Trong công cuộc đổi mới, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả. Các chương trình, dự án của Liên Hợp quốc đã đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong nhiều lĩnh vực. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường đi đôi với sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển quan trọng, được Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Điển hình là việc đã hoàn thành trước thời hạn 5 trong số 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), triển khai tốt sáng kiến “Thống nhất hành động” về cải tổ hệ thống phát triển Liên Hợp quốc, đang nỗ lực hoàn thành Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, quyết tâm thực hiện cam kết trung hòa khí thải vào năm 2050... Vào thời điểm khó khăn nhất của đại dịch COVID19, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn về vaccine và thiết bị y tế của LHQ, trực tiếp thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình COVAX, góp phần quan trọng kiểm soát hiệu quả, thích ứng an toàn, tiến tới đẩy lùi đại dịch COVID19. Thông qua mô hình hợp tác ba bên với sự hỗ trợ của Liên Hợp quốc, Việt Nam tích cực chia sẻ tri thức, kinh nghiệm có được từ công cuộc đổi mới với các nước đang phát triển, nhất là kinh nghiệm về đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp, y tế, giáo dục
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA CHÍNH TRỊ HỌC
-
MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI
ĐỀTÀI: HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TẠI LIÊN HỢPQUỐC VỚI VAI TRÒ CỦA THÀNH VIÊN KHÔNG THƯỜNG
TRỰC CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC NHIỆM
Trang 2NỘI DUNG 5
1Một số vấn đề cơ bản về tổ chức Liên Hợp quốc 51.1Khái quát sự hình thành, phát triển của Liên Hợp quốc51.2Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp quốc61.3Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc101.4Vai trò của Liên Hợp quốc trong quan hệ quốc tế101.5Một số vấn đề đặt ra với Liên Hợp quốc hiện nay15
2Quan hệ Việt Nam - Liên Hợp quốc 17
3Hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc với vai trò của thànhviên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệmkỳ 2020 - 2023
3.2Những đề xuất, sáng kiến nổi bật Việt Nam253.3Hoạt động và kết quả đạt được27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 3MỞ ĐẦU
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên Hợp quốc trong gần 50 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè; tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
Trong công cuộc đổi mới, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả Các chương trình, dự án của Liên Hợp quốc đã đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong nhiều lĩnh vực Phát huy tinh thần tự lực, tự cường đi đôi với sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển quan trọng, được Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao Điển hình là việc đã hoàn thành trước thời hạn 5 trong số 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), triển khai tốt sáng kiến “Thống nhất hành động” về cải tổ hệ thống phát triển Liên Hợp quốc, đang nỗ lực hoàn thành Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, quyết tâm thực hiện cam kết trung hòa khí thải vào năm 2050 Vào thời điểm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn về vaccine và thiết bị y tế của LHQ, trực tiếp thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình COVAX, góp phần quan trọng kiểm soát hiệu quả, thích ứng an toàn, tiến tới đẩy lùi đại dịch COVID-19 Thông qua mô hình hợp tác ba bên với sự hỗ trợ của Liên Hợp quốc, Việt Nam tích cực chia sẻ tri thức, kinh nghiệm có được từ công cuộc đổi mới với
Trang 4các nước đang phát triển, nhất là kinh nghiệm về đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp, y tế, giáo dục Tuy nhiên, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp quốc nhìn vào thực chất cũng còn tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; ảnh hưởng tới vị thế, uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới.
Tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng, phức tạp, đặt ra những khó khăn, thách thức mới đối với các quốc gia, dân tộc trong đó có Việt Nam Vì vậy, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp chúng ta hoàn thành vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc, mà còn góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên lựa chọn nội
dung: “Hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc với vai trò của thành viên
không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 -2023”, làm đề tài tiểu luận giữa kỳ môn chính trị quốc tế đương đại.
Trang 6NỘI DUNG
1 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức Liên Hợp quốc.
1.1 Khái quát sự hình thành, phát triển của Liên Hợp quốc.
Tiền thân của Liên Hợp quốc là Hội Quốc Liên được thành lập năm 1920 theo sáng kiến của tổng thống Hoa Kỳ W.Uynsơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tồn tại đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì giải tán Dù đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ và hoạt động nhân đạo.
Ngày 30/10/1943, bốn cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc đã ký Tuyên ngôn Mátxcơva, thông qua tuyên bố thành lập tổ chức thay thế Hội quốc liên cũ để tiếp tục duy trì hoà bình và phát triển quốc tế sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Tháng 2 năm 1945, tại Hội nghị Yanta (Crưm, Liên Xô) ba cường quốc chủ yếu của phe đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Mỹ, Anh tại hội nghị đã giải quyết được những vấn đề thực tiễn trong thoả thuận thành lập Ngày 25/4/1945 tại thành phố biển San Francisco (Mỹ) đã tiến hành Hội nghị quốc tế để thành lập Với sự tham dự của đại biểu 51 quốc gia, hội nghị đã làm việc trong hai tháng với nhiệm vụ soạn thảo và thông qua Hiến chương nhằm thiết lập và duy trì một nền hoà bình vững chắc cho các dân tộc
Ngày 26/6/1945, các đoàn đại biểu đã họp phiên cuối cùng và thông qua Hiến chương Ngày 24/10/1945, Liên Hợp quốc chính thức được thành lập sau khi được các cường quốc và đa số các quốc gia ký kết phê chuẩn Hiến chương Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và mối quan hệ giữa các dân tộc.
Hiện nay, Liên Hợp quốc có 193 thành viên, sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Ảrập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Kinh phí hoạt động của Liên Hợp quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên.
Trải qua gần 80 năm tồn tại, phát triển, hiện Liên Hợp quốc không ngừng lớn mạnh, mở rộng quy mô hoạt động, Liên Hợp quốc không chỉ tập trung vào vấn đề hòa bình - An ninh mà diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, hướng tới mục tiêu hòa bình và phát triển con người Liên Hợp quốc được
Trang 7cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu, là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp quốc
Liên hợp quốc có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý quốc tế, Hội đồng Quản thác Ngoài ra, còn có các cơ quan phụ cận khác như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng (UNICEF),…
* Đại Hội đồng
Là cơ quan tổ chức cao nhất của Liên Hợp quốc, mang tính đại diện bao trùm nhất của Liên Hợp quốc gồm 193 quốc gia thành viên Đại Hội đồng có chức năng của một diễn đàn để các nước thành viên đề đạt ý kiến trong vấn đề hòa bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền Thảo luận và xét duyệt bất cứ sự việc nào do Hiến chương quy định; phê chuẩn ngân sách, phân phối đóng góp kinh phí cho các nước hội viên; theo đề nghị của Hội đồng bảo an thông qua quyết định kết nạp hội viên mới, bầu tổng thư ký
Vào tháng 9 hằng năm, các nguyên thủ và lãnh đạo các nước thành viên Liên Hợp quốc họp tại trụ sở New York Mỹ để bắt đâu thảo luận phiên khóa họp thường niên Đại Hội đồng Liên Hợp quốc Các thành viên bình đẳng không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, mỗi quốc gia thành viên đều được một phiếu bầu Hằng năm, Đại hội đồng bầu ra chủ tịch các khóa họp thường niên với nhiệm kỳ một năm Trong hội nghị, khi quyết định các vấn đề quan trọng cần phải được sự đồng ý của 2/3 tổng số đại biểu thông qua mới có giá trị.
Ngày 24/09/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc lần thứ 76 Tại các Phiên họp cấp cao của Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an cùng nhiều phiên họp quan trọng khác của Liên Hợp quốc, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đều tiếp tục khẳng định mạnh mẽ với bạn bè quốc tế về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, khát vọng phát triển và vươn lên, có trách nhiệm và đóng góp một cách tích cực vào giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới; đặc biệt là phòng, chống dịch COVID-19 và
Trang 8phục hồi, phát triển bền vững trong và sau đại dịch Các thông điệp, đề xuất của Chủ tịch nước tại các phiên họp của Liên Hợp quốc đã được lãnh đạo các nước, đánh giá cao và hưởng ứng tích cực Trong hơn 3 ngày ở Niu Oóc, Chủ tịch nước đã gặp gỡ hơn 30 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế lớn và có khoảng 20 cuộc gặp, trao đổi với gần 50 tập đoàn hàng đầu thế giới Kết quả chuyến đi lần này là, nhiều đối tác đã cam kết viện trợ và bán vắc-xin cho Việt Nam Ngoài vắc-xin, Đoàn Việt Nam đã thúc đẩy nhiều đối tác hỗ trợ vật phẩm y tế, hỗ trợ thiết bị y tế; đặc biệt, với tinh thần phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, những người con xa quê hướng về Tổ quốc ông David Duong là Việt kiều tại Hoa Kỳ đã hỗ trợ 1.000 máy trợ thở,…
* Hội đồng Bảo an
Cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Hội đồng Bảo an có 15 thành viên; trong đó, có 5 ủy viên thường trực (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và 10 ủy viên không thường trực được bầu đại diện cho các nhóm, khu vực: Châu Phi, Châu Á, Mỹ La Tinh, Tây Âu mỗi khu vực 02 ứng cử viên; Đông âu 01; xuất còn lại luân phiên giữa Châu phi và châu Á) Mỗi uy viên đều có một phiếu bầu theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an áp dụng các biện pháp để giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng mọi biện pháp, kể cả trừng phạt, cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc các hành động xâm lược
Theo chương VII của Hiến chương Liên Hợp quốc, khi các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên Hợp quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành Để một nghị quyết được thông qua thì cần nhận được ít nhất 9 phiếu thuận từ 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Tuy nhiên, chỉ cần một phiếu chống hay phủ quyết của một thành viên thường trực thuộc nhóm P5 sẽ ngăn cản nghị quyết đó được thông qua Bất cứ thành viên thường trực nào của P5 đều có quyền phủ quyết bất kỳ phương sách nào.
Trang 9* Hội đồng Kinh tế - xã hội: Là cơ quan soạn thảo và điều phối các chính
sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ý tế và nhân quyền được đặt dưới quyền Đại Hội đồng; phần lớn các nghị quyết và quyết định của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc về kinh tế, xã hôi, nhân quyền và nhân đạo đều bắt nguông từ các khuyến nghị do Hội đồng kinh tế- xã hội trình lên Hội đồng này có 54 thành viên do Đại Hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm, có 5 ban khu vực và 7 ban chức năng tư vấn và một số ban thường trực Đây cũng là diễn đàn chính của Liên Hợp quốc để thảo luận, đánh giá và đưa ra những ý tưởng và sáng kiến thúc đẩy triển khai phát triển bền vững.
* Hội đồng Quản thác (uỷ trị): Có chức năng, nhiệm vụ quản lý các phần
lãnh thổ do Liên Hợp quốc được ủy thác cai quản, với mục tiêu giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa tiến bộ về chính trị, kinh tế và xã hội nhằm đưa họ đến chế độ tự quản hoặc độc lập hoàn toàn Hội đồng quản thác chấm dứt hoạt động vào ngày 01/11/1994, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ quản thác quốc tế đối với các vùng lãnh thổ được ủy thác.
* Toà án quốc tế: Là cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp quốc, xét xử theo
luật và pháp điển hoá luật pháp quốc tế; giải quyết các vụ án do các quốc gia trình lên về lãnh thổ, luật biển, bảo vệ ngoại giao, môi trường, xung đột khu vực, thực hiện công ước quốc tế… Toà án có 15 thẩm phán (theo thông lệ, có đại diện của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc), nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm bầu lại 1/3 Ngày 16/8/2008, Tòa án đặc biệt tại Tòa án Campuchia (ECCC) đã tuyên án trung thân đối với 02 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khiêu Samphan trong vụ án 002/02, bao gồm tội danh “diệt chủng” người chăm theo đạo hồi và người Việt Đây là phiên tòa lịch sử tuyên Khmer Đỏ tội diệt chủng ECCC với sự hỗ trợ của quốc tế thông qua Liên Hợp quốc, lần đầu tiên tuyên án tội diệt chủng với các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ, đã làm ít nhất 1,7 triệu người (1/5 dân số Campuchia khi đó bị chết do hành quyết, lao động khổ sai, bệnh tật và chết đói.
Ngày 12/7/2016 Tòa trọng tài thường trực (PCA) có trụ sở tại LaHaye (Hà Lan) đã ra phán quyết vụ Philipinnes kiện Trung quốc liên quan đến tranh chấp giữa 2 nước ở Biển Đông Đây là vụ kiện thế kỷ, bởi lần đầu tiên, 1 quốc gia đã
Trang 10nổ lực dùng biện pháp pháp lý để giai quyết những bất đồng ở Biển Đông) Đây được xem là phán quyết lịch sử; trong đó, lần đầu tiên một cơ quan tài phán quốc tế có tư cách pháp nhân bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi bò, xác định nó không có cơ sở pháp lý và cũng bác bỏ luôn cả quyền lịch sử đối với tài nguyên bên trong đường lưỡi bò.
Đây cũng là lần đầu tiên Tòa đã ra bộ quy chế pháp lý đầy đủ về cấu trúc trên biển, lần đầu tiên nhân loại có một bộ định nghĩa đầy đủ thế nào là đảo, là đá, bải nửa nổi, nữa chìm… và quy chế pháp lý đối với từng cấu trúc như vậy Đây có thể xem là một sự tiến bộ của nhân loài về pháp lý, khoa học.
Tòa cũng khẳng định những gây hại đối với môi trường, làm ra tăng tranh chấp và những tính phi pháp trong nhiều hành hộng của Trung Quốc, không chỉ đối với Philippinnes mà còn đối với các hoạt động khác nói chung.
* Ban Thư ký: Là cơ quan hành chính - tổ chức của Liên Hợp quốc, nhiệm
vụ là chấp hành kế hoạch, chính sách do các cơ quan khác của Liên Hợp quốc đặt ra cho những cơ quan này Ban thư ký do Tổng thư ký đứng đầu, nhiệm kỳ 5 năm, có thể được bầu 2 nhiệm kỳ Là người điều hành và là viên chức cao nhất của Liên Hợp quốc Giúp việc Tổng thư ký có Phó Tổng thư ký, Văn phòng thư ký, các phòng pháp lý, tài chính, nhân sự, các cục, vụ, các đặc phái viên, đại diện các nước, các khu vực,…Tổng Thư ký Liên Hợp quốc hiện nay là, ông Antonio Guterres , Nguyên thủ tướng Bồ Đào Nha, Ông là chính trị gia đầu tiên làm Tổng thư ký, trước kia là chính khách
Ngoài 6 cơ quan chính trên, Liên Hợp quốc còn có nhiều chương trình,
quỹ, cơ quan chuyên môn như: Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Chương trình Lương thực thế giới (WFP) Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF).
1.3 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc
* Mục tiêu hoạt động của Liên Hợp quốc
Theo điều 1, Hiến chương, Liên Hợp quốc được thành lập nhằm bốn mục tiêu: Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc
Trang 11và nguyên tắc dân tộc tự quyết; Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa nhân đạo trên cơ sở tôn trọng quyền con người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo; Xây dựng Liên Hợp quốc thành trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì mục tiêu chung
* Nguyên tắc chủ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; Cấm đe doạ dùng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Tôn trọng nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình; Chung sống hòa bình và bảo đảm sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an.
1.4 Vai trò của Liên Hợp quốc trong quan hệ quốc tế
* Những mặt tích cực
Trải qua 79 năm tồn tại và phát triển, Liên Hợp quốc đã không ngừng mở rộng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố, bảo vệ người tị nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, quyền con người, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội…đạt được nhiều thành tựu to lớn đúng như mục đích của Tổ chức Liên Hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
Một là, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Đóng góp lớn nhất của Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế như: chấm dứt các cuộc xung đột kéo dài ở Campuchia, El Salvador, Guatemala, Mozambique Theo dữ liệu của Liên Hợp quốc, trong năm 2020, với nổ lực của Liên Hợp quốc, hàng triệu người đã được cứu sống, 80 triệu người tị nạn và mất chỗ ở do xung đột, chiến tranh được hỗ trợ.
Hơn 40 phái bộ chính trị và phái bộ gìn giữ hòa bình với 95000 quân và chuyên viên của Liên Hợp quốc vẫn đang nổ lực ngày đêm hỗ trợ người dân ở các vùng chiến sự.
Trang 12Ngoài ra, Liên Hợp quốc còn soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị; trong đó, có Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (năm 1968), Công ước cấm vũ khí hóa học (năm 1992) và Công ước cấm vũ khí sinh học (năm 1972), Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (năm 2017) tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này
Hai là, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia
Từ khi ra đời đến nay Liên Hợp quốc đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội giữa các nước thành viên, như: đầu tư hỗ trợ hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, giữa các nước phát triển và đang phát triển Triển khai sâu rộng các dự án về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
Sau khi gia nhập Liên Hợp quốc năm 1977, Việt Nam nhận được sự giúp
đỡ, hỗ trợ tích cực của các tổ chức của Liên Hợp quốc Chỉ tính riêng trong giai
đoạn 1977 – 1986, Liên Hợp quốc đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những
khó khăn về nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD, bao gồm:
Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, chương trình lương thực thế giới (WFP), quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc, Quỹ dân số Liên Hợp quốc, đặc biệt, giai đoạn từ 1986 - 1996 Liên Hợp quốc chiếm tới gần 60% tổng viện trợ cho Việt Nam ngoài nguồn từ các nước xã hội chủ nghĩa với các chương trình, dự án của Liên Hợp quốc về thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phục hồi và xây dựng một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực sản xuất) Trong công cuộc đổi mới, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả Các chương trình, dự án của Liên Hợp quốc đã đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đang diễn biến hết sức phức tạp, thì Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc về các trang thiết bị vật tư, y tế và vaccine, trực tiếp thông qua Tổ
Trang 13chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình COVAX, góp phần quan trọng kiểm soát hiệu quả, thích ứng an toàn, tiến tới đẩy lùi đại dịch Covid-19
Ba là, bảo vệ phát triển các giá trị lịch sử văn hóa:
Thông qua các tổ chức của mình Liên hợp quốc tạo điều kiện giúp đỡ các nước có các công trình văn hóa tu tạo, bảo vệ tốt các công trình này
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đã tạo điểu kiện giúp đỡ nước ta trung tu, tôn tạo, bảo tồn nhiều công trình văn hóa có giá trị; trong đó, có 8 di sản được UNESCO công nhận Di sản Văn Hóa và Thiên nhiên thế giới; 13 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loài và theo chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, Việt Nam có 7 Di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, là mộc bản triều Nguyễn, 82 bia đá các khoa Tiến sĩ thời Lê - Mạc.
Bốn là, bảo vệ môi trường sinh thái:
Liên Hợp quốc đã xây dựng một hệ thống các điều ước quốc tế về các lĩnh vực môi trường: Công ước về các vùng đất ngập nước, Công ước về đa dạng sinh học, Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, Công ước về biến đổi khí hậu, Công ước chống hoang mạc hoá và gần đây là Công ước về bảo vệ môi trường sinh thái…
Năm là, trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, hoạt động từthiện, nhân đạo:
Thông qua các nỗ lực của Liên Hợp quốc, các quốc gia đã xây dựng và ký kết nhiều điều ước quốc tế quan trọng nhằm xây dựng một thế giới an toàn hơn và công bằng hơn cho tất cả mọi người Năm 1948, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa ra những quyền và tự do cơ bản của con người Văn kiện này làm cơ sở cho việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con người, trong đó Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước về quyền dân sự và chính trị Năm 2019, Liên Hợp quốc có luật bảo vệ trẻ e và bảo vệ phụ nữ.
Liên Hợp quốc cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời
Trang 14bỏ nhà cửa vì chiến tranh hay ảnh hưởng của các thảm họa khác Ngày 30/3/2021 Tổng thư ký Liên Hợp quốc kêu gọi quyên góp 10 tỷ USD hỗ trợ Syria và người tỵ nạn các nước láng giềng sau hơn một thập kỹ xung đột và tác động của đại dịch Covid - 19), chương trình lương thực thế giới đã cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, cho nhân dân trên khắp thế giới khi gặp thiên tại, động đất sóng thần, như: Năm 2018, Liên Hợp quốc hỗ trợ 15 triệu USD cho người dân Indonesia do ảnh hưởng của động đất, sóng thần
* Những mặt hạn chế
Thứ nhất, vai trò trong hoạt động gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới của
LHQ không được như mong đợi, thậm chí có bước thụt lùi Nhiều điểm nóng an
ninh trên thế giới vẫn chưa thực sự tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để có thể giải quyết tận gốc
Xung đột tại Xy - ri, chương trình hạt nhân I - ran, căng thẳng trên bán đảo Triều tiên, khủng hoảng khu vực Trung đông, căng thẳng ở Biển đông, tiếng nói của Liên Hợp quốc còn hạn chế) Vấn đề chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố xung đột dân tộc sắc tộc và tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và giành giật nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ nghĩa ly khai vẫn diễn ra rất bức xúc ở nhiều nơi, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và
an ninh thế giới thì vai trò của Liên Hợp quốc không được thể hiện rõ); vấn đề
Nga - Ucraina hiện nay (theo cao ủy Liên Hợp quốc về người tỵ nạn tới nay ghi nhận hơn 6,1 triệu người Ukraine rời đất nước sau ngày 24/2, thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự nhằm phi quân sự và phi phát xít hoa Ukraine Cao ủy Liên Hợp quốc báo cáo tổng cộng 7.839 trường hợp thương vong dân thường, trong đó 3.573 người chết và 3.816 người bị thương Cơ quan nay cảnh báo quân số thực tế có thể cao hơn nhiều.
Thứ hai, vai trò của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thấp, do bị thao túng nên
một số hoạt động của Liên Hợp quốc không hướng tới người dân trên toàn cầu mà ngược lại phục vụ lợi ích của một số nước lớn Đại hội đồng là nơi tập trung đông đủ các thành viên của Liên Hợp quốc thì quyền hạn hạn chế; Hội đồng Bảo an có quyền lực thượng thừa và thao túng các hoạt động của tổ chức, Hội đồng
Trang 15Bảo an có quyền phủ quyết các nghị quyết của Liên Hợp quốc được đông đảo các thành viên thông qua
Tháng 9/2017, Liên Hợp quốc đưa ra tuyên bố chung do Mỹ soạn thảo ủng hộ các nổ lực của Tổng thư ký Liên Hợp quốc về cải cách tổ chức này đã nhận được sự tán thành của 130/193 thành viên Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc không tán thành đề xuất của Mỹ khiến tuyên bố chính trị này chỉ mang tính lý thuyết hay trong cuộc xung đột Israel và Palestine Mỹ 3 lần ngăn Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc ra tuyên bố chung, buộc cơ quan này phải họp lần thứ 4 để ra tuyên bố chung) Như vậy, là thiếu dân chủ, làm hạn chế và hiệu quả hoạt động của Liên Hợp quốc.
Bên cạnh đó, những bất đồng sâu sắc giữa 5 nước siêu cường nắm giữ vị trí ủy viên thường trực (P5) tiếp tục cản trở nhiều hoạt động của Liên Hợp quốc (Tháng 3/2020 khi dịch Covid - 19 bùng phát, Tổng thư ký Liên Hợp quốc ra lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu để các nước tập trung chống dịch và giải quyết khủng hoảng do dịch bệnh, gần 180 nước, hơn 20 nhóm vũ trang và 800 tổ chức xã hội dân sự đã hưởng ứng Tuy nhiên, P5 đã tranh cải trong vòng 4 tháng mới có thể đưa ra nghị quyết chính thức ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tông thư ký Liên Hợp quốc.
Thứ ba, bộ máy cồng kềnh, nạn tham nhũng, bộ máy biên chế số lượng
đông, số nhân viên ở các trụ sở lên đến hàng nghìn người Hiện tượng tiêu cực, biển thủ công quỹ trong các công trình, dự án, các hoạt động nhân đạo, các chiến dịch giữ gìn hoà bình ở các khu vực trên thế giới vẫn xảy ra.
1.5 Một số vấn đề đặt ra với Liên Hợp quốc hiện nay
Dân chủ hoá Liên Hợp quốc, tăng cường quyền lực cho Đại Hội đồng Liên
Hợp quốc theo hướng tất cả các lĩnh vực hoạt động của Liên Hợp quốc được quyết định bởi ý kiến của Đại hội đồng; giảm quyền lực của Hội đồng Bảo an và mở rộng
uỷ viên của Hội đồng Bảo an, và số uỷ viên thường trực của Hội đồng phù hợp với
số lượng các thành viên của Liên Hợp quốc Nhiều nước như Nam Phi, Đức, Brazil, Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản,…đều muốn trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Tuy nhiên, hiện thực hóa mong muốn là điều không dễ dàng.
Trang 16Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng lên thêm 5 quốc gia nữa; trong đó, các ứng cử viên được đề cấp nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ và một quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria) Xem xét lại quyền phủ quyết của các uỷ viên thường trực Chính quyền lực quá lớn của Hội đồng Bảo an và kiểu thị phi của P5 luôn dùng quyền phủ quyết để bảo vệ mình hoặc đồng minh là lý do căn bản để dân chủ hóa Liên Hợp quốc Đây là vấn đề nóng bỏng và kéo dài trong lịch sử.
Giải quyết vấn đề ngân sách, ngân sách liên quan trực tiếp đến phạm vi, nội dung và hiệu quả hoạt động của Liên Hợp quốc Do vậy, giải quyết vấn đề ngân sách sẽ tạo điều kiện để tổ chức triển khai các hoạt động theo quyết định của mình Đảm bảo các thành viên đóng góp đầy đủ theo quy định; tích cực chống các hiện tượng tiêu cực biển thủ công quỹ từ các chương trình hoạt động của các nhân viên…
Giải quyết vấn đề hoà bình, ổn định, phát triển, tức là cần ưu tiên, tập trung
giải quyết các điểm nóng trên thế giới, cân đối ngân sách giữa hoạt động giữ gìn hoà bình và hoạt động phát triển Cần khuyến khích hỗ trợ các nước nghèo nhiều hơn để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các nước phát triển và đang phát triển Thúc đẩy quan hệ hợp tác vì sự phát triển, tiến bộ xã hội, tập trung đầu tư và thúc đẩy cho sự hợp tác, liên kết khu vực và tiểu khu vực để tạo ra sự phát triển đồng đều trong các khu vực và trên thế giới.
Việc thực hiện Hiến chương và các Nghị quyết cuả Liên Hợp quốc, trong các
hoạt động của Liên Hợp quốc từ việc ra nghị quyết đến tổ chức hành động cụ thể, phải luôn lấy nguyên tắc, mục tiêu của Hiến chương làm cơ sở và căn cứ pháp lý, tạo sức mạnh tập thể để duy trì thực hiện những quyết định của tổ chức đã được thông qua Việc Trung Quốc ngang nhiên tiến hành các hoạt động ở khu vực Biển Đông, vi phạm chủ quyền của các nước trong khu vực cho thấy luật pháp quốc tế không được tôn trọng (luật biển 1982), hay việc Israel đã đơn phương tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel làm cho cuộc xung đột giữa Israel kéo dài mấy trục năm qua không có hồi kết là một minh chứng không tôn trọng luật pháp quốc tế) Vì thế, cần tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trang 17Vai trò của Liên Hợp quốc trong thiết lập trật tự thế giới công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia Điều này phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực hoạt động của các thành viên Cùng với các lực lượng dân chủ, tiến bộ khác trên thế giới, các nước đang phát triển, các nước xã hội chủ nghĩa đang tích cực đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, bản sắc văn hoá truyền thống, đấu tranh cho một trật tự thế giới: hoà bình, công bằng, dân chủ và tiến bộ góp phần làm cho Liên Hợp quốc thực hiện và phát huy vai trò, uy tín của mình, tương xứng với tầm vóc của một tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế giới trong duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, tiến bộ xã hội và phát triển.
2 Quan hệ Việt Nam - Liên Hợp quốc
Sau khi giành chính quyền thắng lợi thánh Tám năm 1945, ngày 28/11/1948 Việt Nam đã làm đơn xin ra nhập tổ chức Liên Hợp quốc Song do nhiều lý do cản trở của các lực lượng trong tổ chức này, phải đến ngày 20/09/1977 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp quốc
Trong gần 50 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp quốc có ý nghĩa to lớn, từ trong giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh đến thời kỳ phá thế bao vây cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Hợp tác Việt Nam-Liên Hợp quốc vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và ghi đậm dấu ấn đóng góp của Việt Nam tại Liên Hợp quốc Hợp tác Việt Nam-Liên Hợp quốc được ưu tiên theo từng giai đoạn, cụ thể là:
Giai đoạn 1977-1986: Ngay sau khi tham gia Liên Hợp quốc, Việt Nam đã
tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh Mặt khác, Việt Nam cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên Hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp quốc năm 1977, song một số tổ chức quốc tế đã viện trợ cho Việt Nam từ năm 1975 Trong giai đoạn này, Việt