Trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay, người kinh doanh không chỉ lựa chọn nơi kinh doanh ở trong nước mà còn có quyền kinh doanh ở cả các quốc gia thuộc thành viên WTO khác, về
TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP, KHỞI SỰ KINH
Các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp và kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh
Trong cuộc sống, con người cần tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cụ thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình Vì thế, xã hội xuất hiện nhu cầu tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho xã hội loài người Khi xuất hiện nền kinh tế trao đổi từ thuở xa xưa, mọi sản phẩm, dịch vụ đều được người kinh doanh bán cho người khác với mục đích thu lợi nhuận
Kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực như tài chính, thông tin, tin tức, giải trí, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải, vv Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng kinh doanh là công việc sống còn để giúp nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra cơ hội việc làm trong mọi xã hội
Và một sự thật là rất nhiều người trong chúng ta có mong muốn trở thành doanh nhân, những doanh nhân thành đạt Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành doanh nhân Vậy ai có thể trở thành một doanh nhân? Một doanh nhân thành đạt có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, mức độ thu nhập, giới tính và chủng tộc nào, họ khác nhau về học vấn và kinh nghiệm Nhưng một kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các doanh nhân thành đạt đều có những phẩm chất cá nhân nhất định, đó là tính sáng tạo, tính chăm chỉ, lòng quyết tâm, tính linh hoạt, khả năng lãnh đạo, lòng say mê, tính tự tin và thông minh
Tính sáng tạo là tia lửa tạo ra sự phát triển đối với các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc đưa tới các cách thức kinh doanh Đây chính là động lực của sự cải tiến và đổi mới Nó khiến người ta không ngừng học tập, suy nghĩ sáng tạo ngoài những gì đã được tạo ra
Đặc tính nổi bật của các doanh nhân thành công là sự chăm chỉ phi thường, thường làm việc 12 giờ hoặc hơn mỗi ngày, thậm chí bảy ngày một tuần, đặc biệt là trong giai đoạn khởi nghiệp và những ngày làm việc bận rộn Sự tập trung cao độ vào kế hoạch và ý tưởng là chìa khóa để đạt được kết quả mong muốn, và sự chăm chỉ chính là động lực thúc đẩy điều này.
Lòng quyết tâm là mong muốn khát khao mạnh mẽ để đạt được thành công
Nó bao gồm sự kiên trì và khả năng đứng vững và vượt qua những lúc sóng gió
Nó khiến các nhà doanh nghiệp có thể gọi cuộc điện thoại thứ mười sau khi đã gọi chín cuộc điện thoại trước đó mà không có kết quả gì Đối với một nhà doanh nghiệp đích thực, tiền không phải là động lực Sự thành công mới là động lực, còn tiền chỉ là phần thưởng mà thôi
Tính linh hoạt là khả năng chuyển biến nhanh thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường Nó là khả năng giữ cho những mơ ước không bị trở nên viển vông trong khi luôn ghi nhớ những thực tiễn trên thị trường
Khả năng lãnh đạo là khả năng tạo ra những quy tắc và thiết lập những mục tiêu Nó cũng chính là khả năng đảm bảo rằng những quy tắc được tuân thủ và các mục tiêu sẽ đạt được
Lòng say mê là điều khiến cho nhà doanh nghiệp khởi đầu và giữ họ với niềm say mê đó Lòng say mê tạo cho các doanh nhân khả năng thuyết phục người khác tin vào những gì họ diễn đạt Nó không thể thay thế cho việc lập kế hoạch, nhưng nó giúp họ tập trung và khiến người khác chú ý đến kế hoạch mà doanh nhân đó đề ra
Tính tự tin có được từ kế hoạch chu đáo, điều đó giúp loại trừ được những rủi ro không lường trước được Tính tự tin có được từ sự tinh thông chuyên môn
Tự tin giúp nhà doanh nghiệp có được khả năng lắng nghe mà không bị dao động một cách dễ dàng hoặc cảm thấy sợ hãi
Thông minh thường được hiểu gồm cả tư duy logic kết hợp với hiểu biết hoặc kinh nghiệm trong một lĩnh vực hoặc nỗ lực kinh doanh có liên quan Tư duy logic đem lại cho người ta một bản năng tốt, còn hiểu biết và kinh nghiệm đem lại sự tinh thông nghề nghiệp Nhiều người có trí thông minh nhưng chính họ cũng không nhận ra Một người thành công trong quản lý ngân sách gia đình thường có kỹ năng tài chính và kỹ năng tổ chức Kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động và trong giáo dục là các yếu tố cấu thành nên “sự thông minh”
Bất kỳ một doanh nhân nào cũng đều có các phẩm chất nêu trên theo mỗi mức độ khác nhau Nhưng điều gì xảy ra nếu một người thiếu một hoặc nhiều các phẩm chất này? Nhiều kỹ năng có thể có được do học hành Hoặc giả, doanh nhân có thể thuê những người có các phẩm chất mà chính họ đang thiếu Chiến lược có ý nghĩa quan trọng nhất chính là việc nhận thức được những điểm mạnh và phát huy chúng
Có những lĩnh vực kinh doanh nào?
Kinh doanh tài chính: Bao gồm các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân, đóng góp quỹ tiền tệ vào ngân sách nhà nước, bảo hiểm, tín dụng thông qua hình thức phân phối tổng sản phẩm xã hội sử dụng theo mục đích nhất định từ việc đầu tư và quản lý nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận Thông tin, tin tức, giải trí: Phương thức truyền thông đưa những thông tin, hình ảnh tới quần chúng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất, xưởng phim,
Kinh doanh bất động sản: Đây là sàn giao dịch của các nhà kinh doanh với các dự án lớn nhỏ mục đích thu lợi từ việc cho thuê, bán nhà đất và các hạng mục hạ tầng
Sản xuất công nghiệp: Công nghiệp là một ngành kinh tế hoạt động với quy mô lớn sản xuất hàng hóa vật chất chế biến, chế tạo công nghệ thúc đẩy mạnh mẽ áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ, sau đó bán ra đem lại doanh thu
Các vấn đề cơ bản về khởi nghiệp
Là hệ thống các chỉ số được dùng để đánh giá tình hình khởi nghiệp và phát triển kinh doanh tại các quốc gia khác nhau Trong đó Chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor- GEM) được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới từ năm 1999 Theo báo cáo của GEM, hệ sinh thái khởi nghiệp được đánh giá dựa trên 12 yếu tố chủ chốt sau: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Tính năng động của thị trường nội địa; (3) Văn hóa chuẩn mực xã hội; (4) quy định Chính phủ; (5) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; (6) Độ mở của thị trường nội địa; (7) Giáo dục kinh doanh sau phổ thông; (8) Chính sách Chính phủ; (9) Tài chính cho kinh doanh; (10) Chuyển giao công nghệ; (11) Chương trình hỗ trợ của Chính phủ; (12) Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông Hiện nay, để đánh giá thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam, chỉ số khởi nghiệp theo phương pháp GEM đã được áp dụng một cách hợp lý, phản ánh thực tế một cách chính xác giúp cho quá trình đánh giá và phát triển chương trình khởi sự kinh doanh quốc gia được triển khai một cách đồng đều, đảm bảo các yếu tố cần thiết để phong trào đi lên ngày càng mạnh mẽ
1.2.1.2 Đầu tư mạo hiểm Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital): là hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp ĐMST ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, với đặc điểm còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chưa chứng minh khả năng sinh lợi của mình và các thể chế tài chính truyền thống (các tổ chức tín dụng, ngân hàng, v.v.) thường không để ý đến Nhà ĐTMH thường đầu tư để đổi lấy cổ phần của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, thường là những doanh nghiệp có công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh sáng tạo, trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
1.2.1.3 Quỹ đầu tư mạo hiểm
Quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) nhận ủy thác quản lý tiền của nhà đầu tư để rót vào doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng Phí quản lý dao động khoảng 1-3% tổng đầu tư Đầu tư thông thường vài trăm ngàn đến vài chục triệu USD, thường ở giai đoạn doanh nghiệp đã chứng minh được nhu cầu thị trường và doanh thu ổn định Tuy nhiên, cũng có quỹ đầu tư vào giai đoạn đầu khi doanh nghiệp đang phát triển công nghệ và đưa sản phẩm thử nghiệm ra thị trường VC hưởng lợi nhuận khi doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, IPO hoặc bán lại cho doanh nghiệp khác với giá cao hơn Chu kỳ đầu tư thường kéo dài từ 5 đến 7 năm.
1.2.1.4 Sàn gọi vốn cộng đồng
Sàn gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding): là hình thức gọi vốn mới cho phép các nhà đầu tư thiên thần, người hảo tâm có thể đầu tư hoặc hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp thông qua các quỹ đầu tư online Điểm thuận lợi là thông tin của một dự án khởi nghiệp sẽ được đưa đến cho rất nhiều nhà đầu tư, người hỗ trợ và ngược lại, nhà đầu tư, người hỗ trợ cũng có thể tiếp cận được rất nhiều dự án tiềm năng cùng một lúc Hơn nữa, đầu tư qua mạng cho phép nhà đầu tư có thể đầu tư ở mọi lúc, mọi nơi Ví dụ, một dự án khởi nghiệp của Việt Nam hoàn toàn có thể gọi được đầu tư một cách nhanh chóng từ các nhà đầu tư ở châu Âu và Hoa Kỳ
Có 03 loại hình sàn gọi vốn cộng đồng là: sàn gọi vốn vay (loan-based crowdfunding), sàn gọi vốn đầu tư (equity-based crowdfunding) và sàn gọi vốn dưới dạng phần thưởng (reward-based crowdfunding)
1.2.1.5 Nhà đầu tư thiên thần
Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor): là các nhà đầu tư cá nhân cung cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần (convertible debt) hoặc mua cổ phần (ownership equity) của doanh nghiệp Các nhà đầu tư thiên thần có thể đầu tư riêng lẻ hoặc tổ chức thành các câu lạc bộ/mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần để chia sẻ thông tin và cùng góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp Các nhà đầu tư thiên thần cũng có thể đầu tư qua mạng thông qua các quỹ đầu tư gọi vốn từ cộng đồng (equity-based crowdfunding) Quy mô của mỗi khoản đầu tư của nhà đầu tư thiên thần thường từ một vài ngàn đến một vài chục ngàn USD Nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư vào giai đoạn từ khi cá nhân, nhóm khởi nghiệp ĐMST có ý tưởng đến khi họ bắt đầu hoạt động (giai đoạn ươm mầm – seed stage) để nhóm khởi nghiệp có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh và nghiên cứu thị trường và giai đoạn tiếp theo khi doanh nghiệp bắt đầu bán thử sản phẩm trên thị trường (early stage) Về tỷ lệ rủi ro, đầu tư vào giai đoạn ươm mầm (seed stage) có độ rủi ro cao hơn với giai đoạn bắt đầu phát triển (early stage) và giai đoạn rủi ro thấp nhất là giai đoạn sau (later stage) Do đó, mặc dù số tiền đầu tư của nhà đầu tư thiên thần thấp hơn rất nhiều so với số tiền đầu tư của quỹ đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) nhưng tỷ lệ sở hữu vốn của họ tại doanh nghiệp có thể như nhau (ví dụ: một nhà đầu tư thiên thần đầu tư 10,000 USD ở giai đoạn ươm mầm để đối lấy 10% vốn sở hữu của doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng một quỹ ĐTMH có thể đầu tư 1 triệu USD ở giai đoạn sau cũng chỉ nhận được 10% vốn sở hữu của doanh nghiệp đó)
1.2.1.6 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp đã xuất hiện từ những năm cuối của thập kỷ 1950s tại Mỹ, khi Thung lũng Santa Clara được hình thành và phát triển James Moore có nhắc đến thuật ngữ “hệ sinh thái” trong bài báo đăng trên Tạp chí Kinh doanh Harvard trong những năm 1990 Trên cơ sở sự ra đời của mô hình tổ chức kinh doanh dựa trên sự phát triển gắn với vùng địa lý, khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp được đưa ra và trở thành một thuật ngữ được đề cập rộng rãi trên thế giới vào những năm đầu của thế kỷ XXI
Cũng giống như hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp mang các yếu tố không thể tách rời nhau, luôn có liên minh, cộng tác, mối tương tác, trao đổi qua lại giữa các bộ phận để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vừa và nhỏ (Moore, 1993) Hệ sinh thái khởi nghiệp đề cập đến mối tương tác diễn ra giữa một loạt các bên liên quan là các tổ chức và cá nhân để thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST và tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Là thuật ngữ chỉ một cộng đồng gồm các điều kiện, môi trường trong đó các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và xã hội đến với nhau để thúc đẩy sự thịnh vượng và phồn vinh của nền kinh tế (World Economic Forum, 2014) Trong đó có chính sách và luật pháp của nhà nước (về thành lập doanh nghiệp, thành lập tổ chức đầu tư mạo hiểm, thuế, cơ chế thoái vốn, v.v.); cơ sở hạ tầng dành cho khởi nghiệp (các khu không gian làm việc chung, cơ sở – vật chất phục vụ thí nghiệm, thử nghiệm để xây dựng sản phẩm mẫu, v.v.); vốn và tài chính (các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư cá nhân, các ngân hàng, tổ chức đầu tư tài chính, v.v.); văn hóa khởi nghiệp (văn hóa doanh nhân, văn hóa chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, thất bại); các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, các huấn luyện viên khởi nghiệp và nhà tư vấn khởi nghiệp; các trường đại học; các khóa đào tạo, tập huấn cho cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp; nhà đầu tư khởi nghiệp; nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp; thị trường trong nước và quốc tế Các cấp độ của hệ sinh thái bao gồm
1 Hệ sinh thái sơ khai (nascent ecosystem)
2 Hệ sinh thái nền tảng (foundational ecosystem)
3 Hệ sinh thái đang phát triển (accelerating ecosystem)
4 Hệ sinh thái cơ bản hoàn thiện (established ecosystem)
5 Hệ sinh thái hiệu năng cao (high functioning ecosystem)
6 Hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ (progressive ecosystem)
7 Hệ sinh thái tiên phong (inspirational ecosystem)
Tóm lại, chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp gồm có 03 nhóm sau:
Nhóm 1: Các doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhóm 2: Nhóm các đối tượng hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm: Chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức ươm mầm, các chuyên gia cố vấn Nhóm 3: Nhóm các nhà đầu tư cho khởi nghiệp, bao gồm: các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư “thiên thần”, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh Đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đặc tính địa phương: Hầu hết các hệ sinh thái khởi nghiệp đều mang đặc trưng riêng của từng địa phương Các hệ sinh thái khởi nghiệp có đặc trưng là nhờ vào sức hấp dẫn về văn hóa hay các thuộc tính tự nhiên của chúng tạo ra các cơ hội cho hoạt động kinh doanh Tùy vào lợi thế, tiềm năng cũng như điều kiện của địa phương mà hệ sinh thái khởi nghiệp có xu hướng phát triển khác nhau Vì vậy, việc xác định đặc tính địa phương là rất quan trọng trong chiến lược xây dựng hệ sinh thái
Tính tương hỗ: Trong một hệ sinh thái khởi nghiệp thường có ít nhất là một, và thường là vài “doanh nghiệp lớn vững mạnh” có các bộ phận chức năng quản lý quan trọng lớn cũng như thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái Các công ty lớn có thể tạo ra nhiều đóng góp, như việc tạo không gian và nguồn lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp và sự phát triển của các công ty dẫn đến đẩy mạnh hệ sinh thái của riêng mình Không thể có một hệ sinh thái khởi nghiệp hưng thịnh mà thiếu những công ty lớn nuôi dưỡng nó, dù có ý hay không (Isenberg, 2013)
Nền văn hóa khác biệt của mỗi quốc gia định hình nên những tư duy cũng khác nhau, trong đó bao gồm cả văn hóa khởi nghiệp Văn hóa khởi nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của những mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong tương lai.
Nguồn lực tài chính: Một nguồn lực tài chính sẵn có đa dạng trong một hệ sinh thái khởi nghiệp là một đặc điểm nổi bật Nguồn lực tài chính cho thấy được quy mô mức độ lớn mạnh của hệ sinh thái đó Sự kết hợp đầy đủ và hợp lý của các nhà đầu tư là yếu tố làm nổi bật hệ sinh thái
Giàu thông tin: Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, có sự đầu tư và xây dựng hiệu quả thì các cá nhân có thể tiếp xúc nhanh chóng với thông tin của các nhà đầu tư, các ý tưởng KNĐMST nhanh chóng, phong phú Qua sự trao đổi thông tin thì có thể nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ trao đổi, marketing, cập nhật ứng dụng mới, thông tin về những phát minh sáng kiến mới,… Phát hiện nhanh chóng những lỗ hổng trong các mảng chuyên môn của hệ sinh thái và sửa chữa, củng cố Qua trao đổi thông tin như vậy giúp các doanh nghiệp nhanh chóng hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng của mình
Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi quá trình gọi là “tái tạo khởi nghiệp”: Quá trình tái tạo khởi nghiệp được thúc đẩy bởi sự ra đi của các doanh nhân và những người quản lý trở nên đủ mạnh về tiền bạc để họ có thể cống hiến cho việc hình thành và hỗ trợ cho nhiều hoạt động khởi nghiệp khác Quá trình “tái tạo khởi nghiệp” sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái, nó sẽ trở nên ngày càng lớn mạnh, đa dạng, tạo thành một môi trường để thúc đẩy, phát triển các ý tưởng khởi nghiệp mới
Yếu tố thúc đẩy sự hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Môi trường: Yếu tố tác động đầu tiên chính là môi trường nơi một hệ sinh thái khởi nghiệp có thể hình thành phát triển Nơi có một nền tảng tri thức vững vàng và được đánh giá cao, có số lượng lớn các kỹ sư và nhà khoa học Nơi hiện hữu của các trường đại học đóng vai trò là chất xúc tác cung cấp các kiến thức chuyên môn cùng với phòng thí nghiệm cho các ý tưởng phát triển Đây như những nam châm thu hút nhân tài, nhà khoa học, người có tài lãnh đạo, kinh doanh, các sinh viên tài năng Điều này là vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển các kỹ thuật công nghệ mới, mở rộng quy mô của hệ sinh thái, thúc đẩy sự tăng trưởng, là những người có thể trở thành các nhà khởi nghiệp tương lai Điều kiện công nghệ: Để có thể phát triển mạnh trên mảnh đất màu mỡ còn phụ thuộc vào các điều kiện công nghệ và công nghiệp rộng lớn Các bước tiến công nghệ có tính đột phá, từ đó nảy sinh các cơ hội mới Quỹ đạo công nghệ là điều kiện tạo nên cách thức khai thác công nghệ Công nghệ tạo ra các cơ hội thị trường nếu có doanh nhân khởi sự doanh nghiệp Cuộc cách mạng 4.0 hiện nay đang là một thị trường công nghệ tiềm năng để các doanh nghiệp KNĐMST khai thác
Vườn ươm khởi nghiệp
Hiện nay, khởi nghiệp đã và đang trở thành một làn sóng mới thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới trong thời gian gần đây Với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, phong trào “quốc gia khởi nghiệp” tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự tham gia, chú ý của đông đảo người dân Trong đó, giới trẻ Việt Nam với khả năng học hỏi và sáng tạo không ngừng, đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt sự đi lên của phong trào Để cho phong trào ngày càng lan rộng và ăn sâu vào trong gốc rễ của nền kinh tế đòi hỏi phải có một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững mà vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo là một phần quan trọng không thể tách rời
Là mô hình hỗ trợ các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, trợ giúp những người muốn thành lập doanh nghiệp hoặc giúp các doanh nghiệp mới thành lập phát triển, bằng cách cung cấp những dịch vụ như hỗ trợ pháp lý, dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp, tiếp cận tài chính, vốn, huấn luyện, đào tào, dựa vào kinh nghiệm và trình độ của những nhà đầu tư, những doanh nghiệp đi trước và đội ngũ tư vấn dày dặn kinh nghiệm và kiến thức và các cơ hội kết nối, giúp giảm bớt các chi phí tổ chức kinh doanh mà một doanh nghiệp non trẻ sẽ rất khó khăn để tự trang trải; hoặc đồng thời cung cấp cơ sở vật chất, mặt bằng với chi phí ưu đãi cũng như các dịch vụ tiện nghi, hiện đại để dùng chung, thích hợp cho việc nuôi dưỡng các công ty khởi sự phát triển từ khi mới thành lập cho đến khi trưởng thành, tự đứng vững trên thương trường với chiến lược kinh doanh có tính cạnh tranh cao Tạo ra một môi trường nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi sự trong một thời gian nhất định để các đối tượng này có thể vượt qua những khó khăn ban đầu, có thể tồn tại và phát triển như những doanh nghiệp độc lập
1.3.2 Sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể bao gồm các hoạt động như sau: tọa đàm, hội thảo, hội thảo khoa học về khởi nghiệp ĐMST; triển lãm, trưng bày các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; các cuộc thi ý tưởng, dự án, thi thuyết trình, gọi vốn đầu tư, thi kỹ năng đặc thù, của cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; hoạt động kết nối đầu tư – doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; hoạt động kết nối cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp – doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; hoạt động kết nối nhân lực cho khởi nghiệp ĐMST và các hoạt động khác
Thuật ngữ doanh nghiệp khởi nghiệp (Entrepreneur) và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) là khác nhau và chưa xác định rõ nội hàm giữa hai thuật ngữ Thuật ngữ “doanh nghiệp khởi nghiệp” đã có từ lâu còn “doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thì mới xuất hiện Ở Việt Nam, Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” là văn bản chính thức đầu tiên có đề cập đến vấn đề này Để đánh giá được thực trạng KNĐMST cũng như mức độ trưởng thành của nó ở Việt Nam nói chung hay tỉnh Đắk Lắk nói riêng thì việc phân biệt, làm rõ 2 thuật ngữ này là cần thiết, đáp ứng nhu cầu nền tảng trong quá trình nghiên cứu, phân tích
1.3.3 Tố chất cần có của một doanh nhân
1.3.3.1 Khát vọng làm giàu chính đáng
Con người ta ai cũng có mong muốn, cũng có hy vọng giàu sang Song, mong muốn và hy vọng khác với khát vọng làm giàu và nhất là làm giàu chính đáng Những con người chỉ mong muốn và hy vọng là những con người đồng nghĩa với sự thụ động trông chờ
Khác với hy vọng và mong muốn, khát vọng là một thứ mong muốn đòi hỏi với một sự thôi thúc mạnh mẽ đến cháy bỏng, là động lực nội tâm luôn day dứt thúc đẩy con người phải đạt tới
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở khát vọng làm giàu, làm giàu với bất cứ giá nào thì cũng không phải là phẩm cách, tư chất của một doanh nhân
Vậy, khát vọng làm giàu chính đáng đó là loại làm giàu bằng sức lực và tài năng chính đáng của họ Đó là một trong những tố chất quan trọng của doanh nhân
1.3.3.2 Lòng tự tin, chăm chỉ, có kỷ luật và cống hiến hết mình
Là một tố chất hết sức cần thiết đối với con người nói chung và doanh nhân nói riêng Trong chúng ta chắc nhiều người đã nghe nói rằng ‘‘thất bại sẽ đến với những ai nuôi sẵn ý tưởng thất bại và thành công sẽ đến với những ai tin rằng mình sẽ thành công’’ Chính vì vậy, những ai muốn trở thành doanh nhân phải rèn luyện đức tính tự tin, phải biến sự bi quan sự tự ti thành niềm tin, thành ý chí sắt đá Tin tưởng là chất xúc tác của trí tuệ Khi lòng tin nung nấu trong con tim khối óc thì nó sẽ trở thành động lực cực mạnh, đẩy con người đến quyết tâm Chính vì thế, người ta nói rằng, tin tưởng là một loại thần dược tạo nên sức mạnh để sống và hành động Nó là khởi điểm để tạo dựng cơ nghiệp, nó cũng là sự hoá giải mọi thất bại, là cơ quan duy nhất của con người tạo nên sức mạnh vạn năng của khối óc và vô biên
1.3.3.3 Dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm Đã làm kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro, sẵn sàng làm những điều người khác cho là “điên rồ” Ngoài ra, đã là doanh doanh nhân cần có kiến thức Kiến thức trước hết phải là kiến thức tổng quát để từ đó có thể xác định được đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào, khi nào là thuận lợi, hiệu quả nhất, v.v Điều này được thể hiện rất rõ qua các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Họ không thể không nghiên cứu chính sách mở cửa của Việt Nam Họ cần phải biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế nào? Ngành nào, khu vực nào được ưu tiên, ưu đãi? ở đâu năng động, thoáng đãng? ở đâu có thể yên ổn làm ăn lâu dài? v.v Ngoài kiến thức tổng quát, doanh nhân còn phải có kiến thức chuyên môn, vì nếu không biết nghề chuyên môn thì chắc chắn các doanh nhân sẽ khó có thể hoạch định được chiến lược hành động, không thể tổ chức, chỉ huy và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
Kiến thức chỉ là tiềm năng khởi đầu, muốn sở hữu sức mạnh thực sự, cần biến kiến thức thành những kế hoạch hành động cụ thể hướng đến mục tiêu Trong thực tế, kiến thức là thứ dễ kiếm, có thể thu thập ở nhiều nguồn khác nhau Điển hình là trường hợp của Henry Ford, mặc dù học chưa hết lớp 4 nhưng vẫn trở thành một doanh nhân thành công.
6, song trên phương diện kinh doanh ông lại là bậc thầy của thiên hạ
Không chỉ có vậy, nói đến kiến thức của doanh nhân, còn cần nói đến khía cạnh biết sử dụng những người giỏi hơn mình ở một lĩnh vực nào đó bởi kinh doanh là một loại hoạt động hết sức phức tạp, không ai có thể tự hào cho rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm, học vấn, khả năng bẩm sinh và kiến thức để tự mình vươn tới tương lai Andrew Camegie, một nhà kinh doanh sắt thép của Mỹ không chỉ nổi tiếng thế giới về kinh doanh mà còn nổi tiếng về việc sử dụng các chuyên gia Khi ông chết, ngưòi ta đã ghi trên nấm mồ của ông dòng chữ “Đây là nơi yên nghỉ ngàn thu của môt người biết cách thu dụng những người thông minh hơn mình”
1.3.3.4 Đam mê và động lực
Có điều gì khiến bạn có thể làm việc, làm việc hơn nữa mà không thấy chán? Bạn không thể ngủ ngon khi việc đó chưa hoàn thành? Luôn muốn đổi mới cải tiến và tiếp tục phát triển ý tưởng đang xây dựng Bạn có đam mê và muốn dành cả phần đời còn lại để theo đuổi đam mê đó
Muốn thành công, bạn phải có niềm đam mê ở mức cao nhất Mong mỏi thành công, đạt được mục tiêu là bước đầu tiên của hành trình tìm kiếm thành công Nếu đam mê không cháy trong bạn, bạn sẽ không có động lực thực hiện mục tiêu đến cuối cùng Chỉ có niềm đam mê mới có thể giúp bạn cam kết theo đuổi thành công đến cùng
Một thực tế là không có gì dễ dàng trong hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta, trừ những người có số may mắn, còn lại đều phải làm việc cật lực Cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn này đến khó khăn khác, nếu mình không đam mê sẽ dễ bỏ cuộc Cho nên cần đam mê công việc như một cái sở thích
Hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
về điểm này, có lẽ khó có thể đưa ra những số liệu chính xác Trên cơ sở dự đoán tương đối, những số liệu đó được thể hiện dưới hình thức các mức độ như cao, trung bình hoặc thấp
1.4 Hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
1.4.1 Nhận diện cơ hội kinh doanh
Theo từ điển tiếng Việt cơ hội diễn đạt các điều kiện nhất định của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho một hoạt động nào đó Cơ hội kinh doanh mô tả các điều kiện thuận lợi cụ thể của môi trường, có khả năng dẫn đến thành công cho một hoạt động kinh doanh cụ thể nào đó Như thế, khi xét cơ hội kinh doanh luôn phải gắn với một hoạt động kinh doanh cụ thể
Các yếu tố tự nhiên, công nghệ, xã hội, kinh tế tác động qua lại và ảnh hưởng đến nhau theo quy luật Sự vận hành này tạo nên thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh Cơ hội kinh doanh phát sinh từ nhu cầu chưa được đáp ứng, nhưng khi nhu cầu bão hòa thì cơ hội đó sẽ biến mất, thậm chí còn trở thành nguy cơ Người khởi nghiệp cần nhận diện đúng cơ hội để hình thành ý tưởng kinh doanh hiệu quả Cơ hội kinh doanh tiềm năng tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới hoặc tạo ra hoạt động kinh doanh mới, thường bắt nguồn từ những kích thích bên ngoài.
Thứ hai, ở nhiều trường hợp khác ý tưởng lại xuất hiện từ sự kích thích bên trong Người khởi nghiệp nhận ra vấn đề hay khoảng trống cơ hội và tạo ra công việc kinh doanh để lấp đầy nó
Khi người khởi nghiệp bắt đầu công việc kinh doanh rất hứa hẹn với một trong hai cách này, cơ hội chắc chắn được nhận diện Việc xác định sản phẩm, dịch vụ, cơ hội kinh doanh nếu không đơn thuần là sự khác biệt phiên bản của một cái gì đó đã có là rất khó Một lỗi chung mà những người khởi nghiệp thường mắc trong quá trình nhận diện cơ hội là đem những giá trị của sản phẩm, dịch vụ hiện tại mà họ thích hay đám mê và sau đó cố gắng xây dựng công việc kinh doanh xoay quanh sản phẩm, dịch vụ đó Mặc dù cách tiếp cận này là hợp lý, nhưng không phải bao giờ cũng như vậy Điểm mấu chốt của việc nhận ra cơ hội là xác định được sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần và sẵn sàng mua chứ không phải sản phẩm, dịch vụ mà người khởi nghiệp muốn tạo ra và bán chúng
Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: đó là (1) tính hấp dẫn, (2) tính bền vững, (3) tính thời điểm, (4) duy trì sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng Người khởi nghiệp tập trung vào một cơ hội, thì cánh cửa cơ hội đó sẽ phải mở ra Thuật ngữ cánh cửa cơ hội mô tả khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường mới Khi có thị trường cho sản phẩm, dịch vụ mới được thiết lặp, cánh cửa cơ hội mở ra; khi thị trường tăng trưởng, các doanh nghiệp tham gia và cố gắng tìm kiếm lợi nhuận, khi chín muồi cánh cửa cơ hội đóng lại Điều quan trọng là phải hiểu rằng có sự khác biệt giữa cơ hội và ý tưởng Một ý tưởng là một suy nghĩ, một ấn tượng, hay một quan điểm Một ý tưởng có thể hoặc không thể gắn với tiêu chí của một cơ hội Đây là điểm có tính quyết định bởi sự kinh doanh mạo hiểm thất bại không phải vì các doanh nhân không tích cực tìm kiếm cơ hội mà bởi vì không có cơ hội thực để bắt đầu Trước khi tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là ý tưởng lấp đầy một nhu cầu cũng như thế nào là đáp ứng các tiêu chuẩn của một cơ hội kinh doanh
Cuối cùng, điều cần nhận thức là cơ hội luôn hiện hữu, nhưng nếu người khởi nghiệp không nhận ra và hình thành ý tưởng để tận dụng, biến cơ hội thành hiện thực, thì cơ hội đó mãi mãi sẽ chỉ là cơ hội mà thôi.
1.4.1.2 Nhận diện cơ hội kinh doanh
Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh Khi biết được tầm quan trọng của mỗi cách tiếp cận, chúng ta sẽ chắc chắn tìm kiếm được các cơ hội và các ý tưởng phù hợp
Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống
Cách tiếp cận đầu tiên để nhận diện các cơ hội là quan sát các khuynh hướng và nghiên cứu cách tạo ra cơ hội như thế nào Những khuynh hướng quan trọng nhất để theo đuổi là những khuynh hướng kinh tế, xã hội, những tiến bộ công nghệ cũng như sự thay đổi về chính trị Với một người chuẩn bị khởi nghiệp thì điều quan trọng là nhận thấy sự thay đổi ở mọi lĩnh vực Những khuynh hướng thay đổi của môi trường là chìa khóa tạo ra các doanh nhân thành công Một thuộc tính quan trọng nhất của người khởi nghiệp giỏi là người có khả năng quan sát sắc sảo Một cách nhìn nhận cơ bản nhất những nhu cầu cùa con người trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến sự phát hiện ra những ý tưởng và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu Nếu người kinh doanh biết dự báo các khuynh hướng và duy trì sự quan sát về nhu cầu để đáp ứng nhu cầu sẽ có cơ hội thành công cao hơn trên thị trường Khi nhìn vào những khuynh hướng cùa môi trường kinh doanh để nhận thấy những ý tưởng kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ:
Mội là, vấn đề quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng và tính nhất thời Hoạt động kinh doanh mới không thể có nguồn lực đủ tạo ra lợi thế của tính nhất thời
Trong khi chúng ta thảo luận về từng xu hướng riêng lẻ, những xu hướng này có mối liên hệ và được coi là tương tác lẫn nhau khi thảo luận về ý tưởng mới Ví dụ, một trong những lý do khiến điện thoại thông minh trở nên phổ biến là nó được hưởng lợi từ một số xu hướng cùng một lúc, bao gồm sự gia tăng dân số (xu hướng xã hội), sự thu nhỏ liên tục của các thiết bị điện tử (xu hướng công nghệ) và khả năng quản lý tài chính tốt hơn qua ngân hàng điện tử để mua sắm (xu hướng kinh tế) Nếu một trong những xu hướng này không xảy ra, điện thoại thông minh sẽ không thành công như hiện nay và sẽ không có nhiều triển vọng thành công.
Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế
Hiểu được khuynh hướng kinh tế sẽ có lợi khi quyết định khu vực nào các cơ hội kinh doanh chín muồi cũng như các khu vực cần tránh Khi nền kinh tế tăng trưởng, con người chi tiêu nhiều và sẵn sàng chi trả để mua những sản phầm, dịch vụ có ích để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Ngược lại, khi nền kinh tế yếu kém, con người không chỉ chi tiêu ít đi mà còn không sẵn sàng chi tiêu khoản tiền mình có, họ sợ rằng khi nền kinh tế trở nên xấu hơn thì họ có thể bị mất việc vì nền kinh tế suy thoái Một nghịch lý là, nền kinh tể suy thoái có thể tạo ra cơ hội kinh doanh để khởi nghiệp và giúp người tiêu dùng tiết kiệm Nền kinh tể tăng trưởng hay yếu kém đều tạo ra cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp Chẳng hạn, sự suy thoái kinh tế dẫn đến tăng số người tới thị trường ở các trang trại địa phương nơi mà khách hàng có thể mua những sản phẩm địa phương như thịt, rau và các thực phẩm khác tươi hơn và rẻ hơn những sản phẩm đó ở các cửa hàng Còn khi kinh tế phát triển lại mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp mở rộng kinh doanh các sản phẩm giúp con người cải thiện cuộc sống
Một vấn đề quan trọng để đánh giá sự tác động của nhân tố kinh tế đến hành vi con người như thế nào khi giá trị đồng tiền giảm đi Chẳng hạn, khi nền kinh tế yếu kém, càng nhiều người quay trở lại trường học và dẫn đến kết quả là những triển vọng về công việc yếu kém ngày càng lớn lên Khuynh hướng này tạo ra những cơ hội không chỉ cho các trường đại học và cao đẳng truyền thống hay online mà còn cho các doanh nghiệp muốn phát triền sản phẩm giúp các trường đào tạo
Hiểu rõ xu hướng kinh tế giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp xác định được các lĩnh vực nên tránh đầu tư Ví dụ, trong bối cảnh giá nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel) tăng cao như hiện nay, việc kinh doanh liên quan đến các lĩnh vực như hàng không, xe tải hoặc thậm chí là dịch vụ vận chuyển địa phương như taxi đều không phải là lựa chọn khôn ngoan Những ngành này sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ biến động kinh tế.
Thứ hai, các khuynh hưởng xã hội
Cần hiểu được các khuynh hướng thay đổi xã hội và sự tác động của chúng đến việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cụ thể Thông thường, một lý do mà sản phẩm, dịch vụ tồn tại là thỏa mãn một hoặc các nhu cầu xã hội hơn là việc lấp đầy nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ đang có Các cửa hàng đồ ăn nhanh là một ví dụ: thực tế không phải con người thích đồ ăn nhanh mà vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không có thời gian để nấu ăn Tương tự như vậy, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter phổ biến không phải vì chúng có thể đưa các thông tin hay hình ảnh lên mạng mà chúng trở nên phổ biến bởi chúng cho phép con ngườỉ nhanh chóng, thậm chí tức thời kết nối và giao tiếp với nhau đó là một xu hướng tất yếu
Triển khai việc tạo lập doanh nghiệp
1.5.1 Lập kế hoạch tạo lập doanh nghiệp
1.5.1.1 Khái lược về kế hoạch tạo lập doanh nghiệp
Dự kiến kế hoạch trước khi triển khai hành động là một công việc bình thường của nghề “quản trị” Bất cứ công việc gì nếu muốn đạt kết quả và hiệu quả như mong muốn đều cần bắt đầu từ việc cân nhắc thận trọng để dự tính trước tiến trình sẽ diễn ra cũng như chuẩn bị nguồn lực đảm bảo cho tiến trình đó Khi triển khai thành lập doanh nghiệp cũng vậy, trước khi tiến hành thực hiện từng công việc cụ thể thì việc đầu tiên mà người khởi nghiệp cần làm là lập ra một bản kế hoạch hành động tạo lập doanh nghiệp
Kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (hay bản kế hoạch hành động tạo lập doanh nghiệp) là tài liệu dự kiến các công việc cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp, cùng với mốc thời gian thực hiện từng công việc cụ thể Tóm lại, đây là bảng liệt kê những hành động cần thiết để mở doanh nghiệp, bao gồm người thực hiện và thời gian dự kiến thực hiện các hành động đó.
Mục đích của việc lập kế hoạch hành động tạo lập doanh nghiệp là nhằm đảm bảo người khởi sự kiểm soát được quá trình thành lập doanh nghiệp Thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tạo lập một doanh nghiệp mới là thời gian sẽ có rất nhiều việc phải làm khi mà người khởi nghiệp chưa tuyền được nhân viên giúp việc cũng như có thể chưa có kinh nghiệm và không lường trước được hết các vấn đề phát sinh Do vậy, để đảm bảo hoàn thành mọi công việc trong quá trình khởi nghiệp kịp thời điểm với chi phí thấp thì công cụ hữu ích nhất là lập một kế hoạch hành động
Với ý nghĩa đó, việc lập kế hoạch tạo lập doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công cùa hoạt động triển khai tạo lập doanh nghiệp Vì nó đã trên cơ sở tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và xác định rất rõ ràng những công việc nào sẽ phải làm, đảm bảo không bỏ sót công việc nào khi triển khai tạo lập doanh nghiệp, xác định rõ ràng trách nhiệm hoàn thành từng công việc cụ thể: ai, nhóm người nào phải chịu trách nhiệm tiến hành công việc gì? xác định rõ ràng các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc cụ thể để đảm bảo các cá nhân, bộ phận không bị chồng chéo khi thực hiện các công việc Mặt khác, bản kế hoạch luôn đề cập đến các nguồn lực cần thiết cho từng công việc cụ thể, nên khi triển khai không bị rơi vào tình trạng khi thiếu nguồn lực này, lúc không có đủ nguồn lực khác Tuy nhiên, cần chú ý rằng vai trò của kế hoạch chỉ được thể hiện nếu bản kế hoạch đó được xây dựng chính xác, đảm bảo tính khách quan và dựa trên các căn cứ khoa học
1.5.1.2 Hoạch định kế hoạch tạo lập doanh nghiệp
Thời điểm hoạch định kế hoạch tạo lập doanh nghiệp
Vấn đề là khi nào thì cần tiến hành lập kế hoạch tạo lập doanh nghiệp? Không phải bất cứ lúc nào, cũng không phải nếu cứ muốn khởi nghiệp là lập kế hoạch triển khai tạo lập doanh nghiệp mà người khởi nghiệp cần chọn đúng thời điểm lập kế hoạch triển khai tạo lập doanh nghiệp
Thời điểm lập kế hoạch triển khai tạo lập doanh nghiệp chính là thời điểm đã có và đã duyệt ý tưởng kinh doanh độc đáo hay ý tưởng kinh doanh tốt để đảm bảo tính khả thi khi triển khai, đã lập xong và xét duyệt bản kế hoạch kinh doanh, có ý định triển khai các công việc cần thiết để biến các dự định của người tạo lập doanh nghiệp thành hiện thực
Căn cứ hoạch định kế hoạch tạo lập doanh nghiệp Để lập kế hoạch tạo lập doanh nghiệp cần phân tích các căn cứ sau đây:
Ý tưởng kinh doanh phải phù hợp với thị trường mục tiêu Ví dụ, dịch vụ gửi đồ ở nhà ga rất phù hợp với thị trường phát triển nhưng lại chưa phát triển ở Việt Nam Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này cũng cần cân nhắc địa điểm, ví dụ như các nhà ga, bến tàu, bến xe hoặc trung tâm giao thông công cộng lớn Do đó, khi lập kế hoạch kinh doanh, cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để tìm ra thị trường cụ thể phù hợp nhất với ý tưởng kinh doanh của mình.
Thứ hai, kế hoạch kinh doanh đã xác lập
Kế hoạch kinh doanh quy định sự phát triển tương lai của doanh nghiệp trong đó có các dự định tương đối cụ thể cho ba năm đầu tiên Để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch ba năm đầu tiên thì thời điểm triển khai hoạt động kinh doanh phải được xác định khá cụ thể
Muốn triển khai hoạt động kinh doanh đúng thời điểm xác định thì phải tính toán ngược về phía trước các công việc tạo lập doanh nghiệp
Thứ ba, vấn đề về thị trường
Thị trường quy định phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp nhằm tới xác định mức độ tiến hành hoạt động kinh doanh ở tổng thể thị trường cũng như ở từng khu vực thị trường cụ thể
Thị trường còn quy định bức tranh tổng thể về đối thủ cạnh tranh, vị trí cũng như sức mạnh của từng đối thủ ở từng thị trường bộ phận Điều này tác động trực tiếp đến việc bố trí các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mới thành lập Mặt khác, thị trường nguồn lực đầu vào cũng tác động trực tiếp đến việc bố trí nguồn cung ứng, hệ thống kho tàng cũng như thiết kế đường và phương thức vận chuyển nguyên vật liệu
Những nhân tố trên của thị trường đã xác định nơi đặt doanh nghiệp, nơi đặt từng bộ phận doanh nghiệp cũng như quy mô của từng bộ phận doanh nghiệp, thị trường sản phẩm, dịch vụ còn quy định quy mô cũng như cách thức bài trí, trang thiết bị của từng cửa hàng trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp Đến lượt mình, những vấn đề trên sẽ quy định thời gian cũng như nguồn lực cần thiết để xây dựng cần được xác định rõ ràng trong bản kế hoạch tạo lập doanh nghiệp
Thứ tư, môi trường kinh doanh
Các vấn đề về luật pháp, chính sách quản lý vĩ mô cũng như năng lực và thái độ hành xử của cán bộ công quyền ở các cơ quan quản lý nhà nước tác động trực tiếp đến thời gian và công sức khi thực hiện một loạt các thủ tục gắn với việc đăng ký và triển khai hoạt động kinh doanh Nếu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh tác động theo chiều hướng thuận lợi thì thời gian tiến hành các thủ tục cần thiết sẽ rất ngắn Ngược lại, nếu tác động theo chiều hướng không thuận lợi sẽ kéo dài thời gian tiến hành các thủ tục cần thiết khi tạo lập và triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều này có nghĩa là khi lập kế hoạch tạo lập doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích các điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và các bộ phận cấu thành doanh nghiệp mà xác định các mốc thời gian cũng như nguồn lực phù hợp
Thứ năm, mong muốn và thực lực của người khởi nghiệp
Mong muốn và thực lực của người khởi sự về quy mô, hình thức cũng như thời hạn đưa doanh nghiệp vào hoạt động, tác động trực tiếp đến thời gian và nguồn lực thực hiện tất cả các công việc gắn với hoạt động tạo lập doanh nghiệp Cần chú ý rằng càng phân tích các căn cứ cụ thể và tiếp cận đến tính khách quan bao nhiêu thì kế hoạch xây dựng từ các căn cứ đưa ra càng đảm bảo tính khả thi bấy nhiêu
Bảng 1.4: Kế hoạch tạo lập doanh nghiệp
STT Nội dung công việc
Tiến độ công việc (ngày, tháng, năm ….)
1 Tìm hiểu khung pháp lý
Phương pháp hoạch định kế hoạch tạo lập doanh nghiệp Để đảm bảo xây dựng kế hoạch mang tính khả thi thì ngựời lập kế hoạch tạo lập doanh nghiệp nên sử dụng phương, pháp sơ đồ Sơ đồ là công cụ phổ biến giúp người lập kế hoạch phân chia, sắp xếp công việc, phân bổ thời gian và kiểm soát các vấn đề phát sinh trong quá trình tạo lập doanh nghiệp Tùy theo, tính chất phức tạp hay đơn giản của các công việc mà sử dụng sơ đồ ngang hay sơ đồ mạng Nếu công việc không quá phức tạp có thể sử dụng sơ đồ Gantt, phương pháp sơ đồ Gantt được sử dụng phổ biển vì tính chất đơn giản và trực quan của nó Để vẽ được sơ đồ mạng hay sơ đồ GANTT đều cần:
- Phân tích toàn bộ hoạt động tạo lập doanh nghiệp thành các công việc cụ thể Điều kiện của việc phần tích công việc là đảm bảo ranh giới giữa các công việc rõ ràng
CÁC MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Bài học kinh nghiệm cho xây dựng vườn ươm ở Đắk Lắk
3.1 Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk
3.1.1 Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng của tỉnh
3.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là một trong những cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, được định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; có đường bộ, đường hàng không thuận lợi, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số tỉnh, thành khác Lợi thế này giúp Đắk Lắk có thể mở rộng giao lưu liên kết phát triển và hợp tác quốc tế trong nước và quốc tế Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.030 km2 đứng thứ 4 cả nước (Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2020), trong đó trên 40% diện tích là đất bazan màu mỡ Đất đai ở Đắk Lắk thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao) Chất lượng của một số loại đất phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v cho năng suất cao và chất lượng tốt Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị, cây trồng sản lượng cao như cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, mật ong, cây dược liệu, đặc biệt là cà phê, Đắk Lắk có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến sản phẩm sau thu hoạch
3.1.1.2 Điều kiện về kinh tế
Quy mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm 2020 đạt 61.800,68 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 8,5%/năm.
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM Ở ĐẮK LẮK
Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk
3.1.1 Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng của tỉnh
3.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là một trong những cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, được định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; có đường bộ, đường hàng không thuận lợi, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số tỉnh, thành khác Lợi thế này giúp Đắk Lắk có thể mở rộng giao lưu liên kết phát triển và hợp tác quốc tế trong nước và quốc tế Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.030 km2 đứng thứ 4 cả nước (Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2020), trong đó trên 40% diện tích là đất bazan màu mỡ Đất đai ở Đắk Lắk thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao) Chất lượng của một số loại đất phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v cho năng suất cao và chất lượng tốt Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị, cây trồng sản lượng cao như cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, mật ong, cây dược liệu, đặc biệt là cà phê, Đắk Lắk có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến sản phẩm sau thu hoạch
3.1.1.2 Điều kiện về kinh tế
Quy mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm 2020 đạt 61.800,68 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 8,5%/năm
Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) chuyển dịch mạnh ở 02 khu vực dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản Ngành dịch vụ ngày càng giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung Cơ cấu kinh tế năm 2020 (giá hiện hành): Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,52% (KH 38,5-39,5%), công nghiệp - xây dựng 15,43% (KH 17,5-18,5%), dịch vụ chiếm 39,88% (KH 39- 40%), Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,17% (KH 4-4,5%) Điều này cho thấy sự cải thiện đáng ghi nhận trong việc phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua và là kết quả sự nỗ lực của toàn tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp
Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 209.955 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 450.000 tấn (Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2020), chiếm 40% sản lượng cả nước Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài
3.1.1.3 Điều kiện về nguồn nhân lực
Năm 2020, dân số tỉnh Đắk Lắk đạt 1,89 triệu người, tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số là 58,3% và quy mô lực lượng lao động là 1,1 triệu người Tỷ lệ việc làm cao (98,18%) và tỷ lệ thất nghiệp thấp (2,2%) cho thấy nguồn cung lao động dồi dào và ổn định cho doanh nghiệp, cũng như nỗ lực tạo việc làm bền vững đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
Nguồn lao động trẻ được coi là tài nguyên giá trị trong quá trình chuyển đổi kinh tế Mặc dù tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đã có những chuyển biến tích cực khi tăng từ 12,44% năm 2010 lên 17,2% năm 2020 nhưng tỉ lệ này còn khá thấp Xét về cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, phần lớn lao động làm việc ở ngành nghề giản đơn và nông, lâm, ngư nghiệp (chiếm khoảng 68,7% năm 2020), còn các nghề chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ thấp khoảng 4,9% Việc thiếu hụt nguồn cung sẵn có lao động có trình độ kĩ năng và trình độ kĩ năng của người lao động thấp vẫn là những vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp tại tỉnh Điều này tạo ra thách thức đối với doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ cao, đặc biệt là với các DNNVV càng trở nên khó khăn hơn khi phải cạnh tranh thu hút và giữ chân nhân lực
Năm 2020, toàn tỉnh có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: trong đó có 3 trường đại học, 7 trường cao đẳng và 4 trường trung cấp chuyên nghiệp (Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2020) Trung bình mỗi năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp không ngừng tăng lên (trên 5.000 người/năm) nhưng số lượng này còn quá ít so với tổng số lao động của toàn tỉnh, dẫn đến tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung cả nước Các cơ sở đào tạo còn ít và mới chỉ tập trung ở đào tạo nghề sơ cấp, thiếu các lĩnh vực có chuyên môn cao Bên cạnh đó, chi cho ngân sách đào tạo và nghiên cứu khoa học của tỉnh vẫn còn hạn chế, chủ yếu là ngân sách Nhà nước, chưa huy động được nguồn vốn bên ngoài tham gia Để đáp ứng yêu cầu việc làm ngày càng tăng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang dần cải thiện chất lượng Theo đó, Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên và trường Cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk sẽ là hai trường được đầu tư nghề trọng điểm tại tỉnh, đây là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian sắp tới
3.1.1.4 Điều kiện về văn hóa, xã hội
Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 49 dân tộc Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với lễ hội cồng chiêng, kiến trúc nhà sàn, nhà rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với thác, hồ nước, khu bảo tồn thiên nhiên, truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; đặc biệt, Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh
3.1.1.5 Điều kiện về cơ sở hạ tầng Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 33 tổ chức khoa học công nghệ, trong đó có
19 tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công lập và 14 cơ sở giáo dục đào tạo, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ ngoài công lập (Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2020) Đối với tổ chức thực hiện nhiệm vụ ươm tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp ĐMST theo Quyết định số 844/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có
01 đơn vị là Công ty CP Vườn ươm doanh nghiệp Đắk Lắk
Ngoài các tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST nêu trên, vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã thành lập Trung tâm Kết nối và Chuyển đổi số nhằm mục tiêu hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giúp doanh nghiệp tìm ra cơ hội để chuyển đổi, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường, nhanh chóng vượt qua thách thức, kịp thời nắm các cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại
3.1.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh đến việc phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh và tiềm năng xây dựng Trung tâm ĐMST
Với vị trí nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, trong những năm qua tỉnh được đánh giá có sức mua lớn nhất khu vực Do đó, các dự án khởi nghiệp tại tỉnh càng có nhiều cơ hội để phát triển trong tỉnh và mở rộng, liên kết ra cả khu vực
Đắk Lắk có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hiện đại và hữu cơ Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô, chưa chế biến sâu dẫn đến giá trị sản phẩm chưa cao Do đó, cần có giải pháp ứng dụng công nghệ mới, ý tưởng tiên tiến để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp Đây là cơ hội cho các dự án đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đắk Lắk.
Quy mô lực lượng lao động vẫn tiếp tục tăng, dân số trẻ cũng giữ mức độ tăng và tỷ lệ dân số tham gia vào lực lượng lao động tương đối cao Đây được coi là điều kiện thuận lợi trong nguồn lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh Trình độ lao động tại tỉnh tuy còn thấp, sự dịch chuyển lao động chậm nhưng đang từng bước được cải thiện để lao động có năng suất cao hơn Bên cạnh đó, với vị trí là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các yếu tố vốn, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất được kì vọng sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế tại tỉnh, cũng như thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển khởi nghiệp ĐMST trong các trường đào tạo, cơ sở nghiên cứu
Căn cứ xây dựng vườn ươm
Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Nghị định số 80/2021/NĐ-
CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017;
Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Thông tư số 07/2020/TT-BKHCN ngày 11/12/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
3.2.2 Chủ trương và định hướng
Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;
Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025;
Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/09/2020 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của
Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Nghị quyết số 01-NQ/ĐH của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025;
Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030;
Kế hoạch số 175-KH/TU ngày 08/6/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Kế hoạch số 2722/KH-UBND ngày 09/4/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 2934/KH-UBND ngày 07/4/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tỉnh Đắk Lắk.
Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, nước ta đã có một số khu công nghệ cao, công viên phần mềm và hàng chục cơ sở vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau Tuy vậy, có thể nói chúng ta chưa có một Trung tâm ĐMST đúng nghĩa theo thực tiễn quốc tế tốt nhất
Tại Việt Nam, Trung tâm ĐMST Quốc gia được thành lập theo Quyết định 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 Trung tâm này đóng vai trò kết nối, hỗ trợ và hợp tác với các cơ sở hỗ trợ ĐMST và phát triển công nghệ hiện tại trên cả nước, góp phần tạo hệ thống ĐMST toàn quốc, nâng cao năng lực công nghệ và ĐMST của doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh và đưa Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao.
Với mục tiêu đó, Trung tâm ĐMST Quốc gia được thành lập nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Thúc đẩy chuyển giao và phát triển công nghệ thông qua các hoạt động: giới thiệu, trình diễn công nghệ mới, trọng tâm vào công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0; liên kết nhà cung cấp công nghệ với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiếp nhận và áp dụng công nghệ, chú trọng công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 cho DNNVV.
Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là hoạt động thiết yếu Các hoạt động xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh, tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp cùng việc cung cấp cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Thứ ba, là nơi thử nghiệm các chính sách, thể chế vượt trội; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hấp dẫn đủ sức cạnh tranh trong khu vực để thu hút nhân tài, thu hút đầu tư ĐMST, khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0
Tại các Trường Đại học ở Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành mô hình Trung tâm ĐMST, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp trực thuộc Trường như: Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (thành lập Trung tâm ĐMST và Chuyển giao Công nghệ), Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh (thành lập Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ) Các Trung tâm này hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Trường Đơn cử như Trung tâm ĐMST và Chuyển giao Công nghệ trực thuộc Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc trường, có chức năng:
+ Nghiên cứu theo nhu cầu và đơn đặt hàng; đầu mối trong các hoạt động ký kết hợp tác nghiên cứu và chuyển giao với các địa phương, doanh nghiệp; Kết nối với giảng viên, sinh viên, cán bộ trường để thực hiện các đơn đặt hàng, dự án, đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề địa phương, doanh nghiệp và xã hội quan tâm
+ Thực hiện công tác Ươm tạo công nghệ Ươm tạo những ý tưởng công nghệ thành công nghệ có khả năng thương mại hóa; Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu Khoa học; Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có các kết quả từ nghiên cứu khoa học công nghệ, có ý tưởng khoa học công nghệ và có dự án kinh doanh khả thi nhằm phát triển thành các doanh nghiệp công nghệ Nắm bắt các ưu thế về chuyên môn, cập nhật các công trình nghiên cứu của trường, hỗ trợ đăng ký bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích tiến tới tiếp thị, ứng dụng chuyển giao, thương mại hóa, công nghiệp hóa các sản phẩm khoa học công nghệ của giảng viên, cán bộ, sinh viên;
Trung tâm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, ươm tạo các dự án khởi nghiệp của cán bộ, giảng viên, sinh viên và nhân viên của Trường Đại học Quốc tế Song song đó, Trung tâm cũng tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) hiện đang hoạt động nhưng chưa có đủ năng lực Để thực hiện tốt các mục tiêu này, Trung tâm thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, định hướng và chiến lược phát triển của địa phương, doanh nghiệp và xã hội.
+ Kết nối các quỹ đầu tư, doanh nghiệp hoặc cá nhân đầu tư trong và ngoài nước với các nhà khởi nghiệp, các dự án khởi nghiệp có tiềm năng và triển vọng;
Tên gọi và pháp lý của vườn ươm
3.4 Tên gọi và pháp lý của vườn ươm
3.4.1 Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược
Mục tiêu của vườn ươm khởi nghiệp được xác định dựa trên quá trình đánh giá thực tế và mong muốn đóng góp vào mục tiêu 10% của tỉnh đề ra theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới
- Hỗ trợ được 100 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
- Hỗ trợ hình thành 10 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
- Có 05 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư ươm mầm, mạo hiểm
Tầm nhìn : Đến năm 2025, vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ trở thành một trung tâm kiểu mẫu của cả tỉnh Đắk Lắk trong việc hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao từ Đại học, viện nghiên cứu, các cá nhân khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh
Sứ mạng : Nâng cao nguồn cung các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng cao từ đại học, viện nghiên cứu; hỗ trợ tích cực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương và cả vùng Tây Nguyên
Vườn ươm là nơi kết nối giữa các trường ĐH, cao đẳng, Viện nghiên cứu, với Hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương, khu vực Vườn ươm với vị trí kết nối sẽ triển khai hoạt động mạnh mẽ liên kết với các công ty khác về ươm tạo, đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên trong và ngoài Đại học Để thực hiện được thành công các mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh, thể hiện được vị trí vườn ươm trong việc hỗ trợ khởi nghiệp ở Đắk Lắk, vườn ươm cần phải triển khai nhiều các hoạt động chính theo Hình 3.1
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp: tổ chức các chương trình, sự kiện khởi nghiệp như: Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk; triển khai hoạt động của CLB khởi nghiệp; các buổi truyền cảm hứng từ doanh nhân khởi nghiệp thành công … v.v Đào tạo khởi nghiệp: cung cấp các kỹ năng, kiến thức và công cụ cần thiết cho học viên; giao lưu và học hỏi với các nhóm khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương và khu vực Ươm tạo dự án khởi nghiệp: cung cấp môi trường để người học có thể trải nghiệm thực tế quá trình khởi nghiệp trong các giai đoạn của vòng đời khởi nghiệp; hỗ trợ kết nối với các bên liên quan trong hệ sinh thái: nhà đầu tư, mentor, chuyên gia trong lĩnh vực, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp khác
Hỗ trợ kết nối hợp tác nghiên cứu và chuyển giao tri thức và công nghệ: liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để lấy các “vấn đề” mà doanh nghiệp đang gặp phải, đề xuất đến các trường ĐH đưa ra phương pháp, công nghệ, quy trình giải quyết các vấn đề này Trực tiếp “chào hàng” sản phẩm/dịch vụ công nghệ từ trường ĐH ra thị trường thông qua việc chuyển giao tri thức và công nghệ
Mặt khác, vườn ươm còn là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường và hệ sinh thái khởi nghiệp cho các trường Đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu Thông tin này rất cần thiết để kết nối giữa nhà trường và thị trường, hỗ trợ cho việc định hướng giảng dạy và nghiên cứu sát với thực tiễn, giúp gia tăng nguồn thu cho trường thông qua chuyển giao công nghệ Vườn ươm tại Đắk Lắk phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc triển khai các hoạt động đồng bộ, tránh trùng lặp và tạo ra tính hệ thống, gia tăng giá trị cho chuỗi hoạt động tương tác giữa các bên liên quan.
- Các đề tài nghiên cứu
- Các dự án công nghệ
- Các mô hình kinh doanh từ sinh viên, giảng viên, chuyên viên nghiên cứu và các thành phần khác trên địa bàn tỉnh
- Nghiên cứu học thuật về
- Nghiên cứu ứng dụng, giải quyết các vấn đề thị trường
Triển khai các chương trình của Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk, trường ĐHTN
Hoạt động kết nối và hợp tác với các nguồn lực trong hệ sinh thái khởi nghiệp
1 Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp
3 Ươm tạo dự án khởi nghiệp
4 Hỗ trợ kết nối hợp tác Nhà cứu – Doanh nghiệp – Thị trường
HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
- Nguồn tri thức nhân lực
Vấn đề nhu cầu thị trường
Hình 3.1: Vị trí vườn ươm trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đắk Lắk
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Kế hoạch phát triển từng giai đoạn của vườn ươm
Vườn ươm khởi nghiệp đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy công cuộc đổi mới của tỉnh Đắk Lắk, vùng Tây Nguyên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra của cải trong các nền kinh tế tri thức
Góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động và do đó có thể giúp hạn chế chi phí lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp
Thành lập và triển khai
- Đề án Thành lập vườn ươm
- Chuẩn bị thiết lập hạ tầng;
- Chuẩn bị công việc Xây dựng đội ngũ nhân sự
- Triển khai hoạt động: tiền ươm tạo;
- Kết nối 05 đối tác từ cộng đồng; Đẩy mạnh hoạt động ươm tạo, tiền ươm tạo;
- Chuyên nghiệp hóa các hoạt động;
-Hỗ trợ tổng cộng 35 dự án, hình thành 2 cty khởi nghiệp, 2 cty gọi vốn mầm;
- Hoàn thiện đội ngũ nhân sự
Triển khai thúc đẩy, hỗ trợ phát triển CLB khởi nghiệp tại trường
- Tổ chức 1 cuộc thi khởi nghiệp;
30 dự án tham dự/cuộc thi
Tăng tốc các hoạt động
- Triển khai các chương trình khởi nghiệpchung với đối tác;
- Hỗ trợ hơn 50 dự án, hình thành được 5 công ty khởi nghiệp, 3 cty gọi vốn mầm;
- Thu hút 100 đối tượng thường xuyên làm việc trong khu hỗ trợ
- Hỗ trợ hơn 30 dự án, hình thành
3 công ty khởi nghiệp ĐMST; 5 cty gọi được vốn mầm;
- Cổng thông tin thu hút 1.000 thanh niên, sv,
- Đào tạo khởi nghiệp 300 lượt người
-Kết nối 20 đối tác khởi nghiệp;
CHUẨN BỊ GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI
Hình 3.2: Kế hoạch phát triển của vườn ươm giai đoạn 2021-2025
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Vườn ươm cũng giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm, cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp nâng cao chất lượng đầu ra, giúp họ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới Nâng cấp chất lượng xuất khẩu và nâng cao lợi ích từ toàn cầu hóa
Thông qua việc tăng cường khả năng di chuyển giữa các cộng đồng nghiên cứu và ngành công nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp thúc đẩy sự lưu thông kiến thức và chuyển giao công nghệ Điều này giúp thu hẹp khác biệt văn hóa giữa các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu, tạo điều kiện cho sự lan tỏa kiến thức và góp phần vào quá trình đổi mới đầy hiệu quả.
Vườn ươm khởi nghiệp giúp xây dựng quan hệ đối tác giữa các bên trong cộng đồng nghiên cứu, ngành (tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn và doanh nhân), các nhà đầu tư công và tư, các cơ quan ban ngành của chính phủ và các tổ chức trung gian đổi mới khác
Hỗ trợ nâng cao nhu cầu về công nghệ mới tại doanh nghiệp địa phương bằng các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, tổ chức các sự kiện trình diễn công nghệ, hội thảo và hội nghị cung cấp thông tin chính xác về xu hướng thị trường cùng các cơ hội kết nối hữu ích giúp doanh nghiệp nắm bắt những cải tiến công nghệ có lợi cho hoạt động kinh doanh.
3.4.2 Tên gọi của vườn ươm
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Về công tác chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ: Giới thiệu, trình diễn công nghệ mới, nhất là công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0; Kết nối các nhà cung cấp công nghệ với các doanh nghiệp trong tỉnh Thương mại, triển lãm sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của địa phương Đào tạo, chia sẻ kiến thức khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực tiếp nhận và áp dụng công nghệ cho các doanh nghiệp trong tỉnh Kết nối các nhà tư vấn, cố vấn khởi nghiệp (ý tưởng, mô hình kinh doanh, vận hành)
Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập như: Cung cấp không gian làm việc, dịch vụ quản trị chung, dịch vụ tư vấn quản lý, nghiên cứu Thu hút các nguồn lực về vốn, thương mại, kiến thức để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận các nguồn lực tài chính
Về công tác nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới; Phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới đã được nghiệm thu có khả năng thương mại hóa Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa vào tiềm năng và lợi thế của tỉnh; các cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư và hướng tới mục tiêu các doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số và chuyển giao công nghệ Đào tạo, nâng cao kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh; thu hút vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân tư nhân; lựa chọn, hỗ trợ phát triển một số tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật hỗ trợ khởi nghiệp; liên kết giữa các cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh
3.5.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của vườn ươm
1 Trưởng Ban quản lý vườn ươm
Với sự tâm huyết của mình, nguyên Trưởng khoa Kinh tế - Tiến sĩ Lê Đức Niêm đã đặt nền tảng vững chắc cho hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đại học Tây Nguyên Ông nghiên cứu sâu rộng về khởi nghiệp, xây dựng hệ sinh thái, đồng thời chỉ đạo thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong khuôn khổ hợp tác giữa Úc và Đại học Tây Nguyên Ông luôn động viên, tạo điều kiện để cán bộ Vườn ươm phát huy hết năng lực, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đạt được thành công bền vững.
Với những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cách triển khai hiệu quả các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp,…mà ông đã tích lũy được trong suốt hơn 20 năm sẽ hỗ trợ rất lớn cho Vườn ươm doanh nghiệp Đại học Tây Nguyên trong việc định hướng và ra những quyết định quan trọng trong quá trình hoạt động
2 Chuyên viên triển khai chương trình đào tạo: Ông Nguyễn Văn Đạt từng tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Là một giảng viên trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh ông đã tham gia nhiều hoạt động khởi nghiệp ở địa phương, nghiên cứu nhiều đề tài khoa học mang tính thực tiễn, ngoài công tác nghiên cứu và giảng dạy ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, hoạt động liên quan đến hỗ trợ phát triển cộng đồng doanh nghiệp tại Đắk Lắk cũng như ở Tây Nguyên
3 Chuyên viên quản lý chương trình hợp tác: Bà Đỗ Thanh Xuân từng tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Leed Metropolitan University Bà đang là Giảng viên khoa Kinh tế trường Đại học Tây Nguyên đồng thời đang là thành viên của Hội đồng tư vấn khởi nghiệp quốc gia khu vực phía Nam
Có hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tài chính, với kiến thức và những kinh nghiệm tích lũy được đã giúp bà trở thành một người phụ nữ được tín nhiệm cao Là một chuyên gia về tài chính, bà sẽ là nơi đáng tin cậy về tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tìm ra phương thức huy động vốn phù hợp cũng như là việc xây dựng một bản kế hoạch tài chính khả thi
4 Chuyên viên Quản lý chương trình sinh viên, Ông Bùi Ngọc Tân là
Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh hiện là Giảng viên Khoa Kinh tế và từng là Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Tây Nguyên Ông cũng là người có nhiều năm gắn bó với công tác đoàn, hội và luôn sát cánh cùng sinh viên nên hiểu rất rõ về những nhu cầu của sinh viên Đây là một trong những điều kiện cực kỳ thuận lợi người sẽ nắm bắt và giúp đỡ sinh viên có những ý tưởng khởi nghiệp đầu tiên
5 Chuyên viên Hỗ trợ khởi nghiệp, Bà Huỳnh Thị Nga Tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản trị nhân sự, có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực nhân sự của doanh nghiệp, hiện bà là giảng viên của Khoa Kinh tế trường Đại học Tây nguyên, đồng thời làm cố vấn nhân sự cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Bà là một chuyên gia về nhân sự, và với những kinh nghiệm thực tế khi tiếp xúc làm việc với các doanh nghiệp và là một nhà tư vấn đáng tin cậy về nhân sự cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở đây
6 Chuyên viên phát triển cộng đồng: Bà Dương Ái Nhi là Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển và Thạc sĩ Kinh tế xã hội học Nông thôn Đây là một điều kiện rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tây Nguyên của chúng ta Bà là một chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực đầu tư, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Đắk Lắk nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh đó là người thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp nên bà nắm rất rõ những khó khăn vướng mắc mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp
Hội đồng cố vấn đảm bảo tính chuyên nghiệp cho Trung tâm, với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đầu ngành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hội đồng gồm có đại diện từ các đơn vị hàng đầu như Trường Đại học Tây Nguyên, mang đến kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế quý giá trong lĩnh vực khởi nghiệp.
BAN QUẢN LÝ VƯỜN ƯƠM
CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP ƯƠM TẠO
Hình 3.3: Mô hình nhân sự dự kiến cho giai đoạn 2021- 2025
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyên, sở KHCN tỉnh Đắk Lắk, Doanh nghiệp hỗ trợ, …vv
Ban quản lý vườn ươm: Chịu trách nhiệm quản lý và vận hành vườn ươm, chịu trách nhiệm trực tiếp việc thu hút các chương trình khởi nghiệp quốc gia, các qũy công nghệ cao, qũy đổi mới công nghệ quốc gia và các chương trình/quỹ khác của Bộ KH&CN và các Bộ ngành khác hỗ trợ hoạt động đào tạo, đầu tư cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của vườn ươm
Nhóm cán bộ hỗ trợ
- Chuyên viên Phát triển cộng đồng: Chịu trách nhiệm kết nối cộng đồng khởi nghiệp thông qua các hội thảo, sự kiện
- Chuyên viên Quản lý chương trình sinh viên: Chịu trách nhiệm triển khai các chương trình dành cho sinh viên, phát triển CLB khởi nghiệp
- Chuyên viên Quản lý chương trình hợp tác: Chịu trách nhiệm triển khai hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp
- Chuyên viên Triển khai chương trình đào tạo: Chịu trách nhiệm triển khai chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên
- Chuyên viên Hỗ trợ khởi nghiệp: Chịu trách nhiệm triển khai chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của vườn ươm; tiếp xúc, hướng dẫn triển khai các gói hỗ trợ khởi nghiệp
Cơ chế hoạt động và quy trình ươm tạo của vườn ươm
3.6 Cơ chế hoạt động và quy trình ươm tạo của vườn ươm
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM KHỞI NGHIỆP TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
Các kết quả bước đầu của vườn ươm trong thời gian qua
Ý tưởng/dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là những ý tưởng, dự án thuộc mọi lĩnh vực theo quy định của pháp luật và có tính khả thi, phát triển thành sản phẩm Là ý tưởng/dự án kinh doanh của cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh có tính mới, sáng tạo, đột phá, khác biệt so với các dự án và giải pháp đã có trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đơn vị/tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp là Vườn ươm khởi nghiệp tại ĐHTN, được gọi tắt là đơn vị/tổ chức ươm tạo
Chủ ý tưởng/dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là những cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.