Tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” để tiến hành nghiên cứu.
Trang 1HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: TS ĐINH BẢO NGỌC
Phản biện 1: TS Đặng Tùng Lâm
Phản biện 2: TS Lê Đức Niêm
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tây Nguyên vào ngày 12 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các NHTM luôn coi HKD là một trong những nhóm đối tượng khách hàng thường xuyên, chiến lược của ngân hàng, do đó hoạt động cho vay HKD đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đối với NHNN&PTNT huyện Lắk, cho vay HKD là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng Do đó, hoạt động cho vay hộ kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của ngân hàng
Góp phần giúp ngân hàng phân tích, đánh giá một cách khách quan những mặt tích cực và nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại về chất lượng các khoản vay và tìm ra nguyên nhân để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích kinh doanh của
ngân hàng Tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay hộ
kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” để tiến hành
nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay hộ kinh doanh
và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Các câu hỏi nghiên cứu:
+ Nội dung phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại là gì? Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động
Trang 4cho vay hộ kinh doanh? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh là gì?
+ Tình hình hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Lắk như thế nào? Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh là gì? + Những khuyến nghị được đề xuất để hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Lắk là gì?
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến phân tích hoạt động cho vay HKD của NHTM, thực tiễn hoạt động cho vay đối với khách hàng là HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lắk
b Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích hoạt động cho vay HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lắk trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016
4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
a Cách tiếp cận:
Kế thừa các kiến thức có chọn lọc để hệ thống hóa các vấn đề
về cơ sở lý luận thông qua các sách chuyên ngành, luận văn, các công trình nghiên cứu; kết hợp việc tiếp cận thực tế tại ngân hàng
b Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
Trang 5phương pháp tổng hợp và phương pháp điều tra, khảo sát
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến phân tích cho vay HKD của NHTM
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa như kết quả tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động cho vay hộ kinh doanh trong thời gian 3 năm (2014-2016), giúp ngân hàng nhận thấy được tình hình của ngân hàng mình Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý giúp hoàn thiện hơn hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng trong tình hình mới, từ đó ngân hàng có thể tham khảo những giải pháp được đưa ra để vận dụng vào tình tình thực tiễn của ngân hàng
6 Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo
và mục lục, gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh và phân tích
hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
7 Tổng quan tình hình nghiên cứu
a Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Bài báo
- Bài báo“Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản
trị vốn và tài chính”của TS Phạm Văn Hồng - Cao đẳng công nghệ
Trang 6Viettronics trên tạp chí tài chính 17/5/2016 (Nguồn: Tạp chí Tài
chính kỳ II tháng 4/2016)
- Bài báo: “Đánh giá hiệu quả của quy định về an toàn vốn tối
thiểu cho các ngân hàng ở Việt Nam” của ThS Trần Thị Vân Trà (Nguồn: Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 12/2016)
- Bài báo:“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân
hàng Agribank” của ThS Nguyễn Văn Tuấn (Nguồn: Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 10/2015, trang 57-60)
- Bài báo: “Những thay đổi cơ bản của pháp luật về cho vay
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” trên tạp chí ngân hàng
13/02/2017; “Những điểm mới chủ yếu của Thông tư số
39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 43/2016/TT-39/2016/TT-NHNN” trên tạp chí ngân hàng
10/02/2017 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam - https://www.sbv.vn)
* Luận văn
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phan Thị Thanh Mai (2014),
Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh
doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Eatoh, Buôn Hồ, Đăk Lăk
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kiều Trang (2015), Đại
học Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh doanh
tại Ngân hàng TMCP HDBank- Chi nhánh Đăk Lăk”
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Trung Hiếu (2015), Đại
học Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh doanh
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Krông Ana”
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Văn Hùng (2015), Đại học
Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại
Trang 7ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Lăk”
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Tú (2015), Đại
học Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đăk Nông”
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Thanh (2016),
Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay doanh
nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi
nhánh Gia Lai”
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng (2016), Đại
học Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh doanh
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai”
* Các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đƣợc thực hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Qua tìm hiểu, hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào
có liên quan được thực hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
b Khoảng trống nghiên cứu
- Về nội dung: Các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động
cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại trước đây chưa được cập nhật nội dung các văn bản mới
- Về thời gian: Các luận văn trước đây chưa cập nhật các số
liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến thời điểm năm 2016
Trang 8- Về không gian: Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc phân tích hoạt động cho
vay hộ kinh doanh
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Hoạt động cho vay của NHTM
a Khái niệm cho vay
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
b Phân loại cho vay
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: Căn cứ vào thời hạn cho vay; đối tượng cho vay; mục đích sử dụng vốn; hình thức bảo đảm; phương pháp hoàn trả; xuất xứ tín dụng
c Nguyên tắc cho vay
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thỏa thuận hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn
d Các phương thức cho vay
Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay vốn việc áp dụng các phương thức cho vay, gồm: Cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay hợp vốn; cho vay trả góp; cho vay theo hạn
Trang 10mức tín dụng dự phòng; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và
sử dụng thẻ tín dụng; cho vay theo hạn mức thấu chi;…
1.1.2 Cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại
a Khái niệm
Cho vay hộ kinh doanh là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại cho vay giao hoặc cam kết giao cho hộ kinh doanh vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
b Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh
- Khoản vay nhỏ, số lượng các món vay lớn
- Mức độ phân tán khoản vay trên địa bàn rộng
- Chi phí cho vay HKD cao và khó phát triển các dịch vụ ngân hàng đi kèm
- HKD khó tiếp cận vốn hơn so với doanh nghiệp
- Việc kiểm tra, giám sát các khoản vay gặp nhiều khó khăn
- Rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh nhất là đối với các hộ sản xuất nông nghiệp cao
c Vai trò đối với nền kinh tế
- Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo;
- Thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động dẫn tới chuyên môn hóa;
- Là kênh quan trọng, phân phối và lưu thông hàng hóa
d Vai trò đối với phát triển kinh tế hộ kinh doanh
- Đối với ngân hàng
- Đối với hộ kinh doanh
- Đối với nền kinh tế
Trang 111.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Phân tích bối cảnh môi trường ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng
a Môi trường bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên
- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
- Môi trường pháp lý
- Tình hình thị trường và sự cạnh tranh của đối thủ
- Các yếu tố thuộc về khách hàng
b Môi trường bên trong
- Nguồn lực tài chính của ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Quy trình, thủ tục cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng
- Chất lượng nguồn nhân lực
1.2.2 Phân tích mục tiêu cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng
Tùy thuộc từng ngân hàng, tùy vào từng giai đoạn mà mục tiêu
cho vay HKD của ngân hàng có thể là:
- Gia tăng quy mô
- Hợp lý hóa cơ cấu cho vay
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay
- Kiểm soát rủi ro cho vay
- Gia tăng thu nhập
1.2.3 Phân tích công tác tổ chức, quản lý hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại
Các bộ phận trong ngân hàng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau
Trang 12đảm bảo đúng quy trình cho vay cụ thể bộ phận tín dụng đóng vai trò chính xuyên suốt quy trình cho vay, trực tiếp làm việc với khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn, tham mưu quyết định cho vay; phối hợp với bộ phận kế hoạch tổng hợp để cân đối nguồn vốn cho vay, xác định lãi suất cho vay,…để thiết lập hợp đồng tín dụng; phối hợp với bộ phận kế toán – ngân quỹ trong việc giải ngân, thu nợ vay,
thanh lý hợp đồng
1.2.4 Phân tích các hoạt động của ngân hàng đã triển khai nhằm đạt mục tiêu trong cho vay hộ kinh doanh
- Hoạt động phát triển số lượng khách hàng vay vốn
- Hoạt động gia tăng dư nợ, duy trì thị phần và nâng cao sức cạnh tranh cho vay HKD
- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD
1.2.5 Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh
a Quy mô cho vay hộ kinh doanh
b Cơ cấu cho vay hộ kinh doanh
Các tiêu thức phân loại cơ cấu cho vay hộ kinh doanh được sử dụng phổ biến trong cho vay hộ kinh doanh là: Cơ cấu cho vay HKD theo kỳ hạn; theo ngành nghề; theo phương thức cho vay; theo hình thức đảm bảo tiền vay; theo tiền tệ
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện về số liệu mà có thể lựa chọn tiêu thức phân tích thích hợp
c Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
Cần kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh qua các biện pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý các rủi ro trong kinh doanh theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
Trang 14CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN LẮK,
TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng
NHNo&PTNT Huyện Lăk được thành lập ngày 15/02/1997 theo quyết định số 517/QĐ-TCCB của NHNo&PTNT Việt Nam, là đơn vị trực thuộc của NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk Với các nhiệm
vụ chính là huy động vốn, cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình
và các tổ chức kinh tế đồng thời thực hiện các dịch vụ Ngân hàng Tên giao dịch : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lăk
Tên viết tắt: AGRIBANK LAK
Trụ sở chính : Số 209 - Đường Nguyễn Tất Thành - Thị trấn Liên Sơn - Huyện Lắk - Tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: 0500.3586050 Fax: 0500.3586251
Mã số thuế : 6000234873-022-1
Website: agribank.com.vn
Là một doanh nghiệp Nhà nước, NHNo&PTNT Huyện Lăk được quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các phương thức huy động vốn, cho vay, đến quyết định lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu từng thị trường theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 152.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng
Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh ngân hàng gồm
- Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
- Phòng kinh doanh:
- Phòng Tài chính – Ngân quỹ
2.1.3 Tình hình và kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2014-
2016
a Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lăk bao gồm: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của kho bạc Nhà Nước và của các tổ chức tín dụng khác
Tổng nguồn vốn chi nhánh huy động được qua các năm 2014,
2015, 2016 đều tăng Cụ thể, năm 2014 nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Lăk huy động được là 181.460 triệu đồng, đến năm 2015 con
số này đã đạt tới 204.590 triệu đồng tăng so với năm 2014 là 23.130 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 12,75%
c Kết quả hoạt động kinh doanh
Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình