Bạo lực học đường hiện nay đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Tỷ lệ bạo lực học đường ngày càng gia tăng ở lức tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn giữa học sinh và thầy cô giáo tạo nên nỗi bức xúc cho cộng đồng và xã hội.
Trang 1TRUYỀN THÔNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Bạo lực học đường hiện nay đang ngày càng phát triển tại Việt Nam Tỷ lệ bạo lực học đường ngày càng gia tăng ở lức tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn giữa học sinh và thầy cô giáo tạo nên nỗi bức xúc cho cộng đồng và xã hội
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường Tựu chung có ba nhóm nguyên nhân chính: nhóm nguyên nhân xuất phát từ xã hội, gia đình và bản thân học sinh Đối với nhóm nguyên nhân xã hội thì học sinh chịu ảnh hưởng bởi game/phim ảnh bạo lực diễn ra hằng ngày trong cuộc sống Đó là do điều kiện vật chất của các gia đình ngày nay khá giả, tạo điều kiện cho con cái tiếp cận Internet và các trò chơi trên mạng Ngoài ra phải kể đến các nguyên nhân là do thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước đối với các loại game/phim ảnh bạo lực trên thị trường và học sinh, thanh thiếu niên thiếu những sân chơi lành mạnh phù hợp với lứa tuổi nên phải tìm đến các loại game/phim ảnh bạo lực
Nguyên nhân thứ hai thuộc nhóm xã hội đến từ phía nhà trường Nhà trường là nơi học sinh được dạy dỗ về mặt kiến thức Tuy nhiên về mặt giáo dục tâm lý nhà trường vẫn chưa thật sự đảm nhận được vai trò này Thật vậy, đa số các trường hợp bạo lực học đường giữa thầy cô giáo
và học sinh có nguyên nhân xuất phát là từ sự thiếu thông hiểu giữa giáo viên và học sinh Ngoài
ra giáo viên vẫn chưa đóng vai trò là cầu nối giải quyết những mâu thuẩn giữa các học sinh với nhau
Về phía gia đình, các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do bạo lực trong gia đình,
do sự phân biệt của cha mẹ dành cho đối tượng gây bạo lực và sự thiếu quan tâm đến tâm lý của đối tượng Thật vậy, những hình ảnh bạo lực gia đình như cha đánh mẹ, anh chị em đánh nhau là những hình mẫu xấu đối với đối tượng, từ đó đối tượng áp dụng trên bạn học của mình Sự phân biệt của cha mẹ đối với con cái mình cũng có thể dẫn đến bạo lực học đường khi trẻ không được đối xử công bằng sẽ đem điều bất mãn, ức chế trong gia đình áp đặt lên bạn bè cùng trang lứa ngoài ra chính sự thiếu quan tâm của cha mẹ do bận rộn và thiếu kĩ năng giao tiếp của cha mẹ cũng đẩy trẻ đến con đường bạo lực
Về phía bản thân học sinh, vì đang ở độ tuổi trưởng thành nên các em muốn chứng tỏ bản thân Tuy nhiên có thể do thất bại trong học tập hay những khía cạnh khác trong cuộc sống, các
em có khuynh hướng chuyển sự chúng tỏ bản thân thông qua những hành động bắt nạt, đe dọa bạn bè Ngoài ra một phần liên quan đến bản tính và việc thiếu kĩ năng ứng xử của học sinh
Trang 2Điều này có lỗi của cả gia đình và trường học khi không thể dạy dỗ các em một số kĩ năng ứng
xử trong xã hội
Mô hình cây nguyên nhân của bạo lực học đường được trình bày trong hình 1 dưới đây:
Hình 1: cây nguyên nhân bạo lực ở học sinh phổ thông trung học
Trong các nguyên nhân gốc rễ kể trên, một số nguyên nhân có thể được giải quyết bằng cách áp dụng các mô hình tâm lý học tác động trực tiếp lên học sinh như sau:
Đối với nguyên nhân do thiếu kĩ năng ứng xử ở học sinh: có thể sử dụng tâm lý học hoạt động thông qua việc tập huấn cho các em các kĩ năng ứng xử bằng cách mở các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt cộng đồng giúp các em phát huy được kĩ năng ứng xử của bản thân
Đối với nguyên nhân muốn bắt chước hình tượng bạo lực: có thể sử dụng tâm lý học nhận thức Thông qua việc tuyên truyền cho các em nhiều về các tấm gương người tốt, việc tốt, các tấm gương giúp đỡ bạn bè, người già v.v khơi dậy các em tinh thần “nghĩa hiệp” sẵn sàng tương trợ người yếu Có như vậy các em vừa thõa được nhu cầu muốn bắt chước hình tượng đồng thời hướng các em vào các công việc nhân đạo trong xã hội
Trang 3 Đối với việc học sinh muốn chứng tỏ bản thân: chúng ta có thể sử dụng tâm lý học hoạt động hướng các em vào các hoạt động mà các em cho là thế mạnh của bản thân Ví dụ các em thiên về các hoạt động chân tay, mạng bạo có thể hướng các em vào các hoạt động thể thao như đá banh, bóng rổ, những môn thể thao đồng đội, cần nhiều sức lực Có như vậy các em mới phát huy được các khả năng của mình thay vì chuyển sang các hoạt động mang tính bạo lực
Đối với việc nghiện các game/phim ảnh bạo lực: sử dụng tâm lý học nhận thức Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường Trong đó, phụ huynh phải quản lý thời gian ở nhà của học sinh, không cho các em dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi online bạo lực Khi đến trường các em cần được dạy dỗ việc quản lý thời gian và tiền bạc hợp lý từ đó có thể quản lý thời gian của mình tránh việc nghiện nặng các game bạo lực
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu chung
Từ các nguyên nhân và các giải pháp trên, chúng tôi đưa ra mục tiêu chung của việc truyền thông
về bạo lực học đường cho các học sinh phổ thông trung học là phải biết được bạo lực học đường
là gì và cung cấp cho các em biết được các giải pháp nêu trên nhằm phòng tránh bạo lực học đường
2.2 Mục tiêu cụ thể
Sau khi được truyền thông về bạo lực học đường, học sinh có thể:
Nắm được thế nào là bạo lực học đường
Nắm được các nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường
Các biện pháp để phòng tránh bạo lực học đường
3 Đối tượng
Học sinh thuộc các khối lớp 10, 11, 12 thuộc trường trung học phổ thông X tại Tp.HCM
4 Nội dung truyền thông
Nội dung truyền thông gồm các phần: khái niệm về bạo lực học đường, các ngyên nhân bạo lực
họ đường và các biện pháp đối phó với bạo lực học đường
Thời lượng truyền thông dành cho từng phần như sau:
Khái niệm bạo lực học đường: 15 phút
Các nguyên nhân bạo lực học đường: 10 phút
Các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường: 20 phút
5 Phương pháp truyền thông giáo dục
Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực: sử dụng các tranh ảnh minh họa, giảng viên đặt câu hỏi cho học sinh, các học sinh được thảo luận nhóm và sau đó trình bày theo nhóm
Trang 4Sử dụng các phương tiện trực quan sinh động như: máy chiếu, bảng, giấy A4 dùng cho thảo luận nhóm