp 11 người,chiếm44%; sơ cấp 11 người, chiếm 44%
Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát đã có tổ chức đảng, đoàn thể Chi bộ Tòa án có
26 đảng viên (có 20 đảng viên chính thức, 06 đảng viên dự bị), có Bí thư, có 01 Phó Bíthư, có 01 Chi ủy viên Công đoàn cơ sở Tòa án có Chủ tịch công đoàn, có 01 Phó Chủtịch công đoàn, có 01 Ủy viên Chi đoàn Tòa án có Bí thư, có 01 Phó Bí thư, có 01 Ủyviên
Lượng án một số năm gần đây: Năm 2010: đơn vị giải quyết 1.089 trên 1.616
vụ án các loại đã thụ lý Năm 2011: đơn vị giải quyết 1.297 trên 1.491 vụ án các loại
đã thụ lý Năm 2012: đơn vị giải quyết 1.608 trên 1.848 vụ án các loại đã thụ lý Năm
2013: đơn vị giải quyết 1.724 trên 1.888 vụ án các loại đã thụ lý Năm 2014: đơn vịgiải quyết 1.626 trên 1676 vụ án các loại đã thụ lý Năm 2015: đơn vị đã giải quyết1.613 trên 1.752 vụ án các loại đã thụ lý Năm 2016: đơn vị đã giải quyết 1.475 trên
Trang 141.586 vụ án các loại đã thụ lý Năm 2021: đơn vị đã giải quyết 1.895 trên 1.976 vụ áncác loại đã thụ lý.
Vị trí, chức năng, nguyên tắc hoạt động của Tòa án Nhân Dân: Tòa án Nhân
Dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
Tư pháp
Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án Nhân Dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Bằng hoạt động của mình, Tòa án Nhân Dân góp phần giáo dục Công Dân trungthành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật, tôn trọng những quy tắc củacuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm Pháp luậtkhác
Tòa án nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ ánhình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính
và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan,toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vàokết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặckhông áp dụng hình phạt, biện pháp Tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tàisản, quyền nhân thân
Các Tòa án Nhân Dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử Việc xét xử
sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của Pháp luật Tòa án NhânDân xét xử tập thể và quyết định theo đa số Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án NhânDân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn Thẩm phán, Hộithẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhâncan thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm
Tòa án Nhân Dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước,
là trung tâm trong hệ thống các cơ quan Tư pháp ở nước ta Trong hoạt động xét xử,Tòa án độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật Với tư cách là cơ quan tài phán, Tòa ánNhân Dân thực hiện một trong ba loại quyền lực nhà nước là: Quyền Tư pháp Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc, từ đó, Tòa ánNhân Dân nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ việc Bảnchất của xét xử là việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện Pháp luật Tuynhiên, hoạt động của Tòa án không chỉ bó hẹp trong chức năng xét xử mà còn được
mở rộng Về bản chất, Tòa án cũng như nhiều cơ quan Nhà nước khác được Pháp luật
Trang 15trao cho thẩm quyền xét xử và giải quyết các tranh chấp Pháp lý Hoạt động xét xử vànhững hoạt động khác do Tòa án tiến hành có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:Một là: Phạm vi các vụ việc mà Tòa án giải quyết đa dạng nhất Điều 1 Luật Tổchức TAND quy định “Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, Hôn nhân, Laođộng, Kinh tế, Hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của Phápluật” Cụ thể hơn: Bên cạnh xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân, lao động, kinh
tế, hành chính; Tòa án còn giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp; xem xét vàkết luận tính hợp pháp của cuộc đình công Tòa án giải quyết những việc khác theoquy định của Pháp luật, ví dụ như: áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; ra quyết địnhthi hành án hình sự; xóa án tích.Trong đó, nhiều loại vụ việc là độc quyền giải quyếtcủa Tòa án như việc tuyên bố một người vô tội và phải chịu hình phạt, việc ly hôn,việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Hai là: Tòa án xét xử theo trình tự, thủ tục tố tụng phức tạp, chặt chẽ và thậntrọng; gồm ba loại hình: Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính
Ba là: Tính độc lập cao trong hoạt động nghề nghiệp những người tham gia xét
xử Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định “ Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉtuân theo Pháp luật ”
Bốn là: Tính hiệu lực tuyệt đối trong các phán quyết của Tòa án Trong việc giảiquyết các tranh chấp Pháp luật có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau,Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết có hiệu lực chung thẩm
Hoạt động xét xử của Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước phápquyền Tòa án là cơ quan thay mặt Nhà nước giải quyết nhiều tranh chấp Pháp luật, xử
lý hành vi vi phạm Pháp luật nghiêm trọng, đảm bảo cho Pháp luật thực hiện nghiêmchỉnh và thống nhất Tòa án góp phần giáo dục lòng trung thành với Tổ quốc, chấphành nghiệm chỉnh Pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thứcđấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm Pháp luật khác Vì vậy, Tòa án là biểutượng của công lý, của lẽ phải, của việc tuân thủ Pháp luật trong Nhà nước phápquyền Chức năng xét xử của Tòa án Nhân Dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ,quyền hạn của Tòa án Nhân Dân các cấp và được quy định trong luật tổ chức Tòa ánNhân Dân
Ngoài ra, Tòa án Nhân Dân còn thực hiện rất nhiều các hoạt động khác như giảiquyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp; Hội thẩm NhânDân; xây dựng ngành…
Nguyên tắc hoạt động của Tòa án Nhân Dân do Hiến pháp quy định như: Xét xửcủa Tòa án do thẩm phán và hội thẩm thực hiện Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm
Trang 16độc lập, chỉ tuân thủ Pháp luật Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số MọiCông Dân đều bình đẳng trước Pháp luật Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp doLuật định.Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo Tòa án bảo đảm choCông Dân được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án.
Tòa án Nhân Dân thị xã Bến Cát là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử tại thị
xã Bến cát Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất Pháp lý của vụ việc, Tòa
án Nhân Dân nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ việc.Bản chất của xét xử là việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện Pháp luật Tòa án Nhân dân thị xã Bến Cát có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự,dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính và theo quy định của Phápluật Tố tụng và giải quyết các việc khác theo quy định của Pháp luật trên địa bàn thị xãBến Cát
Trang 17CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ LY HÔN
2.1 Lý luận chung về hôn nhân
2.1.1 Khái niệm ly hôn
Hôn nhân là một khái niệm chứa hai cặp phạm trù mang tính đối lập là kết hôn và
ly hôn Chỉ có thể giải thích nghĩa đầy đủ khái niệm ly hôn khi xem xét nó trong mối
quan hệ đối lập là kết hôn Nếu kết hôn là xác lập quan hệ vợ chồng sau khi đăng kí
kết hôn, thì ly hôn chính là sự chấm dứt mối liên kết đó của vợ, chồng
Sự bền vững và ổn định của hôn nhân không chỉ là nguyện vọng của mỗi cặp vợ
chồng, mà còn là mục đích, yêu cầu của pháp luật, nhà nước và xã hội Tuy nhiên bền
vững, ổn định không có nghãi là bất biến Trong trường hợp bất thường, khủng hoảng
hôn nhân thì pháp luật đã đề ra biện pháp để giải quyết thích hợp Đó là lý do dự liệu
chế định trong Luật HN&GĐ
Dưới góc độ pháp luật, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi hai bên chủ
thể của quan hệ còn sống do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên thuận tình, được tòa án
công nhận bằng bảng án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn
Căn cứ vào khoản 14 điều 3 Luật HN&GĐ thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ
vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Ly hôn cópháp lý khi được Tòa án Nhân dân công nhận do đó có thể nói ly hôn là biện pháp cuối
cùng chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hôn nhân không thể cứu vãn được
Ly hôn là một hiện tượng xã hội Khó có thể khẳng định ly hôn là hiện tượng xã
hội tiêu cục hay tích cực Trước hết, đây là biện pháp cũng cố nguyên tắc hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ Ly hôn là cách giải quyết phù hợp nhất cho những khủng hoảng hôn
nhân bất thành mang lại Với cách nhìn khác thì ly hôn sẽ gây ra những hậu quả khó
khắc phục được Sự tan vỡ của gia đình luôn kéo theo những hệ lụy cho gia đình và xã
hội, các bên vợ chồng trong cuộc và đặc biệt hơn là ảnh hưởng qua trình phát triền của
con chưa vị thành niên của các cặp vợ chồng ly hôn Chính vì lý do trên nhà nước ta
không cổ vũ ly hôn cũng không khuyến khích ly hôn
2.1.2 Khái niệm giải quyết ly hôn
Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể về giải quyết ly hôn, nhưng có thể hiểu giải
quyết ly hôn là thẩm quyền của Tòa án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc
bằng quyết định thuận tình ly hôn
Trang 182.2 Quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn
2.2.1 Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật
Pháp luâ ©t về HN&GĐ của Việt Nam thực hiện và bảo hộ nguyên tắc tự do hôn
nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng; Với quan điểm, Pháp luật về
HN&GĐ của Việt Nam đã ngày một hoàn thiện hơn khi thực hiện và bảo hộ quyền tự
do hôn nhân theo tư tưởng tiến bộ của C.Mác và Ph.Ăngghen có quan điểm tán thành
“giải quyết ly hôn khi hạnh phúc gia đình thực sự không còn nữa; đó là điềucho cả người đàn ông, người đàn bà và cho cả xã hội, là biểu hiện của đạomột quy tắc trong quan hệ vợ chồng mới Trong xã hội tương lai, đảm bảongười quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn trên cơ sở bình đẳng giữa ngườingười đàn bà, đây là bước tiến rõ rệt trong thời hiện đại” Theo quy định tại Điều
Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 39 Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1 Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quđịnh cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và cnhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệthành viên gia đình
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều c
và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình
2 Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy
Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.”
Nhà nước bằng pháp luật không thể bắt buộc cá nhân phải kết hôn thì cũng không
thể bằng pháp luật bắt buộc vợ chồng phải duy trì quan hệ hôn nhân khi giữa vợ chồng
đã có những mâu thuẫn sâu sắc và không còn mong muốn chung sống với nhau Ly
hôn được coi là tất yếu, khách quan khi hôn nhân đã “chết” Ly hôn không chỉ liên
quan đến lợi ích của cá nhân vợ, chồng mà còn ẩn chứa, ảnh hưởng tới lợi ích của gia
đình và xã hội Bởi vâ ©y, sự cần thiết bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát quyền tự do
ly hôn của vợ chồng thông qua quy định về căn cứ ly hôn
Căn cứ cho ly hôn hôn là những quy định của pháp luật trong đó xác định rõ các
điều kiện, Tòa án phải căn cứ vào các điều kiện này trong quá trình giải quyết ly hôn
giữa vợ và chồng Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý, trong đó thể hiện rõ các quan điểm
của nhà nước trong việc đưa ra các điều kiện về ly hôn Chỉ có các điều kiện đó thì
Tòa án mới có thể giải quyết ly hôn
Trang 19Đi ngược về lịch sử phát triển của loài người, có thể thấy rằng lịch sử giải quyếtcác ly hôn ở mỗi thời điểm hoàn toàn khác nhau Các nhà nước khác nhau sẽ có cácquản điểm về điều kiện và hoàn cảnh ly hôn khác nhau
Cụ thể ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm phong kiến Trong các quan hệ xãhội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GĐ, tư tưởng nho giáo thống trị với những lễgiáo được thể chế trở thành pháp luật Theo đó, bên cạnh những phong tục, tập quán,những quy định của pháp luật mang tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ngày nayvẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhau giữa nhữngngười thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa thủy chung của vợ chồng; nghĩa vụ kínhtrọng, phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà ); thì những tập tục, nhữngquy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các controng gia đình cũng được duy trì như bản chất của xã hội phong kiến “trọng nam,khinh nữ” Pháp luâ ©t bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thườngchỉ thuộc về người chồng
Ở thời kì nhà nước phong kiến nước ta, có hai đạo luật được khảo cứu và nguyênvẹn đến nay là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Ở hai bộ luật này cho rằng căn
cứ ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng Theo quy định về “thất xuất” của Bộ LuậtHồng Đức, người chồng buộc phải bỏ (ly hôn) vợ khi người vợ bị vô tử (không cócon), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với kẻ khác (ngoại tình, không chungthủy), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha, mẹ chồng, bị ác tật Quy định về nô ©i dungcăn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức phản ánh xã hội và quan điểm lập pháp của nhànước phong kiến ở Việt Nam thời kỳ này: Phân biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc;thường chỉ có người chồng mới thực hiện được quyền ly hôn vợ, còn người vợ thườngkhông thực hiện được quyền ly hôn của mình Nội dung của căn cứ ly hôn thể hiện sựbất bình đẳng giữa vợ và chồng
Đến giai đoạn Việt Nam là một nước nữa thuộc địa nữa phong kiến Ở gia đoạnnày, tư tưởng lập pháp của các nhà tư sản đã du nhập và thực hiện ở Việt Nam, songhành cùng phong tục, tập quán còn rất lạc hậu của xã hội phong kiến thì hôn nhânđược coi như là một “hợp đồng”, một “khế ước” do hai bên nam nữ cùng thảo thuậnxác lập để sống chung trong quan hệ vợ chồng Các quy định về căn cứ ly hôn thời kỳnày đã bớt khắt khe hơn đối với người vợ; phần nào đã thể hiện sự bình đẳng của vợchồng về ly hôn và căn cứ ly hôn Nội dung của căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi”của mỗi bên vợ, chồng hoặc “lỗi” chung của cả hai vợ chồng Quy định này dựa vàoquan niệm thuần túy đã coi hôn nhân như hợp đồng dân sự, vậy nên, chỉ được phá bỏhôn nhân khi vợ, chồng có lỗi đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụgiữa vợ và chồng