1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hứng thú học Toán qua trò chơi khởi động cho học sinh lớp 4

29 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hứng Thú Học Toán Qua Trò Chơi Khởi Động Cho Học Sinh Lớp 4
Tác giả Nguyễn Tú Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hồng Chi
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 372 KB

Nội dung

Mặc dù trò chơi mang lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh, nhưng việc ứngdụng trò chơi khởi động trong dạy học môn Toán cho học sinh hiện nay vẫn chưa đạthiệu quả như mong muốn.

Trang 1

Mẫu bìa ngoài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

BÀI TẬP LỚN

Nâng cao hứng thú học Toán qua trò chơi khởi động cho học sinh lớp 4

Tên học phần: Phương pháp NCKH chuyên ngành GDTH

Mã học phần: LLP 203

Mã lớp: 2220D03B Học kì 2, năm học 2023 – 2024

Phú Thọ, tháng 3 năm 2024

Trang 2

Mẫu bìa trong

Điểm kết luận của bài

thi

Số phách

(Do HĐ chấm thi ghi)

Số phách

(Do HĐ chấm thi ghi)

GVHD: TS Lê Thị Hồng Chi

Họ và tên SV/HV: Nguyễn Tú AnhNgày, tháng, năm sinh: 24/12/2004Tên lớp: K20 GDTHB

Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi 1

Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi 2

Họ, tên và chữ ký của giảng viên

thu bài thi

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã đề ra định hướng rõ ràng cho ngành giáo dục trong việcđổi mới phương pháp giáo dục, tập trung vào phát triển năng lực và phẩm chất người học.Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệttrong bối cảnh hội nhập quốc tế Năng lực tiếp nhận thông tin, giao tiếp, nhận thức bảnthân, tìm hiểu môi trường xung quanh và giải quyết vấn đề là những kỹ năng thiết yếucho mỗi cá nhân Môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triểnnhững năng lực này cho học sinh tiểu học

Là 1 trong những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, Toán họcgiúp học sinh rèn luyện năng lực tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết vấn đề toánhọc, giao tiếp toán học và sử dụng công cụ, phương tiện toán học Thông qua các hoạtđộng khám phá, luyện tập, thực hành và trải nghiệm, môn Toán còn góp phần hình thành

và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, như khả năng tựnhận thức và tích cực hóa bản thân, khả năng tổ chức và quản lý hoạt động Nhờ đó, họcsinh có thể xác định được năng lực, sở trường của bản thân để định hướng và lựa chọnnghề nghiệp, đồng thời rèn luyện nhân cách để trở thành người lao động và người côngdân có trách nhiệm

Mặc dù đổi mới phương pháp dạy học đang là xu hướng của nền giáo dục để phát huytính tích cực, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh Tuy nhiên, do môn Toán là mônmang tính tư duy, đòi hỏi sự tập trung và có logic cao nên có một số các em học sinh cảmthấy nhàm chán, khô khan – đặc biệt là với các em có xu hướng thiên về các môn xã hội.Điều đó dẫn đến việc học tập thiếu hiệu quả Ở cấp bậc Tiểu học, nhất là lớp 4 và lớp 5 –đây là 2 lớp chuẩn bị trong giai đoạn chuyển cấp nên môn Toán mang kiến thức khá nặng

mà các em học sinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển về mặt nhận thức và tư duy nên

sẽ dễ bị xao nhãng, cảm thấy nhàm chán, khô khan Do đó, việc đổi mới phương phápgiảng dạy, tạo môi trường học tập hứng thú và sáng tạo là điều cần thiết để giúp học sinhtiếp thu kiến thức Toán học một cách hiệu quả hơn

Với phương châm “Học mà chơi – chơi mà học” nhằm giúp các em học sinh thoải mái,vui vẻ khi bắt đầu vào bài mới thì việc sử dụng trò chơi học tập để khởi động là phươngpháp phù hợp để thúc đẩy tính tích cực, tạo mối liên hệ để các em có sự chủ động với bàimới, từ đó khuyến khích các em bày tỏ ý kiến xây dựng bài học Giúp phát triển các kỹnăng như giao tiếp, làm việc nhóm, phản biện đồng thời cũng giúp các em thấy đượctầm quan trọng của môn Toán đối với cuộc sống

Mặc dù trò chơi mang lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh, nhưng việc ứngdụng trò chơi khởi động trong dạy học môn Toán cho học sinh hiện nay vẫn chưa đạthiệu quả như mong muốn Nguyên nhân là do thiếu hụt tài liệu hướng dẫn thiết kế và sửdụng trò chơi học tập phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 4

Trang 6

Do đó, đề tài này mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn Đề tài này sẽ cung cấp chogiáo viên các tài liệu và hướng dẫn cụ thể về cách thức thiết kế và sử dụng trò chơi họctập hiệu quả trong dạy học môn Toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và học tậpcho học sinh lớp 4.

Xuất phát từ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, đề tài này đề xuất quy trình thiết kế và ứng dụngtrò chơi học tập trong dạy học môn Toán Mục tiêu của đề tài là khơi gợi hứng thú họctập cho học sinh và phát triển năng lực giảng dạy cho giáo viên

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Trò chơi khởi động môn Toán lớp 4

3.2 Đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết nghiên cứu đề tài

Sử dụng trò chơi khởi động môn Toán trong dạy học sẽ khơi dậy được hứng thú, tăng tích tích cực, hạn chế việc thụ động trong tiếp thu kiến thức

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế và sử dụng trò chơi khởi động trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4

5.2 Khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi khởi động trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4 hiện nay

5.3 Đề xuất quy trình thiết kế và cách sử dụng trò chơi khởi động trong dạy học môn toán lớp 4

5.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của quy trình thiết kế và sử dụng trò chơi khởi động trong dạy học môn Toán cho học sinhlớp 4 mà đề tài đã đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu tập chung nghiên cứu vấn đề thiết kế và sử dụng trò chơi khởi động trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc thực nghiệm được tổ chức tại trường tiểu học Tân Dân thành phố Việt trì trên quy mô lớp 4

8.

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1 Một số quan điểm, khái niệm về hứng thú

Được xem là chìa khóa cho sự thành công, từ lâu hứng thú học tập là một trong

những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh Nắm bắt tầm quan trọng này, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã dành tâm huyết nghiên cứu về lĩnh vực này, góp phần tạo nên nền tảng lý luận vững chắc cho việc khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho học sinh, đặt nền móng cho những lý thuyết và phương pháp giáo dục tiên tiến

Lịch sử nghiên cứu hứng thú học tập

Công trình nghiên cứu về hứng thú học tập xuất hiện khá sớm và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Những nhà tâm lý học tiên phong trong lĩnh vực này phải kể đến Ch Buhler, X L Rubinstein, G.I.Sukina, Linnell, Charles, N.G.Marôzôva, K.D Usinxky, I.K.Strong và Michael Atiyah Các nhà khoa học này đã đưa ra những góc nhìn độc đáo về bản chất, vai trò và cách thức khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh

1.1.1 Định nghĩa của hứng thú:

Quan điểm đa chiều về bản chất hứng thú:

- Hứng thú như thuộc tính bẩm sinh:

Theo I.P Shekh-Bak, hứng thú là một đặc điểm bẩm sinh của con người, có nguồn gốc từ yếu tố sinh học Quan điểm này cho rằng con người sinh ra đã mang sẵn hứng thú đối với một số lĩnh vực nhất định, và sự phát triển của hứng thú chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền

- Hứng thú như nhu cầu bản năng:

Trang 8

V Giêmxơ và S Klaparet lại khẳng định hứng thú là nhu cầu bản năng, khát vọng đòi được thoả mãn Theo quan điểm này, con người có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, và hứng thú học tập chính là biểu hiện của nhu cầu này.

- Hứng thú như trường hợp riêng của thiên hướng:

Fransiska và Baumgarten lại coi hứng thú là trường hợp riêng của thiên hướng Quan điểm này cho rằng hứng thú xuất phát từ thiên hướng tự nhiên của con người, và sự phát triển của hứng thú chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và giáo dục

- Hứng thú như nguồn gốc tinh thần của tính tích cực:

Ch Buhler đã coi hứng thú là nguồn gốc tinh thần của tính tích cực Theo quan điểm này, hứng thú thúc đẩy con người chủ động học tập, tích cực tiếp thu kiến thức và thể hiện sự sáng tạo trong quá trình học tập

Những quan điểm trên đã góp phần làm sáng tỏ bản chất đa chiều của hứng thú học tập Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sự phát triển của hứng thú không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh hay nhu cầu bản năng, mà còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường giáo dục, hoạt động có ý thức và sự định hướng của giáo viên Việc phủ nhận hoàn toàn vai trò của giáo dục và giáo dưỡng đối với

sự phát triển của hứng thú là không đầy đủ và thiếu chính xác

Như vậy, hứng thú học tập là một khái niệm phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác

nhau Hiểu rõ bản chất và vai trò của hứng thú học tập sẽ giúp giáo viên có phương pháp giáo dục hiệu quả, khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Quan điểm của các nhà tâm lý học duy vật về bản chất hứng thú:

Khác với quan điểm của các nhà tâm lý học duy tâm, các nhà tâm lý học duy vật biện chứng cho rằng hứng thú không phải là một thuộc tính bẩm sinh trừu tượng của con người, mà là sản phẩm của quá trình hình thành nhân cách trong sự tác động của môi trường xã hội Hứng thú học tập phản ánh thái độ tích cực của học sinh đối với việc học tập, thể hiện qua sự tập trung, hăng say

và mong muốn tìm hiểu kiến thức

Dưới đây là một số quan điểm tiêu biểu của các nhà tâm lý học duy vật về bản chất hứng thú:

B.M Téplov cho rằng Hứng thú là khuynh hướng ưu tiên chú ý vào một khách thể nào

đó

A.V Zaporozhec: "Hứng thú là khuynh hướng chú ý tới một đối tượng nhất định, là

nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách rõ ràng và tỉ mỉ."

X.L Rubinstein: "Hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân đối với hiện thực."

A.N Leontiev: "Hứng thú là một thái độ nhận thức đặc biệt đối với đối tượng hoặc hiện

tượng của hiện thực khách quan."

A.A Lyublinskaya: "Hứng thú là thái độ nhận thức của con người đối với xung quanh,

đối với một mặt nào đó của chính nó, đối với một lĩnh vực nhất định mà trong đó con người muốn đi sâu hơn."

P.A Rudik: "Hứng thú là biểu hiện khuynh hướng đặc biệt của cá nhân nhằm nhận thức

hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu hiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối với một hoạt động nhất định."

Hứng thú như sự kết hợp của các quá trình tâm lý:

Trang 9

Một số nhà tâm lý học còn cho rằng hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tâm lý như:

Cảm xúc và ý chí: V A Miashchidorov: Hứng thú là sự kết hợp độc đáo của quá trình

tinh thần - ý chí và các quá trình trí tuệ, khiến cho tính tích cực của nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao

Nhận thức và cảm xúc: N G Morozov: Hứng thú là thái độ nhận thức - xúc cảm của

con người đối với thế giới"; E K Strelnikova, S L Rubinstein: Hứng thú là thuộc tính tích cực của hoạt động trí tuệ và tình cảm

Hứng thú như nhu cầu và sự định hướng:

S Binle: Hứng thú là một kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu.

A Kossakowski: Hứng thú là sự định hướng của cá nhân vào đối tượng nhất định, đối

tượng có ý nghĩa đối với cá nhân, đối tượng có sự hấp dẫn

1.2. Hứng thú học tập

1.2.1. Định nghĩa về hứng thú học tập:

Hứng thú học tập là một biểu hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức, thể hiện những nét chung nhưng cũng có những điểm khác biệt so với hứng thú nhận thức thông thường

Đối tượng của hứng thú học tập:

Hứng thú nhận thức: Đối tượng là việc nhận thức thế giới khách quan nói chung, bao

gồm bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh Phạm vi của hứng thú nhận thức rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống

và hoạt động của con người

Hứng thú học tập: Đối tượng hẹp hơn nhiều so với hứng thú nhận thức Hứng thú học

tập là sự hứng thú của học sinh đối với một môn học cụ thể nào đó, thể hiện qua sự tập trung, hăng say và mong muốn tìm hiểu kiến thức của môn học đó

Khái niệm hứng thú học tập:

Các nhà tâm lý học duy vật đã đưa ra định nghĩa tổng hợp về hứng thú học tập như sau:

Hứng thú học tập là thái độ nhận thức tích cực của học sinh đối với việc học tập, được biểu hiện qua sự tập trung, hăng say và mong muốn tìm hiểu kiến thức Hứng thú học tập là sản phẩm của quá trình hình thành nhân cách trong sự tác động của môi trường xã hội, là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tâm lý như cảm xúc, ý chí, nhận thức và nhu cầu, đồng thời là sự định hướng của học sinh vào đối tượng học tập có ý nghĩa và hấp dẫn đối với bản thân

Dựa trên sự phân biệt về đối tượng và định nghĩa tổng hợp trên ta có thể hiểu: Hứng thú học tập

là thái độ đặc biệt của học sinh đối với môn học mà học sinh thấy có ý nghĩa và có khả năng đemlại niềm vui, sự thích thú trong quá trình học tập bộ môn đó

Đặc điểm của hứng thú học tập:

Hứng thú học tập có đối tượng rõ ràng: Môn học cụ thể mà học sinh đang học tập.

Hứng thú học tập mang tính tích cực: Thể hiện qua sự tập trung, hăng say, chủ động và

sáng tạo trong quá trình học tập

Trang 10

Hứng thú học tập có tính tương đối: Có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như nội dung học tập, phương pháp giảng dạy, môi trường học tập, khả năngtiếp thu của học sinh,

Hứng thú học tập có tính cá nhân: Mỗi học sinh có mức độ hứng thú học tập khác nhau

đối với các môn học khác nhau

Hứng thú học tập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh Nắm bắt được bản chất, đặc điểm và vai trò của hứng thú học tập, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1.2.2. Mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hình thành phát triển hứng thú học tập với nội

dung và phương pháp dạy học

 Một số vấn đề lý luận về hứng thú học tập môn toán

Như đã trình bày ở trên, hứng thú học tập bao gồm cả hứng thú với nội dung tri thức của môn học và hứng thú đối với hoạt động học tập môn học đó Hứng thú học tập môn Toán cũng vậy

Hứng thú học tập môn Toán là gì?

Hứng thú học tập môn Toán là sự kết hợp hai yếu tố:

Hứng thú với hệ thống tri thức, kỹ năng của môn học: Học sinh cảm thấy hứng thú

với những kiến thức mới mẻ, hấp dẫn về các con số, về sự logic và có khả năng tập trung

Hứng thú với các hành động học tập: Học sinh hăng say, chủ động tham gia các hoạt

động học tập như nghe giảng, thảo luận, thực hành, phát biểu xây dựng bài học, để tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng cơ bản

Đặc điểm của hứng thú học tập môn Toán:

Hứng thú học tập môn Toán có đối tượng rõ ràng: Phần số học và hình học

Hứng thú học tập môn Toán mang tính tích cực: Thể hiện qua sự tập trung, hăng say,

chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập

Hứng thú học tập môn Toán có tính tương đối: Có thể thay đổi theo thời gian, phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung học tập, phương pháp giảng dạy, môi trường học tập, khả năng tiếp thu của học sinh,

Hứng thú học tập môn Toán có tính cá nhân: Mỗi học sinh khác nhau có mức độ hứng

thú học tập khác nhau đối với môn Toán

Tóm lại: Hứng thú học tập môn Toán học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập

của học sinh Nắm bắt được bản chất, đặc điểm và vai trò của hứng thú học tập môn Toán, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1.2.3. Biểu hiện của hứng thú học tập môn Toán

Dựa trên các chỉ tiêu (biểu hiện) của hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói riêng

do N.G Marôzôva và một số tác giả khác nêu ra, có thể thấy hứng thú học tập môn Toán học biểu hiện ở ba mặt chính:

1 Mặt nhận thức:

Trang 11

Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học: Học sinh nhận thức

được tầm quan trọng của môn học, hiểu được ý nghĩa của môn học đối với thực tiễn

Coi việc học môn học là không thể thiếu: Học sinh tích cực tham gia phát biểu,

đóng góp ý kiến xây dựng bài

2 Mặt tình cảm:

Tâm trạng chờ đón, mong đợi: luôn háo hức, mong chờ đến giờ học, thể hiện sự

thích thú và đam mê với môn học

Niềm vui khi tiếp nhận kiến thức: cảm thấy hứng khởi khi phát hiện ra điều mới

Thái độ tích cực trong học tập: đi học đúng giờ, đầy đủ, chăm chú nghe giảng,

hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép bài đầy đủ

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: biết cách vận dụng những kiến thức đã học

vào việc học tập các môn học khác

Mối liên hệ giữa ba mặt:

Ba mặt nhận thức, tình cảm và hành vi trong biểu hiện hứng thú học tập môn Toán có mối liên

hệ chặt chẽ và tương tác lẫn nhau Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học

sẽ dẫn đến sự hứng thú và niềm vui trong học tập, từ đó thúc đẩy học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập Ngược lại, khi tích cực học tập, học sinh sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức và

kỹ năng, từ đó củng cố nhận thức và niềm đam mê với môn học

Hứng thú học tập môn Toán là một thái độ tích cực của học sinh đối với môn học, được thể hiện qua ba mặt nhận thức, tình cảm và hành vi Mức độ hứng thú học tập của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập Do đó, việc khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong quá trình giảng dạy môn Toán học

2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học

2.1. Lịch sử nghiên cứu:

2.1.1. Ở nước ngoài

- Nhận định chung:

Trang 12

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học giáo dục Nga đã dành sự quan tâm đặc biệt cho vai trò và sức hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga Họ nhận thức được giá trị to lớn của trò chơi dân gian trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ

- Ý kiến tiêu biểu của các nhà khoa học:

P.A.Bexonova: Nhấn mạnh vai trò giáo dục của trò chơi dân gian, góp phần hình

thành nhân cách, bồi dưỡng đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống

O.P.Seina: Đánh giá cao tính hấp dẫn của trò chơi dân gian, khơi gợi niềm vui,

hứng thú và kích thích sự sáng tạo

V.I.Đalia: Coi trọng giá trị văn hóa và lịch sử của trò chơi dân gian, giúp hiểu biết

về truyền thống và bản sắc dân tộc

E.A.Pokrovxki: Khẳng định nguồn gốc lâu đời, giá trị đặc biệt và sức hấp dẫn lạ

thường của trò chơi dân gian Nga, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục

Và sau đó chủ đề này đã tạo ra rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học

khác như Phroebel, I.B.Bazedov, R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova, E.I.Udalsova

2.1.2. Ở Việt Nam

- Quan tâm của các nhà giáo dục:

Trò chơi học tập từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục Việt Nam Nhiều tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu về trò chơi và ứng dụng trò chơi học tập vào giảng dạy Nổi bật trong số đó là:

Vũ Minh Hồng: Nghiên cứu về vai trò của trò chơi học tập trong phát triển nhận

thức và kỹ năng xã hội cho trẻ

Đặng Tiến Huy: Chuyên sâu về ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy các

môn học khác nhau

Nguyễn Ánh Tuyết: Phát triển các tài liệu hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập

hiệu quả cho giáo viên

- Xu hướng đổi mới trong giáo dục:

Hiện nay, đổi mới giáo dục là mục tiêu quan trọng được chú trọng ở mọi cấp học Phương pháp dạy học truyền thống dần hạn chế, thay thế bởi các phương pháp mới mẻ, kích thích tư duy và sáng tạo của học sinh Trò chơi học tập đóng vai trò quan trọng trong xu hướng đổi mới này, mang đến nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh:

Tăng cường hứng thú học tập: Trò chơi học tập tạo bầu không khí vui vẻ, thoải

mái, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hứng thú và hiệu quả hơn

Trang 13

Phát triển kỹ năng: Trò chơi học tập giúp học sinh rèn luyện nhiều kỹ năng quan

trọng như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,

Nâng cao hiệu quả giảng dạy: Việc sử dụng trò chơi học tập giúp giáo viên

truyền tải kiến thức một cách sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và tăng hiệuquả giảng dạy

Trò chơi học tập là phương pháp giáo dục hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay Các nhà giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng trò chơi học tập một cách hiệu quả để tạo môi trường học tập tích cực và khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh

2.2. Lý luận về trò chơi và trò chơi học tập

2.2.1. Trò chơi và trò chơi khởi động

- Khái niệm về trò chơi:

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, "trò chơi" có hai nghĩa:

Nghĩa rộng: Bao gồm mọi hoạt động vui chơi có luật lệ, mang tính cạnh tranh

hoặc thách thức người tham gia

Nghĩa hẹp: Chỉ những hoạt động được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi,

như "học bằng chơi", "giao tiếp bằng chơi",

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm "trò chơi" theo nghĩa hẹp

- Khái niệm về trò chơi khởi động:

A.I Xôrôkina định nghĩa trò chơi học tập là "một quá trình phức tạp, vừa là hình thức dạy học, vừa là trò chơi" Khi các yếu tố vui chơi bị loại bỏ, trò chơi sẽ trở thành tiết học hoặc hoạt động luyện tập thông thường

Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng trò chơi dạy học là "một trong những phương tiện hiệu quả

để phát triển các năng lực trí tuệ, đặc biệt là khả năng khái quát hóa"

Theo Đặng Thành Hưng, trò chơi giáo dục được sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, nguyên tắc và phương pháp dạy học Trò chơi có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa,đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi khởi động:

 Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh

 Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự chơi trò chơi, trong đó mục đích củatrò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học

Trang 14

Vai trò của trò chơi khởi động:

 Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hứng thú và hiệu quả hơn

 Phát triển các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,

 Nâng cao hiệu quả giảng dạy

2.2.2. Cấu trúc của trò chơi khởi động môn toán

Trò chơi khởi động môn Toán là hoạt động ngắn diễn ra đầu mỗi tiết học nhằm thu hút sựchú ý, khơi gợi hứng thú và tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho học sinh Để đảm bảo hiệu quả, trò chơi cần có cấu trúc hợp lý với các yếu tố sau:

- Mục tiêu:

 Khơi gợi hứng thú, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh

 Ôn tập kiến thức đã học hoặc giới thiệu nội dung mới của tiết học

 Rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề cho học sinh

 Phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm

- Nội dung:

 Phù hợp với độ tuổi, trình độ và đặc điểm của học sinh

 Liên quan đến kiến thức Toán đã học hoặc nội dung mới của tiết học

 Có tính sáng tạo, độc đáo, thu hút sự chú ý của học sinh

 Đảm bảo tính an toàn cho học sinh trong quá trình tham gia trò chơi

- Hình thức:

 Đa dạng, phong phú, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như:

o Trò chơi vận động: "Ai nhanh tay hơn", "Vượt chướng ngại vật",

o Trò chơi trí tuệ: "Đố vui Toán học", "Giải mã bí ẩn",

o Trò chơi ngôn ngữ: "Hỏi đáp Toán học", "Tìm từ khóa",

o Hoạt động nhóm: "Thảo luận nhóm", "Giải quyết vấn đề nhóm",

 Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bảng flipchart, tranh ảnh, máy tính,

- Cách thức tổ chức:

 Giáo viên hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về luật chơi, cách chơi

 Chia lớp thành các nhóm nhỏ để học sinh tham gia trò chơi

 Tạo môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh tham gia nhiệt tình

 Đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình chơi

 Khen thưởng nhóm hoặc cá nhân chơi tốt, có thành tích cao

- Thời gian:

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w