1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mobile banking ví điện tử trong tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn hà nội

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Sử Dụng Mobile Banking/Ví Điện Tử Trong Tiêu Dùng Của Sinh Viên Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Lê Xuân Bách, Đoàn Thị Ngọc Huyền, Trần Linh Mai, Nguyễn Hà Trang, Lê Huyền Vy
Người hướng dẫn PGS.TS. Chu Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh
Thể loại bài kiểm tra cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 474,58 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---***--- BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MOBILE BANKING/ VÍ ĐIỆN TỬ TRONG TIÊU DÙNG CỦA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MOBILE BANKING/ VÍ ĐIỆN TỬ TRONG TIÊU

DÙNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh

Mã môn học: KTE206 Lớp: KTE206(HK1-2324)1.1 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Chu Thị Mai Phương Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN STT Họ và tên MSV Tỷ lệ đóng góp

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lý do lựa chọn đề tài 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

2.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế 4

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 7

2.4 Khung nghiên cứu 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 10

3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3.3 Câu hỏi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 12

4.1 Lựa chọn phương pháp luận 12

4.2 Dữ liệu nghiên cứu 12

4.3 Phương pháp chọn mẫu 13

4.4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Kết quả nghiên cứu dự kiến 15

5.1 Kết quả kì vọng 15

5.2 Dự đoán kết quả nghiên cứu 15

6 Kế hoạch thực hiện 16

7 Nguồn lực thực hiện 17

7.1 Con người 17

7.2 Tài chính 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHỤ LỤC 21

Trang 4

1 Lý do lựa chọn đề tài

Khi số hoá tác động đến mọi mặt của đời sống, thanh toán không chỉ đơn giản là chuyển tiền mặt từ người mua sang người bán, mà quá trình này còn đòi hỏi sự an toàn, hiệu quả cho những người thanh toán… Theo Báo cáo thanh toán toàn cầu của FIS năm 2023: Thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ trong khi tiền mặt đang mất dần ưu thế tại APAC Các phương thức thanh toán hiện đang được cung cấp đa dạng từ ví điện

tử, thẻ tín dụng, thanh toán từ tài khoản đến tài khoản (A2A) đến phương thức mua trước trả sau (BNPL)

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chuyển đổi quá trình bán hàng từ cửa hàng (POS) sang thương mại điện tử trực tuyến Ngoài ra, vì chính phủ tại các nước cũng bắt đầu thúc đẩy việc áp dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số, khiến cho quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang ví điện tử ngày càng diễn ra mạnh mẽ Mặc dù, giá trị giao dịch của thương mại điện tử bắt đầu tăng trưởng chậm lại so với mức tăng trưởng bùng

nổ trong 2 năm đầu tiên của đại dịch Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 10% hàng năm từ năm 2021–2022 và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 9% từ năm 2022–2026

Trong số 14 quốc gia APAC được đưa vào báo cáo, ví điện tử là phương thức thanh toán thương mại điện tử hàng đầu tại 5 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam Tình trạng sử dụng tiền mặt tại khu vực Châu Á–Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm một nửa từ năm 2021 đến năm 2026, từ 16% xuống 8% tổng giá trị giao dịch tại các điểm bán hàng (POS) Tại một số quốc gia, quá trình chuyển đổi đã diễn ra triệt để từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán kỹ thuật số,

ví dụ điển hình là Việt Nam, giá trị giao dịch POS sử dụng tiền mặt của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể từ 85% vào năm 2019 xuống còn 42% vào năm 2022

Trong nước, vào ngày 09/03/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 316/QĐ-TTg về việc phê duyệt triển khai thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ có giá trị nhỏ Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển Mobile Money tại Việt Nam, nơi có hơn 150 triệu thuê bao di động và

độ phủ sóng viễn thông gần đạt mức tối đa (100%) Tuy nhiên, có đến 30% người trưởng thành ở đây vẫn chưa có tài khoản ngân hàng Mobile Money đã chính thức được triển khai tại nước ta đầu năm 2022, với cả 3 nhà mạng lớn nhất là VNPT, Viettel và Mobifone

đã phát hành dịch vụ Mobile Money cho khách hàng của họ Điều này cho thấy tiềm năng lớn của Mobile Money để trở thành một công cụ thanh toán phổ biến tại thị trường Việt Nam

Trang 5

Để tạo điều kiện cho thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ, việc nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người tiêu dùng là cần thiết Thế hệ Z

là nhóm những người sinh từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2010, những người được coi là rất quen thuộc với Internet (theo từ điển Oxford) và có tiềm năng sử dụng thanh toán trực tuyến Do sự bùng nổ của Internet và một số nguyên nhân khác, ví điện tử đã và đang là đề tài nghiên cứu nóng hổi trên thế giới và ngay tại Việt Nam Một

số nhà nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Md Wasiul Karim và cộng sự (2021) - nghiên cứu về hành vi lựa chọn thanh toán điện tử hay Phan Hữu Nghị và Đặng Thị Thanh Dung cùng những nghiên cứu khác được thực hiện bởi Nguyễn Thị Liên Hương,

Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vy, Lê Hồng Quyết, Trần Nhật Trường (2021), Các nghiên cứu trên nhìn chung đều đóng góp những thành tựu cụ thể Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên khi sử dụng thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử

Dựa trên thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và quyết định chọn đề tài nghiên

cứu: “Các yếu tố tác động đến việc sử dụng mobile banking/ ví điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội” để có cái nhìn chuyên sâu về vấn đề này Dữ liệu thu thập thông

qua khảo sát trực tuyến được sử dụng để xác định các yếu tố này và thực hiện mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp trên sàn thương mại điện

tử hiểu rõ hơn về quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến của sinh viên, và giúp họ cải thiện chất lượng thanh toán trực tuyến để làm cho nó trở nên phổ biến hơn trong tương lai Đề xuất nghiên cứu của nhóm bao gồm 4 phần: giới thiệu, tổng quan nghiên cứu, kết quả và thảo luận, và kết luận

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, sự bùng nổ công nghệ với Internet ngày càng mở rộng trên toàn thế giới

Do sự phát triển của Internet, ví điện tử hay e-banking đem lại nhiều lợi ích mới cho việc thanh toán, trao đổi tiền bạc Dù là một phương thức thanh toán mới mẻ đối với nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi, tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng ví điện tử đã và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm Bằng các cách tiếp cận khác nhau, họ đã có những kết quả nghiên cứu đa dạng

2.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế

Một trong những nghiên cứu như vậy về hành vi lựa chọn thanh toán điện tử đã được thực hiện trong bài “Factors Influencing the Use of E-wallet as a Payment Method among Malaysian Young Adults” bởi Md Wasiul Karim và cộng sự(2021) Họ đã tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng với bảng hỏi theo lý thuyết TAM để khảo sát

330 người từ độ tuổi 18-39 dùng các loại ví điện tử khác nhau Kết quả của bài viết cho

Trang 6

thấy, ví điện tử càng dễ sử dụng thì càng phổ biến Vì vậy, điều quan trọng đối với các nhà cung cấp ví điện tử là phải nhớ rằng các ứng dụng dễ sử dụng có thể có tác động tích cực đến ý định sử dụng hành vi của người tiêu dùng Ngoài ra, quyền riêng tư và bảo mật được tìm thấy có mối quan hệ tích cực với ý định hành vi Ít quyền riêng tư và bảo mật hơn có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy không được bảo vệ khi sử dụng ứng dụng ví điện tử để giao dịch

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Bằng phương pháp nghiên cứu tương tự, Phan Hữu Nghị và Đặng Thanh Dung trong bài “Nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động của khách hàng trên địa bàn Hà Nội”(2021) đã tiếp tục khẳng định các yếu tố như hiệu quả

kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, an toàn và bảo mật, danh tiếng nhà cung cấp đều có tác động tích cực đối với quyết định sử dụng dịch vụ từ cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, yếu tố dễ tiếp cận, sử dụng được người dùng quan tâm nhất Người tiêu dùng nếu được hướng dẫn, trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm sẽ cảm thấy dễ sử dụng và có thể sẽ sử dụng hoặc sử dụng thường xuyên hơn sản phẩm, dịch vụ đó

Cả hai bài báo trên đều có hạn chế ở phương pháp chọn mẫu, cả hai đều sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, không tập trung vào đối tượng sinh viên Ở bài báo thứ hai, yếu tố chi phí cảm nhận bị bác bỏ, điều này có thể ngụ ý rằng trong nghiên cứu này, khách hàng không chú trọng nhiều vào yếu tố chi phí Tuy nhiên, việc giảm chi phí

và tạo sự hấp dẫn về mặt tài chính vẫn có thể là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sử dụng dịch vụ đối với một phần lớn khách hàng Kết quả này cần được xem xét

kỹ hơn để đảm bảo tính khái quát của nghiên cứu

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vi, Lê Hồng Quyết, Trần Nhật Trường(2021) đã tiến hành điều tra trên mẫu

500 người ở cả ba miền bắc, trung, nam với thang đo Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các mẫu quan tâm đến yếu tố niềm tin nhất Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được mối liên hệ giữa lo ngại về quyền riêng tư đến ý định sử dụng ví điện tử

Nguyễn Thị Song Hà - Đặng Ngọc Minh Quang trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên - Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử Momo” đã dùng bảng hỏi và thang đo để khảo sát sinh viên của 15 trường Đại học ở Hà Nội, ưu tiên gửi phiếu điều tra tới các sinh viên có điều kiện tiếp cận VĐT và thu thập kết quả khảo sát với các sinh viên đã sử dụng VĐT MoMo Thời điểm điều tra vào tháng 11/2021, trùng vào các dịp khuyến mãi lớn cuối năm Kết quả của nghiên cứu cho thấy 83.4% sinh viên được khảo sát chỉ sử dụng VĐT MoMo từ 1 đến 5 lần một

Trang 7

tuần, họ chưa coi VĐT MoMo là ứng dụng truy cập hàng ngày và chỉ truy cập khi sử dụng các dịch vụ thanh toán Bên cạnh đó, chỉ có 9.1% sinh viên trả lời rằng không sử dụng VĐT MoMo lâu dài Sinh viên quan tâm nhất đến sự tiện lợi hơn là các ưu đãi Có thể thấy, phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu này chỉ bao gồm những người sử dụng ví điện tử momo nên không mang tính đại diện cho các ví điện tử khác, bởi lẽ, mỗi loại ví điện tử sẽ có những chương trình khuyến mãi khác nhau để thu hút người dùng Hơn thế nữa, thời điểm khảo sát là vào dịp khuyến mãi, lượng người sử dụng ví điện tử sẽ tăng cao hơn bình thường nên không đảm bảo được tính khách quan

Thêm vào đó, Nguyễn Thị Hà Thanh và Bùi Thị Hà Thanh(2021) đã nghiên cứu tác động điều tiết của yếu tố nhân khẩu học đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng

cá nhân tại Việt Nam Họ thực hiện mục tiêu bằng phương pháp sử dụng mô hình UTAUT đối với 349 khách hàng cá nhân sinh sống và làm việc tại Việt Nam thông qua Google Form trực tuyến Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phức tạp của mối quan hệ giữa các yếu tố và ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học, bao gồm giới tính và độ tuổi, đến ý định sử dụng ví điện tử ở khách hàng cá nhân tại Việt Nam Điểm quan trọng từ nghiên cứu gồm:

• Hiệu quả kỳ vọng và Nỗ lực kỳ vọng có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử

• Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đó và đặt ra câu hỏi

về sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa và thị trường địa phương Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng cho doanh nghiệp và nhà nghiên cứu về sự quyết định sử dụng ví điện tử tại Việt Nam

Nghiên cứu này có một số hạn chế: nghiên cứu mới tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng mà chưa cụ thể về yếu tố dẫn tới hành vi thực tế của khách hàng Người ta có thể có ý định sử dụng ví điện tử, nhưng cuối cùng, họ có thể không thực sự sử dụng Có nhiều yếu tố khác nhau, như rào cản thực tế, trải nghiệm thực tế, hoặc tác động từ môi trường xung quanh, có thể thay đổi ý định này và dẫn đến sự chênh lệch giữa ý định và hành vi

Trang 8

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng

ví điện tử/e-banking của sinh viên trên địa bàn Hà Nội Dù vậy, những nghiên cứu trên vẫn vướng phải một số hạn chế nhất định về phương pháp lấy mẫu và một số ngoại cảnh khác Đồng thời, các nghiên cứu trước chưa chứng minh những câu hỏi có ảnh hưởng đến việc đồng ý sử dụng ví điện tử Những điều đó sẽ được nhóm nghiên cứu làm sáng

tỏ trong bài viết này

2.4 Khung nghiên cứu

2.4.1 Cơ sở lý thuyết

Mức độ dễ sử dụng: Theo Davis (1989) Mức độ dễ sử dụng là "Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức”

Mức độ hữu ích: Theo Davis (1989) “Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình”

Ảnh hưởng xã hội: Theo Gefen & cộng sự (2003) và Lin (2007) “Ý kiến của những người thân cận (như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, người nổi tiếng…) có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các nhà cung cấp trực tuyến thông qua cá nhân trực tiếp hay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng”

Mức độ rủi ro: Nhận thức rủi ro là “cảm nhận của khách hàng về khả năng được và mất trong các kết quả giao dịch thương mại điện tử" (Yang & cộng sự, 2015)

Cảm nhận về chi phí: Theo như Hà Nam Khánh Giao (2021) đã định nghĩa "Cảm nhận chi phí là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng dịch vụ mobile banking sẽ tốn kém chi phí tiền bạc"

2.4.2 Mô hình nghiên cứu

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(+) H1: Mức độ dễ sử dụng

(+) H2: Mức độ hữu

ích (-) H3: Mức độ rủi ro

(-) H4: Cảm nhận về

chi phí YẾU TỐ BÊN NGOÀI

(+) H5: Ảnh hưởng của xã hội

Trang 9

Mô hình nghiên cứu được đề xuất với 5 giả thuyết từ H1 đến H5 được phân thành

2 nhóm: (1) nhóm các yếu tố về công nghệ và (2) nhóm yếu tố bên ngoài

2.4.3 Giả thuyết nghiên cứu

❖ Nhóm các yếu tố về công nghệ

Yếu tố về mức độ dễ sử dụng

Mức độ dễ sử dụng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử vì người dùng thường ưa thích sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cảm thấy dễ sử dụng và không gây ra quá nhiều khó khăn Ví điện tử có rất nhiều chức năng, nếu như người dùng cảm thấy thuận tiện và dễ dàng thao tác với các chứng năng đó thì đây có thể là yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng khi sử dụng ví điện tử của họ

Mức độ dễ sử dụng được thể hiện sự phức tạp của các chức năng của từng loại ví khác nhau Đa số người sử dụng quan tâm đến chức năng chính là thanh toán, tuy nhiên, hiện nay có một số loại ví điện tử ra mắt các chức năng như gửi tiết kiệm hay các đòi hỏi các bước thanh toán phức tạp cũng khiến người dùng gặp khó khăn khi tiếp cận Tuy

ví điện tử được xem là tiện lợi hơn so với thanh toán bằng tiền mặt bởi chỉ cần nối internet trong tay, tuy nhiên việc này cũng không khỏi khiến người sử dụng ngần ngại trong việc ra đường mà không mang theo tiền mặt vì không phải ở đâu cũng có thể kết nối với Internet

Giả thuyết H1: Mức độ dễ sử dụng càng cao thì việc sử dụng ví điện tử càng cao

Ví điện tử đem lại những lợi ích như tiết kiệm thời gian, công sức so với thanh toán bằng tiền mặt Ví dụ đối với những hóa đơn lớn thì việc đếm tiền thủ công rất tốn thời gian và yêu cầu sự cẩn thận để tránh sai sót Bên cạnh đó, người dùng có thể quản lý tài chính dễ dàng hơn với các chức năng gửi tiết kiệm của ví điện tử

Giả thuyết H2: Mức độ hữu ích càng cao thì việc sử dụng ví điện tử càng cao

Yếu tố mức độ rủi ro

Trang 10

Mức độ rủi ro ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử vì người dùng thường đánh giá mức độ an toàn và đáng tin cậy của việc sử dụng ví điện tử Nếu họ cảm thấy

có quá nhiều rủi ro liên quan đến việc sử dụng ví điện tử, chẳng hạn như nguy cơ mất tiền hoặc thông tin cá nhân, họ có thể dễ dàng từ chối sử dụng nó Ngược lại, nếu họ cảm thấy rằng việc sử dụng ví điện tử an toàn và đáng tin cậy, họ có thể có sự tin tưởng

và sẵn sàng thử nghiệm nó Mức độ rủi ro ảnh hưởng đến sự thoải mái của người dùng trong việc sử dụng ví điện tử và quyết định cuối cùng của họ

Thanh toán điện tử tiềm ẩn nguy cơ về các lỗi bảo mật Để đăng ký sử dụng ví điện

tử, người dùng phải nhập các thông tin về bản thân bao gồm các thông tin quan trọng như số căn cước công dân, số thẻ ngân hàng, số điện thoại,v.v… Các đối tượng tin tặc

sẽ có thể lợi dụng những kẽ hở bảo mật để đánh cắp tiền trong tài khoản hay thông tin

cá nhân của người sử dụng nếu nhà cung cấp dịch vụ không có các biện pháp phòng chống đủ mạnh

Giả thuyết H3: Mức độ rủi ro càng cao thì việc sử dụng ví điện tử càng thấp

Yếu tố cảm nhận về chi phí

Cảm nhận về chi phí ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử vì người dùng thường đánh giá việc sử dụng ví điện tử có thể tiết kiệm tiền, thời gian và có lợi ích về mặt tài chính cho họ Theo W.T Rupp & A D Smith ( 2002 ) "Chi phí có thể phát sinh khi sử dụng mobile banking bao gồm chi phí thiết bị, chi phí tiếp cận và chi phí giao dịch" Nếu họ cảm thấy việc sử dụng ví điện tử có thể giúp họ tiết kiệm chi phí hoặc cung cấp các ưu đãi, họ có thể sẵn sàng sử dụng nó Ngược lại, nếu họ cảm thấy việc chi trả cho các chi phí trên của ví điện tử là không đáng giá và không có lợi ích về chi phí,

họ có thể từ chối sử dụng nó Cảm nhận về chi phí đóng vai trò quan trọng trong quyết định cuối cùng của người dùng về việc sử dụng ví điện tử

Một số ví điện tử yêu cầu người dùng phải trả một khoản phí định kỳ nhất định để

có thể duy trì tài khoản, số tiền này là không nhỏ đối với một số người Hơn hết, ở những nơi không mạng wifi, để sử dụng Ví điện tử, người dùng phải sử dụng mạng di động, điều này sẽ phát sinh thêm các khoản phí định kỳ đối với người sử dụng

Giả thuyết H4: Cảm nhận về chi phí càng cao thì việc sử dụng ví điện tử càng thấp

❖ Nhóm yếu tố bên ngoài

Yếu tố ảnh hưởng của xã hội

Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thanh toán, ảnh hưởng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quyết định của cá nhân về việc sử dụng ví điện tử Cụ thể, người dùng thường nhạy bén với ý kiến và hành vi của những người trong xã hội

Trang 11

xung quanh Khi thấy rằng việc sử dụng ví điện tử đang trở nên phổ biến trong cộng đồng của họ, họ có thể trải qua sự áp lực hoặc động viên để thử nghiệm công nghệ này Hơn nữa, nếu họ thấy rằng việc sử dụng ví điện tử giúp họ tương tác với một nhóm cụ thể hoặc thể hiện tính cách của họ, họ có thể có xu hướng sử dụng nó

Xu hướng xã hội không chỉ thúc đẩy quyết định sử dụng ví điện tử mà còn tạo ra sự đồng thuận và khích lệ về tính tiện lợi và hiện đại của nó Bên cạnh đó, vai trò của những người xung quanh và influencer trong xã hội là không thể bỏ qua Họ đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra sự động viên hoặc cản trở đối với quyết định sử dụng ví điện tử thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong cộng đồng trực tuyến

Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội càng lớn thì việc sử dụng ví điện tử càng cao

3 Mục tiêu nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu thực tiễn và thông qua các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu

quyết định lựa chọn đối tượng, mục tiêu và đặt các câu hỏi nghiên cứu cho đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mobile banking/ ví điện tử trong tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội” như sau:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên đang theo học trên địa bàn thành phố

Hà Nội

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đánh giá thực trạng sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử với đối tượng nghiên cứu chính là sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Mục tiêu cụ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu bao gồm:

1 Xác định mức độ sử dụng của sinh viên: Nhóm nghiên cứu thu thập thông

tin từ các bạn sinh viên để đo lường tỷ lệ sinh viên đã sử dụng hoặc đang sử dụng dịch vụ này

2 Đánh giá các hoạt động sử dụng của sinh viên: Tìm hiểu rõ hơn về cách

sinh viên tương tác với Mobile Banking/Ví điện tử Nhóm mong muốn xác định các hoạt động cụ thể mà sinh viên thường xuyên thực hiện khi sử dụng dịch vụ này

3 Xác định yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của người dùng là sinh viên:

Xem xét đối tượng nghiên cứu để đánh giá tại sao họ lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử, tập trung vào hiểu rõ những yếu tố

Trang 12

quyết định, như tiện ích, đáng tin cậy, chi phí và yếu tố xã hội, và làm rõ cách chúng tác động đến quyết định của đối tượng nghiên cứu

4 Hiểu rõ thực trạng sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử tại Hà Nội: Mục

tiêu cuối cùng là hiểu rõ thực trạng sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử trong cộng đồng sinh viên tại Hà Nội thông qua việc xem xét đối tượng nghiên cứu là sinh viên Thông qua nghiên cứu, nhóm có thể thu thập thông tin chi tiết và tạo

ra một bức tranh toàn diện về việc sử dụng dịch vụ này tại địa phương này, đặc biệt dựa trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu lần lượt nêu trên nhóm tác giả tiến hành lần lượt trả lời 2 các câu hỏi nghiên cứu chính:

1 Những yếu tố nào tác động đến sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc sử dụng mobile banking/ ví điện tử trong tiêu dùng?

• Yếu tố tạo động cơ sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử:

- Những yếu tố nào thúc đẩy sinh viên sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử (tiện lợi, khả năng tiết kiệm thời gian, ưu đãi, an toàn )?

- Có sự khác biệt về động cơ giữa các nhóm sinh viên không?

• Rào cản và thách thức trong việc sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử:

- Những khó khăn hoặc lo ngại gì sinh viên gặp phải khi sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử?

- Có sự khác biệt về rào cản và thách thức giữa các nhóm sinh viên không?

• Đánh giá về trải nghiệm sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử:

- Sinh viên có hài lòng với trải nghiệm sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử hay không?

- Có sự khác biệt về trải nghiệm giữa các ứng dụng hoặc dịch vụ khác nhau không?

• Vấn đề bảo mật và quản lý rủi ro:

- Cảm nhận của sinh viên về bảo mật trong việc sử dụng Mobile Banking/Ví điện tử?

- Họ đã nhận thức và áp dụng biện pháp nào để bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản của họ?

• Tiềm năng phát triển và cải thiện dịch vụ:

- Sinh viên có những đề xuất hoặc góp ý nào để cải thiện Mobile Banking/Ví điện tử dành cho người dùng trong độ tuổi của họ?

2 Những yếu tố đấy tác động ở mức độ nào?

Ngày đăng: 05/05/2024, 07:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ai Huu Tran, Dao Mai Thi Hong and Ai Huu Tran (2020), ‘Factors affecting individual customer acceptance of mobile banking services in Vietnam’, The EUrASEANs: journal on global socio-economic dynamics, No.4, pp. 46-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The EUrASEANs: journal on global socio-economic dynamics
Tác giả: Ai Huu Tran, Dao Mai Thi Hong and Ai Huu Tran
Năm: 2020
2. Barnes S. J., and Corbitt B. (2003), ‘Mobile banking: concept and potential’. International Journal of Mobile Communications, Vol. 3, No. 13, pp. 265- 273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Mobile Communications
Tác giả: Barnes S. J., and Corbitt B
Năm: 2003
3. Bùi Thị Hà Trang và Nguyễn Thị Hà Thanh (2021), ‘Nghiên cứu tác động điều tiết của yếu tố nhân khẩu học đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại Việt Nam’, Working Paper Series, Vol.1, No.5, pp. 50-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Working Paper Series
Tác giả: Bùi Thị Hà Trang và Nguyễn Thị Hà Thanh
Năm: 2021
4. Đặng Phương Chi and Nguyễn Thuý Anh (2021), ‘An analysis of users' behaviors on the adoption of e-wallet in Hanoi’, Working Paper Series, Vol.2, No.4, pp. 221- 236 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Working Paper Series
Tác giả: Đặng Phương Chi and Nguyễn Thuý Anh
Năm: 2021
5. Farida M. and Subroto W. (2019), ‘Effect of Mobile Banking and Online Shopping on Consumer Behavior’, International Journal of Educational Research Review, pp.154-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Educational Research Review
Tác giả: Farida M. and Subroto W
Năm: 2019
6. Ivatury G. and Mas I. (2008), ‘The early experience with branchless banking’, CGAP Focus Note, No. 46, pp. 20-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CGAP Focus Note
Tác giả: Ivatury G. and Mas I
Năm: 2008
7. Kim C, Mirusmonov M, and Lee L. (2010), ‘An empirical examination of factors influencing the intention to use mobile payment’, Computers in Human Behavior, No.26, pp.310-322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Computers in Human Behavior
Tác giả: Kim C, Mirusmonov M, and Lee L
Năm: 2010
8. Minh Ngọc (2023), Tổng Quan về Xu Hướng Thanh Toán Năm 2023 ở Apac, Thị trường Tài chính Tiền tệ, viewed 8 September 2023,https://thitruongtaichinhtiente.vn/tong-quan-ve-xu-huong-thanh-toan-nam-2023-o-apac-46626.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng Quan về Xu Hướng Thanh Toán Năm 2023 ở Apac
Tác giả: Minh Ngọc
Năm: 2023
9. Nhĩ Anh (2022), Việt Nam đã có gần 1,1 Triệu Người Dùng Dịch vụ mobile money, Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới, Tạp chí Điện tử, viewed 8 September.2023, https://vneconomy.vn/viet-nam-da-co-gan-1-1-trieu-nguoi-dung-dich-vu-mobile-money.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam đã có gần 1,1 Triệu Người Dùng Dịch vụ mobile money, Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Tác giả: Nhĩ Anh
Năm: 2022
10. Ngoc Bich DO and Hai Ninh Thi DO (2020), ‘An investigation of Generation Z’s Intention to use Electronic Wallets in Vietnam’, Journal of Distribution Science, No. 202, pp. 89-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Distribution Science
Tác giả: Ngoc Bich DO and Hai Ninh Thi DO
Năm: 2020
11. Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vi, Lê Hồng Quyết và Trần Nhật Trường (2021), Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam, Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh, No. 22, pp.12-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vi, Lê Hồng Quyết và Trần Nhật Trường
Năm: 2021
12. Nguyễn Thị Song Hà và Đặng Ngọc Minh Quang (2021), ‘Các Nhân Tố Ảnh hưởng đến ý định Sử Dụng Ví điện tử Của Sinh Viên - Nghiên Cứu thực Nghiệm Với Ví điện Tử Momo’, Tạp chí Công Thương, No. 5, pp. 93-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương
Tác giả: Nguyễn Thị Song Hà và Đặng Ngọc Minh Quang
Năm: 2021
13. Phan Phan Hữu Nghị và Đặng Thanh Dung (2020), ‘Nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động của khách hàng trên địa bàn Hà Nội’, Tạp chí Ngân hàng, No.22, pp. 85-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Phan Phan Hữu Nghị và Đặng Thanh Dung
Năm: 2020
14. Phan Anh (2022), Thương Mại điện Tử Việt Nam Năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới, Tạp chí Điện tử, viewed 8 September 2023, https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam-2022-uoc-dat-16-4-ty-usd.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương Mại điện Tử Việt Nam Năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Tác giả: Phan Anh
Năm: 2022
15. Thúy Hà (2022), Giao Dịch Thanh Toán Không Dùng Tiền mặt tăng 85,6% về số lượng, Vietnamplus, viewed 8 September 2023, https://www.vietnamplus.vn/giao-dich-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tang-856-ve-so-luong/838127.vnp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao Dịch Thanh Toán Không Dùng Tiền mặt tăng 85,6% về số lượng
Tác giả: Thúy Hà
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w