Kinh Tế - Quản Lý - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Quản trị kinh doanh ĐẶT TÊN NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG ThS.NCS. Đặng Thị Lành1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Nhân vật văn học luôn giữ vai trò quyết định nội dung, tư tưởng trong tác phẩm, vì vậy nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc họa nhân vật. Để nhận biết các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn buộc phải đặt cho mỗi nhân vật một cái tên cũng như người mẹ khi sinh con phải đặt tên cho nó. Đặt tên được hiểu là việc dùng một kí hiệu để chỉ sự vật trong thế giới khách quan, nói cách khác, định danh là thao tác gán tên gọi cho một chủ thể xác định. Tên gọi đó là kí hiệu ngôn ngữ giúp khu biệt từng thành viên trong xã hội. Sáng tác ra tác phẩm là việc quan trọng song việc đặt tên cho các nhân vật cũng là một việc quan trọng không kém bởi nó thể hiện năng lực tư duy, sự liên tưởng, mục đích của người đặt tên cho nhân vật, đây được xem là một “không gian nghệ thuật” để các nhà văn phát huy trí sáng tạo và độc giả thưởng thức, cảm nhận ý vị sâu xa của chính những cái tên trong mối quan hệ với hình tượng nhân vật và nội dung tư tưởng của cả tác phẩm. 1.2. Dương Hướng là một trong những cây bút nổi danh của văn xuôi đương đại Việt Nam. Ông vào nghề ở tuổi 40, trình làng bằng tập truyện ngắn Gót son (1989) nhưng chưa gây được tiếng vang. Hai năm sau, Dương Hướng trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu những năm 90 của thế kỷ XX khi cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Bến không chồng - một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Ông được xem là một trong nhiều nhà văn có đóng góp vào thời điểm của cao trào đổi mới văn học và Bến không chồng là một thành tựu quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Trên đà thành công của Bến không chồng, Dương Hướng cho ra mắt tiểu thuyết Bóng đêm và mặt trời (ban đầu có tên là Trần gian đời người), dù không vượt qua được cái bóng to lớn của Bến không chồng nhưng tác phẩm được giới phê bình đánh giá là một cuốn tiểu thuyết chững chạc, mang đến cho bạn đọc những nhận thức mới và cảm xúc mới trước sự nghiệt ngã Trường Đại học Đà Lạt. 123ĐẶT TÊN NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG của lịch sử còn trĩu nặng bao ưu tư trong đời sống. Dù không có những cách tân táo bạo về nghệ thuật nhưng tiểu thuyết của Dương Hướng vẫn hấp dẫn người đọc bởi sự chân thực, vốn hiểu biết về đời sống làng quê, đặc biệt, nhà văn đã soi một cái nhìn mới vào những số phận con người trong và sau chiến tranh. Nhân vật trong các sáng tác của Dương Hướng không chỉ được khắc họa bởi hành động, ngôn ngữ, giọng điệu, tính cách… mà còn qua cả những cái tên đầy hàm súc, sâu sắc khiến độc giả phải suy ngẫm về hiện thực đã qua của đất nước. Vì vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu về cách đặt tên cho các nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng (qua Bến không chồng và Bóng đêm và mặt trời) từ góc nhìn thi pháp học, qua đó góp phần khẳng định: tên nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật giúp thể hiện tư tưởng, nội dung tác phẩm cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học Văn học được xem là mặt hồ phản chiếu cuộc sống hiện thực của con người qua hình tượng các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật văn học được ví như là “nhịp đập trái tim” làm nên sức sống cho mỗi tác phẩm bởi nhân vật là “nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài). Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” (Hán, Sử, Phi, 2011; tr. 235), nhân vật đó có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng. Tuy nhiên, nhân vật văn học không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… do vậy “nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” (Hán, Sử, Phi, 2011; tr. 235). Mỗi tác phẩm đều có một hoặc một số nhân vật chính, tồn tại trong mối quan hệ với các nhân vật phụ tạo nên một xã hội thu nhỏ. Nhân vật chính là hình ảnh xuyên suốt, giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm, nhân vật phụ sẽ góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính. Nhưng dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì sự hiện hữu của mỗi nhân vật trong văn bản đều được xác định bởi nhiều yếu tố như: tên của nhân vật, vóc dáng, y phục, tâm lý, tính cách, hành động… tất cả được thể hiện trong môi trường xã hội cụ thể và có mối quan hệ với nhau. Mỗi nhân vật văn học thường có một tên gọi xác định, đó có thể là những tên gọi giản dị, bình thường (Liên, Út Tịch, Bính…), có thể là những tên gọi hoặc gợi ra đặc điểm hình dáng bề ngoài nhân vật (Thị Nở, Chí Phèo…) hoặc gắn với nghề nghiệp, địa vị của nhân vật (quan huyện, ông giáo, lão Cảo chăn vịt…) hoặc thể hiện đặc điểm hình 124K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH dáng, tính cách nhân vật (Xuân Tóc Đỏ, Mắt Ướt, chàng Ngốc…) hay mang ý nghĩa, nhan đề tác phẩm như nhân vật Lãm, Nguyệt, Tính trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Trong tác phẩm, bên cạnh những nhân vật có tên cũng có những nhân vật không tên. Ngoại trừ những nhân vật phụ, có vai trò mờ nhạt thì việc nhà văn không gọi tên nhân vật cũng là một thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng khi cần nhấn mạnh ý nghĩa phổ quát, điển hình như các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hoặc bị vùi dập, xô đẩy, bị tước đoạt hết quyền làm người như nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của Kim Lân hay nhân vật người phụ nữ làng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu… 2.2. Các cách đặt tên nhân vật Theo Đinh Trọng Lạc, có nhiều cách đặt tên nhân vật khác nhau, song phổ biến nhất là đặt tên nhân vật sử dụng phép cải danh - “một biến thể của lối chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, dùng tên riêng thay cho tên chung hoặc dùng tên chung thay cho tên riêng” (Lạc, 2000; tr 60). Dạng thứ nhất của cải danh về cơ bản là đặc điểm của lời nói hội thọai, được dùng như một khuôn sáo để nói về tính cách con người nên hiệu quả dạng này không lớn, vì trong những trường hợp này, cải danh xuất hiện như một ẩn dụ đã phai mờ. Ví dụ: con bé ấy như Thị Nở (chỉ người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn). Dạng thứ hai của cải danh là đặc điểm về lời nói nghệ thuật. Trong tác phẩm nghệ thuật mà ở đó tất cả các thành tố đều cấu tạo nên một cấu trúc nhất định, thì tên của các nhân vật cũng có giá trị tu từ học, vì tên của các nhân vật cũng là một trong những thành tố cấu trúc. Cũng theo tác giả Đinh Trọng Lạc, có nhiều cách đặt tên cho nhân vật, như: đặt tên nhân vật gắn với hình dáng, đặc điểm của nhân vật (Khổng lồ, Tí hon, Sọ Dừa…); đặt tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc của nhân vật (Thần Gió, Thần Mưa…); đặt tên nhân vật gắn với chức vụ, địa vị của nhân vật (Quan huyện, thầy Lý, Bà lớn…); đặt tên nhân vật gắn với đặc điểm tính cách nhân vật (Chàng Ngốc, anh Khoai…). Ngoài ra cũng có thể dùng tên nhân vật thể hiện số phận; tên nhân vật thể hiện ẩn ý về cuộc đời nhân vật… Trong văn xuôi hiện đại, tên nhân vật không chỉ gắn với ngoại hình mà còn thể hiện được tính cách, xuất thân, số phận cuộc đời của nhân vật hoặc quan điểm về con người, cuộc đời của tác giả. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu chỉ đặt tên cho 3 nhân vật (trong tổng số 7 nhân vật) là Phùng, Đẩu và Phác (các nhân vật còn lại được gọi bằng những đại từ phiếm chỉ, không có tên cụ thể) với những nét nghĩa hàm ẩn. Phác là chất phác, thuần phác - chỉ cái bản thiện vốn có trong mỗi người (đây chính là tình tiết giảm nhẹ khi nhìn nhận việc thằng Phác đánh lại bố). Phùng là gặp, gặp lại, gặp được theo nghĩa may mắn (tao phùng, trùng phùng) vì vậy nhân vật Phùng đã gặp được màu hồng của ánh sương mai ở vùng nước phẳng lặng và tươi mát, gặp 125ĐẶT TÊN NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG được cảnh một chiếc thuyền đang tỏa khói giữa cảnh vật êm ả để rồi từ đó nhận ra một sự thật đau lòng. Đẩu là ngôi sao, đèn trời cần tỏa sáng nên vị Bao Công của cái phố huyện miền biển ấy đã ngộ ra cái khoảng cách giữa quan niệm cứng nhắc của mình với đời sống thực tiễn sinh động. Tương tự, trong Mảnh trăng cuối rừng, nhà văn cũng đã đặt cho nhân vật những cái tên ẩn chứa nhiều ý nghĩa: Nguyệt (là trăng, là vẻ đẹp của trăng, vẻ đẹp ấy lung linh tỏa sáng đối lập với cảnh lửa đạn ác liệt, tang tóc giữa tuyến đường giao thông quân sự), Lãm (là nhìn ngắm, thưởng thức vẻ đẹp của trăng và của Nguyệt), chị Tính (là tính toán, toan tính, lo liệu cho mối tình giữa Lãm và Nguyệt). Với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình, họ đơn giản chỉ là những “bác lái xe”, “ông họa sĩ”, “cô kỹ sư”, “anh thanh niên”… có thể bắt gặp ở mọi nơi, họ đơn giản là những con người bình dị, lặng lẽ lao động, lặng lẽ cống hiến, họ không phải là một con người cụ thể nào mà họ là đại diện của cả một tập thể, một thế hệ những con người vô danh âm thầm lao động dựng xây đất nước. Xác định nhân vật thông qua tên gọi là một thủ pháp xây dựng nhân vật văn học khá phổ biến. Trong Gia đình của Ba Kim, tên các nhân vật như Giác Tuệ, Minh Phượng, Giác Tân, Giác Dân, Giác Tuệ, Giác Anh… đều mang hàm nghĩa sâu sắc, người đọc phải suy ngẫm mới có thể lĩnh hội được. Tên các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần đã trở thành chìa khóa để mở ra những tầng lớp sâu xa trong tác phẩm với: tên nhân vật mô phỏng vận mệnh (Nguyên Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân); tên tuổi ám chỉ ngũ hành (Lâm Đại Ngọc mệnh mộc, Sử Tương Vân mệnh thủy, Tiết Bảo Thoa mệnh kim…). Dostoievsky với Tội ác và hình phạt đã gọi tên nhân vật Raskolnikov bằng tiền tố raskolnik nghĩa là kẻ ly khai, kẻ ngoại khổ - đã ẩn chứa số phận của nhân vật này... Nhìn chung, tên nhân vật cần phân tích kỹ lưỡng bởi đó chính là “chúa trùm của những biểu tượng” (Roland Barthes). Nghiên cứu hệ thống tên gọi của các nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và trong tiểu thuyết Dương Hướng nói riêng là một thao tác hữu ích nhằm tiếp cận rõ hơn nội dung tác phẩm cũng như tư tưởng mà tác giả gửi gắm thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành bài viết này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của các nhân vật trong tác phẩm, từ đó góp phần khẳng định tên nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng, nội dung tác phẩm cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn. 126K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Thủ pháp thống kê, phân loại: nhằm cung cấp những số liệu xác định, tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc phân tích, đánh giá về cách đặt tên cho các nhân vật trong văn bản. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nhận xét chung Nghiên cứu văn bản Bến không chồng và Bóng đêm và mặt trời, chúng tôi nhận thấy: - Với tổng số 251 nhân vật (154 nhân vật xuất hiện trực tiếp và 97 nhân vật xuất hiện gián tiếp), các nhân vật đều được nhà văn mô tả, gọi tên dựa trên 3 dạng chính là: nhân vật có tên (105 nhân vật); nhân vật không tên (57 nhân vật) và nhân vật được xác định dựa trên quan hệ gia đình (36 nhân vật). + Kiểu nhân nhân vật có tên, nhà văn dùng tên của nhân vật thể hiện: đặc điểm tính cách nhân vật; số phận, cuộc đời nhân vật; vừa thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật vừa ẩn ý về số phận cuộc đời nhân vật; tên nhân vật trái ngược với tính cách, cuộc đời nhân vật và tên nhân vật gắn với đặc điểm hình dáng bên ngoài; tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc; tên nhân vật gợi sự xuất thân tầng lớp; tên nhân vật bình thường. Tuy nhiên tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc; tên nhân vật gợi sự xuất thân tầng lớp; tên nhân vật bình thường không phải là đối tượng nghiên cứu của bài viết vì đây chủ yếu là những nhân vật phụ hoặc là những nhân vật xuất hiện gián tiếp, góp phần bổ sung, làm phong phú về bức tranh nhân vật của tiểu thuyết Dương Hướng nên gần như không chứa đựng tư tưởng, ý nghĩa nội dung, chủ đề của tác phẩm. + Kiểu nhân vật không tên thường là những nhân vật phụ, có vai trò mờ nhạt trong tác phẩm hoặc chỉ đơn giản là được nhắc đến qua lời kể của các nhân vật khác, như anh chân sào, đức cha, ông đội trưởng đội cải cách, ông chủ tịch, người ăn mày, người trông coi máy nổ, bà lão trên bàn cờ, chàng nông dân, cặp sinh viên, người quản trại… + Kiểu nhân vật gọi tên dựa theo quan hệ gia đình thường xuất hiện với những cách gọi như: dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với tên của người đó (nếu có quan hệ huyết thống): mẹ con Loan, bố Nghĩa, thằng con lớn nhà Xeng, con gái Hạnh, chị cả Nghĩa, thằng con nhỏ cả Lạnh, đứa con anh Mát, con Đặng Xuân Tòng… hoặc dùng từ chỉ thứ bậc, quan hệ gia đình của chồng hoặc vợ người đó (nếu không có quan hệ huyết thống): vợ anh Lạnh, chồng Hà, vợ họa sĩ Thuần, vợ lão Kình, thím Xeng, bà Khiên, bà Hinh, chồng chị Nhân, vợ anh Biền, vợ thằng Tốn... - Trong kiểu nhân vật có tên, số lượng nhân vật được định danh với những cái tên mang tính ẩn dụ đầy hàm súc, sâu sắc có số lượng khá lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu về cách gọi tên của một số nhân vật xuất 127ĐẶT TÊN NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG hiện trực tiếp (bao gồm cả nhân vật chính và nhân vật phụ) có vai trò, vị trí nhất định trong tác phẩm và thể hiện tư tưởng, nội dung cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả. Số liệu chi tiết về tên các nhân vật thể hiện trong bảng sau: Bảng số liệu thống kê về cách đặt tên cho nhân vật trong Bến không chồng (BKC) và Bóng đêm và mặt trời (BĐVMT) Kiểu Cách đặt tên cho nhân vật BĐVMT BKC Tổng số Tỉ lệ Nhân vật có tên Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật 2 6 8 3,2 Tên nhân vật thể hiện số phận, cuộc đời 3 7 10 4,0 Tên nhân vật vừa thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật vừa ẩn ý về số phận cuộc đời nhân vật 2 7 9 3,6 Tên nhân vật gắn với đặc điểm hình dáng bên ngoài 0 7 7 2,8 Tên nhân vật trái ngược với tính cách, cuộc đời nhân vật 2 1 3 1,2 Tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc, 8 7 15 6,0 Tên nhân vật gợi sự xuất thân tầng lớp 18 26 44 17,5 Tên nhân vật bình thường 17 44 61 24,3 Nhân vật không tên 36 21 57 22,7 Nhân vật xác định dựa trên quan hệ gia đình 15 22 37 14,7 Tổng số 103 148 251 100 Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu về cách đặt tên nhân vật trong hai tiểu thuyết Bến không chồng và Bóng đêm và mặt trời qua một số tên gọi tiêu biểu. 4.2. Đặt tên nhân vật theo đặc điểm tính cách nhân vật Bà Nhân: Trong quan niệm của người Việt, đặt tên Nhân thường để chỉ con người hoặc lòng thương người. Nhân (仁 - bộ nhân 人) (chữ hội ý, chỉ mối quan hệ giữa con người (bộ 人) với đồng loại (chữ 二: hai, chỉ số nhiều) nghĩa là nhân đức, tức chỉ sự thương yêu, khoan dung, luôn giúp đỡ người khác vậy nên cả cuộc đời bà Nhân trong Bến không chồng sống có nhân, có đức, hiền lành, vị tha. Chồng đi chiến trận, bà ở nhà chăm lo việc đồng áng và nuôi dạy các con khôn lớn. Ngày cả làng chia của cải của địa chủ Hào, bà Nhân sẵn sàng không lấy vì biết “làng mình bao người còn khó khăn hơn”. Ngay cả khi bi kịch chồng chất bi kịch (chồng và hai con chết trận), bà vẫn thương cho số phận của Dâu, Thắm và thể hiện lòng nhân ái, bao dung của người phụ nữ Việt Nam khi “vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, an ủi các bà mẹ các chị có chồng con chiến đấu” (tr. 259). Nhân trong từ mĩ nhân (美 - bộ 人) chỉ người đàn bà đẹp, có nhan sắc, ý nói người tài sắc vẹn toàn. Với mái tóc dài quá gối mà đen nhánh, bà Nhân là người phụ nữ đẹp nhất làng Đông. Ngoài ra, trong cảm nhận của Vạn, bà 128K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Nhân còn có tài cưỡi trâu hơn người “lúc ấy tôi bái phục tài cưỡi trâu của chị. Con trâu của chị nó bổ nhào xuống sông mà chị vẫn nghễu nghện trên lưng trâu” (tr.55). Nhưng nhân (人 - bộ nhân: chữ tượng hình, hình một người đang đi trên đôi chân của mình) trước tiên và sau cùng vẫn là con người. Theo triết lý đạo Phật, con người (hay chúng sinh) đều khổ. Cái khổ của bà Nhân đến từ sự mất mát đớn đau khi chồng rồi hai đứa con trai lần lượt tử trận và sự mất mát hạnh phúc của đứa con gái mà bà xem như hy vọng cuối cùng. Ngay cả tình cảm riêng tư bà cũng phải kìm nén bao năm vì mặc cảm “gái nạ dòng”. Thế mới biết, sức chịu đựng của con người thật ghê gớm. Biền (弁- bộ củng 廾: chữ tượng hình, hình hai tay nâng mũ) là mũ quan võ ngày xưa (đồng thời cũng chỉ quan cấp dưới hoặc quan võ thời xưa) nên tiếng Việt có từ võ biền nghĩa hoán dụ chỉ những người ưa dùng sức mạnh mà không có đầu óc, học thức. Điều này cũng đúng với anh Biền: học hành không đỗ đạt, sẵn sàng nghỉ học để đưa một người bạn đi cấp cứu và đặc biệt hơn là khả năng xoay sở của anh Biền trong thời chiến nên anh luôn suôn sẻ trong việc tìm cách về thăm nhà, thăm vợ con mà không hề bị phát hiện nội dung giả trong những bức điện nhà gửi lên. Biền (平 - bộ can 干: chữ tượng hình, hình một cái thang đo mức độ) còn có nghĩa là bằng phẳng, yên ổn nên cả cuộc đời của anh Biền mọi thứ đều bình lặng, suôn sẻ, không một chút khó khăn, trở ngại. Vì học hành không thành đạt, thi trượt nên anh Biền đi lính nhưng rồi anh bỏ ngũ, về nhà lấy vợ, sau lại khoác balo trở lại lính. Rời cuộc chiến trong nguyên vẹn cả thể chất lẫn tâm hồn, anh Biền trở về sống cùng vợ con trong căn nhà mặt phố ở thị xã. Cuộc sống của anh cứ bình lặng, an yên trôi qua. Trong Bóng đêm và mặt trời, nhân vật bà Nghĩa, Ngô Quất cũng được xây dựng theo cách gọi tên này. Nghĩa (义 - bộ chủ丶: chữ hội ý) là việc nghĩa, lẽ phải chăng hay việc đáng phải làm, việc chính nghĩa (正义). Điều này thể hiện ngay từ việc trong ngày hội ở sân Đình, bà đã dám chỉ vào mặt Ngô Quất mà mắng rằng “Tôi mà được làm tướng thật thì tôi đã lệnh cho chém đầu anh từ lâu rồi”, hay việc bà sẵn sàng đi vác đất để kiếm kế sinh nhai thay vì khuôn mình vào đội hát đồng ca để diễn những sáng tác ngô nghê, lố lăng của tay Quất. Nghĩa còn là nghĩa khí nên suốt dọc chiều dài tác phẩm, người phụ nữ này luôn giữ trọn nghĩa khí, khí tiết của một người phụ nữ thờ chồng, nuôi con. Đêm đêm bà lặng lẽ ngồi mài dao “xoèn xoẹt” như một cách để đề phòng, giữ gìn lòng chung thủy, trinh tiết cho hai mẹ con, nhất là “dọa Ngô Quất” không mò sang giở trò. Ngay cả khi Nga đã chuyển lên tỉnh sống, khuyên mẹ nên về ở với Ngô Quất thì bà Nghĩa vẫn nhất quyết chối từ, thà ở vậy còn hơn là ở với con người “chỉ biết bản thân mình”. Đó cũng chính là tình, tình nghĩa (義 - bộ dương 羊) vợ chồng với bố Lưỡng ngay cả khi ông đã mất. Ngô Quất: Quất (憰 - bộ tâm 心: chữ hình thanh, hội ý) có nghĩa là tính tình man trá giỏi thay đổi, rất phù hợp với cách xây dựng nhân vật này. Ngay từ khi con trẻ, để 129ĐẶT TÊN NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG giữ được tính mạng cũng như uy tín, danh dự của mình, Ngô Quất đã dám đứng lên đấu tố những người đã sinh ra, nuôi dưỡng mình dù hắn biết bố hắn không phải tham lam gì và chính ông đã vất vả nuôi sống anh em hắn bằng nghề mủi sung (gắp phân) (nghề chịu sự khinh rẻ của mọi người) và giúp đỡ bao người dân làng Gồi gặp khó khăn. Sau khi vợ chết, Quất dối lừa Đô đi làm ăn xa rồi trộm chiếc vòng trao duyên của Nga (cho Đô) bán lại cho lão Kình rồi tỏ vẻ không biết khi Nga chạy sang nhà tìm Đô hỏi. Ngoài ra, Quất (động) theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là vụt bằng roi hoặc bằng dây cứng (Phê, 1019; tr. 1022) nên tất cả những việc làm của Ngô Quất như những cái vụt đau đớn vào người thân, dân làng: Quất vụt những phát đau đớn vào gia đình, người thân khi dám đứng lên đấu tố bố đẻ; ngay khi nhận lãnh đạo phong trào văn hóa của làng Nguyệt Hà, Quất đã vụt mạnh vào nếp sống của dân làng khi đưa ra bốn điều cấm (cấm đám tang không được đánh trống cà rùng, cấm không gia đình nào bán cứt, cấm mọi người chơi diều và đội chèo của làng không được diễn các vở chèo cổ). Quất đã quất cho dân làng Nguyệt Hạ một cú bất ngờ khi hắn kiên quyết phá đình làng khiến người dân bất bình, quất cho Đô một cái đau đớn tột cùng khi mẹ Đô vì cố ngăn cản chồng mà ngã sấp mặt rồi chết cùng đứa em trong bụng khiến Đô trở thành kẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ và Quất cũng đã quất mạnh vào cuộc tình của Đô - Nga khiến đôi trẻ phải chia xa. 4.3. Tên nhân vật thể hiện số phận, cuộc đời Dâu (
Trang 1TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG
ThS.NCS Đặng Thị Lành* 1
1 MỞ ĐẦU
1.1 Nhân vật văn học luôn giữ vai trò quyết định nội dung, tư tưởng trong tác
phẩm, vì vậy nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc họa nhân vật Để nhận biết các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn buộc phải đặt cho mỗi nhân vật một cái tên cũng như người mẹ khi sinh con phải đặt tên cho nó Đặt tên được hiểu
là việc dùng một kí hiệu để chỉ sự vật trong thế giới khách quan, nói cách khác, định danh là thao tác gán tên gọi cho một chủ thể xác định Tên gọi đó là kí hiệu ngôn ngữ giúp khu biệt từng thành viên trong xã hội Sáng tác ra tác phẩm là việc quan trọng song việc đặt tên cho các nhân vật cũng là một việc quan trọng không kém bởi nó thể hiện năng lực tư duy, sự liên tưởng, mục đích của người đặt tên cho nhân vật, đây được xem là một “không gian nghệ thuật” để các nhà văn phát huy trí sáng tạo và độc giả thưởng thức, cảm nhận ý vị sâu xa của chính những cái tên trong mối quan hệ với hình tượng nhân vật và nội dung tư tưởng của cả tác phẩm
1.2 Dương Hướng là một trong những cây bút nổi danh của văn xuôi đương đại
Việt Nam Ông vào nghề ở tuổi 40, trình làng bằng tập truyện ngắn Gót son (1989)
nhưng chưa gây được tiếng vang Hai năm sau, Dương Hướng trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu những năm 90
của thế kỷ XX khi cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Bến không chồng - một trong ba tác phẩm
nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 Ông được xem là một trong nhiều
nhà văn có đóng góp vào thời điểm của cao trào đổi mới văn học và Bến không chồng
là một thành tựu quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Trên đà thành công
của Bến không chồng, Dương Hướng cho ra mắt tiểu thuyết Bóng đêm và mặt trời (ban đầu có tên là Trần gian đời người), dù không vượt qua được cái bóng to lớn của Bến không chồng nhưng tác phẩm được giới phê bình đánh giá là một cuốn tiểu thuyết chững
chạc, mang đến cho bạn đọc những nhận thức mới và cảm xúc mới trước sự nghiệt ngã
* Trường Đại học Đà Lạt.
Trang 2của lịch sử còn trĩu nặng bao ưu tư trong đời sống Dù không có những cách tân táo bạo về nghệ thuật nhưng tiểu thuyết của Dương Hướng vẫn hấp dẫn người đọc bởi sự
chân thực, vốn hiểu biết về đời sống làng quê, đặc biệt, nhà văn đã soi một cái nhìn mới vào những số phận con người trong và sau chiến tranh Nhân vật trong các sáng tác của
Dương Hướng không chỉ được khắc họa bởi hành động, ngôn ngữ, giọng điệu, tính cách… mà còn qua cả những cái tên đầy hàm súc, sâu sắc khiến độc giả phải suy ngẫm
về hiện thực đã qua của đất nước Vì vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu về cách đặt
tên cho các nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng (qua Bến không chồng và Bóng đêm và mặt trời) từ góc nhìn thi pháp học, qua đó góp phần khẳng định: tên nhân vật là
một trong những thủ pháp nghệ thuật giúp thể hiện tư tưởng, nội dung tác phẩm cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học
Văn học được xem là mặt hồ phản chiếu cuộc sống hiện thực của con người qua hình tượng các nhân vật trong tác phẩm Nhân vật văn học được ví như là “nhịp đập trái tim” làm nên sức sống cho mỗi tác phẩm bởi nhân vật là “nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài)
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, nhân vật văn học là “con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học” (Hán, Sử, Phi, 2011; tr 235), nhân vật đó có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng Tuy nhiên, nhân vật văn học không phải
là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… do vậy
“nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” (Hán, Sử, Phi, 2011; tr 235)
Mỗi tác phẩm đều có một hoặc một số nhân vật chính, tồn tại trong mối quan hệ với các nhân vật phụ tạo nên một xã hội thu nhỏ Nhân vật chính là hình ảnh xuyên suốt, giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm, nhân vật phụ sẽ góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính Nhưng dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì sự hiện hữu của mỗi nhân vật trong văn bản đều được xác định bởi nhiều yếu tố như: tên của nhân vật, vóc dáng, y phục, tâm lý, tính cách, hành động… tất cả được thể hiện trong môi trường xã hội cụ thể và có mối quan hệ với nhau
Mỗi nhân vật văn học thường có một tên gọi xác định, đó có thể là những tên gọi giản dị, bình thường (Liên, Út Tịch, Bính…), có thể là những tên gọi hoặc gợi ra đặc điểm hình dáng bề ngoài nhân vật (Thị Nở, Chí Phèo…) hoặc gắn với nghề nghiệp, địa
vị của nhân vật (quan huyện, ông giáo, lão Cảo chăn vịt…) hoặc thể hiện đặc điểm hình
Trang 3dáng, tính cách nhân vật (Xuân Tóc Đỏ, Mắt Ướt, chàng Ngốc…) hay mang ý nghĩa,
nhan đề tác phẩm như nhân vật Lãm, Nguyệt, Tính trong Mảnh trăng cuối rừng của
Nguyễn Minh Châu Trong tác phẩm, bên cạnh những nhân vật có tên cũng có những nhân vật không tên Ngoại trừ những nhân vật phụ, có vai trò mờ nhạt thì việc nhà văn không gọi tên nhân vật cũng là một thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng khi
cần nhấn mạnh ý nghĩa phổ quát, điển hình như các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long hoặc bị vùi dập, xô đẩy, bị tước đoạt hết quyền làm người như nhân
vật người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của Kim Lân hay nhân vật người phụ nữ làng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…
2.2 Các cách đặt tên nhân vật
Theo Đinh Trọng Lạc, có nhiều cách đặt tên nhân vật khác nhau, song phổ biến nhất
là đặt tên nhân vật sử dụng phép cải danh - “một biến thể của lối chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, dùng tên riêng thay cho tên chung hoặc dùng tên chung thay cho tên riêng”
(Lạc, 2000; tr 60) Dạng thứ nhất của cải danh về cơ bản là đặc điểm của lời nói hội thọai, được dùng như một khuôn sáo để nói về tính cách con người nên hiệu quả dạng này không lớn, vì trong những trường hợp này, cải danh xuất hiện như một ẩn dụ đã phai
mờ Ví dụ: con bé ấy như Thị Nở (chỉ người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn) Dạng thứ hai
của cải danh là đặc điểm về lời nói nghệ thuật Trong tác phẩm nghệ thuật mà ở đó tất cả các thành tố đều cấu tạo nên một cấu trúc nhất định, thì tên của các nhân vật cũng có giá trị tu từ học, vì tên của các nhân vật cũng là một trong những thành tố cấu trúc
Cũng theo tác giả Đinh Trọng Lạc, có nhiều cách đặt tên cho nhân vật, như: đặt tên nhân vật gắn với hình dáng, đặc điểm của nhân vật (Khổng lồ, Tí hon, Sọ Dừa…); đặt tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc của nhân vật (Thần Gió, Thần Mưa…); đặt tên nhân vật gắn với chức vụ, địa vị của nhân vật (Quan huyện, thầy
Lý, Bà lớn…); đặt tên nhân vật gắn với đặc điểm tính cách nhân vật (Chàng Ngốc, anh Khoai…) Ngoài ra cũng có thể dùng tên nhân vật thể hiện số phận; tên nhân vật thể hiện ẩn ý về cuộc đời nhân vật…
Trong văn xuôi hiện đại, tên nhân vật không chỉ gắn với ngoại hình mà còn thể hiện được tính cách, xuất thân, số phận cuộc đời của nhân vật hoặc quan điểm về con
người, cuộc đời của tác giả Trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu chỉ đặt
tên cho 3 nhân vật (trong tổng số 7 nhân vật) là Phùng, Đẩu và Phác (các nhân vật còn lại được gọi bằng những đại từ phiếm chỉ, không có tên cụ thể) với những nét nghĩa hàm ẩn Phác là chất phác, thuần phác - chỉ cái bản thiện vốn có trong mỗi người (đây chính là tình tiết giảm nhẹ khi nhìn nhận việc thằng Phác đánh lại bố) Phùng là gặp, gặp lại, gặp được theo nghĩa may mắn (tao phùng, trùng phùng) vì vậy nhân vật Phùng
đã gặp được màu hồng của ánh sương mai ở vùng nước phẳng lặng và tươi mát, gặp
Trang 4được cảnh một chiếc thuyền đang tỏa khói giữa cảnh vật êm ả để rồi từ đó nhận ra một
sự thật đau lòng Đẩu là ngôi sao, đèn trời cần tỏa sáng nên vị Bao Công của cái phố huyện miền biển ấy đã ngộ ra cái khoảng cách giữa quan niệm cứng nhắc của mình
với đời sống thực tiễn sinh động Tương tự, trong Mảnh trăng cuối rừng, nhà văn
cũng đã đặt cho nhân vật những cái tên ẩn chứa nhiều ý nghĩa: Nguyệt (là trăng, là vẻ đẹp của trăng, vẻ đẹp ấy lung linh tỏa sáng đối lập với cảnh lửa đạn ác liệt, tang tóc giữa tuyến đường giao thông quân sự), Lãm (là nhìn ngắm, thưởng thức vẻ đẹp của trăng và của Nguyệt), chị Tính (là tính toán, toan tính, lo liệu cho mối tình giữa Lãm
và Nguyệt) Với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình, họ đơn giản chỉ là những “bác lái xe”, “ông họa sĩ”, “cô kỹ sư”,
“anh thanh niên”… có thể bắt gặp ở mọi nơi, họ đơn giản là những con người bình dị, lặng lẽ lao động, lặng lẽ cống hiến, họ không phải là một con người cụ thể nào mà họ
là đại diện của cả một tập thể, một thế hệ những con người vô danh âm thầm lao động dựng xây đất nước
Xác định nhân vật thông qua tên gọi là một thủ pháp xây dựng nhân vật văn
học khá phổ biến Trong Gia đình của Ba Kim, tên các nhân vật như Giác Tuệ, Minh
Phượng, Giác Tân, Giác Dân, Giác Tuệ, Giác Anh… đều mang hàm nghĩa sâu sắc,
người đọc phải suy ngẫm mới có thể lĩnh hội được Tên các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần đã trở thành chìa khóa để mở ra những tầng lớp sâu xa trong
tác phẩm với: tên nhân vật mô phỏng vận mệnh (Nguyên Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân); tên tuổi ám chỉ ngũ hành (Lâm Đại Ngọc mệnh mộc, Sử Tương
Vân mệnh thủy, Tiết Bảo Thoa mệnh kim…) Dostoievsky với Tội ác và hình phạt đã gọi tên nhân vật Raskolnikov bằng tiền tố raskolnik nghĩa là kẻ ly khai, kẻ ngoại khổ
- đã ẩn chứa số phận của nhân vật này
Nhìn chung, tên nhân vật cần phân tích kỹ lưỡng bởi đó chính là “chúa trùm của những biểu tượng” (Roland Barthes) Nghiên cứu hệ thống tên gọi của các nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và trong tiểu thuyết Dương Hướng nói riêng là một thao tác hữu ích nhằm tiếp cận rõ hơn nội dung tác phẩm cũng như tư tưởng mà tác giả gửi gắm thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành bài viết này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của các nhân vật trong tác phẩm, từ đó góp phần khẳng định tên nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng, nội dung tác phẩm cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn
Trang 5Thủ pháp thống kê, phân loại: nhằm cung cấp những số liệu xác định, tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc phân tích, đánh giá về cách đặt tên cho các nhân vật trong văn bản
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nhận xét chung
Nghiên cứu văn bản Bến không chồng và Bóng đêm và mặt trời, chúng tôi nhận thấy:
- Với tổng số 251 nhân vật (154 nhân vật xuất hiện trực tiếp và 97 nhân vật xuất hiện gián tiếp), các nhân vật đều được nhà văn mô tả, gọi tên dựa trên 3 dạng chính là: nhân vật có tên (105 nhân vật); nhân vật không tên (57 nhân vật) và nhân vật được xác định dựa trên quan hệ gia đình (36 nhân vật)
+ Kiểu nhân nhân vật có tên, nhà văn dùng tên của nhân vật thể hiện: đặc điểm tính cách nhân vật; số phận, cuộc đời nhân vật; vừa thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật vừa
ẩn ý về số phận cuộc đời nhân vật; tên nhân vật trái ngược với tính cách, cuộc đời nhân vật và tên nhân vật gắn với đặc điểm hình dáng bên ngoài; tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc; tên nhân vật gợi sự xuất thân tầng lớp; tên nhân vật bình thường Tuy nhiên tên nhân vật gắn với nghề nghiệp, công việc; tên nhân vật gợi sự xuất thân tầng lớp; tên nhân vật bình thường không phải là đối tượng nghiên cứu của bài viết vì đây chủ yếu là những nhân vật phụ hoặc là những nhân vật xuất hiện gián tiếp, góp phần bổ sung, làm phong phú về bức tranh nhân vật của tiểu thuyết Dương Hướng nên gần như không chứa đựng tư tưởng, ý nghĩa nội dung, chủ đề của tác phẩm
+ Kiểu nhân vật không tên thường là những nhân vật phụ, có vai trò mờ nhạt trong tác phẩm hoặc chỉ đơn giản là được nhắc đến qua lời kể của các nhân vật khác, như anh chân sào, đức cha, ông đội trưởng đội cải cách, ông chủ tịch, người ăn mày, người trông coi máy nổ, bà lão trên bàn cờ, chàng nông dân, cặp sinh viên, người quản trại…
+ Kiểu nhân vật gọi tên dựa theo quan hệ gia đình thường xuất hiện với những cách gọi như: dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với tên của người đó (nếu có quan hệ huyết thống): mẹ con Loan, bố Nghĩa, thằng con lớn nhà Xeng, con gái Hạnh, chị cả Nghĩa, thằng con nhỏ cả Lạnh, đứa con anh Mát, con Đặng Xuân Tòng… hoặc dùng
từ chỉ thứ bậc, quan hệ gia đình của chồng hoặc vợ người đó (nếu không có quan hệ huyết thống): vợ anh Lạnh, chồng Hà, vợ họa sĩ Thuần, vợ lão Kình, thím Xeng, bà Khiên, bà Hinh, chồng chị Nhân, vợ anh Biền, vợ thằng Tốn
- Trong kiểu nhân vật có tên, số lượng nhân vật được định danh với những cái tên mang tính ẩn dụ đầy hàm súc, sâu sắc có số lượng khá lớn Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu về cách gọi tên của một số nhân vật xuất
Trang 6hiện trực tiếp (bao gồm cả nhân vật chính và nhân vật phụ) có vai trò, vị trí nhất định trong tác phẩm và thể hiện tư tưởng, nội dung cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả
Số liệu chi tiết về tên các nhân vật thể hiện trong bảng sau:
Bảng số liệu thống kê về cách đặt tên cho nhân vật
trong Bến không chồng (BKC) và Bóng đêm và mặt trời (BĐVMT)
Kiểu Cách đặt tên cho nhân vật BĐVMT BKC Tổng số Tỉ lệ
Nhân vật
có tên
Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật 2 6 8 3,2 %
Tên nhân vật vừa thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật vừa ẩn
Tên nhân vật gắn với đặc điểm hình dáng bên ngoài 0 7 7 2,8% Tên nhân vật trái ngược với tính cách, cuộc đời nhân vật 2 1 3 1,2 %
Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu về cách đặt tên nhân vật trong hai tiểu
thuyết Bến không chồng và Bóng đêm và mặt trời qua một số tên gọi tiêu biểu.
4.2 Đặt tên nhân vật theo đặc điểm tính cách nhân vật
Bà Nhân: Trong quan niệm của người Việt, đặt tên Nhân thường để chỉ con người
hoặc lòng thương người Nhân (仁 - bộ nhân 人) (chữ hội ý, chỉ mối quan hệ giữa con người (bộ 人) với đồng loại (chữ 二: hai, chỉ số nhiều) nghĩa là nhân đức, tức chỉ sự thương yêu, khoan dung, luôn giúp đỡ người khác vậy nên cả cuộc đời bà Nhân trong
Bến không chồng sống có nhân, có đức, hiền lành, vị tha Chồng đi chiến trận, bà ở
nhà chăm lo việc đồng áng và nuôi dạy các con khôn lớn Ngày cả làng chia của cải của địa chủ Hào, bà Nhân sẵn sàng không lấy vì biết “làng mình bao người còn khó khăn hơn” Ngay cả khi bi kịch chồng chất bi kịch (chồng và hai con chết trận), bà vẫn thương cho số phận của Dâu, Thắm và thể hiện lòng nhân ái, bao dung của người phụ
nữ Việt Nam khi “vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, an ủi các bà mẹ các chị có
chồng con chiến đấu” (tr 259) Nhân trong từ mĩ nhân (美 - bộ 人) chỉ người đàn bà
đẹp, có nhan sắc, ý nói người tài sắc vẹn toàn Với mái tóc dài quá gối mà đen nhánh,
bà Nhân là người phụ nữ đẹp nhất làng Đông Ngoài ra, trong cảm nhận của Vạn, bà
Trang 7Nhân còn có tài cưỡi trâu hơn người “lúc ấy tôi bái phục tài cưỡi trâu của chị Con trâu của chị nó bổ nhào xuống sông mà chị vẫn nghễu nghện trên lưng trâu” (tr.55) Nhưng nhân (人 - bộ nhân: chữ tượng hình, hình một người đang đi trên đôi chân của mình) trước tiên và sau cùng vẫn là con người Theo triết lý đạo Phật, con người (hay chúng sinh) đều khổ Cái khổ của bà Nhân đến từ sự mất mát đớn đau khi chồng rồi hai đứa con trai lần lượt tử trận và sự mất mát hạnh phúc của đứa con gái mà bà xem như hy vọng cuối cùng Ngay cả tình cảm riêng tư bà cũng phải kìm nén bao năm vì mặc cảm
“gái nạ dòng” Thế mới biết, sức chịu đựng của con người thật ghê gớm
Biền (弁- bộ củng 廾: chữ tượng hình, hình hai tay nâng mũ) là mũ quan võ ngày
xưa (đồng thời cũng chỉ quan cấp dưới hoặc quan võ thời xưa) nên tiếng Việt có từ võ biền nghĩa hoán dụ chỉ những người ưa dùng sức mạnh mà không có đầu óc, học thức
Điều này cũng đúng với anh Biền: học hành không đỗ đạt, sẵn sàng nghỉ học để đưa một người bạn đi cấp cứu và đặc biệt hơn là khả năng xoay sở của anh Biền trong thời chiến nên anh luôn suôn sẻ trong việc tìm cách về thăm nhà, thăm vợ con mà không
hề bị phát hiện nội dung giả trong những bức điện nhà gửi lên Biền (平 - bộ can 干:
chữ tượng hình, hình một cái thang đo mức độ) còn có nghĩa là bằng phẳng, yên ổn nên cả cuộc đời của anh Biền mọi thứ đều bình lặng, suôn sẻ, không một chút khó
khăn, trở ngại Vì học hành không thành đạt, thi trượt nên anh Biền đi lính nhưng rồi anh bỏ ngũ, về nhà lấy vợ, sau lại khoác balo trở lại lính Rời cuộc chiến trong nguyên vẹn cả thể chất lẫn tâm hồn, anh Biền trở về sống cùng vợ con trong căn nhà mặt phố
ở thị xã Cuộc sống của anh cứ bình lặng, an yên trôi qua
Trong Bóng đêm và mặt trời, nhân vật bà Nghĩa, Ngô Quất cũng được xây dựng
theo cách gọi tên này
Nghĩa (义 - bộ chủ丶: chữ hội ý) là việc nghĩa, lẽ phải chăng hay việc đáng phải
làm, việc chính nghĩa (正义) Điều này thể hiện ngay từ việc trong ngày hội ở sân Đình,
bà đã dám chỉ vào mặt Ngô Quất mà mắng rằng “Tôi mà được làm tướng thật thì tôi đã lệnh cho chém đầu anh từ lâu rồi”, hay việc bà sẵn sàng đi vác đất để kiếm kế sinh nhai
thay vì khuôn mình vào đội hát đồng ca để diễn những sáng tác ngô nghê, lố lăng của tay
Quất Nghĩa còn là nghĩa khí nên suốt dọc chiều dài tác phẩm, người phụ nữ này luôn
giữ trọn nghĩa khí, khí tiết của một người phụ nữ thờ chồng, nuôi con Đêm đêm bà lặng
lẽ ngồi mài dao “xoèn xoẹt” như một cách để đề phòng, giữ gìn lòng chung thủy, trinh tiết cho hai mẹ con, nhất là “dọa Ngô Quất” không mò sang giở trò Ngay cả khi Nga
đã chuyển lên tỉnh sống, khuyên mẹ nên về ở với Ngô Quất thì bà Nghĩa vẫn nhất quyết chối từ, thà ở vậy còn hơn là ở với con người “chỉ biết bản thân mình” Đó cũng chính
là tình, tình nghĩa (義 - bộ dương 羊) vợ chồng với bố Lưỡng ngay cả khi ông đã mất
Ngô Quất: Quất (憰 - bộ tâm 心: chữ hình thanh, hội ý) có nghĩa là tính tình man
trá giỏi thay đổi, rất phù hợp với cách xây dựng nhân vật này Ngay từ khi con trẻ, để
Trang 8giữ được tính mạng cũng như uy tín, danh dự của mình, Ngô Quất đã dám đứng lên đấu
tố những người đã sinh ra, nuôi dưỡng mình dù hắn biết bố hắn không phải tham lam
gì và chính ông đã vất vả nuôi sống anh em hắn bằng nghề mủi sung (gắp phân) (nghề chịu sự khinh rẻ của mọi người) và giúp đỡ bao người dân làng Gồi gặp khó khăn Sau khi vợ chết, Quất dối lừa Đô đi làm ăn xa rồi trộm chiếc vòng trao duyên của Nga (cho Đô) bán lại cho lão Kình rồi tỏ vẻ không biết khi Nga chạy sang nhà tìm Đô hỏi Ngoài
ra, Quất (động) theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là vụt bằng roi hoặc bằng dây cứng (Phê,
1019; tr 1022) nên tất cả những việc làm của Ngô Quất như những cái vụt đau đớn vào người thân, dân làng: Quất vụt những phát đau đớn vào gia đình, người thân khi dám đứng lên đấu tố bố đẻ; ngay khi nhận lãnh đạo phong trào văn hóa của làng Nguyệt Hà, Quất đã vụt mạnh vào nếp sống của dân làng khi đưa ra bốn điều cấm (cấm đám tang không được đánh trống cà rùng, cấm không gia đình nào bán cứt, cấm mọi người chơi diều và đội chèo của làng không được diễn các vở chèo cổ) Quất đã quất cho dân làng Nguyệt Hạ một cú bất ngờ khi hắn kiên quyết phá đình làng khiến người dân bất bình, quất cho Đô một cái đau đớn tột cùng khi mẹ Đô vì cố ngăn cản chồng mà ngã sấp mặt rồi chết cùng đứa em trong bụng khiến Đô trở thành kẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ và Quất cũng đã quất mạnh vào cuộc tình của Đô - Nga khiến đôi trẻ phải chia xa
4.3 Tên nhân vật thể hiện số phận, cuộc đời
Dâu (𣘛- bộ mộc 木) dịch nghĩa Nôm như “cây dâu, cuộc bể dâu” “Bể dâu” là
hình thức thuần Việt rút gọn của một thành ngữ Hán là “thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu) Mượn từ thành ngữ “thương hải biến vi tang điền” của Trung Hoa, người Việt đã chuyển dịch và rút gọn thành nhiều biến thể khác nhau
(dâu bể, bãi bể nương dâu, cồn dâu hóa bể…) để chỉ những thay đổi nhanh chóng,
lớn lao trong cuộc đời Nhân vật Dâu trong tác phẩm vốn là một cô gái có tính cách mạnh mẽ (bước qua mối thù gia tộc để yêu Hiệp, tát tay thợ ảnh vì hắn dám buông lời ong bướm với Hạnh…), thẳng thắn (thẳng thắn nói về tình cảnh ngược đời vợ chồng Nghĩa - Hạnh trước mặt cả họ ), vô tư, tếu táo (trêu đùa Hạnh mỗi lần đi tắm sông cùng nhau, giễu vui ông Ba Chương khi được ông này tỏ tình…) Nhưng sau khi nghe tin Hiệp tử trận, vẫn là cô Dâu thủy chung, hiếu thuận, “chịu khó” “đan nát giỏi như đàn ông” (tr 258) nhưng “Tính cách cũng thật lạ, lúc thì lầm lầm, lúc lại sôi lên sùng sục” (tr 260) Chiến tranh cùng nỗi đau, sự mất mát đã biến một cô Dâu lém lỉnh thành một cô Dâu lầm lì, sau cùng phải “lấy cửa Phật làm vui” (tr 341)
Nguyễn Khiên: Khiên (danh) trong Từ điển tiếng Việt là “vật dùng để che đỡ
gươm, giáo khỏi trúng người trong chiến trận thời xưa, thường đan bằng mây, hình
giống cái chảo” (Phê, 2019; tr.632) Đây được xem là một mảnh áo giáp cá nhân dùng
để chặn các cuộc tấn công cụ thể, ý chỉ sự che chắn nên cả cuộc đời ông bà Khiên luôn
che chắn, chăm lo cho chị em Nghĩa Khiên (肩 - bộ nhục 肉) (danh) trong tiếng
Trang 9Hán là cái vai, chỉ sự gánh vác Với nghĩa này, cả cuộc đời ông Khiên luôn là một tấm
khiên vững chắc che chở cho vợ con và dòng họ Ngay sau khi cụ Nguyễn Nghiên mất, con trai Nguyễn Khiên lên chức trưởng tộc thay để gánh vác họ tộc Từ việc dạy bảo con cháu, giữ gìn gia phong, đoàn kết các thành viên trong đại gia đình đến việc thờ cúng gia tiên hay ngày chạp tổ hàng năm cũng đều do một tay ông cáng đáng
Khiên (牽 - bộ thủ 手) (động) là hành động dắt tay đi, dắt đi theo ý mình Do vậy, hai
con của ông Khiên luôn được dạy dỗ, dìu dắt, định hướng theo ý của ông, vì “chẳng
gì làng Đông này ông cũng là người nhiều chữ nhất” Ông luôn nuôi một niềm tin sắt
đá vào Nghĩa rằng Nghĩa sẽ kế thừa ngôi vị của gia tộc nhưng Nghĩa lại làm ông thất vọng Khi Nghĩa đi bộ đội, rời khỏi sự dẫn dắt của ông (điều chứng tỏ cho sự không
tin cậy đối với cha mình), ông mất đi tín niệm đã bấu víu bấy lâu mà qua đời Khiên (愆 - bộ tâm 心) cũng là oan khiên, tội lỗi, sai lầm Đó chính là lỗi lầm trong việc
không ra mặt đồng ý chuyện tình cảm của Hạnh và Nghĩa khiến các con phải sống cuộc sống “có nhà cũng như không” Ông cảm thấy có lỗi với đôi trẻ khi “con đi rồi thầy thấy con Hạnh bơ vơ rõ khổ” (tr 132) Sai lầm nữa của cuộc đời ông Khiên là không hiểu rõ nỗi lòng của con trai, ông chỉ mong Nghĩa sẽ ở lại nhà gánh vác lo việc
họ tộc mà quên mất ý chí của chàng trai trẻ Nghĩa phải trốn bố vào nơi hòn tên mũi
đạn mà không lời từ biệt, khiến mọi người coi ông là “kẻ hèn nhát, ích kỉ, lạc hậu”
Điều này khiến ông hối hận, đau lòng quá độ mà chết
Tốn (孙 - bộ tử 子) (động) là nhường, nhún nhường, nhún thuận nên ngay khi
còn bé, thằng cu Tốn đã bị đám trẻ con trong làng bắt nạt nhưng dù bị đánh “sưng cả mặt mũi” nó vẫn biết thân biết phận mình “con cháu địa chủ” vừa bị cả làng đấu tố, trừng phạt, bố nó đã phải cắn lưỡi tự tử nên nó không dám phản kháng mà chỉ nhún mình “đứng khóc thét lên” Thế nhưng hai mươi năm sau, cuộc đời mẹ con thằng cu
Tốn đã đổi thay, xoay chiều theo một hướng khác bởi vì Tốn (巽- bộ kỷ 己) (danh) là
một quẻ trong bát quái kinh Dịch (quẻ thứ 57), tượng trưng cho gió Mà gió thì có thể xoay chiều: từ một đứa trẻ xem là “mầm mống địa chủ”, Tốn trở thành anh bộ đội xả thân ngoài chiến trường, trở thành niềm tự hào cho gia đình, làng xóm Rời quân ngũ, nhờ tài buôn bán mà Tốn xây được ngôi biệt thự lừng lững, điện cứ sáng choang Như
vậy, Tốn là nhún nhường, nhún mình để đợi cơ hội xoay chiều, đổi thay.
Mụ Hơn: Theo Từ điển Tiếng Việt, hơn có nghĩa ở mức cao trên cái so sánh (Phê,
2019; tr.587) Nhân vật mụ Hơn xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng “có nhan sắc hơn người”; tốt bụng hơn người “con không ác với ai, không bóc lột ai Con còn lén giúp đỡ nhiều người nghèo khổ ở thôn này” (tr 67); đến thời kỳ cải cách ruộng đất thì “cái số” của mụ Hơn cũng đau khổ hơn người: chồng cắn lưỡi chết, bố chồng sắp bị xử bắn, con trai (thằng Tốn) luôn bị đám trẻ con trong làng đánh đập mà mụ không dám hé răng nói nửa lời Rồi ngay cả khi đã sung sướng, mụ cũng sung sướng
Trang 10hơn người, và phóng túng hơn người, đến độ “ngứa nghề quá nên mới phưỡn bụng
ra Chết ở chỗ bụng con dâu và bụng mẹ chồng lại to cùng một lúc” (tr 298) Tên mụ Hơn đúng như tính cách và con người của mụ
Trong “Bóng đêm và mặt trời”, bà Bông ngoài nghĩa dân dã mà người quê thường dùng để đặt tên con như Bông (hoa) thì theo Từ điển Tiếng Việt, bông còn là
lông bông: 1 Không có hướng nhất định, không có chủ đích rõ ràng, nay thế này mai
thế khác; 2 Không có gì nghiêm túc cả, không đâu vào đâu (Hoàng Phê, 2019; tr 583) Với nét nghĩa thứ hai này, Dương Hướng đã xây dựng nên một bà Bông lúc nào cũng lơ phơ lất phất với đời, ít khi nào nghiêm túc, bông phèng cả trong cảnh khổ của chính mình “Mụ Bông góa chồng đã có ba đứa cháu gọi bà rồi nhưng vẫn còn đỏm dáng lắm Những lúc mụ mặc chiếc áo rách trắng, đi đôi guốc, cặp mông còn nhún nhẩy” (tr 78) Ấy là mụ đàn bà đon đả khi hỏi cưới Nga cho con, ấy là người góa chồng dám bỏ tất để ra chòi vịt sống với nhân tình khi bị con từ mặt Chính vì cái lẽ
mụ hay chăm chút quần áo, hay ngắm nghía bóng mình bên cầu ao, hay soi mặt trong vại nước mưa khiến mọi người cho rằng “hồi này mụ chểnh mảng công việc” Và cũng như mụ Hơn, cả hai đều là những người hiểu rõ tình, lý, dù đôi khi phải bất lực thuận theo thời thế Chính bà Bông đã dám chống lại ông Kình, chống lại cả Lạnh, chống lại
sự gia trưởng kiệt cùng trong cái gia đình mà mọi người đều cam chịu ấy “- Cả Lạnh! Mày thật tàn ác - Bà Bông gào lên - Con ơi là con, con mà cứ nghĩ thế thì suốt đời sẽ khổ mãi” (tr 297) Xét từ một góc độ nào đó, có thể xem bà Bông là hình tượng nữ quyền mạnh mẽ mà Dương Hướng đã đề ra, mụ Bông không hoàn hảo, không kiên trinh nhưng khát vọng sống và ham muốn hạnh phúc của bà không chút nào mâu thuẫn với tình yêu mụ dành cho gia đình Ngược lại, chính mụ đã là cái phần sinh khí ít ỏi của một gia đình mà mọi người đều trơ lì, lạnh lùng, vô cảm
4.4 Tên nhân vật vừa thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật vừa ẩn ý về số phận cuộc đời nhân vật
Hạnh (行 - bộ hành 行) là đức hạnh, chỉ chung các nết tốt, cũng là tiết hạnh (節
行) chỉ nết trong sạch ngay thẳng không dời Mang hàm ý nghĩa này, nhân vật Hạnh
trong Bến không chồng được nhà văn xây dựng với tất cả những nết tốt mà một người
con gái, người con dâu, người vợ cần có Hạnh (幸 - bộ can 干) (danh) còn là may mắn, hạnh phúc May mắn khi có một tuổi thơ yên ấm trong tình yêu thương của mẹ
và anh, có một tình yêu bền chắc, thủy chung vượt lên trên thù hận để mà chờ đợi, để
mà hy vọng Đó là nửa phần tốt đẹp, yên ấm trong tính chất lưỡng diện của tên gọi nhân vật này Thêm vào đó hạnh trong từ hạnh phúc (幸福) là sung sướng, vui sướng
Đó là cảm giác sung sướng trong đêm tân hôn của Hạnh “Hạnh nắm lấy tay Nghĩa đặt lên khuôn ngực đang phập phồng của mình và thấy cuộc đời đẹp hơn bao giờ hết” (tr 96) và trong những lần Nghĩa ghé thăm nhà “có lẽ thiên đường là ở đây, ở ngay bộ ngực non trẻ và làn da mịn màng trên thân thể Hạnh” (tr 110) Những cảm xúc này cả