MỤC LỤC
Việc kết hôn của người chuyển giới hiện nay đang là một vấn đề mà xã hội đang quan tâm tới. Trên cơ sở pháp luật, người chuyển giới hoàn toàn được phép kết hôn khi đã thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật. Nhìn chung sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội khi nhắc tới quyền kết hôn của người chuyển giới đã cho thấy đa số sinh viên đã quan tâm và có cái nhìn tích cực về vấn đề này.
Tuy nhiờn, sinh viờn vẫn chưa hiểu rừ được quyền kết hụn của người chuyển đổi giới tính cũng như thủ tục thay đổi hộ tịch theo luật hộ tịch vẫn còn nhiều khó khăn và còn khó khăn liên quan đến vấn đề trước và sau khi kết hôn. Bởi vậy việc đăng ký kết hôn cho người chuyển giới còn nhiều vấn đề đáng chú ý. Đối với thực tế đáng chú ý về đa dạng giới tính ở Việt Nam, cộng đồng chuyển giới không chỉ là những người đã mở lời về mong muốn chuyển đổi, mà còn có những cá nhân đang chờ đợi để có không gian an toàn.
Chính vì vậy, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội là một thế hệ trẻ với lối tư duy vì cộng đồng, luôn cởi mở chấp nhận và hỗ trợ đa chiều, không giới hạn bởi định kiến xã hội, góp phần mở rộng ủng hộ nhu cầu của cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam.
Trong đó có 85 câu trả lời “là người thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam” chiếm 85%, 13 câu trả lời “là những người có giới tính sinh học là nữ nhưng tự cho bản thân là nam, hoặc ngược lại” chiếm 13% và 2 người chọn “là người có hai giới tính” chiếm 2%. Phần lớn mọi người đều trả lời người chuyển đổi giới tính là “Người thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam” đây là một cách hiểu đúng bởi theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, một người được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi người đó đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổigiới tính từ nữ sang nam hoặc ngược lại. Để khảo sát mức độ quan tâm của mọi người về quyền kết hôn của người chuyển đổi giới tính, nhóm chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “ Anh/ Chị đã từng tìm hiểu về quyền kết hôn của người chuyển giới bao giờ chưa” và thu được kết quả như sau: trong số 100 sinh viên trả lời thì có 64 sinh viên (chiếm 64%) chọn đáp án “ đã từng”, tức là có tìm hiểu về quyền kết hôn của người chuyển giới.
Từ số lượng thống kê trên cho thấy, phương tiện truyền thông hàng đầu mà các bạn sinh viên trường đại học Luật Hà Nội lựa chọn là các trang mạng xã hội đang thịnh hành hiện nay như : facebook, zalo, tiktok,..Đây là những phương tiện truyền thông vô cùng phổ biến mà các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận đến vấn đề của những người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, mặc dù có sự nhận thức, vẫn còn một phần sinh viên không chắc chắn hoặc thiếu thông tin đầy đủ về vấn đề này, điều này đề xuất cần có thêm các biện pháp giáo dục và tăng cường thông tin để mở rộng hiểu biết và ý thức về quyền lợi của cộng đồng người chuyển giới. Tiếp đó, nhóm đặt ra câu hỏi: “ Anh/chị nghĩ việc không công nhận quyền kết hôn cho người chuyển đổi giới tính sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân họ?” và thu lại câu trả lời như sau: Có 15 câu trả lời cho rằng “Họ sẽ cảm thấy bị đối xử không công bằng”, 7 câu trả lời “Quan hệ hôn nhân của họ sẽ không được pháp luật bảo vệ khi phát sinh tranh chấp” và 78 câu trả lời “Cả 2 đáp án trên”.
Qua số liệu thống kê trên, ta thấy số lượng sinh viên cho rằng hôn nhân của người chuyển giới “không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới xã hội” và tổng số sinh viên nêu ra các tác động tiêu cực của hôn nhân của người chuyển giới tới xã hội là tương đối ngang nhau, trong đó lựa chọn "tỉ lệ sinh giảm" chiếm phần lớn hơn cả. Sau khi khảo sát kết quả thu được: Có 86 câu trả lời: Cần thiết vì khi ấy người chuyển đổi giới tính sẽ được thay đổi thông tin giới tính trên giấy tờ tùy thân, được đảm bảo các quyền cơ bản của con người và 14 câu trả lời: Không cần thiết vì đã có quy định tại điều 36, 37 Bộ luật Dân sự 2015 thừa nhận quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính. Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Anh chị có thái độ như thế nào đối với hôn nhân của người chuyển đổi giới tính?” thì kết quả nhận được như sau: Số sinh viên trả lời “Ủng hộ” chiếm phần lớn với 75%, số sinh viên trả lời “Không ủng hộ” chiếm một phần rất ít là 5% và một bộ phận nhỏ sinh viên trả lời “Không có thái độ gì”.
Số liệu thu thập được ở trên đã cho thấy hiện nay đa số sinh viên đã có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề kết hôn của người chuyển đổi giới tính bởi họ là thế hệ trẻ luôn sống và thích nghi với những điều tích cực cùng lối sống cộng đồng, họ sẵn sàng chấp nhận và ủng hộ nhu cầu của người chuyển đổi giới tính. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc kết hôn của người chuyển giới chưa công nhận tại Việt Nam, qua việc khảo sát chúng ta có thể thấy phần lớn các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: do vấn đề này chưa được quan tâm rộng rãi tại Việt Nam (60%); do giá trị hôn nhân truyền thống bị phá vỡ, mất đi bản sắc dân tộc truyền thống vốn có (43%); do không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình và duy trì nòi giống (38%). Có thể thấy, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã hướng tới những giá trị nhân văn trong cộng đồng khi tới 77/100 người tham gia khảo sát chọn đáp án “Cả 3 ý kiến trên” chiếm 77% và một số ít đã chọn các đáp án là “Để những người chuyển giới cảm thấy được tôn trọng, được hưởng những quyền lợi như mọi người”, “Để hướng tới 1 xã hội công bằng bình đẳng” và “Để hôn nhân của những người chuyển giới được pháp luật bảo vệ” với tỷ lệ lần lượt là 9%, 8% và 5%.
Đối với câu hỏi “Anh/Chị nghĩ giải pháp nào giúp xóa bỏ những cái nhìn tiêu cực về người chuyển giới và hôn nhân của người chuyển giới?” hầu hết mọi người, đều đề xuất giải pháp "Tuyên truyền giáo dục phổ biến, kêu gọi cộng đồng xã hội đối xử bình đẳng với người chuyển giới qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tạo cơ hội cho những người chuyển giới được chia sẻ, nói lên suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình". Ngoài ra còn một số giải pháp khác như : “Mở nhiều các cuộc hội thảo bàn luận về vấn đề này, đưa ra những cái nhìn tích cực, phản biện các ý kiến mang tính tiêu cực có cái nhìn không tốt"hay “Pháp luật Việt Nam ủng hộ và hợp pháp hóa hôn nhân của người chuyển giới”. Qua các giải pháp được đề xuất cho thấy rằng, đa số các bạn sinh viên trường đại học Luật Hà Nội đều ủng hộ quyền kết hôn của người chuyển giới, không ngừng đề ra những giải pháp hữu hiệu để có thể xóa bỏ những ánh nhìn, suy nghĩ tiêu cực từ xã hội về người chuyển giới cũng như vấn đề kết hôn của người chuyển giới.
Phản hồi của các sinh viên trước câu hỏi "Với tư cách là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, chúng ta nên làm gì để ủng hộ việc công nhận quyền kết hôn cho người chuyển đổi giới tính trong pháp luật Việt Nam?" theo biểu đồ được chia làm 4 thông số khác nhau. Thứ hai, ngoài ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường giáo dục của gia đình thì các phương tiện truyền thông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đại đa số dân chúng hiện nay không thừa nhận sự hiện diện của những người chuyển giới, bởi họ cho rằng những người như vậy không giống như “người bình thường”, là trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.