1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền

354 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 354
Dung lượng 13,41 MB

Nội dung

muïC luïCContents ISSN: 0866-7756 số 19 - Tháng 8/2021 luật NGuyễN NGọc HảI Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành về giải thể doanh nghiệp Perfecting the current Law on

Trang 2

Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237

Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Truyền thông - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218232Trung tâm Thông tin Đa phương tiệnĐT: 024.2221 8231

Email: online@tapchicongthuong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,

Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com

Giấy phép hoạt động báo chí số:

60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế

GS.TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh

GS.TS Đinh Văn Sơn

Trang 3

muïC luïC

Contents

ISSN: 0866-7756 số 19 - Tháng 8/2021

luật NGuyễN NGọc HảI

Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành về giải thể doanh nghiệp

Perfecting the current Law on Enterprises’ provisions on enterprise dissolution 8

PHẠM THị NGuyỆT SươNG

Từ thực tiễn doanh nghiệp đăng ký khống vốn điều lệ, cần thiết tìm hiểu các quy định

của pháp luật về vốn điều lệ

The issue of fraudulent registration of charter capital and the necessity of understanding provisions

on charter capital 14

LÊ MINH

Pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp: Một số vấn đề cần đặt ra

Vietnam’s regulations on the environmental protection in industrial zones and some related issues .20

NGũ THị NHư HOA

Bàn về hướng xử lý trong trường hợp không xác định được địa chỉ của bị đơn trong vụ án dân sự

Discussing the handling of civil lawsuits when the defendant’s address cannot be determined .25

TrầN THị NGọc HIếu

Một số vấn đề lý luận và pháp lý về giám sát của Hội đồng nhân dân

Some theoretical and legal issues relating to the supervisory function of people councils 31

Lưu BìNH DươNG

Những yếu tố tác động đến hoàn thiện quy định về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự

và tố tụng hình sự hiện nay

Factors affecting the process of completing regulations on human rights and civil rights protection

in legal and criminal proceedings 38

TrầN THị THANH HằNG

Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về quyền của chủ thể gỡ tội là người bị bắt

Provisions of the rights of the arrestee under the 2015 Law on Criminal Procedure in Vietnam 44

LÊ THị PHượNG

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Hoạt động Chữ thập đỏ

Solutions to improve the effectiveness of the Law on Red-Cross Activities 50

Trang 4

TrầN THÚy PHượNG

Những bất cập vướng mắc trong thi hành Luật Đất đai nhìn từ góc độ quản lí

Some shortcomings and difficulties in the implementation of the 2013 Law on Land

from management perspectives 62

NGuyễN THị PHươNG THảO

Bàn về các trường hợp nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai

The state acquires land due to violations of regulations on Land 68

DươNG HIểu PHONG

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gia nhập thị trường: Thực trạng pháp luật và giải pháp

Policies on supporting startups to enter the market in Vietnam: Current situation and solutions 73

kinh tế NGuyeN QuOc THAI - PHAM THI THuy TrANG

Some impacts of the EU's TBT on Vietnam's footwear exporting enterprises

Một số tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam

xuất khẩu sang EU 78

LÊ MINH THốNG

Khả năng cạnh tranh của nhiệt điện khí so với nhiệt điện than ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

The competitiveness of gas power plants compared to coal power plants in current conditions of Vietnam 84

PHẠM NGọc HươNG QuỳNH

Giải Nobel Kinh tế năm 2020 và khả năng vận dụng vào đấu giá quyền sử dụng đất tại Việt Nam

The Nobel Prize 2020 in Economic Sciences and its applicability to the auction of land use rights in Vietnam .90

Vũ Trực PHỨc - DươNG VĂN HợP - NGuyễN KIM PHươNG

Phát triển ngành sản xuất khoai mì trên địa bản tỉnh Tây Ninh theo hướng xây dựng chuỗi giá trị

Developing the chain value for cassava production in Tay Ninh Province 96

TrầN HỒNG NGuyÊN

Lựa chọn trong tình huống rủi ro

Choice in risky situation .105

Quản trị - Quản lýHOàNG MẠNH DũNG - NGuyễN VIếT XuâN SANG

Cải tiến chất lượng đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, Trường Đại học Thủ Dầu Một

Improving the training quality of Center of Trainning Sociall Skills under Thu Dau Mot University 110

LÊ MẠNH HùNG

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học công lập tại Hà Nội

Improving the scientific research capacity of lecturers at public universities in Hanoi 118

LÊ PHươNG THảO - LÊ ĐìNH BìNH

Vai trò của chuyển đổi số gắn với quản trị tri thức trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn

The role of digital transformation and knowledge management in the circular economy development .125

Trang 5

of Ho Chi Minh City’s students 133

LÊ LAN HươNG - TrầN THị THu DuNG - TrầN NGuyÊN AN - ĐINH VĂN HIỆP

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Vietnam’s national human resources development strategy in the context of Industry 4.0 .140

PHẠM VĂN cHIếN

Chính sách phát triển du lịch thông minh ở Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp

Policies on smart tourism development in Da Nang City: Current implementation and solutions .151

Le THI VIeT HA - DANG HONG THAI - VI THI THANH XuAN

- PHAM PHuONG MAI - DuONG GIA BAO - NGuyeN MINH TrI

Business model innovation (BMI) as a resilience strategy against COVID-19 pandemic:

A qualitative study of Vietnamese SMEs in tourism industry

Đổi mới mô hình kinh doanh nhằm chống lại các tác động của đại dịch Covid-19:

Nghiên cứu định tính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam 158

LÊ HOàNG My

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đi du lịch sau đại dịch Covid-19

của người dân tại tỉnh Gia Lai

A study on the factors affecting the travel intention of people living in Gia Lai Province during

the COVID-19 pandemic .170

Đỗ THị LOAN

Công nghệ lưu trữ điện - Những xem xét về lợi ích, tính kinh tế và môi trường

Some economic and environmental assessments about technologies for electricity storage 176

PHùNG THị THủy

Gắn kết sản phẩm OCOP với thị trường tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hải Phòng

Developing linkages for production and consumption of OCOP prodcuts in Hai Phong City 184

NGuyễN MINH TuấN - LÊ THị HuyềN

Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi

và nước sạch nông thôn tỉnh Bình Dương

The quality of rural clean water supply services provided by the Center for Investment and Exploitation

of Irrigation and Rural clean water in Binh Duong Province 190

NGuyễN THÚy QuỳNH LOAN - NGô MINH Quốc DũNG - NGuyễN VươNG cHÍ

Các động lực thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên tại các công ty công nghệ thông tin

ở Thành phố Hồ Chí Minh

The drivers of employee engagement at information technology companies in Ho Chi Minh City 196

NGuyễN ĐỒNG ANH XuâN - PHẠM THu Hà

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

trực thuộc Bộ Công Thương: Thực trạng và giải pháp

The implementation of financial autonomy at public universities under the Ministry of Industry and Trade:

Current situation and solutions 204

NGuyễN NGọc PHươNG DuNG - Lưu HớN Vũ

Sự hài lòng của sinh viên về chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngân hàng

Thành phố Hồ Chí Minh

The statisfaction of the Banking University of Ho Chi Minh City’s students with the university’s English language

training program 210

Trang 6

THáI KIM PHONG

Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường làm việc đến sử dụng phương tiện truyền thông xã hội

và kết quả công việc của nhân viên

Impacts of working environment factors on the use of social media at the workplace

and the performance of employees 225

TrịNH XuâN TrườNG - MAI ANH Vũ

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

The state management of Sam Son City’s authorities on local tourism activities 232

ĐặNG THị THÚy AN - NGuyễN TruNG TIếN - PHAN THị TIếM - NGô cẩM TIÊN

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng chất lượng dịch vụ nhà hàng:

Trường hợp tại Khách sạn Sài Gòn Vĩnh Long

Factors affecting the satisfacton of guests with the restaurant’s service quality:

Case study of Saigon Vinh Long Hotel’s restaurant 239

LÊ THị DIỆP ANH - PHẠM VĂN TuấN

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi né tránh quảng cáo trên mạng xã hội:

Nghiên cứu trong lĩnh vực cầm đồ

Impacts affecting the advertising avoidance behavior on social networks:

Case study of the pawn shop industry in Vietnam 245

Vũ THị NGA

Một số kỹ năng cơ bản để giao tiếp thành công

Some basic communication skills for life and workplace success .252

kinh doanhNGuyễN THị BÍcH LIÊN - NGuyễN THị XuâN TrANG

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh

trong giai đoạn Covid - 19

Factors affecting the online shopping intention of consumers in Ho Chi Minh City during

the COVID-19 pandemic 258

LÊ THANH SơN - NGuyễN THùy TrANG - HỒ HỒNG NHI

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng rau an toàn: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Bạc Liêu

Factors affecting the decision of consumers to buy safe vegetables: Case study of consumers living

in Bac Lieu City .264

NGuyeN THI HONG MINH - DO XuAN Duc - NGuyeN BAO THOA - NGuyeN THI THu TrANG

The environment impacts of production and business activities and environmental requirements

for coffee enterprises in Vietnam

Tác động môi trường của hoạt động sản xuất kinh - doanh và yêu cầu về môi trường đối với

các doanh nghiệp cà phê ở Việt Nam 272

tài chính - ngân hàng - bảo hiểmMAI HOàNG ĐỨc Duy

Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vốn tự có trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại

Some recommendations to improve the effectiveness of Vietnam’s regulations on commercial banks’ equity

and other types of capital 280

Trang 7

NGuyễN THị NGọc THe

Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đồng Nai

Improving the quality of cashless payment services provided by Ho Chi Minh City Development Joint Stock

Commercial Bank - Dong Nai Branch 292

PHAN Võ ĐĂNG KHOA - NGô HỒNG NHuNG

Tác động của tỷ lệ sở hữu và đặc điểm doanh nghiệp đến tính ổn định thu nhập tại các doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

The impacts of ownership ratio and firm characteristics on income stability of listed enterprises in Vietnam 298

NGô cHÍ TâM

Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu suất tài chính ngành Logistics:

Trường hợp các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam

The impacts of capital structure on the financial performance in the logistics industry:

Case study of listed logistics in Vietnam 304

NGuyễN THị Mỹ ĐIểM - TrịNH XuâN HOàNG

Nâng cao chất lượng dịch vụ mobile banking tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Improving the quality of mobile banking services provided by Vietcombank - Phu Nhuan Branch 310

NGuyễN THị PHươNG Ý

Những yếu tố nhà đầu tư cá nhân cần xem xét trước khi xây dựng kế hoạch đầu tư tài chính

Factors that individual investors should consider before making a financial investment plan 316

kế toán - kiểm toán

Tô LÊ NGuyÊN KHOA

Phân tích các giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Analyzing solutions to encourage Vietnamese enterprises to apply

the International Financial Reporting Standards 322

LÊ HỒNG LắM

Mô hình lưu chuyển tiền tệ: Cơ sở để thiết lập các chỉ số phân tích tài chính

The cash flow model: A basis to develop financial indicators 328

NGuyễN THị THu VâN - ĐặNG THị KIM ANH - NGuyễN NGọc PHươNG LINH - NGuyễN TấN PHONG

Tác động của phương thức thanh toán trực tuyến đến ý định mua sắm của khách hàng

tại Thành phố Hồ Chí Minh

Impacts of online payment methods on the shopping intention of consumers in Ho Chi Minh City 334

LÊ NGọc ANH

Chuyển đổi số và những định hướng phát triển hoạt động đào tạo kế toán tại các trường đại học của Việt Nam

Digital transformation and some guidances for accounting training of universities in Vietnam 339

LÊ THị TÚ TrINH - TrươNG THị THàNH - BùI THị NHâN

Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp tại doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Factors affecting the compliance of Vietnamese auditing firms in Ho Cho Minh City

with the professional ethics 345

Trang 8

1 đặt vấn đề

Trong giai đoạn hiện nay, do chịu ảnh hưởng từ

những biến động tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu,

nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều khó khăn Các

loại hình doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có

quy mô vừa và nhỏ, là đối tượng chịu nhiều tác

động nhất qua những biến động từ nền kinh tế Có

rất nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững các đợt

“sóng gió”, đặc biệt trong năm 2020 và 6 tháng đầu

năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid

– 19 Dịch bệnh đã tác động mạnh mẽ đến thị

trường, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải phá

sản hoặc tiến hành các thủ tục để giải thể doanh

nghiệp do không thể khắc phục những khó khăn bởi

các yếu tố bất lợi mang lại

2 Cơ sở lý luận về giải thế doanh nghiệp

Khác với phá sản, giải thể doanh nghiệp chỉ là

một thủ tục hành chính nhằm chấm dứt sự tồn tại

của doanh nghiệp, theo ý chí của doanh nghiệp

hoặc do cơ quan có thẩm quyền với điều kiệndoanh nghiệp buộc phải bảo đảm thanh toán hếtcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quyđịnh của pháp luật Hiện nay, Luật Doanh nghiệp

2020 đã có quy định tương đối rõ ràng về thủ tụcgiải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 4 khoản 10 Luật Doanh

nghiệp 2020, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Ở Việt Nam hiện

nay có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp vớicác loại hình kinh doanh khách nhau, thường thìcó các loại hình kinh doanh như: công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danhvà doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phầnkinh tế, nhóm công ty,… Việc thành lập công ty đểkinh doanh cũng trở lên đơn giản hơn bởi các dịchvụ tư vấn thành lập công ty rất phổ biến trên thị

Hoàn tHiện CáC quy địnH Của luật DoanH ngHiệp Hiện HànH

về giải tHể DoanH ngHiệp

tóm tắt:

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích cơ sở lý luận cũng như các bất cập của cácquy định hiện hành về giải thế doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020,trên cơ sở đó, đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện nayvề giải thế doanh nghiệp

từ khóa: doanh nghiệp, thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh, Luật Doanh nghiệp.

Trang 9

trường hiện nay Chính vì vậy, việc lựa chọn được

một hình thức doanh nghiệp phù hợp với tính chất

kinh doanh, quy mô ngành nghề kinh doanh và

khả năng của người bỏ vốn thành lập công ty là vô

cùng quan trọng, có tác động tới sự tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp về sau

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp,

giải thể doanh nghiệp là điều mà không một chủ

doanh nghiệp nào mong muốn Tuy nhiên, trước

những khó khăn không thể tháo gỡ, đây là cách để

bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người lao

động Giải thể chỉ sự không còn hoặc làm cho

không còn đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh

thể, một tổ chức nữa Theo đó, giải thể doanh

nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp

nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh

nghiệp Giải thể doanh nghiệp có 2 trường hợp, là

giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc Theo

khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh

nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ

doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp

danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành

viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách

nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với

công ty cổ phần

Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải

thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển

nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại

phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng

thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không

làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 điều 207, Luật Doanh

nghiệp 2020 đã quy định doanh nghiệp bị giải thể

trong trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Kết thúc thời hạn hoạt động đã

ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định

gia hạn;

Trường hợp 2: Theo nghị quyết, quyết định của

chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân,

của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh,

của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với

công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ

đông đối với công ty cổ phần;

Trường hợp 3: Công ty không còn đủ số lượng

thành viên tối thiểu theo quy định của Luật nàytrong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủtục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

Trường hợp 4: Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuếcó quy định khác

Có thể thấy rằng, vấn đề quan trọng nhất củagiải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợvà những hoạt động mà doanh nghiệp đã giao kếtchấm dứt tồn tại Việc quy định doanh nghiệp chỉđược giải thể “khi bảo đảm thanh toán hết cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệpkhông trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòaán hoặc cơ quan trọng tài” nhằm đảm bảo tối đaquyền, lợi ích, của những người có liên quan tớihoạt động giải thể như người lao động, chủ nợ.Có thể thấy, các trường hợp giải thể doanhnghiệp tại Luật Doanh nghiệp đã khái quát khá cụthể, giúp doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắtkhi nào được tiến hành giải thể Tuy nhiên, trongđó, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải làm rõ.Chẳng hạn như, Khoản 1 Điều 212 Luật Doanhnghiệp năm 2020 quy định 5 trường hợp doanhnghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được quyđịnh tại điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 về giảithể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại cácđiểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Còn doanh nghiệpgiải thể trong trường hợp được quy định tại điểm dkhoản 1 điều 207 được tiến hành theo thủ tục quyđịnh tại điều 209 về Giải thể doanh nghiệp trongtrường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quyđịnh tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207, LuậtDoanh nghiệp 2020 được tiến hành qua các bướcnhư sau:

- Thông qua nghị quyết, quyết định giải thểdoanh nghiệp Nghị quyết, quyết định giải thểdoanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếusau đây:

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệptrước hết đòi hỏi phải có một quyết định giải thể

Trang 10

doanh nghiệp Việc thông qua quyết định được

thực hiện như sau:

Chủ thể thông qua quyết định: Việc thông qua

quyết định giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền

của Chủ tịch công ty (nếu là công ty TNHH một

thành viên); chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với

doanh nghiệp tư nhân) của Đại hội đồng cổ đông

(nếu là công ty cổ phần); của hợp đồng thành viên

(nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên); của

các thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh)

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành

viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể, thời

hạn và các thủ tục khác liên quan đến việc giải thể

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành

viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị

trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ

trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ

chức thanh lý riêng; Đây là thủ tục bắt buộc trước

khi doanh nghiệp tiến hành xóa tên tại cơ quan

đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp chỉ được chia tài

sản thanh lý khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ

quan thuế, công nợ với người lao động và các tổ

chức cá nhân khác

- Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các

cơ quan, tổ chức liên quan Trong thời hạn 07 ngày

làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết

định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ

quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao

động trong doanh nghiệp Nghị quyết, quyết định

giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc

gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết

công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại

diện của doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính

chưa thanh toán, phải gửi kèm theo nghị quyết,

quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến

các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có

liên quan Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa

chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương

thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải

quyết khiếu nại của chủ nợ

- Thông báo tình trạng doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình

trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên

Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giảithể của doanh nghiệp Kèm theo thông báo phảiđăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phươngán giải quyết nợ (nếu có)

- Thanh toán các khoản nợ

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanhtoán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệptheo quy định của pháp luật và các quyền lợi kháccủa người lao động theo thỏa ước lao động tập thểvà hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác

Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanhnghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủdoanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đônghoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốngóp, cổ phần

- Gửi Hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơquan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngàylàm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợcủa doanh nghiệp

Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận đượcnghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tạikhoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến vềviệc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối củabên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 5 ngàylàm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quanđăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý củadoanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăngký doanh nghiệp

3 thực trạng giải thể doanh nghiệp ở việt nam trong thời gian vừa qua

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có tổng cộng101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cóthời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thểvà hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với nămtrước Trong đó, gồm 46,6 nghìn doanh nghiệp tạmngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2%; gần37,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm

Trang 11

-thủ tục giải thể, giảm 13,8%; gần 17,5 nghìn doanh

nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7% Như

vậy, tính trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn

doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường Đây là con số

chưa từng có trong 10 năm trở lại đây Việc doanh

nghiệp buộc tạm dừng, chờ phá sản, hoàn tất thủ

tục giải thể gia tăng trong thời điểm hiện nay đã

phản ánh sự khó khăn của điều kiện sản xuất, kinh

doanh và tổng cầu một số ngành đã và đang giảm

sâu do tác động của đại dịch Covid-19 Báo cáo từ

Tổng cục Thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm

2021, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19

đã có 59.800 doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh

doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục

giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với

cùng kỳ năm 2020

Theo đó, tính trung bình mỗi tháng, có gần

12.000 DN rút lui khỏi thị trường Ở chiều ngược

lại, cả nước có gần 55.800 DN đăng ký thành lập

mới với tổng số vốn đăng ký là 778.300 tỉ đồng và

tổng số lao động đăng ký là 412.400, tăng 15,4% về

số DN và tăng 39,5% về vốn đăng ký so với cùng

kỳ năm trước Bên cạnh đó, còn có gần 22.600 DN

quay trở lại hoạt động, tăng 3,9% so với cùng kỳ

năm trước, nâng tổng số thành lập mới và quay trở

lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm nay lên 78.300

DN Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 15.700

DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động Bên

cạnh đó, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản là

kết quả tất yếu của quy luật cạnh tranh, thanh lọc,

đào thải của thị trường Những doanh nghiệp yếu

kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay

vào đó là những doanh nghiệp mới với những ý

tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn

4 Bất cập của các quy định và giải pháp hoàn

thiện các quy định của luật Doanh nghiệp 2020

về giải thể doanh nghiệp

4.1 Bất cập của các quy định Luật Doanh

nghiệp 2020 về giải thể doanh nghiệp

- Thành phần hồ sơ trong thủ tục giải thể chưa rõ

ràng, còn yêu cầu trùng lặp hồ sơ giữa các thủ tục

thực hiện tại cơ quan nhà nước khác nhau Điều này

dẫn đến sự tùy tiện, thiếu thống nhất trong yêu cầu

hồ sơ từ phía các cơ quan nhà nước tại quá trình giải

quyết thủ tục và khiến doanh nghiệp phải mất

nhiều công sức để chuẩn bị Quy định của pháp luậthiện hành về thủ tục giải thể doanh nghiệp cho thấyquy định về giải thể doanh nghiệp còn rải rác tại rấtnhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnhvực khác nhau, bao gồm các quy định trong lĩnh vựcthuế, đăng ký doanh nghiệp, công an, hải quan, bảohiểm Các thủ tục hành chính này được giải quyếttại nhiều cơ quan nhà nước khác nhau Do đó,doanh nghiệp phải rất vất vả mới làm xong các thủtục, làm mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí

- Chưa có quy chế liên thông, chia sẻ thông tingiữa các cơ quan nhà nước Doanh nghiệp khi thựchiện giải thể phải cung cấp cùng một loại giấy tờnhiều lần, tại nhiều cơ quan nhà nước khác nhau Vídụ: Trường hợp làm Quyết định giải thể của doanhnghiệp, trong quá trình làm thủ tục giải thể, doanhnghiệp phải nộp nhiều loại giấy tờ cho các cơ quanđăng ký kinh doanh, cơ quan quan thuế, cơ quan hảiquan, cơ quan bảo hiểm và cơ quan công an

- Quy trình giải quyết các thủ tục “con dấu” cóliên quan đến giải thể doanh nghiệp cũng chưa hợplý Ví dụ: Thủ tục hủy con dấu và giấy tờ chứngnhận mẫu dấu phải thực hiện trước khi gửi bộ hồ sơđến cơ quan đăng kí doanh nghiệp để xin giải thể.Trường hợp doanh nghiệp phát sinh việc phải sửdụng con dấu sẽ khó khăn cho doanh nghiệp, vì lúcnày doanh nghiệp vẫn chưa chính thức được giảithể nhưng con dấu đã bị hủy

- Chế tài xử lý đối với chủ doanh nghiệpkhông thực hiện nghĩa vụ giải thể doanh nghiệpkhi đã chấm dứt hoạt động chưa đủ răn đe, nhiềuchủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luậtkhông quan tâm đến nghĩa vụ giải thể và phá sảndoanh nghiệp

- Quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp.Luật quy định doanh nghiệp phải trả hết các khoảnnợ và nghĩa vụ tài sản khác mới được giải thể, màkhông lưu tâm đến các nghĩa vụ khác của doanhnghiệp khi giải thể Ví dụ, nghĩa vụ bảo vệ môitrường của những doanh nghiệp đặc thù, doanhnghiệp có các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởngđến môi trường (như DN kinh doanh trong lĩnh vực

y tế, kinh doanh hóa chất)

- Pháp luật có quy định về các hoạt động bị cấmkể từ khi có quyết định giải thể tại Điều 211, Luật

Trang 12

Doanh nghiệp 2020, tuy nhiên lại chưa có quy định

về chế tài áp dụng với doanh nghiệp, người quản lý

doanh nghiệp nếu thực hiện các hoạt động bị cấm,

kể từ khi có quyết định giải thể Luật Doanh nghiệp

2020 chỉ chung chung, “Tùy theo tính chất và mức

độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định

tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm

hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”

4.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định của

pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Thứ nhất, thực hiện đồng thời thủ tục giải thể

doanh nghiệp với giải thể đơn vị phụ thuộc như: chi

nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Bên cạnh đó, thực hiện liên thông, đồng thời thủ tục

đóng mã số thuế doanh nghiệp với mã số thuế đơn

vị phụ thuộc

Thứ hai, quy rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà

nước trong việc thông báo doanh nghiệp rơi vào

tình trạng giải thể gửi tới tòa Đồng thời, quy định

rõ sự phối hợp giữa các cơ quan thuế, hải quan

trong thực hiện xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế

của doanh nghiệp

Thứ ba, về điều kiện giải thể: cần quy định điều

kiện giải thể theo hướng mở rộng, thông thoáng

hơn, nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp

muốn giải thể được thực hiện thủ tục giải thể

Ngoài ra, cũng cần cân nhắc vấn đề “nghĩa vụ

khác” đã nêu ở phần hạn chế

Thứ tư, sửa đổi bổ sung quy định về trình tự, thủ

tục giải thể doanh nghiệp, ví dụ như: Cần bổ sung

quy định về thủ tục thanh toán nợ có bảo đảm nhằm

bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ nợ có bảo

đảm, pháp luật cần quy định mềm dẻo thời hạn

thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng để phù

hợp hơn với thực tế nhằm tránh các vướng mắc đãnêu Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định thêmnhững cách thức để cơ quan đăng ký kinh doanh cóthể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra tính chính xácvề nội dung trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Thứ năm, theo quy định hiện hành của Luật

Doanh nghiệp, chưa có chế tài đủ sức răn đe đối vớichủ, đại diện theo pháp luật không chịu chấp hànhcác quy định về giải thể Do đó, cần sửa đổi LuậtDoanh nghiệp theo hướng tăng chế tài xử phạt.Đồng thời, cần bổ sung các quy định về xử phạt đốivới một số trường hợp còn thiếu sót đã đề cập ởphần hạn chế Tăng chế tài xử lý đối với các trườnghợp không thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệpngừng hoạt động

Để tăng ý thức, trách nhiệm của chủ doanhnghiệp, người đại diện theo pháp luật trong việctuân thủ pháp luật, cũng như có cơ chế pháp lý rõràng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quảnlý những đối tượng này, cần thiết lập và quy định rõcác biện pháp chế tài đối với chủ doanh nghiệp,người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệptrong trường hợp không tuân thủ quy định về giảithể doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã rơi vào tìnhtrạng khó khăn, phải tạm ngừng hoạt động Có thểtham khảo một số biện pháp chế tài sau đây: Cấmthành lập công ty mới, cấm đảm nhiệm chức vụngười đại diện theo pháp luật trong một thời giannhất định, cấm góp vốn vào các công ty khác, ; vớicác trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong khivẫn còn nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, cơ quanthuế có trách nhiệm gửi thông báo sang cơ quanCông an tỉnh và cơ quan đăng ký kinh doanh nơidoanh nghiệp đăng ký hoạt động để phối hợp theodõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng n

tài liệu tríCH Dẫn:

1 Quốc hội (2020) Luật Doanh nghiệp 2020.

2 Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung (2021) Giáo trình Luật Thương mại (tập 1 & tập 2) Đại học Luật Hà Nội

-Nhà xuất bản Tư pháp

Trang 13

perfeCting tHe Current law

on enterprises' provisions

on enterprise Dissolution

Military Academy of Logistics

aBstraCt:

This paper analyzes the theoretical basis and points out the shortcomings of current Law onEnterprises' provisions on enterprise dissolution Based on the paper’s findings, some measuresare proposed to enhance the effectiveness of current provisions on enterprise dissolution

Keywords: enterprises, dissolution procedure, agency for business registratio, the Law on

5 Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (2009) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong

điều kiện Việt Nam là thành viên WTO NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6 Kiều Linh (2020) 101 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh năm 2020 Truy cập tại: https://vneconomy.vn/

101-nghin-doanh-nghiep-ngung-kinh-doanh-nam-2020.htm

ngày nhận bài: 1/7/2021

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 11/7/2021

ngày chấp nhận đăng bài: 19/7/2021

Thông tin tác giả:

nguyễn ngọC Hải

Học viện Hậu cần

Trang 14

1 tình hình doanh nghiệp đăng ký khống

vốn điều lệ

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê1công bố tính

đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh

nghiệp đang hoạt động, tăng 6,1% so với cùng thời

điểm năm 2018 Năm 2019, qua kiểm tra của cơ

quan Thuế, cả nước có 46.841 doanh nghiệp không

hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, không tìm thấy,

không liên lạc được, tăng 43,4% so với năm 2018

Số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã

đăng ký tập trung chủ yếu ở các ngành: bán buôn,

bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 16.035 doanhnghiệp, chiếm 34,2% tổng số doanh nghiệp khônghoạt động tại địa chỉ đã đăng ký của toàn bộ nềnkinh tế; xây dựng có 7.181 doanh nghiệp, chiếm15,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo có 5.561doanh nghiệp, chiếm 11,9%

Số liệu trên phản ánh thực trạng một bộ phậndoanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ để được cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưngtrên thực tế, các doanh nghiệp này không tồn tạihoạt động và có thể xem các doanh nghiệp này là

từ tHựC tiễn DoanH ngHiệp đăng Ký KHống vốn điều lệ, Cần tHiết tìm Hiểu CáC quy địnH

Của pHáp luật về vốn điều lệ

tóm tắt:

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vốn điều lệ là một trongcác căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước và đối tác có thể đánh giá quy mô kinh doanh, nănglực tài chính của doanh nghiệp Do đó, việc doanh nghiệp đăng ký khống vốn điều lệ dẫnđến hậu quả là ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, đồng thời tạo ra rủi rotài chính cho các đối tác trong quan hệ hợp tác kinh doanh Theo quy định của Luật Doanhnghiệp, việc đăng ký khống vốn điều lệ là hành vi mà pháp luật cấm, nhưng thực tế tình trạngtrên xảy ra theo xu hướng ngày càng gia tăng Do đó, vấn đề đặt ra cần tìm hiểu các quy địnhcủa pháp luật và kiến nghị một số nội dung liên quan đến các quy định về vốn điều lệ, nhằmhạn chế tình trạng doanh nghiệp đăng ký ''ảo'' vốn điều lệ

từ khóa: Luật Doanh nghiệp, đăng ký khống, chế tài xử phạt, thời hạn góp vốn, vốn

điều lệ

Trang 15

doanh nghiệp ''ma'' được thành lập với các mục

đích như lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp tạo lập

niềm tin với đối tác, khách hàng nhằm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản, thực hiện hành vi trốn thuế,

Sau đây là một một số vụ việc cụ thể về tình trạng

đăng ký khống vốn điều lệ:

Vụ việc thứ nhất,2 ngày 17/9/2019, Thanh tra

Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế cho

biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

đối với Công ty cổ phần Quốc tế Minh Viễn (số

476 Lạc Long Quân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú

Lộc) do vi phạm về việc kê khai khống vốn điều

lệ Theo Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Thừa Thiên Huế, vi phạm của Công ty Minh Viễn

thuộc Khoản 5, điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014

về “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số

vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản

góp vốn không đúng giá trị” Cụ thể, căn cứ vào

hồ sơ được ghi nhận tại hệ thống Thông tin đăng

ký doanh nghiệp Quốc gia, Công ty cổ phần Quốc

tế Minh Viễn đăng ký vốn điều lệ là 1.890 tỷ

đồng Thế nhưng, theo báo cáo tài chính năm 2018

được doanh nghiệp này nộp tại cơ quan Thuế, vốn

góp chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ gần

225,4 tỷ đồng Hành vi này đã vi phạm pháp luật

Do đó, căn cứ khoản 3 điều 28 Nghị định số

50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016 của Chính phủ quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

kế hoạch và đầu tư, Thanh tra Sở Kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định xử

phạt công ty này số tiền 20 triệu đồng; đồng thời

yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn

điều lệ đúng với số vốn thực góp của doanh

nghiệp; thực hiện đăng ký thay đổi thông tin loại

tài sản góp vốn từ tiền mặt sang tài sản khác

Vụ việc thứ hai3, ngày 17/7/2020, Thanh tra Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đà Nẵng đã ra quyết

định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty

Trách nhiệm hữu hạn Kinh doanh dịch vụ Empire

(gọi tắt là Công ty Empire) Công ty Empirecó trụ

sở chính đặt tại Tổ hợp Cocobay, phường Hòa

Hải, quận Ngũ Hành Sơn, do ông Vũ Hoàng Long

làm Tổng giám đốc Cụ thể, Công ty Empire đã kê

khai không trung thực, không chính xác nội dung

hồ sơ đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký doanh

nghiệp về vốn điều lệ và phần vốn góp của cácthành viên công ty trong 3 lần đăng ký thay đổi.Một vụ việc đang được quan tâm4gây xôn xaocả cộng đồng doanh nghiệp và dư luận, đó làtrường hợp ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (35 tuổi)lập Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Công nghệTự động toàn cầu (Auto Investment Group) đãđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpvào ngày 20/5/2021, với vốn điều lệ đăng ký banđầu lên tới 500.000 tỉ đồng (tương đương 21,7 tỉUSD) Theo công bố của Auto Investment Grouptại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp trênCổng Thông tin Quốc gia về đăng ký doanhnghiệp, có 3 cổ đông sáng lập gồm Nguyễn ThịDiễm Hằng góp 1 tỉ đồng, Lưu Hữu Thiện góp 1 tỉđồng và Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 499.999 tỉđồng Số vốn điều lệ đăng ký của Công ty nàyvượt xa, thậm chí gấp nhiều lần những tập đoànlớn của Nhà nước và tư nhân (Doanh nghiệp cóvốn điều lệ lớn nhất trên sàn chứng khoán ViệtNam hiện tại là Tập đoàn Vingroup trên 34.000 tỉđồng; các ngân hàng lớn nhất trong ngành tínhtheo quy mô vốn điều lệ gồm BIDV trên 40.000 tỉđồng, Vietcombank và Vietinbank trên 37.000 tỉđồng…) Tuy nhiên, vào ngày 15/6/2021, ôngNguyễn Vũ Quốc Anh đã phát biểu5 "không cótiền, chỉ có chất xám" và vẫn chưa đưa ra đượcphương án huy động vốn cụ thể mà chủ yếu vẫn lànhững kế hoạch "nói suông" Đây không phải lầnđầu tiên một doanh nghiệp được đăng ký thànhlập với số vốn "khủng" như vậy Hồi đầu năm

2020, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế vàDịch vụ thương mại USC cũng được đăng kýthành lập với số vốn lên tới 144.000 tỉ đồng Sauđó, các cá nhân góp vốn đã lý giải "đăng ký nhầm"vốn điều lệ và thực tế chủ doanh nghiệp này đangkinh doanh bán nước đóng chai Ở góc nhìn khác,thời gian qua, một số công ty "nổ" có vốn điều lệlớn, nhưng làm ăn “bát nháo”, thậm chí lợi dụngvỏ bọc công ty có vốn khủng để lừa đảo, chiếmđoạt tài sản Điển hình là trường hợp Công ty cổphần Địa ốc Alibaba giới thiệu tổng vốn điều lệlên tới 1.600 tỉ đồng, từ đó vẽ ra hàng loạt dự án

"ma", lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu

tư, với số tiền lên tới hơn 2.500 tỉ đồng

Trang 16

2 tìm hiểu quy định của pháp luật về vốn

điều lệ

Qua thực trạng đăng ký khống vốn điều lệ,

việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về vốn

điều lệ là cần thiết, nhằm phát hiện các quy định

bất cập cần sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với thực

tiễn kinh doanh Trong phạm vi bài viết, tác giả

tìm hiểu các quy định của Luật Doanh nghiệp năm

2020 điều chỉnh về đăng ký vốn điều lệ và thời

hạn góp vốn Đồng thời, tác giả tìm hiểu chế tài

xử phạt khi đăng ký khống vốn điều lệ quy định

tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016

của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (viết tắt là

Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016)

Về đăng ký vốn điều lệ

Theo quy định tại Khoản 34, Điều 4 Luật

Doanh nghiệp năm 2020, ''Vốn điều lệ là tổng giá

trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu

công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là

tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký

mua khi thành lập công ty cổ phần'' Đồng thời căn

cứ vào Khoản 4, Điều 47; Khoản 3, Điều 75;

Khoản 3, Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020,

trường hợp chủ sở hữu công ty, các thành viên

hoặc các cổ đông của công ty không góp đủ số

vốn điều lệ đã cam kết góp vào tại thời điểm

thành lập công ty thì công ty phải đăng ký thay đổi

vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của chủ sở hữu

công ty, các thành viên, các cổ đông bằng số vốn

đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối

cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định Từ

các quy định trên của Luật Doanh nghiệp năm

2020, có thể rút ra kết luận, vốn điều lệ chính là

số vốn thực góp của chủ sở hữu công ty, các thành

viên hoặc các cổ đông góp vào công ty

Luật Doanh nghiệp hiện hành đã trao quyền kê

khai, đăng ký vốn điều lệ cho chủ sở hữu công ty,

các thành viên hoặc các cổ đông khi đăng ký thành

lập doanh nghiệp Điều đó đồng nghĩa là chủ sở

hữu công ty, các thành viên hoặc các cổ đông có thể

tự đăng ký vốn điều lệ và tự chịu trách nhiệm về

việc kê khai vốn điều lệ, thể hiện thông qua quy

định tại các Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Luật

Doanh nghiệp năm 2020 về hồ sơ đăng ký thànhlập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danhvà công ty cổ phần; không yêu cầu chủ sở hữu công

ty, các thành viên hoặc các cổ đông phải chứngminh về số vốn điều lệ đã cam kết góp ngay tại thờiđiểm đăng ký thành lập doanh nghiệp

Về thời hạn góp vốn

Căn cứ Khoản 2, Điều 47; Khoản 2, Điều 75;Khoản 1, Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020quy định chủ sở hữu công ty, các thành viên hoặccác cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúngloại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lậpdoanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngàyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Quy định này cho phép chủ sở hữu công ty, cácthành viên hoặc các cổ đông có thời hạn là 90ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp chuẩn bị tài sản gópvào công ty như đã cam kết Đồng thời, nếu họkhông góp đủ vốn, thì công ty chỉ có nghĩa vụ làđăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định tại Khoản

4, Điều 47; Khoản 3, Điều 75; Khoản 3, Điều 113Luật Doanh nghiệp năm 2020 Các quy định trênđã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục hànhchính trong đăng ký thành lập doanh nghiệp,nhưng bên cạnh đó, một số chủ thể đã lợi dụngchính sách thông thoáng của pháp luật thực hiệnhành vi đăng ký khống vốn điều lệ

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ quyđịnh thời hạn góp vốn khi thành lập doanh nghiệp,nhưng không ấn định thời hạn góp vốn cụ thể khidoanh nghiệp tăng vốn điều lệ Do đó, doanhnghiệp có thể đăng ký khống vốn điều lệ trong quátrình hoạt động kinh doanh bằng cách thức tăng vốnđiều lệ, chẳng hạn, theo quy định tại Khoản 4, Điều

87, Luật Doanh nghiệp năm 2020, khi tăng vốnđiều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viêntrở lên chỉ cần thông báo bằng văn bản về tăng vốnđiều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thờihạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng vốn điều lệ đãđược thanh toán xong

Về chế tài xử phạt đối với hành vi đăng ký khống vốn điều lệ

Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật điềuchỉnh chế tài xử phạt về hành vi đăng ký khống

Trang 17

vốn điều lệ là Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày

01/6/2016 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu

tư Đối với hành vi đăng ký khống vốn điều lệ thì

bị xử lý theo quy định tại Khoản 3 và Điểm c,

Khoản 5, Điều 28 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP,

cụ thể theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị

định số 50/2016/NĐ-CP thì bị ''Phạt tiền từ

10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với

hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng

ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như

đã đăng ký", đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc

phục hậu quả quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều

28 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP là ''Buộc đăng ký

điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ

phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã

góp'' Như vậy, hành vi đăng ký khống vốn điều lệ

chỉ bị xử lý khi chủ thể góp vốn không góp đủ vốn

và doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký

giảm vốn điều lệ, còn trong trường hợp chủ thể

góp vốn không góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết

và đã thực hiện thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ

thì không bị xử lý theo quy định tại Khoản 3 và

Điểm c, Khoản 5, Điều 28 Nghị định số

50/2016/NĐ-CP

Từ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm

2020 về vốn điều lệ và chế tài xử phạt về hành vi

đăng ký khống vốn điều lệ quy định tại Nghị định

số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016, tác giả nhận

thấy, Luật Doanh nghiệp quy định khá thông

thoáng về việc đăng ký vốn điều lệ khi đăng ký

thành lập doanh nghiệp và việc tăng vốn điều lệ

trong quá trình hoạt động kinh doanh Bên cạnh

đó, chế tài xử phạt về hành vi đăng ký khống vốn

điều lệ chưa đủ mạnh, đã tạo điều kiện cho một số

chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp đăng ký

khống vốn điều lệ

3 một số kiến nghị liên quan đến quy định

của pháp luật về vốn điều lệ

Trên cơ sở quy định của pháp luật điều chỉnh

về vốn điều lệ và thực trạng đăng ký khống vốn

điều lệ, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm

hoàn thiện các quy định của pháp luật về vốn điều

lệ như sau:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã tinh

giản hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp,điển hình là pháp luật không yêu cầu chủ thể khithành lập doanh nghiệp phải chứng minh vốn điềulệ Theo đó, một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụngquy định này đăng ký khống vốn điều lệ Chúng tacó thể tham khảo thủ tục đăng ký kinh doanh củaMaylaysia không yêu cầu chủ thể thành lập doanhnghiệp phải chứng minh vốn điều lệ tại thời điểmđăng ký thành lập doanh nghiệp, nhưng nếu doanhnghiệp đăng ký vốn điều lệ lớn thì phải nộp lệ phícấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhiềuhơn so với trường hợp đăng ký vốn điều lệ thấp, cụthể được thể hiện tại Bảng 1

Thứ hai, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy

định thời hạn góp vốn khi thành lập doanh nghiệp,Luật Doanh nghiệp không quy định thời hạn gópvốn cụ thể trong trường hợp doanh nghiệp tăngvốn điều lệ trong quá trình hoạt đông kinh doanh

Vì vậy, Luật Doanh nghiệp cần bổ sung thời hạngóp vốn khi tăng vốn điều lệ, nếu quá thời hạn màchủ sở hữu, thành viên, cổ đông không góp thêmsố vốn tăng thêm, thì doanh nghiệp bị coi là đăngký khống vốn điều lệ

Thứ ba, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày

01/6/2016 của Chính phủ về Quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu

tư chỉ xử phạt khi chủ thể đăng ký khống vốn điều

Vốn điều lệ của công ty

(Đơn vị tính: MYR)

Lệ phí

(MYR)

Dưới 400.000 1.000Từ 400.001 đến 500.000 3.000Từ 500.001 đến 1.000.000 5.000Từ 1.000.001 đến 5.000.000 8.000Từ 5.000.001 đến 10.000.000 10.000Từ 10.000.001 đến 25.000.000 20.000Từ 25.000.001 đến 50.000.000 40.000Từ 50.000.001 đến 100.000.000 50.000Từ 100.000.001 trở lên 70.000

Bảng 1 Lệ phí đăng ký cấp giấy phép thành lập công ty của malaysia 6

Trang 18

lệ và không thực hiện thủ tục đăng ký giảm vốn

điều lệ Nếu chủ thể đăng ký khống vốn điều lệ

và đã thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ thì không

bị xử phạt Vì vậy, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP

ngày 01/6/2016 cần bổ sung chế tài xử phạt đăng

ký khống vốn điều lệ bên cạnh chế tài không thực

hiện đăng ký giảm vốn điều lệ

Thứ tư, mức phạt tiền về hành vi đăng ký

khống vốn điều lệ và không đăng ký giảm vốn

điều lệ hiện hành là từ 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng Mức phạt này còn thấp, chưa đủ

sức răn đe, do đó, cần tăng mức xử phạt đối vớihành vi đăng ký khống vốn điều lệ

Thông qua các quy định của pháp luật điềuchỉnh về vốn điều lệ, thấy rằng, chính sự thôngthoáng của pháp luật trong thủ tục thành lậpdoanh nghiệp và chế tài xử phạt đã tạo điều kiệncho một số cá nhân, tổ chức thực hiện đăng kýkhống vốn điều lệ Với tình hình đăng ký khốngvốn điều lệ ngày càng gia tăng, cần thiết phảihoàn thiện một số quy định của pháp luật nhằmhạn chế hành vi đăng ký khống vốn điều lệ n

tài liệu tríCH Dẫn:

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 NXB Thống kê, Tr.25 và Tr.35.

2 Nguyễn Quốc (2019) Phạt doanh nghiệp 20 triệu đồng vì không góp đủ vốn điều lệ gần 2.000 tỷ Truy cập tại:

http://daidoanket.vn/phat-doanh-nghiep-20-trieu-dong-vi-khong-gop-du-von-dieu-le-gan-2000-ty-447604.html.

3 Tấn Việt (2020) Bị phạt hơn 21 triệu đồng vì "kê khai không trung thực'' Truy cập tại:

https://plo.vn/kinh-te/bi-phat-hon-21-trieu-dong-vi-ke-khai-khong-trung-thuc-924793.html.

4 Thái Phương, Minh Chiến (2021) Thực hư "siêu doanh nghiệp" vốn 500.000 tỉ đồng: Chớ tùy tiện đăng ký vốn

khống! Truy cập tại:

https://nld.com.vn/ban-doc/thuc-hu-sieu-doanh-nghiep-von-500000-ti-dong-cho-tuy-tien-dang-ky-von-khong-20210605202438131.htm,

5 Hoàng Kiều, (2021) CEO công ty vốn 500.000 tỷ khẳng định doanh thu có thể đạt 30 đến 50 tỷ USD vài năm tới,

chưa vận hành nhưng dám chắc có 2 triệu khách hàng Truy cập tại:

https://vietnambiz.vn/ceo-cong-ty-von-500000-ty-khang-dinh-doanh-thu-co-the-dat-30-den-50-ty-usd-vai-nam-toi-chua-van-hanh-nhung-dam-chac-co-2-trieu-kha ch-hang-20210615121347718.htm,

6 Đăng ký kinh doanh (2014) Quy trình khởi sự kinh doanh tại Malaysia (Loại hình công ty TNHH theo phần vốn

góp nội bộ) Truy cập tại:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/609/3471/quy-trinh-khoi-su-kinh-doanh-tai-malaysia-loai-hinh-cong-ty-tnhh-theo-phan-von-gop-noi-bo.aspx.

tài liệu tHam KHảo:

1 Quốc hội (2020) Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

2 Chính phủ (2016) Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 NXB Thống kê.

4 Nguyễn Quốc (2019) Phạt doanh nghiệp 20 triệu đồng vì không góp đủ vốn điều lệ gần 2.000 tỷ Truy cập tại:

http://daidoanket.vn/phat-doanh-nghiep-20-trieu-dong-vi-khong-gop-du-von-dieu-le-gan-2000-ty-447604.html.

5 Tấn Việt (2020) Bị phạt hơn 21 triệu đồng vì "kê khai không trung thực'' Truy cập tại:

https://plo.vn/kinh-te/bi-phat-hon-21-trieu-dong-vi-ke-khai-khong-trung-thuc-924793.html.

6 Thái Phương, Minh Chiến (2021) Thực hư "siêu doanh nghiệp" vốn 500.000 tỉ đồng: Chớ tùy tiện đăng ký vốn

khống! Truy cập tại:

https://nld.com.vn/ban-doc/thuc-hu-sieu-doanh-nghiep-von-500000-ti-dong-cho-tuy-tien-dang-ky-von-khong-20210605202438131.htm.

Trang 19

tHe issue of frauDulent registration

of CHarter Capital anD tHe neCessity

of unDerstanDing provisions on CHarter Capital

lMaster PHam THi NguyeT SuoNg

Faculty of Economics and Law, University of Finance and Marketing

aBstraCt:

Charter capital plays an important role for every business Based on the amount of abusiness’s charter capital, state management agencies and other businesses can assess the scaleand financial capacity of this business As a result, the fraudulent registration of charter capitawould lead to negative consequences that affect the functions of state management agencies andcreate financial risks for enterprises in doing business with each other According to the Law onEnterprises, it is illegal to make false registration of charter capital However, the number offraudulent registration of charter capital cases tends to increase Therefore, it is necessary to findout provisions on this issue and this paper make some recommendations in order to prevent thefraudulent registration of charter capital in Vietnam

Keywords: the Law on Enterprises, fraudulent registration, sanction, deadline of capital

contribution to company establishment, charter capital

7 Hoàng Kiều, (2021) CEO công ty vốn 500.000 tỷ khẳng định doanh thu có thể đạt 30 đến 50 tỷ USD vài năm

tới, chưa vận hành nhưng dám chắc có 2 triệu khách hàng Truy cập tại:

https://vietnambiz.vn/ceo-cong-ty-von-500000-ty-khang-dinh-doanh-thu-co-the-dat-30-den-50-ty-usd-vai-nam-toi-chua-van-hanh-nhung-dam-chac-co-2-t rieu-khach-hang-20210615121347718.htm.

8 Đăng ký kinh doanh (2014) Quy trình khởi sự kinh doanh tại Malaysia (Loại hình công ty TNHH theo phần vốn

góp nội bộ) Truy cập tại:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/609/3471/quy-trinh-khoi-su-kinh-doanh-tai-malaysia-loai-hinh-cong-ty-tnhh-theo-phan-von-gop-noi-bo.aspx.

ngày nhận bài: 24/6/2021

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 12/7/2021

ngày chấp nhận đăng bài: 22/7/2021

Thông tin tác giả:

ths pHạm tHị nguyệt sương

Khoa Kinh tế - luật

trường đại học tài chính - marketing

Trang 20

1 Khái niệm KCn và pháp luật Bvmt ở KCn

KCN là những khu vực đặt các cơ sở sản xuất,

nhà máy phục vụ việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ

với quy mô lớn

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư1, KCN là khu

vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất

hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất

công nghiệp

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Khu

công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành

cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ

thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân

bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế xã hội môi trường Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp” 2

-Theo Doãn Hồng Nhung (2017): KCN được

hiểu theo nghĩa hẹp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ 3

Như vậy, có thể hiểu KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công

pHáp luật về Bảo vệ môi trường

ở CáC KHu Công ngHiệp:

một số vấn đề Cần đặt ra

tóm tắt:

Hệ thống pháp luật quy định về những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường (BVMT) nóichung và BVMT trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng đang từng bước được hoàn thiện,đồng bộ và thống nhất, trong đó có một số văn bản quan trọng sau: Luật BVMT năm 2020; LuậtXây dựng năm 2014; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Tài nguyên, môitrường biển và hải đảo năm 2015; Luật Tài nguyên nước 2012; thậm chí là Bộ luật Dân sự năm

2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015… Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, việc hình thành cácKCN ở một số nơi diễn ra chưa theo quy hoạch, chủ yếu là nơi để các địa phương di dời những cơsở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, hoặc cấp phép hoạt động cho các loạihình doanh nghiệp (DN) có nguy cơ gây ô nhiễm cao Chính vì thế, thực trạng ô nhiễm môitrường tại các KCN vẫn chưa được khắc phục triệt để Bài viết nhằm bàn luận về các quy địnhcủa pháp luật liên quan đến BVMT ở các KCN và những vấn đề cần đề ra

từ khóa: pháp luật, khu công nghiệp, bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường.

Trang 21

nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công

nghiệp Thu hút đầu tư đối với tất cả các DN trong

và ngoài nước phục vụ các ngành, nghề với các loại

hàng hóa, dịch vụ đa dạng.

Hiện nay, KCN được thành lập trên tất cả 63

tỉnh, thành phố KCN có một số đặc điểm nổi bật

như sau: Đó là nơi không được phép có dân cư sinh

sống; nơi chuyên sản xuất hàng công nghiệp và

cung ứng các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp

(logistics; sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây

dựng,…); DN hoạt động trong KCN được hưởng các

chính sách ưu đãi, như: miễn giảm thuế thu nhập

DN, miễn giảm tiền thuê đất…; mỗi khu công

nghiệp đều có Ban quản lý KCN Ban quản lý KCN

là đơn vị có tư cách pháp nhân

Trong thời gian qua, công tác xây dựng, hoàn

thiện hệ thống pháp luật về BVMT được Đảng và

Nhà nước ta rất quan tâm Một trong những thành

tựu của hệ thống pháp luật về BVMT là việc xây

dựng, xác định được hệ thống nguyên tắc cơ bản

trong chính sách, pháp luật về BVMT Những

nguyên tắc, chính sách cơ bản xuất phát từ chủ

trương phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình bền

vững (vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, BVMT và

ổn định, công bằng xã hội) Pháp luật về BVMT đối

với KCN bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật

điều chỉnh các quan hệ xã hội, những vấn đề phát

sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý

KCN, có ảnh hưởng tác động đến môi trường

Pháp luật về BVMT đối với KCN quy định về

những vấn đề đảm bảo sự ổn định bền vững, phát

triển môi trường, giữ cho môi trường trong lành,

sạch đẹp, cải thiện, bảo đảm cân bằng sinh thái,

ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người

và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử

dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Đồng thời sử dụng quyền lực nhà nước để tạo tính

răn đe đối với những hành vi vi phạm, làm ảnh

hưởng đến môi trường trong hoạt động của KCN

2 thực trạng về pháp luật Bvmt tại các khu

công nghiệp

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, nhiệm vụ BVMT luôn được Đảng và Nhà

nước coi trọng Chỉ thị số 36-CT/TW ngày

25/6/1998 và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày

15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác

BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước đã đưa ra những định hướng rất quantrọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phảithực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lýchất thải độc hại Nghị quyết Đại hội IX một lầnnữa khẳng định: “Kết hợp hài hòa giữa phát triểnkinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trườngtheo hướng phát triển bền vững” Báo cáo đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đãnhấn mạnh vai trò của BVMT trong phát triển KCNbằng mục tiêu hết sức cụ thể: “Một số chỉ tiêu môitrường đạt và vượt kế hoạch… Tỉ lệ KCN, khu chếxuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tậptrung đạt tiêu chuẩn môi trường ước năm 2020 là90% Tỉ lệ che phủ rừng ước đến năm 2020 khoảng42%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra” Gần đây nhất,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyếtsố 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về “định hướnghoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chấtlượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm2030”, trong đó yêu cầu “xây dựng cơ chế đánh giá

an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dựán, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnhhưởng đến an ninh quốc gia” Nghị quyết đề ra yêucầu: “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoàicó chọn lọc, lấy chất lượng hiệu quả, công nghệ vàBVMT là tiêu chí đánh giá chủ yếu”

Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đếncông tác BVMT nói chung và BVMT trong cácKCN đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ vàthống nhất, trong đó có một số văn bản quan trọngsau: Luật BVMT năm 2020; Luật Xây dựng năm2014; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Đầu tưnăm 2014; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo năm 2015; Luật Tài nguyên nước 2012, Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướngChính phủ ban hành 17 Quyết định, Bộ Tài nguyênvà Môi trường, và các Bộ, ngành liên quan đã banhành 54 Thông tư và Thông tư liên tịch, 48 quychuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) cóliên quan trực tiếp và là công cụ để quản lý và kiểmsoát ô nhiễm KCN Đặc biệt, kể đến Nghị định số82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 về quản lý KCN,khu kinh tế; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định

Trang 22

về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch

BVMT; Nghị định số 38/2015/NĐ - CP về quản lý

chất thải và phế liệu; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP

ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về

sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy

định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT,

Thông tư số 35/2015/TT - BTNMT ngày 30/6/2015

về BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu công nghệ cao; Thông tư số

25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày

13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của các nghị định quy định chi

tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định

quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương đã

ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về

BVMT KCN Trong đó, có 11 văn bản của Tỉnh ủy,

51 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh/thành

phố, 212 Quyết định và 42 Chương trình, Kế hoạch

của Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh/thành phố

trực thuộc Trung ương Có 29 địa phương4ban hành

cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước

đối với khu kinh tế và KCN, có 16 quy chuẩn địa

phương5 và một số địa phương khác cũng đang

trong quá trình xây dựng6 Việc thể chế hóa chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công

tác BVMT đã theo hướng đồng bộ và toàn diện

hơn, đồng thời tiệm cận và tương thích hơn với các

thông lệ quốc tế và các hiệp ước quốc tế mà Việt

Nam đã ký kết hoặc tham gia, góp phần thu hút đầu

tư vào các KCN ngày càng tăng, bổ sung nguồn lực

quan trọng từ bên ngoài cho công cuộc phát triển

kinh tế, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh

tế khác Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về

BVMT KCN đã đem lại những hiệu quả tích cực

nhất định

2.1 Những kết quả đạt được

Về xử lý nước thải: Việc xây dựng trạm xử lý

nước thải tập trung trong KCN đã được các cơ quan

có thẩm quyền quan tâm thúc đẩy Tại một số khu

vực, tỷ lệ các KCN có công trình nhà máy xử lý

nước thải được xây dựng và đi vào hoạt động đạt tỷ

lệ cao, như vùng đồng bằng sông Hồng và Đông

Nam Bộ; đồng thời, số lượng các DN trong KCN,KCX đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải tập trungđạt tỷ lệ cao (khoảng 85%)

Về khí thải: Do được quan tâm, đánh giá, xem

xét ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nên nhiều

DN trong KCN, KCX đã thực hiện đầu tư xây dựnghệ thống xử lý khí thải Một số ngành nghề có mứcđộ xả thải khí thải cao như sản xuất vật liệu xâydựng, cơ khí đã chủ động thực hiện các biện phápphòng ngừa Vì vậy, việc ô nhiễm khí thải, tiếng ồnđược hạn chế

Về chất thải rắn và chất thải nguy hại: Việc

thực hiện các quy định về xử lý chất thải rắn đượchầu hết các DN nghiêm túc chấp hành Đa số các

DN trong KCN, KCX đã có biện pháp phân loạivà lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi xửlý Một số KCN, KCX đã tổ chức thu gom, xử lýchất thải tập trung Do vậy, về cơ bản, việc thugom, xử lý chất thải rắn được đảm bảo

2.2 Tồn tại và hạn chế

Về nước thải: Đa số các KCN, KCX đều phát

triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực nên phát thảinhiều loại nước thải khác nhau Việc gom và xử lýchung là khó khăn Mặc dù số lượng các nhà máyxử lý nước thải tập trung đã tăng lên, nhưng theobáo cáo của các BQL các KCN, tại khu vực xungquanh KCN, KCX ở một số địa phương, một số tiêuchuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép.Nguyên nhân là do việc vận hành và kiểm tra vậnhành nhà máy xử lý nước thải chưa có quy địnhpháp luật cụ thể, cũng như chưa có chế tài xử phạtcó tính răn đe cao, cho nên một số KCN không vậnhành các trạm xử lý nước thải liên tục

Về khí thải: Mặc dù các DN đã có ý thức thực

hiện nhưng trang thiết bị phục vụ công tác này chủyếu còn sơ sài, đơn giản, chưa giảm thiểu triệt đểảnh hưởng của khí thải gây ra đối với môi trườngxung quanh Chất lượng môi trường không khí tạicác KCN, đặc biệt là các KCN được thành lập trên

cơ sở các DN cũ có sẵn với công nghệ sản xuất lạchậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thảiđang bị suy giảm Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễmmôi trường không khí trong các cơ sở sản xuất củacác KCN cũng là vấn đề cần được quan tâm Cụthể như các đơn vị chế biến thủy sản, sản xuất hóachất đang gây ô nhiễm tại chính các cơ sở sản xuất

Trang 23

đó và đã tác động không nhỏ đến sức khỏe người

lao động

Về chất thải nguy hại và chất thải rắn: Một số

DN trong KCN, KCX không thực hiện đăng ký

nguồn thải theo quy định, có DN tự lưu giữ chất

thải, gây ô nhiễm cục bộ Tại một số địa phương

còn chưa có DN thu gom, xử lý chất thải nguy hại

cho DN thứ cấp trong KCN, KCX, nên chất thải

nguy hại không được quản lý, xử lý theo quy định,

nảy sinh nguy cơ về ô nhiễm môi trường

Ở một số địa phương, việc thực hiện ủy quyền

cho BQL các KCN, KKT trong quản lý môi trường

chưa triệt để Do vậy, nảy sinh một số vấn đề như:

cơ quan này cấp phép về môi trường trong khi cơ

quan khác là đơn vị kiểm tra (ví dụ: UBND huyện

cấp cam kết BVMT, BQL các KCN, KCX, KKT

kiểm tra việc thực hiện cam kết); việc thanh, kiểm

tra về môi trường chồng chéo và không hiệu quả

3 một số vấn đề cần đặt ra

- Về công tác tổ chức thực hiện

Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng

rãi và triển khai mạnh mẽ chương trình sản xuất

sạch hơn tại các cơ sở sản xuất trong KCN; có chính

sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ sản xuất theo

hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện

môi trường

Hai là, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra

trách nhiệm quản lý môi trường KCN và các cơ sở

sản xuất trong KCN, cần giám sát đặc biệt đối với

các KCN đang là điểm nóng, bức xúc về môi trường

để từng bước yêu cầu hoàn thiện thủ tục môi trường

đầu tư hạ tầng KCN và xử lý chất thải tại KCN,

hoặc các cơ sở trong KCN

Ba là, cơ quan nhà nước đôn đốc các DN sản

xuất, kinh doanh trong KCN phải đấu nối với hệ

thống xử lý chất thải tập trung Nếu không đấu nối

vào hệ thống xử lý chất thải tập trung, cần phải xây

dựng nhà máy xử lý chất thải riêng, đảm bảo chấtthải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả

ra môi trường Trường hợp, DN cố tình vi phạm cầnphải xử lý nghiêm

- Về quy định của pháp luật đối với việc BVMT trong khu công nghiệp

Thứ nhất, theo Doãn Hồng Nhung (Khoa Luật

-Đại học Quốc gia Hà Nội), để đảm bảo tính kháchquan trong quản lý vấn đề BVMT KCN, pháp luậtcần có quy định rõ ràng về Ban quản lý KCN chỉlà cơ quan quản lý nhà nước, không được đồngthời là chủ thể kinh doanh trong KCN DN kinhdoanh hạ tầng KCN phải là đơn vị độc lập, khôngkiêm nhiệm thêm các vai trò quản lý nhà nướctrong KCN7

Thứ hai, kiên quyết không cho phép các KCN

chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải đạtquy chuẩn kỹ thuật đi vào hoạt động Trường hợpKCN đã đi vào hoạt động mà chưa hoàn thiện cơ sởhạ tầng về xử lý chất thải bắt buộc phải hoàn thiệnngay Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗtrợ, khuyến khích các DN đầu tư công nghệ xử lýchất thải mới và hiệu quả

Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác

thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường, nhằm nhận dạng, dựbáo các tác động tới môi trường có thể xảy ra từ cácdự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp;kiên quyết không phê duyệt đối với những dự án sửdụng công nghệ cũ, lạc hậu, có nguy cơ cao gây tácđộng xấu tới môi trường trong các KCN

Thứ tư, Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ

thể về quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý

vi phạm hành chính, như: đình chỉ cơ sở sản xuấtgây ô nhiễm, đình chỉ hoạt động sản xuất gây ônhiễm, cưỡng chế khấu trừ tài khoản ngân hàng,ngưng cấp điện, cấp nước để đơn vị vi phạm n

tài liệu tríCH Dẫn và tHam KHảo:

1Xem Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2Xem https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_c%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p

3Doãn Hồng Nhung (2017) Pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội, Trang 12

Trang 24

vietnam’s regulations

on tHe environmental proteCtion

in inDustrial zones anD some relateD issues

lMaster.Le miNH

Vietnam Inland Waterways Administration

aBstraCt:

Vietnam's legal system in environmental protection in general and environmental protection

in industrial zones (IZs) in particular has been gradually improved and unified The currentnational legal system consists some important regulations such as the 2020 Law onEnvironmental Protection, the 2014 Law on Construction, the 2019 Law on Public Investment,the 2014 Law on Investment, the 2014 Law on Marine and Island Resources and Environment,and the 2012 Law on Water Resources However, the fact shows that some industrial zones areviolating the planning and these industrial zones are mainly used for the relocation of pollutingbusinesses As a result, the issue of industrial zones’ environmental pollution is not being solvedcompletely This paper analyzes the issue of environmental protection in Vietnam’s industrialzones and related issues

Keywords: law, industrial park, environmental protection, environmental pollution

4Cao Bằng; Lào Cai; Phú Thọ; Bắc Giang; Hòa Bình; Điện Biên; Quảng Ninh; Hưn Yên; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh;Thái Bình; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Phú Yên; Ninh Thuận; Bình Thuận; Đắk Nông; Kon Tum; Đồng Nai; BìnhDương; Bình Phước; Bến Tre; Trà Vinh; Hậu Giang; Sóc Trăng; An Giang; Đồng Tháp; Bạc Liêu; Cà Mau

5Thành phố Hà Nội đã ban hành 5 quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định tại Luật Thủ đô năm 2012;UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành 2 quy chuẩn kỹ thuật địa phương (nước thải sinh hoạt và công nghiệp);UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 1 quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải; UBND tỉnh Quảng Ninhban hành 6 quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; UBND tỉnh Ninh Bình ban hành 2 quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

6Các tỉnh: Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh, Trà Vinh

7Doãn Hồng Nhung (2017) Pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội, Trang 290

ngày nhận bài: 3/6/2021

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 3/7/2021

ngày chấp nhận đăng bài: 13/7/2021

Thông tin tác giả:

ths lê minH

Cục đường thủy nội địa việt nam

Trang 25

1 đặt vấn đề

Theo điểm đ, khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố

tụng dân sự (BLTTDS) 2015, trong đơn khởi kiện

phải có nội dung: “Tên, nơi cư trú, làm việc của

người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị

kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa

chỉ thư điện tử (nếu có) Trường hợp không rõ nơi

cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì

ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ

sở cuối cùng của người bị kiện” Như vậy, địa chỉ

của người bị kiện là một trong những thông tin cần

phải có trong đơn khởi kiện Điều này là cần thiết

để Tòa án thực hiện việc tống đạt hồ sơ, giấy tờ.Nhờ vậy, bị đơn mới có được thông tin để tham giatố tụng và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp phápcủa mình Việc giải quyết một vụ án khi có sựtham gia đầy đủ của cả bên nguyên đơn, bị đơncũng làm cho việc chứng minh, tranh tụng đượckhách quan hơn, đảm bảo được quyền và lợi íchhợp pháp cho cả 2 bên đương sự Tuy nhiên, cónhiều trường hợp, bị đơn thay đổi nơi cư trú màkhông thông báo cho người khởi kiện và cho Tòaán biết Vậy, hướng xử lý như thế nào là đảm bảocho quyền và lợi ích hợp pháp của cả 2 bên?

Bàn về Hướng xử lý trong trường Hợp KHông xáC địnH

đượC địa CHỉ Của Bị đơn trong vụ án Dân sự

tóm tắt:

Địa chỉ của bị đơn là một thông tin cơ bản cần phải có khi nộp đơn khởi kiện Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, bị đơn thay đổi nơi cư trú và nguyên đơn cũng như Tòa án không xácđịnh được địa chỉ của bị đơn Điều này gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án dân sự.Hiện nay, vấn đề này đã được Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn giải quyếtnhưng vẫn có một số quan điểm áp dụng chưa thống nhất về hướng xử lý trong trường hợp này.Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trình bày về quy định của pháp luật liên quan đến việcxử lý khi bị đơn thay đổi nơi cư trú, không xác định được địa chỉ hiện tại của bị đơn và phântích góc nhìn của tác giả về hướng xử lý trong trường hợp này Bài viết chỉ nghiên cứu trongtrường hợp người khởi kiện đã ghi đúng và đầy đủ địa chỉ của bị đơn, nhưng bị đơn thay đổinơi cư trú mà không thông báo

từ khóa: bị đơn, không xác định được địa chỉ của bị đơn, hướng xử lý khi không xác định

được địa chỉ bị đơn, vụ án dân sự

Trang 26

2 quy định của pháp luật về hướng xử lý

trong trường hợp không xác định được địa chỉ

của bị đơn

Việc xử lý trong trường hợp bị đơn thay đổi nơi

cư trú trước đây đã được hướng dẫn trong Nghị

quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành

các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết

vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” và Nghị quyết số

05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy

định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại

Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã

được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự Theo đó,

trường hợp người khởi kiện có ghi đầy đủ, cụ thể và

đúng địa chỉ của người bị kiện nhưng họ không có

nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú

mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi

kiện, cho Tòa án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn

tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì Tòa án

vẫn tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục

chung Quy định này tiếp tục được kế thừa tại điểm

e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, nhưng có một

chút thay đổi: “Trường hợp trong đơn khởi kiện,

người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư

trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định,

thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không

thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm

quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho

người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che

giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi

kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà

xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải

quyết theo thủ tục chung” Như vậy, theo quy định

của BLTTDS 2015, hướng xử lý trong trường hợp

người bị kiện thay đổi nơi cư trú mà không thông

báo vẫn được quy định như trong các văn bản hướng

dẫn thời kỳ trước, vụ việc vẫn được giải quyết theo

thủ tục chung Tuy nhiên, theo quy định này, người

bị kiện chỉ bị coi là cố tình giấu địa chỉ nếu họ không

thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm

quyền theo quy định của pháp luật về nơi cư trú

Còn trong Nghị quyết hướng dẫn 02/2006 và Nghị

quyết 05/2012 trước đó lại quy định người bị kiện bị

coi là cố tình giấu địa chỉ nếu không thông báo địa

chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tòa án biết Có thểthấy, quy định tại BLTTDS 2015 đã sửa đổi theohướng hợp lý hơn Bởi lẽ, khoản 4 Điều 4 Luật Cư

trú 2006 có quy định: “Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi” Cũng theo quy

định tại Luật Cư trú, các thủ tục thay đổi nơi thườngtrú, tạm trú được thực hiện tại cơ quan Công an Nhưvậy, theo quy định của pháp luật về cư trú, một cánhân chỉ có trách nhiệm thông báo việc thay đổi nơi

cư trú với cơ quan quản lý về cư trú mà không cótrách nhiệm thông báo với cá nhân, tổ chức khác,cũng như với Tòa án Đồng nghĩa với việc, người bịkiện sẽ không có trách nhiệm thông báo việc thayđổi nơi cư trú với người khởi kiện và với Tòa án, trừkhi giữa người bị kiện và người khởi kiện trước đóđã có thỏa thuận về việc thông báo khi thay đổi nơi

cư trú Và nếu theo quy định của pháp luật, họ đãkhông có trách nhiệm thông báo với người khởikiện và Tòa án thì việc họ không thông báo địa chỉmới không thể bị coi là cố tình giấu địa chỉ Vì vậy,

việc BLTTDS 2015 quy định người bị kiện “thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ” là hoàn toàn hợp lý Mặc dù

Điều luật này có thêm quy định việc không thông

báo “làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện”, tuy nhiên, một khi họ đã thay đổi

nơi cư trú mà không thông báo với chính quyền,người khởi kiện cũng không thể tìm được địa chỉmới, không liên hệ được, thì không thể xác địnhđược lý do chính xác vì sao họ thay đổi nơi cư trú, vìsao họ không thông báo, vì lý do chính đáng hay là

vì mục đích trốn tránh? Vì vậy, trong trường hợpnày, có thể áp dụng nguyên tắc suy đoán, theo quyđịnh của pháp luật về cư trú, họ thay đổi nơi cư trúmà không thông báo với chính quyền là đã vi phạmnghĩa vụ của một công dân, khi đã có hành vi viphạm nghĩa vụ thì sẽ bị coi là nhằm mục đích chegiấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ Và nếu chỉ dừng lại

Trang 27

ở quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS

mà không có hướng dẫn thi hành sẽ được hiểu là tất

cả các trường hợp người bị kiện thay đổi nơi cư trú

mà không thông báo cho cơ quan, người có thẩm

quyền về cư trú thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết

theo thủ tục chung

Tuy nhiên, vấn đề này lại được hướng dẫn tại

khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP

hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3

Điều 192 BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện Theo

đó, khi người bị kiện thay đổi nơi cư trú, nơi làm

việc hoặc nơi có trụ sở mà không xác định được địa

chỉ mới, Tòa án sẽ xử lý theo 2 hướng: tiếp tục giải

quyết theo thủ tục chung hoặc đình chỉ giải quyết

vụ án

v Các trường hợp tiếp tục giải quyết theo thủ

tục chung:

Các trường hợp tiếp tục giải quyết theo thủ tục

chung được hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2

Điều 6 và khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 04/2017

“2 Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tòa án

khôngtổngđạt được thông báo về việc thụ lý vụ án

do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

không còn cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở tại

địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp thì Tòa án giải

quyết như sau:

a) Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi

kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm

việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ được ghi

trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản thì được

coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú,

làm việc hoặc nơi có trụ sở” Trường hợp người bị

kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay

đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với

việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp

đồng mà không thông báo cho người khởi kiện biết

về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo

quy định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều

277 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì được coi là cố

tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo

thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ

án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi

kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi có trụ sở của

người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức theo hướng dẫn tại điểm d khoản

1 Điều 5 Nghị quyết này thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ trụ sở” Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi trụ sở mà không công bố công khai theo quy định tạikhoản 1 Điều 79 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều 477 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.

Có thể tóm gọn lại các trường hợp tiếp tục giảiquyết theo thủ tục chung khi người bị kiện thay đổinơi cư trú mà không thông báo như sau:

- Người khởi kiện và người bị kiện có quan hệgiao dịch, hợp đồng với nhau và việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng gắnliền với nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở củangười bị kiện

- Các trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổchức thay đổi trụ sở mà không công bố công khaitheo quy định tại khoản 1 Điều 79 Bộ luật Dân sựnăm 2015

Trang 28

- Các trường hợp đương sự ở nước ngoài mặc dù

đã áp dụng các phương thức tống đạt, thông báo

văn bản tố tụng của Tòa án mà không có kết quả

vCác trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án:

Ngoài các trường hợp giải quyết theo thủ tục

chung nói trên, các trường hợp còn lại sẽ bị đình chỉ

giải quyết vụ án theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2

Điều 6 Nghị quyết số 04/2017: “Trường hợp không

thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này mà Tòa án đã yêu

cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ mới của bị đơn,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng

nguyên đơn không cung cấp được thì có quyền yêu

cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị

đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy

định của pháp luật Trường hợp Tòa án không xác

định được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan thì Tòa án đình chỉ việc giải

quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều

217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường

hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này”.

Như vậy, đã có sự không thống nhất trong quy

định giữa BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 04/2017

về hướng xử lý trong trường hợp người bị kiện thay

đổi nơi cư trú mà không thông báo cho cơ quan có

thẩm quyền về cư trú

3 sự khác nhau về hệ quả pháp lý trong 2

trường hợp tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung

và đình chỉ giải quyết vụ án khi bị đơn thay đổi

nơi cư trú

3.1 Hệ quả pháp lý trong trường hợp tiếp tục

giải quyết theo thủ tục chung

Đây là những trường hợp Tòa án xét xử vắng

mặt bị đơn theo điểm a, điểm b khoản 2 và khoản 3

Điều 6 Nghị quyết số 04/2017 Giả sử trong trường

hợp này, có đủ tài liệu, chứng cứ để Tòa án xử

nguyên đơn thắng kiện, vậy quyền lợi của nguyên

đơn có được đảm bảo khi mà vẫn không xác định

được địa chỉ của bị đơn? Có thể sau khi được Tòa án

tuyên thắng kiện, bản án có hiệu lực pháp luật,

nguyên đơn vẫn không xác định được địa chỉ của bị

đơn, thì quyền lợi của nguyên đơn vẫn có thể được

đảm bảo trên thực tế Bởi lẽ, khi án đã có hiệu lực,

nguyên đơn lúc này đã trở thành người được thi

hành án có thể làm đơn yêu cầu thi hành án trong

thời hiệu theo quy định của pháp luật Có thể xảy ra

2 trường hợp:

- Thứ nhất: chưa xác định được địa chỉ của người

phải thi hành án, nhưng nghĩa vụ của họ là nghĩa vụvề tài sản và họ vẫn có tài sản tại nơi cư trú ban đầuthì việc thi hành án vẫn được thi hành theo thủ tụcthông thường Nguyên đơn sẽ nhận lại được cácquyền về tài sản

- Thứ hai: chưa xác định được địa chỉ và tài sản

của người phải thi hành, hoặc nghĩa vụ của họ lànghĩa vụ về nhân thân thì cơ quan thi hành án sẽ raquyết định về việc chưa có điều kiện thi hành ántheo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số62/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Thi hành án dân sự:

“Trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự” Đối với trường hợp này,

Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh lại ít nhất 2lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thihành án dân sự, và sẽ được chuyển sang sổ theo dõiriêng cho đến khi người phải thi hành án có điềukiện thi hành án thì việc tổ chức thi hành án sẽ đượctiếp tục theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 9 Nghịđịnh số 62/2015 Như vậy, cho dù 5 năm hoặc 10năm sau đó mới xác định được địa chỉ của bị đơn,thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn vẫnđược đảm bảo, bởi quyết định về việc chưa có điềukiện thi hành án không phải là quyết định làmchấm dứt quá trình thi hành án, mà chỉ là tạm dừngcho đến khi xác định được địa chỉ mới và điều kiệnthi hành án của người phải thi hành án

3.2 Hệ quả pháp lý trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án

Khoản 4 Điều 6 Nghị quyết số

04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Trang 29

Như vậy, đối với những trường hợp bị đơn thay

đổi nơi cư trú và Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án vì

không xác định được địa chỉ mới, nguyên đơn vẫn

có thể khởi kiện lại Tuy nhiên, liệu quyền lợi của

nguyên đơn có được đảm bảo trong trường hợp khởi

kiện lại? Khởi kiện lại đồng nghĩa với việc vụ án đó

phải bắt đầu lại từ đầu Và khi bắt đầu khởi kiện

một vụ án dân sự thì chúng ta phải lưu ý đến thời

hiệu khởi kiện Trong trường hợp nguyên đơn xác

định được địa chỉ mới của bị đơn khi đã hết thời

hiệu khởi kiện, liệu tranh chấp đó có được Tòa án

giải quyết? Mặc dù theo khoản 1 Điều 192

BLTTDS 2015 không còn trường hợp trả lại đơn

khởi kiện do hết thời hiệu Như vậy, nếu nguyên

đơn khởi kiện lại khi đã hết thời hiệu thì Tòa án vẫn

tiến hành thụ lý nếu đáp ứng các điều kiện khởi

kiện khác Tuy nhiên, theo điểm e khoản 1 Điều

217 BLTTDS 2015, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết

vụ án khi “đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu

trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định

giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”

Như vậy, nếu nguyên đơn khởi kiện lại khi đã hết

thời hiệu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu áp dụng

thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,

quyết định giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ đình chỉ

giải quyết vụ án và tranh chấp đó vẫn không được

Tòa án giải quyết, quyền lợi của nguyên đơn sẽ

không được đảm bảo

4 Kiến nghị về hướng xử lý trong trường hợp

không xác định được địa chỉ của bị đơn

Theo quan điểm của tác giả, có thể cân nhắc lựa

chọn giữa 2 phương án:

Phương án thứ nhất, Tòa án sẽ tiếp tục giải

quyết theo thủ tục chung, mà không đình chỉ giải

quyết vụ án trong tất cả các trường hợp Phương án

này sẽ bảo vệ tối đa cho quyền lợi của nguyên đơn

Như đã phân tích ở trên, nếu vụ án bị đình chỉ giảiquyết, thì trong nhiều trường hợp, quyền lợi củanguyên đơn sẽ không được đảm bảo vì hết thời hiệukhởi kiện khi khởi kiện lại Mặc dù, Điều 155BLDS 2015 có quy định các trường hợp không ápdụng thời hiệu:

“Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1 Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;

2 Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;

3 Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

4 Trường hợp khác do luật quy định”.

Như vậy, nếu tranh chấp của nguyên đơn khôngnằm trong những trường hợp này thì sẽ bị đình chỉgiải quyết lần thứ hai Có thể sẽ có quan điểm chorằng, việc tiếp tục giải quyết theo thủ tục chungtrong tất cả các trường hợp thì sẽ không đảm bảocho quyền lợi của bị đơn Tuy nhiên, quyền của mộtcông dân sẽ đi kèm với nghĩa vụ công dân của họ.Một khi họ đã thay đổi nơi cư trú mà không thôngbáo cho cơ quan có thẩm quyền về quản lý cư trú,nghĩa là đã vi phạm nghĩa vụ của một công dân, dođó không thể đòi hỏi quyền công dân của họ sẽđược đảm bảo một cách triệt để

Phương án thứ hai, bổ sung thêm quy định: đối

với những trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khikhông xác định được địa chỉ mới của bị đơn, sẽkhông áp dụng thời hiệu khi nguyên đơn khởi kiện lại

Trên đây là một số phân tích và quan điểm củatác giả về việc xử lý trong trường hợp không xácđịnh được địa chỉ của bị đơn trong vụ án dân sự, rấtmong nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc n

tài liệu tHam KHảo:

1 Quốc hội (2015) Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015.

2 Quốc hội (2015) Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015.

3 Quốc hội (2014) Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.

4 Quốc hội (2006) Luật Cư trú 2006.

Trang 30

DisCussing tHe HanDling

of Civil lawsuits wHen tHe DefenDants aDDress Cannot Be DetermineD

Faculty of Law, Vinh University

aBstraCt:

The defendant’s address is the basic required information when someone files a lawsuit.However, in many cases, the defendant changes his or her address while the plaintiff and thecourt cannot find the defendants exactly address This issue causes difficulties in solving civillawsuits Although the Supreme People's Court of Vietnam has provided some guidelines tosolve this issue, there are still some some inconsistent views on how to handle this legalproblem This paper presents current provisions on handling a civil lawsuit when thedefendants address cannot be determined The paper also presents the author’s points of viewabout this issue This paper only examines civil cases when the plaintiff correctly files thedefendants address but the defendant changes his or her address without notice

Keywords: the defendant, cannot determine the address of the defendant, the direction of

handling issue when the defendant’s address cannot be found, civil case

5 Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân Tối cao (2006) Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành

các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm”.

6 Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân Tối cao (2012) Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành

một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.

7 Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân Tối cao (2017) Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số

quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện.

8 Chính phủ (2015) Nghị định số 62/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Thi hành án dân sự

ngày nhận bài: 12/6/2021

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2/7/2021

ngày chấp nhận đăng bài: 12/7/2021

Thông tin tác giả:

ngũ tHị nHư Hoa

Khoa luật, trường đại học vinh

Trang 31

1 Khái niệm, vai trò giám sát của HđnD

1.1 Khái niệm giám sát của HĐND

1.1.1 Giám sát

Hiện vẫn còn các quan niệm khác nhau về

thuật ngữ “giám sát”

Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Giám sát là theo

dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ” 1

Từ điển Luật học định nghĩa: “Giám sát là sự

theo dõi, quan sát mang tính chủ động thường

xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với

hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự

tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và

hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế

nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác

định từ trước, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật

được tuân thủ nghiêm chỉnh” 2

Trong các quy định của pháp luật hiện hành,thuật ngữ giám sát đã được đề cập như sau: Khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của

Quốc hội (QH) và HĐND 2015: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 49/2014/NĐ - CPngày 20/5/2014 của Chính phủ về giám sát, thanhtra, kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việcchấp hành pháp luật và các quyết định của chủ sở

hữu giải thích: “Giám sát doanh nghiệp nhà nước là hoạt động theo dõi, tổng hợp và phân tích, đánh

một số vấn đề lý luận và pHáp lý về giám sát Của Hội đồng nHân Dân

tóm tắt:

Tại Việt Nam, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân HĐND thực hiện 2 chức năng cơbản đó là: quyết định những vấn đề của địa phương và giám sát việc tuân theo Hiến pháp, phápluật ở địa phương Trong 2 chức năng, chức năng giám sát của HĐND có một vị trí, vai trò quantrọng trong việc đảm bảo HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhândân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Giới hạn ở bài viết này,tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp lý, cụ thể đề cập đến khái niệm, vai tròcũng như thẩm quyền, đối tượng, nội dung và hình thức giám sát của HĐND Đây là cơ sở quantrọng cho hoạt động áp dụng pháp luật của HĐND các cấp, là tiền đề cho hoạt động nghiên cứuvề thực trạng áp dụng pháp luật, hoặc đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt độnggiám sát của HĐND ở nước ta trong thời gian tới

từ khóa: giám sát, Hội đồng nhân dân, giám sát của Hội đồng nhân dân.

Trang 32

giá thường xuyên hoặc định kỳ của các cơ quan, tổ

chức có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp

luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân

thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh

nghiệp nhà nước”.

Những cách diễn đạt trên về thuật ngữ “giám

sát” có sự khác nhau, nhưng nhìn chung đều thể

hiện được 2 nội dung cơ bản, đó là theo dõi và

đánh giá

1.1.2 Giám sát của HĐND

Khoản 6 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của

QH và HĐND 2015: “Giám sát của HĐND bao

gồm giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại

biểu HĐND và các đại biểu HĐND.”

Như vậy, hoạt động giám sát của HĐND là tất

cả các hoạt động của HĐND, Thường trực

HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND

và các đại biểu HĐND, nhằm theo dõi, xem xét,

đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến

pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ

quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền

hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền

xử lý

1.2 Vai trò giám sát của HĐND

Giám sát của HĐND bao gồm các vai trò sau:

- Thứ nhất, giám sát của HĐND góp phần bảo

đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Thứ hai, giám sát của HĐND góp phần bảo

đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Thứ ba, giám sát của HĐND góp phần bảo

đảm hiệu quả trong hoạt động quản lý hành chính

nhà nước

2 pháp luật về giám sát của HđnD

2.1 Thẩm quyền giám sát

Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của QH và

HĐND 2015 quy định, thẩm quyền giám sát của

HĐND như sau:

2.1.1 Thẩm quyền của HĐND

HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp,

pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị

quyết của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động

của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân

(UBND), Tòa án nhân dân (TAND), Viện Kiểm

sát nhân dân (VKSND), cơ quan thi hành án dânsự cùng cấp và Ban của HĐND cấp mình; giámsát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyếtcủa HĐND cấp dưới trực tiếp

2.1.2 Thẩm quyền của Thường trực HĐND

Thường trực HĐND giám sát việc tuân theoHiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thựchiện nghị quyết của HĐND cùng cấp; giám sáthoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND,TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sựcùng cấp và HĐND cấp dưới; giám sát quyếtđịnh của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐNDcấp dưới trực tiếp; giúp HĐND thực hiện quyềngiám sát theo sự phân công của HĐND

2.1.3 Thẩm quyền của Ban của HĐND

Ban của HĐND giám sát hoạt động củaTAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơquan thuộc UBND cùng cấp thuộc lĩnh vực Banphụ trách; giám sát VBQPPL thuộc lĩnh vực Banphụ trách

2.1.4 Thẩm quyền của Tổ đại biểu HĐND

Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theoHiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nướccấp trên ở địa phương và nghị quyết của HĐNDcùng cấp hoặc về vấn đề do HĐND, Thường trựcHĐND phân công

2.1.5 Thẩm quyền của Đại biểu HĐND

Đại biểu HĐND chất vấn Chủ tịch UBND,thành viên khác của UBND, Chánh án TAND,Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộcUBND cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, giám sát việc tuân theo Hiến phápvà pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại,tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.Ngoài ra, khi xét thấy cần thiết, HĐND,Thường trực HĐND và các Ban của HĐND tiếnhành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cánhân khác ở địa phương

2.2 Đối tượng giám sát

Đối tượng giám sát của HĐND được chia thành

2 nhóm:

- Nhóm thứ nhất, đối tượng giám sát trực tiếp

tại kỳ họp: Thường trực HĐND, UBND và các cơquan chuyên môn thuộc UBND, TAND, VKSND,

Trang 33

cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, HĐND cấp

dưới trực tiếp

- Nhóm thứ hai, đối tượng giám sát gián tiếp:

Tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi

cá nhân ở địa phương

2.3 Nội dung giám sát

- Giám sát hoạt động công tác của Thường trực

HĐND; UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND, TAND, VKSND cùng cấp, HĐND cấp

dưới trực tiếp

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, các

văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và

nghị quyết của HĐND đối với các cơ quan nhà

nước, các tổ chức và mọi cá nhân ở địa phương

2.4 Hình thức giám sát

Điều 87 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương

năm 2015, Điều 57 Luật Hoạt động giám sát của

QH và HĐND 2015 quy định HĐND có những

hình thức giám sát sau đây:

2.4.1 Xem xét báo cáo công tác của Thường

trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi

hành án dân sự cùng cấp

- Các báo cáo được xem xét3:

+ Báo cáo công tác 6 tháng, hằng năm của

Thường trực HĐND, Ban của HĐND, UBND,

TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự

cùng cấp

+ Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực

HĐND, Ban của HĐND, UBND, TAND, VKSND

cùng cấp

+ Báo cáo của UBND về kinh tế - xã hội; báo

cáo của UBND về thực hiện ngân sách nhà nước,

quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương;

báo cáo của UBND về công tác phòng, chống

tham nhũng; báo cáo của UBND về thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí; báo cáo của UBND về công

tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

báo cáo của Ủy ban nhân dân về việc giải quyết

khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri

+ Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một

số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật

+ Báo cáo khác theo đề nghị của Thường trực

HĐND

- Thời điểm xem xét 4 :

+ Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, HĐND

xem xét, thảo luận các báo cáo báo cáo công tác 6tháng, hằng năm của Thường trực HĐND, Bancủa HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thihành án dân sự cùng cấp và báo cáo của UBNDvề kinh tế - xã hội; báo cáo của UBND về thựchiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sáchnhà nước của địa phương; báo cáo của UBND vềcông tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo củaUBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;báo cáo của UBND về công tác phòng, chống tộiphạm và vi phạm pháp luật; báo cáo của UBNDvề việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghịcủa cử tri

+ Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét,thảo luận các báo cáo công tác nhiệm kỳ củaThường trực HĐND, Ban của HĐND, UBND,TAND, VKSND cùng cấp

+ Thời điểm xem xét các báo cáo về việc thihành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theoquy định của pháp luật và báo cáo khác theo đềnghị của Thường trực HĐND

+ HĐND thảo luận

+ HĐND có thể ra nghị quyết về công tác của

cơ quan có báo cáo

2.4.2 Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND

- Chất vấnlà việc đại biểu HĐND nêu vấn đềthuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thànhviên khác của UBND, Chánh án TAND, Việntrưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBNDcùng cấp và yêu cầu những người này trả lời vềtrách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu6

- Đối tượng chất vấn 7 :

Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịchUBND, các thành viên khác của Chánh án TAND,Viện trưởng VKSND và Thủ trưởng cơ quan thuộcUBND

Trang 34

- Trình tự, thủ tục chất vấn 8 :

+ Đại biểu HĐND nêu chất vấn, có thể cung

cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật

chứng cụ thể

+ Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy

đủ vào vấn đề mà đại biểu HĐND đã chất vấn,

không được ủy quyền cho người khác trả lời thay;

xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn

khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có)

+ Trường hợp đại biểu HĐND không đồng ý

với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn

lại để người bị chất vấn trả lời

+ Những người khác có thể được mời tham dự

phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND

về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình

Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất

vấn được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt

động của HĐND và đại biểu HĐND

2.4.3 Xem xét quyết định của UBND cùng cấp,

nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu

hiệu trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ

quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND

cùng cấp

- Những văn bản bị xem xét 9 :

+ Quyết định của UBND cùng cấp

+ Nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có

dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật

+ VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên

+ Nghị quyết của HĐND theo đề nghị của

Thường trực HĐND

- Trình tự, thủ tục xem xét 10 :

+ Đại diện Thường trực HĐND trình bày tờ

trình

+ HĐND thảo luận

+ Người đứng đầu cơ quan đã ban hành

VBQPPL trình bày bổ sung những vấn đề có liên

quan

+ HĐND ra nghị quyết về việc xem xét văn

bản

- Trường hợp VBQPPL trái với Hiến pháp,

luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên,

nghị quyết của cùng HĐND cùng cấp thì quyết

định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó

2.4.4 Giám sát chuyên đề

- Giám sát chuyên đề là việc chủ thể giám sát

theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạtđộng của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật11

- Thành phần Đoàn giám sát 12 :

Đoàn giám sát do Chủ tịch HĐND hoặc PhóChủ tịch HĐND làm Trưởng đoàn, các thành viênkhác gồm Ủy viên của Thường trực HĐND, đạidiện Ban của HĐND và một số đại biểu HĐND.Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùngcấp, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể đượcmời tham gia Đoàn giám sát

- Trình tự xem xét báo cáo của Đoàn giám sát 13 :

+ Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát.+ Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựgiám sát báo cáo, giải trình

+ HĐND thảo luận

Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan

+ HĐND ra nghị quyết về vấn đề được giámsát Nội dung nghị quyết giám sát chuyên đề theoquy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Hoạt độnggiám sát của QH và HĐND 2015

2.4.5 Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu

- Khái niệm 14 :

+ Lấy phiếu tín nhiệm là việc HĐND thực hiệnquyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đốivới người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phêchuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giácán bộ

+ Bỏ phiếu tín nhiệm là việc HĐND thể hiệnsự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với ngườigiữ chức vụ do HĐND hoặc phê chuẩn để làm cơsở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghịmiễn nhiệm người không được HĐND tín nhiệm

- Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm 15 :

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát củaHĐND

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động củabộ máy nhà nước

+ Giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏphiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của

Trang 35

mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng

và hiệu quả hoạt động

+ Là cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

xem xét đánh giá cán bộ

- Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín

nhiệm 16 :

+ Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của

đại biểu HĐND trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ

phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải

trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu

tín nhiệm

+ Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan;

bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực

hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị,

đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín

nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

+ Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động

của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong

công tác cán bộ

- Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín

nhiệm 17 :

HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần

trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối

năm thứ ba của nhiệm kỳ

- Quy trình lấy phiếu tín nhiệm 18 :

+ Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại

khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 85/2014/QH13

có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại

Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi

đến Thường trực HĐND chậm nhất là 30 ngày

trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND

+ Thường trực HĐND gửi báo cáo của người

được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng

hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến

người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu

HĐND chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc

kỳ họp HĐND

+ Trường hợp đại biểu HĐND thấy cần làm rõ

vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín

nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai

mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu

HĐND có quyền đề nghị Thường trực HĐND yêu

cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời

bằng văn bản

+ Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạckỳ họp, đại biểu HĐND có thể gửi văn bản đếnThường trực HĐND, người được lấy phiếu tínnhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệmlàm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tínnhiệm Người được lấy phiếu tín nhiệm có tráchnhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trựcHĐND và đại biểu HĐND có yêu cầu trước ngàylấy phiếu tín nhiệm

+ Tại kỳ họp, Thường trực HĐND trình HĐNDquyết định danh sách những người được lấy phiếutín nhiệm

Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm,HĐND thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND về cácvấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.Thường trực HĐND báo cáo trước HĐND

+ HĐND thành lập Ban kiểm phiếu

+ HĐND lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏphiếu kín Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ củangười được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tínnhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.+ Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.+ HĐND xem xét, thông qua Nghị quyết xácnhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị củaThường trực HĐND

- Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm 19 :

+ Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tínnhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu tạikỳ họp HĐND

+ Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm cóquyền trình bày ý kiến của mình trước HĐND.+ HĐND thảo luận

+ HĐND thành lập Ban kiểm phiếu

+ HĐND bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏphiếu kín Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ củangười được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, các mức độ:

“tín nhiệm”, “không tín nhiệm”

+ Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếuđối với người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.+ HĐND xem xét, thông qua Nghị quyết xácnhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữchức vụ do HĐND bầu theo đề nghị của Thườngtrực HĐND

Tóm lại, giám sát của HĐND có vai trò, vị trírất quan trọng trong việc đảm bảo HĐND thực sự

Trang 36

là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của

nhân dân, thực hiện tốt nguyên tắc quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân Hoạt động giám sát của

HĐND là tất cả các hoạt động của HĐND, Thường

trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu

HĐND và các đại biểu HĐND Khi thực hiện chức

năng giám sát của HĐND, bên cạnh những amhiểu về quy định của pháp luật hiện hành, chủ thểáp dụng pháp luật cũng cần nắm vững những kiếnthức lý luận về vấn đề này Bởi lẽ, mọi lý luậnchân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánhđúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn20n

tài liệu tríCH Dẫn:

1Nguyễn Như Ý (2002), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.728

2https://hanam.gov.vn/thanhtra/Pages/Mot-so-van-%C4%91e-ve-giam-sat-hanh-chinh1390132597.aspx

3Khoản 1 Điều 59 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

4Khoản 2 Điều 59 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

5Khoản 4 Điều 59 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

6Khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

7Khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 2013

8Khoản 3 Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

9Khoản 1 Điều 61 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

10Khoản 2 Điều 61 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

11Khoản 4 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

12Khoản 1 Điều 62 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

13Khoản 3 Điều 62 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

14Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tínnhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (Nghị quyết số 85/2014/QH13)

15Điều 3 Nghị quyết số 85/2014/QH13

16Điều 4 Nghị quyết số 85/2014/QH13

17Điều 7 Nghị quyết số 85/2014/QH13

18Điều 9 Nghị quyết số 85/2014/QH13

19Điều 14 Nghị quyết số 85/2014/QH13

20Phương Vinh (2019) Lý luận và xây dựng nền tảng lý luận Truy cập tại:

http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/ly-luan-va-xay-dung-nen-tang-ly-luan-122009

tài liệu tHam KHảo:

1 Quốc hội (2015) Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015

2 Quốc hội (2015) Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.

3 Quốc hội (2019) Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2019

Trang 37

some tHeoretiCal anD legal issues relating to tHe supervisory funCtion

of people’s CounCils

lPh.D TraN THi Ngoc Hieu

Tra Vinh University

aBstraCt:

In Vietnam, people's councils are state leading agencies in localities and the people use thestate power and express the will through people's councils Peoples councils perform twofundamental functions including solving local issues and monitoring the observance of theConstitution and laws in the locality In which, the supervisory function of people’s councils plays

a special role in ensuring that these agencies are fully represented the will and aspiration of thepeople This paper clarifies some specific theoretical and legal issues about the concept, role,power, subject, content and form of the supervision from peoples councils This paper is expected

to provide useful findings about the law enforcement of people’s councils at all levels

Keywords: supervision, the People's Council, supervision of the People's Council.

4 Quốc hội (2014) Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn

5 Chính phủ (2014) Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về giám sát, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu.

6 Phương Vinh (2019) Lý luận và xây dựng nền tảng lý luận Truy cập tại:

http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/ly-luan-va-xay-dung-nen-tang-ly-luan-122009

7 Nguyễn Như Ý (2002) Đại từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.728.

ngày nhận bài: 16/6/2021

ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/7/2021

ngày chấp nhận đăng bài: 16/8/2021

Thông tin tác giả:

ts trần tHị ngọC Hiếu

trường đại học trà vinh

Trang 38

1 đặt vấn đề

Việc nghiên cứu sẽ tập trung vào bảo vệ QCN

bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, tức là cơ

chế bảo vệ QCN thông qua các quy định của luật

nội dung Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự với

tính chất là công cụ “sắc bén nhất”, nên cách thức

thực hiện cũng sẽ mang bản sắc riêng Theo đó, để

thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, pháp luật hình sự và tố

tụng hình sự quy định những hành vi xâm hại đến

QCN nào là tội phạm và các hình phạt áp dụng đốivới chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đó, khi màcác chế tài pháp luật khác không đủ mức răn đe,không hiệu quả đối với hành vi vi phạm Cụ thể củaquá trình này là việc xác định rõ yêu cầu cần thiếtphải tội phạm hóa những hành vi xâm hại nghiêmtrọng đến QCN, bên cạnh đó phải nghiên cứu đểphi tội phạm hóa những tội phạm không còn phùhợp và hiệu quả trong việc bảo vệ QCN; đồng thời

nHững yếu tố táC động đến Hoàn tHiện quy địnH về Bảo vệ

quyền Con người Bằng pHáp luật

HìnH sự và tố tụng HìnH sự Hiện nay

tóm tắt:

Quyền con người, quyền công dân (QCN, QCD) được bảo vệ bằng nhiều ngành luật khácnhau, đặc biệt trong Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng vẫncòn diễn ra một số vi phạm QCN, QCD như vi phạm quyền của người bị buộc tội (người bị tạmgiữ, tạm giam, bị can, bị cáo), bị hại trong tố tụng hình sự Trong giai đoạn điều tra, cơ quanđiều tra (CQĐT) vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo; bắt khẩn cấp, sau phải trả tự dohoặc để quá hạn tạm giữ, tạm giam vẫn xảy ra; để người bị tạm giữ, tạm giam tự sát, bị đốitượng cùng tạm giữ, tạm giam đánh chết; người bị tạm giữ, tạm giam trốn, phạm tội mới Nhưvậy, với những vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án hình sự sẽ cótác động trực tiếp đến những chủ thể cần được bảo vệ, đây cũng là một thực trạng vi phạmQCN, QCD trong hoạt động tố tụng mang tính phổ biến Vì vậy, bài nghiên cứu tìm hiểu nhữngyếu tố tác động đến hoàn thiện quy định về bảo vệ QCN bằng pháp luật hình sự và tố tụng hìnhsự hiện nay

từ khóa: quyền con người, bảo vệ quyền con người, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự,

Việt Nam

Trang 39

quy định chế tài hình sự phù hợp với tính chất, mức

độ của hành vi để đạt được hiệu quả của việc giáo

dục cải tạo người phạm tội, phòng ngừa tội phạm

2 Khái niệm và đặc điểm bảo vệ qCn bằng

pháp luật hình sự và tố tụng hình sự

Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội,

do đó, khi đưa ra các định nghĩa về QCN, các nhà

nghiên cứu đều coi QCN là thuộc tính tự nhiên của

con người và được ghi nhận trong các văn bản pháp

luật quốc tế và quốc gia Văn phòng Cao ủy Liên

hợp quốc về nhân quyền (OHCHR) đã đưa ra định

nghĩa về quyền con người như sau: “QCN là các

quyền vốn có dành cho tất cả mọi người, không

phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc

quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ

hay tình trạng nào khác Mọi người đều bình đẳng

trong việc hưởng thụ QCN mà không có sự phân

biệt đối xử ”1 Như vậy, QCN được hiểu là những

quyền đương nhiên của con người và tuy mang tính

tự nhiên, nhưng cũng mang tính pháp lý, vì vậy nó

luôn được bảo đảm bằng pháp luật Trên cơ sở tư

tưởng về QCN này, các nhà khoa học Việt Nam đã

đưa ra định nghĩa: “QCN là những nhu cầu, lợi ích

tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được

ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các

thỏa thuận pháp lý quốc tế”2 Như vậy, QCN là

những nhu cầu, lợi ích tự nhiên mà tạo hóa sinh ra

cho mỗi người được ghi nhận trong pháp luật quốc

tế và được thừa nhận, cũng như bảo đảm thực hiện,

bảo vệ bởi pháp luật quốc gia

Việc ghi nhận QCN, dẫn đến việc tôn trọng và

thực thi nó có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất

cả mọi chủ thể trong xã hội và do đó trở thành quy

tắc xử sự chung, chứ không còn tồn tại dưới dạng

quy tắc đạo đức “Vấn đề nhân quyền luôn luôn đi

kèm và không thể thiếu được vấn đề bảo vệ nhân

quyền”3 Chính bởi vậy, được pháp luật bảo vệ còn

là thuộc tính chung của QCN Trong pháp luật quốc

tế về QCN, nghĩa vụ của các Nhà nước (nghĩa vụ

quốc gia) trong việc bảo đảm QCN thể hiện ở 3

hình thức cụ thể dưới đây4:

Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng: đòi hỏi các quốc

gia phải ghi nhận, tôn trọng, đồng thời kiềm chế

không can thiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc

hưởng thụ các QCN của các chủ thể quyền Đây

được coi là một nghĩa vụ thụ động, bởi vì nó không

đòi hỏi các quốc gia phải đưa ra những sáng kiến,hay chương trình hỗ trợ các công dân trong việchưởng thụ các quyền

Thứ hai, nghĩa vụ thực hiện: đòi hỏi Nhà nước

phải đưa ra các biện pháp để tổ chức, thực hiện,tạo điều kiện và hỗ trợ công dân hưởng thụ đầy đủcác QCN

Thứ ba, nghĩa vụ bảo vệ: đòi hỏi các quốc gia

phải ngăn chặn sự vi phạm QCN của các bên thứ

ba Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động, bởi vìđòi hỏi Nhà nước phải đưa ra các biện pháp vàxây xựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý các hành

vi vi phạm

Như vậy, bảo vệ QCN bằng pháp luật là sử dụngpháp luật như một công cụ (phương tiện) để ngănchặn, xử lý các hành vi xâm hại QCN nhằm bảođảm QCN được tôn trọng Đây chính là một nộidung quan trọng trong hoạt động bảo đảm QCN Vìvậy, khái niệm bảo đảm QCN rộng hơn bảo vệQCN “Bảo vệ” chính là một trong những cung bậc(mức độ) của hoạt động (nghĩa vụ) bảo đảm QCNcủa quốc gia Do đó, bảo vệ QCN bằng pháp luậtđược hiểu là hoạt động ghi nhận các hành vi viphạm QCN và chống lại (phòng ngừa và xử lý) cáchành vi vi phạm đó

Theo tác giả, pháp luật hình sự và tố tụng hìnhsự là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phápluật mà Nhà nước sử dụng để bảo vệ QCN, hayhoạt động bảo vệ QCN bằng pháp luật hình sự vàhình sự Tuy nhiên, để hiểu chính xác và đầy đủ vềkhái niệm này, cần phải lí giải những nội dung bêntrong của khái niệm dựa trên cơ sở đặc trưng, cơchế hoạt động của ngành Luật Hình sự và Tố tụnghình sự

Đặc điểm bảo vệ QCN bằng pháp luật hình sựvà tố tụng hình sự:

Bảo vệ QCN bằng pháp luật hình sự và tố tụnghình sự được hiểu là: hoạt động xây dựng phápluật hình sự và tố tụng hình sự thông qua việc tộiphạm hóa và phi tội phạm hóa, hình sự hóa và phihình sự hóa để phòng ngừa và chống lại sự xâmphạm các QCN

Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự có 3 chứcnăng cơ bản, đó là chức năng chống tội phạm, chứcnăng phòng ngừa, trong đó có việc giáo dục, nângcao ý thức pháp luật cho cộng đồng và chức năng

Trang 40

bảo vệ Các chức năng này không thực hiện độc lập,

mà được thực hiện trong sự tác động qua lại, việc

thực hiện tốt chức năng này cũng là cơ sở để hoàn

thành chức năng kia Mặt khác, thông qua vai trò,

chức năng của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự,

có thể mỗi cá nhân được bảo đảm về mặt pháp lý

cho sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm và tự do thân thể của họ thấy

việc bảo vệ QCN bằng “công cụ” pháp luật hình sự

và tố tụng hình sự luôn có một lợi thế nhất định, hơn

là thực hiện qua các công cụ là các ngành luật khác

Bởi vì, mặc dù các ngành Luật phi hình sự cũng bảo

vệ QCN, nhưng việc bảo vệ đó được thực hiện bằng

những phương tiện không có nhiều sức mạnh là các

loại chế tài chưa đủ mức nghiêm khắc như các chế

tài hình sự Do đó, những lĩnh vực pháp luật khác

không đủ sức bảo vệ QCN trước nguy cơ bị tổn

thương bởi những hành vi có tính nguy hiểm cao

Điều này được thể hiện qua các đặc điểm sau:

Đặc điểm thứ nhất, pháp luật hình sự và tố tụng

hình sự là công cụ chống và phòng ngừa tội phạm

hiệu quả

Đặc điểm thứ hai, pháp luật hình sự và tố tụng

hình sự sở hữu các phương tiện, biện pháp bảo vệ

đặc thù nhất Không phải ngẫu nhiên pháp luật hình

sự và tố tụng hình sự vốn được mệnh danh là “người

bảo vệ” trong hệ thống pháp luật, tên gọi này được

xuất phát từ thuộc tính vốn có của nó

Đặc điểm thứ ba, phạm vi các QCN được pháp

luật hình sự và tố tụng hình sự bảo vệ là các QCN

cơ bản và quan trọng nhất

3 một số yếu tố tác động đến thực hiện pháp

luật về về bảo vệ qCn bằng pháp luật hình sự và

tố tụng hình sự

3.1 Năng lực hành vi tố tụng và khả năng hiểu

biết pháp luật của công dân

Bảo vệ QCN bằng các quy phạm pháp luật hình

sự và tố tụng hình sự theo đúng quy định phụ thuộc

vào năng lực hành vi tố tụng hình sự của chủ thể đó

Chỉ có những chủ thể có năng lực hành vi tố tụng

hình sự đầy đủ mới có thể bảo vệ các quyền và lợi

ích của mình Do đó, vấn đề bảo vệ các QCN bằng

các quy phạm về tội phạm của luật hình sự Việt

Nam Bên cạnh việc làm rõ chế định về tội phạm,

chúng ta cần phải làm rõ một số chế định khác, như:

chế định phân loại tội phạm; chế định các giai đoạn

thực hiện tội phạm; chế định đồng phạm Việc ghinhận dấu hiệu này trong khái niệm tội phạm đãkhẳng định dứt khoát rằng: người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự cấm,trong khi người đó có năng lực trách nhiệm hình sự,mới trở thành chủ thể của tội phạm và như vậy, mớicó tội phạm xuất hiện Nếu người trong tình trạngkhông có năng lực trách nhiệm hình sự, mặc dù đãthực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hìnhsự cấm, thì người đó chắc chắn không phải chịutrách nhiệm hình sự, vì hành vi người đó thực hiệnkhông phải là tội phạm Do đó, nếu người không cónăng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội mà bị chịu trách nhiệm hìnhsự đó là sự vi phạm nội dung bảo vệ các QCN Vídụ: Người bị bệnh tâm thần cầm dao chém ngườikhác, thì người đó không phải bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, vì hành vi chém người đó khôngphải là tội phạm Còn bảo vệ QCN trong pháp luậttố tụng hình sự là bảo đảm QCN của những ngườitham gia tố tụng, bảo đảm các quy định của phápluật trong lĩnh vực hình sự được tuân thủ, chấp hànhvà áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất vàtriệt để bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng nhưnhững người tiến hành tố tụng trong quá trình điềutra, truy tố và xét xử tránh khỏi sự tùy tiện, áp dụngsai các quy định của pháp luật của cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng, là nhữngyếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện bảo vệ QCNbằng các quy phạm pháp luật hình sự và tố tụnghình sự Bên cạnh đó, ngay cả trường hợp công dântự mình tham gia tố tụng thì kết quả của việc thựchiện bảo vệ QCN bằng các quy phạm pháp luậthình sự và tố tụng hình sự của họ cũng phụ thuộc rấtnhiều vào trình độ hiểu biết pháp luật của côngdân Sự hiểu biết pháp luật giúp cho công dân cóthể yêu cầu, thay đổi, bổ sung, không thực hiệnhành vi vi phạm pháp luật hình sự, khiếu nại, tố cáotrong tư pháp hình sự, về quyền và lợi ích bị viphạm vào những thời điểm thích hợp, với những nộidung mang lại lợi ích cho họ nhiều nhất

3.2 Tính hợp lý, đồng bộ và phù hợp của hệ thống pháp luật

Thực hiện những nội dung này, năm 2011, Quốchội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số07/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011, về

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Lệ phí đăng ký cấp giấy phép  thành lập công ty của malaysia 6 - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 1. Lệ phí đăng ký cấp giấy phép thành lập công ty của malaysia 6 (Trang 17)
Bảng 1. chi phí sản xuất điện quy dẫn (lcoe) của các nhà máy điện ở việt nam  với công nghệ khác nhau (uS cent/kwh) - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 1. chi phí sản xuất điện quy dẫn (lcoe) của các nhà máy điện ở việt nam với công nghệ khác nhau (uS cent/kwh) (Trang 86)
Hình 1: Sơ đồ tổng quát sản xuất điện từ khí và than - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 1 Sơ đồ tổng quát sản xuất điện từ khí và than (Trang 87)
Bảng 2. kết quả so sánh lợi ích điện khí với điện than - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. kết quả so sánh lợi ích điện khí với điện than (Trang 88)
Hình 1 cho thấy, trong số các tài sản công bắt buộc phải thực hiện đấu giá tài sản, có tới 90% là đấu giá quyền sử dụng đất - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 1 cho thấy, trong số các tài sản công bắt buộc phải thực hiện đấu giá tài sản, có tới 90% là đấu giá quyền sử dụng đất (Trang 92)
Hình thức đấu giá mới - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình th ức đấu giá mới (Trang 94)
Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị khoai mì Tây Ninh - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 1 Sơ đồ chuỗi giá trị khoai mì Tây Ninh (Trang 98)
Bảng 2. Tổng hợp mô hình kim cương về thực trạng ngành Sản xuất khoai mì - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. Tổng hợp mô hình kim cương về thực trạng ngành Sản xuất khoai mì (Trang 100)
Bảng 1. Số liệu thu nhập của các công việc bán hàng - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 1. Số liệu thu nhập của các công việc bán hàng (Trang 107)
Bảng 2. Số liệu thu nhập của các công việc - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. Số liệu thu nhập của các công việc (Trang 108)
Hình 1: Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA (phiên bản 3.0) [1] - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 1 Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA (phiên bản 3.0) [1] (Trang 112)
Bảng 2. Số lượng sinh viên đăng ký theo học phần kỹ năng (2017 - 2020)Bảng 1. Số lượng sinh viên theo học kỹ năng xã hội (2017 - 2020) - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. Số lượng sinh viên đăng ký theo học phần kỹ năng (2017 - 2020)Bảng 1. Số lượng sinh viên theo học kỹ năng xã hội (2017 - 2020) (Trang 113)
Bảng 4. thứ tự ưu tiên của 11 tiêu chuẩn cần cải tiến tại trung tâm - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 4. thứ tự ưu tiên của 11 tiêu chuẩn cần cải tiến tại trung tâm (Trang 115)
Bảng 5. giải pháp cải tiến chất lượng tại trung tâm khi áp dụng aun - Qa (2022 - 2024) - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 5. giải pháp cải tiến chất lượng tại trung tâm khi áp dụng aun - Qa (2022 - 2024) (Trang 116)
Bảng 1. Bảng thông tin giảng viên tham gia khảo sát - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 1. Bảng thông tin giảng viên tham gia khảo sát (Trang 120)
Bảng 2. giả thuyết của mô hình - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. giả thuyết của mô hình (Trang 121)
Bảng 2 cho thấy hệ số KMO trong phân tích bằng  0.858  >  0.5  (0.5  <  KMO  <  1),  với  mức  ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig. - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2 cho thấy hệ số KMO trong phân tích bằng 0.858 > 0.5 (0.5 < KMO < 1), với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig (Trang 135)
Bảng 2. tổng hợp kết quả phân tích nhân tố eFa  đối với biến độc lập - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. tổng hợp kết quả phân tích nhân tố eFa đối với biến độc lập (Trang 136)
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy (Trang 137)
Hình ảnh điểm đến Nhận thức rủi ro - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
nh ảnh điểm đến Nhận thức rủi ro (Trang 172)
Bảng  khảo  sát  nào  cho  giá  trị  là  1  -  Hoàn  toàn không đồng ý. Điều này cho thấy, đối tượng khảo sát  tuy  chưa  hoàn  toàn  đồng  ý  nhưng  không  có trường hợp nào hoàn toàn không đồng ý - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
ng khảo sát nào cho giá trị là 1 - Hoàn toàn không đồng ý. Điều này cho thấy, đối tượng khảo sát tuy chưa hoàn toàn đồng ý nhưng không có trường hợp nào hoàn toàn không đồng ý (Trang 172)
Hình 1: Tỷ trọng công suất điện lắp đặt mới giai đoạn 2001 - 2020 - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 1 Tỷ trọng công suất điện lắp đặt mới giai đoạn 2001 - 2020 (Trang 177)
Hình 4: Sơ đồ hệ thống lưu trữ năng lượng bánh đà - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 4 Sơ đồ hệ thống lưu trữ năng lượng bánh đà (Trang 179)
Hình 5: Sơ đồ nhà máy thủy điện tích năng - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 5 Sơ đồ nhà máy thủy điện tích năng (Trang 180)
Hình 6: Sơ đồ nhà máy lưu trữ khí nén - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 6 Sơ đồ nhà máy lưu trữ khí nén (Trang 180)
Bảng 2. So sánh các tính chất kỹ thuật, kinh tế một số công nghệ lưu trữ điện [1] - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. So sánh các tính chất kỹ thuật, kinh tế một số công nghệ lưu trữ điện [1] (Trang 181)
Bảng 2. Phân tích hồi qui - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 2. Phân tích hồi qui (Trang 192)
Bảng 3. Kiểm định Homogeneity biến quan sát và kiểm định anoVa nhóm - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 3. Kiểm định Homogeneity biến quan sát và kiểm định anoVa nhóm (Trang 193)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Hình 1 Mô hình nghiên cứu (Trang 198)
Bảng 1. Kiểm định giá trị hội tụ và độ tin cậy - Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn tại Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn Tỉnh Bình Dương / Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Huyền
Bảng 1. Kiểm định giá trị hội tụ và độ tin cậy (Trang 199)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w