1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÔNG NGHỆ SỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Full 10 điểm

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Người Cao Tuổi Và Công Nghệ Số Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Hữu Hoàng
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Xã hội học thực nghiệm Xã hội học, sổ 1 (157), 2022 19 NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÔNG NGHỆ SỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỀN HŨU HOÀNG * *Học viện Chính trị Khu vực II, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh Tóm tắt: Già hóa dân số đang trở thành vấn đề xã hội đe dọa đên sự phát triên bên vừng toàn cầu Khoa học và công nghệ phát triên cùng với chuyển đối sổ quốc gia được kỳ vọng là “ chìa khóa ” giúp giải quyết thách thức này Từ kết quả cuộc khảo sát 256 người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết phân tích hai vấn đề: Thích ứng của người cao tuổi với công nghệ sổ (DT) ở một so phương diện và thải độ của họ về vai trò của DT đổi với việc đảm bảo cuộc sổng cho người cao tuổi Hơn 81% người cao tuổi sử ditng các thiết bị DT hiện dại và tỷ lệ này giảm dần theo độ tuối Tuy nhiên, họ lại ít tiếp cận và sử dụng DT để chăm sóc sức khỏe, trừ một sổ ứng dụng phòng, chong Covid-19 Người cao tuổi yêu thích đọc báo mạng, xem phim và nghe nhạc online, dần mở rộng không gian sống số nhưng cũng yêu thích các hoạt động trong thế giới thực tại, tương tác xã hội trực tiếp Đặc biệt, gần 87°/o người cao tuổi có thải độ ủng hộ ứng dụng DT để cải thiện chất lượng sổng và đánh giá tích cực vai trò của DT trong dời sổng của họ Từ khoá: công nghệ số, chuyển đổi số, người cao tuổi, thích ứng xã hội Nhận bài: 13/12/2021 Gửi phản biện: 12/2/2022 Duyệt đăng: 18/3/2022 1 Giới thiệu Già hoá dân số là thành tựu nhưng cũng là thách thức để nhân loại tìm ra phương cách thích ứng hữu hiệu Đến năm 2020, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đã lên đến trên 1 tỷ người (khoảng 13,5% dân số toàn cầu) và dự báo đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050 (WHO, 2020:2) Ở Việt Nam theo Luật Người cao tuổi được ban hành năm 2009, người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên Đến nay, nước ta có khoảng 11,41 triệu người cao tuổi chiếm 12% dân số (Hội Người cao tuổi Việt Nam, 2020:1) Từ năm 2017, Việt Nam đã chính thức bước vào thời kỳ già hoá dân số và được dự báo sẽ sớm trở thành quốc gia có dân số già và “ siêu già ” vào những năm 30 của thế kỷ 21 (UNFPA, 201 1:6) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4) và chuyển đổi số quốc gia được kỳ vọng thúc đẩy chính sách đột phá giúp người cao tuổi giải quyết tốt hơn các vấn đề về an sinh Trong thế giới số, con người giao tiếp với nhau thông qua các thiết bị, công nghệ được tính toán, mã hoá dạng tín hiệu nhị phân 0 và 1 Theo nghĩa rộng, DT là chính là các loại 20 Người cao tuổi và công nghệ số ở Thành phố Hồ Chí Minh công nghệ xử lý tín hiệu số này hay cũng có thể được hiểu là công nghệ thông tin Ở nghĩa hẹp và dề tiếp cận hon, DT chính là công nghệ nhằm tạo ra và sử dụng các đối tượng dưới dạng số Đó là các công cụ điện từ, thiết bị, hệ thống phần mềm, tài nguyên tạo ra, lưu trữ, xử lý dữ liệu số như tivi số, nhạc số, trò chơi trực tuyến, điện thoại thông minh, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuồi khối, thực tế ảo, (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021:24) Nhiều nghiên cứu cho rang, DT có tầm quan trọng giúp người cao tuối vượt qua khó khăn trong cuộc sổng hiện đại, giải quyết bài toán an sinh cho họ (Mostaghel, 2016; Keranen et al , 2017; Popescu et al , 2020; Hoang, 2020b) Trong bối cảnh đó, Việt Nam bắt đầu thực hiện chiến lược quốc gia về chuyển đổi số toàn diện trên 3 trụ cột là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số từ cuối năm 2020 nhằm giải quyết các thách thức xã hội, hướng đến phát triển bền vững (trong đó có giải quyết vấn đề già hoá) Khả năng thích ứng của người cao tuôi với bối cảnh mới mẻ này có tầm quan trọng hàng đầu nhưng các nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn, mới được quan tâm gần đây và vần là khoảng trống lớn ở nước ta (Tổng cục Thống kê, 2021 :36) Qua tổng quan tình hình nghiên cửu, điều này càng được chứng minh rõ hơn Trải nghiệm của người cao tuốt với công nghệ số (DT) trong cuộc sống của họ Nghiên cửu của Broekens và cộng sự (2009), Bemelmans và cộng sự (2012) đã cung cấp bằng chứng định lượng, định tính khẳng định trải nghiệm của người cao tuổi với nhiều loại robot trợ giúp xã hội có kết quả tích cực về thể chất và tinh thần Theo Hill và cộng sự (2015), sự trải nghiệm của người cao tuổi với DT giúp họ cải thiện phúc lợi và hoà nhập xã hội Thậm chí, Vroman và cộng sự (2015) đã đề xuất mô hình sinh thái xã hội thúc đẩy người cao tuổi sử dụng DT nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội cần thiết, thích ứng tốt hơn với tiện ích của DT Tuy vậy, thích ứng xã hội của người cao tuối với DT vần chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và mới chỉ ở giai đoạn đầu (Bemelmans, 2012; Nikou, 2015) Ở các nước đang phát triển, có thu nhập thấp, trung bình thấp như Việt Nam, chủ đề này cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả góc độ pháp lý, chính trị (Melkas, 2011), học thuật và biểu hiện trong thực tiễn xã hội (VNCA & UNFPA, 2019:30; Tổng cục Thống kê, 2021) Thái độ của người cao tuôi đổi với vai trò của DT Nhóm quan điểm thứ nhất đồng ý với vai trò của DT giúp giải quyết tốt các vấn đề của lão hoá ngày càng tăng (Bemelmans et al , 2012; Mason et al , 2012; Choi & DiNitto, 2013; Winstead et al , 2013; Winstead et al , 2013; Barbosa Neves et al , 2017) Người cao tuổi có thái độ đồng tình và cách nhìn cởi mở hơn với vai trò của DT trong cuộc sống của họ Nhóm quan điểm thứ hai tuy bày tỏ thái độ đồng ý với vai trò của DT đối với cuộc sống của người cao tuổi, nhưng các nghiên cứu này cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn bới các bằng chứng hiện tại chưa đú sức thuyết phục và đưa ra các kết luận chắc chắn (Broekens et al , 2009) Nhóm quan điểm thứ ba bày tở thái độ không ủng hộ và phủ nhận vai trò của DT trong đời sống người cao tuổi Họ không tin ràng việc sử dụng DT có thể giúp người cao tuổi cải thiện chất lượng cuộc sống (Skymne et al , 2012; Iwasaki, 2013; Francis et al , 2016; Carvalho et al , 2021) Nguyễn Hữu Hoàng 21 Do đó, bài viết nghiên cứu 2 nội dung: 1) Mức độ trải nghiệm của người cao tuôi với DT thê hiện ở một số phương diện; 2) Thái độ của người cao tuổi đối với vai trò của DT trong đời sống của họ 2 Số liệu và phiroìig pháp Thiết kế cuộc khảo sát: Đây là nghiên cứu cắt ngang, khảo sát trực tiếp 256 người cao tuổi từ ngày 02/11/2021 đến 22/11/2021 ở các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh Người cao tuổi được chọn phi xác suất, dựa trên một số đặc điểm nhân khâu phù hợp với tính chất và mục đích của cuộc nghiên cứu Đặc điểm mầu khảo sát: Người cao tuổi trong mẫu ở độ tuổi từ 60-65 tuổi (50%), từ 66-70 tuổi (31,3%) và 70+ (18,7%); tỷ lệ nam giới là 56,3% và nữ là 43,7%; 50% sống ở thành thị và 50% ở nông thôn Tỷ lệ có học vấn bậc tiểu học và trung học là 31,3%, trung cấp và cao đắng là 18,8% và đại học, sau đại học là 50% Người cao tuối trong mẫu chủ yếu sống chung với người thân trong thân tộc như vợ/chồng, con cái, anh, chị, em, cháu (75,2%); sống riêng một mình (18,8%) và với bạn bè (6,3%) Kỳ thuật phân tích dữ liệu định lượng: Ngoài phân tích thống kê mô tả, bài viết dùng kiểm định Chi-square để kiểm tra giả thuyết về tương quan (mối liên hệ) giữa hai biến T- Test và one-way ANOVA được dùng đế kiểm tra giả thuyết sự khác biệt về giá trị trung bình Đối với câu hỏi dạng thang đo Likert, bài viết kiểm tra độ phù hợp, nhất quán cúa các nội dung thành phần (biến quan sát) đối với tập hợp biến bằng hệ số Crobach a và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gọn số lượng biến quan sát lớn thành vài nhân tố điển hình nhưng vẫn có khả năng giải thích, phản ánh ý nghĩa biểu đạt của tập biến (Nunnaly, 1978; Peterson, 1994) 3 Kết quả 3 1 Khả năng thích ứng và mức độ trải nghiệm của người cao tuồi với DT 3 1 1 Trải nghiệm một số DT trong cuộc sống của người cao tuổi Khảo sát cho thấy, tỉ lệ người cao tuổi sử dụng một số loại DT ở mức cao Người cao tuổi sử dụng “ điện thoại thông minh có kểt nối Internet/ Wifi (viết tắt: DI ) ” (93,8%), “ máy vi tính/ laptop/ ipad có kết nối lntemet/Wifi (viết tắt: D2) ” (81,3%) và “ tivi có kết nối Internet/ Wifi (viết tắt: D3) ” (81,3%) Kết quả này có vẻ khác hẳn khi xem xét ở phạm vi quốc gia Theo nghiên cứu của Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) tiến hành năm 2018 và được công bố năm 2020 với sự tham gia của 6 050 người cao tuổi ở 654 xã/phường của 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, chỉ khoảng 6,4% người cao tuổi dùng mạng xã hội, 12,7% người cao tuổi có thể truy cập Internet (ER1A & PHAD, 2020), Phải chăng, người cao tuổi đang bị “ bo lại phía sau ” trong hành trình phát triên của chuyển đổi số và DT? Nghiên cứu này tuy khác với kết quả khảo sát ở bài viết nhưng là sự hợp lý ERIA và PHAD đã khảo sát quy mô lớn và trên bình diện rộng nhưng khả năng tiếp cận, sử dụng DT của người cao tuối không tốt hơn so với kết quả khảo sát người cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh Nguyên nhân một phần bởi đây là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, sáng tạo và là địa phương tiên phong thí điểm 22 Người cao tuổi và công nghệ số ở Thành phố Hồ Chí Minh các mô hình mới về chuyển đối số, xây dựng thành phố thông minh, đô thị sáng tạo cùa cả nước; sự cải thiện điều kiện kinh tế, thu nhập, Điều này khiến người cao tuổi ở đây, dù là nhóm yếu thế xã hội nhưng có nhiều lợi thế giúp họ tiếp cận tốt hơn các thành tựu DT so với mặt bằng chung của cả nước Bảng 2 thể hiện mối tương quan (liên hệ) về mặt thống kê giữa mức độ trải nghiệm 3 loại hình DT ở Bảng 1 và 4 đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi Dùng kiểm định Chi-square, về mặt thống kê, cho thấy việc trải nghiệm 3 hình thức DT kể trên có mối tương quan (liên quan) với 5 đặc điểm nhân khấu học của người cao tuổi (p < 0,02); - Người cao tuổi càng lớn tuổi càng ít tiếp cận, sứ dụng 3 loại DT này Tần suất sử dụng DI (100,0%), D2 (87,5%%) và D3 (85,7%) ở nhóm 60-65 tuổi cao hơn so với nhóm 71+, tương ứng lần lượt là 66,7%, 60,0% và 60,0% (p < 0,001) Xét từ góc độ tâm lý-xã hội, người cao tuổi luôn thường trực nồi lo âu, ngờ vực với thế giới bên ngoài dù cũng muốn là một phần của thế giới đó Vì vậy, họ có xu hướng “ triệt để chống lại sự tấn công [gây ra lo âu hay ngờ vực cho họ] của thế giới bên ngoài ” , “ giảm bớt quan hệ của mình với nó ” hay “ đoạn tuyệt giao tiếp ” (Simone De Beauvoir, 1973:287) Ở góc độ sinh lý, sự suy giảm về mặt sinh học khiến cơ thể người cao tuổi “ suy tàn ” một cách rõ rệt trong nghiên cứu của Simone De Beauvoir (1973:29) hay do sự giảm sút theo độ tuổi về “ khả năng cảm giác - nếm, nhìn, sờ, ngửi và nhất là nghe ” (Macionis, 1987:423) DT tạo ra không gian sống hoàn toàn mới và cũng là chìa khoá mới mẻ, hiện đại giúp người cao tuổi bước vào thế giới ấy Tuy nhiên, chính 2 yếu tố tâm lý-xã hội và suy giảm sinh lý là rào cản cho hành trình này - Phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử dụng DI (100,0%), D2 (100,0%) nhiều hơn nam giới cao tuổi (tỷ lệ tương ứng lần lượt là: 88,9% và 66,7%) Trong khi đó, nam giới cao tuổi lại sử dụng nhiều D3 (88,9%) so với phụ nữ cao tuổi (71,4%) (p < = 0,001) - Người cao tuồi ở đô thị sứ dụng DI (100,0%) và D2 (87,5%) nhiều hơn khu vực nông thôn (tỷ lệ tương ứng lần lượt là 87,5% và 75,0%) Người cao tuổi ở nông thôn lại sử dụng D3 (87,5%) phổ biến, nhiều hơn ở đô thị (75,0%) Kết quả này phản ánh sự khác biệt về tiếp cận, sử dụng DT dựa trên đặc điểm kinh tế-xã hội và lối sống xưa vốn còn in sâu của người dân nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, tình hình cũng dần được cải thiện, giảm dần khoảng cách số nhờ sự nâng lên về đời sống, thu nhập và chính sách xây dựng thành phố thông minh của Thành phố những năm gần đây - Người cao tuổi sống cùng con cái hoặc cùng với vợ (chồng) hay sống một mình đều dùng 3 loại DT nhiều hơn so với khi họ sống chung với các chủ thê khác (tỷ lệ: 100,0%, p < = 0,001) Việc chung sống với con cái có lẽ là một lợi thế giúp họ mạnh dạn, tự tin hơn để sử dụng DT hiện đại bởi các khó khăn, hỏng hóc khi trải nghiệm DT người cao tuổi có thể nhờ sự trợ giúp đến các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình (Francis et al , 2019) Đặc biệt, người cao tuổi dù sống chung với con cái, hoặc với vợ/chồng hay sống riêng đều cho thấy tỷ lệ tiếp cận DT cao Phải chăng, người cao tuổi ngày càng có xu hướng lựa chọn, mở rộng không gian sống, sinh hoạt và giao tiếp của mình với DT và môi trường số hoá bên Nguyễn Hữu Hoàng 23 cạnh thế giới thực là đời sống gia đình đế làm phong phú cuộc sống tuổi già? Ở góc độ tiêu cực hơn, có phải đời sống gia đình với các quan hệ thân tộc (vợ - chồng; cha mẹ - con cái) đang ngày càng lỏng lẻo do áp lực sinh kế, lối sống đô thị, sự suy giảm nhận thức về “ đạo hiếu ” , trong gia đình Việt Nam hiện nay (Chow, 2006; Thi, 2021) buộc người cao tuổi phải chấp nhận tìm đến không gian sống mới cho mình (dù có thể không mong muốn) (Kadylak, 2017) Hình 1 Mục đích của người cao tuổi sử dụng DT Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Hồ Chí Minh năm 2021 Mục đích sử dụng 3 loại DT kể trên của người cao tuổi được bài viết này khao sát và phân tích ở Hình 1 Họ sử dụng DT chủ yếu để khoả lấp những thiếu hụt về đời sống tinh thần vốn do quy luật lão hoá chi phối Đáng chú ý, trải nghiệm DT nhằm giúp người cao tuổi giải trí hay tăng cường tương tác xã hội nhiều hơn thông qua trò chuyện, giao tiếp (87,5%), kết nối với người thân (81,3%) hay nắm bắt thông tin (75,0%) Điều này hoàn toàn phù hợp đặc điểm tâm lý và xã hội của người cao tuổi và thống nhất với kết quả của nhiều nghiên cứu về chủ đề này (xem Baeker et al , 2014; Keranen et al , 2017; Pullum et al ,2017) 3 1 2 Người cao tuổi sử dụng DT đế chăm sóc sức khỏe Vai trò của DT hiện đại biểu hiện rất rõ trong chăm sóc sức khỏe (thể chất và tâm thần) cho người cao tuổi Tác giả khảo sát và phân tích mức độ sử dụng một số ứng dụng DT quan trọng, phổ biến trong chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam, được thể hiện ở Bảng 1 Khảo sát cho thấy họ ít tiếp cận và sử dụng các ứng dụng DT để chăm sóc sức khỏe (xem Bảng 1) Trong 12 ứng dụng DT khá phổ biến ở Việt Nam, họ chủ yếu sử dụng một số ứng dụng điện tử chăm sóc sức khỏe trong đại dịch COVID-19: app “ PC-Covid quốc gia ” , app “ Bluezone ” , “ Zalo 1022 ” , ứng dụng tìm giường oxy, máy thở trực tuyến “ app Oxy24/7 ” , (66,3%), kế đến là ứng dụng “ sổ sức khỏe điện tử ” của Bộ Y tế (57,4%) Thực 24 Người cao tuổi và công nghệ sổ ở Thành phố Hồ Chí Minh ra, các ứng dụng này chỉ mới được thiết kế, thử nghiệm và bắt buộc sử dụng trong làn sóng thứ 4 đại dịch ở Việt Nam (khoảng từ tháng 4/2021 đến nay) Bảng 1 Mức độ trải nghiêm, sử dụng một số loại DT để chăm sóc sức khóe của người cao tuổi ứng dụng DT trong chăm sóc sức khỏe (N = 256) 1 \ _________________________________________ _ ___________________________________________ 0,05) Bảng 2 Trãi nghiệm và sử dụng mạng xã hội của người cao tuồi Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Hồ Chỉ Minh năm 2021 Mạng xã hội Mục đích sử dụng Mức độ sử dụng Nghe/ gọi Nhắn tin Cập nhật, theo dõi thông tin Giải trí Đăng tải, chia sẻ thông tin Bàn luận Công việc 1 Facebook 41,2 35,3 64,7 42,9 21,8 21 6,7 100,0 2 Twister 0 10,4 0 0 20,8 0 0 12,5 3 Instagram 0 10,4 0 20,8 0 0 0 24,2 4 Zalo 62,2 49,6 42,0 28,6 21,8 28,6 21,8 82,4 5 Skype 10,4 20,8 0 0 0 0 0 20,2 6 Telegram 14,2 20,8 0 0 0 0 0 23,7 7 Whatsapp 15,7 20,8 0 0 10,4 0 0 14,3 Kiếm định T-Test giữa tuổi tác (năm) và mục đích sử dụng có tỉ lệ cao nhất đối với Facebook và Zalo của người cao tuổi nhằm khám phá sự khác biệt về mặt thống kê Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt nào giữa tuổi tác của người cao tuổi và việc họ sử dụng/ không sử dụng Facebook để “ cập nhật, theo dõi thông tin ” (p>0,05) cũng như Zalo để “ nghe/gọi ” (p>0,05) 3 1 4 Trải nghiệm DT và những hoạt động yêu thích của người cao tuổi Để phân tích nội dung này, ban đầu, bài viết xây dựng 24 hoạt động thành phần (được mã hoá từ HI đến H24) trên thang đo Likert 5 mức độ (1 Rất không thích và 5 Rất thích) Kiểm tra độ phù họrp và nhất quán cho thấy, 24 hoạt động thành phẩn từ HI đến H24 là phù hợp, phản ánh tốt các hoạt động yêu thích của người cao tuổi (hệ số Crobach a=0,933) (xem Bảng 3) Kết quả là: - Các hoạt động yêu thích trong thế giới thực của người cao tuổi có giá trị trung bình cao lần lượt là: “ gặp gỡ bạn bè trực tiếp ” (3,8), “ chăm sóc con cháu ” (3,61), “ uống trà ” (3,59), “ ngắm cảnh ” (3,53) hay “ làm công việc nhà ” (3,50) - Một số hoạt động yêu thích của người cao tuổi diễn ra trong thế giới số, không gian mạng gắn với DT như: “ xem tivi ” (3,93), “ đọc báo mạng, báo điện tử ” (3,70) hay “ xem phim, nghe nhạc trên Internet ” (3,54) Kết quả này phần nào phản ánh sự giao thời, tiếp biến và chuyển đổi nhận thức, tư duy và lối sống, nếp sinh hoạt của người cao tuổi trong bối cảnh chuyển đổi xã hội số hiện nay Ở đó, một mặt họ sàng lọc, chấp nhận và thích ứng với các DT hiện đại, phù hợp với mình để tối ưu hoá chất lượng cuộc sống tuồi già (Broekens et al , 2009; Hill et al , 2015; 26 Người cao tuổi và công nghệ số ở Thành phố Hồ Chỉ Minh Mostaghel, 2016) Mặt khác, người cao tuổi cũng sằn sàng cự tuyệt với các loại DT không phù hợp, với mặt tiêu cực của thế giới số hoá hoặc miễn cưỡng chấp nhận thích ứng quá trình chuyển đổi số với nhiều lý do đã được bàn luận ở các nội dung trước đó (xem Davison & Cotten, 2009; Cotten et al , 2011; Skymne et al , 2012; Iwasaki, 2013; Kadylak, 2017; Carvalho et al , 2021) Bảng 3 Phân tích EFA đối vói 24 hoạt động yêu thích của người cao tuổi Một số hoạt động của người cao tuổi (Crobach a=0,933) Nhân tố 1 2 3 4 5 Hl Đi tản bộ (đi dạo) 0,721 H2 Ngắm cảnh H3 Uống ưà 0,694 0,840 H4 Uống cafe 0,776 H5 Uống rượu (bia) 0,729 H6 Gặp gỡ bạn bè trực tiếp 0,634 H7 Trồng cây cảnh 0,807 H8 Chăm sóc thú cưng H9 Đọc báo in (báo giấy) H 10 Viết sách, hồi ký, nhật ký 0,725 0,804 0,854 H 11 Chăm sóc con cháu 0,591 HI 2 Làm công việc nhà H13 Xem tivi (xem thời sự, xem phim, nghe nhạc, ) HI 4 Sáng tác thơ ca 0,658 0,824 0,885 HI 5 Đọc báo mạng, báo điện tử 0,808 HI ố Gặp gỡ bạn bè trên mạng xã hội HI 7 Livestream nói chuyện với công chúng 0,698 0,846 HI 8 Chia sẻ thông tin lên mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok ) HI 9 Nghe sách nói (sách điện tử) 0,699 0,823 H20 Xem phim, nghe nhạc trên trên Internet H21 Tham gia các liveshow (chương trình truyền hình trực tiếp) trên tivi H22 Tham gia hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng 0,725 0,862 0,869 H23 Tham gia các diễn đàn, nhóm trên mạng xã hội H24 Viết Blog/ nhật ký trên mạng xã hội 0,674 0,834 Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Hồ Chi Minh năm 2021 Tác giả đã phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gọn từ 24 hoạt động thành phần từ HI đến H24 thành 5 nhân tố (xem Bảng 3) Các nhân tố này có khả năng đại diện và giải thích đến 84,5% ý nghĩa của 24 hoạt động thành phần Căn cứ hệ số tải nhân ở mồi nhân Nguyễn Hữu Hoàng 2 7 tố, nhân tố 1 được đặt lại tên mới là hoạt động “ đọc bảo mạng, báo điện tử ” '''', nhân tố 2 có tên mới là hoạt động “ uổng trà nhân tố 3 là “ sáng tác thơ ca nhân tố 4 là “ ỉivestream nói chuyện trước công chủng ” và nhân tố 5 có tên mới là “ xem phim, nghe nhạc trên Internet ” Từ đây, chúng ta có thế sử dụng 5 nhân tố này để thay thế cho 24 hoạt động thành phần và tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu hon Đây cũng chính là các hoạt động yêu thích cần được quan tâm khi đề cập đến người cao tuổi Do tác giả đặc biệt quan tâm đến các hoạt động yêu thích của người cao tuối trong thế giới số nên bài viết chỉ sử dụng 3 nhân tố mới được đặt tên là hoạt động “ đọc báo mạng, báo điện tử ” (ký hiệu: RM); hoạt động “ livestream nói chuyện trước công chủng ” (ký hiệu: LS) và hoạt động “ xemphim, nghe nhạc trên Internet ” (ký hiệu: WF) đề kiêm định T-Test và one-way ANOVA với các đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nơi sống và sống cùng với ai) Cụ thể: - Kiểm tra T-Test cho thấy, không có sự khác biệt nào về mặt thống kê của RM, LS và WF giữa người cao tuổi nam và nữ Điều này cũng tương tự với nơi cư trú của người cao tuổi (đô thị và nông thôn), trừ WF có sự khác biệt về mặt thống kê giữa người cao tuổi sống ở đô thị và nông thôn của Thành phố Hồ Chí Minh Theo đó, người cao tuổi ở đô thị có sở thích WF nhiều hơn so với người cao tuổi ở nông thôn - Kiểm tra one-way ANOVA cho thấy, RM và LS có sự khác biệt về mặt thống kê với người cao tuổi theo 3 độ tuổi khác nhau (0-65 tuổi, 65-70 tuổi và 71+) Tuổi tác càng cao khiến sự suy giảm thể chất: khả năng nghe, nhìn, ghi nhớ, tập trung, khả năng giao tiếp, (Tổng cục Thống kê, 2021:26) tăng cao, khiến khả năng tiếp cận, sử dụng các tiện ích từ công nghệ số giảm sút và RM, LS là ví dụ điển hình Trong khi đó, RM và WF có sự khác biệt về mặt thống kê với người cao tuổi được phân theo việc họ sống với ai (độc thân, sống với con cái, vợ/ chồng hay bạn bè, ) Người cao tuổi sống chung nhau, sống chung với ai hay sống độc thân theo nhiều nghiên cứu có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, chất lượng cuộc sống và khả năng tiếp cận, thích ứng với DT (Cesta, 2007; Briley & Moret, 2010) Việc sống cô đơn khiến người cao tuổi cảm giác lạc lõng, khủng hoảng tinh thần và việc tìm đến DT như là liệu pháp có tính cứu cánh khi mà các quan hệ thân tộc, liên thế hệ bị đứt gãy So với người cao tuổi sống chung với con cái hay với thành viên khác, họ lại gặp nhiều khó khăn hơn do ít có sự trợ giúp (cả về tài chính, hướng dẫn, hồ trợ trục trặc kỹ thuật, ) từ các thành viên Việc sống chung và có tính liên thế hệ trong gia đình khiến mục đích, tính chất tiếp cận, sử dụng DT có phần khác với người cao tuổi cô đơn bởi nó như một sự bổ khuyết, hỗ trợ thêm phần phong phú cho cuộc sống hiện thực 3 2 Người cao tuổi và thái độ đối với vai trò của DT trong đời sống của họ Thái độ và quan điểm có tính dẫn dắt, chi phối hành vi sử dụng DT của người cao tuổi như nhiều nghiên cứu đã khẳng định Kết quả khảo sát cho thấy, có 86,6% người cao tuổi được hòi Dày tỏ thái độ ủng hộ việc áp dụng DT hiện đại vào chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần cho người cao tuổi hiện nay; 13,4% bày tỏ thái độ phân vân Kết quả này hoàn toàn thống nhất với 1 trong 3 nhóm thái độ, quan điểm của người cao tuổi về vai trò của DT mà chúng tôi đã trình bày ở phần “ Giới thiệu ” và phù hợp với kết quả của nhiều 28 Người cao tuổi và công nghệ số ở Thành phố Hồ Chi Minh nghiên cứu như Bemelmans và cộng sự (2012), Mason và cộng sự (2012), Choi & DiNitto (2013); Winstead và cộng sự (2013), Tuy vậy, điều này cũng đi ngược lại kết quả của một số nghiên cứu về chủ đề này (Skymne et al , 2012; Iwasaki, 2013; Cotten et al , 2016; Francis et al , 2016; Carvalho et al , 2021) Ket quả này góp phần phản ánh thái độ, quan niệm của người cao tuổi về sức mạnh và tính hữu ích của DT trong đời sống của họ ở bối cảnh của một quốc gia đang phát triển, còn khó khăn nhưng lại thúc đấy chuyển đồi số nhanh chóng như Việt Nam Việt Nam còn thiếu hụt trong các nghiên cứu về chủ đề này thời gian qua Hình 2 Ý kiến của người cao tuổi về tác động của DT Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Hồ Chí Minh năm 2021 Ý kiến của người cao tuổi về tác động của DT đối với cuộc sống của họ được mô tả ở Hình 2 100% người cao tuổi đồng ý rằng áp dụng DT giúp họ có cuộc sống “ thuận tiện hơn ” , 73,3% ý kiến cho rằng “ vui vẻ hơn ” và 53,3% ý kiến “ hài lòng hơn ” Các tác động ngược chiêu của DT tuy có nhưng người cao tuổi đánh giá với tì lệ khá tháp, ví dụ như việc sử dụng DT càng làm họ “ nhớ về quá khử, cuộc sống ngày xưa nhiều hơn ” (13,3%), hay nó khiến họ “ mất tự do hơn ” (6,7%) Kiểm định Chi-square giữa ý kiến cho rằng sử dụng DT giúp "thuận tiện hơn ” với một số đặc điểm nhân khẩu học cho thấy có mối liên hệ khi người cao tuổi học vấn càng cao, sống ở đô thị có tỷ lệ đồng ý nội dung này cao hơn người cao tuổi ở chiều ngược lại (p

Ngày đăng: 27/02/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN