1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI - Full 10 điểm

57 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Con Người Bản Năng Trong Một Số Tiểu Thuyết Của Hồ Anh Thái
Tác giả Lê Thị Tú Cẩm
Người hướng dẫn Th.S. Trịnh Minh Hương
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Sư Phạm Ngữ Văn
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tam Kỳ
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 762,21 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Lí do chọn đề tài (6)
    • 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (6)
      • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (6)
      • 2.2. Phạm vi nghiên cứu (7)
    • 3. Mục đích nghiên cứu (7)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
      • 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp (7)
      • 4.2. Phương pháp so sánh (7)
    • 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (7)
      • 5.1. Các bài nghiên cứu chung, khái quát (7)
      • 5.2. Những bài có khuynh hướng nghiên cứu sâu về cách xây dựng nhân vật (9)
    • 6. Đóng góp của đề tài (10)
      • 6.1. Về mặt lí luận (10)
      • 6.2. Về mặt thực tiễn (10)
    • 7. Cấu trúc đề tài (10)
  • PHẦN 2. NỘI DUNG (11)
  • CHƯƠNG 1. HỒ ANH THÁI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI (11)
    • 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (11)
    • 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người bản năng trong văn học (12)
      • 1.2.1. Một số quan niệm chung về con người trong văn học sau 1975 (12)
      • 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (14)
  • CHƯƠNG 2. CON NGƯỜI BẢN NĂNG ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI (20)
    • 2.1.1. Tình yêu mãnh liệt (20)
    • 2.1.2. Đam mê nhục cảm (25)
    • 2.1.3. Bản năng phản kháng giành giật sự sống cho chính mình (28)
    • 2.2. Con người bản năng được thể hiện qua tiểu thuyết Mười lẻ một đêm (33)
      • 2.2.1. Bản năng với lối sống sa đọa (33)
      • 2.2.2. Bản năng dục vọng với đam mê vật chất vƣợt qua lề thói xã hội (36)
    • 2.3. Con người bản năng được thể hiện qua tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo (41)
      • 2.3.1. Khát khao hạnh phúc, khát khao làm tròn thiên chức cá nhân của người phụ nữ (41)
      • 2.3.2. Dục vọng mạnh mẽ (47)
      • 2.3.3. Cuộc đấu tranh quyết liệt với phần bản năng để hướng đến điều tốt đẹp (50)
  • PHẦN 3. KẾT LUẬN (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (10)

Nội dung

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CON NGƢỜI ẢN NĂNG TRONG MỘT Ố TIỂ TH ẾT CỦA HỒ ANH THÁI Sinh viên thực hiện TH T CẨM MSSV: 2112010305 CH N NGÀNH: Ƣ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA 2012 – 2016 Cán bộ hướng dẫn Th.S TR NH MINH HƢƠNG MSCB: T34 - 15.110 -14092 Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suố t quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo khoa Ngữ văn, quý thầy cô giáo trong khoa đã tận tình chỉ dạy, giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến thầ y giáo Thạc sĩ Trịnh Minh Hương đã tận tình hướng dẫn và độ ng viên tôi hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạ n trong lớp Đại học Sư phạm Ngữ văn K12 đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bài khóa luận này. Tam Kỳ, tháng 4 năm 2016 Tác giả khóa luận Lê Thị Tú Cẩm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Trịnh Minh Hương và sự tiếp thu nhữ ng ý kiến đóng góp của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn và Công tác xã hội. Tam Kỳ, tháng 4 năm 2016 Tác giả khóa luận Lê Thị Tú Cẩm MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 1 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 1 2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 4.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ............................................................... 2 4.2. Phƣơng pháp so sánh .................................................................................... 2 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 5.1. Các bài nghiên cứu chung, khái quát .......................................................... 2 5.2. Những bài có khuynh hƣớng nghiên cứu sâu về cách xây dựng nhân vật ................................................................................................................................ 4 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5 6.1. Về mặt lí luận ................................................................................................. 5 6.2. Về mặt thực tiễn............................................................................................. 5 7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 5 PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. HỒ ANH THÁI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI BẢN NĂNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI ................................................................................................................................ 6 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác .................................................................... 6 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời bản năng trong văn học .................. 7 1.2.1. Một số quan niệm chung về con ngƣời trong văn học sau 1975 ............ 7 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời bản năng trong một số tiểu thuyế t của Hồ Anh Thái .................................................................................................. 9 CHƢƠNG 2. CON NGƢỜI BẢN NĂNG ĐƢỢC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI ............................................................ 15 2.1. Con ngƣời bản năng thể hiện qua tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi .............................................................................................................................. 15 2.1.1. Tình yêu mãnh liệt ................................................................................... 15 2.1.2. Đam mê nhục cảm .................................................................................... 20 2.1.3. Bản năng phản kháng giành giật sự sống cho chính mình ................... 23 Tiểu kết ................................................................................................................ 26 2.2. Con ngƣời bản năng đƣợc thể hiện qua tiểu thuyết Mười lẻ một đêm ... 28 2.2.1. Bản năng với lối sống sa đọa ................................................................... 28 2.2.2. Bản năng dục vọng với đam mê vật chất vƣợt qua lề thói xã hội ........ 31 Tiểu kết ................................................................................................................ 35 2.3. Con ngƣời bản năng đƣợc thể hiện qua tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo .............................................................................................................................. 36 2.3.1. Khát khao hạnh phúc, khát khao làm tròn thiên chức cá nhân của ngƣời phụ nữ....................................................................................................... 36 2.3.2. Dục vọng mạnh mẽ ................................................................................... 42 2.3.3. Cuộc đấu tranh quyết liệt với phần bản năng để hƣớng đến điều tốt đẹp .............................................................................................................................. 45 Tiểu kết ................................................................................................................ 48 PHẦN 3. KẾT LUẬN ......................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu hướng xã hội hiện đại hóa, văn học Việt Nam cũng không ngừng thay đổi diện mạo của mình, đánh dấu cho sự phát triển ấy là sự xuất hiện củ a các tác giả văn học đương đại. Sống trong một thời đại như vậy, các tác giả đã thật sự lao động bằng tất cả tình yêu đối với văn học, không ngừng sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đáp ứng được nhiệm vụ của văn họ c trong thời đại mới. Hồ Anh Thái là một nhà văn thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến, khở i lên tên tuổi từ sau năm 1975, xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn chương độc đáo. Hồ Anh Thái đã đem đến cho văn học nước nhà những hơi thở mới bằ ng giọng văn trẻ trung đầy sự táo bạo. Sức sáng tạo của nhà văn dồi dào, ông cho ra đời nhiều tác phẩm được dư luận quan tâm. Văn chương Hồ Anh Thái khắc họa được những nhân vật đặc thù với nhữ ng kiểu người khác nhau. Trong đó, nổi bật là kiểu con người bản năng, được tác giả đặc biệt chú trọng xây dựng. Nó phản ánh một hiện tượng mà ở đó con người bản năng đang lên ngôi trong xã hội hiện đại mà ngỡ như nó đã bị vùi lấp qua thời kì văn học cách mạng. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vấn đề khuất lấp, đưa nó ra ngoài cuộc sống với những cái nhìn đa diện đồng thời cũng nêu lên những thông điệp có ý nghĩa. Vì thế, vấn đề con người bản năng trong một số tiể u thuyết của Hồ Anh Thái có giá trị nhân văn sâu sắc cần đượ c quan tâm nghiên cứu. Sau bốn năm học tập chuyên ngành Ngữ văn, bản thân muốn thử sứ c mình trong một đề tài thuộc chuyên ngành mà mình đam mê. Với lí do đó, bản thân đã lựa chọn thực hiện một bài nghiên cứu văn học với đề tài “Con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu con người bản năng ở ba tiểu thuyết của Hồ Anh Thái: Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Mười lẻ một đêm; Người đàn bà trên đảo. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” nhằm tìm hiểu những đóng góp mới mẻ của nhà văn. Đặc biệt là những đổ i mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Anh Thái. Đồng thời đi sâu khám phá những biểu hiện của con người bản năng thông qua những hình tượ ng nhân vật với những tính cách và lối sống, tình cảm của nhân vật. Qua đó, thấy được tài năng của tác giả trong việc tiếp cận và thể hiện một khía cạnh về con người một cách đặc sắc: con người bản năng. Hơn nữa, qua đó, người đọ c còn có thể thấy được quan niệm và thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Sử dụng phương pháp phân tích để đi sâu khám phá, tìm hiểu vấn đề mộ t cách chi tiết, rõ ràng nhất đồng thời tổng hợp lại những vấn đề có liên quan mộ t cách có logic, thích hợp để làm sáng tỏ đề tài. 4.2. Phƣơng pháp so sánh Vận dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những tác phẩm trong phạ m vi nghiên cứu với những tác phẩm khác của nhà văn và của các nhà văn khác để thấy rõ những cách tân, đổi mới trong sáng tác của Hồ Anh Thái. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hồ Anh Thái là nhà văn đương đại, nổi lên như một hi ện tượng văn chương đặc sắc trong văn học sau 1975. Ông cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị, đượ c nhiều độc giả đón nhận và thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứ u trong và ngoài nước. 5.1. Các bài nghiên cứu chung, khái quát Nguyễn Đăng Điệp nghiên cứu về “Hồ Anh Thái – người mê chơi cấu trúc” . Bàn về chân dung hiện thực trong văn Hồ Anh Thái. 3 Anh Chi với bài viết “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”, đề cập đến nộ i dung và bút pháp nghệ thuật trong những tác phẩm của Hồ Anh Thái. Trong những truyện ngắn đầu tay, Hồ Anh Thái viết về đời sống tinh thần của nhữ ng thanh niên, sinh viên cùng trang lứa với những khao khát về cái đẹp, vươn tới cái lương thiện. Đến tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, nhà văn viết về một vấn đề xã hội khá đặc biệt ở nước ta sau chiến tranh, là vấn đề đạo đức, cả trong ứng xử xã hội, cả về mặt luật pháp, đối với thân phận những nữ cựu chiến binh đã phả i trả một cái giá khủng khiếp cho cuộc đấu tranh chống Mĩ. Với tiểu thuyết Ngườ i và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái thể hiện một ý tưởng khá sâu sắc. Điều đó thể hiện qua cách tạo dựng những nhân vật có cá tính đa dạng, thể hiệ n trong cách nêu vấn đề khá nhân bản: những mất mát của con người sau chiến tranh. Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, nhà văn từ cuộc sống hiện tại nhận thứ c lại quá khứ: Cuộc sống thời chiến có cả cái tốt và cái xấu. Mười lẻ một đêm là những mẫu người dị hợm và lố bịch trong cuộc sống nước ta đầu thế kỉ XX … Người viết nhận định Hồ Anh Thái là nhà văn Việt Nam đầu tiên ở nửa cuối thế kỉ XX không phụ thuộc gì văn chương tả thực hay văn chương lãng mạn, ông là người chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương đã trở thành văn hóa. Về vấn đề giá trị tư tưởng trong từng tác phẩm của Hồ Anh Thái đượ c các nhà nghiên cứu đề cập rất nhiều. Đặc biệt với các tác phẩm tạo được sự yêu mế n của đọc giả như: Tiếng thở dài qua rừng kim tước; Cõi người rung chuông tậ n thế; Người đàn bà trên đảo; Mười lẻ một đêm; Đức Phật, nàng Savitri và tôi,… Tác giả Nguyễn Thị Minh Thái với bài viết “Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắ t sáng từ phía sau” in trên báo văn nghệ (10/6/2006), nhận định “quan niệm viế t thiểu thuyết của Hồ Anh Thái được kiến trúc trên sự tự ý thức triết học về cái viết, diễn ra đồng thời với quá trình hành động nhằm đổi mới tư duy, giọng điệ u và cách ứng xử ngày càng hiện đại hơn với tiếng Việt, trên một nền tảng đầy đặ n về văn hóa sống và văn hóa viết” [12; 351]. Tác giả nhận định thi pháp của cuố n tiểu thuyết Mười lẻ một đêm là thi pháp giễu nhại – thông tấn. 4 5.2. Những bài có khuynh hƣớng nghiên cứu sâu về cách xây dựng nhân vật Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thùy nghiên cứu “Nhữ ng cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người” nêu rõ: “Con người trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái phức tạp, đa dạng và đều là những lát cắt chân thực cuộc sống đương đạ i với đầy đủ những cung bậc “đa sự - đa đoan” của nó. Đó không phải là những con người “đơn trị”, “dễ hiểu” mà là con người đa chiều, đa diện” [14; 247, 248]. Nghiên cứu sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật của Hồ Anh Thái qua nhữ ng tác phẩm tiêu biểu: Trong sương hồng hiện ra; Cõi người rung chuông tận thế; Mười lẻ một đêm; Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Thúy Nga viết “Đời cười trong Mười lẻ một đêm”, nhận định: “Câu chuyệ n không diễn ra bên trong cánh cửa, mà ở ngoài kia, nhốn nháo và đầy nghị ch lí. Câu chuyện của mười một ngày đêm lại chính là chuyện của hai đời người, củ a mấy đời người, của một thời thế, của hôm qua và hôm nay được quy chiế u trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để rồi bất ngờ thu lại sắc nét và tinh quái” [ 12; 329, 330]. Sông Thương với bài “Ngả nghiêng trần thế”, bàn về nghệ thuật xây dự ng các nhân vật gây cười và giọng văn hài hước trong Mười lẻ một đêm. Huỳnh Như Hương Châu với bài “Savitri, huyền thoại tình yêu” , trình bày khái quát về cuộc đời và tính cách của nhân vật Savitri và tình yêu của nàng đố i với Đức Phật. Phạm Thị Chinh với Luận văn “Cảm hứng giễu nhại trong SBC là săn bắ t chuột của Hồ Anh Thái”, khai thác cái nhìn giễu nhại và nghệ thuật giễu nhạ i trong tác phẩm. Trong đó, người viết đề cập nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua cách đặt tên, mã hóa nhân vật và những yếu tố hài hước, nghịch dị. Michael Haris với bài “Đặt ra vấn đề cá nhân ở nước Việt Nam mới” in trong Thời báo Los Angeles (18/9/2001), nội dung bài viết là những đánh giá về truyện Người đàn bà trên đảo. Người viết nhận định tác giả đã chuyển từ chuyện người này sang người khác nhằm bộc lộ hiện tượng chủ nghĩa cá nhân tái sinh theo những quan điểm khác nhau. Người đàn bà trên đảo cho thấy tác giả mở hướng ra trước tư tưởng mới mẻ và trước ảnh hưởng của văn học phương Tây. 5 Phần mở đầu và kết thúc của câu chuyện có sử dụng ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực kì ảo Mĩ Latinh. Nhìn nhận chung, số lượng các nghiên cứu về tác phẩm của Hồ Anh Thái không nhiều. Đa số những công trình đó mới chỉ dừng lại ở cấp độ nghiên cứ u khái quát chứ chưa đi sâu khai thác ở từng tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, nhữ ng công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở khoa học để khóa luận tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu “Con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái”. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt lí luận Nghiên cứu “Con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” tạo tiền đề lí luận cho việc nghiên cứu chung về tác phẩm văn học của Hồ Anh Thái. 6.2. Về mặt thực tiễn Góp phần làm rõ thêm giá trị đổi mới về khía cạnh xây dựng nhân vậ t trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Giúp người đọc nâng cao nhận thức khi tiếp cận với tác phẩm của Hồ Anh Thái và nâng cao kĩ năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên. 7. Cấu trúc đề tài Đề tài được triển khai theo các phần: - Mở đầu. - Nội dung. Gồm 2 chương: Chương 1. Hồ Anh Thái và quan niệm nghệ thuật về con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Chương 2. Con người bản năng được thể hiện qua một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. - Kết luận. - Tài liệu tham khảo. 6 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. HỒ ANH THÁI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI BẢN NĂNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nộ i. Nguyên quán ông ở Nghệ An. Ông theo học bậc Đại học ngành Quan hệ Quốc tế. Sau khi tố t nghiệp, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu – Mỹ, sau đó là Ấn Độ, Iran. Ông là nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giả ng viên giảng dạy Đại học. Hiện nay ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại bộ ngoại giao Việt Nam. Bên cạnh đó, Hồ Anh Thái còn được biết đến là một nhà văn đương đại Việt Nam. Hồ Anh Thái là nhà văn thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến, nổi lên như một hiện tượng văn chương, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, về đời số ng thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Ông bắt đầ u cuộc đời văn chương từ những năm 80 của thế kỉ XX. Những tác phẩm củ a ông có sự sáng tạo với những điểm nhìn mới mẻ, được dư luận quan tâm. Những tác phẩ m tiêu biểu như: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Trong sương hồng hiện ra (1990), Người và xe chạy dưới trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988), … Năm 1988 , sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu – Mỹ, Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Đây là một bướ c quan trọng trên đường đời nhà văn. Hồ Anh Thái cho biết công việc đối ngoại đã tạ o cho ông nhiều cơ hội được đi du ngoạn nhiều nước nhưng riêng Ấn Độ - một miền đất bí ẩn với nền văn hóa đồ sộ đã để lại cho ông nhiều ấn tượng và nguồn cả m hứng lớn. Hồ Anh Thái trở lại văn đàn với chùm truyện ngắn độc đáo, hài hướ c mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một chân (1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998),… Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao: Cõi người rung chuông tận thế (2002), Tự sự 265 ngày (2001), Bốn lối vào nhà cười (2005), Mười lẻ một đêm (2006),… Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cho đến năm 2010. Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010. 7 Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phậ t, nàng Savitri và tôi. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái hiện chân dung đất Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị,… Với tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã bước ra khỏi giọng văn giễu nhại, hài hướ c châm biếm của Bốn lối vào nhà cười, Tự sự 265 ngày, Mười lẻ một đêm,… Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số phận của ngườ i Việt và đất nước thời hiện tại. Ông là nhà văn có phát kiến về ngôn ngữ, tạ o cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn. Các tác phẩm tiêu biểu như: Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009), SBC là săn bắt chuột (2011). Sách của ông được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiế ng Pháp, tiếng Thụy Điển,… 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời bản năng trong văn học 1.2.1. Một số quan niệm chung về con ngƣời trong văn học sau 1975 Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 do chú trọng các nhiệm vụ chính trị, lấ y việc phản ánh và động viên kịp thời cuộc kháng chiến của dân tộc làm đối tượ ng sáng tác chủ yếu. Vì thế, truyện ngắn cũng như tiểu thuyết trong giai đoạn này thường hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng. Đề tài chiến đấu và lao động sản xuất của quân và dân ta nổi lên như hai gam màu chủ đạo. Văn họ c cách mạng thường hướng đến xây dựng những hình tượng con ngườ i anh hùng, sử thi. Đó là những con người tập thể, đôi khi thiếu cá tính, mờ nhạt về tâm lí. Do chú trọng vận mệnh dân tộc, văn học thời kì này dường như chỉ mới phả n ánh cái hiện thực bề nổi, chưa phản ánh toàn diện hiện thực phức tạp và khốc liệt củ a chiến tranh, chưa đi sâu vào những vấn đề xã hội trong cuộc sống bình thườ ng hằng ngày của con người, vào số phận và hạnh phúc cá nhân. Sau năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, văn học cách mạng đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhường chỗ cho một nền văn học mới thích ứng với thời đại mới. Từ đây, văn học Việt Nam đã tiến một bước khá dài trên chặng đường phát triển. Đời sống văn học có sự vận động ở chiều sâu với những trăn trở, vậ t vã, tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở một số nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của đời số ng và có ý thức trách nhiệm cao cả về ngòi bút của mình, đó là những người đi tiên 8 phong trong công cuộc đổi mới văn học, trong đó phải kể đến những nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… Phạm vi, đối tượ ng sáng tạo được được mở rộng, khai thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời sống và con người. Nhưng nhà văn không coi việc miêu tả hiện thực đời sống là mục đích củ a nghệ thuật mà coi trọng hơn đến hiện thực con người, với thân phận và cuộc đờ i của nó với các tác phẩm như Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ăn mày dĩ vãng,… Các đề tài truyền thống quen thuộc hay hiện đại, mới mẻ đều được đưa vào trường nhìn mới hướng đến hệ quy chiếu: số phận cá nhân, sự nhậ p cuộc của con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn. Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồ ng mà còn có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Trong một nền văn học hướng tới tinh thần dân chủ thì nhà văn luôn phát biểu được những tư tưở ng và cái nhìn riêng của mình đối với hiện thực. Cùng với những thay đổ i trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực như là đối tượng phả n ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng và mang tính toàn diện. Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng và đời sống cộng đồng mà đó còn là hiện thực của đời số ng hằng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa sự đa đoan, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi, mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời số ng cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách vớ i khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Văn học sau năm 1975 được chuyển đổi từ chất liệu anh hùng ca chuyển sang chất liệu đời thường. Văn học tái hiện đời sống thường ngày với muôn vàn dáng vẻ, văn học tìm đến kiểu con người đa diện. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân làm thay đổi quan niệm về con người. Con người trong văn học hôm nay được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện: ý thứ c và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và cả dục vọng tầm thường, con người cá biệt và con ngườ i trong tính nhân loại phổ quát. Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả, con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu, cái thô kệch, thấp hèn,… Con người cá nhân bước đầu được nhìn nhận và khai thác với tất cả những gì vốn có của nó: đó là kiểu con người tâm linh, con người cá thể, con người dị thường, con người bản 9 năng, con người tha hóa,… Văn xuôi sau 1975 đón nhận nhữ ng cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người với các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái,… 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời bản năng trong một số tiểu thuyế t của Hồ Anh Thái Xuôi theo dòng chảy của văn học sau cách mạng, Hồ Anh Thái cũng có những đổi mới đáng kể trong quan niệm nghệ thuật về con người. Hồ Anh Thái đã nỗ lực tạo nên một phong cách riêng, mang lại sinh khí mới cho đời sống văn học bằng việc xây dựng chân dung con người mới hiện đại. Ông đi sâu vào nộ i tâm, lật xới, đưa ra ánh sáng những phần khuất lấp bên trong con người bị che giấu bấy lâu nay. Người đọc sẽ bắt gặp những con người với nhiều trăn trở trướ c các vấn đề của đời sống: thiện – ác, bản năng – lí trí, dục vọ ng, tình yêu, thù hận,… Cùng với những nhà văn cùng thời khác, Hồ Anh Thái đã nhận dạ ng ra biết bao kiểu con người: con người anh hùng, sử thi, cao cả, con người thấ p hèn, bản năng, tự nhiên, ích kỉ, cá nhân, con người tâm linh, siêu phàm, trí tuệ,… Hồ Anh Thái xây dựng những kiểu người khá đa dạng. “Cõi người” trong tiểu thuyế t của Hồ Anh Thái phong phú và phức tạp. Qua đó, nó hàm chứa một quan niệ m, một cách nhìn, một chiêm nghiệm về cuộc đời, về nhân tình thế thái của nhà văn. Hồ Anh thái có những chiêm nghiệm hướng vào chiều sâu nhân bản với từng số phận con người. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái khá đa dạng. Hồ Anh Thái thành công trong việc xây dựng hình tượng con ngườ i tha hóa trong xã hội hiện đại. Theo quan niệm của ông, sự tha hóa đồng nghĩa vớ i cái ác. Với tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, ba nhân vật Cóc, Bóp, Phũ là những điển hình cho lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong xã hộ i hiện đại. Người đọc sẽ nhận thấy ở Bóp sự hiện thân của cái ác, anh chàng chỉ thích tìm khoái cảm trong việc bóp chết một con vật nào đó. Qua đó, nhà văn báo động về một ngày tận thế, cái ác sẽ ngự trị con người nhưng đồng thời tác giả vẫ n neo giữ một niềm tin cho người đọc ở sự hướng thiện của con người. Con ngườ i trống rỗng, lạc loài từng được Hồ Anh Thái thể hiện qua một số nhân vật trong 10 các tác phẩm của mình. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái phơi bày sự trống rỗng, lạc loài của con người trong chính xã hội hiện đại. Nhân vật người đàn bà – vợ ông Víp lạc loài ngay chính trong ngôi nhà của mình. Số ng cùng mẹ nhưng nhân vật này luôn cảm thấy cô đơn bởi hai mẹ con như ở hai cự c của thế giới. Người mẹ với lối sống khá thoáng, chạy theo bao nhiêu cuộc tình và xem đó như thú vui của mình. Chị với tính tình “nghiêm trang”, chị xa lạ với lố i sống của mẹ mình. Cuộc sống của chị cũng thiếu hẳn tình thương gia đình. Ngay cả khi đã lập gia đình, chị cũng trống rỗng ngay trong tình yêu với chồng. Chị hòa theo lối sống của xã hội thượng lưu nhưng vẫn không thể khuất l ấp đi cái cô đơn, lạc loài. Hay như nhân vật thằng Cá, xa lạ, lạc lõng với thế giớ i xung quanh. Vì bị tật nguyền mà nó bị tách biệt khỏi cuộc sống. Nó bị chính mẹ bỏ rơi, bị mọi người lãng quên, cuộc sống thiếu tình thương. Thế giới trong mắt em chỉ đượ c nhìn qua khung cửa sổ nhỏ và qua những câu chuyện cổ tích. Con người nhỏ bé ấy cuối cùng chết trong cô đơn vì bị lãng quên. Bên cạnh đó, người đọc còn bắ t gặp kiểu con người dị biệt hoặc kì ảo: Mai Trừng (Cõi người rung chuông tậ n thế) có khả năng phát “điện trường” cực mạnh mỗi khi có kẻ ác đến gầ n, chàng trai 17 tuổi sống lại sau tai nạn điện giật có khả năng đi ngược thời gian (Trong sương hồng hiện ra). Đặc biệt phải kể đến kiểu con người bản năng, có thể nói đây là một kiểu con người được Hồ Anh Thái xây dựng thành công nhấ t trong các tác phẩm của mình với một số tiểu thuyết tiêu biểu như Người đàn bà trên đảo; Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Mười lẻ một đêm. Có thể nói, nhữ ng cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Anh Thái mang lại nhữ ng giá trị to lớn, đóng góp vào sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Con người bản năng đã từng được đề cập trong văn học thế giới thế kỉ XX với đại diện tiêu biểu là nhà văn Mĩ Latinh – Gabriel José García Márquez. Và khi xã hội mở cửa hội nhập với thế giới, văn học nước ngoài đã tác động mạ nh mẽ tới văn học Việt Nam, làm thay đổi những quan niệm về con người. Đó là những tác phẩm như Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Cô gái chơi dương cầm củ a Jelinek, Rừng Na uy của Murakami,… Ở những nhà văn bản lĩnh và giàu khát vọng cách tân, có thể nói việc đề cập con người bản năng trong tác phẩm của 11 mình là một sự đột phá trong quan niệm về con người, đem lại nhiều giá trị nhân văn và thẩm mĩ. Trong văn học Việt Nam trước 1945, con người bản năng đã xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và cũng được đề cập trong một số truyện ngắn của Nam Cao rồi gần như vắng bóng trong văn họ c cách mạng. Văn học Việt Nam thời kì đổi mới đã có những thay đổi trong đề tài và cách thể hiện tác phẩm. Trong đó, có sự xuất hiện trở lại của con người bản năng trong văn học: Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Người đi vắng củ a Nguyễn Bình Phương, Hai nhà của Lê Lựu,… và một trong những người khai thác thành công hình tượng con người bản năng là Hồ Anh Thái. Bản năng là những hoạt động, hành vi nói chung đượ c hình thành trong quá trình tiến hóa và được cố định qua di truyền, có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của cá thể, bên cạnh đó là những phản ứng có một cách bẩ m sinh, không có ý thức đối với thế giới khách quan, đó là bản năng tự vệ. B ản năng là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể. Đối với loài người, bản năng dễ nhìn thấy nhất khi quan sát những hành vi về thân thể xúc cảm hoặc giới tính, bởi chúng đã được xác định rõ ràng về mặ t sinh học. Bản năng tạo ra phản ứng tới một kích thích ngoài, làm khuynh hướng đó chuyển thành hành động, trừ khi chịu tác động của trí tuệ. Những hành động cụ thể đó có thể chịu ảnh hưởng của học tập, môi trường và những nguyên tắc tự nhiên. Theo phân tâm học Frued, bản năng là phần ban sơ của nhân cách, là phầ n chúng ta có chung với loài vật. Đó là nơi của những bản năng và hoạt độ ng trên nguyên tắc khoái lạc (hay nguyên tắc thỏa mãn). Nói đến con người bản năng tự nhiên ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn ngủ, đi lại, công việc,… đế n những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tớ i những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lí,… Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về những tinh thần, về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọi biể u hiện của nó bao giờ cũng gắn với sự tồn tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất riêng. Nhân tính cách riêng để khẳng định sự hiện hữ u của chính cá nhân đó. 12 Như ta đã biết, quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải cả m thụ của chủ thể. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Quan niệm nghệ thuật về con ngườ i trong thế giới quan của nhà văn được thể hiện qua các nguyên tắc, phương tiệ n, biện pháp thể hiện con người trong tác phẩm văn học, tạo nên giá trị nghệ thuậ t và thẩm mĩ cho hình tượng nhân vật đó. Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển của ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, bản thân. Trong văn học, sự vận động, phát triển của nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh của con người, sự khám phá, lí giải đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn đề có vị trí quan trọng. Quan niệm con người chính là sự khám phá về con ngườ i. Nó phản ánh cấu trúc nhân cách của con người và các hình thức phức tạp tương ứ ng trong quan hệ con người đối với thế giới. Bản chất của văn học là hướng đến con người, trong đó bao gồm con người tự nhiên và con người xã hội. Nhìn nhận con người bản năng, tự nhiên là đưa con người trở về đúng bản chất của nó, góp phần mang đến một quan niệm mới mẻ, giàu nhân bản về con người. Xây dựng con người bản năng tự nhiên, các nhà văn thường đề cập đến các vấn đề về tình yêu, hạnh phúc cá nhân, và cả vấn đề tình dục cũng được khai thác triệt để nhưng không trần trụi như bản năng loài vật mà được thể hiện tinh tế, dưới góc nhìn nhân văn hơn. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã dựa trên cơ sở là tư tưởng nhân bả n rất sâu sắc khi đề cập đến vấn đề con người bản năng. Kiểu con người b ản năng được Hồ Anh Thái thể hiện thành công trong nhiều tác phẩm, ở phạ m vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin tập trung vào ba tác phẩm là: Đức Phậ t, nàng Savitri và tôi; Mười lẻ một đêm; Người đàn bà trên đảo. Tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi: tái hiện hình tượng Đức Phậ t Thích Ca với nhiều chi tiết hiện thực và huyền thoại còn ít người biết. Hình tượng nàng Savitri, một cô công chúa Ấn Độ cổ đại chỉ vì tình yêu suốt đờ i dành cho hoàng tử Siddhattha, sau này là Đức Phật, mà bị truy đuổi phải chạy trố n qua nhiều vương quốc trên khắp tiểu lục địa. Điều lí thú theo thuyết luân hồi của đạ o Phật, nàng Savitri ngày nay đã trở thành Nữ Thần Đồng Trinh và hướng dẫn viên 13 trên xứ sở hiện đại. Nàng là người kể chuyện dân gian về cuộc đời Đức Phật để nhân vật tôi (tác giả) viết nên tác phẩm bằng cách kể lại một chuyến đi du lịch, hành hương về đất Phật với nàng Savitri. Xã hội Ấn Độ cổ đại và đương đạ i. Những nhân vật của hơn 2500 năm trước và của ngày hôm nay. Những âm mưu, những cuộc truy đuổi, tình yêu và đức tin, cái mới và cái cũ,… Tất cả đượ c tái hiện chân thực trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Có ba chương tôi, bảy chương Savitri và chín chương Đức Phật. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đượ c cấu thành bởi ba phần rõ rệt, nhưng ba phần ấ y không tách lìa nhau, chúng xen lẫn vào nhau để dẫn tới một kết thúc chung nhất. Tựa như những âm thanh củ a một dàn hợp tấu – ta có thể nghe rõ âm sắc từng nốt nhạc nhưng tất cả quyện chặ t với nhau thành một tổng thể không thể tách rời. Tác phẩm Mười lẻ một đêm: là câu chuyện của một cặp tình nhân bị nhố t bất đắc dĩ trên tầng của một căn hộ cách xa trung tâm thành phố, điện thoạ i di dộng không thể liên lạc được vì ngoài vùng phủ sóng, thức ăn cũng cạn kiệt dầ n. Họ bị nhốt lại đó bảy đêm, tám ngày. Người đàn ông và người đàn bà không còn cách nào khác là kể cho nhau nghe những câu chuyện dở khóc, dở cười. Tác giả dựng lên một xã hội nhố nhăng trong thời kinh tế mở cửa qua những câu chuyệ n về Họa sĩ chuối Hột với “bốn mươi tám mùa cởi mở”, chuyện bà mẹ của người đàn bà trải qua năm lần đò với những cuộc phiêu lưu tình ái, chuyện của giớ i quan chức cậy quyền ỷ thế, chuyện học hàm học vị, chuyện củ a các doanh nhân thời mở cửa, chuyện về thằng Cá bị tật nguyền với những ước mơ ngây thơ trong thế giới cổ tích,... và những câu chuyện về cặp tình nhân, về mối quan hệ kì lạ giữa hai người mười sáu năm trước. Tác phẩm được kể với giọng điệ u châm biếm, hài hước với những hình tượng nhân vật được khắc họa sinh động, nêu bật được sự cười cợt những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân. Tác phẩ m phản ánh được những vấn đề đang nhức nhối ở ngoài xã hội đáng để ta nhìn nhận và suy nghĩ. Tác phẩm Người đàn bà trên đảo: là câu chuyện về những nữ cựu chiế n binh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau chiến tranh, họ được đưa về làm trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc, cách biệt với đất liền. Đó là đội Năm. Họ 14 đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc nhưng rồi trở lại với cuộ c sống hòa bình, họ lại mang những nỗi đau cho thân phận của mình. Trong con người họ luôn khao khát một mái ấm gia đình, có chồng, có con. Thế nhưng điề u kiện làm việc tách rời với đất liền cộng với đó là những trở ngại về tuổi tác khiến ước mong của họ trở nên quá xa vời. Trong lúc đó, sự xuất hiện của Tường, cự u sinh viên mỹ thuật người Hà Nội, bị coi là dính líu vào một vụ bê bối của nhữ ng kẻ tội lỗi mà anh nhầm tưởng là đám bạn bè nghệ sĩ tự do. Hổ thẹn trước dư luậ n, anh đã ra đảo và được sự giúp đỡ của Hòa, giám đốc công ty xuất nhập khẩ u Cát Bạc, giao cho anh công việc ở trại đồi mồi thí nghiệm. Tường đã nghe nói đế n những người đàn bà đội Năm, sự cô quạnh làm sống lại dục vọng của anh. Tại đây, đã có sự gặp gỡ giữa những người đàn bà đội Năm và Tường. Tác phẩ m nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng hạnh phúc cá nhân củ a những nữ cựu chiến binh. 15 CHƢƠNG 2. CON NGƢỜI BẢN NĂNG ĐƢỢC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI 2.1. Con ngƣời bản năng thể hiện qua tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi 2.1.1. Tình yêu mãnh liệt Tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một tuyệt tác của Hồ Anh Thái viết về Đức Phật, trong đó nổi bật lên là hình ảnh Savitri – mộ t nàng công chúa xứ Ấn Độ cổ đại. Savitri có một tình yêu mãnh liệt dành cho hoàng tử Siddhattha. Tình yêu là một nhu cầu trong đời sống tinh thần, là một phần của b ản năng con người. Đối với Savitri, nàng đã cảm nhận được những đòi hỏi, nhữ ng mong muốn trong con tim của nàng từ rất sớm. Ấy là khi nàng còn là một đứa trẻ. “Ta khi ấy bốn tuổi, nhưng nhìn thấy chàng Siddhattha, ta đã quyết lớn lên sẽ lấ y chàng, lấy bằng được” [13; 40]. Nàng đã yêu hoàng tử Siddhattha ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng nàng thì không kịp lớn và hoàng tử cũng không thể đợ i nàng. Lòng yêu mến hoàng tử nên nàng không thích chị mình lấy được Siddhattha nhưng nàng thì không thể lấy chàng lúc này được, vì thế nàng lạ i mong chị mình có thể lấy được hoàng tử để nhờ đó mà thỉnh thoảng nàng đượ c nhìn thấy chàng. Vậy là, trong lễ kén vợ của hoàng tử Siddhattha, Savitri quyết đòi đi theo bằng được. Khi chứng kiến hoàng tử đeo nhẫn đính ướ c cho công chúa Yasodhara, nàng cuống lên, quyết giành lại hoàng tử. Nàng – một đứa trẻ hồn nhiên đã lao vào hoàng tử đòi chàng tặng vật trong lễ kén dâu: “Chàng hãy cho em cái khăn xếp. Em hứa sẽ không bao giờ đánh mất” [13; 43]. Hoàng tử trao nàng chiếc khăn như để chiều lòng một cô công chúa nhỏ đỏng đảnh nhưng chàng không hiểu được rằng nàng công chúa nhỏ đang có tình yêu với mình. Kể từ giờ phút ấy, Savitri luôn mang theo chiếc khăn ấy bên mình. Nàng cất giữ nó như một thứ tài sản riêng. Trong nhiều năm trôi qua, Savitri vẫ n luôn dõi theo cuộc sống của Siddhattha. Nàng Savitri có một tình yêu mãnh liệt và suốt đời dành cho hoàng tử Siddhattha. Hoàng tử Siddhattha quyết đi làm tu sĩ, Savitri đi tìm chàng, và “giá như chàng hé ra với ta một lời, biết đâu ta đã tán đồng, biết đâu ta đã cùng 16 chàng rục rịch dọn mình sửa soạn” [13; 86]. Nàng đi qua nhiều nơi để dò hỏ i tin tức của hoàng tử. Đắm chìm trong một không gian với những cuộc hoan lạc nhưng tâm trạng của nàng hờ hững, “trong đầu ta lúc này chỉ có hình ảnh một chàng trai đẹp đẽ đầy sức sống đã từ bỏ tất cả để đi vào rừng sâu” [13; 94]. Savitri đang ở một nơi với những cuộc vui hoan lạc nhưng tâm trí nàng chỉ luôn nghĩ về hoàng tử Siddhattha: “Tâm trạng ta lúc này mà. Cũng như cái ôm vai của chàng đây. Ta hờ hững. Không phải là ta không ham mu ốn. Nhưng trong tâm trí ta lúc này đang có chuyện khác” [13; 92]. “Ta không nhìn thấy nhữ ng cảnh dục lạc trước mắt. Ta nhớ về những lần một mình một ngựa lần sang Kapilavatthu để nhìn thấy hoàng tử một lát cho thỏa” [13; 95]. “Mỗi lầ n phóng ngựa sang gặp chàng, ta lại đội cái khăn xếp ấy và ăn mặc như một công tử mớ i lớn” [13; 95]. Gặp được hoàng tử, nàng rất vui và hồn nhiên làm trò cho chàng vui hơn. Vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của nàng công chúa mười bảy tuổi giữ a khung cảnh trẻ trung đầy lạc thú nhưng dường như nàng không hòa nhậ p, không cảm nhận hết hạnh phúc đó. Chiếm trọn tâm trí nàng là hình ảnh hoàng tử Siddhattha đang đi tìm câu trả lời về một hạnh phúc lâu bề n cho nàng, cho chàng và cho cả mọi người. Hình ảnh ấy đã theo nàng suốt đời, là ước mơ mà đời nàng theo đuổi. Thế nhưng, những ngày tháng hồn nhiên của cô công chúa đã dầ n khép lại khi quốc sư gán ghép nàng vào cuộc hôn nhân với một vị ti ểu vương đã sáu mươi tuổi. Nàng định đập phá để phản ứng, nàng đã định thu vén đồ đạc nửa đêm phi ngựa trốn đi như hoàng tử Siddhattha. “Giá mà biết được chính xác chàng đang ở trong cánh rừng nào, ta đã bỏ chạy ngay đến đó, tình yêu của ta sẽ lôi kéo được chàng về lại cõi tục. Nếu chàng không về thì ta cũng ở lại luôn vớ i chàng, ta sẽ nâng khăn sửa túi cho chàng” [13; 100]. Tình yêu củ a Savitri dành cho hoàng tử luôn thúc giục nàng bỏ trốn để tìm chàng thế nhưng đập phá không được, bỏ trốn không được, nàng chỉ còn biết khóc. Savitri tôn thờ tình yêu của mình dành cho hoàng tử Siddhattha, ngay cả trong giờ phút nguy nan, lâm vào cảnh bị hỏa táng cùng vị vua chồ ng nàng, nàng lên kế hoạch bỏ trốn và không quên mang theo thứ quý giá nhất của mình là cái khăn xếp màu đỏ mà hoàng tử đã tặng cho nàng ngày trước. Kế hoạch thành 17 công, nàng đi về thành Varanasi, khi lội qua bến sông Hằng để vào bờ thì mớ i chợt nhận ra chiếc khăn xếp trên đầu đã rơi từ lúc nào, Savitri hốt hoả ng, nàng không thể để mất thứ quý giá nhất của mình. “Chiếc khăn xếp đang thong thả trôi về phía xoáy nước. Ta bơi theo chiếc khăn, biết cũng sẽ bị hút vào xoáy nướ c mà vẫn theo” [13; 158]. Chiếc khăn bị nước cuốn trôi nhưng nàng vẫn nhớ nó. Khi cải trang thành đàn ông để trốn sự truy nã, nàng cũng đã chọn mua chiếc khăn xếp màu đỏ: “Ta chọn mua một chiếc khăn xếp màu đỏ. Ta nhớ chi ếc khăn màu đỏ hoàng tử Siddhattha cho ta đã bị rơi xuống sông Hằng. Mỗi khi đội chiếc khăn lên cải trang thành đàn ông, ta lại nhớ” [13; 191]. Trong nh ững năm tháng lưu lạc, Savitri vẫn không nguôi nhớ về hoàng tử. Định mệnh đã sắp đặt cho nàng được gặp lại hoàng tử sau bao năm tìm kiếm. Hình bóng hoàng tử Siddhattha in sâu trong trái tim nàng để khi gặp lại hoàng tử, nàng đã nhận ra ngay gương mặt ấy, cặp mắt ấy, giọng nói ấy. Tình yêu trong nàng lại càng trỗ i dậy mạnh mẽ hơn: “Ta bất chợt nhận ra một điều lâu nay đắm chìm không nhậ n ra. Yasa là dục vọng nhất thời của ta trên con đường đi tìm kiếm hoàng tử Siddhattha. Một là miếng tạm cho đỡ đói lòng. Một là khao khát bền bỉ hằng mong đạt tới. Siddhattha” [13; 218]. Được gặp lại người mình tìm kiế m bao lâu nay, nàng không thể đánh mất cơ hội gặp chàng nữa, nàng lang thang suốt mấ y ngày trong rừng nai, chờ cho đám người giải tán để tiến lại gầ n Siddhattha. Lúc này, hoàng tử Siddhattha đã trở thành Đấng Giác Ngộ nhưng nàng không thừ a nhận điều đó. Tình yêu của nàng đối với Siddhattha chỉ cho phép nghĩ rằ ng chàng vẫn là vị hoàng tử nàng thầm yêu từ lúc còn là đứa bé bốn tuổi: “Chà ng là Phật với người đời. Với ta chàng vẫn là hoàng tử Siddhattha” [13; 219]. Savitri không ngại ngần thổ lộ tình cảm của mình: “Siddhtha, thiếp đã lo lắng về chàng biết bao nhiêu. Thiếp từng đi tìm kiếm chàng ở nhiều nơi” [13; 220]. “Thiếp vẫn đi, nhưng là đi cho thỏa chí giang hồ, hưởng cho hết lạc thú ở đời. Hành trình ấ y thiếp cần có chàng” [13; 220]. Nhưng tình yêu của nàng không thể làm lay chuyển lòng kiên định của Đức Phật. Savitri bị bắt sau hành trình chạy trố n, trong giờ phút ấy, tâm hồn nàng vẫn luôn nhớ về hoàng tử Siddhattha: “Chàng chỉ là một giấc mơ tinh thần trong cả quãng đời ta, cho đến lúc này. Một cái 18 chốn để mà yên trong tâm tưởng. Có chăng nếu có ngày thoát ra mà về đượ c, ta chỉ mong một lần thực sự được ôm ấp thân thể chàng” [13; 232]. Savitri luôn mang một tình yêu vĩnh cửu dành cho Siddhattha, ngay cả khi nàng bên cạ nh Yasa vẫn luôn nghĩ đến hoàng tử: “Ta không thích gọi hoàng tử khi xưa là Đấ ng Giác Ngộ như mọi người vẫn gọi. Với ta, ông vẫn là Siddhattha” [13; 278]. Vớ i tính cách ngang tàng, Savitri liều lĩnh, nàng cải trang thành một nhà sư, trà trộn vào các sư đi khất thực để trở về tinh xá, nàng tiếp cận Đức Phật: “Ta chỉ mong những người xung quanh lập tức biến đâu mất như có phép lạ. Chỉ còn mình ta với Siddhattha. Lúc ấy người đàn bà trong lốt vị sư hiền lành sẽ trở thành hổ dữ . Ta thầm hỏi phương cách cưỡng đoạt bất ngờ đã làm với Yasa có thể thành công với Siddhattha hay không” [13; 280]. “Ta làm như một đệ tử mệt mỏi, ta ngả đầ u lên vai giáo chủ” [13; 287]. “Ta làm như trong cơn ngủ mê, tay trái ta đã vòng ra sau lưng ông, ôm ngang người ông. Hoàng tử Siddhattha. Lần đầu tiên ta được ôm chàng. Chưa bao giờ được thế này. Ngày trước trên đồng cỏ, những lầ n ta biểu diễn phi ngựa xung quanh chàng, những lần ta ngồi cạ nh chàng trò chuyện, cũng chưa bao giờ. Lúc này con người vật chất của hoàng tử mới nằ m trong tay ta. Với giáo chủ, đây chỉ là động chạm giữa thầy và trò. Với ta, đây là cận kề với con người một đời mình ao ước” [13; 288]. “Ta mong đêm dài mãi mãi” [13; 288]. Savitri tỉnh táo trong mọi tình huống. Vì tình yêu chính đáng củ a nàng dành cho Siddhattha mà nàng không dễ gì làm hại đến ngài. Nàng đủ thông minh để nhận ra những lời khích bác của Devadatta để nàng hãm hại Đức Phật: “Chỉ bằng cách kích động lòng bất mãn vì tình của một người đàn bà thôi ư? Ông ta tin rằng người đàn bà không được yêu sẽ đập cho tan nát, sẽ làm cho người đàn ông ô danh sa xuống tận bùn?” Savitri vẫn một lòng giữ tình yêu tôn kính đối với Siddhattha mặc dù có thể chính nàng cũng đang bị Devadatta đ e dọa: “Hay là ông ta tin sẽ đánh đổi việc tiết lộ tung tích của một kẻ đang bị truy nã? Đằng nào thì ông ta cũng là một tên rắn độc” [13; 315]. Tình yêu của Saviitri suốt đời dành cho Đức Phật, mặc dù không được đáp trả nhưng suốt đời nàng luôn theo đuổi. Nàng luôn dõi theo Đức Phật. Nghe tin Đức Phật sắp nhập diệt, nàng vội vàng một mình một xe đến gặp ông vào ngày 19 cuối cùng: “Ta gần như đã lao ra khỏi nhà mà đến đây cho kịp” [13; 397]. “Ta cũng không gọi ông là Đấng Giác Ngộ hay là Phật. Ta chưa bao giờ gọi như vậ y. Với thiên hạ ông là một hiền triết, một giáo chủ. Với ta ông mãi mãi là hoàng tử Siddhattha. Ông phải là hoàng tử thì ta mới còn nguyên hi vọng một ngày nào đó chiếm giữ được ông, sở hữu được ông” [13; 395]. Nàng chưa bao giờ muốn thừ a nhận việc hoàng tử Siddhattha xa lánh cõi tục mà đi tu. “Thừa nhậ n, có khác nào ta mất hẳn chàng cho chính pháp của chàng vậy” [13; 395]. Niề m khao khát sâu thẳm trong tình yêu dành cho hoàng tử của người phụ nữ đầy đam mê ấy chỉ đạt được khi người mình yêu ra đi vĩnh viễn. Mãi đến cuối đời nàng mới được chạm vào người mình yêu: “Ta tình nguyện nhận ngay việc tắm rửa cho giáo chủ. Cái đầu khi xưa đội khăn xếp màu đỏ. Gương mặt sáng láng tuyệt vời. Thân người mà ta tưởng đã tận dụng ôm được một lần trong đêm mưa bão. Thờ i thanh xuân, ta biết bao lần mơ được chạm vào người chàng như thế này. Mơ được tắ m cho chàng. Giờ thì ta đã được tự tay múc nước tắm cho chàng. Lần duy nhất. T a đã đi đến tận cùng thỏa nguyện” [13; 397]. Nàng công chúa Ấn Độ cổ đại của hơn 2500 năm trước nay đã đầ u thai và trở thành một Nữ Thần Đồng Trinh (gọi là Kumari). Nữ Thần Đồng Trinh là mộ t vị thần sống, bằng xương bằng thịt, là hiện thân trên cõi trần của Parvati, còn gọ i là Durga. Nàng hiện diện để bảo hộ cho cuộc đời trần thế này, canh cho dân chúng làm ăn phát đạt, canh cho đời sống yên bình không giặc giã. Savitri là một Kumari Hoàng gia. Để trở thành một Nữ Thần Đồng Trinh, Savitri hội tụ đủ các tiêu chuẩn và vượt qua các thử thách. Mặc dù tiền kiếp của Savitri đã qua gầ n 26 thế kỉ nhưng nàng vẫn nhận ra kiếp trước của mình. Giữa nhiều vật dụ ng, trang sức trong phòng, Savitri vẫn nhận ra chiếc khăn xếp màu đỏ và cả chiế c lông công cắm trên chiếc khăn xếp. Độ dài của thời gian không làm phai nhòa kí ứ c và tình yêu của Savitri dành cho Đức Phật. Một tình yêu vượt qua kiếp luân hồ i. Việc nhận ra chiếc khăn xếp màu đỏ với chiếc lông công đã chứ ng minh cho tình yêu mãnh liệt của nàng vượt qua thời gian. Sự kiện được phong làm Nữ Thần Đồng Trinh cho thấy mối liên hệ huyền bí giữa Savitri ngày nay và mộ t Savitri của 2500 năm trước. 20 Ở tiền thân, Savitri, nàng công chúa Ấn Độ cổ đại với tình yêu suốt đờ i dành cho hoàng tử Siddhattha, sau này là Đức Phật. Bốn mươi năm, từ lúc còn là một đứa bé gái, đến lúc thành hoàng hậu rồi trốn thoát khỏi giàn hỏa thiêu và trở thành tội nhân bị truy nã, nàng luôn luôn hướng về khát vọng bền bỉ ấy, suốt đờ i nàng tìm cách níu kéo Siddhattha về với cõi tục này một cách vô vọng. Vớ i Savitri, chân lí lớn nhất mà đời nàng theo đuổi đó là tình yêu. 2.1.2. Đam mê nhục cảm Savitri là hình tượng con người bản năng với sự đam mê nhục cảm. Ở nàng, cái vô thức lấn át cái ý thức. Mà vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là cốt lõi. Những bản năng này chất chứa những năng lượ ng tâm lí hết sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài để tìm cách thể hiện, muốn tiến vào ý thức để được thỏa mãn. Cái vô thức đã dẫn nàng đi qua nhiều cuộc vui khoái lạc. Trên đường đi tìm hoàng tử, nàng đi qua thành Varanasi, nàng cùng cô hầu gái Juhi đến lầu mùa hè củ a chàng Yasa.Tâm hồn phơi phới của một cô gái mười bảy tuổi không thể kháng cự lại trước những cuộc chơi tưng bừng. Nàng uống rượu, hòa vào những cuộc vui vớ i các công tử. Tuy tình yêu của nàng luôn dành cho Siddhattha nhưng những yế u tố bản năng trong con người nàng vẫn luôn hiện hữu, nó xâm chiếm và buộc nàng hành động theo những gì vốn có của nó. Phải chăng, vì thế mà tuy không yêu và cũng không muốn lấy vị tiểu vương già làm chồng nhưng nàng vẫ n làm tròn bổn phận của một người vợ. Trong đêm tân hôn nàng vẫn là mộ t cô gái trong trắng nhưng nàng luôn biết cách làm vị vua chồng hài lòng bởi những bài học nàng được Juhi truyền lại: “Ta sẽ làm cho vị vua này lăn lóc trong chăn gối hoàng cung” [13; 110]. “Ta đưa ông vào vòng dục lạc triền miên. Vào nhữ ng mây những mưa tiếp nối không ngơi nghỉ” [13; 118]. Vị vua chồng nàng đã già yếu, nàng không quyến rũ lôi kéo vua nữa. Thỉnh thoảng nàng về thăm cha mẹ , cải trang thành trang nam nhi phi thẳng về thành Varanasi đến tòa biệt điện củ a chàng Yasa. Dục vọng mạnh mẽ trong con người Savitri đã đưa nàng đến vớ i Yasa: “Những gì ta đã làm cho vị vua chồng ta, giờ ta lại làm cho Yasa” [13; 120]. “Chúng ta quấn vào nhau triền miên không có điểm dừng” [13; 120]. 21 Không chỉ đam mê dục lạc với Yasa, nàng Savtri “đã nhiều lần chọn nhữ ng công tử khác trong những cặp những đôi đang quấn lấy nhau lăn lóc khắp tòa lâu đài” [13; 120]. “Ta nhặt nhạnh khắp lượt mấy chục chàng trai” [13; 121]. Savitri phóng khoáng đến mức nàng xem đó chỉ là một cuộc chơi. Tình yêu vẫn dành cho Siddhattha nhưng Savitri vẫn luôn đắm chìm trong cuộc sống hoan lạc. Nàng đã cùng Yasa hưởng lạc thú ở đời. Cuộc đời Yasa là một chuỗi hoan lạc bấ t tận, nay chàng đã giác ngộ Phật pháp, chàng trở thành khất sĩ. Savitri không chấ p nhận điều ấy, nàng lôi kéo Yasa hoàn tục: “Thế thì chàng trở về với thiếp. Ta lạ i có chàng có thiếp như lâu nay vẫn vậy” [13; 221]. Mọi lời lẽ đề u không giúp nàng tìm lại được chàng Yasa xưa kia, nàng không thể đón nhận những điều đang xảy ra: “Tôn giáo này chỉ vừa mới đến đã lập tức cướp đi của ta hai người đàn ông. Một là xác thịt. Một trong mộng tưởng. Ta làm sao đón nhận nó được” [13; 222]. Nàng kiên quyết “ta sẽ đeo đuổi các người, giành giật các người trở lại với đời. Ít ra là về lại với riêng ta” [13; 223]. Savitri là biểu tượng của sự đam mê dục lạc. Cuộc đời của Savitri đắ m chìm trong hoan lạc. Khi Yasa đã rời bỏ nàng đi làm khất sĩ, định mệnh lại để nàng gặp gỡ với Raja, một tướng cướp, nhưng chính Raja đã cứu nàng và Juhi khi bị áp giải về vương quốc chồng nàng. Từ đó, Savitri lại đắm chìm trong lạc thú vớ i Raja. “Ta vẫn biết đêm nào lưu lại, sáng ra Raja đều phải ra khỏi cổ ng thành sớm, nhưng ta không kiềm chế được. Người đàn bà tuổi hồi xuân là lửa đốt cháy nhà” [13; 246]. Dăm bữa nửa tháng, Raja đến và lưu lại qua đêm vớ i Savitri. Trong những cơn mộng mị như thế, Savitri có đôi lần đã gọi thầ m tên Yasa, nàng không quên những phút giây bên cạnh Yasa: “Thời gian gần đây ta hay mơ thấy chàng. Đàn bà tuổi hồi xuân mơ thấy những người tình thuở trước. Nằ m bên Raja ta vẫn nghĩ đến Yasa”. Trải qua nhiều cuộc vui hoan lạc, nàng Savitri trở nên một con người sành sỏi, nàng nhận xét về những người đi qua trong cuộc đờ i mình: “Raja mạnh mẽ cuồng dại. Yasa phóng túng trai lơ” [13; 253]. Savitri không thể quên những kí ức đã qua bên cạnh những cuộc vui hoan lạ c cùng Yasa. Nó thôi thúc nàng quyết tâm đi tìm Yasa: “Chuyến đi ta tự coi là đi giải cứu một con người theo khẩn cầu của chính người ấy. Yasa có cầu cứu gì đâu. Chỉ là ta 22 tưởng tượng ra điều đó, sự tưởng tượng xuất phát từ thân xác đang rạo rực củ

NỘI DUNG

Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội Nguyên quán ông ở Nghệ An Ông theo học bậc Đại học ngành Quan hệ Quốc tế Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu –

Mỹ, sau đó là Ấn Độ, Iran Ông là nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên giảng dạy Đại học Hiện nay ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại bộ ngoại giao Việt Nam Bên cạnh đó, Hồ Anh Thái còn được biết đến là một nhà văn đương đại Việt Nam

Hồ Anh Thái là nhà văn thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến, nổi lên như một hiện tượng văn chương, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Ông bắt đầu cuộc đời văn chương từ những năm 80 của thế kỉ XX Những tác phẩm của ông có sự sáng tạo với những điểm nhìn mới mẻ, được dư luận quan tâm Những tác phẩm tiêu biểu như: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Trong sương hồng hiện ra (1990),

Người và xe chạy dưới trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988), … Năm 1988, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu – Mỹ, Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đây là một bước quan trọng trên đường đời nhà văn Hồ Anh Thái cho biết công việc đối ngoại đã tạo cho ông nhiều cơ hội được đi du ngoạn nhiều nước nhưng riêng Ấn Độ - một miền đất bí ẩn với nền văn hóa đồ sộ đã để lại cho ông nhiều ấn tượng và nguồn cảm hứng lớn Hồ Anh Thái trở lại văn đàn với chùm truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một chân (1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998),… Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao: Cõi người rung chuông tận thế (2002), Tự sự 265 ngày (2001), Bốn lối vào nhà cười

(2005), Mười lẻ một đêm (2006),… Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cho đến năm 2010 Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010.

HỒ ANH THÁI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội Nguyên quán ông ở Nghệ An Ông theo học bậc Đại học ngành Quan hệ Quốc tế Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu –

Mỹ, sau đó là Ấn Độ, Iran Ông là nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên giảng dạy Đại học Hiện nay ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại bộ ngoại giao Việt Nam Bên cạnh đó, Hồ Anh Thái còn được biết đến là một nhà văn đương đại Việt Nam

Hồ Anh Thái là nhà văn thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến, nổi lên như một hiện tượng văn chương, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Ông bắt đầu cuộc đời văn chương từ những năm 80 của thế kỉ XX Những tác phẩm của ông có sự sáng tạo với những điểm nhìn mới mẻ, được dư luận quan tâm Những tác phẩm tiêu biểu như: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Trong sương hồng hiện ra (1990),

Người và xe chạy dưới trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988), … Năm 1988, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu – Mỹ, Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đây là một bước quan trọng trên đường đời nhà văn Hồ Anh Thái cho biết công việc đối ngoại đã tạo cho ông nhiều cơ hội được đi du ngoạn nhiều nước nhưng riêng Ấn Độ - một miền đất bí ẩn với nền văn hóa đồ sộ đã để lại cho ông nhiều ấn tượng và nguồn cảm hứng lớn Hồ Anh Thái trở lại văn đàn với chùm truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một chân (1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998),… Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao: Cõi người rung chuông tận thế (2002), Tự sự 265 ngày (2001), Bốn lối vào nhà cười

(2005), Mười lẻ một đêm (2006),… Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cho đến năm 2010 Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010

Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái hiện chân dung đất Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị,… Với tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã bước ra khỏi giọng văn giễu nhại, hài hước châm biếm của Bốn lối vào nhà cười, Tự sự 265 ngày, Mười lẻ một đêm,… Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số phận của người Việt và đất nước thời hiện tại Ông là nhà văn có phát kiến về ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn Các tác phẩm tiêu biểu như: Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009), SBC là săn bắt chuột

(2011) Sách của ông được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển,…

Quan niệm nghệ thuật về con người bản năng trong văn học

1.2.1 Một số quan niệm chung về con người trong văn học sau 1975

Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 do chú trọng các nhiệm vụ chính trị, lấy việc phản ánh và động viên kịp thời cuộc kháng chiến của dân tộc làm đối tượng sáng tác chủ yếu Vì thế, truyện ngắn cũng như tiểu thuyết trong giai đoạn này thường hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng Đề tài chiến đấu và lao động sản xuất của quân và dân ta nổi lên như hai gam màu chủ đạo Văn học cách mạng thường hướng đến xây dựng những hình tượng con người anh hùng, sử thi Đó là những con người tập thể, đôi khi thiếu cá tính, mờ nhạt về tâm lí Do chú trọng vận mệnh dân tộc, văn học thời kì này dường như chỉ mới phản ánh cái hiện thực bề nổi, chưa phản ánh toàn diện hiện thực phức tạp và khốc liệt của chiến tranh, chưa đi sâu vào những vấn đề xã hội trong cuộc sống bình thường hằng ngày của con người, vào số phận và hạnh phúc cá nhân Sau năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, văn học cách mạng đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhường chỗ cho một nền văn học mới thích ứng với thời đại mới Từ đây, văn học Việt Nam đã tiến một bước khá dài trên chặng đường phát triển Đời sống văn học có sự vận động ở chiều sâu với những trăn trở, vật vã, tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở một số nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của đời sống và có ý thức trách nhiệm cao cả về ngòi bút của mình, đó là những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, trong đó phải kể đến những nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… Phạm vi, đối tượng sáng tạo được được mở rộng, khai thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời sống và con người Nhưng nhà văn không coi việc miêu tả hiện thực đời sống là mục đích của nghệ thuật mà coi trọng hơn đến hiện thực con người, với thân phận và cuộc đời của nó với các tác phẩm như Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ăn mày dĩ vãng,… Các đề tài truyền thống quen thuộc hay hiện đại, mới mẻ đều được đưa vào trường nhìn mới hướng đến hệ quy chiếu: số phận cá nhân, sự nhập cuộc của con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn

Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà còn có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân Trong một nền văn học hướng tới tinh thần dân chủ thì nhà văn luôn phát biểu được những tư tưởng và cái nhìn riêng của mình đối với hiện thực Cùng với những thay đổi trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực như là đối tượng phản ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng và mang tính toàn diện Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng và đời sống cộng đồng mà đó còn là hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa sự đa đoan, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi, mạch ngầm của đời sống Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch Văn học sau năm 1975 được chuyển đổi từ chất liệu anh hùng ca chuyển sang chất liệu đời thường Văn học tái hiện đời sống thường ngày với muôn vàn dáng vẻ, văn học tìm đến kiểu con người đa diện Sự thức tỉnh ý thức cá nhân làm thay đổi quan niệm về con người Con người trong văn học hôm nay được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và cả dục vọng tầm thường, con người cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả, con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu, cái thô kệch, thấp hèn,… Con người cá nhân bước đầu được nhìn nhận và khai thác với tất cả những gì vốn có của nó: đó là kiểu con người tâm linh, con người cá thể, con người dị thường, con người bản năng, con người tha hóa,… Văn xuôi sau 1975 đón nhận những cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người với các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái,…

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người bản năng trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

Xuôi theo dòng chảy của văn học sau cách mạng, Hồ Anh Thái cũng có những đổi mới đáng kể trong quan niệm nghệ thuật về con người Hồ Anh Thái đã nỗ lực tạo nên một phong cách riêng, mang lại sinh khí mới cho đời sống văn học bằng việc xây dựng chân dung con người mới hiện đại Ông đi sâu vào nội tâm, lật xới, đưa ra ánh sáng những phần khuất lấp bên trong con người bị che giấu bấy lâu nay Người đọc sẽ bắt gặp những con người với nhiều trăn trở trước các vấn đề của đời sống: thiện – ác, bản năng – lí trí, dục vọng, tình yêu, thù hận,… Cùng với những nhà văn cùng thời khác, Hồ Anh Thái đã nhận dạng ra biết bao kiểu con người: con người anh hùng, sử thi, cao cả, con người thấp hèn, bản năng, tự nhiên, ích kỉ, cá nhân, con người tâm linh, siêu phàm, trí tuệ,… Hồ Anh Thái xây dựng những kiểu người khá đa dạng “Cõi người” trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái phong phú và phức tạp Qua đó, nó hàm chứa một quan niệm, một cách nhìn, một chiêm nghiệm về cuộc đời, về nhân tình thế thái của nhà văn

Hồ Anh thái có những chiêm nghiệm hướng vào chiều sâu nhân bản với từng số phận con người

Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái khá đa dạng Hồ Anh Thái thành công trong việc xây dựng hình tượng con người tha hóa trong xã hội hiện đại Theo quan niệm của ông, sự tha hóa đồng nghĩa với cái ác Với tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, ba nhân vật Cóc, Bóp, Phũ là những điển hình cho lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong xã hội hiện đại Người đọc sẽ nhận thấy ở Bóp sự hiện thân của cái ác, anh chàng chỉ thích tìm khoái cảm trong việc bóp chết một con vật nào đó Qua đó, nhà văn báo động về một ngày tận thế, cái ác sẽ ngự trị con người nhưng đồng thời tác giả vẫn neo giữ một niềm tin cho người đọc ở sự hướng thiện của con người Con người trống rỗng, lạc loài từng được Hồ Anh Thái thể hiện qua một số nhân vật trong các tác phẩm của mình Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái phơi bày sự trống rỗng, lạc loài của con người trong chính xã hội hiện đại Nhân vật người đàn bà – vợ ông Víp lạc loài ngay chính trong ngôi nhà của mình Sống cùng mẹ nhưng nhân vật này luôn cảm thấy cô đơn bởi hai mẹ con như ở hai cực của thế giới Người mẹ với lối sống khá thoáng, chạy theo bao nhiêu cuộc tình và xem đó như thú vui của mình Chị với tính tình “nghiêm trang”, chị xa lạ với lối sống của mẹ mình Cuộc sống của chị cũng thiếu hẳn tình thương gia đình Ngay cả khi đã lập gia đình, chị cũng trống rỗng ngay trong tình yêu với chồng Chị hòa theo lối sống của xã hội thượng lưu nhưng vẫn không thể khuất lấp đi cái cô đơn, lạc loài Hay như nhân vật thằng Cá, xa lạ, lạc lõng với thế giới xung quanh

Vì bị tật nguyền mà nó bị tách biệt khỏi cuộc sống Nó bị chính mẹ bỏ rơi, bị mọi người lãng quên, cuộc sống thiếu tình thương Thế giới trong mắt em chỉ được nhìn qua khung cửa sổ nhỏ và qua những câu chuyện cổ tích Con người nhỏ bé ấy cuối cùng chết trong cô đơn vì bị lãng quên Bên cạnh đó, người đọc còn bắt gặp kiểu con người dị biệt hoặc kì ảo: Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế) có khả năng phát “điện trường” cực mạnh mỗi khi có kẻ ác đến gần, chàng trai 17 tuổi sống lại sau tai nạn điện giật có khả năng đi ngược thời gian (Trong sương hồng hiện ra) Đặc biệt phải kể đến kiểu con người bản năng, có thể nói đây là một kiểu con người được Hồ Anh Thái xây dựng thành công nhất trong các tác phẩm của mình với một số tiểu thuyết tiêu biểu như Người đàn bà trên đảo; Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Mười lẻ một đêm Có thể nói, những cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Anh Thái mang lại những giá trị to lớn, đóng góp vào sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại

Con người bản năng đã từng được đề cập trong văn học thế giới thế kỉ XX với đại diện tiêu biểu là nhà văn Mĩ Latinh – Gabriel José García Márquez Và khi xã hội mở cửa hội nhập với thế giới, văn học nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới văn học Việt Nam, làm thay đổi những quan niệm về con người Đó là những tác phẩm như Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Cô gái chơi dương cầm của Jelinek, Rừng Na uy của Murakami,… Ở những nhà văn bản lĩnh và giàu khát vọng cách tân, có thể nói việc đề cập con người bản năng trong tác phẩm của mình là một sự đột phá trong quan niệm về con người, đem lại nhiều giá trị nhân văn và thẩm mĩ Trong văn học Việt Nam trước 1945, con người bản năng đã xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và cũng được đề cập trong một số truyện ngắn của Nam Cao rồi gần như vắng bóng trong văn học cách mạng Văn học Việt Nam thời kì đổi mới đã có những thay đổi trong đề tài và cách thể hiện tác phẩm Trong đó, có sự xuất hiện trở lại của con người bản năng trong văn học: Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, Hai nhà của Lê Lựu,… và một trong những người khai thác thành công hình tượng con người bản năng là Hồ Anh Thái

Bản năng là những hoạt động, hành vi nói chung được hình thành trong quá trình tiến hóa và được cố định qua di truyền, có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của cá thể, bên cạnh đó là những phản ứng có một cách bẩm sinh, không có ý thức đối với thế giới khách quan, đó là bản năng tự vệ Bản năng là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể Đối với loài người, bản năng dễ nhìn thấy nhất khi quan sát những hành vi về thân thể xúc cảm hoặc giới tính, bởi chúng đã được xác định rõ ràng về mặt sinh học Bản năng tạo ra phản ứng tới một kích thích ngoài, làm khuynh hướng đó chuyển thành hành động, trừ khi chịu tác động của trí tuệ Những hành động cụ thể đó có thể chịu ảnh hưởng của học tập, môi trường và những nguyên tắc tự nhiên Theo phân tâm học Frued, bản năng là phần ban sơ của nhân cách, là phần chúng ta có chung với loài vật Đó là nơi của những bản năng và hoạt động trên nguyên tắc khoái lạc (hay nguyên tắc thỏa mãn) Nói đến con người bản năng tự nhiên ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn ngủ, đi lại, công việc,… đến những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lí,… Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về những tinh thần, về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọi biểu hiện của nó bao giờ cũng gắn với sự tồn tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất riêng Nhân tính cách riêng để khẳng định sự hiện hữu của chính cá nhân đó

Như ta đã biết, quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải cảm thụ của chủ thể Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Quan niệm nghệ thuật về con người trong thế giới quan của nhà văn được thể hiện qua các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong tác phẩm văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho hình tượng nhân vật đó Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển của ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, bản thân Trong văn học, sự vận động, phát triển của nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh của con người, sự khám phá, lí giải đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn đề có vị trí quan trọng Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người Nó phản ánh cấu trúc nhân cách của con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong quan hệ con người đối với thế giới Bản chất của văn học là hướng đến con người, trong đó bao gồm con người tự nhiên và con người xã hội Nhìn nhận con người bản năng, tự nhiên là đưa con người trở về đúng bản chất của nó, góp phần mang đến một quan niệm mới mẻ, giàu nhân bản về con người Xây dựng con người bản năng tự nhiên, các nhà văn thường đề cập đến các vấn đề về tình yêu, hạnh phúc cá nhân, và cả vấn đề tình dục cũng được khai thác triệt để nhưng không trần trụi như bản năng loài vật mà được thể hiện tinh tế, dưới góc nhìn nhân văn hơn Có thể nói, Hồ Anh Thái đã dựa trên cơ sở là tư tưởng nhân bản rất sâu sắc khi đề cập đến vấn đề con người bản năng Kiểu con người bản năng được Hồ Anh Thái thể hiện thành công trong nhiều tác phẩm, ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin tập trung vào ba tác phẩm là: Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Mười lẻ một đêm; Người đàn bà trên đảo

Tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi: tái hiện hình tượng Đức Phật

Thích Ca với nhiều chi tiết hiện thực và huyền thoại còn ít người biết Hình tượng nàng Savitri, một cô công chúa Ấn Độ cổ đại chỉ vì tình yêu suốt đời dành cho hoàng tử Siddhattha, sau này là Đức Phật, mà bị truy đuổi phải chạy trốn qua nhiều vương quốc trên khắp tiểu lục địa Điều lí thú theo thuyết luân hồi của đạo Phật, nàng Savitri ngày nay đã trở thành Nữ Thần Đồng Trinh và hướng dẫn viên trên xứ sở hiện đại Nàng là người kể chuyện dân gian về cuộc đời Đức Phật để nhân vật tôi (tác giả) viết nên tác phẩm bằng cách kể lại một chuyến đi du lịch, hành hương về đất Phật với nàng Savitri Xã hội Ấn Độ cổ đại và đương đại Những nhân vật của hơn 2500 năm trước và của ngày hôm nay Những âm mưu, những cuộc truy đuổi, tình yêu và đức tin, cái mới và cái cũ,… Tất cả được tái hiện chân thực trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi Có ba chương tôi, bảy chương Savitri và chín chương Đức Phật Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được cấu thành bởi ba phần rõ rệt, nhưng ba phần ấy không tách lìa nhau, chúng xen lẫn vào nhau để dẫn tới một kết thúc chung nhất Tựa như những âm thanh của một dàn hợp tấu – ta có thể nghe rõ âm sắc từng nốt nhạc nhưng tất cả quyện chặt với nhau thành một tổng thể không thể tách rời

Tác phẩm Mười lẻ một đêm: là câu chuyện của một cặp tình nhân bị nhốt bất đắc dĩ trên tầng của một căn hộ cách xa trung tâm thành phố, điện thoại di dộng không thể liên lạc được vì ngoài vùng phủ sóng, thức ăn cũng cạn kiệt dần

Họ bị nhốt lại đó bảy đêm, tám ngày Người đàn ông và người đàn bà không còn cách nào khác là kể cho nhau nghe những câu chuyện dở khóc, dở cười Tác giả dựng lên một xã hội nhố nhăng trong thời kinh tế mở cửa qua những câu chuyện về Họa sĩ chuối Hột với “bốn mươi tám mùa cởi mở”, chuyện bà mẹ của người đàn bà trải qua năm lần đò với những cuộc phiêu lưu tình ái, chuyện của giới quan chức cậy quyền ỷ thế, chuyện học hàm học vị, chuyện của các doanh nhân thời mở cửa, chuyện về thằng Cá bị tật nguyền với những ước mơ ngây thơ trong thế giới cổ tích, và những câu chuyện về cặp tình nhân, về mối quan hệ kì lạ giữa hai người mười sáu năm trước Tác phẩm được kể với giọng điệu châm biếm, hài hước với những hình tượng nhân vật được khắc họa sinh động, nêu bật được sự cười cợt những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân Tác phẩm phản ánh được những vấn đề đang nhức nhối ở ngoài xã hội đáng để ta nhìn nhận và suy nghĩ

Tác phẩm Người đàn bà trên đảo: là câu chuyện về những nữ cựu chiến binh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Sau chiến tranh, họ được đưa về làm trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc, cách biệt với đất liền Đó là đội Năm Họ đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc nhưng rồi trở lại với cuộc sống hòa bình, họ lại mang những nỗi đau cho thân phận của mình Trong con người họ luôn khao khát một mái ấm gia đình, có chồng, có con Thế nhưng điều kiện làm việc tách rời với đất liền cộng với đó là những trở ngại về tuổi tác khiến ước mong của họ trở nên quá xa vời Trong lúc đó, sự xuất hiện của Tường, cựu sinh viên mỹ thuật người Hà Nội, bị coi là dính líu vào một vụ bê bối của những kẻ tội lỗi mà anh nhầm tưởng là đám bạn bè nghệ sĩ tự do Hổ thẹn trước dư luận, anh đã ra đảo và được sự giúp đỡ của Hòa, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Cát Bạc, giao cho anh công việc ở trại đồi mồi thí nghiệm Tường đã nghe nói đến những người đàn bà đội Năm, sự cô quạnh làm sống lại dục vọng của anh Tại đây, đã có sự gặp gỡ giữa những người đàn bà đội Năm và Tường Tác phẩm nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng hạnh phúc cá nhân của những nữ cựu chiến binh.

CON NGƯỜI BẢN NĂNG ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI

Tình yêu mãnh liệt

Tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một tuyệt tác của Hồ Anh Thái viết về Đức Phật, trong đó nổi bật lên là hình ảnh Savitri – một nàng công chúa xứ Ấn Độ cổ đại Savitri có một tình yêu mãnh liệt dành cho hoàng tử Siddhattha

Tình yêu là một nhu cầu trong đời sống tinh thần, là một phần của bản năng con người Đối với Savitri, nàng đã cảm nhận được những đòi hỏi, những mong muốn trong con tim của nàng từ rất sớm Ấy là khi nàng còn là một đứa trẻ “Ta khi ấy bốn tuổi, nhưng nhìn thấy chàng Siddhattha, ta đã quyết lớn lên sẽ lấy chàng, lấy bằng được” [13; 40] Nàng đã yêu hoàng tử Siddhattha ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng nàng thì không kịp lớn và hoàng tử cũng không thể đợi nàng Lòng yêu mến hoàng tử nên nàng không thích chị mình lấy được Siddhattha nhưng nàng thì không thể lấy chàng lúc này được, vì thế nàng lại mong chị mình có thể lấy được hoàng tử để nhờ đó mà thỉnh thoảng nàng được nhìn thấy chàng Vậy là, trong lễ kén vợ của hoàng tử Siddhattha, Savitri quyết đòi đi theo bằng được Khi chứng kiến hoàng tử đeo nhẫn đính ước cho công chúa Yasodhara, nàng cuống lên, quyết giành lại hoàng tử Nàng – một đứa trẻ hồn nhiên đã lao vào hoàng tử đòi chàng tặng vật trong lễ kén dâu: “Chàng hãy cho em cái khăn xếp Em hứa sẽ không bao giờ đánh mất” [13; 43] Hoàng tử trao nàng chiếc khăn như để chiều lòng một cô công chúa nhỏ đỏng đảnh nhưng chàng không hiểu được rằng nàng công chúa nhỏ đang có tình yêu với mình Kể từ giờ phút ấy, Savitri luôn mang theo chiếc khăn ấy bên mình Nàng cất giữ nó như một thứ tài sản riêng Trong nhiều năm trôi qua, Savitri vẫn luôn dõi theo cuộc sống của Siddhattha

Nàng Savitri có một tình yêu mãnh liệt và suốt đời dành cho hoàng tử Siddhattha Hoàng tử Siddhattha quyết đi làm tu sĩ, Savitri đi tìm chàng, và “giá như chàng hé ra với ta một lời, biết đâu ta đã tán đồng, biết đâu ta đã cùng chàng rục rịch dọn mình sửa soạn” [13; 86] Nàng đi qua nhiều nơi để dò hỏi tin tức của hoàng tử Đắm chìm trong một không gian với những cuộc hoan lạc nhưng tâm trạng của nàng hờ hững, “trong đầu ta lúc này chỉ có hình ảnh một chàng trai đẹp đẽ đầy sức sống đã từ bỏ tất cả để đi vào rừng sâu” [13; 94]

Savitri đang ở một nơi với những cuộc vui hoan lạc nhưng tâm trí nàng chỉ luôn nghĩ về hoàng tử Siddhattha: “Tâm trạng ta lúc này mà Cũng như cái ôm vai của chàng đây Ta hờ hững Không phải là ta không ham muốn Nhưng trong tâm trí ta lúc này đang có chuyện khác” [13; 92] “Ta không nhìn thấy những cảnh dục lạc trước mắt Ta nhớ về những lần một mình một ngựa lần sang Kapilavatthu để nhìn thấy hoàng tử một lát cho thỏa” [13; 95] “Mỗi lần phóng ngựa sang gặp chàng, ta lại đội cái khăn xếp ấy và ăn mặc như một công tử mới lớn” [13; 95] Gặp được hoàng tử, nàng rất vui và hồn nhiên làm trò cho chàng vui hơn Vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của nàng công chúa mười bảy tuổi giữa khung cảnh trẻ trung đầy lạc thú nhưng dường như nàng không hòa nhập, không cảm nhận hết hạnh phúc đó Chiếm trọn tâm trí nàng là hình ảnh hoàng tử Siddhattha đang đi tìm câu trả lời về một hạnh phúc lâu bền cho nàng, cho chàng và cho cả mọi người Hình ảnh ấy đã theo nàng suốt đời, là ước mơ mà đời nàng theo đuổi Thế nhưng, những ngày tháng hồn nhiên của cô công chúa đã dần khép lại khi quốc sư gán ghép nàng vào cuộc hôn nhân với một vị tiểu vương đã sáu mươi tuổi Nàng định đập phá để phản ứng, nàng đã định thu vén đồ đạc nửa đêm phi ngựa trốn đi như hoàng tử Siddhattha “Giá mà biết được chính xác chàng đang ở trong cánh rừng nào, ta đã bỏ chạy ngay đến đó, tình yêu của ta sẽ lôi kéo được chàng về lại cõi tục Nếu chàng không về thì ta cũng ở lại luôn với chàng, ta sẽ nâng khăn sửa túi cho chàng” [13; 100] Tình yêu của Savitri dành cho hoàng tử luôn thúc giục nàng bỏ trốn để tìm chàng thế nhưng đập phá không được, bỏ trốn không được, nàng chỉ còn biết khóc

Savitri tôn thờ tình yêu của mình dành cho hoàng tử Siddhattha, ngay cả trong giờ phút nguy nan, lâm vào cảnh bị hỏa táng cùng vị vua chồng nàng, nàng lên kế hoạch bỏ trốn và không quên mang theo thứ quý giá nhất của mình là cái khăn xếp màu đỏ mà hoàng tử đã tặng cho nàng ngày trước Kế hoạch thành công, nàng đi về thành Varanasi, khi lội qua bến sông Hằng để vào bờ thì mới chợt nhận ra chiếc khăn xếp trên đầu đã rơi từ lúc nào, Savitri hốt hoảng, nàng không thể để mất thứ quý giá nhất của mình “Chiếc khăn xếp đang thong thả trôi về phía xoáy nước Ta bơi theo chiếc khăn, biết cũng sẽ bị hút vào xoáy nước mà vẫn theo” [13; 158] Chiếc khăn bị nước cuốn trôi nhưng nàng vẫn nhớ nó

Khi cải trang thành đàn ông để trốn sự truy nã, nàng cũng đã chọn mua chiếc khăn xếp màu đỏ: “Ta chọn mua một chiếc khăn xếp màu đỏ Ta nhớ chiếc khăn màu đỏ hoàng tử Siddhattha cho ta đã bị rơi xuống sông Hằng Mỗi khi đội chiếc khăn lên cải trang thành đàn ông, ta lại nhớ” [13; 191] Trong những năm tháng lưu lạc, Savitri vẫn không nguôi nhớ về hoàng tử Định mệnh đã sắp đặt cho nàng được gặp lại hoàng tử sau bao năm tìm kiếm Hình bóng hoàng tử Siddhattha in sâu trong trái tim nàng để khi gặp lại hoàng tử, nàng đã nhận ra ngay gương mặt ấy, cặp mắt ấy, giọng nói ấy Tình yêu trong nàng lại càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn: “Ta bất chợt nhận ra một điều lâu nay đắm chìm không nhận ra Yasa là dục vọng nhất thời của ta trên con đường đi tìm kiếm hoàng tử Siddhattha Một là miếng tạm cho đỡ đói lòng Một là khao khát bền bỉ hằng mong đạt tới Siddhattha” [13; 218] Được gặp lại người mình tìm kiếm bao lâu nay, nàng không thể đánh mất cơ hội gặp chàng nữa, nàng lang thang suốt mấy ngày trong rừng nai, chờ cho đám người giải tán để tiến lại gần Siddhattha Lúc này, hoàng tử Siddhattha đã trở thành Đấng Giác Ngộ nhưng nàng không thừa nhận điều đó Tình yêu của nàng đối với Siddhattha chỉ cho phép nghĩ rằng chàng vẫn là vị hoàng tử nàng thầm yêu từ lúc còn là đứa bé bốn tuổi: “Chàng là

Phật với người đời Với ta chàng vẫn là hoàng tử Siddhattha” [13; 219] Savitri không ngại ngần thổ lộ tình cảm của mình: “Siddhtha, thiếp đã lo lắng về chàng biết bao nhiêu Thiếp từng đi tìm kiếm chàng ở nhiều nơi” [13; 220] “Thiếp vẫn đi, nhưng là đi cho thỏa chí giang hồ, hưởng cho hết lạc thú ở đời Hành trình ấy thiếp cần có chàng” [13; 220] Nhưng tình yêu của nàng không thể làm lay chuyển lòng kiên định của Đức Phật Savitri bị bắt sau hành trình chạy trốn, trong giờ phút ấy, tâm hồn nàng vẫn luôn nhớ về hoàng tử Siddhattha: “Chàng chỉ là một giấc mơ tinh thần trong cả quãng đời ta, cho đến lúc này Một cái chốn để mà yên trong tâm tưởng Có chăng nếu có ngày thoát ra mà về được, ta chỉ mong một lần thực sự được ôm ấp thân thể chàng” [13; 232] Savitri luôn mang một tình yêu vĩnh cửu dành cho Siddhattha, ngay cả khi nàng bên cạnh Yasa vẫn luôn nghĩ đến hoàng tử: “Ta không thích gọi hoàng tử khi xưa là Đấng

Giác Ngộ như mọi người vẫn gọi Với ta, ông vẫn là Siddhattha” [13; 278] Với tính cách ngang tàng, Savitri liều lĩnh, nàng cải trang thành một nhà sư, trà trộn vào các sư đi khất thực để trở về tinh xá, nàng tiếp cận Đức Phật: “Ta chỉ mong những người xung quanh lập tức biến đâu mất như có phép lạ Chỉ còn mình ta với Siddhattha Lúc ấy người đàn bà trong lốt vị sư hiền lành sẽ trở thành hổ dữ

Ta thầm hỏi phương cách cưỡng đoạt bất ngờ đã làm với Yasa có thể thành công với Siddhattha hay không” [13; 280] “Ta làm như một đệ tử mệt mỏi, ta ngả đầu lên vai giáo chủ” [13; 287] “Ta làm như trong cơn ngủ mê, tay trái ta đã vòng ra sau lưng ông, ôm ngang người ông Hoàng tử Siddhattha Lần đầu tiên ta được ôm chàng Chưa bao giờ được thế này Ngày trước trên đồng cỏ, những lần ta biểu diễn phi ngựa xung quanh chàng, những lần ta ngồi cạnh chàng trò chuyện, cũng chưa bao giờ Lúc này con người vật chất của hoàng tử mới nằm trong tay ta Với giáo chủ, đây chỉ là động chạm giữa thầy và trò Với ta, đây là cận kề với con người một đời mình ao ước” [13; 288] “Ta mong đêm dài mãi mãi” [13; 288] Savitri tỉnh táo trong mọi tình huống Vì tình yêu chính đáng của nàng dành cho Siddhattha mà nàng không dễ gì làm hại đến ngài Nàng đủ thông minh để nhận ra những lời khích bác của Devadatta để nàng hãm hại Đức Phật:

“Chỉ bằng cách kích động lòng bất mãn vì tình của một người đàn bà thôi ư? Ông ta tin rằng người đàn bà không được yêu sẽ đập cho tan nát, sẽ làm cho người đàn ông ô danh sa xuống tận bùn?” Savitri vẫn một lòng giữ tình yêu tôn kính đối với Siddhattha mặc dù có thể chính nàng cũng đang bị Devadatta đe dọa: “Hay là ông ta tin sẽ đánh đổi việc tiết lộ tung tích của một kẻ đang bị truy nã? Đằng nào thì ông ta cũng là một tên rắn độc” [13; 315]

Tình yêu của Saviitri suốt đời dành cho Đức Phật, mặc dù không được đáp trả nhưng suốt đời nàng luôn theo đuổi Nàng luôn dõi theo Đức Phật Nghe tin Đức Phật sắp nhập diệt, nàng vội vàng một mình một xe đến gặp ông vào ngày cuối cùng: “Ta gần như đã lao ra khỏi nhà mà đến đây cho kịp” [13; 397] “Ta cũng không gọi ông là Đấng Giác Ngộ hay là Phật Ta chưa bao giờ gọi như vậy Với thiên hạ ông là một hiền triết, một giáo chủ Với ta ông mãi mãi là hoàng tử Siddhattha Ông phải là hoàng tử thì ta mới còn nguyên hi vọng một ngày nào đó chiếm giữ được ông, sở hữu được ông” [13; 395] Nàng chưa bao giờ muốn thừa nhận việc hoàng tử Siddhattha xa lánh cõi tục mà đi tu “Thừa nhận, có khác nào ta mất hẳn chàng cho chính pháp của chàng vậy” [13; 395] Niềm khao khát sâu thẳm trong tình yêu dành cho hoàng tử của người phụ nữ đầy đam mê ấy chỉ đạt được khi người mình yêu ra đi vĩnh viễn Mãi đến cuối đời nàng mới được chạm vào người mình yêu: “Ta tình nguyện nhận ngay việc tắm rửa cho giáo chủ Cái đầu khi xưa đội khăn xếp màu đỏ Gương mặt sáng láng tuyệt vời Thân người mà ta tưởng đã tận dụng ôm được một lần trong đêm mưa bão Thời thanh xuân, ta biết bao lần mơ được chạm vào người chàng như thế này Mơ được tắm cho chàng Giờ thì ta đã được tự tay múc nước tắm cho chàng Lần duy nhất Ta đã đi đến tận cùng thỏa nguyện” [13; 397]

Nàng công chúa Ấn Độ cổ đại của hơn 2500 năm trước nay đã đầu thai và trở thành một Nữ Thần Đồng Trinh (gọi là Kumari) Nữ Thần Đồng Trinh là một vị thần sống, bằng xương bằng thịt, là hiện thân trên cõi trần của Parvati, còn gọi là Durga Nàng hiện diện để bảo hộ cho cuộc đời trần thế này, canh cho dân chúng làm ăn phát đạt, canh cho đời sống yên bình không giặc giã Savitri là một Kumari Hoàng gia Để trở thành một Nữ Thần Đồng Trinh, Savitri hội tụ đủ các tiêu chuẩn và vượt qua các thử thách Mặc dù tiền kiếp của Savitri đã qua gần 26 thế kỉ nhưng nàng vẫn nhận ra kiếp trước của mình Giữa nhiều vật dụng, trang sức trong phòng, Savitri vẫn nhận ra chiếc khăn xếp màu đỏ và cả chiếc lông công cắm trên chiếc khăn xếp Độ dài của thời gian không làm phai nhòa kí ức và tình yêu của Savitri dành cho Đức Phật Một tình yêu vượt qua kiếp luân hồi Việc nhận ra chiếc khăn xếp màu đỏ với chiếc lông công đã chứng minh cho tình yêu mãnh liệt của nàng vượt qua thời gian Sự kiện được phong làm Nữ Thần Đồng Trinh cho thấy mối liên hệ huyền bí giữa Savitri ngày nay và một Savitri của 2500 năm trước Ở tiền thân, Savitri, nàng công chúa Ấn Độ cổ đại với tình yêu suốt đời dành cho hoàng tử Siddhattha, sau này là Đức Phật Bốn mươi năm, từ lúc còn là một đứa bé gái, đến lúc thành hoàng hậu rồi trốn thoát khỏi giàn hỏa thiêu và trở thành tội nhân bị truy nã, nàng luôn luôn hướng về khát vọng bền bỉ ấy, suốt đời nàng tìm cách níu kéo Siddhattha về với cõi tục này một cách vô vọng Với Savitri, chân lí lớn nhất mà đời nàng theo đuổi đó là tình yêu.

Đam mê nhục cảm

Savitri là hình tượng con người bản năng với sự đam mê nhục cảm Ở nàng, cái vô thức lấn át cái ý thức Mà vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là cốt lõi Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lí hết sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài để tìm cách thể hiện, muốn tiến vào ý thức để được thỏa mãn Cái vô thức đã dẫn nàng đi qua nhiều cuộc vui khoái lạc Trên đường đi tìm hoàng tử, nàng đi qua thành Varanasi, nàng cùng cô hầu gái Juhi đến lầu mùa hè của chàng Yasa.Tâm hồn phơi phới của một cô gái mười bảy tuổi không thể kháng cự lại trước những cuộc chơi tưng bừng Nàng uống rượu, hòa vào những cuộc vui với các công tử Tuy tình yêu của nàng luôn dành cho Siddhattha nhưng những yếu tố bản năng trong con người nàng vẫn luôn hiện hữu, nó xâm chiếm và buộc nàng hành động theo những gì vốn có của nó Phải chăng, vì thế mà tuy không yêu và cũng không muốn lấy vị tiểu vương già làm chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của một người vợ Trong đêm tân hôn nàng vẫn là một cô gái trong trắng nhưng nàng luôn biết cách làm vị vua chồng hài lòng bởi những bài học nàng được Juhi truyền lại: “Ta sẽ làm cho vị vua này lăn lóc trong chăn gối hoàng cung” [13; 110] “Ta đưa ông vào vòng dục lạc triền miên Vào những mây những mưa tiếp nối không ngơi nghỉ” [13; 118] Vị vua chồng nàng đã già yếu, nàng không quyến rũ lôi kéo vua nữa Thỉnh thoảng nàng về thăm cha mẹ, cải trang thành trang nam nhi phi thẳng về thành Varanasi đến tòa biệt điện của chàng Yasa Dục vọng mạnh mẽ trong con người Savitri đã đưa nàng đến với Yasa: “Những gì ta đã làm cho vị vua chồng ta, giờ ta lại làm cho Yasa”

[13; 120] “Chúng ta quấn vào nhau triền miên không có điểm dừng” [13; 120]

Không chỉ đam mê dục lạc với Yasa, nàng Savtri “đã nhiều lần chọn những công tử khác trong những cặp những đôi đang quấn lấy nhau lăn lóc khắp tòa lâu đài” [13; 120] “Ta nhặt nhạnh khắp lượt mấy chục chàng trai” [13; 121] Savitri phóng khoáng đến mức nàng xem đó chỉ là một cuộc chơi Tình yêu vẫn dành cho Siddhattha nhưng Savitri vẫn luôn đắm chìm trong cuộc sống hoan lạc Nàng đã cùng Yasa hưởng lạc thú ở đời Cuộc đời Yasa là một chuỗi hoan lạc bất tận, nay chàng đã giác ngộ Phật pháp, chàng trở thành khất sĩ Savitri không chấp nhận điều ấy, nàng lôi kéo Yasa hoàn tục: “Thế thì chàng trở về với thiếp Ta lại có chàng có thiếp như lâu nay vẫn vậy” [13; 221] Mọi lời lẽ đều không giúp nàng tìm lại được chàng Yasa xưa kia, nàng không thể đón nhận những điều đang xảy ra: “Tôn giáo này chỉ vừa mới đến đã lập tức cướp đi của ta hai người đàn ông Một là xác thịt Một trong mộng tưởng Ta làm sao đón nhận nó được”

[13; 222] Nàng kiên quyết “ta sẽ đeo đuổi các người, giành giật các người trở lại với đời Ít ra là về lại với riêng ta” [13; 223]

Savitri là biểu tượng của sự đam mê dục lạc Cuộc đời của Savitri đắm chìm trong hoan lạc Khi Yasa đã rời bỏ nàng đi làm khất sĩ, định mệnh lại để nàng gặp gỡ với Raja, một tướng cướp, nhưng chính Raja đã cứu nàng và Juhi khi bị áp giải về vương quốc chồng nàng Từ đó, Savitri lại đắm chìm trong lạc thú với Raja “Ta vẫn biết đêm nào lưu lại, sáng ra Raja đều phải ra khỏi cổng thành sớm, nhưng ta không kiềm chế được Người đàn bà tuổi hồi xuân là lửa đốt cháy nhà” [13; 246] Dăm bữa nửa tháng, Raja đến và lưu lại qua đêm với Savitri

Trong những cơn mộng mị như thế, Savitri có đôi lần đã gọi thầm tên Yasa, nàng không quên những phút giây bên cạnh Yasa: “Thời gian gần đây ta hay mơ thấy chàng Đàn bà tuổi hồi xuân mơ thấy những người tình thuở trước Nằm bên Raja ta vẫn nghĩ đến Yasa” Trải qua nhiều cuộc vui hoan lạc, nàng Savitri trở nên một con người sành sỏi, nàng nhận xét về những người đi qua trong cuộc đời mình: “Raja mạnh mẽ cuồng dại Yasa phóng túng trai lơ” [13; 253] Savitri không thể quên những kí ức đã qua bên cạnh những cuộc vui hoan lạc cùng Yasa

Nó thôi thúc nàng quyết tâm đi tìm Yasa: “Chuyến đi ta tự coi là đi giải cứu một con người theo khẩn cầu của chính người ấy Yasa có cầu cứu gì đâu Chỉ là ta tưởng tượng ra điều đó, sự tưởng tượng xuất phát từ thân xác đang rạo rực của ta mà thôi” [13; 254] Trong con người Savitri, con người bản năng luôn chế ngự, dục vọng lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn khi mùa mưa đến, mùa của những hoan lạc bất tận: “Mùa mưa với những người đàn bà độc thân như ta là mùa hoài nhớ bạn tình, đi tìm bạn tình để mà chìm đắm trong dục lạc” [13; 255] Nàng tìm kiếm Yasa và chiếm đoạt chàng Nàng mường tượng Yasa chính là hoàng tử Siddhattha, người mà nàng suốt đời theo đuổi nhưng không chạm tới được: “Ta chiếm đoạt Yasa Mường tượng mình đang chiếm đoạt hoàng tử Siddhattha Ta gục xuống nằm yên lặng bên Yasa Mường tượng mình đang ôm ngang người Siddhattha mà thiếp đi” [13; 256] Savitri lôi kéo Yasa trở về với cuộc sống trần tục với những “dục lạc nối tiếp dục lạc” Khao khát làm nàng cháy bỏng: “Ta lôi tuột chàng đi Ta ôm ngang người chàng và đẩy đi… Chàng hoàn toàn thụ động, hoàn toàn bị ta cuốn đi” [13; 256] nhưng nàng chỉ chiếm đoạt được thân xác của

Yasa: “Nhưng chỉ còn thân xác chàng tuân theo bản năng mà hồn chàng đã lưu lạc đâu đó” [13; 258] Savitri đã thua trong cuộc chiến ấy, Yasa đã quay về với giáo đoàn

Savitri khi đã bước sang tuổi lục tuần nhưng ở nàng bản năng dục vọng vẫn còn mạnh mẽ Sau khi Yasa rồi cả Raja đến và đi qua cuộc đời nàng, Savitri đã tìm đến nguồn vui khác cho mình để trải qua những ngày tháng đơn độc “Sáng sáng, chàng trai bán sữa tươi mang bình sửa đến đổi láy bình cạn của ngày hôm trước Bao giờ chàng cũng ở nhà ta lâu hơn thường lệ… Ta bảo chàng xoa bóp Toàn thân Bà già có hơi hướm trai trẻ sẽ kéo dài sinh lực” “Tối tối, ta có một chàng trai khác Người này không biết xoa bóp Chàng chỉ có việc nằm ôm ta, vỗ về cho ta ngủ” [13; 374] Savitri đã chân thành sống cho bản năng của mình để thỏa mãn những dục vọng vẫn còn đang sôi sục trong con người nàng

Trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Hồ Anh Thái còn khắc họa hình tượng con người bản năng qua nhiều nhân vật Bên cạnh Savitri, Yasa và Raja cũng là hình tượng con người bản năng, đó là những nhân vật luôn đi cùng Savitri trong những cuộc vui lạc thú Ngoài ra, người đọc vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng con người bản năng trong nhân vật Juhi và vị tiểu vương già Juhi – cô hầu gái của Savitri là một con người mà ở đó dục vọng lên ngôi Nàng thành thạo việc chăn gối và sẵn sàng hòa mình vào các cuộc chơi lạc thú:“Toàn bộ đám công tử không xa lạ gì với chị Chị đã vào cuộc mây mưa với hầu hết trong số họ từ lâu” [13; 193] Cô hồn nhiên vô tư đuổi theo khoái lạc trong những cuộc chơi trong vườn nai Lộc Uyển Vị tiểu ương già cũng là một người đam mê nhục cảm, mặc dù tuổi đã cao, sức lực yếu đi nhưng ông vẫn đắm chìm trong dục lạc triền miên cho đến tận khi chỉ còn những hơi thở yếu ớt Thậm chí, con người này chấp nhận chết trong lạc thú: “Tiếc quá Đời còn bao nhiêu lạc thú Ta muốn hưởng đến vô cùng tận” [13; 122] Ở hậu thân, Savitri đã trở thành một Nữ Thần Đồng Trinh Sau khi Savitri hết kì làm Kumari, nàng trở về với cuộc sống đời thường “Cô tiếp tục học hành chăm chỉ như khi ở trong lâu đài Lên được đại học Phật giáo là thứ cô chuyên tâm từ trước” [13; 262] Savitri chọn nghề hướng dẫn du lịch, nhưng cô gọi đó là nghề kể chuyện về Đức Phật Hồ Anh Thái thể hiện một cái nhìn nhân văn với nàng savitri Nếu ở tiền kiếp nàng một người đắm chìm trong dục vọng thể xác thì ở hậu kiếp, nàng mang một vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện Savitri luôn phấn đấu, trở thành một người được kính phục Và một điều lạ là ở hậu kiếp, nàng không còn dục vọng nữa và không ai dám cưới một cựu nữ Thần Đồng Trinh

“Chồng của một cựu Kumari sẽ phải chết bất đắc kì tử” [13; 260] Savitri ở hậu thân mang một vẻ đẹp trong trắng – không chạm tới được Nàng kể chuyện về Đức Phật với một thái độ nâng niu cung kính.

Bản năng phản kháng giành giật sự sống cho chính mình

Savitri mang một tính cách phóng túng, ngang tàng Nàng dám thể hiện những điều mình muốn và sống thực với con người mình Cầm chuỗi tràng hạt của đạo sư trên tay, nàng muốn nó thật sự thiêng thì hãy ban cho nàng những điều ước: “Ước được đi đó đi đây như những du sĩ, tự do như gió như mây, không bị cầm chân ở một nơi một chốn như ta bây giờ Ước không phải là phận gái, được bắn cung cưỡi ngựa thỏa thích mà không bị người đời cười chê Ước, trót là phận gái thì có được một trang nam nhi như hoàng tử Siddhattha kia Ta đang nhập định với tràng hạt thiêng, ta đang du hành trong không gian để đến với chàng bên kinh thành Kapilavatthu” [13; 52] Savitri ngang ngược, nàng dám làm những điều không ai dám, vì thế mà đạo sư đã nhiều lần làm lễ tẩy uế cho nàng

Tạo hóa sinh ra con người và cũng trang bị cho họ những yếu tố của bản năng để sống và tồn tại Đó là khả năng tự vệ, đấu tranh để giành sự sống cho mình Savitri là hình tượng một con người với tình yêu mãnh liệt và cả sự đam mê nhục cảm Tuy nhiên, tình yêu và nhục cảm không làm con người nàng mê muội Đứng trước cuộc sống với nhiều biến cố xảy ra với mình, nàng luôn có đủ bản lĩnh để đấu tranh và tồn tại Bản năng ham sống là điều con người ai cũng có

Vì thế, khi vị vua chồng nàng chết, theo tập quán ở vương quốc này, nàng sẽ bị hỏa táng cùng chồng nàng Savitri biết rõ “khi làm mối cho ta lấy một ông vua tuổi sáu mươi, tế sư đã có ý đồ giết ta” [13; 132] Nàng không muốn chết, cha mẹ nàng cũng không cứu được nàng, chỉ còn cách tự bản thân nàng tìm cách cứu lấy mình Trong giờ phút lâm nguy ấy, Juhi đã tự nguyện chết thay Savitri Juhi cải trang thành Savitri để thay nàng lên giàn hỏa táng Để chuẩn bị cho những ngày tháng phía trước, Savitri chuẩn bị sẵn sàng trước khi bỏ trốn: “Ta chỉ mang theo những đồ gọn nhẹ nhất Đồ nữ trang vàng bạc và ngọc quý Ta sẽ không phô trương trên thân thể nhưng nó cần cho ta ở chặng đường trước mắt”

[13; 136] Savitri và Juhi rất nhanh trí, hai nàng đã dùng rượu hòa thuốc mê để tạo thời cơ trốn thoát và nhân lúc trời đổ mưa đã cứu sống được Juhi và hai người chạy khỏi cổng thành

Cuộc đời của Savitri nhiều lần bị đạo sư hãm hại Như một diễn biến tâm lí tự nhiên của con người, Savitri uất hận: “Đạo sư căm ta vì đứa con gái trẻ ranh làm tổn thương đến uy quyền mà ông tự cho là tối thượng Ta cũng căm ông và ta đang hừng hực ham muốn trả thù Ta đã sống dở chết dở vì tay đạo sư mấy bận Lần này nếu ta không chết thì suýt nữa Juhi phải chết Chẳng có lí gì ta để yên cho đạo sư” [13; 152] Bản năng sinh tồn trỗi dậy, muốn tồn tại buộc con người phải đối đầu và chống lại cái ác, Savitri đã lập kế hoạch đột nhập nhà đạo sư để trả thù Nàng nhờ đến sự giúp đỡ của Yasa Nhân lúc Yasa trò chuyện cùng bà vợ đạo sư còn ông ta thì ở đám tang chưa về, Savitri lẻn vào qua cửa sổ rồi leo lên tầng lầu “Ta vơ lấy chuỗi tràng hạt rudraksha Vơ lấy viên đá thiêng saglarama Mất hai vật này còn khủng khiếp hơn là mất tài sản” [13; 154]

Savitri biết thứ mà đạo sư thường ca tụng chỉ là vật giả: “một cơn đắc thắng bỗng trào dâng trong toàn thân Quốc sư Ngôi vị chúa tể của vương quốc Ta đã lọt vào tận sào huyệt của ngươi Ta đã nắm trong tay những thứ cho ngươi quyền lực Từ giờ khắc này, ngươi chỉ là một hình nhân kiệt quệ vô nghĩa Ngươi đã mất thiêng Một cơn giận bùng lên Một tia chớp hủy diệt chói sáng Ta cầm lấy đĩa đèn vung vẩy cho dầu bơ trào ra, tung tóe khắp bàn thờ” [13; 154] Nàng thiêu cháy nhà đạo sư để trả thù và cũng để tiêu diệt những thứ mà ông ta đã lừa dối nhà vua và đất nước

Savitri trốn khỏi giàn hỏa táng và nàng bị truy nã Savitri lại phạm thêm tội đánh cắp ấn tín của vua khi vô tình ấn tín lại ở trong rương của nàng Nàng đã phải trốn tránh sự trừng phạt của vương triều Để đối phó với những hiểm họa có thể xảy ra, Savitri có khả năng dự đoán những điều có thể đến và tìm cách ứng phó: “Sau khi lẩn trốn ở tòa lầu của chàng Yasa một thời gian, chúng ta đều biết dinh thự của chàng không còn là chốn an toàn nữa Nó có thể đã trong tầm ngắm của quân do thám theo sang từ tiểu vương quốc của chồng ta Cũng có thể chưa Nhưng chốn ăn chơi tấp nập của chàng cũng qua nhiều tai mắt Ta đem trang sức vàng bạc ngọc quý gửi hết vào ngân khố của chàng Lấy ra một phần nhờ chàng đi tìm mua một căn nhà trong thành” [13; 190] Đó là chốn xô bồ chen chúc dễ lẩn tránh Để tránh bị phát hiện, Savitri và Juhi vấn tóc, búi cao lên trên đầu, đội lên một chiếc khăn xếp, vận y phục đàn ông Để trang trải cho cuộc sống lâu dài phía trước, Savitri mở ngân khố mua bán tiền vàng, cho vay, cầm cố Savitri cẩn trọng, “mỗi khi ra ngoài, chúng ta đều là đàn ông” [13; 192] Sau một thời gian lẩn trốn trong thân phận là một người đàn ông, Savitri và Juhi bị quân do thám ở tiểu vương quốc chồng nàng bắt, khi giải qua một cánh rừng, nàng được Raja – người được gọi là tướng cướp Anguli Mala giải cứu Hai nàng đi về phía thành Savatthi Để trang trải cho cuộc sống phia trước, nàng thu xếp chuyển hết số tài sản gửi trong các ngân hàng ở Varanasi Nàng lại mở hiệu ngân khố và buôn bán vàng bạc tại nhà, nàng tiếp tục giả trai để khỏi bị dò xét quấy phá Sau bốn mươi năm chạy trốn sự truy nã bảo tồn sự sống, Savitri và Juhi được xóa tội Niềm vui khi Savitri và Juhi được trở về với cuộc sống tự do: “Giải phóng khỏi vòng truy đuổi Sáu chục tuổi đầu mới được trở lại làm công dân tự do” [13; 357] Cởi bỏ y phục nam nhân Từ nay nàng đàng hoàng quấn sari mang trang sức đàn bà ra đường Savitri và Juhi là con người nhạy bén với bản năng sinh tồn của bản thân

Thù hận là một tâm lí bản năng của một con người khi bị một người chèn ép, hãm hại Với Savitri cũng thế, nàng căm hận đạo sư đã nhiều lần tìm cách hãm hại nàng, đẩy nàng vào chỗ chết Do vậy, nàng luôn muốn trả thù ông ta:“Ta muốn gặp lại con người một đời đã làm hại người khác Xem cái chết của ông ta có khác với người đời hay không Bấy lâu trong cảnh trốn truy nã, bao nhiêu lần ta mong đến lúc này Ta mong được thấy ông ta chết Chết thật đau đớn Như vậy mới thỏa cho bao đau khổ chúng ta phải chịu” [13; 358] Nhưng chứng kiến lão đạo sư độc ác nay chỉ còn là một “bộ xương khô đét” trong một căn nhà nhỏ trong rừng Lòng thù hận của nàng như dịu tắt, việc trả thù gã có ý nghĩa gì khi giờ đây gã đã rơi vào cảnh khốn khổ và vật vã chờ cái chết Đó đã là một sự trả giá cho tội ác của gã Savitri chứng kiến giờ phút lâm chung của lão, lòng nàng không còn thù hận nữa Ở Savitri có một lòng vị tha, nàng đã gánh vác việc mai táng cho lão khi bên cạnh gã không còn một người học trò nào Chính lòng vị tha của Savitri đã càng tô thêm nét đẹp cho nàng công chúa xứ Ấn Độ cổ đại

Công chúa Savitri được khắc họa đậm nét và truyền đạt một tư tưởng của Phật giáo Hồ Anh Thái luôn di chuyển điểm nhìn, di chuyển thời gian và không gian nghệ thuật giữa hai cực hiện đại và cổ đại, hiện tại và quá khứ một cách sinh động và linh hoạt để người đọc có thể đối chiếu và nhìn nhận một cách trọn vẹn về nhân vật Tác giả đã lấy ngay giọng của Savitri hiện tại để kể về Savitri quá khứ, kẻ đốn ngộ đang kể lại quá khứ của mình như một sự sám hối Savitri quá khứ là kẻ tham ái, Savitri hiện tại là kẻ phải gánh chịu nghiệp chướng và cũng là kẻ đốn ngộ Đức Phật đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau khổ là ham muốn dục vọng Chính dục vọng làm cho con người ta không thấy được bản chất sự lí, dẫn đến lòng tham ái, sự thù hận, sự mê muội Savitri là hiện thân của sự ham muốn, được thể hiện qua ham muốn báo thù và ham muốn xác thịt Trên hành trình theo đuổi hình bóng Phật sáu mươi năm, tham vọng chiếm đoạt thân xác Phật không ngừng nghỉ Và trong hành trình ấy, Savitri luôn đắm chìm trong nhục cảm với những người thoáng qua cuộc đời nàng như chàng Yasa, tướng cướp Anguli Mala, vị tiểu vương già, những anh chàng vãng lai,… Một dục vọng không ngơi nghỉ, lúc trẻ cũng như lúc về già Savitri chứng kiến những người đàn ông đó rời bỏ mình để quy tụ dưới bóng cây Bồ Đề giác ngộ, hướng đến tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại Giữa Savitri và hoàng tử Siddhattha, sau này là Đức Phật, hai con người quá khác biệt với hai cuộc đời mãi mãi là hai đường thẳng song song, rất gần nhau mà chẳng bao giờ hợp lại Nhục cảm của Savitri thất bại hoàn toàn trước Đấng Giác Ngộ Savitri của ngày hôm nay phải gánh chịu cái nghiệp do chính tiền kếp của mình tạo ra Lòng dục vô độ của Savitri phải trả giá bằng một kiếp sống trong sạch, không có sự tồn tại của nhục cảm Savitri trở thành Nữ Thần Đồng Trinh và khi giải nghệ rồi sẽ chẳng lấy được chồng Chẳng ai dám cưới một cựu Nữ Thần Đồng Trinh vì sợ sẽ chết bất dắc kì tử Và hơn nữa, Savitri không thể gần gũi với những người đàn ông mình yêu thương Đó là sự trả giá quá đắt Dục vọng không thể kìm nén nếu không được mài sắc bằng tư tưởng và tu tâm một cách có phương pháp Cuộc đời hoàn toàn buông thả cho dục vọng của Savitri là chứng nghiệm cho tư tưởng của Đức Phật về đời sống vô nghĩa khi không ý thức được và không diệt được khổ để vươn đến sự an lạc vững bền Có thể nói, đó cũng chính là thông điệp mà Hồ Anh Thái gửi gắm qua tác phẩm Bên cạnh đó, một tư tưởng mà nhà văn còn muốn gửi đến người đọc đó là hóa giải hận thù trong con người Sau tất cả, Savitri đã gạt đi oán thù chất chứa với người thầy độc ác – kẻ đã đẩy nàng vào cuộc hôn nhân éo le, cái chết hụt trên giàn lửa và thân phận lưu vong suốt mấy chục năm trời – nàng đã tự mình tổ chức tang lễ cho ông ta khi ông ta chết trong cô độc Đó cũng là một triết lí của Phật giáo, con người nên gạt bỏ oán thù.

Con người bản năng được thể hiện qua tiểu thuyết Mười lẻ một đêm

Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, con người bản năng, tự nhiên hiện lên rõ nét qua chính những nhân vật mà Hồ Anh Thái xây dựng Nó được thể hiện rất tinh tế nhưng cũng khá táo bạo và quyết liệt Nhà văn nhìn thấy ở từng con người thuộc những hoàn cảnh sống khác nhau, ở họ, không loại trừ được yếu tố bản năng đang ngự trị

Họa sĩ Chuối Hột là nhân vật bản năng tiêu biểu nhất trong Mười lẻ một đêm Họa sĩ Chuối Hột được tác giả khắc họa bằng vài dòng giới thiệu: “Một họa sĩ Tốt nghiệp Đại học mỹ thuật Yết Kiêu hẳn hoi Nhưng mà chàng thực chất không phải là họa sĩ Chàng học lí luận mĩ thuật Dần dần thành danh một nhà phê bình tranh Gu tinh tế […] Nhưng mà tạo hóa bù trừ Chàng đứng trên hội nhưng không biết vẽ Chàng đứng trên tình trường nhưng chẳng tình nào đậu Bốn mươi tám tuổi vẫn là chàng trai độc thân” [12; 17] Tên gọi nhân vật là một trong những yếu tố thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật và tư tưởng của tác giả gửi gắm Ngay từ tên gọi Họa sĩ Chuối Hột đã thể hiện được quan niệm về con người của nhà văn qua nhân vật này Họa sĩ Chuối Hột có một lối sống rất bản năng, chỉ cần theo ý muốn của mình, bất chấp những lời gièm pha của người khác: “Lâu lâu dắt về nhà một cô Cô nào cũng tuột được xiêm y, tuột được cả giày tất để lộ gót hài Họa sĩ không biết vẽ mà tuột xiêm y con gái nhà người ta ra là không phải cần người mẫu khỏa thân Không phải để vẽ mà chỉ để làm mỗi việc ấy Xong Đường ai nấy đi Lâu lâu sau lại dắt về một cô khác giới thiệu với mẹ” [12; 17] Mỗi lần dẫn cô gái nào về anh đều giới thiệu với mẹ sau rồi chẳng thấy cô nào đậu laị, thế là Bà mẹ “quen tính lăng nhăng lít nhít của con trai” [12; 18], mặc nhiên tiếp tay cho anh chàng Đối với anh, “mỗi cô dắt về là một vùng đất mới chưa được khám phá” [12; 18], anh ta không quan tâm người mẹ nghĩ gì, lại càng không để ý người xung quanh nói sao, tất cả chỉ để thỏa mãn những ham muốn dục vọng của bản thân mình Họa sĩ Chuối Hột là “con người hồn nhiên cởi mở” [12; 19] Bản năng trong nhân vật này rất mạnh mẽ, bất chấp sự dị nghị của những người xung quanh: “Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ”

[12; 19] Bản năng ấy có lẽ đã được khơi dậy ngay từ lúc mới sinh ra, được người mẹ giúp đỡ: “Banh cả hai chân ra cho con chim chĩa thẳng vào ống kính” [12;

19] Lối sống của Họa sĩ Chuối Hột bị yếu tố bản năng chế ngự mạnh mẽ: “Suốt thời tuổi thơ đi học thì chớ, về đến nhà là thằng bé tuột hết cả quần áo đi ra đi vào Nhông nhông Ra ra vào vào trong căn nhà phố cổ Nhông nhông nhà bếp chung nhà tắm chung vòi tắm chung” [12; 20], cho đến tuổi dậy thì vẫn vậy

Trong nhân vật này, dường như cái vô thức lấn át cái ý thức biểu hiện qua những hành động kì quặc gây cười Ở trường Mỹ thuật, có lần đúng giờ vẽ mà người mẫu nam không đến “gã sinh viên tót ngay lên cái bục gỗ, tụt hết ra làm mẫu cho cả lớp vẽ Đứng ngồi tô hô các tư thế, lại còn cười nói đối đáp trêu chọc bạn cùng lớp” [12; 21] Chẳng có người mẫu nào lại tự nhiên và sinh động bằng gã

“Chủ nghĩa khỏa thân” của gã mang lại nhiều rắc rối cho gã và sự phiền toái cho những người xung quanh “Mùa hè gã đi biển Để mặc cho bạn bè tắm ở bãi tắm dành cho muôn người, gã một mình leo qua mấy hòn đá lởm chởm sang một góc khuất Gã cởi hết ra mở hết ra Nằm phơi hết ra trên bãi cát” [12; 21] Họa sĩ

Chuối Hột với hành động kì quặc với những ý tưởng ngô nghê gây cười cho người đọc: Hội họa không thành công, gã chuyển sang lí luận hội họa rồi sau lại tạt sang luyện yoga Phương thức luyện yoga của gã thật chẳng giống ai: “Đạt đến độ dốc ngược đầu lên Tất nhiên là cởi hết ra mở hết ra Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối” [12; 22] Mặc kệ cánh cửa nhà hướng ra sân đang mở và nhiều người trong khu hộ đi ngang qua, “một tín đò yoga lõa thể phơi trần không có gì phải kiềm chế nén nhịn” [12; 22] Bản năng trong anh rất tự nhiên, phải chăng có như vậy thì mới thỏa mãn được dục vọng đang bùng cháy mạnh mẽ trong anh Ý thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhân Phân tâm học cho biết có một vô thức cá nhân sâu xa bao gồm tất cả những thúc đẩy của bản năng, mà những cưỡng chế của xã hội và văn hóa đã chôn vùi nhưng không hủy diệt được Yếu tố bản năng luôn hiện hữu trong mỗi con người, có đôi khi, nó bị kìm nén bởi một sự ràng buộc nào đó nhưng bản năng ấy sẽ còn mãi âm ỉ Ấy là câu chuyện của nhân vật người đàn bà và người đàn ông Người đàn bà – “Vợ một ông lớn, một mệnh phụ phu nhân, thuộc loại danh gia vọng tộc bắc bậc kiêu kỳ” [12; 12] Thời sinh viên, chị, người đàn ông và cô bạn cùng phòng lập thành nhóm ba người chơi thân Người đàn ông khi ấy là tình nhân của cô bạn nhưng anh cũng chu cấp cho chị với danh nghĩa là anh nuôi em nuôi Với nhân vật người đàn ông này, yếu tố bản năng được thể hiện qua một biểu hiện sinh lí, khi nghĩ đến chuyện ân ái thì mồ hôi rịn ra hai bên thái dương, rồi toát ra khắp người Đã có nhiều lần, cả anh và chị đều hiểu điều mình và đối phương đều nghĩ:

“Thường xuyên gặp nhau, không phải không có lúc anh ngồi cạnh cô mà mồ hôi vã ra Cô bạn gái vừa ra ngoài đi đâu đó Cô hiểu lí do anh toát mồ hôi Nhưng không bao giờ có chuyện gì quá giới hạn” [12; 114] “Những buổi nằm úp thìa trên cùng một giường, chỉ có anh là gờn gợn nghĩ Nhỡ mà cô nhân tình nằm giữa bỗng vụt một cái đi đâu mất Nhỡ mà chỉ còn lại anh và cô Lúc ấy có thể coi như là anh trai và em gái được chăng” [12; 146] Vậy mà hai bên vẫn bám lấy cái danh nghĩa anh nuôi em nuôi “Thế mà cái tình anh em kết nghĩa ấy cũng qua được thử thách mười sáu năm Đến hôm nay gặp lại nhau trong căn hộ này thì nó khép lại cái vòng tròn tất yếu mà một người đàn ông và một người đàn bà phải khép lại” [12; 167] Dục vọng của con người những tưởng có thể khuất lấp được nhưng câu chuyện của người đàn ông và người đàn bà lại cho ta một cách nhìn nhận khác Mười sáu năm sau, trong căn hộ chung cư chị mới lần đầu tiên trao thân cho anh:“Buổi sáng đầu tiên hai người gặp lại trong căn hộ này phải nói là nồng nàn tình ái […] Bữa đại tiệc kết hợp ẩm thực với sex Rồi dần dần thực phẩm ít đi, sex nhiều hơn” [12; 48]

Bản năng là vấn đề muôn thuở, là một phần không thể thiếu trong con người Hồ Anh Thái nhìn thấy được yếu tố bản năng đang len lỏi trong cuộc sống của mỗi con người và được thể hiện dưới các hình thức khác nhau Chính yếu tố bản năng ấy lại tạo nên những tính cách khác nhau cho các nhân vật Hồ Anh Thái chiêm nghiệm được rằng dù thời đại có văn minh đến đâu thì con người cũng không thể giũ bỏ phần bản năng vốn luôn hiện hữu trong mỗi con người

Con người bản năng được Hồ Anh Thái lột trần cả ở những con người trong giới thượng lưu Đó là người đàn ông - một doanh nhân thời mở cửa, từng đi khắp nơi trên thế giới, tiếp xúc với những nền văn minh bậc nhất nhưng vẫn không loại bỏ được phần bản năng của mình: “hai bên thái dương dâm dấp mồ hôi Mồ hôi chưa tháo ra khắp người như mỗi khi anh ta thèm muốn mà phải kìm giữ”

[12; 236] Đó là Giáo sư viện trưởng tên Khỏa –với sở thích cầm tay nữ sinh:

“Sáu mốt tuổi tây bảy mươi tuổi ta vẫn ham cầm tay học trò yêu Tất nhiên là học trò gái” [12; 90] Chàng là giáo sư thỉnh giảng của lớp cô, chàng gọi cô đến nhà hướng dẫn luận văn Chàng đã bắt đầu móm rồi “Nhưng móm răng chứ không móm mắt Không dâm được thì khẩu dâm thị dâm” [12; 91] Lúc nữ sinh ra về phải thỏ thẻ “thầy cho em xin lại cái chân” [12; 91] Đó là Giáo sư văn hóa, một nhà văn hóa lớn lại có những hành vi thiếu văn hóa, đó là sở thích đái bậy chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lí của mình: “Có lí do gì để nhà văn hóa lớn không đái ở chỗ nào khác mà chọn đúng cái tượng đài này Không gian thoáng hơn Mát hơn […] Nhìn dáng đi lũi cũi ục ịch họ trư của ông thì biết cái việc tiểu tiện chỉ là tiện đâu mở vòi đấy Bản năng” [12; 245] Và chính lúc này, bản năng đã chiến thắng cái gọi là văn hóa, văn minh Hay là ông Víp - một chức sắc, thường xuyên xuất hiện trên hệ thống thông tin đại chúng vẫn không thể giấu đi con người bản năng của mình: “cái nhắm mắt của ông không diễn được vẻ quan chức Nó chỉ phô ra vẻ đê mê đang chờ đến cực khoái Diễn thuyết mà như đang làm tình” [12; 253]

2.2.2 Bản năng dục vọng với đam mê vật chất vƣợt qua lề thói xã hội

Hồ Anh Thái thể hiện những trăn trở của mình trước cuộc sống kinh tế thời mở của Ông đã soi chiếu vào từng ngóc ngách và đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn con người dưới góc độ con người bản năng Trong cuộc sống hiện đại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, con người dần chạy theo đam mê vật chất mà bỏ qua những giá trị xã hội Hồ Anh Thái đã đưa vấn đề đó vào tiểu thuyết Mười lẻ một đêm dưới góc độ của một con người với bản năng dục vọng luôn đi cùng với sự đam mê vật chất Điều đó được hội tụ trong nhân vật bà mẹ

Hồ Anh Thái bộc lộ được yếu tố bản năng đang xâm chiếm, lấn át cả ý thức của con người Đó là bà mẹ với năm lần đò và những cuộc phiêu lưu “Suốt đời băm băm bổ bổ lao vào các cuộc tình, không bao giờ biết mệt mỏi, không bao giờ biết giới hạn” [12; 54] Bà mẹ được nhà văn khắc họa với tính cách khá dị biệt:

“Mẹ cười khúc khích như thiếu nữ mười lăm” [12; 54] “Mẹ tuổi về hưu mà nhuận sắc mà quyến rũ Con thua mẹ mười chín tuổi thì khô khan nghiêm nghị không đàn ông nào dám nhìn lâu Đàn ông đến chơi nhà chỉ đối đáp tung hứng với mẹ” [12; 55] Sự hồn nhiên quá đà của bà mẹ đôi khi lại dẫn đến một lối sống quá dễ dãi: “Lâu lâu mẹ lại sa vào tình yêu mới, lại rạc người đi ăn đi chơi đi nhảy nhót Lại đi qua đêm” [12; 55] “Lâu lâu quá mù ra mưa, mẹ lại đi lấy chồng một bận Lấy rồi mới biết mình sai Sai thì sửa Lỡ bước sa chân, thất thểu quay về trong thất bại đắng cay” [12; 55] Trong gia đình chị, vị trí mẹ con luôn đảo ngược Con gái luôn nghiêm túc chín chắn bao dung Bà mẹ luôn tươi trẻ hiếu động nông nổi lầm lỡ:“Mẹ của chị Người đàn bà nay tuổi năm mươi tám nhưng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ” [12; 56] Yếu tố bản năng nổi trội ở bà mẹ là sự đam mê đàn ông Mối tình đầu tiên của bà khi là cô gái mười tám tuổi làm văn thư đánh máy trong một viện nghiên cứu “Chân ướt chân ráo vào cơ quan, ba bảy hăm mốt ngày cầm bản đồ án từ tay anh nghiên cứu viên rồi cầm tay anh luôn Con gái tấn công con trai Con trai tối tăm mặt mũi, tay trắng không tìm đâu ra vũ khí phòng vệ Mới cầm tay đôi ba ngày, anh nghiên cứu viên thấy mình đã bị cô nàng lôi vào phòng thư viện Cơ quan chưa có thủ thư, cô văn thư kiêm luôn trông coi phòng sách Anh bốc một quyển sách trên giá, một cử chỉ cho phải phép trong cơn lúng túng, thì đã bị cô nàng đè ghí vào giá sách” Cô gái hoang dã chẳng cần đến hành vi rườm rà cho phải phép” [12; 56] Anh chàng nghiên cứu viên ấy trở thành người chồng đầu tiên của bà Về làm dâu trong một gia đình có tầm đại gia trí thức nhưng yếu tố bản năng “cỏ dại” trong nhân vật bà mẹ vẫn không sửa đổi được: “Hễ có việc lên cầu thang gỗ thì cô nện hai bàn chân to bè như vồ đập đất lên từng bậc Bước vào phòng khách chân lê dép quèn quẹt, tay đút túi quần phăng như thằng du côn dô kề ngoài đường Đàn bà nuôi con cúc ngực sơ sểnh vú vê thỗn thện mang bát sang xin ông bà tí dưa”

[12; 59] Yếu tố bản năng được thể hiện rõ nhất qua yếu tố tính dục của người đàn bà này: “Thỏa mãn một người đàn ông, đấy chắc chắn là năng khiếu bẩm sinh duy nhất của cô nàng Nàng bao giờ cũng muốn biến cuộc sống của mình thành bữa đại tiệc lạc thú triền miên” [12; 60]

Con người bản năng được thể hiện qua tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo

Người phụ nữ là một nguồn cảm hứng vô tận của văn học Số phận của người phụ nữ từ lâu đã được đề cập trong ca dao, cho đến văn học viết trung đại và đến văn học hiện đại, đương đại thì hình ảnh người phụ nữ càng được đề cập trong sáng tác của các nhà văn với những khía cạnh đặc sắc nhất Hồ Anh Thái đã xây dựng hình ảnh người phụ nữ với cách nhìn, cách cảm riêng của mình Đó là những nữ cựu chiến binh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vấn đề hạnh phúc cá nhân, đó là một nhu cầu cấp thiết của bản năng con người

Ngay từ đầu tác phẩm Người đàn bà trên đảo, tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh của những người phụ nữ này: “Ở một lâm trường gần chín mươi phần trăm là phụ nữ chưa chồng” [14; 5] Đó là những người phụ nữ đội Năm “Đội có ba mươi tám phụ nữ, tuổi từ hăm mốt đến bốn mươi tư, nhưng mỗi mình cô Thắm tốt số có chồng” [14; 10] Họ là những phụ nữ đã qua tuổi trẻ, hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Và khi chiến tranh đi qua, họ trở lại với cuộc sống đời thường, họ được gửi tới đảo Cát Bạc làm việc trong một lâm trường quốc doanh trồng hương nhu và chế biến tinh dầu, góp phần phát triển kinh tế khu vực Phần lớn trong số họ đã bước vào độ tuổi trung niên nhưng vẫn chưa có chồng, có con Cuộc sống của họ chỉ quẩn quanh trên đảo, tách biệt với đất liền bởi một cánh rừng mà chưa từng người nào có can đảm vượt qua nó Trong đội, Nhã là cô em út, mới hăm mốt tuổi, cô có quan hệ tình cảm với Khanh – lính trinh sát trung đoàn, một lần cô bạo dạn vượt rừng đến gặp người yêu thì bị lạc vào rừng và chết trong ấy Cái chết của Nhã càng làm cho những người đàn bà sợ hãi, “nỗi sợ gây nên cảm tưởng khu rừng đã khép lại xung quanh đội Năm, vây chặt các cô gái, không cho họ mở đường đến với tình yêu và hạnh phúc” [14; 14] Cũng có lần ban giám đốc lâm trường vì đã trực tiếp trao đổi với chỉ huy trung đoàn, đặt vấn đề vun đắp hạnh phúc cho chị em lâm trường với anh em chiến sĩ nhưng hầu hết các chiến sĩ đều trẻ măng, họ gọi những phụ nữ lâm trường là cô, là chị Vì thế, chuyện tác hợp lại càng khó khăn Từ khi thành lập Vườn Quốc gia, khu rừng từ nay trở thành rừng cấm Khu vực đội Năm trở thành khu vực cách ly, nơi cấm kỵ, “làm cho chị em cảm thấy càng bị giam chặt trong một cái lồng vô hình, càng bị kìm nén như đám nữ tu trong một nhà tu kín” [14; 15] Sự bức bách trong một không gian hẻo lánh, tách biệt với cuộc sống bên ngoài cùng với sự cô đơn trong tâm hồn của những người phụ nữ càng tạo trong lòng họ những khát khao mãnh liệt được giải phóng những ẩn ức đang chất chứa trong lòng Đó là khát khao tự do với chính mình và với xã hội xung quanh, khát khao làm vợ, làm mẹ Tin về một anh chàng thành phố với tài vẽ đẹp mới đến áng Bò Vàng đã làm tâm hồn họ trở nên rạo rực “Làm sao sang được áng Bò Vàng để nhờ vẽ bây giờ?” [14; 26] “Họ ôm nhau cười, dúi vào nhau giấu vẻ ngượng ngùng, hệt như anh chàng kia đang hiện hình giữa nhà

Vẻ ngoài ngượng ngập, nhưng bên trong là khao khát muốn được gặp mặt”

[14; 17] Nhưng để đến được áng Bò Vàng phải là một chặng đường khó khăn, càng làm các cô phấp phỏng, mong ngóng về cái nơi mình chưa từng biết đến

“Một vài cô gái lần ra được đến bên vách đá, cũng chỉ đứng nhìn sang mà ao ước, mà phập phồng khao khát Có ý định tìm cách sang tức là cuối cùng phải ngồi thụp xuống khóc tuyệt vọng” [14; 17] Lâm trường đội Năm ở phía tây đảo

Cát Bạc, ngăn cách với trại nuôi giống bởi “bức thành đá khắc nghiệt” “Chao ôi sự ngăn cách, sự cấm đoán, sự kìm hãm dục vọng do thiên nhiên bày đặt, hóa ra lại nghiệt ngã hơn sự ngăn cấm của con người ư?” [14; 74] Nhưng khát khao muốn gặp gỡ với người đàn ông bên trại nuôi đồi mồi đã luôn thôi thúc họ tìm đường đến đó Luyến trong một lần cùng chị em đi thu hoạch hương nhu đã tách khỏi đám, cô bí mật lẻn đến sườn tây, nhìn sang cù lao Bò Vàng: “Nhiều hôm chỉ nhìn sang phía ấy, dù chẳng thấy gì, cũng đủ thỏa mãn, đỡ khao khát phần nào”

[14; 76] Không chỉ có Luyến mà nhiều chị em khác đôi lúc cũng đến đây, ngong ngóng nhìn như thế Họ vẫn mong ngóng, chờ đợi một cái gì đó mơ hồ Định mệnh đã đưa đẩy Luyến gặp gỡ với Tường, thấy Tường trên bãi cát, bắt gặp hình ảnh “một chàng trai cao lớn” sau bao ngày mong ngóng đã mang đến cho Luyến một tình cảm khác lạ, “một luồng hơi ấm đã bừng lan khắp cơ thể” [14; 77], cô như có trợ lực để quên đi nỗi sợ hãi quyết tâm vượt qua vách đá, cô “chỉ lo người kia đi mất, toàn thân căng ra vì hồi hộp” [14; 77] Cuộc gặp gỡ ấy như một thắt nút định mệnh cuộc đời Luyến Ấy là khi tin đồn Luyến có thai lan truyền khắp lâm trường bộ Cô bị đem ra chỉ trích và kiểm điểm, bắt khai ra “cô chửa với ai” [14; 111] Luyến đã nhận hết lỗi về phần mình và chấp nhận kỉ luật Thế nhưng, trước sức ép của dư luận, Luyến như không thể kìm nén những nỗi đau trong lòng mình, giọng cô run run như muốn khóc – “Các người cần biết làm gì? Các người làm khổ tôi quá rồi” [14; 112] Nỗi lòng của Luyến cũng như nỗi lòng của bao người phụ nữ khác trên đảo không biết giải bày cùng ai và cũng không được xã hội thấu hiểu Câu nói của một cô gái trẻ trong đội Năm như một đòi hỏi chính đáng trong cuộc đời những nữ cựu chiến binh: “Bà có giúp chúng tôi có chồng có con được không?” [14; 112] Nó nói lên tiếng lòng và ước mong của bao người phụ nữ trên đảo, đó là câu hỏi tưởng như giản đơn nhưng nó đặt ra vấn đề cần được xã hội quan tâm và nhìn nhận Họ đã hi sinh những ngày tháng đẹp trong tuổi thanh xuân của mình trong chiến tranh, nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường, những khát khao được yêu, được làm mẹ của người phụ nữ lại không được đáp ứng Việc cô Luyến mang bầu bị xem là hành vi vô đạo đức, hành vi xúc phạm luân thường đạo lý, làm tổn thương đức hạnh, bị lên án Chỉ những người phụ nữ trong đội mới thấu hiểu những gì đang sôi sục trong con người bản năng của họ Chính vì thế, dù biết Luyến mang bầu từ lâu nhưng họ không hề căn vặn điều gì, họ đồng cảm cho nhau “Chúng tôi không bao che, không dung túng chuyện sinh hoạt thái quá, nhưng cũng không gay gắt, cay nghiệt như đồng chí với người sa lỡ đâu Đồng chí hãy bình tĩnh, hãy ngồi một mình, nhắm mắt lại, và thử tưởng tượng xem bây giờ đội Năm chỉ toàn là đàn ông chưa vợ Hãy cố hình dung trong đám đàn ông ấy có cả đồng chí Chắc đồng chí nghiến răng chịu đựng được, và vượt qua, cũng giống như tôi vậy Nhưng nhiều người không vượt qua được đâu Và vượt được rồi sau đó có gì? Hạnh phúc riêng không có, chỉ cầu mong có một mụn con cho khuây lòng cũng không có nốt…” [14; 115]

Những tiếng lòng thốt lên thật cay đắng, làm sao có thể làm vùi lấp đi những bản năng sinh lí của một con người với một nhu cầu chính đáng như thế Khi biết mong muốn có chồng của họ dường như là một điều trở nên xa xỉ, hạnh phúc riêng tư không thể nào có được thì họ chỉ mong có được một mụn con để thoả lòng với thiên chức của một người phụ nữ

Miền là đội trưởng của lâm trường đội Năm Chứng kiến sự quá quắt của ông Quản đang ép buộc Luyến, chị buộc phải lên tiếng nói bênh vực Luyến

“Đồng chí phó giám đốc không nên đay nghiến và xúc phạm chúng tôi như vậy”

[14; 115] Chị nhấn mạnh từ “chúng tôi” vì đây không phải là vấn đề đối với riêng Luyến mà là vấn đề gắn với những người đàn bà đội Năm Miền lên tiếng nói cho những nữ cựu chiến binh có hoàn cảnh như mình Và cô kể câu chuyện về mình cũng như chuyện của những người đàn bà trên đảo “Tôi tuổi Mùi, năm nay bốn mươi hai tuổi Những năm đánh Mỹ, tôi là trung đội trưởng trung đội thanh niên xung phong đóng ở động Tùng Cau, trên đỉnh eo Bùa… Chúng tôi đã xẻ núi, phá đá, mở đường giao thông đi khắp đảo Chỉ toàn chị em bạn gái, nhưng chúng tôi rất vô tư Lúc ấy thậm chí chúng tôi chỉ hướng tới một điều là đánh thắng giặc, hướng tới hòa bình Hòa bình là có tất cả, có hạnh phúc, có chồng, có con… Sau năm 1973, đơn vị chúng tôi được chuyển về xây dựng lâm trường, nhiều chị em hiện đang ngồi ở đội Năm này Hòa bình rồi, nhưng người tôi chờ không trở lại Hồi đánh Mỹ, chúng tôi ở bên lề sự sống và cái chết, những khao khát bản năng có thể ức chế được, có thể quên đi được Còn bây giờ thật không thể quên Tôi thầm bảo mình đã quá lứa, đã hết thì, không lấy ai được nữa, nhưng giá như có một đứa con thì cũng được an ủi phần nào Nếu ngày trước tôi không giữ mình quá, ít ra tôi cũng có một đứa con với người tôi yêu Tôi giữ thân cho ai nữa, trinh tiết cho ai, khi mà chỉ có một mình cô đơn? Tập thể có thể làm tôi có ý chí, có thể làm cho tôi khuây khỏa đôi chút, nhưng tập thể không thể nào cho tôi hạnh phúc riêng” [14; 115, 116, 117] Lúc này, Miền đâu có dám nói thay nỗi lòng của Luyến, Miền đang nói cho chính mình, trong chị đang trào dâng một nỗi buồn Không chỉ riêng Luyến mà cả Miền cũng vậy,

“mấy hôm nay Miền đã thấy trong người khang khác Cùng lúc trong chị tồn tại mặc cảm ô nhục, tội lỗi và cả niềm mong chờ hạnh phúc” [14; 117] Lâu nay, chị cũng bắt đầu có ý nghĩ kiếm cho được một đứa con Miền lên tiếng nói từ sâu cõi vô thức nhưng bằng chính ý thức của mình, những dồn nén về ước muốn trong bản năng của mình trỗi dậy mạnh mẽ

Bên cạnh việc thể hiện những ước muốn bản năng của những nữ cựu chiến binh Hồ Anh Thái còn đi sâu, phát hiện những ẩn ức trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, để rồi những nhu cầu về bản năng con người vẫn luôn âm ỉ cháy Đó là Thắm, một thành viên của đội Năm, những tưởng hạnh phúc đang mỉm cười với cô vì chỉ duy nhất trong đội mỗi mình cô có chồng Thế nhưng thực tế không phải vậy Vì quyết bám lấy công việc ở lâm trường mà cô đã từ chối lời tỏ tình của đám trai làng cho đến khi về với đội Năm thì đã luống tuổi Bấy giờ không có một sự lựa chọn nào khác dành cho cô nên đành phải nhắm mắt đồng ý lấy Cương “Có chồng như Thắm, khổ sở gấp mấy lần những kẻ không chồng Đã gần hai năm mà Thắm không sao sinh được một mụn con”

[14; 152] Vì chuyện ấy, Thắm luôn bị mẹ Cương mắng nhiếc mà lỗi đâu phải do cô Nỗi uất ức khiến cô cảm thấy ngột ngạt, nhiều lần cô đã nghĩ đến chuyện đâm đầu xuống sườn tây mà chết cho hết khổ Nhưng “lâu nay Thắm đã cảm thấy con đường mới mở ấy là nỗi khao khát kín đáo của một số chị em trong đội Con đường ấy có thể là hạnh phúc của Thắm hay không?” [14; 153] Bị mẹ Cương o ép sát sao, bị dồn nén đến cái góc tận cùng của tuyệt vọng Thắm đã đi đến một quyết định chứng minh mình là người bình thường, có khả năng mang thai, sinh nở và làm mẹ Cô đã xuống bãi cát ở sườn tây để tìm đến Tường, đề cập vấn đề nhờ Tường “giúp đỡ” Ban đầu chỉ là với dụng ý như vậy nhưng lần đầu gặp một người con trai cao to mà dáng vẫn thanh thoát “Gương mặt nhẹ nhõm rất mực quyến rũ” [14; 154], Thắm như bị vẻ đẹp ấy mê hồn Một tình cảm yêu đương đang trỗi dậy trong con người Thắm “Lần đầu tiên Thắm mới biết nỗi hồi hộp phập phồng của thời gian chờ đợi, nỗi thấp thỏm hạnh phúc” [14; 161] Tình yêu đang bùng cháy dữ dội trong lòng khiến Thắm không thể kìm nén những hành động bản năng của mình “Tường vừa đến, Thắm đã ôm chầm lấy anh, hôn khắp gương mặt… Giá như Tường chỉ nói một câu, Thắm sẽ theo anh đi ngay lập tức

Mà chưa cần như vậy, Thắm sẽ còn trở lại đây gặp Tường nhiều lần nữa”

[14; 161] Nhưng oái ăm thay, tình yêu và hi vọng của Thắm đã đổ vỡ khi cô nhận ra “người ta coi đây là trò giải trí? Và Thắm cũng bị xem như một thứ để chơi? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Đây là con người Thắm đang dồn hết yêu thương và hi vọng, đã thầm hứa sẽ ràng buộc lâu dài? Cả vách đá như sập đổ Sóng biển dồi lên, đánh táp dữ dội vào bờ trong cơn cuồng nộ… Tất cả đều lạnh lẽo hoang vắng” [14; 162] Thắm tuyệt vọng, những tưởng mình có thể tìm được một hạnh phúc mới nhưng tất cả đã đổ sụp trước mắt cô

Cùng viết về đề tài con người thời hậu chiến, tiểu thuyết Chim én bay của

Nguyễn Trí Huân cũng nói lên khát khao hạnh phúc đến mức nhức nhối của Quy

- một nữ anh hùng thật cảm động: “Hầu hết những đêm thao thức bởi những khát vọng bình thường của người phụ nữ chưa hề được làm vợ, làm mẹ, chị đã sống bằng mộng mị với Dũng Những đêm như vậy, tỉnh dậy, người chị trở nên phờ phạc Chị vội vã chạy lao ra ngoài, cố trấn tĩnh cho thật tỉnh táo” Cuộc sống độc thân kéo dài khiến chị luôn phải kìm nén, nhưng có những lúc những khát khao đang âm ỉ trong con người bản năng của chị trỗi dậy mãnh liệt, “chị luống cuống tìm hộp quẹt để trên bàn và đã gặp bàn tay của anh Một bàn tay nóng hổi như biết nói Người chị tê dại Cái ước muốn được chia sẻ, được thỏa mãn đột ngột đốt cháy trái tim chị” Cùng đề tài, chuyện Bốn mươi chín cây cơm nguội của

Nguyễn Quang Lập cũng để lại niềm xót xa, day dứt trong lòng độc giả Người con gái đi qua chiến tranh không còn cơ hội tạo dựng hạnh phúc nhưng nhu cầu xuất phát từ bản năng con người luôn ám ảnh, thôi thúc, giữa đêm khuya, chị lao vào cơn mưa mịt mù, đi như kẻ mộng du rồi áp vào cây cơm nguội để mê muội thấy đó là khuôn ngực đàn ông,…

Ngày đăng: 28/02/2024, 07:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN