1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch chủ đề tiến trình văn hóa việt nam

13 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiến trình văn hóa Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu
Người hướng dẫn Vũ Ngọc Hưng
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Khoa Văn hóa – Du lịch
Chuyên ngành Quản trị khách sạn
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

 Văn hóa Đại Việt. Văn hóa Đại Nam  Văn hóa hiện đại.Xét theo nhiều góc độ và được nghiên cứu chuyên sâu, sáu tiến trình văn hóa Việt Nam được tạo thành ba tầng lớp văn hóa: Lớp văn h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM

Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Lớp: Quản trị khách sạn D2021A MSV: 221002036 Giảng viên: Vũ Ngọc Hưng

Hà Nội, tháng 10/2022

PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

Tiến trình văn hóa Việt Nam được chia thành 6 giai đoạn, cụ thể:

 Văn hóa tiền sử

 Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

 Văn hóa thời chống Bắc thuộc

 Văn hóa Đại Việt

 Văn hóa Đại Nam

 Văn hóa hiện đại

Xét theo nhiều góc độ và được nghiên cứu chuyên sâu, sáu tiến trình văn hóa Việt Nam được tạo thành ba tầng lớp văn hóa: Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực; cuối cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây

* Tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam được hiểu như một cuộc hành trình dài trong hầng nghìn năm, trải qua giai đoạn khác nhau củ lịch sử Mỗi một thời kỳ, văn hóa mang bản sắc và nét đặc trưng riêng, thống nhất trong nền trung.

1 Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử

Tuy hiện nay chưa thể xác định thời gian hình thành dải đất Việt Nam bởi mỗi một công trình khảo cổ quy định một cột mốc khác nhau Bởi vậy chỉ có thể khái quát chung, mốc văn hóa được bắt đầu trên dải đất Tổ quốc khi có sự xuất hiện của con người Văn hóa Việt Nam thời tiền sử, sơ sử được xác định dựa trên di chỉ, hiện vật của khảo cổ học

a) Thời tiền sử

Thời tiền sử được coi là thời kỳ đồ đá của văn hóa Việt Nam (dựa trên di chỉ là công cụ bằng đá thô sơ)

- Thời kỳ đồ đá cũ: Mở đầu là Văn hóa núi Đọ (phát hiện trên núi Đọ, Thanh Hóa) Trên bề mặt của núi, các nhà khảo cổ thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè, có bàn tay gia công của người nguyên thủy Những thông cụ thô sơ chứng tỏ “tay nghề” ghè đẽo vụng về và còn là dấu hiệu của thời gian Ngoài ra họ còn tìm thấy 8 chiếc rìu tay – loại công cụ được chế tác cẩn thận của người vượn

- Thời kỳ hậu đồ đá cũ: Văn hóa Sơn Vi ( phía Bắc Lào Cai đến phía Nam Bình Trị Thiên, phía Tây Sơn La đến phía Đông sông Lục Nam) Người Sơn Vi sống chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần trong các hang động núi

đá vôi Họ săn bắt, hái lượm bằng việc dùng đá cuội để chế tác Công cụ vẫn còn thô sơ nhưng đã có bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, hình dáng ổn định Kỹ thuật chế tác của người Sơn Vi được giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng là có tư duy

Trang 3

phân loại Nó thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và sự đa dạng của hình thái công cụ

- Thời kỳ đồ đá mới: Phát hiện tiến bộ về phương thức sản xuất và kỹ thuật sản xuất Con người đã nhận biết và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ Kỹ thuật chế tác đỉnh cao, hoàn thiện hơn khi con người biết làm gốm, nuôi dưỡng động vật và trồng cây Họ bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng Văn hóa Hòa Bình là văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này Bắt đầu có sự xuất hiện của tín ngưỡng nguyên thủy bởi họ là cư dn nông nghiệp nên mưa, gió, mặt trời là biểu tượng cho thần linh Văn hóa thời kỳ đồ đá chính thức kết thúc khi con người phát hiện ra kim khí

b) Thời kỳ sơ sử

Thời gian hình thành văn hóa thời kỳ sơ sử chưa đạt được tính thống nhất Nhưng

nó đã chia thành ba vùng văn hóa để phát triển và tìm hiểu:

- Văn hóa Đông Sơn (miền Bắc):

+ Hình thành trực tiếp từ ba nền văn hóa ở lưu vực các con sông: sông Hồng, sống

Mã, sống Cả Trong đó nền văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau được phân bố ở lưu vực sông Hồng

+ Con người sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng… chế tạo công cụ và làm vũ khí

+ Đồ gốm được nung chắc tay, dày và cứng hơn, đa số có màu xách mốc

+ Có sự xuất hiện của vật liệu mới – Đồng -> Tạo ra tác động to lớn đối với kinh

tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người

+ Văn hóa lúa nước phát triển, thực phẩm dồi dào và có dự trữ tạo nên sự phân cấp trong xã hội người Việt cổ

+ Kỹ thuật đúc đồng đạt đỉnh cao, đỉnh điểm là các trống đồng Đông Sơn + Kỹ thuật quân sự có phát triển vượt bậc: Thành Cổ Loa

+ Sự tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh theo phương thức xã thôn tự trị Đỉnh cao là sự thành lập nhà nước Văn Lang

- Văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung):

+ Nền văn hóa trung tâm của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam

Trang 4

+ Có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại dồng thau ven biển

+ Nguyên liệu dùng trong chế tác và vũ khí: Đồng thau (giai đoạn sớm và giữa), sắt (giai đoạn cuối)

+ Xuất hiện nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức

+ Cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa ở đồng bằng ven biển Họ biết cách kai thác nguồn lợi của biển, của rừng Mở rộng quan hệ buôn bán với các

cư dân trong khu vực Đông Nam Á, rộng hơn là Ấn Độ, Trung Hoa

- Văn hóa Đồng Nai (miền Nam):

+ Sự mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt

+ Công cụ đa phần được sử dụng đá tạo nên Kỹ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng, tiết kiệm tối đa công sức và nguyên liệu

+ Đời sống kinh tế truyền thống Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn không dùng sức kéo

+ Tín ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình gần ô van hoặc chữ nhật và bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rằng bằng thạch sa… Ngoài ra còn hội nhập văn hóa của Đông Sơn (khuyên tai hai đầu thú),

Sa Huỳnh (khuyên tai ba mấu)

2 Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (thời kỳ Bắc thuộc)

Đây là khoảng thời gian nghìn năm Bắc thuộc Trong tiến trình lịch sử văn hóa bên cạnh xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ, giữ gìn bản sắc của dân tộc, văn hóa Việt Thời kỳ được cha thành ba văn hóa chính: Châu thổ đồng bằng Bắc Bộ - Chăm pa – Óc eo

a) Văn hóa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ

- Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề của các hính sách cai trị, chính sách văn hóa mà thế lực phương Bắc đã duy trì và áp đặt

- Cưỡng bức giao lưu với văn hóa Hán: Nhà hán sau khi thôn tính Âu Lạc đã thực hiện hàng loạt chính sách cai trị trong thể chế chính trị và văn hóa:

Trang 5

+ Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: Xóa tên nước, phân chia thafh quận, châu, phủ; người Việt mất quyền điều hành

+ Ra sức tuyên truyền, quảng bá học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo

+ Du nhập phong tục tập quán phương Bắc: trang phục, đầu toc, tang ma, cưới xin… dần dần bị Hán hóa

+ Tiêu diệt văn hóa người Việt: chữ viết và nhiều phong tục khác

- Giao lưu văn hóa tự nhiên, tự nguyện với văn hóa Ấn Độ: Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn có vị trí vững chắc trong đời sống tinh thần, xã hội

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Việt hóa văn hóa Hán để phát triển văn hóa dân tộc

b) Văn hóa Chămpa

- Duy trì nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng lúa nước, nghề rừng thủ công, buôn bán đường biển Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa và tôn giáo Ấn Độ nên đã lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình

- Thể chế chính trị tương đối chặt chẽ Vua là người đứng đầu và nắm mọi quyền hành Sau là quan văn, quan võ và ngoại quan

- Tôn giáo: Thờ thần Indra và các thần linh khác trong giáo phả cuẩ người Ấn, theo đạo Phật, đạo Hồi Họ có tín ngưỡng phồn thực Họ thờ thần Linga và Yoni

- Tiếp thu chữ viết của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo chữ viết riêng

- Kiến trúc: Đền tháp

- Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Apsara

- Âm nhạc: Nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù hợp với văn hóa cung đình và sinh hoạt tôn giáo

c) Văn hóa Óc Eo

- Đặc điểm: Duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với nhiều loại cây trồng do thiên nhiên ban tặng Có nghề thủ công, nghề làm gốm có nhiều phát triển Nghề đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức được chú trọng Trình độ giao lưu, buôn bán có bước tiến đỉnh cao khi thực hiện giao dịch thông qua đồng tiền

Trang 6

3 Văn hóa Việt Nam thời tự chủ (939 – 1858)

a) Văn hóa Việt Nam thế kỷ X – XIV (văn hóa Lý – Trần)

- Đặc trưng: Văn hóa phục hưng lần đầu tiên; khẳng định mạnh mẽ nền văn hóa dân tộc; ảnh hưởng lớn từ văn hóa Phật giáo; xây dựng nền văn hóa bác học

- Vật chất: Sản xuất nông nghiệp được chú trọng gắn liền với kinh tế điền trang thái ấp Nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp

- Kiến trúc: Hoàng thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước Kinh thành được xây dựng kiên cố, mở rộng

- 1070, Quốc Tử Giám được xây dựng dưới triều vua Lý Nhân Tông, là trường học đầu tiên của nước ta

- Điêu khắc: Con rồng được coi là biểu tượng lớn thể hiên tài năng Rồng thời Lý đại diện cho sự thanh thoát, mềm mại, tinh xảo và tượng trưng cho nước, mưa, gió Còn rồng thời Trần dữ dội hơn, thể hiện uy quyền của nhà vua

- Thương nghiệp có sự khởi sắc

b) Văn hóa Việt Nam thế kỷ XV – XVII (thời kỳ Minh thuộc – Hậu Lê)

Năm1407, nhà Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ xâm lược nước ta Năm 1413, nước

ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Minh Nhà Minh thực hiện chính sách khủng bố, bóc lột, đồng hoá hết sức tàn bạo và thâm độc Năm1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê ra đời Nhà Lê lấy mô hình Nho giáo để xây dựng đấtnước Từ đây xã hội Việt Nam chuyển nhanh trên con đường phong kiến hoá Nhà Lêcực thịnh vào triều Lê Thánh Tông

Trong thời Minh thuộc, do bị chính sách cai trị và đồng hoá của nhà Minh, vănhoá Việt Nam thời kỳ này bị tàn phá nặng nề; văn hoá phương Bắc xâm nhập và chi phối diện mạo văn hoá Việt Nam Thời Hậu Lê, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi,vương triều Hậu Lê được thiết lập đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử và trong văn hoá dân tộc Đất nước ta vào cuộc phục hưng văn hoá lần thứ 2 Các thành tựu văn hoá đạt được dưới thời Hậu Lê đều gắn liền với các chủ trương, chính sách tiến bộ của triều đại nhà Lê

- Vật chất: nhà Lê đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp.Các triều đại nhà Lê có nhiều chiếu dụ, chỉ dụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng Triều đình đặt ra các chức quan Khuyến nông

và Hà đê Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính sách"ngụ binh ư

Trang 7

nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh" Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, bò để bảo vệ sức kéo Khi huy động công việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân… Với những chính sách đó, sản xuất nông nghiệp thời Hậu Lê thu được thắng lợi lớn

- Các nghề thủ công truyền thống được khôi phục Nhiều trung tâm thủ công nghiệp đã xuất hiện, đặc biệt là Thăng Long Ngay dưới thời Hậu Lê, Thăng Long

đã hình thành 36 phố phường, nhiều phường trở thành phường nghề

- Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định

“trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên

- Tôn giáo, tư tưởng: các nhà vua thời Lê sơ từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho giáo

Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như Phật và Đạo Lê Thái Tổ quy định sư tăng trên 50 tuổi phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức), cấm quan liêu trong triều kết giao với tăng, đạo

- Tổ chức xã hội: các vua thời Hậu Lê quan tâm và thực hiện kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền Đây

là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý - Trần mang đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á

- Văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân,Lý

Tử Tấn, Lê Thánh Tông Đặc biệt, sự xuất hiện của Hội Tao đàn (do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh) có ý nghĩa hết sức quan trọng: lần đầu tiên nước ta

có “Hội nhà văn” mang tính chất nhà nước, chính thống có tổ chức, có quan điểm sáng tác, có hoạt động sáng tác, có in ấn tác phẩm, có hoạt động phê bình

- Khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn Bản thảo thực vật toản yếu, Lương Thế Vinh soạn Đại thành toán pháp; Vũ Hữu (cha Vũ Quỳnh) soạn Lập thành toán pháp, tính toán rất chính xác trong việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng

Trang 8

thành Thăng Long: Đại Hưng (Cửa Nam) và Đông Hoa (Cửa Đông) Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạthấp, thậm chí bị miệt thị Năm 1448, điệu múa dân gian lý liên (rí ren) bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm

- Kiến trúc điêu khắc: Hệ thống đình làng thời Lê trở thành biểu tượng của văn hoá làng xã Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay chỉ còn lại đôi lan can rồng đá) Ở quê hương

Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng

c) Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XVI – 1858

- Tư tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi Cùng với sự xuống dốc của chế độ phong kiến, ý thức hệ phong kiến - Nho giáo bước vào thời kỳ khủng hoảng, kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XIX Các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư tưởng văn hoá Tuy nhiên, các thế lực vương triều cũng không làm cho Nho giáo

có được vị thế của nó như ở thế kỉ XV

Sự ra đời của chữ quốc ngữ: một trong những hoạt động tích cực của đạo Thiên chúa ở Việt Nam là sự sáng tạo và truyền bá chữ quốc ngữ Từ thế kỉ XVII, khi vào nước ta để truyền đạo, các giáo sĩ đã học tiếng Việt để giảng đạo, dùng chữ cái La tinhđể ghi âm tiếng Việt Chữ Quốc ngữ dần dần xuất hiện Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới Tuy nhiên, giai cấp thống trị thời ấy đã không nhận ra lợi ích của việc dùng chữ quốc ngữ Mãi sau này, các thức giả của thời đại mới nhận thấy và sử dụng nó

Văn hoá Đàng Trong và sự phát triển của văn hoá Việt: Nguyễn Hoàng ly khaitập đoàn phong kiến Lê- Trịnh vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá rồi Quảng Nam, pháttriển địa bàn cai trị về phương Nam tạo ra sự chia cắt đất nước Đàng Trong-Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến Văn hoá Việt Trong-Đàng Trong được coi là đặc trưng văn hoá của thời kỳ này Do Đàng Trong là một vùng đất mới cho nên cư dân người Việt đã phải xử lý nhiều mối quan hệ và tạo nên những đặc điểm văn hoá từ sự xử lý đó Đó là 3 mối quan hệ: Mối quan hệ giữa vốn văn hoá tiềm ẩn với điều kiện tự nhiên và xã hội của một vùng đất hoàn toàn mới; Vốn văn hoá đặc trưng của người Việt với văn hoá của các tộc người khác trên địa bàn; Mối quan hệ giữa văn hoá của lưu dân với văn hoá của cư dân xa xưa Kết quả của sự xử lý các

Trang 9

quan hệ này đã tạo nên mộ tdiện mạo văn hoá hoàn toàn khác Đó là một diện mạo văn hoá mà vừa không mất đi ý thức cội nguồn vừa tạo ra được những tính chất mới

4 Văn hóa Việt Nam từ 1858 – 1945

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Với sự xâm lược Việt Nam, Pháp đã mang theo văn hoá phương Tây, tác động lớn đến sự đổi thay của văn hoá truyền thống dân tộc Có thể nói, giai đoạn 1858-1945 là thời kỳ văn hoá biến động hết sức phức tạp Sự phức tạp nảy sinh từ quan điểm đánh giá, nhìn nhận Sự phức tạp cũng bởi văn hoá thời kỳ này có hai tính chất: tính chất giao lưu cưỡng bức với văn hoá phương Tây Đồng thời vẫn diễn ra sự giao lưu tự nguyện với văn hoá Đông - Tây

Đối với chủ thể văn hoá Việt Nam, thái độ của các sĩ phu Việt Nam - những người nhạy cảm với văn hoá đương thời diễn ra ở ba thái cực khác nhau: Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây; chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền thuộc địa; chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân tộc

Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước ảnh hưởng của văn hoá phương Tây Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phươngTây mà chủ yếu là Pháp cũng là khởi đầu thời kì văn hoá Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại

Tư tưởng: do sự biến động lịch sử, hệ tư tưởng thời kỳ này cũng biến động hết sức phức tạp Nho giáo suy tàn, Thiên chúa giáo bước đầu đi vào đời sống xã hội, tư tưởng tư sản và vô sản xuất hiện và chiếm lĩnh trên trường chính trị Nho giáo: vốn

đã suy tàn, nay tuy vẫn tồn tại, chi phối xã hội nhưng không còn giữ địa vị độc tôn Giai cấp phong kiến tuy vẫn dùng tư tưởng Nho giáo để cai trị xã hội nhưng giai cấp này cũng chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng của chủ nghĩa thực dân Ngay tầng lớp sĩ phu tiến bộ cũng không tìm thấy con đường cứu nước từ hệ tư tưởng này Khi giặc Pháp đã làm chủ cả nước, khi những cuộc kháng chiến lần lượt thất bại (phong trào Cần vương chấm dứt với cái chết của Phan Đình Phùng - 1895), những nhà Nho tự trọng nhưng không tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, chỉ còn một cách là về hưu, quay về làng sống cuộc đời thôn dã Ở đó, diễn ra một sự tiếp xúc văn hóa khá tiêu biểu: họ cảm thấy tủi nhục, thấy một xã hội nhố nhăng, một không khí nghẹt thở Văn minh vật chất phương Tây, với những thói quen trái

Trang 10

ngược, làm họ khó chịu Để an ủi, họ tìm chỗ dựa ở làng xóm, ở thiên nhiên Nhưng làng xóm bắt đầu bị bần cùng hóa, để nhường chỗ cho những thành thị là nơi sống, ăn chơi của một số người làm việc cho Pháp Đó là xu hướng tiêu cực mà

cụ Tam nguyên Yên Đổ là tiêu biểu nhất, bên cạnh những ẩn sĩ khác

Về giao thông: hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng… Những con đường xuyên rừng núi, đến các đồn điền hầm mỏ Toàn bộ Đông Dương không nơi nào không có đường giao thông nếu ở đó có những tài nguyên quý giá Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

đã tạo ra những con đường liên tỉnh dài tới 20 ngàn km Đường thuỷ, nhất là ở Nam bộ được tu bổ, khai thông, tới năm 1914, tổng số độ dài đường thuỷ đã tới

1745 km Hệ thống đường sắt hoàn thành với chiều dài 2059 km được đưa vào sử dụng vào năm 1936 Những phương tiện giao thông hiện đại đang từng bước thay thế các phương tiện giao thông truyền thống của Việt Nam Nhiều chiếc cầu sắt hiện đại, rất dài cũng được bắc qua những con sông lớn ở nước ta (Cầu Long Biên) Hệ thống đường sá và đô thị phát triển tạo cho diện mạo văn hoá vật chất giai đoạn này có những khác biệt so với các giai đoạn trước

Về văn hoá vật chất: khách quan nhìn nhận và đánh giá thì thành quả xây dựng văn hoá vật chất thời kỳ này đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, mặc dù nó gắn liền với chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho lợi ích chúng Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông, đương nhiên là với mục đích rất rõ ràng là khai thác thuộc địa Trong lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển theo mô hình đô thị công nghiệp - thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế Nhiều nhà máy, xí nghiệp hình thành trong các

đô thị Ở đô thị lớn hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc Các trường trung học

và đại học cũng ra đời trong các đô thị Nhiều đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam, chẳng hạn, các toà nhà của Trường Đại học Đông Dương, Bộ Ngoại giao, Trường Viễn Đông Bác cổ… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc Ở thành phố Sài Gòn, toà Đô Chánh (nay là trụ sở uỷ ban nhân dân thành phố), được xây dựng từ năm1898, Toà án được xây từ năm 1873…

Về công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến nông lâm sản, công nhgiệp thực phẩm… làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam trước đây chủ yếu là nông nghiệp thì bây giờ có thêm các ngành khác Truyền thống lâu đời của dân Việt Nam là nông nghiệp trồng luá nước, đến nay xuất hiện các loại

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w