GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ LỚP MẦM 2 HỨNG THÚ THAM GIA CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

32 2 0
GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ LỚP MẦM 2 HỨNG THÚ THAM GIA CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON HỒNG YẾN

Trang 2

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 7

1/ Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân 7

2/ Đảm bảo tính vừa sức và quan tâm đến đặc diểm cá nhân của trẻ 9

3/ Đổi mới hình thức tổ chức 10

4/ Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề 15

5/ Xây dựng môi trường tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 15

6/ Tận dụng mọi cơ hội, điều kiện phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động ở mọi lúc mọi nơi và vào các hoạt động khác 16

7/ Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh 18

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 19

1 Đối với giáo viên 19

2 Đối với trẻ: 20

Trang 3

3/ Đối với phụ huynh 21

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 12

VI KẾT LUẬN: 22

HÌNH ẢNH MINH HỌA 24

Trang 4

“GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ LỚP MẦM 2 HỨNG THÚ THAM GIA CÁCTRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG”

A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong bài thơ “Trẻ con” Bác Hồ có viết:

“Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Từ khi mới sinh ra, trẻ em như một cái búp mới chớm nở ở trên cành, nếu được sự quan tâm chăm sóc của mọi người búp sẽ cho ta bông hoa đẹp, ở tuổi này không những trẻ được ăn, được ngủ, được học mà trẻ còn được vui chơi và phát triển thể lực

Đối với trẻ đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học, được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng

Do vậy phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non, đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi

Trẻ lớp mầm khả năng tập trung chú ý chưa cao, nên thường ít chú ý và lắng nghe hết các yêu cầu trò chơi của cô dẫn đến không biết cách chơi, không hứng thú Hơn 1/2 trẻ mới đến trường nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn.

Trang 5

Hình thức tổ chức các trò chơi giáo viên đôi khi chưa linh hoạt Yêu cầu của trò chơi chưa phù hợp với trẻ Đồ dùng, đồ chơi của trò chơi chưa thực sự thu hút trẻ.

Đa số phụ huynh có tâm lý thích con tròn trịa bụ bẫm mới dễ thương nên ít quan tâm đến việc cho trẻ tích cực vận động mà tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện Một số trẻ vận động thì lại có tính tăng động chưa tập trung vào được nhiệm vụ.

Từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ

hứng thú tham gia các trò chơi vận động ”, để giúp trẻ không bị nhàm chán

trong các giờ học, đồng thời phát huy tính tích cực, rèn luyện thể lực các kỹ năng vận động cho trẻ lớp tôi trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

B.NỘI DUNG THỰC HIỆN :

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của có thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn Việc phát triển thể chất qua các trò chơi vận động không chỉ tăng cường sức khỏe, mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể, để

+ Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động.

+ Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

Trang 6

Về mặt thể chất, giáo dục phát triển trò chơi vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe

+ Các trò chơi vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… Đặt biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh nắng mặt trời, nước, không khí… không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên ngoài, tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ.

+ Thực hiện các trò chơi vận động một cách khoa học giúp phát triển hệ cơ, hệ xương, củng cố khớp, dây chằng, tạo khả năng phát triển đúng tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể Từ đó phát triển tư thế, thân người hợp lí hoặc uốn nắn những tư thế sai cho trẻ mầm non.

Giáo dục phát triển trò chơi vận động giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động.

+ Nhờ đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh theo cơ chế phản xạ nên những bài tập được lặp đi lặp lại sẽ tạo ra các kỹ năng vận động và dần dần hình thành thói quen vận động cho trẻ Những thói quen vận động giúp trẻ thực hiện các vận động trong cuộc sống hàng ngày nhanh, chính xác, tiết kiệm được sức di chuyển trong không gian

Ví dụ: Đứng trước một vũng nước trẻ biết nhảy bật qua chứ không giẫm vào để bị ướt; để đến được đích nhanh hơn, trẻ chạy chứ không đi…

+ Các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ được chú trọng rèn luyện một cách đồng đều thông qua nhiều bài tập vận động khác nhau tạo nên sự hài hòa, cân bằng tương đối về tố chất cho mỗi cá nhân Ngoài ra việc luyện tập theo nguyên tắc phát triển: Tăng dần yêu cầu luyện tập đối với từng trẻ trên cơ sở khả năng và điều kiện thực hiện của chúng sẽ giúp cơ thể trẻ thích

Trang 7

nghi dần với lượng vận động Sau một thời gian, các tố chất vận động của trẻ sẽ được cải thiện hơn.

II.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :

Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường nên ngay từ đầu năm học 2021 - 2022, tôi được nhận công tác nuôi dạy trẻ lớp mầm 2 với tổng số học sinh là 30 cháu.

Trong lớp tôi phụ trách, số trẻ chưa được đi học qua trường lớp là 21 trẻ( chiếm 56,75% ) nên ít có được tiếp cận các trò chơi vận động, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các trò chơi vận động

1 Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Nhà trường trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi sở cấp và tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng cho giáo viên dự giờ, học hỏi, rút kinh nghiệm.

Phòng học thoáng mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng, sân chơi rộng rãi với nhiều loại đồ chơi ngoài trời…thích hợp cho trẻ hoạt động học tập, vui chơi và vận động.

Được sự quan tâm của phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà và thường xuyên dành thời gian trao đổi với giáo viên để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và

Trang 8

các trò chơi vận động trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các trò chơi vận động

Một số trẻ đi chưa vững, còn yếu, đi thăng bằng chưa tốt lại càng không mạnh dạn tự tin tham gia trò chơi vận động, không phát huy hết khả năng tích

Khả năng chú ý có chủ định của trẻ chưa cao Trẻ dễ dàng nhập vào trò chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú.

Trẻ chưa có kỹ năng tốt : sự chú ý, tính kiên trì, tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.

b Đối với bản thân

Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao Bản thân tuy có sáng tạo tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, song việc tổ chức trò chơi chưa đạt kết quả cao.

Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động.

Hình thức tổ chức các trò chơi đôi khi chưa linh hoạt Yêu cầu của trò chơi chưa phù hợp với trẻ.

Đồ dùng, đồ chơi của trò chơi chưa thực sự thu hút trẻ.

c Đối với phụ huynh

Trang 9

Đa số số trẻ được phụ huynh nuông chiều từ nhỏ, làm thay hết cho trẻ, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động.

+Thực tế tôi đã có cuộc khảo sát cho lớp mầm 2 như sau:

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ lớp mầm nói riêng Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động Vì vậy, tôi luôn quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện Để làm tốt điều này tôi đã sử dụng một số biện pháp cụ thể như sau:

1/ Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân

Trang 10

Đây là yếu tố cần thiết, giúp giáo viên có vốn kiến thức, kinh nghiệm về nghệ thuật sư phạm, về cách tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là nghệ thuật tổ chức các hoạt động, các trò chơi nhằm nâng cao chất lượng phát triển trò chơi vận động

Để nắm được yêu cầu và phương pháp dạy các trò chơi vận động cho trẻ thì trước hết tôi nghiên cứu và hiểu rõ về lĩnh vực phát triển vận động Ở mỗi độ tuổi trẻ có một sự phát triển riêng, tâm sinh lý khác nhau và khả năng vận động của trẻ củng được tăng dần theo độ tuổi Để lựa đưa ra yêu cầu phù hợp với trẻ Ngoài giờ ở lớp tôi tranh thủ những lúc rãnh rỗi vào buổi trưa, tối, những ngày nghỉ để đọc tài liệu dành cho giáo viên trong và ngoài chương trình như: Các chuyên đề, các loại sách phương pháp các môn học của giáo viên mầm non, các tập sách giáo dục mầm non, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến việc phát triển trò chơi vận động cho trẻ Khi đọc những trò chơi hay, những cách tổ chức sáng tạo tôi thường ghi vào sổ đúc rút kinh nghiệm của mình thật cẩn thận Tôi còn học hỏi qua truyền hình, qua mạng Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì tôi nghĩ rằng đây là biện pháp cập nhật thông tin nhanh nhất, làm giàu vốn kiến thức, hiểu biết sâu sắc cho bản thân và là cách bồi dưỡng có hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bản thân tôi thường xuyên tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tôi hiểu rằng, đối với trẻ Mầm non vui chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ hàng ngày Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ lớp mầm nói riêng thì vui chơi là hoạt động chủ đạo Trẻ “chơi mà học - học bằng chơi” mà trong quá trình tổ chức vận động cho trẻ thì yếu tố chơi rất cao Vì thế nếu giáo viên nắm bắt và tổ chức phát triển vận động cho trẻ dưới các trò chơi và các hoạt động mang yếu tố vui chơi thì trẻ sẽ rất hứng thú và tham gia một cách tích cực Có nhiều hình thức nhằm phát triển trò chơi vận động cho trẻ, có thể trong giờ thể dục buổi sáng, giờ thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan… Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển

Trang 11

trò chơi vận động cho trẻ Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động một cách tối đa.

Giáo dục phát triển trò chơi vận động cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất

Ngoài ra nếu trong lớp có những trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi thì giáo viên cần lựa chọn cho trẻ những bài tập có tác dụng hỗ trợ chiều cao như: Tập níu xà cao, nhảy dây…Như vậy, tôi thấy rằng việc bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân là việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết Điều đó vừa góp phần nâng cao kiến thức cho bản thân đồng thời còn giúp tôi có được những hiểu biết quan trọng để tổ chức tốt hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở lớp tôi.

2/ Đảm bảo tính vừa sức và quan tâm đến đặc diểm cá nhân của trẻ.

Để làm được điều này giáo viên phải tỉ mỉ trong việc quan sát và tìm hiểu trẻ để nắm rõ đặc điểm thể lực, tình cách và vấn đề cá nhân của trẻ để lựa để xây dựng trò chơi vận động với yêu cầu đưa ra trẻ có thể thực hiện được.

Với trẻ sinh thiếu tháng chân còn yếu, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, trẻ mới chưa mạnh dạn của lớp, tôi cho trẻ thực hiện yêu cầu của trò chơi từ đơn

Trang 12

giản đến phức tạp Từ trò chơi có một yêu cầu đến trò chơi liên hoàn từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ “ Vd: trò chơi bật qua suối nhỏ, bò qua các cổng mang túi cát trên lưng, giáo viên cho trẻ thực hiện từng yêu cầu đến khi trẻ làm tốt mới tổ chức cho trẻ chơi liên hoàn”

Giáo viên làm mẫu cho trẻ chơi không chỉ dừng lại ở việc làm mẫu cho cả lớp cùng xem hay đơn giản bằng lời mà phải thực hiện lại hoặc nhờ trẻ chơi giỏi làm mẫu thêm cho trẻ yếu xem.

Giáo viên làm bạn đồng hành và cùng chơi với trẻ Chú ý đến sức khỏe của trẻ, không để trẻ vận động quá sức Vd: khi chơi trẻ phải đi thăng bằng mặc dù có tay vịn nhưng trẻ yếu vẫn không tự tin tham gia chơi thì giáo viên cho trẻ vịn tay để trẻ yên tâm thực hiện.

3/ Đổi mới hình thức tổ chức.

Toàn bộ nội dung tổ chức trò chơi vận động phần lớn được diễn ra trên tiết học, còn thời gian khác chỉ rèn luyện, vui chơi thêm Hiệu quả của việc trẻ hứng thú tham gia trò chơi vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức tổ chức Vì vậy trong tiết học tôi đã sử dụng trò chơi vận động với hình thức sau:

a Hình thức tập cả lớp đồng loạt:

Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một yêu cầu trò chơi giống nhau Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc hướng dẫn toàn bộ trẻ chơi, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập Ví dụ: Khi dạy trò chơi vận động : “ Trời nắng trời mưa, hạt mưa rong chơi, tạo dáng, Thỏ tìm chuồng, chuyền bóng qua chân…” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ.

b Hình thức tập cá nhân:

Trang 13

Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một yêu cầu của trò chơi vận động, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện các trẻ còn lại quan sát và nhận xét bạn có thực hiện được yêu cầu cô đưa ra không Ví dụ “ trò chơi bật qua suối theo trò chơi hái quả, nhảy ếch, bật + chui qua bao”

c Hình thức thi đua:

Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động và rèn luyện tinh thần đồng đội cho trẻ Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện.

- Biện pháp thi đua tiến hành dưới hai dạng:Thi đua cá nhân và thi đua đồng đội Cô chú ý chọn trẻ có mức độ thực hiện ngang nhau khi thi đua cá nhân “ vd: thi xem ai bật giỏi, bịt mắt đánh trống, thi xem ai chạy nhanh tới cờ” và chú ý phân chia đội tương đối vừa sức khi thi đua đồng đội “ Vd: trẻ chơi kéo co, chuyển quả, ai nhớ giỏi”

- Ví dụ: Vận động cơ bản “Bật xa - Ném trúng đích thẳng đứng” tôi chọn chủ đề nghề nghiệp, cho trẻ làm các chiến sĩ nhí chia làm 2 tiểu đội thi đua nhau Chú ý: Khi sử dụng biện pháp thi đua, cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và trạng thái của trẻ Cần lưu ý đến thời gian mà trẻ vận động và tham gia thi tài, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp.

d Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ:

Bởi trò chơi vận động là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao.

Trang 14

Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải cách phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất

đ Lồng ghép các bài hát, đồng dao vào trò chơi vận động:

“Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và có biểu hiện mệt mỏi, chán nản khi tham gia trò chơi vận động” Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào phần trò chơi vận động Cụ thể: Tôi dẫn dắt trẻ thực hiện yêu cầu của trò chơi dựa trên nền nhạc “Với trò chơi yêu cầu nhanh nhẹn, mạnh mẽ tôi chọn bài hát theo chủ đề và trên nền nhạc sôi động…Và trẻ rất hào hứng thực hiện trò chơi của mình Đến khi trò chơi yêu cầu vận động nhẹ nhàng, thì tôi chọn bài hát có giai điệu nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập Ví dụ: Trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”Chủ đề Cháu yêu chú bộ đội Thì chọn bài hát “Chú bộ đội”

Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn Ví dụ với trò chơi "Mèo đuổi chuột" Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên đầu rồi bắt đầu hát theo lời, các bạn chơi hứng thú

Có một điều đặc biệt ở đây là những lời ca, câu từ trong các bài hát rất vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc hơn nữa lại tinh nghịch và có khi nhí nhảnh rất phù hợp với trẻ nên trẻ rất ưa thích.

Để đạt được mục tiêu giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua việc sử dụng trò chơi vận động, trò chơi dân gian là rất cần thiết Vì vậy bản thân tôi luôn có ý thức khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả hai loại trò chơi này.

Trang 15

Nhờ vậy mà kĩ năng, kĩ xảo vận động của trẻ được củng cố, các tố chất vận động củng được rèn luyện rất có hiệu quả.

Ví dụ: Trò chơi “Lộn cầu vồng”,“Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ“ trẻ đọc lời đồng dao, lời hát đó dường như không có mạch ý nào rõ ràng nhưng thiếu nó thì không thể tiến hành được Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, lời hát… vừa rèn luyện thể lực vừa là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, do đó trẻ cần phải tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng

Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, trước khi tổ chức trò chơi, tôi hướng dẫn trẻ chơi mọi lúc mọi nơi trong ngày: Hoạt động chiều, giờ đón – trả trẻ, hoạt động ngoài trời Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi tương ứng với lời đồng dao đó Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.

e Tổ chức các hội thi: Trẻ được thực hiện các trò chơi vận động theo một

trình tự đã được sắp xếp Trong ngày hội này, tất cả các trẻ đều được tham gia trò chơi một cách tích cực, hào hứng sôi nổi, qua đó thúc đẩy các hoạt động tập thể, tạo không khí náo nức cho trẻ vì trẻ được tham gia, “thi tài” của lớp mình cho các bạn xem Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động dưới các hình thức: chơi tự do, thi bé khéo tay, hội thi “Bé khỏe bé thông minh” thẩm mỹ về cái đẹp khi vận động của các “vận động viên tí hon”.

Tôi đã lựa chọn 2 – 3 bài tập liên hoàn trong chương trình GDMN theo đội tuổi giúp phát triển tư duy qua việc lắng nghe và thực hiện đúng các yêu cầu, một phần trẻ được vận động thi đua với các đội bạn thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo để đem về kết quả cao nhất Với hình thức Hội thi diễn ra với các bài tập Bật qua suối nhỏ, bò qua các cổng mang túi Cát trên lưng

Ví dụ: Trò chơi với bóng Bắt đầu từ trò chơi đơn giản, sau đó phức tạp hóa và yêu cầu vận động cao hơn.

Trang 16

+ Giai đoạn 1: Trò chơi vừa ném trả bóng vừa tiến lên phía trước, vượt qua chướng ngại vật không làm đổ chúng.

+ Giai đoạn 2: Trò chơi ném và bắt bóng + Giai đoạn 3: Ném bóng vào giỏ

Qua Hội thi trẻ được chơi trò chơi ném còn; Ném vòng vào cổ chai, kéo co… Trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, mang tính lưu giữ nét văn hóa dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

* Ví dụ: Trò chơi Đua thuyền.

- Cách chơi: Trẻ dùng chân quắp vào người bạn ngồi phía trước, hai bàn tay chống xuống sàn nhấc người lên và đẩy người về phía trước.

- Luật chơi: Không bỏ chân làm đứt con thuyền, không dê mông xuống sàn Đội nào về đích trước là thắng cuộc.

* Trò chơi: “Oẳn tù tì bằng chân”

Quy định với trẻ cách chơi và tạo ra hình dạng như sau: + Cái búa: Nhảy đứng chụm 2 chân sát vào nhau.

+ Cái kéo: Nhảy bắt chéo chân

+ Cái dùi: Đứng co 1 chân, 1 chân đứng bằng các đầu ngón chân + Cái bao: Nhảy dạng 2 chân rộng với hết khả năng có thể

Cách chơi: 2 tay bắt vào nhay để sau lưng, dùng chân oẳn tù tì 3 hoặc 4 trẻ nhảy tự do ở trong 1 cái vòng tròn và đọc câu “oẳn tù tì ra cái gì, ra cái này” kết thúc câu nói trẻ phải nhảy và đứng lại ở 1 kiểu dáng đã quy định từ trước.

Ngày đăng: 20/04/2024, 23:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan