1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp - Đỗ Thị Hà Thương

245 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TS Đỗ Thị Hà Thương - PGS.TS Nguyễn Đức Trung (Đồng chủ biên)

Năm 2021

GIÁO TRÌNH

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính doanh nghiệp là các hoạt động liên quan đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận từ đó tối đa giá trị doanh nghiệp Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, mỗi quyết định tài chính của doanh nghiệp luôn gắn với mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro nghĩa là lợi nhuận kỳ vọng cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cao từ đó tác động đến sự tăng giảm lợi nhuận cũng như tăng giảm giá trị doanh nghiệp Chính vì vậy, nhà quản lý tài chính cần phải cân nhắc mọi khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp

Nhằm cung cấp nền tảng kiến thức về tài chính doanh nghiệp cho sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nói chung, nhóm tác giả đã biên soạn hai cuốn giáo trình gồm Tài chính doanh nghiệp và Quản trị tài chính doanh nghiệp, trong đó:

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp bao gồm sáu chương lý thuyết với các nội dung: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp; Giá trị theo thời gian của tiền; Lợi nhuận và rủi ro; Chi phí sử dụng vốn; Cơ cấu vốn; Đòn bẩy của doanh nghiệp và một chương hướng dẫn sử dụng Excel trong tài chính doanh nghiệp

Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp gồm năm chương với các nội dung: Quản trị tài sản ngắn hạn; Hoạch định ngân sách vốn đầu tư; Nguồn tài trợ; Chính sách cổ tức và Kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp

Mỗi chương đều được kết cấu thành năm phần chính gồm mục tiêu, nội dung kiến thức, tóm tắt chương, các bài đọc thêm, các câu hỏi ôn tập và bài tập

Trong mỗi nội dung trình bày đều có các ví dụ minh hoạ để người đọc thuận tiện ôn tập và tham chiếu với các bài đọc thêm nhằm mở rộng kiến thức cũng như theo đuổi mục tiêu học tập suốt đời Các ứng dụng thực tiễn được thiết kế gần gũi để minh họa các vấn đề lý thuyết nhằm giúp người đọc dễ dàng áp dụng

Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp do tập thể giảng viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, gồm có:

1 PGS.TS Nguyễn Đức Trung chủ biên và biên soạn chương 1 và 4; hiệu đính chương 1, 3, 4 và 5

2 TS Đỗ Thị Hà Thương chủ biên và biên soạn chương 1, chương 4; hiệu đính chương 1, 2, 3, 4 và 5

Trang 3

1, 2, 3, 4 và 5

4 NCS ThS Trần Minh Tâm biên soạn chương 5

Trong quá trình biên soạn, giáo trình không thể tránh khỏi các thiếu sót Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Tập thể tác giả

Trang 5

1.1.3 Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho 3

1.1.4 Mục tiêu quản trị hàng tồn kho 4

1.1.5 Mô hình quản trị hàng tồn kho 4

1.2 QUẢN TRỊ TIỀN 11

1.2.1 Động cơ nắm giữ tiền 12

1.2.2 Các chi phí liên quan đến giữ tiền 12

1.2.3 Mô hình xác định số dư tiền tối ưu 13

1.2.3.1 Mô hình Baumol 13

1.2.3.2 Mô hình Miller – Orr 16

1.2.4 Quản lý quá trình thu – chi tiền 19

1.2.4.1 Tăng tốc độ thu tiền 19

1.2.4.2 Giảm tốc độ chi tiền 19

1.3 QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU 20

1.3.1 Chính sách bán chịu 20

1.3.1.1 Tiêu chuẩn bán chịu 20

1.3.1.2 Điều khoản bán chịu 21

1.3.1.3 Hạn mức bán chịu 22

1.3.1.4 Chính sách thu hồi nợ 22

1.3.2 Đánh giá thay đổi trong chính sách bán chịu 23

1.3.2.1 Thay đổi tiêu chuẩn bán chịu 25

1.3.2.2 Thay đổi thời hạn bán chịu 26

1.3.2.3 Thay đổi tỷ lệ chiết khấu thanh toán 26

1.3.3 Giám sát nợ phải thu 27

1.3.3.1 Thời gian thu tiền bán chịu 28

1.3.3.2 Phân tích tuổi của nợ phải thu 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31

Trang 6

Bài đọc thêm thứ nhất: 32

Bài đọc thêm thứ hai: 33

Bài đọc thêm thứ ba: 36

CÂU HỎI ÔN TẬP 39

2.1.1.2 Các dạng quyết định đầu tư dài hạn 46

2.1.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn 46

2.1.1.4 Quy trình ra quyết định đầu tư dài hạn 48

2.1.2 Dự án đầu tư 49

2.1.2.1 Khái niệm 49

2.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư 49

2.1.3 Mục tiêu của hoạch định ngân sách vốn đầu tư 50

2.2 HOẠCH ĐỊNH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN 51

2.2.1 Nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án 51

2.2.2 Quan điểm tiếp cận dòng tiền của dự án 55

2.2.3 Phương pháp ước lượng dòng tiền dự án 57

2.3 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 64

2.3.1.Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng 65

2.3.1.1 Khái niệm 65

2.3.1.2 Phương pháp tính 65

2.3.1.3 Lựa chọn dự án theo NPV 66

2.3.1.4 Đánh giá NPV 66

2.3.2 Tiêu chuẩn tỷ suất hoàn vốn nội bộ 67

2.3.4 Tiêu chuẩn chỉ số sinh lời 72

2.3.4.1 Khái niệm 72

2.3.4.2 Phương pháp tính 73

2.3.4.3 Lựa chọn dự án theo PI 73

2.3.4.4 Đánh giá PI 73

2.3.5 Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn và thời gian hoàn vốn chiết khấu 73

2.4 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 77

2.4.1 Đánh giá dự án đầu tư trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn 77

Trang 7

2.4.2 Các dự án đầu tư không đồng nhất về thời gian 79

2.4.3 Lựa chọn dự án đầu tư khi có mâu thuẫn giữa NPV và IRR 81

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 83

Bài đọc thêm thứ nhất: 84

Phân tích rủi ro của dự án đầu tư 84

Bài đọc thêm thứ hai: 87

Vận dụng đường chi phí cận biên và đường cơ hội đầu tư trong lựa chọn dự án đầu tư 87Bài đọc thêm thứ ba: 89

Vấn đề đạo đức trong đánh giá dòng tiền của dự án đầu tư 89

Bài đọc thêm thứ tư: 90

Đánh giá dòng tiền của dự án trong điều kiện lạm phát 90

Bài đọc thêm thứ năm: 92

Một vài cạm bẫy khi sử dụng IRR trong lựa chọn dự án đầu tư 92

CÂU HỎI ÔN TẬP 97

BÀI TẬP 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Chương 3 105

NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 105

3.1 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ 105

3.1.1 Nhu cầu vốn 105

3.1.2 Phân loại các nguồn vốn (Classification of sources of funds) 107

3.1.3 Các nguồn tài trợ (Sources of finance) 110

3.2 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGUỒN VỐN 126

3.3 CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 128

3.3.1 Chiến lược tài trợ thận trọng (Conservative policy) 130

3.3.2 Chiến lược tài trợ linh hoạt (Aggressive policy) 131

3.3.3 Chiến lược tài trợ phòng ngừa rủi ro (Hedging policy) 132

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 137

Bài đọc thêm thứ nhất: 138

Các doanh nghiệp có nên dựa quá nhiều vào nguồn vốn nội bộ không? 138

Bài đọc thêm thứ hai: 140

Trang 8

4.2 CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA THU NHẬP CHO CÁC CỔ ĐÔNG 151

4.2.1 Chia cổ tức bằng tiền 151

4.2.2 Chia cổ tức bằng cổ phiếu 153

4.2.3 Trả cổ tức bằng tài sản khác 155

4.2.4 Chia cổ tức bằng tiền và mua lại cổ phiếu 155

4.2.5 Chia cổ tức bằng cổ phiếu và tách cổ phiếu 157

Bài đọc thêm thứ hai: 180

Bài đọc thêm thứ ba: 182

Bài đọc thêm thứ tư: 184

Bài đọc thêm thứ năm: 186

Bài đọc thêm thứ sáu: 189

CÂU HỎI ÔN TẬP 191

BÀI TẬP 192

TÀI LIỆU THAM KHẢO 195

Chương 5 196

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH 196

5.1 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 196

5.1.1 Mục tiêu 196

5.1.2 Quy trình lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp 197

5.2 DỰ BÁO DOANH THU 197

5.2.1 Các cơ sở dự báo doanh thu 197

5.2.2 Các phương pháp dự báo doanh thu 199

5.3 LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN 208

5.3.1.1 Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu 208

Trang 9

5.3.1.2 Phương pháp trực tiếp 210

5.3.1.3 Phương pháp kết hợp 210

5.3.2 Dự kiến nhu cầu vốn huy động thêm (Additional Funds Needed – AFN) 211

5.3.3 Lập bảng cân đối kế toán dự kiến 213

5.3.3.1 Lập bảng cân đối kế toán sơ bộ 213

5.3.3.2 Điều chỉnh bảng cân đối kế toán 215

5.3.3.3 Dự kiến nguồn tài trợ và hoàn chỉnh bảng cân đối kế toán dự kiến 218

Trang 10

Hình 1.5 Mô hình Miller - Orr 17

Bảng 1.2 Tuổi của khoản phải thu 29

Hình 1.6 Số ngày phải thu bình quân của các ngành năm 2019 36

Hình 1.7 Lợi nhuận và dòng tiền hoạt động kinh doanh của HBC 37

Hình 1.8 Chỉ số P/E của các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực xây dựng 38

Bảng 2.3 Bảng tính dòng tiền dự án thay thế 63

Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NPV và IRR 68

Hình 2.2 Đồ thị minh họa NPVC, NPVD, r và rc 82

Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn đường MCC và đường IOS 88

Hình 2.4 Các đồ thị minh họa cạm bẫy IRR đa trị 95

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn sự biến động của nhu cầu vốn của doanh nghiệp theo thời gian 106

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn chiến lược tài trợ thận trọng 130

Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn chiến lược tài trợ linh hoạt 132

Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn chiến lược tương xứng kỳ hạn 133

Hình 4.1 Quy trình chi trả cổ tức 159

Hình 4.2 Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam và giá dầu thế giới qua các năm 186

Hình 4.3 Tình hình kinh doanh PVD qua các năm 187

Hình 4.4 Giá cổ phiếu PVD qua các năm 188

Hình 4.5 Biểu đồ giá cổ phiếu Microsoft giai đoạn 1985-2020 190

Hình 4.6 Lịch sử chi trả cổ tức Microsoft giai đoạn 2003-2020 190

Bảng 5.1 Doanh thu của công ty B giai đoạn 2017 – 2021 200

Bảng 5.2 Dự báo doanh thu cho công ty HT theo phương pháp bình quân di động 201

Bảng 5.3 Dự báo doanh thu cho công ty HT theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn 204

Bảng 5.4 Dự báo doanh thu cho công ty HT theo phương pháp Brown 206

Bảng 5.5 Dự báo doanh thu cho công ty HT theo phương pháp Holt 207

Trang 11

Bảng 5.6 Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến cho công ty MT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu 209 Bảng 5.7 Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến cho công ty MT theo phương pháp kết hợp 211 Bảng 5.8 Bảng cân đối kế toán sơ bộ cho công ty MT 214 Bảng 5.9 Doanh thu, hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng của công ty MT cho giai đoạn 2016 – 2020 217 Bảng 5.10 Bảng cân đối kế toán dự kiến điều chỉnh của công ty MT 218 Bảng 5.11 Bảng cân đối kế toán dự kiến của công ty MT cho từng phương án tài trợ 219 Bảng 5.12 Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam 221

Trang 13

QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN

Chương 1 giới thiệu cho người đọc các nội dung cơ bản trong quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp với ba nội dung chủ yếu gồm quản trị hàng tồn kho, quản trị tiền và quản trị khoản phải thu Chương này sẽ giải đáp cho người đọc câu hỏi tại sao trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải dự trữ tiền, cần phải cất trữ hàng, cần phải bán chịu trong khi cất trữ tiền thì tiền sẽ không sinh lời, tích trữ hàng thì vốn sẽ bị ứ đọng và khi bán chịu cho khách hàng thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị khách hàng chiếm dụng

Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể:

Hiểu được các mô hình quản trị hàng tồn kho;

Hiểu được các mô hình quản trị tiền;

Hiểu được nội dung về chính sách bán chịu của doanh nghiệp

1.1 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

1.1.1 Khái quát về hàng tồn kho

Hàng tồn kho (Inventory) được coi là sự kết nối giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp Nếu không có hàng tồn kho, giai đoạn sau phải chờ giai đoạn trước hoàn thành rồi mới được thực hiện Điều này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp phải duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ

Ở giai đoạn dự trữ sản xuất, hàng tồn kho tồn tại dưới hình thái các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế Tồn kho nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất

Ở giai đoạn sản xuất: Hàng tồn kho tồn tại dưới hình thái là các sản phẩm dở dang, các bán thành phẩm, v.v Tồn kho sản phẩm dở dang giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp tiến hành liên tục

Ở giai đoạn tiêu thụ, hàng tồn kho tồn tại dưới hình thái là thành phẩm, là hàng hóa Tồn kho thành phẩm giúp doanh nghiệp luôn có đủ hàng để bán cho khách hàng

Chương 1

Trang 14

Do đó, hàng tồn kho được coi là tấm đệm an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu để sản xuất hay thiếu hàng để bán

Như vậy, theo giai đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp, hàng tồn kho chia thành ba loại:

(1) Tồn kho nguyên vật liệu: Đây là những thành phần chính để sản xuất ra sản phẩm Nguyên vật liệu có thể là vải, khuy, các phụ kiện trang trí đối với công ty may mặc hay là cá, muối đối với công ty sản xuất nước mắm

(2) Tồn kho sản phẩm dở dang: Đây là các sản phẩm đang trong quá trình tạo thành thành phẩm từ nguyên vật liệu nhưng chưa xong vẫn còn nằm trên dây chuyền sản xuất hoặc có sản phẩm đã xong nhưng chưa bao bì, đóng gói hoặc chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm như ở công ty may mặc là áo sơ mi chưa làm khuyết, đơm khuy hay công ty sản xuất nước mắm là chai mắm chưa dán tem mác

(3) Tồn kho thành phẩm: Đây là sản phẩm đã hoàn thành tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, đang ở trạng thái sẵn sàng xuất kho như áo sơ mi đã hoàn thiện ở tất cả các khâu từ cắt, may, làm khuy, khuyết đến bao gói hay ở công ty sản xuất nước mắm là các chai mắm đã dán tem mác đóng vào hộp

Để quản lý hàng tồn kho theo giá trị vốn đầu tư vào hàng tồn kho, hàng tồn kho được phân loại thành ba nhóm sau:

(1) Nhóm A là nhóm có giá trị vốn đầu tư chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư với số lượng chiếm khoảng 15% tổng số lượng hàng tồn kho

(2) Nhóm B là nhóm có giá trị vốn đầu tư chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư với số lượng chiếm khoảng 20% tổng số lượng hàng tồn kho

(3) Nhóm C là nhóm có giá trị vốn đầu tư chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư với số lượng chiếm khoảng 55% tổng số lượng hàng tồn kho

Cách phân loại này được gọi là phương pháp ABC Phân loại hàng tồn kho theo ABC giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các mặt hàng có giá trị cao bằng cách gán cho những hàng hóa có giá trị cao thuộc nhóm A và thường xuyên kiểm kê đối với mặt hàng này Còn đối với nhóm B và C thì thực hiện kiểm kê định kỳ theo tháng hoặc quý Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý hàng tồn kho

1.1.2 Động cơ dự trữ hàng tồn kho

Doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho xuất phát từ ba động cơ sau:

Động cơ hoạt động (Operating Motive): Doanh nghiệp phải duy trì hàng tồn

kho để tránh tắc nghẽn trong quá trình sản xuất và bán hàng Bằng việc duy trì hàng

Trang 15

tồn kho, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu, việc bán hàng không bị gián đoạn do không có sẵn hàng hóa, thành phẩm;

Động cơ dự phòng (Precautionary Motive): Việc giữ lại hàng tồn kho với mục

đích này là một tấm đệm cho tình huống kinh doanh nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp Sẽ có lúc doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng hơn so với kế hoạch hoặc có những lúc sụt giảm trong cung ứng nguyên liệu Khi đó, dự trữ hàng tồn kho giúp doanh nghiệp không bị ngưng trệ sản xuất và bán hàng

Động cơ đầu cơ (Speculative Motive): Doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho để

có lợi thế khi giá cả biến động Nếu doanh nghiệp dự đoán nguyên liệu, hàng hóa có xu hướng tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng hơn so với nhu cầu

1.1.3 Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho

Tồn trữ hàng tồn kho có thể gây cho doanh nghiệp một số bất lợi như vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho nên không sinh lời đồng thời doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội sinh lời do không sử dụng được đồng vốn đó cho cơ hội đầu tư khác, phát sinh các chi phí liên quan đến hàng tồn kho như chi phí cất trữ, bảo quản, hàng tồn kho bị lỗi thời, giảm giá, v.v Điều này đặt ra cho nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp cần xác định lượng hàng tồn kho thích hợp nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ nguyên vật liệu để sản xuất, luôn có đủ hàng để bán và đảm bảo chi phí về hàng tồn kho nhỏ nhất

Chi phí liên quan đến hàng tồn kho chủ yếu gồm hai loại: (1) chi phí đặt hàng và (2) chi phí lưu kho

Chi phí đặt hàng (Ordering Costs) là các chi phí phát sinh trong quá trình

doanh nghiệp mua hàng, bao gồm: (1) Các chi phí chuẩn bị yêu cầu mua hàng; (2) Chi phí để thiết lập được một đơn hàng; (3) Chi phí vận chuyển; (4) Chi phí nhận và kiểm tra hàng; (5) Chi phí trong thanh toán

Chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần đặt hàng trong năm Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng Theo đó, chi phí đặt hàng được tính bằng cách lấy số lần đặt hàng trong năm nhân với chi phí cho một lần đặt hàng

Chi phí lưu kho (Carrying Costs) là các chi phí phát sinh trong quá trình doanh

nghiệp tồn trữ hàng hoá, bao gồm: (1) Chi phí bảo quản vật tư, hàng hóa dự trữ; (2) Chi phí bảo hiểm dự phòng do hàng bị giảm giá, biến chất; (3) Chi phí hao hụt, mất mát giá trị do hàng bị hư hỏng; (4) Chi phí cơ hội của vốn bị lưu giữ; (5) Chi phí trả lãi do vay tiền mua hàng hóa dự trữ, v.v

Chi phí lưu kho tỷ lệ thuận với lượng hàng tồn kho trung bình hiện có Chi phí lưu kho tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc bằng tỷ lệ % trên

Trang 16

giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ Theo đó, chi phí lưu kho được tính bằng số lượng hàng tồn kho trung bình nhân với chi phí lưu kho cho một đơn vị hàng tồn kho

Ngoài ra, trong quá trình quản lý hàng tồn kho còn phát sinh chi phí thiệt hại khi không có hàng (Shortage Costs) Đây là chi phí phát sinh khi doanh nghiệp không có khả năng giao hàng do nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng có trong kho Bộ phận chi phí này bao gồm: (1) Chi phí đặt hàng khẩn cấp; (2) Chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất; (3) Lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn do khách hàng mua hàng của đối thủ cạnh tranh; v.v Tuy nhiên, chi phí này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí về hàng tồn kho Do vậy, khi nghiên cứu mô hình quản trị hàng tồn kho thường bỏ qua chi phí này

Như vậy, tổng chi phí về hàng tồn kho gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho Chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, cụ thể, khi doanh nghiệp gia tăng số lượng hàng đặt cho mỗi lần thì số lần đặt hàng giảm, chi phí đặt hàng giảm nhưng số lượng hàng có trong kho tăng, chi phí lưu kho tăng Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm số lượng hàng đặt cho mỗi lần thì số lần đặt hàng tăng, chi phí đăt hàng tăng, số lượng hàng có trong kho giảm, chi phí lưu kho giảm

1.1.4 Mục tiêu quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho nhằm hai mục tiêu cơ bản sau:

(1) Bảo đảm có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết

Công tác quản trị hàng tồn kho phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, luôn đủ hàng để bán cho khách hàng

Nếu thiếu hụt hàng tồn kho sẽ khiến các giai đoạn của quá trình sản xuất bị gián đoạn, khách hàng của doanh nghiệp sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh từ đó đe dọa đến thị phần cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, nếu dư thừa hàng tồn kho sẽ gây ứ đọng vốn và doanh nghiệp sẽ mất cơ hội sinh lời từ đồng vốn đó; đồng thời sẽ phát sinh các chi phí liên quan đến hàng tồn kho làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

(2) Giảm thiểu chi phí cho hàng tồn kho

Khi doanh nghiệp đảm bảo khối lượng hàng tồn kho cần thiết thì sẽ giảm được các chi phí liên quan đến hàng tồn kho như chi phí cơ hội, chi phí vốn, chi phí tồn trữ hàng tồn kho từ đó gia tăng lợi nhuận

Chính vì vậy, quản trị hàng tồn kho nhằm xác định lượng hàng tồn kho trong việc tối thiểu hóa chi phí về hàng tồn kho nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.5 Mô hình quản trị hàng tồn kho

Trang 17

Quản trị hàng tồn kho (Inventory Management) là quá trình xem xét và ra quyết định về những vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa, v.v cần mua, cách thức mua, số lượng hàng cần mua, khi nào cần mua, v.v nhằm mục tiêu tối thiểu hóa chi phí về hàng tồn kho cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tồn trữ hàng tồn kho sẽ phát sinh các chi phí, từ đó giảm lợi nhuận Khi doanh nghiệp để hàng tồn kho ở mức thấp sẽ tiết kiệm vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí lưu kho nhưng gia tăng chi phí đặt hàng, gia tăng rủi ro thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, thiếu hàng để bán Khi doanh nghiệp để hàng tồn kho ở mức cao thì giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đặt hàng, giảm thiểu được rủi ro thiếu hàng nhưng gia tăng chi phí lưu kho, gia tăng chi phí cơ hội vào hàng tồn kho Do đó, vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị hàng tồn kho cần phải xác định mức hàng tồn kho tối ưu để tổng chi phí về hàng tồn kho nhỏ nhất, tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải đảm bảo doanh nghiệp không bị thiếu hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo đó, quản lý hàng tồn kho phải đảm bảo được lượng hàng tồn kho ở mức tối ưu nghĩa là không quá nhiều và không quá ít hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, thường xuyên và vốn không bị ứ động trong hàng hóa

Mô hình đặt hàng kinh tế (Economics Order Quantity– EOQ) là mô hình được sử dụng để xác định lượng đặt hàng tối ưu cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo tổng chi phí về hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ nhất và doanh nghiệp không bị thiếu hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Q

Trang 18

Mô hình EOQ được xây dựng dựa trên bốn giả định sau:  Nhu cầu cho một loại hàng được biết trước và không đổi;

 Chi phí hàng tồn kho chỉ có chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng Các chi phí này không đổi trên mỗi đơn vị hàng lưu kho và trên mỗi lần đặt hàng;

 Không có chiết khấu theo sản lượng;

 Khi nào trong kho hết hàng thì mới đặt hàng cho chuyến tiếp theo nhưng phải đảm bảo không xảy ra thiếu hụt về hàng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Số lượng của một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng  Giao hàng tức thời

Hình 1.2 Biến động tồn kho theo thời gian

Nguồn: Van Horne & Wachowicz (2008)

Theo hình 1.2, đầu kỳ doanh nghiệp sẽ đặt hàng nhập vào kho lượng hàng là Q Theo giả định thứ tư, khi trong kho hết hàng doanh nghiệp sẽ đặt hàng cho chuyến kế tiếp Do đó, cuối kỳ lượng hàng trong kho là 0 Do đó, hàng tồn kho có trong kho trung bình là

Tổng chi phí hàng tồn kho (Total Inventory Costs - TIC) = Tổng chi phí lưu kho + Tổng chi phí đặt hàng

Tổng chi phí lưu kho: (1.1)

Tổng chi phí hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Trang 19

(1.3)

Trong đó:

O: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng

C: Chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng có trong kho

ID: Tổng nhu cầu về hàng tồn kho cần dùng trong kỳ (Inventory Demand) Q: Lượng hàng cần đặt cho mỗi lần

Mô hình EOQ nhằm xác định số lượng hàng đặt tối ưu mỗi lần Q* để tổng chi phí hàng tồn kho là nhỏ nhất

Do vậy, Q* được xác định theo công thức:

Quy ước N là 360 hoặc 365 ngày

Ví dụ 1.1a Doanh nghiệp AA chuyên kinh doanh và bán vật tư X Nhu cầu vật

tư hàng năm của doanh nghiệp là 6.250 tấn Chi phí mỗi lần đặt hàng mới là 5 triệu đồng Doanh nghiệp có chi phí lưu giữ hàng năm là 1 triệu đồng/tấn

Yêu cầu

1 Xác định lượng hàng tồn kho tối ưu theo mô hình EOQ

2 Xác định tổng chi phí hàng tồn kho tối thiểu cho doanh nghiệp

3 Xác định số lần và khoảng cách giữa các lần đặt hàng của doanh nghiệp AA

Bài giải

Lượng hàng tồn kho tối ưu theo mô hình EOQ được xác định như sau:

Trang 20

Tổng chi phí về hàng tồn kho tại Q* là:

Số lần đặt hàng tối ưu trong năm:

Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng tối ưu:

Lượng hàng tối ưu Q* được xác định theo mô hình EOQ dựa trên sáu giả định Tuy nhiên, một số giả định của mô hình không phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp như giả định không có chiết khấu theo sản lượng, giả định doanh nghiệp chỉ đặt hàng khi trong kho hết hàng Do vậy, để khắc phục hạn chế của mô hình EOQ đề xuất một số biện pháp sau:

* Điểm tái đặt hàng (ROP - Reorder Point): Là thời điểm mà tại đó doanh

nghiệp sẽ đặt hàng cho chuyến hàng tiếp theo thay vì chờ trong kho hết hàng như mô hình EOQ

Trong đó:

n: Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp Khi đó khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng được xác định như sau:

Trang 21

Hình 1.3 Điểm tái đặt hàng

Nguồn: Van Horne & Wachowicz (2008)

Ví dụ 1.1b Vẫn ví dụ trên Thời gian giao nhận hàng của doanh nghiệp là 6

ngày Xác định điểm tái đặt hàng của doanh nghiệp Điểm tái đặt hàng của doanh nghiệp là:

Điều này có nghĩa khi trong kho còn 104,2 tấn thì doanh nghiệp sẽ đặt hàng cho chuyến tiếp theo thay vì để trong kho hết hàng mới đặt

Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng: T + 6 =

Trong đó:

n1 là thời gian giao hàng, n2 là thời gian dự trữ an toàn

Ví dụ 1.1c Nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp dự tính cần thêm mức dự trữ

an toàn cho 3 ngày hoạt động của doanh nghiệp Xác định điểm tái đặt hàng trong trường hợp doanh nghiệp có dự trữ an toàn

Khi có dự trữ an toàn, điểm tái đặt hàng được xác định:

Điều này có nghĩa khi nào trong kho còn 156,25 tấn hàng thì doanh nghiệp cần đặt hàng cho chuyến tiếp theo

Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng được xác định: T + 6 + 3 =  T = 6 ngày

Với thời gian giao hàng là 6 ngày và mức dự trữ an toàn cho 3 ngày thì kể từ lần đặt hàng trước 6 ngày doanh nghiệp sẽ đặt hàng cho chuyến tiếp theo

* Đặt hàng khi doanh nghiệp hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp

Trang 22

Trong thực tế, doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi phí mua hàng cũng như tiết kiệm chi phí đặt hàng thì doanh nghiệp sẽ mua hàng mỗi lần với số lượng lớn để hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp Khi đó, không thể sử dụng mô hình EOQ để xác định lượng hàng tối ưu vì vi phạm giả định của mô hình Lúc này, lượng hàng tồn kho tối ưu được xác định theo ba bước sau:

Bước 1: Xác định lượng mua tốt nhất trong từng khoảng Ở bước này thì lượng

mua tốt nhất trong từng khoảng được xác định căn cứ vào lượng mua tối ưu theo mô hình EOQ Cụ thể:

Nếu các khoảng nằm bên trái Q* thì lượng mua tốt nhất chính là giá trị cận trên của khoảng

Nếu các khoảng nằm bên phải Q* thì lượng mua tốt nhất chính là giá trị cận dưới của khoảng

Nếu khoảng chứa Q* thì lượng mua tốt nhất chính là Q*

Bước 2: Xác định tổng chi phí cho lượng mua tốt nhất trong từng khoảng theo

Bước 3: So sánh tổng chi phí tại các lượng mua khác nhau để tìm lượng mua tối

ưu Lượng mua tối ưu là lượng mua mà tại đó tổng chi phí nhỏ nhất

Ví dụ 1.1d Doanh nghiệp TK hiện mua vật tư X với giá 1 triệu đồng/tấn Nhà

cung cấp áp dụng chính sách chiết khấu như sau:  Mua từ 0 – 99 tấn chiết khấu 0 %

 Mua từ 100 – 199 tấn chiết khấu 0,25 %  Mua từ 200 – 299 tấn chiết khấu 0,5 %  Mua từ 300 – 399 tấn chiết khấu 0,75 %  Mua từ 400 – 499 tấn chiết khấu 1 %  Mua từ 500 tấn trở lên chiết khấu 1,25 %

Yêu cầu

Xác định lượng mua mỗi lần để tổng chi phí cho vật tư trong năm thấp nhất

Bài giải

Trang 23

Bước 1: Theo kết quả ở ví dụ 1a có được lượng mua tối ưu theo mô hình EOQ:

Q*=250 tấn Khi đó, lượng mua tốt nhất cho từng khoảng được xác định như sau:  Từ 0 –99 tấn: Lượng mua tốt nhất 99 tấn

 Từ 100 – 199 tấn: Lượng mua tốt nhất 199 tấn  Từ 200 – 299 tấn: Lượng mua tốt nhất 250 tấn  Từ 300 – 399 tấn: Lượng mua tốt nhất 300 tấn  Từ 400 – 499 tấn: Lượng mua tốt nhất 400 tấn  Từ 500 tấn trở lên: Lượng mua tốt nhất 500 tấn

Bước 2: Tổng chi phí cho lượng mua tốt nhất trong từng khoảng được xác định

1.2 QUẢN TRỊ TIỀN

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 thì tiền (cash) bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn Theo đó, tiền được hiểu là tất cả những phương tiện có thể được sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch Như vậy, tiền trong doanh nghiệp bao gồm cả tiền tại quỹ của doanh nghiệp và tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, thường dùng thuật ngữ tiền và tương đương tiền trong đó các khoản tương đương tiền được hiểu là các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn như tín phiếu Kho bạc, chứng khoán ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi, v.v Doanh nghiệp có thể dùng tiền để mua chứng khoán khả mại (Marketable Securities) để sinh lời Khi thiếu tiền doanh nghiệp phải bán chứng khoán khả mại để có tiền đáp ứng các nhu cầu trong hoạt động của doanh nghiệp Do đó, chứng khoán khả mại được coi như tấm đệm an toàn trong quản trị tiền của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi bán

Trang 24

chứng khoán khả mại, doanh nghiệp phải chịu các chi phí để chuyển đổi chứng khoán khả mại thành tiền Bởi vậy, mục tiêu cơ bản trong quản lý tiền là đảm bảo cân bằng được lợi ích và chi phí liên quan đến tiền

Quản trị tiền gồm hai nội dung: (1) Xác định số dư tiền tối ưu và (2) Quản trị thu, chi tiền

1.2.1 Động cơ nắm giữ tiền

Tiền là tài sản có tính thanh khoản (Liquidity) cao nhất trong các loại tài sản của doanh nghiệp Do đó, việc nắm giữ tiền sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh Việc nắm giữ tiền sẽ làm tiền mất đi khả năng sinh lời do đã không đầu tư vào các cơ hội sinh lời khác trên thị trường; hay nói cách khác, đây chính là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền Thực tế, các doanh nghiệp vẫn cần dự trữ tiền bởi các lý do sau:

Động cơ giao dịch (Transaction Motive): Nhu cầu giao dịch phát sinh từ các

hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp gồm thanh toán tiền công, tiền lương, thanh toán cho nhà cung cấp, chi nộp thuế, chi trả cổ tức, v.v Ngoài việc nắm giữ tiền cho nhu cầu giao dịch hàng ngày, doanh nghiệp còn sử dụng để đáp ứng cho các khoản mục đã được duyệt trong kế hoạch như chi phí cho dự án, chi mua lại nợ, v.v

Động cơ đầu cơ (Speculative Motive): Ngoài việc nắm giữ tiền để đáp ứng các

nhu cầu chi trả trong hoạt động thường ngày, doanh nghiệp cần có tiền để nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên liệu dự trữ khi giá thị trường giảm, hoặc khi tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư hay mua bán - sáp nhập khi có cơ hội nhằm mục tiêu góp phần gia tăng lợi nhuận

Động cơ dự phòng (Precautionary Motive): Hoạt động của doanh nghiệp

không thể tránh khỏi những tình huống phát sinh bất ngờ cho doanh nghiệp như khách hàng không trả tiền đúng hạn trong khi nhà cung cấp đòi tiền hàng trước hạn hay chi phí lãi vay tăng đột biến so với dự trù của doanh nghiệp, v.v Mặt khác, nếu có tiền sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội trong kinh doanh Do vậy, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng tiền nhất định để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán những khoản mục không trong kế hoạch của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.2 Các chi phí liên quan đến giữ tiền

Để đáp ứng các nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm giữ tiền Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền phát sinh các chi phí liên quan gồm chi phí cơ hội và chi phí giao dịch

Trang 25

Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền (Opportunity Costs) hay chi phí lưu giữ

tiền là chi phí phát sinh do doanh nghiệp nắm giữ tiền thay vì đầu tư vào các tài sản khác có khả năng sinh lời Chi phí cơ hội của tiền được tính trên cơ sở lãi suất của chứng khoán ngắn hạn Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tỷ lệ thuận với lượng tiền doanh nghiệp nắm giữ Theo đó, doanh nghiệp càng giữ nhiều tiền thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền càng tăng

Chi phí giao dịch (Transaction Costs) là chi phí phát sinh do việc chuyển đổi

từ chứng khoán khả mại thành tiền và ngược lại Chi phí giao dịch gồm chi phí hoa hồng trả cho nhà môi giới, chi phí chào mua chứng khoán, v.v Chi phí giao dịch tỷ lệ nghịch với lượng tiền doanh nghiệp nắm giữ Doanh nghiệp nắm giữ càng ít tiền có nghĩa số lần bán chứng khoán càng nhiều, từ đó chi phí giao dịch càng tăng và ngược lại

1.2.3 Mô hình xác định số dư tiền tối ưu

Xuất phát từ các nhu cầu về tiền phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi hỏi doanh nghiệp phải nắm giữ tiền Việc nắm giữ tiền sẽ phát sinh một số khoản chi phí Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp cần phải xác định mức dư tiền tối ưu nghĩa là mức dư tiền không quá nhiều và cũng không quá ít Mức dư tiền nhiều sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính với các chủ nợ, thanh toán được tiền hàng cho nhà cung cấp, đáp ứng được các khoản chi phí để duy trì hoạt động, nắm bắt được các cơ hội đầu tư sinh lời cũng như đề phòng trường hợp doanh nghiệp gặp phải những tình huống khẩn cấp không lường trước Nhưng mặt khác, khi doanh nghiệp nắm giữ quá nhiều tiền, sẽ khiến các nhà quản lý của doanh nghiệp dễ dàng theo đuổi các lợi ích cá nhân bằng cách thực hiện các khoản đầu tư dưới mức vào các dự án không hiệu quả hoặc đầu tư quá mức làm ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông và giá trị doanh nghiệp Ngược lại, mức dư tiền ít sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động như bỏ lỡ các cơ hội đầu tư sinh lời, căng thẳng trong thanh toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch, v.v Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hàng đầu cho nhà quản lý tài chính doanh trong quản trị tiền phải xác định số dư tiền tối ưu

1.2.3.1 Mô hình Baumol

Mô hình Baumol xác định số dư tiền tối ưu liên quan đến việc đánh đổi chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền và chi phí giao dịch Nếu doanh nghiệp để số dư tiền nhiều thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền cao và chi phí giao dịch thấp Ngược lại, nếu doanh nghiệp để số dư tiền ít thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền thấp và chi phí giao dịch cao

Trang 26

Hình 1.4 Mô hình Baumol

Nguồn: Ross & ctg (2007)

Trên cơ sở cân bằng hai loại chi phí trong việc nắm giữ tiền, cũng như vận dụng mô hình EOQ trong quản lý hàng tồn kho, William Baumol (1952) đề xuất mô hình xác định số dư tiền tối ưu Mô hình Baumol được xây dựng dựa trên các giả định sau:

 Nhu cầu tiền trong kỳ kế hoạch được biết trước  Lượng tiền chi ra từ quỹ mỗi ngày như nhau

 Khi nào trong quỹ hết tiền thì doanh nghiệp mới được bán chứng khoán để bù đắp tiền thiếu hụt

 Chuyển đổi từ tiền sang chứng khoản khả mại và ngược lại được thực hiện ngay tức thì

Đầu kỳ doanh nghiệp sẽ tồn quỹ một lượng tiền là C Theo giả định thứ ba, khi trong quỹ hết tiền thì doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán ngắn hạn để bù đắp lượng tiền thiếu hụt Do đó, cuối kỳ tiền trong quỹ là 0 Tiền có trong quỹ của doanh nghiệp trung bình là

Tổng chi phí về tiền = Tổng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền + Tổng chi phí giao dịch

Tổng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền: (1.11)

C

Trang 27

(1.13)

Trong đó:

f: chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán

k: lãi suất của chứng khoán ngắn hạn trong kỳ

CD là tổng nhu cầu về tiền cần dùng trong kỳ (Cash Demand) C là lượng tiền tồn quỹ đầu kỳ

Mô hình Baumol nhằm xác định số tiền tồn quỹ tối ưu C* để tổng chi về tiền là nhỏ nhất Do vậy, C* được xác định theo công thức:

Tổng chi phí về tiền tối ưu:

(1.15) Số lần bán chứng khoán tối ưu trong năm là:

Ví dụ 1.2 Doanh nghiệp AB có tổng nhu cầu tiền hàng năm là 898,88 triệu

đồng Mỗi lần bán chứng khoán khả mại, doanh nghiệp phải trả cho nhà môi giới khoản chi phí là 500.000 đồng Lãi suất hàng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 8%

Yêu cầu

1 Xác định tồn quỹ tiền tối ưu cho doanh nghiệp

2 Xác định tổng chi phí về tiền tối thiểu cho doanh nghiệp tại mức tồn quỹ tiền tối ưu

3 Xác định số lần và khoảng cách giữa các lần doanh nghiệp AB phải bán chứng khoán trong năm tại mức tồn quỹ tiền tối ưu

Bài giải

Lượng tiền tối ưu theo mô hình Baumol được xác định:

Trang 28

Tổng chi phí về tiền tối thiểu tại C* là:

Số lần bán chứng khoán tối ưu trong năm:

Khoảng cách giữa 2 lần bán chứng khoán tối ưu:

Lượng tiền tồn quỹ tối ưu C* được xác định theo mô hình Baumol dựa trên bốn giả định Tuy nhiên, một số giả định của mô hình không phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp như giả định lượng tiền chi ra từ quỹ mỗi ngày như nhau, giả định doanh nghiệp chỉ bán chứng khoán khi doanh nghiệp hết tiền,v.v Trên thực tế, doanh nghiệp luôn tồn trữ lượng tiền nhiều hơn mức cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như nắm bắt các cơ hội trong hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, việc chuyển đổi chứng khoán thành tiền trong thực tế không thể thực hiện nhanh chóng như tính toán của mô hình Chi phí giao dịch chứng khoán không cố định theo số lần giao dịch mà thay đổi theo giá trị của giao dịch Tuy nhiên, mô hình Baumol đã giúp cho nhà quản lý tài chính doanh nghiệp thấy được sự đánh đổi cơ bản giữa chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền và chi phí giao dịch từ việc bán chứng khoán Theo đó, khi lãi suất chứng khoán ngắn hạn cao thì nhà quản lý sẽ tồn quỹ ít tiền nghĩa là chấp nhận gia tăng chi phí giao dịch để hưởng khoản lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn Ngược lại, khi chi phí bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp sẽ tồn quỹ tiền cao để tiết kiệm chi phí giao dịch

1.2.3.2 Mô hình Miller – Orr

Mô hình Miller – Orr được đề xuất bởi hai nhà kinh tế Merton Miller và Daniel Orr (1966) Đây là mô hình quản trị tiền của doanh nghiệp với dòng tiền vào và dòng tiền ra biến động ngẫu nhiên Mô hình này mang tính thực tiễn hơn mô hình Baumol vì nó xem xét dòng tiền hàng ngày của doanh nghiệp Mô hình được xây dựng dựa trên các giả định sau:

 Các khoản thu chi của doanh nghiệp không biết trước Dòng tiền của doanh nghiệp biến động ngẫu nhiên hàng ngày;

 Số dư tiền dao động trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới Theo đó, doanh nghiệp chỉ được phép bán chứng khoán ngắn hạn để bù đắp lượng tiền thiếu hụt khi số dự tiền chạm đến giới hạn dưới và chỉ được phép mua chứng khoán ngắn hạn để sinh lời khi số dư tiền chạm đến giới hạn trên (Hình 1.5)

Trang 29

Hình 1.5 Mô hình Miller - Orr

Nguồn: Ross & ctg (2007)

Theo mô hình Miller-Orr, số dư tiền tối ưu không phải nằm ở điểm chính giữa giới hạn trên và giới hạn dưới mà nằm ở mức một phần ba khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới thì tại đó tổng chi phí về tiền của doanh nghiệp là nhỏ nhất Nếu mức tiền tồn quỹ ở chính giữa khoảng cách giới hạn trên và giới hạn dưới thì lượng tiền nhiều hơn so với nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó gia tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền, gia tăng chi phí về tiền

Mức tiền tồn quỹ tối ưu theo mô hình Miller – Orr được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Z*: Số dư tiền tối ưu

F: Chi phí giao dịch chứng khoán mỗi lần Tiền mặt

Giới hạn trên (H)

Giới hạn dưới (L) Mục tiêu (Z)

Thời gian

D

Trang 30

σ2: Phương sai của dòng tiền ròng hàng ngày

r: Chi phí cơ hội của tiền (Được xác định bằng lãi suất chứng khoán ngắn hạn theo ngày)

Ví dụ 1.3 Doanh nghiệp AC có chi phí giao dịch mỗi lần mua chứng khoán là 5

triệu đồng Lãi suất chứng khoán ngắn hạn 8%/năm Độ lệch chuẩn của dòng tiền hàng ngày là 100 triệu đồng Doanh nghiệp để số dư tiền tối thiểu 50 triệu đồng

Trang 31

1.2.4 Quản lý quá trình thu – chi tiền

Quá trình thu tiền của doanh nghiệp được tính từ khi doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hoặc hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền cho đến khi khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp Thời gian khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp càng dài nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lâu, doanh nghiệp sẽ mất nhiều cơ hội sinh lời từ khoản vốn đó Quá trình chi tiền của doanh nghiệp được tính từ khi doanh nghiệp nhận bàn giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ hoặc thụ hưởng dịch vụ từ nhà cung cấp cho đến khi doanh nghiệp trả tiền cho họ Thời gian doanh nghiệp trả tiền cho nhà cung cấp càng dài nghĩa là doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp càng lâu, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, quản lý quá trình thu – chi tiền là các biện pháp của doanh nghiệp trong việc tăng tốc độ thu tiền và giảm tốc độ chi tiền

1.2.4.1 Tăng tốc độ thu tiền

Đây là các biện pháp của doanh nghiệp để nhanh chóng thu hồi tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ từ khách hàng nhằm mục đích giảm thiểu thời gian số vốn bị khách hàng chiếm dụng từ đó tạo thêm vốn cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Để thu hồi tiền, doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp sau:

Thực hiện chiết khấu thanh toán: Đây là cách thức doanh nghiệp sẽ chiết khấu

theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán hoặc doanh thu cho khách hàng trong trường hợp khách hàng thanh toán trước hạn hoặc đúng hạn

Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ: Công tác thu hồi nợ là một nội dung trong chính

sách bán chịu của doanh nghiệp Đây là các cách thức doanh nghiệp tiến hành để thu hồi các khoản phải thu đến hạn và quá hạn Để làm tốt công tác thu hồi nợ ngoài quy trình chặt chẽ thì doanh nghiệp phải đào tạo đội ngũ cán bộ thu hồi nợ chuyên nghiệp

1.2.4.2 Giảm tốc độ chi tiền

Đây là các biện pháp của doanh nghiệp nhằm kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp và các đối tác khác nhằm gia tăng thời gian chiếm dụng vốn của họ Để giảm tốc độ chi tiền, doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng tín dụng thương mại: Doanh nghiệp thực hiện đàm phán với nhà cung

cấp để được mua chịu hàng hóa với thời gian lâu nhất có thể để giảm việc chi tiền

Kéo dài thời gian trả tiền: Doanh nghiệp sẽ không thực hiện thanh toán tiền

trước hạn mà tận dụng tối đa thời gian chậm thanh toán trong thời gian cho phép

Trang 32

1.3 QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU

Khoản phải thu (Accounts Receivable) là các khoản nợ của khách hàng đối với doanh nghiệp do việc đã nhận bàn giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp nhưng chưa thanh toán cho doanh nghiệp Khoản phải thu được phát sinh từ quan hệ mua bán chịu, có thời gian ngắn từ vài ngày đến dưới một năm Bán chịu là hình thức tín dụng thương mại, trong đó doanh nghiệp bán hàng là tổ chức cấp tín dụng cho khách hàng dưới dạng hàng hóa Đối với khách hàng mua chịu thì đây là khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán, là nghĩa vụ nợ mà khách hàng có trách nhiệm phải thanh toán cho doanh nghiệp bán chịu trong một thời gian nhất định Đối với doanh nghiệp bán chịu thì khoản phải thu là bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cho phép khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định Đây có vẻ là bất lợi cho doanh nghiệp bán chịu nhưng trong quá trình hoạt động, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cần phải bán chịu cho khách hàng Bởi nếu không bán chịu, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội bán hàng, để khách hàng mua hàng của đối thủ cạnh tranh, mất doanh thu, mất lợi nhuận

Mục đích của doanh nghiệp khi bán chịu cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp ngay cả khi khách hàng không có tiền, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tuy nhiên, khi bán chịu cho khách hàng sẽ phát sinh các khoản chi phí liên quan và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi Do đó, quản trị khoản phải thu đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết tốt được bài toán đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong quá trình bán chịu cho khách hàng Rủi ro trong bán chịu là rủi ro phát sinh do khách hàng không trả một phần hoặc toàn bộ giá trị khoản phải thu cho doanh nghiệp, từ đó phát sinh các chi phí liên quan như tổn thất nợ khó đòi, chi phí đòi nợ, v.v

1.3.1 Chính sách bán chịu

Chính sách bán chịu (Credit Policies) là các quy định của doanh nghiệp bán chịu chi tiết về các nội dung khi bán chịu cho khách hàng Đối tượng khách hàng mua chịu chủ yếu là các doanh nghiệp Đây chính là nguồn tài trợ bằng tín dụng thương mại (Trade Credit) của các doanh nghiệp này Chính sách bán chịu gồm bốn thành phần: (1)Tiêu chuẩn bán chịu (Credit Standards); (2) Điều khoản bán chịu (Credit Terms); (3) Hạn mức bán chịu (Credit Limits)và (4) Chính sách thu hồi nợ (Collection Polices)

1.3.1.1 Tiêu chuẩn bán chịu

Trang 33

Tiêu chuấn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu Đây chính là căn cứ đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng để doanh nghiệp đưa ra quyết định cung cấp hay từ chối tín dụng với khách hàng Thông thường, các doanh nghiệp thường đánh giá tiêu chuẩn bán chịu dựa trên năm tiêu chí sau (tiêu chí 5C):

 Tư cách khách hàng mua chịu (Character): Là thái độ tự giác đối với việc thanh toán của khách hàng Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ Để đánh giá tư cách của khách hàng, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin liên quan đến lịch sử thanh toán của khách hàng với doanh nghiệp và với các doanh nghiệp khác như các thông tin thanh toán lãi và gốc vay tại các tổ chức tín dụng, thông tin thanh toán dịch vụ điện, nước, điện thoại, v.v., thông tin thanh toán với các nhà cung cấp khác, v.v

 Vốn (Capital): Đây là thước đo điều kiện tài chính của khách hàng Tiêu chí vốn là tiêu chuẩn đánh giá về tiềm năng tài chính dài hạn Chỉ tiêu này được xem xét dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của khách hàng mua chịu

 Năng lực trả nợ (Capacity): Là khả năng thanh toán của khách hàng mua chịu.Tiêu chuẩn này được dựa vào hai cơ sở là khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trữ ngân quỹ của khách hàng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp biết được khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền của khách hàng cũng như biết được lượng tiền hiện có của khách hàng trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn

 Điều kiện kinh doanh (Condition): Là đề cập đến khả năng phát triển của khách hàng, xu thế phát triển về ngành nghề kinh doanh của khách hàng Khi xem xét cho khách hàng mua chịu để giảm thiểu rủi ro mất vốn thì doanh nghiệp cần quan tâm đến khả năng phát triển trong tương lai đối với lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh

 Tài sản bảo đảm (Collateral): Đây là tiêu chí xem xét khách hàng dưới giác độ các tài sản riêng mà họ có thể sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ Tài sản bảo đảm liên quan đến tài sản mà khách hàng có thể thế chấp để bảo đảm cho món nợ

Tiêu chí 5C ở mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể đưa ra các tiêu chuẩn bán chịu khác nhau sao cho phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp Sau khi đối chiếu các điều kiện cụ thể của khách hàng với tiêu chuẩn bán chịu, doanh nghiệp sẽ đánh giá uy tín của khách hàng mua chịu và đưa ra quyết định về việc cấp tín dụng cho khách hàng

1.3.1.2 Điều khoản bán chịu

Trang 34

Điều khoản bán chịu được thể hiện trong giao dịch tín dụng thương mại là điều khoản xác định (1) độ dài thời gian bán chịu và (2) tỷ lệ chiết khấu thanh toán áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép

Thời gian bán chịu là khoảng thời gian tính từ khi giao hàng cho tới khi khách hàng phải trả tiền mua hàng cho doanh nghiệp

Tỷ lệ chiết khấu thanh toán là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu Chi phí chiết khấu thanh toán là một bộ phận cấu thành nên chi phí tài chính của doanh nghiệp

Ví dụ 1.4: Điều khoản bán chịu “3/10 net 40” nghĩa là doanh nghiệp cho khách

hàng mua chịu trong vòng 40 ngày Nếu trong 10 ngày đầu kể từ ngày hóa đơn được phát hành, khách hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp chiết khấu theo tỷ lệ 3% trên giá bán hoặc doanh thu Nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong vòng 40 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn

Điều khoản “net 30” nghĩa là doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn

1.3.1.3 Hạn mức bán chịu

Hạn mức bán chịu là tổng giá trị của các đơn hàng mà doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng Hạn mức bán chịu doanh nghiệp xác định cho mỗi khách hàng khác nhau là khác nhau tương ứng với mỗi thời điểm khác nhau của doanh nghiệp Điều này do hạn mức bán chịu phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

Tình hình sản xuất của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần quan tâm đến năng lực sản xuất tại mỗi thời điểm khác nhau để xác định hạn mức bán chịu hợp lý cho khách hàng

Khả năng trả nợ của khách hàng: Trong tiêu chuẩn bán chịu, doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều đến tiêu chí vốn và năng lực trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức bán chịu phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro khách hàng mua chịu không có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp khi đến hạn

1.3.1.4 Chính sách thu hồi nợ

Chính sách thu hồi nợ là những cách thức, những biện pháp doanh nghiệp sẽ tiến hành để thu hồi các khoản phải thu quá hạn Thông thường, quá trình thu hồi nợ của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo trình tự sau:

Gửi thông báo cho khác hàng bằng văn bản chính thức về thời hạn thanh toán khoản nợ: Khoảng 10 ngày trước khi đến hạn thanh toán của khách hàng, nhân viên thu nợ của doanh nghiệp sẽ gửi fax hoặc qua email để nhắc khách hàng về thời hạn thanh toán nợ của khách hàng cho doanh nghiệp

Trang 35

Gọi điện cho khách hàng: Sau khi gửi thư cho khách hàng nhưng đến ngày thanh toán doanh nghiệp vẫn chưa nhận được tiền thì nhân viên thu nợ sẽ gọi điện trực tiếp nhắc nhở khách hàng về việc thanh toán khoản nợ

Cử nhân viên đến gặp khách hàng: Đây là bước quan trọng trong quá trình thu hồi nợ cho doanh nghiệp Khi gặp trực tiếp khách hàng, đòi hỏi nhân viên thu hồi nợ phải khéo léo trong giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử Nhân viên thu hồi nợ cần phải cân nhắc đến tình trạng hiện tại của khách hàng để cùng đưa ra giải pháp phù hợp cho cả hai bên như thay vì thanh toán trả tiền một lần thì chuyển sang thanh toán trả theo nhiều đợt, hay như thay vì thanh toán bằng tiền thì có thể cho khách hàng thanh toán bằng chính hàng hóa của khách hàng, v.v

Nhờ đến tòa án để đòi nợ: Đây là biện pháp cuối cùng sau khi các biện pháp trên không hiệu quả Giải quyết tại tòa án giúp doanh nghiệp có thể thu hồi được khoản nợ nhưng đổi lại doanh nghiệp phải mất thêm thời gian, tốn kém chi phí như chi phí thuê luật sư, phí tòa án, v.v

Trên thực tế, việc sử dụng bộ phận nhân viên thu hồi nợ có thể phát sinh chi phí tốn kém cho doanh nghiệp, ví dụ như chi lương, chi đồng phục, chi công tác phí, v.v đặc biệt là ở các doanh nghiệp có khoản phải thu từ nhiều khách hàng ở phạm vi địa lý rộng Khi đó, doanh nghiệp có thể xem xét lựa chọn giải pháp bán khoản phải thu cho các đơn vị bao thanh toán (Factors) Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng để có nguồn tiền đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.2 Đánh giá thay đổi trong chính sách bán chịu

Nhằm đánh giá về tính hiệu quả của chính sách bán chịu hiện tại, nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ thực hiện đánh giá những thay đổi trong doanh thu, lợi nhuận và các chi phí liên quan đến khoản phải thu với giả định thay đổi một hoặc một vài nội dung trong chính sách bán chịu hiện tại của doanh nghiệp Sau đó sẽ so sánh giữa lợi ích của lợi nhuận gia tăng với tổn thất của gia tăng chi phí liên quan đến khoản phải thu để có quyết định phù hợp

Khi doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu hàng hóa thì doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nhưng chi phí về khoản phải thu cũng gia tăng Các chi phí liên quan đến khoản phải thu của doanh nghiệp gồm:

 Chi phí quản lý và thu hồi nợ: Đây là chi phí trả cho bộ phận thu hồi nợ bao gồm chi phí tiền công, tiền lương cho nhân viên thu hồi nợ, chi phí điện thoại, chi phí giao dịch, v.v phục vụ cho công việc giám sát và thu hồi nợ Khi các khoản phải thu tăng thì chi phí này cũng tăng

Trang 36

 Tổn thất nợ khó đòi: Các khoản phải thu sẽ trở thành nợ khó đòi khi đến hạn khách hàng không thanh toán do khách hàng không đủ khả năng, do khách hàng cố tình không trả, v.v Do đó, doanh nghiệp cần xác định một tỷ lệ phần trăm cho nợ khó đòi tính trên doanh thu bán chịu Nợ khó đòi tăng khi các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng

 Chi phí chiết khấu: Chi phí này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện chiết khấu trên giá bán hoặc doanh thu cho khách hàng để khuyến khích khách hàng trả tiền trước hạn hoặc đúng hạn

 Chi phí cơ hội: Đây là chi phí phát sinh khi doanh nghiệp cho phép khách hàng chiếm dụng vốn của chính doanh nghiệp do việc bán chịu hàng Khi khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội sinh lời từ khoản vốn đó Chi phí này tăng khi khoản phải phải thu tăng

 Chi phí vốn: Nếu doanh nghiệp không bán chịu thì doanh nghiệp sẽ thu được tiền để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khi bán chịu cho khách hàng, doanh nghiệp không thu được vốn, trong khi đó hoạt động của doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm vốn Lượng vốn bổ sung thêm này phát sinh chi phí sử dụng vốn Chi phí này tăng khi khoản phải thu tăng

Như vậy, việc doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng khoản phải thu từ đó tăng chi phí về khoản phải thu Để đánh giá tính hiệu quả của chính sách bán chịu mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự so sánh giữa sự tăng/giảm lợi nhuận với sự tăng/giảm chi phí về khoản phải thu Đây chính là sự đánh đổi giữa sự tăng/giảm lợi nhuận với sự tăng/giảm chi phí về khoản phải thu Nếu lợi nhuận tăng đủ bù đắp được sự gia tăng chi phí về khoản phải thu thì chính sách bán chịu mới của doanh nghiệp hiệu quả hơn chính sách bán chịu hiện tại Khi đó, doanh nghiệp cần thay đổi chính sách bán chịu Ngược lại, nếu lợi nhuận tăng không đủ bù đắp được sự gia tăng chi phí về khoản phải thu thì chính sách bán chịu mới của doanh nghiệp không hiệu quả so với chinh sách bán chịu hiện tại Khi đó, doanh nghiệp không nên thay đổi chính sách bán chịu hiện tại

Để đánh giá tính hiệu quả trong việc thay đổi chính sách bán chịu, doanh nghiệp cần thực hiện theo các nội dung sau:

Xác định mức tăng hoặc giảm của lợi nhuận sau khi thay đổi chính sách bán chịu

Xác định mức tăng hoặc giảm chi phí về khoản phải thu sau khi thay đổi chính sách bán chịu

Trang 37

So sánh mức tăng hoặc giảm lợi nhuận với mức tăng hoặc giảm chi phí về khoản phải thu để đưa ra quyết định, cụ thể:

(1) Nếu mức tăng lợi nhuận lớn hơn mức tăng chi phí về khoản phải thu thì nên thay đổi chính sách bán chịu và ngược lại;

(2) Nếu mức giảm lợi nhuận nhỏ hơn mức giảm của chi phí về khoản phải thu thì nên thay đổi chính sách bán chịu và ngược lại

1.3.2.1 Thay đổi tiêu chuẩn bán chịu

Doanh nghiệp sẽ thực hiện nới lỏng hoặc thắt chặt tiêu chuẩn bán chịu Khi doanh nghiệp nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu có nghĩa doanh nghiệp khuyến khích khách hàng đến mua chịu, từ đó doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, khoản phải thu tăng và các chi phí về khoản phải thu tăng Ngược lại, khi doanh nghiệp thắt chặt tiêu chuẩn bán chịu, có nghĩa doanh nghiệp hạn chế khách hàng mua chịu, từ đó doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, khoản phải thu giảm và các chi phí về khoản phải thu giảm Để đưa ra quyết định về việc thay đổi tiêu chuẩn bán chịu so với hiện tại thì doanh nghiệp sẽ thực hiện so sánh sự tăng hoặc giảm lợi nhuận so với sự tăng hoặc giảm chi phí về khoản phải thu

Ví dụ 1.5a Doanh nghiệp AD đang áp dụng chính sách bán chịu theo điều khoản

“net 30” Doanh nghiệp bán sản phẩm với giá 1 triệu đồng/sản phẩm Chi phí biến đổi 600.000 đồng/sản phẩm Doanh thu hàng năm 3.600 triệu đồng, kỳ thu tiền trung bình 30 ngày Tổn thất nợ khó đòi là 5% trên doanh thu Chi phí đòi nợ bằng 3% doanh thu Doanh nghiệp dự kiến nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu Theo đó, doanh thu kỳ vọng tăng 15%, kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày cho khách hàng mới Tổn thất nợ khó đòi tăng lên 8% trên doanh thu, tỷ lệ chi phí đòi nợ không đổi Giả sử giá bán không đổi, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 20%

Yêu cầu: Doanh nghiệp có nên nới lỏng chính sách bán chịu không? Tại sao?

Bài giải

Lợi nhuận: Khoản phải thu:

Chi phí sử dụng vốn: 90*20% = 18 triệu đồng Tổn thất nợ khó đòi:

8%*3.600*(1+15%) – 5%*3.600 = 151,2 triệu đồng Chi phí đòi nợ:

3%*3.600*(1+15%) – 3%*3.600 = 16,2 triệu đồng Tổng chi phí về khoản phải thu: 185,4 triệu đồng

Trang 38

Do Lợi nhuận > Tổng chi phí về khoản phải thu nên doanh nghiệp cần nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu

1.3.2.2 Thay đổi thời hạn bán chịu

Doanh nghiệp sẽ thực hiện kéo dài hoặc rút ngắn thời gian bán chịu cho khách hàng Khi doanh nghiệp kéo dài thời gian bán chịu có nghĩa doanh nghiệp khuyến khích khách hàng đến mua chịu, từ đó doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, khoản phải thu tăng và các chi phí về khoản phải thu tăng Ngược lại, khi doanh nghiệp rút ngắn thời gian bán chịu, có nghĩa doanh nghiệp hạn chế khách hàng mua chịu, từ đó doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, khoản phải thu giảm và các chi phí về khoản phải thu giảm Để đưa ra quyết định về việc thay thời gian bán chịu so với hiện tại thì doanh nghiệp sẽ thực hiện so sánh sự tăng hoặc giảm lợi nhuận so với sự tăng hoặc giảm chi phí về khoản phải thu

Ví dụ 1.5b Doanh nghiệp AD đang áp dụng chính sách bán chịu theo điều khoản

“net 30” Doanh nghiệp bán sản phẩm với giá 1 triệu đồng/sản phẩm Chi phí biến đổi 600.000 đồng/sản phẩm Doanh thu hàng năm 3.600 triệu đồng, kỳ thu tiền trung bình 30 ngày Tổn thất nợ khó đòi là 5% trên doanh thu Chi phí đòi nợ bằng 3% doanh thu Doanh nghiệp dự kiến thay đổi điều khoản bán chịu thành “net 50” Theo đó, doanh thu kỳ vọng tăng 15%, kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày Tổn thất nợ khó đòi tăng lên 8% trên doanh thu, tỷ lệ chi phí đòi nợ không đổi Giả sử giá bán không đổi, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 20%

Yêu cầu: Doanh nghiệp có nên thay đổi điều khoản bán chịu không? Tại sao?

Bài giải

Lợi nhuận: Khoản phải thu:

Chi phí sử dụng vốn: 390*20% = 78 triệu đồng Tổn thất nợ khó đòi:

8%*3.600*(1+15%) – 5%*3.600 = 151,2 triệu đồng Chi phí đòi nợ:

3%*3.600*(1+15%) – 3%*3.600 = 16,2 triệu đồng Tổng chi phí về khoản phải thu: 245,4 triệu đồng

Do Lợi nhuận < Tổng chi phí về khoản phải thu nên doanh nghiệp không cần thay đổi chính sách bán chịu

1.3.2.3 Thay đổi tỷ lệ chiết khấu thanh toán

Trang 39

Doanh nghiệp sẽ thực hiện tăng hoặc giảm tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng Thay đổi tỷ lệ chiết khấu thanh toán ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền của doanh nghiệp đối với khoản phải thu Khi doanh nghiệp tăng tỷ lệ chiết khấu có nghĩa doanh nghiệp khuyến khích khách hàng đến thanh toán trước hạn Tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm kỳ thu tiền bình quân giảm khoản phải thu giảm, các chi phí về khoản phải thu ngoài chi phí chiết khấu thanh toán giảm nhưng gia tăng chi phí chiết khấu thanh toán trong khi doanh thu và lợi nhuận không đổi Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm tỷ lệ chiết khấu thì chi phí chiết khấu thanh toán giảm, kỳ thu tiền bình quân tăng, khoản phải thu bình quân tăng, chi phí về khoản phải thu ngoài chi phí chiết khấu thanh toán tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận không đổi Để đưa ra quyết định về việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu so với hiện tại thì doanh nghiệp sẽ thực hiện so sánh lợi nhuận so với sự tăng hoặc giảm chi phí về khoản phải thu

Ví dụ 1.5c Doanh nghiệp AD đang áp dụng chính sách bán chịu theo điều khoản

“net 30” Doanh nghiệp bán sản phẩm với giá 1 triệu đồng/sản phẩm Chi phí biến đổi 600.000 đồng/sản phẩm Doanh thu hàng năm 3.600 triệu đồng, kỳ thu tiền trung bình 60 ngày Tổn thất nợ khó đòi là 5% trên doanh thu Chi phí đòi nợ bằng 3% doanh thu Doanh nghiệp dự kiến thay đổi chính sách bán chịu từ “net 30” sang “3/10 net 30” Doanh nghiệp ước tính có 60% khách hàng (tương ứng với 60% doanh thu) đến thanh toán trước hạn để hưởng chiết khấu Kỳ thu tiền trung bình 30 ngày Tổn thất nợ khó đòi giảm còn 3% trên doanh thu, tỷ lệ chi phí đòi nợ không đổi Giả sử giá bán không đổi, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 20%

Yêu cầu: Doanh nghiệp có tăng tỷ lệ chiết khấu không? Tại sao?

Bài giải

Lợi nhuận: Khoản phải thu:

Chi phí sử dụng vốn: -300*20% = -60 triệu đồng Tổn thất nợ khó đòi:

3%*3.600 – 5%*3.600 = -72 triệu đồng Chi phí nợ khó đòi: 0

Chi phí chiết khấu: 3%*3.600*60% = 64,8 triệu đồng Tổng chi phí về khoản phải thu: -67,2 triệu đồng

Do Lợi nhuận > Tổng chi phí về khoản phải thu nên doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ chiết khấu

1.3.3 Giám sát nợ phải thu

Trang 40

Giám sát nợ phải thu là nội dung quan trọng trong quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp Theo đó, cần thực hiện đánh giá chất lượng của nợ phải thu và công tác thu hồi nợ nhằm phát hiện những khoản nợ phải thu có vấn đề cũng như hiệu quả của chính sách thu hồi nợ của doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng, giảm thiểu rủi ro thất thoát vốn từ nợ phải thu

Để giám sát nợ phải thu, doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp gồm: (1) Kỳ thu tiền trung bình và (2) Phân tích tuổi của nợ phải thu

1.3.3.1 Thời gian thu tiền bán chịu

Kỳ thu tiền trung bình (Average Collection Period -ACP) (Days Sales Oustanding - DSO) cho biết số ngày trung bình để thu hồi khoản bán chịu

(1.22)

Ví dụ 1.6 Doanh nghiệp AB đang áp dụng điều khoản bán chịu “3/10 net 40”

Doanh thu cả năm của doanh nghiệp là 3.600 tỷ đồng Số liệu thống kê cho biết 20% doanh số được thanh toán sau 15 ngày để được hưởng chiết khấu, 70% thanh toán sau 40 ngày, 10% thanh toán sau 50 ngày

Kỳ thu tiền trung bình là chỉ tiêu đơn giản để đánh giá công tác giám sát nợ phải thu của doanh nghiệp Tuy nhiên, chỉ tiêu này được xác định dựa vào trung bình cộng đầu kỳ và cuối kỳ của nợ phải thu trên bảng cân đối kế toán, trong khi trên thực tế nợ phải thu biến động từng ngày Do đó, kỳ thu tiền trung bình sẽ tạo ra sự chênh lệch trong đánh giá công tác giám sát nợ phải thu đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ

1.3.3.2 Phân tích tuổi của nợ phải thu

Phương pháp này thực hiện phân loại nợ phải thu tại thời điểm phân tích thành các nhóm tuổi khác nhau với các tỷ trọng tương ứng Tuổi của nợ phải thu không được xây dựng từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà phải lấy từ sổ cái theo dõi nợ phải thu

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN