1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giới thiệu lịch sử hình thành quá trình phát triển và hệ thống phân phối của công ty pepsico

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 657,31 KB

Nội dung

Sau đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries - hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ôn

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

 -

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

GIỚI THIỆU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY PEPSICO

Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Kiệt MSSV: 050610220252

Lớp học phần: MAG701_222_10_L33 Giảng viên hướng dẫn: Trần Dục Thức

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29, tháng 03, năm 2023

Trang 2

Mục lục

Danh mục hình ảnh 3

Danh mục các từ viết tắt 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần PepsiCo 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển chung 5

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty tại Việt Nam 6

Chương 2: Hệ thống phân phối của Pepsi 7

2.1 Kênh bán hàng online 7

2.2 Kênh bán hàng offline 8

Chương 3: Đánh giá, kết luận 9

3.1 Ưu điểm 9

3.2 Nhược điểm 9

3.3 Giải pháp 10

KẾT LUẬN 11

Danh mục tài liệu tham khảo 12

Trang 3

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Chân dung của Bradham 5

Hình 2: Logo của Pepsi 5

Hình 3: Pepsi liên kết với Shopee 7

Hình 4: Các sản phẩm của Pepsi trong siêu thị 8

Hình 5: Combo của Jollibee và nước uống Pepsi 9

Danh mục các từ viết tắt

PepsiCo, Inc: là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Harrison, NewYork

PAB: PepsiCo Americas Beverage công ty đồ uống Bắc Mỹ

Sp.Co: Công ty Thương mại và Du lịch Sài Gòn

IBC: Liên doanh nước giải khát quốc tế

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay hoạt đông kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà họ đã vươn bàn tay của mình ra toàn thế giới Các tập đoàn đa quốc gia này ngày càng đóng vai trò hết sực quan trọng trong nền kinh

tế Pepsi có thể xem là một trong số đó Ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ, từ lâu Pepsi đã trở thành nước uống quen thuộc với tất cả mọi người trên toàn thế giới Nắm bắt được những cơ hội, tập đoàn này đã thực sự khẳng định được bản thân mình trên thị trường toàn cầu Tại thị trường nước giải khát Việt Nam, Pepsi cũng được xem là một ông lớn

Để làm được điều này, hệ thống phân phối của Pepsi đóng một vai trò rất quan trọng

Có thể xem hệ thống phân phối chính là cánh tay đắc lực giúp Pepsi vươn tầm thế giới Vậy đặt ra câu hỏi hệ thống phân phối đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của Pepsi, và nó hoạt động như thế nào? Em xin trả lời câu hỏi này thông qua bài tiểu luận này Em xin cảm ơn những kiến thức và sự hướng dẫn của thầy Trần Dục Thức đã giúp

em hoàn thành được đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần PepsiCo

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển chung

Năm 1886, Bradham- một dược sĩ sinh năm 1867 tại

Chinquabin, Duplin County, North Carolina- đã pha chế ra một loại

nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút

dầu ăn Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad”

Đến năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”,

nghe thú vị, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một

cách rộng rãi hơn

Năm 1898 – Tập đoàn Pepsi thành lập, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang New York, Mỹ

Năm 1902 – Thương hiệu PepsiCola được đăng ký

Công ty đã từng hai lần phá sản vào thế chiến thứ nhất và vào năm 1931 trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 Sau đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries

- hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta

Năm 1934 – Doanh số của PepsiCola tăng vọt tại Mỹ

Năm 1941 – Thâm nhập châu Âu Năm 1947 – Mở rộng sang Phillipines và Trung Đông Năm 1964 – Diet Pepsi – nước giải khát dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thị trường Năm 1965 - Pepsi mua lại tập đoàn Frito-Lay

Năm 1998 – PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $ 3.3 tỉ

Năm 1998, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên

niên kỉ mới – hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh

lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế

giới

Hiện nay PepsiCo là:

- Công ty nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới

Hình 1: Chân dung của Bradham

Hình 2: Logo của Pepsi

Trang 6

- Công ty hoạt động trên gần 200 quốc gia với hơn 185,000 nhân viên trên toàn cầu

- Công ty có doanh số hàng năm 39 tỷ đô la

- Công ty nước giải khát và thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tới sự vui nhộn, năng động cho đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh

-Công ty bao gồm Pepsi đồ uống Bắc Mỹ (PepsiCo Americas Beverage -PAB), Pepsi đồ ăn Bắc và Nam Mỹ (PepsiCo Americas Foods), Pepsi Châu Âu (PepsiCo Europe), Pepsi Châu Á Trung Đông và Châu Phi (PepsiCo Asia, Middle East and Africa)

-Sản phẩm chính: Bên cạnh thương hiệu Pepsi trị giá hàng tỉ USD, tập đoàn này còn sở hữu nhiều thương hiệu nước giải khát lừng danh khác như Mirinda, 7 UP, Mountain Dew hay nước khoáng Aquafina

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty tại Việt Nam

-Ngày 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%

-Năm 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam

-PepsiCo gia nhập thị trường Việt Nam với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up, liên doanh với số vốn góp của PepsiCo là 30%

-Năm 1998 – PepsiCo mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla

-Năm 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công

ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea

-Năm 2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Việt Nam

-Năm 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca)

Trang 7

-Năm 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành

-Năm 2008 – Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương Tung sản phẩm Snack Poca Khoai Tây Cao Cấp, được chế biến cắt lát từ những củ khoai tây tươi nguyên chất được trồng tại Lâm Đồng

-Năm 2010 – đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư 250 triệu USD vào Việt Nam cho ba năm tiếp theo 2/2010, nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức đưa vào hoạt động

-Năm 2012 – Mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel Đồng Nai vào 3/2012 10/2012, Khánh thành nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á

-Tháng 4/2013 – liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam

đã được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc trong đó Suntory chiếm 51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong Tea+ Plus và Moutain Dew

Chương 2: Hệ thống phân phối của Pepsi

Là một ông lớn trong ngành giải khát tuy nhiên PepsiCo không trực tiếp mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp bao gồm các kênh bán hàng online và ofline

2.1 Kênh bán hàng online

PepsiCo liên kết với các sàn thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Ebay (đối với thị trường quốc tế), Shopee, Tiki, Lazada (đối với thị trường Việt Nam),…

PepsiCo chia thương mại điện tử thành ba loại chính:

Hình 3: Pepsi liên kết với Shopee

Trang 8

 Nhà bán hàng trực tuyến “thuần túy”: Đây là những nhà bán lẻ như Amazon hoặc Walmart.com đặt các đơn hàng lại với nhau tại một trung tâm phân phối và vận chuyển thông qua một nhà vận chuyển chung như Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ hoặc Công ty chuyển phát nhanh

 Cửa hàng tạp hóa điện tử: Danh mục này bao gồm các hoạt động thương mại điện

tử của chuỗi cửa hàng tạp hóa và những người bán khác cho phép khách hàng mua trực tuyến để nhận hàng tại cửa hàng hoặc giao hàng tại địa phương

 Dịch vụ “trợ giúp đặc biệt”: Đây là các dịch vụ theo yêu cầu cung cấp các đơn đặt hàng trong một hoặc hai giờ Danh mục này bao gồm các dịch vụ giao hàng dựa trên ứng dụng như Instacart

2.2 Kênh bán hàng offline

Hiện nay Pepsico phân phối sản phẩm đến tay khách hàng chủ yếu qua các trung gian

-Đại lý của công ty: là những khách hàng tin cậy của công ty, bảo đảm cho công

ty tiêu thụ thường xuyên và ổn định Các đại lý này thường nằm ở thành phố lớn, có mật

độ dân số cao, đông dân cư, có khả năng lưu trữ, bảo quản hàng số lượng lớn

-Các siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi: đây là những nơi chuyên bán các sản phẩm thiết yếu được một lượng lớn khách hàng ghé tới Do đó việc mà PepsiCo phân phối cho các nơi này là điều dễ hiểu

Hình 4: Các sản phẩm của Pepsi trong siêu thị

Trang 9

-Các công ty đối tác trong ngành thực phẩm: PepsiCo không chỉ phân phối cho các cửa hàng, siêu thị mà còn phân phối sản phẩm cho các nhà hàng, công ty thực phẩm như KFC, Jollibee,…

Chương 3: Đánh giá, kết luận

3.1 Ưu điểm

-Việc phân phối qua trung gian khiến cho PepsiCo tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn Khoản chi phí này có thể được dùng để đầu tư vào các quy trình khác như marketing, sản xuất, nâng cấp, cải thiện sản phẩm,…

-Hệ thống phân phối được mở rộng do đó đáp ứng nhu cầu khách hàng ở khắp mọi nơi mặc dù điểm sản xuất tập trung

-Hệ thống kênh phân phối có sự xuất hiện về liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến việc bán buôn lẻ

3.2 Nhược điểm

Gặp khó khăn trong vấn đề tiếp nhận cũng như giải quyết những thắc mắc của khách hàng

Khó khăn trong vấn đề kiểm soát hàng hóa trong những kênh của quá trình vận chuyển đến tay khách hàng

Có thể sẽ làm giảm bớt đi chất lựng phục vụ của những đối tác của Pepsi khi khách hàng không thể cho nhiều sự lựa chọn khác

Hình 5: Combo của Jollibee và nước uống Pepsi

Trang 10

3.3 Giải pháp

Cần xây dựng thêm một hệ thống vấn đề kiểm soát hệ thống phân phối có mục đích bảo đảm khâu phấn phối diễn ra một cách thuận lợi

Thực hiện những cuộc khảo sát khách hàng về mặt sản phẩm, mở rộng hệ thống kênh phân phối, mở rộng trong việc hợp tác với những trung tâm chiếu phim, cửa hàng của các đồ ăn nhanh,…

Quan tâm đến nhà phân phối: phải viết rằng các nhà phân phối là những người luôn sáng suốt, biết tính toán cho quyền lợi của họ Do vậy trong quá

trình hợp tác họ có thể bỏ doanh nghiệp PepsiCo bất cứ lúc nào để lựa chọn đối thủ cạnh tranh khi quyền lợi của họ không được thỏa mãn Như vậy PepsiCo có những quan điểm đôi bên cùng có lợi và có quan niệm nuôi sống nhà phân phối lâu dài trong quá trình thiết lập chính sách phân phối

Không ngừng đầu tư mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, đầu tư công nghệ nâng cao công suất

Thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh để hiểu được năng lực của các thành viên nhằm đưa ra những biện pháp hiệu chỉnh kịp thời

Trang 11

KẾT LUẬN

Với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của loại hình kinh doanh nước uống

giải khái, có thể thấy nhu cầu loại thức uống sẽ ngày càng tăng Đây sẽ là cơ hội lớn để

PepsiCo phát triển hơn nữa, khi mà Pepsi đang ngày càng chiếm được sự tin cậy của

những khách hàng khó tính

Hiểu được điều này, PepsiCo đang tích cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ

giá thành, tăng cường, mở rộng hệ thống phân phối,…Những bước tiến mới trong quy

trình phân phối đã giúp Pepsi đưa sản phẩm của mình tới gần với khách hàng hơn

Ngoài ra, bắt kịp xu thế thương mại điện tử, khả năng phân phôi sản phẩm của Pepsi

càng được nâng cao Điều này có thể xem là bước tiến lớn trong việc phân phối sản

phẩm

Chúng ta có thể thấy rõ ràng, quản lý quy trình sản xuất và kinh doanh, phân phối là cốt

lõi của một doanh nghiệp thành công Nếu được thực hiện đúng cách, các hoạt động của

doanh nghiệp sẽ được quản lý một cách chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả cao Với

PepsiCo, những nỗ lực và đóng góp của họ đã được ghi nhận và đánh giá cao, và đó là

bằng chứng rõ ràng cho sự thành công của họ

Tóm lại, PepsiCo là một ví dụ điển hình cho khả năng phân phối chuyên nghiệp Những

nỗ lực của công ty trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu và

xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, mở rộng phát triển hệ thống phân phối

đã giúp họ trở thành một trong hai thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới

Trang 12

Danh mục tài liệu tham khảo

Amis, M (22/05/2021) Phân tích chiến lược kinh doanh của Pepsi tại Việt Nam và Quốc Tế

Loan, N (2022, 01 26) Quá trình hình thành và phát triển của Pepsi tại việt Nam Được truy

lục từ Thị trường Biz: https://thitruongbiz.vn/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-pepsi-tai-viet-nam-1254.html

Ngân, H (2021, 4 2) Cách PepciCO tiếp cận thương mại điện tử Được truy lục từ Tạp trí

thương gia: https://thuonggiathitruong.vn/cach-pepcico-tiep-can-thuong-mai-dien-tu/ Nguyễn, H (2021, 3 18) Được truy lục từ Tìm hiểu kênh phân phối của Pepsi gồm đặc điểm

nào: https://timviec365.vn/blog/kenh-phan-phoi-cua-pepsi-new15648.html#phan-phoi-pepsi-cola

TIến, M (2022, 12 19) Top 10 Nhà phân phối Pepsi Được truy lục từ VinShop:

https://vinshop.vn/blog/bi-quyet-kinh-doanh/nha-phan-phoi-pepsi

Ngày đăng: 05/05/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w