1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm - Tiếp cận từ thực tế phòng chống dịch Covid 19 / Nguyễn Ngọc Anh Đào

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Tiếp cận từ thực tế phòng, chống dịch Covid-19
Tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Bài viết
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 519,57 KB

Nội dung

Mặc dù được đánh giá là quốc gia phòng chống dịch tốt nhưng chúng ta cũng không tránh khỏi sự thiệt hại về người, đó là “35 người chết, 1.514 người mắc bệnh, trong đó đã điều trị khỏi 1.

Trang 1

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM –

TIẾP CẬN TỪ THỰC TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

GVC.TS Nguyễn Ngọc Anh Đào 1

Key words: Majeure; contract performance; Covid-19

Tóm tắt: Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức

phức tạp, cả nước chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Tuy nhiên, vẫn có không ít người vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh và theo quy định của pháp luật hiện hành có thể sẽ bị xử lý hình sự, hành chính, dân sự Trong phạm

vi bài viết này, tác giả trình bày những vấn đề về trách nhiệm dân sự đối với hành vi

vi phạm trong phòng, chống phòng, chống dịch covid-19

Từ khóa: Trách nhiệm pháp lý dân sự; Covid-19

Abstract: Currently, the epidemic Covid 19 is developing in a very

complicated way, the whole country is working together to implement measures to prevent and control the epidemic However, there are still many people who violate the regulations on disease prevention and control and according to the current law, they may be subject to criminal, administrative and civil penalties In the scope of this article, the author presents issues of civil liability for violations in the prevention, prevention and control of covid-19 epidemic

Key words: Civil liability; Covid-19

1 Mở đầu

Ngày 11/3/2020 Tổ chức Y tế Thế giới viết tắt (WHO) đã tuyên bố

COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu Ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch Covid-19 là Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu và xác định quy mô, địa điểm của dịch bệnh là trên toàn quốc

Trước tình hình diễn biến của đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, công tác phòng, chống dịch bệnh diễn ra hết sức khẩn trương Vì vậy, người dân cả nước cần nghiêm chỉnh chấp hành tốt các chỉ thị, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Tuy nhiên, có một bộ phận người dân vẫn chủ quan, thiếu ý thức thực hiện các biện pháp an toàn dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng Dẫn

1 Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Trang 2

đến trường hợp bắt buộc cơ quan chức năng phải áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa cả tòa nhà, cơ quan, khu phố…Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

và lợi ích hợp pháp của mọi người bị xâm phạm bởi các biện pháp cách ly của cơ quan có thẩm quyền Vì vậy, phải chăng các cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm của người không chấp hành biện pháp an toàn dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng Nói cách khác, chúng ta có quyền khởi kiện hành vi lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho cộng đồng hay không?

Mặc dù được đánh giá là quốc gia phòng chống dịch tốt nhưng chúng ta cũng không tránh khỏi sự thiệt hại về người, đó là “35 người chết, 1.514 người mắc bệnh, trong đó đã điều trị khỏi 1.361 người, đang điều trị 115 người”2 và hàng ngàn người bị ảnh hưởng phải nghỉ việc, mất việc, mất thu nhập,… Điều này một phần xuất phát từ hành vi làm lây lan dịch bệnh của một số người mắc bệnh từ nước ngoài về cũng như một số người không tuân thủ quy định về phòng chống dịch, khai báo gian dối, trốn cách ly ở trong nước Thực tiễn đã đặt ra vấn đề xử lý

về mặt hình sự, hành chính đối với những hành vi này Tuy nhiên, về mặt dân sự, việc bồi thường thiệt hại (BTTH) chưa được đặt ra Do đó, với bài viết này, tác giả sẽ tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid-19 với mong muốn làm rõ quy định pháp luật về những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường và chủ thể trong quan hệ bồi thường

2 Pháp luật về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh covid-19

Căn cứ quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

“1 Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.…”

Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là việc một chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại cho chủ thể khác Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là

“gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” Với các quy định trên, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng bao gồm: phải có hành vi xâm phạm, có thiệt

2 Tính đến 11h ngày 11/01/2020 – Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/

Trang 3

hại xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại Về yếu

tố lỗi, BLDS năm 2015 không còn đề cập trực tiếp mà chỉ ghi nhận “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Do đó, chỉ khi luật quy định lỗi là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thì chúng ta mới xem xét đến yếu tố này

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần Xét trong trường hợp các chủ thể là cá nhân, tổ chức bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly tập trung trong vòng 14 ngày do tiếp xúc gần với người nhiễm virut Covid 19 hoặc bị áp dụng biện pháp phong tỏa tòa nhà, văn phòng

Các biện pháp trên đã trực tiếp làm phát sinh thiệt hại mà các chủ thể phải gánh chịu như: Thu nhập thực tế bị mất đi từ tiền công, tiền lương, từ doanh thu đáng lẽ phải có trong 14 ngày cách ly tập trung; Thu nhập từ việc cho thuê văn phòng, các chi phí vận hành tòa nhà, văn phòng… Bên cạnh đó, đối với các cá nhân

bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung do tiếp xúc phải người bệnh còn bị hạn chế

về quyền tự do đi lại Tuy nhiên, tác giả không phân tích vấn đề này tại đây

Như vậy, chủ thể bị thiệt hại có thể là cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng và về mặt thiệt hại thực tế phát sinh là có căn cứ và có thể chứng minh được các khoản thiệt hại trên Mặt khác, lưu ý rằng chủ thể có quyền yêu cầu khởi kiện, bồi thường thiệt hại theo bộ luật tố tụng dân sự có thể là cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân

và kể cả cơ quan có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid–19 phải gây thiệt hại thì mới đặt ra trách nhiệm bồi thường Thiệt hại do hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid – 19 cho người là thiệt hại về vật chất và cả thiệt hại về tinh thần Theo Điều 361 BLDS năm

2015 thì thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do

bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể Theo những quy định được nêu ở trên thì hành vi

làm lây lan dịch bệnh Covid – 19 như: “trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối”, “cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm”, “cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về

Trang 4

bệnh truyền nhiễm”,… có thể gây ra những thiệt hại về vật chất như làm cho người

khác bị cách ly không thể đi làm việc dẫn đến mất thu nhập và gây ra thiệt hại về tinh thần như bị hạn chế quyền tự do đi lại, tự do lựa chọn nơi cư trú, Ở mức

độ nặng hơn, những hành vi trên có thể làm cho người khác bị nhiễm bệnh, có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng Điều này đặt ra vấn đề phải bồi thường những thiệt

Bên cạnh đó, đối với các cá nhân bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung do tiếp xúc phải người bệnh còn bị hạn chế về quyền tự do đi lại Tuy nhiên, tác giả không phân tích vấn đề thiệt hại này tại đây

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN),

các hành vi sau đây bị cấm: “1 Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm 2 Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm

và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật 3 Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật 4 Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm 5 Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm 6 Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này 7 Không chấp hành các biện pháp

3 Điều 590 BLDS năm 2015 quy định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; …; d) Thiệt hại khác do luật quy định; Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu…

4 Điều 591 BLDS năm 2015 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định; Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, …

Trang 5

phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”

Về nguyên tắc, điều cấm của luật là quy định không cho phép chủ thể thực hiện một/một số hành vi nhất định nào đó, và nếu vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý hành vi Tuỳ thuộc vào tính chất vi phạm và mức độ nguy hiểm của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể chịu trách nhiệm dân sự, hành chính,

kỷ luật hoặc trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm

Các nhóm hành vi bị cấm biểu hiện ở các dạng khác nhau nhưng đều mang tính chất nguy hiểm cho xã hội Ví dụ, “hành vi cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm” Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm của chủ thể vi phạm khi đã biết nguồn/tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là nguy hiểm nhưng vẫn “cố ý” làm lây lan cho người khác trong cộng đồng Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy,

có trường hợp, “cô gái lên mạng xã hội” tự khoe bí quyết vượt qua được sự kiểm soát của lực lượng hải quan, an ninh tại các sân bay về y tế để không bị phát hiện mình trở về từ các vùng tâm dịch đã gây khó khăn cho công tác chống dịch Covid

-19 Trong trường hợp xấu thì hậu quả nghiêm trọng bởi một người bị nhiễm virus Covid -19 có thể lây lan trong cộng đồng, rồi người bị nhiễm tiếp theo sẽ tiếp tục lây lan cho nhiều người khác với cấp số nhân

-“Hành vi cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm”, cho dù xuất phát từ “động cơ” khác nhau của chủ thể khai báo (sợ ảnh hưởng đến thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nhằm trốn tránh việc cách ly, để không bị cấm nhập, xuất cảnh…), hệ quả chung của hành vi làm cho cơ quan có thẩm quyền không đánh giá đúng được mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm để ứng phó, các tổ chức cá nhân không biết người mắc bệnh truyền nhiễm, hoặc sự tồn tại của bệnh truyền nhiễm tại nơi mình sinh sống, làm việc để phòng tránh Thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm gây ra một hệ lụy xấu: không chỉ tạo ra những đồn đoán thất thiệt, gây hoang mang dư luận mà còn có thể khởi nguồn cho các hiệu ứng tiêu cực ảnh hưởng tới an ninh, chính trị, hình ảnh của tổ chức, cá nhân trong phòng chống bệnh truyền nhiễm Hành vi này, làm cản trở chính sách của Nhà nước về “huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm”5

Trong đó, hành vi cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về việc đã tiếp xúc hoặc khai báo gian dối về lịch trình di chuyển và lịch sử tiếp xúc gây khó khăn cho

5 Lê Văn Tranh – Đặng Lương Mạnh Hà (2020), “Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong công cuộc đấu tranh phòng, chống đại dịch Covid – 19 hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 04

Trang 6

cơ quan chức năng về việc khoanh vùng và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn đến việc gây thiệt hại cho các chủ thể khác

- Hành vi trốn tránh cách ly y tế

Theo Điều 2, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, cách ly y tế được hiểu là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh Cách ly y

tế là biện pháp đầu tiên nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Do đó, chấp hành nghiêm túc các quy định về cách ly y tế là hết sức cần thiết Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch nhóm A và một số bệnh nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác

Song thực tế những ngày qua, đã xuất hiện khá nhiều trường hợp trốn tránh cách ly y tế Thông tin về một cá nhân thuộc diện cách ly bắt buộc nhưng lại “nhờ” người khác đi cách ly thay mình đã khiến dư luận phẫn nộ Mới đây nhất, người phụ

nữ có tên B.V.A (SN 1996) ở tỉnh Hà Nam thuộc diện cách ly tại nhà 14 ngày sau khi trở về Tokyo (Nhật Bản) ngày 26/2 Tuy nhiên, đến sáng 5/3, V.A đã tự động cùng chồng đi xe khách đến sân bay Nội Bài rồi bay vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) Hai vợ chồng này tiếp tục di chuyển bằng xe khách về nhà cha ruột tại TP

Bà Rịa Tại đây, cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã đến tận nhà kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu gia đình chị B.V.A tiếp tục thực hiện cách ly theo đúng hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của Trung tâm y tế địa phương

Hành vi trốn tránh cách ly y tế của các cá nhân nói trên là hành vi nguy hiểm cho cộng đồng bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho bệnh dịch lan rộng Quá trình trốn trách cách ly, các cá nhân này đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người Những người này sẽ nằm trong diện có nguy cơ nhiễm bệnh đầu tiên Trong trường hợp cá nhân trốn tránh cách ly y tế dương tính với Covid-19 thì nguy cơ nhiễm bệnh đối với những người tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp với họ còn cao hơn nữa

Đặt trong bối cảnh Chính phủ và hệ thống y tế đang nỗ lực, tập trung cao độ

để phòng, chống dịch Covid-19 thì việc số ít người cố tình trốn tránh cách ly y tế là hành động không thể chấp nhận được Việc cố tình trốn tránh cách ly y tế có thể do

họ nhận thức chưa đầy đủ về dịch Covid-19; thiếu ý thức trách nhiệm , song rõ ràng hành vi này đã gây nguy hiểm đến sức khỏe của chính họ, đồng thời đe dọa sự

an toàn của cộng đồng xã hội

Trang 7

Bên cạnh đó để cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành và tuyên truyền đầy đủ, rộng rãi các quy định, hướng dẫn về giãn cách xã hội cũng như phòng chống dịch bệnh Có thể kể đến như: Các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị: số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020; Chỉ thị số: 06/CT-TTg ngày 31/1/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020; các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra và các quy định của pháp luật có liên quan) Đây được xem là các văn bản quy định về việc phòng, chống dịch Covid-19

Như vậy, chủ thể bị khởi kiện có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân có một trong số các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 dẫn đến gây thiệt hại cho các chủ thể khác là một trong các căn cứ để buộc BTTH ngoài hợp đồng

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng chính hành vi vi phạm các quy định

về phòng, chống dịch Covid-19 của các chủ thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền như phong tỏa, cách ly… những người có liên quan và bị ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi

vi phạm trên điều này làm phát sinh thiệt hại trên thực tế

Tuy nhiên, sẽ có quan điểm cho rằng chính biện pháp cách ly của cơ quan có thẩm quyền áp dụng mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho các chủ thể bị cách ly, ảnh hưởng Tác giả không đồng ý với quan điểm trên vì chính hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh của các chủ thể mới làm phát sinh hành

vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm đó

Đối với các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là các quyết định nhằm ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan dịch bệnh từ hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân tổ chức Các quyết định này được ban hành thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Do đó, giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả mật thiết với nhau

Thứ tư, về yếu tố lỗi: Như đã phân tích ở trên, BLDS năm 2015 không quy

định lỗi là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng như quy định của

Trang 8

BLDS năm 2005 trước đây mà chỉ khi nào luật có quy định thì mới cần xem xét đến yếu tố lỗi Trong khi đó, LPCBTN thì quy định một số hành vi làm lây lan dịch bệnh bị cấm vẫn gắn với yếu tố lỗi cố ý như: “cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm” và “cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm” Với quy định tại Điều 240 BLHS năm 2015 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì về mặt chủ quan của hành vi cũng là

“Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý”9

Tóm lại, đối với yêu cầu BTTH ngoài hợp đồng do hành vi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sẽ phát sinh khi các chủ thể thõa mãn về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường như phân tích bên trên

3 Pháp luật về quyền khởi kiện do hành vi không tuân thủ các quy định

về phòng, chống dịch bệnh covid-19

Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức,

cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Như vậy, tất cả các chủ thể bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của chủ thể khác có quyền khởi kiện

ra tòa án nhân dân có thẳm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Pháp luật không hạn chế quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức Bất cứ một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền khởi kiện vụ án dân sự, nhằm bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

Do đó, trong trường hợp này, nếu các chủ thể chứng minh được những thiệt hại, quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm do bệnh nhân nhiễm Covid-19 làm lây lan dịch bệnh thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện họ

4 Pháp luật về chủ thể bồi thường và chủ thể được bồi thường do hành

vi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh covid-19

Đối với các cá nhân làm lây lan dịch bệnh thì hành vi của các cá nhân đó cần được điều tra làm rõ Trong trường hợp những người bị lây bệnh bị tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và có căn cứ rõ ràng cho thấy người lây bệnh đã có lỗi dẫn đến những thiệt hại đó thì những người bị nhiễm bệnh hoàn toàn có quyền yêu cầu người làm lây lan dịch bệnh phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại

Trang 9

Về chủ thể bồi thường, quy định của BLDS năm 2015 cho thấy người nào

có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường

Đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid – 19 gây thiệt hại dẫn đến trách nhiệm bồi thường thì chủ thể bồi thường ở đây thường là cá nhân bởi vì các hành

vi vi phạm trong thời gian qua ở nước ta chủ yếu là hành vi của cá nhân, chẳng hạn như: trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 1 LPCBTN về đối tượng áp dụng thì “Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.” Điều 8 LPCBTN thì quy định về những hành vi

bị nghiêm cấm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Người mắc

bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm

bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; … Đây là những hành vi chủ yếu quy định cho

cá nhân Do đó, cá nhân thực hiện những hành vi này gây thiệt hại thì phải bồi thường

Ví dụ: “Bệnh nhân số 34, một nữ doanh nhân từ Bình Thuận đã trở thành

ca lây nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam Từ ca bệnh này, 10 trường hợp có liên quan xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 Đến ngày 14/3/2020, bệnh nhân này đã lây cho 8 người tiếp xúc gần và 2 người tiếp xúc với người tiếp xúc.” Bệnh nhân 34 đang là trường hợp 'siêu lây nhiễm' không chỉ ở Bình Thuận mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác Điều đáng nói là dù biết mình nhiễm Covid-19 nhưng người này cố tình khai báo gian dối gây khó cho cơ quan chức năng.”

Hoặc bệnh nhân 178 (BN178) nhiễm Covid-19 khai báo gian dối khiến 12 y bác sỹ, 8 bệnh nhân cùng nhiều người khác phải cách ly

Hoặc mới đây nhất là hành vi của bệnh nhân 1342 (BN1342) đã lây bệnh Covid-19 trong khu cách ly tập trung khi tiếp xúc với một bệnh nhân khác, trong khi theo quy định, khi cách ly y tế không được tiếp xúc với người khác Trước đó, toàn bộ thành viên cùng chuyến bay và tổ bay với BN1342 trong khu cách ly không

có trường hợp nào dương tính, nhưng trong quá trình cách ly tập trung, bệnh nhân này đã tiếp xúc với BN 1325 và đây chính là nguồn lây sang trường hợp BN1342 trong khu cách ly Đây là trường hợp đầu tiên lây trong khu cách ly Khi cách ly tại nhà, BN1342 cũng không thực hiện các quy định cách ly tại hộ gia đình như không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, không tụ tập tại nơi cách ly, giữ khoảng cách 2m với

Trang 10

người tiếp xúc và phải đeo khẩu trang Trường hợp BN1347 đã lây từ BN1342 do không tuân thủ các quy định về cách ly tại nhà.

Theo khoản 1, Điều 584, BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác"

Căn cứ quy định trên, bệnh nhân nhiễm virus hoặc nghi nhiễm virus (gọi tắt

là A) thuộc đối tượng phải cách ly nhưng cố tình không thực hiện cách ly và đi tiếp xúc với người khác (B) là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng tới B là buộc B phải cách ly - hạn chế một số quyền và thiệt hại về thu nhập trong những ngày bị cách ly Đây là thiệt hại xảy ra do lỗi của A, vì vậy A phải bồi thường thiệt hại cho

B theo quy định pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trường hợp này nếu A không tự nguyện bồi thường thì B có quyền khởi kiện tại toà án nơi A cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại Trường hợp này B có quyền yêu cầu toà án giải quyết buộc A phải bồi thường 02 khoản: khoản thu nhập thực tế

bị mất trong những ngày bị áp dụng biện pháp cách ly và khoản tổn thất về tinh thần

do bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, tự do cư trú Trường hợp khi cách ly B phải tự lo chi phí ăn, ở và các chi phí khác thì có quyền yêu cầu bồi thường cả khoản này

Bên cạnh đó, theo Điều 240 BLHS năm 2015 thì “người nào thực hiện một

trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền ” Quy định này cho thấy chủ thể vi phạm có thể là bất kỳ

người nào có hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người Đồng thời, Điều 2 BLHS năm 2015 quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự là: Chỉ người nào phạm một tội

đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự Điều 76 của BLHS năm 2015 không liệt kê Điều 240 Điều này cho thấy tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người chỉ áp dụng đối với cá nhân

Từ những quy định trên, chúng ta thấy rằng, về chủ thể bồi thường, mặc dù BLDS năm 2015 quy định có thể là cá nhân, pháp nhân nhưng đối với trách nhiệm BTTH do hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid – 19 thì chủ thể bồi thường thường là

cá nhân do hành vi làm lây lan dịch bệnh chủ yếu là những hành vi trái pháp luật của

cá nhân như: Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN