1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và lấy ví dụ về thẩm quyền của tòa án việt namđối với các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và lấy ví dụ về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài
Tác giả Phạm Nguyên Dũng, Tô Mai Cồ, Phạm Thảo Vân, Trương Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Chiêu Oanh Kiều, Hồ Ngọc Minh Thư, Ninh Nguyễn Hữu Lợi, Vũ Quang Thái, Mai Hoàng Bá Tước, Võ Nguyễn Thành Nhân
Người hướng dẫn ThS. LS. Vũ Thị Bích Hải
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Đưa trường hợp giao dịch dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau diễn ra tại nước ngoài nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 là một trong những cách thức điều chỉnh, quả

Trang 1

TR ƯỜ NG Đ I H C VĂN LANG Ạ Ọ

Phân tích và lấy ví dụ về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

đối với các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài

Gi ng viên ả : ThS LS Vũ Th Bích H i ị ả

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Nhiệm vụ Mức độ

hoàn thành

Trang 3

M C L C Ụ Ụ

LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG I: THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?

CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

1.Thẩm quyền chung:

2.Thẩm quyền riêng:

3 Thẩm quyền giải quyết về thừa kế có yếu tố nước ngoài:

4 Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì?

CHƯƠNG III: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân đối với các thầy/ cô khoa

Luật của trường Đại học Văn Lang đã hết mình trong công tác “trồng người” trong suốt

khoảng thời gian đi học

Chúng em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Bích Hải - giảng viên môn Tư

pháp quốc tế của trường đã tạo mọi điều kiện cho chúng em được học tập, tiếp cận nhiều

nguồn kiến thức chuyên ngành bổ ích từ nhiều nguồn tài liệu phong phú, gợi cho chúng

em những hướng phát triển, ý kiến và lời khuyên quý báu để chúng em có thể hoàn thành

đề tài này một cách trọn vẹn

Đ hoàn thành m t đ tài ti u lu n là m t công vi c không h d dàng đ i v iể ộ ề ể ậ ộ ệ ề ễ ố ớ

sinh viên chúng em Chúng em ph i n l c r t nhi u đ tìm ki m tài li u t giáoả ỗ ự ấ ề ể ế ệ ừ

trình, sách báo, th vi nư ệ …đ nghiên c u.ể ứ

Vì v y, chúng em hy v ng đậ ọ ượ ực s giúp đ , góp ý quý báu c a cô đ t đó có thỡ ủ ể ừ ể

hoàn thi n ti u lu n c a mình h n n a.Chúng em đã c g ng v n d ng nh ngệ ể ậ ủ ơ ữ ố ắ ậ ụ ữ

ki n th c đã h c đế ứ ọ ược và tìm thêm nhi u thông tin đ hoàn thành bài ti u lu nề ể ể ậ

này Tuy nhiên, do ki n th c còn h n ch và không có nhi u kinh nghi m trên th cế ứ ạ ế ề ệ ự

ti n nên khó tránh kh i nh ng thi u sót trong bài làm R t kính mong quý th y, côễ ỏ ữ ế ấ ầ

cho em thêm nh ng góp ý đ bài ti u lu n c a em đữ ể ể ậ ủ ược hoàn thi n h n Em xinệ ơ

chân thành c m n!ả ơ

Trang 5

CHƯƠNG I: THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?

Theo quy định khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015: “ Thừa kế được xác định theo

pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết ”

.Thừa kế có yếu tố nước ngoài là vấn đề phân chia di sản thừa kế, mà tại đó, có đương

sự là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài Hay nói cách khác, thừa

kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài Tức ở trường hợp này, một trong các bên trong quan hệ dân

sự là cá nhân, pháp nhân nước ngoài (Một bên là cá nhân, pháp nhân Việt Nam; và một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài)

Trường hợp 2: Trong quan hệ dân sự, các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam Tuy nhiên, việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài Trong trường hợp này, có thể hiểu, quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự được xác lập bởi các cá nhân, pháp nhân

là người Việt Nam Song, hoạt động dân sự này được diễn ra tại nước ngoài Thực tiễn hiện nay, trường hợp này diễn ra tương đối phổ biến Khi quan hệ đối ngoại, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh, xu hướng hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới ngày càng được nâng cao

Lúc này, các giao dịch, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác lập Đưa trường hợp giao dịch dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau diễn ra tại nước ngoài nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 là một trong những cách thức điều chỉnh, quản lý trật tự pháp lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền

Trường hợp 3: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.Trong trường hợp này, đối tượng tham gia giao dịch dân sự là công dân Việt Nam Tuy nhiên, đối tượng (nội dung) của giao dịch dân sự này lại ở nước ngoài, thì đây được xem là quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài Nếu tại trường hợp 2, quan hệ dân sự được giao kết giữa1 1

https://apluslaw.vn/bai-viet/tranh-chap-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai.html [1]

Trang 6

công dân Việt Nam, nhưng được phát sinh, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt tại nước ngoài, thì trong trường hợp này, quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng đối tượng của giao dịch là ở nước ngoài, thì nó cũng được xem là giao2

3dịch dân sự có yếu tố nước ngoài Đây cũng là hai trường hợp riêng biệt, nằm dưới sự xác lập, điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015

=> Từ những nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, giao dịch dân sự có yếu tố nước

ngoài là giao dịch dân sự có đối tượng tham gia là người nước ngoài; giao dịch được phát

sinh, hình thành, thực hiện và kết thúc tại nước ngoài; hoặc nội dung, đối tượng của giao

dịch là ở nước ngoài Quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài đang diễn ra hết sức phổ

biến Do đó, tại Bộ luật dân sự 2015, Nhà nước đã đưa ra những quy định mang ý nghĩa

điều chỉnh các hoạt động này

CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN 1.Th m quy n chung: ẩ ề

Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đây là tranh chấp dân sự thuộc

thẩm quyền Tòa án Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết theo Điều 37 Bộ luật Tố

tụng Dân sự 2015 vì:

Có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;

Vụ việc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Theo Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ, người

khởi kiện có thể gửi hồ sơ khởi kiện đến:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi

cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức

https://phapche.edu.vn/vi-du-ve-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

2

3https://apluslaw.vn/bai-viet/tranh-chap-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai.html [1]

https://phapche.edu.vn/vi-du-ve-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Trang 7

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

Ngoài ra t heo 4 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 người khởi kiện còn có thể lựa chọn

Tòa án trong trường hợp:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết

Khi vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài liên quan đến tài sản ở nước ngoài và các quyền sở hữu tài sản ở nước ngoài của người Việt Nam, thì thẩm quyền xét xử sẽ phụ thuộc vào các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và các quy định của pháp luật nước ngoài Trong trường hợp này, thẩm quyền của tòa án Việt Nam có thể không được công nhận đối với phần thừa kế ở nước ngoài và các quyền liên quan nếu không được quy định rõ ràng trong các hiệp định và quy định pháp luật quốc tế

Ngoài ra, việc thừa kế có yếu tố nước ngoài còn có thể đòi hỏi sự can thiệp của các

cơ quan quản lý quốc tế, và tòa án tại Việt Nam cũng có thể phải hợp tác với các

cơ quan này để giải quyết tranh chấp thừa kế một cách hợp pháp và hiệu quả

Theo khoản 1 điều 469 BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các

vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức

có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

4 https://tapchitoaan.vn/tham-quyen-cua-toa-an-viet-nam-doi-voi-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Trang 8

c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương

sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở

Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

f) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở

ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan,

tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam

2.Th m quy n riêng: ẩ ề

Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo

quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 Cụ thể, tại Điều 39 quy định

những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ

thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì

thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp Tỉnh

Tuy nhiên cũng cần lưu ý đối với một số trường hợp để tăng cường thẩm quyền cho một số Tòa án cấp huyện thì UBTVQH đã ban hành 02 Nghị Quyết gồm Nghị

án nhân dân cấp huyện được quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài

CSPL: Điều 680 Bộ luật dân sự 2015

Điều 470 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng

biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên

lãnh thổ Việt Nam;

b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không

quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo

pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam

5

https://luathungthang.com/tu-van-phap-luat/tu-van-luat-dan-su/tham-quyen-chung-va-tham-quyen-rieng-biet-cua-toa-an-viet-nam-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Trang 9

d) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định

tại khoản 1 Điều này;

e) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

f) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất

tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

g) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

h) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu

của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam

CSPL: Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

3 Th m quy n gi i quy t v th a k có y u t n ẩ ề ả ế ề ừ ế ế ố ướ c ngoài:

Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố

tụng Dân sự 2015 Tranh chấp về thừa kế tài sản” “

Cụ thể là tại khoản 3 Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này và điểm c khoản 1 Điều 37

6Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này”

Quy định những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc

cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án

nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh

6

https://luathungthang.com/tu-van-phap-luat/tu-van-luat-dan-su/tham-quyen-chung-va-tham-quyen-rieng-biet-cua-toa-an-viet-nam-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Trang 10

4 Tranh ch p có y u t n ấ ế ố ướ c ngoài là gì?

Theo quy định của khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài Tức nghĩa là tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp từ quan

hệ dân sự thuộc một trong ba trường hợp nêu trên

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 681 BLDS 2015

Khoản 1 : Điều 681 BLDS 2015 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ

được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm

lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc”

Có thể thấy, việc chuyển dịch di sản cho người thừa kế theo di chúc là thừa kế dựa trên cơ

sở ý chí định đoạt của người lập di chúc khi còn sống Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân

nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết Quan hệ thừa

kế theo di chúc được đặt ra trong trường hợp người chết để lại di chúc và di chúc đó là7

hợp pháp Di chúc có thể định đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản

BLDS 2015 đã đưa ra những nguyên tắc áp dụng luật đối với các nội dung liên quan đến

tính hợp pháp của di chúc Khoản 1 Điều 681 BLDS 2015 xác định hệ thuộc luật quốc

tịch (lex nationalis) để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập di chúc Quy định

này phù hợp với việc xác định pháp luật áp dụng đối với năng lực hành vi dân sự của cá

nhân và phù hợp với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết Trong

trường hợp người Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì năng lực lập di chúc, thay đổi và

hủy bỏ di chúc tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam

7

https://chuyentuvanluat.com/tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-tai-san-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Trang 11

Khoản 2 : Điều 681 BLDS 2015 quy định: “Hình thức của di chúc được xác định theo

pháp luật của nước nơi di chúc được lập Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại

Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản”

Khoản 2 Điều 681 BLDS 2015 sử dụng hệ thuộc luật nước nơi lập di chúc để xác định

tính hợp pháp hình thức của di chúc (locus regin actum) Khác với nguyên tắc áp dụng

luật đối với việc xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, hình thức của di chúc

trong trường hợp có yếu tố nước ngoài không căn cứ vào quốc tịch của người lập di chúc

mà căn cứ vào lãnh thổ nơi người để lại di sản lập di chúc Như vậy, nếu công dân Việt

Nam lập di chúc ở Pháp thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật Pháp về hình thức

di chúc Và nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì phải tuân thủ những quy

định của Việt Nam về hình thức di chúc Điều này hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, nhiều quốc

gia quy định di chúc có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,

do đó, cần phải tuân theo các quy định của quốc gia nơi lập di chúc về hình thức của di

chúc

Việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của nước ta

không có các quy định cấm và trên thực tế Nhà nước cho phép và bảo hộ công dân Việt

Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận các di sản thừa kế mà người thân của họ để

lại ở nước ngoài Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài

Điều 638 BLDS quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di

chúc được công chứng hoặc c hứng thực: “Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy8

bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó; Di chúc của công dân Việt Nam đang

ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở

nước đó”

8

https://luathungthang.com/tu-van-phap-luat/tu-van-luat-dan-su/tham-quyen-chung-va-tham-quyen-rieng-biet-cua-toa-an-viet-nam-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Ngày đăng: 04/05/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w