CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch
Về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.
Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thông thường để đến nơi xa lạ nhằm mục đích làm phong phú cuộc sống và nhận thức, không mang tính kiếm tiền hay làm việc Trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ dành cho tầng lớp giàu có, quý tộc và được coi là hiện tượng cá biệt Trong thế kỷ XX, du lịch trở thành một hiện tượng xã hội, góp phần mở rộng hiểu biết và nâng cao chất lượng sống cho con người.
Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa : “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch Otawa, Canada (tháng
6/1991) : “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” Theo định nghĩa của hai học giả Thụy Sĩ Hunziker và Kraff được các Hiệp hội các chuyên gia du lịch thừa nhận: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không
Trong cuốn tiếp thị du lịch của Michael Coltmar đã cho rằng : “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và những mối quan hệ nảy sinh từ các tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.” ( Đinh Thị Thư, 2004).
Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 tại điểm 1, điều 4 : “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo Luật Du lịch năm 2005, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Tại điểm 2, điều 10, chương 1 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 2005, khách du lịch được phân thành hai loại:
Khách tham quan: là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24h và không ở lại qua đêm, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày.
Du khách: là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24h và nghỉ lại qua đêm tại nơi đó với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, tôn giáo, công tác,…
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động kết hợp với du lịch, nhưng không bao gồm những chuyến đi nhằm mục đích học tập, làm việc hoặc hành nghề tại nơi đến, theo quy định tại điểm 2, điều 4 của Luật Du lịch.
Khách du lịch nội địa : là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Du lịch quốc tế là hoạt động di chuyển qua biên giới quốc gia với mục đích du lịch Thuật ngữ này bao gồm cả khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại, gồm cả công dân Việt Nam đến nước ngoài Từ "du lịch quốc tế" được sử dụng để phân biệt với du lịch trong nước, trong đó khách du lịch di chuyển trong phạm vi biên giới của quốc gia mình.
1.1.1.4 Điểm du lịch Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
1.1.1.6 Các loại hình du lịch a Du lịch sinh thái Ở Việt Nam trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp tích cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.” (Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái,
Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường. b Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tạp quán còn hiện diện (Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, 2003).
Tổng quan về Vĩnh Long
Lịch sử Vĩnh Long là một phần lịch sử của xứ Nam Kỳ, gắn liền với lịch sử vùng đất mới phương Nam Dinh Long Hồ được thành lập vào năm 1732 đã trở thành mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển vùng đất phía Nam sông Tiền nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng Đây có thể coi như mốc khai sinh tỉnh Vĩnh Long, mở đầu cho hành trình khai phá vùng đất mới dẫu gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào của các cư dân Việt, Hoa, Khmer Dinh Long Hồ bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Vĩnh Long đã trải qua nhiều lần đổi tên như Hoàng Trấn Dinh năm 1779, Trấn Vĩnh Thanh từ 1780 đến 1839, tỉnh Vĩnh Long từ 1839 đến 1950, tỉnh Vĩnh Trà từ 1951 đến 1954, tỉnh Vĩnh Long từ 1954 đến 1975, tỉnh Cửu Long từ 1976 đến 1992 Vào tháng 5 năm 1992 đến nay, Vĩnh Long được tái lập gồm 8 huyện, thị xã với 109 xã, phường thị trấn và
846 ấp, khóm Vĩnh Long thuộc trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa
2 con sông Tiền và sông Hậu Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 152.017,6 ha, với dân số khoảng 1.041.453 người, mật độ 685 người/km 2 Vĩnh Long một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long Vĩnh Long vốn là nơi sớm tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh tiến bộ khác Vĩnh Long có nhiều di tích văn hóa quốc gia như Văn Thánh Miếu, Chùa Tiên Châu, Đình LongThanh, Chùa Phước Hậu, Chùa Ngọc Sơn Quang, Đình Tân Hoà, Miếu Công Thần…Vĩnh Long cũng sớm có phong trào văn nghệ, sáng tác ca ra bộ của Trương QuangHuờn, Tống Hữu Định… Các nghệ sĩ nổi tiếng được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân như nghệ sĩ Phạm Văn Hai (Ba Du), nghệ sĩ Út Trà Ôn, Nghệ sĩ Thành Tôn… các nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan, Thanh Hương, Lệ Thuỷ, Hoàng Long… Nhiều nhà văn,nhà báo, nhiều hội viên nhạc, kịch, họa… cấp quốc gia.
6 Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, vị trí tiếp giáp với các tỉnh như sau:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến
Tre; Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;
Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 136km với tọa độ địa lý từ9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long
Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường). Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ) Diện tích đất nông nghiệp 118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiệp 33.050,5ha, chiếm 21,74% Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha, chiếm 0,62%.
Với vị trí địa lý như trên tỉnh Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu của các tuyến đường thủy bộ cấp quốc gia như quốc lộ 1A, 5,54,57,80 và là cầu nối thông thương hàng hóa của các tỉnh phía Đông xuống vùng Tây Nam sông Hậu với sự đóng góp không nhỏ của cầu Mỹ Thuận làm tỉnh Vĩnh Long là cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp miền Đông Bên cạnh đó, Vĩnh Long cũng là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam lên Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyến hàng công nghiệp tiêu dùng từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây Mặt khác với hệ thống sông ngòi chằng chịt là vùng có tiềm năng phát triển các loại hình về du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch gắn với cộng đồng với sinh cảnh sông nước, nhà vườn miệt thứ Với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện , và với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp Đây là nguồn lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương.Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh Tỷ lệ này song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn.
Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 55% và năm 2020 khoảng 65 - 66% Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Văn hóa- nghệ thuật Đờn ca tài tử là một trong những loại hình nghệ thuật đã tạo nên sản phẩm du lịch đã được nhiều khách du lịch quan tâm Ngoài ra, phong tục tập quán của người dân miệt vườn sông nước như đám cưới trên sông, chợ trên sông, ngủ đêm ngắm trăng trên sông, các làng chày ven sông, các loại hình giải trí dân gian như diễn tuồng, đi cầu thăng bằng, thả diều, đập nồi và nhiều trò chơi dân dã khác tại các điểm du lịch cũng là những yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn khách du lịch.
2.1.2.2 Ẩm thực và đặc sản địa phương
Về đặc sản trái cây: Cam sành (Tam Bình), bưởi 5 roi (Bình Minh), măng cụt, bòn bon (Vũng Liêm), chôm chôm (Trà Ôn).
Về ẩm thực: các món ăn đồng quê như cá lóc nướng trui, khoai lang ăn với mắm sống, cá chạch kho nghệ, cháo gà,…Ngoài ra còn có rượu Hòa Hiệp (Tam Bình), rượu Sơn Đông, Cái Sơn (Long Hồ),…
Vĩnh Long hiện là địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc nhưng nhiều nhất chỉ có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer Các dân cư sống xen kẽ trong các làng xã, xóm ấp Phần lớn dân cư Vĩnh Long 80% là sống ở nông thôn và người Kinh chiếm tỷ số đông có mặt ở khắp nơi trong tỉnh, người Khmer chủ yếu sống ở các huyệnTam Bình, Bình Minh, Vũng Liêm Người Hoa sống tập trung ở khu vực quanh thành phố và thị trấn với truyền thống là làm ăn mua bán Các thành phần dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường chiếm tỷ lệ nhỏ Chính sự đa dạng về dân tộc
Khái quát về du lịch và tình hình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long
2.2.1 Khái quát về du lịch Vĩnh Long
Trước năm 1990, du lịch tại tỉnh chỉ tập trung vào đón khách công tác với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp Từ sau năm 1990, ngành du lịch chuyển mình trở thành một ngành kinh tế tiềm năng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong các huyện, thị xã thuộc thành phố Vĩnh Long thì huyện Long Hồ được xem là huyện có nền kinh tế phát triển vượt trội với sự đóng góp của các khu công nghiệp Bắc Cổ Chiên, khu công nghiệp Hòa Phú Là nơi có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua khá đồng bộ: Quốc lộ 1A (dài 9,36 km), Quốc lộ 53 (dài 10,4 km), Quốc lộ 57 (dài 2,8 km), đường tỉnh 909 (dài 6,4 km), cùng với các tuyến đường huyện, đường liên xã và liên ấp phân bố đều trên địa bàn huyện Giao thông thủy ngoài 2 tuyến là sông Cổ Chiên và sông Long Hồ còn có hệ thống sông, rạch vừa và nhỏ phân bố khắp trên địa bàn huyện, đã tạo cho huyện mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi cho việc lưu thông của người dân trong huyện với các huyện khác và vùng lân cận Mạng lưới sông rạch nối liền với sông lớn (Cổ Chiên) thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện Tiềm năng du lịch của tỉnh tập trung chủ yếu ở 4 xã cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú – nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, những vùng trồng cây ăn quả đặc sản trù phú và những người dân thật thà, giàu lòng mến khách Việc kết hợp phát triển du lịch và kinh tế vườn đã làm tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
2.2.1.1 Địa hình Địa hình tỉnh Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, thấp dẫn từ Bắc xuống Nam, trải dài bên 2 con sông Tiền và Hậu và trũng ở giữa.
Hệ thống kênh rạch chằng chịt, vào mùa lũ chính hệ thống này mang về lượng lớn phù sa bồi đắp cho ruộng, vườn cho đất đai vẫn giữ được độ màu mỡ nhất định. Đất đai ở Vĩnh Long thuộc loại đất phù sa phì nhiêu thích hợp cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn trái, quanh năm xanh mát.
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của tỉnh Vĩnh Long qua các năm biến động từ
27,3 – 28,4 0 C, trong đó cao nhất là năm 2010 Trong năm này, nhiệt độ trung bình các tháng xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,4-1,0 o C Nhiệt độ cao nhất là 36,9 o C, thấp nhất là 17,7 o C và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,30 o C.
Bức xạ trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m 2 Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Độ ẩm không khí bình quân 81-85%, trong tháng 9, độ ẩm đạt cao nhất là 90% và tháng thấp nhất là 74% (tháng 3,4).
Khí hậu và thời tiết ở Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi, ít khi phải chịu hạn gay gắt hay bão lũ lớn.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi giáp với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, khí hậu quanh năm thuận hòa thích hợp cho việc phát triển du lịch quanh năm, với đặc điểm nhiều sông ngòi và những vườn trái cây đặc sản quanh năm xanh tốt rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch sông nước miệt vườn.
Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Mang Thít và hệ thống kênh rạch Cụ thể:
Sông Cổ Chiên là nhánh của sông Tiền, có chiều dài 90km, đoạn đi quaVĩnh Long mặt cắt sông rộng trung bình 1.700m, độ sâu 7 – 10m, lưu lượng dao
Sông Hậu là nhánh lớn thứ hai của sông Mekong chảy qua địa phận Việt Nam với chiều dài khoảng 75km, lưu lượng bình quân dao động từ 1.154 – 12.434m 3 /s. Sông Mang Thít nối sông Tiền và sông Hậu, cửa sông ở phía sông Tiền lớn hơn phía sông Hậu Do tác động của triều cường từ sông Cổ Chiên và sông Hậu, sông Mang Thít chảy theo hai chiều nước vào và ra ở hai cửa sông, cụ thể khi triều cường lên nước chảy vào từ hai cửa sông Quới An và Trà Ôn; khi triều cường xuống nước sông chảy ra từ 2 cửa trên, vùng giáp nước 2 chiều là cửa Ba Kè (ngã ba Thầy Hạnh) cách sông Hậu 17km Sông Mang Thít không bị ảnh hưởng mặn nên có nước ngọt quanh năm, thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân địa phương Tuy nhiên do cao trình đất ở vùng phía Bắc sông Mang Thít thấp trũng nên vấn đề thoát nước sẽ khó hơn.
Mực nước và biên độ triều trên các sông khá cao, cường độ triều truyền mạnh, vào mùa lũ biên độ triều khoảng 70 - 90 cm và vào mùa khô, biên độ triều dao động
114 – 140cm, kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng nên có khả năng tưới tiêu tự chảy tốt, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều sông ngòi nhất, trong đó có các con sông chính như sông Tiền, sông Mang Thít, sông Cổ Chiên đã góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa, làng nghề độc đáo, gắn liền với bản sắc con người vùng sông nước Ngoài ra, lượng phù sa dồi dào (70 triệu tấn/năm) đã tạo nên nhiều cù lao ở hạ lưu, đặc biệt là cù lao An Bình trên sông Tiền An Bình thu hút du khách nhờ hệ thống kênh rạch đan xen chằng chịt, tạo nên nét đặc trưng, cho phép du khách khám phá vườn cây ăn trái và cảnh sắc vùng quê bằng ghe, thuyền theo những con mương, xẻo nhỏ.
Vĩnh long có hệ động vật và thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loại quí hiếm.
Thảm thực vật trên đất nông nghiệp bao gồm tập đoàn cây ngắn ngày và cây dài ngày Cây ngắn ngày chủ yếu là lúa nước, phân bố khắp toàn tỉnh và vùng ĐBSCL Lúa nước là cây có qui mô phát triển hàng đầu so với các loại cây ngắn ngày khác, nó thích hợp với môi trường sinh thái của ĐBSCL đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh Bên cạnh cây lúa nước, Vĩnh Long còn có hầu hết các loại cây ngắn ngày nhiệt đới như màu lương thực, cây công nghiệp, rau quả và cây thuốc. Trong tập đoàn cây dài ngày có dừa, cây ăn quả (xoài, chôm chôm, nhãn, cam, quít, chanh, bưởi, măng cụt, sầu riêng ) Đặc biệt, bưởi Năm Roi ở Bình minh và cam Sành ở Tam Bình là hai đặc sản mà không nơi nào ở ĐBSCL có chất lượng bằng và là sản phẩm xuất khẩu có triển vọng.
Hệ động vật cũng rất phong phú :lợn, bò, trâu, gà, vịt đều đã được thuần dưỡng từ rất lâu đời; những giống nhập ngoại cũng được thích nghi tốt với môi trường địa phương.
Nguồn tài nguyên thuỷ sản rất phong phú, gồm thuỷ sản nước ngọt và lợ. Vĩnh Long có 3 sinh hệ thuỷ sản chính :hệ kênh rạch; hệ hồ ao mương vườn; hệ ruộng lúa, là tiềm năng phát triển thuỷ sản chưa được khai thác tốt.
2.2.1.5 Tài nguyên nhân văn a Di tích
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 414 di tích được Nhà nước công nhận, trong đó có 9 di tích được Bộ VHTT công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Văn thánh miếu
Nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long chừng 2 km, trên một sở đất rộng cặp bên bờ sông Long Hồ thuộc thôn Long Hồ, nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là văn miếu thứ hai được lập trên vùng đất Nam bộ.(cùng với Văn Thánh Miếu Gia Định, Văn thánh Miếu Biên Hòa). Văn Thánh Miếu Vĩnh Long do đại thần Phan Thanh Giản và đốc học Nguyễn
Thông chủ trương xây dựng Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng
Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển du lịch Vĩnh Long thời gian qua
Trong thời gian qua, du lịch tỉnh nhà đã có nhiều sự đầu tư đáng kể cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao Những nỗ lực này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nơi vừa tạo ra nhiều cơ hội vừa đặt ra không ít thách thức.
Vĩnh Long là nơi đến an toàn của du khách, có nhiều tài nguyên và tiềm năng du lịch Các văn bản qui phạm pháp luật về du lịch đã được ban hành tương đối đầy đủ, bao quát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó những tiềm năng và lợi thế của Vĩnh Long rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Loại hình du lịch homestay đã được hình thành từ rất sớm so với các tỉnh trong vùng và được được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến Loại hình này từng bước ổn định và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Giao thông đường thủy và đường bộ đều đến được các điểm du lịch Các đơn vị kinh doanh vận chuyển, nhất là phương tiện vận chuyển thủy nội địa thường xuyên cải tiến mẫu mã tạo tính hấp dẫn cho du khách Ngoài ra, các cơ sở lưu trú du lịch cũng được nâng cấp về cơ sở vật chất và dịch vụ Đến nay đã có 01 khách sạn đã được công nhận hạng 3 sao;
Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua tăng về số lượng và chất lượng Hầu hết, lao động đều được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ từ lao động phổ thông cho đến cán bộ quản lý Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đều có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch Lao động trong các doanh nghiệp đa số là lao động trẻ, năng động, tự tin, sáng tạo; lãnh đạo các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và nhạy bén trong kinh doanh.
Du lịch Vĩnh Long với đặc thù là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, nhưng hiện tại chưa có bến tàu du lịch đạt chuẩn Hai tuyến kênh Mương Lộ và sông Cái Muối chưa được nạo vét thông luồng, việc vận chuyển khách du lịch gặp nhiều khó khăn, Từ đó cũng ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh nhà.
Thời gian lưu trú của khách còn quá ngắn, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn không kích thích sự chi tiêu của du khách Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho phát triển du lịch, chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ Các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư để duy trì hoạt động Bên cạnh đó giá trị gia tăng của các sản phẩm du lịch chưa khai thác tốt, do đó rất khó có sản phẩm du lịch mang tính đột phá.
Công tác quy hoạch, sau quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đồng bộ và sự phối hợp cao giữa các đơn vị liên quan, các dự án đầu tư và xây dựng các khu, điểm du lịch thiếu sự nghiên cứu, tính toán sự hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, cộng đồng dân cư và đảm bảo các vấn đề môi trường, về xã hội và cảnh quan tự nhiên xung quanh Kết quả là dự án này gặp nhiều khó khăn trong đền bù giải tỏa mặt bằng, triển khai xây dựng chậm thực hiện, đôi khi phải quy hoạch lại.
Chưa có những giải pháp hữu hiệu thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào các dự án lớn về du lịch của tỉnh Công tác xã hội hóa du lịch đạt hiệu quả chưa cao và thiếu quy hoạch nên không động viên được
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
Giải pháp nâng cao sự hỗ trợ của người dân trong việc phát triển du lịch
3.1.1 Nhận thức của người dân về du lịch Vĩnh Long
Theo kết quả khảo sát từ việc thu thập ý kiến của người dân đánh giá về du lịch tại tỉnh Vĩnh Long đa số người dân đều nhận thấy rằng ngành du lịch Vĩnh Long có xu hướng phát triển đem đến nhiều tác động tích cực cho tỉnh Vĩnh Long và theo số liệu đã phân tích trong chương hai đã chứng minh sự phát triển này với lượng khách du lịch, hoạt động lưu trú, lữ hành đều tằng dần qua các năm Qua đó cho thấy du lịch đã đem lại lợi ích không nhỏ cho nhiều cá nhân cũng như cộng đồng địa phương Bên cạnh đó, du lịch cũng đã tạo diện mạo mới cho vùng, những nơi có du lịch phát triển đều có sự đầu tư, đổi mới điều nay được người dân đánh giá khá cao Tuy nhiên qua ý kiến đóng góp của các đáp viên, du lịch Vĩnh Long vẫn còn gặp một số hạn chế khi có người hỏi thăm về các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh nhà Du lịch Vĩnh Long chủ yếu đang khai thác là loại hình du lịch sinh thái, du lịch homestay chưa đa dạng được các loại hình du lịch, các điểm du lịch cạnh tranh nhau khá gay gắt khi mà hình thức, sản phẩm du lịch mang lại cho du khách gần giống như nhau Các làng nghề truyền thống có nhiều nhưng dường như không được khách du lịch biết đến kể cả người dân sống tại địa bàn có du lịch phát triển của tỉnh như huyện Long Hồ, hay thành phố
Vĩnh Long Việc phát triển du lịch cũng phần nào giúp cho việc giao lưu văn hóa của người dân và du khách được tăng lên nhưng do thời gian lưu trú của du khách khi ghé lại Vĩnh Long không lâu chủ yếu là đến tham quan trong ngày, vì thế có thể nói rằng du lịch Vĩnh Long chưa có nhiều hoạt động để giữ chân du khách Một số ý kiến khác cho rằng, các đặc điểm du lịch sinh thái ở Vĩnh Long đã quá quen thuộc nên người dân không cảm nhận được gì nổi bật mới lạ để tìm hiểu, tham quan, nâng cao thêm kiến thức về du lịch tại vùng của mình, để truyền bá đem đến những kiến thức đó cho những người từ phương xa đến Khi khách từ nơi xa đến tiếp xúc với người dân tại vùng thì họ thường không nhận được sự giới thiệu nổi bật gì về các điểm du lịch ngoài việc chỉ đường đến các điểm tham quan.
Tuy còn nhhiều hạn chế trong việc phát triển du lịch nhưng người dân cũng nhận thấy rằng những tác động tiêu cực mà du lịch mang đến không cao như tình trạng gây ra các tệ nạn xã hội rất ít xảy ra, mất không gian yên tĩnh không được nhận thấy nhiều bởi người dân địa phương vì thế phần lớn sẵn sàng cho việc hỗ trợ phát triển du lịch. Tuy nhiên, vẫn có một số người dân hỗ trợ cho phát triển du lịch theo xu hướng số đông mà không đưa ra nhận xét gì Vì họ chỉ lo cho kinh tế gia đình mà không quan tâm đến du lịch cho rằng du lịch không ảnh hưởng gì đến đời sống của họ Nên việc nâng cao ý thức của người dân đối với việc phát triển du lịch là cần thiết.
3.1.2 Giải pháp nâng cao nhận thức, thái độ của người dân trong việc phát triển du lịch tại Vĩnh Long
Qua kết quả khảo sát cho thấy các biến nhận thức của người dân về những tác động tích cực và tiêu cực trên các mặt kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường có ảnh hưởng đến việc hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch vì thế để tăng thêm sự hỗ trợ của người dân cần tăng thêm nhận thức của người dân về những tác động tích cực của du lịch đối với tỉnh Vĩnh Long gồm những tác động về lượng dịch vụ, chất lượng môi trường, lợi ích kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực đối với đời sống Cụ thể cần có một số giải pháp như:
Để thúc đẩy kinh tế và tạo việc làm từ du lịch, cần thành lập khu tập trung buôn bán trái cây đặc sản theo mùa, giá cả hợp lý giúp người dân tăng thu nhập, du khách mua quà thuận lợi Nâng cao kiến thức cho cộng đồng dân tộc và khuyến khích hỗ trợ du lịch, cần quan tâm tu bổ công trình nghệ thuật văn hóa xuống cấp, tổ chức các hoạt động văn hóa của vùng, kéo dài thời gian tổ chức lễ, đồng thời đầu tư nơi buôn bán, nghỉ ngơi cho du khách để tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
Cần đầu tư xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí phù hợp với mọi lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách Hiện nay, Vĩnh Long sở hữu một số điểm vui chơi nổi tiếng như khu du lịch Vinh Sang, quảng trường Vĩnh Long, công viên sông Tiền Bên cạnh đó, cần thúc đẩy quảng bá các loại hình du lịch làng nghề, khám phá văn hóa ẩm thực đặc sắc của miền sông nước Ngoài ra, nên bổ sung các hoạt động vui chơi mang tính chất văn hóa vùng miền hoặc quốc gia khác để đa dạng hóa lựa chọn cho du khách.
Nhằm tạo thêm cơ hội tốt nhất để trao đổi, học hỏi văn hóa của những vùng miền khác nhau và cũng cho thấy được lòng hiếu khách, nhiệt tình của người dân, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giúp giữ chân du khách cần phát triển tốt hơn nữa loại hình du lịch homestay đang có, mở thêm các lớp hướng dẫn đào tạo cung cấp kỹ năng phục vụ du lịch cho người dân để tránh tình trạng khác biệt văn hóa, tạo ra sự căng thẳng giữa người dân và khách du lịch.
Một số ý kiến cho rằng lợi ích du lịch chỉ đến với cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà ít lan tỏa tới các đối tượng khác hoặc sự phát triển của tỉnh Do đó, cần có chương trình, tổ chức lấy kinh phí từ nguồn thu thuế hoạt động du lịch hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, ở xa vùng du lịch để họ thấy được du lịch góp phần làm tăng đời sống kinh tế của địa phương, từ đó sẽ có sự ủng hộ nhiều hơn cho du lịch.
Tại các điểm du lịch cần đưa ra nhiều hình thức hoạt động mới, theo từng mùa. Tránh tình trạng khi nhắc đến một số điểm du lịch thì chỉ cố một số đặc điểm nổi bật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần Như khi nói đến khu du lịch Vinh Sang sẽ có các món ăn miền sông nước, câu cá sấu, cưỡi đà điểu, trượt cỏ, bắt cá…như vậy sẽ làm du khách nhàm chán Nên thường xuyên tự đổi mới như để giúp cho du khách cảm nhận được niềm vui khi hòa vào các hoạt động trồng trọt vốn là lợi thế của vùng cù lạo, có thể thiết kế khu vườn rau củ do du khách tự tay trồng, thời gian sau họ có thể khách và cũng đem lại lợi nhuận kinh tế, tạo việc làm cho người dân trong việc cung cấp hạt giống, hướng dẫn cách trồng trọt, thu hoạch đem lại lợi ích cho họ. Nghiên cứu này nhằm xác định nhận thức của người dân đối với tác động của du lịch và sự hỗ trợ của họ cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người dân về những tác động của việc phát triển du lịch mang lại.
Kiếnnghị
3.2.1 Đối với các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long
Hỗ trợ kinh phí cho việc đầu tư đường sá và khuyến khích đầu tư xây dựng khu vực buôn bán phục vụ du lịch.
Tổ chức lấy ý kiến, đóng góp của người dân về tình hình du lịch hiện tại và những gì nên làm cho sự phát triển du lịch.
Tạo cơ hội cho người dân tham gia nhiều hoạt động du lịch địa phương bằng các điều chỉnh giá cả, dịch vụ.
Thực hiện khắc phục ô nhiễm môi trường, thường xuyên kiểm tra vệ sinh, chất lượng tại các dịch vụ nhà hàng, quán ăn, khách sạn.
Để phát triển du lịch toàn diện, Vĩnh Long cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và giữa các vùng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan Cùng với đó, tỉnh cần đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, cũng như xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, các điểm và tuyến du lịch hấp dẫn.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp quản lý địa phương, ngành, các doanh nghiệp kinh doanh, cộng đồng dân địa phương về bảo vệ môi trường và những giá trị tài nguyên du lịch.
3.2.2 Đối với Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Long
Khi quy hoạch phát triển cho các ngành liên quan đến du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, cần tham khảo ý kiến các ngành chức năng có liên quan.
Thường xuyên kiểm tra và thống kê tình hình hoạt động kinh doanh của các điểm đến du lịch để nắm bắt được tình hình chính xác và khắc phục kịp thời những tác động xấu xảy ra.
Tổ chức các lễ hội có quy mô chất lượng để thu hút khách du lịch và khuyến khích sự tham gia của người dân.
Thực hiện các chương trình, quảng bá hình ảnh, phim phóng sự, quảng cáo thu hút sự chú ý cho sự đầu tư mới, xây dựng mới.
3.2.3 Đối với các điểm kinh doanh du lịch Đưa ra mức giá phù hợp, đáp ứng được cho nhu cầu của người dân địa phương
Tạo ra các hoạt động nhằm giao lưu, trao đổi văn hóa giữa người dân và du khách.
Tạo cơ hội cho người dân tham gia du lịch bằng cách cung cấp sản phẩm du lịch, hoặc kinh doanh, buôn bán gần các điểm du lịch tạo sự liên kết giữa điểm du lịch và người dân địa phương.
3.2.4 Đối với các công ty, đại lý lữ hành
Tăng cường tổ chức các tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, có chất lượng tạo cơ hội tiếp xúc giữa người dân và du khách.
Tư vấn khuyến khích người dân tham gia các hoạt động du lịch, hướng dẫn du khách.
Tham gia tổ chức các chương trình, sự kiện đặc biệt hỗ trợ từ thiện giúp đỡ gia đình khó khăn.
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
3.3.1 Hạn chế của đề tài
Do giới hạn về thời gian và chi phí nên đề tài có phần bị giới hạn về nội dung phân tích Việc chọn cỡ mẫu và lấy mẫu cũng còn nhiều hạn chề do đề tài chỉ tập trung trên địa bàn huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long là chủ yếu vì đây là những nơi chiếm 90% lượng khách du lịch đến tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian thực hiện đề tài không phải là mùa du lịch chính trong năm nên
3.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu tiếp theo có thể bao quát hơn nữa nhận thức của người dân ở những địa điểm du lịch làng nghề, các khu di tích lịch sử.
Có thể tăng số lượng mẫu quan sát nhiều hơn nữa để có thể tăng độ tin cậy cho thang đo.
Dựa trên thực trạng, kết quả nghiên cứu và những ý kiến thảo luận của người dân khi được phỏng vấn, chương 3 đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân tỉnh Vĩnh Long và một số giải pháp giúp các sở ban ngành có liên quan cùng nhau xây dựng, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để có thể phát huy hơn nữa lợi thế du lịch vốn có của tỉnh nhà.