1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu luận) hệ thống chính trị của nước mỹ

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

A- Phần mở đầu I-Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kỳ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, không ngừng phát triển một cách toàn diện cả kinh tế- xã hội đất nước, tạo tiền đề cơ sở vật chất vững chắc cho con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Để bổ sung thêm những cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đôi, mới đẩy công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tôi đã chọn đề tài: “ hệ thống chính trị của nước Mỹ”. Với đề tài này, tôi đã nghiên cứu và khái quát những đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị nước Mỹ thông qua đó đóng góp những cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu tiếp tục đôỉ mới hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Đồng thời, trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch đang tìm mọi biện pháp để chống phá cách mạng nước ta- chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, việc nghiên cứu hệ thống chính trị của nước Mỹ- một trong những nước tiêu biểu của chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm về quốc gia này và từ đó có những cảnh giác, biện pháp hữu hiệu đối phó. II- Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp chung: phương pháp lo-gic, quy nạp, diễn dịch, phân tích tổng hợp… + Phương pháp cụ thể: phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích, sắp xếp…

Trang 1

A- Phần mở đầu I-Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, không ngừng phát triển một cách toàn diện cả kinh tế- xã hội đất nước, tạo tiền đề cơ sở vật chất vững chắc cho con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Để bổ sung thêm những cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đôi, mới đẩy công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế, tôi đã chọn đề tài: “ hệ thống chính trị của nước Mỹ” Với

đề tài này, tôi đã nghiên cứu và khái quát những đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị nước Mỹ thông qua đó đóng góp những cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu tiếp tục đôỉ mới hệ thống chính trị nước ta hiện nay Đồng thời, trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch đang tìm mọi biện pháp để chống phá cách mạng nước ta- chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, việc nghiên cứu hệ thống chính trị của nước Mỹ- một trong những nước tiêu biểu của chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm về quốc gia này và từ đó có những cảnh giác, biện pháp hữu hiệu đối phó

II- Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp chung: phương pháp lo-gic, quy nạp, diễn dịch, phân tích tổng hợp…

+ Phương pháp cụ thể: phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích, sắp xếp…

Trang 2

B Nội dung

Chương I- Khái niệm hệ thống chính trị

Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của con người, của giai cấp thống trị luôn được thể chế hóa và bảo vệ bằng luật pháp, bằng hệ thống các thiết chế quyền lực và cuối cùng thể hiện bằng hệ thống chính sách công khai của nhà nước Trên những nét khái quát nhất, hệ thống tổ chức quyền lực là hệ thống tổ chức chính trị xã hội, các đảng chính trị hợp pháp và nhà nước cùng các quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đó nhằm tham gia vào quá trình hình thành các chính sách nhà nước, thực thi các quyền lực chính trị đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội và bảo đảm quyền thống trị của giai cấp thống trị hoặc quyền làm chủ của nhân dân lao động (trong các nước xã hội chủ nghĩa) Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa cũng như ở mỗi nước khác nhau là hoàn toàn không giống nhau, tuy nhiên về cơ bản gồm có: đảng chính trị, nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội.

Ở nước ta, khái niệm hệ thống chính trị là một khái niệm còn tương đối mới mẻ, và cho đến nay còn tồn tại nhiều cách hiểu về thuật ngữ này Trong đó, dù không thể tách biệt một cách tuyệt đối, nổi bật lên hai cách hiểu chính:

Thứ nhất, hệ thống chính trị với tư cách là một chỉnh thể bao gồm nhà nước, hệ thống đảng chính trị, và tổ chức chính trị- xã hội,…tức là bao gồm các thê chế chính trị đang tồn tại khách quan Theo nghĩa này, hệ thống chính trị dù lỏng lẻo và sơ khai đến đâu cũng xuất hiện cùng với nhà nước Thứ hai, hệ thống chính trị với tư cách là một cách tiếp cận, công cụ phân tích khoa học về cung cách xử lý các vấn đề chính trị trong một tổ chức chính trị (thế giới, quốc gia, địa phương, hay một tổ chức xã hội bất kỳ) Theo nghĩa này, hệ thống chính trị chỉ mới được dùng và phát triển trong hơn trăm năm gần đây Hơn nữa, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà mỗi trường phái nghiên cứu lại có quan điểm khác nhau về bản chất, đặc điểm và cấu trúc của cung cách xử lý trên.

Trang 3

Chương II- Tổng quan một số vấn đề liên quanđến đất nước Mỹ.

Hoa Kỳ hay Mỹ- tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương.

Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).

I-Khái quát về lịch sử độc lập và mở rộng lãnh thổ nước Mỹ.

Trang 4

Sự phát triển lãnh thổ của Hoa Kỳ theo ngày thành lập tiểu bang và ngày mà tiểubang đó thông qua bản Hiến pháp

Căng thẳng giữa mười ba thuộc địa Mỹ và người Anh trong giai đoạn cách mạng trong thập niên 1760 và đầu thập niên 1770 đưa đến cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ nỗ ra từ năm 1775 cho đến năm 1781 Ngày 14 tháng 6 năm 1775, Đệ nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp tại Philadelphia đã thành lập một Quân đội Lục địa dưới quyền tư lệnh của George Washington và đã tuyên bố rằng "tất cả con người được sinh ra đều có quyền bình đẳng" và được ban cho "một số quyền bất khả nhượng." Quốc hội chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập mà phần nhiều là do Thomas Jefferson thảo, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 Năm 1777, Những Điều khoản Liên hiệp được chấp thuận, thống nhất các tiểu bang dưới một chính phủ liên bang lỏng lẻo mà hoạt động cho đến năm 1788 Khoảng 70.000–80.000 người trung thành với Vương miện Anh đào thoát khỏi các tiểu bang nổi loạn, nhiều người đến Nova Scotiavà những vùng Vương quốc Anh mới chiếm được tại Canada Người bản thổ Mỹ bị chia rẽ vì liên minh với hai phía đối nghịch đã sát cánh bên phía của mình trên mặt trận phía tây của cuộc chiến Sau khi các lực lượng Mỹ với sự giúp đỡ của người Pháp đánh bại quân đội Anh, Vương quốc Anh công nhận chủ quyền của mười ba tiểu bang vào năm 1783 Một hội nghị hiến pháp được tổ chức năm 1787 bởi những người muốn thành lập một chính phủ quốc gia mạnh hơn với quyền lực trên các tiểu bang Vào tháng 6 năm 1788, chín tiểu bang đã thông qua bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đủ để thành lập một chính phủ mới; Thượng và Hạ viện đầu tiên của cộng hòa, và Tổng thống George Washington nhậm chức năm 1789 Thành phố New York là thủ đô liên bang khoảng 1 năm trước khi chính phủ di chuyển đến Philadelphia Năm 1791, các tiểu bang thông qua Đạo luật Nhân quyền, đó là mười tu chính án Hiến pháp nghiêm cấm việc hạn chế của liên bang đối với sự tự do cá nhân và bảo đảm một số bảo vệ về pháp lý Thái độ đối với chế độ nô lệ dần dần có thay đổi; một điều

Trang 5

khoản trong Hiến pháp nói đến sự bảo đảm buôn bán nô lệ châu Phi chỉ đến năm 1808 Các tiểu bang miền bắc bãi bỏ chế độ nô lệ giữa năm 1780 và năm 1804, để lại các tiểu bang với chế độ nô lệ ở miền nam Năm 1800, chính phủ liên bang di chuyển đến Washington, D.C mới thành lập.

Sự hăng hái mở rộng lãnh thổ của người Mỹ về phía tây đã khởi sự một loạt Các cuộc chiến tranh với người bản thổ Mỹ kéo dài cho đến cuối thế kỷ 19 khi những người thổ dân châu Mỹ bị tước đoạt hết đất đai của họ Việc mua vùng đất Louisiana, lãnh thổ mà Pháp tuyên bố chủ quyền, được thực hiện dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson năm 1803 đã thực sự làm tăng gấp đôi diện tích Hoa Kỳ Chiến tranh năm 1812, được tuyên chiến với Anh vì nhiều bất đồng, không phân thắng bại, đã làm gia tăng chủ nghĩa quốc gia của người Mỹ Một loạt các cuộc tiến công quân sự của Hoa Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida và nhiều lãnh thổ duyên hải Vịnh Mexico khác cho Hoa Kỳ năm 1819 Hoa Kỳ sát nhập Cộng hòa Texas năm 1845 Khái niệm về Vận

mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) rất phổ biến đối với công chúng trong

suốt thời kỳ này.Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa Kỳ kiểm soát vùng mà ngày nay là tây bắc Hoa Kỳ Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mexico-Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico nhượng lại California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là tây nam Hoa Kỳ.Cơn sốt vàng California năm 1848–1849 càng hấp dẫn di dân về miền tây Các đường sắt mới xây dựng tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với người thổ dân châu Mỹ.

II- Quan hệ đối ngoại và quân sự

Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà khiến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ

Trang 6

tại Washington, D.C., và nhiều lãnh sự quán khắp đất nước Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao tại Mỹ

Ngày nay, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất nhiều nước trên thế giới Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của Hoa Kỳ ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị, kinh tế của từng khu vực Gần đây, một số nhà nghiên cứu lý giải về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với lý thuyết về toàn cầu hóa Khi mà Hoa Kỳ càng có quan hệ tốt với nhiều nước, lượng hàng hóa lưu thông sẽ càng nhiều Nói cách khác, chính sách của Hoa Kỳ trong thời đại mới là làm giàu và thúc đẩy nâng cao dân trí cho các nước khác trên thế giới, với mục đích thúc đẩy thương mại trong một thế giới không còn tồn tại "cực".

Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ nhiệm các lãnh đạo của quân đội, bộ trưởng quốc phòng và Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giám sát các lực lượng vũ trang, bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và Không quân Tuần duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền quản trị của Bộ Nội An trong thời bình và thuộc Bộ Hải quân trong thời chiến Năm 2005, quân đội có 1,38 triệu quân hiện dịch,[51] cùng với hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia Tổng cộng tất cả 2,3 triệu người Bộ Quốc phòng cũng mướn khoảng 700.000 nhân viên dân sự, không kể những nhân công hợp đồng Phục vụ quân sự là tình nguyện mặc dù tổng động viên có thể xảy ra trong thời chiến qua hệ thống tuyển chọn nhập ngũ Việc khai triển nhanh các lực lượng Mỹ được cung ứng bởi một đội ngũ lớn phi cơ vận tải của Không quân và các phi cơ tiếp liệu trên không, hạm đội của Hải quân với 11 hàng không mẫu hạm hiện dịch, và các đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh trên biển thuộc các Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Bên ngoài biên giới Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ khai triển 770 căn cứ

Trang 7

và cơ sở tiện ích trên tất cả các lục địa, trừ Nam Cực Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một "đế quốc của các căn cứ”.

III- Kinh tế

Phố Wall là nơi có Sở giao dịch Chứng khoán New York

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006 Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có

Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa Nền kinh tế là hậu công

Trang 8

nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.

Trang 9

Quốc kỳ Hoa Kỳ

Chính trị và chính phủ Hoa Kỳ

Trang 10

Chương III- Hệ thống chính trị nước Mỹ

Nguyên bản trang đầu tiên bản Hiến pháp

Hệ thống chính trị Mỹ được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến pháp Mỹ (được công bố từ ngày thành lập nước) Qua hơn 200 năm, những nguyên tắc này ngày càng được duy trì và phát triển ở trình độ cao hơn.

Hiến pháp Mỹ quy định những nguyên tắc và giới hạn quyền lực cho hoạt động chính trị của toàn hệ thống chính trị: phân chia quyền lực; kiềm chế và đối trọng; chế độ liên bang; chính phủ hạn chế và xét duyệt tư pháp - Phân chia quyền lực và kiềm chế- đối trọng là hai nguyên tắc quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ, theo đó bộ máy nhà nước được chia làm ba nhánh: lập pháp có nhiệm vụ thông qua các đạo luật , được trao cho quốc hội; hành pháp có nhiệm vụ thi hành luật, được trao cho tổng thống; tư pháp- giải thích luật, được trao cho tòa án tối cao

- Chế độ liên bang quy định việc phân bổ quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền các bang, chính quyền trung ườn và chính quyền các bang đều có ảnh hưởng trực tiếp đối với công dân và mỗi chính quyền lại có những quyền lực riêng Chế độ này ngăn chặn sự tập trung quyền lực một cách thái quá ở các cơ quan quyền lực trung ương làm mất đi sự chủ động của các địa phương.

Trang 11

- Chính phủ hạn chế: nền tảng cơ bản của chính phủ hạn chế là quyền lực chính phủ bị hạn chế bởi các quyền vầ tự do của người dân; người dân trao cho chính phủ một số quyền và nghĩa vụ nhất định; khế ước chính trị-các hành động của chính phủ phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền đã được dân nhất trí (dù là gián tiếp) và được thể hiện thông qua Hiến pháp.

- Nguyên tắc xét duyệt tư pháp: cơ quan tư pháp có quyền quyết định tính hợp hiến của các hoạt động của nhiều chủ thể từ chính quyền liên bang, chính quyền bang và chính quyền địa phương Xét duyệt tư pháp đặt vị trí Tòa án tối cao vào vị trí là người giám sát hoạt động của chính phủ trung ương và do đó trở thành người bảo vệ cho chế độ liên bang.

Tóm lại, Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.

I-Quốc hội Liên bang:

Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện Ngoài

quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp

Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ

Trang 12

Thượng nghị viện:

 Được coi như "Viện trên", Viện này được coi là viện có tính cân nhắc thận trọng hơn so với Hạ nghị viện.

Gồm 100 thượng nghị sĩ (mỗi tiểu bang có 2 thượng nghị sĩ) Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện.

Các thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ 6 năm, số nhiệm kỳ mà họ có thể phục vụ không bị hạn chế Để phục vụ cho mục đích bầu cử, các thượng nghị sĩ được chia thành ba khóa, mỗi khóa được bầu lại sau nhiệm kỳ hai năm Điều này đảm bảo rằng các nghị sĩ làm việc trong Quốc hội sẽ luôn luôn là những nhà làm luật có kinh nghiệm.

Nói chung, những vị trí khuyết trong Hạ nghị viện được bổ sung bằng sự chỉ định của Thống đốc ở bang bị khuyết vị trí đó.

Về mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện Song trên thực tế, điều hành công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó.

Trong khi chia sẻ quyền lập pháp rộng với Hạ nghị viện, Thượng nghị viện có một số quyền hạn riêng của mình.

Thượng nghị viện phải xác nhận những bổ nhiệm của Tổng thống đối với các chức vụ ở Tòa án Tối cao, các tòa án liên bang cấp thấp hơn, và các vị trí chủ chốt trong ngành hành pháp, sau đó những người được chỉ định mới có thể đảm nhận chức vụ.

Thượng nghị viện phê chuẩn hoặc bác bỏ các hiệp ước quốc tế do Tổng thống đàm phán.

Trong trường hợp Tổng thống hoặc một thành viên Tòa án tối cao bị buộc tội, toàn bộ Thượng nghị viện sẽ chỉ đạo phiên tòa xét xử và hành động như hội thẩm đoàn.

Trang 13

Hạ nghị viện:

 Bao gồm 435 Hạ nghị sĩ, phân chia giữa các bang theo dân số 5 quận và thuộc địa của Hoa Kỳ cũng có đại diện nhưng không bỏ phiếu tại Hạ nghị viện: quận Columbia, American Samoa, Guam, Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.

Tất cả các Hạ nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ hai năm, số nhiệm kỳ mà họ có thể phục vụ không bị giới hạn, tất cả các Hạ nghị sĩ đều được bầu cùng một lần.

Mỗi Hạ nghị sĩ được bầu từ một khu vực địa lý được xác định rõ ràng trong phạm vi một bang, gọi là khu vực bầu cử quốc hội.

Các vị trí khuyết trong Hạ nghị viện chỉ được bổ khuyết qua một cuộc bầu cử đặc biệt hoặc tổng tuyển cử.

 Những quyền hạn và trách nhiệm riêng của Hạ nghị viện mà không chia sẻ cùng Thượng nghị viện là:

Quyền buộc tội Tổng thống và các thẩm phán Tòa án Tối cao.

Tất cả các dự thảo luật để tăng nguồn thu của chính phủ phải do Hạ nghị viện khởi xướng.

Hạ nghị viện bầu Tổng thống trong trường hợp không Ứng cử viên tổng thống nào đạt được đa số phiếu của cử tri Trong những trường hợp như vậy, mỗi đoàn đại biểu của một bang có một phiếu.

Phân chia quyền lực giữa hai viện:

Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm Ví dụ, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được chính phủ hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.

Trang 14

Tất cả các dự luật liên quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều do Hạ viện đề xuất; Thượng viện có thể bỏ phiếu thay đổi dự luật của Hạ viện và khi đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng Hạ viện có quyền bỏ biếu buộc tội Tổng thống và các các quan chức liên bang, và Thượng viện có quyền quyết định có bãi chức người bị buộc tội đó hay không.

Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những uỷ ban riêng của mình Tuy nhiên, giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một số công việc chung.

II-Dân biểu (thượng và hạ nghị sĩ liên bang và bang)

Được bầu từ các khu vực bầu cử Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các dân biểu là bảo vệ và đem lại càng nhiều lợi ích cho các cử tri của mình càng tốt Một trong những cách thông thường nhất để thực hiện nhiệm vụ này là đấu tranh dành ngân quĩ liên bang và bang cho các dự án ở khu vực bầu cử của mình Khá nhiều khoản tiền dành cho các dự án ở địa phương được lẩn trong các khoản tiền phân bổ cho các cơ quan của chính quyền liên bang và bang.

Một cách khác mà các dân biểu thường làm là kiến nghị và vận động các cơ quan lập pháp và hành pháp thông qua các luật pháp và quyết định có lợi cho cử tri của mình Ví dụ, nhiều thượng và hạ nghị sĩ của các bang ở Hoa Kỳ có nuôi cá catfish đã bảo trợ và tích cực vận động Quốc hội Liên bang thông qua dự luật cấm cá da trơn của Việt Nam mang tên catfish trên thị trường Hoa Kỳ.

II-Chính quyền liên bang

Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực khác.

Trang 15

Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và

được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ Tổng thống là người có quyền lực lớn nhất trong Chính phủ Trong số các quyền hạn và vai trò của Tổng thống có những quyền hạn và vai trò sau:

Thứ nhất, tổng thống là người có quyền chỉ định các thẩm phán Tòa án

Tối cao và các thẩm phán các tòa án liên bang bậc thấp hơn, tất cả những người này đều phải được Thượng nghị viện chấp thuận.

Thứ hai, tổng thống là người có quyền chỉ định nội các gồm các bộ

trưởng và những người đứng đầu các cơ quan, những người này phải được Thượng nghị viện chấp thuận

Thứ ba, tổng thống là người có quyền hành động như Tổng chỉ huy

quân đội,

hành động như người đứng đầu quốc gia về danh nghĩa.

Thứ tư, tổng thống là người đại diện đàm phán các hiệp ước quốc tế và

các hiệp ước với các bộ lạc người Mỹ da đỏ, những hiệp ước này phải được Thượng nghị viện phê chuẩn.

Thứ năm, tổng thống là người có quyền phủ quyết những đạo luật mà

Quốc hội đã thông qua.

Thứ sáu, tổng thống là người có quyền ân xá và hoãn thi hành án đối

với các tội phạm liên bang (trừ trường hợp trọng tội).

Ngoài những quyền hạn được quy định theo Hiến pháp như trên, trên thực tế Tổng thống có những quyền hạn khác, hoặc là không chính thức hoặc là không được quy định rõ ràng trong Hiến pháp Trước tiên, Tổng thống có thể ban hành những sắc luật, đó là những pháp lệnh có hiệu lực như luật Những sắc luật này thường được sử dụng cho những mục đích như:

Ngày đăng: 04/05/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w