1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ THUỐC NHẬT AN 3

78 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nhà Thuốc Nhật An 3
Tác giả Nguyễn Minh Quân
Người hướng dẫn ThS. Ngô Ngọc Anh Thư, DS. Nguyễn Thiện
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Dược
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 18,75 MB

Cấu trúc

  • 1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP (15)
  • 1.2 NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ TỔ CHỨC (15)
    • 1.2.1 Nhiệm vụ (15)
    • 1.2.2 Quy mô tổ chức (16)
  • 1.3 NHẬN XÉT VỀ CÁCH TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH CỦA NHÀ THUỐC (20)
  • CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP (22)
    • 2.1 TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC (22)
      • 2.1.1 Quy mô hoạt động (22)
      • 2.1.2 Loại hình kinh doanh (22)
      • 2.1.3 Tổ chức nhân sự (23)
      • 2.2.3 Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc (29)
      • 2.2.4 Danh mục các nhóm thuốc kinh doanh tại nhà thuốc (31)
    • 2.3 VIỆC THỰC HIỆN GPP TẠI NHÀ THUỐC (45)
      • 2.3.1 Nhân viên (45)
      • 2.3.2 Cơ sở vật chất (0)
      • 2.3.3 Trang thiết bị (46)
      • 2.3.4 Ghi nhãn thuốc (47)
      • 2.3.5 Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn (47)
      • 2.3.6 Nguồn thuốc (48)
      • 2.3.7 Thực hiện quy chế chuyên môn thực hành nghề nghiệp (48)
      • 2.3.8 Kiểm tra/ đảm bảo chất lượng thuốc (49)
      • 2.3.9 Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thuốc phải thu hồi (50)
      • 2.3.10 Các loại hồ sơ – sổ sách S.O.P có tại nhà thuốc (51)
    • 2.4 Tình hình bán và nhập thuốc (52)
      • 2.4.1 Tổ chức nhập thuốc (52)
        • 2.4.1.1 Dự trử mua thuốc (52)
        • 2.4.1.2 Nguồn cung ứng (53)
        • 2.4.1.3 Cách tính giá gốc (54)
      • 2.4.2 Các nhóm thuốc được bán ra nhiều tại Nhà thuốc (54)
      • 2.4.3 Tình hình bán thuốc theo cách tự khai bệnh (54)
      • 2.4.4 Tình hình bán thuốc kê đơn tại Nhà thuốc (55)
    • 2.5 PHÂN TÍCH TOA THUỐC (56)
    • 2.6 THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC 61 (75)
      • 2.6.1 Thông tin thuốc (75)
      • 2.6.2 Quảng cáo thuốc (75)

Nội dung

- Nhà thuốc trang bị đầy đủ tủ, quầy thuốc với các ngăn khác nhau nhằm mục địch sắp xếp thuốc theo tác động dược lý của từng loại để tiện cho việc bán thuốc cũng như việc bảo quản thuốc.

TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

- Cơ sở: Nhà Thuốc Nhật An 3

- Địa chỉ: 1041/62/2 Trần Xuân Soạn, Quận 7, TPHCM

Hình 1 Nhà thuốc Nhật An 3

NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ TỔ CHỨC

Nhiệm vụ

- Cung cấp dược phẩm, vật tư y tế, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến người mua

- Bảo quản thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn theo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

- Niêm yết giá bán buôn và bán lẻ hợp lý

- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ ˗ Tham gia vào hoạt động tự điều trị bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản

- Đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hiệu quả

- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết

Quy mô tổ chức

- Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh số: 41G8038641

- Chứng chỉ hành nghề dược: 1651/CCHN-D-SYT-HCM

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược số: 3076/ĐKKĐ-HCM

- Dược sĩ phụ trách: Nguyễn Thiện

- Tổng số nhân viên trong nhà thuốc: 03

- Dược sĩ trực nhà thuốc: Trần Thị Diệu Nhi + Phan Thị Thu Hồng

Hình 2 Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Hình 3 Chứng chỉ hành nghề Dược

Hình 4 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược

NHẬN XÉT VỀ CÁCH TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH CỦA NHÀ THUỐC

- Nhà thuốc được thiết kế riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm Diện tích rộng rãi tạo điều kiện cho việc trưng bày sản phẩm đầy đủ, đa dạng các mặt hàng, tạo không gian giao tiếp thoải mái cho khách hàng

- Nhà thuốc được xây dựng bởi tường gạch, trần chống bụi, nền được lót gạch, có cửa kính để chống bụi

- Nhà thuốc trang bị đầy đủ tủ, quầy thuốc với các ngăn khác nhau nhằm mục địch sắp xếp thuốc theo tác động dược lý của từng loại để tiện cho việc bán thuốc cũng như việc bảo quản thuốc

- Nhà thuốc có trang bị ẩm kế, máy lạnh, camera, máy tính nhằm đảm bảo chất lượng thuốc

- Các thuốc được sắp xếp trong tủ, ngăn kéo theo nhóm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, theo nhóm dược lý, thực phẩm chức năng, đông y, thuốc dùng ngoài, dụng cụ y tế và mỹ phẩm

- Thuốc tại nhà thuốc được sắp xếp theo nguyên tắc “dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” và theo nguyên tắc FIFO - FEFO

- Có kéo cắt thuốc, khay ra lẻ thuốc, túi đóng gói phân liều

- Có bảng nội quy nhà thuốc và bảng giá theo quy định, giá được dán trên mỗi hộp thuốc

- Có các tài liệu sức khỏe, các tài liệu thuốc

- Nhà thuốc được trang bị thêm thiết bị hỗ trọ phục vụ cho khách hàng như : ghế đợi, bồn rửa tay, bình nước lọc…

Hình 5 Danh mục trang thiết bị tại nhà thuốc

NỘI DUNG THỰC TẬP

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

 Nhà thuốc đạt chuẩn GPP

 Đối với hoạt động mua thuốc:

 Mua tại các cơ sở, các công ty chuyên cung cấp hợp pháp các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế

 Có hồ sơ theo dõi đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh

 Khi nhập thuốc phải đảm bảo còn nguyên vẹn, đúng quy cách bao gói của nhà sản xuất, đầy đủ tem và các nhãn mác theo quy định

 Nhân viên khi nhập thuốc phải kiểm tra hạn dùng, các thông tin thuốc để bảo quản chất lượng thuốc

 Đối với hoạt động bán thuốc:

 Dược sĩ bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi về triệu chứng bệnh, về dạng thuốc mà người mua yêu cầu

 Dược sĩ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc; trường hợp không có đơn thuốc kèm theo người hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay lên bao gói

 Đối với người mua không có khả năng chi trả thì Dược sĩ bán lẻ sẽ tư vấn cho người mua loại thuốc phù hợp với giá hợp lý, đảm bảo khả năng điều trị bệnh

 Dược sĩ bán lẻ sẽ từ chối bán đối với những đơn thuốc không hợp lý hoặc sai sót

 Dược sĩ bán lẻ sẽ kiểm tra đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng thuốc tổ chức nhân sự

-Hình thức bán lẻ thuốc: nhà thuốc của doanh nghiệp

-Mua bán thuốc thành phẩm tân dược, đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế

- Dược sĩ phụ trách: Nguyễn Thiện

- Dược sĩ trực nhà thuốc:

2.1.4 Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc

- Diện tích nơi bán thuốc phù hợp với quy mô kinh doanh, có khu vực trưng bày bảo quản, giao tiếp khách hàng nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, khu vực dành cho tư vấn khách hàng, có khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là thuốc

- Trong nhà thuốc được bố trí với 06 tủ thuốc được chia ra thành nhiều ngăn với mục đích sắp xếp thuốc cho thuận lợi Trang bị đầy đủ tủ thuốc với các ngăn khác nhau, để sắp xếp thuốc theo tác dụng dược lý để tiện khi bán thuốc, thuốc được sắp xếp theo đúng nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

- Có các tủ sắp xếp các thuốc theo thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, thuốc thành phẩm chứa hoạt chất tinh khiết, thuốc đông y, thuốc dùng ngoài da, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế

- Các thuốc có hạn ngắn được xếp ngoài, thuốc dài hạn xếp trong

- Trên các mặt hàng thuốc được bán có ghi giá rõ ràng để khi khách hàng mua thuốc có thể nắm bắt được giá cả của từng loại thuốc, và để dược sĩ có thể dễ dàng quan sát biết được giá cả và tính tiền cho khách hàng một cách nhanh chóng

- Có tủ lạnh để bảo quản thuốc cần đông lạnh, và các thiết bị như máy lạnh, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ độ ẩm của nhà thuốc

- Có các công cụ khác như kéo, khay bán thuốc…

Hình 6 Tủ thuốc bán kê đơn

Hình 7 Tủ thuốc bán không kê đơn

Hình 8 Tổng quan nhà thuốc

2.2 VIỆC SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI NHÀ THUỐC 2.2.1 Việc sắp xếp và phân loại thuốc

-Phân chia từng khu vực sắp xếp thuốc theo nhóm: kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế và mỹ phẩm

-Thuốc được sắp xếp theo nhóm dược lý, dạng thuốc, không xếp lộn xộn các mặt hàng

-Có khu vực riêng biệt cho sản phẩm không phải là thuốc

-Sắp xếp thuốc phải đảm bảo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

- Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc 5 chống:

+ Chống ẩm, nóng, mối mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng

+ Chống đổ vỡ, hư hao, mất mát

•FIFO: hàng nhập trước xuất trước

•FEFO: hàng có hạn dùng ngắn hơn xếp phía trước, hàng có hạn dùng dài hơn xếp ra phía sau

-Bán hết những hộp ra lẻ trước, có đánh dấu bên ngoài hộp, tránh tình trạng mở nhiều hộp cùng một lúc

-Các mặt hàng dễ vở được xếp riêng một tủ, không chồng lên nhau

-Hàng nặng để ở dưới, hàng nhẹ để ở trên tránh đổ vỡ hang

Hình 10 Sơ đồ bố trí các khu vực tại nhà thuốc

2.2.2 Cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc, bảo quản, FIFO của nhà thuốc

 Cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc

Theo dõi số lượng và chất lượng thuốc:

- Thuốc được trình bày và theo dõi bằng: sổ viết tay, nhập bằng máy tính.

+ Hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp theo đúng các quy chế, quy định hiện hành.

Kiểm tra cảm quan chất lượng thuốc:

+ Kiểm tra bao bì: Phải còn nguyên vẹn, không móp méo, rách, bẩn

+ Kiểm tra hạn sử dụng, ngày sản xuất

+ Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và các bao bì bên trong, bao bì trực tiếp

+ So sánh với các mô tả về cảm quan của nhà sản xuất (nếu có)

+ Nhãn: Đủ, đúng quy chế Hình ảnh, chữ/ số in trên nhãn rõ ràng, không mờ, nhòe, tránh hàng giả, hàng nhái.

Nếu thuốc không đạt yêu cầu:

+ Phải để ở khu vực riêng, gắn nhãn hàng chờ xử lý

+ Khẩn trương báo cho dược sĩ chủ nhà thuốc và bộ phận nhập hàng để kịp thời giải quyết

Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc:

+ Kiểm tra về các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn

Ghi chép sổ sách đầy đủ, đúng thực tế:

+ Đối với thuốc nhập: Ghi “Sổ nhập thuốc hàng ngày”: Ghi đủ các cột, mục trong sổ khi nhập thuốc hàng ngày

+ Đối với thuốc lưu kho: Ghi “Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ”: Mô tả chất lượng cảm quan chi tiết các nội dung kiểm soát theo “Hướng dẫn ghi sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ”

+ Cột “Ghi chú”: Ghi những thông tin cần lưu ý về thuốc, bao gồm cả điều kiện bảo quản đặc biệt; hoặc khi thuốc có hạn sử dụng ngắn

- Các tủ thuốc được vệ sinh thường xuyên, thuốc được sắp xếp hết hạn trước xuất trước, đảm bảo theo nguyên tắc FIFO

- Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc

- Có ẩm kế trong nhà thuốc, được phân công theo dõi thường xuyên và ghi vào sổ theo dõi hàng ngày

- Có máy lạnh để điều hòa nhiệt độ

2.2.3 Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc:

- Quản lý chặt chẽ lô sản xuất và hạn dùng thuốc: thể hiện hạn sử dụng của thuốc khi xuất bán thuốc, đưa ra các báo cáo về thời hạn sử dụng thuốc

- Quản lý chi tiết khách hàng, nhà cung cấp, công ty dược phẩm

- Quản lý thu chi kế toán

- Quản lý hóa đơn bán sỉ, bán lẻ theo giá vốn…

- Theo dõi chi tiết tình hình thuốc: xuất, nhập, tồn, hạn sử dụng, Báo cáo theo: ngày/tháng/năm, kho hàng, chi nhánh, số lô sản xuất, hạn dùng, nhà sản xuất, tên thuốc, nơi đặt thuốc, tồn kho tối thiểu, định lượng, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên

- Quản lý theo nhóm thuốc, phân nhóm thuốc

- Quản lý nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng bảo quản thuốc

- Giá thuốc được cập nhật thường xuyên và linh hoạt theo giá thị trường Khi thay đổi giá thuốc, phần mềm sẽ ghi nhận và tự động cập thay đổi giá bán Hỗ trợ người dùng quản lý giá bán hợp lý

- Nhập xuất dữ liệu nhanh chóng, chính xác

- Thiết lập và tìm kiếm danh mục thuốc dễ dàng

- Giám sát bán hàng của nhân viên: nắm bắt số liệu bán hàng nhanh, chính xác; kiểm soát cải tiến đơn bán cho nhân viên; giảm thiểu nhầm lẫn và tránh thất thoát

- Ít tốn thời gian quản lí.

Hình 11 Phần mềm quản lý nhà thuốc

2.2.4 Danh mục các nhóm thuốc kinh doanh tại nhà thuốc

Bảng 1 NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT

NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

1 Acid Acetylsalicylic 500mg Viên bao phim

2 Diclofenac 75mg Viên nén phóng thích kéo dài

5 Paracetamol 500mg Viên nén, viên sủi

6 Piroxicam 20mg Vien nang cứng

Bảng 2 NHÓM THUỐC TRỊ BỆNH GÚT, CHỐNG DỊ ỨNG

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

THUỐC ĐIỀU TRỊ BÊNH GÚT

NHÓM THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG VÀ DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP

4 Fexofenadine 60mg Viên nén bao phim

Bảng 3 NHÓM THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ NHÓM THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

NHÓM THUỐC BÔI NGOÀI DA

NHÓM THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG

3 Albendazol 200mg Viên nén bao phim

Bảng 4 NHÓM THUỐC KHÁNG SINH

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

1 Amoxicillin kết hợp acid 500mg amoxicilin vs

Viên nén bao phim, bột pha hỗn dịch

4 250mg, 500mg Viên nén bao phim

5 Ampicillin 500mg Viên nang clavulanic

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

1 Griseofulvin 500mg Viên nén bao phim

2 Fluconazol 150mg Viên nang cứng

4 Ketoconazol 20mg/g Kem bôi da

Bảng 5 NHÓM THUỐC KHÁNG NẤM, VIRUS

NHÓM THUỐC DẠ DÀY, TIÊU HÓA

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

3 Maalox(nhômhydoxyd, magnesi hydroxyd) 400 mg Viên nén nhai

NHÓM THUỐC DẠ DÀY, TIÊU HÓA

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

7 Domperidone 10mg Viên nén bao phim

8 Trimebutine 100mg Viên nén bao phim

12 Diosmectite 3g Bột pha hỗn dịch uống

NHÓM THUỐC TIM MẠCH ĐƯỜNG HUYẾT

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

5 Metformin 850mg, 500mg Viên nén

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

1 10mg Viên nén bao phim

100mg, 200mg Viên nang cứng

2 Eucalyptol +Menthol+ Tinh dầu tần +

Bảng 8 NHÓM THUỐC HEN SUYỂN, HO - HEN

Bảng 9 NHÓM THUỐC NỘI TIẾT, HORMON

NHÓM THUỐC NHỎ MẮT Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

Bảng 11 NHÓM VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

NHÓM VITAMIN – KHOÁNG CHẤT Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

550mg/5ml 50mg/5ml 25mg/5ml

3 Tocopheryl 400IU Viên nang mềm

4 Pyridoxine HCL 250mg Viên bao đường

5 Acid ascorbic 1000mg Viên sủi

Bảng 12 NHÓM THUỐC TIỂU ĐƯỜNG

Stt Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế

1 Metformin Hcl 850mg Viên nén

3 Glibenclamid + Metformin 5mg + 500mg Viên nén

Bảng 13 THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

STT BIỆT DƯỢC Dạng bào chế

4 Thiên môn bổ phổi Dung dịch uống

5 Viêm khớp Tâm Bình Viên nang cứng

VIỆC THỰC HIỆN GPP TẠI NHÀ THUỐC

 Người quản lý chuyên môn :

Có mặt tại cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc thực hiện ủy quyền theo quy định Có trực

⁻ ⁻ tiếp tham gia bán thuốc kê đơn

Có tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại

Có thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn

Chưa đào tạo hướng dẫn nhân viên quy chế, kiến thức chuyên môn

Có hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ

Có cộng tác với y tế cơ sở

Nhân viên: 1 DSĐH, 1 DSTH, không có dược tá

Bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao

Các nhân viên có đủ sức khỏe để đảm đương công việc, không có nhân viên nào

⁻đang mắc bệnh truyền nhiễm

Có mặc áo Blouse và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh

⁻ Được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế

Tất cả nhân viên được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng nguyên tắc GPP

Có thái độ hòa nhã lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng

Giữ bí mật về thông tin về người bệnh

Trần nhà có chống bụi

Tường và nền nhà phẳng, nhẵn, dễ vệ sinh, lau rửa

 Diện tích và bố trí:

Tổng diện tích cơ sở 27 m 2

Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh

Khu trưng bày bảo quản: 13.1 m 2

Có khu vực để người mua thuốc trao đổi tiếp xúc và trao đổi thông tin

Không có vòi rửa tay cho nhân viên nhà thuốc và người mua

Không có tổ chức pha chế theo đơn

Có khu vực riêng để ra lẻ

Có khu cực tư vấn (khu vực tư vấn đảm bảo được tính riêng tư)

Không có khu vực hay phòng tư vấn riêng

Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế để khu vực riêng, không ảnh hưởng đến thuốc

 Thiết bị bảo quản thuốc

Có đủ tủ quầy bảo quản thuốc

Tủ, quầy, giá kệ dễ vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ

Có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có ghi chép theo dõi

Nơi bán thuốc đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi cà không nhầm

⁻ lẫn Ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào nơi trưng bày, bảo quản thuốc

Cơ sở có thiết bị bảo quản để dáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn

Nơi bán thuốc được duy trì ở nhiệt độ dưới 30 độ C, độ ẩm bằng hoặc dưới 75% và

⁻ thõa mãn điều kiện bảo quản của thuốc 26 độ C 60%

 Dụng cụ, bao bì ra lẻ và pha chế thuốc theo đơn:

Có bao bì ra lẻ

Có bao bì kín khí cho thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp

Thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì mang tên thuốc khác hoặc chứa nội dung

⁻ quảng cáo của một thuốc khác

Không có thuốc pha chế theo đơn đựng trong bao bì dược dụng

- Thuốc bán lẻ không còn bao bì ngoài của thuốc được đính kèm theo các thông tin sau:

+ Tên thuốc, dạng bào chế

- Không có thuốc pha chế theo đơn

2.3.5 Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn

- Các giấy tờ pháp lý như đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của dược sĩ phụ trách chuyên môn, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (đối với cơ sở đang hoạt dộng)

- Các hồ sơ nhân viên (hồ sơ gồm: hợp đồng lao động, giấy chứng nhận sức khỏe, bằng cấp chuyên môn, sơ yếu lý lịch, chứng chỉ đào tạo)

• Theo dõi bằng máy tính

• Không có sổ pha chế

- Lưu giữ hồ sơ sổ sách ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng

- Có thể theo dõi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân: đơn thuốc hoặc bệnh nhân cần lưu ý (theo dõi bằng máy tính hoặc bằng sổ)

- Hồ sơ sổ sách có tra cứu kịp thời khi cần thiết

 Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn:

- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng

- Quy trình bán thuốc theo đơn

- Quy trình bán thuốc không kê đơn

- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng

- Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

- Các quy trình thao tác chuẩn của cơ sở do người có thẩm quyền phê duyệt và ký ban hành

- Nhân viên bán thuốc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình

- Có danh mục các mặt hàng cung ứng

- Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

- Có lưu hóa đơn mua hàng hợp lệ

- Tất cả thuốc tại nhà thuốc là thuốc được phép lưu hành hợp pháp (có số đăng ký, hoặc có số giấy phép nhập khẩu)

- Nhà thuốc không có đủ loại thuốc dung cho tuyến C trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam

2.3.7 Thực hiện quy chế chuyên môn thực hành nghề nghiệp

- Nhân viên nhà thuốc nắm được quy chế kê đơn và biết cách tra cứu danh mục thuốc không kê đơn

- Khi bán thuốc, người bán lẻ có hỏi người mua về triệu chứng bệnh, về tình trạng người dùng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc

- Người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp để bán các thuốc kê trong đơn thuốc

- Có kiểm tra đơn thuốc trước khi bán

- Nếu đơn thuốc không hợp lệ người bán thuốc có:

• Hỏi lại người kê đơn

• Thông báo cho người mua

- Khi bán thuốc, người bán lẻ có tư vấn và thong báo cho người mua:

• Lựa chọn thuốc phù hợp nhu cầu điều trị và khả năng tài chính

• Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc, các cảnh báo

• Những trường hợp cần sự chuẩn đoán của thầy thuốc mới dùng thuốc

• Những trường hợp không cần dùng thuốc

- Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định

- Khi giao thuốc cho người mua, người bán lẻ thuốc có kiểm tra đối chiếu thông tin như sau: nhãn thuốc, chất lượng thuốc bằng cảm quan, chủng loại thuốc, số lượng

- Người bán lẻ, cơ sở bán lẻ không tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trái với quy định về thông tin, quảng cáo

- Người bán lẻ thuốc không khuyến khích người mua mua nhiều thuốc hơn cần thiết

- Nhãn thuốc và thuốc bên trong đúng và khớp với nhau

- Sắp xếp thuốc: sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, tránh nhầm lẫn Sắp xếp thoe điều kiện bảo quản ghi trên nhãn Có khu vực iểng cho “thuốc có kê đơn”

- Thực hiện niêm yết giá thuốc đúng quy định và bán không cao hơn giá niêm yết

2.3.8 Kiểm tra/ đảm bảo chất lượng thuốc

- Có kiểm tra, kiểm soát khi nhập thuốc:

• Thuốc không được lưu hành

• Thuốc quá hạn dùng, thuốc không rõ nguồn gốc

• Thuốc gây nghiện (đối với cơ sở không được phép bán)

• Thuốc hướng tâm thần (đối với cơ sở không được duyệt mua)

• Thuốc bị đình chỉ và thu hồi nhưng không được phát hiện và lưu trữ

2.3.9 Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thuốc phải thu hồi:

- Có tiếp nhận thông tin hoặc lưu các thông báo về thuốc khiếu nại thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi

- Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định Có kiểm kê đối với thuốc khiếu nại, thuốc phải thu hồi (nếu đến kỳ kiểm kê thuốc thu hồi chưa được xử lý)

- Có thông báo thu hồi cho khách hàng

- Có trả lại nơi mua hoặc hủy

- Có sổ và có ghi chép theo dõi tác dụng phụ của thuốc đó theo phản ánh của khách hàng

Hình 12 Giấy chứng nhận thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

2.3.10 Các loại hồ sơ – sổ sách S.O.P có tại nhà thuốc:

Các S.O.P có tại nhà thuốc được triển khai và thực hiện trong thực tế:

- Có tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế Dược hiện hành để nhân viên bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần

- Các hồ sơ sơ - sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:

3 Thông tư số 02/2018/TT-BYT

4 Thông tư số 06/2017/TT-BYT

5 Thông tư số 07/2017/TT-BYT

6 Thông tư số 20/2017/TT-BYT

7 Thông tư số 52/2017/TT-BYT

1 Sổ theo dõi tác dụng phụ

2 Sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm

3 Sổ theo dõi vệ sinh nhà thuốc

4 Sổ kiểm tra chất lượng định kỳ

5 Sổ theo dõi đơn đặt hàng

6 Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ

7 Sổ kiểm soát đơn thuốc không hợp lệ

6 Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

7 Quy trình theo dõi kiểm soát thuốc đặc biệt

 Một số loại sổ sách có trong nhà thuốc

Hình 13 Một số loại sổ sách có trong nhà thuốc

Tình hình bán và nhập thuốc

2.4.1.1 Dự trử mua thuốc ˗ Lập kế hoạch mua hàng thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, đột xuất) ˗ Việc dự trù mua phụ thuộc vào thuốc thiệt yếu, lượng hàng tồn kho, khả năng tài chính của nhà thuốc, nhu cầu của khách hàng ˗ Xây dựng mức tồn kho tối thiểu của từng mặt hàng thiết yếu và các măt hàng bán chạy ˗ Ghi chép, cập nhật lại những thuốc bán ra trong ngày

2.4.1.2 Nguồn cung ứng ˗ Là các nhà phân phói, sản xuất hợp pháp được sự giám sát và quản lý của các cơ quan nhà nước về y tế như: Bộ Y tế, Cục quản lý dược… ˗ Việc lựa chọn các nguồn cung ứng của nhà thuốc qua các nguồn như:

 Trang web của cục quản lý dược để cập nhật thông tin về các công ty, doanh nghiệp dược

 Các phương tiện truyền thông để có các thông tin về sản phẩm mới

 Qua các trình dược viên giới thiệu thuốc

 Được giới thiệu thông tin qua điện thoại hoặc các chuyến tham quan thực tế ˗ Việc lựa chọn nguồn cung ứng còn phụ thuộc các yếu tố:

 Giá cả, chính sách phân phối, phương thức vận chuyển và thanh toán thích hợp.

 Có uy tín và tư cách pháp nhân

 Đáp ứng được các quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc

 Đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình vận chuyển đến nhà thuốc

 Có dịch vụ tốt (thái độ nhân viên, thời gian giao hàng nhanh hoặc đúng thỏa thuận, dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng tốt)

 Thông tin về sản phẩm do nhà cung ứng giới thiệu phải có giấy phép lưu hành

2.4.1.3 Cách tính giá gốc ˗ Giá chưa thuế ¿ Giá đã cóthuế

(1+%thuế xuất ) Thuế giá trị gia tăng tăng = giá chưa thuế x %thuế suất ˗ Tổng sau thuế = Giá chưa thuế + Thuế giá trị gia tăng

2.4.2 Các nhóm thuốc được bán ra nhiều tại Nhà thuốc:

- Nhóm thuốc Dạ dày – Tá tràng: do lối sống ngày càng hiện đại, việc ăn không đúng bữa hoặc mất bữa diễn ra thường xuyên dẫn đến đa số người dân đều bị đau dạ dày Vì vậy, nhóm thuốc này được người dân mua rất phổ biến Ngoài ra nhóm Ppi là nhóm thuốc điều trị dạ dày kê đơn nên cần bán theo toa

- Nhóm thuốc Ho – Kháng sinh – Giảm đau – Hạ sốt: đây là nhóm thuốc trị cảm cúm, ho mà người dân hay mắc phải vào thời điểm giao mùa hằng năm

- Nhóm thuốc Tim mạch – Huyết áp: đây là nhóm bệnh cần dùng thuốc lâu dài Đây là nhóm thuốc khi mua cần phải có đơn của bác sĩ

- Ngoài ra, còn có những mặt hàng như: Thực phẩm chức năng, kẹo thảo dược…cũng được bán nhiều ở Nhà thuốc.

2.4.3 Tình hình bán thuốc theo cách tự khai bệnh:

- Phần lớn khách hàng đến Nhà thuốc tìm mua những loại thuốc không kê đơn như: cảm cúm, sốt, đau dạ dày (trừ nhóm PPi), đau bụng, thuốc có nguồn gốc dược liệu

- Khách hàng có thể tự tìm mua một loại thuốc cụ thể hoặc tự khai bệnh Khi đó, nhân viên cần phải tìm hiểu thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng

+ Đối với trường hợp khách hàng mua thuốc cụ thể: nhân viên cần phải tìm hiểu thuốc đó có phải là thuốc kê đơn hay không? Có chữa đúng triệu chứng mắc phải hay không? Chữa triệu chứng gì? Đối tượng sử dụng có phù hợp hay không?

+ Đối với trường hợp khách hàng tự khai bệnh: nhân viên cần phải tìm hiểu rằng ai dùng thuốc? Mắc chứng bệnh gì? Biểu hiện như thế nào? Thời gian mắc bệnh? Thói quen sinh hoạt cá nhân? Có đang dùng thuốc đi kèm hay không? Có đang bị bệnh mãn tính nào không, có dị ứng với thuốc nào không?

- Nhân viên sẽ đưa ra lời khuyên đối với từng bệnh nhân và tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lí, an toàn

- Nhân viên thanh toán tiền và ghi hóa đơn

- Cho thuốc vào bao gói và ghi chú lại nồng độ, hàm lượng, cách dùng và thời gian thích hợp sử dụng

- Trao đổi cho khách hiểu về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc

- Cảm ơn và giữ bí mật thông tin khách hàng

2.4.4 Tình hình bán thuốc kê đơn tại Nhà thuốc:

- Phần lớn khách hàng đến mua thuốc theo đơn về nhóm Tim mạch, Tiểu đường, Huyết áp…

- Nhân viên phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn thuốc: đúng mẫu quy định; có đủ tên, địa chi, chữ kí và dấu phòng khám hoặc bác sĩ; còn trong thời hạn mua thuốc; họ, tên, Kiểm tra nồng độ, hàm lượng, liều, cách dùng

+ Đối với trường hợp đơn thuốc kê đơn biệt dược: bán đúng biệt dược trong đơn, trường hợp không có thì phải tư vấn giới thiệu thuốc cho khách hàng khi được yêu cầu

+ Đối với trường hợp kê tên gốc hoặc yêu cầu tư vấn kê đơn thuốc: chỉ Dược sĩ Đại học mới đủ thẩm quyền giới thiệu, thay thế biệt dược khi có cùng thành phần, hàm lượng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định kèm theo giá và ghi rõ tên thuốc, và có sự đồng

- Hướng dẫn cho khách về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc

- Cảm ơn và giữ bí mật thông tin khách hàng.

PHÂN TÍCH TOA THUỐC

TOA THUỐC SỐ 1 -Giới tính: Nam Tuổi:5

-Chuẩn đoán: Hen suyễn cơn trung bình bội nhiễm; viêm mũi do vận mạch, dị ứng.

+ Hen suyễn cơn trung bình bội nhiễm: khó thở thường xuyên, thở gấp, cơn khó thở nghe có tiếng khò khè, tức ngực, tăng tiết dịch hô hấp, nhức đầu, hắt hơi, chảy mũi.

+ Viêm mũi do vận mạch, dị ứng: Dịch chảy vào hệ thống xoang qua mũi, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi.

Khí dung ngày 2 lần, mỗi lần 1,5 ống 3 ống

Thuốc Ho trẻ em OPC

Uống ngảy 3 lần, mỗi lần 7ml 1 chai

Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2,5 viên, sáng-trưa no 10 viên

Nhỏ mũi 5-6 lần /ngày 2 lọ

Phân tích toa thuốc số 1

1) Salbutamol 2,5mg/2,5ml là thuốc chủ vận beta 2, làm giãn cơ trơn phế quản, cắt cơn hen.

2) Thuốc Ho trẻ em OPC là thuốc điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, các chứng ho gió, ho cảm, ho có đàm, đau họng. điều trị một số triệu chứng trong viêm mũi do vận mạch và dị ứng.

3) Prednisolon acetat 5mg là nhóm thuốc kháng viêm glucocorticoid, ức chế gen tổng hợp protein gây viêm làm giảm tính mẫn cảm của phế quản, điều trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng.

4) Natri montelukast 4mg là nhóm thuốc kháng leukotrien, ngăn chứng thở khò khè, khó thở do hen và giảm số lượng các cơn hen.

5) Natri clorid 0,9% : dùng để rửa mũi, làm thông thoáng, sạch mũi.

Kết luận: toa thuốc hợp lí.

Lời khuyên: Tránh cho bé hít phải khói thuốc lá, khói bếp than, các mùi có khả năng gây kích ứng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế hoạt động thể lực quá mức, vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.

-Chuẩn đoán: loét dạ dày/bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

+ Loét dạ dày có các triệu chứng cảm giác đau âm ỉ hoặc bỏng rát, vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm, có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu.

+ Trào ngược dạ dày –thực quản (trào ngược acid dạ dày) có các triệu chứng bao gồm các vị của acid ở phía sau miệng, ợ nóng, hơi thở hôi, đau ngực, nôn mửa, khó thở.

Sáng 1 viên, chiều 1 viên; trước ăn 30 phút 60 viên

Sáng 1 viên, chiều 1 viên; trước ăn 30 phút 60 viên

Sáng 1 viên, chiều 1 viên; sau ăn 60 viên

Sáng 1 gói, chiều 1 gói; sau ăn 2 giờ 60 gói

Phân tích toa thuốc số 2

1) Esomeprazol 40mg là nhóm ức chế bơm proton, điều trị bệnh dạ dày, Thuốc làm giảm tiết acid, giảm các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt trong loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

2) Mosaprid 5mg là loại thuốc hỗ trợ nhu động, điều trị triệu chứng như trào ngược acid dạ dày, ợ nóng, đau ngực, nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng

3) Xymex –MPS là thuốc cung cấp các enzym tiêu hóa bột và protein, như papain và diastase nấm, giúp bình thường hóa sự tiêu hóa hydrat carbon và protein , điều trị triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi.

4) Sucralfate 1g là thuốc hình thành nên một lớp bao phủ ngoài trên chỗ viêm loét, bảo vệ chỗ viêm loét không bị tổn thương, ngăn ngừa vết loét rộng thêm cũng như giúp vết loét mau lành hơn.

Kết luận: toa thuốc hợp lí.

+ Sau ăn 3h mới nằm, ngủ kê đầu cao.

+ Kiêng thức ăn chua, cay, cứng, bia rƣợu, thuốc lá, cà phê,ăn vừa.+ Tránh sử dụng các thuốc vitamin C, sủi bọt, giảm đau, khớp.+ Khi dị ứng, đau bụng hơn, sốt, ói, triệu chứng bất thường , khám ngay.

-Chuẩn đoán: bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin/Tăng lipid máu hỗn hợp không đáp ứng đơn trị

+ Đái tháo đường không phụ thuộc insulin: mệt mỏi, Giảm cân không rõ nguyên nhân; khát nước liên tục; Đi tiểu nhiều, liên tục; Ăn nhiều, cảm giác nhanh đói; Chậm lành vết thương; dễ nhiễm trùng; Nhìn mờ.

+ Tăng lipid máu hỗn hợp: Da xuất hiện các nốt mụn nhỏ, màu vàng bóng, thường xuất hiện ở mí mắt, bắp tay, không ngứa hoặc đau; Chân tay tê bì, xuất hiện các cơn đau tim thoáng qua, đau thắt ngực, đau đầu, chóng mặt.

Sáng 2 viên; chiều 2 viên; ngay ăn

Phân tích toa thuốc số 3

1) Glucovance 500/5mg : là nhóm thuốc trị đái tháo đường, tăng cường sản xuất insulin tự nhiên của cơ thể, giảm lượng đường mà gan tạo ra và làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột, giảm lượng đường trong máu, điều trị các triệu chứng của đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

2) Metformin 500mg là nhóm Biguanid có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin tại gan va ngoại biên, tăng sử dụng glucose/mô, tăng phân hủy glucose, làm hạ đường huyết trong máu

3) Vildagliptin 50mg là nhóm ức chế DPP-IV, làm hạ đuờng huyết trong máu, điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

4) Fenofibrat 200mg là dẫn chất của acid fibric (fibrat), giảm phân giải triglycerid, tăng tổng hợp HDL làm hạ lipid huyết trong máu điều trị các triệu chứng của tăng lipid máu.

5) Rosuvastatin 10mg là nhóm thuốc trị rối loạn lipid huyết, làm giảm tổng hợp cholesterol, ngừa nhồi máu cơ tim, điều trị các triệu chứng của tăng lipid máu.

Tương tác thuốc trong toa:

Fenofibrat – Rosuvastatin: tăng tác dụng điều trị tăng lipid máu hỗn hợp (hiệp lực

+ Tập thể dục 30 phút /ngày.

+ Kiêng ăn mặn, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, Hạn chế mứt, bánh ngọt, nước ngọt, các thức uống có chất kích thích rượu, cafe, thuốc lá…

TOA THUỐC SỐ 4 Giới tính: Nam Tuổi: 30

Chuẩn đoán: Đau dạ dày

1viên x2 lần /ngày (trước ăn 30 phút) 6 viên

Lời dặn: không ăn chua cay Tái khám sau 3 ngày

Phân tích toa thuốc số 4

THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC 61

- Thông tin thuốc là việc cung cấp thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, liều dùng, cách dùng và phòng ngừa đối với đối tượng đặc biệt như: người già, trẻ em, phụ nữ có thai

- Các thông tin thuốc được giới thiệu đến Cán bộ Y tế thông qua: người giới thiệu, phát hành tài liệu thông tin thuốc, hội thảo giới thiệu thuốc cho Cán bộ Y tế, trưng bày giới thiệu thuốc tại các hội nghị chuyên ngành Y tế

- Thuốc thuộc Danh mục Thuốc không kê đơn được quảng cáo trên sách, báo, tờ rơi, website của doanh nghiệp hoặc đơn vị quảng cáo

- Quảng cáo thuốc tại Nhà thuốc: do trình dược của các công ty Dược thực hiện nhiều hình thức quảng cáo (sách báo, tạp chí, tờ rơi…)

- Nội dung quảng cáo: hướng dẫn sử dụng thuốc phải được Bộ Y tế phê duyệt Gồm các phần: tên thuốc, thành phần hoạt chất, chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ, lưu ý khi sử dụng, lời dặn: “Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”

2.6.3 Nhận xét về việc bán và sử dụng thuốc đảm bảo, hợp lý tại nhà thuốc ˗ Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý sẽ góp phần mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời làm hạn chế các tai biến y khoa có thể xảy ra do việc dùng thuốc Vấn đề này có liên quan đến người kê đơn thuốc, người bán thuốc và người dùng thuốc ˗ Để đáp ứng được đảm bảo việc bán và sử dụng thuốc, nhân viên nhà thuốc phải hiểu,nắm vững các nhóm, loại thuốc trong trong nhà thuốc, am hiểu tác dụng, tác dụng phụ,chống chỉ định, tương kỵ thuốc – thuốc để từ đó phối hợp tăng hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong suốt ba tuần thực tập tại nhà thuốc Nhật An 3, em đã hiểu rõ được cách tổ chức, hoạt động nhà thuốc, giấy tờ pháp lý để mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP Tìm hiểu về các SOP, các nguyên tắc bảo quản, sắp xếp các loại thuốc cho hợp lý, khoa học đảm bào cho việc kiểm tra và mua bán các sản phẩm một cách chính xác nhất Ngoài ra còn giúp chúng em biết được một số bệnh thường gặp và cách sử dụng thuốc với những bệnh đó

Qua thời gian đó em kết hợp với một số kiến thức ở trường em đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho quá trình trở thành Dược sĩ dứng tại nhà thuốc Bên cạnh đó em cũng học hỏi từ các anh/chị Dược sĩ kỹ năng bán hàng, cách giao tiếp với nhân Để trở thành dược sĩ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân cần phải linh hoạt, phải có kiến thức thật chính xác và không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức chuyên môn để giúp bệnh nhân có được sức khỏe tốt nhất

Lời cuối em xin cảm ơn chân thành với các Chị Dược sĩ tại nhà thuốc Nhật An 3 cũng như thầy cô Khoa Dược- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất

Ngày đăng: 04/05/2024, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w