TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại và dịch vụ NAM Logistics
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trong bối cảnh toàn cầu hoá thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bà Nguyễn Thị Đảng và ông Bùi Giang Nam đã thành lập Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ NAM Logistics vào tháng 9 năm 2020 theo quyết định số 0109352507 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội được cấp ngày 25/09/2020 với những thông tin cơ bản về công ty như sau:
Tên công ty đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI NAM LOGISTICS
Tên công ty viết tắt: CÔNG TY NAM LOGISTICS Địa chỉ: Số nhà 21, Ngõ 20, Phố Nguyễn Đình Hoàn, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 0385-318-688
Sau hơn 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, bộ máy lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên của Công ty NAM Logistics đã đưa giúp công ty gặt hái được một số thành công nhất định Khi vừa mới thành lập vào năm 2020, là một công ty nhỏ, chưa có tiếng tăm nên không thể cạnh tranh được với những công ty lớn trong mảng Logistics, kèm theo với việc nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid khiến cho quá trình xuất nhập khẩu theo con đường chính ngạch gặp nhiều khó khăn, vì lẽ đó công ty NAM Logistics hướng mình phát triển theo con đường tiểu ngạch
Năm 2020, công ty NAM Logistics đã ký hợp đồng hợp tác với hai bên đối tác là EMSViệt NAM và VN Post (Bưu điện Việt Nam) để hình thành tuyến vận chuyển Việt Nhật đầu tiên là tuyến EMS, cũng tại thời điểm này, công ty chưa sở hữu kho riêng mà phải phụ thuộc vào bên trung gian là VN Post Lúc bấy giờ công ty chỉ có hai phòng ban duy nhất là phòng kinh doanh và phòng kế toán với đội ngũ nhân viên chưa qua đào tạo và chưa có một bản quy định cụ thể các chức năng của từng phòng ban, cũng như công việc của từng cá nhân Doanh thu của công ty trong những tháng đầu là vô cùng thấp khi lượng khách hàng tìm tới không nhiều và phải chia lợi nhuận cho các bên đối tác, tuy nhiên đội ngũ nhân viên công ty vẫn kiên trì phấn đấu để đem về cho công ty nhiều khách hàng mới Tới cuối năm 2020, ban lãnh đạo của NAM Logistics đã ký kết thành công hợp đồng với bên đối tác vận chuyển SAGAWA - một trong những công ty vận chuyển đã quá quen thuộc với người dân Nhật Bản, qua đó hình thành được tuyến vận chuyển SAGAWA với mức giá rẻ hơn khi mà đối tác đã giúp công ty tối ưu hơn các chi phí vận chuyển so với EMS và VN Post Vào tháng 11 năm 2020, công ty đã tuyển thêm chị Vũ Thị Hảo vào vị trí trưởng phòng nhân sự và chính thức đưa ra bộ quy chế các phòng ban cho công ty trong đó có nêu cụ thể về nhiệm vụ của từng phòng ban và công việc của từng cá nhân trong đó kèm theo các cơ chế thưởng, phạt và các quy định khác khi làm việc tại công ty, đưa công ty từ một doanh nghiệp hoạt động tự do, không có tổ chức thành một doanh nghiệp làm việc chặt chẽ dựa trên quy định mà ban lãnh đạo đã đề ra
Ngày 14 tháng 2 năm 2021, công ty NAM Logistics chuyển trụ sở về số 84 ngõ 172, đường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội – đây là một vị trí thuận lợi khi ở đó có kho của các bên vận chuyển như VN Post và GHN (giao hàng nhanh), giúp cho việc chuyển giao hàng giữa các bên diễn ra thuận lợi hơn Đặc biệt hơn, công ty đã sở hữu cho mình một kho riêng đặt tại nhà số 88 ngõ 172, điều này đã khiến cho chi phí thuê kho giảm đi đáng kể, đồng thời công ty đã nắm gần như toàn bộ quyền chủ động về hàng hoá của khách hàng Vào tháng 6 năm 2021, ban lãnh đạo công ty đã cân nhắc và tiến hành mở thêm một chi nhánh ở địa chỉ TT Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, điều này đã giúp cho công ty tuyển thêm những nhân sự mới đồng thời tiến hành thăng chức cho các nhân viên cũ lên những vị trí cao hơn, tạo thêm động lực cho toàn thể cán bộ trong công ty phấn đấu kiếm thêm về nhiều khách hàng mới Với việc mở thêm chi nhánh mới và sở hữu riêng kho hàng, doanh thu công ty được cải thiện đáng kể và vào tháng 6 năm 2021, công ty tiến hành thử nghiệm và cho đi vào hoạt động
40 câu giữa kỳ Vĩ mô
BT Chương 1 Tổng quan về KT học vĩ mô
Tìm hiểu về Siêu lạm phát ở Zimbabwe
Giáo trình - Giáo trình kinh tế vĩ mô
120 Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ m… Kinh tế Vĩ
8 tuyến Việt Nhật đường biển CP và tuyến Việt Nhật thực phẩm (TP), trong đó tuyến TP là một đột phá trên thị trường Logistics tiểu ngạch khi có thể vận chuyển đa dạng mặt hàng từ quần áo, thực phẩm cho tới mỹ phẩm với thời gian vận chuyển chỉ mất từ 3 đến
5 ngày, đồng thời giá của tuyến này cũng ưu đãi hơn rất nhiều so với các tuyến hiện có, chỉ sau ít lâu, tuyến Việt Nhật TP trở thành tuyến vận chuyển thu hút được số lượng khách lớn nhất cho công ty
Năm 2022 là năm chuyển mình mạnh mẽ nhất của công ty khi vào đầu năm, NAM Logistics đã cho ra mắt một tuyến mới chuyên vận chuyển hàng thời trang như quần áo, giày dép với mức giá ưu đãi nhất trên thị trường và thời gian đi hàng cực nhanh Tại thời điểm đó trên thị trường vận chuyển tiểu ngạch, tuyến Cargo là tuyến duy nhất mà chỉ mình công ty NAM Logistics tự phát triển, tự đóng thuế và tự kê khai mọi thông tin hàng hoá và đã đem lại cho công ty lợi thế cạnh tranh rất lớn Thêm vào đó, vào tháng
10 năm 2022, nhận thấy được nhu cầu gửi hàng sang Nhật từ khắp mọi nơi tăng lên đáng kể khi dịch Covid đã được chính phủ kiểm soát chặt chẽ, ban lãnh đạo công ty đã mở thêm một chi nhánh nữa tại số 82 đường 232 Cao Lỗ, phường 4, quận 8 ,thành phố
Hồ Chí Minh Điều này vừa giúp công ty có thêm nhiều nhân viên mới thu hút thêm nhiều khách hàng, vừa tạo ra sự thuận tiện cho việc khách miền Nam gửi hàng về kho, giúp giảm tối đa thời gian vận chuyển cho khách Cũng vào cùng thời điểm, NAM Logistics đã làm việc với bên đối tác để sở hữu cho mình kho đóng hàng riêng đặt tại tỉnh Saitama, Nhật Bản và hình thành nên tuyến Nhật Việt giúp cho những khách có nhu cầu gửi hàng về Việt Nam, tuy nhiên, cho tới hiện nay, do chưa tối ưu hoá được chi phí nhân công ở bên Nhật cũng như các chi phí đi kèm nên giá của tuyến này chưa thể cạnh tranh lại so với các đối thủ khách trên thị trường, dự kiến trong tương lai, NAM Logistics sẽ cải thiện và đầu tư vào tuyến Nhật Việt khi nhu cầu thị trường đủ lớn. Ngoài kinh doanh mảng Logistics tiểu ngạch thì vào tháng 3 năm 2022, công ty cũng đã tham gia vào mảng thương mại, cụ thể, công ty NAM Logistics vận chuyển bò húc và Sting bằng đường biển (tuyến CP) sang Nhật để bán cho các siêu thị và các đại lý ở bên đó với giá cạnh tranh
Kinh-te-vi-mo de luyen tap rat hay m…
Quý một năm 2023, công ty NAM Logistics tiếp tục phát triển và trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực Logicstics tiểu ngạch trên địa phận Hà Nội với hơn 11 nghìn khách hàng và hơn 50 nghìn đơn hàng đã được giao thành công, Vào ngày
12 tháng 03 năm 2023, kho hàng ở Hồ Chí Minh đã chuyển ra địa điểm mới rộng rãi và thoáng mát hơn đặt tại 32 Phan Sào Nam, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho nhu cầu gửi sang Nhật ngày một tăng cao của khách hàng Bên cạnh làm vận chuyển tiểu ngạch từ Việt Nam sang Nhật Bản, công ty NAM Logistics cũng sở hữu các tuyến vận chuyển khách như tuyến Việt – Đài, tuyến Việt – Trung, tuyến Việt – Hàn, tuyến Trung – Nhật Tuy nhiên tuyến Trung - Nhật và tuyến Việt – Trung chỉ được phát triển và hoạt động trong nửa cuối của năm 2021 và nửa đầu năm
2022 trước khi chính thức bị dừng vì doanh thu của hai tuyến này không đủ để chi trả cho chi phí mà công ty đã bỏ ra để vận hành tuyến Các tuyến còn lại cho tới hiện nay vẫn được công ty duy trì và phát triển hàng ngày nhằm đáp ứng các yêu cầu về giá, về thời gian giao hàng cũng như yêu cầu về công nợ của các khách lớn
Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại NAM Logistics là một trong những công ty vận chuyển hàng hoá uy trên thị trường Việt NAM Phạm vi lĩnh vực kinh doanh của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0109352507 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội được cấp ngày 25/09/2020 bao gồm:
- Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan tới vận tải
- Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
- Dịch vụ vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương
- Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ
- Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
- Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường bộ
- Dịch vụ vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa
- Dịch vụ vận tải hàng hoá đường sắt
- Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá
- Dịch vụ tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
Trong đó, dịch vụ chính mà công ty cung cấp là Dịch vụ bốc xếp hàng hoá; Dịch vụ chuyển phát; Dịch vụ vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương; Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường bộ; Dịch vụ vận tải hàng hoá đường sắt; Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ và Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan tới vận tải
Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty giai đoạn 2020 – 2022
Công ty có có ba (03) nguồn lực chính tạo nên điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác trên thị trường 3 nguồn lực đó là tài chính, nhân sự và hình ảnh, uy tín của công ty với khách hàng
Nguồn lực tài chính của công ty đã cải thiện đáng kể từ trong vòng hơn 3 năm kinh doanh trong lĩnh vực Logistics tiểu ngạch, từ một công ty nhỏ lẻ phụ thuộc rất nhiều vào bên thứ ba, giờ đây, NAM Logistics đã có thể tự đứng vững trên đôi chân của chính mình khi tự sở hữu kho đóng hàng, cùng với đối tác uy tín phát triển các tuyến vận chuyển cho riêng mình và lợi nhuận thu về hàng năm là rất khả quan so với chi phí bỏ ra Nhờ vào lợi nhuận có được từ hoạt động vận tải, công ty NAM Logistics đã có những khoản tiền dư ra để trả lương cho nhân viên trong công ty và dự trù các rủi ro có thể xảy tới trong tương lai Đặc biệt hơn, hàng tháng công ty cũng chi ra hơn 20 triệu đồng để khen thưởng cho đội nhóm, nhân viên có thành tích xuất sắc như nhân viên đạt 200% doanh thu khách hàng mới, nhân viên đạt 300% doanh thu khách hàng mới, nhân viên có số lượng khách hàng mới nhiều nhất, đội nhóm có doanh thu khách hàng luỹ kế đạt 200% và đội nhóm có tất cả nhân viên đạt chỉ tiêu khách hàng mới, điều này vừa giúp khích lệ tinh thần, tạo động lực cho nhân viên hàng tháng, vừa giúp tạo thiện cảm của nhân viên đối với cấp trên Ngoài ra, hàng tháng công ty còn trích một phần doanh thu để tổ chức một buổi team building cho toàn bộ công ty bao gồm chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Hưng Yên, các hoạt động này tạo điều kiện cho các nhân sự trong công ty hiểu thêm về nhau, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa mọi người và tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh Vào tháng 2 năm 2023, phòng Hành Chính Nhân Sự đã đưa ra quy định mỗi tháng, mỗi đội nhóm sẽ được công ty đầu tư một khoản phí tương đương 6 triệu Việt Nam đồng để thực hiện hoạt động Marketing bao gồm: đi chơi, chụp ảnh, dựng content và đăng bài lên trang Facebook của công ty Nhờ vào việc tài chính của công ty luôn được giữ ở mức ổn định, công ty đã đưa ra cho nhân viên chính sách bán bảng giá và bán giảm giá, trong đó, nhân viên được phép giảm giá bán so với bảng giá tối đa là 5 nghìn để tạo ra mức giá siêu cạnh tranh nhằm thu hút thêm khách hàng mới và tạo điều kiện cho khách hàng cũ, tuy nhiên, khác với việc nhân viên nhận được 2,7% hoa hồng khi bán bảng giá, với mức giảm từ 1 nghìn đồng/kg đến 3 nghìn đồng/kg, nhân viên chỉ nhận được mức hoa hồng tương đương 2% doanh thu bán hàng; và với mức giảm từ 3 nghìn đồng/kg đến 5 nghìn đồng/kg, nhân viên chỉ nhận được mức hoa hồng tương đương 1% doanh thu, chính bởi lẽ đó,nhân viên kinh doanh sẽ phải cân nhắc khi giảm giá cho khách Trên thực tế, vì hiện tại, giá bán các tuyến của công ty NAM Logistics đang rất ưu đãi so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là tuyến thực phẩm Việt Nhật (TP),nên rất ít khi nhân viên kinh doanh phải bán giảm giá để thu hút khách mà thay vào đó, các sales sẽ giảm giá cho những khách đi hàng nhiều và những khách hàng đã đi lâu, đi thường xuyên và có nhu cầu về giá
Nguồn lực nhân sự của công ty bao gồm 82 nhân sự cốt lõi tới từ 4 phòng ban chính trong đó:
T l Nhân Viên theo đ tu iỷ ệ ộ ổ
Có 10 nhân viên 21 tuổi chiếm
12,2% tổng số nhân viên, 55 nhân viên từ 22 tuổi đến 35 tuổi chiếm 69,5% và 13 nhân viên trên 35 tuổi chiếm 18,3% Trước năm 2023, để đảm bảo chất lượng hoàn thành công việc của nhân viên trong công ty, ban lãnh đạo cần có những người có thể làm việc toàn thời gian nên không tuyển nhân viên đang là sinh viên mà chỉ tuyển những ai đã tốt nghiệp ra trường, tuy nhiên, nhận thấy được tiềm năng của nhóm trẻ, phòng Hành chính nhân sự đã có sự thay đổi là chấp nhận sinh viên năm cuối vào làm tại công ty
Có thể thấy, số lượng nhân viên trẻ chiếm đa số trong công ty và đặc biệt, các trưởng nhóm kinh doanh và trưởng bộ phận xử lý hồ sơ, bộ phận khai thác đều nằm trong độ tuổi từ 22 đến 35, điều này giúp cho công ty có một môi trường làm việc năng động, sáng tạo khi hầu hết các nhân viên đều còn đang trong độ chín của sự nghiệp, với nhiều khát vọng phấn đấu, niềm tin vào tương lai rộng mở và còn được tiếp xúc với môi trường hiện đại của xã hội toàn cầu hoá.
Thêm vào đó, các nhân viên trẻ cũng được đào tạo những kiến thức mới bắt kịp xu hướng của thị trường, đồng thời cải thiện được các kỹ năng sử dụng phần mềm phục vụ cho công việc như Word, Excel, Powerpoint và các công cụ từ nhà phát triển Google Họ cũng là những con người tiếp xúc rất nhiều với mạng xã hội và các xu hướng của thị trường nên có thể đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo những phương án đột phá tiếp cận khách hàng, cũng như tìm ra các hình thức Marketing nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới Tuy nhiên, nhóm đối tượng lao động này lại chưa có đủ kinh nghiệm, trải nghiệm như các nhân viên kỳ cựu đi trước khi thời gian làm việc của họ ít hơn các bậc tiền bối rất nhiều, điều này đòi hỏi ban lãnh đạo phải bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để đào tạo cho các trường bộ phận cũng như trưởng nhóm kinh doanh, giúp cho họ có thêm những hiểu biết về thị trường cũng như những nhiệm vụ mà họ và nhân viên trong nhóm cần phải thực hiện trong công ty Chính vì lẽ đó, công ty vẫn giữ lại một lượng nhân viên từ 35 tuổi có kinh nghiệm để hướng dẫn những nhân viên mới vào nghề, thêm vào đó, nhóm nhân việc từ 35 tuổi trở lên có tỷ lệ nhảy việc thấp hơn rất nhiều so với lứa trẻ, khi mà cơ hội cho sự thay đổi đã không còn nhiều và họ cần một công việc ổn định để có thể trang trải chi phí sinh hoạt và chăm sóc gia đình
Tuy chỉ mới hoạt động trong lĩnh vực Logistics tiểu ngạch được 4 năm, nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển công ty, đặc biệt là các tuyến vận chuyển Việt Nhật, hình ảnh của công ty NAM Logistics đã được khắc vào trong tâm trí của khách hàng là một công ty vận chuyển uy tín, giá cạnh tranh, chất lượng dịch vụ tốt bậc nhất trên thị trường Điều này tạo cơ hội cho các nhân viên kinh doanh của NAM Logistics thu hút được khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trên thực tế, số lượng khách hàng tự tìm đến và sử dụng dịch vụ của công ty là rất nhiều, điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức để cho nhân viên kinh doanh tìm kiếm thêm khách hàng mới Thêm vào đó, cũng nhờ vào chất lượng dịch vụ và độ uy tín mà NAM Logistics đã có nhiều khách hàng trung thành đồng hàng cũng công ty qua nhiều năm tháng, kể cả cho giá có dao động lên thì họ vẫn lựa chọn tin tưởng và sử dụng dịch vụ của công ty, không chỉ thể mà còn giới thiệu về công ty với người quen và các bên khác, khiến cho danh tiếng của công ty ngày một phổ biến hơn
1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty giai đoạn 2020 – 2022
Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
Tỷ su m ất lợi nh uậ n 2
Có thể thấy cả 3 yếu tố tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty NAM Logistics đều tăng qua các năm Năm 2020, công ty vừa được thành lập và sở hữu tổng tài sản chỉ vỏn vẹn 2,5 tỷ, kèm theo đó là rất nhiều khó khăn như ảnh hưởng từ dịch Covid lên nền kinh tế khiến cho nhu cầu gửi hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, đồng thời, công ty không sở hữu kho đóng hàng riêng nên còn phụ thuộc nhiều vào bên đối tác, dẫu vậy, tại thời điểm đó, công ty đã ký được hợp đồng hợp tác với tổ chức nhà nước là VN post và EMS Việt Nam, đặc biệt, ban lãnh đạo của công ty đã tìm được đối tác uy tín bên Nhật là Sagawa nên vẫn đem về được doanh thu gấp 3 lần tổng tài sản Tuy nhiên, công ty NAM Logistics vẫn chưa thể tối ưu hoá được các chi phí vận chuyển và doanh thu vẫn phải chia cho các bên đối tác khiến cho lợi nhuận sau thuế vẫn còn thấp, chỉ đạt gần 800 triệu tương đương với 10,85% tỷ suất lợi nhuận Đây vẫn là một động thái khả quan khi có rất nhiều bên vận chuyển tiểu ngạch khác trên thị trường ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức âm và phải đi tới quyết định cắt giảm nguồn nhân lực
Năm 2021, công ty đã bước đầu tiến hành các thay đổi nhằm gia tăng doanh thu đồng thời tối ưu hoá chi phí, bắt đầu bằng việc chuyển ra trụ sở mới đặt tại Phú Diễn, đồng thời bỏ một khoản tiền lớn để sở hữu kho hàng đặt tại số 88 ngõ 172. Điều này đã giúp cho công ty có được sự chủ động đối với hàng hoá của khách hàng, tạo điều kiện cho việc gia tăng lợi nhuận ít lâu sau đó Cũng trong năm
2021, công ty đã mở thêm chi nhánh tại Hưng Yên và tuyển thêm một lượng lớn nhân sự, đồng thời cho ra mắt tuyến vận chuyển đường biển Việt Nhật (CP) và tuyến vận chuyển Việt Nhật (TP) Bằng những cải cách tích cực trong và ngoài công ty đến từ phía ban lãnh đạo, tổng tài sản của NAM Logistics đã tăng gấp 5 lần và đạt tới 12,5 tỷ đồng Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đáng kể lên mức gần 35 tỷ đồng và 13,6 tỷ đồng Các con số đã cho thấy hướng đi của công ty cho tới thời điểm năm 2021 là phù hợp, và nhờ vào việc gia tăng lợi nhuận mà công ty đã có những khoản chi tiêu cho việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ Logistics tiểu ngạch trong tương lai
Năm 2022 là năm mà công ty chuyển mình mạnh nhất khi cho ra mắt tuyến Cargo với mức giá siêu cạnh tranh trên thị trường, đồng thời mở thêm một chi nhánh và kho tại thành phố Hồ Chí Minh kèm theo đó là tuyển thêm nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu gửi hàng ngày một gia tăng của khách, nâng tổng tài sản công ty lên gấp 4 lần, đạt mức gần 46,7 tỷ đồng Doanh thu của công ty cũng đã tăng gấp đôi so với năm 2021 và đạt 63,5 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế cũng tăng đáng kể khi từ 13,6 tỷ lên tới 33,6 tỷ
Trong suốt 3 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics tiểu ngạch, công ty NAM Logistics luôn chú trọng,phát triển tuyến vận chuyển Việt Nhật và đúng như những gì công ty đã bỏ ra, doanh thu tới từ tuyến này của công ty là vô cùng khả quan
Năm 2020, khi mà công ty vẫn chưa có chi nhánh mới ở Hưng Yên thì phòng kinh doanh chỉ có ba nhóm kinh doanh là Việt Nhật 1, Việt Nhật 2 và Việt Nhật
3, trong đó nòng cốt chính của công ty là nhóm Việt Nhật 3 khi mà nhóm này bao gồm các thành phần cốt cán, có nhiều kinh nghiệm được dẫn dắt bởi trưởng nhóm kiêm giám đốc kinh doanh – Bùi Giang Nam Tại thời điểm này, doanh thu của nhóm Việt Nhật 3 đạt 2,4 tỷ, gấp 2 lần so với nhóm Việt Nhật 2 và Việt Nhật
1 Tổng số doanh thu mà ba nhóm Việt Nhật thu về là hơn 5 tỷ Việt Nam đồng, chiếm 68,5% tổng doanh thu của toàn công ty
Bước sang năm 2021, khi ban lãnh đạo của công ty NAM Logistics quyết định mở thêm một chi nhánh đặt tại Hưng Yên, tuyển thêm nhân sự và thành lập ra nhóm kinh doanh Việt Nhật 4 Nhờ sự đào tạo tỉ mỷ trực tiếp từ giám đốc kinh doanh – Bùi Giang Nam, các nhân sự mới đã nhanh chóng bắt kịp được với mọi người trong công ty và thu về được tổng doanh thu hơn 5 tỷ đồng vào cuối năm
2021, sánh ngang với nhóm Việt Nhật 1 và Việt Nhật 2 vốn đã được thành lập trước đó 1 năm Ngoài doanh thu tăng thêm từ nhóm Việt Nhật 4, các nhóm còn lại cũng đã có sự bứt phá rõ rệt khi doanh thu của nhóm Việt Nhật 1 tăng gấp 4 lần từ 1,3 tỷ lên 5,4 tỷ; doanh thu của nhóm Việt Nhật 2 cũng tăng gấp 4 lần từ 1,2 tỷ lên 4,9 tỷ; nhóm Việt Nhật 3 vẫn là nhóm có doanh thu cao nhất khi đạt 7,5 tỷ, vượt xa các nhóm còn lại Tổng doanh thu mà các nhóm Việt Nhật thu về cho công ty vào cuối năm 2021 là hơn 23 tỷ đồng, chiếm gần 70% doanh thu của cả công ty tính riêng mảng vận chuyển
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUÝ 1 NĂM 2023
Tổng quan về thị trường Nhật Bản
Hàng năm, có rất nhiều du học sinh, người lao động Việt Nam sang Nhật Bản sinh sống và làm việc Các số liệu thống kê mới nhất của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (ISA) cho thấy người Việt vẫn là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai ở nước này cho dù số lượng đã giảm 3,4% trong năm 2021 Cụ thể, Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai với 432.934 người, chiếm 15,7%, ba vị trí tiếp theo thuộc về cộng đồng người dân các nước Hàn Quốc, Philippines và Brazil, với tỷ lệ tương ứng là 14,8%, 10,5% và 7,4%
Kể từ khi thành lập, ban lãnh đạo của công ty NAM Logistics đã hướng tới tập khách hàng không phải là người Nhật Bản mà là những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại đó, bởi hai lý do chính sau:
Thứ nhất: Nhân sự cốt cán trong công ty không được đào tạo chuyên sâu về tiếng Nhật nên sẽ gặp khó khăn khi làm việc trực tiếp với khách Nhật Bản do bất đồng ngôn ngữ giữa hai quốc gia Thêm vào đó, lúc mới thành lập, công ty cũng không ký kết được hợp đồng liên doanh với bất kỳ công ty nội địa Nhật Bản nào để có thể tiếp cận được tập khách hàng này một cách dễ dàng nhất, mãi tới cuối năm 2020, công ty mới có đối tác vận chuyển là Sagawa Express – một thương hiệu đã quá quen thuộc đối với người Nhật Bản Thêm vào đó, người Nhật Bản coi trọng và ưu thích sử dụng hàng tiêu dùng nội địa hơn với đồ nhập khẩu, nên việc phát sinh nhu cần vận chuyển hàng từ quốc gia khác sang Nhật để tiêu dùng của khách Nhật là rất hạn chế, đặc biệt là từ một quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi mà nhiều thương hiệu vẫn chưa thể khẳng định được giá trị của mình trên thị trường quốc tế
Thứ hai: Theo khảo sát thị trường Nhật Bản của phòng kinh doanh, có rất nhiều người Việt Nam sang Nhật không chỉ làm một công việc mà họ còn làm bán thời gian đặc biệt là bán hàng online để kiếm thêm thu nhập Trên thực tế, có nhiều người chỉ bán cho khách hàng là người Việt, tuy nhiên, số lượng người Việt Nam định cư tại Nhật Bản là rất đông nên việc kinh doanh online cũng đã đem lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ Thực hiện nghiên cứu sâu hơn nữa, ban lãnh đạo của công ty nhận thấy, đa phần người Việt Nam ở Nhật không thích tiêu dùng hàng quần áo mang thương Nhật bởi thiết kế đơn giản và màu sắc không hấp dẫn, chính vì vậy họ mới nhập hàng từ Việt Nam sang hoặc từ Quảng Châu về Việt Nam sau đó tiếp tục vận chuyển sang Nhật, ngoài ra, ở Việt Nam có rất nhiều món ăn vặt phù hợp với khẩu vị của người Việt mà bên Nhật không bán như bánh tráng, bim bim, nên những mặt hàng này cũng là các mặt hàng chuyên được vận chuyển sang bên đó Ngoài ra, giá cả cũng là một lý do mà người Việt Nam muốn dùng và bán hàng Việt Nam thay vì hàng Nhật, bởi lẽ, về phía người mua hàng tiêu dùng nội địa của Nhật Bản có giá cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu từ Việt Nam sang kể cả khi đã cộng tất cả các chi phí vận chuyển, về phía người bán, nhập khẩu hàng từ Việt Nam sang Nhật có thể bán với giá cực kỳ cao so với giá gốc, do đó thu về nhiều lợi nhuận hơn là nhập trực tiếp hàng nội địa Nhật xong bán lại, ví dụ điển hình là 1 bịch bánh tráng trị giá 215.000 Việt Nam đồng sang bên Nhật có giá bán là 4090 yên – tương đương với hơn 800.000 Việt Nam đồng, tức gấp 4 lần giá trị ban đầu của sản phẩm)
Trong số những khách hàng là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, công ty đã chia tập khách hàng này thành ba tập khách hàng nhỏ bao gồm: khách kinh doanh, khách gửi đồ cá nhân và các cộng tác viên, mỗi tập khách hàng đều có những đặc điểm riêng mà các nhân viên kinh doanh cần phải nắm bắt để có thể sale khách và chốt sale một cách hiệu quả nhất Đối với khách kinh doanh: Đây là những khách hàng chuyên gửi hàng số lượng lớn sang Nhật để bán hoặc chuyển tiếp cho các đại lý, cửa hàng tiện lợi ở bên Nhật sau đó bán cho người tiêu dùng Các mặt hàng được vận chuyển sang bên đó thường là những hàng phù hợp để đi con đường tiểu ngạch, những mặt hàng với giá trị thấp như quần áo, đồ ăn vặt, đồ uống Đây là tập khách hàng chủ yếu để đem về doanh thu cho công ty bởi họ đi hàng thường xuyên với tần suất 3,4 lần trên 1 tháng với mỗi lần đi hàng là từ 200 – 300 kg và tập khách hàng này cũng được coi là khách hàng trung thành khi đã sử dụng dịch vụ của công ty một lần (với điều kiện đi hàng thuận lợi) thì họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty dù cho đối thủ có chào giá hay thỉnh thoảng công ty có xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng, bởi lẽ, những khách lớn đã quen với cách làm việc của công ty cũng như hiểu rõ được thời gian của các chuyến bay, đặc biệt hơn, họ nhận được sự ưu đãi tới từ công ty khi đi hàng nhiều và thường xuyên như giảm giá từ 3.000 – 5.000/kg hoặc thậm chí là có thể được giảm giá sâu hơn nếu liên hệ trực tiếp với ban lãnh đạo công ty và nhận được sự đồng ý của cấp trên Tuy nhiên, những khách hàng này trên thị trường là những khách rất khó để nhân viên kinh doanh tiếp cận, để có thể sale được những khách này đòi hỏi nhân viên phải bỏ ra rất nhiều thời gian để thuyết phục kéo dài hàng tháng trời, đây là những khách hàng ngoài quan tâm về mức giá, về độ uy tín, về thời gian đi hàng, họ còn đặc biệt quan tâm tới công nợ - việc thanh toán trước hay sau khi nhận hàng cũng là một điều hết sức quan trọng đối với các khách lớn khi lần đầu đi hàng tại công ty vì họ đi với số lượng hàng lớn, nếu xảy ra sai sót có thể làm mất hàng hoặc hỏng hàng gây tổn thất rất nhiều tới doanh thu bán hàng ở bên Nhật của khách Đối với khách gửi đồ cá nhân: Đây là những khách đi hàng với số lượng ít đang sinh sống ở Nhật nhờ người gửi hàng sang hoặc gửi hàng sang Nhật cho người thân, một chuyến họ đi từ 10 – 30 kg với tần suất không thường xuyên hoặc có thể sử dụng dịch vụ của công ty một lần rồi dừng hẳn Các mặt hàng mà tập khách này vận chuyển sang Nhật cũng là những vật dụng, đồ ăn, quần áo có giá trị nhỏ phù hợp với con đường tiểu ngạch Khác với tập khách hàng kinh doanh, lượng doanh thu mà công ty thu về từ tập khách này là ít hơn rất nhiều, tuy nhiên, khách gửi đồ cá nhân lại rất dễ tiếp cận vì họ thường là những người phát sinh nhu cầu trước và tự tìm tới bên vận chuyển nên hầu như sẽ không mất thời gian để thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của công ty Thêm vào đó, tập khách cá nhân này, khi đã hài lòng với dịch vụ của công ty thường sẽ giới thiệu thêm bạn bè trải nghiệm dịch vụ và quảng bá hình ảnh của công ty tới người quen, giúp cho mức độ uy tín của công ty được gia tăng đáng kể So với khách gửi hàng sang để kinh doanh, các khách cá nhân thường ít quan tâm tới công nợ, tuy nhiên họ vẫn sẽ để ý tới mức giá và thời gian đi hàng mà nhân viên kinh doanh tư vấn, song, giá hiện tại của công ty NAM Logistics đang là ưu đãi nhất trên thị trường nên đáp ứng được yêu cầu của các khách cá nhân này Đối với khách hàng là cộng tác viên: Đây là các bên vận chuyển tiểu ngạch đang kinh doanh trên thị trường nhưng có mức giá cao hơn giá của công ty NAM Logistics Những cá nhân, công ty này thường sẽ đóng vai trò là các công tác viên đem khách hàng về cho NAM Logistics và thu lợi nhuận dựa trên chênh lệch về cước vận chuyển giữa hai bên với điều kiện không được sử dụng hình ảnh của công ty NAM Logistics để đi sale khách mà chỉ có thể sử dụng chỉnh ảnh của chính bản thân, công ty họ
Ngoài các tập khách hàng kể trên, công ty vẫn còn có khách ở Việt Nam muốn nhập khẩu hàng từ Nhật Bản về để kinh doanh (như áo điều hoà, mỹ phẩm Nhật Bản), tuy nhiên do chưa tối ưu được các chi phí nên giá cước vận chuyển chiều Nhật Việt của công ty đang cao hơn so với trên thị trường, dẫn tới việc tập khách hàng này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số khách hàng mà công ty đang sở hữu
2.1.2 Sản phẩm của công ty ( 1 t)
Hiện tại, công ty dịch vụ và thương mại NAM Logistics kinh doanh chính về mảng Logistics tiểu ngạch, sản phẩm mà công ty mang tới cho khách hàng là dịch vụ vận chuyển hàng hải, vận chuyển thuỷ nội địa và vận chuyển hàng không Có 4 tuyến vận chuyển Việt Nhật chính đã và đang được công ty vận hành bao gồm: chuyến hàng thực phẩm Việt - Nhật (TP), chuyến hàng thời trang Việt - Nhật (Cargo), chuyến hàng biển Việt - Nhật (CP) và chuyến hàng EMS
- Bảng giá vận chuyển tuyến TP Việt Nhật
Khối lượng (kg) Giá (VNĐ) Thời gian
26 – 30kg 119.000 o Tuyến TP nhận hàng thực phẩm, hàng tạp hoá, hàng nước, dung dịch, không nhận các hàng thịt và các sản phẩm làm từ thịt như: khô gà, khô bò, xúc xích, cơm cháy o Bảo hiểm đền bù 100% hàng hoá hư hỏng, mất mát trong quá trình đóng hàng và vận chuyển o Hàng cồng kềnh tính kg: (Dài x Rộng x Cao)/6000 o Làm tròn đến 0,5 kg mỗi kiện o Miễn phí xe gom hàng quanh Hà Nội bán kính 20km o Lịch bay thứ 2,3,4,5,6 Hàng đi sân bay lúc 12h ngày hôm trước
- Bảng giá vận chuyển tuyến Cargo Việt Nhật
Khối lượng (kg) Giá (VNĐ) Thời gian
Từ 200 kg 99.000 o Tuyến Cargo nhận hàng thời trang, sách, máy móc, thiết bị o Hàng cồn kềnh tính kg: (Dài x Rộng x Cao)/6000 o Hàng máy móc cồng kềnh > 30kg/kiện hoặc tổng kích thước 3 cạnh lớn hơn 170 cm sẽ phụ thu ship nội địa Nhật o Lịch bay thứ 3,5,7 Hàng đi sân bay lúc 12h ngày hôm trước o Bảo hiểm đền bù 100% hàng hoá hư hỏng, mất mát trong quá trình đóng hàng và vận chuyển o Miễn phí xe gom hàng quanh Hà Nội bán kính 20km
- Bảng giá vận chuyển tuyến CP Việt Nhật
Khối lượng (kg) Giá (VNĐ) Thời gian
Trên 500 kg 77.000 o Tuyến CP nhận hàng thời trang, hàng khô, hàng thực phẩm, hàng nước, hàng dung dịch, hàng mỹ phẩm, hàng điện tử (không có pin) o Miễn phí ship nội địa Nhật, hàng về tận địa chỉ khách cung cấp o Miễn phí mua hộ hàng hoá, đóng hàng theo tiêu chuẩn quốc tế o Miễn phí xe gom hàng quanh Hà Nội bán kính 20 km o Bảo hiểm đền bù 100% hàng hoá hư hỏng, mất mát trong quá trình đóng hàng và vận chuyển
- Bảng giá vận chuyển tuyến EMS Việt Nhật
Khối lượng (kg) Giá (VNĐ) Thời gian
26 – 30 kg 159.000 o Tuyến EMS nhận hàng thời trang, hàng khô, hàng thực phẩm, hàng nước, hàng mỹ phẩm, điện tử o Bảo hiểm đền bù 100% hàng hoá hư hỏng, mất mát trong quá trình đóng hàng và vận chuyển, đền bù theo giá trị hàng hoá và tối đa 2 lần giá cước vận chuyển Khách hàng chịu trách nhiệm với hàng hoá thông quan tại Nhật o Hàng có nước, dung dịch cộng phí 100k/kiện o Lịch bay: thứ 3, thứ 4, thứ 6 (hàng đi sân bay 14h ngày hôm trước) o Miễn phí xe gom hàng quanh Hà Nội bán kính 20 km
Có thể thấy trong tất cả các tuyến vận chuyển Việt Nhật của công ty NAM Logistics, tuyến CP biển là tuyến có giá rẻ nhất, tuy nhiên, tuyến này chủ yếu dành cho các mặt hàng có hạn sử dụng lâu thường là các mặt hàng như gia vị, mì tôm vì thời gian đi hàng tuyến này kéo dài từ 25 – 32 ngày, lâu hơn rất nhiều so với các tuyến khác Tuyến Việt Nhật TP và tuyến EMS có sự tương đồng về khoảng chia giá, song vẫn có sự khác biệt rất lớn về giá khi mà cước của tuyến EMS cao hơn rất nhiều so với TP, bởi lẽ, tuyến EMS là do chính đối tác của công ty – bên vận chuyển EMS đưa ra giá và công ty áp dụng theo, còn tuyến TP ra đời sau và là tuyến mà công ty tự phát triển cũng với các đối tác khác sau khi đã tối ưu hoá được các chi phí nên giá sẽ rẻ hơn nhiều so với tuyến EMS Tuy nhiên, tuyến EMS có một điểm vượt trội so với tuyến TP chính là những hàng mỹ phẩm đi tuyến EMS sẽ có tỷ lệ thông quan cao hơn, đồng thời tuyến EMS có nhận vận chuyển thuốc lá, tuy nhiên sẽ thu phụ phí là 30.000/cây và mỗi kiện chỉ được đi tối đa 4 cây, thêm vào đó, khi sang đến Nhật khách sẽ phải đóng thuế 500.000/cây nếu muốn hàng được thông quan Tuyến Cargo chuyên nhận hàng thời trang cho khách cá nhân và khách kinh doanh, đặc biệt, tuyến này có chính sách chiết khấu giá vào cuối tháng cho khách hàng đi đủ số cân theo các mốc đã được chia trong bảng
2.1.3 Đối thủ cạnh tranh (1 t) Đối thủ của NAM Logistics chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ trong nước do người Việt Nam điều hành Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển Logistics tiểu ngạch có thể kể tới như: FIAC, Indochina Post, VND Express,…
Ngoài ra còn một số cá nhân tự nhận vận chuyển, đây thường là các công tác viên của những công ty đã kể trên, tuy nhiên họ sẽ bán cước với giá cao hơn để có thể thu lại lợi nhuận dựa trên chênh lệch về mức giá
Có một điểm chung của hầu hết các bên vận chuyển tiểu ngạch trên thị trường hiện này là họ vẫn dựa vào bên đối tác EMS để vận chuyển những hàng thực phẩm, mỹ phẩm nên giá vẫn cao, và chưa thể cạnh tranh được với giá của công ty NAM Logistics Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện những bên vận chuyển có tuyến Cargo rẻ hơn của bên NAM Logistics từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, thêm vào đó các bên này còn nhận bảo hiểm cả hàng có thời trang nên lượng khách đi hàng quần áo của công ty NAM Logistics đã giảm đi rất nhiều khi chuyển sang sử dụng dịch vụ của các bên này, đặc biệt là công ty vận chuyển FIAC Trên thực tế, tuyến Cargo của NAM Logistics chỉ nhận hàng sạch vì đây là tuyến mà công ty tự xây dựng nên, tự đóng thuế và làm các thủ tục liên quan tới giấy tờ, cho nên nếu bị hải quan phát hiện có hàng thương hiệu mà theo quy định của Hải Quan Nhật là hàng câm vận chuyển, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả tuyến và cả công ty, nên công ty chấp nhận mất đi một lượng khách để duy trì tuyến này và sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển để tìm ra những phương án mới giúp cho giá trở nên cạnh tranh hơn so với các bên đối thủ.
Quy trình xuất khẩu hàng hoá của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ NAM Logisitcs
2.2.1 Tìm kiếm và chốt sale với khách hàng (0,5 t)
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, bán hàng online đã dần trở nên phổ biến đối với mọi người vì sự thuận tiện, dễ tiếp cận được tới nhiều đối tượng đồng thời tốn ít chi phí hơn là bán hàng trực tiếp khi mà bán hàng trực tiếp yêu cầu phải có mặt bằng, có giấy phép kinh doanh và rất nhiều thủ tục khác. Chính vì vậy, công ty NAM Logistics đã lựa chọn mạng xã hội Facebook là nguồn chính để tìm kiếm các khách hàng, ngoài ra còn Zalo và một số ứng dụng khác, tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tìm kiếm khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội khác vẫn chưa hiệu quả nên các nhân viên kinh doanh của công ty sẽ tập trung sale khách tìm được trên Facebook
Khi vào công ty, thực tập sinh sẽ được trải qua một khoá đào tạo kéo dài 1 tuần do các trưởng nhóm và giám đốc kinh doanh đảm nhiệm, khoá học này sẽ cho nhân viên mới biết thêm về cơ cấu tổ chức của công ty, mức lương và quy chế trong các phòng ban, đồng thời sẽ giúp cho nhân viên hiểu được thêm về thị trường, về khách hàng và bổ sung những kiến thức cần thiết để nhân viên có thể thu về được doanh số một cách nhanh nhất Sau khi kết thúc khoá đào tạo này, nhân viên sẽ được công ty cấp cho một Facebook và được add vào các nhóm Zalo của công ty để có thể làm việc qua đó, đồng thời gia tăng tính chuyên nghiệp và không làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của mỗi cá nhân
Trang cá nhân của Facebook làm việc mà công ty cung cấp sẽ có ảnh bìa đã được ban lãnh đạo cài đặt sẵn, trên đó có các thông tin của công ty bao gồm: Tên công ty, Logo công ty, số điện thoại công ty và địa chỉ của công ty Ngoài ra, ảnh bìa nhân viên sẽ cần phải để là mặt của chính mình để khách hàng có thể dễ nhận diện và tăng thêm độ uy tín Đa phần những nhân viên mới vào đều được cho những facebook mới lập và có rất ít bạn bè cũng như tương tác trên mỗi bài đăng, đòi hỏi tự nhân viên phải đi kết bạn, xây dựng content cho trang cá nhân để kéo sự thu hút của nhiều người,đồng thời, công ty cũng yêu câu nhân đăng tối thiểu ba bài viết lên status trong một tuần, 2 bài liên quan tới dịch vụ vận chuyển của công ty và một bài liên quan các chủ đề khách trong cuộc sống hàng ngày Các bài viết liên quan tới dịch vụ vận chuyển của công ty sẽ có những thông tin khái quát về giá, về dịch vụ mà công ty cũng cấp, về địa chỉ kho và số điện thoại để khách hàng liên hệ (thường là số điện thoại của các nhân viên kinh doanh). Việc xây dựng Facebook cá nhân sẽ giúp cho nhân viên dễ tiếp cận tới các khách hàng hơn bởi lẽ, khi tương tác hoặc nhắn tin với khách hàng thì rất nhiều khách hàng sẽ kiểm tra profile của nhân viên trước xem có đủ uy tín không xong mới trả lời, chính vì lẽ đó, một facebook cần phải đạt đủ yêu cầu về bạn bè và mức độ hoạt động cũng như tương tác trên trang cá nhân
Sau khi đã xây dựng trang cá nhân, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành tìm kiếm khách hàng ở trên các nhóm Facebook liên quan tới Nhật Bản Hiện nay có một số các nhóm mà khi làm việc trên đó, nhân viên thu về rất nhiều khách hàng như: o Chợ đồ cũ Nhật Bản: https://www.facebook.com/groups/802771309918356 Đây là nhóm được sử dụng vào mục đích mua bán với gần 180 nghìn thành viên, mỗi ngày có hơn 20 bài đăng với lượt tương tác và bình luận trên mỗi bài viết là rất nhiều, dưới mỗi bài viết có một lượng lớn các trang cá nhân bán hàng và chào giá các sản phẩm o Vận chuyển Nhật Việt giá rẻ: https://www.facebook.com/groups/1272712619732480 Đây là nhóm mà các khách cá nhân thường tìm đến và đăng bài để tìm các bên vận chuyển sang Nhật, tuy nhiên, nhóm này có rất nhiều sale của các bên khác nên nhân viên cần phải kiểm tra kỹ thông tin của người đăng để không bị lộ bí mật kinh doanh của công ty NAM Logistics cho đối thủ o Phố ăn vặt Việt Nhật: https://www.facebook.com/groups/1316095601885311 Đây là nhóm mà các khách kinh doanh thường đăng để chào hàng các loại đồ ăn vặt như bánh tráng, bim bim và các loại đồ uống mà ở Nhật Bản không có.
Ngoài những nhóm tiêu biểu được nhắc tới ở trên thì còn rất nhiều nhóm khác mà nhân viên có thể sử dụng để tìm kiếm khách hàng như: Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản, các nhóm Baito (việc làm thêm tại Nhật) Tuy nhiên, một facebook chỉ nên hoạt động ở một hoặc hai nhóm cố định và đăng bài trên đó thường xuyên, đồng thời tương tác với bài viết của mọi người để tạo lòng tin Ngoài ra, nhân viên kinh doanh có thể tận dụng thuật toán của Facebook bằng cách chỉ tương tác với những bài thực sự có ích với mình như những bài đăng bán quần áo, bán đồ ăn vặt, bán mỹ phẩm để từ đó AI của facebook sẽ cho rằng đó là những chủ đề mà nhân viên đó quan rồi đẩy những bài đăng có liên quan tới các nội dung trên lên đầu, tạo điều kiện cho sale tìm kiếm khách hàng dễ hơn Sau khi tìm được khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành tương tác với bài đăng trên trang cá nhân của khách để khi nhắn tin, tin nhắn sẽ không bị đẩy vào mục spam. Khi khách quan tâm tới dịch vụ của công ty, nhân viên sẽ tiến hành gửi bảng giá và tư vấn cho khách, đồng thời giải đáp những thắc mắc trong quá trình hai bên làm việc để tiến tới khách chốt đi hàng bên công ty Nếu khách không rep lại, nhân viên kinh doanh sẽ lưu lại link facebook của khách và tiếp tục tiến hành tương tác, điều này sẽ khiến cho khách để ý tới facebook của nhân viên đó và có thể họ sẽ tìm cách liên lạc lại khi cần
2.2.2 Tạo mã khách hàng và tạo nhóm khách hàng (0,5 t)
Sau khi chốt được sale với khách, nhân viên sẽ tiến hành đăng ký thông tin khách hàng trên trang Mua Toàn Cầu (https://muatoancau.com/thong-bao)
Những thông tin cần phải có để đăng ký thành viên bao gồm:
- Tên đăng nhập (Nhân viên tự đặt)
- Mật khẩu (Nhân viên tự đặt)
- Họ và tên (Thường là tên Facebook của khách)
- Email (Nhân viên tự đặt)
- Số điện thoại (Số điện thoại mà khách cung cấp)
Sau khi đăng ký thành công thông tin khách hàng , nhân viên sẽ truy cập đường link sau để lấy mã số của khách: https://cms.muatoancau.com/login
Trong link vừa truy cập, ở mục quản lý khách hàng sẽ có ID của khách và các thông tin đã đăng ký từ trước, trong đó, ID của khách chính là số thứ tự khách hàng mà công ty đã nhận được Ví dụ trong hình, khách mang tên Page Phú Bùi có ID 11761, đồng nghĩa đây là vị khách thứ 11761 mà công ty đã sở hữu
Sau khi đã có mã khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ quay trở lại Facebook để tạo nhóm với cú pháp: KH + A + Mã khách hàng + Tên Facebook của khách (Ví dụ: KHA11761 Page Phúc Bùi) và thêm trưởng nhóm của mình cùng với facebook của công ty
NAM Logistics (hiện đang do giám đốc – Nguyễn Thị Đảng nắm giữ) làm thành viên nhóm để tiện cho ban lãnh đạo theo dõi quá trình làm việc, nhắc nhở nhân viên nếu có sai lầm trong quá trình tư vấn khách và can thiệp kịp thời nếu phát sinh tranh chấp giữa nhân viên với khách hàng Tạo xong nhóm Facebook, nhân viên sẽ gửi cho khách địa chỉ kho, thông tin người nhận để khách gửi hàng lên, nếu khách ở xa và gửi nhiều cân thì công ty sẽ có chính sách hỗ trợ cụ thể như sau: o Từ 150kg lấy miễn phí Hà Nội bán kính 30km o Từ 50-150kg lấy miễn phí Hà Nội bán kính 10km o Trên 10km hỗ trợ 50% ship o Từ 30-50kg lấy miễn phí Hà Nội bán kính 6km o Trên 6km hỗ trợ 50% ship
Khách xác nhận gửi hàng và chụp bill ship nội địa Việt Nam thì sẽ chuyển tới bước tiếp theo là “Báo nhập kho và báo đóng cho hàng”
2.2.3 Báo nhập kho và báo đóng cho hàng (0,5 t)
Hiện tại, các nhóm Zalo mà nhân viên kinh doanh được thêm vào của công ty NAM Logistics bao gồm:
- Nhóm nhập kho: đây là những nhóm mà khi hàng về tới kho, các nhân viên khai tác sẽ dán cho hàng 1 mã nhập kho và đem lên cân, sau đó gửi ảnh lên nhóm để nhân viên kinh doanh gửi cho khách và thông báo là hàng đã về kho Sau khi đóng hàng xong, khách sẽ đối chiếu được cân trước và sau khi đóng hàng để nhân viên kinh doanh xác định làm Bill thanh toán o KTVN – NHẬP KHO – VIỆT NHẬT (Kho Hà Nội) o SG – NHẬP KHO – VIỆT NHẬT (Kho Hồ Chí Minh)
- Nhóm đóng hàng: đây là những nhóm mà sau khi nhập kho, nhân viên kinh doanh sẽ gửi hình ảnh lên và báo đóng hàng với cú pháp “Báo đóng + A + Mã khách hàng+ Tuyến mà khách hàng lựa chọn để gửi hàng sang Nhật + Mã nhập kho”, ngoài ra nếu khách có thêm yêu cầu gì về hàng hoá nhân viên có thể note ở bên dưới để các nhân viên khai thác biết và thực hiện theo Ví dụ: Báo đóng A11761 TP mã khoT654, hút chân không cho cá khô và bọc kỹ bằng xốp nổ Trong quá trình đóng hàng, các nhân viên khai thác sẽ tiến hành kiểm tra nếu có hàng khó và bảo sale báo khách để lại, đồng thời tiến hành kê khai các sản phẩm có trong kiện hàng vào một cuốn sổ (mỗi nhân viên khai thác sở hữu một cuốn sổ của riêng mình) Các nhóm đóng hàng sẽ được chia theo tuyến mà công ty hiện có để thuận tiện cho việc theo dõi và tránh nhầm lẫn trong quá trình báo đóng hàng o KTVN – ĐÓNG HÀNG – CP, TP (Kho Hà Nội) o KTVN – ĐÓNG HÀNG – CARGO, SGW (Kho Hà Nội) o KTVN – ĐÓNG HÀNG – ET,EE (Kho Hà Nội, hiện kho Hồ Chí Minh không có tuyến EMS) o SG – ĐÓNG HÀNG – CP,TP (Kho Hồ Chí Minh) o SG – ĐÓNG HÀNG – CARGO, SGW (Kho Hồ Chí Minh)
- Nhóm hình ảnh: đây là những nhóm mà sau khi đóng hàng xong, các nhân viên khai thác sẽ gửi bảng kê khai thông tin hàng hoá có trong kiện và hình ảnh cân kiện hàng khi đóng xong cho nhân viên kinh doanh để gửi lại cho khách đối chiếu kèm theo cú pháp: “A + Mã khách hàng + Tên kiện + Tuyến mà khách lựa chọn để gửi hàng sang Nhật” (Ví dụ: A11761 – 01 TP), nếu cần sửa đổi thêm hoặc bớt hàng, nhân viên kinh doanh sẽ báo lại với nhân viên khai thác o KTVN – HÌNH ẢNH – CP, TP (Kho Hà Nội) o KTVN – HÌNH ẢNH – CARGO, SGW (Kho Hà Nội) o KTVN – HÌNH ẢNH – ET, EE (Kho Hà Nội) o SG – HÌNH ẢNH – CP, TP (Kho Hồ Chí Minh) o SG – HÌNH ẢNH – CARGO, SGW (Kho Hồ Chí Minh)
Trong quá trình nhân viên khai thác đóng hàng, nếu có bất cứ sự cố gì xảy ra cũng đều phải thông báo cho nhân viên kinh doanh để báo lại với khách kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra trong tương lai.
2.2.4 Gửi khách hoá đơn cước phí (0,5 t)
Sau khi khách đồng ý với số cân của kiện hàng lúc đóng xong, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành làm hoá đơn thanh toán và gửi lại cho khách
Trong hoá đơn của công ty NAM Logistics sẽ bao gồm:
- Tên, địa chỉ và số điện thoại của công ty
- Thời gian tiến hành làm hoá đơn (Ngày/Tháng/Năm)
- Tên của khách hàng (bắt buộc)
- Địa chỉ của khách hàng (không bắt buộc)
- Các thông tin để tính cước bao gồm số cân nặng của hàng và đơn giá ứng với số cân đó trong bảng giá đã gửi khách
- Ký tên của khách hàng và của người bán
Sau khi nhận được hoá đơn thanh toán, khách sẽ chuyển khoản vào tài khoản Vietcombank của công ty (Số tài khoản 1034751261 với chủ tài khoản là Nguyễn Quang Xứng), hiện tại, công ty chỉ chấp nhận thanh toán bằng nội tệ (Việt Nam Đồng). Theo quy định của công ty, khách thanh toán xong thì phòng kế toán mới cho hàng xuất kho để ra sân bay, tuy nhiên, đối với các khách lớn sử dụng dịch vụ của công ty thường xuyên, nhân viên kinh doanh có thể lùi công nợ của khách cho tới khi khách nhận được hàng, nhân viên kinh doanh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về công nợ của khách
Sau khi khách đã thanh toán và gửi bill lại cho nhân viên kinh doanh, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành gửi lên nhóm ZALO: KD – BILL THANH TOÁN – VIỆT NHẬT với nội dung : “A + mã khách hàng + ttvc (Thanh toán vận chuyển) + Số tiền vận chuyển (Nếu số tiền vận chuyển trùng với số bill thanh toán thì sẽ không cần ghi lại, chỉ cần ghi trong trường hợp có phát sinh thêm chi phí như tiền mua hộ, nhận hộ hàng hoá), cuối tháng, kế toán của công ty sẽ đối chiếu với báo cáo kinh doanh và tiến hành tính lương cho nhân viên
Một số vấn đề thường gặp của khách hàng trong quá trình gửi hàng sang Nhật và đề xuất phương án giải quyết
và đề xuất phương án giải quyết
2.3.1 Bị hải quan phát hiện hàng có thương hiệu hoặc hàng thịt (1,5 t) a Bị hải quan phát hiện hàng có thương hiệu
Trong quá trình đóng hàng, mặc dù bên phía bộ phận khai thác luôn cẩn thận, tỉ mỉ kiểm tra xem trong kiện hàng của khách có những hàng khó như hàng thời trang thương hiệu (dior, gucci,…) hay hàng thịt (ruốc, xúc xích) để nhân viên kinh doanh báo lại cho khách và bảo khách để lại hàng khó, thêm vào đó, khi tư vấn khách gửi hàng, nhân viên kinh doanh cũng đã nêu rõ cho khách về những loại mặt hàng mà công ty sẽ không nhận vận chuyển, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp mà các nhân viên khai thác đã bỏ sót một hoặc hai kiện không kiểm tra kỹ hoặc khách đóng gói hàng không trung thực, điển hình là việc gói những hàng thịt vào trong các hộp bánh để gửi lên kho hoặc gói thuốc lá vào trong hộp chè để nhân viên khai thác không phát hiện ra.
Những trường hợp như vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho quá trình thông quan hàng hoá, gây cản trở cho các kiện hàng khác trong cùng một lô hàng Đối với những kiện hàng bị hải quan Nhật Bản phát hiện là hàng có thương hiệu thì trên website của Japan Post sẽ cập nhật trạng thái như sau:
- Trạng thái Held by export Customs (Bị hải quan nước xuất khẩu thu giữ) thông báo cho khách là bưu kiện bị phát hiện là có hàng thương hiệu hoặc quần áo có in hình các nhân vật hoạt hình nổi tiếng Đối với những kiện này, hải quan Nhật Bản sẽ tiến hành thu giữ cả kiện hàng và sẽ gửi giấy báo hải quan về địa chỉ của khách, quá trình này thường sẽ mất từ 3 – 5 ngày
- Trên bì thư mà hải quan gửi về địa chỉ của khách sẽ có địa chỉ của hải quan đang giữ kiện hàng, bên trong đó là giấy báo bắt hàng thương hiệu có nêu rõ nguồn gốc xuất xứ mà hải quan Nhật Bản cho là chính xác, số lượng hàng mà hải quan Nhật Bản thu đồng thời kèm theo giấy tuyên truyền và nêu rõ các hình phạt nếu hải quan Nhật Bản phát hiện khách nhập hàng cấm
Sau khi khách nhận được giấy báo của hải quan, nhân viên kinh doanh sẽ gửi cho khách giấy huỷ hàng có thương hiệu mẫu C5380 để khách in ra (có thể ra cửa hàng tiện lợi hoặc sử dụng máy in tại công ty) và điền các thông tin có trong đó bao gồm::
- Ngày/tháng/năm làm đơn gửi lên hải quan
- Tên của hải quan thông quan
- Họ và tên của người kê khai
- Họ và tên của chủ hàng (thường sẽ là trùng với tên của người kê khai)
- Quốc tịch (thường sẽ là Việt Nam)
- Bảng kê khai những hàng đồng ý huỷ (ghi giống với tờ giấy báo thu hàng thương hiệu và hải quan gửi về)
- Xác nhận huỷ hàng thương hiệu viết bằng tiếng Anh và tiếng Nhật: I hereby swear that I have complete and full authority and legal capacity to dispose of the article(s) given below, and also declare that based on my authority I voluntarily abandon the said article(s)
Khi đã điền đủ các thông tin có trong mẫu C5380, khách hàng sẽ cho tất cả các giấy tờ mà hải quan gửi trở lại bì thư cùng với giấy huỷ hàng thương hiệu, sau đó, khách có thể đi mua bì thư hoặc ra bưu điện mua tem dán lại vào bì thư của hải quan và gửi trực tiếp về địa chỉ của hải quan đang thu giữ kiện hàng Khi gửi xong, khách sẽ đợi từ 3 – 5 ngày để hải quan phản hồi và cập nhật trạng thái ở trên web Japan Post, khi xuất hiện dòng trạng thái “Departure form inward office of exchange” tức là hải quan đã xác nhận huỷ hàng có thương hiệu và trả lại khách hàng thường, nếu sau từng ấy thời gian mà vẫn chưa thấy nhảy trạng thái ở trên website, nhân viên kinh doanh cần phải liên lạc bộ phận xử lý hồ sơ sớm nhất có thể để giải quyết cho khách hàng b Bị hải quan phát hiện có hàng thịt Đối với những kiện hàng bị hải quan Nhật Bản phát hiện là hàng có thịt, hạt giống thì trên website của Japan Post sẽ cập nhật trạng thái như sau:
- Trạng thái Quarantine (Cách ly kiện hàng) thông báo cho khách là hàng vào hải quan Nhật bản và sẽ bị kiểm tra kỹ hơn (hải quan Nhật sẽ rạch kiện và kiểm tra xem có hàng khó không), đồng thời trạng thái này cũng chỉ rõ là hải quan sẽ thu một mặt hàng bất kỳ nào đó (nếu có thịt sẽ thu thịt, nếu có hạt giống thì sẽ thu hạt giống). Tuy nhiên, khác với khi bị bắt hàng thương hiệu là hải quan Nhật Bản sẽ giữ kiện hàng của khách lại, khi phát hiện có hàng thịt, hạt giống thì họ sẽ thu luôn và cho thông quan hàng thường của khách đồng thời sẽ cập nhật trạng thái trên website là
“Departure form inward office of exchange”
- Khi khách nhận được và mở hàng thì trong thùng hàng sẽ có giấy của hải quan đi kèm, trên giấy đó có ghi rõ những mặt hàng mà hải quan đã thu, kèm theo đó là giấy tuyên truyền về việc không gửi hàng thịt, hạt giống vào Nhật Bản hoặc nếu gửi thì cần phải có giấy kiểm định để xác nhận độ an toàn Nhật Bản là quốc gia cực kỳ quan tâm tới sức khoẻ của người tiêu dùng, chính vì vậy, những mặt hàng như thịt,trứng, sữa đều cần phải qua kiểm định thì mới được nhập khẩu vào quốc gia này và nếu đi qua con đường tiểu ngạch thì những mặt hàng nói trên là hàng cấm nhập khẩu
Trong cả hai trường hợp trên, khách đều sẽ mất một số mặt hàng nhất định do hải quan thu hoặc cần phải huỷ, tuy nhiên, những mặt hàng đó không nằm trong danh mục những hàng được bảo hiểm 100% giá trị khi vận chuyển nên công ty NAM Logistics sẽ không phải bồi thường cho khách Ngoài ra, sau khi giải quyết xong các vấn đề liên quan tới hàng thịt và hàng có thương hiệu, nhân viên kinh doanh sẽ làm việc lại với bên phía nhân viên khai thác và cấp trên để xác nhận lỗi (thuộc về phía nhân viên kinh doanh không tư vấn kỹ hay thuộc về phía nhân viên khai thác không kiểm tra cẩn thận hàng) để ban lãnh đạo có quyết định xử phạt, đồng thời nhân viên kinh doanh cần phải nhắc nhở khách hàng của mình không đi những hàng mà hải quan Nhật Bản cấm vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty và tạo khó khăn trong việc lưu thông hàng hoá, xử lý khiếu nại
2.3.2 Khách hàng báo sai địa chỉ nhận hàng bên Nhật (0,5 t)
Trong quá trình làm việc với khách hàng, vì khách gửi địa chỉ bằng Hán tự và nhiều khi khách viết bằng tay hoặc gửi địa chỉ bằng hình ảnh, đòi hỏi nhân viên phải scan qua các ứng dụng dịch sau đó copy và gửi lên nhóm báo bay, trong quá trình này có thể xảy ra sai sót thiếu chữ, ứng dụng dịch không sát với bản gốc dẫn tới việc sai địa chỉ của khách hàng và kiện hàng quay trở lại bưu cục Ngoài ra, còn một số khách cố ý gửi sai địa chỉ để người nhận là người khác để rồi khi bưu điện giao hàng họ thấy sai địa chỉ và hoàn hàng về lại Việt Nam Để tránh tình trạng này xảy ra, nhân viên kinh doanh cần phải xác nhận lại với khách về các thông tin liên quan như người nhận, mã zipcode, địa chỉ và số điện thoại của khách trước khi báo bay Tuy nhiên, nếu đã xác nhận lại mà vẫn xảy ra trường hợp sai địa chỉ nhận hàng, nhân viên có thể bảo khách gọi điện trực tiếp lên văn phòng giao hàng tạiNhật Bản để báo họ giao lại về địa chỉ đúng Trên thực tế, có rất nhiều người Việt Nam sang Nhật để lao động chứ không phải để học nên trình độ ngôn ngữ của những người này còn hạn chế và không thể giao tiếp bằng tiếng Nhật, vậy nên việc tự bảo họ gọi lên văn phòng bưu điện và hẹn giao lại là vô cùng khó khăn Lúc này, nhân viên kinh doanh cần phải làm việc với bộ phận xử lý hồ sơ, đăng khiếu nại lên nhóm Zalo: KTVN –
KHIẾU NẠI – VIỆT NHẬT để cùng tìm ra hướng giải quyết vấn đề Nội dung khi đăng cũng giống như nội dung khi khiếu nại các vấn đề khác, bao gồm:
- Nhóm kinh doanh của nhân viên + Đơn khiếu nại số
- A + Tên khách hàng + Mã số kiện hàng + Tuyến mà khách đã chọn gửi hàng sang Nhật
- Mã số bill của kiện hàng xảy ra sự cố
Ví dụ: VN4-005 A8583 -06 TP 22kg, mã bill : CP990592935VN
Khách gửi địa chỉ thiếu hiện trạng thái đang hoàn về trả người gửi
Khách có gọi lên bên bưu điện yêu cầu đổi địa chỉ nhưng bên bưu điện không đồng ý Nhờ bên mình hỗ trợ đổi địa chỉ cho khách Địa chỉ mới: A8583-06 TP 22kg T 039-
2242 青森県八戸市多賀台1丁目5番地ビレッジハウス多賀台 1-106 Tên người nhận : Khánh Huyền
2.3.3 Khách gửi một mặt hàng với số lượng nhiều và bị hải quan Nhật bắt thuế (0,5t)
Trong quá trình gửi hàng sang Nhật, có rất nhiều khách nhập hàng với số lượng lớn để bán và điều này cũng khiến cho hải quan Nhật nghi ngờ là nhập hàng sang đó vơi mục đích kinh doanh Những khách đi cùng một loại mặt hàng trong một kiện quá nhiều như cốc nhựa, mỹ phẩm thường sẽ bị hải quan Nhật Bản chú ý tới và hơn nữa, nếu khách gửi nhiều kiện về một địa chỉ thì chắc chắn hải quan Nhật Bản sẽ giữ lại các kiện hàng để kiểm tra Ban đầu giữ kiện hàng, trên website của Japan post sẽ cập nhật trạng thái
“Held by import customs/Kiện hàng bị giữ lại bởi hải quan nước nhập khẩu” sau đó sẽ có dòng trạng thái “Notice” tức là hải quan đang gửi giấy về địa chỉ của khách.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty NAM Logistics quý 1 năm 2023
Cho tới hiện tại, công ty vẫn đang phát triển tốt các tuyến vận chuyển hiện có của mình và đang tiếp tục mở rộng quy mô nhân sự bằng cách tuyển thêm nhân viên bộ phận xử lý hồ sơ, nhân nhân viên khai thác và một số ít nhân viên kinh doanh nhằm gia tăng độ hiệu quả của quá trình đóng hàng, kiểm tra và kê khai hàng hoá, từ đó gia tăng thêm lợi nhuận
2.4.1 Doanh thu của công ty quý 1 năm 2023
Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu của 3 tháng đầu năm 2023 vẫn chứng kiến những phát triển tích cực, cụ thể như sau:
Việt Hàn 1 535,457,000 548,895,000 623,574,000 1,707,926,000 Việt Hàn 2 556,218,000 523,574,000 648,650,000 1,728,442,000 Việt Đài 35,498,000 32,594,000 31,094,000 99,186,000 Việt
0 Doanh thu quý 1 của công ty NAM Logistics đạt 26,76 tỷ tương đương với 162% so với cùng kỳ của năm 2022 Trong đó tổng doanh thu của 4 nhóm Việt Nhật đạt 23,22 tỷ (chiếm 86,79% tổng doanh thu của cả công ty), tổng doanh thu của 2 nhóm Việt Hàn đạt 3,4 tỷ (chiếm 12,71% tổng doanh thu của cả công ty) và xếp cuối cùng là doanh thu của nhóm Việt Đài đạt gần 100 triệu, chiếm 0,4% tổng doanh thu của cả công ty Nhìn chung, doanh thu của hai nhóm Việt Hàn có sự tương đồng khi mà hai nhóm này luôn có doanh thu không chênh lệch nhau quá nhiều, ở tháng 1 năm 2023, nhóm Việt Hàn 1 đạt 535 triệu, kém hơn nhóm Việt Hàn 2 19 triệu; tuy nhiên sang tháng 2, nhóm Việt Hàn 1 đã bứt phá lên đạt doanh thu xấp xỉ 549 triệu, nhiều hơn nhóm Việt Hàn 2
25 triệu, đặc biệt hơn, doanh thu của nhóm Việt Hàn 2 ở tháng thứ hai đã bị sụt giảm so với tháng một Sang tháng 3, cả hai nhóm Việt Hàn đều có một sự gia tăng mạnh về doanh thu khi lần lượt đạt 623 triệu và 648 triệu
Nhóm Việt Đài là một nhóm mà công ty đã có từ lâu, tuy nhiên năm 2022, công ty đã không chú trọng vào tuyến này và mãi cho tới năm 2023, công ty mới bắt đầu phát triển lại Doanh thu của tuyến Việt Đài vẫn còn rất thấp so với các tuyến khác, đặc biệt là tuyến Việt Nhật, vào tháng 1, tuyến Việt Đài chỉ thu về được 35,5 triệu, sang tới tháng
2, doanh thu của tuyến bị giảm sút chỉ còn 32,5 triệu và tiếp tục sụt giảm ở tháng 3 khi chỉ còn 31 triệu Nhìn vào tình hình doanh thu 3 tháng liên tiếp đều giảm cho thấy mức đáng báo động của tuyến này, nếu không nhanh khắc phục thì có thể công ty sẽ đi tới phương án bỏ tuyến Việt Đài và tập trung phát triển mạnh ở hai tuyến vận chuyển còn lại
Nhìn vào bảng doanh thu ta có thể thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm ViệtNhật So với năm 2022, nhóm Việt Nhật bốn từ 16 thành viên giờ chỉ còn 7 thành viên nên doanh số của nhóm cũng đã giảm đáng kể so với ba nhóm Việt Nhật còn lại Cụ thể, vào tháng 1, doanh thu của nhóm Việt Nhật 4 chỉ đạt 743 triệu, tương đương với hơn 50% doanh thu của nhóm Việt Nhật 1, sang tháng 2, doanh thu của nhóm Việt Nhật 4 đã tăng hơn 50 triệu để lên thành 795 triệu và tiếp tục tăng hơn 50 triệu vào tháng 3 Tuy doanh thu của nhóm Việt Nhật 4 không thể cạnh trạnh được so với 3 nhóm còn lại, nhưng đây lại là nhóm duy nhất duy trì được sự tăng liên tục của doanh thu qua 3 tháng liên tiếp, đây là một dấu hiệu tích cực để nhóm tiếp tục phát triển và cạnh tranh so với 3 nhóm còn lại
Nhóm Việt Nhật 1 có một bước đột phá lớn về mặt doanh thu so vào tháng 2 khi mà doanh thu của nhóm này tăng đột biến từ 1,4 tỷ lên 2,3 tỷ (tương đương với mức tăng 64%), nguyên nhân chủ yếu tới từ việc hai nhân viên trong nhóm có thêm 2 khách hàng lớn, đồng thời các nhân viên khách cũng vượt doanh thu 200% khách hàng mới Tuy nhiên, con số này không duy trì được lâu khi sang tháng 3, với đồng yên mất giá liên tục, khách cá nhân và khách kinh doanh cũng ít gửi hàng, thêm vào đó, bên FIAC đã phát triển được tuyến cargo giá cạnh tranh hơn nêu nhiều khách lớn cũng chuyển sang sử dụng dịch vụ của bên đối thủ Trái ngược so với nhóm Việt Nhật 1, nhóm Việt Nhật
2 ghi nhận mức giảm doanh thu ngay từ tháng 1 với gần 400 triệu, nguyên nhân chủ yếu tới từ có 2 nhân sự đã nghỉ việc và tuyển thêm được 2 nhân sự mới, tuy nhiên vẫn chưa thể bù đắp được vào doanh số của nhóm Sang tháng 3, doanh thu của nhóm Việt Nhật
2 đã khởi sắc hơn khi tăng hơn 200 triệu và đạt 1,65 tỷ
Nhóm Việt Nhật 3 là vẫn duy trì là nhóm dẫn đầu khi nhóm này tập hợp những nhân sự cốt cán trong công ty và cũng là nhóm có nhiều kinh nghiệm nhất, doanh thu tháng 1 của nhóm đạt 3,2 tỷ, sang tháng 2 doanh thu tăng hơn 500 triệu và duy trì ở mức 3,75 tỷ cho tới hết tháng 3
2.4.2 Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân
Nhìn chung, tính tới thời điểm tháng 3 năm 2023,tổng doanh thu của toàn bộ công ty vẫn tăng so với cùng kỳ của năm 2022, phần lớn là nhờ vào doanh thu của tuyến thực phẩm Việt Nhật (TP) do giá của tuyến này vẫn đang ưu đãi nhất trên thị trường, thêm vào đó là công ty cũng tuyển thêm nhiều nhân sự mới để đem về thêm nhiều khách hàng, mức độ gia tăng của khách hàng từ trong quý một 2022 chỉ đạt 1243 khách, trong khi đó, số khách hàng mà công ty thu về trong quý một 2023 đã đạt tới gần 2000 khách.
Cũng trong quý một này, công ty đã mở rộng thêm kho và tuyển thêm nhân viên khai thác ở Hồ Chí Minh để cải thiện quá trình đóng hàng cũng như gia tăng sức chứa để đáp ứng cho nhu cầu gửi hàng ngày một tăng cao của khách
Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng doanh thu của tháng 3, có thể thấy mức độ tăng doanh thu của công ty là không ổn định khi từ tháng 1 tới tháng 2 doanh thu tăng hơn 1 tỷ, tuy nhiên sang tháng 3 doanh thu giảm xuống dưới mức của tháng 1 Các nhóm Việt Hàn có mức tăng doanh thu tạm ổn khi vào cuối tháng 3, doanh thu các nhóm đều cao hơn nhiều so với tháng 1, tương tự với nhóm Việt Nhật 3 và Việt Nhật 4 cũng duy trì mức tăng doanh thu ổn định Trái ngược với các nhóm trên, Nhóm Việt Đài ghi nhận mức giảm doanh thu liên tục qua 3 tháng, nhóm Việt Nhật 1 đã bứt phá được doanh thu vào tháng 2 tuy nhiên lại giảm sâu vào tháng 3, nhóm Việt Nhật 2 đã cải thiện được doanh thu so với tháng 2 nhưng vẫn kém hơn doanh thu của tháng đầu tiên
Lý giải cho nguyên nhân doanh thu của công ty tăng không ổn định một phần đến từ giá của đồng yên Nhật khi mà giá đồng tiền này dạo động lên xuống liên tục do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, và cho tới cuối tháng ba giá đồng yên chính thức giảm sâu khiến cho việc kinh doanh của nhiều khách bên đó bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn tới việc họ gửi ít hàng sang Nhật để bán hơn Ngoài ra, bên công ty đối thủ đã cải thiện được mức giá của tuyến hàng thời trang khiến cho tuyến Cargo của NAM Logistics không còn giữ vị trí số 1, có nhiều khách hàng lớn cũng đã bỏ sang công ty đối thủ để sử dụng dịch vụ.Thêm vào đó, hoạt động hâm nóng các mối quan hệ với khách hàng và đối tác cũ chưa thực sự nhiều, bởi công ty đang còn quản lý các khách hàng bằng thủ công nhập liệu vào Excel hoặc phân bổ từng khách hàng, đối tác thuộc phạm vi của từng nhân viên.Điều này sẽ làm ngắt quãng việc chăm sóc khách hàng nếu như nhân sự đó nghỉ thì những người còn lại khó có thể theo dõi và chăm sóc khách hàng cùng Bởi vậy công ty cần áp dụng phần mềm quản lý khách hàng để có thể tự động hóa quy trình như là nhắc lịch hẹn tự động, nhắc lịch hâm nóng mối quan hệ với đối tác sau một khoảng thời gian nhất định.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG DOANH SỐ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG NHẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NAM LOGISTICS
Định hướng hoạt động xuất khẩu hàng hoá đến năm 2025
3.1.1 Một số định hướng và phát triển của công ty (1 t)
Tình từ thời điểm hiện tại cho tới năm 2025, công ty cổ phần dịch vụ và thương mại NAM Logistics được Ban lãnh đạo định hướng từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển Logistics thuộc mô hình doanh nghiệp vừa, đồng thời, trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực vận chuyển tiểu ngạch trên khắp cả nước. Thêm vào đó, ban lãnh đạo cũng sẽ cân nhắc chuyển đổi từ kinh doanh vận chuyển tiểu ngạch sang kinh doanh vận chuyển chính ngạch và tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình hội nhập toàn cầu hoá Để làm được điều đó, đòi hỏi công ty phải tập trung trí tuệ và nguồn lực để nắm bắt cơ hội, đổi mới nhận thức, tận dụng tối đa nguồn vốn, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình vận chuyển, xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển toàn diện trong lĩnh vực Logistics Bản kế hoạch kinh doanh công ty được ban Giám đốc công bố nội bộ với những mục tiêu định hướng đề ra như sau: o Xây dựng Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại NAM Logistics vững mạnh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm đạt doanh thu một năm hơn 300 tỷ vào cuối năm 2025 o Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường o Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi o Phát triển mở rộng tệp khách hàng, luôn luôn sát cánh và cung cấp giải pháp tới khách hàng
3.1.2 Phân tích mô hình SWOT của công ty cổ phẩn thương mại và dịch vụ NAM Logistics a Strengths (Điểm mạnh):
Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại NAM Logistics có các điểm mạnh sau:
- Doanh nghiệp có sức ảnh hưởng và có danh tiếng trong lĩnh vực vận chuyển Logistics tiểu ngạch sang Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan
- Doanh nghiệp có nhiều đối tác là các bên vận chuyển uy tín bao gồm: DHL, VN post, Sagawa và EMS Doanh nghiệp nhận hàng, kiểm tra và đóng gói hàng theo quy chuẩn quốc tế
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng sang Nhật một cách nhanh chóng, đồng thời còn sở hữu cho mình một tuyến hàng vận chuyển thời trang Việt – Nhật (Cargo) do công ty tự phát triển kết hợp với đối tác uy tín Sagawa Express với mức giá cạnh tranh nhất nhì thị trường Ngoài ra, công ty còn có tuyến thực phẩm Việt – Nhật (TP) hiện đang có giá ưu đãi nhất trên thị trường, rẻ hơn rất nhiều so với tuyến EMS mà các đối thủ cạnh trang đang vận hành
- Đội ngũ nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm với lĩnh vực vận chuyển Logistics tiểu ngạch Mọi nhân sự của công ty đều làm việc với mục tiêu luôn mang tới cho khách hàng sự chăm sóc tận tình nhất và sản phẩm được phát triển làm hài lòng khách hàng.
- Khách hàng có thể cập nhật thông tin của bưu kiện một cách nhanh nhất thông qua Website và nhân viên tư vấn. b Weaknesses (Điểm yếu):
Ngoài những điểm mạnh đã nêu trên, công ty cổ phần NAM Logistisc còn rất nhiều mặt cần phải cải thiện bao gồm:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp chưa thực sự tốt và công ty vẫn chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng được đào tạo bài bản Ở khâu tìm kiếm khách hàng, nhiều trường hợp chưa thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng khiến cho nên không thể biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ Tỉ lệ khách hàng quay lại sử dụng tiếp còn thấp do nhân viên kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và hỗ trợ khách hàng sau khi gửi hàng thành công.
Cần tìm hiểu kỹ về khách hàng và các tiêu chí của họ để tăng tỷ lệ chốt hợp đồng thành công Những khách hàng nào ưu tiên tiêu chí nào hơn thì cần chú trọng tiêu chí đấy cho khách hàng Ví dụ: Khách gửi hàng cá nhân thường quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố về giá, về thời gian đi hàng nên nhân viên kinh doanh cần phải làm rõ những ưu điểm của công ty cho khách; khách gửi hàng để kinh doanh ngoài yếu tố về giá, thời gian đi hàng còn quan tâm tới công nợ, nhân viên kinh doanh có thể linh hoạt cho khách nhận hàng khi thanh toán nhưng cần lưu ý, nhân viên kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về công nợ của khách
- Số lượng nhân sự dưới một năm kinh nghiệm đang ngày một gia tăng với tốc độ nhanh khiến cho việc đào tạo trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi các nhân sự cấp cao ngoài công việc dự án thì họ còn phải hướng dẫn và sửa các lỗi mà nhân sự non kinh nghiệm tạo ra, điều này có thể khiến họ quá tải và làm ảnh hưởng tới chất lượng của công việc
- Cơ cấu tổ chức công ty làm cho công ty không tận dụng tốt được nguồn lực, nhân viên kinh doanh chiếm đa số, gấp nhiều lần so với nhân viên xử lý hồ sơ và nhân viên khai thác Điều này ảnh hưởng tới tiến độ kê khai hàng hoá của bộ phận xử lý hồ sơ và tốc độ đóng hàng của nhân viên khai thác khi hàng về kho quá nhiều khiến cho nhân viên khai thác không thể đóng kịp tất cả cho chuyến bay cùng ngày c Opportunities (Cơ hội):
- Lĩnh vực Logistisc đang được chính phủ đặc biệt chú trọng quan tâm “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước Một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ là ‘‘Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số trong dịch vụ logistics’’ Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. d Threats (Nguy cơ):
- Việc đồng Yên đang trên đà giảm và trong tương lai việc tỷ giá đồng Yên so với Việt Nam đồng còn tiếp tục giảm, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của nhiều khách hàng, dẫn tới việc sụt giảm doanh thu của công ty khi mà khách đi ít hàng hơn
- Số người Việt Nam sang Nhật đang ngày một ít đi, ghi nhận từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (ISA) cho thấy người Việt tuy vẫn là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai ở nước nhưng số lượng trong năm 2022 đã giảm 3,4% trong năm 2021 Điều này khiến cho số lượng khách hàng mà nhân viên kinh doanh tiếp cận được giảm đi đáng kể
- Việc cả thế giới đang được dự đoán sẽ trải qua một cuộc đại suy thoái cũng tác động rất lớn tới tâm lý của khách hàng khi cân nhắc tới việc khởi nghiệp, do đó số lượng khách hàng kinh doanh gửi đồ sang Nhật cũng sẽ ít đi, gây ảnh hưởng rất nhiều tới doanh số của công ty
Giải pháp thúc đẩy doanh số xuất khẩu hàng hoá
Hiện nay, công ty cổ phần dịch vụ và thương mại NAM Logistics vẫn chưa phát triển phòng Marketing mà chỉ để cho những nhân viên đã từng có kinh nghiệm chỉnh sửa, cắt ghép và chèn lô gô cho các tài liệu liên quan tới hoạt động Marketing của công ty Điều này là không hiệu quả khi đa phần, các nhân viên có kinh nghiệm trong photoshop, edit video đều là nhân viên kinh doanh, nhóm nhân viên này phải đảm nhiệm rất nhiều việc từ tìm kiếm khách hàng, làm các thủ tục để hàng được vận chuyển tới khách, chăm sóc khách hàng sau khi hàng đã được giao thành công, nếu nhận thêm cả việc Marketing sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của những công việc trước Mặc dù, mỗi tháng công ty đã cho mỗi đội nhóm 6 triệu để tự phát triển một website và đăng những hình ảnh, kèm nội dung ở trên đó nhằm thu hút nhiều lượt xem, trên thực tế, khoản đầu tư này của ban lãnh đạo chưa mang lại hiệu quả cao khi lượng khách hàng tìm tới Fanpage vẫn còn rất ít và lượt tương tác trên Fanpage cũng rất hạn chế Chính vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp Marketing bằng cách:
- Hoạt động trên nhiều nền tảng: Hiện nay, công ty chỉ hoạt động duy nhất trên một trang mạng xã hội là Facebook và bỏ qua một ứng dụng tiềm năng có thể tiếp cận được tới rất nhiều khách hàng đang nổi lên như một hiện tượng trong những năm gần đây – Tik Tok Công ty có thể tự xây dựng một kênh tik tok riêng của mình, đăng những bài liên quan tới vận chuyển dựa trên những trend đang hot trên tik tok hoặc ra những content mới lạ để thu hút về nhiều lượt Follow, thậm chí công ty có thể bỏ một khoản tiền để hợp tác với những KOL nhằm quảng bá thương hiệu tới khách hàng một cách nhanh nhất Trên thực tế, đã có rất nhiều bên vận chuyển tạo thành công kênh tik tok và đang bắt đầu kinh doanh ở trên nền tảng này
- Tập trung hơn vào chất lượng bài đăng: Hiện nay, lượt tương tác và bình luận ở mỗi bài đăng trên Fanpage NAM Logistics là rất hạn chế, chính vì vậy, nhân sự trong công ty cần phải sáng tạo trong việc viết nội dung để đăng bài Ngoài ra, công ty có thể thuê những người sáng tạo nội dung lên content đăng bài ở trên Fanpage, đồng thời quảng bá cho thương hiệu của công ty; hoăc; công ty sẽ bỏ một khoản phí để mua tương tác và lượt bình luận thông qua các bên dịch vụ uy tín Điều này sẽ làm tăng giá trị mỗi bài đăng và có thể thu hút được thêm nhiều khách hàng
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự
Trong vòng một năm trở lại đây, công ty cổ phần dịch vụ và thương mại NAM Logistics đã tuyển thêm rất nhiều nhân viên, tuy nhiên, có rất nhiều người trong số đó chưa từng có kinh nghiệm trong ngành Logistics Khi vào làm việc, những nhân viên này thường hay mắc lỗi Ngoài ra, những nhân viên cũ vẫn còn quá phụ thuộc vào bô phận xử lý hồ sơ khi xảy ra sự cố vì không biết Nhật nên không thể làm việc với hải quan bên đó Chính vì những lý do trên, công ty cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng nhân sự:
- Chi ra một khoản trợ cấp để nhân viên có thể học thêm tiếng Nhật (để giao tiếp thành thạo cần phải đạt tới N3) hoặc nhắc nhở nhân viên tự bồi dưỡng ngoại ngữ bằng cách tự học ở nhà
- Tổ chức các buổi đào tạo hàng tháng do ban lãnh đạo hoặc những nhân viên có kinh nghiệm chủ trì, đặc biệt là giám đốc kinh doanh – Ông Bùi Giang Nam