1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn quan hệ chính trị quốc tế mối quan hệ giữa việt nam và liên hợp quốc

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Việt Nam Và Liên Hợp Quốc
Tác giả Tống Sỹ Mỹ Linh
Chuyên ngành Quan hệ Chính trị Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,98 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦULà cờ của nước Việt Nam và tổ chức Liên hợp quốc Từ trái sang phảiQuan hệ quốc tế là một xu thế khách quan được đặt ra đối với tất cả cácquốc gia trên thế giới trong đó có Việt

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Là cờ của nước Việt Nam và tổ chức Liên hợp quốc (Từ trái sang phải)

Quan hệ quốc tế là một xu thế khách quan được đặt ra đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Vấn đề đặt ra không chỉ là thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia mà còn là giữa quốc gia với khu vực, tổ chức quốc tế

Nước Việt Nam luôn có mong muốn thiết lập mối quan hệ ngoại giao trên thế giới và điều đó càng được thể hiện mạnh mẽ với nỗ lực không ngừng trong thời đại ngày nay

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới Việt Nam cũng có quan hệ thương mại-kinh tế với 165 nước và vùng lãnh thổ Đồng thời, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và

có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Trong đó mối quan hệ với Liên Hợp Quốc (LHQ) là một trong những ưu tiên hàng đầu trong ngoại giao của Việt Nam 1

I GIỚI THIỆU VỀ LIÊN HỢP QUỐC

Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 24/10/1945 là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ

sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có

Trang 3

chủ quyền trên Trái Đất Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung

Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York (Mỹ), Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của tổ chức quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Quản thác Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của hệ thống Liên Hiệp Quốc,

ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)

Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng thư kí, đương nhiệm là Ban Ki-moon, người Hàn Quốc

Tổng thư ký đương nhiệm Ban-Ki-Moon (từ 1/1/2007)

Trang 4

Vai trò quan trọng của LHQ được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong gần 70 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế

và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, LHQ hiện

có tới 192 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm các

cơ quan chính nêu trên, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5

Ủy ban kinh tế - xã hội đặt ở các khu vực Nói đến số lượng thành viên đông đảo như hiện nay của LHQ, chúng ta có thể kể đến thành công của LHQ trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới 750 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập

Đóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 68 năm qua Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ Theo thống kê của LHQ, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực

Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, LHQ đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó LHQ

đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới Vì những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ chức LHQ và ông Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này vào năm 2001

Việt Nam sau nhiều nỗ lực cũng như được sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, 20/9/1997 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc – một tổ chức đa phương lớn nhất thế giới Sự kiện này

đã mở ra một thời kỳ mới cho ngoại giao đa phương Việt Nam với những đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo

vệ Tổ Quốc, phóp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Và từ

Trang 5

đó đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc luôn được xây dựng cũng như phát triển không ngừng

Ngay từ những ngày đầu lập nước, ngoại giao đa phương đã được Đảng

và Nhà nước quan tâm, coi trọng như một mũi tiến công sắc bén trên mặt trận tổng hợp đấu tranh vì độc lập dân tộc Khi các nước Đồng minh thành lập LHQ với khoá họp đầu tiên ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại London, ngày 14 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nộp đơn xin gia nhập LHQ Do tương quan lực lượng tại LHQ

và trên thực tế khi đó Việt Nam chưa được nước nào trên thế giới công nhận nên việc gia nhập LHQ chưa thể thực hiện được

Việt Nam tiếp tục đấu tranh tự giải phóng Với “thắng lợi Điện Biên chấn động địa cầu”, Việt Nam đã giành được độc lập, giải phóng một nửa đất nước, đồng thời góp phần làm tan rã chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho hàng loạt các nước khác được “trao trả độc lập” theo Nghị quyết 1514 của Đại Hội đồng LHQ Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi” với 16 nước châu Phi được trao trả độc lập và tham gia LHQ Trong khi

đó Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh kiên cường với sách lược sáng suốt

“đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chính thức gia nhập LHQ, điều mà Bác Hồ từ rất sớm

đã mong muốn “Đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu”

Và với sự nỗ lực không ngừng, 9 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại cửa chính trụ sở LHQ Chủ tịch Đại Hội đồng, Tổng Thư ký LHQ, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu cùng đại diện Việt kiều và bạn bè Mỹ

đã dự buổi lễ

Luật sư Mỹ Peter Weiss nhận xét: “Việt Nam đã hy sinh đấu tranh gian khổ để mở đường cho chính mình và trước đó đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước khác vào LHQ” Đúng như dư luận quốc tế đã thừa nhận, Việt Nam

đã vào LHQ “bằng cổng trước”

Trang 6

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn Sự phát triển của quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc có thể tạm chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 1977-1991: Chịu tác động của Chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc còn ở mức hạn chế Về chính trị, vai trò và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng bị hạn chế do bối cảnh Chiến tranh lạnh

- Giai đoạn từ 1991 đến nay: Đặc trưng của giai đoạn này là việc Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo

vệ môi trường là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc Và trong giai đoạn này, Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong tổ chức Liên Hợp Quốc

Một tổ chức, đơn vị bất kỳ nào ra đời cũng đều phải đảm bảo được hai điều: thứ nhất là thực hiện được mục tiêu, tôn chỉ của mình đề ra và thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường tốt cho các thành viên tham gia với mình Bên cạnh đó, việc các thành viên tham gia vào tổ chức cũng sẽ phải đảm bảo mang lại lợi ích nhất định cho tổ chức và đồng thời được quyền đảm bảo về lợi ích của riêng mình Đó là mối quan hệ biện chứng cần phải có để duy trì

và tồn tại các mối quan hệ Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa các chủ thể

là sự tác động qua lại với nhau Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc thì sự tác động lẫn nhau chính là điều đáng quan tâm nhất trong quan hệ chung này Trải quan 36 năm, quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc đã

có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả phương diện từ văn hóa, giáo dục-xã hội, kinh tế-thương mại cho đến an ninh-chính trị và trên nhiều cấp độ

từ phối hợp thực hiện các chương trình quốc gia, khu vực cho đến việc tham gia chia sẻ trách nhiệm, hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu Trong bức tranh tổng thể về quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc hơn ba thập kỷ qua, nổi lên những nét chính sau:

Trang 7

III.1 Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam

III.1.1 Vai trò của Liên hợp quốc về Chính trị

Liên hợp quốc tạo điều kiện cho Việt Nam được có quyền tham gia và khẳng định vị thế của mình để rồi từ đó Việt Nam từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập

tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng

là bạn là đối tác tin cậy của các nước Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn

đa phương quan trọng để triển khai thành công đường lối đối ngoại của Đảng

và Nhà nước Việt Nam

III.1.2 Liên hợp quốc đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển tại Việt Nam (kinh tế, văn hóa, y tế )

Có thể nói các tổ chức Liên hợp quốc luôn đồng hành với các kế hoạch, chương trình phát triển quốc gia của Việt Nam Ngay từ khi ra nhập, Việt Nam mặc dù đang phải chịu nhiều khó khăn do bao vây cấm vận, song vẫn tranh thủ được các nguồn lực từ viện trợ trực tiếp không hoàn lại của hệ thống phát triển của Liên hợp quốc, với tổng trị giá trên 500 triệu đô-la Mỹ Các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp quốc đã góp phần giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn kinh tế–xã hội, hậu quả chiến tranh, thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội nhất là trong các lĩnh vực y

tế, giáo dục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, tạo điều

thuật, góp phần phục hồi, xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển

Trong khoảng 15 năm gần đây, hệ thống phát triển của Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp như phòng chống ma túy, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai

Quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc tiếp tục được củng cố, với nhiều dự án, chương trình cụ thể trên nhiều lĩnh

Trang 8

vực phù hợp với yêu cầu của Việt Nam hiện nay như tư vấn chính sách kinh

tế (UNDP), an ninh lương thực (FAO, IFAD), bảo vệ sức khỏe (WHO, UNAIDS), môi trường và biến đổi khí hậu (UNDP, UNEP)

Hàng năm các tổ chức Liên hợp quốc vẫn dành cho Việt Nam hàng chục triệu USD viện trợ Nguồn vốn, tri thức, khinh nghiệm từ hệ thống Liên hợp quốc là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra

Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của các tổ chức của LHQ: UNDP, UNICEF, UNESCO… cùng các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ khác

(Một số tổ chức của LHQ tại Việt Nam)

Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO)

Tổ chức UNESCO Quỹ Nhi đồng LHQ ( United Nations Children’s Fund – NCF)

Trang 9

Cao ủy LHQ về người tị nan

(UN High Commissoner for Refugees-UNHCR) Tổ chức Lao động quốc tế

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, sự giúp đỡ từ tổ chức và các nước thành viên, Việt Nam cũng đứng bên với những thách thức lớn Đó sự mất dần các giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, nét đặc trưng của dân tộc Điều gì cũng có hai mặt của nó và việc hội nhập cũng vậy Song, muốn phát triển thì một đất nước không thể đóng cửa, không ngoại giao và không thiết lập mối quan hệ với thế giới Và trên thực tế đã chứng minh là việc giao lưu ngoại giao là điều thiết yếu không thể thiếu Phó thủ tướng Phan Văn Khải đã có lần phát biểu: “Tranh tối, tranh sáng, đan xen cơ hội, thách thức, hy vọng và lo âu” Nhưng vấn đề ở đây là mỗi dân tộc, quốc gia có thể hòa nhập đúng cách

và khẳng định được bản thân hay không mới là điều quan trọng Việt Nam đang trên đà phát triển không ngừng, luôn biết tận dụng các điều kiện thuận lợi và đẩy lùi những khó khăn Việt Nam đã thật sự đứng bên Liên hợp quốc, đứng trên trường quốc tế với tư cách là một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong mục tiêu không bao giờ thay đổi “Hòa nhập chứ không hòa tan”

III.2 Vai trò của Việt Nam với Liên hợp quốc

Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc Luôn nỗ lực tham gia đóng gióp tích cực, có trách nhiệm vào các công việc của Liên hợp quốc Trên mọi cương vị và lĩnh vực hợp tác với Liên hợp quốc, Việt Nam luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm thành viên, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực, phấn đầu vì các mục tiêu chung của Liên hợp quốc

Trang 10

Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam

đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp)

Có thể nói, vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc được nâng cao nhất từ trước đến nay, đó chính là thành quả của những nỗ lực không ngừng của ta trong nhiều lĩnh vực

III.2.1 Về hòa bình-an ninh:

- Đối với thế giới: là một nước từng gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam luôn ủng hộ các mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế về chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố và hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc và các nước trong các vấn đề này Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị trong khóa họp đầu năm 2009 Hiện nay, chúng ta cũng đang chuẩn bị để tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (PKO) Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng và là thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học (CWC) năm 1998, ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm

1996 và phê chuẩn Hiệp ước này năm 2006, đã tham gia và đã trở thành 1 trong 66 thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị (CD) từ 17/6/1996, hiện đang chuẩn bị ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Hàng năm, Việt Nam tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của Liên hợp quốc nhằm thực hiện một trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa

vụ thành viên của Liên hợp quốc

- Ở khu vực: Việt Nam đã chủ động đóng góp tiếng nói về những vần

đề liên quan đến hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, đưa Đông Nam Á trở

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w