1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quyền kết hôn của người chuyển đổi giớitính thông qua khảo sát sinh viên trường đạihọc luật hà nội

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính thông qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả Đoàn Thị Minh Thúy, Hoàng Thu Trang, Phạm Quỳnh Trang, Nguyễn Việt Trung, Trần Thị Quỳnh Trang, Dương Đặng Hà Vy, Nguyễn Tường Vy, Hoàng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Hải Yến, Võ Thị Như Ý, Khương Minh Ngọc, Dương Kim Chi
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,87 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (10)
    • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
    • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (10)
      • 2.1. Mục đích nghiên cứu (10)
      • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 3. Giả thuyết nghiên cứu (11)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 5. Chọn mẫu điều tra (11)
  • II. NỘI DUNG (12)
    • 1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung quyền kết hôn của người chuyển giới (12)
      • 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính (12)
      • 1.2. Nội dung pháp luật (12)
    • 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (12)
    • 3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng (0)
      • 3.1. Nguyên nhân khách quan (28)
      • 3.2. Nguyên nhân chủ quan (28)
    • 4. Một số giải pháp (29)
  • III. KẾT LUẬN (29)
  • IV. PHỤ LỤC (29)
    • 1. Bảng hỏi (29)
    • 2. Kết quả xử lý thông tin theo từng câu hỏi (33)

Nội dung

Với tư cách là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn đề tài "Quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính qua khảo sát của sinh viên trường Đại học Luậ

NỘI DUNG

Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung quyền kết hôn của người chuyển giới

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính:

Quyền kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Người chuyển giới là người có giới tính mong muốn khác với giới tính lúc sinh ra Theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, một người được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi người đó đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổigiới tính từ nữ sang nam hoặc ngược lại

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, vấn đề chuyển đổi giới tính mới chỉ được quy định tại điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo đó, điều luật này được quy định như sau: “ Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”.Như vậy, quyền lợi của người chuyển đổi giới tính vẫn đang bị hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề kết hôn do chưa có một quy định cụ thể nào trong pháp luật công nhận quyền kết hôn của họ.

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Trong phần này nhóm chúng em sẽ tìm hiểu nhận thức về thực trạng quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội dựa trên một cuộc điều tra qua phiếu khảo sát Tổng quan kết quả điều tra cho thấy, trong tổng 100 sinh viên tham gia trả lời có 79% là sinh viên nữ, 19% là sinh viên nam và có 2% sinh viên lựa chọn giới tính khác Đối với khóa sinh viên đang theo học, có 68% là sinh viên khóa 48, 8% là sinh viên khóa 47, 17% là sinh viên khóa

46, 7% là sinh viên khóa 45. Để tiến hành khảo sát và đánh giá về thái độ của sinh viên trường Đại học Luật

Hà Nội đối với vấn đề kết hôn của người chuyển đổi giới tính, trước tiên nhóm chúng tôi đã đề ra câu hỏi: “Anh/chị có biết đến khái niệm “Người chuyển đổi giới tính hay không?”.

Từ số liệu thống kê đã thu thập được ở bên trên, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng: 100% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội tham gia khảo sát đều biết đến khái niệm “Người chuyển đổi giới tính” Đây có lẽ chính là tín hiệu vô cùng tích cực đối với nhóm chúng tôi và đối với cộng đồng người chuyển đổi giới tính khi đa số sinh viên trong trường đều có sự hiểu biết nhất định về người chuyển đổi giới tính Từ đó nhóm chúng tôi có thể hoàn thành khảo sát này một cách tốt nhất để đưa đến cho mọi người những thông tin hữu ích

Tuy nhiên, khi hỏi rõ về khái niệm “Thế nào là người chuyển đổi giới tính?” thì đã có những ý kiến khác nhau Trong đó có 85 câu trả lời “là người thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam” chiếm 85%, 13 câu trả lời “là những người có giới tính sinh học là nữ nhưng tự cho bản thân là nam, hoặc ngược lại” chiếm 13% và 2 người chọn “là người có hai giới tính” chiếm 2%.

Phần lớn mọi người đều trả lời người chuyển đổi giới tính là “Người thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam” đây là một cách hiểu đúng bởi theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, một người được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi người đó đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổigiới tính từ nữ sang nam hoặc ngược lại Còn hai đáp án còn lại là chưa thực sự đầy đủ và đúng để nói về người chuyển đổi giới tính.

Tiếp tục cuộc khảo sát, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi “Theo anh/chị, pháp luật Việt Nam hiện nay đã công nhận người chuyển giới hay chưa?” Từ số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ sinh viên được khảo sát cho rằng pháp luật Việt Nam đã công nhận người chuyển đổi giới tính chiếm 56% nhiều hơn 12% so với ý kiến cho rằng pháp luật Việt Nam chưa công nhận Kết quả thống kê của câu hỏi này cho ta thấy tỷ lệ sinh viên được khảo sát đồng ý với việc pháp luật Việt Nam đã công nhận người chuyển đổi giới tính chiếm 56% nhiều hơn 12% so với ý kiến ngược lại Điều này cho thấy họ đã tìm hiểu và có sự hiểu biết về người chuyển đổi giới tính ở mặt pháp luật Bởi pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền chuyển đổi giới tính Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều sinh viên cho rằng pháp luật Việt Nam chưa công nhận người chuyển đổi giới tính, có lẽ họ mới chỉ biết đến một phần nhỏ về người chuyển đổi giới tính và chưa có sự tìm hiểu kỹ về người chuyển đổi giới tính

Trên thực tế ở nước ta đã có rất nhiều người có nhu cầu chuyển đổi giới tính Hiện nay, dường như mọi người đã có cái nhìn tích cực hơn về người chuyển đổi giới tính và điều này cũng đã được pháp luật quy định tại điều 36 bộ luật dân sự

2015 Để thu thập thông tin về thái độ của mọi người đối với người chuyển đổi giới tính, nhóm đặt ra câu hỏi như sau đối với các bạn sinh viên trường đại học Luật Hà Nội “Anh/ Chị thấy mọi người trong xã hội có thái độ như thế nào về người chuyển đổi giới tính?” Với câu hỏi này kết quả thu về được như sau: “Đa số sẽ kì thị họ” chiếm 39%; “Đa số sẽ yêu quý, đối xử bình đẳng với họ” chiếm 35%;

“Hoàn toàn đối xử họ như người bình thường” chiếm 21%; còn lại 5% đối với phương án “Hoàn toàn kỳ thị, phân biệt đối xử họ” Từ số liệu thống kê trên cho thấy, phần lớn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều nghĩ rằng mọi người trong xã hội đều có thái độ kì thị, phân biệt đối xử , có cái nhìn tiêu cực tới người chuyển đổi giới tính Tuy nhiên, bên cạnh những suy nghĩ mọi người trong xã hội sẽ kì thị người chuyển đổi giới tính thì cũng có những suy nghĩ mang hướng tích cực hơn của các bạn sinh viên rằng đa phần mọi người trong xã hội đều có thái độ yêu quý, tôn trọng người chuyển đổi giới tính. Để khảo sát mức độ quan tâm của mọi người về quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính, nhóm chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “ Anh/ Chị đã từng tìm hiểu về quyền kết hôn của người chuyển giới bao giờ chưa” và thu được kết quả như sau: trong số 100 sinh viên trả lời thì có 64 sinh viên (chiếm 64%) chọn đáp án “ đã từng”, tức là có tìm hiểu về quyền kết hôn của người chuyển giới Đối với phương án “chưa từng” có khoảng 36 sinh viên (chiếm 36 %) lựa chọn Điều này cho thấy đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều có sự quan tâm nhất định và tìm hiểu về quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính

Với 64 phiếu lựa chọn phương án “đã từng” tìm hiểu về quyền kết hôn của người chuyển giới, nhóm chúng tôi tiếp tục với câu hỏi “Nếu có thì anh/ chị đã tìm hiểu thông qua những phương tiện truyền thông nào” và liệt kê ra các phương tiện truyền thông mà các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã từng tìm hiểu qua, thu được kết quả cụ thể như sau: phần lớn sinh viên đều chọn “mạng xã hội ( facebook, zalo, )” chiếm 90,7% ; bên cạnh đó phương án “báo chí” cũng được sinh viên lựa chọn nhiều chiếm 48,8% ; qua “trang web & blog” chiếm 39,5%; qua

“truyền hình” chiếm 31,4%; trên “các diễn đàn” chiếm 24,4%; “cộng đồng trực tuyến” chiếm 23,3% còn lại là phương án khác chiếm 1,2% Từ số lượng thống kê trên cho thấy, phương tiện truyền thông hàng đầu mà các bạn sinh viên trường đại học Luật Hà Nội lựa chọn là các trang mạng xã hội đang thịnh hành hiện nay như : facebook, zalo, tiktok, Đây là những phương tiện truyền thông vô cùng phổ biến mà các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận đến vấn đề của những người chuyển đổi giới tính

Qua biểu đồ trên thấy rằng, trong tổng số 100 câu trả lời của sinh viên thì có một nửa số sinh viên lựa chọn phương án “đã từng”, nửa còn lại chọn phương án

“chưa từng” đối với câu hỏi “Anh/ chị đã biết, chứng kiến trường hợp kết hôn của người chuyển đổi giới tính nào hay chưa” Điều này cho thấy việc kết hôn của người chuyển đổi giới tính tương đối phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay.

Dựa vào cuộc khảo sát về mức độ hiểu biết của sinh viên về quyền kết hôn của người chuyển giới, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã quyết định đặt câu hỏi:

"Theo anh/chị, người chuyển giới có được phép kết hôn không?" Kết quả của cuộc khảo sát là 53% sinh viên cho rằng người chuyển giới có quyền kết hôn, 27% sinh viên cho biết họ không chắc chắn và 20% sinh viên cho rằng họ không có quyền.

Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng

Thứ nhất, xuất phát từ môi trường giáo dục của gia đình, nhiều người từ nhỏ đã được giáo dục về những định kiến về giới tính từ xa xưa, như con trai phải mạnh mẽ để làm trụ cột trong gia đình, trong khi con gái phải dịu dàng, nết na Càng lớn, họ càng thấm nhuần những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ đó, từ đó có cái nhìn không mấy tích cực với những người chuyển đổi giới tính.

Thứ hai, ngoài ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường giáo dục của gia đình thì các phương tiện truyền thông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đại đa số dân chúng hiện nay không thừa nhận sự hiện diện của những người chuyển giới, bởi họ cho rằng những người như vậy không giống như “người bình thường”, là trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam Những thông điệp mang định kiến hoặc thiếu tính khoa học về người chuyển giới có thể tạo ra hay củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị Một số tác phẩm, báo chí trên mạng xã hội đã góp phần phác họa những hình ảnh sai lệch về người chuyển giới Họ sử dụng ngôn ngữ làm tăng định kiến với họ như: pêđê, bóng, thậm chí là bệnh hoạn…

Thiếu hiểu biết về pháp luật: Pháp luật Việt Nam đã tích cực trong việc bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới, đồng thời chính thức thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam Tuy nhiên việc phổ cập kiến thức pháp luật vẫn còn hạn chế, khiến không ít bộ phận dân chúng vẫn còn chưa hiểu hoặc hiểu sai về vấn đề này, dẫn đến họ luôn giữ cho mình những quan điểm sai lệch, cổ hủ, lạc hậu về các quyền mà người chuyển giới được hưởng Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử: Trong vài năm trở lại đây, mọi người đã có cái nhìn “thân thiện” hơn đối với cộng đồng người chuyển giới, tuy nhiên họ vẫn không tránh khỏi những định kiến, phân biệt đối xử, kỳ thị ở gia đình, trường học và nơi làm việc Hầu hết mọi người thường cho rằng chuyển giới là trái với tự nhiên, trái với thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo lý, với lẽ đời, nó là điều bất thường cần phải loại bỏ Vì vậy, người nào có những biểu hiện "lệch chuẩn" sẽ bị coi là sai lệch, khác người, "bệnh hoạn" và có thể làm mọi người phải sợ hãi và xa lánh.

Một số giải pháp

Từ những phân tích nói trên, chúng ta cần đặt ra những giải pháp để bảo vệ quyền lợi của người chuyển giới:

Gia đình, nhà trường cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để mọi người có cái nhìn tích cực về vấn đề chuyển đổi giới tính Đẩy mạnh xoá bỏ, bài trừ những hủ tục, định kiến lạc hậu về người chuyển giới.

Pháp luật và nhà nước cần ban hành ra những bộ luật để bảo vệ quyền lợi của người chuyển giới, có các hình thức xử phạt đối với các hành vi tiêu cực, định kiến xấu về người chuyển giới.

Bản thân mỗi người chuyển giới cần có những kiến thức để bảo vệ quyền lợi của mình Tự đấu tranh để chống lại những định kiến, thái độ tiêu cực,…

Với mỗi cá nhân trong cộng đồng cần nhận thức đúng đắn và có cái nhìn tích cực về người chuyển đổi giới tính, có những hành động thực tế để ủng hộ các quyền cơ bản mà họ xứng đáng được nhận đặc biệt là quyền kết hôn.

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w