Y Tế - Sức Khỏe - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Y dược - Sinh học BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH Tên đề tài NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH THAM GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19 Mã số đề tài: TB-CTYD0122 Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Dược Thái Bình Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Nguyễn Thị Hiên Đồng chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Lê Đức Cường THÁI BÌNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH Tên đề tài NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH THAM GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19 Mã số đề tài: TB-CTYD0122 Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Y Dược Thái Bình Địa chỉ: Số 373, Lý Bôn, Thành phố Thái Bình Điện thoại: 0227.3838.545 Fax: 0227.3847.509 Website: http:www.tbump.edu.vn Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Nguyễn Thị Hiên Đồng chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Lê Đức Cường Thư ký: TS. Ngô Văn Mạnh THÁI BÌNH - năm 2022 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHS Adrenomedullary hormonal system (Hệ thống hormon tủy thƣợng thận) ANS Autonomic nervous system (Hệ thần kinh tự chủ) CATS Cognitive activation theory of stress (Lý thuyết về hoạt động nhận thức của stress) Covid-19 Coronavirus disease 2019 - Bệnh virus corona 2019 CSCT Chỉ số căng thẳng CTCX Căng thẳng cảm xúc E Epinephrine (Adrenalin) EEG Electroencephalogram (Điện não đồ) Dass The Depression, Anxiety and Stress Scale Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress ĐHYDTB Đại học Y Dƣợc Thái Bình GAS General adaptation syndrome (Hội chứng thích ứng chung) GC Giao cảm HA Huyết áp HAtth Huyết áp tâm thu HAttr Huyết áp tâm trƣơng HPA Hypothalamic pituitary adrenocortical (Hệ thống dƣới đồi- tuyến yên- vỏ tuyến thƣợng thận) IQ Intelligence quotient (Chỉ số thông minh) KNLĐ Khả năng lao động KNTN Khả năng thích nghi NE Norepinephrine (Noradrenalin) RLĐKNT Rối loạn điều khiển nhịp tim SAM Sympathetic adrenalmedullary (Hệ giao cảm tủy thƣợng thận) SNS Sympathetic nervous system (Hệ thần kinh giao cảm) SV Sinh viên TGPX Thời gian phản xạ TKTHNT Thống kê toán học nhịp tim TKTV Thần kinh thực vật TST Tần số tim TT Trạng thái WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 4 Sự cần thiết phải triển khai thực hiện đề tài .................................................. 4 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 5 Tổng quan tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và việt nam ................ 5 2.1.1. Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới ...................................... 5 2.1.2. Tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam ..................................... 5 2.1.3. Tình hình chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh và ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 trên đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu .................. 5 Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế và sinh viên y ....... 6 2.1.4. Một số nghiên cứu stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế và sinh viên y trên thế giới và Việt Nam ............................................................... 6 Một số chỉ số sinh học liên quan đến trạng thái căng thẳng ......................... 8 2.1.5. Một số chỉ số chức năng tim mạch liên quan đến trạng thái căng thẳng 8 2.1.6. Chỉ số nội tiết liên quan đến trạng thái căng thẳng ........................ 9 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 9 4. CÁCH TIẾP CẬN, ĐỐI TỢNG, PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ĐÃ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ..................................................... 10 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................. 10 4.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 10 4.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 10 4.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 10 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 10 4.1.4. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 10 4.1.5. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................... 10 4.1.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................. 12 4.1.7. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................... 13 Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................... 13 4.1.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................ 13 4.1.9. Các biện pháp khống chế sai số .................................................... 13 4.1.10. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ........................................... 14 5. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................... 14 Kết quả ........................................................................................................ 14 5.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................. 14 Bàn luận....................................................................................................... 33 5.1.3. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình sau khi tham gia phòng chống dịch Covid-19 ......... 34 5.1.4. Đối tƣợng có căng thẳng chức năng tim mạch ở mức cao theo giới (mức 34 theo phân loại của Baevski)..................................................... 47 5.1.5. Đối tƣợng có căng thẳng chức năng thần kinh thực vật theo giới 48 Tác động lợi ích do kết quả nghiên cứu, triển khai mang lại...................... 51 5.1.6. Đối với lĩnh vực KHCN có liên quan ........................................... 51 5.1.7. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu 51 5.1.8. Đối với kinh tế xã hội và môi trƣờng ........................................... 51 6. KẾT LUẬN ............................................................................................... 51 Thực trạng stress, trầm cảm và lo âu theo thang điểm DASS 21 và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trƣờng Đại học Y Dƣợ c Thái Bình sau khi tham gia phòng chống Covid-19 ................................................................. 52 Một số chỉ số sinh học trên hệ tim mạch và nội tiết ở sinh viên trƣờng Đạ i học Y Dƣợc Thái Bình sau khi tham gia phòng chống dịch Covid-19 ............ 53 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 53 1. Đối với người làm nghiên cứu:............................................................. 53 2. Đối với sinh viên .................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 5.1. Đặc điểm nhóm tuổi, giới, ngành học, năm học, tình trạng hôn nhân và gia đình của sinh viên ............................................................ 14 Bảng 5.4. Tình trạng của sinh viên trước khi tham gia chống dịch (n=568) ............................................................................................................... 15 Bảng 5.5. Phản ứng của gia đình và những lo lắng khi đăng ký tham gia chống dịch của sinh viên (n=568) ....................................................... 15 Bảng 5.6. Thời gian tham gia chống dịch, nơi ở, tâm trạ ng khi vào vùng dịch và chế độ ăn tại nơi chống dịch của ĐTNC (n=568) .................. 16 Bảng 5.7. Nhiệm vụ, thời gian hòa nhập công việc chống dịch và trang bị khi tham gia chống dịch của ĐTNC (n=568)...................................... 17 Bảng 5.8. Những khó khăn và tâm lí khi tiếp xúc F0, biết ngườ i trong nhóm bị nhiễm Covid-19 trong khi tham gia chống dịch (n=568) .... 18 Bảng 5.9. Hoạt động sau 1 ngày làm việc khi tham gia chống dịch (n=568) ............................................................................................................... 19 Bảng 5.10. Vấn đề sức khỏe gặp phải khi tham gia chống dịch (n=568) ... 19 Bảng 5.11. Tâm trạng và tình trạng sức khỏe khi đi chống dịch trở về củ a sinh viên (n=568) .................................................................................. 20 Bảng 5.12. Mong muốn, tự đánh giá vai trò của bản thân và nhận đị nh tình hình dịch bệnh trong tương lai (n=568).............................................. 21 Bảng 5.13. Đặc điểm chỉ số nhân trắc và xét nghiệm của ĐTNC ............... 21 Bảng 5.14. Tỷ lệ các mức độ stress, lo âu, trầm cảm (n=1136) ................... 22 Bảng 5.15. Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu ........... 22 Bảng 5.16. Tỷ lệ stress, trầm cảm và lo âu của 2 nhóm sinh viên là nam giới ............................................................................................................... 23 Bảng 5.17. Tỷ lệ stress, trầm cảm và lo âu của 2 nhóm sinh viên là nữ giới ............................................................................................................... 23 Bảng 5.18. Liên quan giữa stress, trầm cảm và lo âu với tuổi, năm họ c và ngành học ............................................................................................. 23 Bảng 5.19. Liên quan giữa điểm DASS 21 với kết quả học tập, kinh tế gia đình, tài chính bản thân (n=1136)....................................................... 24 Bảng 5.20. Liên quan giữa thực trạng stress, trầm cảm và lo âu với luyệ n tập thể dục, sử dụng một số chất (n=1136) ......................................... 24 Bảng 5.21. Liên quan giữa thực trạng stress, trầm cảm và lo âu vớ i tình trạng bệnh lý, tâm lí trước đi chống dịch, và lo lắng khi đi chống dịch ............................................................................................................... 25 Bảng 5.22. Liên quan giữa thực trạng stress, trầm cảm và lo âu với thờ i gian tham gia chống dịch, nơi ở, tâm trạng khi vào vùng dịch và chế độ ăn tại nơi chống dịch của ĐTNC .................................................... 25 Bảng 5.23. Liên quan giữa thực trạng stress, trầm cảm và lo âu với nhiệ m vụ, thời gian hòa nhập công việc chống dịch và trang bị khi tham gia chống dịch của ĐTNC .......................................................................... 26 Bảng 5.24. Liên quan giữa thực trạng stress, trầm cảm và lo âu với những khó khăn khi tham gia chống dịch ...................................................... 27 Bảng 5.25. Liên quan giữa thực trạng stress, trầm cảm và lo âu với vấn đề sức khỏe gặp phải khi tham gia chống dịch........................................ 27 Bảng 5.26. Mô hình hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan tớ i stress, lo âu, trầm cảm ......................................................................................... 27 Bảng 5.27. Đặc điểm tần số mạch, huyết áp ở 2 nhóm theo giới tính ......... 29 Bảng 5.28. Phân tích các chỉ số thống kê toán học nhịp tim theo giới tính ở 2 nhóm................................................................................................... 29 Bảng 5.29. Đối tượng có căng thẳng chức năng tim mạch ở mức cao (mứ c 34 theo phân loại của Baevski) theo giới tính.................................... 30 Bảng 5.30. Đối tượng có căng thẳng chức năng thần kinh thực vật và rố i loạn nhịp tim cường giao cảm theo giới tính ...................................... 30 Bảng 5.31. Tỷ lệ điện tim bất thường ở nhóm nghiên cứu (n=120) ............ 31 Bảng 5.32. Chỉ số nội tiết cortisol ở cả 2 nhóm theo giới tính..................... 31 Bảng 5.33. Tỷ lệ nồng độ cortisol so với dải kết quả bình thường tại thời điểm lấy máu 8h-8h30 sáng (184-664 nmoll) .................................... 31 Bảng 5.34. Mô hình hồi quy đa biến xác định mối liên quan giữa một số chỉ số sinh học trên hệ tim mạch và nội tiết với lo âu .............................. 32 Bảng 5.35. Mô hình hồi quy đa biến xác định mối liên quan giữa một số chỉ số sinh học trên hệ tim mạch và nội tiết với stress.............................. 32 Bảng 5.36. Mô hình hồi quy đa biến xác định mối liên quan giữa một số chỉ số sinh học trên hệ tim mạch và nội tiết với trầm cảm ....................... 32 Bảng 5.37. Mô hình hồi qui đa biến xác định liên quan giữa một số chỉ số sinh học trên hệ tim mạch và nội tiết với đặc điểm trước khi đi chố ng dịch ........................................................................................................ 33 4 1. Đặt vấn đề Sự cần thiết phải triển khai thực hiện đề tài Đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho toàn xã hội. Hậu quả vô hình của đại dịch chƣa thể thống kê một cách toàn diện, đó là sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tâm thần nhƣ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng ma túy và tự sát trên toàn thế giới, đặc biệt ở nhân viên y tế tuyến đầu tham gia chống dịch do sự quá tải của hệ thống y tế, nguy cơ bị nhiễm virus, thời gian làm việc kéo dài và chứng kiến số lƣợng bệnh nhân tử vong lớn nhất chƣa từng xuất hiện trong y văn suốt nhiều thập kỷ qua. Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 và đƣợc nhận định là đợt bùng phát có mức độ nghiêm trọng 6 do biến thể Delta với tỷ lệ lây lan cao, dẫn đến số ca nhiễm tăng nhanh gây quá tải y tế ở Việt Nam và gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid- 19, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh 17. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã cử hơn 700 lƣợt sinh viên tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi đặt ra là sau khi tham gia chống dịch trở về các stress tâm lý đó ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần và thực thể của sinh viên như thế nào?; liệu sau khi căng thẳng chấm dứt, cơ chế tự điều hòa, ổn định nội môi của sinh viên với lứa tuổi trẻ đầy nhiệt huyết có sớm trở về bình thường hay không? Từ đó mới có thể trả lời liệu việc sinh viên thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng cộng đồng trong đại dịch này có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân cao hơn những rủi ro liên quan đến sự tham gia của sinh viên hay không và như vậy sinh viên y khoa có một vai trò nhất định trong việc bù đắp gánh nặng do Covid-19 gây ra? Đây cũng là câu hỏi lớn và gây sự tranh luận giữa nhiều trƣờng đại học Y và các tổ chức trên thế giới bởi đại dịch Covid- 19 đã cho thấy lỗ hổng rất lớn về thiếu hụt nhân lực y tế. Tại Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu toàn diện nào trên sinh viên tham gia tuyến đầu chống dịch, hầu hết các nghiên cứu mang tính chất định tính. Stress là hiện thực của cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid hiện nay, vì vậy ngoài trắc nghiệm tâm lý, rất cần lƣợng hóa đƣợc mức độ stress bằng các chỉ số đo lƣờng sinh học khách quan. Từ đó mới đƣa ra đƣợc các giải pháp thích hợp để cải thiện sức khỏe của sinh viên và góp phần nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực quý, tiếp tục cung cấp cho đất nƣớc khi có đại dịch xảy ra. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu sau Mục tiêu của đề tài 1. Mô tả thực trạng stress, trầm cảm và lo âu theo thang điểm DASS 21 và xác định một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình sau khi tham gia phòng chống Covid-19. 2. Đánh giá một số chỉ số sinh học trên hệ tim mạch và nội tiết ở các đối tượng nghiên cứu trên. 5 2. Tổng quan tài liệu Tổng quan tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và việt nam 2.1.1. Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới Cuối tháng 12 năm 2019, một đợt bùng phát bệnh do coronavirus mới 2019 (Covid- 19) đƣợc ghi nhận đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, hiện nay đã phát triển thành một đạ i dịch ảnh hƣởng đến tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ trong một thờ i gian ngắn, Covid-19 trở thành một khủng hoảng to lớn và tác động tới mọi mặt của đờ i sống kinh tế, khiến nhiều ngƣời tử vong, nhiều nƣớc đứng trên bờ khủng hoảng y tế. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến ngày 30102022 có 635.419. 634 ngƣời mắc; 6,5 triệu ngƣời tử vong 1. Đại dịch viêm đƣờng hô hấp cấp do chủng mới củ a virus corona kéo dài cho tới nay trên 223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tất cả các yếu tố trên do đại dịch Covid-19 đã gây ra áp lực tâm lý không nhỏ đố i với ngƣời dân trên toàn thế giới 38. Các vấn đề sức khỏe tâm thần nhƣ lo âu, stress và trầm cảm là phổ biến ở công chúng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế đã phải chịu áp lự c rất lớn trƣớc số ca mắc và tử vong lớn chƣa từng thấy trong lịch sử y văn. 2.1.2. Tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam Đợt dịch đầu tiên đƣợc tính từ ngày 22012020 đến 2272020, cả nƣớc ghi nhậ n 415 ca Covid-19 (309 F0 trong nƣớc và 106 F0 nhập cảnh), không có bệnh nhân tử vong. Kể từ đầu dịch đến nay (20122022) Việt Nam có 11.523.367 ca nhiễm, đứng thứ 13230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu ngƣời có 116.452 ca nhiễ m 2.Ngày 2062022 tại Hội nghị trực tuyến với các địa phƣơng trong toàn quốc về công tác y tế và phòng, chống dịch, Bộ Y tế cho biết với diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên thế giớ i trên thế giới, thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo vớ i các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắ c Covid-19 trong thời gian tới 2,19. 2.1.3. Tình hình chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của đại dị ch Covid- 19 trên đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu Đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Đây cũng là nơi có ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam. Tối ngày 24 tháng 3, Bộ Y tế công bố thêm 11 ca mắc Covid-19, trong đó có 4 ca ở TP. Hồ Chí Minh. Cho đến cuối tháng 3 năm 2020, số ca xác định nhiễm Covid-19 tại thành phố này là 47 trƣờng hợp, với 10 trƣờng hợp đã xuất viện. Thành phố Hồ Chí Minh bƣớc vào tháng 4 với thực hiện giãn cách 14 ngày theo chỉ thị 16. Lúc này các y bác sĩ từ khắp mọi miền đất nƣớc dồn lực hỗ trợ Miền Nam. Tính đến 2982021 có hơn 16.000 chuyên gia, y bác sĩ cùng hàng tấn trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đã đƣợc Bộ Y tế huy động vào TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch Covid-19.Tổng nhân lực y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là gần 24 nghìn ngƣời; ƣớc tính có khoảng 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm. 6 Ngành y tế đã và đang khẳng định đƣợc tâm thế, vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trƣớc tính mệnh và sức khoẻ của ngƣời dân. Trong một thời gian ngắn, chúng ta triể n khai hàng chục bệnh viện dã chiến, hàng trăm trạm y tế lƣu động để thu dung, điều trị BN, giảm chuyển nặng, giảm tử vong, trong khi nếu điều kiện bình thƣờng sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Ảnh hưởng đến tuyến đầu của đội ngũ chống dịch Hai vấn đề có thể xuất hiện ở nhóm nhân viên y tế tuyến đầu bao gồm: Tổn thƣơng đạo đức (Moral Injury): Đây là tình trạng nội tâm của nhân viên y tế bị xung đột khi phải chứng kiến hoặc đƣa ra quyết định liên quan tính mạng bệnh nhân. Họ phải đối mặt với những tình huống chọn lựa dẫn đến kết quả tiêu cực. Những quyết định này đôi khi mâu thuẫn với giá trị đạo đức của họ hay chuẩn mực hành nghề. Kiệt sức nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố liên quan vấn đề này. 2 Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế và sinh viên y 2.1.4. Một số nghiên cứu stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế và sinh viên y trên thế giới và Việt Nam Một số nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu gần đây cho thấy trong thời kỳ dịch Covid-19, các vấn đề sức khỏe tâm thần nhƣ sợ hãi, lo lắng và trầm cảm là phổ biến ở công chúng, bệnh nhân, nhân viên y tế, trẻ em và ngƣời lớn tuổi tại Trung quốc. Một nghiên cứu về ảnh hƣởng của dịch Covid-19 đến giáo dục của UNESCO nhằm kiểm tra sức khỏe tâm thần của 89.588 sinh viên đại học trong thời kỳ dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã đƣa ra một số bằng chứng lý thuyết về sự can thiệp tâm lý của sinh viên đại học 35. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm theo nhiều hƣớ ng và trên nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: công nhân, học sinh - sinh viên, các nhân viên y tế - ngƣời trực tiếp hay gián tiếp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân… 20, 24, 28, 32. Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân viên y tế. Một nghiên cứu của Stephen X Zhang (2020) báo cáo sức khỏe thể chất, sứ c khỏe tinh thần, lo lắng, trầm cảm, đau khổ và sự hài lòng trong công việc củ a nhân viên y tế ở Iran khi quốc gia này phải đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 ở thời kỳ đỉnh điểm. Trong một mẫu gồm 304 nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, bác sĩ X quang, kỹ thuật viên, v.v.), chúng tôi nhận thấy một phần khá lớn đạt đến mức giới hạn của các rối loạn lo âu (28,0), trầm cảm (30,6) và đau khổ (20,1). Nghiên cứu này giúp xác định các nhân viên y tế cần trợ giúp có mục tiêu hơn vì nhân viên y tế ở nhiều quốc gia đang phải đối mặt với đỉnh điểm về số ca Covid-19 của họ 31. Xingyue Song nghiên cứu năm 2020. Điều tra tổng 14.825 bác sĩ và y tá ở 31 tỉ nh của Trung Quốc đại lục cho thấy tỷ lệ hiện mắc các triệu chứng trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) lần lƣợt là 25,2 và 9,1 30. Yiming Liang nghiên cứu trên 899 nhân viên y tế tuyến đầu và 1104 ngƣời đƣợ c hỏi trong dân số nói chung đã tham gia. Nhìn chung, 30,43, 20,29 và 14,49 nhân viên y tế tuyến đầu ở tỉnh Hồ Bắc và 23,13, 13,14 và 10,64 nhân viên y tế tuyến 7 đầu ở các khu vực khác lần lƣợt báo cáo các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và mất ngủ 24. Wenning Fu và cộng sự nghiên cứu tổng số 89.588 sinh viên đại học kết quả có 36.865 sinh viên (41,1) báo cáo các triệu chứng lo âu. Phân tích hồi quy logistic đa biế n cho thấy các yếu tố nguy cơ đối với các triệu chứng lo âu bao gồm tuổi 26-30 (OR = 1,456), năm hai (OR = 1,038), trung học cơ sở (OR = 1,087) và lớp cao cấp (OR = 1,161), cha có trình độ học vấn cao hơn (OR = 1,055), tình trạng kinh tế thấp (OR = 1,520) và hỗ trợ xã hội thấp (OR = 1,542) 37. Sofia Pappa (2020) đã tổng hợp, phân tích 13 nghiên cứu với tổng cộ ng 33.062 nhân viên y tế. Tỷ lệ lo lắng của nhân viên y tế đƣợc đánh giá trong 12 nghiên cứ u là 23,2 và tỷ lệ trầm cảm là 22,8 (đƣợc đánh giá qua 10 nghiên cứu). Mộ t phân tích phân nhóm cho thấy sự khác biệt về giới tính và nghề nghiệp: nhân viên y tế nữ và điều dƣỡng có tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn so với nhân viên y tế là nam giới và bác sĩ. Tỷ lệ mất ngủ đƣợc ƣớc tính là 38,9 trong 5 nghiên cứu 27. Trong số 1001 nhân viên y tế tuyến đầu tham gia khảo sát củ a Yifang Zhou thì có 397 ngƣời (39,7) làm việc tại tỉnh Hồ Bắc, tỷ lệ hiện trạng sức khỏe tâm thần kém là 11,2 39. Theo nghiên cứu của Anthony Amanfo Ofori và cộng sự đánh giá tác độ ng tâm lý của đại dịch Covid-19 đối với nhân viên y tế Ghana, kết quả cho thấy 21,1 nhân viên y tế mắc trầm cảm, 27,8 cảm thấy lo âu, và 8,2 cảm thấy Stress, Về tỉ lệ mắc trầm cảm, nghiên cứu cho thấy có 11,4 mắc trầm cảm mức độ nhẹ 4,4 mắc trầm cảm mức độ vừa, 4,1 mắc trầm cảm mức độ rất nặng và 1,1 trầm cảm mức độ rất nặng. Về tỉ lệ lo âu, nghiên cứu cho thấy 5,6 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu mắc trầm cảm mức độ nhẹ, 13,3 trầm cảm mức độ vừa, 2,6 trầm cảm mức độ nặng và 6,3 trầm cảm mức độ rất nặng. Về tỉ lệ Stress cho thấy có 3 stress ức độ nhẹ, 1,5 mức độ vừa và 2,2 mức độ nặng 26. Nghiên cứu trên tình trạng sức khỏe tâm thần trên nhân viên y tế trong đại dịch Covid-19 của Z P Huang và cộng sự thực hiện trên 615 nhân viên y tế từ ngày 16 tháng 4 năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21, kết quả cho thấy tỉ lệ lo âu ở nhân viên y tế là 25.37, stress 13.82. Độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, làm việc trong các cơ sở quan trọng là yếu tố nguy cơ gây stress của nhân viên y tế 23. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế và sinh viên y tại Việt Nam Nghiên cứu của Hồ Thị Thu Hƣơng về stress, trầm cảm, lo âu ở điều dƣỡng thự c hiện trên 441 điều dƣỡng đang làm việc tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh việ n Nguyễn Tri Phƣơng kết quả cho thất tỉ lệ điều dƣỡng bị trầm cảm, lo âu, stress lần lƣợ t là 25,9, 47,8, 35,5. Tỉ lệ trầm cảm mức độ nhẹ là 14,1, mức độ vừa là 7,9, mức độ nặng là 2,7, mức độ rất nặng là 1,1 13. Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Vân và cộng sự ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020 kết quả cho thấy tỉ lệ nhân viên có biểu hiện trầm cả m là 5,7, lo âu 19,5, stress 8. Nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress, có liên quan đến thờ i gian tham gia phòng chống dịch 18. 8 Nghiên cứu của Vũ Thị Cúc và cộng sự về tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 cho thấy tỷ lê căng thẳng ở nhân viên y tế là 80,3 trog đó có 17,6 căng thẳng mức độ nhẹ, 22,5 căng thẳng mức độ vừa, 27,9 căng thẳng mức độ nặng và 12,3 căng thẳng mức độ rất nặng 3. Một số nghiên cứu về stress của sinh viên tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu tại trƣờng Đại học Y Thái Bình năm 2013, tỷ lệ SV có trạng thái căng thẳng cảm xúc thƣờng xuyên là 58,8. Trong đó, căng thẳng cảm xúc ở mứ c cao là 37,5 9. Theo nghiên cứu của tác giả Đoàn Vƣơng Diễm Khánh và cộng sự năm 2016 về stress và các yếu tố liên quan của SV khoa y tế công cộng trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế kế t quả cho thấy tỷ lệ SV bị stress cao chiếm 24,9, SV nữ cao gấp đôi so với SV nam. Từ đó đƣa ra kết luận stress là một tình trạng phổ biến trong SV năm thứ nhất khoa Y tế công cộng. Các yếu tố về quan hệ xã hội và các yếu tố liên quan đến quá trình học tập có liên quan đến tình trạng mắc stress cao ở SV 14. Một nghiên cứu trên sinh viên y tế công cộng, Trƣờng Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 của tác giả Lê Thu Huyền và cộng sự về stress sử dụng thang đo PSS cho thấy tỷ lệ SV bị stress bệnh lý chiế m tỷ lệ khá cao 24,2. Nhìn chung tỷ lệ stress trong SV tƣơng đối phổ biến 10. Theo nghiên cứu của tác giả Phan Việt Hƣng và cộng sự năm 2022 về tình trạ ng lo âu, trầm cảm và căng thẳng của sinh viên y trƣờng đại học y dƣợc cần thơ trong đợ t dịch Covid-19 lần 4 kết quả cho thấy Điểm số trung bình chung cho trầm cảm là: 6,83 ± 7,52; lo âu là: 6,29 ± 6,25 và cho căng thẳng là: 10 ± 8,27. Tần suất mắc trầm cả m, lo âu và căng thẳng của sinh viên trong đại dịch COVID-19 theo DASS 21 lần lƣợ t là 30,3; 46,2; 26,3 12. Một số chỉ số sinh học liên quan đến trạng thái căng thẳng 2.1.5. Một số chỉ số chức năng tim mạch liên quan đến trạng thái căng thẳng Nhiều công trình của các tác giả trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã sử dụ ng các chỉ số tim mạch để đánh giá trạng thái căng thẳng chức năng vì sự thay đổi nhị p tim là phản ứng tổng hợp của toàn bộ cơ thể đối với bất kỳ tác động nào của môi trƣờ ng bên ngoài. Những năm gần đây, ngoài phƣơng pháp sử dụng những chỉ số đơn giản của hệ tim mạch nhƣ tần số nhịp tim (TSNT) và huyết áp (HA), một số tác giả đã sử dụ ng các chỉ số thống kê toán học nhịp tim (TKTHNT) của Baevski và cs 81 để đánh giá chức năng tim. Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng trí tuệ và stress cấp tính gây tăng chỉ số căng thẳng và giảm sự dao động nhịp tim, biểu hiện căng thẳng chức năng tim mạ ch và giảm khả năng thích nghi của cơ thể 8. Lƣợng hóa mức độ stress bằng các chỉ số đo lƣờng khách quan nhƣ CSTKTHNT là rất cần thiết. Gevorkian E. và cộng sự nghiên cứu ảnh hƣởng của căng thẳng thần kinh cảm xúc trƣớc thi của sinh viên đối với ch ức năng điều khiển nhịp tim theo phƣơng pháp của Baevski cho thấy những sinh viên có điểm căng thẳng cảm xúc Spielberger càng cao thì chỉ số căng thẳng tim mạch càng cao. Các phản ứ ng này phụ thuộc vào đặc tính của từng cá nhân và hoạt động của hệ thống thần kinh tự chủ 9 22. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà về sự căng thẳng tim mạch trên nhân viên y tế cho thấy có mức căng thẳng cao (mức 34) với chỉ số căng thẳng là 239 và khả năng thích nghi kém với độ lệch chuẩn là 0,038 7. Trần Thanh Hà đã áp dụng p hƣơng pháp phân tích TKTHNT để nghiên cứu dự báo khả năng lao động của bộ đội tiêu binh. Kết quả cho thấ y nhóm tiêu binh có khả năng thích nghi kém nhất với nghề nghiệp thì có chỉ số TKTHNT ở trạng thái tĩnh đạt mức CSCT cao nhất, X thấp nhất, SD ở mức quá căng thẳng (mức 34). Đặc biệt tất cả các đối tƣợng đã bị ngất trong lúc làm nhiệm vụ đều có chỉ số dao động nhịp tim ở mức quá căng thẳng (SD0,05 Giới tính Nam 196 (34,5) 199 (35,0) >0,05 Nữ 372 (65,5) 369 (65,0) Năm học của SV Năm 3 52 (9,2) 201 (35,4) 0,05 BMI 20,7 ± 3,0 21,2 ±4,1 >0,05 Vòng bụng 70,4 ± 8,7 72,2 ± 5,9 >0,05 Vòng mông 90,2 ± 5,9 90,4 ± 8,1 >0,05 Xét nghiệm hóa sinh Glucose 4,1 ± 0,4 4,9 ± 0,5 0,05 Bạch cầu 8,2 ± 1,8 7,6 ± 1,5 0,05 Hb 145,4 ± 15,4 138,4 ± 15,2