NHIỆM VỤ VÃ NỘI DUNG: Xácđịnh các nguồn thải chính vào đầm Cù Mông; đánh giáchấtlượngnướcmặt đầm Cù Mông; Tínhtoán tải lượng chất thảitừ các nguồn phát sinh vào đầm Cù Môngvà VIỆN TRƯỞNG
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Ngọc Hùng
Luận văn thạc sĩđược bảovệ tại Hội đồngchấm bảovệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Công nghiệp thành phố HồChí Minh ngày 29 tháng 12 năm 2022
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rổ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ ỉuận văn thạc sĩ)
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
PGS.TS Lê Hùng Anh
Trang 3BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC sĩ
Họ tên học viên: Nguyễn Thành Minh
Ngày, tháng, năm sinh: 13/6/1996
Ngành: Quản lýTài nguyên và Môi trường
MSHV: 19630751Nơi sinh: Phú Yên
Mã ngành: 8850101
I TÊN ĐÈ TÀI: Kiểm kê các nguồn thải phục vụ công tác quản lý đầm Cù Mông,tỉnh Phú Yên
II NHIỆM VỤ VÃ NỘI DUNG:
Xácđịnh các nguồn thải chính vào đầm Cù Mông; đánh giáchấtlượngnướcmặt đầm
Cù Mông; Tínhtoán tải lượng chất thảitừ các nguồn phát sinh vào đầm Cù Môngvà
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
(Họ tên và chữ ký)
PGS.TS Lê Hùng Anh
Trang 4Cuối cùng, tác giảxin cảm ơn đến gia đình đãtạo điều kiện tốt nhất để yên tâm học tập, hoàn thành nhiệm vụ và các bạn học viên đãchia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ hếtmình trong quá trình cá nhân tôi thực hiện luận văn.
Trang 5TÓM TẤT LUẬN VÃN THẠC sĩ
Luận văn “Kiểm kê các nguồn thải phụcvụ công tác quản lý đầm Cù Mông, tỉnhPhú Yên” chủ yếu tậptrung vào việc kiểm kê các nguồn thải vào đầm Cù Mông, tính toántải lượng các nguồn thải, kết hợp với việc đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường đầm Cù Mông để đưa radựbáo tải lượngnguồn thải sẽ phátsinh vào đầm CùMông năm 2030 Theo kết quả tính toán cho thấy, nguồn thải từ quá trình rửa trôi đất
có tải lượng lớn nhất, kế đến là nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, nguồn thải từ sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi, tải lượngnguồn thải từ hoạt động côngnghiệpkhôngđángkể Tính toán tải lượng dự báo đến năm 2030 cũngcho kết quả tưong tự, tải lượng ô nhiễm lớn nhất vẫn lànguồn rửa trôi đất và kế đến lànguồn thải từ sinh hoạt của dâncư khu vực đầm Cù Mông
Từ kết quả tính toán,học viên cũng đềxuất được nhóm giải pháp kỹ thuật gồmcác giảipháp như thu gom và xử lý chất thải, đầu tư các hệ thống quan trắc môi trường, tăng cường khả năng tự làm sạch thủy vực của thủy sinh vật, ; nhóm giải pháp quản lý bao gồm các giải pháp về thể chế, chính sách, các giải pháp tăng cường năng lực quản lý,định hướng quy hoạchvà phân chia hạn mức phátthải chocác ngành, quản lý tổng hợpvùng bờ, Bên cạnh đócũngcần tuyên truyềnvà nâng cao nhận thức của cộng đồng dân
cư tại khu vực đầm Cù Môngvàdu khách khi đến tham quan đầm Cù Mông
Trang 6The thesis "Inventoryof wastesources to servethe management of Cu Mong lagoon,Phu Yen province" mainly focuses on inventorying waste sources entering Cu Monglagoon, calculating theload of waste sources, combined with Assess the currentstatus
of environmental managementin Cu Monglagoon to make a forecast ofthe amount
of waste that will be generated in Cu Mong lagoon in 2030 According to the calculation results, the waste from the soil leaching process has a load, the largestamount, followed by waste sources from aquaculture activities, waste sources from daily life, livestock activities, waste sources from industrial activities areinsignificant Calculating the forecast load by 2030 also shows similar results, the largest pollution load is still the source of soil leaching and next is the source ofdomestic waste from residentsin the Cu Mong lagoon area
From the calculation results, students also proposed a group of technical solutions including solutions such as waste collection and treatment, investing in environmental monitoring systems, and enhancing the ability to self-clean waterbodies, aquatic life, ; The group ofmanagementsolutionsincludes institutional and policy solutions, solutions to strengthen management capacity, planning orientation and division of emission limits for sectors, integrated coastal zone management, etc Besides, it is also necessary to propagate and raise awareness of the community in the Cu Mong lagoon area and tourists when visiting Cu Mong lagoon
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Học viênxin cam đoan đề cương luận văn là sản phẩm nghiên cứu,tìm hiểu của riêng
cá nhânhọc viên Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đượctrình bàylà của cánhân học viên và được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu cónguồn gốc rõ ràng
vàđượctrích lục theo đúng quy định Các tài liệu, số liệu được trích dẫn và chú thích
rõ ràng, đáng tin cậy, cáctài liệu tham khảo được trích dẫn theo đúng quy định củamẫu từViện ĐàotạoQuốctế và Sau đại học Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Họcviên cam đoan không đạo văn dưới bất kỳhình thứcnào, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và học viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dungnghiên cứu
HỌC VIÊN
Nguyễn Thành Minh
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẤT LUẬN VĂN THẠC sĩ ii
ABSTRACT iii
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC V DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặtvấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH vực NGHIÊN cứu 3
1.1 Môt số khái niệm cơ bản 3
1.2 Kinh nghiệm về kiểm kê nguồn thải trong và ngoài nước 4
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 10
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.3.2Kinh tế xã hội 13
CHƯƠNG 2 NỘI DƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 18
2.1 Nội dung nghiên cứu 18
2.2 Cáchtiếpcận và phương phápnghiên cứu 18
2.2.1 Cách tiếp cận 18
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.1 Kết quả kiểm kê các nguồnthải vào đầm Cù Môngvà chấtlượngnướctrong đầm Cù Mông 28
3.1.1 Nguồn thải 28
3.1.2 Hiện trạng chấtlượng nướctrong đầm Cù Mông 28
3.1.3 Hiện trạng tải lượng chất thải đưavào đầm Cù Mông 31
3.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý các nguồn thải vào đầm Cù Mông 59
3.3 Dựbáo tải lượng chất thải đưavào đầm Cù Mông đến năm 2030 60
3.3.1 Dựbáotải lượngnguồn thải từ sinh hoạt- dịch vụ đến năm 2030 60
3.3.2 Dựbáotải lượngnguồn thải tử hoạt động nuôi trồng thủy sản đến năm 203064 3.3.3 Dựbáotải lượngnguồn ô nhiễm do chăn nuôi đến năm2030 67
Trang 93.3.4 Dựbáotải lượng nguồn thải phát sinh từ nguồn công nghiệp đến năm 2030 70
3.3.5 Dựbáotải lượng nguồn ô nhiễm do rửa trôi đấtđến năm 2030 71
3.3.6 Dựbáotổng tải lượng chất thải đưavào đầm Cù Mông đến năm 2030 74
3.4 Đề xuất các giải pháp định hướng bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững đầm Cù Mông 80
3.4.1 Giải pháp quản lý 80
3.4.2 Giải pháp kỹ thuật 96
KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
LÝLỊCH TRÍCHNGANG CỦA HỌC VIÊN 109
Trang 10DANH MỤC HỈNH ÁNH
Hình 1.1 Bản đồ phạm vi khu vực đầm Cù Mông 11Hình 3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản đầm Cù Mông 38Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷlệ % tải lượng COD từ các nguồn thải năm 2021 54Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % tải lượng BODs từ các nguồn thải năm 2021 54Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷlệ % tải lượng TSS từ các nguồn thải năm 2021 55Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % tải lượng COD từ các nguồn thải đổ vào đầm Cù
Mông năm 2021 57Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % tải lượng BOD5 từ các nguồn thải đổ vào đầmCù
Mông năm 2021 57Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ %tải lượng TSS từ các nguồn thải đổ vào đầm Cù
Mông năm 2021 58Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện tỷlệ %tải lượngCOD từ các nguồn thải phát sinh tại thị
xã Sông Cầu năm 2030 75Hình 3.9Biểu đồ thể hiện tỷlệ % tải lượng BOD5 từ các nguồn thải phátsinh tại thị
xã Sông Cầu năm 2030 75Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện tỷlệ % tải lượng TSS từ các nguồn thải phát sinh tại thị
xã Sông Cầu năm 2030 76Hình 3.11 Biểu đồthể hiện tỷ lệ % tải lượngCODtừ các nguồn thải đổ vào đầm Cù
Mông năm 2030 78Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % tải lượng BOD5 từ các nguồn thải đổ vào đầm
Cù Mông năm2030 78Hình 3.13 Biểu đồthể hiện tỷ lệ % tải lượng TSS từ các nguồn thải đổ vào đầm Cù
Mông năm 2030 79
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tải lượng (2013) và dựbáo tải lượngônhiễm phátsinhtừnguồn sinh hoạt
của thành phố ĐàNang (2025) 7
Bảng 2.1 Hệ số ô nhiễm do động vật nuôi thải vào môi trường theo WHO (1993) .23
Bảng 2.2 Hệ số phát thải từ nuôi thủy sản [20] 24
Bảng 2.3 Tải lượng thải sinh hoạt bình quân từ khu vực đô thị [20] 24
Bảng 2.4 Hệ số phát thải ô nhiễm dorửa trôi đất (kg/km2/ngày mưa) [21,11] 25
Bảng 2.5 Tỷ lệ rửa trôi các chất thải theo các nguồn phát thải [22] 26
Bảng 3.1 Dân số các xã trong khu vực đầm Cù Mông năm 2021 [24] 32
Bảng 3.2 Tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn sinh hoạt - dịch vụ trong khu vực đầm Cù Mông năm 2021 (tấn/năm) 33
Bảng 3.3 Tải lượng phát thải chấtthải sinh hoạt của các xã đổ vào đầm Cù Mông năm 2021 35
Bảng 3.4 Lượng thải sinh hoạt đưa vào khu vực đầm Cù Mông năm 2021 35
Bảng 3.5 Thống kê số lượngtàu thuyền tại các địa phưong khu vực đầm Cù Mông [15,16] 36
Bảng 3.6 Tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động tàu thuyền trong khu vực đầm Cù Mông năm 2021 36
Bảng 3.7 Sản lượng nuôi trồng thủy sảntại thị xã Sông cầu năm 2021 [25] 38
Bảng 3.8 Tải lượng chất thải từ nuôi tôm sú,tôm thẻ, ốc hương (ao/đìa) 39
Bảng 3.9 Tải lượng chất thải từ nuôi tôm, cá mú (lồng/bè) 39
Bảng 3.10 Tải lượng chất thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản ở thị xã Sông cầu năm 2021 40
Bảng 3.11 Lượng thải nuôi trồng thủysản đưavào đầm Cù Mông năm 2021 40
Bảng 3.12 Số lượng đàn giasúc và giacầm tại thị xã Sông cầu năm 2021 [25] 42
Bảng 3.13 Tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn chăn nuôi trâu,bò tại thị xã Sông Cầu năm 2021 (tấn/năm) 42
Trang 12Bảng 3.14 Tải lượng chất thải phátsinh từ nguồn chăn nuôi heo tại thị xã Sôngcầu
năm 2021 (tấn/năm) 43
Bảng 3.15 Tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn chăn nuôi giacầm tại thị xã Sông Cầu năm 2021 (tấn/năm) 43
Bảng 3.16 Tải lượngchất thải phátsinh từ nguồn chănnuôitạithịxã Sông cầu năm 2021 (tấn/năm) 44
Bảng 3.17 Lượng thảichănnuôi phátsinh tính theotỷlệ %theo từng xã đổ vào đầm Cù Mông năm 2021 45
Bảng 3.18 Lượng thải chăn nuôi đưavào khu vực đầm Cù Mông năm 2021 [22]
46
Bảng 3.19 Tải lượng chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp tại thị xã Sông cầu năm 2021 theo từng xã [27] 48
Bảng 3.20 Lượng thải công nghiệp đưa vào khu vực đầm Cù Mông năm 2021 [22] .49
Bảng 3.21 Hiện trạng diện tích đất sử dụng tại thị xã Sông cầu năm 2021 [14] 49
Bảng 3.22 Tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn rửa trôi đất tại thị xã Sông cầu .50
Bảng 3.23 Lượng rửa trôi đất phát sinh đổ vào đầm Cù Mông theotỷ lệ % củatừng xã, năm 2021 52
Bảng 3.24 Lượng thải rửa trôi đất đưavào khu vực đầm Cù Mông năm 2021 52
Bảng 3.25 Tổng tải lượng chất thải phát sinh tại thị xã Sông cầu năm 2021 53
Bảng 3.26 Tổng tải lượng chất thải đưa vào đầm Cù Mông năm 2021 56
Bảng 3.27 Dằn sốcác địa phưong khu vực đầm Cù Mông đến năm 2030 [14] 60
Bảng 3.28 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn sinh hoạt - dịch vụ tại thị xã Sông Cầu đến năm 2030 (tấn/năm) 61
Bảng 3.29 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động tàu thuyền tại thị xã Sông Cầu đến năm 2030 62
Bảng 3.30 Lượng thải sinh hoạt phát sinh dự báo đến năm 2030 (tính theo tỷ lệ % đổ vào đầm các xã) 63
Trang 13Bảng 3.31 Dự báo lượng thải sinh hoạt hàngnăm đưa vào khu vực đầm Cù Mông
năm 2030 (tấn/năm) 64Bảng 3.32 Dựbáo sản lượng nuôi trồng thủy sản khu vực đầm Cù Mông năm 2030
[14, 28] 64Bảng 3.33 Dựbáo tải lượng chất thải từ nuôi tôm sú, tôm thẻ, ốc hưong(ao/đìa)
65Bảng 3.34 Dự báo tải lượng chất thải từ nuôi tôm hùm, cá mú (lồng/bè) đến năm
2030 (tấn/năm) 66Bảng 3.35 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản tại địa bàn
nghiên cứu đến năm 2030 (tấn/năm) 66Bảng 3.36 Lượng thải nuôi trồngthủysản hàng năm đưa vào khu vực đầmCù Mông
dự báo đến năm 2030 67Bảng 3.37 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn chăn nuôi trâu, bòtại thị
xã Chợ Cầu đến năm 2030 67Bảng 3.38 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn chăn nuôi heo tại thị xã
Chợ Cầu đến năm 2030 68Bảng 3.39 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn chăn nuôi gia cầm tại thị
xã Chợ Cầu đến năm 2030 68Bảng 3.40 Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ nguồn chăn tại thị xã Sông cầu
năm 2030 69Bảng 3.41 Dự báo lượng thải chăn nuôi phát sinh đến năm 2030 (tính theo tỷ lệ %
đổ vào đầm của từng xã) 69Bảng 3.42 Dự báo tải lượng thải chăn nuôi hàng năm đưa vào khu vực đầm Cù
Mông năm 2030 70Bảng 3.43 Dự báo tải lượng chất thải từ công nghiệp khu vực đầm Cù Mông đến
năm 2030 70Bảng 3.44 Dựbáolượng thải công nghiệphàng năm đưa vàokhu vực đầmCù Mông
năm 2030 (tấn/năm) 71Bảng 3.45 Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất dân dụng đến năm 2030 [14, 29] 71Bảng 3.46 Diện tích đất sử dụng trong khu vực đến năm 2030 [14,29] 72
Trang 14Bảng 3.47 Dự báo tải lượng rửa trôi đất tạithịxã Sông cầu đến năm 2030 (tấn/năm)
72Bảng 3.48 Lượng thải rửa trôi đấtphátsinhdự báo đến năm 2030 (tínhtheo tỷ lệ%
đổ vào đầm các xã) 73Bảng 3.49 Lượng thải rửa trôi đất năm 2030 đưa vào khu vực đầm Cù Mông
(tấn/năm) 74Bảng 3.50 Dự báotổng tải lượng chất thải phát sinh tại thị xã Sông cầu năm 2030
74Bảng 3.51 Dựbáotổng tải lượng chất thải đưavào đầm Cù Mông năm 2030 77Bảng 3.52 Tổng hợp bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp cho các vùng nuôi tôm
hùm bằng lồng ỏ đầm Cù Mông 83
Trang 15: Khu công nghiệp
: Kiểm kênguồn thải
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Hệ thốngđầm phá ven bờ miền Trung là một trong bốn loại hình thủy vực tiêu biểuven bờ biển Việt Nam (cùng với vũng - vịnh, cửa sông và biển nông ven bờ), thuộc nhóm các lagoon ven bờ vĩ độthấp,nhiệtđới ẩm, có lịch sử hình thànhtừkỷ Holocene sớm - giữa và kỷ Holocene muộn, đã pháttriển qua giai đoạn trẻ và đang phát triển
ở giai đoạn trưởng thành và một số ítở giai đoạn suy tàn Hệ thống đầm phá ven bờmiền Trung Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng cho pháttriển kinh tế -
xã hội vùngbờ Giátrị tài nguyên phi sinh vậtnổi bật là các giátrị địa chấthọc, cảnhquan học và thẩm mỹ, vị thế thuận lợi cho phép phát triển giao thông - cảng và du lịch ởquy mô địaphương Ngoài chức năng quan trọng về môi trường và sinh thái ởvùng bờ biển, vực nước đầm phá là nơi lưu giữ nguồn dinh dưỡng vànguồn giốngthủy sinh vậtđa dạng vềnguồn gốc (khu hệnước ngọt, nước mặn và nhóm thíchnghirộngmuối), đa dạng về loài cho pháttriển nghề thủy sản
Đầm Cù Mông nằm ởcực Bắc tỉnh Phú Yên, có diện tích khoảng 2.655 ha, được bán đảo Vĩnh Cửu chechắn bên ngoài Đầm có chiều dài khoảng 18 km tính từ điểm cực Bắc của đầm tiếp giáp thôn Tuy Phong - xã Xuân Hải đến điểm cực Nam đầm tiếpgiáp thôn Từ Nham- xã Xuân Thịnh Đây làvùngcó ý nghĩa quantrọng đối với sinh
kế của người dân địa phương, phục vụ cho hoạt động khai thác,nuôi trồng thủy hảisản Đặc biệt, diện tích rừng ngập mặn ven đầm, vịnh còngóp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường (BVMT)và đa dạng sinh học (ĐDSH)
Do tác động của các quá trìnhtự nhiên, thiên tai và tác động của conngườingày càng giatăng nên tiềm năng tài nguyên, chất lượng nước, chức năng môi trường và sinh thái của vùngđầm phá ngày càng suy giảm Những năm gần đây, vùng đất ngập nước ven biển của Phú Yên nói chung và lưu vực đầm Cù Mông nói riêng đang chịu nhiều tác động do nhiều nguồn thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng nhưthiên tai, làm suy thoái sinh cảnh và tài nguyên thủy sinh, gây ô nhiễm môi trường,
Trang 17Do đó, việcthực hiện đề tài “Kiểm kê các nguồn thải phục vụ công tác quản ỉý đầm
Cù Mông, tỉnh Phú Yên ” là cần thiết để phục vụ chocông tác quản lý, kiểm soát cácnguồn thải và pháttriển bền vững môi trường đầm phá của đầm Cù Mông cũng như
hệthống đầm phácủa tỉnh Phú Yên nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Kiểm kê các nguồn thải từ các hoạt động tại khu vực đất liền ven đầm và các hoạt động tại vùngnước đầm để phục vụ cho công tác quản lý và pháttriển bền vững môi trường đầm Cù Mông
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiêncứu là các nguồn thải phátsinh vào đầm Cù Môngcókhảnăng gây
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng4 - 10/2023
4 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tàinghiên cứu các vấn đề môi trường thực tiễn tại đầm Cù Mông, kiểm kê và dự báovề các nguồn thải, từ đó đưara các giải pháp phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát nguồn thải, pháttriển cácchính sách quản lý nguồn thải vào đầm Cù Mông,tỉnhPhú Yên
Trang 18CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN VỀ LĨNH vực NGHIÊN cứu
1.1 Môt số khái niệm cơ bản
Kiểm kê nguồn thải (KKNT): “Làbảng kê hay danh sách tổng hợp về các nguồn thải
và thải lượngcác chất ô nhiễm thải vào môi trường khí, nước, đất của từng loại nguồn thải trong một phạm vi không gian xác định và một khoảng thời gian nhất định KKNT giúp nhận diện nguồn gốc, bản chất đặc trưng nhưtính chấtvậtlý vàhóahọccủa các chất ô nhiễm, diện tích khu vực phát thải, thời gian phát thải, loại hình hoạt động gây phátthải, mức độ và quymô của các vấn đề ô nhiễm môi trường KKNT là một công cụ quan trọng trong đánh giá, quản lý môi trường và nâng caohiệu quả sảnxuất KKNT thông quacác công cụ tính toán để nắm bắt tình hình phát thải thực tế,
dự báo lượng phát thải, thực hiện các biện pháp kiểm soát nguồn thải và phát triển các chính sách về kiểm soát nguồn thải chính là cơ sở hình thành các chính sách chung Các chính sách kiểm soát thích hợp phải dựa vào dữ liệu tin cậy của KKNT” [1]-
Đầm phá ven bờ biển (coastal lagoon): là một loại hình thủy vực ven bờ, nước lợ, mặn hoặc siêu mặn, thường có hình dáng kéo dài, được ngăn cách với biển bởi hệthống đê cát dạng cồn đụn và có cửa(inlet)thông với biển Đầm pháven bờ (coastal lagoons) khác với các vụng biển (lagoon) nằm giữa các rạn san hô vòng ngoài khơi[2]
Tải lượng ô nhiễm: là khối lượng chất ô nhiễm có trong nước thải hoặc nguồn nước trong một đơn vị thời gian xácđịnh Tải lượng ô nhiễm tối đa là khối lượng lớn nhất của chất ô nhiễm cóthểcó trong nguồn nước tiếp nhận mà không làm ảnh hưởng đếnkhảnăng đáp ứng mục tiêu chất lượngnước của nguồn nướctiếp nhận [3]
Hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT): là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chếcác tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắcphục ô nhiễm, suy thoái, cảithiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợplý tài nguyênthiên nhiên nhằm giữ môi trườngtrong lành [3]
Trang 19Sức tải môi trường: làkhái niệm dùng để tính toán khảnăng tiếp nhận chất thải lớnnhất của một thủy vực mà vẫn đảm bảo được khảnăng tự làm sạch của thủy vực đó
và đảm bảo được các chứcnăng vốn cócủa nó [4]
1.2 Kinh nghiệm về kiểm kê nguồn thải trong và ngoài nước
1.2.1 Kinh nghiệm kiếm kê nguồn thải ngoài nước
Theo nghiên cứucủa Richardson và các cộng sự(1999) cho rằng STMT củađất ngập nước đối với phốt pho cũng có khảnăng đồng hóa thấptức làkhảnăng chịu tải p đểkhông có những thay đổi đáng kểtrong cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái là thấp.Florida Evergladeslà mộtvùng đấtngậpnước có tầm quan trọng quốctế, đã trải quamột sự thay đổi đáng kể trong hệ động thực vật bản địa của nó do tổng lượng phốt pho (TP) quátải (trung bình là 147 tấn mỗi năm từ 199 5 đến 2004) và nồng độTPtrung bình tăng cao (69 pg L - 1 của TP năm 2004) từ dòng chảy nông nghiệp và dòng chảy từ HoOkeechobeemặc dù đã sử dụng 16000 ha khu xử lý nước mưa Cácnhàkhoa học đã trình bày mộtphân tích điểmthayđổi của Bayes về nghiên cứu thựcnghiệm dài hạn vàcho thấy rằng vượt quá ngưỡng nồng độ trungbình hình học củanước bề mặt là 15 pg L-l gằy ra sự mất cân bằng sinh thái trong các tập hợp tảo, macrophyte và động vật không xưong sống cũng nhưcấu trúcquần xãbùn Ngưỡngphốt pho cho tất cả các mức độ dinh dưỡng có thể thực tế hon và mangtính bảo vệcao hon khi được trình bày dưới dạng vùng ngưỡng (12-15 pg L-l) vì các ước tính
về độ không chắc chắn phải được sử dụng để xác định chính xác ngưỡng TP, thay đổitheo mùa và độ sâu của nước Hầu hết các khu vực bên trong của Everglades hiệnđang ởbằng hoặc thấp hon vùng ngưỡng này, nhưngcác khu vực bênngoài gần các cấu trúc dòng chảy (ngoại trừ Công viên Quốc gia Everglades) hiện đang nhận đượcgấp đôi hoặc gấp ba ngưỡng đề xuất Cách tiếp cận Bayes nàyđược sử dụng để giải quyếtsự mất cân bằng sinh thái dọc theo độ dốc dinhdưỡng, có thể áp dụng để xác định ngưỡng và trạng thái ổn định trongcác hệ sinh thái thủy sinh khác [10]
Năm 1974, các nhàkhoa học Mỹ gồm Edwards và cộng sự đã sử dụng khái niệm sức tải môi trường (STMT) để tính toán mật độ chăn thả gia súc phù hợp tại cao nguyên
Trang 20Kaibad Ngày nay, việc đánh giá STMT đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực từ xã hội học (mật độ dân cư), công nghiệp (mật độ nhà máy, xí nghiệp), giao thông vận tải (mật độ phưong tiện, xe cộ), nông nghiệp, thủy sản và du lịch (mật độ khách dulịch), v.v Sức tải môi trường không chỉ đánh giá các yếu tố liên quan trực tiếp mà
cả nhiều yếu tố cótác động qua lại vói nhau, chịu ảnh hưởng lẫn nhau [11]
Theo kết quả tính toán của Robertson vàcộng sự (1995), STMTcủa rừng ngập mặnđối với việc nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh như sau: với 1 ha rừngngập mặndùng nuôi tôm thâm canh thì cần 21,7 harừngngập mặn đểhấpthụ phốt pho từ nước thải và 7,2 ha rừng ngập mặn để hấp thụ đạm; vói 1 ha rừng ngập mặn dùng nuôitôm bán thâm canh, cần 2,4ha để hấp thụ đạm từ nước thải và 2,8ha để hấp thụ phốt pho [12]
Việcnghiên cứu tải lượng ô nhiễm và STMT là một trongnhững vấn đề quan trọngtrong quản lýmôi trườngnước và phân bổ tài nguyênnước đầu nguồn Li và các cộng
sự đã tiến hành phân tích toàn diện về tải lượng ônhiễm nước và khảnăngchịu đựngcủa môi trường bằng cách thực hiện mộtnghiên cứu điển hình về lưu vực hồTaiping,tỉnh An Huy, Trung Quốc Dựa trên các số liệu quan trắc và thống kê cũng nhưphưong pháphệ số lưu lượng, các nguồn ô nhiễm nước khác nhau đã được phân tích
Ba mô hình, bao gồm mô hình một chiều đon giản, mô hình thợ hàn Vollen và môhình Dillion, được sử dụng đểước tính khảnăng môi trườngnướccủa hồ Taiping và các con sông lớn khác Kết quả chỉ ra rằng 3863,75 tấn COD, 410,24 tanNH3-N và51,63 tấn TP được thải vào hồ Taiping trong năm 2011 Ô nhiễm nước chủ yếu donước thải sinh hoạt đô thị và nông thôn, chiếm khoảng 60% Sông Machuan và sôngPuxi bị ô nhiễm nghiêm trọng hon các sông khác trong lưu vực hồ Taiping Phân tích không gian vềlượngônhiễm thải ra cho thấy rằng các khu vực pháttriển có tải lượng
ô nhiễmtưongđốicao hon Trong khi ho Taiping vẫn có khảnăng mang ô nhiễm lớntheomục tiêu quản lý chấtlượngnước hiện tại, lưu lượngNH3-N và TP ỏ sông Puxi,sông Yangxi và sông Shuxi đã gần đạt đến giới hạn Do đó, việc kiểm soát tổng lượng các chất ô nhiễm cần được thực hiện trong tưong lai (Li etal.2014) [13]
Trang 211.2.2 Kinh nghiệm kiểm kê nguồn thải trong nước
Dự án "Kiểm soát nguồn thải sông Sài Gòn” (2012) được thực hiện bởi SegimonSerrat Serra đã đưa ra kết luận rằng nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng nước sông Sài Gòn là do rấtnhiều nguồn thải như nước chảy tràn đô thị, nước thải từ các khu dân cư,rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông thủy, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấprác, nước thải từ hoạt động khai khoáng và hoạt động sản xuất công - nông nghiệp Minh chứng chothấy rằng nguồn thải từ bãi chôn lấp rácGò Cát đãtác động mạnh đến chất lượng nguồn nước Bãi rác này có khu vực cách ly rất hẹp lại gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra sông là rất khó kiểm soát Các sự cố tràn dầu do giaothôngthủy cũng để lại nhữngtác động nặngnồ cho chấtlượngnước sông Riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp do quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa tác động đáng kể chonguồn nước [18]
Bên cạnh đó, nước thải khu vực dân cư mà cụ thể lànước thải sinh hoạtnhiễm phân
vànướcchảy tràn đô thị là điều rất đáng lo Do diện tích bề mặt thành phố được bê tôngngày càng lớn nên lượngnước mưa không thểthẳm thấu xuống đất mà chảy trànkéo cùng với các chất thải trên bề mặt đất theo kênh rạch dẫn ra sông Ngoài ra, chấtthải phátsinhtừkhu vực dâncư do các bể phốthoạt động không hiệu quả hoặc khôngqua các bể phốt thải hếtra sông đang khiến cho nguồn nước sông ônhiễm khánặng.Kếtquả phân tích mẫu chất thải nước sông Sài Gòn cho thấy, nồng độ vi sinh luônluôn ởmức cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần, kế đến là nồng
độ các chat COD, BODcũng cao vượt ngưỡngcho phépnhiều lần [18]
Tác giả Lê Xuân Sinh với bài báo “Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nang”
đã đưarakết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm vịnh ĐàNang docác nguồn thải chủyếu từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch)và chăn nuôi
Theo số liệu thống kê, dân số củathành phố ĐàNang năm 2013 là 992.849 người,
dự báo quy mô dân số thành phố Đà Nangvào năm 2025 là 1.500.000 người [5] Năm
2013, lượngkháchdu lịch đến thành phố ĐàNang là 3.195.000 người,trongđó khách quốc tế là 484.000 người và kháchnội địa là 2.711.000người, thời gian khách lưu trú
Trang 22trungbình là 2 ngày [6] Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nang 2009- 2013,chỉ số tăng trưởng khách du lịch trung bình khoảng 30,2 %/năm Giả sử tốc độ phát triển du lịch vẫn duy trì đến 2025 thì lượng khách du lịch đến thành phốước khoảng 14,8 triệu lượt khách vàonăm 2025.
Kết quả tính toántải lượng ô nhiễm năm2013 và dự báo cho năm 2025 từnguồn sinh hoạt của thành phố ĐàNangnhư sau:
Bảng 1.1 Tải lượng (2013) và dự báo tải lượng ô nhiễm phát sinh từ nguồn sinh
hoạt của thành phố ĐàNang (2025)
Cũng từ kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tải lượng nước thải từ các ngành sản xuấtbia, chế biến thủy sản vào vịnh Đà Nang cũng rất lớn đã được tính toán vàdự báo dựa trên tình hình pháttriển công nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nang vói tải lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động côngnghiệp tại thành phố ĐàNang dự báo đến 2025 tăng 3,4 lần so vói năm 2013
Bêncạnh đó, Đà Nang có bờ biển dài 92 km, có vùngthềm lục địa sâu trải rộng 125
km tạothành vành đai nướcnông rộng lớn, thích hợp cho ngành nuôi trồng thuỷ sảnphát triển Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản tại vịnh Đà Nang là 485ha [6]
Trang 23Trên cơsởnày,tải lượngchất thải trong nuôi thủy sản trong toàn thành phốĐà Nang
sẽ tăng khoảng 1,46 lần vào năm 2025 so với năm 2013
Theo thống kê năm 2013, thành phố Đà Nang có diện tích đất rừng và đồng cỏ là 66.618,2ha; đấtnông nghiệp là 6.874,9 ha; đất trồng là 12.424,7 ha; đất khu dân cư
là 53.044,9 ha Mùa mưa của thành phố Đà Nang diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12hàngnăm nên số ngày mưa đượctính là 120 ngày [6] Dựa trên số liệu vềdiện tích
sử dụng đất, số ngày mưa trung bìnhnăm và đơn vị tải lượng ô nhiễm donước chảytràn từ các kiểu sử dụng đất, kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm do nước chảy trànđến 2025 giảm 1,2 lần do có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất so với năm 2013
Đe tài “Đánh giá sức tải môi trường khu vực đầm phá Tam Giang cầu Hai, tỉnh
Thừa Thiên - Huế” cuả nhóm tác giả Cao Thị Thu Trang (2014) đã chỉ ra rằng cácnguồn thải gây ô nhiễm tại khu vực đầm phá Tam Giang chủ yếu từ các hoạt độngdiễn ra ven đầm phá như hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), nuôitrồng thuỷ sản, du lịch và sinh hoạt của dân cư.Hàng ngày, lượng chất thải ven bờ từcác hoạt động trên được thải ra vàđổ trực tiếp vào đầm phá [8]
Tính toán lượng thải cho thấyrằng, mỗi ngày phá Tam Giang phải tiếpnhận 5,91 tấnBODs; 9,28 tấn COD; 0,194 tấn amoni; 0,015 tấn nitrit; 0,034 tấn phosphate và 103,21 tấn TSS Tải lượng chất thải đưa vào phá Tam Giang lớn hơn khả năng tiếpnhận của nó rấtnhiều nên chất lượngnước của phá Tam Giang ngày càng suy giảm
Có thể thấy rằng, với tốc độ thải như hiện nay thì nước phá Tam Giang sẽ vi phạmhầu hết các tiêu chuẩn môi trường
Các kết quả khảo sát cho thấy,nồng độ CODtại đầm phá Tam Giang khá cao, trungbình gấp 2,43 - 2,8 lần giới hạn cho phép (3 mg/1) theoQCVN 10:2008/BTNMT [7], nồng độ amoni xấp xỉ giới hạn cho phép (100 pg/1), nồng độ dầu vượt giới hạn cho phép (0,1 mg/1) từ 1,55-1,85 lần, nồngđộ TSS ở mức xấp xỉ giới hạn cho phép(50 mg/1) đến vượt giới hạn cho phép khoảng 1,25 lần Nguồn thải chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt, du lịch, chăn nuôi,nuôi trồngthủy sản
Trang 24í( Đánh giá khả năng tích tụ chất ô nhiễm vùng cửa sông Bạch Đằng và Ba Lạt ” của
các tác giả Cao Thị Thu Trang - Nguyễn Mạnh Thắng đãchỉ rarằng cáctácnhân gây
ô nhiễm vùng cửa song Bạch Đằng và Ba Lạt chủ yếu từ các nguồn xâm nhập vựcnước như nguồn lục địa(chiếm 60-70 %), nguồn từ khí quyển, từ các hoạt động kinh
tế trong khu vực và nguồn xuyên biên giới Do các vùng cửa sông ven biển có sựtưong tác mạnh mẽ của khối nước ngọt lục địa và khối nước biển có độ muối cao,nên diễn ra các quá trình vật lý, hoá học, sinh vật học phức tạp làm phân tán và tích
tụ các chất khác nhau
Kết quả điều tra cho thấymỗi năm nguồn lục địađưaqua cửa sông cấm- Bạch Đằngkhoảng 6,2 triệu tấn trầm tích lơ lửng trong đó chủ yếu là trong mùa mưa (93,2%).Ngoài ra, khu vực cửa sông cũng tiếp nhận từ nguồn lục địa khoảng 142 nghìn tấnCOD, 101 nghìn tấn nitơ, 19,5 nghìn tan phospho, gần 20 nghìn tấn dầu mỡ, hơn 2,4 nghìn tấn kim loại nặng (trong đócó 571 tấn đồng, 570tấn chì, 1198 tấn kẽm, 7,1 tấn thuỷ ngân, 24,5 tấn Cd, 66 tấn Asen) và 1,9 tấn hợp chất bảo vệ thực vật cơ clo Khoảng 82-99% chất ô nhiễm được đưa ra qua các cửa sông trong mùa mưa lũ dotổnglượngnước trong mùamưa lớn Đối với khu vực cửa BaLạt, lượng vật chất đưa qua cửa ra biển mỗi năm là 19,9 triệu tấn TSS, 240 nghìn tấn COD, 128 nghìn tấn nitơ, 21 nghìn tan phospho, gần 13 nghìntấn dầu mỡ, 2546 tấn kim loại nặng và 0,5 tấn hợp chất bảo vệ thực vật cơ clo Tuy nhiên, các kết quả này chỉ mang tính bán định lượng, số liệu chưaphản ánh đúng bản chấtvận chuyển vậtchất và chất ô nhiễm của khu vực
‘Bức tải môi trường vịnh Hạ Long - Bái Tử Long ” của tác giả Trần Đức Thạnh đãchỉ ra rằng các chất gây ô nhiễm vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long qua hai nguồn chính là: rửa trôi các nguồn ô nhiễm (nguồn tập trung và nguồn phân tán) trên đất liền qua hệ thống sông suối, lạch triều đưa ra vịnh và đổ trực tiếp (100%) các chất gây ônhiễm vào vịnh từ các hoạt động của dân cư, khách du lịch và đầm nuôi thuỷ sản ởsát bờ hoặc nuôi lồng bè trên vịnh Kết quả tính toán ở phần nàylà tải lượngchất gây
ô nhiễm tối đa có khảnăngđưa vào vịnh từ việc rửa trôi các nguồn ô nhiễm tậptrung
và các nguồn thải trực tiếp trong khu vực nghiên cứu Hiện tại, việc quản lý, kiểm
Trang 25soát các nguồn ô nhiễm (đặc biệt làngành than) chưa hiệu quả, hầu hết các nguồn ô nhiễm chưa được xử lýtrước khixả ra môitrường Kết quảtính toán chỉ rarằngtrungbình hàng năm vịnh Hạ Long tiếp nhận tải lượng ô nhiễm từ các nguồn sinh hoạt,công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoạt động tàu bè là 25.312,7 tấn/nămCOD, 12.003,6 tấn/năm BOD5, 1.783,3 tấn/năm Nito tổng, 710,6 tấn/năm Phốt photổng, các kim loạinặng như Asen 0,03432 tấn/năm,thủy ngân 0,00624 tấn/năm, chì 3,59136 tấn/năm, chất rắn lo lửng 37.867 tấn/năm, dầu 273 tấn/năm.
ra các giải pháp phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát nguồn thải, pháttriển cácchính sách quản lý nguồn thải vào đầm Cù Mông, tỉnh Phú Yên
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 26Mỹ, xã Xuân Cảnh đến thôn Hòa Thạnh, xãXuân Hòa; chiều rộng trung bình đầm khoảng 1,9 km.
Đầm Cù Mông có diện tích mặt nước khoảng 2.ố55ha, thông ra biển qua một cửaphía Nam, rộng khoảng 400m Đầm Cù Mông cách trung tâm thànhphố Tuy Hòa khoảng 45km (tính theo đường chim bay) [ 14]
Hình 1.1 Bản đồ phạm vi khu vực đầm Cù Mông
ỉ 3 ỉ 2 Địa hình
Đầm CùMông nằm trong vùng có địa hình phức tạp và chia cắt mạnh, có nhiều dãy núi ăn ra biển Đầm có diện tích lưuvực khoảng 21.055 ha [14], bao gồm ố xã phía
Trang 27Bắcthị xã Sông cầu là: Xuân Hải, Xuân Thịnh, Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Cảnh
vàXuân Hòa
Phía Tây đầm là các dãy núi có sườn dốc vàphía Đôngcủa đầm làmộtbán đảo gồm
2 xã Xuân Hải và Xuân Hòa Trên bán đảo phía Đông này cũng có nhiều bán đảo nhỏ như: Bàn Than, Tuy Phong, Vịnh Hòa, Xuân Thịnh và núi cao như Hoà An (cao 125m), núi ô Gà(cao 136m), núi Hòn Tác(cao 358m),
Mộtkiểu biến đổi địa hình nữa ỏ khu vực bờ đụn cátở Đông Bắc và Đông Nam đầm
Cù Mông Tạinhững nơi này xưa kiavốn làbiển, phíangoài biển làcác đảo(các đảo
đóthuộc địabàn các thôn của xã Xuân Hoà và thôn Vinh Hoà, xã Xuân Thịnh) Hoạtđộng thuỷ động lực vun cát từ đáybiển lên thành các doi cát có hướng từ đất liền ra đảo Sau nhiều năm, doi cát phát triển nối liền dính liền với đảo thành kiểu doi nốiđảo (Tombolo) tạo thành các bán đảo như ta thấy hiện nay Hiện tại, bờ đụn cát Bắc đầm Cù Mông (thôn 2, xã Xuân Hải) đã xảy ra hiện tượng sạt lở mạnh ở phía mặt biển
ỉ 3.1.3 Khí hậu
Khu vực đầm Cù Mông mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởngcủa khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, khí hậu chia làm 2 mùa, mùa khô kéodài từ tháng 1 đến tháng 8; mùa mưatừ tháng 9 đến tháng 12
- Nhiệt độ: Khu vực đầm Cù Mông cónhiệt độ tháng biến đổi từ21 - 3 l°c Nhiệt độtrung bình năm 26,5°c, nhiệt độ trung bìnhtối cao 29,0°C và nhiệt độ trung bìnhtối thấp là 14,0°C
- Lượngmưa: Theo số liệu của trạm đo mưaCù Mông thì lượngmưa trung bình hàngnăm khoảng 1.600 - 1.800mm, số ngày mưa khoảng 70 - 80 ngày Lượng mưa phân
bố không đều,các thángcó lượngmưa lớn là tháng 9 đến tháng 12, chiếm 76% lượng mưa năm Từ trung tuần tháng4 đến tháng 6 có mưa tiểu mãn, lượng mưa khoảng 60
- lOOmm/tháng
- Nắng: Số giờnắng2.461 giờ/năm, số giờ có nắngtrong ngày kéodài từ 11 - 13 giờ
Trang 28- Gió, bão: Trong mùa khô từ tháng 4 đến tháng8 hướnggió thịnh hành là hướng Tây -Tây Nam, tốc độ lớn nhất đạt 20m/s Trong thời gian này thường xuất hiện giông,gió giật cấp 3 - cấp 4.Trong mùamưa(tháng 10 -tháng 12), gióthịnh hành có hướng ĐôngBắc, tốc độ 10 - 15m/s; khi có áp thấp nhiệt đới và bão tốc độ gió cóthể lên đến 36m/s Tần suất xuất hiện cáccon bãothấp, khoảng 1%.
- Nuôi trong thuỷ sản
Nuôi trồngthủy sản (NTTS)là ngành kinh tế quan trọng của thị xã Sông cầu và thu hút được lực lượng lao động lớn đang tham gia Tôm hùm là đối tượng nuôi
có giá trị kinh tế, nuôi tômhùm lồng ở Phú Yên phát triển từ những năm 1990, đến nay đã phát triển mạnh đưa vùng nuôi tôm hùm vịnh Xuân Đài và đầm CùMông trở thành vùng nuôi tập trung, trọng điểm của tỉnh mang lại lợi ích đáng
kể chongườinuôi tôm hùm trong vùng
Diện tích đất mặn và nhiễm mặn đã được sử dụng vào sản xuất NTTS, tuy bướcđầu đã tạo ra khối lượng sản phẩm đáng kể và tăng thu nhập cho nông hộ,nhưng
do phát triển thiếuquy hoạch, thiếu thiết kếchi tiết, một số ao nuôi tômđãphá đi các khu rừng ngập mặn như rừng đước, sú vẹt ở xãXuân Lộc, Xuân Hòa, XuânCảnh và Xuân Hải Vì vậy đã tác động rất lớn đến hệ sinhthái ven bờ, hiện tượng mấtcânbằng sinhthái bước đầu đã gây thiệt hại cho ngườisản xuất, sự xuấthiệnnhững khu vực bị ô nhiễm cục bộ, những bệnh lạ làm chếthàng loạtcác vậtnuôitrongnhững năm gần đây
Trang 29Trong khi nuôi tôm sú gặp khó khăn thì nuôi tôm hùm lại pháttriển Do mật độ lồng nuôi khá cao, hình thức nuôi đơn giản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên lượng thức ăn thừa cũng như kỹ thuật chăm sóc đã làm mức độ ô nhiễm trong khu vực nuôi tăng lên nhanh, gây ô nhiễm một số vùng nuôi trọng điểm Trong những năm gần đây, bệnh tôm hùm đã phát sinh ở các vùng nuôi tập trung làm năng suất giảm lớn, từ 30 - 40% so với trước đây, hiệu quả nuôi tôm hùm lồng giảm Ngoài nuôi tôm sú và tôm hùm, ở Sông cầu nói chung và đầm Cù Mông nói riêng còn nuôi cá mú lồng, nuôi ghẹ, song với số lượng còn ít, sản lượngkhông đáng kể (hàng năm sản lưọng cá mú thu được khoảng 18 tấn ở đầm CùMông vàvịnh Xuân Đài) Riêng rau câu trong2 năm gần đây có bước phát triển với diệntíchhàng trăm ha và sản lượngthuhoạch tươngđối cao.
Tổng diện tích ao, đìa được đưa vào thả nuôi các loại hải sản năm 2018 ước đạt
658 ha, đạt 109,7% kế hoạch năm và bằng 99,2% so cùng kỳ NTTS mặt nướcbiển tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bệnhtrêntôm hùm vẫn xảy ra ở tấtcảcác vùngnuôi với tỷ lệ chết trungbình khoảng 10 - 15%tổng đàn Tổng số lồng tôm hùmthịt hiện tại đang có trênmặt nước (đầm, vịnh) là55.315 lồng , tăng 90,7% so với cùng kỳ; tổng số lồng ươm tôm hùm giống là 2.749 lồng Hiện tại, đã thu hoạch30.5 87 lồng tôm hùm thịt các loại với sản lượng 1.204 tấn Nuôi cá bóp ước khoảng 800 lồng, cá mú 1.200 lồng Toàn thị xã hiện có 3.794 hộ NTTS lồng, bè với 1.921 bènổi [15, 16]
Công tác quảnlý nhà nước vềNTTS mặtnước biển gặp nhiều khó khăn, để xảy
ra tìnhtrạng nuôi tựphát,khôngtheo quy hoạch,chưa kiểm soátđược sự gia tăng
số lượng lồng nuôi, dẫn đến tình trạng thả nuôi tràn lan, số lượng lồng nuôi tăng nhanh và vượt nhiều lần so với quy định
- Đánh bắt hải sản
Đầm Cù Mông có các nghề khai thác như: rê, kéo lưới, lưới vây, lưới kéo tôm, lưới vó, câu Trong đó nghề kéo lưới chiếm tỷ trọng lớn Tổng số tàu thuyền và
Trang 30công suấttàu thị xã Sông cầu nói chung và đầm Cù Mông nói riêng ngày càngtăng.
Trong những năm trước đây, các hộ dân nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sảntại đầm Cù Mông có thu nhập cao Các hộ đánh bắt thuỷ sản tại Sông cầu có thu nhập bình quân từ 50 -70 triệu đồng/hộ/năm, trong khi các hộ nuôitrồng có thunhập bình quân đến 80 - 100 triệu đồng/hộ/năm, cá biệt có hộ thu nhập vài batrăm triệu/năm Tuy nhiên do sự khai thác quá mức, không có kế hoạch, đã dẫn tới suy giảmnguồn lợi thuỷ sản và suy thoái môi trườngnước vùng vịnh
- Nông nghiệp
Tổng giátrị sản xuấtngành ngư nông - lâm năm 2018 ước đạt 2.081.695 triệuđồng, đạt 99,71 % so với kế hoạchvàtăng 3,49 % so với năm 2017 [ 15].Ke hoạchtáicơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng triển khai,năngsuấtmột
số cây trồngcơ bản ổn định Tổng diệntích lúa gieo trồng các vụ trongnăm 2018 ước đạt 2.196 ha, bằng 98,1% so với cùngkỳ; năng suất bình quằn 36,1 tạ/ha, sảnlượng 7.927 tấn Diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp khác cơ bản ổnđịnh Vậnđộngnhân dân chuyển 50 hađất lúa kém hiệu quả sang trồng câyhàngnăm khác (trong đó : ngô 15 ha, đậu phụng 05 ha, đậu các loại 05 ha, rau 25 ha) Triển khai các môhình hỗtrợ phát triển sản xuất thuộc Chưong trình Nông thônmới
- Diêm nghiệp
Thị xã Sông cầu có diện tích sản xuất muối lớn với khoảng gần 200 ha Trong
đó ở lưuvực đầm Cù Mông, hai xã Tuyết Diêm - Xuân Bình có 132 ha, hai xãXuân Cảnh và Xuân Lộc có 16,08ha Đây làvùng sản xuất muối nằm gần quốc
lộ 1A nên rất thuận lợicho việc lưu thông tiêu thụ muối
Muối Sông Cầucó chất lượng tốtvà có được thị trườngtiêu thụ rộng gồm nhiều địa bàn như Quảng Nam,Đà Nang,Quảng Ngãi, Kon Turn, Gia Lai Tuy nhiên,
cơ sở hạtầng vùng sản xuấtmuối còn kém và xuống cấp, phương pháp sản xuất
Trang 31muối chưacải tiếnđược cho nênchi phí sản xuấtcao dẫn đến lợi nhuận của hoạt sản xuấtnày cònthấp.
Sản lượng muối trong năm2018 ước đạt 12.000 tấn, trong đó muối sạch 700 tấn (gấp 3,87 lần so với cùng kỳ) [15] Niên vụ 2018 đã đầu tư thêm 01 ha mô hìnhmuối trải bạc (Tuyết Diêm), nâng tổng số diện tích sản xuất muối trải bạc lên 5ha; đồng thời đã hoàn thành thủ tục đề nghị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ thêm 03 ha mô hình muối trảibạc
- Thương mại - dịch vụ
Hoạt động kinhdoanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tưnhân phát triển rộng khắp Thương mại tư nhân ngày càng phát triển thay thế cho thươngmại quốc doanh đáp ứng phần lớn nhucầu lưu thông hàng hóa trênđịa bàn
Hệ thống các điểm chợ cùng với các điểm kinhdoanh dịch vụ tổng hợp, đã đápứng tươngđối đủchonhucầu về cung cấp nhuyếuphẩm, vật tưphục vụ sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng hóa nông sản của nhân dân trong thị xã
về cảnh quan có Đầm Cù Mông: Có nhiều bãi tắm đẹp, độc đáo gồm: Bãi Bàng,Bãi Rạng ởthôn 2 xã Xuân Hải, Bãi Nồm xã Xuân Hoà, bãi Vịnh Hòa, Bãi Từ Nham,bãi Vũng Quangthuộc xãXuânThịnh, BãiTràm xãXuânCảnh, Bãi Ôm
xã Xuân Phương, Hiện có một số dự án du lịch đã khai thác, đang lập thủ tụcđầu tư như: Khu du lịch vui chơi nghĩ dưỡng Seaside Resorts, Khu du lịch sinhthái biểnđảo, khu vui chơi giải trí và trạm dừng chân, lưu trú ngắn ngày cho các đoàn kháchnước ngoài, Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm, Vịnh HòaEmerald BayResort,
Qua điều tra khảo sát năm 2018, trên địa bàn thị xã có 67 doanh nghiệp kinhdoanh thương mại dịch vụ đang hoạtđộng ổn định (06 doanh nghiệp nhà nước
và61 doanh nghiệptư nhân)
Tổng giá trị sản xuấtngành thương mại - Dịch vụ năm 2018 ước đạt 6.744.592triệu đồng, đạt 100,25 % so với kế hoạchvà tăng22,05 % so với năm 2017 Tổng
Trang 32mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2018 ước đạt2.376.992 triệuđồng, đạt 102,2%so với kế hoạch và tăng 13,4 % so với cùngkỳ, trong đó: Kinhtếnhànước 256,070 triệu đồng , kinh tế tư nhân 920.000 triệu đồng , kinh tế có thể 1.199.132 triệu đồng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.790 triệu đồng [15].
Tổng lượt kháchdu lịch đến thị xãước khoảng 317.000 lượt người, tăng 1,11%, trong đó khách quốc tế khoảng 4.260 lượt người, tăng 42% so với năm 2017 Doanhthu du lịch khoảng 47,6 tỷ đồng, tăng 21,4%; có 46 cơ sở lưu trú, tăng 6
cơ sở so với năm 2017, với 402 phòng, công suất sử dụng phòng trung bình 70%
Số người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch là 1.500 người, tăng 20,3% so với năm2017 [15]
Trang 33CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Kiếm kê và dự báo các nguồn thải vào đầm Cù Mông
- Xác định các nguồn thải chính vào đầm Cù Mông
- Đánh giáchấtlượng nước mặt đầm Cù Mông
- Tính toán tải lượng chất thải từ các nguồn phát sinh vào đầm Cù Mông và dự báo đến năm 2030
2.1.2 Đánh giá công tác quản lý nguồn thải tại đầm Cù Mông
Học viên sẽ tiến hành đánh giá cụ thể về cách thức quản lý, các cơ chếchính sáchđược áp dụng, năng lực quản lý, quy hoạch, truyền thông để quản lý dầm Cù Mông
ở hiện tại
2.1.3 Đưa ra các gìảỉ pháp quản lỷ môi trường và phát triển bền vững tạì đầm Cù Mông
- Giải pháp về cơ chế và chính sách
- Giải pháptăng cường năng lực quản lý
- Địnhhướng quy hoạch và phân chiahạn mức phát thải cho cácngành
- Quản lý tổng hợp vùng bờ
- Giám sát, kiểm tra và thanh tra các nguồn thải đưavào đầm
- Hoàn thiện bộ quy chuẩn chất lượng môi trường
- Tuyên truyền và nâng cao nhậnthức cộng đồng
2.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Cách tiếp cận
Để thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành các bướctheo sơ đồ sau:
Trang 34Hình 2.1 Sơđồmô tả tổng quanvềnội dung nghiên cứuHọc viên đã tiến hành nghiên cứu, sàng lọc và điều tra các hoạt động kinh tế -xãhội(KT-XH) chủ yếu củathị xã Sông cầu như hoạt động nông nghiệp, hoạtđộng phát triển đô thị vàcác khu dân cư để nắm được tình hình phát triển KT-XH của Thị xã Sauđó học viên tiến hànhkhảo sát các nguồn ô nhiễm phát sinh vào đầm CùMông.Dựa trên cơ sở số liệu thu thập tại địa phương về dân số, số lượng tàu thuyền, sản lượng nuôi trồng thủy sản, số lượng đàn gia sức, gia cầm, lưu lượng vànồng độ các chất thảitrong nước thải công nghiệp từ đó tính toán tải lượng ô nhiễm từcác nguồn thải phát sinh tại thị xã sồng cầu cũng như tải lượng ồ nhiễm đồ vào đầm cù Mồng.
Dựavào tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm thị xã Sông cầu để dựbáo tải lượng ônhiễm
từ hoạt động sinh hoạt - dịch vụ đến năm 2030; dựa theo cácbáo cáo quy hoạch, nuôi trồngthủy sản địa phương dự báo tăng trưởng hàng năm để dự báotải lượng ônhiễm
từ hoạt động nuôi trồng thủy sảnđến năm 2030, dựa theo các báo cáo quy hoạchchănnuôi địa phương dự báo tang trưởng hàng năm để dự báo tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi đến năm 2030, dựa theo cácbáo cáo quyhoạch, ngành côngnghiệpđịa phương dự báo tăng trưởng hàng năm để dự báo tải lượng ô nhiễm từhoạtđộng
Trang 35công nghiệpđến năm2030; dựa theo các báo cáoquy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất dândụng để dự báo tải lượng ô nhiễm từ rửa trôi đất đến năm 2030.
Đánh giá công tác quản lý môi trường tại thị xã Sông cầu cũng như quản lý nguồn thải vào đầm Cù Mông
Đe xuất các giải pháp quản lý môi trường và pháttriển bền vững tại đầm Cù Mônggồm các nhóm giải pháp:
- Giải pháp về co chế và chính sách
- Giải pháptăng cường năng lực quản lý
- Địnhhướng quy hoạch và phân chiahạn mức phát thải chocác ngành
- Quản lý tổng hợp vùng bờ
- Giám sát, kiểm tra và thanh tra các nguồn thải đưa vào đầm
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2 ỉ Phương pháp ke thừa
Thu thập và tổng hợp số liệu,tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội, chế độ thủy văn, hiện trạng môi trường, niên giám thốngkê Phưong pháp này giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian nghiên cứu Tất cả các tài liệu thu thập được khi đi điều tra, khảo sát sẽ được xây dựng thành hệ thống
dữ liệu của đềtài
2.2.2.2 Phương pháp thu thập sổ ỉiệu
Phưong pháp nàyđược sửdụng chủ yếu trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ,thu thập các thông tin, tư liệu liên quan đến việc đánh giásức tải môi trường ở các thủy vựcven bờ biển (vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông) từ các nguồn khác nhau như các Tổ chứctrên thế giới; các viện, trường; các Sở ban ngành tỉnh Phú Yên, theo nhiều cáchkhác nhau
Trang 362.2.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa được sử dụng để xác định rõ các đối tượng có khả năng gâyô nhiễm, thu thập các số liệu, tài liệu về hiện trạng xả thải của các đốitượng gây ô nhiễm nhằm phục vụ tínhtoán tải lượng thải
Mục đích của điều tra, khảo sátthực địa nằm đánh giá mức độảnh hưởng của các đốitượng đến môi trường trong đầm
Nội dung điều tra, khảo sát các thông tin về hoạt động KT-XH (hoạt động nông nghiệp, hoạt động phát triển đô thị và các khu dân cư để nắm được tình hình phát triển KT-XH của Thị xã) Thông tin về xã hội họcnhư: dân số, số lượng tàu thuyền,sản lượng nuôi trồng thủy sản, số lượng đàn gia súc, gia cầm, lưu lượng và nồng độcác chất thải trong nước thải công nghiệp từ đó tính toán tải lượng ô nhiễm từ cácnguồn thải phátsinh tại thị xã Sông cầu cũng như tải lượng ô nhiễm đổ vào đầm CùMông
Điều tra, khảo sát chi tiết tạicác khu vực: Nuôi trồng thủy sản ven biển, các nhà máy,khu kinh tế, công nghiệpven biển,các hải cảng/nhà máy đóng tàu, các vùng khai tháckhoáng sản ven biển, các khu đô thị vàdân cư tậptrung ven đầm, các khu du lịch -dịch vụ ven biển, thu thập các hìnhảnh để làm tư liệu
2.2.2.4 Phương pháp xử ỉý sổ liệu
Phương pháp này được thực hiện nhằmtrìnhbày, xử lý những số liệu sau khi đã phân tích và thu thập được để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế đó, rút ra được nhữngnhận xét và kết luận khoa học, khách quan
Đe tài sử dụng phần mềm Excel đểthống kê Mục đích sử dụng làsànglọc số liệu và
so sánh các giátrị trung bình từ các chuỗi số liệu phân tích và khảo sát
Kết quả phân tích mẫu và tính toán sẽ được phân tích và đánh giá thông qua việc so sánh với các QCVN hiện hành hoặccác tiêu chuẩn ngành:
Trang 37- Dựa trên các số liệu điều tra, thống kê được sẽ tiến hành phân tíchchọn lọc các số liệu phù hợp, từ đó sẽ tổng hợpđể có hệthống số liệu hoàn chỉnh.
- Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu, phân tích so sánh các số liệu thu thậpđược tổng hợp lại thành một bài báo cáo hoàn chỉnh theo đúng những nội dung đãxác định ởtrên
2.2.2.5 Phương pháp kiểm kê và dự báo nguồn thải
Để tiến hành đánh giá các nguồn thải tại khu vực đấtliền ven đầm và vùngnước đầm
Cù Mông, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính tải lượng chất thải từ 05 nguồn chính, cụ thể: sinh hoạt - dịch vụ; nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi; hoạt động côngnghiệpvà nguồn thảido rửa trôi đất trong khu vực
a Tải lượng từ hoạt động công nghiệp:
- Lưu lượng nước cấpchocông nghiệp được tínhtoán như sau:
Qcấp công nghiệp — a X Qcấp sinh hoạt (2 — 1)Trong đó, a là tỷ lệ cấp nước công nghiệp so với nước sinh hoạt (tham khảo tại TCXDVN 33:2006- cấpnước- mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩnthiết
kế và Quyhoạch cấp nước của địaphương)
- Lưu lượng thải trung bình của hoạt động côngnghiệp thường đượctính bằng 80% lượng nước được cấp cho ngành này (theo Điều 51 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ)
Qcông nghiệp thải — Qcấp công nghiệp X 80% (2 — 2)
- Qcông nghiệp thải: lưu lượngnước thải công nghiệp trung bình của cơsở(m3/ng.đ)
- Qcấp công nghiệp: Lưu lượng nước thải trung bình tính trên diện tích khu côngnghiệp (m3/ha.ng.đ)
- Tải lượng chất ô nhiễm trongnước thải công nghiệp
Trang 38Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đượctính toán dựa vào lưu lượngnước thải và nồng độchấtônhiễm trung bình trongnước thải công nghiệp Cụthể như sau:
Li = Ci X Qcông nghiệp thải (2 — 3 )
- Li(kg/ngày):Tải lượng chất ô nhiễm tính chothông số itrong nướcthải công nghiệp
- Ci (kg/m3): Nồng độ trung bìnhcủa thông số chấtchỉ thị i
- Qcông nghiệp thải (m3/ngày): Lưu lượngnướcthảicôngnghiệptrung bình của co sở
b Tải lượng từ hoạt động nông nhiệp:
Hoạt động chăn nuôi chủ yếu tập trung chăn nuôi trâu, bò và lợn Dựa trên số liệu thống kê về chăn nuôi ở các địa phưong và hệ sốô nhiễm theo WHO (1993) để tínhtoán lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các loại hình ỏ từng địa phưong (Hệ số ônhiễm do động vật nuôi thải vào môi trường củaWHO)
Bảng 2.1 Hệ số ô nhiễm do động vật nuôi thải vào môi trường theoWHO (1993)
c Tải lượng từ nuôi trồng thủy sản:
Trang 39Bảng 2.2 Hệ số phát thải từ nuôi thủy sản [20]
d Tải lượng từ khu dân cư - đô thị, du lịch - dịch vụ:
Tải lượng này được tính dựa trên tổng số dân cư trong khu vực và đơn vị tải lượng ônhiễm sinh hoạt.Đơnvịtải lượngônhiễm đượctham khảotheo tài liệu của Alexander
p(WHO), 1993 (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Tải lượng thải sinh hoạt bình quân từ khu vực đô thị [20]
Chất thải Tải lượng thải đon vị
Trang 40Qdc=PxQ1xlO-3(2-4)Trong đó: Qdc: Tải lượng thải từ dân cư (tấn/năm).
P: Dằn sốcác thành phố, quận/huyện/thị xã (người)
Qi: Đơn vị tải lượngchất thải sinhhoạt của chất thải (kg/người/năm)
e Tải ỉượng từ nguồn rửa trôi đất:
Tải lượng ô nhiễm do rửa trôi đất được tính dựa trên số liệu về diện tích sử dụng đất các loại, số ngày mưa trung bình năm trong khu vực và hệ số phát thải ô nhiễm do rửa trôi từ các kiểu sử dụng đất ởbảng sau:
Bảng 2.4 Hệ số phát thải ô nhiễm do rửa trôi đất (kg/km2/ngày mưa) [21,11]
f Ước tính tải ỉượng chất thải đưa vào thủy vực (đầm Cù Mông):
Tải lượng ô nhiễm đưa vào từng khu vực củanhóm nguồn phát sinh ở khu vực ven
bờ được tính dựa trên tình hình thực tế quá trình giảm thiểu chất thải trong khu vực
Ước tính tổng tải lượng ô nhiễm đưavàokhu vực nghiêncứu từ các nguồn khác nhau
có thể sử dụng công thức sau:
XQij=EQij phát sinh X Rịj X (1 - Hij) (2 — 5)