1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Tác giả Nguyễn Trần Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (41)
  • CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HTNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (111)
    • 2.2.1. Khái niệm HTNH (15)
    • 2.2.2. Đặc trưng của HTNH (17)
    • 2.2.3. Chức năng của HTNH (18)
    • 2.7.1. Giai đoạn 1990-2010 (30)
    • 2.7.2. Giai đoạn 2011-2020 (33)
  • CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA HTNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT (0)
    • 3.2.1. Giai đoạn 1990-1995: Đổi mới căn bản (0)
    • 3.2.2. Giai đoạn 1996-2005: Tiếp tục đổi mới và bước đầu hội nhập quốc tế 46 3.2.3. Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu (46)
    • 3.3.1. Giai đoạn 1990-1995: Đổi mới căn bản (0)
    • 3.3.2. Giai đoạn 1996-2005: Tiếp tục đổi mới và bước đầu hội nhập quốc tế 72 3.3.3. Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu (72)
    • 3.3.4. Giai đoạn 2011-2020: Tái cơ cấu toàn diện hướng tới phát triển bền vững (79)
    • 3.4.1. Mô hình nghiên cứu (84)
    • 3.4.2. Phương pháp ước lượng (86)
    • 3.4.3. Kết quả kiểm định tính dừng (90)
    • 3.4.4. Kết quả xác định độ trễ tối ưu (91)
    • 3.4.5. Kiểm định đồng liên kết (92)
    • 3.4.6. Kiểm định tính vững của mô hình (93)
    • 3.4.7. Kết quả tác động trong dài hạn (96)
    • 3.4.8. Kết quả tác động trong ngắn hạn (98)
    • 3.4.9. Thảo luận kết quả ước lượng (101)
  • CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI

Chương này phân tích vai trò của HTNH đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam với hai cách tiếp cận Cách tiếp cận thứ nhất là phân tích thực trạng phát triển HTNH trong mối tương quan với quá trình chuyển đổi kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Nhóm tác giả thu thập, tổ chức, kết nối và tổng hợp dữ liệu và thông tin bị phân tán từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó phân tích thực trạng phát triển tài chính trong mối tương quan với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam theo bốn giai đoạn: giai đoạn đầu đổi mới (1990-1995); giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á và quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế (1996-2005); giai đoạn hội nhập kinh tế sâu hơn và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2006-2010); và giai đoạn tái cơ cấu HTNH (2011- 2019) Thực trạng của quá trình phát triển HTNH được làm rõ ở các đặc điểm/tiêu chí như khung pháp lý, cấu trúc của hệ thống, quy mô ngân hàng, tăng trưởng cung tiền và tín dụng, phân phối tín dụng, nợ xấu và một số tiêu chí mang tính đặc thù ở từng giai đoạn, từ đó phân tích các ưu điểm và hạn chế của của quá trình phát triển HTNH trong mối tương quan với quá trình chuyển đổi kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Các phân tích trong từng giai đoạn sẽ đưa ra một bức tranh tổng hợp có hệ thống về thực trạng phát triển HTTC Việt Nam kể từ khi chuyển đổi

Cách tiếp cận thứ hai là phân tích định lượng tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế, trong đó hai thước đo đo lường sự phát triển của HTNH theo chiều sâu được sử dụng là tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP Phần phân tích định lượng được thực hiện trên nền tảng MHTTKT nội sinh và áp dụng kỹ thuật hồi quy đa biến để phân tích tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2020, trong đó có đưa vào phân tích bối cảnh tác động cũng như khả năng tác động mang tính phi tuyến của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế Kết quả phân tích thực trạng và phân tích định lượng hỗ trợ và bổ sung cho nhau để làm rõ vai trò tích cực cũng như như những hạn chế của HTNH đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Với hai cách tiếp cận như trên, nội dung chương này được cấu trúc thành

3 mục chính Mục 3.1 khảo sát sự phát triển của HTNH Việt nam qua bốn giai đoạn Mục 3.2 đánh giá vai trò của HTNH đối với tăng trưởng kinh tế ở góc độ cung cấp dịch vụ, kênh dẫn vốn và phân bổ vốn Mục 3.3 cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HTNH VIỆT NAM

3.2.1 Giai đoạn 1990-1995: Đổi mới căn bản

Cùng với quá trình cải cách kinh tế, HTNH Việt Nam từng bước chuyển đổi từ HTNH một cấp sang HTNH hai cấp từ cuối thập kỷ 1980 Trong giai đoạn 1990-

1995, trọng trách của HTNH Việt Nam là phải được cải cách một cách căn bản với mục tiêu kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vì vậy, cải cách HTNH được xem là khâu đột phá trong tiến trình đổi mới cơ chế kinh tế ở Việt Nam

Trong giai đoạn 1990-1995, hệ thống ngân hàng (HTNH) tại Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sang định hướng thị trường Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi những quy định mới về lĩnh vực ngân hàng ban hành trong giai đoạn 1987-1990, tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của HTNH theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn.

 Quyết định 218-CT ngày 03/07/1987 cho phép tiến hành thử nghiệm áp dụng cơ chế kinh doanh xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng Theo đó, bộ máy tổ chức và hoạt động của NHNN Việt Nam thay đổi theo cơ chế mới; các chi nhánh NHNN Việt Nam ở các tỉnh chyển đổi thành các ngân hàng chuyên nghiệp hạch toán độc lập;

 Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 với định hướng cơ bản là “chuyển hẳn HTNH sang hoạt động kinh doanh”; theo đó, bộ máy của NHNN được cải tổ để thực thi chức năng của một NHTW; toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng là do các ngân hàng chuyên doanh thực hiện

 Hai Pháp lệnh Ngân hàng ban hành vào tháng 5 năm 1990, Pháp lệnh về NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính, đánh dấu bước ngoặt lớn nhất về cơ sở pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam; lần đầu tiên ở Việt Nam có khung pháp lý khá rõ ràng cho sự vận hành của HTNH từng bước theo hướng thị trường

 Ngân hàng Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp lý, các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng

Trên nền tảng khung pháp lý kể trên, HTNH bắt đầu những bước chuyển biến căn bản, chuyển dịch nhanh chóng từ HTNH một cấp sang HTNH hai cấp, tách biệt hoạt động đặc thù mang tính quản lý nhà nước của NHNN và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các TCTD

Cấu trúc HTNH theo loại hình ngân hàng HTNH trở nên đa dạng hơn xét ở góc độ loại hình ngân hàng tham gia Nếu năm 1990 chỉ có 4 NHTM nhà nước chuyên danh thì đến cuối năm1995 đã có thêm sự hiện diện của gần 40 NHTM cổ phần, 18 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh tham gia hoạt động (Stewart, 2016)

Thị phần tiền gửi và tín dụng Trong giai đoạn này, mặc dù có nhiều loại hình ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh ngân hàng, bốn NHTM nhà nước chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với trên 80 phần trăm thị phần tín dụng và tiền gửi (Oh, 1999)

Tăng trưởng cung tiền và tín dụng Cơ chế thị trường từng bước được xác lập trong kinh doanh ngân hàng Cung tiền M2 tăng với tỷ lệ trung bình khoảng

27%/năm trong các năm 1991-2995 Tín dụng ngân hàng từng bước mở rộng cho khu vực ngoài quốc doanh, với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 43% một năm trong các 1991-1996 Tỷ lệ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng khu vực kinh tế thực, phản ánh phần nào quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế (NHNN, 2021) Tiền gửi vào hệ thống cũng tăng với tốc độ tương tự (Oh, 1999), phản ánh khả năng khôi phục niềm tin của công chúng đối với hệ thống sau giai đoạn khủng hoảng và hàng loạt vụ đổ vỡ tín dụng thập kỷ

Trong thời kỳ bao cấp, hầu hết tín dụng ngân hàng (90%) được dành cho doanh nghiệp nhà nước Từ năm 1990 đến 1995, cơ cấu tín dụng có thay đổi đáng kể: tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước giảm từ 81% (năm 1990) xuống còn 57% (năm 1995), trong khi tín dụng cho khu vực tư nhân tăng từ 19% (năm 1990) lên 43% (năm 1995) Đặc biệt, khu vực nông nghiệp, nông thôn được cấp tín dụng với tổng giá trị trên 10.000 tỷ đồng cho gần 5 triệu hộ dân.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HTNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Khái niệm HTNH

Ngân hàng nói chung được xem là một trung gian tài chính trọng yếu đối với bất cứ nền kinh tế nào Phạm vi hoạt động của loại hình trung gian tài chính này được quy định tương đối thống nhất ở các nước trên thế giới mặc dù có những nét đặc thù riêng biệt mang tính quốc gia Phạm vi hoạt động ngân hàng có thể khái quát chung là hoạt động huy động vốn thông qua nhận tiền gửi và cho vay nền kinh tế, đi cùng với hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính-ngân hàng khác (Rose, 2001; Mishkin, 2020)

Trong ngành ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới có nhiều loại hình ngân hàng được cấp phép và tham gia hoạt động Trong đó, ngân hàng thương mại

(NHTM) được xem là loại hình phổ biến nhất, cung ứng một chuỗi sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng liên quan đến hoạt động ngân hàng truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay, kèm theo các dịch vụ phi truyền thống khác (Rose 1998) Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam 2010 quy định cụ thể nhiều loại hình TCTD khác nhau và các hoạt động, dịch vụ mà từng loại hình TCTD có thể tham gia Cũng theo luật các TCTD, NHTM là loại hình thường được cấp phép cung ứng tất cả cách dịch vụ và sản phẩm ngân hàng Thực tế, ở Việt Nam cũng vậy, NHTM là TCTD phổ biến với số lượng, quy mô tài sản và thị phần chiếm ưu thế Như vậy, trong HTNH ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các NHTM thực hiện vai trò chủ chốt trong HTNH và giữ một vị trí thiết yếu trong quá trình vận động của nền kinh tế quốc dân

Các NHTM và các TCTD khác, trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, hình thành nên một kênh kết nối tiết kiệm và đầu tư thiết yếu bậc nhất trong nền kinh tế Kênh kết nối này giúp tập trung tiền tiết kiệm cá nhân và hộ gia đình phân tán trong nền kinh tế sẽ được tập trung vào HTNH, từ đó nguồn vốn này sẽ được phân bổ thông qua kênh tín dụng đến các dự án đầu tư và các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế Với nguồn vốn tài trợ từ HTNH, các dự án hiệu quả được triển khai và hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế được tiến hành, từ đó làm gia tăng tổng thu nhập quốc nội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước (NHTW), kết nối với hệ thống thanh toán quốc gia và quốc tế, tương tác và giao dịch trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn Bên cạnh đó, NHTM và TCTD còn giao dịch với NHTW trên thị trường mở nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đồng thời hình thành hạ tầng thanh toán cho các thị trường tài chính và toàn bộ hệ thống tài chính tín dụng (HTTC) Hoạt động của các ngân hàng luôn tuân thủ các quy định quản lý của NHTW để đảm bảo sự ổn định của HTTC và đạt được mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô Hệ thống ngân hàng (HTNH) gồm các NHTM và TCTD được NHTW cấp phép hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, có chức năng huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán Hoạt động của HTNH chịu sự quản lý của NHTW thông qua luật và quy định điều chỉnh hoạt động liên quan.

Đặc trưng của HTNH

Hệ thống ngân hàng thương mại (HTNH) có ba đặc điểm chung: (1) Các NHTM là những doanh nghiệp lớn về vốn và tài sản; (2) Chúng có hệ số đòn bẩy tài chính cao do phần lớn vốn hoạt động là tiền gửi khách hàng; (3) Bên tài sản trong bảng cân đối kế toán của NHTM chủ yếu là các khoản cho vay, mặc dù tỷ trọng này đang giảm do đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và nguồn thu nhập.

Thứ hai, trong quá trình kinh doanh, các NHTM đối mặt với nhiều loại rủi ro đặc thù Các rủi ro thường được các NHTM cũng như các chủ thể kinh tế khác đặc biệt quan tâm bao gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vận hành, rủi ro đạo đức và rủi ro rút tiền hàng loạt (risk of bank run) Các rủi ro này có thể có mối quan hệ nhân quả Ví dụ, rủi ro tín dụng phát sinh có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản Rủi ro vận hành và rủi ro đạo đức có thể làm phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó kéo theo rủi ro thanh khoản, thậm chí rủi ro rút tiền hàng loạt HTNH hoạt động trên nền tảng một mạng lưới có tính bao phủ rộng khắp, là nơi tập trung nguồn tiết kiệm và vốn nhàn rỗi từ công chúng, từ đó phân bổ vốn đến các dự án đầu tư hoặc các doanh nghiệp thông qua hoạt động cấp tín dụng Vì vậy, hoạt động của HTNH thường có tác động ngay đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thực, từ đó ảnh hưởng đến đến đời sống kinh tế xã hội Chính vì vậy, hoạt động của HTNH chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương thông qua các luật và các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh ngân hàng

Thứ ba, NHTM trong hệ thống có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn, theo đó mỗi một ngân hàng vận hành như một mắt xích trong quá trình kết nối tiết kiệm và đầu tư và trong quá trình lưu chuyển dòng tiền thanh toán giữa các chủ thể Vì vậy, rủi ro xảy đến với một NHTM, đặc biệt là rủi ro rút tiền hàng loạt của công chúng, có thể lan truyền nhanh sang các NHTM khác trong hệ thống, nhất là trong tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng gia tăng Trong quá trình nền kinh tế vận hành, khu vực ngân hàng thường chịu ảnh hưởng trước tiên của các biến động kinh tế, nhất là các biến động mang tính chu kỳ Đặc điểm này thể hiện rõ ở biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán – chúng thường biến động cùng nhau trước các biến động kinh tế hoặc trước những thay đổi chính sách.

Chức năng của HTNH

HTNH thực hiện ba chức năng cơ bản Chức năng quan trọng đầu tiên của HTNH là chức năng trung gian tín dụng Với chức năng này, NHTM đóng vai trò như là cầu nối giữa các chủ thể có vốn nhàn rỗi và chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn, thiết lập và vận hành kênh dẫn vốn giữa tiết kiệm và đầu tư Chức năng trung gian tín dụng phản ánh hoạt động truyền thống của NHTM là nhận tiền gửi và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế Hoạt động truyền thống tạo ra nguồn thu nhập chính yếu cho các NHTM, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, buộc NHTM phải quan tâm xây dựng môi trường và hệ thống quản trị rủi ro phù hợp

Chức năng thứ hai của HTNH là chức năng trung gian thanh toán Với chức năng này, các NHTM mở tài khoản cho các cá nhân và tổ chức, duy trì số dư tiền gửi của các chủ tài khoản và thực hiện thanh toán theo yêu cầu của các chủ tài khoản Đảm nhiệm chức năng này, NHTM cung ứng hàng loạt phương tiện thanh toán tiện lợi, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nước cũng như quốc tế Các phương tiện thanh toán thông thường có thể kể đến như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, cheque, thẻ ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Gần đây, trên nền tảng công nghệ số, các NHTM đưa ra nhiều ứng dụng thanh toán hiện đại, tiện lợi và nhanh chóng trong khuôn khổ phát triển mobile banking và digital banking với nhiều tên gọi khác nhau Ngoài ra, với hệ thống thanh toán trong nước và hệ thống thanh khoản toàn cầu ngày càng phát triển và hiện đại, chức năng này của HTNH thương mại giúp các chủ thể kinh tế tiết kiệm chi phí và thời gian, trong khi các khoản thanh toán được thực hiện một cách an toàn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ các giao dịch thương mại trong nước cũng như quốc tế

Chức năng thứ ba của HTNH là chức năng tạo tiền Chức năng này mang tính

“phái sinh” trên nền tảng thực hiện hai chức năng, tín dụng và thanh toán Với chức năng tạo tiền, HTNH góp phần làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán của các các chủ thể kinh tế Mức độ tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng, khả năng mở rộng tín dụng và năng lực cung ứng dịch vụ thanh toán của NHTM cũng như phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương

KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO LƯỜNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tăng trưởng kinh tế là yếu tố then chốt xóa đói giảm nghèo, nền tảng phát triển thịnh vượng quốc gia và tiêu chuẩn đánh giá quan trọng hàng đầu về phát triển kinh tế Thuật ngữ tăng trưởng kinh tế biểu thị kết quả hoạt động vĩ mô của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định, được đo là sự gia tăng thu nhập hoặc giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ do nền kinh tế đó tạo ra Chỉ số GDP dùng để tính giá trị hàng hóa hữu hình và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong phạm vi địa lý của một quốc gia, trong khi GNP tính cả sản phẩm tái tạo ra từ khoản thu nhập ròng từ nước ngoài GDP và GNP tính theo đầu người giúp so sánh chất lượng sống và trình độ phát triển giữa các quốc gia.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động đồng thời và đan xen nhiều yếu tố Có thể chia các yếu tố tác động thành hai nhóm, các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế Các yếu tố kinh tế có thể tổng hợp từ các mô hình kinh tế điển như MHTTKT của David Ricardo (1772-1923), MHTTKT của C Mác (1818-1883), MHTTKT của

A Mashall (1842-1924), MHTTKT của Karrod-Domar (1946), MHTTKT của Solow (1956)và MHTTKT nội sinh của Robert E Lucas (Lucas, 1988) Theo các mô hình kinh điển này, các yếu tố kinh tế thường là các yếu tố sản xuất đầu vào, tác động trực tiếp đến tổng cung, từ đó dẫn đến tăng trưởng Các yếu tố sản xuất đầu vào bao gồm vốn, lao động, tài nguyên và tiến bộ khoa học công nghệ Theo đó hàm sản xuất có thể viết như sau:

Vốn (K) là yếu tố nền tảng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, quyết định trực tiếp đến tăng trưởng Có hai loại vốn, vốn hữu hình và vốn vô hình Tỷ lệ tương quan giữa hai loại vốn này phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền sản xuất – của nền kinh tế của một quốc gia Một nền kinh tế huy động chủ yếu vốn vô hình, đáp ứng tốt mục tiêu tăng trưởng được xem là một nền kinh tế phát triển

Lao động (L) cũng là yếu tố đầu vào nền tảng quyết định đến tăng trưởng xét trên hai góc độ Một là, lao động là yếu tố đầu vào của tăng trưởng với tư cách là sức lao động (cơ bắp), lao động sống tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh Ở góc độ này, yếu tố lao động được đo lường thông qua số lượng lao động hoặc thời gian lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế trong kỳ Hai là, lao động với tư cách là vốn con người hay vốn nhân lực, nhấn mạnh khía cạnh phi vật chất của lao động Ở góc độc này, lao động được xem xét dưới góc độ phi vật chất của lao động đóng góp vào tăng trưởng, được thể hiện ở trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động Nói cách khác, vốn con người hay vốn nhân được hiểu là loại lao động chất lượng cao (có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; có năng lực tư duy và sáng tạo; khả năng làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng vận hành máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ với hàm lượng khoa học - công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao) Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, thường vốn nhân lực đống góp với tỷ trọng cao trong tăng trưởng ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là công nghiệp và dịch vụ Trái lại, ở các quốc gia đang phát triển, nguồn nhân lực thường dồi dào, tuy nhiên phần lớn là lao động có trình độ chuyên môn không cao, tham gia quá trình sản xuât chủ yếu trong các lĩnh vực gia công, lắp ráp hoặc khai khoáng Do vậy, đóng góp của lao động vào tăng trưởng không nhiều

Tài nguyên (R) là nhân tố sản xuất đầu vào của tăng trưởng, đóng góp nhiều vào tăng trưởng ở những quốc gia có lợi thế tài nguyên Do phần lớn tài nguyên là có giới hạn nên yếu tố này thường chỉ tạo ra lợi thế tĩnh cho một quốc gia trong quá trình tăng trưởng và phát triển Một quốc gia khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ở dạng thô có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trước mắt, một đặc điểm của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng Tuy nhiên, lợi thế tĩnh này sẽ mất đi và dư địa tăng trưởng theo chiều rộng sẽ thu hẹp lại khi mà nguồn tài nguyên hữu hạn được sử dụng không hiệu quả và môi trường thiên nhiên bị xâm hại Nhiều quốc gia trải qua giai đoạn tăng trưởng cao nhờ khai thác tài nguyên và xuất khẩu tài nguyên, nhưng lại không tạo ra được những ngành công nghiệp và nguồn lao động có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong dài hạn, nên đã rơi vào tình trạng suy thái, thậm chí khủng hoảng khi nguồn tài nguyên bị cạn kiệt Các trường hợp tăng trưởng kiểu này này được xem là mắc phải căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) hoặc vướng phải lời nguyền tài nguyên (Resource Course)

Lịch sử kinh tế thế giới chứng minh rằng sở hữu tài nguyên thiên nhiên không phải là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Ngược lại, các quốc gia thành công thường không sở hữu nhiều tài nguyên mà biết tận dụng lợi thế tĩnh từ các quốc gia khác và chuyển hóa thành lợi thế động thông qua tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ.

- công nghệ cao để chế biến tài nguyên thiên nhiên, tạo ra nhiều loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao Do đó, một quốc gia đang phát triển có trở thành quốc gia phát triển hay không, phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận thức, trình độ phát triển khoa học - công nghệ, chất lượng nhân lực và tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở vận hành MHTTKT theo chiều sâu gắn với lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh Vì vậy, tăng trưởng dựa vào lợi thế tĩnh là tài nguyên chỉ có tính chất ngắn hạn

Tiến bộ khoa học - công nghệ (T) đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số Tiến bộ T bao gồm cả những thành tựu sáng tạo khoa học và năng lực phát triển, triển khai chúng vào sản xuất Các quốc gia sở hữu năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D) mạnh mẽ sẽ dễ dàng đạt được sự phát triển, trong khi những quốc gia yếu kém về lĩnh vực này sẽ tụt hậu.

Nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, C.Mác cho rằng, chính tiến bộ khoa học-công nghệ là “chiếc đũa thần” làm gia tăng nhanh chóng của cải xã hội ( trích lại từ Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020) Trong lý luận về mô hình tăng trưởng ngoại sinh tân cổ điển, Solow (1956) chỉ ra rằng, tăng trưởng công nghệ (technological growth) là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong dài hạn, bên cạnh hai yếu tố quan trọng khác là tích lũy vốn và tăng trưởng lao động Samuelson (1965 và Kuznets (1971) có cùng quan điểm khi cho rằng, tiến bộ khoa học-công nghệ có vai trò quyết định đến chất lượng tăng trưởng kinh tế và là nền tảng cơ bản để nền kinh tế tăng trưởng bền vững Hiện nay, nhiều nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao đã và đang đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm tìm ra công nghệ mới, với các mô hình phát triển công nghệ khác nhau như “vườn ươm” hay “nóc nhà công nghệ”

Theo quan điểm hiện đại, các yếu tố kinh tế có thể phân theo hai nhóm, một nhóm gồm các yếu ảnh hưởng lên tổng cung và một nhóm gồm các yếu tố ảnh hưởng lên tổng cầu Nhóm yếu tố ảnh hưởng lên tổng cung được xem là đầu vào của quá trình sản xuất như vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP – Total factor productivity) Khác với quan điểm truyền thống, TFP là yếu tố tổng hợp, không chỉ phản ánh yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm mà còn phản ánh chất lượng giáo dục đào tạo, tính hiệu quả của thể chế-chính sách và thành quả của tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế Theo đó hàm sản suất có thể viết như sau:

Tổng cầu được xác định bởi bốn thành phần chính của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (X-M) Sự gia tăng tổng cầu dẫn đến sự gia tăng tổng cung,从而带动 kinh tế tăng trưởng.

Giai đoạn 1990-2010

Quá trình đổi mới kinh tế đầu những năm 1980 đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ Các cải cách mạnh mẽ từ 1986-2006 đã giải phóng nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tư nhân Từ 1990-2010, Việt Nam đạt tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát, GDP bình quân đầu người tăng, tỷ lệ nghèo giảm nhanh Hội nhập quốc tế cũng được đẩy mạnh, đặc biệt sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Quốc tế (WTO) năm 2007 Xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng bình quân lần lượt là 21%/năm và 20%/năm CCKT đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đã xuất hiện một số ngành công nghiệp mới chú trọng ứng dụng công nghệ cao

Bảng 2 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 1990-2010

Lạm phát 18,1 5,7 3,2 7,3 4,1 -1,7 -0,4 3,8 3,2 7,8 8,3 7,4 8,3 23,1 6,7 9,2 Tăng trưởng XK 27,4 33,2 26,6 1,9 23,3 25,2 4,0 11,2 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,5 Tăng trưởng NK 37,8 36,7 4,0 -0,8 2,1 33,2 3,4 22,1 28,0 26,6 21,3 22,1 38,5 27,9 -14,3 19,6 Cán cân

TM/GDP -7,8 -11,0 -8,1 -7,3 -2,9 -3,6 -1,8 -7,2 -11,0 -13,6 -3,3 -2,9 -13,6 -13,6 -9,5 -8,2 Nghĩa vụ nợ (*) 4,1 7,5 9,1 10,0 7,5 6,7 6,1 3,6 2,7 2,6 2,1 2,2 2,0 2,3 2,3

Note: (*) tính tỷ lệ % trên Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu nhập; (**) tính theo số tháng nhập khẩu; (***) Tỷ lệ người nghèo dưới 1,90 USD/ngày

Nguồn: Open Data (World Bank) Ở cuối giai đoạn 1990-2010, kinh tế Việt Nam đã bộc lộ một số yếu kém nội tại, khi mà Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn trước và bắt đầu chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2008 Thứ nhất là vấn đề chất lượng tăng trưởng: kinh tế Việt Nam tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào vốn (52,73%) và lao động (19,07%), hầu như phụ thuộc vào việc gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống; phần đóng góp của khoa học - công nghệ trong tăng trưởng kinh tế còn thấp (28,2%), thấp hơn so với các nước trong khu vực; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và công nghiệp truyền thống nhưng còn ở trình độ thấp; hiệu quả đầu tư thấp biểu hiện ở chỉ số ICOR cao hơn so với các nước khác; cơ cấu đầu tư bất hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp, nhất là đầu tư công; năng suất lao động xã hội thấp; tăng trưởng kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm động lực, nhưng lại hoạt động kém hiệu quả (Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020)

Thứ hai, năng lực nội sinh của nền kinh tế còn nhiều yếu kém: chất lượng nguồn nhân lực thấp; công nghệ lạc hậu; năng lực cạnh tranh thấp ở ba cấp độ (sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế) (Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020) Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 xảy ra, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, ngưng sản xuất

Thứ ba, chưa có những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, dòng vốn nước ngoài đổ vào tăng mạnh, tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn nhiều hạn chế Vốn đầu tư tăng nhanh, nhưng một phần lớn vốn chảy vào lĩnh vực địa ốc và thị trường chứng khoán, hình thành bong bóng tài sản tại các thị trường này Trong khi đó, ở thời điểm này, các năm 2007-2008, khả năng can thiệp trung hoà dòng vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế, một phần do thị trường tài chính kém phát triển Khả năng hấp thụ vốn kém cùng với các yếu kém trong quản lý đầu tư dẫn đến thất thoát đầu tư và hiệu quả đầu tư thấp Kết quả là lạm phát tăng lên khoảng 23% năm 2008, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm sâu và nợ xấu trong

Thứ tư, một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa đảm bảo: mất cân đối giữa tổng tiết kiệm và đầu tư; thâm hụt ngân sách; thâm hụt thương mại dai dẳng; nợ công tăng nhanh Nền kinh tế hướng xuất khẩu; tuy nhiên, sản phẩm thô và các sản phẩm gia công, lắp ráp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong xuất khẩu (Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020) Đặc điểm này phản ánh rõ nét đặc điểm của MHTT theo chiều rộng

Giai đoạn 1990-2010 đánh dấu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được tăng trưởng đáng kể Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế về hiệu quả đầu tư, năng lực cạnh tranh yếu, phát triển chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá rẻ và chưa có nền tảng công nghệ cao Do đó, đòi hỏi phải có những thay đổi đột phá trong MHTTKT để khắc phục các yếu kém nội tại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Giai đoạn 2011-2020

Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó tập trung khắc phục những hạn chế bộc lộ ở cuối giai đoạn 1990-2010 Đại hội XI của Đảng xác định chủ trương tái CCKT và đổi mới MHTTKT Chủ trương này được cụ thể hóa trong “Đề án tổng thể tái CCKT gắn với chuyển đổi MHTTKT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020” theo Quyết định số 339/QĐ-TTg năm 2013

Việc thực hiện Đề án trên phản ánh tính biện chứng giữa đổi mới MHTTKT và tái CCKT Đổi mới MHTTKT là việc xây dựng mô hình tăng trưởng mới theo đó nền kinh tế sẽ vận hành theo một cách thức mới, trên nền tảng sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu với một CCKT được tái cơ cấu lại theo hướng hiệu quả, hỗ trợ nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, bền vững (Phạm Thị Tuý và Phạm Quốc Trung, 2014) Đổi mới MHTTKT thường phải gắn liền với quá trình tái CCKT, là việc hiện thực hóa mô thức vận hành mới của nền kinh tế Diễn đạt cách khác, trong quá trình chuyển đổi MHTT, tái CCKT là hết sức cần thiết để vượt qua những những hạn chế của MHTTKT trước đó Trong điều kiện của Việt Nam, quá trình tái CCKT thực hiện sao cho nền kinh tế tăng trưởng trên nền tảng phát triển của khoa học-công nghệ và lợi thế cạnh tranh mới

Tính từ thời điểm ban hành “Đề án tổng thể tái CCKT gắn với chuyển đổi

MHTTKT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020”, quá trình tái CCKT đã được thực hiện gần chục năm Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một số thay đổi đáng khích lệ, có thể điểm qua như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô dược duy trì tương đối ổn định Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ trung bình 5.9%/năm, ở mức thấp hơn so với giai đoạn 1991-2010 Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt mức cao hơn, 6.7%/năm (Bảng 2.2) Tốc độ này được cho là khá cao so với mức trung bình ở khu vực và trên thế giới Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng 2,91% trong khi nhiều nước trên thế giới trải qua năm tăng trưởng âm Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng được cải thiện khá mạnh, đạt tỷ lệ trung bình 45,7% giai đoạn 2016-

Trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế tăng tốc, vượt mức trung bình của giai đoạn 2011-2015 Sự tăng trưởng này bắt đầu chuyển hướng sang dựa vào hiệu quả sử dụng vốn Tín dụng trong giai đoạn này tăng trưởng chậm lại, trong khi dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt mức tương đương 1,4 tháng nhập khẩu.

2011 đã tăng lên 4 tháng nhập khẩu năm 2020 (Bảng 2.2) Đầu giai đoạn, tỷ lệ lạm phát tương đối cao, nhất là năm 2011, là hậu quả của giai đoạn tăng trưởng nóng và do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát khá tốt kể từ năm 2014, thường xuyên ở mức dưới 4%

Bảng 2 2: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011-2020

Note: (*) tính tỷ lệ % trên Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu nhập; (**) tính theo số tháng nhập khẩu; (***) Tỷ lệ người nghèo dưới 1,90 USD/ngày

Nguồn: Open Data (World Bank)

Thứ hai, việc thực hiện ba mảng then chốt trong tái CCKT đạt được thành quả bước đầu (Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020) Thể chế đầu tư công và hiệu quả đầu tư công được cải thiện Tái cơ cấu DNNN từng bước được quan tâm thực hiện, theo đó năng lực quản trị doanh nghiệp được nâng cao và tình trạng đầu tư ngoài ngành giảm đi Các thị trường tài chính dần hoạt động ổn định, trong đó khả năng thanh khoản của các ngân hàng tăng trong khi lãi suất cho vay giảm dần Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước có chiều hướng giảm (Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020) Năm 2012, đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 40,3% Đến năm 2018, tỷ trọng này chỉ còn 33,3% Trong khi đó, hiệu quả đầu tư đã bắt đầu tốt hơn, thể hiện qua chỉ số ICOR Chỉ số ICOR giảm từ 6,42 năm 2016 xuống còn

6,08 năm 2019 Năm 2020, chỉ số ICOR tăng vọt lên mức 14,28 do nhiều dự án đầu tư bị kéo dài và tạm thời dừng thực hiện trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp Chỉ số ICOR trung bình các năm 2016-2019 ở mức 6,15 trong khi mức trung bình của các năm 2011-2015 được ghi nhận là 6,25 (xem bảng 2.3)

Bảng 2 3: Chỉ số ICOR giai đoạn 2011-2020

Thứ ba, trong cơ cấu các ngành dịch chuyển theo hướng hiện đại Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong khi tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp tăng Năm

2020, tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là 14.85%, 33.72% và 41.63% trong khi tỷ lệ tương ứng năm 2011 là 38.6%, 28.28% và 33.06% (TCKT, 2021) Quá trình tái cơ cấu ở từng ngành cũng bắt đầu thực hiện theo hướng tích cực: gia tăng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp; tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 13,4% đầu giai đoạn lên 16,7% cuối giai đoạn

Thứ tư, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh hơn Thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng về đối tác thương mại và sản phẩm Cuối giai đoạn 2022-

2020, độ mở cửa thương mại của Việt Nam tính tỷ lệ tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu trên GDP ở mức khoảng 200% Đến 2020, sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, đã có 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết giữa Việt Nam và các nước; ba hiệp định đang trong quá trình đàm phán (TCTK,

2021) Cũng đến năm 2020, Việt Nam có khoản 30 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 92% tổng giá trị xuất khẩu (TCTK, 2021) Các con số này cho thấy kinh tế Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Tuy vậy, giai đoạn 2011-2020 vẫn nổi nên một số hạn chế mà quá trình tái CCKT và chuyển đổi mô hình kinh tế chưa khắc phục được Thứ nhất, một số mục tiêu chưa đạt được: (i) cơ cấu đầu tư thay đổi chậm trong khi hiệu quả đầu tư thấp còn phổ biến; (ii) quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp diễn ra chậm, hiệu quả hoạt động DNNN thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn và các nguồn lực khác; (iii) tái cơ cấu ở khu vực tài chính diễn ra chậm, các thị trường tài chính kém phát triển, HTNH vẫn là kênh dẫn vốn chủ yếu trong khi quản trị ngân hàng chưa hoàn thiện và vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết căn bản (Trần Minh Tâm và cùng tác giả, 2020)

Thứ hai, quá trình tái CCKT chưa thực sự hỗ trợ cho việc hình thành

MHTTKT mới trên nền tảng năng suất và hiệu quả cao (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021) Hạn chế này cũng là hệ quả của hạn chế kể trên.Tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào tăng vốn đầu tư Tốc độ tăng năng suất lao động còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Mặc dù các chỉ số ICOR bình quân các năm 2016-

VAI TRÒ CỦA HTNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT

Giai đoạn 1996-2005: Tiếp tục đổi mới và bước đầu hội nhập quốc tế 46 3.2.3 Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu

Trong giai đoạn 1996-2005, HTNH tiếp tục có những bước phát triển nhất định về khung pháp lý, cấu trúc hoạt động và chiều sâu tài chính

Khung pháp lý Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường tính minh bạch và tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD ban hành năm 1997 (sau đó được sửa đổi năm 2004 theo Luật số 20/2004/QH11) thực sự tạo khung pháp lý quan trọng cho HTNH hoạt động và phát triển dựa trên cơ chế thị trường, từng bước hội nhập với hệ thống tài chính-ngân hàng quốc tế Trước đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam vận hành trên cơ sở hai pháp lệnh về ngân hàng ban hành năm 1990 Khi xây dựng các pháp lệnh này, Việt Nam chưa có kinh nghiệm về quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Việc xây dựng và ban hành hai bộ luật về ngân hàng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới và xây dựng HTNH hiện đại

Cấu trúc hệ thống theo loại hình ngân hàng

HTNH có sự tham gia hoạt động của nhiều loại hình ngân hàng, đặc biệt có sự hiện diện của nhiều ngân hàng nước ngoài hơn so với gian đoạn trước, góp phần hình thành môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh Trong giai đoạn 1996-

2005, số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh tăng từ 27 ở đầu giai đoạn lên 36 ở cuối giai đoạn, phản ánh quá trình hội nhập ngày càng gia tăng của HTNH (Bảng 3.2) Số lượng NHTM cổ phần giảm từ 52 ngân hàng năm 1996 xuống còn 37 ngân hàng năm 2005 Số lượng NHTM cổ phần giảm đi là kết quả của việc thực thi đề án củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện trong giai đoạn 1998-2001 do nhiều NHTM cổ phần có độ rủi ro cao, có nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống 1

Bảng 3 2 Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 1996-2005

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 23 23 26 31

Quỹ tín dụng nhân dân - - 954 926

Nguồn: Stewart và cộng sự (2016); Quan Hoang Vuong (2019)

Ngoài ra, HTNH còn có thêm hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), cho thấy sự phát triển của HTNH theo hướng tách biệt rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động để

1 Các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này thể hiện các yếu kém sau: (i) tỷ lệ nợ xấu cao; (ii) tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp; (iii) quy mô hoạt động nhỏ bé; (iv) năng lực quản trị điều hành thấp, rủi ro cao (NHNN, 2021) Các hình thức cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần có thể ấp dụng: buộc đóng cửa; sáp nhập, hợp nhất; thực hiện chính sách Tham gia vào hoạt động tín dụng còn có hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân và 8 công ty tài chính

Năm 2005, hệ thống ngân hàng Việt Nam có tới 80 ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng hai nhóm NHTM đóng vai trò chủ chốt là NHTM nhà nước và NHTM cổ phần Hai nhóm ngân hàng này là lực lượng dẫn dắt xu hướng tiền gửi và tín dụng trên thị trường.

Bảng 3 3: Thị phần tiền gửi, tín dụng và tỷ trọng tài sản của các nhóm ngân hàng các năm 2000-2005 (%)

Chi nhánh NHNNg và liên doanh 10,3 10 9,4 9,3 8,7 7.1

Chi nhánh NHNNg và liên doanh 17 14 12 13 12 16

Chi nhánh NHNNg và liên doanh 8 8

Nguồn: Leung (2009), Quan Vuong Hoang (2019)

Thị phần tiền gửi và tín dụng Trong giai đoạn 1996-2005, thị phần của nhóm NHTM nhà nước tiếp tục giảm dần trong khi thị phần của nhóm NHTM cổ phần tăng dần Thị phần tiền gửi và tín dụng của nhóm NHTM nhà nước giảm từ khoảng 80% đầu giai đoạn xuống còn lần lượt 78,4% và 72,1% năm 2000, sau đó xuống còn 78,6% và 68% năm 2005 Nhóm NHTM cổ phần ngày càng mở rộng hoạt động của mình Đầu giai đoạn, nhóm ngân hàng này chỉ chiếm thị phần khoảng dưới

10% cả tiền gửi và tín dụng Đến cuối giai đoạn (2005), nhóm này chiếm 14,3% thị phần tiền gửi và chiếm 16% thị phần tín dụng Thị phần của nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh giảm dần mặc dù số lượng ngân hàng trong nhóm tăng lên Năm 2000, thị phần tiền gửi và tín dụng của nhóm ngân hàng nước ngoài lần lượt là 10,3 % và 17% Năm 2005, thị phần tiền gửi và tín dụng của nhóm ngân hàng này giảm xuống lần lượt còn 7,1% và 16% Đến cuối giai đoạn (năm 2004), nhóm NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 75% và nhóm ngân hàng cổ phần chiếm tỷ trọng 17% tổng tài sản hệ thống Đặc điểm tỷ trọng tiền gửi và tín dụng của các nhóm ngân hàng cho thấy khả năng thanh khoản của nhóm NHTM nhà nước và nhóm ngân cao hơn so với hai nhóm còn lại Thực tế, trong giai đoạn này, ngân nhóm hàng thương mại nhà nước thường là nguồn hỗ trợ thanh khoản cho nhóm NHTM cổ phần và nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh

Tăng trưởng cung tiền và tín dụng Trong giai đoạn 1997-2005, cung tiền và tín dụng cho nền kinh tế tăng khá nhanh, một phần tiếp tục phản ánh quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế và sự phát triển khá nhanh của khu vực kinh tế tư nhân Cung tiền (tổng phương tiện thanh toán – Broad Money) và tín dụng đặc biệt tăng nhanh ở các năm sau khủng hoảng Châu Á (Bảng 3.4) Cung tiền và tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng trung bình lần lượt 29,3% và 28,7%

Bảng 3 4: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 1996-2005 (%)

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung bình Cung tiền M2 22,7 26,1 25,6 39,3 56,2 25,5 17,6 24,9 29,5 29,7 29,3 Tín dụng cho nền kinh tế 17,6 20,8 21,3 42,8 34,2 23,2 25,5 32,1 37,1 34,7 28,7 Tín dụng cho DNNN 11,3 15,6 22,9 42,7 28,7 14,1 12,2 9,3 0 85,4 22,4 Tín dụng cho tư nhân 31,7 30,5 10 68,9 46,9 27,5 29,5 49,5 62 15,4 36,0

Phân bổ tín dụng Tín dụng cho khu vực tư nhân tăng nhanh hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp nhà nước Tín dụng cho khu vực nhà nước tăng trung bình

23,7%/năm trong khi tín dụng cho khu vực tư nhân tăng trung bình khoảng 36,5%/năm Kết quả là tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giảm dần, từ 46,4% năm 1997 xuống còn 31% năm 2005 Trong khi đó, tỷ trọng tín dụng cho khu vực tư nhân tăng lên, từ 53,5% năm 1997 tăng lên 69% năm 2005 (Hình 3.2)

Hình 3 2: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1996-2005

Tín dụng cấp cho các ngành kinh tế đã chú ý đến mục tiêu chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp dịch vụ Tuy vậy múc độ chuyển dịch còn hạn chế Trong các năm 2002-2204, tỷ trọng tín dụng cho ngành nông, lâm và ngư nghiệp dao động xung quanh mức 29,4%-29,7%; tỷ trọng tín dụng cho ngành công nghiệp dao động xung quanh mức 25,1%-25,4%; tỷ trọng tín dụng cho ngành xây dựng tăng 0,3 điểm phần trăm từ mức tỷ trọng 13,9% lên 14,2%; tỷ trọng tín dụng cho ngành thương mại-dịch vụ tăng 0,5 điểm phần trăm từ mức tỷ trọng 17,2% lên 17,7% (NHNN, 2021) Độ sâu tài chính Tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng cao giai đoạn

1997-2005 đã làm cho tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng khá nhanh Năm 1997, tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP khá thấp, lần lượt là 22,5% và 21,3% Đến cuối giai đoạn, năm 2005, các tỷ lệ này lần lượt là 70,9% và 69,9% (Bảng 4.4) Ở những năm cuối giai đoạn 1997-2005, tăng trưởng tín dụng ở mức cao đã phần nào làm cho khả năng thanh khoản của HTNH xuất đi, nhất là khi dòng vốn có xu hướng di chuyển từ khu vực ngân hàng sang thị trường chứng khoán đang bắt đầu khởi sắc

Bảng 3 5: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 1996-2005 (%)

Tỷ lệ tiền gửi/GDP 18 20,9 29,8 38,6 44,4 48 48 52 60 67

Tỷ lệ cho vay/GDP 20,3 21,3 22,4 28,9 35,1 39,7 44,8 51,7 60,8 69,9

TL cho vay/tiền gửi 93 99 88 104

Nguồn: World Bank Open Data, IMF (2007), Leung (2009)

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn này về cơ bản được kiểm Đầu giai đoạn 1996-

2005, tỷ lệ nợ xấu (nợ quá hạn) còn khá cao ở mức 5,6% năm 1996, tăng lên 14,6% năm 1997 (Bảng 3,6) Trong đó, khoảng 75% nợ xấu là thuộc về NHTM nhà nước và 33% là của doanh nghiệp nhà nước; nợ xấu khu vực tư nhân tăng khá nhanh từ 41% năm 1994 lên 67% năm 1997 (Oh, 1999) ) Hoạt động kinh doanh của các NHTM chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á Phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn Năm 1998, nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm tỷ trọng ít hơn, nhưng tính theo tỷ lệ riêng trong nhóm lại rất cao (do quy mô hoạt động nhỏ), lên tới 24%; nhiều ngân hàng cổ phần có nợ xấu ở tỷ lệ nguy hiểm Đây cũng chính là một lý do cấp thiết dẫn đến phải thực hiện đề án củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 1998 (NHNN, 2021) Ngoài ra, việc thực thi Quyết định 149/QD0-Ttg phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM góp phần giúp các NHTM nhà nước giải quyết tình trạng nợ tồn đọng do lịch sử để lại Đến cuối giai đoạn, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát khá tốt, giảm xuống còn khoảng 3% (Bảng 3.6)

Bảng 3 6: Nợ xấu giai đoạn 1996-2005 (%)

Nguồn: NHNN (2021), Quan Hoang Vuong (2019); (*) Số liệu nợ xấu các năm 2002-2005 là tỷ lệ bình quân của bốn NHTM nhà nước bao gồm Vietinbank, Agribank, BIDV và Vietcombank

Như vậy có thể thấy, HTNH phát triển khá rõ nét thông qua hai thước chiều sâu tài chính là tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP và sự mở rộng mạng lưới của các NHTM Tốc độ tăng trưởng cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 1997-2005 cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này Tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền như vậy không gây áp lực lên lạm phát do quá trình tiền tệ hoá diễn ra cho đến năm 2003 Tuy nhiên, sau đó, quá trình tiền tệ hoá dường như dừng lại và tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng tiếp tục tăng cao sau đó đã tạo ra áp lực lên lạm phát

Giai đoạn 1996-2005: Tiếp tục đổi mới và bước đầu hội nhập quốc tế 72 3.3.3 Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu

HTNH tiếp tục đóng vai trò là kênh dẫn vốn gần như là duy nhất, kết nối tiết kiệm và đầu tư cho tăng trưởng 4 Các thước đo phát triển HTNH gia tăng gấp 4 lần trong giai đoạn với tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP năm 2005 lần lượt ở mức 79,22% và 69,16% HTNH trở nên khá đa dạng hoá với sự hoạt động

4 Đến cuối năm 2005: số tiền huy động thông qua phát hành trái phiếu (chính phủ, doanh nghiệp, đô thị) chỉ khoảng 10% GDP; giá trị vốn hoá TTCK chính thức chỉ khoảng 2% GDP [50] của nhiều loại hình ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán và tín dụng của khu vực DNNN, khu vực doanh nghiệp tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khoảng 7%, cao hơn so với giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020

Nhìn chung, giai đoạn này HTNH hỗ trợ khá tốt quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế và đóng góp cho sự phát triển khá nhanh của khu vực kinh tế tư nhân Hệ thống thống ngân hàng phát triển phát triển chủ yếu dựa trên mở rộng tín dụng và mạng lưới hoạt động Tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này Tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng như vậy không gây áp lực lên lạm phát do quá trình tiền tệ hoá diễn ra Tuy nhiên, sau 2003, quá trình tiền tệ hoá dường như dừng lại và tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng tiếp tục tăng cao đã tạo ra áp lực lên lạm phát từ năm 2004

Hạn chế thứ nhất là tỷ lệ tiếp cận tài chính vẫn còn rất thấp Cuối giai đoạn này, chưa đến 10% dân số thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng, chỉ có khoảng

8 triệu người có tài khoản ngân hàng, có khoảng hơn 5 triệu thẻ ATM được phát hành, hơn 4,000 máy ATM hoạt động, trong đó gần 2/3 số mấy ATM là tập trung ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Min (Biallas và Kien Dam, 2008) Tỷ lệ tiếp cận tài chính thấp như vậy cũng có nghĩa là các NHTM vẫn còn tiềm năng phát triển trong dài hạn

Hạn chế thứ hai của hệ thống ngân hàng là khả năng đáp ứng vốn khá thấp so với nhu cầu của các doanh nghiệp, dẫn đến khó khăn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp SME (Small and Medium Enterprises) Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nỗi lo rủi ro của các ngân hàng thương mại khi xem xét cấp tín dụng cho SME, bắt nguồn từ tình trạng thông tin bất cân xứng Điều này dẫn đến tỷ lệ cấp tín dụng mới chỉ đạt khoảng 20% GDP tính đến cuối năm 2005, trong khi tỷ trọng đầu tư chiếm khoảng 40% GDP (Biallas và Kien Dam, 2008) Như vậy, hệ thống ngân hàng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu đầu tư Hầu hết các khoản cấp tín dụng đều thuộc nhóm ngắn và trung hạn, do các ngân hàng thương mại không tiếp cận được nguồn vốn dài hạn.

Hạn chế thứ ba là khả năng thanh khoản của hệ thống thấp Nhiều năm giai đoạn này tỷ lệ nợ trên tiền gửi của hệ thống trung bình khoảng 95%, cao hơn so với mức trung bình ở khu vực Châu Á (80%) (Biallas và Kien Dam, 2008) Hầu như toàn bộ tiền gửi vào hệ thống đều được sử dụng cho vay Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển và mở rộng của khu vực doanh nghiệp trong khi điều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng huy động vốn của HTNH Do hạn chế về nguồn vốn tự có, HTNH không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn của khu vực doanh nghiệp nói chung Trong giai đoạn này, các NHTM nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động huy động vốn và cho vay mặc dù thị phần giảm dần (thị phần trên 70%) Các NHTM nhà nước vẫn tiếp tục là kênh cho vay chính sách của chính phủ, trong đó hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng của các mục tiêu xã hội và chính trị hơn là các cân nhắc trên cơ sở phân tích hiệu quả đầu tư Ngoài ra, NHTM nhà nước vẫn tiếp tục tập trung vào mảng kinh doanh truyền thống của mình như tên gọi Trong điều kiện SME chưa đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin và khu vực DNNN vẫn đóng vai trò nòng cốt, dòng vốn tín dụng thực tế ưu tiên chảy vào khu vực DNNN Thêm vào đó, quyết định tín dụng chủ yếu thực hiện trên nền tảng thế chấp tài sản cố định Quá trình tín dụng như vậy một mặt làm gia tăng rủi ro tín dụng của hệ thống do kết quả hoạt động kinh doanh ở nhiều DNNN còn thấp, mặt khác làm gia tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống Rủi ro thanh khoản gia tăng còn phát sinh từ sự gia tăng độ lệch kỳ hạn do vốn huy động của HTNH chủ yếu ngắn hạn trong khi nhu cầu tài trợ trung và dài hạn tăng mạnh

Mặc dù dư nợ cho vay ngân hàng tăng nhanh nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tài trợ của khu vực doanh nghiệp trong khi gia tăng độ lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay Sự thiếu hụt nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động đồng tư cần khắc phục để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao Điều này đòi hỏi HTTC tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các thị trường vốn để chia sẻ gánh nặng cấp vốn của HTNH

3.3.3 Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu Ưu điểm

Giai đoạn 2006-2010 chứng kiến sự phát triển khá mạnh mẽ của HTNH ở góc độ mạng lưới hệ thống và độ sâu tài chính Đến cuối năm 2010 có tổng cộng

100 ngân hàng hoạt động Chỉ trong vòng 5 năm, tỷ lệ cung tiền trên GDP đã tăng thêm 40%, lên mức 114,85% ở cuối năm 2010 Tỷ lệ tín dụng trên GDP còn gia tăng mạnh mẽ hơn, lên mức 124,67% (tăng gần gấp đôi so với năm 2006) Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của nhóm các nước có mức thu nhập thấp và trung bình (92,2%) Tỷ lệ này cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của

HTNH đối với kinh tế Việt Nam, đóng vai trò như huyết mạch của nền kinh tế, là bộ phận cốt lõi của HTTC, trong đó các NHTM nhà nước tiếp tục chiếm ưu thế với thị phần tín dụng và huy động tiền gửi trên 50% Dòng vốn tiết kiệm tiếp tục được kết nối với khu vực kinh tế thực chủ yếu thông qua hệ thống NHTM, qua đó hỗ trợ duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao so với mức trung bình trong khu vực và trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 6.15%/năm Tuy nhiên, với tỷ lệ tín dụng cao như vậy, sự vững mạnh của HTNH là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự ổn định của HTTC quốc gia và sự ổn định kinh tế vĩ mô

Sự phát triển của HTTC dưới sự dẫn dắt của HTNH trong giai đoạn này vẫn chưa khắc phục được những hạn chế được chỉ ra đối với giai đoạn trước đó trong khi khi bị tác động bởi các cú sốc từ bên ngoài (tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009) nó lại bộc lộ những hạn chế của một HTTC non trẻ, còn đang trong giai đoạn nuôi dưỡng

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư, nên khi đầu tư sụt giảm thì tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại Trong giai đoạn 2007-2010, khi đầu tư giảm từ 43% GDP xuống còn 38%, tăng trưởng kinh tế giảm còn 5-6% Tuy đầu tư khu vực nhà nước vẫn chiếm 40% tổng đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư thường thấp hơn khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Việc tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mở rộng đầu tư nhưng đầu tư chưa hiệu quả đã khiến nền kinh tế tăng trưởng theo chiều số lượng hơn là chất lượng Để cải thiện hiệu quả đầu tư trong khu vực nhà nước, cơ chế thị trường cần được phát huy mạnh hơn trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Thứ hai, khả năng tiếp cận tài chính của SME chưa được cải thiện nhiều trong khi số lượng SME ở Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt từ năm 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Khu vực SME và vừa tạo nhiều việc làm hơn các khu vực khác và đóng góp phần lớn vào GDP (Ayyagari và cùng tác giả, 2007) Doanh nghiệp SME ở các nền kinh tế phát triển thường được cho là có khả năng đổi mới, cạnh tranh và năng động Tuy nhiên, như ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, khu vực SME Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển của mình, trong đó có trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ Đối với SME, nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng là nguồn vốn bên ngoài lớn nhất và quan trọng hàng đầu Ngoài ra, doanh nghiệp SME thường xuyên có nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính mà chỉ có NHTM mới đáp ứng được Giai đoạn 2006-2010, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam mới chỉ cung cấp chủ yếu sản phẩm tín dụng là các khoản cho vay với các kỳ hạn khác nhau Mặc dù HTNH mở rộng hơn so với giai đoạn trước, với sự tham gia của nhiều NHTM cổ phần, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tìm kiếm nguồn tín dụng chính thức từ các NHTM nhà nước Theo khảo sát năm 2009 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), 69% doanh nghiệp SME cho biết các định chế tín dụng hàng đầu của họ là các NHTM nhà nước, rồi mới đến các ngân hàng chính sách (12,3%) và NHTM cổ phần (10%) (ADB, 2015) Tuy nhiên, các khảo sát của CIEM cũng cho thấy, số lượng doanh nghiệp SME xin vay vốn tại các ngân hàng giảm mạnh, tỷ lệ doanh nghiệp SME gặp vấn đề khi làm hồ sơ vay tăng lên và phần lớn doanh nghiệp SME chủ yếu tiếp cận nguồn vốn vay không chính thức (vấn đề bất cân xứng thông tin) (ADB, 2015) Ngoài ra, cũng theo các khảo sát của CIEM trong giai đoạn này, doanh nghiệp SME Việt Nam gặp trở ngại nhiều hơn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, thể hiện qua các minh chứng sau: (i) số lượng doanh nghiệp SME thực hiện đầu tư mới giảm đi; (ii) doanh nghiệp SME có xu hướng sử dụng lợi nhuận để lại hơn là đi vay nợ để tài trợ cho hoạt động mở rộng kinh doanh của mình; và (iii) gia tăng số lượng doanh nghiệp SME gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Doanh nghiệp SME gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng một phần do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 Cuộc khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến sản lượng, doanh số bán hàng và xuất khẩu của doanh nghiệp SME Kết quả hoạt động kinh doanh xấu đi cũng làm giảm đáng kể mức độ tín nhiệm vốn đã không cao của các doanh nghiệp này Trong khi đó các NHTM Việt Nam trở nên thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp SME, thắt chặt điều kiện tín dụng, làm khó khăn thêm cho các doanh nghiệp này trong quá trình tiếp cận nguồn tài trợ ngân hàng

Thứ ba, HTNH chưa làm tốt năng hấp thụ vốn và phân bổ vốn cũng như chưa có khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài cho nền kinh tế Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, dòng vốn nước ngoài đổ vào khá mạnh do phản ứng trước triển vọng lạc quan của nền kinh tế Trước áp lực nâng giá đối với đồng Việt Nam, NHNN Việt Nam đã can thiệp (dự trữ ngoại hối tăng 10 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007) Tuy nhiên NHNN Việt Nam đã không trung hoà được hoạt động can thiệp của mình thông qua thị trường mở Kết quả của sự can thiệp không trung hoà làm cho cung tiền tăng với tỷ lệ 45% và tín dụng ngân hàng tăng 63% trong vòng một năm tính đến tháng 3 năm 2008 Tín dụng ngân hàng tăng mạnh song hành với hoạt động đầu tư mở rộng quá mức của các DNNN Tính riêng năm 2007, tăng trưởng tín dụng của NHTM nhà nước đạt tỷ lệ 25% trong khi tăng trưởng tín dụng của NHTM cổ phần lên tới 95% với phần lớn tín dụng chạy vào khu vực DNNN Bên cạnh đó, thay vì chảy vào khu vực đầu tư sản xuất, dòng vốn tín dụng lại được lái theo các hoạt động mang tính đầu cơ trên thị trường bất động sản và TTCK, hình thành bong bóng ở các thị trường này Thực tế, năm 2008 chứng kiến bất ổn vĩ mô gia tăng với lạm phát bình quân 23% (lạm phát các năm 2009 và 2010 có giảm đi nhưng vẫn ở mức khá cao so với giai đoạn trước đó - 7,1% năm 2009 và 9,9% năm

Giai đoạn 2011-2020: Tái cơ cấu toàn diện hướng tới phát triển bền vững

Chủ trương tái cấu trúc HTNH của chính phủ (theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012) và Đề án xử lý nợ xấu (theo Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013) là các giải pháp cấp thiết, kịp thời nhằm lành mạnh hoá HTNH, nâng cao năng lực quản trị, giải quyết tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời tại các NHTM Một số kết quả đạt được của quá trình tái cấu trúc HTNH cũng như kết quả hoạt động của của các NHTM cho thấy HTNH Việt Nam đã khắc phục các hạn chế, ổn định và phát triển trở lại, tiếp tục là nền tảng quan trọng của HTTC Việt Nam và tiếp tục là kênh dẫn vốn chủ lực (NHNN, 2021) Một số kết quả khả quan của quá trình tái cấu trúc có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo, giảm sở hữu chéo trong hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, trong khi không gây sức ép cho lạm phát

Thứ hai, lãi suất có xu hướng giảm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 năm 2020.

Covid-1 9 bùng phát, lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm 1-2% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh

Thứ ba, việc mua bán, sáp nhập các NHTM yếu kém là các biện pháp tái cấu trúc phù hợp Ba NHTM cổ phần được NHNN mua lại với giá 0 đồng đã đi vào hoạt động ổn định với kết quả kinh doanh được cải thiện dần Các NHTM sau khi sáp nhập có tình hình tài chính lành mạnh và kết quả kinh doanh tốt hơn

Thứ tư, khoảng hơn bảy trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới ngưỡng 2% (NHNN, 2021)

Thứ năm, hoạt động tín dụng đã được điều hành phù hợp với Đề án tổng thể tái CCKT gắn với MHTT theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong 5 năm cuối giai đoạn 2015-2020 giảm xuống còn 16%/năm Tín dụng phân bổ tới các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao… Tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm dần Trong khi đó, dư nợ trong lĩnh vực phi sản xuất, nhất là cho vay bất động sản và chứng khoán, về cơ bản được kiểm soát và điều chỉnh về mức hợp lý HTNH tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động khu vực kinh tế tư nhân với tỷ trọng tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên trên 90% Hoạt động tín dụng như vậy góp phần hỗ trợ tăng trưởng và ổn định vĩ mô Giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6.7%, tốc độ khá cao so với mức trung bình ở khu vực và trên thế giới Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-

19, nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức 2.91% trong khi hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới tăng trưởng âm

Bên cạnh các điều chỉnh tích cực mang tính tái cấu trúc kể trên, HTNH tiếp tục có những thay đổi thuận theo cơ chế thị trường Trước tiên, mô hình tổ chức hoạt động của các NHTM ngày càng trở nên chuyên nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong các mảng hoạt động của mình Kế đến là môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên cạnh tranh trong đó các NHTM, nhất là các NHTM cổ phần, ngày càng quan tâm đến cải thiện chất lượng dịch vụ, phát triển và hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng chuyển đổi số Các NHTM nhà nước chuyển dịch mạnh từ chuyên doanh một lĩnh vực sang hoạt động nhiều lĩnh vực Một điểm thay đổi khá rõ nét nữa là các NHTM ngày càng quan tâm đến khu vực bán lẻ, trong đó nhiều ngân hàng coi khu vực bán lẻ là mảng hoạt động chính mang tính chiến lược Các thay đổi này của HTNH thể hiện sự phát triển mang tính bền vững, thúc đẩy cạnh tranh, hướng về khách hàng, mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp SME và khách hàng cá nhân, qua đó cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

HTNH là bộ phận quan trọng nhất của HTTC Việt Nam, đóng góp cho tăng trưởng như một kênh cung ứng nguồn lực vốn chủ lực đã bộc lộ nhiều vấn đề không chỉ của HTNH mà cả nội tại của nền kinh tế Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng dường như chưa được dẫn dắt để đến với các dự án đầu tư hiệu quả và mang tính đột phá công nghệ, chưa hỗ trợ tích cực cho việc chuyển đổi MHTT Độ sâu tài chính phản ánh qua tỷ lệ tín dụng so với GDP duy trì ở mức khá cao, trên 140% vào cuối năm

2020 Tăng trưởng ngày càng trở nên phụ thuộc vào hoạt động đầu tư; khi đầu tư giảm thì tăng trưởng cũng chậm lại Điều này lại càng khẳng định cho vai trò quan trọng của hoạt động ngân hàng Trong vấn đề đầu tư-tăng trưởng của Việt Nam, hiệu quả đầu tư thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao, phần nào phản ánh cho việc phân bổ nguồn lực vốn của HTNH chưa thực sự dựa trên tiêu chí hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Giai đoạn 2011-2020, chỉ số ICOR có xu hướng cải thiện nhẹ, giảm từ mức bình quân 6.25 các năm 2011-2015 xuống 6.13 các năm 2016-2019, nhưng vẫn cao hơn so với ICOR của các nước khác trong khu vực Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, HTNH tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ 12,17% để hỗ trợ tăng trưởng Mặc dù tăng trưởng dương đạt 2.91%, thuộc nhóm có tăng trưởng cao nhất thế giới, nhưng hệ số ICOR tăng vọt lên 14.28 Tuy có thể đưa ra các lý do khác biện luận phần nào cho hệ số ICOR cao như vậy, các kết quả này cho thấy hiệu quả đầu tư quá thấp và tăng trưởng tiếp tục phụ thuộc mạnh vào “số lượng” vốn đầu tư

Thứ hai, khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp SME chưa được cải thiện nhiều mặc dù đây là đối tượng doanh nghiệp chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và rất dễ tổn thương, dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng

Thứ ba, với thực tế phân bổ tín dụng như trên, HTNH chưa thể hiện được khả năng hấp thụ vốn cũng như khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài cho nền kinh tế Trước đây, các năm 2007-2008, khi các dòng vốn bên ngoài vào ồ ạt, hệ thống đã bộc lộ sự non trẻ và quá sức trong việc dẫn nguồn vốn đến các hoạt động kinh tế hiệu quả Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm tới Khả năng hấp thụ vốn đầu tư từ bên ngoài vẫn là vấn đề đáng quan tâm

Nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại là vấn đề đáng quan ngại do số lượng lớn nợ xấu vẫn chưa được xử lý, nền kinh tế và doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, và quá trình cấp tín dụng chưa thực sự dựa trên chỉ tiêu hiệu quả Thêm vào đó, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cũng góp phần làm tăng nguy cơ nợ xấu.

19 kéo dài Ngoài ra, thực tiễn thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 cho thấy công tác mua bán và xử lý nợ xấu vẫn gặp một số khó khăn do quy định pháp luật liên quan chưa đồng bộ, chưa phù hợp như: quyền thu giữ tài sản đảm bảo chưa được đảm bảo, quá trình chuyển nhượng và giải quyết tranh chấp tài sản còn nhiều thủ tục (Nguyễn Hoàng, 2022)

Thứ năm, quy mô vốn và tài sản của các NHTM nói chung còn hạn chế, bên cạnh trình độ quản lý chưa theo kịp sự phát triển của ngành (NHNN, 2021) Quy mô vốn của các NHTM nhà nước khá lớn so với các NHTM cổ phần tư nhân, nhưng lại khá khiêm tốn so với các ngân hàng nước ngoài Quy mô vốn hiện tại hạn chế khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế

Hệ sinh thái ngân hàng đang đối diện với nhiều thách thức từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0 Các công ty Fintech, tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ, công ty thương mại điện tử, công ty viễn thông xâm nhập cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số Đáng chú ý là sự cạnh tranh từ các loại giao dịch và công cụ mới trên nền tảng công nghệ số như đầu tư tiền ảo đa cấp, cho vay ngang hàng, cho vay trực tuyến Tuy nhiên, hành lang pháp lý chưa theo kịp với sự phát triển này, gây ra nhiều lỗ hổng pháp lý khiến các NHTM gặp khó khăn trong quá trình phát triển các sản phẩm số trên nền tảng các ứng dụng công nghệ 4.0 như Internet of Things, Cloud Computing, Blockchain, Big Data và Artificial Intelligence.

Hè, 2022) Cho đến thời điểm hiện tại (2022), chưa có các quy định pháp lý để điều chỉnh các vấn đề phát sinh như tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ và các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch các sản phẩm số Các lỗ hổng pháp lý này có lẽ đang là các rào cản đối với các hoạt động sáng tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng chuyển đổi số

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế lượng và áp dụng kỹ thuật hồi quy đa biến để phân tích các kênh tác động của phát triển ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2020 Mô hình kinh tế lượng được xây dựng trên cơ sở

MHTT nội sinh Do có hạn chế về dữ liệu và số quan sát, đề tài áp dụng phương trình cơ bản như sau:

+ 𝛽 2 (𝐵𝐴𝑁𝐾 𝑡 ) 2 +𝛽 3 𝐶𝐴𝑃 𝑡 + 𝛽 4 𝐺𝑂𝑉 𝑡 + 𝛽 5 𝐹𝐷𝐼 𝑡 + 𝛽 6 𝐿𝐴𝐵𝑂𝑅 𝑡 + 𝛽 7 𝐼𝑁𝐹 𝑡 + 𝛽 8 𝐷 07−20 × 𝐵𝐴𝑁𝐾 𝑡 + 𝛽 9 𝐶𝑅𝐼𝑆𝐼𝑆 + 𝜀 𝑡 (3.1) Trong mô hình (3.1), GROWTH đại diện cho tăng trưởng kinh tế, tính theo tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người BANK là biến độc lập, đo lường mức độ phát triển ngân hàng Biến giả D 07-19 nhận giá trị 1 cho các năm 2007 Các biến kiểm soát khác bao gồm: CAP đại diện cho yếu tố vốn vật chất, tính theo tỷ lệ vốn so với GDP; GOV đại diện cho chi tiêu của chính phủ, tính theo tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP; FDI đại diện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính theo tỷ lệ FDI trên GDP; LABOR đại diện lực lượng lao động, tính theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-65 so với tổng dân số; INF là lạm phát chỉ số giá tiêu dùng CPI, 𝜀 là sai số của mô hình

Trong số các biến số, phát triển ngân hàng BANK được đo lường theo 2 chỉ tiêu Chỉ tiêu thứ nhất là tỷ lệ M2 trên GDP (BM), đo lường độ sâu và quy mô của các trung gian tài chính; biến này phản ánh mức độ mở rộng hoạt động thanh toán và tiết kiệm được cung cấp bởi các trung gian tài chính là các NHTM Chỉ tiêu thứ hai là tỷ lệ tín dụng trên GDP (CREDIT); biến này đo lường độ sâu tài chính, phản ánh mức độ phân bổ tín dụng cho nền kinh tế, phản ánh vai trò của các trung gian tài chính trong kênh tiết kiệm-đầu tư trong HTNH; tỷ lệ này tăng lên nghĩa là các trung gian tài chính đã phân bổ tiết kiệm đến các dự án đầu tư nhiều hơn, có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hai chỉ tiêu đo lường phát triển ngân hàng sẽ lần lượt đưa vào mô hình (1) để xem xét mức độ tác động của phát triển ngân hàng ở các góc độ khác nhau

Ngoài ra, biến phát triển HTNH bình phương (BANK) 2 cũng được đưa vào mô hình để xem xét khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa phát triển HTNH và tăng trưởng kinh tế Việc xem xét quan hệ phi tuyến giữa phát triển HTNN và tăng trưởng kinh tế có cơ sở từ kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước cũng như từ tình hình thực tiễn vận động của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam Hình 3.5 cho thấy tăng trưởng kinh tế và các biến đại diện cho sự phát triển HTNH (tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDPcó mối tương quan cùng chiều) Tuy nhiên có nhiều giai đoạn ngắn, mối tương quan này không rõ ràng, thể hiện ở chỗ: tỷ lệ tín dụng trên GDP (tỷ lệ cung tiền trên GDP) tăng khá nhanh tuy nhiên tăng trưởng kinh tế lại chậm lại Do vậy, việc đưa biến giá trị bình phương của tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP vào mô hình hồi quy sẽ giúp làm sáng tỏ tác động mang tính phi tuyến của phát triển HTNH lên tăng trưởng kinh tế Kết quả ước lượng cũng sẽ giúp đưa ra đề xuất về ngưỡng phát triển ngân hàng phù hợp ở hai chỉ tiêu, cung tiền và tín dụng

Nguồn: Open Data của Ngân hàng thế Giới và NHNN (2021)

Hình 3 5: Độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế 1990-2020

Biến giả CRISIS (lấy giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng) đưa vào mô hình để kết quả ước lượng đảm bảo độ tin cậy cao hơn cũng như xem xét tác động lên tăng trưởng của phát triển ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng

Nghiên cứu còn đưa biến tương tác giữa phát triển ngân hàng và biến giả lấy giá trị 1 cho giai đoạn 2007-2020 để xem xét sự khác biệt trong tác động của phát triển ngân hàng đến tăng trưởng giữa hai giai đoạn 1990-2006 và 2007-2020.

Phương pháp ước lượng

Phương trình (3.1) sẽ được ước lượng theo mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive-Distributed Lag Model -ARDL) cho giai đoạn 1990-2019 Mô hình này được sử dụng khá phổ biến để kiểm định sự hiện diện của mối quan hệ dài hạn hay quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu thời gian Có thể khái quát mô hình ARDL (p,q1,q2 qk) bằng phương trình cơ bản như sau:

Tăng trưởng GDP (Trục trái) Credi t/GDP (Trục phải) M2/GDP (Trục phả i)

Khủng hoảng tài chính toàn

Khủng hoảng tài chính Châu Á

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng1995

Trong phương trình (3.2), L là toán tử độ trễ; ví dụ L0yt =yt, L1yt=yt-1 wt là vector các biến tất định như hệ số chặn, xu hướng thời gian, các biến giả mùa vụ hoặc các biến ngoại sinh với độ trễ cố định Các ký hiệu p và q là độ trễ của biến y hoặc xi với p=0,1,2 ,m, q=0,1,2 ,m, i=1,2 ,k Độ trễ tối đa m do người dùng lụa chọn Số kỳ thời gian của mẫu quan sát là n với t = m+1, m+2 ,n ut là thành phần nhiễu/phần dư

Mô hình được gọi là tự hồi quy nghĩa là biến phụ thuộc được giải thích một phần bởi chính nó trong quá khứ Các biến giải thích khác cũng được đưa vào mô hình với các giá trị trễ Do có sự hiện diện của giá trị quá khứ của biến phụ thuộc trong mô hình, ước lượng mô hình theo phương pháp OLS có thể cho các hệ số thiên lệch Nếu thành phần nhiễu có hiện tượng tự tương quan thì phương pháp OLS trở nên thiếu tính nhất quán Vì lý do này, các biến công cụ thường được sử dụng để ước lượng mô hình ARDL Theo Pesaran và cộng sự (2001), Shin và cộng sự (2014) và Nkoro và Uko (2016), so với kỹ thuật đồng liên kết của Johansen, ước lượng theo mô hình ARDL có những ưu điểm nhất định Thứ nhất, trong khi kỹ thuật đồng liên kết của Johansen yêu cầu các biến số trong mô hình cùng dừng ở bậc sai phân (bậc 1), mô hình ARDL chỉ cần các biến dừng tối đa ở bậc sai phân (bậc 1), trong đó có thể dừng không cùng bậc với nhau (bậc gốc I(0) hay bậc 1 I(1)) Thứ hai, ước lượng theo mô hình ARDL giúp khắc phục được vấn đề nội sinh và cho kết quả tin cậy đối với các trường hợp có mẫu quan sát nhỏ do đã bổ sung các biến trễ của biến phụ thuộc thành biến độc lập Thứ ba, thay vì ước lượng cho một hệ phương trình như theo phương pháp Johansen, ước lượng theo mô hình ARDL chỉ cần ước lượng cho một phương trình duy nhất, trong đó hệ số tác động ngắn hạn và dài hạn được ước lượng đồng thời cho cùng một phương trình, bao gồm cả hệ số của thành phần hiệu chỉnh sai số trong ngắn hạn Thứ tư, ước lượng theo mô hình ARDL dung nạp các biến có độ trễ khác nhau, giúp cải thiện đáng kể tính phù hợp của mô hình Ước lượng theo mô hình ARDL được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tính dừng của các biến

Các biến số trong mô hình là các chuỗi biến số kinh tế theo chuỗi thời gian Thường các chuỗi biến số này là không dừng tại bậc gốc Nếu thực hiện hồi quy thông thường các biến số kinh tế theo chuỗi số thời gian có đặc tính như vậy thì có thể sẽ cho kết quả hồi quy giả mạo Theo Engle và Granger (1987), các biến số kinh tế không dừng ở bậc gốc I(0) nhưng cùng dừng ở sai phân bậc một I(1) vẫn có thể có mối tương quan tuyến tính với nhau trong dài hạn (được gọi là hiện được đồng liên kết) và để xác định mối tương quan tuyến tính này cần phải áp dụng các kỹ thuật hồi quy nhất định Có hai kỹ thuật hồi quy được áp dụng đối với các biến cùng dừng ở sai phân bậc một I(1) là phương pháp hai bước của Engle và Granger (1987) và kỹ thuật kiểm định đồng liên kết của Johansen và Juselius (1990) Tuy nhiên, Pesaran và cộng sự (2001) chỉ ra rằng mối quan hệ đồng liên kết cũng có thể tồn tại giữa các biến dừng ở bậc gốc I(0) hoặc dừng ở sai phân bậc một I(1) Mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến như vậy có thể xác định được dựa trên kỹ thuật kiểm định đường bao (Bounds testing) Do vậy đề tài kiểm định tính dừng của các biến số trong mô hình theo phương pháp ADF do Dickey và Fuller (1981) đề xuất và phương pháp PP do Phillips và Perron (1998) đề xuất

Bước 2: Xác định độ trể tối ưu các các biến trong mô hình

Việc xác định độ trễ tối ưu trong phân tích dữ liệu chuỗi thời gian có ý nghĩa quan trọng Sử dụng độ trễ quá dài có quá nhiều hệ số cần ước lượng và kết quả ước lượng bị giảm độ chính xác Trong khi đó, sử dụng độ trễ quá ngắn thì phần dư của ước lượng không đáp ứng yêu cầu về nhiễu trắng, dẫn đến sai lệch kết quả ước lượng Độ trễ tối ưu đối với các biến trong mô hình được xác định dựa trên các chuẩn thông tin như AIC (Akai Information Criterion), SC (Schwart Bayesian Criterion) và HQ (Hannan Quinn Information Criterion) Độ trễ tối ưu là độ trễ tại đó các chuẩn thông tin có giá trị nhỏ nhất

Bước 3: Kiểm định đồng liên kết giữa các biến

Kỹ thuật kiểm định đường bao được xây dựng dựa trên giả thuyết không H0

Giả thuyết kiểm định bao gồm: giả thuyết không H0 (giữa các biến không tồn tại đồng kiểm kết) và giả thuyết đối H1 (giữa các biến tồn tại đồng kiểm kết) Trị thống kê F được dùng để kiểm định giả thuyết, nếu giá trị F lớn hơn giá trị tới hạn trên của đường bao trên thì bác bỏ giả thuyết H0, tức là các biến trong mô hình có mối quan hệ đồng kiểm kết.

Bước 4: Ước lượng tác động ngắn hạn và dài hạn theo mô hình hiệu chỉnh sai số Ước lượng tác động cùa các biến phát triển tài chính, lực lượng lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế theo phương trình sau:

+ 𝑢 𝑡 (3.3) Trong đó các ký hiệu mi (i=1,2,…9) là độ trễ tương ứng với từng biến trong mô hình ARDL tự tính toán theo các chuẩn thông tin AIC, SC, HQ và R-square hiệu chỉnh Trong mô hình trên, nếu kết quả ước lượng cho thấy hệ số 𝜆 có giá trị khác không và có ý nghĩa thống kê thì mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến được củng cố Hệ số 𝜆 chính là tốc độ điều chỉnh của tốc độ tăng trưởng kinh tế trở về trạng thái cân bằng sau những “cú sốc” trong ngắn hạn do sự biến động của các biến giải thích làm tăng trưởng kinh tế lệch khỏi giá trị cân bằng dài hạn Như vậy, ước lượng theo mô hình ARDL cho kết quả ước lượng tác động của các biến cả trong ngắn hạn và trong dài hạn

Bước 5: Kiểm định tính vững của mô hình ARDL

Kết quả ước lượng theo mô hình ARDL được xem là đáng tin cậy khi mô hình đảm bảo tính vững Hai tiêu chí thống kê được sử dụng để kiểm định tính vững của mô hình là Tổng tích luỹ phần dư CUSUM và tổng tích luỹ hiệu chỉnh của phần dư CUSUMSQ Giả thuyết không H0 của kiểm định là Mô hình có tính ổn định và giả thuyết H1 của kiểm định là mô hình không có tính ổn định Giả thuyết H0 được chấp nhận và mô hình đảm bảo tính ổn định khi các giá trị thống kê CUMSUM và CUMSUMSQ đều nằm trong phạm vi giới hạn giữa hai đường bao giới hạn, đường bao giới hạn trên và (upper bound) và đường bao giới hạn dưới (lower bond).

Kết quả kiểm định tính dừng

Ước lượng theo mô hình ARDL có thể áp dụng đối với các biến không dừng cùng bậc, trong đó các biến có thể dừng bậc gốc hoặc bậc sai phân, nhưng không có biến nào dừng ở bậc 2 Bảng 3.17 trình bày kết quả kiểm định tính dừng của các biến theo kiểm định ADF mở rộng (Dickey và Fuller, 1998) và kiểm định PP (Phillips và Perron, 1988) Kết quả kiểm định cho thấy các biến tăng trưởng (GROWTH), vốn vật chất (CAP), chi tiêu chính phủ (GOV), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lạm phát (INF) dừng ở bậc 0 trong khi đó biến đại diện cho phát triển HTNH (BM và Credit) dừng ở bậc 1 Đối với biến LABOR, kết quả kiểm định tính dừng có sự khác biệt giữa hai kiểm định ADF và PP; theo đó, kết quả kiểm định ADF cho thấy biến

LAB dừng ở bậc 0 trong khi kết quả kiểm định PP cho thấy biến PP dừng ở bậc 1; tuy nhiên kiểm định KPSS lại kết luận biến LAB dừng ở bậc 0 với mức ý nghĩa 5% Như vậy có thể kết luận chung là các biến phát triển tài chính dừng ở bậc 1 và các biến còn lại dừng ở bậc 0 và không có biến nào dừng ở bậc 2 Như vậy các biến có thể sử dụng để ước lượng theo mô hình ARDL

Bảng 3 17: Kết quả kiểm định tính dừng

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn: Trích xuất từ kết quả kiểm định

Kết quả xác định độ trễ tối ưu

Độ trễ tối ưu được xác định dựa trên các tiêu chí thông tin AIC, HIC và HQ tính toán dựa trên nền tảng mô hình véc-tơ tự hồi quy (Vector Autoregression Model) Độ trễ của các biến giúp xác định mối tương quan giữa kỳ hiện tại và các kỳ trước đó Với chuỗi dữ liệu thời gian tần suất năm, độ trễ các biến trong mô hình được khai báo mặc định ban đầu là 1 Theo đó, mô hình ARDL tự tính toán và lựa chọn độ trễ cho từng biến Theo đó, có hai mô hình ARDL được ước lượng tương ứng với từng thước đo phát triển hệ thống ngân hàng Với mô hình ARDL (mô hình ARDL 1) sử dụng thước đo tỷ lệ M2 trên GDP đại diện cho phát triển tài chính, độ trễ của các biến trong mô hình là ARDL (1, 1, 0, 1 , 1, 1, 0, 0) tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng, phát triển HTNH, phát triển HTNH bình phương, vốn đầu tư, chi tiêu chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và lạm phát Các biến này được xem là các biến giải thích động (dynamic regressor), có thể tác động đến tăng trưởng trong kỳ hiện tại và tiếp tục tác động với một độ trễ nhất định Biến giả khủng hoảng tài chính (CRISIS) và biến tương tác giữa phát triển HTNH và giai đoạn từ năm

2007 trở về sau (𝐷 07−20 × 𝐵𝐴𝑁𝐾 𝑡 ) là các biến giải thích cố định (fixed regressor), được xem là chỉ tác động trong kỳ hiện tại Với mô hình ARDL (mô hình ARDL 2) sử dụng thước đo tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân trên GDP đo lường phát triển HTNH, độ trễ của các biến trong mô hình là ARDL (1, 0, 1, 1, 1, 1, 0,1) Thứ tự các biến tương tự như được mô tả ở mô hình ARDL 1.

Kiểm định đồng liên kết

Phương pháp đường bao của Pesaran và cộng sự (2001) được sử dụng để kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình Giả thuyết H0 là không có hiện tượng đồng liên kết giữa các biến và giả thuyết H1 là có hiện tượng đồng liên kết giữa các biến Kết quả kiểm định đường bao (F-Bounds test và t-Bounds Test) được báo cáo trong Bảng 3.18 Theo đó, giá trị F-statistic của hai mô hình ARDL1 và ARDL2 lần lượt là 18,96 và 19,98 Các giá trị F-statistic này đều cao hơn giá trị tới hạn của đường bao trên I(1) ở mức ý nghĩa thống kê 1% Giá trị t-statistic của hai mô hình ARDL1 và ARDL 2 lần lượt là -6,303 và -7,65 Các giá trị t-statistic này cũng đều thấp hơn giá trị tới hạn của đường bao trên I (1) ở mức ý nghĩa thống kê 1% Với kết quả kiểm định đường bao như vậy, có thể bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận gải thuyết H1, nghĩa là tồn tại quan hệ đồng kiên kết giữa các biến trong các mô hình ARDL đề xuất

Bảng 3 18: Kết quả kiểm định đồng liên kết ADRL1 (1, 1, 0, 1 , 1, 1, 0, 0) ADRL2 (1, 0, 1, 1, 1, 1, 0,1)

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn: Trích xuất từ kết quả ước lượng mô hình ARDL 1 với phần mềm EVIEWS 10

Kiểm định tính vững của mô hình

Hình 3.6 và Hình 3.7 trình bày bằng đồ thị kết quả kiểm định tính vứng của mô hình ARDL 1 thông qua hai tiêu chí thống kê, tổng tích luỹ phần dư CUSUM và tổng tích luỹ hiệu chỉnh của phần dư CUSUMSQ Kết quả kiểm định cho thấy các giá trị thống kê CUMSUM và CUMSUMSQ đều nằm trong phạm vi giới hạn giữa hai đường bao giới hạn, đường bao giới hạn trên và (upper bound) và đường bao giới hạn dưới (lower bond) với mức ý nghĩa thống kê 5% Như vậy, có thể chấp nhận giả thuyết H0 của kiểm định là Mô hình ARDL 1 có tính ổn định

Hình 3 6: Tổng tích lũy phần dư của mô hình ARDL1

Hình 3 7: Tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư của mô hình ARDL 1

Tương tự, đồ thị CUSUM và CUSUMSQ trong Hình 3.8 và 3.9 minh họa kết quả kiểm định thống kê Các giá trị CUSUM và CUSUMSQ đều nằm trong phạm vi giới hạn giữa đường bao giới hạn trên và dưới với mức ý nghĩa 5%, khẳng định tính ổn định của mô hình ARDL 2 Qua đó, giả thuyết ban đầu về sự tồn tại của mối quan hệ đồng hướng cấp 2 giữa giá dầu thô thế giới và giá dầu thô trong nước được chấp nhận.

H0 của kiểm định là Mô hình ARDL 1 có tính ổn định được chấp nhận Phần tiếp theo, sách chuyên khảo sẽ trình bày và thảo luận kết quả ước lượng tác động của phát triển HTNH lên tăng trưởng trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn theo các mô hình ARDL 1 và ARDL 2 đã được xác định

Hình 3 8: Tổng tích lũy phần dư của mô hình ARDL2

Hình 3 9: Tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư của mô hình ARDL 1

Kết quả tác động trong dài hạn

Bảng 3.19 và Bảng 3.20 trình bày kết quả ước lượng tác động của phát triển HTNH và các biến kiểm soát khác đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Kết quả ước lượng khá nhất quán ở cả hai mô hình ARDL 1 và ARDL 2 Tác động trong dài hạn của phát triển HTNH đo lường bằng tỷ lệ M2 trên GDP (BM) và tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP (CREDIT) thể hiện tính phi tuyến Tăng cung tiền và tăng tín dụng cho nền kinh tế có tác động cùng chiều đến tăng trưởng, tuy nhiên nếu tăng quá mức, vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, thì lại có tác động ngược lại Ngưỡng đảo chiều tác động của tỷ lệ M2 trên GDP là 107% và của tỷ lệ tín dụng trên GDP là 99% Chi tiêu chính phủ GOV và vốn đầu tư nước ngoài FDI là các yếu tố tích cực và nền tảng trong dài hạn đối với tăng trưởng Tác động của vốn đầu tư nước ngoài FDI có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê trong kỳ hiện hành, đồng thời tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê với độ trễ một kỳ Hệ số tác động của biến chi tiêu chính phủ GOV có giá trị dương trong kỳ hiện hành và trong kỳ trước (tác động trễ một kỳ), tuy nhiên hệ số tác động của kỳ trước lớn hơn nhiều so với kỳ hiện hành và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong khi hệ số dương của kỳ hiện hành không có ý nghĩa thống kê Tác động trong dài hạn của vốn vật chất CAP trong kỳ hiện hành có giá trị dương với hệ số 0.2634 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong khi với độ trễ một kỳ thì tác động của biến này đến tăng trưởng lại có giá trị âm cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Tính theo giá trị tuyệt đối thì hệ số có giá trị âm nhỏ hơn Trong dài hạn, lao động LABOUR và lạm phát INFLATION cũng có tác động ngược chiều đến tăng trưởng Cả hai biến giải thích cố định (fixed regressors), biến giả khủng hoảng tài chính (CRISIS) và biến tương tác giữa phát triển HTNH và giai đoạn từ năm 2007 trở về sau (𝐷 07−20 × 𝐵𝐴𝑁𝐾 𝑡 ) đều có tác động ngược chiều đến tăng trưởng

Bảng 3 19: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 1 với tỷ lệ M2 trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn: Trích xuất từ kết quả ước lượng mô hình ARDL 1 với phần mềm EVIEWS 10

Bảng 3 20: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 2 với tỷ lệ Tín dụng trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn: Trích xuất từ kết quả ước lượng mô hình ARDL 1 với phần mềm EVIEWS 10

Kết quả tác động trong ngắn hạn

Do các biến không dừng cùng bậc và tồn tại quan hệ đồng liên kết giữa các biến, nhóm tác giả tiếp tục ước lược phân tích mô hình ECM một mặt để khẳng định mối quan hệ đồng liên kết và một mặt để xác định tác động của các biến đo lường phát triển HTNH đến tăng trưởng trong ngắn hạn cũng như tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng dài hạn của tăng trưởng kinh tế khi có cú sốc xảy ra trong giai đoạn 1990-2020 Kết quả trong bảng Bảng 3.21 và Bảng 3.22 cho thấy hệ số điều chỉnh sai số ECT ở các mô hình đều có giá trị âm trong khoảng 1,03 đến 1,22 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Các hệ số điều chỉnh sai số này cho thấy tốc độc tăng trưởng kinh tế có khả năng điều chỉnh về mức cân bằng trong dài hạn trong vòng khoảng một năm sau khi xảy ra “cú sốc” trong ngắn hạn (“cú sốc” trong ngắn hạn trước đó làm tốc độ tăng trưởng kinh tế lệch khỏi mức cân bằng trong dài hạn)

Kết quả ước lượng mô hình ECM cho hai mô hình ARDL1 và ARDL 2 (sử dụng lần lượt hai thước đo đo lường phát triển HTNH, tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP) được trình bày trong bảng 3.21 và 3.22 khá nhất quán với nhau Ở cả hai mô hình, các biến có tác động dương đến tăng trưởng trong ngắn hạn và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% là các biến vốn đầu tư vật chất CAP, vốn đầu tư trực tiếp

Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ ban đầu có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong cả hai mô hình kinh tế lượng ARDL1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế không rõ ràng trong ngắn hạn, do các dự án cơ sở hạ tầng cần thời gian để phát huy hiệu quả dài hạn Ngược lại, các biến như khủng hoảng tài chính và tương tác giữa phát triển hệ thống tài chính và giai đoạn sau 2007 có tác động rõ rệt và cố định đến tăng trưởng.

(𝐷 07−20 × 𝐵𝐴𝑁𝐾 𝑡 ) được ghi nhận có hệ số tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Giá trị của các hệ số tác động này không thay đổi, giữ nguyên như trong phương trình đồng liên kết phản ánh mối quan hệ dài hạn Tác động ngắn hạn của chi

Trong ngắn hạn, tác động lên tăng trưởng của các biến đại diện cho phát triển HTNH có sự khác biệt nhất định về kết quả ước lượng mô hình ECM từ hai mô hình ARDL 1 và ARDL 2, tuy nhiên nhất quán với tính chất tác động phi tuyến của hai thước đo phát triển HTNH Với mô hình ECM ước lượng trên nền tảng mô hình ARDL 1, tăng trưởng cung tiền (tăng tỷ lệ M2 trên GDP) trong ngắn hạn có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Với mô hình ECM ước lượng trên nền tảng mô hình ARDL 2, hệ số tác động của biến bình phương tỷ lệ tín dụng trên GDP có giá trị âm và có ý nghĩa thống Kết quả này hàm ý, việc mở rộng tín dụng quá mức có thể có tác động không tích cực đến tăng trưởng rõ ràng hơn so với việc mở rộng cun tiền nói chung Kết quả này cũng phản ánh sự khác biệt về cơ chế tác động lên tăng trưởng của hai biến đo lường phát triển HTNH mặc dù hai biến này có mối liên hệ với nhau khá chặt chẽ Biến tỷ lệ M2 trên GDP đo lường mức mở rộng hoạt động thanh toán và tiết kiệm được cung cấp bởi các trung gian tài chính là các NHTM Trong khi biến tỷ lệ tín dụng trên GDP đo lường độ sâu tài chính, phản ánh mức độ phân bổ tín dụng cho nền kinh tế, phản ánh vai trò của các NHTM trong việc kết nối tiết kiệm-đầu tư Việc mở rộng tín dụng chắc chắn có động ngay đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế thực, từ đó tác động đến tăng trưởng

Do vậy, việc mở rộng tín dụng quá mức, trong đó có các quyết định tín dụng kém chất lượng thì nó cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực ngay đến tăng trưởng Điều này cũng có nghĩa là tác động phi tuyến của mở rộng tín dụng quá mức cũng được tìm thấy trong ngắn hạn

Bảng 3 21: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 1

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn: Trích xuất từ kết quả ước lượng mô hình ARDL 1 với phần mềm EVIEWS

Bảng 3 22: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 2

***,**,* cho biết mức ý nghĩa lần lượt ở 1%, 5% và 10%

Nguồn: Trích xuất từ kết quả ước lượng mô hình ARDL 1 với phần mềm EVIEWS 10

Thảo luận kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng về tác động phi tuyến của phát triển ngân hàng (đo lường bằng tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP) trong nghiên cứu này phù hợp với quan điểm tác động phi tuyến của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế cũng như phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước về hình dạng chữ U ngược của mối tương quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế Phát triển tài chính quá mức có thể trở thành rào cản đối với tăng trưởng kinh tế do nó có thể tạo ra rủi ro đối với hoạt động hiệu quả của HTTC cũng như tạo ra rủi ro tiềm tàng về một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn (Prochniak và Wasiak, 2017) Cơ hội thực thi lợi nhuận cao cùng với sự không tỉnh táo của con người có thể bị cám dỗ bởi “rủi ro đạo đức” (moral hazard) Một số nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa quy mô khu vực tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước có khu vực tài chính phát triển với quy mô quá lớn Tuy nhiên, mối tương quan cùng chiều lại tìm thấy ở các nước có khu vực tài chính có quy mô nhỏ và trung bình nhưng mối tương quan cùng chiều này chỉ duy trì khi HTTC phát triển đến một mức độ nhất định Một mặt, phát triển tài chính quá mức có thể làm gia tăng tần suất bùng nổ và suy thoái theo chu kỳ, kết cục làm nền kinh tế suy yếu và tăng trưởng thấp Mặt khác, phát triển tài chính quá mức có thể dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực tài năng dịch chuyển khỏi các khu vực sản xuất và tập trung vào khu vực tài chính

Kết quả ước lượng của nghiên cứu này cho thấy ngưỡng đảo chiều tác động của phát triển tài chính đo lường bằng tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP lần lượt là là 107% và 99% Nghĩa là nếu tỷ lệ M2 trên GDP tăng lên ở dưới mức 104% và tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng lên ở dưới mức 99% thì phát triển HTNH theo các tiêu chí này sẽ có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tuy nhiên, nếu tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng lên vượt các ngưỡng này (lần lượt 107% và 99%) thì các biến vĩ mô này bắt đầu tác động ngược chiều đến tăng trưởng Kết quả này cũng phù hợp với ngưỡng phát triển tài chính tìm được ở các nghiên cứu trước Ví dụ, với thước đo phát triển tài chính là tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân thì ngưỡng của thước đo nay nằm trong khoảng 80-100% GDP (Prochniak và Wasiak, 2017; Nguyen Tran Phuc và Pham Thi Tuyet Trinh, 2021) Với thước đo phát triển tài chính là chỉ số phát triển tài chính theo tính toán tổng hợp của IMF, Sahay và cùng tác giả (2015) tìm thấy nếu giá trị của trị số phát triển tài chính nằm trong khoảng 0.4 đến 0.7 thì phát triển tài chính sẽ có tác động tối ưu đến tăng trưởng kinh tế Ngưỡng tín dụng tìm thấy trong nghiên cứu này (99%) ở cận trên của khoảng ngưỡng tín dụng tìm thấy trong các nghiên cứu trước, tuy nhiên phù hợp với thực tiễn nguồn cung ứng vốn tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Như phân tích ở chương 3, đối với doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn vốn huy động bên ngoài chủ yếu Sự phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam trong hai thập kỷ qua tiếp tục phản ánh sự tăng trưởng nhanh của tín dụng ngân hàng

Giai đoạn 2011-2020, tín dụng ngân hàng tăng trưởng bình quân khoảng 24%/năm Tính trung bình, tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng từ mức 41.8% giai đoạn 1996-2006 lên mức 103,1% giai đoạn 2007-2010 và đạt khoảng 123.6% giai đoạn 2011-2020

Tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam ở mức cao so với các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương đương và thậm chí còn cao hơn cả các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi (IMF, 2017) Điều này cho thấy Việt Nam đang có nợ công cao và hoạt động cho vay mạnh mẽ trong nền kinh tế.

Kết quả ước lượng của biến tương tác giữa phát triển HTNH và biến giả giai đoạn 2007-2020 có hệ số mang giá trị âm có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình ARDL 1 và ARDL 2 Theo kết quả ước lượng này thì tác động tích cực của phát triển HTNH giảm đi trong giai đoạn từ 2007 trở về sau Xét theo ngưỡng tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP tìm thấy ở mức lần lượt 107% và 99%, thì có thể thấy nhiều năm trong giai đoạn 2007-2020 có tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên trên GDP vượt ngưỡng và đặc biệt tập trung ở các năm cuối giai đoạn (2015-2020) Tín dụng tăng trưởng nhanh với tốc độ gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến năng suất tín dụng và tỷ suất lợi nhuận đầu tư suy giảm (IMF, 2017) Chính vì vậy, NHNH đã chủ trương áp dụng công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng xác định cho các NHTM trong quá trình thực hiện đề án tái cấu trúc HTNH từ năm 2013 Công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng xác định cho từng ngân hàng có thể giúp kiểm soát tốc độ tăng trưởng tin dụng hàng năm cho cả hệ thống Tuy nhiên, công cụ này lại mang tính hàng chính, không phù hợp với nguyên tắc thị trường Việc xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và từng ngành có thể dẫn đến sự phân bổ nguồn vốn tín dụng thiếu tính hiệu quả giữa các doanh nghiệp và giữa các ngành (IMF, 2017)

Trong giai đoạn 2011-2020, tỷ trọng tín dụng cấp cho khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước giảm khá mạnh so với giai đoạn trước (còn khoảng 15%), phù hợp với chủ trương giảm vốn đầu tư nhà nước trong các lĩnh vực không thiết yếu Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu Nợ xấu là vấn đề khá nan giải, làm giảm tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Đầu giai đoạn này, tỷ trọng khoản vay cấp cho lĩnh vực địa ốc, tài chính và cá nhân (cho vay cầm cố bất động sản) tăng khá nhanh (NHNN, 2021) Giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam dường như đã vượt cao hơn mức của giai đoạn 2007-2010, giai đoạn bất ổn vĩ mô Tỷ lệ tín dụng trên GDP cao giai đoạn 2007-

2010, trong đó phần lớn dòng vốn tín dụng cũng chảy vào khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực địa ốc, đã dẫn đến làm giảm chất lượng bảng cân đối kế toán của các NHTM, tỷ lệ nợ xấu tăng cao và góp phần đẩy lạm phát tăng lên (IMF, 2017; NHNN, 2021) Vì vậy sự phát triển HTNH theo chiều sâu (tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tín dụng) cũng cần phải giám sát một cách thận trọng để đảm bảo sự an toàn và ổn định tối đa của HTNH nói riêng và HTTC nói chung

Các yếu tố khác cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế, khá phù hợp với kỳ vọng theo lý thuyết và tinh hình thực tiễn Việt Nam Hệ số ước lượng của tỷ lệ chi tiêu chính phủ có giá trị dương trong dài hạn ở cả hai mô hình và có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên tác động của biến này không tìm thấy có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn Các kết quả ước lượng trong dài hạn và trong ngắn hạn này tưởng rằng không nhất quán, tuy nhiên nó nhất quán ở điểm như sau: chi tiêu chính phủ phần lớn là chi cho các dự án hạ tầng cơ sở kỹ thuật có tính hệ thống mà các dự án này được xem là yếu tố quan trọng mang tính nền tảng và lâu dài thúc đấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từng bước hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp khu vực công cũng như khu vự tư, khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng có tác động trong cả ngắn và dài hạn khẳng định cho tầm quan trọng của nguồn vốn ngoại lực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kể từ khi mở cửa nền kinh tế Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng GDP có thể thấy rất rõ ràng trong các con số thống kê mà Tổng cục Thống kê báo cáo định kỳ Kết quả ước lượng tác động của biến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cuốn sách tham khảo này một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của nó đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kể từ khi mở cửa và phản ánh khá rõ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Biến lao động LABOR có hệ số ước lượng với giá trị âm trong dài hạn hàm ý rằng, tỷ lệ tăng trưởng lao động đã và đang gây ra sức ép cho nền kinh tế Giải quyết công ăn việc làm cho người dân là vấn đề thường trực của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và chuyển dịch cơ cấu Chất lượng lao động cũng là vấn đề cần quan tâm Số người học đại học và cao đẳng gia tăng mạnh mẽ cùng với sự ra đời và hoạt động của nhiều trường đại học và cao đẳng trong khi đó dân chúng chưa quan tâm nhiều đến đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp Số lượng người tốt nghiệp đại học tăng mạnh như lại không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động về trình độ cũng như kỹ năng chuyên môn

Tác động cùng chiều của vốn đầu tư vật chất nói chung không thực sự rõ ràng trong dài hạn, mặc dù có hệ số dương và trong ngắn hạn có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê ở cả hai mô hình ARDL 1 và ARDL 2 Kết quả này phần nào phản ánh tính hiệu quả của các dự án đầu tư thực hiện để hình thành các cơ sở sản xuất Thực tế cho thấy có các dự án đầu tư chưa được kiểm soát tốt, dẫn đến tình trạng đầu tư quá mức, đội vốn đầu tư, chậm tiến độ, chất lượng dự án đầu tư không tốt, thời gian đầu tư kéo dài, thiếu tính đồng bộ, hiệu suất khai thác thấp Vốn tín dụng được phân bổ cho các dự án đầu tư như vậy có thể giúp tăng trưởng trong ngắn hạn, tuy nhiên có dẫn đến tăng trưởng trong dài hạn lại phụ thuộc vào việc các dự án này có thực sự góp phần hình thành các cơ sở sản xuất và ngành công nghiệp có tính đột phá và có năng lực cạnh tranh hay không Nếu như hệ số ICOR tiếp tục ở mức cao thì việc đầu tư để hình thành các tài sản cố định chưa chắc đã giúp nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao và bền vững trong dài hạn

Phân tích thực trạng phát triển hệ thống ngân hàng (HTNH) Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc trong các giai đoạn khác nhau HTNH đóng vai trò then chốt trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong huy động vốn, phân bổ vốn, hỗ trợ sản xuất và thương mại, góp phần tạo ra dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư và tiêu dùng.

Thứ nhất, HTNH Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, đóng vai trò là trung tâm của HTTC Việt Nam, trong đó các NHTM nhà nước vẫn chiếm ưu thế mặc dù thị phần giảm giảm dần

Thứ hai, sự phát triển của HTNH được phản ánh rõ nét ở bốn khía cạnh Một là, độ rộng ngày càng gia tăng với việc tiếp cận được nhiều đối tượng hơn và qui mô thị trường ngày càng lớn Hai là, độ sâu ngày càng được cải thiện Tín dụng ngân hàng đã được phân bổ đến các hoạt động kinh tế khác nhau; tỷ lệ tín dụng trên GDP đã lên đến 147% vào cuối năm 2020 Ba là, tính an toàn của hệ thống đã được gia cố đáng kể nhờ vào hoạt động tái cấu trúc mạnh mẽ ở giai đoạn 2011-2020 Bốn là, hoạt động ngân hàng ngày càng thuận theo cơ chế thị trường và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế

Thứ ba, sự phát triển của HTNH đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế HTNH Việt Nam là kênh kết nối tiết kiệm – đầu tư huyết mạch, cung cấp nhu cầu tín dụng cho hoạt động của khu vực doanh nghiệp trong nước Phân bổ tín dụng phù hợp với quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủ đạo trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi Sau đó, phân bổ tín dụng đã linh hoạt theo hướng giảm dần tỷ trọng tín dụng dành cho doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ tích cực quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Nguồn vốn ngân hàng đã từng bước tạo điều kiện cho sự phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân, từng bước trở thành thành phần kinh tế chủ đạo Nguồn vốn này cũng giúp chuyển dịch CCKT sang các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế Song song đó, chức năng trung gian thanh toán ngày càng hoàn thiện của hệ thống đã giúp cho nền kinh tế vận hành trơn tru, hiệu quả Các dịch vụ đa dạng hơn đáp ứng các nhu cầu huy động vốn, đầu tư lẫn bảo hiểm rủi ro

Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình phát triển HTNH, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, phần phân tích thực trạng cũng cho thấy HTNH hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định, làm hạn chế vai trò tích cực của nó đối với tăng trưởng kinh tế Các hạn chế của HTNH thể hiện ở các điểm sau:

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 1990-2010 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 1990-2010 (Trang 31)
Bảng 2. 2: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011-2020 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 2. 2: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011-2020 (Trang 35)
Hình 3. 1: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1990-1995      Phân bổ tín dụng - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 1: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1990-1995 Phân bổ tín dụng (Trang 44)
Bảng 3. 2 Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 1996-2005 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 2 Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 1996-2005 (Trang 47)
Bảng 3. 3:  Thị phần tiền gửi, tín dụng và tỷ trọng tài sản của các nhóm ngân  hàng các năm 2000-2005 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 3: Thị phần tiền gửi, tín dụng và tỷ trọng tài sản của các nhóm ngân hàng các năm 2000-2005 (%) (Trang 48)
Hình 3. 2: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1996-2005 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 2: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1996-2005 (Trang 50)
Bảng 3. 5: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 1996-2005 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 5: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 1996-2005 (%) (Trang 51)
Bảng 3. 7: Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 2006-2010 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 7: Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 2006-2010 (Trang 55)
Bảng 3. 8: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2006-2010 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 8: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2006-2010 (%) (Trang 56)
Hình 3. 3: Tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giai đoạn 2006-2010  Độ sâu tài chính - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 3: Tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giai đoạn 2006-2010 Độ sâu tài chính (Trang 57)
Bảng 3. 9: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 2006-2010 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 9: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 2006-2010 (%) (Trang 58)
Bảng 3. 11: Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 2011-2019  2011  2016  2017  2018  2019 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 11: Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 2011-2019 2011 2016 2017 2018 2019 (Trang 63)
Bảng 3. 12: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2011-2020 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 12: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2011-2020 (%) (Trang 65)
Hình 3. 4: Tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2020 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 4: Tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Trang 66)
Bảng 3. 13:  Tăng trưởng tín dụng theo ngành giai đoạn 2012-2020(%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 13: Tăng trưởng tín dụng theo ngành giai đoạn 2012-2020(%) (Trang 66)
Bảng 3. 14: Phân bổ tín dụng theo ngành kinh tế giai đoạn 2012-2020 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 14: Phân bổ tín dụng theo ngành kinh tế giai đoạn 2012-2020 (%) (Trang 67)
Bảng 3. 15: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 2011-2020 (%) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 15: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 2011-2020 (%) (Trang 68)
Hình 3. 5: Độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế 1990-2020 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 5: Độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế 1990-2020 (Trang 86)
Bảng 3. 17: Kết quả kiểm định tính dừng - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 17: Kết quả kiểm định tính dừng (Trang 91)
Hình 3.6 và Hình 3.7 trình bày bằng đồ thị kết quả kiểm định tính vứng của mô hình  ARDL 1 thông qua hai tiêu chí thống kê,  tổng tích luỹ phần dư CUSUM và tổng  tích luỹ hiệu chỉnh của phần dư CUSUMSQ - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3.6 và Hình 3.7 trình bày bằng đồ thị kết quả kiểm định tính vứng của mô hình ARDL 1 thông qua hai tiêu chí thống kê, tổng tích luỹ phần dư CUSUM và tổng tích luỹ hiệu chỉnh của phần dư CUSUMSQ (Trang 93)
Hình 3. 7: Tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư của mô hình ARDL 1 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 7: Tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư của mô hình ARDL 1 (Trang 94)
Hình 3. 8: Tổng tích lũy phần dư của mô hình ARDL2 - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Hình 3. 8: Tổng tích lũy phần dư của mô hình ARDL2 (Trang 95)
Bảng 3. 19: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 1 với tỷ lệ M2  trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 19: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 1 với tỷ lệ M2 trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH (Trang 97)
Bảng 3. 20: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 2 với tỷ lệ Tín  dụng trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 20: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 2 với tỷ lệ Tín dụng trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH (Trang 98)
Bảng 3. 21: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 1     ARDL( 1, 1, 0, 1 , 1, 1, 0, 0 ) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 21: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 1 ARDL( 1, 1, 0, 1 , 1, 1, 0, 0 ) (Trang 100)
Bảng 3. 22: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 2      ADRL2 (1, 0, 1, 0, 1, 1, 0, 1) - Sách chuyên khảo: Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Bảng 3. 22: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 2 ADRL2 (1, 0, 1, 0, 1, 1, 0, 1) (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w