1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội hiện na

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cùng đó, các vụ việc bắt cóc trẻ gây hoang mang dư luận xã hội, tạo ra tâm lý bất an, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, tiềm ẩ

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIALÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Trang 3

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

A Thông tin sinh viên: tại Biên bản xác định mức độ tham gia và kết quả

tham gia làm bài tập nhóm.

B Nội dung công việcI Ngày 02/10/2023

1 Mục đích: Tìm hiểu và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát.2 Nội dung công việc: Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm

tìm hiểu, soạn 3 – 5 câu hỏi khảo sát về vấn đề phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, hạn nộp 05/10/2023.

3 Kết quả: Mỗi thành viên trong nhóm đều nộp đúng hạn, đủ số lượng, đáp

ứng được yêu cầu đề ra: đúng nội dung và đúng mục đích Nhóm trưởng tổng hợp tạo bảng câu hỏi lần 1.

II Ngày 8/10/2023

1 Mục đích: Tổng hợp, hoàn thành bảng câu hỏi lần 2 sau khi được tư vấn và

xuất phiếu khảo sát.

2 Yêu cầu: Mỗi thành viên phải tìm và gửi phiếu khảo sát cho tối thiểu là 10

người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, thời hạn từ 20h ngày 08/10/2023 đến

Mục đích: Tổng hợp số phiếu, kiểm tra phiếu hợp lệ, không hợp lệ - Những người kiểm phiếu: Thùy Anh, Tùng

- Thời gian: 22h ngày 09/10/2023

Kết quả: Thu về được 100 phiếu (100 phiếu hợp lệ, 0 phiếu không hợp lệ)

2.2 Phân công làm báo cáo

Trang 4

STTMSSVHọ và tênCông việc được giao

Too long to read on your phone?

Save to read later on your computerSave to a Studylist

Trang 5

C Đề xuất điểm số cho mỗi thành viên: tại mục 2.2 Phần II mục B

Trang 6

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

1 Lý do lựa chọn đề tài 2

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

3 Giả thuyết nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Chọn mẫu điều tra 4

II NỘI DUNG 4

1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nhận thức và thực hiện phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em 4

1.1 Các khái niệm liên quan 4

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến trẻ em và tội phạm bắt cóc trẻ em 51.2 Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống bắt cóc trẻ em 5

2 Thực trạng nhận thức về pháp luật liên quan đến tội phạm bắt cóc trẻ em và việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội 7

3 Nguyên nhân dẫn tới thực trạng bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phốHà Nội hiện nay 13

4 Giải pháp phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 15

4.1 Các công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 15

4.2 Các giải pháp phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em được kiến nghị 21

III KẾT LUẬN 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 7

I.MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu để bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nước Tuy nhiên tại Hà Nội, thực trạng song song với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt là sự gia tăng tỉ lệ tội phạm nói chung và tội phạm bắt cóc trẻ em nói riêng.

Theo thống kê của Công an thành phố, số vụ bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, với nhiều động cơ và mục đích khác nhau của các đối tượng phạm tội Vấn nạn bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề, kẻ thực hiện hành vi này xâm hại hoặc đe dọa, uy hiếp sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của trẻ em bị bắt cóc Đồng thời, gây hoang mang, sợ hãi, đau khổ cho gia đình nạn nhân, gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất, tâm lý của trẻ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, tâm lý của trẻ em Cùng đó, các vụ việc bắt cóc trẻ gây hoang mang dư luận xã hội, tạo ra tâm lý bất an, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, pháp luật của Nhà nước.

Trước tình hình đó, chính quyền địa phương triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em một cách tích cực nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn đấu tranh chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố, nhưng nhìn chung công tác phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em còn chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả tại địa phương Nhận thức rõ vấn đề này cũng như để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của trẻ em, bảo đảm an ninh xã hội, nhóm 01 xin lựa chọn đề tài “Phòng,

Trang 8

chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” làm

đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng nhận thức pháp luật và thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; đồng thời làm rõ nguyên nhân để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, bài viết thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, đánh giá thực trạng nhận thức về pháp luật liên quan đến tội phạm bắt cóc trẻ em và việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hai là, xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

Ba là, dự đoán những tác động của các công tác phòng, chống vấn nạn bắt cóc trẻ em đã và đang được thực hiện bởi tổ chức xã hội ở địa phương, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp tăng cường phòng chống hành vi bắt cóc trẻ em tại Hà Nội.

3 Giả thuyết nghiên cứu

- Phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em bằng biện pháp tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em ở địa phương sẽ kịp thời uốn nắn, ngăn chặn suy nghĩ và hành động tiêu cực có liên quan đến hành vi bắt cóc trẻ em - Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em là góp

phần thúc đẩy xã hội trở nên lớn mạnh và văn minh hơn

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

- Phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

- Phương pháp thu thập thông tin: Anket

- Đối tượng của khảo sát trên: người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội - Hình thức khảo sát: khảo sát online thông qua phiếu khảo sát được thiết

lập qua ứng dụng Google Form.

5 Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên

- Những người tham gia trả lời bảng hỏi: người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu

- Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu (100 phiếu đều hợp lệ )

- Cách xử lý thông tin thu được: Ý kiến phản hồi được thu thập online được tổng hợp, sau đó tính toán, xác định tỉ lệ câu trả lời, trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ số liệu để làm báo cáo.

II NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nhận thức và thực hiện phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em

1.1 Các khái niệm liên quan

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, là người có vị thế, vai trò xã hội khác với

người trường thành Trẻ em là người chưa đạt đến sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần để được coi là người lớn Vì vậy, trẻ em cần được xã hội quan tâm một cách đặc biệt, có quyền được bảo vệ, tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Quyền trẻ em chính là quyền con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em Đó là những đặc quyền tự nhiên của trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện.

Trang 10

Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không những được hưởng các quyền mà còn trở thành chủ thể của chính các quyền đó.

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của

Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra

Chống tội phạm hay đấu tranh chống tội phạm là hoạt động trấn áp

tội phạm cụ thể đã xảy ra Hoạt động này không chỉ ngăn chặn không cho chủ thể tiếp tục phạm tội mà còn có giá trị răn đe, giáo dục chung và qua đó tác động nhất định đến nguyên nhân của tội phạm nên cũng có giá trị phòng ngừa tội phạm Ở khía cạnh này có thể coi chống tội phạm là hoạt động đặc biệt của phòng ngừa tội phạm Chống tội phạm được thực hiện cũng có mục đích là phòng ngừa tội phạm vì cũng hướng tới môi trường và hướng tới con người theo hướng tích cực.

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến trẻ em và tội phạm bắt cóc trẻ em

- Luật Trẻ em 2016.

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

- Nghị định thư về việc Ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc.

- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành - Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.

1.2 Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống bắt cóc trẻ em

Trang 11

Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, trong năm 2023, đã có 12 vụ bắt cóc trẻ em xảy ra, trong đó có 3 vụ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, 4 vụ nhằm mục đích bán sang nước ngoài và 5 vụ chưa rõ mục đích¹ Các đối tượng thực hiện vụ án thường là những người không có công ăn việc làm, có tiền án tiền sự hoặc có liên quan đến các băng nhóm tội phạm Họ thường lợi dụng sơ hở của các em nhỏ khi đi học, đi chơi hoặc ở nhà một mình để bắt cóc và mang đi nơi khác² Mặc dù số vụ bắt cóc trẻ em không nhiều, tuy nhiên, tính chất các vụ việc ngày càng nghiêm trọng hơn với số lượng tiền chuộc được yêu cầu lên tới hàng tỷ đồng Ngoài ra, nguy cơ tiềm ẩn tội phạm bắt cóc trẻ em có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới Hơn nữa người phạm tội này không chỉ chuẩn bị kỹ càng các biện pháp để che giấu tung tích, mà còn dùng các biện pháp uy hiếp, ép buộc để chiếm đoạt tài sản của gia đình nạn nhân; không quan tâm đến sự an toàn của các em nhỏ, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý của các em ⁵

Vì vậy, trước tình hình này, Công an TP Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm bắt cóc trẻ em Các lực lượng chức năng đã tăng cường tuần tra kiểm soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra vụ án, như các khu công viên, khu dân cư, khu công nghiệp Công an TP Hà Nội cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan để nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa cho các em nhỏ và gia đình Bên cạnh đó, Công an TP Hà Nội cũng đã xử lý nghiêm các đối tượng gây án, đưa ra các bằng chứng và minh chứng để tuyên truyền, giáo dục và răn đe tội phạm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ em, không chỉ cần sự nỗ lực của cơ quan chức năng, mà còn cần sự quan tâm, hợp tác và chia sẻ của cộng đồng Tội phạm bắt cóc trẻ em là một vấn nạn xã hội nghiêm trọng, trước thực trạng đó, tầm quan trọng của việc phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội càng được chú trọng hơn bao giờ hết Cùng với đó, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật về tội phạm bắt cóc trẻ em, đưa ra các giải pháp phòng chống tối ưu không chỉ kịp thời nhắc nhở người dân chấp hành pháp luật

Trang 12

một cách tự giác và có hiệu quả mà còn giúp cho bản thân mỗi người có nguồn kiến thức, kỹ năng vững vàng để có thể xử lý khi gặp phải các tình huống liên quan đến tội phạm bắt cóc trẻ em Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, gia đình và cộng đồng chính là bảo vệ quyền và lợi ích của các em nhỏ trong xã hội ngày nay.

2 Thực trạng nhận thức về pháp luật liên quan đến tội phạm bắt cóc trẻ em và việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong phần này, nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu thực trạng nhận thức và hiểu biết về pháp luật liên quan đến tội phạm bắt cóc trẻ em của người dân, việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay thông qua phiếu khảo sát Tổng quan kết quả điều tra cho thấy, trong số 100 người tham gia trả lời có 55% là nữ và 45% là nam Cụ thể đối với độ tuổi: có 4% người dưới 18 tuổi, 94% người từ 18 tuổi đến 30 tuổi, 2% người từ 31 tuổi đến 50 tuổi.

Trước hết, để khảo sát về mức độ hiểu biết của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội về các văn bản pháp luật quy định về tội phạm bắt cóc trẻ em, nhóm chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Anh/chị biết đến quy định về tội phạm bắt cóc trẻ em ở nước ta được thể hiện trong (các) văn bản quy phạm pháp luật nào?” và thu lại được kết quả được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Trang 13

Biểu đồ 2 Mức độ hiểu biết của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội về các văn bản pháp luật quy định về tội phạm bắt cóc trẻ em Từ số liệu thống kê trên cho thấy, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 là văn bản pháp luật được nhiều người biết đến nhất với tỉ lệ 56% Bên cạnh đó Luật trẻ em 2016 cũng được gần nửa số người dân tham gia khảo sát biết đến với tỉ lệ 48% số phiếu đã thu về Điều này cho thấy, người dân thành phố Hà Nội đã bắt đầu có ý thức tìm hiểu các văn bản pháp luật quy định về tội phạm bắt cóc trẻ em Tuy nhiên, vẫn có tới 35% người dân không biết đến quy định về tội phạm bắt cóc trẻ em ở nước ta được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật nào Từ số liệu trên cho thấy việc nắm bắt được các nội dung pháp luật của người dân vẫn chưa được tốt, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về tội phạm bắt cóc trẻ em tới người dân vẫn chưa nhiều, vẫn chưa được hiệu quả và phổ biến rộng rãi.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong các tội danh đó là: tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội mua bán người dưới 16 tuổi và tội bắt cóc con tin Dựa trên những văn bản pháp luật hiện hành quy định về tội phạm bắt cóc trẻ em, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi để khảo sát ý kiến, đánh giá cách nhìn nhận người dân về hình thức xử phạt thích đáng cho người phạm tội bắt cóc trẻ em và thu về kết quả như sau:

Trang 14

Biểu đồ 2 Ý kiến của người dân thành phố Hà Nội về hình thức xử phạt cho người phạm tội bắt cóc trẻ em

Theo quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015, đối tượng phạm tội bắt cóc sẽ bị phạt tù thấp nhất 02 năm và cao nhất là tù chung thân (tùy thuộc vào tính nguy hiểm của tội phạm) Đây cũng là đáp án được khảo sát cho ra tới 92% tỉ lệ lựa chọn, cho thấy người dân cũng đã tiếp cận nhiều hơn với các quy định của pháp luật hiện hành, qua đó cũng chứng tỏ tính hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành phù hợp với quan điểm và nhận thức của người dân Ngoài ra, những quy định về hình phạt bổ sung như phạt tiền, phạt quản chế, cấm cư trú, tịch thu tài sản cũng đã được một vài bộ phận người khảo sát chọn lựa, tuy nhiên đều không quá 30% Đặc biệt, không có quy định nào trong tội bắt cóc có nhắc đến tử hình, nhưng vẫn có 14% lựa chọn hình phạt này, như vậy còn một số ít suy nghĩ của người khảo sát chưa phù hợp với tư tưởng của các nhà làm luật Trong tiềm thức của họ, bắt cóc trẻ em là một tội đặc biệt nghiêm trọng, mà đối với họ thì có lẽ tử hình mới là một hình thức xử phạt thỏa đáng.

Trang 15

Trong năm 2023, đã có nhiều vụ bắt cóc trẻ em diễn ra gây rúng động dư luận, được nhà nước, các phương tiện báo chí truyền thông hết sức quan tâm và cập nhật thông tin liên tục Vì vậy, nhóm chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về việc nắm bắt thông tin của người dân thành phố Hà Nội đối với các vụ bắt cóc trẻ em gần đây, và nhận được kết quả như bảng số liệu sau:

Biểu đồ 2 Việc nắm bắt thông tin về các vụ bắt cóc trẻ em gần đây của người dân thành phố Hà Nội

Theo khảo sát, phần đông mọi người đều biết và quan tâm đến các vụ bắt cóc trẻ em gần đây, đặc biệt là vụ bắt cóc cháu bé 2 tuổi nhằm tống tiền ở Gia Lâm, Hà Nội, khi mà đối tượng gây án đã bắt cóc và sát hại nạn nhân là trẻ em với động cơ là chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người lựa chọn trả lời khảo sát là họ không biết các vụ bắt cóc trẻ em nào gần đây, điều này chứng tỏ rằng, mặc dù những vụ bắt cóc trẻ em gần đây rất gây bức xúc dư luận, vấn nạn bắt cóc trẻ em đang rất được xã hội chú ý và quan tâm thì một bộ phận nhỏ người dân thành phố Hà Nội lại không quan tâm hoặc không nắm bắt, cập nhật được các thông tin liên quan.

Trang 16

Tiếp đến, nhóm chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Mức độ quan tâm của anh/chị đối với công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?” và nhận được kết quả thể hiện qua biểu đồ tròn dưới đây:

Biểu đồ 2 Mức độ quan tâm của người dân đối với công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy một điều đáng mừng là hầu hết người dân đều có thái độ quan tâm đến rất quan tâm tới việc phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em, còn lại một nhóm nhỏ khoảng 13% ít quan tâm và không quan tâm đến vấn nạn này Qua đó, thì công tác phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em vẫn còn chưa hoàn toàn được mọi người thực sự quan tâm, để ý triệt để.

Tiếp theo, chúng tôi đưa ra câu hỏi nhằm thu thập ý kiến mọi người về những đối tượng trẻ em mà thường bị nhắm đến bởi những đối tượng có ý định bắt cóc thông qua câu hỏi: “Anh/chị thấy các đối tượng có ý định bắt cóc trẻ em thường nhắm vào những đối tượng trẻ em nào?”, kết quả như sau:

Trang 17

Biểu đồ 2 Khảo sát đối tượng trẻ em thường bị đối tượng có ý định bắt cóc nhắm vào

Với tỉ lệ người chọn trung bình khoảng 70%, những đối tượng trẻ em như: trẻ em tự đi học, trẻ em là con nhà có điều kiện, trẻ em hay chơi lang thang không có người lớn theo cùng được cho là những sự lựa chọn ưu tiên được nhắm đến của đối tượng có ý định bắt cóc Còn lại, trẻ em bị lạc đường và trẻ em có hoàn cảnh cơ nhỡ là 2 đối tượng tiếp theo cũng được coi là có khả năng khá cao bị nhắm tới (khoảng 30%) Ngoài ra, trẻ em hay đi bụi, những đứa trẻ thích công việc nhẹ lương cao là một ý kiến khác được đưa ra khi đề cập tới vấn đề này.

Ngoài vấn đề đối tượng trẻ em nào là mục tiêu có khả năng cao bị nhắm đến, thì các địa điểm mà những kẻ phạm tội bắt cóc thường lựa chọn để thuận tiện thực hiện hành vi của mình cũng là một vấn đề rất cần được quan tâm và nhắc đến, vì vậy chúng tôi đã đưa ra câu hỏi lấy ý kiến người dân thành phố Hà Nội về những địa điểm như vậy và nhận được kết quả thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Trang 18

Biểu đồ 2 Các địa điểm được cho là có khả năng cao là nơi mà các đối tượng phạm tội thường lựa chọn để thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em Qua biểu đồ, ta có thể thấy được tới 91% số người khảo sát tin rằng khu vực vắng vẻ là nơi lý tưởng để thực hiện hành vi phạm pháp này Theo sau là địa điểm vui chơi công cộng chiếm tỉ lệ lựa chọn cao, cho thấy rằng các đối tượng bắt cóc trẻ em cũng thường lợi dụng sự náo nhiệt của địa điểm công cộng, sự lơ đãng, không để ý đến con trẻ của phụ huynh để thực hiện hành vi phạm tội Còn lại, những địa điểm như khu dân cư, trường học, bệnh viện hay chính tại nơi ở của gia đình cũng là những địa điểm có khả năng khá cao mà trẻ em có thể bị bắt cóc Như vậy, những khu vực vắng vẻ, ít người qua lại, sinh sống và phần lớn những địa điểm công cộng thiếu đi sự quan sát của người lớn được mọi người cho rằng người phạm tội sẽ lựa chọn để thực hiện hành vi phạm pháp của mình.

Cuối cùng, nhóm chúng tôi đã thu thập ý kiến của người dân về công tác phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội của cơ quan chức năng nhằm đánh giá một cách khách quan, và nhận được kết quả như sau:

Trang 19

Biểu đồ 2 Đánh giá về công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em của cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chiếm phần lớn trong biểu đồ là sự đánh giá khá tốt, tốt, rất tốt với gần 70% đối với công tác phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em của các cơ quan chức năng Tuy nhiên, cũng có tới 31% lựa chọn không tốt đã chứng tỏ rằng còn nhiều người chưa đánh giá cao công tác phòng chống của các cơ quan chức năng tại Hà Nội, dễ dàng thấy được qua việc địa bàn Hà Nội chưa kiểm soát, kịp thời ngăn chặn được người có ý định phạm tội và các vụ việc bắt cóc thương tâm thực tế gần đây diễn ra, gây hoang mang dư luận Vì vậy, đây cũng là lời cảnh báo để các cơ quan chức năng cần cải thiện hơn nữa khả năng phòng chống tội phạm bắt cóc, đảm bảo an toàn và sự tin tưởng tuyệt đối của người dân.

Trang 20

3 Nguyên nhân dẫn tới thực trạng bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Qua khảo sát, nhóm thấy rằng thực trạng bắt cóc trẻ em đang là một vấn đề nóng hổi được người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hết sức quan tâm Vì vậy, để tìm hiểu nguyên nhân do đâu khiến cho ngày càng nhiều đối tượng có ý định hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội bắt cóc trẻ em, nhóm chúng tôi tiếp tục thực hiện khảo sát lấy ý kiến của người dân và nhận được kết quả như

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân chính khiến các đối tượng phạm tội thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em

Quan sát biểu đồ trên, trong đó hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho rằng nguyên nhân chính là do các đối tượng muốn đòi tiền chuộc, tống tiền gia đình nạn nhân Bên cạnh đó, khoảng một phần tư nhóm tham gia khảo sát cho rằng đối tượng bắt cóc trẻ em nhằm bán ra nước ngoài lấy tiền Như vậy, khảo sát đang chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em là vì kiếm tiền Trên thực tế, có nhiều đối tượng vì túng thiếu tiền bạc nên đã làm liều với mục đích kiếm tiền nhanh chóng mà bất chấp để lại những hệ lụy đau lòng cho cả đối tượng, trẻ em bị bắt cóc và gia đình nạn nhân Theo TS Đoàn Văn Báu - Vụ Trưởng Vụ Lý luận Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, trao đổi với Phóng viên tạp chí Pháp lý: “Bắt cóc trẻ

Trang 21

em ở Việt Nam không phải là hiếm, địa bàn Hà Nội xảy ra 2 vụ vừa rồi là các đối tượng rất manh động Những vụ việc liên tiếp xảy ra một là do động cơ cá nhân, nhưng mà hai cũng là do ảnh hưởng của cơ chế “ám thị xã hội” Tức là xảy ra những vụ bắt cóc như vậy, rất nhiều thông tin đăng tải, khi một người gặp tình trạng túng quẫn thì họ bị ám thị.” Ví dụ, trong vụ bắt cóc, sát hại cháu bé 21 tháng tuổi, cô giúp việc này có thể đã xem vụ bắt cóc tống tiền trước đây, đã bị ảnh hưởng, khi thấy mình có hoàn cảnh, điều kiện thực hiện hành vi bắt cóc tương tự thì đã thực hiện hành vi.

Khi các đối tượng ngày càng trở nên manh động và thủ đoạn tinh vi hơn, công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em càng phải đẩy mạnh và quyết liệt hơn Theo kết quả khảo sát, một nhóm người tham gia khảo sát cho rằng công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em hiện nay còn kém hiệu quả bởi một số nguyên nhân được thống kê trong biểu đồ cột dưới đây:

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn đến công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội còn kém hiệu quả

Theo biểu đồ, hầu hết mọi người đồng ý rằng nguyên nhân khiến công tác phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em còn kém hiệu quả là do “thủ đoạn của các đối tượng ngày càng khó lường và tinh vi hơn” cùng với việc “phụ huynh chưa nâng cao cảnh giác và trang bị kỹ năng phòng chống tội phạm bắt cóc cho con em mình” Sự chủ quan, lơ đãng, bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ hay thầy cô giáo trong việc trông coi trẻ thể hiện ở việc nhiều cha mẹ “sính” con, khoe con trên mạng xã hội, hoặc cho con đeo những đồ trang sức đắt tiền ra

Trang 22

đường, tạo cơ hội để kẻ có ý định phạm tội để ý và tìm cách bắt cóc trẻ để tống tiền Với những thủ đoạn tinh vi, khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, đối tượng tìm cách tiếp cận, dụ dỗ trẻ đi theo Chúng có thể giả danh người nhà của trẻ hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS… hoặc đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh;hay thậm chí bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân Hiện nay, nhiều đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội như facebook, zalo… để làm quen, rủ rê trẻ đi chơi, xem phim với chúng để bắt cóc… Các vụ bắt cóc gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội như những hồi chuông cảnh tỉnh các bậc cha mẹ cần nâng cao cảnh giác, chú ý nhiều hơn đến sự an toàn của con mình để các đối tượng không có cơ hội hành động.

Ngoài ra, các nguyên nhân như “Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa tội phạm bắt cóc còn rời rạc, chưa thống nhất” và “Ý thức chấp hành, thực thi pháp luật về phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm” chiếm tới gần 50% lựa chọn của tổng số người tham khảo sát, cho thấy vai trò của các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng cũng rất quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay Việc nhận thức đúng đắn nguyên nhân dẫn đến công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội còn kém hiệu quả sẽ giúp các cơ quan, tổ chức khắc phục những yếu kém, đưa ra những biện pháp phòng ngừa quyết liệt hơn, tác động mạnh mẽ hơn đến nhận thức của người dân giúp sớm phát hiện, ngăn chặn các vụ việc bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố.

Trang 23

4 Giải pháp phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

4.1 Các công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Hành vi bắt cóc trẻ em đang diễn biến khó lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất liều lĩnh, táo tợn Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan chức năng, các gia đình cần nâng cao tinh thần cảnh giác, có giải pháp mạnh tay bảo vệ con em mình nói riêng và trẻ em cộng đồng nói chung Để hiểu rõ hơn về các giải pháp đã và đang được áp dụng tại thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em, nhóm chúng tôi đã khảo sát về thực trạng tổ chức, thực hiện các hoạt động xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, bảo vệ trẻ em khỏi bắt cóc thông qua câu hỏi: “Địa phương nơi anh/chị sinh sống có thường tổ chức, thực hiện các hoạt động xã hội nhằm nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em và bảo vệ trẻ em khỏi bắt cóc hay không?” và nhận được kết quả như biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện tần suất tổ chức, thực hiện các hoạt động xã hội của địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức của

người dân trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em và bảo vệ trẻ em khỏi bắt cóc

Có thể thấy, theo như biểu đồ, có đến 70% người dân tham gia khảo sát cho rằng địa phương nơi họ sinh sống không thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân về quá trình thực hiện

Trang 24

pháp luật về phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em và bảo vệ trẻ em Như vậy, vẫn còn rất nhiều nơi chưa hề chú tâm vào việc nâng cao nhận thức pháp luật người dân như một biện pháp giảm thiểu vấn nạn này Tuy nhiên vẫn có gần ⅓ số người dân tham gia khảo sát cho rằng địa phương họ sinh sống có tổ chức các hoạt động xã hội theo mức độ thường xuyên đến rất thường xuyên, đây được xem là dấu hiệu đáng mừng trong việc triển khai công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em tại Hà Nội.

Tiếp theo để khảo sát các công tác chính được thực hiện để phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em, nhóm chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh/chị thấy công tác nào chủ yếu được thực hiện để phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay?” và thu về kết quả như sau:

Biểu đồ 4.1 Công tác chủ yếu được thực hiện để phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Theo biểu đồ trên, hơn ¾ mọi người cho rằng chúng ta nên đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức cho con trẻ như công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em và nâng cao các kỹ năng tránh xa người lạ cho trẻ Không những thế gần 20% người dân tham gia khảo sát cũng ưu tiên và quan tâm đến việc xây dựng những nơi vui chơi phát triển đồng thời đảm bảo trẻ được an toàn.

Để công tác phòng chống tội phạm bắt cóc trẻ em của các trên địa bàn thành phố Hà Nội được chấp hành tốt và mang lại hiệu quả cao, thì không chỉ các cơ quan chức năng cần làm tốt nhiệm vụ của mình, mà người dân cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, để

Trang 25

từ đó họ sẽ có ý thức hơn và tự giác hơn trong việc phòng ngừa tội phạm bắt cóc, giữ gìn, đảm bảo sự an toàn cho con trẻ Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của người dân mà những tác động của việc đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quyền trẻ em đến việc phòng, chống tội phạm bắt cóc trên địa bàn địa phương, và nhận được kết quả như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.1 Sự tác động của việc đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đến

công tác phòng, chống tội phạm bắt cóc trẻ em

Theo như biểu đồ khảo sát trên, ta rõ ràng thấy được biện pháp xã hội chỉ có thể nhằm nâng cao ý thức của các bậc phụ huynh chưa thể ngăn chặn hoàn toàn các vụ bắt cóc trẻ em đang diễn ra ở thời điểm hiện tại và tương lai Nhưng những biện pháp cũng thúc đẩy nhận thức của trẻ em tới hành vi bắt cóc và khiến xã hội quan tâm nhiều hơn để ngăn chặn những hành vi xấu có thể xảy ra Và từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân khiến cho các hành vi bắt cóc trẻ em còn rất ít tầm 20% nhưng tỉ lệ này vẫn được cho là lớn trong

cộng đồng và cần được giảm thiểu nhiều hơn

Mỗi năm, có hàng nghìn trẻ em bị bắt cóc trên khắp thế giới Những kẻ bắt cóc là người rất giỏi về nắm bắt tâm lý, chúng có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ, rồi sau sẽ lợi dụng bọn trẻ Do đó các giải pháp phòng chống tình trạng bắt cóc trẻ em ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu, vì vậy chúng tôi đã khảo sát lấy ý kiến người dân về các phương pháp thường được phụ huynh áp dụng để giúp trẻ em ứng phó với kẻ có thể phạm tội bắt cóc,

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w