1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng

223 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Dụng Ngân Hàng
Tác giả TS. Bùi Diệu Anh, TS. Trần Chí Chinh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Thể loại Tài Liệu Tham Khảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 2,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (8)
    • 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (8)
      • 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng (9)
      • 1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng (9)
    • 1.2. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (13)
      • 1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng tín dụng (13)
      • 1.2.2. Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng (14)
      • 1.2.3. Phân loại theo phương thức tổ chức cấp tín dụng (14)
      • 1.2.4. Phân loại theo tính chất bảo đảm/mức độ tín nhiệm của người vay (15)
      • 1.2.5. Phân loại tín dụng theo hình thức cấp tín dụng (16)
    • 1.3. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG (17)
      • 1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của chính sách tín dụng (17)
      • 1.3.2. Nội dung chính sách tín dụng (18)
    • 1.4. BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG (24)
      • 1.4.1. Cơ sở xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng tại NHTM (24)
      • 1.4.2. Các nguyên tắc trong xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng (24)
  • CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG (28)
    • 2.1. QUY TRÌNH TÍN DỤNG (28)
      • 2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng (28)
      • 2.1.2. Nội dung quy trình cấp tín dụng (32)
    • 2.2. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG (53)
      • 2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo đảm tín dụng (53)
      • 2.2.2. Các biện pháp bảo đảm tín dụng (55)
      • 2.2.3. Các tiêu chuẩn của tài sản bảo đảm (57)
      • 2.2.4. Một số loại tài sản bảo đảm và rủi ro nội tại của chúng (59)
    • 2.3. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (62)
      • 2.3.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng (62)
      • 2.3.2. Nội dung hợp đồng tín dụng (62)
    • 2.4. ĐỊNH GIÁ TÍN DỤNG (63)
      • 2.4.1. Các thành phần trong giá cả tín dụng (63)
      • 2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tiền vay hiệu dụng (64)
  • PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG (68)
    • 3.1.1. Cơ cấu tài sản và luân chuyển vốn của khách hàng kinh doanh (68)
    • 3.1.2. Các loại nhu cầu tín dụng của khách hàng kinh doanh (70)
    • 3.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG KINH DOANH (73)
      • 3.2.1. Phân tích phi tài chính (74)
      • 3.2.2. Phân tích tài chính (77)
  • CHƯƠNG 4: TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI NGẮN HẠN (68)
    • 4.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI NGẮN HẠN (90)
      • 4.1.1. Nguồn tài trợ thương mại cấu thành trong nguồn vốn lưu động của khách hàng kinh doanh (90)
      • 4.1.2. Các sản phẩm tài trợ thương mại gắn với một chu kỳ kinh doanh/chu kỳ chuyển hoá tài sản của khách hàng (90)
      • 4.1.2. Nguồn trả nợ trong tài trợ thương mại là nguồn tiền hình thành từ dòng tiền vào (Cash inflow) trong hoạt động SXKD của khách hàng (93)
    • 4.2. TÀI TRỢ TRƯỚC GIAO HÀNG (94)
      • 4.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tài trợ trước giao hàng (94)
      • 4.2.2. Các phương thức cho vay trong tài trợ trước giao hàng (97)
      • 4.2.3. Kỹ thuật tài trợ trước giao hàng (101)
      • 4.2.4. Một số sản phẩm tài trợ trước giao hàng (0)
    • 4.3. TÀI TRỢ SAU GIAO HÀNG (122)
      • 4.3.1. Đặc điểm của tài trợ sau giao hàng (122)
      • 4.3.2. Các hình thức tài trợ sau giao hàng (123)
      • 4.3.3. Kỹ thuật tài trợ sau giao hàng (127)
    • 4.4. TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG (132)
      • 4.4.1. Khái niệm tài trợ chuỗi cung ứng (132)
      • 4.4.2. Các sản phẩm NH tham gia tài trợ chuỗi cung ứng (133)
      • 4.4.3. Hệ sinh thái chuỗi cung ứng (sơ đồ 4.4) (135)
  • CHƯƠNG 5: TÀI TRỢ TRUNG & DÀI HẠN (90)
    • 5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI TRỢ TRUNG & DÀI HẠN (140)
      • 5.1.1. Khái niệm (140)
      • 5.1.2. Đặc điểm (140)
    • 5.2. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ TRUNG & DÀI HẠN (141)
      • 5.2.1. Cho thuê tài chính (141)
      • 5.1.2. Cho vay trung dài hạn (142)
    • 5.3. KỸ THUẬT CHO VAY TRUNG& DÀI HẠN (143)
      • 5.3.1. Xác định nguồn trả nợ trong cho vay trung dài hạn (0)
    • 5.4. KỸ THUẬT CHO THUÊ TÀI CHÍNH (152)
      • 5.4.1. Các mô hình cho thuê tài chính căn bản (152)
      • 5.4.2. Phương pháp hoàn trả trong cho thuê tài chính (154)
  • CHƯƠNG 6: TÀI TRỢ NGOẠI BẢNG (140)
    • 6.1. KHÁI NIỆM & ĐẶC TRƯNG CỦA TÀI TRỢ NGOẠI BẢNG (158)
      • 6.1.1. Khaí niệm (158)
      • 6.1.2. Đặc trưng của tài trợ ngoại bảng (158)
    • 6.2. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ NGOẠI BẢNG (159)
      • 6.2.1. Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) (159)
      • 6.2.2. Chấp nhận của ngân hàng (Bank’s Acceptance) (159)
      • 6.2.3. Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) (160)
    • 6.3. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (160)
      • 6.3.2. Các loại hình bảo lãnh phân biệt theo mục đích (161)
      • 6.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh (166)
  • CHƯƠNG 7: TÍN DỤNG TIÊU DÙNG (158)
    • 7.1. KHÁI NIỆM & ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG (170)
      • 7.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng (170)
      • 7.1.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng (171)
    • 7.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG (172)
      • 7.2.1. Phương pháp phân tích (172)
      • 7.2.2. Nội dung phân tích khách hàng vay tiêu dùng (173)
    • 7.3. CÁC HÌNH THỨC CẤP TÍN DỤNG TIÊU DÙNG (176)
      • 7.3.1. Tín dụng tiêu dùng trả góp (177)
      • 7.3.2. Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (184)
  • PHẦN 3: QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (6)
  • CHƯƠNG 8: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG (170)
    • 8.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG (194)
      • 8.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng (194)
      • 8.1.2. Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động cấp tín dụng (196)
    • 8.2. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (0)
      • 8.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quản lý rủi ro tín dụng (0)
      • 8.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng (0)
    • 8.3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL (0)
      • 8.3.1. Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc) (0)
      • 8.3.2. Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc) (0)
  • CHƯƠNG 9: XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ (194)
    • 9.1. KHÁI NIỆM & ĐẶC TRƯNG CỦA NỢ CÓ VẤN ĐỀ (0)
      • 9.1.1. Khái niệm nợ có vấn đề (0)
      • 9.1.2. Đặc trưng của nợ có vấn đề (0)
    • 9.2. QUY TRÌNH XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ (0)
      • 9.2.1. Phân biệt phòng ngừa và xử lý nợ có vấn đề (0)
      • 9.2.2. Nội dung quy trình xử lý nợ có vấn đề (0)
    • 9.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ (0)
      • 9.3.1. Biện pháp khai thác (0)
      • 9.3.2. Biện pháp thanh lý bắt buộc (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (1)

Nội dung

Chương cuối cùng của tài liệu đề cập cụ thể về nợ có vấn đề, quy trình và các biện pháp NHTM sử dụng trong xử lý nợ có vấn đề, nhằm đối phó với rủi ro giao dịch trong hoạt động cấp tín d

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit – Creditum – hay được hiểu đơn giản là một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm” Có thể xem xét khái niệm tín dụng dưới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn: trên thị trường tài chính, theo nguồn gốc lịch sử … Trong phạm vi tài liệu này chúng ta chỉ tập trung vào quan hệ tín dụng ngân hàng, trong đó tín dụng được nhìn nhận là một chức năng cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Từ khái niệm trên, để hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng, ta đi sâu vào các nội dung mang tính đặc trưng sau đây:

1.1.2.1 Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký

Nếu xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, có thể nhận thấy trong các loại hình tín dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ tín dụng giữa nhà nước và nhân dân), hoặc dưới dạng hàng hoá (trong tín dụng thương mại) Tuy nhiên với ngân hàng thì khác, tín dụng ngân hàng có thể thông qua hình thái tiền tệ, tài sản thực hoặc bằng chữ ký Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà tín dụng ngân hàng thực hiện chủ yếu dưới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) mà không nhất thiết là tiền mặt Hành vi giải ngân tiền vay của ngân hàng có thể được thực hiện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của chính khách hàng vay hoặc đối tác của họ Đây là điểm khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, theo đó tín dụng mà các tổ chức này chuyển giao cho khách hàng luôn dưới dạng tiền mặt

Tín dụng có tài sản bảo đảm là loại hình tín dụng phổ biến trong nền kinh tế Doanh nghiệp bán lẻ có thể cấp tín dụng này cho người tiêu dùng qua bán hàng trả góp Các tổ chức tín dụng cho khách hàng thuê tài sản qua giao dịch cho thuê tài chính Theo luật, tại Việt Nam, cho thuê tài chính là sản phẩm riêng của công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng), ngân hàng không cung cấp sản phẩm này.

Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các ngân hàng trong nền kinh tế cũng gia tăng, từ đó xuất hiện một loại hình tín dụng ngân hàng độc đáo với tên gọi là tín dụng chữ ký (Signature Credit) Thực chất của loại hình tín dụng này là những cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình Trong các giao dịch đó, ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhưng sự cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp cho các khách hàng những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ Tín dụng chữ ký của ngân hàng có thể thực hiện dưới các hình thức cụ thể như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thư tín dụng, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng …

1.1.2.2 Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể triệt tiêu/loại trừ hoàn toàn

Rủi ro tín dụng là bản chất của quan hệ tín dụng, xuất phát từ khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ không đầy đủ Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro này Các ngân hàng phải kiểm soát và giảm thiểu rủi ro Các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng gồm: xây dựng chính sách tín dụng, thiết lập quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi nợ, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, quy định vốn đối ứng và các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.

1.1.2.3 Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng

Sự khác biệt giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự hoàn trả Tuy nhiên trong tín dụng ngân hàng thì sự hoàn trả cực kỳ quan trọng (do bản chất hoạt động ngân hàng là kinh doanh chênh lệch lãi suất như đã phân tích ở trên) Để đảm bảo hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, trong nghiệp vụ tín dụng phải cân nhắc 2 yếu tố căn bản sau đây

• Thứ nhất là xác định thời hạn và kỳ hạn tín dụng phải hợp lý

Thời hạn tín dụng được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi thoả thuận tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập cho đến khi chấm dứt hoàn toàn quan hệ giữa hai bên Còn kỳ hạn tín dụng là những khoảng thời gian nằm trong thời hạn tín dụng mà tại mỗi khoảng thời gian đó khách hàng hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng Thời hạn và kỳ hạn tín dụng hợp lý tức là phải được xác định dựa trên đặc điểm của đối tượng cấp tín dụng từ phía khách hàng và phù hợp với khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng Trong thực tế nếu ngân hàng xác định thời hạn và kỳ hạn tín dụng không thích hợp thì việc khách hàng phá vỡ kế hoạch trả nợ rất dễ xảy ra Chẳng hạn khi ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện một phương án chăn nuôi heo thịt, chu kỳ chăn nuôi khoảng từ 4 – 6 tháng, ngân hàng xác dịnh thời hạn vay tối đa 6 tháng, nhưng kỳ hạn thu nợ được xác định làm 4 lần, mỗi một kỳ trả một phần gốc và lãi Do khách hàng chỉ có một hoạt động chăn nuôi heo là duy nhất nên nguồn trả nợ vay là tiền bán heo, nguồn tiền này chỉ có được khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi, heo đủ cân nặng xuất chuồng tiêu thụ và thu được tiền bán heo về Với cách định kỳ hạn nợ chia nhỏ như trên, khách hàng sẽ không thể trả đúng hạn, dẫn đến chậm trả (ngoại trừ trường hợp khách hàng có một nguồn thu nhập khác ngoài chăn nuôi heo dùng để trả nợ)

Thứ hai, chính sách lãi suất tín dụng đòi hỏi sự cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và tính chấp nhận của nền kinh tế Nghĩa là lãi suất phải bảo đảm các ngân hàng có đủ lợi nhuận nhưng không được quá cao để kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Về nguyên tắc, lãi suất tín dụng phải bù đắp được các chi phí ngân hàng bỏ ra cho việc huy động nguồn tiền cho vay, các chi phí thực hiện khoản tín dụng, rủi ro tín dụng… và tạo lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, tín dụng không chỉ nhằm tạo ra lợi nhuận cho bản thân ngân hàng, mà quan trọng hơn, tín dụng còn là đòn bẩy phát triển kinh tế, do vậy lãi suất tín dụng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế Nếu các yếu tố trên không được thỏa mãn, hệ thống ngân hàng và/hoặc các khách hàng của họ sẽ gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung Có thể thấy rõ điều này trong khoảng thời gian của năm 2008, khi lãi suất tiền vay của các ngân hàng Việt Nam ở mức cao, có thời điểm lên tới 19.5%/năm (do bị chi phối bởi lãi suất thực dương trong huy động vốn vào thời điểm lạm phát mạnh), mức lãi suất đó khiến cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành kinh tế (có tỷ suất lợi nhuận ngành thấp) không thể vay vốn ngân hàng để hoạt động được Trong bối cảnh đó, chính sách ưu đãi lãi suất của Chính phủ là một trong các giải pháp tình thế nhằm dung hòa lợi ích chung cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế

Cũng cần lưu ý rằng, lãi suất tiền vay chỉ là một phần trong giá cả của khoản tín dụng mà khách hàng phải trả cho ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể áp dụng các yếu tố phi lãi chẳng hạn như phí cam kết (Commitment Fee), số dư tiền gửi bù trừ (Compensating Balances)… Các yếu tố phi lãi này cùng với cách thức tính lãi của ngân hàng (tính lãi trả trước, lãi trả sau, lãi gộp …) có thể làm cho lãi suất thực sự (lãi suất hiệu dụng– Effective Interest Rate) mà người vay phải trả cao hơn tỷ lệ lãi suất công bố trong hợp đồng tín dụng Một số cách tính lãi suất hiệu dụng sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo

1.1.2.4 Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện

Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, khế ước nợ … đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, trong thực tế, việc vận dụng của ngân hàng cũng rất linh hoạt, không cứng nhắc, đảm bảo tạo thuận lợi cho khách hàng và quyền lợi của ngân hàng Trong một số trường hợp ngân hàng có thể gia hạn nợ, miễn giảm lãi… căn cứ vào điều kiện thực tế của khách hàng.

PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân biệt tín dụng ngân hàng thành nhiều loại, phục vụ cho các mục đích quản trị hoạt động tín dụng

1.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng tín dụng

Căn cứ theo mục đích sử dụng có thể phân loại tín dụng ngân hàng thành 3 nhóm Cách phân loại này, tạo điều kiện để NHTM nắm được các số liệu tổng quát, trên cơ sở đó, tiến hành phân bổ, cơ cấu lại dư nợ đáp ứng các yêu cầu tín dụng theo xu hướng phát triển của xã hội, nền kinh tế Theo mục đích sử dụng, có thể phân biệt thành các loại sau:

(i) Tín dụng cho sản xuất kinh doanh

Vay kinh doanh bao gồm mọi khoản tín dụng tài trợ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh tế cá thể Mục đích vay vốn đa dạng, phục vụ các hoạt động như bổ sung vốn lưu động theo mùa, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà xưởng hay mua máy móc thiết bị.

(ii) Tín dụng tiêu dùng

Loại hình tín dụng này đáp ứng cho các nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ, chi tiêu, sinh hoạt cá nhân/ hộ gia đình …

(iii) Tín dụng đối với các tổ chức tài chính khác

Những khoản tín dụng này thường được các tổ chức tín dụng/ ngân hàng lớn tài trợ cho các tổ chức tín dụng nhỏ, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vốn của các tổ chức này Khác với những khoản tín dụng cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng thường được cung cấp trực tiếp cho người có nhu cầu, gọi là “tín dụng bán lẻ”, còn tín dụng đối với tổ chức tài chính khác được xem là những khoản tín dụng được cung cấp dưới dạng “bán sỉ/buôn”

1.2.2 Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng

Phân loại theo thời hạn là cách phân loại có ý nghĩa trong quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của NHTM Cách phân loại này cần thiết để NHTM phân bổ vốn tín dụng phù hợp với khả năng và tính chất của nguồn vốn huy động Theo quy định trong các văn bản pháp lý hiện tại, có 3 loại tín dụng phân theo thời hạn Đó là:

Bao gồm các khoản tín dụng có kỳ hạn thanh toán không quá 12 tháng Mục đích chính của những khoản tín dụng này thường là cung cấp vốn lưu động theo mùa cho doanh nghiệp, các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn Khách hàng vay tiền đến từ nhiều thành phần, tầng lớp trong nền kinh tế, xã hội.

(ii) Tín dụng trung hạn

Cho vay trung hạn là khoản vay có kỳ hạn sử dụng tín dụng trên 12 tháng, không quá 60 tháng (5 năm) Mục đích của các khoản cho vay này thường là để hỗ trợ các dự án đầu tư vào tài sản cố định như cải tạo, sửa chữa nhà ở; mua máy móc, dây chuyền công nghệ cho doanh nghiệp; hoặc bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh.

(iii) Tín dụng dài hạn

Mục đích tài trợ tương tự như tín dụng trung hạn, tuy nhiên thời gian sử dụng tín dụng từ trên 5 năm trở lên Những dự án đầu tư quy mô lớn của doanh nghiệp, các khoản vay mua nhà của cá nhân … thuộc dạng này

1.2.3 Phân loại theo phương thức tổ chức cấp tín dụng

Các ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng trực tiếp và gián tiếp, căn cứ vào bộ máy tổ chức cũng như khả năng kiểm soát rủi ro trong quá trình cấp tín dụng Cách phân loại này cũng cho thấy sự đa dạng trong cách thức phân phối sản phẩm của NHTM Theo phương thức tổ chức cấp tín dụng, có thể phân biệt thành hai loại sau:

Bao gồm những khoản tín dụng được hình thành trực tiếp trong quan hệ giữa ngân hàng và người vay (ngân hàng trực tiếp tìm hiểu phân tích về người vay trước khi chấp nhận cấp tín dụng, hai bên sẽ thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng) Cấp tín dụng trực tiếp sẽ giúp NHTM thuận lợi hơn trong việc giới thiệu, tư vấn để bán chéo các sản phẩm/ dịch vụ khác cho khách hàng

(ii) Tín dụng gián tiếp

Bao gồm các khoản tín dụng ngân hàng giải ngân bằng hình thức mua lại những khoản nợ chưa thanh toán trên phiếu bán hàng, thương phiếu… từ chủ sở hữu của chúng Chiết khấu, bao thanh toán, tài trợ bán trả góp cũng nằm trong phạm vi này Kênh phân phối gián tiếp đang được nhiều NHTM linh hoạt áp dụng để tiếp cận và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.

1.2.4 Phân loại theo tính chất bảo đảm/mức độ tín nhiệm của người vay

Trong giao dịch tín dụng, rủi ro tín dụng là yếu tố không thể triệt tiêu Với lượng khách hàng đông đảo, phong phú và đa dạng về tầng lớp, mức độ quan hệ, thì việc kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM là không hề đơn giản Vì vậy, các NHTM thường áp dụng các biện pháp giám sát và quản lý cho phù hợp với mức độ tín nhiệm của khách hàng Một trong những biện pháp đó là quy định về bảo đảm tín dụng Theo tiêu chí này, tín dụng ngân hàng được phân thành hai loại tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm

(i) Tín dụng có bảo đảm

Là loại tín dụng được cung cấp dựa trên cơ sở của các biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định trong bộ Luật dân sự, chẳng hạn như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tín chấp… Hầu hết các khách hàng vay mới, ít quan hệ đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm như là một trong các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng Quy định này nhằm hình thành nguồn trả nợ bổ sung trong trường hợp nguồn trả nợ đầu tiên không thực hiện được

(ii) Tín dụng không có bảo đảm

Là loại hình tín dụng được thực hiện chỉ dựa trên uy tín của chính người nhận tín dụng, hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ từ dòng tiền của phương án/ dự án vay, không cần phải có các biện pháp bảo đảm tiền vay đi kèm Ở đây cần lưu ý để không nhầm lẫn cấp tín dụng không có bảo đảm và hình thức cấp tín dụng dựa trên tín chấp Theo quy định trong pháp luật Việt Nam, tín chấp vẫn được xem là một hình thức có bảo đảm (chi tiết phần này sẽ được nghiên cứu trong chương 2) Các ngân hàng thương mại có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng không có bảo đảm Thông thường chỉ có những khách hàng vay có uy tín cao, quan hệ lâu dài, thường xuyên với ngân hàng, phương án vay có hiệu quả kinh tế, dòng tiền trả nợ rõ ràng, chắc chắn, ngoài ra còn phải cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi tổ chức tín dụng yêu cầu thì mới được ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng không có bảo đảm

1.2.5 Phân loại tín dụng theo hình thức cấp tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định ngân hàng có thể thực hiện các hình thức cấp tín dụng cơ bản sau đây cho các khách hàng là tổ chức/cá nhân:

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của chính sách tín dụng

Xây dựng các chính sách là một nội dung quan trọng kế tiếp sau việc hoạch định mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh của một ngân hàng Chính sách được hiểu là hệ thống các văn bản mang tính pháp quy của ngân hàng, chỉ ra cách thức để ngân hàng với các nguồn lực hiện tại, đạt tới mục tiêu đã hoạch định trong một khoảng thời gian xác định Các chính sách của ngân hàng thường rất đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng

Chính sách tín dụng là hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng và cơ sở để kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn, lành mạnh trong hoạt động tín dụng Chính sách tín dụng hướng tới mục tiêu lợi nhuận và an toàn từng giao dịch cũng như danh mục tín dụng tổng thể Hội đồng quản trị ngân hàng hoạch định mục tiêu, xây dựng chiến lược, còn Ban điều hành xây dựng chính sách, được Hội đồng quản trị thông qua và công bố dưới hình thức sổ tay tín dụng cùng các văn bản hướng dẫn đi kèm.

1.3.2 Nội dung chính sách tín dụng Để định hướng cho việc kiểm soát/giảm thiểu rủi ro, nội dung chính sách tín dụng thường bao gồm các yếu tố sau đây:

1.3.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Nội dung này phản ánh tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có của một ngân hàng, cũng như mức tăng trưởng quy mô tín dụng so với kỳ trước Tốc độ tăng trưởng tín dụng thường được xác định hàng năm, có liên hệ với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhằm tránh hiện tượng “phản chu kỳ - Countercyclical” tức là tăng trưởng tín dụng “nóng” trong khi nền kinh tế giảm sút Tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng phản ánh mức độ tập trung tín dụng, thể hiện quan điểm của nhà quản trị có xem tín dụng như là một hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không? Tại những ngân hàng quy mô lớn, tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản thường không cao bằng các ngân hàng nhỏ, do các ngân hàng lớn phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ tài chính thu phí Điều này cũng tránh cho ngân hàng lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng, một loại hoạt động sinh lời có độ rủi ro cao Thông thường các ngân hàng phải căn cứ vào các dự báo phát triển kinh tế, định hướng của ngân hàng Trung Ương, cũng như các điều kiện nội lực để xác định quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm Trong các yếu tố nội lực, tốc độ tăng trưởng và quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng và quy mô tín dụng của một ngân hàng

Chẳng hạn luật có thể quy định quy mô tín dụng không vượt quá 80% nguồn vốn huy động, nhằm tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản

1.3.2.2 Lĩnh vực cấp tín dụng

Quản lý danh mục tín dụng theo ngành là việc phân bổ nguồn lực tín dụng của ngân hàng vào các lĩnh vực cụ thể theo một kế hoạch định trước, nhằm hạn chế rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận Ngân hàng tại các quốc gia phát triển thường lập kế hoạch danh mục chi tiết, bao gồm nhiều phương án danh mục khác nhau với lợi nhuận và rủi ro dự kiến Ngân hàng sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất với mục tiêu lợi nhuận và khả năng chịu đựng rủi ro của mình Việc thiết lập danh mục tín dụng theo kế hoạch với tỷ trọng cụ thể là cần thiết để định hướng cho quá trình cho vay của ngân hàng, tránh việc bị động theo thị trường, dẫn đến rủi ro lớn khi kinh tế suy thoái Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các ngân hàng chỉ định hướng ưu tiên tín dụng cho một số ngành, lĩnh vực nhất định, chưa phổ biến việc phân bổ tỷ trọng cụ thể theo ngành, dẫn đến danh mục tín dụng hình thành tự phát.

Có thể thấy rằng, lĩnh vực cấp tín dụng lệ thuộc vào tính chất chuyên môn hóa hay đa dạng hóa của ngân hàng Trong trường hợp ngân hàng hoạt động chuyên doanh, giới hạn tín dụng thường chỉ khoanh hẹp trong một số ngành mà ngân hàng lựa chọn (ví dụ bất động sản, xuất nhập khẩu ) Vì vậy tại các ngân hàng chuyên doanh, rủi ro tập trung được xem là lớn hơn so với các ngân hàng đa dạng hóa, bên cạnh đó mối quan hệ giữa ngân hàng và nền kinh tế cũng sẽ bị hạn chế Xu hướng hiện nay đa phần các ngân hàng kinh doanh đa năng (Univesal bank), vì vậy có thể cấp tín dụng đa dạng cho nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, rủi ro tín dụng vì thế cũng sẽ được phân tán và giảm thiểu hơn Nhìn chung, lĩnh vực cấp tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với thị trường mục tiêu mà ngân hàng lựa chọn, phù hợp với mạng lưới chi nhánh ngân hàng, khả năng kiểm soát hoạt động, trình độ của đội ngũ nhân viên cho vay và phải hạn chế việc tập trung quá mức trên danh mục, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cao

1.3.2.3 Các loại hình tín dụng

Như đã đề cập trong phần rủi ro tín dụng, mỗi một loại hình tín dụng đều có những rủi ro nội tại của riêng nó không thể triệt tiêu được Ví dụ như khi cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro của việc sử dụng sai mục đích, phát sinh từ hành vi “ứng trước” cho khách hàng khi họ chỉ mới bắt đầu có ý tưởng kinh doanh, chưa hoàn tất quá trình làm ra sản phẩm; bao thanh toán thì gặp rủi ro trong khâu thanh toán tiền hàng từ phía đối tác của khách hàng vay; chiết khấu có thể gặp phải các giấy tờ có giá giả mạo Chính vì điều này nên ngân hàng phải chọn lựa loại hình tín dụng nào được đánh giá là phù hợp nhất với trình độ, kinh nghiệm của nhân viên cho vay, năng lực của đội ngũ kiểm soát nội bộ trong ngân hàng và đặc tính của nguồn vốn huy động Cụ thể nếu nguồn huy động của ngân hàng có cơ cấu chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, cộng thêm độ ổn định của nguồn tiền này thấp thì ngân hàng sẽ chủ yếu tập trung vào loại tín dụng ngắn hạn, rất khó mở rộng tín dụng trung dài hạn nếu không muốn thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất

Bên cạnh đó, mục tiêu lợi nhuận và mở rộng thị phần cũng sẽ tác động đến danh mục các loại hình tín dụng mà ngân hàng thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường, đa dạng hóa thu hút khách hàng

1.3.2.4 Các quy định bảo đảm an toàn trong quá trình cấp tín dụng

Nội dung này phải được xây dựng trên cơ sở các quy định của cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia/ của ngân hàng Trung Ương và xuất phát từ những đặc thù của mỗi ngân hàng Để đảm bảo thực hiện thống nhất, các quy định an toàn trong quá trình cấp tín dụng phải được thông báo chi tiết cho bộ phận tín dụng trực tiếp thực hiện khoản vay Đây cũng là cơ sở để cho bộ phận kiểm soát nội bộ giám sát, kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm, chệch hướng để có biện pháp điều chỉnh Các quy định đảm bảo an toàn quy định trong chính sách tín dụng bao gồm:

• Giới hạn cấp tín dụng

Trong chính sách tín dụng phải quy định một số giới hạn cụ thể như giới hạn tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn nhằm tránh sự lạm dụng dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản, giới hạn này thường do ngân hàng Trung ương quy định Bên cạnh đó các ngân hàng cũng có thể tự xác định tỷ lệ biến động hoặc tỷ lệ ổn định của nguồn tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng mình, trên cơ sở đó đưa ra một tỷ lệ sử dụng hợp lý nguồn tiền gửi ngắn hạn Chẳng hạn nếu tỷ lệ biến động của nguồn tiền gửi ngắn hạn được xác định là 60%, thì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vào cho vay trung dài hạn trong phạm vi 40% còn lại, nếu ngân hàng lạm dụng điều này rất dễ gặp phải rủi ro thanh khoản; Giới hạn cấp tín dụng tối đa một khách hàng, một nhóm khách hàng, quy định hạn chế cấp tín dụng ưu đãi cho một số đối tượng, nhằm phân tán rủi ro, tránh dồn vốn cho một số ít khách hàng Hiện nay Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định dư nợ cấp tín dụng (kể cả đầu tư vào trái phiếu) đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có, đối với nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại Bên cạnh đó Luật cũng giới hạn dư nợ tín dụng đối với các đối tượng như kiểm toán viên, thanh tra viên, kế tóan trưởng, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập không vượt quá 5% vốn tự có và phải được Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên thông qua công khai; Ngoài các quy định có tính chất bắt buộc trong Luật, các ngân hàng cũng tự xác định giới hạn mức cấp tín dụng trong mỗi giao dịch theo giá trị tài sản đảm bảo/ theo mức vốn đối ứng của khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh từ sự lựa chọn bất lợi (Adverse selection), cũng như rủi ro đạo đức (Hazard Risk) từ phía người vay

Các quy trình cấp tín dụng và xử lý nợ có vấn đề là hướng dẫn hoạt động cho nhân viên tín dụng và phối hợp các bộ phận liên quan trong quá trình cấp tín dụng Đây là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, thiết kế để giảm thiểu rủi ro hoạt động cho ngân hàng Các quy trình giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó chỉnh sửa và cải tiến hệ thống Nhiều ngân hàng Việt Nam đã xây dựng quy trình theo tiêu chuẩn ISO và tuân thủ chặt chẽ trong hoạt động.

• Các quy định về hình thức/biện pháp bảo đảm tín dụng

Các biện pháp bảo đảm giao dịch tín dụng dựa trên quy định chung trong Bộ luật dân sự, bao gồm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và tín chấp Các ngân hàng lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy định thống nhất danh mục áp dụng trong từng ngân hàng Những biện pháp bảo đảm này giúp ngân hàng hưởng ưu quyền chủ nợ có bảo đảm đối với tài sản khách hàng khi có vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng Tuy nhiên, rủi ro nội tại và giá trị của từng loại tài sản bảo đảm thay đổi theo thời gian nên ngân hàng quy định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản, tính đến tỷ lệ dự phòng giảm giá để đảm bảo thu hồi đủ gốc lãi khi xử lý tài sản thu nợ.

• Quy định về giá cả khoản tín dụng Định giá tín dụng là khâu quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của NH Theo đó định giá tín dụng là xác định giá cả khoản tín dụng trong giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng Khác với nghiệp vụ đầu tư, mà trong đó người đầu tư, kể cả ngân hàng, đều phải tuân theo giá cả thị trường, do thị trường quyết định, thì với nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng cấp tín dụng sẽ là người đầu tiên đưa ra giá khoản tín dụng Theo khái niệm trong kinh tế học “Giá cả là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó” Như vậy, giá cả khoản tín dụng có thể hiểu là chi phí mà người nhận tín dụng phải bỏ ra khi sử dụng dịch vụ tín dụng từ ngân hàng Vì giá cả khoản tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, nên thông thường các ngân hàng phải có chiến lược xác định thích hợp

Khi nghiên cứu môn học Hoạt động kinh doanh ngân hàng và Marketing dịch vụ tài chính, chúng ta đã biết, có một số chiến lược định giá mà các NHTM có thể vận dụng gồm có:

BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.4.1 Cơ sở xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng tại NHTM

Xây dựng bộ máy hoạt động tín dụng là quá trình thiết lập cơ cấu tổ chức các phòng ban/ bộ phận với vai trò, nhiệm vụ của từng phòng ban, đồng thời quy định mối quan hệ phối hợp giữa các phòng ban trong hoạt động tín dụng

Căn cứ xây dựng bộ máy là dựa vào quy định của luật pháp về hình thức tổ chức, quy mô và khả năng quản trị của từng NHTM, đồng thời đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế

1.4.2 Các nguyên tắc trong xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng Nguyên tắc 1: Đảm bảo tách biệt giữa chức năng hoạch định (Planning Function), chức năng điều hành (Executive Function) và chức năng giám sát (Supervisory Function) thông qua sự độc lập về hoạt động của ba chủ thể sau:

Hội đồng quản trị: hoạch định mục tiêu, chiến lược, thông qua chính sách tổng thể trong hoạt động tín dụng

Ban điều hành: thực thi chính sách với các nhiệm vụ như thiết lập kế hoạch, xây dựng các quy định, quy trình nội bộ, tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng

Ban Kiểm soát thực hiện chức năng giám sát quá trình thực thi nhiệm vụ (tính tuân thủ) của Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong hoạt động tín dụng.

Nguyên tắc 2: Hình thành chức năng đánh giá tín dụng (Credit review Function) độc lập và thường xuyên tại ngân hàng, thông qua việc hình thành bộ phận quản lý rủi ro tách biệt (tương đối) với bộ phận kinh doanh – nơi kiến tạo/tiếp nhận rủi ro, hình thành các tuyến phòng vệ trong quá trình cấp TD (theo sơ đồ 1.1 trang 17)

Nguyên tắc 3: Thực hiện tách biệt giữa các nhiệm vụ/các khâu công việc trong quá trình cấp tín dụng, tuân thủ các quy tắc kiểm soát nội bộ trong quá trình cấp tín dụng Việc tách biệt các khâu trong quy trình để thực hiện chuyên môn hóa công việc, giúp ngân hàng giảm thiểu được sai sót trong quá trình cấp tín dụng, có tác dụng kiểm soát lẫn nhau, hạn chế được sự thông đồng (có thể xảy ra) giữa nhân viên cho vay và khách hàng Từ đó phát huy chức năng của các “chốt kiểm soát” cài đặt ngay trong quá trình thao tác nghiệp vụ cấp tín dụng

Hiện nay tại các NHTM, hình thành 3 bộ phận với vai trò khác nhau trong quy trình cấp tín dụng

Front Office – FO: Bộ phận giao dịch/quan hệ khách hàng với vai trò tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập thủ tục vay vốn, tiếp xúc nhận hồ sơ khách hàng

Bộ phận thẩm định/phân tích tín dụng của Middle Office (MO) thực hiện phân tích đánh giá khách hàng nhằm cung cấp cơ sở ra quyết định chấp thuận hoặc bác bỏ cấp tín dụng.

Back Office – BO: Bộ phận quản lý nợ thực hiện các công việc hỗ trợ chủ yếu liên quan đến khâu sau giải ngân như theo dõi giấy tờ, thu nợ, giám sát khoản nợ…

SƠ ĐỒ 1.1 BA TUYẾN PHÒNG VỆ TẠI NHTM

TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ NHẤT -

KHỐI/ BỘ PHẬN QUẢN TRỊ RỦI RO

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TUYẾN

- BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Ngoài 3 nguyên tắc trên đã được uỷ ban Basel đề cập trong các Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng, một số quy tắc kiểm soát nội bộ sau đây, cần được các NHTM tuân thủ trong quá trình thực hiện các giao dịch tín dụng, cụ thể:

Quy tắc bất kiêm nhiệm: theo quy tắc này, trong phân công nhiệm vụ, để tránh xung đột quyền lợi, cần có sự tách biệt (cách ly) thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan, nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vi lạm dụng quyền hạn Biểu hiện cụ thể của việc vận dụng quy tắc này tại các NHTM là sau khi ký hợp đồng tín dụng và giải ngân, thì giấy tờ liên quan đến thế chấp tài sản luôn được lưu giữ tại bộ phận kho quỹ, không để cho nhân viên cho vay và bộ phận tín dụng nắm giữ để giảm thiểu việc lạm dụng quyền hạn, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Quy tắc “bốn mắt”: theo đó mọi công việc đều phải được tiến hành bởi ít nhất hai người (người thực hiện và người kiểm tra), không để cho một cá nhân/ bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của một nghiệp vụ, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nhằm giảm rủi ro do sai sót hoặc gian lận Biểu hiện cụ thể của quy tắc này là tờ trình thẩm định tín dụng luôn có sự tham gia của người phân tích tín dụng (người thực hiện) và người phê duyệt tín dụng (người kiểm tra) Tại một số NHTM quy mô lớn, phần phê duyệt tín dụng còn có sự tham gia của cả Ban/ Hội đồng tín dụng với nhiều thanh viên

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Phân tích những đặc trưng của tín dụng ngân hàng so với các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế

2 Thảo luận về đối tượng cấp tín dụng của các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng và cho thuê tài chính, từ đó cho thấy sự khác biệt về đối tượng cấp tín dụng của các hình thức này

3 Những cơ sở nào là căn cứ để lựa chọn hình thức cấp tín dụng ?

4 Phân tích những nội dung trong chính sách tín dụng có ý nghĩa đảm bảo sự an toàn trong giao dịch tín dụng

5 Diễn giải các nguyên tắc sử dụng trong xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng tại NHTM.

NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

QUY TRÌNH TÍN DỤNG

2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm quy trình tín dụng

Qui trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau

Quá trình cấp tín dụng bao gồm nhiều phương diện và có thể được phân chia thành các giai đoạn/các bước khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của ngần hàng, năng lực quản trị và trình độ của nhân viên tham gia vào quá trình cấp tín dụng Tùy theo góc độ nghiên cứu mà qui trình tín dụng có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau Nếu lấy việc cấp tín dụng làm điểm tựa thì trong những năm 60 của thế kỷ 20, qui trình tín dụng được phân thành hai giai đoạn: trước khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng, sau này được chia nhỏ thành ba giai đoạn: trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng, sau khi cấp tín dụng

Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cũng được coi là một hoạt động kinh doanh đặc biệt quan trọng của ngân hàng và xem đây như một thể thống nhất của hàng loạt hoạt động tác nghiệp của nhiều người và có quan hệ đến hệ thống kiểm soát của ngân hàng và các cơ quan quản lý ngân hàng Từ đó có cách phân chia thứ hai, mà theo đó quy trình tín dụng được chia thành những giai đoạn sau: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; Phân tích (hay còn gọi là thẩm định tín dụng); Quyết định tín dụng; Chuyển giao tín dụng; Giám sát (còn gọi là theo dõi tín dụng) và cuối cùng là Thanh lý tín dụng (xem sơ đồ quy trình cấp tín dụng tổng quát)

BẢNG 2.1 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TỐNG QUÁT

Các giai đoạn của quy trình

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn

Kết quả sau khi kết thúc mỗi giai đoạn

Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

▪ Khách hàng đi vay cung cấp

▪ Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn lập hồ sơ cho khách hàng

▪ Hoàn thành bộ hồ sơ chuyển sang giai đoạn phân tích

Phân tích/ thẩm định tín dụng

▪ Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn 1 chuyển sang

▪ Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ

▪ Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện

▪ Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền và quyết định cho vay

▪ Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn 2 chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định

▪ Các thông bổ sung (nếu có)

▪ Quyết định cho vay hoặc từ chối của cá nhân hoặc bộ phận được giao quyền quyết định

▪ Quyết định cho vay hoặc từ chối

▪ Tiến hành các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân: ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo, công chứng/chứng thực hợp đồng

▪ Quyết định cấp tín dụng và các hợp đồng

▪ Thẩm định các chứng từ theo các

▪ Tùy hình thức tín dụng mà có cách giao tín dụng liên quan

Các chứng từ làm cơ sở chuyển giao tín dụng gồm có chứng từ thanh toán và chứng từ vận chuyển Điều kiện thực hiện chuyển giao tín dụng được quy định trong hợp đồng tín dụng Phương thức chuyển giao tín dụng thích hợp sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Ví dụ, trong trường hợp cho vay, thường thì khoản tiền sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp.

Giám sát/ theo dõi tín dụng

▪ Các thông tin từ nội bộ ngân hàng

▪ Các báo cáo tài chính định kỳ từ phía khách hàng

▪ Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo tài chính, kiểm tra cơ sở của khách hàng

▪ Tái xét và xếp hạng

▪ Báo cáo kết quả giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp

Hồ sơ từ giai đoạn trước chuyển qua

Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng

Kết thúc khoản tín dụng

Theo bảng 2.1, các giai đoạn có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau Giai đoạn thứ nhất tạo nguồn thông tin khởi đầu cho giao dịch của khách hàng với ngân hàng, hình thành những cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụng sau này Giai đoạn thứ hai đặc biệt quan trọng Bởi một khách hàng/khoản tín dụng được định hình và định tính thỏa đáng hay không chủ yếu là trong giai đoạn này Tuy nhiên, có thể thấy giai đoạn quyết định tín dụng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng nhất trong toàn qui trình tín dụng Ra quyết định tín dụng chính xác giúp cho nhà ngân hàng tránh được những bất trắc hoặc thiệt hại ngoài mong đợi có thể xảy ra sau này Giai đoạn thứ tư chỉ được thực hiện khi ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng Đây là giai đoạn thể hiện hàng loạt các thao tác nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau tại ngân hàng Tại giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của giai đoạn ba và trình độ tác nghiệp và kiểm soát của nhân viên và nhà quản trị ngân hàng

Cách phân đoạn như trên tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện

2.1.1.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình TD

Các quy trình tín dụng của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quản trị hoạt động kinh doanh, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận Các quy trình này có nội dung cơ bản tương tự nhau nhưng chi tiết lại khác biệt tùy thuộc vào quy mô, loại hình cho vay, năng lực nhân sự và trình độ ứng dụng công nghệ tin học của mỗi ngân hàng.

✓ Qui trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng Trong đó nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chức năng được xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí Hơn nữa với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được điều chỉnh kịp thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất

✓ Dựa vào qui trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với những qui định của Luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh Thiết kế các thủ tục cho vay phải thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên

Quy trình tín dụng là tài liệu bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản hoặc sổ tay để hướng dẫn thực hiện thống nhất các nghiệp vụ tín dụng Nhờ đó, nhân viên ngân hàng nắm rõ trách nhiệm của mình, mối quan hệ với đồng nghiệp và vai trò của họ trong quy trình Từ đó, họ xác định được thái độ đúng đắn và phù hợp với công việc của mình.

✓ Mặt khác, qui trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn Thông qua kiểm soát thực hiện qui trình tín dụng nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện qui trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện những qui định không phù hợp trong chính sách tín dụng, cũng như bản thân qui trình Từ đó có những thay đổi để tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng cũng như hoạt động tín dụng nói chung

2.1.2 Nội dung quy trình cấp tín dụng

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Một khoản tín dụng chỉ được cấp một khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng Để có được một quyết định chính xác: cấp tín dụng hay không, ngân hàng phải phân tích hàng loạt các nguồn thông tin có liên quan, và nguồn sơ khởi đầu tiên có được là lấy từ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Mục tiêu của bước này là tìm kiếm, tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết, nhằm tìm hiểu về các yếu tố (i) Nhân thân hợp pháp của khách hàng (năng lực pháp luật dân sự của khách hàng, tư cách pháp lý của người đại diện); (ii) Mục đích sử dụng tín dụng (hợp pháp, phù hợp quy định của NH) và (iii) bước đầu tìm hiểu về năng lực sử dụng và hoàn trả tín dụng từ phía khách hàng

Bộ hồ sơ khách hàng thường bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Hồ sơ pháp lý bao gồm những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng, chẳng hạn giấy phép hoạt động, điều lệ công ty, chứng minh/căn cước công dân của người vay vốn/ người đại diện cho pháp nhân vay vốn

Thứ hai: Các tài liệu chứng minh năng lực tiếp cận và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn của khách hàng, bao gồm phương án kinh doanh, dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, giấy phép xuất nhập khẩu, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thứ ba: Cần chuẩn bị các tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sở hữu xe

BẢO ĐẢM TÍN DỤNG

2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của bảo đảm tín dụng

Hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng Để thu hồi được nợ ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, từ đó áp dụng các phương pháp cho vay thích hợp Nếu khách hàng được xếp hạng tín nhiệm cao như có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chánh mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng kinh doanh trong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay không cần bảo đảm Ngược lại, nếu khách hàng không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết thì để hạn chế rủi ro buộc ngân hàng cho vay phải có bảo đảm

Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro tín dụng là loại rủi ro dẫn đến tổn thất lớn nhất cho ngân hàng, vì vậy cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay

Bảo đảm tín dụng là việc thiết lập cơ sở pháp lý và kinh tế nhằm bảo vệ quyền lợi của người cấp tín dụng, dựa trên các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong Bộ luật dân sự

2.2.1.2 Ý nghĩa của việc áp dụng bảo đảm tín dụng trong hoạt động tín dụng

Trong thực tế hoạt động tín dụng, vận dụng hình thức bảo đảm thích hợp sẽ có các tác dụng sau đây:

✓ Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh toán được nợ cho ngân hàng Theo quy định của pháp luật, người nhận bảo đảm sẽ được hai ưu quyền trên tài sản bảo đảm: (i) Thứ nhất là quyền ưu tiên phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; (ii) Thứ hai là quyền ưu tiên thu hồi nợ trước các chủ nợ khác từ số tiền phát mại tài sản bảo đảm Chính những quy định này tạo thuận lợi cho ngân hàng khi nhận bảo đảm tiền vay

✓ Làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ Nếu không có bảo đảm có thể dẫn đến việc lơ là nghĩa vụ trả nợ Ngược lại nếu có bảo đảm sẽ tạo động lực tốt hơn cho nghĩa vụ trả nợ, vì nếu không sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn Tâm lý người Á châu xưa nay vẫn rất quan trọng danh dự, uy tín của mình, thường không muốn mọi người biết việc mình liên quan đến pháp luật vẫn còn rất phổ biến Trong khi đó, cho vay có sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay một khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì NH có quyền hợp pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ Việc xử lý tài sản bảo đảm khá phức tạp và rườm rà, đặc biệt là các thủ tục pháp luật, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến danh dự và uy tín của khách hàng không những trong làm ăn kinh doanh, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ

Vì vậy, bảo đảm tiền vay là một yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy ý chí trả nợ từ phía khách hàng, ngăn ngừa tâm lý ỷ lại

✓ Mặt khác, bảo đảm tín dụng còn là rào cản ngăn chặn rủi ro đạo đức từ phía người đi vay Trong điều kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hoàn hảo cần thiết, tài sản đảm bảo là cơ chế quan trọng để giảm thiểu lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại do thông tin bất cân xứng gây ra, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng

Mặc dù bảo đảm có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng quá chú trọng yếu tố này cũng chưa hẳn là tốt Trong thời gian qua một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng Như vậy, bảo đảm tín dụng chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp các sự cố trong thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở duy nhất để quyết định cấp tín dụng

Các ngân hàng và các định chế tài chính khác coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán được nợ Trong cho vay đối với lĩnh vực SXKD, nguồn thu nợ thứ nhất từ dòng tiền thu bán hàng đối với cho vay ngắn hạn, từ nguồn tiền tích lũy (khấu hao và lợi nhuận) đối với cho vay trung và dài hạn Trong cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất từ thu nhập cá nhân như tiền lương, các khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gởi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập khác Các nguồn thu nợ thứ nhất này thể hiện dưới hình thức lưu chuyển tiền tệ của người đi vay Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung tất yếu ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng Vì vậy để bảo vệ lợi ích của mình các ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải có các bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng thường xuyên

2.2.2 Các biện pháp bảo đảm tín dụng

Luật Dân sự quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự Trong hoạt động tín dụng, các biện pháp bảo đảm phổ biến là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và tín chấp Các biện pháp này được các ngân hàng áp dụng để đảm bảo bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

Thế chấp là hình thức bảo đảm trong đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên nhận thế chấp (ngân hàng) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp

Khi thế chấp quyền sử dụng và quyền chiếm giữ vẫn thuộc khách hàng/bên thứ ba nắm giữ, khai thác sử dụng và hưởng lợi ích từ tài sản nếu không có thỏa thuận khác, ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ xác nhận chủ quyền tài sản, điều đó cũng có nghĩa khách hàng chỉ tạm thời mất/bị phong tỏa quyền định đoạt đối với tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp bao gồm bất động sản như: nhà ở, các cơ sở sản xuất kinh doanh như nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các tài sản khác gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng (đất đai là bất động sản thuộc sở hữu toàn dân, vì vậy chỉ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất) Ngoài ra còn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp Các loại động sản cũng có thể được thế chấp, trong trường hợp có chứng nhận quyền sở hữu và chuyển giao cho ngân hàng Ví dụ các phương tiện vận chuyển như xe cộ, tàu thuyền, máy bay, kho hàng hóa… trong quá trình sử dụng làm tài sản bảo đảm vay ngân hàng, để thuận tiện cho khách hàng, chỉ có giấy tờ chứng nhận chủ quyền tài sản được trao cho ngân hàng, còn tài sản vẫn do khách hàng/ hoặc bên thứ ba nắm giữ sử dụng Về hình thức tồn tại, tài sản thế chấp có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai Nhìn chung, về nguyên tắc, tất cả bất động sản, động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được thế chấp đảm bảo vay vốn ngân hàng

Cầm cố là hành vi mà bên đi vay giao tài sản của mình cho bên cho vay (ngân hàng) để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của họ Bên cầm cố có quyền trực tiếp hoặc giám sát bên thứ ba giữ tài sản cầm cố.

Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại sau đây:

• Tài sản thực (vật có thực) như bất động sản, xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng, vận đơn, các loại khác

• Giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy có giá khác theo quy định của pháp luật trị giá được thành tiền và được phép giao dịch

• Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác

• Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố

Bảo lãnh là việc bên thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghiã vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.3.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý xác nhận mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay, trong đó thỏa thuận về quyền hạn, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện tín dụng

Về tính chất: hợp đồng tín dụng là dạng hợp đồng song phương, theo mẫu, có thể là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế tuỳ theo đối tượng khách hàng và mục đích vay vốn ngân hàng

Hợp đồng tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc ký kết theo quy định của pháp luật đó là tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, chịu trách nhiệm bằng tài sản và không trái pháp luật Yêu cầu của hợp đồng là từ ngữ phải chính xác, đơn nghĩa, diễn đạt mang tính phổ thông, kết cấu logic, thống nhất, đảm bảo tính thực thi Hiện nay, tại các ngân hàng thường có bộ phận pháp chế, hoặc cố vấn pháp luật, để đảm bảo các hoạt động của ngân hàng tuân thủ đúng pháp luật, trong đó có khâu soạn thảo, thực hiện hợp đồng tín dụng

2.3.2 Nội dung hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng thường gồm có các nội dung sau đây:

✓ Phần thứ nhất bao gồm các yếu tố quy định chung cho các loại hợp đồng như quốc hiệu, tên hợp đồng, căn cứ xác lập hợp đồng, thời gian và địa điểm ký hợp đồng

✓ Phần thứ hai giới thiệu các bên trong hợp đồng, tên, tư cách pháp lý người ký kết: có thể là đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền

✓ Phần thứ ba các thỏa thuận liên quan Phần này thể hiện nội dung riêng biệt của hợp đồng tín dụng, bao gồm: số tiền vay; mục đích vay; thời hạn cho vay; hình thức/ tính chất khoản vay; phương thức, điều kiện giải ngân; lãi suất và phí áp dụng; đồng tiền cho vay… Quy định về quyền và nghĩa vụ của từng bên; những điều kiện khẳng định (được làm) và phủ định (không được làm), các cam kết tuỳ nghi khác…

✓ Phần thứ tư: số lượng các bản của hợp đồng, đại diện các bên ký kết, phụ lục hợp đồng (nếu có)

Những thỏa thuận chặt chẽ trong hợp đồng sẽ giúp cho mỗi bên, trong đó có ngân hàng, có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp Thực tế cho thấy nếu hợp đồng quy định thiếu chặt chẽ, tuân thủ không đúng các quy định pháp luật, có thể bị tuyên là vô hiệu, quyền lợi của ngân hàng không được bảo hộ, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

ĐỊNH GIÁ TÍN DỤNG

2.4.1 Các thành phần trong giá cả tín dụng

Định giá tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, quyết định chi phí người vay phải trả khi sử dụng các dịch vụ tín dụng Mặt khác, đây cũng là nguồn thu của ngân hàng, chiếm tỷ lệ đáng kể trong doanh thu hoạt động của các tổ chức tài chính này.

Về thành phần, giá cả khoản tín dụng gồm có: (i) Chi phí lãi tính theo lãi suất ngân hàng thông báo và (ii) Chi phí phi lãi Yếu tố chi phí phi lãi sẽ làm cho giá thực sự của khoản tín dụng có thể cao hơn giá danh nghĩa được tính theo lãi suất thông báo Đối với người vay, điều mà họ quan tâm không chỉ là lãi suất ngân hàng thông báo, mà là chi phí thực sự họ phải trả cho ngân hàng, hay nói cách khác là họ quan tâm đến lãi suất hiệu dụng (Effective Interest Rate) Còn đối với ngân hàng, lãi suất hiệu dụng giúp ngân hàng xác định được khoản thu về thực sự nhằm bù đắp các chi phí ngân hàng bỏ ra và đồng thời có lãi

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tiền vay hiệu dụng

2.4.2.1 Lãi suất tiền vay ngân hàng công bố

Ngân hàng định giá lãi suất cho vay dựa trên nhiều chính sách, trong đó có chiến lược định giá theo tổng hợp chi phí Theo đó, lãi suất tiền vay bao gồm:

✓ Chi phí huy động vốn,

✓ Phí bù đắp rủi ro của khoản vay

✓ Lợi nhuận của khoản vay

Trong các yếu tố nói trên, chúng ta đặc biệt quan tâm đến phí bù đắp cho rủi ro, bởi vì đây là khoản được cộng thêm vào khiến cho lãi suất có sự khác nhau giữa các khách hàng

Phí bù đắp rủi ro (Risk premium – Rp) được xác định dựa vào các yếu tố xác xuất vỡ nợ của khách hàng (Probability at default – PD) và tỷ lệ thiệt hại khi vỡ nợ (Loss given at default –LGD) Mối quan hệ giữa chúng thể hiện trong công thức được minh hoạ ở sơ đồ 2.2 trang 51

Hiện nay các ngân hàng hầu hết đều sử dụng các mô hình nội bộ để đo lường rủi ro trong ngân hàng mình Từ mô hình đo lường này, các khách hàng vay sẽ được xếp vào các thứ hạng cao thấp khác nhau, tuỳ thuộc vào sự đánh giá của ngân hàng trên các mặt tài chính/phi tài chính của họ Mỗi hạng khách hàng có một xác suất vỡ nợ PD khác nhau Còn LGD thì tuỳ thuộc vào khả năng thu hồi khoản nợ khi xảy ra vỡ nợ, phần lớn chúng lệ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm có thể thu hồi Chẳng hạn nếu ước tính khả năng thu hồi tài sản bảo đảm cho khoản vay là 70%, thì LGD của khoản vay đó sẽ là 30% Giả sử xác xuất vỡ nợ PD của một khách hàng hạng AAA là 0.0015 và tài sản bảo đảm cho khoản vay cũng của khách hàng đó là hạng B có LGD là 0.5 Như vậy, phí bù đắp rủi ro cho khoản vay của khách hàng = 0.0015 * 0.5 = 0.075% Phần này sẽ được cộng thêm vào chi phí huy động, chi phí hoạt động và tỷ suất lợi nhuận, để thành lãi suất thông báo cho khách hàng

Vì phí bù đắp rủi ro tùy thuộc vào PD của khách hàng và LGD của khoản vay, nên các khách hàng khác nhau có thể có lãi suất thông báo khác nhau Thực tế hiện nay, rất ít ngân hàng Việt Nam thực hiện được điều này

SƠ ĐỒ 2.2 CÁC YẾU TỐ TRONG XÁC ĐỊNH PHÍ BÙ ĐẮP RỦI RO

2.4.2.2 Cách thức trả lãi của ngân hàng Đây là yếu tố tác động đến chi phí thực trả của khách hàng, làm cho phần thực trả này có thể cao hơn hẳn lãi suất thông báo Ngân hàng có thể áp dụng các cách trả lãi sau đây:

✓ Trả lãi trước, hay còn gọi là trả lãi theo phương pháp chiết khấu, thường áp dụng trong chiết khấu thương phiếu cổ điển

✓ Trả lãi gộp, hay còn gọi là trả lãi theo phương pháp cộng thêm, áp dụng trong cho vay tiêu dùng trả góp

✓ Trả lãi kép, còn gọi là lãi tích hợp, thường áp dụng trong cho vay trung dài hạn hoặc cho thuê tài chính

Việc áp dụng thích hợp từng cách thức trả lãi sẽ được nghiên cứu cụ thể trong phần 2 của tài liệu này

2.4.2.3 Các yếu tố phi lãi của ngân hàng

Chẳng hạn như phí cam kết, số dư tiền gửi bù trừ thường có trong các phương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng

✓ Phí cam kết (Commitment Fee) là tỷ lệ phí ngân hàng áp dụng tính trên phần hạn mức không sử dụng đến, nhằm bù đắp cho chi phí ngân hàng bỏ ra để duy trì quỹ cho vay theo hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận với khách hàng

✓ Số dư tiền gửi bù trừ (Compensating balances) là tỷ lệ tiền gửi khách hàng vay phải duy trì trên tài khoản không được sử dụng, tính trên hạn mức tín dụng đã thỏa thuận và /hoặc tính trên phần hạn mức đã được sử dụng

Ví dụ 2.1 Minh hoạ ảnh hưởng của yếu tố phi lãi trong giá cả khoản tín dụng/ lãi suất hiệu dụng mà người vay phải trả

Ngân hàng cho vay theo hạn mức 1.000 triệu đồng, thời hạn vay 1 năm, khách hàng trả gốc và lãi một lần khi đáo hạn, lãi suất công bố là 17%/năm, phí cam kết 1% trên phần hạn mức không sử dụng, số dư tiền gửi bù trừ 5% trên hạn mức thỏa thuận và 15% trên phần hạn mức đã sử dụng

Trường hợp 1 giả sử khách hàng sử dụng 80% hạn mức

Lãi suất hiệu dụng khách hàng thực trả được tính như sau:

• Lãi tiền vay = 17% * (80% * 1.000) * 1 = 136 triệu đồng

• Phí cam kết = 1% * (20% * 1.000) = 2 triệu đồng

• Số dư tiền gửi bù trừ = (5% * 1.000) + (15% * 800) = 50 + 120

• Số tiền vay khách hàng thực nhận = 800 – 170 = 630 triệu đồng

• Lãi suất khách hàng thực trả = (136 + 2)/630 = 0,219 = 21,9%/năm

Trường hợp 2 nếu khách hàng sử dụng 100% hạn mức

• Lãi tiền vay phải trả = 17% * 1.000 = 170 triệu đồng

• Số dư tiền gửi bù trừ = 15% * 1.000 = 150 triệu đồng

• Số tiền vay khách hàng thực nhận = 1.000 – 150 = 850 triệu đồng

• Lãi suất khách hàng thực trả = 170 / 850 = 0,2 = 20%/năm

Lưu ý cách tính như trên là đứng trên quan điểm của người vay, nếu đứng ở góc độ nhà quản trị ngân hàng, chi phí ngân hàng thu về có chênh lệch một chút do ảnh hưởng của yếu tố dự trữ bắt buộc

Như vậy, có thể thấy rằng việc quy định lãi suất hợp lý sẽ giúp ngân hàng bù đắp đủ các chi phí bỏ ra, trong đó có phí liên quan đến rủi ro của khách hàng và khoản vay, đảm bảo sự an toàn khi cấp tín dụng

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1 Trình bày quy trình cấp tín dụng tổng quát của ngân hàng Theo anh/ chị trong số các bước/giai đoạn trong quy trình cấp tín dung, bước nào là quan trọng nhất? Giải thích tại sao?

2 Phân tích các ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

3 Hãy nêu các lý do ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng? Ưu nhược điểm của từng biện pháp bảo đảm mà ngân hàng đang áp dụng

4 Diễn giải các yếu tố phân tích tín dụng theo quy tắc 5 C, quy tắc CAMPARI

5 Phân tích các rủi ro đặc trưng của từng loại tài sản bảo đảm nợ vay mà ngân hàng thường áp dụng

6 Nghiên cứu một hợp đồng tín dụng cụ thể, chỉ ra các nội dung trọng yếu, thể hiện đặc trưng của hợp đồng tín dụng

HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

Cơ cấu tài sản và luân chuyển vốn của khách hàng kinh doanh

Bảng 3.1 mô tả cơ cấu tài sản của một đơn vị sản xuất kinh doanh đặc trưng bao gồm hai phân loại chính là TSCĐ và TSLĐ TSCĐ bao gồm các tài sản có chu kỳ sử dụng dài hơn một năm và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên TSLĐ thường xuyên bao gồm các tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, có chu kỳ sử dụng trong một năm hoặc ít hơn TSLĐ thời vụ có chu kỳ sử dụng từ một năm trở lại và phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn hạn.

Sự tồn tại của các tài sản này sẽ làm nảy sinh các nhu cầu vốn tương ứng để tài trợ cho nó như minh họa trong bảng 3.1

BẢNG 3.1 CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NHU CẦU VỐN - CÔNG TY X Đơn vị: Triệu đồng

Tháng TSLĐ TSCĐ Tổng TS

Nhu cầu vốn Thường xuyên

Nhu cầu vốn Tạm thời

Theo mô tả trong bảng 3.1, để thực hiện SXKD, tại DN luôn xuất hiện các loại tài sản sau:

✓ Tài sản cố định biểu hiện dưới các hình thức: nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, văn phòng… đó là các tài sản có giá trị lớn thời hạn sử dụng dài mà giá trị của nó được dịch chuyển vào giá thành sản phẩm theo từng chu kỳ SXKD, thông qua hình thức trích khấu hao TSCĐ theo định kỳ Trong bảng 3.1, TSCĐ tồn tại khá ổn định ở mức 18.000 trong suốt 12 tháng của năm

✓ Tài sản lưu động tồn tại dưới các hình thức chủ yếu như: tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng), nợ phải thu, hàng tồn kho (nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá) Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động thường có thời gian sử dụng ngắn, giá trị của nó được chuyển vào giá thành sản phẩm trong từng chu kỳ SXKD Hình thức tồn tại thì không khác nhau, nhưng luân chuyển vốn của tài sản lưu động được chia thành hai dạng khác biệt

Dạng thứ nhất là các TSLĐ có tính tạm thời, thường xuất hiện không thường xuyên và có sự biến đổi theo tính chất thời vụ Trong bảng 3.1, TSLĐ thời vụ dao động từ 0 (trong tháng 5) đến 7.200 cao nhất (trong tháng 10) ; Dạng thứ hai là các TSLĐ tồn tại có tính thường xuyên Đây là bộ phận TSLĐ luân chuyển “gối đầu” trong đơn vị, để đảm bảo cho SXKD được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng Trong bảng 01, TSLĐ thường xuyên được duy trì ở mức 19.800 trong suốt 12 tháng của năm Chính vì đặc điểm này nên nhu cầu vốn tài trợ cho TSLĐ có sự khác biệt Trong khi TSLĐ tạm thời có thể được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn (vay ngân hàng ngắn hạn hoặc phải trả người bán…) thì TSLĐ thường xuyên cần phải được tài trợ bởi nguồn vốn trung và dài hạn (vốn chủ sở hữu hoặc các khoản nợ dài hạn) Nếu không đáp ứng được điều này, thì khách hàng sẽ luôn rơi vào tình trạng bị động “giật gấu vá vai” bởi thiếu vốn đáp ứng cho nhu cầu SXKD được liên tục.

Các loại nhu cầu tín dụng của khách hàng kinh doanh

Như vậy, có thể thấy tại một thời điểm bất kỳ, ở khách hàng kinh doanh (KD)luôn xuất hiện các loại nhu cầu tín dụng sau đây:

3.1.2.1 Nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn

Nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp kinh doanh đa dạng cả về đối tượng và thời điểm tài trợ Về thời điểm, vốn ngắn hạn được phân thành tài trợ trước giao hàng và tài trợ sau giao hàng Vốn vay trước giao hàng phục vụ cho nhu cầu thanh toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất Trong khi đó, tài trợ sau giao hàng giải quyết nhu cầu thanh toán các khoản nợ phải thu trong thời gian chưa được thanh toán.

Nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp kinh doanh thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh và tính chất thời vụ của loại hình kinh doanh Trong một số thời điểm trong năm, doanh nghiệp có thể có nhu cầu mua vật tư, thanh toán lương nhân công hay chi phí sản xuất cao hơn so với những thời điểm khác Nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn này của doanh nghiệp sản xuất thời vụ thường chỉ kéo dài trong một thời gian từ 1 năm trở xuống và không nhất thiết phải trùng với năm dương lịch.

Chẳng hạn như thời vụ sản xuất 3 tháng (khoảng thời gian từ tháng 6 cho đến đầu tháng 8 âm lịch) đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu, thời vụ 4 tháng (thu mua mía cây để ép ra đường kết tinh) của các doanh nghiệp mía đường, thời vụ từ 4 – 7 tháng (thu mua cá và sản xuất) của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm Do nhu cầu tín dụng ngắn hạn luôn luôn gắn với chu kỳ kinh doanh của đơn vị nên muốn xác định được loại nhu cầu này, ngân hàng phải tìm hiểu kỹ về chu kỳ hoạt động của khách hàng KD, trên cơ sở đó mà xác định thời hạn tài trợ và các kỳ hạn thu nợ cho thích hợp

Ngoài các đơn vị kinh doanh sản xuất theo thời vụ cố định, trên thực tế cũng có những đơn vị chuyên sản xuất theo các đơn đặt hàng từ thị trường tiêu thụ Các đơn hàng này có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng tìm kiếm của đơn vị Khi nhận được một đơn hàng, đơn vị bước vào một phương án kinh doanh (thường là ngắn hạn) Các nhu cầu mua vật tư nguyên liệu, chi trả lương, chi phí khác … đòi hỏi phải có một số vốn nhất định để thỏa mãn Đơn vị có thể có sẵn một số vốn tự có, được ứng trước bởi người mua sản phẩm, được trả chậm tiền mua vật tư từ người cung cấp …Tuy nhiên, những khoản vốn này thông thường chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nói trên, phần thiếu hụt còn lại bắt buộc phải có nguồn tài trợ và đây chính là lúc các đơn vị kinh doanh cần đến sư hỗ trợ của ngân hàng thương mại/ các tổ chức tín dụng Trong những trường hợp này, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng thường chấm dứt sau khi phương án đã hoàn thành, tiền bán hàng thu về, bù đắp cho những chi phí bỏ ra (kể cả việc trả gốc và lãi khoản vay) và tạo ra lợi nhuận cho đơn vị

3.1.2.2 Nhu cầu vốn tín dụng trung/dài hạn Đối với hầu hết các khách hàng kinh doanh trong nền kinh tế, do áp lực cạnh tranh trên thị trường, yêu cầu đổi mới tài sản cố định, đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị … là những nhu cầu hết sức cần thiết và bức xúc mà thông thường ít khi khách hàng có đủ vốn để thực hiện Mặc dù có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ những con đường khác, nhưng vay ngân hàng vẫn là cách thức phổ biến nhất đối với phần lớn các đơn vị kinh doanh Để thỏa mãn các nhu cầu nói trên, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay trung, dài hạn và khách hàng sẽ hoàn trả nợ bằng nguồn vốn tích lũy từ kết quả kinh doanh hoặc từ phần vốn chủ sở hữu gia tăng do phát hành cổ phiếu/được cấp thêm

Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng trung dài hạn của khách hàng kinh doanh không chỉ liên quan tới việc mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng … mà còn đáp ứng cho cả bộ phận vốn luân chuyển thiếu hụt so với quy mô hoạt động của doanh nghiệp Ta đã biết vốn luân chuyển/hay còn gọi là vốn lưu động là số vốn cần thiết mà đơn vị kinh doanh bỏ ra nằm trong các khâu của một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường Lúc bắt đầu hoạt động, đơn vị có thể đủ vốn luân chuyển, nhưng khi quy mô kinh doanh mở rộng, bộ phận vốn này có thể không được gia tăng tương ứng, dẫn đến thiếu hụt Tuy nhiên đây là phần thiếu hụt mang tính cơ cấu, lâu dài chứ không phải sự thiếu hụt mang tính thời vụ tạm thời, vì vậy nguồn vốn bù đắp cho nó thuộc về dài hạn Trong thời kỳ bao cấp (trước thập niên 90) nhu cầu vốn này được xác định hàng năm (gọi là vốn lưu động định mức) Hầu hết các doanh nghiệp thời kỳ này là xí nghiệp quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước) nên được ngân sách cấp phát một tỷ lệ nhất định, phần còn lại sẽ được ngân hàng tài trợ theo hình thức cho vay trong định mức vốn lưu động Theo quy định của ngân hàng Nhà nước vào thời điểm này, đây là một loại cho vay ngắn hạn, tuy nhiên do tính chất của nhu cầu là dài hạn, nên dư nợ của loại cho vay này thực tế tồn tại liên tục trong năm và được ngân hàng tái tài trợ bằng các hạn mức tín dụng gối đầu theo quý Thực chất đây là một dạng đảo nợ được cho phép bởi quy định của ngân hàng Nhà nước Hiện nay, mặc dù nhận thức đã thay đổi, nhưng với dạng nhu cầu này thực tế các ngân hàng thương mại ít khi tài trợ trung dài hạn, mà chỉ chấp nhận ký những hợp đồng ngắn hạn, đây là điều khó khăn cho khách hàng do thường bị động về vốn nếu không được tái tài trợ liên tục Tuy vậy, một số NHTM cổ phần vẫn tài trợ cho nhu cầu này với thời gian trung hạn (tối đa 3 năm) Ví dụ như sản phẩm

“cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp” của ACB dành cho các khách hàng là hộ kinh doanh nhỏ, DN vừa và nhỏ

3.1.2.3 Nhu cầu tài trợ ngoại bảng

Trong quá trình hoạt động, ngoài 2 loại nhu cầu vốn như kể trên, ở các khách hàng kinh doanh, đặc biệt là DN có thể xuất hiện nhu cầu cần tăng cường uy tín trong giao dịch với đối tác của họ Có thể kể đến một số dạng như: Khách hàng là người nhập khẩu, cần khẳng định khả năng thanh toán tiền hàng với người xuất khẩu nước ngoài; Khách hàng là người bán cần tăng cường sự tin cậy của người mua hàng về chất lượng, số lượng và thời hạn giao hàng hoá… Để đáp ứng cho các nhu cầu này, NHTM có thể sử dụng các hình thức tài trợ không dùng đến vốn, gọi là Tín dụng chữ ký - Signature Credit, chẳng hạn như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ … cho các khách hàng doanh nghiệp Đặc tính chung của các hình thức tài trợ ngoại bảng này là ngân hàng không phải xuất quỹ, mà chỉ đưa ra lời cam kết thanh toán có điều kiện, tuy nhiên hoạt động này mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua các khoản phí thu được và đặc biệt là nó cũng tiềm ẩn rủi ro như khi tài trợ vốn.

TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI NGẮN HẠN

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI NGẮN HẠN

Khi phân tích đặc điểm luân chuyển vốn của khách hàng SXKD, ta đã biết bộ phận tài sản lưu động (gắn với mục đích làm ra sản phẩm thương mại) xuất hiện có tính thời vụ ở đơn vị Bộ phận tài sản này cần được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động có tính tạm thời, bao gồm nguồn nợ phải trả ngắn hạn và nguồn nợ vay ngân hàng ngắn hạn Tài trợ thương mại ngắn hạn có thể hiểu là hoạt động hỗ trợ vốn lưu động, giúp cho các khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá xuất bán

4.1.2 Các sản phẩm tài trợ thương mại gắn với một chu kỳ kinh doanh/chu kỳ chuyển hoá tài sản của khách hàng

Có thể chia chu kỳ kinh doanh của DN thành hai giai đoạn trước và sau giao hàng Trong đó ở mỗi giai đoạn, NH sẽ có những sản phẩm tài trợ thích hợp Chi tiết về các sản phẩm này sẽ được nghiên cứu ở phần nội dung sau

Nhu cầu tài trợ thương mại chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân sau:

✓ Sự thiếu hụt nguồn vốn so với nhu cầu cần thiết: Như đã đề cập trong phần phân tích đặc điểm luân chuyển của khách hàng kinh doanh, sự thiếu hụt nguồn vốn có thể mang tính chất cơ cấu (khi muốn mở rộng quy mô tài sản cố định và tài sản lưu động để đáp ứng sự tăng trưởng lâu dài) hoặc là tính chất tạm thời (khi cần vốn để mở rộng kinh doanh theo thời vụ) Cả hai trường hợp này khách hàng đều cần vay vốn ngân hàng Với mục đích tài trợ thương mại ngắn hạn, thì sự thiếu hụt nguồn vốn ở đây là vốn lưu động tạm thời

✓ Sự hình thành độ lệch tiền tệ hay khoảng cách thời gian giữa thời điểm thu và chi trong hoạt động của doanh nghiệp Ngoài nguyên nhân vay vốn để đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt nguồn như đã chỉ ra trên đây, trong quá trình hoạt động, do sự vận động của vật tư hàng hoá và sự vận động của tiền tệ có thể không ăn khớp với nhau nên tại đơn vị phát sinh những khoảng thời gian thiếu hụt cần nguồn tài trợ Điều này thể hiện trong sự khác biệt giữa chu kỳ hoạt động/kinh doanh (Operating/Bussiness Cycle) và chu kỳ ngân quỹ (Cash Cycle) của doanh nghiệp (xem sơ đồ 3.4 bên dưới)

SƠ ĐỒ 4.1 CHU KỲ KINH DOANH & CHU KỲ NGÂN QUỸ

NGUYÊN LIỆU TRẢ TIỀN BÁN SẢN

THỜI GIAN THIẾU HỤT NGUỒN TÀI TRỢ/ CHU KỲ NGÂN QUỸ

Chu kỳ hoạt động/chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian tính từ khi đơn vị bắt đầu bước vào SXKD (nhập nguyên vật liêu/vật tư hàng hoá) cho đến khi kết thúc quá trình SXKD và thu được tiền về Chu kỳ hoạt động được tính như sau:

Chu kỳ hoạt động (H – H’ – T’) = Thời gian tồn kho + thời gian thu tiền

– Thời gian tồn kho (H – H’) tính từ khi nhập vật tư hàng hoá về kho, cho đến khi xuất bán thành phẩm hàng hóa

– Thời gian thu tiền (H’ – T’) là khoảng thời gian từ khi xuất bán hàng hóa nhưng chưa thu được tiền (ghi nợ cho tài khoản phải thu) cho đến khi toàn bộ tiền thu bán hàng về

Chu kỳ hoạt động/chu kỳ kinh doanh chưa phải là khoảng thời gian đơn vị kinh doanh cần vốn, bởi vì do tập quán mua bán trả chậm, lúc đơn vị nhập vật tư hàng hoá thường không phải trả tiền ngay, đồng thời khi xuất bán sản phẩm hàng hoá cũng hiếm khi được trả tiền toàn bộ Điều đó nghĩa là trong hoạt động của đơn vị kinh doanh, tiền vận động không đồng thời với vận động của vật tư hàng hoá Sự vận động của tiền phục vụ cho quá trình hoạt động tại đơn vị biểu hiện ở chu kỳ ngân quỹ

Chu kỳ ngân quỹ là thời gian chênh lệch giữa chi trả (T) và thu hồi tiền (T') Sự hình thành chu kỳ ngân quỹ là nguyên nhân chính dẫn đến nhu cầu tài trợ ngắn hạn cho doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp có đủ vốn lưu động Chu kỳ này đóng vai trò là căn cứ để ngân hàng xác định thời hạn cho vay tối đa, nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt vốn tạm thời trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ hoạt động – thời gian thanh toán

– Thời gian thanh toán (H – T) là khoảng thời gian từ lúc nhập hàng hóa, vật tư mua vào cho đến khi thực sự phải trả tiền

Tuy nhiên trong trường hợp khách hàng thường xuyên có hành vi ứng trước tiền hàng thì mối quan hệ đó thể hiện như sau:

Chu kỳ ngân quỹ = thời gian ứng tiền hàng + chu kỳ hoạt động

Ví dụ 4.1: Một doanh nghiệp may mặc có khoảng thời gian từ khi nhập nguyên liệu bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành sản phẩm là 45 ngày Doanh nghiệp xuất bán theo hình thức trả chậm, tối đa 30 ngày kể từ khi giao hàng doanh nghiệp mới nhận được toàn bộ tiền thanh toán của`người mua Trong khâu nhập nguyên liệu doanh nghiệp thường xuyên được trả chậm trong vòng 20 ngày

• Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp = 45 ngày + 30 ngày = 75 ngày

• Chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp = 75 ngày – 20 ngày = 55 ngày

Doanh nghiệp không được trả chậm nhưng do nguồn nguyên liệu bị hạn chế nên thường xuyên ứng trước 25 ngày để nhập nguyên liệu dẫn đến chu kỳ ngân quỹ được tính như sau:

Chu kỳ ngân quỹ = 75 ngày + 25 ngày = 100 ngày Hiểu biết về chu kỳ ngân quỹ của khách hàng là một trong những kiến thức cần thiết của người cho vay để có thể xác định khoảng thời gian tài trợ hợp lý Trên thực tế vẫn có những nhân viên cho vay tính toán một cách duy ý chí, không xuất phát từ đặc điểm hoạt động của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng không hoàn trả được nợ theo kỳ hạn đã xác định

4.1.2 Nguồn trả nợ trong tài trợ thương mại là nguồn tiền hình thành từ dòng tiền vào (Cash inflow) trong hoạt động SXKD của khách hàng

Khi cấp tín dụng cho khách hàng với mục đích SXKD, NH thường tính đến các nguồn hoàn trả theo thứ tự sau đây: (i) Nguồn tiền thu được do bán sản phẩm/ hàng hoá hay nói khác đi là dòng tiền vào từ hoạt động SXKD của khách hàng; (ii) Nguồn tiền thu được từ phát mại tài sản bảo đảm; (iii) Nguồn tiền thu được khi thanh lý tài sản thuộc sở hữu của khách hàng Như vậy, nguồn hoàn trả nợ đầu tiên luôn là nguồn tiền hình thành từ hoạt động SXKD (Cash inflow), không phải là doanh thu hoặc lợi nhuận, (vì đó chỉ là các con số hạch toán trên sổ sách kế toán, chưa hẳn là con số thực thu), cũng không phải là ngân lưu ròng (Net cash flow - tức dòng tiền còn lại sau khi lấy thu trừ chi) NH cần lưu ý điều này khi xác định khả năng thu nợ, đặc biệt trong trường hợp khách hàng bán được hàng, hình thành doanh thu, nhưng cho đối tác mua chịu quá nhiều, dẫn đến có sự khác biệt quá lớn giữa doanh thu và tiền thực thu bán hàng Hoặc trường hợp trả nợ vay từ dòng tiền hình thành trong các hoạt động đầu tư hoặc tài chính của khách hàng.

TÀI TRỢ TRƯỚC GIAO HÀNG

4.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài trợ trước giao hàng

Tài trợ trước giao hàng là hình thức tài trợ vốn lưu động cho giai đoạn đầu của chu kỳ SXKD, khi DN chưa làm ra hàng hoá để xuất bán

Tài trợ trước giao hàng được thực hiện dưới hình thức Cho vay/Advance nhằm bổ sung vốn lưu động cho khách hàng trong quá trình thu mua, sản xuất để tạo ra sản phẩm xuất bán Theo Luật Các TCTD “ cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Để phân biệt với các hình thức cấp tín dụng khác trong Luật Các TCTD, chúng ta sẽ đi vào các đặc trưng sau đây của Cho vay:

• Cho vay có hình thái giá trị tín dụng là tiền tệ Đây là điểm khác biệt với các hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh hoặc cho thuê tài chính Cho vay với hình thái tiền tệ được xem như một hình thức cấp tín dụng cổ điển của ngân hàng thương mại bởi vì nó xuất hiện từ rất sớm (ngay sau sự xuất hiện của chiết khấu) Với hình thái là tiền tệ, cho vay có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức tín dụng khác bởi vì nó có thể thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế, trong xã hội Cho đến nay, mặc dù ngân hàng đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với sự xuất hiện của nhiều hình thức tín dụng khác nhau, cho vay vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại hình tín dụng của ngân hàng

• Bản chất của hành vi cho vay là ứng trước – Advance nên độ rủi ro cao

Trong cho vay, ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng dựa trên một dự định/một ý tưởng kinh doanh khách hàng sắp thực hiện, hay nói khác đi là tiền được đưa ra khi người vay chưa/ hoặc mới bắt đầu thực hiện ý định của mình Việc cấp tín dụng được thực hiện sau khi ngân hàng xem xét, phân tích về tính khả thi, hiệu quả của ý tưởng, mục đích sử dụng tiền của khách hàng Tuy nhiên trong thực tế từ ý tưởng cho đến hiện thực là một khoảng cách gian nan, không dễ gì rút ngắn

Vay vốn tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các hình thức cấp tín dụng khác do ảnh hưởng của nhiều biến cố có thể khiến ý tưởng kinh doanh thất bại, không tạo ra nguồn trả nợ Quá trình kinh doanh từ lúc nhận vay đến khi trả hết nợ có thể gặp nhiều rủi ro như: thiếu hụt vật tư, gián đoạn sản xuất, không bán được sản phẩm, người mua chậm thanh toán, thay đổi mục đích sử dụng tiền vay Các rủi ro này có thể dẫn đến việc không hoàn trả khoản vay theo thỏa thuận ban đầu, thậm chí "một đi không trở lại" Ngược lại, chiết khấu thương phiếu hoặc bao thanh toán có rủi ro thấp hơn vì hàng hóa đã được sản xuất, chuyển giao và đang chờ thu tiền.

Rủi ro của một khoản cho vay còn có nguyên nhân xuất phát từ hình thái giá trị tiền tệ của nó Với chức năng là phương tiện thanh toán, tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích khác nhau cho mọi chủ thể trong nền kinh tế và trong xã hội Chính do sự linh hoạt của mục đích sử dụng tiền nên thực sự rất khó kiểm soát khi tiền đã được chuyển vào tay khách hàng và đây có thể là một trong những lý do dẫn đến thất thoát tiền, không trả nợ được cho ngân hàng Điều này hoàn toàn không giống trong cho thuê tài chính Bởi vì trong hình thức cấp tín dụng bằng tài sản thực này, việc khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích được giảm thiểu đến mức thấp nhất, do tài sản đã được tổ chức tín dụng mua về theo sự lựa chọn của khách hàng và giao cho khách hàng quyền sử dụng

Chính vì cho vay có độ rủi ro cao nên các ngân hàng thường áp dụng rất nhiều biện pháp đa dạng để tăng thêm độ an toàn cho ngân hàng khi cho vay, chẳng hạn quy định về mức vốn đối ứng của phương án vay, quy định về bảo đảm cho khoản vay, quy định quy trình giải ngân, giám sát khoản vay… Các quy định này không nhất thiết phải có trong các hình thức cấp tín dụng khác

• Đối tượng cho vay phong phú Đây là điểm khác biệt với các hình thức cấp tín dụng còn lại Đối tượng cho vay trả lời cho câu hỏi: ngân hàng cho vay cái gì? Sự phong phú đối tượng cho vay xuất phát từ sự đa dạng về mục đích vay của khách hàng: có thể là vay để đầu tư xây dựng cơ bản, vay mua sắm máy móc thiết bị, vay kinh doanh, vay tiêu dùng, vay để hình thành nguồn vốn cho vay của các định chế tài chính khác… Những mục đích vay phong phú có thể dẫn đến những nhu cầu vay hết sức đa dạng về thời hạn, về quy mô… nên phạm vi đối tượng cho vay của ngân hàng rất rộng lớn Chẳng hạn đối với một khoản vay kinh doanh, đối tượng cho vay có thể bao gồm nhu cầu phát sinh trong các giai đoạn của một chu kỳ hoạt động: (i) Giai đoạn mua vào là các nhu cầu thanh toán tiền vật tư hàng hóa, thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển đi kèm; (ii) Trong giai đoạn sản xuất thì có các chi phí tiền công, tiền lương, chi phí sản xuất bằng tiền; (iii) Giai đoạn tiêu thụ là các chi phí bao bì đóng gói, chi phí bán hàng, chí phí tiêu thụ bằng tiền khác; (iv) Giai đoạn thu tiền là giá trị các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán… Trong khi đó một khoản vay với mục đích xây dựng cơ bản thì đối tượng cho vay có thể là các chi phí thanh toán vật liệu xây dựng, tiền công… phát sinh trong quá trình xây dựng công trình trung, dài hạn Với mục đích vay tiêu dùng, đối tượng cho vay có thể là các chi phí thanh toán tiền mua tài sản giá trị lớn như nhà, đất, xe cộ, các vật dụng gia đình, thanh toán chi phí sinh hoạt như: tiền ăn ở, đi lại, học tập, chữa bệnh…

Trái ngược với sự đa dạng trong đối tượng cho vay, đối tượng cấp tín dụng trong các hình thức cấp tín dụng khác như chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh và cho thuê tài chính đều khá hạn hẹp và thường chỉ giới hạn trong một số phạm vi nhất định (mặc dù đối tượng khách hàng trong các hình thức cấp tín dụng này không kém phần phong phú) Chẳng hạn trong cho thuê tài chính, đối tượng cấp tín dụng chỉ xoay quanh các nhu cầu về tài sản cố định như máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…với thời gian trung dài hạn Trong hình thức bảo lãnh ngân hàng, đối tượng cấp tín dụng là nhu cầu tăng cường uy tín của khách hàng trong quan hệ với đối tác của họ, nhằm bảo đảm cho quan hệ giữa khách hàng và đối tác đựợc thực hiện một cách suôn xẻ Trong chiết khấu hoặc bao thanh toán đối tượng cấp tín dụng là giá trị các khoản nợ phải thu chưa đến hạn

• Phương thức cho vay đa dạng

Phương thức cho vay chỉ ra cách thức và phương pháp mà ngân hàng tiến hành trong quá trình cung ứng khoản vay cho khách hàng Mặc dù cho vay là một hình thức cấp tín dụng thông qua sự chuyển giao vốn tiền tệ từ ngân hàng cho khách hàng nhưng có nhiều cách thức chuyển giao khác nhau, do vậy được phân biệt thành các phương thức cho vay khác nhau Mỗi phương thức cho vay là một tập hợp các kỹ thuật tác nghiệp cụ thể của ngân hàng khi thực hiện khoản vay, bao gồm các kỹ thuật: xác định mức cho vay, xác định thời hạn vay, định kỳ hạn nợ, giải ngân thu nợ và xử lý nợ (sẽ được đề cập bên dưới)

4.2.2 Các phương thức cho vay trong tài trợ trước giao hàng

Theo quy chế cho vay hiện hành (Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016), các NH có thể thực hiện các phương thức cho vay sau đây:

– Cho vay từng lần: theo đó nhu cầu vay được xác định cho từng lần ký kết hợp đồng tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức ngân hàng xác định một hạn mức dư nợ tối đa cho khách hàng trong một thời hạn nhất định Trong phạm vi hạn mức này, khách hàng có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ giải ngân từng lần theo yêu cầu của khách hàng.

– Cho vay hợp vốn áp dụng trong trường hợp các NH đồng tài trợ

(Syndicate) cho một phương án/dự án đầu tư có quy mô lớn của một khách hàng Mục đích chủ yếu của cho vay hợp vốn là để tuân thủ quy định về phân tán rủi ro khi tài trợ vốn cho một khách hàng theo Luật Các TCTD

Cho vay lưu vụ là loại hình dịch vụ tài chính dành cho mục đích nuôi trồng, chăm sóc cây trồng và vật nuôi trong phạm vi thời gian theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp của một năm Ngoài ra, loại hình này còn được áp dụng cho đối tượng cây lâu năm hoặc cây công nghiệp có vòng đời dài Đặc điểm của cho vay lưu vụ là dư nợ gốc của kỳ vay trước có thể được sử dụng để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo, với điều kiện không quá 2 chu kỳ liên tiếp.

– Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng thực chất là cam kết của NH về việc sẽ thực hiện hợp đồng tín dụng theo hạn mức cho khách hàng

Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán là hình thức cho vay phổ biến dành cho khách hàng cá nhân có mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng Khoản tín dụng này được cấp thông qua kỹ thuật cho chi vượt quá số dư (Overdraft) trong tài khoản, không vượt quá hạn mức thấu chi đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

TÀI TRỢ SAU GIAO HÀNG

4.3.1 Đặc điểm của tài trợ sau giao hàng

• Tài trợ sau giao hàng là hình thức tài trợ vốn cho người bán ở giai đoạn tiêu thụ, sau khi hàng hoá đã xuất bán, dịch vụ đã cung ứng cho người mua nhưng người bán chưa thu được tiền

• Tài trợ sau giao hàng được xem các hình thức tài trợ gián tiếp của ngân hàng, dựa trên các khoản phải thu đã hình thành trong quan hệ tín dụng thương mại giữa người bán (khách hàng vay) và đối tác của họ (người mua)

• Nếu so sánh với tài trợ trước khi giao hàng thì mức độ rủi ro trong tài trợ sau giao hàng sẽ thấp hơn, bởi các lý do sau: (i) Vốn của NH trong tài trợ sau giao hàng được chuyển giao ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh, khi khách hàng vay đã làm ra sản phẩm hàng hoá, chỉ chờ thu tiền về Rủi ro vì thế sẽ chỉ tập trung trong khâu tiêu thụ; (ii) Trong các hình thức tài trợ sau giao hàng, thường cả người bán và người mua đều chịu trách nhiệm trong việc trả nợ cho ngân hàng, do vậy rủi ro sẽ được phân tán và giảm thiểu

4.3.2 Các hình thức tài trợ sau giao hàng

Có hai hình thức tài trợ sau giao hàng khá phổ biến và được đề cập trong Luật Các TCTD, đó là chiết khấu và bao thanh toán

Chiết khấu theo quy định trong Luật Các TCTD “Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn, mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán” Các loại giấy tờ có giá trong chiết khấu như: thương phiếu, bộ chứng từ hàng hoá, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, sổ tiết kiệm… Theo khái niệm trên, NH có hai cách thực hiện chiết khấu (i)

Chiết khấu dưới dạng mua có kỳ hạn, tức là thời hạn NH nhận chiết khấu sẽ ngắn hơn thời hạn còn lại của công cụ chiết khấu, NH chỉ tạm thời sở hữu công cụ trong thời gian này và người chiết khấu sẽ nhận lại công cụ khi kết thúc thời hạn chiết khấu; (ii) Chiết khấu dưới dạng mua có bảo lưu quyền truy đòi, theo đó NH sẽ mua và sở hữu công cụ chiết khấu trong toàn bộ thời gian còn lại, cho đến hạn thanh toán NH sẽ chỉ thực hiện truy đòi từ người chiết khấu trong trường hợp đến hạn

NH không thu được từ người phải trả tiền cho công cụ/ giấy tờ có giá đó

Dưới đây là sơ đồ chiết khấu thương phiếu theo dạng mua có bảo lưu quyền truy đòi:

SƠ ĐỒ 4.2 CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU

(mua có bảo lưu quyền truy đòi)

NGƯỜI MUA HÀNG (ngừoi mắc nợ/ trả tiền cho thương phiếu)

Các bước trong sơ đồ thực hiện như sau:

(1) Người bán và người mua có giao dịch thương mại, theo đó người bán chuyển giao hàng hoá/ dịch vụ cho người mua

(2) Người mua chuyển giao thương phiếu (hối phiếu nhận nợ/ lệnh phiếu) cho người bán, thể hiện quan hệ mua bán chịu (tín dụng thương mại)

(3) Người bán chuyển thương phiếu cho NH để được chiết khấu

(4) NH chuyển toàn bộ số tiền tương đương giá trị ròng cho người bán, nhưng vẫn giữ quyền truy đòi số tiền trên thương phiếu

(5) NH thu nợ giá trị thương phiếu khi đến hạn thanh toán

(6) Trường hợp NH không thu được ở bước 5, sẽ quay lại truy đòi từ người bán/ người chiết khấu theo giá trị của thương phiếu

Bao thanh toán , Luật Các TCTD quy định: “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ” Theo khái niệm này, Bao thanh toán có hai dạng/ hình thức: (i) Bao thanh toán xuất phát từ người bán là hình thức truyền thống, phổ biến, theo đó giao dịch bao thanh toán do người bán khởi xướng và đối tượng được bao thanh toán là các khoản phải thu về hàng hoá dịch vụ mà người bán đã chuyển giao cho người mua; (ii) Bao thanh toán xuất phát từ người mua, còn gọi là Bao thanh toán ngược (Reverse

Factoring), theo đó, người mua là người khởi xướng giao dịch, giúp cho đối tác của họ là người bán được tài trợ cho các khoản phải thu trong giao dịch hàng hoá với người mua Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hình thức Bao thanh toán đều được quyền truy đòi ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN BÊN BÁN HÀNG

SƠ ĐỒ 4.3 BAO THANH TOÁN

Trong sơ đồ 4.3 (trang 104), quy trình Bao thanh toán truyền thống được thực hiện theo các bước như sau:

(1) NH/đơn vị bao thanh toán và bên bán thoả thuận về giao dich bao thanh toán

(2) NH và bên bán cùng thông báo cho bên mua biết về giao dịch bao thanh toán

(3) Bên bán chuyển giao hàng hoá/cung ứng dịch vụ cho bên mua dưới dạng bán chịu

(4) Bên bán chuyển giao chứng từ, hoá đơn bán hàng cho NH

(5) NH ứng một tỷ lệ nhất định trên giá trị hoá đơn và chuyển ngay cho bên bán

(6) NH thu nợ từ bên mua giá trị hoá đơn khi khoản phải thu đến hạn

(7) NH tính toán giá mua bán khoản phải thu, chuyển phần chênh lệch cho bên bán và tất toán giao dịch

Tuy có nhiều hình thức chiết khấu căn cứ vào các loại giấy tờ có giá khác nhau, nhưng trong phạm vi tài trợ sau giao hàng, với mục đích SXKD, nên chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các loại giấy tờ có giá hình thành trong thương mại, đó là thương phiếu hoặc bộ chứng từ hàng hoá

Dưới đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức: Chiết khấu thương phiếu có bảo lưu quyền truy đòi và Bao thanh toán truyền thống:

BẢNG 4.2 CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU & BAO THANH TOÁN Tiêu chí Chiết khấu thương phiếu Bao thanh toán

Bản chất Là hình thức tài trợ vốn thuần túy thông qua hành vi mua bán khoản nợ

Là sự kết hợp của tài trợ vốn, dịch vụ giữ sổ sách và thu nợ

Chứng từ Các khoản nợ được ghi nhận trên thương phiếu/ các giấy nợ thương mại được phép chuyển nhượng

Các khoản nợ đươc ghi nhận trên hoá đơn/chứng từ ghi sổ không được phép chuyển nhượng

Khả năng đảm Do tính chất chuyển nhượng nên khoản nợ thoát ly khỏi giao

Món nợ luôn gắn với một giao dịch hàng hoá cụ thể, có bảo thanh toán dịch cơ sở ban đầu, có nhiều người liên đới chịu trách nhiệm trả nợ hai chủ thể liên đới chịu trách nhiệm trả nợ (người bán và người mua)

Ngân hàng chiết khấu phần hưởng của mình trên giá trị chứng từ, chuyển giao phần còn lại cho khách hàng Ngân hàng ứng trước một tỷ lệ trên giá trị chứng từ cho khách hàng Sau khi khoản nợ được thanh toán, ngân hàng thu lãi và phí, chuyển phần chênh lệch còn lại cho khách hàng.

Lãi, phí Lãi và phí đều tính trên giá trị khoản phải thu, thời gian tài trợ và lãi suất chiết khấu, nên lãi suất hiệu dụng cao hơn lãi suất chiết khấu

Lãi tính trên số tiền ứng trước, thời gian tài trợ và lãi suất Phí tính trên giá trị khoản phải thu

Quyền truy đòi Được quyền truy đòi theo quy định của pháp luật

Có thể truy đòi hoặc miễn truy đòi tùy thỏa thuận trong hợp đồng

4.3.3 Kỹ thuật tài trợ sau giao hàng

4.3.3.1 Thẩm định hồ sơ Đối với bao thanh toán: Do đặc tính của bao thanh toán không chỉ là quan hệ giữa khách hàng/ người bán với ngân hàng mà còn có sự tham gia của người mua/ con nợ chính của quan hệ tín dụng Vì vậy trong khâu phân tích trước khi ra quyết định cấp tín dụng, ngân hàng cần xem xét trên 3 phương diện

✓ Khả năng và uy tín của khách hàng/người bán

✓ Khả năng và uy tín của người mua/con nợ của người bán

Khoản nợ phải thu phát sinh trong giao dịch mua bán Về phía người bán, khả năng thực hiện hợp đồng mua bán là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối thanh toán của người mua Nếu người mua từ chối thanh toán do người bán vi phạm chất lượng hàng hóa hoặc tiến độ giao hàng, ngân hàng có quyền đòi lại tiền ứng và truy đòi người bán Do đó, ngân hàng thường yêu cầu các biện pháp bảo đảm từ phía người bán như ký quỹ, cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh để đảm bảo khả năng hoàn trả khoản bao thanh toán.

Trong phân tích về phía người mua hàng, uy tín và khả năng thanh toán là yếu tố không thể bỏ qua, nhất là trong bao thanh toán miễn truy đòi Trong trường hợp, ngân hàng có quyền truy đòi thì khi người mua không trả được vì bất kỳ lý do gì, ngân hàng đều có thể quay lại đòi người bán số tiền đã ứng Nhưng trong bao thanh toán miễn truy đòi, ngân hàng chịu mọi rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán của người mua hàng Do vậy, nhiều ngân hàng khi thực hiện bao thanh toán đã thực hiện một quy trình kiểm soát khá gắt gao về nguời mua, chẳng hạn như: tìm hiểu năng lực tài chính và lên danh sách những người mua tiềm năng, chỉ chấp nhận bao thanh toán cho người bán khi người mua của họ thuộc danh sách đã chọn lựa này; xác định hạn mức cho người mua hàng nhằm giới hạn rủi ro theo năng lực tài chính (quy mô vốn chủ sở hữu) của người mua… Thậm chí thực tế hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ áp dụng bao thanh toán có truy đòi để đảm bảo an toàn cho dịch vụ này Đối với khỏan phải thu – là đối tượng cấp tín dụng của ngân hàng bao thanh toán, phải hội đủ một số điều kiện sau:

✓ Khoản phải thu phải hợp pháp (không phát sinh từ những giao dịch bất hợp pháp, không trong giai đoạn đang tranh chấp hoặc đang sử dụng để gán nợ, cầm cố, thế chấp, không bị cấm chuyển nhượng…)

✓ Khoản phải thu phải phát sinh từ một quan hệ hàng hoá/dịch vụ hiện thực

TÀI TRỢ TRUNG & DÀI HẠN

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI TRỢ TRUNG & DÀI HẠN

Tài trợ trung dài hạn là các hình thức tài trợ vốn cho khách hàng, nhằm đáp ứng các nhu cầu liên quan đến tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động có tính thường xuyên tồn tại trong hoạt động của khách hàng Thời gian tài trợ trung và dài hạn theo quy định từ trên 1 năm (từ trên 1 năm – 5 năm là trung hạn và từ trên 5 năm là dài hạn)

• Do đối tượng được tài trợ là các tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài, nên nguồn hoàn trả cho các khoản tài trợ trung và dài hạn là nguồn tiền tích luỹ trong hoạt động của khách hàng Đây là điểm khác biệt với tài trợ thương mại, theo đó nguồn hoàn trả nợ là nguồn tiền từ lưu chuyển tiền vào (thu bán sản phẩm) từ hoạt động kinh doanh của người vay

• Phương pháp trả thích hợp trong tài trợ trung dài hạn là trả góp, tức là hoàn trả dần gốc và lãi theo các kỳ hạn xác định Đây là phương pháp trả thích hợp với nhu cầu tín dụng trung dài hạn, bởi vì cách trả này vừa tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì nguồn thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tín dụng, mặt khác đảm bảo việc thu nợ khả thi, thích hợp với khả năng tài chính của khách hàng

• Độ rủi ro trong tín dụng trung dài hạn thường cao hơn trong ngắn hạn Nguyên nhân bởi vì thời hạn cho vay dài nên khả năng dự đoán, lên kế hoạch cho việc trả nợ của khách hàng có nhiều hạn chế, khả năng tài chính cũng như thiện chí trả nợ từ phía khách hang có thể thay đổi theo thời gian…Do rủi ro cao nên lãi suất tài trợ trung dài hạn luôn cao hơn trong ngắn hạn nhằm bù đắp cho rủi ro về khả năng hoàn trả nợ Ngoài ra, ngân hàng còn quy định các điều kiện bắt buộc như: người vay phải có một tỷ lệ nhất định vốn đối ứng tham gia vào dự án, phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba… Tất cả những biện pháp đó nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng khi thực hiện tài trợ trung dài hạn.

CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ TRUNG & DÀI HẠN

Tài trợ trung dài hạn có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau đây (i) Cho thuê tài chính; (ii) Cho vay trung dài hạn theo dự án đầu tư Một doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn từ các tổ chức tín dụng có thể đứng trước sự lựa chọn: hoặc là vay trung dài hạn/ theo dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, hoặc là sử dụng hình thức cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính Cả hai hình thức trên đều được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản dưới luật

Theo Luật Các TCTD thì cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung và dài trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau:

• Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;

• Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;

• Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;

• Tổng số tiền thuê của một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

5.1.2 Cho vay trung dài hạn

Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng về cơ bản đây cho vay trung dài hạn /theo dự án đầu tư và cho thuê tài chính là hai loại hình có kỹ thuật thực hiện không giống nhau

Dưới đây, ta sẽ đi sâu vào những điểm khác biệt giữa cho vay trung dài hạn và cho thuê tài chính

BẢNG 5.1 CHO VAY TRUNG DÀI HẠN & CHO THUÊ TÀI CHÍNH Tiêu chí Cho vay trung dài hạn Cho thuê tài chính

Hình thái giá trị tín dụng

Cấp tín dụng bằng tiền thông qua hình thức cho vay, phương thức cho vay từng lần

Cấp tín dụng bằng tài sản thực thông qua hình thức cho thuê tài sản Đối tượng được tài trợ

Ngoài nhu cầu về TSCĐ, còn có cả nhu cầu về TSLĐTX

Chỉ bao gồm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản

Chỉ tài trợ một tỷ lệ trên tổng nhu cầu vốn của dự án, người vay phải có vốn tự có tham gia theo tỷ lệ NH quy định

Có thể tài trợ đến 100% giá trị tài sản cộng thêm các chi phí đi kèm, không cần vốn tự có

Tuỳ thuộc khả năng trả nợ từ nguồn tích lũy của doanh nghiệp

Tuỳ thuộc thời gian khấu hao tài sản (ít nhất 60%) và rủi ro thị trường của tài sản cho thuê

Có thể gặp phải rủi ro sử dụng sai mục đich

Giảm thiểu rủi ro sử dụng sai mục đích do tài trợ bằng tài sản đúng mục đích sử dụng của KH.

KỸ THUẬT CHO VAY TRUNG& DÀI HẠN

Về cơ bản, kỹ thuật cho vay trung dài hạn tương tự như cho vay từng lần trong cách xác định mức cho vay, giải ngân, thu nợ… Điểm khác biệt cơ bản là ở cách xác định nguồn hoàn trả nợ, phương pháp hoàn trả nợ Dưới đây ta sẽ lần lượt đi vào những nội dung khác biệt này

5.3.1 Xác định nguồn trả nợ trong cho vay trung dài hạn

Doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu tài sản cố định và lưu động Khi mở rộng kinh doanh, vốn chủ sở hữu không đủ, doanh nghiệp phải vay ngân hàng Nguồn trả nợ duy nhất cho khoản vay trung dài hạn là các khoản khấu hao tích lũy và lợi nhuận để lại không chia Các khoản mục này cấu thành trong tiền thu bán hàng, được doanh nghiệp thu hồi và tích lũy dần theo thời gian Đây chính là nguồn tiền chính để mở rộng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Thực chất, nguồn trả nợ vay trung dài hạn và ngắn hạn khác nhau do mục đích sử dụng vốn vay không giống nhau.

Tuy nhiên nếu cho rằng toàn bộ nguồn tiền tích lũy của doanh nghiệp sẽ được dùng trả nợ khoản vay trung dài hạn thì sẽ thiếu tính khả thi trong thực tế Bởi vì, nguồn tích lũy của doanh nghiệp cũng chính là nguồn đáp ứng cho mọi nhu cầu duy trì hoạt động, kể cả nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp Một doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng, hàng năm sẽ cần phải mua sắm thêm tài sản cố định và tài sản lưu động Chẳng hạn như tăng lượng vật tư, hàng hoá tồn kho gối đầu, tăng cường bán chịu nên số dư phải thu nhiều hơn, tiền dự trữ cũng tăng lên… Như vậy, quy mô tài sản lưu động sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng doanh thu Nhu cầu này, trước hết được tài trợ bởi chính nguồn nợ ngắn hạn trong kinh doanh (bao gồm các khoản chiếm dụng hợp pháp từ phải trả người bán, phải trả khác) Phần còn lại sẽ được bù đắp bởi nguồn vốn chủ sở hữu - mà thành phần chính là nguồn tiền tích lũy trong hoạt động của doanh nghiệp (không kể phần vốn tăng do phát hành thêm cổ phiếu/được cấp thêm vốn) Mặt khác, nếu trước đó doanh nghiệp đã vay những khoản nợ dài hạn và hiện tại vẫn còn phải trả nợ định kỳ, thì số tiền trả nợ đó cũng phải được lấy từ nguồn tiền tích lũy của doanh nghiệp Vì vậy khi tính nguồn trả nợ cho một khoản vay trung dài hạn cần bắt đầu từ các thành phần của nguồn tích lũy hàng năm (lợi nhuận, khấu hao) nhưng phải loại trừ đi tất cả các nhu cầu như đã phân tích ở trên Ở đây cũng cần lưu ý, cho vay trung dài hạn có nhiều điểm khác biệt với tài trợ theo dự án 9 Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án trong cho vay trung dài hạn thường là dự án cải tiến kỹ thuật theo chiều sâu và các dự án mở rộng quy mô sản xuất Các dự án này được thực hiện trong bối cảnh DN đang hoạt động SXKD nhưng có nhu cầu cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc muốn gia tăng mặt hàng sản phẩm, tăng doanh thu, vì vậy DN cần đầu tư thay thế máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới Chính vì lý do này nên nguồn trả nợ cho các dự án đầu tư trong cho vay trung dài hạn có thể là toàn bộ dòng tiền hoạt động của DN, không bị giới hạn trong dòng tiền của bản thân dự án

Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào phương pháp mà các ngân hàng thương mại sử dụng để xác định nguồn trả nợ cho một khoản vay trung dài hạn – phương pháp nguồn trả nợ khả dụng FATSATL – Funds Available to Service Additional Term Loan Approach Đây cũng được xem như phương pháp tính dòng tiền nhanh của các ngân hàng

9 Chi tiết về tài trợ dự án được nghiên cứu trong môn học khác có tên Tài trợ dự án thuộc chuyên ngành tài chính ngân hàng

BẢNG 5.2 Phương pháp tính dòng tiền nhanh – FATSATL

Lợi nhuận ròng sau thuế

Cộng với Khấu hao tài sản cố định

1 Nguồn tiền tích luỹ của DN

- Loại trừ nhu cầu gia tăng VLĐ ròng để mở rộng kinh doanh

2 Nguồn tiền sau mở rộng kinh doanh ngắn hạn

- Loại trừ nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ nhỏ bằng vốn tự có

3 Nguồn tiền sau đầu tư dài hạn

- Loại trừ nhu cầu chia cổ tức

4 Nguồn tiền sẵn sàng cho trả nợ dài hạn cũ và mới

- Loại trừ nhu cầu trả nợ dài hạn cũ (nếu có)

5 Nguồn tiền sẵn sàng cho khoản nợ dài hạn mới

✓ Nguồn tiền tích luỹ được hình thành từ lợi nhuận ròng sau thuế và khấu hao TSCĐ trong hoạt động của DN, đây là con số dự kiến có được sau khi tài sản đầu tư có được từ khoản vay dài hạn mới đi vào hoạt động

✓ Nhu cầu gia tăng VLĐ ròng hình thành từ nhu cầu tăng TSLĐ đáp ứng mở rộng kinh doanh của DN (đây là khả năng thường xảy ra sau khi DN gia tăng quy mô tài sản cố định từ khoản vay dài hạn) và được đáp ứng bởi nguồn vốn tự có

✓ Đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định (thường giá trị nhỏ) trong kỳ bằng vốn tự có

✓ Trả nợ dài hạn cũ là khoản tiền DN cần sử dụng để thanh toán các khoản nợ vay dài hạn trước đó đến hạn trả, DN phải sử dụng nguồn tích luỹ để thanh toán

✓ Chia cổ tức là phần dự kiến trả cho các cổ đông trong kỳ, thường được tính bằng tỷ lệ % trên lãi ròng sau thuế hoặc doanh thu thuần trong kỳ Như vậy, nguồn hoàn trả khoản vay dài hạn chính là dòng tiền dự kiến hình thành từ nguồn tích luỹ trong toàn bộ hoạt động của DN, sau khi loại trừ các nhu cầu chi cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của DN ở thời điểm sau khi khoản vay dài hạn mới hình thành và đi vào hoạt động

Có thể tham khảo tình huống sau đây để rõ hơn cách NH xác định nguồn hoàn trả cho một khoản vay trung dài hạn

Công ty Thủy Nguyên kinh doanh vật liệu xây dựng, cuối năm 2020 vay 500 triệu đồng từ ngân hàng để mua xe tải chở hàng, trả lãi và gốc hàng năm Để xác định nguồn trả nợ, công ty đã cung cấp các số liệu phục vụ cho việc tính toán.

Dự kiến kết quả kinh doanh trong năm 2021: (đơn vị triệu đồng)

✓ Giá vốn hàng bán: 80% doanh thu

✓ Chi phí quản lý và bán hàng: 240

✓ Trong đó khấu hao TSCĐ: 80

✓ Thuế suất thuế thu nhập: 25%

✓ Mức chia cổ tức 20% lãi ròng sau thuế

✓ Lãi suất cho vay trung dài hạn 10 %/năm

Một số thay đổi trong dự tóan bảng cân đối kế tóan như sau:

Khỏan mục tiền tăng: 50, tồn kho tăng: 250, các khỏan phải trả tăng: 20, nợ phải thu giảm: 60, nhu cầu mua sắm thêm tài sản cố định: 45

Dựa trên các số liệu trên, ngân hàng ước tính khả năng trả cho khoản nợ

500 triệu của công ty như sau:

✓ Lãi gộp năm 2019 = 4.800 tr – (4.800 tr * 20%) = 960 tr đ

✓ Lãi ròng trước thuế = 960 tr – 240 tr – (500 tr * 10%) = 670 tr đ

✓ Lãi ròng sau thuế = 670 tr – (670 tr * 25%) = 502,5 tr đ

✓ Chia cổ tức trong năm = 502,5 * 20% = 100,5 tr đ

✓ Đầu tư VLĐ trong năm = [(50 + 250 -60) – 20] = 220 tr đ

✓ Nguồn trả nợ = 502,5 + 80 – 220 – 45 – 100,5 = 217 tr đồng

Con số 217 triệu đồng đã tính là dựa trên dự kiến thu nhập của năm 2021 Trên thực tế, ngân hàng xác định nguồn trả nợ đều phải dựa trên con số dự kiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp những năm sau đầu tư Trước hết ngân hàng lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo thu nhập năm gần nhất trước đầu tư, sau đó kết hợp với những thay đổi về tăng trưởng doanh thu, kế hoạch tài chính … những năm sau khi đầu tư để ước tính nguồn trả nợ của từng năm

5.3.2 Các phương pháp hoàn trả nợ trong cho vay trung dài hạn

Như trên đã đề cập, phương pháp trả thích hợp trong tín dụng trung dài hạn nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng là trả dần gốc và lãi theo các phân kỳ xác định Dưới đây là một số cách trả phổ biến nhất

• Mức trả gốc đều đặn, trả lãi theo nợ gốc thực tế đầu kỳ hạn (lãi giảm dần)

SƠ ĐỒ 5.1 TRẢ GỐC ĐỀU ĐẶN, TRẢ LÃI GIẢM DẦN Đây là cách trả phổ biến nhất trong thực tế, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn Theo cách trả này những kỳ đầu trả nợ nhiều, về sau trả giảm đi phù hợp tâm lý của người vay và giúp ngân hàng có nguồn thanh khoản đều đặn, đề phòng rủi ro

Mức trả gốc cố định đều đặn Trả lãi giảm dần

Có thể tham khảo cách tính trong ví dụ sau đây:

Ví dụ 5.2: Cho khoản vay 4 năm, số tiền vay 8 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, trả gốc hàng năm, lãi tính dư nợ đầu kỳ Lập bảng thanh toán gốc và lãi.

BẢNG 5.3 PHÂN TÍCH GỐC VÀ LÃI - PHƯƠNG PHÁP LÃI GIẢM DẦN Đơn vị: triệu đồng

Kỳ hạn Trả gốc Trả lãi Tổng mức trả Dư nợ gốc cuối kỳ

Trong đó lãi tính như sau:

✓ Lãi kỳ hạn thứ nhất = 8.000 * 10% = 800

✓ Lãi kỳ hạn thứ hai = (8.000 – 2.000) * 10% = 600

Tương tự như vậy cho các kỳ hạn sau

• Mức trả gốc đều đặn, trả lãi theo nợ gốc thu hồi trong kỳ hạn (lãi đơn, tăng dần)

SƠ ĐỒ 5.2 TRẢ GỐC ĐỀU ĐẶN, TRẢ LÃI TĂNG DẦN

Trái ngược với phương pháp lãi giảm dần, theo phương pháp này số lãi trả tăng lên theo kỳ hạn, nhưng tổng số lãi trả không chênh lệch so với cách trả trước Đây là cách tính được sử dụng chủ yếu trong thời kỳ trước những năm 90, nhưng hiện nay ít dùng do không thuận lợi bằng phương pháp lãi giảm dần

Trở lại ví dụ nói trên, nếu áp dụng cách tính trả lãi đơn và tăng dần, ta có bảng thanh toán gốc và lãi như sau:

BẢNG 5.4 PHÂN TÍCH GỐC VÀ LÃI - PHƯƠNG PHÁP LÃI

TĂNG DẦN Đơn vị: triệu đồng

Kỳ hạn Trả gốc Trả lãi Tổng mức trả Dư nợ gốc cuối kỳ

Trong đó lãi được tính như sau

✓ Lãi kỳ hạn thứ nhất = 2.000 * 10% * 1 = 200

✓ Lãi kỳ hạn thứ hai = 2.000 * 10% *2 = 400

✓ Lãi kỳ hạn thứ ba = 2.000 * 10% * 3 = 600

• Mức trả tiền vay đều đặn, lãi tính theo phương pháp hiện giá

Trong phương pháp trả nợ theo kỳ hạn, số tiền gốc trả mỗi kỳ là cố định, trong khi lãi trả thay đổi theo dư nợ gốc Ở phương pháp lãi suất cố định, cả gốc lẫn lãi trả mỗi kỳ đều không đổi Phương pháp này áp dụng phương pháp lãi kép, trong đó lãi trả trong mỗi kỳ được cộng vào gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo Phương pháp này thường được áp dụng cho các khoản vay trung hạn và dài hạn.

SƠ ĐỒ 5.3 MỨC THANH TOÁN (GỐC & LÃI) CỐ ĐỊNH

Công thức tính số tiền trả định kỳ

TÀI TRỢ NGOẠI BẢNG

KHÁI NIỆM & ĐẶC TRƯNG CỦA TÀI TRỢ NGOẠI BẢNG

Tài trợ ngoại bảng là những cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng, theo đó, ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhưng sự cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp cho khách hàng những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ, chẳng hạn được mua chịu, được kéo dài thời gian trả chậm tiền hàng, được chậm nộp thuế…

6.1.2 Đặc trưng của tài trợ ngoại bảng

• Tài trợ ngoại bảng đem lại những lợi ích tài chính cho ngân hàng, dưới các hình thức phi lãi (dưới dạng phí) Đồng thời tài trợ ngoại bảng cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng tương tự như khi cấp tín dụng bằng tiền Ở góc độ quản trị, các giao dịch này được xem là các Tài sản có rủi ro ngoại bảng của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ

• Bản chất của tài trợ ngoại bảng là những hoạt động không sử dụng đến vốn, mà tồn tại dưới hình thái Tín dụng chữ ký - Signature Credit Do đó ban đầu khi nghiệp vụ này phát sinh, không ảnh hưởng đến bảng cân đối tài chính của NHTM Tuy nhiên, nếu điều kiện thanh toán xảy ra, NH phải thực hiện cam kết của mình, thì khi đó ngân hàng phải xuất quỹ, do vậy, từ hoạt động ngoại bảng trở thành hoat động trong bảng cân đối tài chính của NH

Do ẩn chứa nhiều rủi ro nên các hoạt động tài trợ ngoại bảng của NHTM nằm trong diện kiểm soát chặt chẽ của NHNN Cơ quan quản lý sẽ sử dụng các hệ số an toàn về vốn, hệ số phân tán rủi ro để giám sát và hạn chế những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động này, đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng.

CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ NGOẠI BẢNG

6.2.1 Tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

Là hình thức NH phát hành thư tín dụng (Letter of credit L/C) cam kết với người thụ hưởng (người xuất khẩu) về việc sẽ trả tiền cho người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ (do người xuất khẩu chuyển đến) chứng minh hàng hoá đã xuất chuyển Điều kiện thực hiện cam kết là khi người thụ hưởng hoàn thành nghiã vụ (giao hàng và gửi bộ chứng từ hợp lệ) Như vậy, trong Tín dụng chứng từ, mặc dù không cấp vốn, nhưng sự cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng đã giúp cho khách hàng (nhà nhập khẩu) đạt được sự tin tưởng của đối tác về khả năng thanh toán tiền hàng Tín dụng chứng từ được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế do những thuận lợi của nó đối với hai bên mua, bán Đồng thời đây cũng là hình thức tài trợ khá an toàn cho NH, do giá trị nội tại của bộ chứng từ mà NH nắm giữ trong nghiệp vụ này

6.2.2 Chấp nhận của ngân hàng (Bank’s Acceptance)

Trong hình thức này NH thay mặt khách hàng (người phát hành hối phiếu) ký chấp nhận trên hối phiếu Điều kiện thực hiện cam kết là khi hối phiếu đến hạn thanh toán Hành vi ký chấp nhận hối phiếu của NH mang lại thuận lợi cho người thu hưởng là khách hàng (người bán) bởi hối phiếu đó dễ dàng được chuyển nhượng hoặc chiết khấu tại các NHTM khác Đồng thời chấp nhận hối phiếu của NH cũng mang lại thuận lợi cho người mua vì thông qua hành vi chấp nhận này, người mua sẽ dễ dàng được người bán chấp thuận bán hàng trả chậm Tuy vậy, đây cũng là hình thức tín dụng rủi ro cho NH trong trường hợp đến hạn thanh toán, người mua không có tiền và NH thực sự phải trả cho người bán

6.2.3 Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) Đây là hình thức cam kết bằng văn bản của NH phát hành thư bảo lãnh Theo quy định trong Luật Các TCTD “bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hang khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thoả thuận” Điều kiện thực hiện cam kết là khi khách hàng (người được bảo lãnh) vi phạm nghĩa vụ của họ với người thụ hưởng.

TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

KHÁI NIỆM & ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

7.1.1 Khái niệm tín dụng tiêu dùng

TDTD là các khoản vốn ngân hàng tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người dân trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng có thể được tài trợ bởi TDTD

Các nhu cầu tiêu dùng có thể xác định dưới hình thái hiện vật (vật chất) một cách dễ dàng, như nhu cầu mua nhà ở, phương tiện đi lại hay vật dụng gia đình Nhưng cũng có những nhu cầu khó có thể xác định cụ thể khi chưa đưa vốn tín dụng vào sử dụng, như nhu cầu học tập, nhu cầu y tế, du lịch…

Sản phẩm tín dụng tiêu dùng do ngân hàng cung cấp đang ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình về tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền Sự phong phú của các sản phẩm này khiến tín dụng tiêu dùng trở thành một hoạt động rất thiết thực, được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế - xã hội.

7.1.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng

Nhìn chung, TDTD có những đặc điểm như sau:

• Nhu cầu TDTD chịu tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội Trong những thời kỳ nền kinh tế khó khăn, nhu cầu tín dụng tiêu dùng có xu hướng thu hẹp và ngược lại nhu cầu được mở rộng trong những giai đoạn nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến rủi ro trong tín dụng tiêu dùng Cụ thể rủi ro tín dụng trong TDTD thường xuất phát từ những nguyên nhân do khách hàng đi vay gây ra như (i) những nguyên nhân liên quan tới khả năng lao động, tạo thu nhập của khách hàng như mất việc làm, kinh doanh thua lỗ, sức khỏe giảm sút ; (ii) những nguyên nhân liên quan tới nhu cầu chi tiêu tăng đột biến so với thời điểm ký kết hợp đồng như hoàn cảnh gia đình thay đổi, giá sinh hoạt tăng, đầu tư không hiệu quả ;(iii) những yếu tố mang tính chất tâm lý xã hội làm thay đổi ý muốn trả nợ của khách hàng

• Quy mô của từng món vay thông thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhiều, dẫn đến chi phí trên một đồng dư nợ cao so với cho vay kinh doanh Do vậy, ngân hàng thường lựa chọn và áp dụng cách thức tổ chức xét duyệt cho vay tiết giảm chi phí, đạt hiệu quả cao, đó là (i) ứng dụng rộng rãi phương pháp cho điểm trong phân tích tín dụng và (ii) kết hợp cung cấp sản phẩm ngân hàng trọn gói

• Thông tin về khách hàng rất quan trọng trong việc đánh giá tư cách, khả năng tài chính nhưng nhiều thông tin mang tính chất riêng tư dẫn tới ngân hàng phải thu thập thông tin gián tiếp và chất lượng các thông tin thường không cao

• Đây là loại hình tín dụng có phương thức tổ chức cấp phong phú, phương pháp thu nợ đa dạng và linh hoạt và là loại tín dụng ứng dụng nhiều nhất các phương pháp tính lãi cơ bản.

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

Cũng như mọi loại hình tín dụng cho mục đích SXKD, phân tích/ thẩm định tín dụng tiêu dùng thực chất là đánh giá mức độ rủi ro từ phía khách hàng vay và khoản vay để ra quyết định từ chối hoặc chấp thuận cấp tín dụng Tuy nhiên, khác với các hình thức tín dụng cho lĩnh vực SXKD, trong đó nguồn trả nợ khoản vay tuỳ thuộc vào mục đích vay (vay kinh doanh ngắn hạn hay vay đầu tư TSCĐ) mà nguồn hoàn trả khoản vay có sự khác nhau Vì vậy, việc phân tích khoản vay trong cho vay SXKD là rất cần thiết để xác định nguồn trả và khả năng trả nợ Tuy nhiên, trong tín dụng tiêu dùng, bất kể mục đích sử dụng tiền vay cụ thể là gì (vay mua phương tiện sinh hoạt trong gia đình, vay mua xe, mua nhà, sử dụng thẻ tín dụng…) thì nguồn hoàn trả luôn là nguồn thu nhập của chính người vay Vì vậy trong phân tích tín dụng tiêu dùng nhấn mạnh phân tích về người vay hơn là phân tích khoản vay

Ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp (i) Phán quyết thông qua đội ngũ chuyên gia (ii) Hệ thống điểm tín dụng Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng Các NH có thể sử dụng kết hợp để bổ sung hỗ trợ cho nhau

Phương pháp chấm điểm tín dụng là phương pháp định lượng, sử dụng hệ thống điểm số để lượng hóa các yếu tố đánh giá khách hàng Hệ thống điểm này dựa trên các tiêu chí phản ánh khả năng và uy tín trả nợ của khách hàng, được xây dựng dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử với giả định rằng các hành vi trong quá khứ dự báo hành vi trong tương lai Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp (so với phương pháp phán quyết), khách quan, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng thẩm định trong thời gian giới hạn với số lượng người thẩm định hạn chế.

Nhược điểm: Do tất cả các yếu tố riêng biệt về người vay được thể hiện thông qua một điểm số duy nhất, không được cá thể hoá, nên phương pháp đánh giá này khá cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chỉ thích hợp với các khoản vay cung cấp có tính đại trà, khách hàng vay về cơ bản đồng nhất các tiêu chí quan trọng như nghề nghiệp, mức thu nhập trả nợ Một hạn chế nữa là do hệ thống điểm số được xây dựng dựa trên con số thống kê từ quá khứ, cho nên những thay đổi về nhân khẩu học, về điều kiện kinh tế xã hội theo thời gian có thể làm cho các tiêu thức cho điểm trở nên tách rời thực tế, thiếu tính khả thi, việc sử dụng để đánh giá sẽ trở nên kém hiệu quả

• Phương pháp phán quyết (Judgment method)

Là phương pháp phân tích có tính truyền thống lâu đời, sử dụng đội ngũ chuyên gia (con người) để phân tích và đưa ra các quyết định tín dụng, phương pháp này có ưu điểm là linh hoạt, xem xét và đánh giá được những đặc tính cá thể của khách hàng trong quá trình phân tích Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên và cho mọi trường hợp thì sẽ tốn thời gian phân tích và chi phí trên một đồng dư nợ cao Do sử dụng đội ngũ nhân viên phân tích nên phương pháp này còn có tính chủ quan cao (so với phương pháp điểm số), chịu ảnh hưởng bởi trình độ, kinh nghiệm và đạo đức của nhân viên phân tích Trên thực tế, phương pháp phán quyết thường được sử dụng trong các trường hợp vay với số tiền lớn, mục đích vay có tính riêng biệt … mà phương pháp điểm số sử dụng không phù hợp

7.2.2 Nội dung phân tích khách hàng vay tiêu dùng

Trước khi quyết định cấp tín dụng tiêu dùng, ngân hàng cần phân tích kỹ lưỡng về khách hàng vay để đánh giá rủi ro liên quan đến khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng Nội dung phân tích định tính thường bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:

– Tính hợp pháp của mục đích vay vốn, biểu hiện mục đích vay không trái với pháp luật và phù hợp với chính sách tín dụng của NH

– Tính trung thực/ đạo đức của người vay, có thể tìm hiểu thông qua các mối quan hệ của khách hàng, từ thông tin về các thành viên trong gia đình, tình trạng hôn nhân (nếu có)

– Nghề nghiệp chính: tìm hiểu về tính chất công việc, sự ổn định và mức thu nhập từ nghề nghiệp chính của khách hàng

– Các nguồn thu nhập hợp pháp khác ngoài nghề nghiệp chính

Kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân và gia đình tập trung vào việc tìm hiểu cách khách hàng sử dụng thu nhập của họ để chi tiêu Việc ước tính nguồn thu nhập ròng có thể dùng để trả nợ khoản vay được thực hiện thông qua hệ số DTI (tỷ lệ nợ trên thu nhập).

Hệ số DTI là một trong những thước đo mà NH sử dụng để đo lường khả năng thu xếp các khoản thanh toán và hoàn trả nợ của người vay tiêu dùng Hệ số này cho biết thu nhập của khách hàng có đủ trang trải cho các khoản nợ, kể cả khoản vay ngân hàng hay không? Trong đó, các khoản nợ phải trả là tất cả các nghĩa vụ trả nợ cố định trong tháng của khách hàng, như: khoản trả góp ngân hàng, trả nợ thẻ tín dụng, khoản trả nợ cố định khác Còn tổng thu nhập hàng tháng là tất cả các khoản thu nhập cố định của khách hàng từ lương, khoản thu nhập có tính chất như lương… Hệ số DTI cao chứng tỏ khả năng trả nợ từ thu nhập là không thuận lợi và ngược lại Tuy nhiên theo kinh nghiệm của hầu hết các NHTM thì hệ số DTI khoảng 40% được xem là thích hợp (tức là các khoản nợ phải trả chiếm tối đa 40% tổng thu nhập, phần còn lại 60% được khách hàng sử dụng cho chi tiêu sinh hoạt trong tháng)

Giá trị các tài sản thuộc sở hữu cá nhân và gia đình được xem xét như là minh chứng cho kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân/gia đình hiệu quả Mặt khác, đây cũng là nguồn thu nợ sau cùng của NH do các cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ Để NH thực hiện phân tích các nội dung trên, khách hàng vay tiêu dùng thường phải xuất trình cho ngân hàng các loại giấy tờ: Giấy đề nghị vay vốn; Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu, hộ khẩu (nếu có) …và các giấy tùy thân để xác nhận nhân thân; Các giấy tờ minh chứng các nguồn thu nhập dùng để trả nợ: sao kê tài khoản ngân hàng từ 3-6 tháng gần nhất; Các giấy tờ có liên quan tới khoản vay (hợp đồng, bảng báo giá…); Các giấy tờ liên quan tới bảo đảm tiền vay (chủ quyền nhà, xe…nếu có) Thông thường ngân hàng qui định cụ thể giấy tờ cho mỗi loại cho vay với mục đích cụ thể Thực tiễn cho thấy hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp là có số giấy tờ đơn giản nhất

Dưới đây là mẫu bảng cho điểm khách hàng vay tiêu dùng của một NHTM Việt Nam theo phương pháp định lượng

BẢNG 7.1 BẢNG TÍNH ĐIỂM KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG

TT Tiêu chí cho điểm Thang điểm

5 Thời gian làm công việc hiện tại:

- Có nhà riêng Từ 0 – 30 điểm

9 Thu nhập cá nhân (năm):

10 Thu nhập gia đình (năm):

Sau khi tiến hành cho điểm về khả năng hoàn trả của khách hàng như các tiêu thức trong bảng trên, NH tiếp tục cho điểm uy tín của khách hàng thông qua mối quan hệ sử dụng các dịch vụ của khách hàng Điểm số sau cùng của khách hàng là cộng gộp điểm số về khả năng, uy tín từ phía khách hàng và được xếp hạng từ AAA (tốt nhất) đến D (kém nhất) Khi điểm số của khách hàng cao hơn mức điểm giới hạn - Cut off (trong trường hợp của NH nói trên, điểm cut off là hạng B với mức điểm là 200) thì khách hàng sẽ được chấp nhận cấp tín dụng, còn khi bằng hoặc thấp hơn mức đó, thì NH sẽ từ chối cấp tín dụng Với các trường hợp cấp tín dụng, NH căn cứ vào hạng khách hàng để áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

tới chi tiết và cuối cùng là bao quát trở lại Phần 3 tập trung vào một nội dung quan trọng mang tính sống còn với hoạt động cấp tín dụng đó là quản lý rủi ro Phần 3 gồm có 2 chương, trong đó chương Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả đề cập lý thuyết về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng Các loại rủi ro này có thể được phân biệt theo tính chất hoặc theo cấu trúc thành phần của rủi ro Phần này không đi sâu vào kỹ thuật phòng chống rủi ro (là nội dung thuộc phạm vi môn học Quản trị rủi ro) Chương cuối cùng của tài liệu đề cập cụ thể về nợ có vấn đề, quy trình và các biện pháp NHTM sử dụng trong xử lý nợ có vấn đề, nhằm đối phó với rủi ro giao dịch trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM

THAY MẶT NHÓM BIÊN SOẠN

PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Chương này cung cấp những kiến thức tổng quan, có ý nghĩa dẫn nhập cho việc đi sâu vào các nội dung chi tiết về hoạt động tín dụng ngân hàng ở các chương sau Cuối chương này, người học có thể hiểu được khái niệm và so sánh được những điểm riêng biệt của tín dụng ngân hàng so với các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế Đồng thời dựa trên những tiêu thức phân loại khác nhau, người học có thể hình dung được tổng quát về danh mục cấp tín dụng của ngân hàng Sau cùng, người học nắm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách tín dụng, cách thức tổ chức và các nguyên tắc vận hành bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng tại NHTM

- Khái niệm, đặc trưng của tín dụng ngân hàng

- Phân loại tín dụng ngân hàng

- Bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit – Creditum – hay được hiểu đơn giản là một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm” Có thể xem xét khái niệm tín dụng dưới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn: trên thị trường tài chính, theo nguồn gốc lịch sử … Trong phạm vi tài liệu này chúng ta chỉ tập trung vào quan hệ tín dụng ngân hàng, trong đó tín dụng được nhìn nhận là một chức năng cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Từ khái niệm trên, để hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng, ta đi sâu vào các nội dung mang tính đặc trưng sau đây:

1.1.2.1 Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký

Nếu xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, có thể nhận thấy trong các loại hình tín dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ tín dụng giữa nhà nước và nhân dân), hoặc dưới dạng hàng hoá (trong tín dụng thương mại) Tuy nhiên với ngân hàng thì khác, tín dụng ngân hàng có thể thông qua hình thái tiền tệ, tài sản thực hoặc bằng chữ ký Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà tín dụng ngân hàng thực hiện chủ yếu dưới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) mà không nhất thiết là tiền mặt Hành vi giải ngân tiền vay của ngân hàng có thể được thực hiện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của chính khách hàng vay hoặc đối tác của họ Đây là điểm khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, theo đó tín dụng mà các tổ chức này chuyển giao cho khách hàng luôn dưới dạng tiền mặt

Cấp tín dụng bằng tài sản thực là một trong những loại hình tín dụng đang có xu hướng phổ biến trong nền kinh tế Các doanh nghiệp bán lẻ có thể cấp tín dụng bằng tài sản thực cho người tiêu dùng thông qua việc bán hàng trả góp (tài sản trả góp có thể là căn hộ chung cư, xe cộ, đồ dùng gia đình …) Đối với các tổ chức tín dụng, cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng thuê tài sản thông qua giao dịch cho thuê tài chính (Financial Lease) Hiện nay theo quy định trong Luật Các TCTD tại Việt Nam, cho thuê tài chính là sản phẩm riêng có của các công ty cho thuê tài chính (một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng), ngân hàng không trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này

Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các ngân hàng trong nền kinh tế cũng gia tăng, từ đó xuất hiện một loại hình tín dụng ngân hàng độc đáo với tên gọi là tín dụng chữ ký (Signature Credit) Thực chất của loại hình tín dụng này là những cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình Trong các giao dịch đó, ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhưng sự cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp cho các khách hàng những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ Tín dụng chữ ký của ngân hàng có thể thực hiện dưới các hình thức cụ thể như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thư tín dụng, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng …

1.1.2.2 Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể triệt tiêu/loại trừ hoàn toàn

Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên lòng tin, bao gồm cả khả năng và thiện chí trả nợ Rủi ro này tồn tại do bản chất của giao dịch tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng các ngân hàng có thể kiểm soát, giảm thiểu Để đảm bảo an toàn vốn tín dụng, các ngân hàng thực hiện nhiều biện pháp như xây dựng chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, áp dụng biện pháp bảo đảm thu hồi nợ như thế chấp, bảo lãnh, quy định lãi suất bù đắp rủi ro, vốn đối ứng từ khách hàng và các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.

1.1.2.3 Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng

Sự khác biệt giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự hoàn trả Tuy nhiên trong tín dụng ngân hàng thì sự hoàn trả cực kỳ quan trọng (do bản chất hoạt động ngân hàng là kinh doanh chênh lệch lãi suất như đã phân tích ở trên) Để đảm bảo hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, trong nghiệp vụ tín dụng phải cân nhắc 2 yếu tố căn bản sau đây

• Thứ nhất là xác định thời hạn và kỳ hạn tín dụng phải hợp lý

Thời hạn tín dụng được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi thoả thuận tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập cho đến khi chấm dứt hoàn toàn quan hệ giữa hai bên Còn kỳ hạn tín dụng là những khoảng thời gian nằm trong thời hạn tín dụng mà tại mỗi khoảng thời gian đó khách hàng hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng Thời hạn và kỳ hạn tín dụng hợp lý tức là phải được xác định dựa trên đặc điểm của đối tượng cấp tín dụng từ phía khách hàng và phù hợp với khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng Trong thực tế nếu ngân hàng xác định thời hạn và kỳ hạn tín dụng không thích hợp thì việc khách hàng phá vỡ kế hoạch trả nợ rất dễ xảy ra Chẳng hạn khi ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện một phương án chăn nuôi heo thịt, chu kỳ chăn nuôi khoảng từ 4 – 6 tháng, ngân hàng xác dịnh thời hạn vay tối đa 6 tháng, nhưng kỳ hạn thu nợ được xác định làm 4 lần, mỗi một kỳ trả một phần gốc và lãi Do khách hàng chỉ có một hoạt động chăn nuôi heo là duy nhất nên nguồn trả nợ vay là tiền bán heo, nguồn tiền này chỉ có được khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi, heo đủ cân nặng xuất chuồng tiêu thụ và thu được tiền bán heo về Với cách định kỳ hạn nợ chia nhỏ như trên, khách hàng sẽ không thể trả đúng hạn, dẫn đến chậm trả (ngoại trừ trường hợp khách hàng có một nguồn thu nhập khác ngoài chăn nuôi heo dùng để trả nợ)

• Thứ hai là chính sách lãi suất tín dụng cần phải đảm bảo một cách hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và được nền kinh tế chấp nhận

Lãi suất tín dụng đóng vai trò bù đắp chi phí hoạt động ngân hàng, tạo lợi nhuận và là đòn bẩy phát triển kinh tế Nếu lãi suất quá cao (như ở Việt Nam năm 2008) sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, đe dọa nền kinh tế Do đó, chính sách ưu đãi lãi suất được triển khai để cân bằng lợi ích của ngân hàng và doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế.

Cũng cần lưu ý rằng, lãi suất tiền vay chỉ là một phần trong giá cả của khoản tín dụng mà khách hàng phải trả cho ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể áp dụng các yếu tố phi lãi chẳng hạn như phí cam kết (Commitment Fee), số dư tiền gửi bù trừ (Compensating Balances)… Các yếu tố phi lãi này cùng với cách thức tính lãi của ngân hàng (tính lãi trả trước, lãi trả sau, lãi gộp …) có thể làm cho lãi suất thực sự (lãi suất hiệu dụng– Effective Interest Rate) mà người vay phải trả cao hơn tỷ lệ lãi suất công bố trong hợp đồng tín dụng Một số cách tính lãi suất hiệu dụng sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo

1.1.2.4 Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện

Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, khế ước nợ … đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, trong thực tế, việc vận dụng của ngân hàng cũng rất linh hoạt, không cứng nhắc, đảm bảo tạo thuận lợi cho khách hàng và quyền lợi của ngân hàng Trong một số trường hợp ngân hàng có thể gia hạn nợ, miễn giảm lãi… căn cứ vào điều kiện thực tế của khách hàng

1.2 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Phân loại tín dụng ngân hàng giúp hoạt động quản trị tín dụng hiệu quả dựa trên các tiêu chí khác nhau Những tiêu chí này cho phép xác định các loại tín dụng cụ thể phục vụ cho các mục đích quản lý tín dụng riêng biệt, đảm bảo tính phù hợp và đáp ứng nhu cầu quản lý tín dụng đa dạng trong hoạt động của các ngân hàng.

1.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng tín dụng

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ

BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1.1. BA TUYẾN PHềNG VỆ TẠI NHTM - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 1.1. BA TUYẾN PHềNG VỆ TẠI NHTM (Trang 26)
BẢNG 2.1. QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TỐNG QUÁT - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 2.1. QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TỐNG QUÁT (Trang 29)
SƠ ĐỒ 2.2. CÁC YẾU TỐ TRONG XÁC ĐỊNH PHÍ BÙ ĐẮP RỦI RO - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 2.2. CÁC YẾU TỐ TRONG XÁC ĐỊNH PHÍ BÙ ĐẮP RỦI RO (Trang 65)
BẢNG 3.1. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NHU CẦU VỐN - CÔNG TY X - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 3.1. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NHU CẦU VỐN - CÔNG TY X (Trang 69)
SƠ ĐỒ 3.1. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CHU KỲ CHUYỂN HOÁ  TÀI SẢN CỦA KHÁCH HÀNG KINH DOANH - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 3.1. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CHU KỲ CHUYỂN HOÁ TÀI SẢN CỦA KHÁCH HÀNG KINH DOANH (Trang 76)
BẢNG 3.2. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP,  Cể SỬ DỤNG CHỈ TIấU PHỤ 6 - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 3.2. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP, Cể SỬ DỤNG CHỈ TIấU PHỤ 6 (Trang 81)
SƠ ĐỒ 3.2. NHU CẦU VỐN TRUNG, DÀI HẠN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 3.2. NHU CẦU VỐN TRUNG, DÀI HẠN (Trang 86)
SƠ ĐỒ 4.1. CHU KỲ KINH DOANH & CHU KỲ NGÂN QUỸ - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 4.1. CHU KỲ KINH DOANH & CHU KỲ NGÂN QUỸ (Trang 91)
BẢNG 4.1. CHO VAY THÔNG THƯỜNG & CHO VAY THEO  LUÂN CHUYỂN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 4.1. CHO VAY THÔNG THƯỜNG & CHO VAY THEO LUÂN CHUYỂN (Trang 99)
SƠ ĐỒ 4.2 CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 4.2 CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU (Trang 124)
SƠ ĐỒ 4.3 BAO THANH TOÁN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 4.3 BAO THANH TOÁN (Trang 125)
BẢNG 4.3. Tài trợ theo chuỗi và tài trợ riêng lẻ truyền thống  Tiêu chí  Tài trợ riêng lẻ  Tài trợ theo chuỗi - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 4.3. Tài trợ theo chuỗi và tài trợ riêng lẻ truyền thống Tiêu chí Tài trợ riêng lẻ Tài trợ theo chuỗi (Trang 133)
SƠ ĐỒ 4.3 SẢN PHẨM NGÂN HÀNG THAM GIA  TRONG CHUỖI CUNG ỨNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 4.3 SẢN PHẨM NGÂN HÀNG THAM GIA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 134)
SƠ ĐỒ 4.4 HỆ SINH THÁI CHUỖI CUNG ỨNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 4.4 HỆ SINH THÁI CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 136)
SƠ ĐỒ 4.5 TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG  NGÀNH MÍA ĐƯỜNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 4.5 TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH MÍA ĐƯỜNG (Trang 137)
Hình thái  giá trị tín - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
Hình th ái giá trị tín (Trang 142)
BẢNG 5.2. Phương pháp tính dòng tiền nhanh – FATSATL - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 5.2. Phương pháp tính dòng tiền nhanh – FATSATL (Trang 145)
BẢNG 5.3 PHÂN TÍCH GỐC VÀ LÃI - PHƯƠNG PHÁP LÃI GIẢM DẦN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 5.3 PHÂN TÍCH GỐC VÀ LÃI - PHƯƠNG PHÁP LÃI GIẢM DẦN (Trang 148)
BẢNG 5.4. PHÂN TÍCH GỐC VÀ LÃI - PHƯƠNG PHÁP LÃI   TĂNG DẦN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 5.4. PHÂN TÍCH GỐC VÀ LÃI - PHƯƠNG PHÁP LÃI TĂNG DẦN (Trang 149)
SƠ ĐỒ 5.2 CHO THUÊ TÀI CHÍNH HAI BÊN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 5.2 CHO THUÊ TÀI CHÍNH HAI BÊN (Trang 152)
SƠ ĐỒ 5.3 CHO THUÊ TÀI CHÍNH BA BÊN - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 5.3 CHO THUÊ TÀI CHÍNH BA BÊN (Trang 153)
BẢNG 5.6. PHÂN CHIA TIỀN THUÊ THÀNH VỐN GỐC & LÃI   (số tiền thanh toán bằng nhau, vốn thu hồi hết, tiền thuê trả đầu kỳ) - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 5.6. PHÂN CHIA TIỀN THUÊ THÀNH VỐN GỐC & LÃI (số tiền thanh toán bằng nhau, vốn thu hồi hết, tiền thuê trả đầu kỳ) (Trang 155)
BẢNG 5.7. PHÂN CHIA TIỀN THUÊ THÀNH VỐN GỐC & LÃI  (số tiền thanh toán bằng nhau, vốn chưa thu hồi hết, tiền thuê trả đầu kỳ) - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 5.7. PHÂN CHIA TIỀN THUÊ THÀNH VỐN GỐC & LÃI (số tiền thanh toán bằng nhau, vốn chưa thu hồi hết, tiền thuê trả đầu kỳ) (Trang 156)
SƠ ĐỒ 6.1 BẢO LÃNH NGÂN HÀNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 6.1 BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (Trang 160)
BẢNG 7.1 BẢNG TÍNH ĐIỂM KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
BẢNG 7.1 BẢNG TÍNH ĐIỂM KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG (Trang 175)
SƠ ĐỒ 7.1 CHO VAY TIÊU DÙNG  TRỰC TIẾP - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 7.1 CHO VAY TIÊU DÙNG TRỰC TIẾP (Trang 181)
SƠ ĐỒ 7.2 CHO VAY TIÊU DÙNG  GIÁN TIẾP - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 7.2 CHO VAY TIÊU DÙNG GIÁN TIẾP (Trang 182)
SƠ ĐỒ 8.1 CÁC LOẠI RỦI RO TRONG KINH  DOANH NGÂN HÀNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 8.1 CÁC LOẠI RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG (Trang 195)
SƠ ĐỒ 8.2 CẤU TRÚC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG - Tài liệu tham khảo: Tín dụng ngân hàng
SƠ ĐỒ 8.2 CẤU TRÚC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG (Trang 198)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w