1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng Cường, Đổi Mới Giáo Dục Đạo Đức Hồ Chí Minh Cho Sinh Viên Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền.pdf

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường, Đổi Mới Giáo Dục Đạo Đức Hồ Chí Minh Cho Sinh Viên Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Tác giả Lê Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn Hà Nội – 2021
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Nguyên Lý Công Tác Tư Tưởng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA ---  --- TIỂU LUẬN MÔN: NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TÊN Đ Ề TÀI: TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA -  -

TIỂU LUẬN MÔN: NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

TÊN Đ Ề TÀI:

TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

TUYÊN TRUYỀNHọc viên : LÊ THỊ NHƯ QUỲNH

Mã sinh viên : 1955330030

Giảng viên :

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG I NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN – SINH VIÊN

1 Giáo dục lý tưởng cách mạng

2 Giáo dục những phẩm chất đạo đức cách mạng

3 Giáo dục chí khí cách mạng

4 Giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật

5 Giáo dục thể chất và nếp sống văn hoá

6 Giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

1 Những yếu tố tác động đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

1.1 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc xâydựng đạo đức sinh viên

1.2 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế với đạo đức sinh viên

2 Thực trạng đạo đức và đặc điểm sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

2.1 Đặc điểm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.2 Thực trạng đạo đức sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 3

3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3.1 Ưu điểm

3.2 Những hạn chế và khó khăn

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

2 Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên

3 Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân sinh viên

4 Tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

5 Xây dựng môi trường giáo dục trong sáng lành mạnh cho sinh viên

PHẦN III KẾT LUẬN

PHẦN IIII TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản tinh thần

vô cùng to lớn và quý giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về đạo đức

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp củadân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, vận dụng và phát triểnsáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ViệtNam Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với những chuẩn mực giá trị đúng đắn đãgóp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí Minh còn là tấm gương mẫu mực về thựchành đạo đức cách mạng Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhmãi mãi soi đường cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo

Đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên sinh viên đóng một vai trò rất quan trọng

Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hoài bão, luôn khát khao vươn tới cáiđẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi trước, dìu dắt thế hệ đisau Sự chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu baocấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và mở rộng hợp tác quốc

tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, nhân cáchcủa thanh niên sinh viên Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếpsống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống vănhoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một Vì vậy, cùng với sự chủ động, tựgiác xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế, việc tăng cườnggiáo dục đạo đức mới nói chung và giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nóiriêng là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, là chiến lược của Đảng để phát huynhững ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cáchcủa sinh viên, giúp họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừatrung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh quanniệm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có những con người xã hội chủnghĩa” “Con người xã hội chủ nghĩa” theo Hồ Chí Minh, phải hội tụ đủ cả hai yếu

tố “đức” và “tài” Vì vậy, Người luôn chú trọng tới việc “bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau” về cả “tài” và “đức” bởi “có tài mà không có đức là người vôdụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Thực hiện lời dạy của

Trang 5

Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”, coi giáodục là “quốc sách hàng đầu”, đồng thời xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục ViệtNam là đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trithức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lựccông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong những năm qua,giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, chất lượng giáo dục,đặc biệt là giáo dục đại học có nhiều khởi sắc Phần lớn sinh viên đều sống có lýtưởng, hoài bão, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa, có năng lực làm chủ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách sángtạo Hàng năm, giáo dục Việt Nam đã đào tạo ra hàng vạn cán bộ vừa “hồng” vừa

“chuyên”, đóng vai trò xung kích, tiên phong trên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trung tâm đào tạo cán bộ công tác tưtưởng, công tác truyền thông Đồng thời, Học viện cũng là một cơ sở đào tạo cán

bộ nghiên cứu lý luận chính trị, giảng viên các ngành lý luận chính trị Sinh viênsau khi ra trường thường đảm nhiệm công việc ở lĩnh vực công tác có tính nhạycảm chính trị cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ bằng kiến thức, kỹ năngnghiệp vụ nghề nghiệp mà bằng nhiệt huyết, tình cảm, đạo đức cách mạng, do yêucầu khách quan đó công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trở thành yêu cầu củachất lượng giáo dục đạo đức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vì lẽ đó tôichọn đề tài “tăng cường, đổi mới giáo dục đạo đức hồ chí minh cho sinh viên họcviện báo chí và tuyên truyền” làm đề tài tiểu luận và nghiên cứu rõ hơn về các vấn

đề chính trong việc đổi mới giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạođức cho thanh niên - sinh viên, nghiên cứu thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đứccho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay làm cơ sở lý luận và thựctiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinhviên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh, phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, kết hợp lôgic với lịch sử, điều tra

xã hội học

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên, thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức chothanh niên - sinh viên, làm rõ thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng

Hồ Chí Minh

5 Kết cấu của đề tài

Gồm có 2 chương chính: Chương I Nội dung tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên – sinh viên; Chương II Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay; Chương III Một

số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG I NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN – SINH VIÊN

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng, thế

hệ trẻ luôn là một lực lượng quan trọng Chính vì vậy trong suốt cả cuộc đời hoạtđộng cách mạng của mình, dù bận trăm công nghìn việc to lớn đối nội, đối ngoại vìnước, vì dân nhưng Người đã dành biết bao công sức và trí tuệ cho việc đào tạo,bồi dưỡng các thế hệ thanh niên - sinh viên nước ta thành những lớp người hăngsay đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội

1 Giáo dục lý tưởng cách mạng

Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống vănhóa cho sinh viên có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cốtình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lýtưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc Chủtịch Hồ Chí Minh Lý tưởng nói chung, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nói riêng làmột khái niệm chính trị - xã hội mang tính lịch sử Lý tưởng cách mạng là mục tiêucao quý nhất, đẹp đẽ nhất, là nhu cầu khát vọng mà tuổi trẻ phấn đấu để đạt tới Nó

là mục đích cao nhất của lẽ sống và khát vọng sống Với tư cách là mô hình cấutrúc hiện tại của tương lai, lý tưởng có ý nghĩa quyết định, chi phối nội dung, mụcđích mà con người đặt ra Đồng thời nó là một khái niệm do cá nhân định hình vàtrở thành tiêu chí đánh giá hiện thực khách quan trong hiện tại, mọi hoạt động cánhân đều được định vị bởi mục đích cao cả này Vì thế, lý tưởng là một bộ phậnhợp thành của cấu trúc tâm lý - xã hội của một nhân cách sống, của mọi hoạt độngsống, là một bộ phận của thế giới quan, nhân sinh quan, có vai trò động lực thúcđẩy sự phát triển xã hội Vì khát vọng tự do, độc lập, hàng triệu thanh niên ViệtNam đã không tiếc máu xương, hy sinh tuổi thanh xuân của mình Trong cả chiềudài lịch sử sau này, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bao giờ cũng làtiêu điểm định hướng hoạt động của thanh niên, là cơ sở để xác định chuẩn giá trịcủa tuổi trẻ Tấm gương hy sinh của liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc làhình ảnh sinh động, chân thực và rõ nét nhất về những năm tháng sống, chiến đấutrong “mưa bom bão đạn” của quân thù Họ tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên

Trang 8

Việt Nam với bản lĩnh vững vàng vươn lên mọi khó khăn, chấp nhận hy sinh cho

lý tưởng cao cả - giải phóng đất nước Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạngcho thanh niên là công việc cần thiết và cấp bách, nhưng cũng là công việc lâu dài Người thanh niên Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, với lý tưởngcộng sản là Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đó Người đã tích cựctruyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, cứudân Chính Người đã lựa chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên để tổ chức mở lớphuấn luyện chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền bá đường lối cáchmạng vô sản Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ là vấn đề được Hồ ChíMinh quan tâm hàng đầu, trước hết là giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng: độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Người dạy rằng: Thanh niên có giác ngộ

lý tưởng mới giúp họ hiểu lý tưởng đó cao đẹp như thế nào, mới xây dựng cho họniềm tin vào chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cách mạng Giác ngộ lý tưởng cáchmạng đó cho thanh niên còn làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việcthực hiện lý tưởng, đồng thời có quan điểm và hành động đúng đắn đề biến lýtưởng thành hiện thực Lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dụccho thế hệ trẻ, các thế hệ cách mạng đời sau là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản theoquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin Ðó là lý tưởng cách mạng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phónggiai cấp, giải phóng con người; lấy hạnh phúc của nhân dân, của con người là mụctiêu cao nhất, nhằm đưa lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sốngtrong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó tự do của mỗi người là điềukiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Xác định rõ vai trò, vị trí quantrọng của thanh niên đối với tương lai, vận mệnh của dân tộc Ðối với Chủ tịch HồChí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ không phải là cái gì quá cao

xa mà là gần gũi, giản dị, dễ hiểu Với lý tưởng cộng sản, trong quá trình đấu tranhcách mạng, các thế hệ thanh niên đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.Lớp thanh niên tham gia ngay từ những ngày đầu cách mạng đã vượt qua muônvàn khó khăn, gian khổ, phấn đấu rèn luyện trở thành những người cộng sản tiềnbối, tiêu biểu, xuất sắc của Đảng và dân tộc như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, HàHuy Tập, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai… Trong 2 cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thanh niên Việt Nam đã phấn đấu quênmình cho mục tiêu: độc lập dân tộc và thống nhất đất nước với khẩu hiệu hànhđộng: “vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”…

Lý tưởng cách mạng và vấn đề hiện thực hoá lý tưởng của thanh niên là nguồn sứcmạnh của tuổi trẻ Việt Nam Thanh niên phải xác định đúng đắn lý tưởng và mục

Trang 9

tiêu phấn đấu, rèn luyện, học tập, lao động, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm thựchiện bằng được lý tưởng, mục tiêu đó để lập thân, lập nghiệp, đồng thời góp phầnxứng đáng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

2 Giáo dục những phẩm chất đạo đức cách mạng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tớiviệc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung,cho thanh niên nói riêng và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ

“trung với nước, hiếu với dân” Vấn đề quan trọng hàng đầu được Chủ tịch Hồ ChíMinh quan tâm là làm cho thanh niên “Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường.Tận trung với nước Tận hiếu với dân” Với thanh niên yêu nước là việc gì có lợicho Tổ quốc phải làm, “cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyếtchống lại” Yêu Tổ quốc không chỉ dừng lại ở lý tưởng chung chung, mà được thểhiện cụ thể trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trong lao động, trong hoạt độnghàng ngày của cuộc sống Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đạihọc nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Nhiệm vụ của thanhniên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đãlàm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn?”(8).Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân đòi hỏi thanh niên phải

có trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu hysinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nàocũng vượt qua Phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”: Trong tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh, “trung với nước, hiếu với dân” không chỉ là phẩm chất quantrọng nhất, chi phối các phẩm chất đạo đức khác của người cách mạng mà cònkhẳng định “cần, kiệm, liêm, chính” là yêu cầu nhất thiết phải có, là “tứ đức” cơbản làm nên “gốc” của người cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đứccách mạng, thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính, sống trong sạch, hết lòng vì nhân dânphục vụ, lao động tích cực, siêng năng cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động,trung thực, ngay thẳng, thật thà, chính trực, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết;chống các biểu hiện cá nhân, ích kỷ, xa hoa, lãng phí Đồng thời, Người phê bìnhnhững thanh niên chỉ biết lo cho lợi ích riêng của mình, tự tư, tự lợi, ham vật chất,ham sung sướng, tránh khó nhọc, lười biếng, coi thường lao động, nhất là lao độngchân tay Vì vậy, Người thường xuyên căn dặn thanh niên phải luôn luôn trau dồiđạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng theo Người có thể tóm tắt trong mấyđiểm: Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc,

Trang 10

với Đảng, với giai cấp công nhân và nhân dân lao động; Dũng cảm: Không sợ khổ,không sợ khó, đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên; Khiêm tốn: Khôngnên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ Phẩm chất yêu thươngcon người, quý trọng con người: Bên cạnh phẩm chất trung với nước, Người còncăn dặn thanh niên phải yêu thương nhân dân, yêu thương con người Yêu nhândân là việc gì có lợi cho nhân dân phải gắng sức làm, việc gì có hại cho nhân dânkiên quyết tránh Người nói:“việc gì, hay người nào phạm đến lợi ích chung củanhân dân, chúng ta kiên quyết chống lại” và thanh niên“phải hiểu rõ sinh hoạt củanhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng,những vui buồn với nhân dân”.

Tình yêu thương nhân dân, yêu thương con người đòi hỏi thanh niên phải luônluôn gắn với hành động thiết thực chứ không dừng lại ở lời nói Thanh niên cầntích cực tham gia các phong trào đoàn, hội, các hoạt động xã hội như ủng hộ, giúp

đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, uốngnước nhớ nguồn, hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo Đồng thời, thanhniên có thái độ đúng đắn, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai trái, gây phiền hàcho những người xung quanh Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ: Đoàn kết vốn

là một truyền thống quí báu của dân tộc ta Nhờ có truyền thống đoàn kết, dân tộc

ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đánh bại âm mưu xâm lược của các nước

đế quốc lớn mạnh, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc Hồ Chí Minh nhận địnhrằng, đoàn kết sẽ tạo ra lực lượng, tạo ra sức mạnh để xây dựng và bảo vệ đấtnước Người nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đạithành công” Trong 5 điều dạy thanh niên, Hồ Chí Minh có nhắc nhở: “Tăng cườngđoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau” Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáodục về truyền thống đoàn kết, nhằm xây dựng cho thanh niên ý thức cộng đồng, ýthức tập thể Qua đó, thanh niên có phương pháp tốt để giải quyết được mối quan

hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với xã hội, biết đặt lợi ích tập thể, lợi ích

xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung.Thựchiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh coi việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là “sợichỉ đỏ” xuyên suốt, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không ngừng sáng tạo, đổimới trong công tác giáo dục, thực hiện tốt chức năng trường học xã hội chủ nghĩacủa thanh niên Từ đó xây dựng thế hệ trẻ có bản lĩnh kiên cường, lòng trung thànhtuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, sẵn sàng đi bất

cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi “Đảng cần, dân gọi” Những đóng góp của thanhniên được thể hiện rõ thông qua các chương trình hành động tiêu biểu, như: “Tuổi

Trang 11

trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “3 trách nhiệm”, “Sáng tạo trẻ” “Nghĩatình biên giới hải đảo”, “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Góp đá xâyTrường Sa”; các phong trào: “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ ViệtNam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Thanh niênsống đẹp, sống có ích”, “Thanh niên tình nguyện”, “Thanh niên lập nghiệp” Điều

đó cho thấy, thanh niên nước ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trước Tổ quốc

và nhân dân, mong muốn được đóng góp vào công việc xây dựng đất nước ta đànghoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước Coi sự lớn mạnh củatuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là sự trườngtồn phát triển của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dày công chăm lo, giáo dụcđạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Với những việc Người đã làm và những lời dạyNgười để lại, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng, giáo dục nói chung và giáo dục đạođức nói riêng cho thanh niên là một trong những tâm nguyện lớn nhất của Người

3 Giáo dục chí khí cách mạng

Trong nội dung giáo dục thế hệ trẻ, việc "nâng cao chí khí cách mạng" là vấn đề rấtquan trọng Khái niệm "chí khí" được Hồ Chí Minh đề cập nhiều lần trong các tácphẩm của mình, có thể tách ra làm hai phần đó là "chí" và "khí": "Chí có thể hiểu

là ý chí, nghị lực, chí lớn, "Khí" là khí phách, khí tiết, khí hùng, khí dũng trongcon người, Trước đây ông cha ta thường nói tới "chí làm trai" để động viên, cổ

vũ con cháu vượt qua khó khǎn gian khổ mưu nghiệp lớn Nhưng đó là "chí khí"nói chung, chí khí của truyền thống dựng nước và giữ nước Trong thời đại mới,

Hồ Chí Minh khuyên nhủ thanh niên tiếp tục phát huy "chí khí" đó trong hànhđộng cụ thể, đó là "chí khí cách mạng": "Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụnào cũng hoàn thành, khó khǎn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"

Hồ Chí Minh nói về mục tiêu chủ nghĩa cách mạng ở nước ta là: "Làm cho đờisống nhân dân ngày càng sung sướng, ǎn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau cóthuốc" Song con đường đến với ấm no, hạnh phúc như Người dự báo: Còn nghìnđiều muôn loại phức tạp khó khǎn Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta phải luôn nâng caochí khí cách mạng để trong bất kì tình huống nào cũng quyết tâm vượt qua khókhǎn, hoàn thành nhiệm vụ Ngày nay, thanh niên đang hǎng hái tham gia haiphong trào "Thành niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" vì dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh, nếu thiếu đi chí khí cách mạng thìkhông thể thực hiện được Bởi lẽ chí khí càng cao mới có thể: "Đào núi và lấpbiển, quyết chí ắt làm nên"

Trang 12

4 Giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật

Theo Người, đây là điều kiện quan trọng để thế hệ trẻ cống hiến ngày càng nhiềucho Tổ quốc, cho nhân dân Người luôn nhấn mạnh: “Phải ra sức học tập nâng caotrình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật” Điều cần lưu ý ở đây không phảichỉ là trật tự trước - sau của ba thành tố: chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật mà làmối liên hệ giữa ba thành tố ấy Người chỉ rõ, nếu không học tập văn hoá, không

có trình độ văn hoá thì không thể tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệpvụ; nếu chỉ học văn hoá, khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như

“người nhắm mắt mà đi” Do vậy, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi thanh niên cần nhớ vàthực hiện đầy đủ ba điểm ấy Nâng cao trình độ chính trị là “nhu cầu tự thân” củamọi công dân yêu nước, đặc biệt là đối với tuổi trẻ; là cơ sở để nắm bắt chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Người cho rằng tronghọc tập chính trị cần đặc biệt coi trọng học tập lý luận Mác - Lênin Theo Hồ ChíMinh, chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của trí tuệ, văn hoá và khoa học, đó làchủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất và khoa học nhất Coi trọng giáo dụcchủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục tư tưởng chính trị có nghĩa là đòi hỏi thế hệ trẻphải kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Người nhấn mạnh,muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN; muốn trở thành người XHCNphải có tư tưởng XHCN Với Hồ Chí Minh, không có văn hoá, khoa học kỹ thuậtchung chung, trừu tượng Văn hoá, khoa học kỹ thuật ở Việt Nam phải gắn với dântộc Việt Nam, với độc lập dân tộc và CNXH

5 Giáo dục thể chất và nếp sống văn hoá

Đối với thanh niên, Người chủ trương thực hiện giáo dục toàn diện Trong giáo dục

và học tập phải chú trọng đủ các mặt, khuyến khích thanh niên rèn luyện Đức, Trí,Thể, Mỹ để phát triển toàn diện Sau Cách mạng Tháng Tám, Người yêu cầu cán

bộ và các cơ quan chức năng bốn việc cần quan tâm: công tác phòng bệnh; côngtác thể dục, thể thao; công tác vệ sinh; thực hiện đời sống mới Đầu năm 1964,Người kêu gọi toàn thể nhân dân, nhất là thanh niên luyện tập thể dục, với khẩuhiệu bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.Bản thân Hồ ChíMinh là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ về rèn luyện sức khoẻ Trong những hoàncảnh, điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn, Người luôn tìm ra những hình thức rènluyện thích hợp, nhờ vậy đã “chiến đấu chống lại bệnh tật”, nâng cao sức khoẻ đểlàm việc sáng tạo và bền bỉ Người nhấn mạnh: “Mỗi một người dân yếu ớt tức làlàm cho cả nước yếu ớt một phần Mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là góp phần

Trang 13

làm cho cả nước mạnh khoẻ việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”.Người luôn căn dặn thanh niên phải sống có văn hóa, phải trở thành chiến sỹ trênmặt trận văn hoá, trước hết là sống cao đẹp: “Điều gì phải thì cố làm cho được dù

là việc nhỏ, điều gì trái thì phải hết sức tránh dù là điều trái nhỏ” Ngay sau Cáchmạng Tháng Tám, Người đã lãnh đạo nhân dân thực hiện “nếp sống mới”, chốngcác tệ nạn xã hội Đặc biệt, đối với thanh niên, Hồ Chí Minh yêu cầu trong quátrình rèn luyện, tạo dựng cho bản thân nếp sống văn hoá, phải đấu tranh chống lạitâm lý “ham sung sướng, tránh khó nhọc”, “chống lười biếng, chống xa xỉ, chốngkiêu ngạo, khoe khoang, chống sinh hoạt uỷ mị vô kỷ luật”

6 Giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, chiến thắng chủ nghĩa

cá nhân

Đạo đức cách mạng luôn đối lập với chủ nghĩa cá nhân và phải chiến thắng chủnghĩa cá nhân Xây dựng đạo đức cách mạng phải đi liền với “nghiêm khắc chốngchủ nghĩa cá nhân” Chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn không đồng nghĩa với lợi ích cánhân chính đáng của mỗi công dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước

ta luôn quan tâm chăm lo Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũngchỉ lo cho lợi ích của riêng mình… Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nét xấu nhưlười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô… Nó là kẻ thùhung ác của đạo đức cách mạng Muốn hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụnhân dân thì thanh niên cần phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân Vì chủnghĩa cá nhân là “chỉ biết mình béo, mặc thiên hạ gầy”, chỉ muốn “mọi người vìmình” mà không biết “mình vì mọi người” Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhânkhông phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân Mỗi người đều có tính cách riêng, sởtrường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình Nếu những lợi ích cánhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu Chủ nghĩa cá nhân là

kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phảinêu cao tinh thần làm chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân Người luôn căn dặnthanh niên phải thật thà, ngay thẳng, phải làm những việc ích nước lợi dân, phảithương yêu, đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ… Để giáo dục thanh niên biết hànhđộng, theo Người phải giúp họ xác định phương hướng đúng, nội dung phải cụ thể,tinh thần phải hăng hái tự giác Theo Hồ Chí Minh, là người cách mạng, thanh niênphải luôn luôn đặt nghĩa vụ lên trên quyền lợi, phải ra sức lao động, học tập đểcống hiến chứ không phải chỉ biết có đòi hỏi Người viết: “Nhiệm vụ của thanhniên không phải là hỏi nước nhà đã làm gì cho mình những gì Mà phải tự hỏi đãlàm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào”

Trang 14

Mỗi sinh viên, trong quá trình học tập cũng như công tác sau khi ra trường cầnphải thường xuyên chống lại tư tưởng tiểu tư sản Như Hồ Chí Minh chỉ ra: “Tưtưởng tiểu tư sản là cái gì? Nó là cá nhân chủ nghĩa Cá nhân chủ nghĩa đẻ ra cái tưtưởng danh lợi, chỉ muốn làm ông này ông khác, bà này bà khác Rồi tư tưởngdanh lợi lại đẻ ra con nó, rồi con nó lại đẻ ra cháu nó… tức là hai cái khinh là:khinh lao động chân tay và khinh người lao động chân tay và hai cái sợ là: sợ khónhọc và sợ khổ” Theo Hồ Chí Minh, đối với sinh viên muốn sửa chữa cá nhân chủnghĩa thì đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu cần phảitrả lời dứt khoát thì mới có phương hướng để sửa chữa khuyết điểm của mình Vìvậy, mỗi sinh viên phải tự giáo dục, tự rèn luyện nâng cao nhận thức, hoàn thiệnthế giới quan, nhân sinh quan cộng sản.

Ngày đăng: 04/05/2024, 12:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w