Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGÃ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG NGÃ CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 Mã số đề tài: TB-CTYD0322 Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Dược Thái Bình Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.BS Vũ Minh Hải Đồng chủ nhiệm: Ths Tăng Thị Hảo THÁI BÌNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGÃ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG NGÃ CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 Mã số đề tài: TB-CTYD0322 Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Y Dược Thái Bình Địa chỉ: 373 Lý Bôn, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Điện thoại: 02273.838.545 Fax: (+84) 02273.847.509 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.BS Vũ Minh Hải Đồng chủ nhiệm: Ths Tăng Thị Hảo THÁI BÌNH – 2022 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHRQ (Agency for Healthcare Research and Quality):Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng Hoa Kỳ CDC (Centers for Disease Control and Prevention ): Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CT Can thiệp ĐC Đối chứng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu FRAQ (the Falls Risk Awareness Questionnaire): Bảng câu hỏi kiến thức về nguy cơ ngã FRHBS (The fall- related health belief scale): Bộ câu hỏi về ngã liên quan đến niềm tin sức khỏe HBM ( health belief model): Mô hình niềm tin sức khỏe UNFPA (United Nations Fund for Population Activities) Quỹ Dân số Liên hợp quốc KAP (Knowledge Attidude Practice) Kiến thức Thái độ Thực hành NCOA (National council on aging) Hội đồng quốc gia về gìa hóa Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất NCT Người cao tuổi STEADI (Stopping Elderly Accidents, Deaths Injuries) Ngăn chặn tai nạn, tử vong và thương tích của người cao tuổi TNTT Tai nạn thương tích WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 4 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 2 1.1.Tổng quan về ngã ở người cao tuổi ...............................................................................................2 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi ..................................................................................2 1.1.2.Tình hình sức khỏe người cao tuổi .....................................................................2 1.1.3. Khái niệm về ngã ...............................................................................................2 1.1.4. Nguy cơ gây ngã ở người cao tuổi ....................................................................2 1.1.5. Công cụ đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi ..............................................3 1.1.6. Một số nghiên cứu về ngã, nguy cơ ngã ở người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam ......................................................................................................................3 1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã ở người cao tuổi .............................................5 1.2.1. Khái niệm kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã ở người cao tuổi...5 1.2.2. Công cụ đánh giá KAP phòng chống ngã ở người cao tuổi .............................5 1.2.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã ở người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam ..............................................................................6 1.3. Một số biện pháp can thiệp trong dự phòng ngã cho người cao tuổi ........................................8 1.4. Học thuyết và khung lý thuyết áp dụng trong đề tài ...................................................................9 1.5. Nội dung của đề tài .........................................................................................................................9 1.6. Cách tiếp cận của đề tài............................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................. 11 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 11 2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................................... 12 2.4. Cỡ mẫu.......................................................................................................................................... 12 2.5. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................................................. 13 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................................... 14 2.7. Các biến số và chỉ tiêu trong nghiên cứu................................................................................... 15 2.8. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá .......................................................................... 15 2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................................... 16 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................................................ 16 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 18 3.1.Tỷ lệ ngã và nguyên nhân ngã ở người cao tuổi tại huyện Vũ Thư -Thái Bình .................... 18 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngã ở người cao tuổi và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Vũ Thư - Thái Bình trước can thiệp ................................................ 21 3.3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong dự phòng ngã cho NCT tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.............................................................................................................................. 28 BÀN LUẬN ................................................................................................................... 32 4.1. Tỷ lệ ngã và nguyên nhân ngã ở người cao tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. ............ 32 4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ngã và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2022. ....................................................................................... 33 4.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong dự phòng ngã cho người cao tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.............................................................................................................................. 38 4.4. Tác động và lợi ích do kết quả nghiên cứu, triển khai của đề tài mang lại ............................ 43 4.5. Các sản phẩm của đề tài .............................................................................................................. 43 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 45 1. Tỷ lệ ngã và nguyên nhân ngã ở người cao tuổi tại huyện Vũ Thư - Thái Bình...................... 45 2. Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng ngã ở người cao tuổi và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình............................................................................. 45 3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong dự phòng ngã cho người cao tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.............................................................................................................................. 45 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung của NCT (n=3038) .............................................................18 Bảng 3. 2. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng (n=3038) ..................................................19 Bảng 3. 3. Đặc điểm ngã, nguy cơ ngã của đối tượng nghiên cứu (n=3038) ................19 Bảng 3. 4. Đặc điểm phân bố vị trí, mức độ ngã của đối tượng nghiên cứu (n=1071) .19 Bảng 3. 5. Nguyên nhân ngã của đối tượng nghiên cứu (n=1071) ...............................20 Bảng 3. 6. Các yếu tố liên quan đến ngã của người cao tuổi ( n=3038) .......................20 Bảng 3. 7. Phân tích hồi quy logistic đa biến giữa ngã với một số yếu tố liên quan ( n=3038)..21 Bảng 3. 8. Điểm kiến thức về phòng chống ngã của NCT trước can thiệp (n=3038) ...22 Bảng 3. 9. Phân loại điểm kiến thức chung của NCT trước can thiệp (n= 3038) .........22 Bảng 3. 10. Phân bố kiến thức của NCT liên quan đến tiền sử có ngã và không ngã trước can thiệp (n= 3038) ..............................................................................................22 Bảng 3. 11. Phân bố kiến thức của NCT liên quan đến nguy cơ ngã theo CDC trước can thiệp (n= 3038) ........................................................................................................23 Bảng 3. 12. Thái độ của NCT trong dự phòng ngã trước can thiệp (n=3038) ..............23 Bảng 3. 13. Phân bố thực hành của NCT trước can thiệp (n=3038) .............................23 Bảng 3. 14. Phân bố thực hành của NCT liên quan đến tiền sử có ngã và không ngã trước can thiệp (n=3038) ...............................................................................................24 Bảng 3. 15. Phân bố thực hành của NCT liên quan đến nguy cơ ngã theo CDC trước can thiệp (n=3038) .........................................................................................................24 Bảng 3. 16. Liên quan mức độ đạt giữa kiến thức và thực hành phòng chống ngã của NCT (n=3038) ...............................................................................................................24 Bảng 3. 17. Tiền sử mắc một số bệnh lý liên quan của đối tượng nghiên cứu (n=3038) .......................................................................................................................................25 Bảng 3. 18. Trung bình số lượng thuốc ĐTNC đang sử dụng (n=3038) ......................26 Bảng 3. 19. Kiến thức của NCT trong phòng chống ngã sau can thiệp (n=536) ..........28 Bảng 3. 20. Đánh giá hiệu quả can thiệp tới mức độ đạt kiến thức của người cao tuổi có nguy cơ ngã (n=536) .................................................................................................29 Bảng 3. 21. Sự thay đổi thái độ của NCT trong phòng chống ngã trước và sau can thiệp (n=536) ..........................................................................................................................29 Bảng 3. 22. Sự thay đổi thực hành của NCT trong phòng chống ngã trước và sau can thiệp (n=536) .................................................................................................................30 Bảng 3. 23. Đánh giá hiệu quả can thiệp tới mức độ đạt thực hành của người cao tuổi có nguy cơ ngã (n=536) .................................................................................................30 Bảng 3. 24. Mức độ nguy cơ ngã ở người cao tuổi có nguy cơ ngã (n=536) ................31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngã ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe quan trọng mang tính toàn cầu. Ngã tăng lên theo tuổi, đặc biệt ở nhóm trên 85 tuổi56. Khoảng 5-10 trường hợp ngã dẫn đến chấn thương đầu hoặc gãy xương và là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở người cao tuổi35, 57. Ngã không chỉ gây thương tổn về sức khỏe, hạn chế chức năng độc lập, tăng gánh nặng cho người chăm sóc, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia. 17,52. Tại Việt Nam, dân số đang già hóa nhanh chóng, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, là một vấn đề thách thức đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe 15. Tại Thái Bình, theo nghiên cứu năm 2020 cho thấy ở người cao tuổi nhập viện do chấn thương ngã, tỷ lệ ngã tái phát trong 12 tháng là 40,554. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã của người cao tuổi có vai trò quan trọng trong việc nhận thức các nguy cơ gây ngã, tự kiểm soát, tự điều chỉnh, chủ động tham gia tích cực vào thực hành phòng chống ngã 57, 50, 53. Điều này đã được WHO xác định là một trong ba trụ cột chính trong mô hình phòng chống ngã cho người cao tuổi 56. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu về ngã và các biện pháp dự phòng ngã cho người cao tuổi còn hạn chế. Với mục đích giúp đánh giá được quy mô và bản chất của vấn đề ngã ở người cao tuổi, để từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao sức khỏe và an toàn cho người cao tuổi, cung cấp bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp dự phòng chống ngã, hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ ngã và giảm các hậu quả do ngã gây ra cho NCT tại cộng đồng. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng ngã và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng ngã cho người cao tuổi tại cộng đồng nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2022” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ ngã và nguyên nhân ngã ở người cao tuổi tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2022. 2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ngã và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2022. 3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng ngã cho người cao tuổi tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2022. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tổng quan về ngã ở người cao tuổi 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể 1. Theo luật người cao tuổi ban hành năm 2009 quy định: Người cao tuổi là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên 12. 1.1.2.Tình hình sức khỏe người cao tuổi Những thay đổi về mặt thể chất ở người cao tuổi trong quá trình lão hoá, từng cơ quan tổ chức có những biểu hiện sau: Khối cơ giảm, sức lao động cơ bắp, lao động thể lực giảm, vận động kém linh hoạt, giảm nhanh nhẹn, sự khéo léo, rất dễ ngã do khó điều chỉnh thăng bằng hơn khi còn trẻ; Khối xương giảm; Nhu cầu năng lượng giảm, nhu cầu năng lượng ở người 61 – 70 tuổi chỉ bằng 79 nhu cầu năng lượng ở người 20 – 30 tuổi, tỷ lệ này ở người từ 71 tuổi trở lên chỉ còn 69; Đáp ứng miễn dịch giảm; Chức năng hệ thống tim mạch giảm; Chức năng thận giảm và thị lực giảm Như vậy, quá trình lão hóa xảy ra ở tất cả các hệ thống trong cơ thể, nhưng đáng chú ý hơn cả là sự suy giảm các giác quan và hệ thần kinh trung ương vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của NCT, do đó NCT dễ bị phụ thuộc vào người khác và làm giảm chất lượng cuộc sống 14. 1.1.3. Khái niệm về ngã Tổ chức Y tế thế giới (2018) đưa ra khái niệm: “Ngã là một biến cố dẫn đến việc một người không chủ ý nằm xuống mặt đất hoặc sàn nhà hay một vị trí thấp khác” 46 Đây là khái niệm mang tính tổng quát nhất và được sử dụng trong đề tài. 1.1.4. Nguy cơ gây ngã ở người cao tuổi Ngã xảy ra do sự tương tác phức tạp của các yếu tố nguy cơ. Khi càng tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ thì nguy cơ ngã và thương tích ngày càng tăng. Các yếu tố nguy cơ chính gây ra vô số các yếu tố quyết định sức khỏe trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng được phân loại thành 4 yếu tố nguy cơ chính: các yếu tố sinh học, hành vi, môi trường và kinh tế xã hội. Khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ tăng lên, nguy cơ ngã và bị thương càng lớn. 3 Nguồn: Who Global report on falls Prevention in older Age,2007 Hình 1. 1. Mô hình các yếu tố nguy cơ gây ngã ở người cao tuổi theo WHO57, 56 1.1.5. Công cụ đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi Công cụ Miêu tả Ưu nhược điểm Thang đánh giá nguy cơ ngã của CDC (the CDC fall risk toolkit)26,30 Bao gồm 12 yếu tố, tính tổng điểm, phân loại >4 điểm có nguy cơ ngã Đơn giản dễ thực hiện, thời gian thực hiện đánh giá ngắn, phù hợp tại cộng đồng. Và đây là bộ công cụ được sử dụng trong đề tài của nghiên cứu sinh để sàng lọc những người cao tuổi có nguy cơ ngã Thang đo lường thăng bằng Berg (Berg Balance Scale (BBS))19, 20 Bao gồm 14 mục, thiết kế likert 5 điểm, từ 0-4. “0” biểu thị cấp độ chức năng thấp nhất và “4” biểu thị cấp độ chức năng cao nhất. Tổng điểm = 56 41-56 = nguy cơ ngã thấp 21-40 = nguy cơ ngã trung bình 0 –20 = nguy cơ ngã cao Đây là một công cụ có hiệu lực cao để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp can thiệp và để đưa ra các mô tả định lượng về chức năng trong hành nghề và nghiên cứu lâm sàng. Và bộ công cụ BBS được sử dụng trong đề tài 1.1.6. Một số nghiên cứu về ngã, nguy cơ ngã ở người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam Thế giới Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới khoảng 28 - 35 số người từ 65 tuổi trở lên ngã mỗi năm tăng lên 32-42 cho những người trên 70 tuổi. Tần số ngã tăng theo tuổi và mức độ yếu. Những người cao tuổi đang sống trong viện dưỡng lão thường xuyên 4 hơn những người sống trong cộng đồng. Khoảng 30-50 số người sống trong các cơ sở chăm sóc lâu dài giảm mỗi năm và 40 trong số họ bị ngã tái phát 56. Tỷ lệ ngã dường như cũng khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn, một nghiên cứu cho thấy ở Trung Quốc 6-31, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy ở Nhật Bản 20 người cao tuổi ngã mỗi năm. Một nghiên cứu ở khu vực Châu Mỹ (khu vực Latinh Caribê) cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ngã mỗi năm khoảng 21,6 và ở Chile là 34 56. Nicolussi A.C và cộng sự (2012) nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở những người cao tuổi bị ngã: một tổng quan tài liệu tổng hợp gồm 9 bài báo cho thấy người cao tuổi thường xuyên bị ngã, và đặc biệt là những người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ nội tại hơn và những người đã từng bị ngã là những người sợ ngã hơn và dễ bị ngã trở lại, hậu quả làm suy giảm về thể chất, tinh thần, cảm xúc, những cơn đau cơ thể và suy giảm chất lượng cuộc sống . Nghiên cứu đã tiết lộ rằng các chương trình ngăn ngừa ngã có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo thời gian. Rõ ràng là có những khoảng trống về kiến thức. Nghiên cứu đề nghị các chuyên gia y tế tiến hành nghiên cứu các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa ngã có thể được sử dụng trong thực hành lâm sàng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho NCT44. Việt Nam Nghiên cứu của Hồ Thị Phương Thanh trên 290 người cao tuổi thấy tuổi càng cao nguy cơ bị rối loạn dáng đi càng tăng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của các tác giả khác: tuổi trung bình ở nhóm có rối loạn dáng đi là 62,7 ± 14,9 năm cao hơn so với nhóm không có rối loạn dáng đi là 49,5 ± 16 năm, ở tuổi 60 có 15 người có rối loạn dáng đi nhưng khi đến 85 tuổi thì tỷ lệ này là 82. Tăng thêm một tuổi thì nguy cơ ngã do rối loạn dáng đi tăng thêm 1,04 lần. Nghiên cứu trên cũng cho thấy người cao tuổi có đặc điểm đa bệnh lý và số lượng thuốc trung bình sử dụng là 4,74 ± 1,99, đó cũng chính là những yếu tố nguy cơ gây ngã 13. Ngã hiện đang là vấn đề được quan tâm tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra về tai nạn và thương tích năm 2010 thì ngã là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 chỉ sau tai nạn giao thông, ngã sảy ra chủ yếu ở nhóm người trên 60 tuổi 5. Theo tổng kết các báo cáo sự cố y khoa, tai nạn ngã dẫn đến tử vong đứng thứ hạng cao trong danh mục sự cố thường gặp. Các tai nạn ngã chiếm khoảng 4,6 sự cố theo báo cáo của ủy ban an 5 toàn vào năm 20036. Ở Việt Nam số lượng người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên các nghiên cứu về ngã ở NCT hầu như chưa được tiến hành, hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể về ngã ở người cao tuổi, theo ước tính mỗi năm có khoảng 2.000.000 người ngã trên 60 tuổi 2. 1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã ở người cao tuổi 1.2.1. Khái niệm kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã ở người cao tuổi Kiến thức là hiểu biết hoặc thông tin về một chủ đề mà người đó có được bằng tìm hiểu, học tập, kinh nghiệm hoặc nghiên cứu... 8. Kiến thức phòng chống ngã của người cao tuổi là những hiểu biết hoặc thông tin về dự phòng ngã ở người cao tuổi có được bằng cách tìm hiệu, học tập, kinh nghiệm, nghiên cứu, hoặc được biết bởi một người hoặc nhiều người Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn, tình cảm được thể hiện ra bên ngoài qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động trước một đối tượng, một vấn đề, một sự việc nào đó. Thái độ phòng chống ngã của người cao tuổi là những biểu hiện ra bên ngoài của quan điểm bên trong của người cao tuổi trong dự phòng ngã Thực hành là những hành động trong thực tế làm cái gì đó.Thực hành phòng chống ngã của người cao tuổi là những hành động trong thực tế để dự phòng ngã của người cao tuổi 1.2.2. Công cụ đánh giá KAP phòng chống ngã ở người cao tuổi Qua việc tổng quan các tài liệu về bộ công cụ đánh giá kiến thức về yếu tố nguy cơ trong dự phòng ngã thì bộ công cụ The falls risk awareness questionnare (FRAQ) được sử dụng rất rộng rãi vì công cụ này có tính kế thừa của một số công cụ trước. Ngoài ra các chỉ số kiểm tra độ nhạy, độ đặc hiệu, tính chính xác và độ tin cậy của bộ công cụ đều ở mức tốt. Bộ công cụ The fall-related health belief scale (HBM) của tác giả Li, F.và cộng sự (2019)41 đã sử dụng mô hình Niềm tin Sức khỏe (HBM) là một lý thuyết tâm lý cổ điển và được sử dụng rộng rãi trong khoa học sức khỏe. Người ta tin rằng các hành vi của cá nhân là kết quả của các hoạt động tâm lý và những hoạt động tâm lý trực tiếp quyết định con người thực hiện một số hành vi nhất định là nhận thức, thái độ và niềm tin. HBM xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của một cá nhân 6 nhận thức được mối đe dọa đối với bệnh tật hoặc bệnh tật (tính nhạy cảm được nhận thức), niềm tin về hậu quả bất lợi (mức độ nghiêm trọng được nhận thức), lợi ích tích cực tiềm ẩn của hành động (lợi ích được nhận thức), các rào cản được nhận thức đối với hành động, tiếp xúc với các yếu tố thúc đẩy hành động (dấu hiệu hành động), động lực sức khỏe và sự tự tin vào khả năng thành công (hiệu quả của bản thân) . Các hoạt động tâm lý được chia thành nhiều yếu tố để giải thích một cách tổng hợp lý do tại sao mọi người thực hiện hoặc không thực hiện một hành động cụ thể. HBM đã thành công áp dụng trong giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe để giải thích và thúc đẩy sức khỏe dự phòng các hành vi, bao gồm cả lĩnh vực phòng chống tai nạn thương tích. Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng HBM để phòng ngừa ngã cho người cao tuổi bằng cách ước tính niềm tin sức khỏe và mối quan hệ với các hành vi liên quan đến ngã nhằm khám phá các khả năng can thiệp tình trạng ngã ở người cao tuổi. Bộ công cụ đã trải qua một số vòng họp tham vấn của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đã được tổ chức ngoài tổng quan tài liệu. Hệ số Cronbach và thống kê phù hợp của phân tích nhân tố khẳng định cũng cho thấy độ tin cậy và hiệu lực của thang đo HBM trong nghiên cứu này41. Và đây là bộ công cụ rất có giá trị cho nhiều đề tài sử dụng. Bộ công cụ đánh giá thực hành phòng chống ngã nhóm nghiên cứu phát triển dựa trên bộ công cụ của Derbyshire County Council (2018)32, Laing S S. và cộng sự (2011)40, theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới 56, 57 và CDC – STEADI Hoa Kỳ 2017 về phòng chống ngã27,23, 26,24,25, Hội đồng quốc gia về già hóa (NCOA: National council on aging)43 . 1.2.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã ở người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam Thế giới Một nghiên cứu cắt ngang của Gutta S và cộng sự (2013) đã được thực hiện ở Vellore, Nam Ấn Độ để mô tả kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến việc ngăn ngừa ngã tái phát ở những người cao tuổi có tiền sử bị ngã trước đó cũng như những người chăm sóc họ. 45 người cao tuổi bị ngã lặp lại sau 60 tuổi chủ yếu do thị lực kém, loãng xương, thiếu máu hoặc sử dụng hơn 3 loại thuốc mãn tính. Cả người cao tuổi và người chăm sóc đều có kiến thức kém về phòng chống ngã, có tới 76 người cao tuổi đồng ý là ngã ở người cao tuổi là không có gì có thể phòng chống được và 12 7 NCT cho rằng ngã có thể phòng ngừa được. Cũng theo nghiên cứu trên có 70,3 người cao tuổi cho rằng giáo dục sức khoẻ là cần thiết để dự phòng ngã và kiến thức dự phòng ngã ở người cao tuổi chủ yếu được cung cấp bởi các nhân viên y tế (78,5). Có tới 65 người cao tuổi bị ngã lần đầu không được giáo dục sức khoẻ về dự phòng ngã. Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ người cao tuổi được giáo dục kiến thức dự phòng ngã còn rất thấp. Giáo dục sức khỏe (OR 0,418; KTC 95: 0,176-0,991) và việc tuân thủ một can thiệp theo quy định trong ít nhất 6 tháng (OR 0,088; KTC 95: 0,032-.244) được phát hiện có liên quan đến việc ít bị ngã lặp lại hơn. Giáo dục sức khỏe chú trọng đến lợi ích của việc tuân thủ các biện pháp can thiệp theo quy định có thể giúp ngăn ngừa ngã tái phát 37. Trong một nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng tại Thượng Hải, Trung Quốc (2012) đã có một số cải tiến về kiến thức, niềm tin, thái độ và hành vi liên quan tới ngã ở NCT, tỷ lệ nhận thức của người tham gia về kiến thức tham gia phòng ngã ở hầu hết các nội dung đạt 60 trở lên sau can thiệp58. Nghiên cứu này tìm thấy một sự thay đổi nhỏ trong niềm tin của NCT về các yếu tố nguy cơ và dự phòng, họ nhận ra rằng họ có nguy cơ ngã cao do tuổi ngày càng tăng, sự lão hóa chức năng cơ thể dần dần, và nhiều yếu tố nguy cơ trong môi trường gia đình. Mặt khác họ bắt đầu chấp nhận rằng chấn thương do ngã gây ra là có thể ngăn ngừa được và có những lợi ích của tập thể dục trong việc giảm tỷ lệ thương tật và cải thiện chất lượng cuộc sống58. Nghiên cứu của Bourdessol H và cộng sự về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa ngã của người cao tuổi tại Ấn Độ sử dụng biện pháp truyền thông thảo luận nhóm tập trung trên 48 người ở nông thôn và 48 người ở thành phố. Kết quả là phần lớn người tham gia cho rằng những thông tin được cung cấp là hữu ích21. Việt Nam Một nghiên cứu về thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình về dự phòng ngã của tác giả Nguyễn Cao Cường (2019) cho thấy kiến thức tốt về dự phòng ngã của người cao tuổi đạt 15,17. Một nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2017) đã xác định kiến thức phòng ngừa ngã còn hạn chế, kiến thức kém dẫn đến thực hành kém và gây ngã, 73,97 nhận biết nguy cơ ngã của bản thân, 26,03 người không nhận biết đúng nguy cơ ngã của mình 3. Ngoài ra chưa tìm thêm được tài liệu 8 nghiên cứu nào về KAP phòng chống ngã ở người cao tuổi. 1.3. Một số biện pháp can thiệp trong dự phòng ngã cho người cao tuổi Qua tổng hợp và phân tích tài liệu về các biện pháp dự phòng ngã cho người cao tuổi tại cộng đồng. Điểm nổi bật trong đánh giá mang tính hệ thống này, giáo dục phòng tránh ngã hoàn toàn đóng vai trò là một trong những phương pháp tiếp cận phòng ngừa ngã trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức và thay đổi hành vi phòng ngừa về nguy cơ ngã. Việc sử dụng khung lý thuyết HBM được áp dụng trong thiết kế giáo dục để giúp nâng cao chất lượng chương trình giáo dục, mang lại hiệu quả tích cực với hành vi dự phòng ngã, đồng thời chương trình can thiệp giáo dục dựa trên mô hình sẽ thành công hơn các mô hình truyền thống. Các điều dưỡng có tiềm năng lớn trong việc lập kế hoạch và cung cấp giáo dục phòng tránh ngã cho người cao tuổi trong môi trường cộng đồng. Mở rộng vai trò của điều dưỡng trong các chương trình phòng chống ngã ở môi trường cộng đồng bằng cách sử dụng các công cụ giáo dục chất lượng cao và dựa trên bằng chứng. Làm nổi bật vai trò của điều dưỡng và quản lý hợp tác trong phòng chống ngã cho người cao tuổi tại cộng đồng. Áp dụng chiến lược tạo động lực kết hợp với các kỹ thuật giáo dục khác nhau khi cung cấp cho người cao tuổi kết hợp hướng dẫn thực hành bài tập Otago phù hợp với người cao tuổi và đặc biệt có lợi cho những người từ 80 tuổi trở lên, một chương trình tập thể dục theo thôn xóm và tại nhà kết hợp với video hướng dẫn thực hiện bài tập. Otago kết hợp một chương trình cân bằng và sức mạnh được điều chỉnh riêng của các bài tập tiến bộ cùng với kế hoạch đi bộ. Một minh chứng cho thấy rằng tỷ lệ ngã ở những người tham gia thấp hơn 35 so với những người không tham gia chương trình này28. Dân số già đang thay đổi nghiêm trọng và điều dưỡng đang ở một vị trí độc nhất để có tác động tích cực đến sức khỏe của những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời người điều dưỡng nâng cao vai trò tương tác xã hội, phối hợp với các nhóm thành viên31. 9 1.4. Học thuyết và khung lý thuyết áp dụng trong đề tài Hình 1.3. Khung lý thuyết của nghiên cứu theo mô hình niềm tin sức khỏe HBM 1.5. Nội dung của đề tài Nội dung 1 : Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan và xây dựng thuyết minh đề tài. Công việc 1.1: Nghiên cứu tài liệu tổng quan, Xây dựng thuyết minh chi tiết đề tài theo mục tiêu nghiên cứu Nội dung 2 : Tổ chức khám sức khỏe cho NCT (3000 NCT) và điều tra giai đoạn 1 bằng mẫu phiếu phỏng vấn về ngã và nguyên nhân ngã ở người cao tuổi; kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ngã (cỡ mẫu 3000 NCT) Công việc 2.1: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu cộng đồng, đánh giá các đặc điểm chung; đặc điểm về ngã, nguyên nhân ngã ở người cao tuổi; kiến thức, thái độ, Tuổi Giới BMI Bệnh lý Thói quen Kiến thức Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ngã Nhận thức về tính nhạy cảm đối với ngã của NCT Nhận thức về lợi ích, hiệu quảcủa việc phòng chống ngã Nhận thức về rào cản, trở ngại khi thay đổi hành vi Hành vi cá nhân Nhận thức các nguy cơ gây ngã, mối đe dọa Tín hiệu, các căn cứ, động lực hành động: giáo dục, chứng kiến hậu quả của ngã, thông tin truyền thông NIỀM TIN CÁ NHÂN Hành độngNhân tố thay đổi 10 thực hành dự phòng ngã (cỡ mẫu 3000 NCT) Công việc 2.2: Khám sức khỏe cho NCT (3000 NCT) Công việc 2.3. Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình trạng sức khỏe và kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ngã của NCT. Hội thảo 1: Ngã và một số yếu tố liên quan đến ngã ở NCT Nội dung 3: Điều tra giai đoạn 2: Lựa chọn người cao tuổi có nguy cơ bị ngã tham gia vào nghiên cứu can thiệp; Tổ chức can thiệp; Đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng ngã cho NCT (448 NCT) Công việc 3.1: Tập huấn thu thập số liệu Công việc 3.2: Xây dựng chương trình can thiệp (tài liệu GDSK, xây dựng video bài tập cho NCT) Công việc 3.3: Thực hiện chương trình can thiệp Công việc 3.4: Điều tra giai đoạn sau can thiệp (kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ngã và khả năng thăng bằng ở NCT) Công việc 3.5: Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp dự phòng ngã cho NCT. Hội thảo 2: Các biện pháp can thiệp dự phòng ngã cho người cao tuổi và hiệu quả can thiệp Nội dung 4 : Tổng hợp, xử lý số liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu. Công việc 4.1: Tổng hợp và xử lý số liệu, báo cáo tổng kết đề tài 1.6. Cách tiếp cận của đề tài Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu Khảo sát đánh giá ban đầu để xác định thực trạng từ đó xây dựng biện pháp can thiệp tối ưu Lựa chọn đối tượng theo tiêu chuẩn lựa chọn Tiến hành các giải pháp can thiệp Các tiêu chuẩn đánh giá khách quan. Đánh giá hiệu quả và ứng dụng nhân rộng mô hình can thiệp. 11 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Giai đoạn 1: Điều tra ban đầu Tiêu chuẩn lựa chọn: -Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên (từ năm 1961 trở về trước), có thời gian sống tại địa bàn nghiên cứu từ 01 năm trở lên. - Còn khả khả năng đi lại được - Tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: + Những người không còn khả năng đi lại, nằm tại chỗ + Vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu + Không đồng ý tham gia nghiên cứu Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp Tiêu chuẩn lựa chọn: Những người cao tuổi từ 60 tuổi có nguy cơ bị ngã được phát hiện qua cuộc điều tra cắt ngang ở giai đoạn 1. Trạm trưởng Trạm Y tế, Y tế thôn, hội người cao tuổi, người chăm sóc NCT, NCT (NC định tính) Tiêu chuẩn loại trừ: Người có các dị tật ảnh hưởng đến hình dáng cơ thể, rối loạn tâm thần, lú lẫn, câm điếc, mù lòa, khó nghe nói nhìn để trả lời Những người không còn khả năng đi lại, nằm tại chỗ NCT không đồng ý tham gia NC can thiệp hoặc bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu can thiệp. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm điều tra ban đầu (Giai đoạn 1): tại 31 thôn của 4 xã Tân Hòa, Song Lãng, Tự Tân, Bách Thuận huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Địa điểm nghiên cứu can thiệp (Giai đoạn 2): Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện tại: 16 thôn can thiệp của xã Song Lãng và Bách 12 Thuận và 15 thôn đối chứng của xã Tân Hòa, Tự Tân. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu từ tháng 012022-122022 Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (12022 – 32022): Nghiên cứu mô tả qua điều tra cắt ngang - Giai đoạn 2 (42022 – 92022): Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng trong 6 tháng. 2.3. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - Mục tiêu 1,2: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (giai đoạn 1) - Mục tiêu 3: Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng có đối chứng, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính (giai đoạn 2) Các biện pháp can thiệp - Biện pháp 1: Truyền thông giáo dục sức khỏe cho NCT - Biện pháp 2: Thực hiện bài tập thể dục cải thiện cân bằng, tăng cường sức mạnh của cơ và luyện tập sức bền 4,22. 2.4. Cỡ mẫu Nghiên cứu định lượng: Cỡ mẫu cho điều tra ban đầu NCT tại mỗi xã: sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang, cụ thể như sau: 2 2 )21( ) ( )1( p p p Zn − = − (công thức 1) Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu Z: Độ tin cậy lấy ở ngưỡng =0,05 (Z1-α2 = 1,96) p: Tỷ lệ ngã ở NCT, ước tính p = 0,197 16 : là hệ số tương đối so với p, chọn = 0,15 Cỡ mẫu nghiên cứu theo tính toán tối thiểu là 696 đối tượng 1 xã. Vậy 4 xã dự kiến cỡ mẫu là: 2784, dự phòng 10 bỏ cuộc nên dự kiến cỡ mẫu trong điều tra là 3000 NCT. Cỡ mẫu can thiệp: Đề tài nghiên cứu can thiệp có nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Kết quả can thiệp được so sánh trước sau và so sánh giữa nhóm can thiệp với nhóm đối chứng, do vậy cỡ mẫu cho mỗi nhóm được ước tính theo công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên 13 cứu can thiệp so sánh 2 tỷ lệ: Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu p1: Tỷ lệ ngã giảm ở NCT sau 6 tháng can thiệp p= 0,2149 p2: Giả thiết can thiệp này có thể làm tỷ lệ ngã ở NCT sau 6 tháng can thiệp là 65 α: Mức ý nghĩa thống kê (xác xuất mắc sai lầm loại I), trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu chọn ở ngưỡng 95. Vậy α = 0,05 β: Xác xuất mắc sai lầm loại II, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn là 0,1. Vậy β = 0,1 Với các tham số trên, tra bảng Z(α,β) = 10,5 Thay các giá trị vào công thức, ta tính được cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm là 224 NCT. Như vậy, tổng số NCT cần điều tra trong nghiên cứu này (cho cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng) ít nhất là 448 NCT 2.5. Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu phối hợp phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích. Cụ thể như sau: Chọn mẫu cho giai đoạn 1: + Chọn mẫu có chủ đích: Chọn địa bàn huyện Vũ Thư + Chọn xã: Lập danh sách toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Vũ Thư. Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 4 xã để nghiên cứu là xã Tân Hòa, Song Lãng, Tự Tân, Bách Thuận + Chọn đối tượng điều tra: Điều tra toàn bộ số người cao tuổi của tất cả các thôn (31 thôn) trong mỗi xã để tất cả người cao tuổi trong xã đều được can thiệp. Thực tế điều tra 3038 NCT đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Chọn mẫu giai đoạn 2: Phân nhóm đối tượng nghiên cứu can thiệp và đối chứng dựa trên sự tương đồng về độ tuổi, số người cao tuổi có nguy cơ ngã bằng biện pháp ghép cặp theo thôn. Từ 31 thôn4 xã nghiên cứu ở giai đoạn 1, chọn ghép cặp theo thôn có sự tương đồng về độ p1(1- p1) +p2(1- p2) n =Z2(α,β) (p1 - p2)2 14 tuổi, số NCT có nguy cơ bị ngã đưa vào nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Số đối tượng trong nhóm can thiệp là 254 người ở 16 thôn thuộc xã Song Lãng và Bách Thuận, số đối tượng trong nhóm đối chứng là 282 người ở 15 thôn thuộc xã Tân Hòa và Tự Tân. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1. Công cụ nghiên cứu Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 9 phần 2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. - Khám lâm sàng - Đo cân nặng, chiều cao, huyết áp - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn - Thảo luận nhóm với cán bộ Trạm Y tế, Y tế thôn, Hội người cao tuổi, NCT, người chăm sóc NCT. - Phỏng vấn sâu với NCT 2.6.3. Quá trình tổ chức nghiên cứu Tổ chức điều tra ban đầu: Phỏng vấn đối tượng về một số đặc điểm chung, tình hình sức khỏe bệnh tật (tiền sử ngã, tiền sử dùng thuốc, tiền sử chấn thương do ngã, tiền sử bệnh tật), đánh giá nguy cơ ngã, KAP phòng chống ngã. Cân đo các chỉ số nhân trắc: Đo cân nặng, chiều cao, huyết áp và khám phát hiện một số bệnh lý. Tiến hành can thiệp trong thời gian 6 tháng: ❖ Tổ chức triển khai can thiệp Lựa chọn các đối tượng có nguy cơ bị ngã tham gia nghiên cứu. Các đối tượng này được kiểm tra thăng bằng qua thang đo thăng bằng BERG để đánh giá mức độ nguy cơ ngã. Nhóm đối chứng: được phát tờ rơi phòng chống ngã Nhóm can thiệp: thực hiện biện pháp can thiệp truyền thông GDSK và thực hiện bài tập OTAGO cải thiện thăng bằng, tăng cường sức mạnh cơ và rèn luyện sức bền. Triển khai hoạt động can thiệp Biện pháp 1: Truyền thông giáo dục sức khỏe 15 - Triển khai qua truyền thông nhóm nhỏ theo thôn xóm: 1 lần1 tháng trong 3 tháng - Triển khai qua truyền thông đại chúng, qua đài phát thanh của xã, thôn: 1 tuần1 lần trong 3 tháng - Triển khai truyền thông trực tiếp tại nhà: 2 tháng lần Biện pháp 2: Tập thể dục với sự cân bằng, rèn luyện sức mạnh cơ, tăng cường sức bền Trực tiếp hướng dẫn các bài tập cho các đối tượng đồng thời theo dõi, giám sát, nhắc nhở sự tuân thủ của NCT tham gia can thiệp với hình thức nhóm nhỏ theo thôn 1 tháng1 lần (trong 3 tháng đầu) và hình thức đến trực tiếp tại nhà NCT 1 tháng 1 lần. Mỗi đối tượng can thiệp được cung cấp video hướng dẫn thực hiện các bài tập và một số dụng cụ hỗ trợ như thảm chống trơn trượt, đèn pin, khung hỗ trợ hoặc gậy chống. Đánh giá sau can thiệp 2.7. Các biến số và chỉ tiêu trong nghiên cứu Nhóm thông tin chung Nhóm thông tin về nhân trắc Thông tin về huyết áp Nhóm thông tin về ngã, nguy cơ ngã và các bệnh kèm theo Nhóm biến về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã Các chỉ số đánh giá sau can thiệp sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã 2.8. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá nguy cơ ngã: Sử dụng bộ câu hỏi của CDC - 2017 gồm 12 câu hỏi. Cộng số điểm cho mỗi câu trả lời CÓ. Nếu tổng số điểm từ 4 điểm trở lên thì có nguy cơ bị ngã26. Tiêu chuẩn đo lường thăng bằng Berg (Berg Balance Scale (BBS) 19,20,42. Thang đo lường gồm 14 mục, cho điểm mỗi mục từ 0-4. “0” biểu thị cấp độ chức năng thấp nhất và “4” biểu thị cấp độ chức năng cao nhất. Tổng điểm = 56 41-56 = nguy cơ ngã thấp 21-40 = nguy cơ ngã trung bình 0 –20 = nguy cơ ngã cao 16 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức Đánh giá kiến thức của NCT về nguy cơ ngã theo 4 lĩnh vực: thể chất, hành vi, thuốc, môi trường. Qua phân tích ứng dụng đường cong ROC, phân loại kiến thức như sau: 0-10 điểm: kiến thức chưa đạt; 11-32 điểm: kiến thức đạt Tiêu chuẩn đánh giá thái độ của NCT Công cụ đánh giá thái độ gồm 26 câu. Thang điểm đánh giá gồm 5 bậc xây dựng theo thang điểm Likert. Trong đó, hoàn toàn không đồng ý tương ứng với 1 điểm, không đồng ý tương ứng với 2 điểm, bình thường tương ứng với 3 điểm, đồng ý tương ứng với 4 điểm và hoàn toàn đồng ý tương ứng với 5 điểm. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về dự phòng ngã của NCT Thực hành gồm 14 nội dung. Khi NCT có thực hiện và thực hiện đúng mỗi nội dung thì được coi là thực hành đúng và đạt 1 điểm cho nội dung đó, tổng điểm tối đa 14 điểm. Nếu NCT không làm hoặc làm không đầy đủ thì tính 0 điểm nội dung đó. Qua phân tích ứng dụng đường cong ROC, phân loại như sau: 0-6 điểm là thực hành chưa đạt, 7-14 điểm là thực hành đạt 2.9. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được thu thập và bảo quản trong một môi trường an toàn để tránh mất mát và vi phạm bí mật. Số liệu định lượng được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Đánh giá kết quả can thiệp vào chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích và hỏi ý kiến và chỉ những người đồng ý sẽ được đưa vào nghiên cứu. Các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối. 17 Hình 2. 1. Sơ đồ nghiên cứuXây dựng nội dung can thiệp -Tìm lý do NCT thiếu KAP về phòng chố ng ngã. - Xác định hình thức can thiệ p phù hợp với địa phương, đối tượ ng - Đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe NCT của Y tế xã (04 cuộc TLN ) Chọn ghép cặp số NCT ở 16 thôn nhóm can thiệp Chọn toàn bộ 04 Trưởng Trạm y tế xã, 04 chủ tịch hộ i NCT xã, 31 CB y tế thôn, chọn đại diện 31 người chăm sóc NCT Can thiệp - Tiến hành can thiệp: kết hợp GDSK theo từng thôn và thực hiện bài tập OTAGO theo từng thôn và trực tiếp tại nhà Đánh giá sau can thiệp -Đánh giá KAP phòng chống ngã - Mức độ nguy cơ ngã Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng Quần thể nghiên cứu Huyện Vũ Thư-tỉnh Thái Bình Chọn ghép cặp số NCT ở 15 thôn nhóm đối chứng Đánh giá sau can thiệp - Đánh giá KAP phòng chống ngã - Mức độ nguy cơ ngã Xã Tân Hòa Xã Song Lãng Xã Tự Tân Xã Bách Thuận 04 xã nghiên cứu (NCT từ 60 tuổi trở lên) - Khám sức khỏe, đo huyết áp, mạch, cân nặng, chiều cao - Phỏng vấn đánh giá thực trạng ngã, nguy cơ ngã, kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ngã Đối chứng Phát tờ rơi phòng chống ngã 18 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Tỷ lệ ngã và nguyên nhân ngã ở người cao tuổi tại huyện Vũ Thư -Thái Bình 3.1.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm chung của NCT (n=3038) Các biến số Nam (n=1184) Nữ (n=1854) Chung (n=3038) SL SL SL Nhóm tuổi 60 – 69 550 46,5 805 43,4 1355 44,6 70 – 79 430 36,3 631 34,0 1061 34,9 ≥80 204 17,2 418 22,5 622 20,5 Công việc hiện tại Làm việc 763 64,4 1181 63,7 1944 64,0 Không làm việc 421 35,6 673 36,3 1094 36,0 Trình độ học vấn Không biết đọcviết 11 0,9 22 1,2 33 1,1 Biết đọc, biết viết 85 7,2 172 9,3 257 8,4 Tiểu học 352 29,7 689 37,2 1041 34,3 THCS 568 48,0 781 42,1 1349 44,4 THPT 123 10,4 130 7,0 253 8,3 Trung cấp trở lên 45 3,8 60 3,2 105 3,5 Tình trạng hôn nhân Độc thân 23 1,9 67 3,6 90 3,0 Đang có vợ chồng 1057 89,3 1434 77,3 2491 82,0 Ly thân ly dị 8 0,7 26 1,4 34 1,1 Góa 96 8,1 327 17,6 423 13,9 Tình trạng sống cùng gia đình Gia đình 3 thế hệ 573 48,4 970 52,3 1543 50,8 Gia đình 2 thế hệ 348 29,4 486 26,2 834 27,5 Gia đình 1 thế hệ 243 20,5 333 18,0 576 19,0 Gia đình chỉ có: Duy nhất một người cao tuổi 19 1,6 59 3,2 78 2,5 Khác (họ hàng) 1 0,1 6 0,3 7 0,2 Tập thể dục 776 65,5 1233 66,1 2009 66,1 Hút thuốc 271 22,9 286 15,4 557 18,3 Uống rượu 324 27,4 325 17,5 649 21,4 Giá trị trung bình theo giới tính (X±SD) Tuổi (năm) 71,57±7,64 72,79±8,80 72,31±8,39 BMI (kgm2) 20,23±2,36 20,05±2,41 20,12±2,29 HATĐ (mmHg) 131,89±15,75 131,82±15,80 131,85±15,78 HATT (mmHg) 80,42±7,64 80,34±7,73 80,37±7,70 Nhận xét: Trong tổng số 3038 đối tượng nghiên cứu, đối tượng ở nhóm tuổi 60-69 có tỷ lệ cao nhất 44,6. Tuổi trung bình là 72,31 ±8,39. Tỷ lệ namnữ xấp xỉ 11,57. 19 Bảng 3. 2. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng (n=3038) Các biến số Tỷ lệ mắc theo giới tính: SL () p Nam (n=1184) Nữ (n=1854) Chung (n=3038) Phân loại BMI Nhẹ cân (