hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.15Theo quy định của Luật thương mại năm 2005; c
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Hoạt động thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thương mại
* Khái niệm hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động được thực hiện bởi thương nhân và thực hiện trên thị trường Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân thông qua việc trao đổi, mua bán hàng hoá, sản xuất, phân phối, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Như vậy, từ Luật thương mại năm 1997 đến Luật thương mại năm 2005 quy định hoạt động thương mại bao gồm 02 hoạt động chính: Mua bán hàng hoá và hoạt động cung ứng dịch vụ được thực hiện bởi thương nhân nhằm mục đích sinh lợi
*Đặc điểm của hoạt động thương mại
Thứ nhất: Là hành vi được thực hiện liên tục bởi thương nhân
Thứ hai: Là hành vi được thực hiện ở trên thị trường
Thứ ba: Là hành vi có mục đích sinh lợi
1.1.2 Các loại hoạt động thương mại
- Căn cứ theo đối tượng hoạt động thương mại, hoạt động thương mại được phân chia thành: Nhóm hoạt động mua bán hàng hoá; nhóm cung ứng dịch vụ
+ Nhóm hoạt động mua bán hàng hoá là hoạt động phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoá; trao đổi hàng hoá
Hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động bán hàng, mua hàng và cho thuê hàng hóa Bên cạnh đó, nhóm hoạt động thương mại dịch vụ phát sinh trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ, góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
VD: Môi giới hàng hoá; gíam định hàng hoá
-Căn cứ theo hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời:
VD phát hành và mua bán chứng khoán; cho thuê tài chính
1.1.2 Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại được thực hiện chủ yếu bởi thương nhân Pháp luật các quốc gia đều có quy định nhận diện thương nhân
Luật thương mại năm 2005 quy định thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” 1
Với quy định này, thương nhân là tổ chức kinh tế; cá nhân thực hiện hoạt động thương mại độc lập; thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
Vì vậy, sẽ có chủ thể thực hiện hoạt động thương mại nhưng không phải là thương nhân, bao gồm: cá nhân thực hiện hoạt động thương mại; các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp như phân xưởng sản xuất, phòng ban.
1.1.2.2 Đặc điểm của thương nhân
Thương nhân có những đặc điểm sau:
1 Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005
Thứ nhất: Thương nhân bao gồm: Thương nhân là cá nhân có đăng ký kinh doanh; thương nhân là tổ chức kinh tế
Thứ hai: Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại, coi đó là nghề của mình, thực hiện liên tục; thường xuyên; nhằm mục đích sinh lợi
Thứ ba: Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách “độc lập” bằng chính khả năng của mình trong các quan hệ pháp luật và khả năng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản với các giao dịch này
Thứ tư: Thương nhân phải đăng ký kinh doanh Đây là quy định bắt buộc nhằm
“khai sinh” ra một thương nhân thực hiện hoạt động thương mại Qua đó; thương nhân sẽ được xác nhận về mặt tư cách pháp lý cho mình, phân biệt với đối tượng thực hiện hoạt động thương mại khác mà không phải là thương nhân 2
Như vậy, Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định về thương nhân phù hợp với pháp luật các quốc gia trên thế giới và tổ chức thương mại thế giới
1.1.2.3 Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
“Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận” 3
Việc xác định thương nhân nước ngoài hiện nay bao gồm:
(i) thương nhân được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài thông qua việc xác định quốc tịch của nước nơi thương nhân đó thành lập và đăng ký kinh doanh
VD: Ngân hàng Shinhan được đăng ký thành lập tại Hàn Quốc là ngân hàng nước ngoài, mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993
(ii) Được pháp luật nước ngoài công nhận bằng cách xác định quốc tịch của quốc gia nơi thương nhân đó có trụ sở kinh doanh thực tế
2 Nghị định 39/2007/NĐ – CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập; thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
3 Khoản 1, Điều 16 Luật thương mại năm 2005
VD: Công ty bảo hiểm Prudential có trụ sở chính tại LonDon, Anh, nhưng đặt trụ sở tại Đức, thì công ty này được nước Đức công nhận có quốc tịch của Đức, thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của nước Đức
Doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh tại một quốc gia nhưng sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát của cá nhân, tổ chức nước khác thì doanh nghiệp đó mang quốc tịch của cả quốc gia nơi doanh nghiệp thành lập và quốc gia sở hữu hoặc kiểm soát.
VD: Công ty Coca - Cola Việt Nam được thành lập tại Việt Nam, nhưng thuộc sở hữu của công ty Coca – Cola Mỹ, được pháp luật Mỹ thừa nhận công ty Coca – Cola Việt Nam có cả quốc tịch Mỹ
Việc nhận diện thương nhân nước ngoài nhằm mục đích xác định pháp luật áp dụng, chế độ đãi ngộ hay chế độ bảo hộ trong quan hệ giữa thương nhân với nhau và giữa Nhà nước với thương nhân
1.1.2.4 Các hình thức hoạt động thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Các thương nhân nước ngoài có thể hoạt động trực tiếp tại Việt Nam hoặc thông qua văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Áp dụng pháp luật đối với hoạt động thương mại
Để đảm bảo hoạt động thương mại tuân thủ quy định pháp luật, thương nhân cần tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định tại Luật Thương mại năm 2005, Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan Việc tuân thủ các nguyên tắc này giúp đảm bảo tính hợp pháp, công bằng và minh bạch trong hoạt động thương mại, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
1.2.1 Nguyên tắc xác định áp dụng pháp luật đối với hoạt động thương mại
Thứ nhất: Pháp luật Việt Nam được áp dụng đương nhiên đối với hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam 5
Thứ hai: Pháp luật Việt Nam còn được áp dụng bởi sự thoả thuận đối với hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam 6
4 Khoản 2 Điều 16 Luật thương mại năm 2005; Nghị định 07/2016/NĐ – CP quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện; chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
5 Khoản 1 Điều 1 Luật thương mại năm 2005
6 Khoản 2 Điều 1 Luật thương mại năm 2005
Thứ ba: Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam 7
1.2.2 Áp dụng pháp luật Việt Nam
Việc áp dụng pháp luật Việt Nam cho hoạt động thương mại được xác định theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan được áp dụng đối với các hoạt động thương mại 8 bao gồm:
(i) Luật thương mại được áp dụng đương nhiên đối với các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam
(ii) Luật thương mại được áp dụng bởi sự lựa chọn luật khi:
+ Các chủ thể chọn áp dụng Luật thương mại trong giao dịch giữa một bên không phải là thương nhân với bên kia là thương nhân 9
+ Các chủ thể chọn áp dụng Luật thương mại trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Thứ hai: Trong trường hợp hoạt động thương mại không quy định trong Luật thương mại, mà quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó 10
VD: Lĩnh vực ngân hàng; chứng khoản; bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…
Thứ ba: Trong trường hợp hoạt động thương mại không được quy định trong
Luật thương mại; trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 11
VD: Giao kết hợp đồng; các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; hợp đồng vô hiệu…
1.2.3 Áp dụng điều ước quốc tế, luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế
7 Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại năm 2005
8 Khoản 1 Điều 4 Luật thương mại năm 2005
9 Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005
10 Khoản 2 Điều 4 Luật thương mại năm 2005
11 Khoản 3 Điều 4 Luật thương mại năm 2005
Khi áp dụng điều ước quốc tế trong hoạt động thương mại, các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định được quy định trong điều ước đó Đối với những điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam chưa tham gia hoặc chưa công nhận, các bên có quyền bảo lưu, nghĩa là không áp dụng những quy định trái với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Luật nước ngoài là luật của các nước ngoài có chủ quyền hoặc vùng lãnh thổ được pháp luật quốc tế công nhận toàn bộ hoặc một số quyền chủ quyền cũng như luật của các tổ chức liên quốc gia như Liên minh Châu Âu hoặc các tổ chức liên chính phủ khác mà Việt Nam không phải là bên ký kết hoặc gia nhập
Việc áp dụng luật nước ngoài có thể là áp dụng đối với toàn bộ các vấn đề pháp lý hoặc chỉ một hoặc một số vấn đề pháp lý của một giao dịch thương mại cụ thể
- Tập quán thương mại quốc tế: được áp dụng khi:
(i) Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định áp dụng tập quán thương mại quốc tế 12
(ii) Nếu các bên có thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế 13
1.2.4 Áp dụng luật do các bên lựa chọn
Các bên trong quan hệ thương mại có quyền thoả thuận lựa chọn áp dụng luật nội dung của một quốc gia cho một giao dịch thương mại, hoặc có thể chọn luật của nhiều quốc gia khác nhau áp dụng cho những vấn đề khác nhau trong giao dịch thương mại.
Một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
1.3.1 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc này được thiết lập để nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh; ghi nhận sự bình đẳng cho các thương nhân trước pháp luật trong hoạt động thương mại; không có sự phân biệt đối xử giữa thương nhân trong nước hay thương nhân nước ngoài; thương nhân là cá nhân hay thương nhân là tổ chức kinh tế
1.3.2 Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận
12 Khoản 1 Điều 5 Luật thương mại năm 2005
13 Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại năm 2005
Nguyên tắc này đảm bảo sự tự do ý chí, thoả thuận, tự nguyện, cam kết giữa các bên trong quan hệ thương mại
1.3.3 Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại
Thói quen trong hoạt động thương mại là hành vi được lặp đi lặp lại; đã được thiết lập giữa các bên và được các bên trong quan hệ thương mại đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật
1.3.4 Nguyên tắc áp dụng tập quán thương mại
Nguyên tắc này được áp dụng khi: (i) Trường hợp pháp luật không có quy định, (ii) các bên không có thoả thuận; (iii) không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên
Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho hoạt động thương mại được áp dụng mà không được trái với những nguyên tắc đã quy định trong Luật thương mại năm 2005 và trong Bộ luật dân sự 14
1.3.5 Nguyên tắc bảo vệ chính đáng người tiêu dùng
Nguyên tắc này thể hiện trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện hoạt động thương mại trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua các hoạt động cung cấp những thông tin về hàng hoá, đầy đủ, kịp thời Ngoài ra, thương nhân còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, quyền sở hữu; bảo hành hàng hoá…
1.3.6 Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Hiện nay; trong bối cảnh cách mạng công nghiệp việc vận dụng các thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật vào thực hiện hoạt động thương mại giúp các thương nhân tiết kiệm về chi phí; thời gian
VD: Giao kết hợp đồng; phương thức thanh toán…
14 Điều 13 Luật thương mại năm 2005
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1 Trình bày khái niệm, đặc điểm hoạt động thương mại
2 Trình bày về các loại hành vi thương mại
3 Phân tích khái niệm thương nhân theo quy định của Luật thương mại
4 Phân tích khái niệm thương nhân nước ngoài Liên hệ thực tế
5 Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm thương nhân và khái niệm hành vi thương mại
6 Trình bày nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quan hệ thương mại của thương nhân
7 Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
8 Theo anh (chị) nền tảng của Luật thương mại là luật nghĩa vụ: Đúng hay sai?
9 Anh (chị) hãy nêu quan điểm của mình về việc có nên hợp nhất luật dân sự và luật thương mại hay không? Tại sao?
10 Bình luận nguyên tắc áp dụng “thói quen” trong hoạt động thương mại của thương nhân.
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
Hoạt động mua bán hàng hoá
2.1.1 Khái niệm hoạt động mua bán hàng hoá
Mua bán hàng hoá là hoạt động cơ bản của thương nhân được thực hiện bởi bên bán và bên mua, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận 15
Theo Luật Thương mại năm 2005, hoạt động mua bán hàng hóa được phân thành hai loại dựa trên dịch chuyển hàng hóa: hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Hoạt động mua bán hàng hoá trong nước: Là hoạt động mua bán hàng hoá do thương nhân thực hiện tại lãnh thổ Việt Nam mà không có sự chuyển dịch hàng hoá qua biên giới quốc gia hoặc vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng biệt theo quy định của pháp luật như khu chế xuất hoặc khu ngoại quan
- Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu” 16
2.1.2 Hợp đồng mua bán hàng hoá
2.1.2.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá là hình thức pháp lý của việc trao đổi, mua bán hàng hoá được tồn tại, hình thành với tên gọi là bản khế ước; giao kèo Ngày nay theo quy định của Bộ Luật dân sự gọi là hợp đồng 17
Do đó, hợp đồng mua bán hàng hoá được hiểu là sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán về việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hoá
VD: Hợp đồng mua bán cafe; Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng…
2.1.2.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá
- Chủ thể hợp đồng: Gồm bên mua và bên bán; trong đó phải phải có ít nhất một bên là thương nhân
15 Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại năm 2005
16 Khoản 1 Điều 27 Luật thương mại năm 2005
17 Điều 385 Bộ Luật dân sự năm 2015
- Đối tượng của hợp đồng: Hàng hoá; là những hàng hoá không thuộc đối tượng bị cấm kinh doanh 18 Hàng hoá thuộc diện hàng hoá cấm xuất khẩu; nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật quản lý ngoại thương năm 2017; văn bản hướng dẫn thực hiện 19
VD: Hàng hoá là hàng nông sản; hàng hoá là sắt; thép cơ khí; Hàng hoá là thiết bị điện tử…
- Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai 20 Quy định này cho thấy đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của Luật thương mại hẹp hơn so với khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 21
Ngoài ra, các bên trong quan hệ hợp đồng thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hoá không thuộc đối tượng hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá hạn chế kinh doanh; hàng hoá kinh doanh có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật 22
Dạng thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được các bên thỏa thuận bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể Đặc biệt, Luật thương mại cho phép thể hiện hợp đồng dưới các hình thức tương đương văn bản như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu theo quy định pháp luật.
Ngày nay, việc áp dụng công nghệ thông tin trong thư mời chào hàng bằng mail; chấp nhận giao kết hợp đồng; hoặc phụ lục hợp đồng … được bên mua; bên bán thực hiện bằng thông điệp dữ liệu để tiết kiệm thời gian; chi phí
18 Nghị định 59/2006/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 về hàng hoá; dịch vụ cấm kinh doanh; hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
19 Nghị định 68/2018/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật quản lý ngoại thương năm 2017
20 Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005
21 Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015
22 Nghị định 59/2006/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 về hàng hoá; dịch vụ cấm kinh doanh; hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
23 Điều 24 Luật thương mại năm 2005
24 Khoản 15 Điều 3 Luật thương mại năm 2005
Tuỳ từng vào đối tượng của hợp đồng mà pháp luật yêu cầu về hình thức của hợp đồng phải băng văn bản thì phải thể hiện bằng văn bản nếu không hợp đồng đó bị xem là vô hiệu do không đúng về mặt thể thức của hợp đồng 25
Hợp đồng mua bán hàng hóa có mục đích sinh lời đối với các bên mua, bán là thương nhân Đối với bên không phải là thương nhân, việc áp dụng Luật Thương mại thể hiện mục đích khác của việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
2.1.3 Xác lập hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Cơ sở pháp lý: Thực hiện theo quy định của Luật thương mại năm 2005; Nghị định 59/2006/NĐ – CP; …
2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Khi thực hiện HĐMBHH, bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng, đồng thời phải giao chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng 31 Đây là nghĩa vụ cơ bản của bên bán, từ việc giao hàng này sẽ liên quan tới một số nghĩa vụ sau:
Thứ nhất: Thời gian giao hàng
29 Khoản 1 Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015
30 Khoản 2 Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015
31 Điều 34 Luật thương mại năm 2005
Việc thực hiện đúng thời hạn giao hàng, nhằm bảo đảm quyền lợi cho nên mua Nên các bên cần phải xác định cụ thể thời gian giao hàng là: (i) thời hạn giao hàng hay (ii) thời điểm giao hàng Cụ thể:
Thứ nhất: Theo thỏa thuận giao hàng, bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng vào thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng Thời điểm giao hàng là một thời điểm cụ thể trong ngày, khi đến thời điểm đó, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
VD: Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng ngày 20/20/2022 thì bên bán phải giao hàng đúng vào ngày này
Thứ hai: Trong trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua
Ví dụ Bên bán có nghĩa vụ giao hàng trong thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 25/8/2022 Như vậy; từ ngày 15/8/2022 đến ngày 25/8/2022, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì ngày nào và phải thông báo trước cho bên mua
Trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng, bên bán có trách nhiệm giao hàng trong khoảng thời gian hợp lý sau khi ký kết hợp đồng Thời hạn hợp lý được xác định dựa trên đặc điểm của hợp đồng, chẳng hạn như cách thức thực hiện, đối tượng hay loại hàng hóa tương tự.
Như vậy, thực hiện giao hàng đúng thời gian đã thoả thuận là nghĩa vụ bắt buộc của bên bán Do bên bán là người thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá, nên khi giao hàng bên bán nắm quyền chủ động hơn Chính vì thể nếu bên bán không thông báo trước cho bên mua; bên mùa có quyền từ chối không nhận hàng
Trong trường hợp bên bán giao hàng trước thời gian đã thoả thuận (giao hàng sớm), thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác 33 Nếu bên mua nhận hàng phát sinh những chi phí liên quan tới hàng hoá như: chi phí bảo quản; trông coi hàng hoá, bên bán vẫn phải là người chịu trách
32 Điều 37 Luật thương mại năm 2005
33 Điều 38 Luật thương mại năm 2005 nhiệm Còn bên mua không nhận hàng, bên bán tiếp tục giữ lại hàng hoá cho đến thời điểm giao hàng theo thoả thuận
Thứ hai: Địa điểm giao hàng của hợp đồng mua bán hàng hoá được xác định như sau:
Một là : Cả hai bên có thoả thuận về địa điểm giao hàng cụ thể
Hai là: Bên mua và bên bán không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: 34
+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó
VD: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; chủ đầu tư có nghĩa vụ bàn giao nhà tại nơi có căn hộ chung cư đó
+ Đối với hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
VD: Bên bán giao hàng cho bên bốc xếp dỡ hàng hoá
+ Đối với hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá Tuy nhiên; vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó
VD: Bên bán giao tại kho của bên mua Trường hợp này bên bán đã biết kho chứa hàng của bên mua từ thời điểm giao kết hợp đồng
+ Ngoài ra, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán Trường hợp này bên mua đến địa điểm của bên bán để nhận hàng
Thứ ba: Việc xác định hàng hoá phải phù hợp với hợp đồng được thực hiện như sau:
Một là: Bên bán phải giao hàng đúng theo thoả thuận
Hai là: Bên mua và bên bán không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bên bán giao hàng không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
- Bên bán giao hàng không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Bên bán giao hàng không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua
- Bên bán giao hàng mà hàng hoá không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường
Hậu quả pháp lý : Khi bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng bên mua có quyền từ chối nhận hàng
Việc giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho bên mua Do đó, trách nhiệm hàng hoá không phù hợp với hợp đồng cũng được loại trừ cho bên bán: Vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó 35
VD: Đối tượng là hàng hoá đã qua sử dụng, hàng hoá có khiếm khuyết
- Ngoài ra, trong thời hạn khiếu nại theo quy định pháp luật 36 , bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Khái quát chung về dịch vụ, hợp đồng cung ứng dịch vụ
3.1.1 Khái niệm, đặc điểm dịch vụ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ như:
- Dưới góc độ kinh tế học dịch vụ là loại sản phẩm hàng hoá được tạo ra bởi quá trình lao động tồn tại dưới dạng phi vật thể nhằm thoả mãn kịp thời thuận lợi; hiệu quả đối với việc sản xuất và cộng đồng của đời sống xã hội
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt,
- Dưới góc độ luật học theo Khoản 3 Điều 4 Luật giá năm 2012: “Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”
Theo Luật thương mại năm 2005, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” 56
Về mặt pháp lý; dịch vụ và hàng hoá đều là đối tượng của các giao dịch thương mại Trong đó; dịch vụ là sản phẩm hàng hoá “vô hình” để nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong đời sống xã hội
Ngành dịch vụ hiện nay vô cùng đa dạng, phủ khắp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: dịch vụ công (cung cấp điện, nước, vệ sinh đô thị), dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh (ngân hàng, bảo hiểm, vận tải), cùng các dịch vụ chuyên nghiệp chuyên sâu (kiểm toán, tư vấn kiến trúc, y tế, tư vấn pháp lý).
3.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
Sản phẩm vô hình là loại hàng hóa đặc biệt không có hình dạng hay vật chất hữu hình Chúng là thành quả do con người tạo ra và được sử dụng trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của xã hội Đặc điểm của sản phẩm vô hình là không thể xác định hình dạng hay kích thước cụ thể của chúng, vì chúng không tồn tại ở dạng vật lý.
“quyền sở hữu” trên loại hàng hoá này được
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn đi kèm với nhau, không thể tách rời ; tạo ra một chuỗi liên hoàn
- Khó đồng nhất; tiêu chuẩn hoá dịch vụ,
- Dịch vụ không thể lưu trữ được
3.1.2 Phân loại dịch vụ trong hoạt động thương mại
Theo quy định tại Điều 76 Luật thương mại, Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá hạn chế kinh doanh; hàng hoá kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 43/2009/NĐ – CP sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ – CP; Nghị định số 39/2009/NĐ – CP về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định 31/2022/NĐ – CP… Trong đó; Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều
56 Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 kiện Điều kiện để được kinh doanh các loại hàng hóa trong các Danh mục này được áp dụng trên “chủ thể kinh doanh”
Luật Đầu tư 2020 quy định Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, trong đó xác định điều kiện để được kinh doanh các ngành nghề trong Danh mục được áp dụng trên “chủ thể kinh doanh”
Như vậy, tính chất của hai loại Danh mục của Nghị định 59/2006/NĐ-CP và Luật Đầu tư 2020 là giống nhau, đều ràng buộc điều kiện đối với chủ thể kinh doanh quy định dịch vụ thương mại thành các nhóm dịch vụ khác nhau cụ thể:
Nhóm 1: Nhóm dịch vụ cấm kinh doanh
VD: Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời; Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời
Nhóm 2: Nhóm dịch vụ hạn chế kinh doanh
Dịch vụ karaoke, vũ trường; bar,…
Nhóm 3: Nhóm dịch vụ kinh doanh có điều kiện
Dịch vụ y tế; dịch vụ y, dược cổ truyền; Dịch vụ kinh doanh thuốc bao gồm dịch vụ bảo quản thuốc và kiểm nghiệp thuốc, hành nghề thú y, Hành nghề xông hơi khửi trùng, Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, Dịch vụ truy nhập Internet; Dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế; Các dịch vụ bảo hiểm, Các dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Dịch vụ xuất khẩu lao động; Dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện
Nhóm 4: Các dịch vụ được tự do kinh doanh
Gồm 46 nhóm dịch vụ: Dịch vụ thẩm định giá; dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vận chuyển khách du lịch; dịch vụ hướng dẫn viên….
Cung ứng dịch vụ
3.2.1 Khái niệm, đặc điểm của cung cứng dịch vụ
3.2.1.1 Khái niệm cung ứng dịch vụ
Dịch vụ là loại sản phẩm hàng hoá được tạo ra bởi quá trình lao động tồn tại dưới dạng phi vật thể Trong sản xuất; kinh doanh, chủ thể kinh doanh có nhu cầu sử dụng dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của mình Quan hệ mua bán giữa người tạo dịch vụ và người sử dụng dịch vụ được thực hiện dưới hình thức là cung ứng dịch vụ
Theo Khoản 9 Điều 3 Luật thương mại năm 2005: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”
Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động tạo lập, cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Đối tượng dịch vụ rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
3.2.1.2 Đặc điểm cung ứng dịch vụ
- Thứ nhất: Chủ thể tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ: Bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) Trong đó, bên cung ứng dịch vụ phải là thương nhân, bên sử dụng dịch vụ có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân
Thứ hai, đối tượng của dịch vụ cung cấp chính là những yêu cầu của khách hàng mà nằm trong lĩnh vực kinh doanh của thương nhân cung ứng dịch vụ đó.
VD: Cung cấp dịch tư vấn pháp lý; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ môi giới chứng khoán…
-Thứ ba: Hình thức của quan hệ cung ứng dịch vụ được xác lập dưới hình thức là hợp đồng cung ứng dịch vụ Hợp đồng cung ứng dịch vụ được thực hiện bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể 57
- Thứ tư: Mục đích của các bên tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ
57 Điều 74 Luật thương mại năm 2005
Trong quan hệ cung ứng dịch vụ, mục đích của các bên không giống nhau Đối với bên cung ứng dịch vụ là khoản tiền thù lao hay lợi nhuận từ dịch vụ mà họ cung cấp Còn đối với bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) thoả mãn nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần
3.2.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động về hoạt động cung ứng dịch vụ
Hoạt động cung ứng dịch vụ được điều chỉnh bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
Cấu trúc của hoạt động cung ứng dịch vụ gồm: Hệ thống pháp luật quốc gia và luật quốc tế Trong đó:
- Luật quốc gia: Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động nhà đầu tư sản xuất cung ứng dịch vụ đến khách hàng Trong giai đoạn này nhiều mối quan hệ phát sinh và trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật về cung cấp dịch vụ như phương thức cung cấp dịch vụ; hình thức pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ…
Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về các loại dịch vụ mà chỉ quy định khung chung về thương mại dịch vụ Mỗi dịch vụ, trước hết phải tuân thủ quy định của luật chuyên ngành như: dịch vụ lao động, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ đào tạo, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải… được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Bảo hiểm, Luật các Tổ chức tín dụng… Trường hợp luật chuyên ngành về dịch vụ có quy định riêng biệt về hợp đồng thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành đó như nguyên tắc áp dụng luật 58
Pháp luật về cung ứng dịch vụ quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý cung ứng dịch vụ để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế; thực hiện việc kiểm soát đối với nhà cung cấp dịch vụ, các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động cung ứng dịch vụ
58 Điều 4 Luật thương mại năm 2005
- Luật quốc tế: Hoạt động cung ứng dịch vụ trở thành một bộ phận quan trọng trong các hiệp định song phương, khu vực và đa phương về thương mại như hiệp định thương mại dịch vụ GATS; …
Hợp đồng cung ứng dịch vụ
3.3.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ
3.3.1.1 Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ
Hoạt động cung ứng dịch vụ được thực hiện bởi bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ được xác lập dưới hình thức pháp lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ
Luật thương mại năm 2005 không quy định hợp đồng cung ứng dịch vụ Do đó, khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ được tiếp cận trên cơ sở khái niệm về hợp đồng theo Điều 385 Bộ Luật dân sự năm 2015 và khái niệm cung ứng dịch vụ theo Khoản 9 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 Ngoài ra, hoạt động cung ứng dịch vụ được quy định theo luật chuyên ngành
Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại là thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và khách hàng, trong đó bên cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và nhận thanh toán, trong khi khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ theo các điều khoản đã thỏa thuận.
3.3.1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ
Hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại có có những đặc điểm sau đây:
- Chủ thể của hợp đồng bao gồm: Bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ
Trong đó bên cung ứng dịch vụ bắt buộc phải là thương nhân và có đăng ký kinh doanh để thực hiện việc cung ứng dịch vụ đó
VD: Dịch vụ bảo vệ (Thành lập doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo vệ)
- Hình thức hợp đồng dịch vụ: Được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó 59
VD: Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm…
- Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ: Công việc cụ thể; do nhiều loại dịch vụ không chỉ là công việc mà còn là các lợi ích được tạo ra từ công việc cụ thể
Do đó; đối tượng của hợp đồng là một công việc cụ thể
Nội dung hợp đồng cung ứng dịch vụ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các bên theo quy định về quyền và nghĩa vụ tại Điều 491 và Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo đó, nội dung hợp đồng cần bao gồm các điều khoản về đối tượng, giá cả, thời hạn, địa điểm cung cấp dịch vụ và các điều khoản khác theo thỏa thuận của các bên.
Bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ, như: nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ (từ Điều 78 đến Điều 80); thời hạn hoàn thành dịch vụ (Điều 82); nghĩa vụ của khách hàng (Điều 85); giá dịch vụ (Điều 86); thời hạn thanh toán (Điều 87)
3.3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ
3.3.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất: Thực hiện việc cung ứng dịch vụ đúng theo thoả thuận:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ phải cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của pháp luật Thực hiện cung ứng đầy đủ về số lượng;
59 Điều 74 Luật doanh nghiệp năm 2022 chất lượng khối lượng công việc hoặc yêu cầu công việc phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật
Thứ hai: Bảo quản các tài liệu và phương tiện được giao
Bên cung ứng dịch vụ phải bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
Thứ ba: Bảo mật thông tin
Bên cung ứng dịch vụ phải giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định Nếu tiết lộ những thông tin làm ảnh hưởng đến khách hàng hoặc gây ra thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh đó
Thứ tư: Thực hiện theo đúng kết quả công việc đã thoả thuận
Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ có thoả thuận với bên sử dụng dịch vụ phải đạt một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều kiện khoản và mục đích mà các bên đã thoả thuận, trong trường hợp không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó
Thứ năm: Cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất Đối với việc cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả công việc tốt nhất
VD: Dịch vụ điều tra; khảo sát,…để có được số liệu chính xác hoàn thành trong thời gian ngắn
Thứ sáu: Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ
Trong các hợp đồng cung ứng dịch vụ có nhiều bên tham gia, các bên cung ứng phải trao đổi thông tin về tiến trình thực hiện công việc, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và phương thức thực hiện không gây ra tác động tiêu cực, cản trở hoạt động của nhau.
VD: Thi công xây dựng công trình
Thứ bảy: Hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn
Một số các hoạt động cung ứng dịch vụ cụ thể
- Luật thương mại: Điều 233 - Điều 240
- Nghị định 163/2017/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics
- Bộ Luật hàng hải năm 2015; SĐBS năm 2019
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 SĐBS năm 2014
- Luật giao thông đường thuỷ nội địa; SĐBS năm 2014
- Văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh hoạt động dịch vụ logistics
3.4.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Theo Điều 233 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ logistics
Như vậy; dịch vụ logistics là một quy trình trong chuỗi cung ứng hàng hoá từ khâu nhập nguyên vật liệu; sản xuất; thẩm định; cho đến phân phối đến người tiêu dùng
Thương nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm hỗ trợ các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá là đã thực hiện dịch vụ logistics
3.4.2 Đặc điểm dịch vụ logistics
- Dịch vụ logistics bao gồm nhiều hoạt động khác nhau liên quan tới quá trình chu chuyển hàng hoá (dịch vụ kho bãi; dịch vụ vận tải; dịch vụ đóng gói hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá…)
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic phải là doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện về đầu tư; kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
- Dịch vụ logistics góp phần chu chuyển hàng hoá có kế hoạch hơn; kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian
3.4.1.2 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Theo Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ- CP quy định về điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ logistic như sau:
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
- Dịch vụ vận tải hàng hải: Đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển theo Nghị định 160/2012/NĐ - CP
Thương nhân triển khai toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh logistics qua mạng kết nối Internet, mạng viễn thông di động hoặc mạng mở khác phải tuân thủ quy định về thương mại điện tử bên cạnh việc thực hiện theo các quy định pháp luật đối với từng loại hình dịch vụ cụ thể.
3.4.1.3 Hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics là dạng hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Khoản
9 Điều 3 Luật thương mại năm 2005; quy định về dịch vụ Logistics tại điều 233 Luật thương mại; định nghĩa hợp đồng Điều 385 Bộ Luật dân sự năm 2015 Để từ đó; hợp đồng dịch vụ logistics được hiểu như sau:
Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thoả thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ và một bên là khách hàng, theo đó bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện tích hợp một hoặc nhiều dịch vụ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển; lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ
Nội dung hợp đồng dịch vụ logistics:
3.4.1.4 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (i) Quyền và nghĩa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây 61
- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
Trong trường hợp xảy ra những tình huống không thể thực hiện theo đúng chỉ dẫn của khách hàng, cần ngay lập tức thông báo lại cho khách hàng để xin phương hướng xử lý phù hợp Việc phản hồi kịp thời cho phép khách hàng hiểu rõ tình hình thực tế và cùng bên cung cấp dịch vụ tìm ra giải pháp tối ưu nhất Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo sự minh bạch trong giao tiếp mà còn góp phần duy trì sự hài lòng của khách hàng trong suốt quá trình hợp tác.
Bởi vì; thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có chuyên môn hơn, nếu tuân thủ theo chỉ dẫn của khách hàng đôi khi không phù hợp với quy định trong quy định của ngành nghề như quy định an ninh, bảo mật, …nên không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn
- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý
- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải như kinh doanh dịch vụ vận tải bằng đường biển
(ii) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
Trong trường hợp khách hàng khi đến hạn thanh toán, nhưng không thực hiện được nghĩa vụ; thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá như sau 62
HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
Khái quát chung về hoạt động trung gian thương mại
4.1.1 Khái niệm, đặc điểm về hoạt động trung gian thương mại
4.1.1.1 Khái niệm trung gian thương mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hoạt động mua bán hàng hoá đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước Theo đó, trong quá trình trao đổi hàng hóa, thương nhân có quyền lựa chọn những phương thức giao dịch hàng hóa trực tiếp, tức là người mua và người bán trực tiếp gặp nhau bàn bạc và thoả thuận với nhau về các nội dung của hoạt động mua bán hàng hoá
Tuy nhiên đối với các thương nhân lần đầu tiên tham gia vào thị trường, đặc biệt là các thị trường quốc tế mua bán hàng hoá, họ chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như mức độ am hiểu thị trường…họ có thể lựa chon phương thức mua bán qua trung gian
Theo quy định của LTM hiện hành: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại” 74
Có thể thấy, trung gian thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá thực hiện thông qua một người trung gian Người này đứng ở vị trí độc lập với hai bên trong quan hệ hợp đồng mua bán; thực hiện theo sự ủy quyền và vì lợi ích của người khác để hưởng thù lao
4.1.1.2 Đặc điểm trung gian thương mại
- Bên trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba
- Hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
Hoạt động trung gian thương mại song song thiết lập hai nhóm quan hệ pháp lý chính: giữa bên thuê dịch vụ và đơn vị trung gian thực hiện dịch vụ; và giữa bên thuê dịch vụ, đơn vị trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba Cả hai nhóm quan hệ này đều được xác lập trên cơ sở hợp đồng.
4.1.2 Vai trò của hoạt động trung gian thương mại
- Hoạt động trung gian thương mại có vai trò trong việc mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, tổ chức mạng lưới phân phối, dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước
VD: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại; đẩy nhanh việc bán dự án thông qua môi giới thương mại
74 Căn cứ vào Khoản 11, Điều 3 Luật thương mại năm 2005
- Các hoạt động trung gian thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển
VD: Hãng HONDA VIET NAM thiết lập hệ thống bán hàng đa dạng qua đại lý; tổng đại lý.
Các hoạt động trung gian thuơng mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Bộ Luật dân sự năm 2015: Điều 134 - Điều 140
- Luật thương mại năm 2005: Điều 141 - Đến 149
- Luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (SĐBS năm 2022); …
- Văn bản hướng dẫn thi hành:
4.2.1.1 Khái niệm đại diện cho thương nhân Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác ( sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự 75
Pháp luật các quốc gia quy định về đại diện thương mại: Bộ Luật dân thương mại của Pháp từ Điều 134 1 - Điều 134.17 quy định về đại diện thương mại; Bộ Luật thương mại của Đức năm 1908 về đại diện thương mại từ Điều 84 - Điều 92; Luật thương mại của Nhật Bản về đại diện thương mại từ Điều 46 - Điều 51 ; Bộ Luật dân sự và thương mại của Thái Lan từ Điều 797 - Điều 832; Chỉ thị số 46/5/ của Châu Âu ban hành ngày
Theo Điều 141 Luật thương mại năm 2005: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện cho thương nhân” Đại diện thương mại là việc đại diện cho bên có hàng hoá; bên cung ứng dịch vụ để thực hiện bán hàng; hoặc cung ứng dịch vụ đối với khách hàng Đây là hoạt
75 Điều 413 Bộ luật dân sự năm 2015 động “đại diện theo uỷ quyền” để nhân danh chính bên có hàng hoá; dịch vụ để bán hàng; cung ứng dịch vụ cho khác hàng
4.2.1.2 Đặc điểm đại diện cho thương nhân
- Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện Trong đó; bên giao đại diện phải là thương nhân; bên nhận làm đại diện cũng phải là thương nhân
Khi tiến hành hoạt động đại diện, bên nhận được ủy quyền sẽ tiến hành các hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thay mặt cho bên ủy quyền Bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm đối với các cam kết mà bên được ủy quyền thực hiện theo phạm vi được ủy quyền.
- Đối với nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân thì do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện
- Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân
4.2.1.3 Phạm vi đại diện cho thương nhân
Theo Điều 143 Luật thương mại năm 2005; các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện
Như vậy; bên giao đại diện sẽ ủy quyền cho bên đại diện thay mặt, nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ, nhưng đó phải là những hàng hoá; dịch vụ hợp pháp
Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ 3, thì về mặt pháp lí các hành vi do người này thực hiện được xem như người ủy quyền (người giao đại diện thực hiện) Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền
4.2.1.4 Thời gian đại diện cho thương nhân
Các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng tuỳ thuộc vào nội dung công việc cần đại diện để xác định một thời điểm hoặc một khoảng thời gian cụ thể hoặc xác định theo mức độ hoàn thành công việc như cách đại diện bán hết cho toàn bộ khối lượng hàng hoá ở trong kho
Thời hạn hợp đồng đại diện được xác định theo thỏa thuận giữa các bên Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, thời hạn hợp đồng chấm dứt khi: Bên giao giao nhận thông báo cho bên đại diện chấm dứt hợp đồng; Hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao nhận chấm dứt hợp đồng.
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng
- Trường hợp bên đại diện thông báo chấm dứt thời hạn đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác
4.2.1.5 Thù lao đại diện cho thương nhân
Các bên thoả thuận với nhau về cách tính thù lao của việc đại diện trong hợp đồng đại diện dưới các hình thức có thể là %/giá trị hợp đồng được các bên đại diện ký kết với khách hàng; hoặc một khoản tiền nhất định do các bên thoả thuận; các bên cũng nên thoả thuận về thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao; thời gian; phương thức thanh toán tiền thù lao cho việc đại diện
MỘT SỐ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC
Hoạt động gia công hàng hoá
- Luật thương mại năm 2005: Điều 178 - Điều 184
- Văn bản dưới luật: Nghị định 59/2006/NĐ - CP
5.1.1 Khái niệm, đặc điểm gia công hàng hoá
Gia công hàng hóa là hoạt động thương mại khi bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất theo yêu cầu, từ đó hưởng thù lao Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, gia công được định nghĩa là hoạt động thương mại trong đó bên nhận gia công dựa trên yêu cầu của bên đặt gia công để thực hiện sản xuất một phần hoặc toàn bộ hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công, sau đó hưởng thù lao.
5.1.1.2 Đặc điểm của gia công hàng hoá
- Bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu của bên đặt ra công để tạo ra sản phẩm
90 Điều 178 Luật thương mại năm 2005
Chủ thể thực hiện gia công là thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được nhận gia công tất cả các loại hàng hóa cho thương nhân trong nước và cho thương nhân nước ngoài trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm suất khẩu tạm ngừng suất khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu tạm ngưng nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo giấy phép thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được bộ công thương cấp phép
- Bên nhận gia công tự mình tổ chức thực hiện công việc và sau kết quả công việc theo yêu cầu cho bên đặt ra công
- Bên đặt ra công không kiểm soát quá trình thực hiện công việc mà quan tâm đến số lượng chất lượng sản phẩm được gia công
- Bên đặt ra công phải trả thù lao cho bên ra công
5.1.2 Các hình thức gia công hàng hoá
* Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên liệu trong hoạt động gia công
- Bên đặt gia công sao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi sản phẩm và trả phí gia công.Trong trường hợp này trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công
- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho biết nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm 100 Trường hợp này quyền sở hữu về nguyên liệu chuyển từ bên đặt ra công sang bên nhận gia công
* Căn cứ vào giá cả gia công có thể tiến hành với hình thức sau:
- Hợp đồng thực thi thực bên nhận gia công yêu cầu bên đặt gia công thanh toán toàn bộ chi phí thực tế cộng với tiền thù lao gia công
Hợp đồng khoán là hình thức xác định giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu và tiền lương định mức Dù chi phí thực tế của việc nhận gia công là bao nhiêu, thì cả hai bên vẫn giao dịch theo giá định mức đã thỏa thuận.
- Hàng hóa ra công là sản phẩm hoàn chỉnh cùng một quy trình sản xuất chế biến và bảo đảm được yêu cầu của bên đặt ra công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công
- Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh
- Trường hợp ra công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh cấm suất khẩu cấm nhập khẩu có thể được xa không nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5.1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công
5.1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
- Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận Trong trường hợp này hàng hoá; nguyên vật liệu vẫn thuộc bên đặt gia công
- Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác
- Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật
- Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công
- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công
5.1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình gia công theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm cả khối lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá thành.
- Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác
Trong trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công theo ủy quyền của bên đặt gia công; đồng thời, được xuất khẩu cả máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu phát sinh trong quá trình gia công.
Đấu thầu hàng hoá
- Luật thương mại năm 2005: Điều 214 - Điều 232
- Luật đấu thầu hàng hoá dịch vụ năm 2013; Văn bản hợp nhất Luật đấu thầu năm 2019
- Văn bản dưới luật: Nghị định 62/2017/NĐ – CP; Thông tư số 45/2017/BTC
5.2.1 Khái niệm, đặc điểm của đấu thầu hàng hoá
5.2.1.1 Khái niệm đấu thầu hàng hoá
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, trong đó bên mời thầu (bên mua hàng hóa, dịch vụ) sẽ đưa ra lời mời thầu để các bên dự thầu (thương nhân) tham gia Bên mời thầu sẽ lựa chọn thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong lời mời thầu để ký kết hợp đồng gọi là bên trúng thầu.
Như vậy đấu thầu hàng hoá là một hình thức thực hiện mua bán hàng hoá thông qua việc lựa chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra
5.2.1.2 Đặc điểm của đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
Thứ nhất, về đối tượng của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Là các loại hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường và dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định pháp luật
Thứ hai, đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng Mục đích của hoạt động này là giúp bên mời thầu có thể tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất Sau khi chọn lựa được đối tác, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng
Thứ ba, về chủ thể tham gia Bao gồm: một bên mời thầu và bên nhà thầu (số lượng tùy thuộc vào hình thức đấu thầu được bên mời thầu sử dụng)
Thứ tư, về hình thức pháp lý Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu
Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Hồ sơ này trình bày đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, tài chính và thương mại liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ được mua sắm Ngoài ra, hồ sơ mời thầu cũng nêu rõ các điều kiện khác của gói thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch và cạnh tranh trong quá trình đấu thầu.
- Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước yêu cầu trong hồ sơ mời thầu Những hồ sơ này là căn cứ pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
5.2.2 Các hình thức và phương thức đấu thầu hàng hoá
Thứ nhất căn cứ vào hình thức đấu thầu hàng hoá gồm đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế
- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo công khai về các điều kiện cũng như thời gian dự thầu trên các phương diện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu Đấu thầu rộng rãi đem đến sự cạnh tranh rộng rãi cho các bên tham gia thầu; nên nó là hình thức chủ yếu trong việc áp dụng đấu thầu hàng hoá; dịch vụ Nhưng nó có hạn chế là bên mời thầu tốn nhiều thời gian; công sức để xử lý hồ sơ dự thầu
- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu Đây là hình thức đấu thầu mà chỉ áp dụng cho các nhà thầu đủ kinh nghiệm; năng lực mới được tham dự Bên nhà thầu không cần phải thông báo công khai; mà trực tiếp gửi hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu để tham dự
Thứ hai: Căn cứ vào phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu hàng hoá dịch vụ một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu
Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần Đây là hình thức đấu thầu nhà thầu gửi thông tin về giá; hàng hoá cho vào trong một túi hồ sơ
Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước; nhà thầu nào đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật sẽ được xem xét trước mới được tiếp tục mở túi hồ sơ về giá để so sánh
5.2.3 Thủ tục đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
Các thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được quy định trong Luật Thương mại từ Điều 217 đến Điều 232, theo những bước sau: (i) Mời thầu, (ii) Dự thầu, (iii) Mở thầu, (iv) Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu, (v) Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, (vi) Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng
Là việc bên mua hàng hoá; dịch vụ đưa ra lời đề nghị mua hàng hoá dịch vụ; kèm theo những yêu cầu cụ thể về việc cung cấp những dịch vụ cho gói thầu Để tiến hành mời thầu bên mua hàng hoá dịch vụ phải chuẩn bị những công việc sau đây:
Cho thuê hàng hoá
- Luật thương mại năm 2005: Điều 269 - Điều 283
- Luật quản lý ngoại thương năm 2017
- Văn bản hướng dẫn: Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5.3.1 Khái niệm, đặc điểm cho thuê hàng hoá
Theo Điều 269 Luật thương mại năm 2005: “Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê”
Như vậy, hàng hoá là một loại tài sản, thương nhân sẽ thực hiện cho thuê bằng việc chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá sang cho thương nhân hoặc tổ chức; cá nhân khác trong nước hoặc nước ngoài trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.Mọi lợi ích phát sinh từ hàng hóa cho thuê trong thời hạn thuê thuộc về bên thuê
5.3.2 Hợp đồng cho thuê hàng hoá
Hợp đồng cho thuê hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê hợp đồng cho thuê hàng hoá có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể (đối với những loại hợp đồng cho thuê hàng hoá mà văn bản pháp luật khác quy định là phải bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó
Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà để làm văn phòng công ty
5.3.3 Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
Tại Điều 270 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác như sau:
+ Giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê;
+ Bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê;
+ Bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê theo thoả thuận của các bên;
+ Bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý Trường hợp việc sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việc sử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéo dài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa;
+ Nhận tiền cho thuê theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Nhận lại hàng hoá cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê
5.3.4 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
Tại Điều 271 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác như sau:
Khi thuê một tài sản, người thuê có quyền sở hữu và sử dụng tài sản đó theo đúng quy định của hợp đồng và pháp luật Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về cách thức sử dụng tài sản, người thuê phải sử dụng tài sản theo mục đích phù hợp với tính chất của tài sản đó.
+ Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó cho bên cho thuê khi hết thời hạn;
+ Yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa; nếu bên cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý thì bên thuê có thể tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo dưỡng, sửa chữa đó;
+ Trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; + Không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê
Như vậy, khi tham gia quan hệ cho thuê hàng hóa, các bên cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như những yêu cầu về hợp đồng cho thuê hàng hóa
5.3.5 Một số quy định của pháp luật về cho thuê hàng hoá
5.3.5.1 Trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá trong thời hạn cho thuê
Trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê được quy định tại Điều 273 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Trong quá trình cho thuê hàng hóa, nếu bên thuê và bên cho thuê không có thỏa thuận nào khác thì bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó, người cho thuê không có quyền yêu cầu bên thuê đền bù thiệt hại trong trường hợp này Sau đó bên cho thuê có trách nhiệm sửa chữa hàng hoá cho thuê do hàng hóa bị tổn thất này trong thời hạn hợp lý để bảo đảm mục đích sử dụng của bên thuê
5.3.5.2 Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê
Theo Điều 290 Luật Thương mại 2005 thì xác định trách nhiệm khiếm khuyết đối với hàng hoá được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê, trừ trường hợp sau:
+ Khi hàng hóa cho thuê đã có khiếm khuyết trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê biết về những khiếm khuyết này và không có ý kiến gì về những khiếm khuyết này thì bên cho thuê sẽ không chịu trách nhiệm về vấn đề này
+ Khiếm khuyết của hàng hoá được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà các bên có các căn cứ cho rằng khiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa nhưng do bên thuê không kiểm tra nên khi xuất hiện các tình huống phát sinh bên cho thuê sẽ không chịu trách nhiệm
5.3.5.3 Chuyển rủi ro đối với cho thuê hàng hoá
Các bên có thoả thuận về chuyển rủi ro trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định như sau:
Thứ nhất: Trong hợp đồng cho thuê vận chuyển hàng hóa, nếu không có yêu cầu giao hàng tại địa điểm cụ thể, rủi ro hàng hóa chuyển sang bên thuê ngay khi giao cho người vận chuyển đầu tiên Nếu có yêu cầu giao hàng tại địa điểm cụ thể, rủi ro chuyển sang bên thuê hoặc người được ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó.
Thứ hai: Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
Nhượng quyền thương mại
- Luật thương mại năm 2005: Điều 284 - Điều 291
- Văn bản dưới luật: Nghị định 35/2006/NĐ – CP; Nghị định 120/2011/NĐ – CP; Nghị định 08/2018/NĐ – CP; Thông tư 09/2006/TT – BTM của Bộ thương mại; Quyết định 106/2008/QĐ – BTC của Bộ Tài chính
5.4.1 Khái niệm, đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh ra đời sớm ở Mỹ; sau này được lan toả ở nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp thực hiện kinh doanh là hoạt động nhượng quyền thương mại là doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận và luận giải về nhượng quyền thương mại Theo Điều 284 Luật thương mại năm 2005 quy định: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
Như vậy nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác
Chú ý: Nhượng quyền thương hiệu chỉ là một phần của nhượng quyền thương mại
5.4.2 Phân loại nhượng quyền thương mại
- Dựa vào tiêu chí hoạt động kinh doanh gồm nhượng quyền sản phẩm thương mại và thuơng hiệu; nhượng quyền công thức kinh doanh
Nhượng quyền công thức kinh doanh thiên về tổ chức; sắp xếp các công việc kinh doanh
Nhượng quyền thương mại và sản phẩm thương hiệu: Kết hợp cả hai vừa tuân thủ theo cơ cấu tổ chức; và theo cả thương hiệu
- Dựa vào tiêu chí phát triển nhượng quyền thương mại tổng hợp và nhượng quyền thương mại theo vùng; nhượng quyền thương mại phát triển khu vực; nhượng quyền thương mại độc quyền;
- Dựa vào tính trực tiếp trong mối quan hệ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền có nhượng quyền sơ cấp và nhượng quyền thứ cấp
Trong đó nhượng quyền thứ cấp là việc bên nhận nhượng quyền; nhượng quyền lại cho bên thứ 3
5.4.3 Điều kiện hoạt động nhận nhượng quyền thuơng mại
Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh có điều kiện bao gồm: 92
- Điều kiện đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều kiện đối với bên nhượng quyền: Để thương nhân được phép cấp nhượng quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 năm
- Hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước; hoạt động nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không phải đăng ký mà chỉ tiến hành báo cáo với Sở công thương nơi bên nhượng quyền đăng ký kinh doanh 93 Còn các hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ khu chế xuất; khu phi thuế quan hoặc các khu hải quan
92 Khoản 2 Điều 291 Luật thương mại năm 2005
93 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ - CP riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam là phải đăng ký tại Bộ Công thương
Hoạt động nhượng quyền thương mại phải được đăng ký theo hình thức "Thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động đăng ký nhượng quyền thương mại" Điều này có nghĩa là chủ thể nhượng quyền thương mại phải chuẩn bị hồ sơ để thông báo đến cơ quan có thẩm quyền Để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên nhượng quyền phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý.
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
- Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài; thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại
VD: Hãng MacDonal ở Việt Nam khi nhượng quyền lại (nhượng quyền thứ cấp) thì phải tiến hành hoạt động nhận quyền thương mại từ doanh nghiệp ở nước ngoài được 01 năm rồi
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền Khi nhận nhượng quyền thương mại từ thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam đó đã phải đăng ký nhượng quyền thương mại với Bộ Công Thương; được Bộ Công Thương chấp thuận
- Hàng hoá; dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không thuộc Danh mục hàng hoá; dịch vụ cấm kinh doanh Trường hợp hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh danh mục hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương; Ngôn ngữ trong hợp đồng phải được lập bằng tiếng Việt trừ trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài ngôn ngữ hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận Đối với bên nhận quyền thì phải có kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại 94
5.4.3 Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Mỗi một mô hình kinh doanh có những thoả thuận riêng về nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền Thông thường, một hợp đồng nhượng quyền thương mại có những nội dung sau:
HOẠT ĐỘNG VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Khái quát chung về hoạt động xúc tiến thương mại
6.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 10 Luật thương mại 2005:
“Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”
Xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại; hỗ trợ thương nhân thúc đẩy việc bán hàng và cung ứng dịch vụ hiệu quả hơn
Theo quy định của Luật thương mại, xúc tiến thương mại có những đặc điểm pháp lý sau:
- Về tính chất: Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời do thương nhân thực hiện nhằm tìm kiếm; thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; hay các hoạt động thương mại thực hiện với hiệu quả cao nhất
Theo quy định của pháp luật, chủ thể đủ tư cách tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại chỉ được phép là thương nhân, bao gồm cả thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài Điều này có nghĩa là văn phòng đại diện không được phép thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân hiệu quả hơn
- Cách thức thực hiện: có thể thương nhân tự mình thực hiện xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thức hiện xúc tiến thương mại cho mình
- Các hình thức xúc tiến thương mại: Khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vu; hội chợ, triển lãm thương mại
- Đối tượng tác động của hoạt động xúc tiến thương mại là khách hàng: Người tiêu dùng; đối tác thương mại (thương nhân MBHH; CƯDV cho chính họ hoặc thương nhân làm trung gian thương mại)
6.1.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
- Tạo nên các điều kiện thị trường; bao gồm (1) thị trường tiêu thụ; (2) thị trường nguyên vật liệu tốt nhất cho hàng hoá; dịch vụ
- Tác động đến sự lựa chọn hàng hoá; dịch vụ của khách hàng trong môi trường cạnh tranh
- Tạo nên thị trường cho các hoạt động cung ứng dịch vụ xúc tiến thương mại của thương nhân
6.1.3 Pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thuơng mại là hành vi của thương nhân; pháp luật có những quy định để bảo vệ hành vi này của thương nhân Ngoài pháp luật về xúc tiến thương mại còn tác động đến các chủ thể khác như người tiêu dùng; cơ quan quản lý nhà nước; lợi ích của nhà nước Do đó; phải có pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân
Hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hợp đồng giao thương Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được thực hiện và bảo vệ, cần có hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động này.
Như vậy; pháp luật về xúc tiến thương mại bao gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau để điều chỉnh các hoạt động xúc tiến thương mại.
Các hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể
- Luật thương mại: Điều 88 - Điều 102
Theo Luật Thương mại 2005, khuyến mại là hoạt động thương nhân triển khai để thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thông qua ưu đãi cho khách hàng.
VD: Giảm giá, tặng hàng hoá cho khách hàng mà không thu tiền…
Theo quy định của Luật thương mại, khuyến mại có các đặc điểm cơ bản sau:
- Khuyến mại là hoạt động thương mại mà thương nhân luôn dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tạo ta điều kiện thuận lợi thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ Điều này tác động tới thái độ hành vi mua bán của khách hàng
- Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hoá; dịch vụ được kinh doanh hợp pháp
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình trên cơ sở lý kết hợp đồng dịch vụ khuyến mại
- Đối tượng hướng đến của khuyến mại là khách hàng Khách hàng có thể là tất cả người tiêu dùng Thương nhân phải có nghĩa vụ công bố rộng rãi và thông báo công khai Đối tác thương mại: Đó là những nhóm khách hàng nhất định hoặc nhóm khách hàng mục tiêu
- Hoạt động khuyến mại tạo ra những quan hệ giữa thương nhân và khách hàng (người tiêu dùng và thương nhân khác)
- Quan hệ giữa các thương nhân với nhau khi cung ứng dịch và sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại hoặc khi một bên bị ảnh hưởng; xâm phạm do hành vi xúc tiến thương mại của bên kia
- Quan hệ giữa thương nhân với tổ chức xúc tiến thương mại khi thương nhân hỗ trợ xúc tiến thương mại
- Quan hệ giữa thương nhân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại
- Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối
6.1.1.3 Các hình thức khuyến mại
Thứ nhất: Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Theo Khoản 1 Điều 92 Luật thương mại năm 2005; Điều 8 Nghị định 81/2018/NĐ – CP
- Việc đưa hàng mẫu; cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền thường được thương nhân sử dụng để chuẩn bị đưa ra thị trường hàng hoá; dịch vụ mới
- Hàng mẫu: Đóng gói với khối lượng và thể tích nhỏ hơn hàng bán Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường
- Không bị hạn chế về thời gian; không gian áp dụng; giá trị áp dụng
- Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào
- Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu
Thứ hai: Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền
(i) Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ VD mua 1 tặng 1;
(ii) Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ VD: Nhân dịp khai trương tặng hàng hoá; sử dụng dịch vụ không thu tiền
Thứ ba: Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hoặc cung cấp trước đó, có thời hạn áp dụng khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo (khuyến mại giảm giá).
Theo khoản 3 Điều 92 LTM năm 2005; Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ – CP
- Hình thức này được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặ-c thông báo
Mức giảm: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại 98
Chú ý: Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho 99
- Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
- Hàng thực phẩm tươi sống;
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định 100
- Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể
- Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu
- Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ
Thứ tư: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định
Theo khoản 4 Điều 92 LTM năm 2005; Điều 7; Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ – CP
98 Khoản 1 Điều 7 Nghị định 181/2018/NĐ - CP
99 Khoản 3 Điều 7 Nghị định 181/2018/NĐ - CP
CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Khái quát chung về chế tài trong hoạt động thuơng mại
7.1.1 Khái niệm về chế tài trong hoạt động thương mại
Chế tài thương mại là những biện pháp pháp lý áp dụng khi xảy ra vi phạm hợp đồng thương mại, gây ra bất lợi về mặt vật chất đối với chủ thể có hành vi vi phạm Các biện pháp này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị hại và ngăn ngừa hành vi vi phạm lặp lại, đảm bảo giao dịch thương mại diễn ra công bằng và hiệu quả.
Chế tài thương mại là một dạng chế tài dân sự; khi một bên trong quan hệ hợp đồng có hành vi “không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thì phải gánh chịu hậu quả do hành vi của mình gây ra.” 126
Theo quy định tại Điều 292 Luật thương mại năm 2005, các loại chế tài trong thương mại gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng.
126 Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại năm 2005
7.1.2 Đặc điểm về chế tài thương mại
- Chế tài thương mại được áp dụng đối với các bên trong hợp đồng; cụ thể áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng
- Cơ sở để áp dụng chế tài là hành vi vi phạm hợp đồng
- Hậu quả chế tài thương mại là sự tác động bất lợi về mặt vật chất như phải thanh toán phải trả một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Các bên có thể thoả thuận áp dụng một hành vi vi phạm đối với nhiều chế tài; tuy nhiên mỗi một chế tài phải đáp ứng những điều kiện nhất định
* Căn cứ áp dụng chế tài
- Có hành vi vi phạm hợp đồng 127
- Có thiệt hại thực tế phát sinh
- Có mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.
Các hình thức chế tài trong hoạt động thương mại
7.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng
7.2.1.1 Khái niệm buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh 128
7.2.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Bên bị vi phạm được quyền áp dụng đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào của bên kia; không có sự phân biệt là hành vi vi phạm hợp đồng hay là hành vi vi phạm cơ bản
7.2.1.3 Hậu quả pháp lý áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Nhằm mục đích để cho hợp đồng tiếp tục được thực hiện, nên việc buộc thực hiện đúng hợp đồng không làm ảnh hưởng hiệu lực của hợp đồng; thời hạn khiếu nại;
127 Khoản 12, 13 Điều 3 Luật thương mại năm 2005
128 Khoản 1 Điều 297 Luật thương mại năm 2005 khởi kiện của các bên Ngoài ra, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng 129
7.2.1.4 Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng với các chế tài khác
Theo Điều 299 Luật thương mại quy định:
1 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác
2 Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ có thể áp dụng kết hợp với chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng Không thể kết hợp cùng các chế tài khác vì hậu quả pháp lý của chúng trái ngược nhau.
7.2.2.1 Khái niệm phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định của Luật thương mại 130
7.2.2.2 Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm
- Phải có sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, thoả thuận này phải tồn tại trước khi xảy ra hành vi vi phạm hoặc sau thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
- Hành vi vi phạm phải là hành vi mà các bên thoả thuận là điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm
VD: Hành vi giao hàng thiếu, giao hành trễ; hàng không đảm bảo chất lượng
- Mức phạt vi phạm hợp đồng: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng,
129 Điều 298 Luật thương mại năm 2005
130 Điều 300 Luật thương mại năm 2005 nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này 131
Như vậy, nếu các bên có thoả thuận về mức phạt thì mức phạt đó không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Hoặc nếu các bên không thoả thuận một mức phạt cụ thể; thì mức phạt đó cũng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Chú ý ngoại lệ; phạt vi phạm đối với hoạt động giám định sai, mức phạt do các bên thoả thuận nhưng không được quá 10 phí thù lao dịch vụ
Trong lĩnh vưc xây dựng chế tài phạt vi phạm xây dựng công trình không được vượt quá 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm
7.2.2.3 Hệ quả pháp lý của chế tài phạt vi phạm
Chế tài này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các thoả thuận khác trong hợp đồng thương mại
7.2.2.4 Quan hệ với các chế tài khác
Chế tài phạt vi phạm được áp dụng cùng các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng
7.2.3.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm 132
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
7.2.3.2 Điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
- Có hành vi vi phạm
- Có thiệt hại thực tế
131 Điều 301 Luật thương mại năm 2005
132 Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại năm 2005
- Có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra
Trong đó bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi nhuận trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất; kể cả tổn thất thực tế trực tiếp đối với các khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được 133
7.2.3.3 Phạm vi bồi thường thiệt hại
Khiếu nại trong hoạt động thương mại
Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là bên liên quan gửi thông báo đến bên vi phạm hợp đồng, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ nảy sinh từ hợp đồng thương mại Đây là biện pháp đặc thù trong hoạt động thương mại, không phải là thủ tục tiền tố tụng, nhằm thúc đẩy bên vi phạm khắc phục hậu quả nhanh chóng, thực hiện trách nhiệm kịp thời Theo Luật thương mại năm
2005 quy định về thời hạn khiếu nại, nếu trong thời hạn đó mà bên bị vi phạm không khiếu nại thì coi như chấp nhận việc vi phạm của bên vi phạm, mất đi quyền viện dẫn điều khoản này trước Toà án hoặc Trọng tài thương mại
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 quy định về thời hạn khiếu nại của mỗi hành vi vi phạm là khác nhau tại Điều 318 như sau:
Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
- Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
- Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành
- Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác
138 Khoản 7 Điều 292 Luật thương mại năm 2005
Thông báo áp dụng trong chế tài thương mại
Thông báo trong hoạt động thương mại là việc một bên trong quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ báo cho bên kia biết tình hình thực hiện nghĩa vụ hoạt động thương mại hoặc những quyết định của mình có liên quan tới việc thực hiện hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng văn bản
Theo Điều 315 Luật Thương mại, khi một bên muốn tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên đó phải thông báo ngay cho bên kia Nếu không thông báo kịp thời gây thiệt hại, bên vi phạm phải bồi thường.
Như vậy; việc thông báo là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên có ý định tạm ngừng; đình chỉ; huỷ bỏ hợp đồng
Ngoài ra; thông báo ngay có nghĩa là thực hiện kịp thời, tuy nhiên mỗi trường hợp cụ thể sẽ việc thông báo ngay sẽ khác nhau
1 Thế nào là chế tài trong hoạt động thương mại? Ý nghĩa của chế tài trong hoạt động thương mại
2 Phân tích các căn cứ áp dụng chế tài thương mại? Phân biệt với chế tài hành chính; chế tài hình sự
3 Thế nào là thiệt hại thực tế trong hoạt động mua bán hàng hoá? Điều kiện áp dụng bồi thường thiết hại trong hợp đồng mua bán hàng hoá
4 Phân tích quy định của pháp luật về trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại
5 Trình bày điều kiện áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng? Mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện hợp đồng với các chế tài khác
6 Hậu quả pháp lý khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
7 Thế nào là chế tài phạt vi phạm hợp đồng? Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng? Mức phạt vi phạm theo quy định của Luật thương mại được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng?
8 Thế nào là bồi thường thiệt hại? Phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hoá
9 Trình bày chế tài tạm ngừng; đình chỉ; huỷ bỏ hợp đồng? Quan hệ của ba chế tài này với chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
10 Thời hạn khiếu nại trong hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1 Bộ Tư pháp (2018); Thông tư số 02/2018/TT – BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hoà giải thương mại
2 Bộ Công thương (2013); Thông tư số 14/2013/TT-BCT quy định về điều kiện kinh doanh than
3 Chính phủ (2006); Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
4 Chính phủ; (2007); Quyết định 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
5 Chính Phủ (2007); Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
6 Nghị định 43/2009/NĐ-CP sửa đổi Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
7 Chính phủ (2016); Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế;
8 Chính phủ (2017); Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP; ngày 15 tháng 5 năm 2018; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương năm
9 Chính phủ (2017); Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
10 Quốc hội (2005); Số: 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật thương mại năm 2005.