1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo: Logic học và ứng dụng - Trần Mai Ước

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Logic Học Và Ứng Dụng
Tác giả Trần Mai Ước, Phạm Huỳnh Minh Hùng, Phạm Thị Châu Hồng, Vũ Thị Thu Huyền, Đặng Thị Minh Tuấn, Trịnh Công Tráng, Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Tiến Đức, Lương Vân Hà, Đoàn Thị Hồng Minh, Đoàn Võ Việt
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Mai Ước
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Logic Học
Thể loại Tài Liệu Tham Khảo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Logic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, khảo sát tư duy trong quá trình phát triển, khái quát hóa về mặt logic quá trình nhận thức của con ngườ

Trang 1

ThS Vũ Tiến Đức ThS Lương Vân Hà ThS Đoàn Thị Hồng Minh ThS Đoàn Võ Việt

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021

Trang 2

2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: LOGIC HỌC VÀ CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÕ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ

1.1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của logic học 03

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC 10

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của logic hình thức 10

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của logic biện chứng 16

1.3.1 Phương pháp luận và phương pháp hình thức hóa trong logic học 21

1.3.2 Cơ sở khách quan của các hình thức và quy luật tư duy cơ bản 26

Danh mục tài liệu đọc thêm chương 1 33

Chương 2: LOGIC HÌNH THỨC VÀ LOGIC BIỆN CHỨNG 34

2.1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LOGIC HÌNH THỨC VÀ

2.1.1 Khái quát về phương pháp luận và phương pháp hình thức hóa trong

2.1.2 Cơ sở phương pháp luận của logic hình thức 37

2.1.3 Cơ sở phương pháp luận của logic biện chứng 43 2.2 SỰ KHÁC BIỆT VÀ THỐNG NHẤT GIỮA LOGIC HÌNH THỨC

2.2.1 Sự khác biệt giữa logic hình thức và logic biện chứng 47

Trang 3

3

2.2.2 Sự thống nhất giữa logic hình thức với logic biện chứng trong hoạt

Chương 3: VẬN DỤNG LOGIC HÌNH THỨC VÀ LOGIC BIỆN

3.1 VẬN DỤNG TRONG VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TƯ

3.2 VẬN DỤNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY

3.3 VẬN DỤNG TRONG VIỆC NÂNG CAO TƯ DUY CHO SINH

3.4 VẬN DỤNG TRONG VIỆC NÂNG CAO TƯ DUY TRONG

Trang 4

4

LỜI NÓI ĐẦU

Logic được nhận định là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giúp sinh viên rèn luyện và phát triển tư duy logic và được đưa vào giảng dạy trong hầu hết các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao năng lực tư duy logic cho sinh viên, từ đó tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập toàn cầu như hiện nay Để suy nghĩ theo đúng logic sự vật ở trình độ tư duy trừu tượng, nhận thức lý tính quả thực không dễ dàng bởi nó phần nhiều trái ngược với những hiểu biết thông thường đã bám rễ sâu sắc trong

ý thức của tuyệt đại đa số người học từ thưở ấu thơ Nếu logic hình thức góp phần điều chỉnh tư duy, nhận thức, tìm ra con đường đúng đắn đi tới chân lí, phát hiện và loại trừ sai lầm trong tư duy lí luận thì logic biện chứng góp phần điều chỉnh tư duy, nhận thức, tìm ra con đường đúng đắn đi tới chân lí, phát hiện và loại trừ sai lầm trong tư duy lí luận

Logic hình thức và logic biện chứng đều nghiên cứu qui luật, hình thức và phương pháp của tư duy nhưng với những phương pháp khác nhau Logic hình thức chủ yếu là sắp xếp, chỉnh lý các khái niệm, phán đoán và lập luận về mặt hình thức Logic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa nội dung

và hình thức, khảo sát tư duy trong quá trình phát triển, khái quát hóa về mặt logic quá trình nhận thức của con người đồng thời chỉ ra những nội dung biện chứng của những hình thức tư duy và quan hệ biện chứng giữa các hình thức tư duy Bên cạnh đó, logic hình thức và logic biện chứng đề phản ánh thế giới khách quan với những góc độ và khía cạnh khác nhau Thực tế, muốn phản ánh sâu sắc và toàn diện sự vật, tư duy của con n gười không thể chỉ vận dụng những qui luật của logic hình thức dựa trên những phạm trù cố định, mà còn phải vận dụng những phạm trù biến động, những qui luật của logic biện chứng nữa Bên cạnh đó, giữa logic hình thức và logic biện chứng còn bổ sung cho nhau Logic hình thức trong những điều kiện nhất định có thể bảo đảm tính chính xác của tư duy, nhưng trong quá trình phát triển rộng rãi hơn muốn nhận thức một cách khoa học cần phải tuân theo những qui luật của logic biện chứng

Trang 5

tư duy logic thông qua công tác giảng dạy chính khóa trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu tham khảo cung cấp thông tin hữu ích và cần thiết cho sinh viên, học viên, giảng viên và quý vị quan tâm trong việc tiếp cận những vấn đề có liên quan đến logic học, việc vận dụng logic học hình thức và logic học biện chứng

trong hoạt động thực tiễn hiện nay Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Logic

học và ứng dụng” làm chủ đề cho tài liệu tham khảo của nhóm

Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn, song tài liệu tham khảo không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc và quý vị quan tâm để tài liệu tham khảo được hoàn thiện hơn

-o0o -

Trang 6

6

Chương 1 LOGIC HỌC VÀ CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LOGIC HỌC

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA LOGIC HỌC

1.1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của logic học

Từ “logic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp  (Logos) Thuật ngữ logos đi vào tiếng Latin thành Logica và trở thành hàng loạt các từ cùng nghĩa trong các ngôn ngữ khác, như: Логика (Nga); Logic (Anh); Logique (Pháp) Về lịch sử và

ý nghĩa của thuật ngữ logos: Thuật ngữ này xuất hiện từ rất sớm ở Hy Lạp cổ đại, Heraclitus (535-475TCN) đã đưa thuật ngữ logos trở thành khái niệm chủ đạo trong triết học của ông Khái niệm logos của Heraclitus là một khái niệm đa nghĩa, như: 1)Thần ngôn (ngôn từ của Thần); 2) lời nói, học thuyết (logos đã được thế tục hóa); 3) lý trí, chân lý; 4) tính quy luật, tính tất yếu; 5) trật tự, chuẩn

mực; 6) lửa (Giáo trình triết học phương Tây, tr.16) Đến phái khắc kỷ (Stoic, đại

diện là: Zeno of Citium, 334-262TCN; Chrysippus of Soli, 279-206TCN) đã dùng từ logos để chỉ lý tính hay vận mệnh của vũ trụ Vào thời Trung cổ, phái Plato mới (Neoplatonism) và đạo Thiên chúa đã dùng từ logos để chỉ ý niệm hay một lực lượng huyền bí sáng tạo ra giới tự nhiên Đến cuối thế kỷ XVIII, Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) đã dùng nó để chỉ ý niệm tuyệt đối, một yếu tố đầu tiên sáng tạo ra thế giới hiện thực Theo Martin Heidegger (1889-

1976) viết trong Being and Time: “Logos có ý nghĩa là lời nói, có nghĩa là khai

mở cái mà “lời nói” nói về trong lời nói… Lời nói để cho nhìn thấy từ chính cái nói về.” Tóm lại, có thể giải nghĩa logos là sự chỉ trỏ, khiến ta thấy cái gì chứa chấp, làm cho ta thấy sự vật, làm sáng tỏ sự vật

Thuật ngữ logic xuất phát từ thuật ngữ logos thì ít nhiều cũng bao hàm nội dung nêu trên Trải qua lịch phát triển lâu dài, thuật ngữ “logic” mang nhiều ý nghĩa sử dụng khác nhau, ngày nay thuật ngữ “logic” được dùng với hai nghĩa phổ biến: Logic khách quan dùng để chỉ mối liên hệ có tính quy luật tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Logic chủ quan dùng để chỉ

Trang 7

7

mối liên hệ có tính quy luật tất yếu giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy Giữa chúng có mối quan hệ với nhau thể hiện ở chỗ: Logic khách quan đóng vai trò quy định logic chủ quan; ngược lại logic chủ quan là sự phản ánh của logic khách quan vào trong đầu óc của con người nên nó có tính độc lập tương đối so với logic khách quan Logic học (khoa học về tư duy logic) là lĩnh vực nghiên cứu những mối liên hệ tất yếu về mặt hình thức, kết cấu của những ý nghĩa, tư tưởng vốn phản ánh những mối liên hệ khách quan của các sự vật hiện tượng.1Trước đây ở ta gọi lĩnh vực này là “lý luận học”, về sau do việc sử dụng văn bản tiếng Pháp gốc Latin mà dần chuyển sang sử dụng thuật ngữ “logic”, “lôgíc”,

“lôgích”

Đến đầu thế kỷ XX thì logic hình thức vẫn giữ vị trí thống trị vì phát huy được vai trò của mình trong khoa học Chính vì vậy, Heinrich Scholzl (1884-1956) đã tổng kết và cho rằng, logic học là một từ đa nghĩa và có thể chia làm 6 loại hình logic (logic hình thức)2 Quan điểm về sự tồn tại của nhiều loại hình logic cũng được các nhà logic học hiện nay ủng hộ, tuy nhiên do thấy được vai trò to lớn của logic toán trong sự hình thành và phát triển của khoa học cho nên nhiều người đã khuếch đại vai trò của logic toán Bản thân logic toán dù đạt được nhiều thành tựu song nó vốn mang tính hình thức nên không thể giải quyết được mọi vấn đề mà nhận thức khoa học hiện nay đặt ra cho lý luận chung về khoa học Lịch sử của logic học vốn trải qua những nấc thang phát triển khác nhau về chất Bởi vì để phát triển khoa học, mỗi thời đại cần xây dựng một thứ logic học dung hợp với trình độ phát triển khoa học của thời đại mình Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tới nửa sau thế kỷ XX, khoa học đã mở rộng lĩnh vực nghiên cứu của mình không chỉ đi sâu vào thế giới vi mô, lượng tử mà còn xâm nhập rộng khắp vào các lĩnh vực khoa học xã hội vô cùng phức tạp Ngày nay, khoa học đã khám phá ra logic nội tại chi phối sự hình thành, phát triển lý thuyết khoa học mà ta có thể gọi đó là logic của khoa học Trong đó, logic biện chứng được xem là logic của khoa học hiện đại

1 Ngày nay còn xuất hiện một định nghĩa mới (chưa phổ biến) về logic học, đó là: Logic học là một lý luận luận chứng hữu hiệu (LA - The logic of argumentation)

Trang 8

8

Về tổng thể, chúng ta có thể hiểu, logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của tư duy nhằm giúp tư duy đúng Logic hình thức là hình

thức môn học nghiên cứu những quy luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư

duy, nhằm đi tới hình thức đúng đắn hiện thực khách quan Logic biện chứng là

một khoa học logic khác với logic hình thức, nó dựa trên cơ sở biện chứng của tư duy và của tồn tại, đó là môn logic chỉ ra bản chất vận động của tư duy một cách sâu sắc bằng cách thông qua mâu thuẫn bên trong của các hình thức tư duy

Logic học có ba đặc điểm cơ bản, đó là: Tạm thời tách hình thức của tư tưởng ra khỏi nội dung của nó và chỉ tập trung nghiên cứu hình thức của tư tưởng; Các qui tắc, qui luật của logic hình thức là sự phản ánh những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, chúng không phụ thuộc vào thành phần giai cấp, dân tộc; Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, các khái niệm, tư tưởng phản ánh chúng cũng không đứng im một chỗ Ở đây, Logic hình thức chỉ nghiên cứu những tư tưởng, khái niệm phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của nó, bỏ qua sự hình thành, biến đổi phát triển của các khái niệm, tư tưởng đó Về vai trò,

ý nghĩa của việc nghiên cứu, nắm bắt tri thức logic học:

Thứ nhất, nó trang bị kỹ năng tư duy và nâng cấp độ tư duy của con người

từ tự phát lên tự giác, từ tư duy theo kinh nghiệm trở thành tư duy theo các quy tắc logic nghiêm ngặt Về tư duy tự phát, nhà hùng biện nổi tiếng cổ đại Demosthenes (384-322TCN) đã cho rằng, con người bẩm sinh đã biết trình bày

sự việc như thế nào, cũng như biết cách chứng minh hoặc bác bỏ điều cần thiết Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là con người không cần tới tri thức của logic học Có thể xem mối quan hệ giữa tư duy tự phát và tư duy tuân theo các quy luật logic tương tự như mối quan hệ giữa việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sử dụng ngôn ngữ tuân thủ ngữ pháp nghiêm ngặt Một cách tự phát, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp nhưng không có nghĩa là chúng ta biết về ngữ pháp Với việc lĩnh hội ngữ pháp cho phép phân tích ngôn ngữ, chỉ ra những sai lầm ngữ

2 Sáu loại hình logic theo Heinrich Scholzl

Trang 9

9

pháp và sửa chữa chúng Chính vì vậy, logic học giúp tăng cường những khả năng tư duy và làm cho tư duy trở nên hợp lý hơn

Thứ hai, logic học được xem là công cụ không chỉ để chứng minh mà còn

để phát minh Chẳng hạn, do ấn tượng mạnh mẽ trước logic học của Aristotle mà Euclid (~322-283TCN) đã viết tác phẩm Những cơ sở của hình học, được xem như là sự ứng dụng thực tế (phát minh) của logic học Khả năng ứng dụng cho phát minh của logic học hiện đại như logic toán thể hiện rất rõ trong sản xuất, kỹ thuật Đánh giá cao về khả năng này, Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716) từng cho rằng các nhà khoa học cần nghiên cứu logic học như cách mà nhà nhạc công nghiên cứu âm nhạc, sẽ đạt được những kết quả kỳ diệu

Thứ ba, vai trò của tri thức logic trong các hoạt động về tư duy như hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học Mặc dù không thể học suy nghĩ nhờ logic học, nhưng với người quan tâm nghiên cứu logic học sẽ có khả năng suy nghĩ mang lại hiệu quả hơn so với những người chưa biết về nó

Thứ tư, là vai trò của tri thức logic học trong việc hình thành văn hoá logic của con người Bản thân văn hóa luôn gắn liền với ngôn ngữ và tư duy, do đó văn hóa logic thâm nhập vào trong tất cả mọi loại hình văn hóa, nên nó có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa của mỗi người Xét về chức năng và ý nghĩa xã

hội của logic học, bao gồm: 1) Chức năng nhận thức: Như mọi khoa học, logic

học cũng nghiên cứu các quy luật khách quan, cụ thể là trong lĩnh vực tư duy, suy nghĩ, tư tưởng Do đó, logic học cũng thực hiện chức năng nhận thức, đó là việc lý giải các hiện tượng và quá trình tư duy, trên cơ sở đó dự báo những điều kiện có thể đạt tới những tri thức chân thực và những hậu quả khi suy luận không

đúng 2) Chức năng thế giới quan: Logic học nghiên cứu về tư duy mà tư duy

vốn là sự phản ánh của thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người, do

đó logic học góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại Chính tại đây, logic học tham gia hình thành thế giới quan cho mọi

người 3) Chức năng phương pháp luận: Logic học cũng như mọi học thuyết nói

chung, từ kết quả của nhận thức trước đó về khách thể lại trở thành phương tiện, phương pháp của việc tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về khách thể Chẳng hạn

Trang 10

10

với lý thuyết suy luận và chứng minh đã cung cấp cho các khoa học phương pháp thu được tri thức lý luận, hay như những đòi hỏi của logic biện chứng cũng chính

là những yêu cầu của phương pháp biện chứng đang được nhiều khoa học sử

dụng 4) Chức năng tư tưởng hệ: Sinh ra và phát triển trong xã hội có sự phân

chia giai cấp, logic học là phương tiện quan trọng để luận chứng cho một hệ tư tưởng nhất định và là vũ khí đấu tranh với hệ tư tưởng khác Đó là sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật gắn với phép biện chứng và chủ nghĩa duy tâm gắn với phép siêu hình

Nhiệm vụ của nhà khoa học về logic là khám phá và nghiên cứu các cơ cấu logic khác nhau của tư tưởng, vạch ra các quy luật và nguyên tắc kết hợp các hình thức của tư tưởng để chúng đạt tới sự phản ánh chân thực hiện thực khách quan Logic học với hai phân ngành tương đối độc lập là logic hình thức

và logic biện chứng Mỗi phân ngành mang một nhiệm vụ đặc thù: Với logic hình thức, do nhấn mạnh chủ yếu về mặt hình thức, còn mặt nội dung chiếm địa

vị thứ yếu nên có nhiệm vụ nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chặt chẽ và nhất quán trong suốt quá trình tư duy phản ánh hiện thực Trong khi đó, logic biện chứng xem nội dung phản ánh hiện thực một cách chân thực là chủ yếu nên nhiệm vụ của logic biện chứng là nghiên cứu sự biện chứng của các phạm trù Những phạm trù vốn phản ánh cách thức thể hiện sự vận động, phát triển, những mâu thuẫn, những biến đổi và chuyển hóa về chất của các sự vật hiện tượng

Với những vai trò, ý nghĩa của tri thức logic học, cũng như chức năng, nhiệm vụ của logic học nêu trên thì không quá ngạc nhiên khi trong lịch sử của lĩnh vực khoa học này, nhiều nhà tư tưởng đã có những kết luận đánh giá rất cao

về vị trí, vai trò của logic học

1.1.2 Đối tượng của logic học

Logic học xuất hiện trong triết học cổ đại được xem là hình thức duy lý của triết học để phân biệt với triết học tự nhiên và đạo đức học Trong quá trình phát triển, logic học dần trở thành bộ môn phức tạp, khiến cho các nhà tư tưởng trong lịch sử đã nhìn nhận khác nhau về đối tượng của lĩnh vực khoa học này

Trang 11

11

Chẳng hạn, một số người coi logic học là phương tiện kỹ thuật của tư tưởng (bộ công cụ); một số người khác lại coi nó là một nghệ thuật suy nghĩ và lập luận; một số lại thấy nó như là tổng thể các quy tắc và chuẩn mực của hoạt động trí

óc (bộ quy tắc); một số xem nó là phương tiện làm lành mạnh lý tính (một thứ y khoa đặc thù) Thậm chí ngày nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng của logic hình thức, như quan điểm xem đối tượng của logic hình thức là: các mệnh đề; các khía cạnh lập luận của tư duy; tư duy trừu tượng;… Mặc dù phức tạp như vậy, nhưng ta có thể rút ra được điểm chung trong tất cả các quan

điểm này, đó là đều nhấn mạnh khía cạnh hình thức của tư duy

Như vậy, đầu tiên ta có thể khẳng định rằng tư duy chính là khách thể nghiên cứu của logic học Tư duy có thể được hiểu theo nghĩa rộng là phạm trù đối lập với phạm trù vật chất trong triết học, tức là toàn bộ đời sống tinh thần của con người Tư duy cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là giai đoạn nhận thức lý tính, đối lập với giai đoạn nhận thức cảm tính Bản thân tư duy (ý nghĩ,

tư tưởng) vốn là kết quả từ quá trình nhận thức (phản ánh) hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn Quá trình nhận thức

đó gồm hai giai đoạn: Giai đoạn nhận thức cảm tính - phản ánh trực tiếp, trực quan sinh động (cảm giác, tri giác, biểu tượng); giai đoạn nhận thức lý tính - phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những đặc điểm bản chất của đối tượng Logic học không nghiên cứu tư duy trong toàn bộ quá trình nhận thức nói chung mà chỉ nghiên cứu giai đoạn nhận thức lý tính Nhận thức lý tính cần đến ngôn ngữ để biểu thị, diễn đạt nội dung phản ánh

Tư duy không chỉ là khách thể nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học logic,

tư duy còn là khách thể nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Tuy nhiên giữa các lĩnh vực khoa học này có sự khác nhau ở đối tượng, phương pháp

và nhiệm vụ nghiên cứu Để làm sáng tỏ về đối tượng nghiên cứu của logic học

ta sẽ chỉ ra sự khác biệt của từng lĩnh vực khác nhau nghiên cứu về khách thể tư duy:

Trước hết, Triết học với bộ phận lý luận nhận thức nghiên cứu tư duy trong tổng thể nhằm giải quyết vấn đề về quan hệ giữa tư duy (con người) với tồn

Trang 12

Thứ ba, Sinh lý học hoạt động thần kinh nghiên cứu tính quy luật của các

cơ chế sinh - lý - hoá diễn ra ở vỏ các bán cầu đại não và sự ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động nhận thức của con người

Thứ tư, Điều khiển học vạch ra những tính quy luật chung của hiện tượng điều khiển trong tư duy của con người, trong các thiết bị kỹ thuật

Thứ năm, Ngôn ngữ học chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ của tư duy với ngôn ngữ, vạch ra các phương thức thể hiện tư tưởng nhờ ngôn ngữ

Thứ sáu, Logic học xem xét tư duy dưới góc độ phân tích cấu trúc tư tưởng và mối liên hệ giữa các bộ phận của nó, qua đó phát hiện ra các hình thức

và quy luật cơ bản của tư duy đúng đắn đạt tới chân lý

Tư duy là một hoạt động phản ánh hết sức tinh vi, phức tạp và không ngừng phát triển nhằm đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động ngày càng phong phú và sâu rộng của con người Khi nghiên cứu về tư duy, logic học có hai cách tiếp cận nghiên cứu: Thứ nhất, chỉ nghiên cứu phương thức liên kết các hình thức của tư duy vốn phản ánh đối tượng tồn tại ở những phẩm chất xác định về chất, chứ không tính tới sự phản ánh quá trình chuyển hoá về chất của đối tượng Nói cách khác, khách thể nghiên cứu ở đây là tư duy với tư cách một hệ thống phản ánh đã được định hình, mà không tính tới quá trình sinh thành hay phát triển của nó Phương pháp và khách thể nghiên cứu đó thuộc phân ngành logic hình thức Thứ hai, nghiên cứu tính biện chứng của các hình thức của tư duy, và các quy luật chi phối sự liên kết các hình thức ấy, chỉ ra bản chất vận động của tư duy trong quá trình phản ánh đối tượng tồn tại trong trạng thái chuyển hoá về chất Nói cách khác, khách thể nghiên cứu ở đây là tư duy như một hệ thống phản ánh có quá trình phát sinh, hình thành và phát triển Phương pháp và khách thể nghiên cứu như vậy thuộc phân ngành logic biện chứng

Trang 13

13

Tư duy có mối quan hệ khăng khít với ngôn ngữ, thể hiện ở chỗ: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, là sự vật chất hoá của tư duy vào lời nói và chữ viết Karl Marx (1818-1883) viết: "ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức" Cũng như vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, ngôn ngữ là phương tiện thu nhận, củng cố, lưu giữ và truyền lại các tri thức cho những người khác; do đó, ngôn ngữ tham gia vào việc chi phối cách thức tư duy của con người Trong tác phẩm viết chung, K.Marx và F.Engels nhận xét:

“Ngay từ đầu "tinh thần" đã phải chịu một điều bất hạnh là "bị vấy bẩn" bởi vật chất thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí chuyển động, những âm thanh, nói tóm lại là thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ Ngôn ngữ cũng tồn tại lâu như ý thức; ngôn ngữ là ý thức hiện thực, thực tiễn, tồn tại vì cả những người khác và chỉ do đó nó mới cũng tồn tại vì bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ xuất hiện từ nhu cầu, từ sự tất yếu phải giao tiếp với những người khác.” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995, t.23, tr.39)

Mỗi ngôn ngữ đều có nguồn từ vựng riêng, ngữ pháp riêng Nhưng những khác biệt ấy chỉ mang tính tương đối Sự thống nhất của chúng nằm ở sự thống nhất của tư duy ở tất cả mọi người, không phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh và trình độ phát triển xã hội của mỗi người Do đó, giữa các ngôn ngữ trên thế giới

có cấu trúc thống nhất cùng với những hình thức có ý nghĩa chung - chúng có thể phân tách và kết hợp đa dạng với nhau tương ứng với các quy tắc xác định để thể hiện các tư tưởng Nếu không như vậy giữa con người thuộc các chủng tộc khác nhau trên thế giới đã không thể hiểu nhau

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhằm diễn đạt tư tưởng Ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội trong quá trình con người lao động (nảy sinh nhu cầu giao tiếp với nhau) và tư duy (nảy sinh nhu cầu nhận thức thế giới) Sự phát triển của ngôn ngữ luôn gắn liền với sự tiến bộ của xã hội nói chung và của lao động, tư duy nói riêng Tiền đề sinh học của ngôn ngữ là những phương tiện âm thanh để giao tiếp vốn có ở động vật bậc cao Từ những âm thanh đơn giản, còn chưa phân thành các âm tiết đến những tổ hợp dấu hiệu ngày càng phức tạp thể hiện sự phong phú

Trang 14

Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của logic học nói chung chính là những hình thức, những qui tắc, quy luật chi phối tư duy trong quá trình phản ánh đúng đắn hiện thực Tư duy với tư cách là khách thể nghiên cứu của logic học Tư duy phản ánh thế giới trong trạng thái đứng im tương đối được gọi là tư duy hình thức

- trở thành khách thể nghiên cứu của logic hình thức Tư duy phản ánh sự vật tồn tại trong sự chuyển động về chất của chúng được gọi là tư duy biện chứng, khách thể nghiên cứu của logic biện chứng

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của logic hình thức

Logic học là khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử, xuất hiện vào thế

kỷ thứ IV trước công nguyên Nhà triết học cổ đại Democritus (~460-370TCN) là người đầu tiên đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành logic học Trong đó: ông

đã chỉ ra bản chất, các hình thức cơ bản của nhận thức, tiêu chuẩn chân lý và vai trò to lớn của các suy luận logic trong nhận thức; ông đã đưa ra phương pháp loại suy, phương pháp giả thuyết và phân loại các phán đoán; ông còn là người đầu tiên phủ nhận sự tồn tại của tư duy thuần túy bên ngoài kinh nghiệm thể hiện ở việc ông phê phán mạnh mẽ một số dạng suy luận và bước đầu vạch thảo logic quy nạp - logic của tri thức kinh nghiệm Theo Democritus, không thể sử dụng phương pháp suy diễn của trường phái Pythagoras để nghiên cứu giới tự nhiên,

mà ngược lại, chỉ có thể nghiên cứu giới tự nhiên bằng phương pháp quy nạp Tuy nhiên, Democritus mới chỉ cảm nhận cái logic chứ chưa nhận biết được cái logic một cách rõ ràng

Trên cơ sở tổng kết những hạt nhân của các nhà tư tưởng trước đó, như của Heraclitus, Democritus… triết gia lớn của Hy Lạp cổ đại là Aristotle (384-

Trang 15

Logic của Aristotle là loại hình logic chủ lưu thứ nhất trong lịch sử logic học Thán phục trước logic học của Aristotle, Immanuel Kant (1724-1804) cho rằng logic học của Aristotle đã không có sự thay đổi nào trong hai ngàn năm và

có thể sẽ không bao giờ thay đổi Đến tận đầu thế kỷ XX, nhà toán học nổi tiếng với “Định lý bất toàn” (incompleteness theorem) là Kurt Gödel (1906-1978) cũng phải thốt lên: “Kể từ Aristotle đến nay không có gì thật sự mới mẻ được tạo ra trong lĩnh vực Logic!”4 Sau Aristotle, các nhà logic học của trường phái khắc kỷ (stoic) đã rất quan tâm phân tích các mệnh đề và phép Tam đoạn luận của Aristotle Các nhà khắc kỷ đã trình bày chúng dưới dạng lý thuyết suy diễn và đã đóng góp cho logic học 5 qui tắc suy diễn cơ bản Họ cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “logic học”

Đến thời Trung cổ, thần học giữ địa vị thống trị đời sống tinh thần của xã hội, đồng nghĩa với việc khoa học bị kìm hãm Trong logic học của Aristotle có nhiều nhân tố biện chứng lẫn siêu hình học nên các nhà triết học kinh viện đã lợi

dụng như một công cụ chứng minh cho quan điểm thần học; từ Organon (bộ

3 Sáu tác phẩm trong bộ sách Organon của Aristotle

4 Nothing new had been done in Logic since Aristotle!”

Trang 16

16

công cụ) đã bị biến thành Canon (luật lệ) Logic học của Aristotle đã bị bóp méo,

bị xuyên tạc, bị biến thành những cách thức suy nghĩ thuần túy hình thức, thậm chí chủ quan Nhìn chung, trong suốt thời Trung cổ, logic học mang tính kinh viện và hầu như không được bổ sung thêm điều gì đáng kể

Đến thời kỳ Phục hưng, logic học lâm vào cuộc khủng hoảng thực sự Khi

đó, logic học bị xem là logic “tư duy nhân tạo” xây dựng dựa vào niềm tin, trong khi kinh nghiệm cho thấy tư duy tự nhiên đòi hỏi cần dựa trên trực giác và biểu tượng Do đó, nó không được giới khoa học ủng hộ, thậm chí còn khiến họ chán ngán và có ác cảm Chính vì vậy, vào thế kỷ XVII - XVIII nhiều nhà triết học tránh dùng từ logic học để chỉ khoa học về tư duy và thay vào đó là những thuật ngữ mới, như sự tìm tòi chân lý hay những kinh nghiệm mới về lý tính Trong giai đoạn này, các nhà khoa học nỗ lực phục hồi lại mặt tích cực và tinh thần khách quan khoa học của logic Aristotle để chống lại thần học Tuy nhiên, logic của Aristotle chủ yếu đề cập đến phép suy diễn, đã trở nên chật hẹp đối với những yêu cầu mới của khoa học thực nghiệm đang phát triển Từ thế kỷ XVII về sau, logic học quy nạp ra đời và phát triển rất mạnh mà đại diện tiêu biểu là

Francis Bacon (1561-1626) Nhận thấy sự hạn chế của logic diễn dịch tam đoạn

luận của Aristotle trong việc đáp ứng nhu cầu nhận thức cho khoa học tự nhiên, Chính vì vậy, F.Bacon đã viết Bộ công cụ mới (Novum Organum) như là một thứ đối nghịch với Bộ công cụ (Organon) của Aristotle Theo Bacon, khoa học thực

sự phải là khoa học thực nghiệm và khoa học này phải xây dựng cho mình một

hệ thống khái niệm mang tính khoa học (khách quan) Khái niệm chỉ mang tính khoa học (khách quan) khi chúng được xây dựng dựa trên quan sát, thí nghiệm, tức được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của con người

Trước F.Bacon, mầm mống của logic quy nạp cũng đã từng được Democritus và Aristotle bàn tới Tuy nhiên quy nạp mà Aristotle bàn đến là quy nạp hoàn toàn (quy nạp hình thức), Bacon đã phê phán, phát triển và xây dựng nên quy nạp khoa học dựa trên quan hệ nhân quả Logic quy nạp về sau này được nhà triết học người Anh là John Stuart Mill (1806-1873) hệ thống hoá và phát triển thêm trong tác phẩm hai tập Hệ thống logic học tam đoạn luận và quy nạp

Trang 17

17

(A System of Logic, Ratiocinative and Inductive) J.S.Mill nhấn mạnh phép quy nạp logic như phương pháp luận chung của các khoa học Ông cũng thừa nhận tác dụng của phép diễn dịch và các mệnh đề duy lý, song ông phê phán sự đề cao thái quá nó trong nhận thức khoa học Sau khi trách cứ các nhà triết học chỉ loay hoay với vấn đề cơ sở của tồn tại và bản chất của thế giới, ông kêu gọi hướng đến chủ nghĩa hiện tượng như cơ sở của phương pháp luận phổ biến Theo J.S.Mill mọi lập luận nhằm phát hiện về chân lý có đặc điểm chung là xuất phát từ cái đã biết đi tới nhận thức về cái chưa biết Từ đó, ông có tham vọng tìm ra những qui tắc và sơ đồ của phép quy nạp tương tự như các qui tắc tam đoạn luận mà Aristotle đã tìm ra Kết quả, ông đã đưa ra các phương pháp quy nạp nổi tiếng Phương pháp của J.S.Mill đã ảnh hưởng căn bản và thúc đẩy sự phát triển tiếp theo của nhận thức khoa học

Tất nhiên, nhu cầu nhận thức khoa học không dừng lại ở phương pháp quy nạp Bởi vì, quy nạp và diễn dịch không loại trừ nhau mà nằm trong sự thống nhất hữu cơ Điều này thêm một lần khẳng định khi mà vai trò của phương pháp diễn dịch đã được nhà triết học người Pháp là René Descartes (1596-1650) nhận diện đầy đủ hơn Trong tác phẩm Luận về phương pháp (Discours de la méthode), dựa trên cơ sở những dữ liệu toán học, Descartes thấy được vai trò to lớn của phép diễn dịch trong việc tìm kiếm tri thức khoa học tự nhiên, vì vậy ông

bổ sung vào logic học phép diễn dịch toán học

Nhìn chung, Descartes muốn xây dựng một logic mới nhưng thực tế những gì ông đạt được chỉ dừng lại là sự đổi mới và cũng chưa thực sự được trọn vẹn Những người theo Descartes ở tu viện Por - Roiale là Antoine Arnauld (1612-1694) và Pierre Nicole (1625-1694) đã viết tác phẩm Logic học, hay nghệ thuật tư duy (Logic or the Art of Thinking) Tác phẩm này được sử dụng như là sách giáo khoa của môn logic học trong một thời gian dài và nổi tiếng dưới tên gọi Logic học Por - Roiale Trong tác phẩm đó các tác giả đã vượt xa ranh giới của logic học truyền thống và chú ý nhiều đến phương pháp luận nhận thức khoa học, xem logic học như công cụ nhận thức khoa học

Trang 18

18

Logic học Aristotle cùng với những bổ sung đóng góp của F.Bacon, R.Descartes và J.S.Mill trở thành logic hình thức cổ điển hay logic học truyền thống Các tác giả Liên Xô cũ cũng có đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của logic học truyền thống Chẳng hạn như: M.V.Lomonosov (1711-1765) và A.N.Radishchev (1749-1802) đã nêu những quan điểm logic đặc sắc M.I.Karinski (1840-1917) đã xây dựng lý thuyết chung về suy luận, kể cả diễn dịch và quy nạp Các công trình của người học trò của Karinski là L.W.Rutkovski (1859-1920) cũng đều tập trung bàn về các kiểu suy luận cơ bản Còn S.I.Povarnin (1870-1952) hướng tới việc vạch thảo lý thuyết chung về các quan hệ logic

Đến nửa sau thế kỷ XIX, với những thành tựu ngày càng nhiều của toán học và sự thâm nhập của các phương pháp toán vào những khoa học khác nhau

đã đặt ra vấn đề ứng dụng logic học để luận chứng cho toán học, đồng thời toán học hoá logic học Từ đây đã mở ra giai đoạn hiện đại trong sự phát triển của logic học Đặc điểm của giai đoạn này là việc vạch và ứng dụng ngôn ngữ nhân tạo, ngôn ngữ hình thức hoá nhằm giải quyết những vấn đề logic truyền thống Mặc dù logic toán có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của logic hình thức, nhưng nó chỉ là một bộ phận độc lập trong sự phát triển của logic hình thức và không bao hàm hết các vấn đề của logic hình thức Logic hình thức cổ điển dưới hình thức toán cũng đã bộc lộ những hạn chế, từ đó xuất hiện nỗ lực: Một mặt, ra sức hoàn thiện những công trình logic nhằm khắc phục các mâu thuẫn, nghịch lý logic Mặt khác, xét lại một số quy luật cơ bản của logic cổ điển, từ đó phát triển thành logic phi cổ điển

Đặc điểm chung của logic hình thức phi cổ điển (phi truyền thống) là logic đa trị khác hẳn với logic hình thức cổ điển là logic lưỡng trị Chính vì điều đó mà xu hướng phát triển của logic học hiện đại là hệ thống tri thức phát triển cao và rất phức tạp Nó bao gồm rất nhiều loại hình logic học tương đối độc lập với nhau cho thấy sự thống nhất và đa dạng của chính tư duy khi phản ánh thế giới, như: Logic tam trị của J.Lukasiewicz (1878-1956); Logic tam trị xác suất của H.Reichenbach (1891-1953); Logic trực giác của J.Brower (1881-

Trang 19

19

1966) và A.Heyting (1898-1980); Logic kiến thiết của A.Marcov (1856-1922), A.N.Kolmogorov (1903-1987), V.I.Glivenko (1897-1940); Logic mờ của L.A.Zadeh (1921-2017); Logic tình thái; Logic thời gian

Trong lịch sử logic học trước thế kỷ XIX, logic học và tâm lý học luôn có mối quan hệ rất gần nhau bởi vì việc sử dụng các kết cấu logic không những chỉ

về logic của đối tượng mà còn liên quan tới diễn biến tâm lý (thái độ) của chủ thể nhận thức, hai mặt này có mối quan hệ với nhau, quyết định tính chính xác của nhau Đến nửa sau thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa phản tâm lý của G.Frege và chủ nghĩa nguyên tử logic5 của B.Russell làm cho logic tách khỏi tâm lý học, chuyển sang kết hợp với siêu hình học và toán học thì David Hilbert (1862-1943) với niềm tin vào sức mạnh của logic toán trong việc khám phá khoa học đã đề ra ý tưởng ban đầu về lý luận gia công ký hiệu của tư duy, nghiên cứu logic tư duy (Hệ hình thức) Ý tưởng này được phát triển bởi lý luận cơ của A.Turing (1912-1954), cho thấy rằng với một hệ thống ký hiệu thao tác một cách cơ giới có thể hoàn thành các hành vi trí năng Điều này khiến người ta có lý do cho rằng tinh thần là một cỗ máy xử lý thông tin nào đó có khả năng xử lý ký hiệu Cụ thể, Jerry Fodor (1935-2017) đã kết hợp lý luận cơ của Turing với một mô hình suy

lý xử lý ký hiệu hình thức cho việc giải thích hành vi nhận thức của loài người

Từ đây logic học bắt đầu xúc tiến cho sự ra đời và phát triển của khoa học nhận thức - xây dựng các hệ thống logic miêu tả quá trình nhận thức, đồng thời lý giải quá trình xử lý thông tin của loài người thông qua máy tính Chủ nghĩa hình thức trong toán học cho rằng toán học của chúng ta là một Hệ Hình Thức khổng lồ, tức là ta có thể Hình Thức Hóa nó toàn bộ Vì vậy hiện nay, ngôn ngữ hình thức hóa đã thực hiện một bước chuyển mới từ logic toán sang logic học xây dựng các

mô hình có tính mô tả cho quá trình nhận thức - gọi là Hệ hình thức (lập trình)

Hệ hình thức gồm một tập hợp các ký hiệu (chẳng hạn: a, b, c …) để cấu tạo nên công thức Với câu lệnh (văn phạm, syntax) nhằm sắp xếp các ký hiệu đó lại Với một hệ tiên đề tạo trước bao gồm các biểu thức được coi (quy ước) là “đúng”

5 Thuyế t “Nguyên tử logic”(atomisme logique) củ a Bertrand Russell

Trang 20

Tất cả những điều này cho thấy logic học đang trải qua một cuộc biến đổi quan trọng tiếp theo - từ logic học lấy nghiên cứu cơ sở toán học làm bối cảnh bắt nguồn từ G.Frege chuyển sang logic học xây dựng các mô hình có tính quy phạm hay tính mô tả cho quá trình nhận thức Các nhà logic học chủ đạo hiện nay trên quốc tế đang vận dụng một cách có ý thức các kết quả nghiên cứu về tính chất của tri thức loài người để xây dựng nên các hệ thống logic mới này Những thành quả đã đạt được và những vấn đề chưa giải quyết trong phương hướng nói trên đang là điểm nóng mà các nhà logic học quan tâm So với logic cổ điển, thứ logic phi cổ điển hiện nay có các đặc điểm phương pháp luận sau: 1) Không giả định về một loại logic bao hàm mọi cấp độ nghiên cứu logic học, vì cho rằng tri thức về thế giới vốn không hoàn thiện, do đó hướng tới nghiên cứu tính bất định

và phương thức biến đổi của tri thức 2) Hướng tới nghiên cứu hình thức và quy luật tư duy trên cơ sở thực nghiệm 3) Không cho rằng hệ thống tiên đề hình thức

là công cụ thích hợp để miêu tả quá trình nhận thức Mà tìm hiểu xem phải chăng logic học cuối cùng sẽ dẫn tới các loại hình logic mới tương tự như trong toán học

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của logic biện chứng

Logic biện chứng là phân ngành logic học chuyên nghiên cứu sự biện chứng của tư duy phù hợp với thực tế khách quan trong quá trình biến đổi và phát triển của nó Bản thân sự ra đời của logic biện chứng như một lẽ tất yếu bởi gắn liền với sự tiến bộ của các khoa học, đó là khi logic hình thức phi cổ điển xích lại logic biện chứng khi thừa nhận tính đa trị chân lí khách quan, giảm bớt đi tính logic hình thức thuần tuý bằng các nguyên tắc logic mới như không bài trung, kéo theo tình thái Việc xác lập logic biện chứng duy vật trong giai đoạn đầu

Trang 21

21

hình thành gặp phải hai khó khăn lớn: Thứ nhất, logic biện chứng là một phân ngành có cách tiếp cận mới mẻ so với logic truyền thống và xuất hiện khi logic truyền thống đã và đang thể hiện được vai trò to lớn Chính vì vậy, hiện nay có nhiều quan điểm tranh cãi trong việc nhìn nhận logic biện chứng là logic của khoa học Không ít người quan điểm cho rằng chỉ logic hình thức hiện đại là khoa học logic đích thực nghiên cứu về tư duy cũng như là công cụ duy nhất của khoa học hiện đại Thứ hai là do chính bản thân các nhà triết học Marxist với cách tiếp cận khác nhau về các vấn đề logic của phép biện chứng và của khoa học hiện đại, dẫn tới chưa có được cái nhìn thống nhất về đối tượng, chức năng, nội dung và cách trình bày logic biện chứng duy vật Mặc dù có những khó khăn lớn nêu trên song trên thực tế không có một loại logic khoa học hiện đại nào biệt lập với phép biện chứng duy vật Logic biện chứng giúp cho nhà khoa học có được cái nhìn đúng đắn và toàn diện trước vấn đề khoa học, thấy được thực chất của những mâu thuẫn và biết cách giải quyết chúng trong quá trình nhận thức khoa học Do đó, có thể nói logic biện chứng chính là logic học của khoa học hiện đại

Sự ra đời của logic phi cổ điển đã cho thấy rằng với việc áp dụng logic cổ điển nhằm biểu đạt và suy lý về tri thức trong nhiều lĩnh vực của hiện thực là không xác đáng Điều đó đặt ra nhu cầu tiếp tục tìm kiếm phương hướng phát triển mới thông qua quá trình khắc phục mặt nhược của việc hình thức hóa Chính từ đây đã thúc đẩy các nhà khoa học đi tới xây dựng nên các dạng logic mới, bao gồm sự ra đời và phát triển của logic biện chứng Không phải ngẫu nhiên mà những yếu tố của logic biện chứng đã có từ thời cổ đại, trong các học thuyết của Heraclitus, Plato, Aristotle… và mầm mống của phương hướng mới này luôn ẩn chứa trong tác phẩm của các đại biểu logic truyền thống

Ở Heraclitus (535-475TCN), mặc dù tư tưởng biện chứng được trình bày dưới dạng các câu danh ngôn với nhiều ẩn dụ song theo đánh giá của V.I.Lênin thì Heraclitus đã có “một sự trình bày rất hay những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng” (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.371) Theo Heraclitus, mục đích của nhận thức là nhận thức tính tất yếu, tính quy luật của thế giới (logos) mà bản chất

Trang 22

22

của logos là biện chứng, phát triển, thống nhất và do vậy nhận thức phải phát triển tính liên tục của nó Theo ông, nguyên nhân của sự biến đổi là do thế giới vạn vật đều trong một thể hòa hợp thống nhất của những mặt đối lập có sự liên

hệ, tác động lẫn nhau

Ngoài ra, theo Heraclitus, sự xung đột giữa các mặt và nguồn gốc của sự phát triển không phụ thuộc vào thần thánh Ông viết: “Đấu tranh là nguồn gốc của sự hiện hữu và khởi nguyên của sự sống và tồn tại”; “Tất cả đều sinh ra trong đấu tranh và tất yếu phải sinh ra” (Hà Thúc Minh, 2013) Đánh giá về tư tưởng biện chứng của Heraclitus, F.Engel viết:

"Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó

là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không

tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều

không ngừng phát sinh và tiêu vong” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1994, t.20, tr.35)

Còn theo đánh giá của V.I.Lênin:

“Nói về Hêraclít với mức độ vừa đủ, coi đó là một trong những người

sáng lập ra phép biện chứng” và phép biện chứng của Heraclitus là “phép biện chứng hoàn toàn khách quan, coi như là nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại” (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.368)

Đến Plato (427-347TCN), ông phản đối các quan điểm cho rằng cảm giác

là nguồn gốc của tri thức chân thật Thay vì vậy, nguồn gốc của tri thức chân thật

là hồi tưởng của linh hồn đang trú ngụ ở thể xác con người về thế giới ý niệm mà trước đây linh hồn đã trải qua Với Plato, phép biện chứng là phương pháp kích thích sự hồi tưởng lại thế giới ý niệm thông qua đàm thoại logic Nói cách khác, phép biện chứng là nghệ thuật so sánh và phân tích những khái niệm trong khi tranh luận, khơi dậy những ý kiến xác thực trở thành tri thức mà cội nguồn của

nó là thế giới ý niệm tồn tại khách quan với ý thức con người Ở đây ta thấy triết học của Plato tiến lại gần phép biện chứng khái niệm

Tới Aristotle (384-322TCN) đã đặt ra và có ý giải quyết một loạt những vấn đề cơ bản của logic biện chứng Ông “đã nghiên cứu những hình thức căn

Trang 23

23

bản nhất của tư duy biện chứng” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1994, t.20, tr.34) Chẳng hạn như việc ông là người đầu tiên đã trình bày phép biện chứng về cái riêng và cái chung Nhưng vào thời Trung cổ, người ta từ bỏ cách hiểu hợp lý mà

ra sức phát triển quan điểm siêu hình của Aristotle Đến thế kỷ XVII, lịch sử triết học Tây Âu rũ bỏ nền triết học kinh viện để bước sang giai đoạn “đại phục hồi

các khoa học” Francis Bacon (1561-1626) thừa nhận sự tồn tại khách quan, vô

hạn trong tính đa dạng của thế giới vật chất Và để nhận thức thế giới đó, theo ông, thực nghiệm, quan sát, phân tích và quy nạp là phương pháp quan trọng Muốn như thế, phải so sánh đối chiếu các mặt của một sự vật, cũng như giữa các

sự vật để rút ra những kết luận mang tính khái quát và chân thực Như vậy, theo Bacon nhiệm vụ nhận thức của con người là nắm được sâu sắc các mối liên hệ phức tạp của tự nhiên, thông qua việc vận dụng phép biện chứng và logic trong

tư duy

Với Thomas Hobbes (1588-1679), theo ông: “bản thân các vật thể được gọi là các vật thể nằm trong quan hệ với nhau, trong quan hệ qua lại” Ông đặc biệt chú ý đến biện chứng giữa phương pháp phân tích và tổng hợp Để khắc phục sự hạn chế của logic truyền thống, Descartes yêu cầu phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự mạch lạc rõ ràng trong tư duy, lý luận để đạt tới chân lý Có thể thấy Descartes đã gián tiếp khẳng định phép biện chứng và logic học là công cụ của nhận thức, chỉ có điều ông xuất phát từ việc đề cao phương pháp diễn dịch hơn phương pháp quy nạp

Đến Wilhelm Leibniz (1646-1716), ông là một trong những người mở đầu những quan điểm biện chứng duy tâm trong triết học Đức Xuất phát từ chủ nghĩa duy lý duy tâm nhằm chống lại chủ nghĩa cảm giác và kinh nghiệm của John Locke Để cố gắng vượt qua logic truyền thống, Leibniz đã đã tiếp cận cách giải quyết biện chứng quan hệ giữa chân lý tương đối với chân lý tuyệt đối bằng việc nêu lên học thuyết về hai loại chân lý, đó là chân lý lý thuyết và chân lý sự kiện Ông đã đặt ra một yêu cầu hợp lý rằng logic phải vạch rõ điều kiện để đảm bảo tính xác thực của tri thức Từ đây ông đã nêu ra 11 nguyên lý có thể được sử dụng để nhận thức chân lý

Trang 24

24

Những người đặt nền móng lý luận cho phân ngành logic biện chứng là các nhà triết học cổ điển Đức Trước tiên phải kể tới Immanuel Kant (1724-1804) Trong quá trình tổng kết và khái quát lại lịch sử phát triển của logic học từ Aristotle, I.Kant không phủ nhận những thành tựu của logic học trước đó Ngược lại, ông còn cho rằng logic học đã đạt được những thành tựu đáng kể Đồng thời, ông cũng phát hiện ra thiếu sót cơ bản của logic hình thức là với các khả năng hạn chế khiến nó khó có thể trở thành phương tiện của nhận thức hiện thực và kiểm tra kết quả Theo Kant, đó chỉ là thứ logic kinh nghiệm và lần đầu tiên trong lịch sử ông gọi là “logic hình thức” Theo I.Kant, bên cạnh với “logic hình thức” thì cần phải có một thứ logic học đặc biệt mà ông gọi là logic siêu nghiệm Nhiệm vụ chủ yếu của logic học siêu nghiệm là nghiên cứu các hình thức thực sự

cơ bản của tư duy, như phạm trù (những khái niệm chung nhất) Kant cũng là người đầu tiên phát hiện ra biện chứng sâu sắc của tư duy con người, về tính chất mâu thuẫn khách quan giữa cái hữu hạn và vô hạn, giữa cái phân chia được và cái không phân chia được, giữa cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên, giữa cái tự do và cái tất yếu Logic siêu nghiệm của Kant dựa trên cơ sở của nguyên lý mâu thuẫn,

mà theo cách diễn đạt của ông, đó là những nghịch lý (Antinomi), hay vấn đề tương quan, tương tác giữa chính đề và phản đề, như hai mặt mâu thuẫn nan giải Chính vì vậy có thể nói, logic siêu nghiệm của Kant là tiền đề lý luận của logic biện chứng Đóng góp của Kant đối với sự hình thành logic biện chứng thậm chí còn tiến xa hơn thế, đó là khi tìm hiểu 11 nguyên lý của phương pháp luận

Leibniz, I.Kant đã viết tác phẩm Lý giải mới những nguyên lý đầu tiên của nhận

thức siêu hình (A New Elucidation of the First Principles of Metaphysical

Cognition), trong đó bắt đầu định hình phương pháp biện chứng dựa trên nguyên

lý nguồn gốc chung và sự tác động lẫn nhau của các hiện tượng trong thế giới - tiền thân của nguyên lý phát triển và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Tuy nhiên, theo Kant, sự biện chứng này không tồn tại ở "vật tự nó" (Ding an sich)

Friedrich Hegel (1770-1831) đã kế thừa trên tinh thần phê phán toàn bộ logic trước đó, nhất là logic siêu nghiệm của I.Kant Do đó, quá trình nhận thức không nên dừng lại ở giai đoạn giác tính Lôgích hình thức là Lôgích của giác

Trang 25

25

tính, tức Lôgích chủ quan… Vì thế, theo Hegel: "Lôgích hình thức truyền thống chỉ là chương đầu của Lôgích chủ quan trước khi tiếp cận Lôgích biện chứng" (Bùi Văn Mưa & Nguyễn Quang Điển, 2005, tr.42) Trong khi phê phán logic hình thức, F.Hegel đã đi xa đến mức phủ nhận các nguyên tắc dựa trên cơ sở luật đồng nhất và luật mâu thuẫn Ông viết:

“Quy luật đồng nhất, A = A, là trống rỗng […] "trong sự nhận thức có lĩnh vực mà ở đó chúng phải duy trì ý nghĩa của chúng" là không công bằng Nhưng với tính cách là “những hình thức thờ ơ”, chúng có thể trở thành “những công cụ của sai lầm và của ngụy biện”, chứ không phải của chân lý” (V.I.Lênin,

2006, t.29, tr.102)

Sự phê phán của ông thậm chí đến mức xuyên tạc mối quan hệ thực giữa logic hình thức và logic biện chứng, thậm chí khiến kìm hãm hẳn sự phát triển tiếp theo của logic hình thức Bên cạnh việc phê phán logic hình thức, Hegel nghiên cứu lại bản chất của tư duy, các hình thức và quy luật của nó Ông thấy nhiệm vụ của mình là phải tìm ra phương thức giải quyết các mâu thuẫn này Với lược đồ tam đoạn thức biện chứng cùng với hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản do Hegel phát hiện đã làm cơ sở cho bộ môn logic biện chứng Trên cơ sở những nguyên lý và quy luật cơ bản của logic biện chứng, Hegel đã xây dựng các học thuyết về biện chứng của khái niệm, phán đoán và lập luận Như vậy, công lao của Hegel là đã vạch thảo, nghiên cứu một cách toàn diện và xây dựng khá hoàn chỉnh logic biện chứng, tuy nhiên đó là logic biện chứng duy tâm

Trong toàn bộ công trình của mình Hegel không một lần dùng từ logic biện chứng, thuật ngữ này do các nhà kinh điển Marxist đưa ra nhưng toàn bộ kho tàng triết học của ông mà trước hết là khoa học logic luôn toát lên các vấn đề logic biện chứng Theo đánh giá của V.I.Lênin :

"Thừa nhận tính cụ thể và sự phát triển của chân lý là thành tựu đáng giá nhất của logic học của Hegel Vì đối với Hegel, lôgic học tuyệt nhiên không phải

là khoa học về năng lực tâm lý chủ quan, là "sự thông thái" hay "ảo thuật" mà có gốc rễ trong bản thân hiện thực khách quan Logic học của Hegel với tư cách là

Trang 26

“Mác không để lại cho chúng ta logic học (với chữ L) nhưng đã để lại cho chúng ta logic của tư bản và phải tận dụng đầy đủ logic đó để giải quyết vấn đề

mà ta đang nghiên cứu” (V.I.Lênin, 2005, t.42, tr.359) Theo Lênin, logic biện chứng được xây dựng trên cơ sở: “Biện chứng của sự vật sản sinh ra biện chứng của ý niệm, chứ không phải ngược lại” (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.209)

Sự hình thành logic biện chứng như là khoa học vẫn tiếp tục ở các nước khác nhau vào cuối thế kỷ XIX và trong toàn bộ thế kỷ XX Logic biện chứng Marxist đặc biệt được nhiều nhà khoa học Xô Viết quan tâm phát triển như B.M.Kedrov (1903-1985), P.V.Kopnin (1922-1971), M.M.Rozental (1906-1975)… Đã có một số những công trình nghiên cứu nhằm trình bày logic biện chứng một cách hệ thống và được tiến hành theo hai hướng chính: 1) Tư duy biện chứng - lần theo những khám phá về tính quy luật của sự phản ánh hiện thực

Trang 27

27

vào tư duy con người 2) Biện chứng của tư duy - khám phá tính quy luật, sự phát triển của chính bản thân tư duy Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang có những nhân tố mới kích thích logic biện chứng phát triển

1.3 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LOGIC HỌC

1.3.1 Phương pháp luận và phương pháp hình thức hóa trong logic học

Logic học là bộ phận duy lý của triết học, do đó cơ sở phương pháp luận của logic học được tổng kết dựa trên những quan điểm của nhiều nhà tư tưởng khác nhau trong lịch sử triết học, thể hiện sự hiểu biết của con người trong lĩnh vực tư duy Ở giai đoạn đầu tiên của sự hình thành nên logic học: Plato đã sớm nhận thấy rằng mọi cuộc trò chuyện giữa con người đa phần là sự trừu tượng hóa khỏi các sự vật cụ thể, thay vào đó là thông qua các hình thức Những hình thức này mang đến ý nghĩa trong những phát biểu của con người, ngoải ra với sự thấu hiểu các mối tương quan giữa các hình thức với nhau mang đến tri thức Còn theo Aristotle, giới tự nhiên vừa là vật chất đầu tiên (cơ sở mọi sinh tồn) vừa là hình dạng Trong khi đó, con người nhận thức về mặt hình dạng chứ không phải

sự vật Với những quan điếm sơ khai đó là tiền đề cho việc hình thành nên lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các hình thức diễn đạt, cũng như mối quan hệ giữa các hình thức đó với nhau - đó chính là khoa học về logic

Cơ sở hình thành lĩnh vực khoa học về logic còn được củng cố bởi tư tưởng của I Kant (1724-1804) Ông cho rằng tồn tại “vật tự thể” (Ding an sich)

là bản chất của sự vật, nhờ nó mà sự vật tự thân tồn tại Trong khi đó, con người không nhận thức được vật tự thể, mà chỉ nhận thức được sự hiện diện của nó (“vật cho ta”) Sự hiện diện này được nắm bắt bởi giác tính con người (chủ thể)

và tri thức luôn luôn tuỳ thuộc vào chủ thể Theo Kant, quá trình nhận thức của con người bắt đầu từ cảm năng, đến giác tính và sau cùng là lý tính (tương ứng với các hình thức nhận thức đã được thừa nhận hiện nay là cảm giác, tri giác, biểu tượng và tư duy trừu tượng); trong đó, “logic hình thức” là khoa học về những quy luật của giác tính nói chung, những quy luật giác tính này được trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức Nói cách khác, “logic hình thức” chỉ

Trang 28

28

nghiên cứu mô thức của tư duy chứ không nghiên cứu nguồn gốc nhận thức của đối tượng Theo Kant lý do cần phải xem những mô thức này là đối tượng của nhận thức bởi vì nó có tầm quan trọng đối với nhận thức của con người cũng không khác gì tầm quan trọng của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới Khi nhận thức xem các mô thức này là đối tượng nhận thức thì mục đích hướng tới không phải là để làm sáng rõ sự vật, hiện tượng của thế giới mà là nhằm làm sáng rõ tư duy của con người Tư duy của con người chỉ đáng tin cậy khi những hình thức mà tư duy sử dụng phải đáng tin cậy

Sau khi lý giải về cơ sở của logic hình thức cũng như nhận ra những hạn chế của nó trong việc nghiên cứu về nguồn gốc của nhận thức, Kant đã đưa logic học tiến lên một bước mới trên con đường phát triển bằng việc nêu lên một loại logic mới mà ông gọi là logic siêu nghiệm Theo ông, logic siêu nghiệm với nhiệm vụ nghiên cứu hình thức cơ bản nhất của tư duy, đó là các phạm trù (khái niệm rộng nhất), bởi chỉ có những phạm trù mới thể hiện mối liên hệ với đối tượng hiện thực, nhờ đó logic siêu nghiệm mới tiếp cận được nguồn gốc của nhận thức Từ đó, ông phân chia kiến thức của con người làm hai loại: “Kiến thức khoa học” là những tiên nghiệm, có sẵn trong ý thức và tồn tại khách quan giúp nhận thức những sự vật hiện tượng, còn “kiến thức thông thường” là hậu nghiệm, là kiến thức dựa trên kinh nghiệm cá nhân Theo Kant, những tiên nghiệm (có trước kinh nghiệm) có vai trò là công cụ nhận thức, chính vì vậy khi nghiên cứu nhận thức thì trước hết phải nghiên cứu công cụ này Logic siêu nghiệm xem mọi hình thức của logic là thuộc tính tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm của lý trí, quyết định khả năng hiểu biết chung nhất về hiện tượng của kinh nghiệm

F.Hegel kế thừa tư tưởng của I.Kant khi xem logic hình thức là logic của giác tính Tuy nhiên, theo ông logic học không thể dừng lại ở giai đoạn giác tính

mà cần vươn tới giai đoạn lý tính, tức là xem logic học như là lý luận về nhận thức chân lý Mặc dù vậy, Hegel đứng trên thế giới quan duy tâm thần bí mà ở đó

theo các nhà Marxist là chứa đựng những “hạt nhân hợp lý”, ông viết trong Bách

khoa toàn thư các khoa học triết học: Khoa học logic là "khoa học về ý niệm

Trang 29

29

thuần túy, nghĩa là về ý niệm trong nguyên chất trừu tượng của tư duy ", "logic

là khoa học thuần tuý, tức là tri thức thuần tuý với tất cả tầm vóc phát triển của nó" (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.102) Còn theo quan điểm của Denis Diderot (1713-1784): “Tất cả các môn khoa học trừu tượng đều không là gì khác ngoài việc

nghiên cứu mối liên hệ giữa các biểu tượng.” (Dingle 2000, tr.61) Theo lý luận

nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Tư duy là phản ánh của hiện thực

Karl Marx chỉ rõ: “cái ý niệm chẳng qua chỉ là cái vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995,

t.23, tr.35) Ngoài ra, tư duy thực hiện phương thức phản ánh nhưng không phải

là trực tiếp nhờ các giác quan, mà gián tiếp Sự phản ánh gián tiếp này thể hiện ở hai phương diện: Một mặt, sự phản ánh có tính chất khái quát, tính bản chất của đối tượng Mặt khác, tư duy dựa trên cơ sở những tri thức (tư tưởng) của nhân loại đã được tổng kết và lưu lại để nghiên cứu về những mối liên hệ logic có tính quy luật, tất yếu của chúng

Từ tất cả những quan điểm của các nhà tư tưởng trong lĩnh vực tư duy nêu trên đều đi tới thống nhất rằng để nghiên cứu về tư duy đòi hỏi nhà logic học tập trung nghiên cứu cấu trúc của tư tưởng và xây dựng nên bộ môn nghiên cứu thông qua phương pháp hình thức hóa Phương pháp hình thức hóa dựa trên cơ sở trừu tượng hoá nội dung tư tưởng, tách hình thức ra khỏi nội dung để nghiên cứu,

để tìm ra cơ cấu logic, hình thức logic của tư tưởng Một yêu cầu quan trọng của phương pháp hình thức hóa là phải tìm ra được những mối liên hệ có tính quy luật vững chắc giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng và cụ thể hoá nó thành những quy tắc, công thức, những sơ đồ logic nhằm bảo đảm tính cân đối, nhất quán, liên tục, chính xác của tư duy

Vai trò của việc hình thức hóa trong tư duy từng được G.Frege so sánh với vai trò của việc phát minh ra kính thiên văn hay kính hiển vi trong hoạt động nhận thức giới tự nhiên Ở đây ta thấy rằng, sự hình thành nên logic học phục vụ cho hoat động tư duy nhận thức chân lý cũng tương tự như nguyên lý và công năng hình thành nên một loại thấu kính, đó là bằng cách mô phỏng các mối liên

hệ của thế giới khách quan, qua đó xây dựng nên các nguyên tắc (mô thức), từ đó

Trang 30

mà chưa phải là hình ảnh chân thực Lúc này để từ những hình ảnh phản ánh thông qua “công cụ” có thể nhận thức được hình ảnh chân thực về đối tượng thì đòi hỏi tới những nguyên tắc logic mà nhà nghiên cứu (quan sát) rút ra trong rất nhiều quá trình liên hệ giữa hình ảnh với hiện thực Những nguyên tắc logic này được xem là các quy luật không cơ bản của tư duy Chẳng hạn trong logic hình thức có các nguyên tắc chu diên, định nghĩa khái niệm, loại hình hay kiểu của tam đoạn luận… trong logic biện chứng có các nguyên tắc như khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển…

Phương pháp hình thức hóa có những ưu thế đặc biệt trong logic học bởi những lý do sau: Thứ nhất, ưu thế về mặt hình thức của tư duy thể hiện ở việc thường xuyên phải giả định về tính chân thực của các tiền đề trong quá trình suy luận của tư duy Trên thực tế không phải lúc nào con người cũng chắc chắn về các phán đoán tiền đề, trong các suy luận này, yếu tố hình thức (tính đúng đắn của các suy luận) được đặt lên trước tiên Thứ hai, ưu thế về mặt hình thức thể hiện ở tính khái quát cho mọi trường hợp của nội dung tư duy Ta có thể liên hệ bất kỳ nội dung thực tế nào khi thay vào các ký hiệu trong công thức logic, thì các suy luận vẫn đảm bảo đúng Thứ ba, ưu thế về mặt hình thức cho phép phát hiện ra các tri thức mới một cách gián tiếp Nhờ không quá để tâm tới “tính chân thực” (hiện thực) mà chỉ quan tâm tới “tính đúng đắn” của các “nguyên tắc” (cấu trúc) khiến suy luận logic có thể đi xa tới các các phán đoán về các đối tượng không ở ngay trước mắt hoặc do giới hạn năng lực nhận thức trực tiếp thông qua giác quan của con người Khả năng khám phá tri thức mới được thể hiện nổi bật

ở sức mạnh to lớn của toán học (logic toán)

Trang 31

31

Vì có những ưu thế đặc biệt mà phương pháp hình thức hoá không phải là phương pháp riêng của khoa học logic mà nó còn được sử dụng khá rộng rãi ở một số khoa học khác theo yêu cầu riêng của nó Đánh giá về ưu thế của việc hình thức hóa như là nỗ lực khách thể hóa cho việc nhận thức vốn tồn tại trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên Ngoài ra, cơ sở khách quan của logic học là tính

ổn định tương đối hay trạng thái đứng im tương đối của các sự vật hiện tượng

Cơ sở khách quan này bắt nguồn từ sự biện chứng giữa tính đa dạng và thống nhất của thế giới vật chất - sự thống nhất của thế giới vật chất đa dạng (vận động tuyệt đối) thể hiện ở trạng thái cân bằng động (đứng im tương đối) Chính vì vậy, ngoài phương pháp hình thức hoá, khoa học logic còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá So sánh là đối chiếu trong tư tưởng sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng từ đó tìm ra những dấu hiệu chung hoặc riêng, bản chất hoặc không bản chất… Trừu tượng hoá là quá trình tư tưởng tách các dấu hiệu bản chất và không bản chất về đối tượng nhận thức, để chỉ tập trung nghiên cứu dấu hiệu bản chất mà tạm thời không tính đến các dấu hiệu khác Khái quát hoá là liên kết hay nhóm những đối tượng có dấu hiệu chung bản chất thành một lớp Phân tích là thao tác của tư duy phân chia trong tư tưởng đối tượng nhận thức thành những thành tố (yếu tố, tính chất, liên hệ, quan hệ) hay thành những bộ phận (sự kết hợp của một số thành tố) và nghiên cứu từng bộ phận đó; giúp cho tư duy có cái nhìn

Trang 32

32

là sự kết hợp máy móc, để khám phá cái chung, cái riêng, cái đơn nhất, nhưng chưa phân biệt được cái cơ bản với không cơ bản, cái tất nhiên với cái ngẫu nhiên… Ở giai đoạn nhận thức lý tính đòi hỏi tới sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp hồi qui, lúc này phương pháp phân tích và tổng hợp quyện vào nhau - kết quả từ phương pháp này định hướng, tạo cơ sở cho phương pháp kia Cao hơn nữa là sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp theo cấu trúc di truyền, tại đây tiến trình phân tích và tổng hợp trong tư duy xuôi theo tiến trình phát triển lịch sử của sự vật Kết quả của quá trình đó là ta thu được những tư tưởng có nội dung phong phú, đa dạng, thể hiện dưới hình thức chung thống nhất là các hình thức của tư duy

1.3.2 Cơ sở khách quan của các hình thức và quy luật tư duy cơ bản

Tư duy là sự phản ánh thế giới vào trong bộ óc con người Do đó, các hình thức và quy luật của tư duy mang một đặc trưng khách quan, không do ai tạo ra, nhưng lại được hình thành trong ý thức, là kết quả hoạt động thực tiễn của con người phát hiện và sử dụng nhằm mục đích nâng cao trình độ tư duy Hình thức của tư duy là những kết cấu hay cấu trúc của tư duy đã được con người nhận thức thông qua thực tiễn Chúng là một bộ phận hữu cơ làm nên tư tưởng, góp phần qui định tính chân thực hay giả dối của nội dung tư tuởng khi phản ánh đối tượng Trong lịch sử của logic học, nhiều nhà tư tưởng đã cực đoan hóa vấn đề hình thức nên đã có quan điểm duy tâm về tư duy, khi đó các hình thức của tư duy mang tính chủ quan Đến F.Hegel, ông đã thổi sức sống vào những hình thức

đã chết và làm cho chúng có nội dung khi xem xét khái niệm phạm trù nói riêng hay hình thức tư duy nói chung là mang tính khách quan Các nhà Marxist cũng khẳng định về tính khách quan của các hình thức tư duy V.I.Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc” (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.223)

Hình thức cơ bản đầu tiên của tư duy phải kể tới là khái niệm Khái niệm

là sự phản ánh có tính hệ thống và tương đối đầy đủ về bản chất của đối tượng

Trang 33

về chất từ đối tượng này sang đối tượng kia Quan điểm này có ưu thế ở chỗ nó trở thành cơ sở để xác định và phân biệt khái niệm này với khái niệm khác Thông qua đó ta có thể thực hiện các thao tác phân chia hay kết hợp, mở rộng hay thu hẹp khái niệm một cách thuận lợi… góp phần giúp tư duy mạch lạc, sáng sủa Tuy nhiên, quan điểm nghiên cứu khái niệm ở trạng thái tĩnh có mặt hạn chế

là không chú ý đến các vấn đề về nguồn gốc, sự chuyển hóa và sự phát triển của các khái niệm, do đó không giải thích được sự phát triển về nhận thức của khái niệm Tư duy sử dụng khái niệm tĩnh như vậy là rõ ràng nhưng chưa đảm bảo sự sâu sắc trong việc nhận thức về các đối tượng của thế giới Trên thực tế của hoạt động tư duy, khi xem xét lịch sử tư tưởng của con người phản ánh quá trình nhận thức về hiện thực, bản thân các khái niệm luôn luôn có sự biến đổi và phát triển không ngừng, theo xu hướng đi từ những khái niệm hẹp đến khái niệm ngày càng rộng Chẳng hạn như khái niệm về vật chất trong lịch sử triết học (nước, lửa, khí, nguyên tử… phạm trù triết học), khái niệm về các con số trong toán học (số tự nhiên, số nguyên, số thập phân, số phức…) Trong xu hướng mở rộng khái niệm

đó thì phạm trù là những khái niệm rộng nhất

Hình thức cơ bản thứ hai của tư duy là phán đoán Phán đoán là sự kết hợp các khái niệm nhằm phản ánh về mối quan hệ giữa đối tượng với thuộc tính của

nó hay với những đối tượng khác, qua đó khẳng định hay phủ định một điều gì

đó về đối tượng Cơ sở khách quan của phán đoán là các mối liên hệ hay quan hệ giữa các đối tượng hiện thực vốn rất đa dạng, phong phú về mặt nội dung phản ánh, nhưng về mặt hình thức thì lại thống nhất và tạo thành cấu trúc logic của phán đoán Khái niệm có nội hàm và ngoại diên, thì phán đoán có chất của phán đoán (là, không là…) và lượng của phán đoán (một số, tất cả…) Giá trị phản ánh

Trang 34

34

của phán đoán trước hiện thực có thể là chân thực hoặc giả dối, chúng được nhận thức lâu dài trong nhận thức khoa học Tuy nhiên trong logic hình thức thì không quan tâm đến nội dung của các phán đoán mà chỉ quan tâm đến các quan hệ chuyển đổi giá trị chân lý của các phán đoán

Hình thức cơ bản thứ ba của tư duy là suy luận Suy luận là một thao tác của tư duy theo một cơ sở logic xác định, để từ những tri thức đã có, đã được chứng minh là chân thực, người ta tìm ra những tri thức mới mà tính chân thực của tri thức mới hoàn toàn phụ thuộc vào tính chân thực của tri thức xuất phát

Sự tồn tại của suy luận trong tư duy cũng do chính hiện thực khách quan quy định Có hai con đường làm gia tăng tri thức trong tư duy phản ánh đối tượng: Một là con đường khái quát trực tiếp từ hiện thực khách quan trên cơ sở quan sát trực tiếp bằng các cơ quan cảm giác Hai là con đường nhận thức một cách gián tiếp thông qua suy luận, từ những tri thức đã định hình trong tư duy để tìm ra tri thức mới phản ánh về đối tượng Con đường khái quát trực tiếp có một hạn chế là phạm vi tiếp xúc của con người với đối tượng bị giới hạn trong khi nhu cầu nhận thức là vô hạn Do đó, phần lớn tri thức của nhân loại có được là do con đường suy luận

Cơ sở khách quan của các quy luật tư duy xuất phát từ mối liên hệ có tính phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội mà cả trong lĩnh vực tư duy Bản thân các hình thức logic của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy luận) cũng thể hiện mối liên hệ giữa các tư tưởng, đó là sự thống nhất về mặt hình thức phản ánh dù tư tưởng có nội dung phản ánh khác nhau Đến lượt mình, các hình thức logic cũng liên hệ với nhau tạo ra mối liên hệ logic trong tư duy Chẳng hạn, mối liên hệ giữa các phán đoán được thể hiện bằng các liên từ (và, hoặc, nếu thì, ) phản ánh những mối liên hệ như liên kết hay phân tách trong hiện thực giữa các đối tượng Trong những mối liên hệ logic lại có những mối liên hệ mang tính tất yếu, phổ biến chi phối quá trình tư duy khi phản ánh hiện thực Những mối liên

hệ này được gọi là quy luật logic, bao gồm những quy luật cơ bản và quy luật không cơ bản (nguyên tắc logic) của tư duy Các quy luật cơ bản phản ánh những mối liên hệ và quan hệ căn bản, chung nhất của tư tưởng, và do vậy thiếu chúng

Trang 35

35

thì không thể có tư duy Các quy luật không cơ bản chỉ tác động có giới hạn ở một số hình thức tư duy xác định Các quy luật không cơ bản là những đòi hỏi, những nguyên tắc, những chuẩn mực tư duy được rút ra từ sự tác động của các quy luật logic nhằm đảm bảo cho nhận thức đạt tới chân lý Mặc dù không đồng nhất với các quy luật của các sự vật, song các quy luật của tư duy tồn tại và tác động trong tư duy không phụ thuộc vào ý muốn của con người Chúng được con người khám phá ra trong hoạt động thực tiễn Theo V.I.Lênin, tính chân thực của các quy luật logic đã được thực tiễn kiểm nghiệm lặp đi lặp lại hàng triệu lần

Bản thân các quy luật logic cũng liên hệ nội tại với nhau và nằm trong sự thống nhất hữu cơ, qua đó đảm bảo cho sự tương thích của tư duy với hiện thực, giúp cho hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả

Có hai phương thức tư duy phản ánh đối tượng ở các trạng thái khác nhau cho nên các quy luật cơ bản của tư duy lại được phân ra làm hai nhóm: Các quy luật cơ bản của logic hình thức và các quy luật của logic biện chứng Về quy luật của logic hình thức chỉ chi phối tư duy trong quá trình phản ánh đúng đắn đối tượng ở mặt hình thức của nó Việc tuân thủ các quy luật cơ bản của tư duy hình thức sẽ đảm bảo cho nó có được các tính chất cơ bản của tư duy đúng đắn phản ánh chân thực hiện thực khách quan là: tính xác định trong quá trình phản ánh (luật đồng nhất), tính thống nhất (luật mâu thuẫn), tính nhất quán (luật bài trung)

và tính chứng minh được của những tư tưởng phản ánh (luật lý do đầy đủ) Cụ thể:

Quy luật đồng nhất phát biểu như sau: “A là A Một tư tưởng, khi đã định hình, phải luôn là chính nó trong một quá trình tư duy.” (Phạm Đình Nghiệm, 2008, tr.35) Về cơ sở khách quan của luật đồng nhất xuất phát từ tính

ổn định, bền vững, xác định về chất (trạng thái đứng im tương đối) của các đối tượng, đặt ra yêu cầu về tính xác định của tư duy khi phản ánh thế giới Đây chính là nguyên tắc có tính chất cơ sở để xây dựng toàn bộ khoa học logic hình thức Mọi đối tượng trong thế giới vốn không ngừng vận động, biến đổi (là nó

mà không phải là nó), do vậy, để định hình được những hiểu biết về đối tượng

và phân biệt nó với những cái không phải là nó thì buộc tư duy con người phải

Trang 36

36

thực hiện thao tác đồng nhất trừu tượng; tức là loại bỏ đi những sự biến đổi được xem là “không đáng kể” trên đối tượng để xác định cái chất ổn định tương đối của chúng Những yêu cầu của luật đồng nhất được xác định dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn sử dụng khái niệm phản ánh thế giới của con người Việc tuân thủ yêu cầu của quy luật đồng nhất giúp cho người trình bày lẫn người tiếp nhận nội dung tư tưởng không bị lạc đề, không bị rối loạn, tránh sự mơ hồ và đặc biệt chống lối nói nước đôi hoặc nguỵ biện

Luật mâu thuẫn phát biểu như sau: "Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau không thể nào cùng đúng Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai." (Phạm Đình Nghiệm, 2008, tr.38) Trên cơ sở của luật đồng nhất là tính xác định về chất của các đối tượng được bảo toàn trong khoảng thời gian nhất định Từ đó suy ra, nếu đã khẳng định

về sự tồn tại của đối tượng, thì không thể cũng khẳng định cả sự không tồn tại của nó Những yêu cầu của luật mâu thuẫn được xác định dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn xây dựng các phán đoán Việc tuân thủ yêu cầu của luật mâu thuẫn

sẽ giúp loại bỏ các mâu thuẫn logic trong tư duy, qua đó đảm bảo cho sự thống nhất của tư tưởng trong việc rút ra tất cả các hệ quả từ luận điểm đã có

Luật bài trung phát biểu như sau: “Một phán đoán, nhận định hoặc đúng hoặc sai chứ không thể có một giá trị thứ ba nào khác." (Phạm Đình Nghiệm,

2008, tr.40) Nếu như luật đồng nhất giúp cho tư duy có tính xác định trong quá trình phản ánh, luật mâu thuẫn giúp cho tư duy có tính thống nhất thì luật bài trung giúp cho tư duy có tính nhất quán Thể hiện ở chỗ: Trong khi luật mâu thuẫn khẳng định rằng khi hai tư tưởng mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình tư duy thì chúng không thể cùng chân thực (tức là nếu một tư tưởng đã được khẳng định là chân thực thì tư tưởng đối lập sẽ mặc nhiên xem là không chân thực cần phải loại bỏ khỏi tư tưởng) nhưng luật mâu thuẫn lại không cho biết chúng có thể cùng giả dối hay không (tức là nếu một tư tưởng được khẳng định là giả dối thì tư tưởng đối lập lại không suy ra được là chân thực hay giả dối) Vướng mắc này được giải quyết ở luật bài trung khi khẳng định rằng một đối tượng hoặc tồn tại hoặc không tồn tại chứ không thể có khả năng thứ ba nào khác (do đó luật bài

Trang 37

37

trung còn gọi là luật triệt tam) Với vướng mắc nêu trên thì câu trả lời của luật bài trung là, nếu một tư tưởng được khẳng định là giả dối thì tư tưởng đối lập mặc nhiên là chân thực Tính nhất quán của tư duy là ở việc trong quá trình phản ánh đối tượng thì tư tưởng luôn đảm bảo sự đồng nhất về tính chân thực hay giả dối của tất cả các tư tưởng tiền đề lẫn tư tưởng hệ quả rút ra từ đó Việc tuân thủ yêu cầu của luật bài trung giúp ta quyết đoán tìm ra kết luận chính xác trước một vấn

đề đặt ra

Khác với ba quy luật trước (do Aristotle phát biểu đầu tiên), luật lý do đầy

đủ được Leibniz khám phá và được phát biểu như sau: "Một tư tưởng chỉ có giá trị khi nó có đầy đủ các cơ sở." (Phạm Đình Nghiệm, 2008, tr.41) Nếu như ba quy luật trên của tư duy hình thức được Aristotle khái quát từ rất sớm (thế kỷ IV trước công nguyên) thì luật lý do đầy đủ lại được bổ sung ở thế kỷ XVII bởi W Leibniz Nguyên nhân bởi vì khi tuân thủ ba quy luật trên thì đảm bảo cho tư duy

có được sự rõ ràng, sáng sủa, đáp ứng cho thực tiễn tư duy trước thế kỷ XVII vốn không đòi hỏi sự chặt chẽ, có căn cứ trong các phán đoán tiền đề Về sau này tư duy đòi hỏi tới khả năng khám phá khoa học, tìm kiếm sự thật mà nó phản ánh thì luật lý do đầy đủ trở nên rất quan trọng Luật lý do đầy đủ phản ánh một thực

tế là sự xuất hiện, biến đổi của bất kỳ đối tượng nào đó bao giờ cũng có nguyên nhân, có căn cứ, có mối liên hệ Yêu cầu của luật lý do đầy đủ dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện các suy luận

Đối với logic biện chứng có ba quy luật cơ bản, đó là: quy luật đấu tranh

và thống nhất giữa các mặt đối lập; quy luật lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược

lại; quy luật phủ định của phủ định Cụ thể:

Về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Theo Lênin, quy luật này một mặt chỉ ra tính chất tương đối của sự thống nhất giữa các mặt đối lập với tính cách là hình thức liên hệ bên trong, liên hệ tạm thời; mặt khác chỉ ra tính tuyệt đối của "cuộc đấu tranh" giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự tự vận động, tự phát triển của các hiện tượng Lênin viết: "Sự phân đôi của cái thống nhất

và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó đó là thực chất (một trong những “bản chất”, một trong những đặc trưng hay đặc điểm cơ bản, nếu không

Trang 38

Về quy luật phủ định của phủ định: Quy luật này chỉ ra khuynh hướng của

sự tự thân vận động, phát triển Trên cơ sở quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng, theo Lênin, trong quy luật này thì "Cái phủ định cũng đồng thời là cái khẳng định", bởi vì sự phủ định là một cái gì xác định, có một nội dung nhất định, những mâu thuẫn bên trong dẫn đến sự thay thế nội dung cũ bằng một nội dung mới, cao hơn Lênin viết: "sự lặp lại, ở giai đoạn cao, của một số đặc trưng, đặc tính… của giai đoạn thấp và sự quay trở lại dường như với cái cũ (phủ định của phủ định)" (V.I.Lênin,

2006, t.29, tr.240) "Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng ,

mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là, không có một sự do dự nào, không có một

sự chiết trung nào" (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.245).Theo Lênin, quy luật đấu tranh

và thống nhất giữa các mặt đối lập là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng, bởi vì chỉ có xuất phát từ quy luật này mới có thể hiểu được các quy luật và phạm trù khác Lênin viết: "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về

sự thống nhất của các mặt đối lập" (V.I.Lênin, 2006, t.29, tr.240)

Trang 39

39

Như vậy, với các quy luật cơ bản của logic hình thức đảm bảo cho tư duy

có tính xác định, phi mâu thuẫn, nhất quán và có cơ sở (tư duy đảm bảo tính đúng đắn) thì các quy luật cơ bản của logic biện chứng chỉ ra nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng của sự tự thân vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng, bao gồm cả bản thân tư duy (tư duy đảm bảo tính chân thực) Bên cạnh những quy luật cơ bản thì tư duy còn có những quy luật không cơ bản Những quy luật không cơ bản trong tư duy hình thức chẳng hạn như: quy luật quan hệ ngược (nghịch biến) giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm; quy tắc chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn, các quy tắc về loại hình, kiểu và các biến thể khác nhau của tam đoạn luận… Còn đối với logic biện chứng, ngoài ba quy luật cơ bản thì còn có 6 quy luật không cơ bản, tương ứng với 6 cặp phạm trù cơ bản Bên cạnh đó, logic biện chứng còn được bổ sung bởi hệ thống nguyên tắc phương pháp luận logic biện chứng, đó là: nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển

Danh mục tài liệu đọc thêm Chương 1

Minori Kanbe (Quỳnh Chị dịch), 2017 Tư duy Logic, Nhà Xuất Bản Thế Giới

Cuốn sách gồm 06 chương (Chương 1: Làm mất góc chết Nuôi dưỡng cách nhìn tổng thể; Chương 2: Lý giải cơ sở của năng lực tư duy logic; Chương 3: Sắp xếp thông tin theo cách chia tầng; Chương 4: Lập danh sách ưu tiên để tối

đa hóa hiệu quả đầu tư; Chương 5: Điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp triệt để; Chương 6: Học kỹ năng truyền đạt), giới thiệu cho chúng ta những kiến thức và cách suy nghĩ cùng câu chuyện thuyết phục về cách tư duy logic giúp ích cho công việc

Shibamoto Hidenori (Hoàng Thanh Hương dịch), 2019 Kỹ năng tư duy Logic, Nhà xuất bản Lao động

Cuốn sách được viết để làm sáng tỏ những thắc mắc “Làm thế nào để tư duy tốt?” hay “Phải luyện tập tư duy như thế nào?” Cuốn sách được trình bày

Trang 40

40

súc tích, đi từ tổng quan đến chi tiết, giúp chúng nắm bắt được nội dung cốt lõi của 5 kỹ năng tư duy, khá thích hợp đối với sinh viên các trường khối chuyên ngành kinh tế, kinh doanh và quản trị (Có thể hoàn thành một bài thuyết trình hoặc một bản tài liệu tác động đến đối phương) Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập những cách áp dụng kỹ năng tư duy vào công việc để hiệu quả lao động của chúng ta được nâng lên mức cao nhất

Richard Paul và Linda Elder (Nhóm dịch thuật Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Bùi Năm Nam Sơn hiệu đính), 2015 Cẩm năng tư duy phân tích, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi (Trần Mai Ước & cộng sự) đã đọc và rất thích trang 42 của cuốn sách này, với tự đề là: “Phân tích logic của một bài báo, bài luận hay chương sách” Một cách quan trọng để hiểu một bài luận, bài báo hay chương sách là thông qua sự phân tích các bộ phận trng lập luận của tác giả Một khi làm được điều này, bạn có thể đánh giá lập luận của tác giả bằng các chuẩn trí tuệ Từ trang 42-44 cũng đã cung cấp một số mẫu để phân tích logic Chúng tôi rất tâm đắc và thấy rất hữu ích cho công tác liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu của mình

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w