MỤC LỤC
Là loại tín dụng được cung cấp dựa trên cơ sở của các biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định trong bộ Luật dân sự, chẳng hạn như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tín chấp… Hầu hết các khách hàng vay mới, ít quan hệ đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm như là một trong các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng. Thông thường chỉ có những khách hàng vay có uy tín cao, quan hệ lâu dài, thường xuyên với ngân hàng, phương ỏn vay cú hiệu quả kinh tế, dũng tiền trả nợ rừ ràng, chắc chắn, ngoài ra còn phải cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi tổ chức tín dụng yêu cầu thì mới được ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng không có bảo đảm.
Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khỏan phải trả phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nếu như hoạch định mục tiêu, xây dựng chiến lược là công việc của Hội đồng quản trị ngân hàng, thì xây dựng các chính sách do Ban điều hành thực hiện, được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua, được công bố rộng rãi cho toàn thể nhân viên cho vay dưới hình thức sổ tay tín dụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện đi kèm.
Ví dụ như khi cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro của việc sử dụng sai mục đích, phát sinh từ hành vi “ứng trước” cho khách hàng khi họ chỉ mới bắt đầu có ý tưởng kinh doanh, chưa hoàn tất quá trình làm ra sản phẩm; bao thanh toán thì gặp rủi ro trong khâu thanh toán tiền hàng từ phía đối tác của khách hàng vay; chiết khấu có thể gặp phải các giấy tờ có giá giả mạo. Chẳng hạn nếu tỷ lệ biến động của nguồn tiền gửi ngắn hạn được xác định là 60%, thì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vào cho vay trung dài hạn trong phạm vi 40% còn lại, nếu ngân hàng lạm dụng điều này rất dễ gặp phải rủi ro thanh khoản; Giới hạn cấp tín dụng tối đa một khách hàng, một nhóm khách hàng, quy định hạn chế cấp tín dụng ưu đãi cho một số đối tượng, nhằm phân tán rủi ro, tránh dồn vốn cho một số ít khách hàng.
– Như vậy, trong chính sách tín dụng, các NH phải thể hiện được mức lãi suất ngân hàng cần thông báo cho khách hàng và các mức phí NH áp dụng đi kèm với khoản tín dụng, thông qua biểu lãi suất mà NH thông báo trong từng thời kỳ nhất định. Rừ ràng và minh bạch là những yờu cầu cần thiết cho việc công bố của NH đối với các khách hàng của mình.
Biểu hiện cụ thể của việc vận dụng quy tắc này tại các NHTM là sau khi ký hợp đồng tín dụng và giải ngân, thì giấy tờ liên quan đến thế chấp tài sản luôn được lưu giữ tại bộ phận kho quỹ, không để cho nhân viên cho vay và bộ phận tín dụng nắm giữ để giảm thiểu việc lạm dụng quyền hạn, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Quy tắc “bốn mắt”: theo đó mọi công việc đều phải được tiến hành bởi ít nhất hai người (người thực hiện và người kiểm tra), không để cho một cá nhân/ bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của một nghiệp vụ, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nhằm giảm rủi ro do sai sót hoặc gian lận.
Khi khảo sát thực tế cơ sở kinh doanh của khách hàng, ngân hàng nên chú ý vào những điểm sau đây: Những tài sản khai trong bảng cân đối kế toán của khách hàng có thực sự tồn tại hay không, tình trạng nhà xưởng, thiết bị và các loại tài sản khác của khách hàng, sự bố trí các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị trong nhà xưởng và giữa những phân xưởng với nhau có hợp lý hay không, chứng cứ của việc nhà xưởng, thiết bị hoặc các loại tài sản khác không còn sử dụng nữa, lưu kho lỗi thời và không còn dùng được nữa, lưu kho không cần thiết về dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong kho, tinh thần và hiệu quả làm việc của nhân viên, an toàn nơi lao động, hệ thống kế toán và lưu sổ sách của khách. Nhìn chung khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng từ một số nguồn sau (i) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (tiền thu từ doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh), (ii) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia), (iii) Dòng tiền từ hoạt động tài chính (tiền thu từ vay nợ, phát hành chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn).
Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định các trường hợp hoặc chủ thể nào được cam kết bảo lãnh bằng uy tín, nhưng trong thực tế, các ngân hàng thường chỉ nhận bảo lãnh bằng uy tín do các ngân hàng/tổ chức tín dụng là người phát hành bảo lãnh, còn các chủ thể khác trong nền kinh tế muốn đứng ra thực hiện bảo lãnh đều phải có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. ✓ Do bất động sản được thế chấp để vay nợ, nên có thể xảy ra trường hợp tài sản bị sử dụng quá công suất, không được bảo dưỡng tốt, bị phá hủy … dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra để xử lý kịp thời, yêu cầu mua bảo hiểm tài sản để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong thời gian nhận bảo đảm.
Tuy nhiên cần lưu ý, khi hợp đồng đang còn hiệu lực và biến cố được bảo hiểm chưa xảy ra thì chỉ có người đóng phí bảo hiểm mới là người sở hữu và có toàn quyền với hợp đồng, trong đó có quyền cầm cố hợp đồng bảo đảm vay nợ. Phần này thể hiện nội dung riêng biệt của hợp đồng tín dụng, bao gồm: số tiền vay; mục đích vay; thời hạn cho vay; hình thức/ tính chất khoản vay; phương thức, điều kiện giải ngân; lãi suất và phí áp dụng; đồng tiền cho vay… Quy định về quyền và nghĩa vụ của từng bên; những điều kiện khẳng định (được làm) và phủ định (không được làm), các cam kết tuỳ nghi khác….
✓ Phí cam kết (Commitment Fee) là tỷ lệ phí ngân hàng áp dụng tính trên phần hạn mức không sử dụng đến, nhằm bù đắp cho chi phí ngân hàng bỏ ra để duy trì quỹ cho vay theo hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận với khách hàng. ✓ Số dư tiền gửi bù trừ (Compensating balances) là tỷ lệ tiền gửi khách hàng vay phải duy trì trên tài khoản không được sử dụng, tính trên hạn mức tín dụng đã thỏa thuận và /hoặc tính trên phần hạn mức đã được sử dụng.
Đơn vị có thể có sẵn một số vốn tự có, được ứng trước bởi người mua sản phẩm, được trả chậm tiền mua vật tư từ người cung cấp …Tuy nhiên, những khoản vốn này thông thường chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nói trên, phần thiếu hụt còn lại bắt buộc phải có nguồn tài trợ và đây chính là lúc các đơn vị kinh doanh cần đến sư hỗ trợ của ngân hàng thương mại/ các tổ chức tín dụng. Có thể kể đến một số dạng như: Khách hàng là người nhập khẩu, cần khẳng định khả năng thanh toán tiền hàng với người xuất khẩu nước ngoài; Khách hàng là người bán cần tăng cường sự tin cậy của người mua hàng về chất lượng, số lượng và thời hạn giao hàng hoá… Để đáp ứng cho các nhu cầu này, NHTM có thể sử dụng các hình thức tài trợ không dùng đến vốn, gọi là Tín dụng chữ ký - Signature Credit, chẳng hạn như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ … cho các khách hàng doanh nghiệp.
Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo Khi phân tích, NH cần tập trung vào quá trình thực tiễn đạt mục tiêu và kế hoạch đề ra; Những điểm mạnh và điểm yếu trong điều hành của Ban lãnh đạo, tìm hiểu xem những điểm mạnh/điểm yếu đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của công ty trong quá khứ, cũng như khả năng thích ứng, hỗ trợ cho hoạt động của DN trong thời gian thực hiện phương án/. Trong đó: nhu cầu tăng đầu tư dài hạn đáp ứng cho việc gia tăng quy mô hoạt động của khách hàng bao gồm tăng tài sản cố định, tăng đầu tư dài hạn khác như góp vốn liên doanh… được DN chủ động lập kế hoạch trong dự báo bảng cân đối kế toán; Nhu cầu tăng TSLĐ thường xuyên (TSLĐTX) là cơ sở để xác định số vốn luân chuyển, đáp ứng việc mở rộng kinh doanh trong năm kế hoạch (năm KH).
✓ Sự thiếu hụt nguồn vốn so với nhu cầu cần thiết: Như đã đề cập trong phần phân tích đặc điểm luân chuyển của khách hàng kinh doanh, sự thiếu hụt nguồn vốn có thể mang tính chất cơ cấu (khi muốn mở rộng quy mô tài sản cố định và tài sản lưu động để đáp ứng sự tăng trưởng lâu dài) hoặc là tính chất tạm thời (khi cần vốn để mở rộng kinh doanh theo thời vụ). Như vậy, nguồn hoàn trả nợ đầu tiên luôn là nguồn tiền hình thành từ hoạt động SXKD (Cash inflow), không phải là doanh thu hoặc lợi nhuận, (vì đó chỉ là các con số hạch toán trên sổ sách kế toán, chưa hẳn là con số thực thu), cũng không phải là ngân lưu ròng (Net cash flow - tức dòng tiền còn lại sau khi lấy thu trừ chi).
Trong quá trình kinh doanh nói trên, có rất nhiều rủi ro xảy ra từ khi khách hàng nhận tiền cho đến khi thực sự thu được hết nợ, chẳng hạn: khách hàng không mua được vật tư do những biến động của thị trường nguyên liệu, khách hàng không sản xuất được do các điều kiện sản xuất thay đổi, khách hàng không bán được sản phẩm do người mua phá vỡ hợp đồng tiêu thụ, người mua nhận sản phẩm nhưng chậm/ không trả tiền… thậm chí cả việc khách hàng thay đổi mục đích sử dụng tiền ban đầu dẫn đến thất thoát tiền vay, nên “lực bất tòng tâm” muốn trả mà không có nguồn để trả… Tất cả những biến cố đó có thể làm cho một khoản vay không được hoàn trả như thoả thuận ban đầu. Chẳng hạn đối với một khoản vay kinh doanh, đối tượng cho vay có thể bao gồm nhu cầu phát sinh trong các giai đoạn của một chu kỳ hoạt động: (i) Giai đoạn mua vào là các nhu cầu thanh toán tiền vật tư hàng hóa, thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển đi kèm; (ii) Trong giai đoạn sản xuất thì có các chi phí tiền công, tiền lương, chi phí sản xuất bằng tiền; (iii) Giai đoạn tiêu thụ là các chi phí bao bì đóng gói, chi phí bán hàng, chí phí tiêu thụ bằng tiền khác; (iv) Giai đoạn thu tiền là giá trị các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán… Trong khi đó một khoản vay với mục đích xây dựng cơ bản thì đối tượng cho vay có thể là các chi phí thanh toán vật liệu xây dựng, tiền công… phát sinh trong quá trình xây dựng công trình trung, dài hạn.
Với mục đích vay này, đối tượng cho vay có thể là các chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong khâu mua như: tiền thanh toán cho người cung cấp nguyên liệu, các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu mua như trả công thuê vận chuyển, thuế VAT đầu vào…trong khâu sản xuất như: tiền lương, tiền công sản xuất, chi phí sản xuất khác bằng tiền, trong khâu bán như: chi phí bao bì, quảng cáo tiếp thị, chi phí bán hàng bằng tiền…Nhìn chung tất cả các chi phí bằng tiền cấu thành trong sản phẩm và để đưa sản phẩm tới người mua đều có thể là đối tượng cho vay/ giải ngân của ngân hàng. Các loại giấy tờ có giá trong chiết khấu như: thương phiếu, bộ chứng từ hàng hoá, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, sổ tiết kiệm… Theo khái niệm trên, NH có hai cách thực hiện chiết khấu (i) Chiết khấu dưới dạng mua có kỳ hạn, tức là thời hạn NH nhận chiết khấu sẽ ngắn hơn thời hạn còn lại của công cụ chiết khấu, NH chỉ tạm thời sở hữu công cụ trong thời gian này và người chiết khấu sẽ nhận lại công cụ khi kết thúc thời hạn chiết khấu; (ii) Chiết khấu dưới dạng mua có bảo lưu quyền truy đòi, theo đó NH sẽ mua và sở hữu công cụ chiết khấu trong toàn bộ thời gian còn lại, cho đến hạn thanh toán.
Bao thanh toán, Luật Các TCTD quy định: “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ”. Theo khái niệm này, Bao thanh toán có hai dạng/ hình thức: (i) Bao thanh toán xuất phát từ người bán là hình thức truyền thống, phổ biến, theo đó giao dịch bao thanh toán do người bán khởi xướng và đối tượng được bao thanh toán là các khoản phải thu về hàng hoá dịch vụ mà người bán đã chuyển giao cho người mua; (ii) Bao thanh toán xuất phát từ người mua, còn gọi là Bao thanh toán ngược (Reverse Factoring), theo đó, người mua là người khởi xướng giao dịch, giúp cho đối tác của họ là người bán được tài trợ cho các khoản phải thu trong giao dịch hàng hoá với người mua.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hình thức Bao thanh toán đều được quyền truy đòi.
Đối với chiết khấu thương phiếu: Khác với hoá đơn chứng từ trong bao thanh toán thường không được chuyển nhượng, thương phiếu được pháp luật cho phép chuyển nhượng độc lập với giao dịch thương mại, vì vậy trong chiết khấu thương phiếu NH chủ yếu xem xét: (i) Tính hợp pháp, hợp lệ của thương phiếu thể hiện: các yếu tố trong hình thức của thương phiếu phải đúng quy định, thương phiếu phải được ra đời trong một quan hệ hàng hoá hiện thực, chuyển nhượng thương phiếu phải hợp pháp thông qua sự liên tục của dãy chữ ký hậu; (ii) Khả năng và uy tín trong thanh toán của người mắc nợ thương phiếu, yếu tố này cũng tương tự như trong bao thanh toán. Như đã đề cập ở phần so sánh Bao thanh toán và Chiết khấu thương phiếu, cách tính lãi chiết khấu có điểm khác biệt, cụ thể tiền lãi được tính theo giá trị khoản phải thu trên thương phiếu và được trừ ngay khỏi giá trị khoản phải thu truớc khi trao cho khách hàng phần còn lại, nên số tiền khách hàng nhận được (còn gọi là giá trị ròng) luôn thấp hơn giá trị khoản phải thu (kể cả trường hợp ngân hàng không áp dụng hoa hồng phí).
Trong chuỗi cung ứng, đầu tiên phải kể đến là các quy định của Chính phủ, các quy định trong bộ luật về giao dịch hợp đồng giữa các bên, các điều kiện đảm bảo cho giao dịch hợp đồng diễn ra suôn xẻ như thế chấp, cầm cố…, các quy định xử lý tranh chấp hợp đồng. ✓ Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ: thành phần đông đảo đa dạng nhất trong hệ sinh thái là sự tham gia của các dịch vụ và các chủ thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ, chẳng hạn các chuyên gia tư vấn, chuyên gia phân tích rủi ro, các công ty bảo hiểm, các nhà đầu tư … Quan trọng nhất phải kể đến các công ty công nghệ tài chính (Fintech) mà thông qua hoạt động của các công ty này, hình thành sàn công nghệ (Technology Platform) cho các giao dịch được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Như vậy, trong quá trình tài trợ cho chuỗi cung ứng mía đường như trên, NH có thể tài trợ hoàn toàn theo phương thức cho vay từng lần, với mức cho vay được xác định từ nhu cầu vốn cần thiết cho toàn bộ phương án, bao gồm tất cả các giai đoạn. Tài trợ như vậy không có hiện tượng tài trợ trùng lắp, tức là tài trợ giai đoạn sau để trả nợ giai đoạn trước (cụ thể NH cho DN sản xuất đường vay để thanh toán tiền mua mía của hộ nông dân trồng mía, khoản tiền này được hộ nông dân thanh toán cho NH để tất toán khoản hộ đã vay trồng mía trước đó …).
Nguyên nhân bởi vì thời hạn cho vay dài nên khả năng dự đoán, lên kế hoạch cho việc trả nợ của khách hàng có nhiều hạn chế, khả năng tài chính cũng như thiện chí trả nợ từ phía khách hang có thể thay đổi theo thời gian…Do rủi ro cao nên lãi suất tài trợ trung dài hạn luôn cao hơn trong ngắn hạn nhằm bù đắp cho rủi ro về khả năng hoàn trả nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn quy định các điều kiện bắt buộc như: người vay phải có một tỷ lệ nhất định vốn đối ứng tham gia vào dự án, phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba… Tất cả những biện pháp đó nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng khi thực hiện tài trợ trung dài hạn.
Tuy nhiên, nếu điều kiện thanh toán xảy ra, NH phải thực hiện cam kết của mình, thì khi đó ngân hàng phải xuất quỹ, do vậy, từ hoạt động ngoại bảng trở thành hoat động trong bảng cân đối tài chính của NH. • Do tiềm ẩn rủi ro nên các hoạt động tài trợ ngoại bảng của NHTM là đối tượng chịu sự kiểm soát quản lý của NHNN, thông qua các hệ số an toàn vốn, hệ số phân tán rủi ro ….
Theo quy định trong Luật Các TCTD “bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hang khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thoả thuận”. Điều kiện thực hiện cam kết là khi khách hàng (người được bảo lãnh) vi phạm nghĩa vụ của họ với người thụ hưởng.
Mục đích của BLNH loại này nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu) chẳng hạn như : rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu, bổ sung thêm các điều kiện khi ký hợp đồng so với bản dự thầu … Bảo lãnh dự thầu thực chất là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu, nên giá trị của bảo lãnh này được quy định theo mức ký quỹ chuẩn do người tổ chức đấu thầu đưa ra. Người hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như: hải quan, tòa án, cơ quan thuế … Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính khác nhau: chẳng hạn như các loại bảo lãnh về thuế hải quan, thuế môn bài, thuế thu nhập trong thời gian khiếu nại, thuế trị giá gia tăng đầu vào trong lúc chưa tiêu thụ được hàng, các loại tiền ký quỹ cho tòa án để được tại ngoại, bảo lãnh cho hàng tạm nhập, tái xuất ….
Cụ thể rủi ro tín dụng trong TDTD thường xuất phát từ những nguyên nhân do khách hàng đi vay gây ra như (i) những nguyên nhân liên quan tới khả năng lao động, tạo thu nhập của khách hàng như mất việc làm, kinh doanh thua lỗ, sức khỏe giảm sút..; (ii) những nguyên nhân liên quan tới nhu cầu chi tiêu tăng đột biến so với thời điểm ký kết hợp đồng như hoàn cảnh gia đình thay đổi, giá sinh hoạt tăng, đầu tư không hiệu quả.;(iii) những yếu tố mang tính chất tâm lý xã hội làm thay đổi ý muốn trả nợ của khách hàng. Do vậy, ngân hàng thường lựa chọn và áp dụng cách thức tổ chức xét duyệt cho vay tiết giảm chi phí, đạt hiệu quả cao, đó là (i) ứng dụng rộng rãi phương pháp cho điểm trong phân tích tín dụng và (ii) kết hợp cung cấp sản phẩm ngân hàng trọn gói.
Một hạn chế nữa là do hệ thống điểm số được xây dựng dựa trên con số thống kê từ quá khứ, cho nên những thay đổi về nhân khẩu học, về điều kiện kinh tế xã hội theo thời gian có thể làm cho các tiêu thức cho điểm trở nên tách rời thực tế, thiếu tính khả thi, việc sử dụng để đánh giá sẽ trở nên kém hiệu quả. Là phương pháp phân tích có tính truyền thống lâu đời, sử dụng đội ngũ chuyên gia (con người) để phân tích và đưa ra các quyết định tín dụng, phương pháp này có ưu điểm là linh hoạt, xem xét và đánh giá được những đặc tính cá thể của khách hàng trong quá trình phân tích.
Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng (dưới đây gọi tắt là cho vay thẻ) được hiểu là phương thức cho vay tiêu dùng mà trong đó chủ thẻ (khách hàng đi vay) được phép sử dụng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) bằng cách sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng/ tổ chức phát hành thẻ cấp, để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày thông thường. Cho vay ngang hàng được xem là sản phẩm tiêu biểu của công ty tài chính công nghệ (Fintech), một công ty áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, bao gồm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chẳng hạn dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay, quản lý tài sản… Hoạt động cho vay ngang hàng dựa trên nền tảng công nghệ tài chính (P2P Lending) được thiết kế và xây dựng trên nền tảng giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng.
Trong hoạt động kinh doanh của NH, có những loại rủi ro được xếp vào nhóm rủi ro đầu cơ (Speculative Risk) mà kết quả xảy ra biến cố có thể diễn ra theo hai hướng ngược chiều hoặc là tổn thất/ mất mát, lỗ (loss) hoặc là lời, thu được thắng lợi (win) Chẳng hạn một số loại rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… có thể mang lại cho NH các cơ hội thu lời, không phải chỉ có mất mát. Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến những tác nghiệp trong quá trình thực hiện giao dịch tín dụng chẳng hạn như: việc thiết lập và thực hiện một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, trải qua nhiều bước liên hòan kể từ khi khách hàng đệ trình đề nghị vay vốn cho đến khi khoản tín dụng đó kết thúc đúng như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; việc quy định và thực hiện các buớc kiểm soát trong và sau khi cho vay thông qua quy trình giải ngân, quy trình xử lý nợ có vấn đề.