1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập nhómmôn xây dựng lập luận pháp lý vàviết trong hành nghề luật

23 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích án lệ số 47/2021/AL theo các yêu cầu
Tác giả Lê Đức Huy, Hà Huyền Trang, Trần Đức Bình, Quách Thái Anh, Hà Tuấn Khải, Trần Thị Thủy Vi, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phan Phương Linh, Nông Lưu Bảo Trân, Trần Văn Đức Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án thể hiện quan điểm của tòa về việc giải quyết vụ án 1 điểm;c.. Xác định và phân tích các lý lẽ luận cứ cho từng luận điểm đó tr

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM MÔN: XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHÁP LÝ VÀ VIẾT TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT

Đề 01: Phân tích án lệ số 47/2021/AL theo các yêu cầu sau:

a Xác định Tòa án đã sử dụng loại lập luận nào: theo logic hìnhthức hay đời thường (1 điểm);

b Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án (thể hiện quan điểm của tòa về việc giải quyết vụ án) (1 điểm);

c Xác định và phân tích các lý lẽ (luận cứ) cho từng luận điểm

đó trong phánquyết của Tòa án (chú ý đến việc tìm và phê phán những

lý lẽ thể hiện lỗi ngụy biện) (2 điểm);

d Xác định những nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định độ tin cậy của các

lý lẽ nêu trên (2 điểm);

e Xác định các phương pháp tư duy được Hội đồng xét xử dụng để xây dựng lập luận cho phán quyết của mình (2 điểm)

LỚP: N01-TL1 NHÓM 03

Hà Nội – 2023

BỘ TƯ PHÁP

Trang 2

Đề tài số 01: Phân tích Án lệ số 47/2021/AL theo yêu cầu.

Thông tin thành viên:

1 Lê Đức Huy MSSV: 471119 Thành viên

2 Hà Huyền Trang MSSV: 471125 Thành viên

3 Trần Đức Bình MSSV: 471126 Thành viên

4 Quách Thái Anh MSSV: 471128 Thành viên

5 Hà Tuấn Khải MSSV: 471146 Thành viên

6 Trần Thị Thủy Vi MSSV: 471147 Trưởng nhóm

7 Nguyễn Thị Thảo Nguyên MSSV: 471153 Thành viên

8 Phan Phương Linh MSSV: 471158 Thành viên

9 Nông Lưu Bảo Trân MSSV: 471161 Thành viên

10 Trần Văn Đức Anh MSSV: 471166 Thành viên

Trang 3

Xác định mức độ và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài

tập nhóm như sau:

STT Họ và tên Công việcthực hiện

Tiến độ thựchiện(đúng hạn) Mức độ hoàn thành

Họp nhóm

Kết luậnXếp loại1

Có KhôngKhông tốt TrungBình Tốt gia đầyTham

đủ

Tíchcựcsôi nổi

Đónggópnhiều ýtưởng

8 Phan PhươngLinh

9 Nông Lưu BảoTrân

10 Trần Văn Đức

Anh

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2023

Nhóm trưởng(ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….5

NỘI DUNG……….6

1 Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý… 6

1.1 Lập luận pháp lý……….6

1.2 Phương pháp lập luận pháp lý……… 6

2 Tóm tắt nội dung Án lệ số số 47/2021/AL về “Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại”………8

3 Xác định các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử Án lệ số số 47/2021/AL………… 8

3.1 Xác định lập luận Toà án……… 8

3.2 Xác định luận điểm trong lập luận Toà án……… 9

3.3 Xác định và phân tích các luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án……… 10

3.4 Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp……… 13

3.5 Xác định PP tư duy hội đồng xét xử………13

3.5.1 Phương pháp IRAC……… 14

3.5.2 Phương pháp tam đoạn luận………15

KẾT LUẬN……… 16

PHỤ LỤC ÁN LỆ SỐ 47/2021/AL……….17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 21

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

Ngày nay, số lượng các vụ án hình sự đang không ngừng tăng lên Điềuđáng lo ngại hơn, mức độ vi phạm và tính phức tạp của chúng đang ngày càngcao, gây nguy cơ nghiêm trọng đến xã hội Khi tiến hành nghiên cứu các vụ ánhình sự - một công việc đòi hỏi sự đặc biệt của người thẩm phán - họ phải dànhthời gian để xem xét kỹ lưỡng từng bản án và vụ án có liên quan Đồng thời,người thẩm phán cũng cần có kiến thức pháp luật và xã hội vững và sâu rộng

Để đưa ra những quyết định chính xác, công bằng và tuân thủ quy định phápluật cũng như lý thuyết lập luận, Tòa án và Hội đồng xét xử cần áp dụng nhiềuphương pháp lập luận pháp lý và tư duy khác nhau

Trong lĩnh vực các vụ án hình sự, ranh giới giữa tội phạm gây thương tích

và tội phạm giết người thường rất mỏng manh Điều này tạo ra thách thức lớntrong việc đưa ra quyết định của Tòa án và Hội đồng xét xử Trong tuyển tập 63

Án lệ ở Việt Nam hiện nay, Án lệ số 47/2021/AL đã đóng góp một phần quantrọng trong việc đưa ra quyết định của Tòa án và Hội đồng xét xử Để làm rõvấn đề này, Nhóm 03 xin đi vào tìm hiểu các lập luận, phương pháp lập luậnpháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử về Án lệ số47/2021/AL về “Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khínguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại”

Trang 6

lý như: Ngôn ngữ chuyên ngành luật, đơn nghĩa, nghĩa đen, cụ thể, rõ ràng,ngắn gọn, có tính đo lường được, có tính logic, chặt chẽ, ngôn ngữ chính thống

và thuần Việt Cấu trúc của lập luận pháp lý gồm: Luận điểm, Luận cứ, Luậnchứng

+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm của người hành nghề luật dướidạng khẳng định hoặc phủ định một vấn đề pháp lý Luận điểm có thể là một hệthống gồm luận điểm lớn (chính) và các luận điểm nhỏ (bổ sung)

+ Luận cứ: Là các lý lẽ để hỗ trợ, luận giải cho quan điểm của người hànhnghề luật Luận cứ được xây dựng dựa trên quy định của Pháp luật, án lệ, tập

Trang 7

quán, đạo đức, đường lối, chính sách, lý luận pháp luật, tri thức từ các khoa họckhác có liên quan,…

+ Luận chứng: Là bằng chứng, minh họa cho các lý lẽ; khẳng định tính tincậy của các lý lẽ Luận chứng là các chứng cứ pháp lý (lời khai, nhân chứng,vật chứng), kết luận giám định

1.2 Phương pháp lập luận pháp lý

Phương pháp lập luận pháp lý là những cách thức sắp xếp, tổ chức luậnđiểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh những vấn đề pháp lý, từ đó thuyếtphục các chủ thể trong những quan hệ pháp lý

Có 3 nhóm phương pháp lập luận pháp lý:

- Nhóm phương pháp suy luận logic (lập luận dựa trên luật là chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau

+ Phương pháp diễn dịch: Đi từ cái chung đến cái riêng

+ Phương pháp tam đoạn luận: Gồm Tiền đề lớn (Quy phạm pháp luật,quy tắc pháp lý); Tiền đề nhỏ (Những vụ án, vụ việc cụ thể thỏa mãn các điềukiện, dấu hiệu được phản ánh trong quy phạm, quy tắc) và Kết luận (Quyếtđịnh pháp lý, hậu quả pháp lý)

+ Phương pháp IRAC: Gồm xác định vấn đề pháp lý, tìm luật có liênquan, phân tích vận dụng luật vào tình huống, đưa ra kết luận

+ Phương pháp quy nạp: Đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luậnchung

Trang 8

+ Phương pháp suy luận đối nghịch: Suy luận để áp dụng giải pháp ngượclại với giải pháp mà nhà làm luật đã dự liệu và cũng không trái phápluật + Phương pháp suy luận tất nhiên: Lập luận đi từ cái chắc chắn hơn (mệnh

đề đúng đắn hoặc mệnh đề mạnh), từ đó củng cố tính xác thực của cái ít chắcchắn hơn (mệnh đề yếu)

+ Phương pháp suy luận phản chứng: Lập luận bác bỏ một nhận địnhkhông có căn cứ bằng việc chỉ ra sự vô lý của nhận định đó thông qua một suyluận khác

- Nhóm phương pháp suy luận thực tế (lập luận dựa trên những vấn

đề của thực tiễn đời sống, xã hội) bao gồm các phương pháp sau:

+ Lập luận dựa trên chính sách

+ Lập luận dựa trên đạo đức

+ Lập luận dựa trên lợi ích xã hội

+ Lập luận dựa trên tác động kinh tế

- Nhóm phương pháp so sánh tương đồng và tương phản (lập luận dựa trên sự kiện, tình tiết là chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau:

+ So sánh tương đồng: Những vụ việc có tình tiết giống nhau

+ So sánh tương phản: Những vụ việc có tình tiết khác nhau

2 Tóm tắt nội dung Án lệ số số 47/2021/AL về “Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại”

Trang 9

Khoảng 19 giờ ngày 09/12/2013, Nguyễn Đình Đ đến nhà anh Hà Đăng Htại thôn L, xã T, huyện C, thành phố Hà Nội ăn cơm, uống rượu cùng một sốngười khác trong đó có Đặng Hùng T và Phùng Xuân S Trong lúc ăn uống, S

và T có lời qua tiếng lại với nhau, sau đó nảy sinh mâu thuẫn Lúc này, các anhCao Văn C và Dương Văn T1 đi xe máy đến, anh T1 dừng xe lấy thuốc lá rahút, anh C nói với S: “Nó là cháu tao đấy, mày đánh nó tao còn chưa nói đâu”

Đ can ngăn, đẩy T và S vào trong nhà anh H

Đ thấy anh C nói với S như vậy nên bực tức vào trong sân nhà anh H lấymột con dao nhọn rồi đi ra bờ đê chỗ anh C và anh T1 đang đứng Đ nói: “Cácông thích đánh nhau lắm à mà đổ thêm dầu vào lửa”, C nói: “Tao thích đánhnhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo” Đcầm dao chỉ vào mặt anh C nói: “Mày thích đánh nhau à?” rồi đâm một nhátvào bụng anh C Anh C bỏ chạy, còn T1 bị anh Đ đâm 3 nhát dao

Anh Cao Văn C bỏ chạy được một đoạn thì vào nhà anh H lấy một chiếccuốc quay lại thì gặp S Anh C giơ cán cuốc định đánh thì S bỏ chạy vào nhàanh H thông báo việc đánh nhau Anh C chạy tiếp thì gặp Đ đang cầm dao, anh

C giơ cán cuốc lên vụt một cái, Đ giơ tay lên đỡ thì bị trúng vào đầu và tay trái

Đ bỏ chạy về nhà anh H lấy xe máy đi về Trên đường đi, Đ vứt con dao xuốngmương nước Mọi người đưa anh T1 và anh C đi cấp cứu nhưng anh T1 đã tửvong Ngày 10/12/2013, Đ ra đầu thú tại Công an huyện C

Tại Bản kết luận giám định pháp y thương tích số 203/TTPY ngày06/5/2014 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Hà Nội kết luận thương tích của anhCao Văn C tại thời điểm giám định: sẹo vết thương phần mềm, gãy xương sườn

X bên trái, không gây tràn dịch, tràn khí màng phổi; nhiều khả năng các thươngtích do vật sắc gây nên; tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 05%

Trang 10

3 Xác định các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa

án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử Án lệ số số 47/2021/AL

3.1 Xác định lập luận Toà án

Qua cách lập luận của Tòa án để đưa ra kết luận có thể thấy Án lệ này Tòa

án nhân dân thành phố Hà Nội đang sử dụng phương pháp lập luận logic hìnhthức (cụ thể là Phương pháp IRAC và phương pháp tam đoạn luận) xác địnhtính chất và mức độ của hành vi phạm tội của Nguyễn Đình Đ để đưa ra phánquyết đúng đắn nhất, bằng cách kiểm tra xem liệu tất cả các yếu tố cần thiết đãđược đáp ứng theo quy định của pháp luật

- Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội: Là do lời nói có tính chất tháchthức, kích động của anh Cao Văn C đã thúc đẩy anh Nguyễn Đình B thực hiệnhành vi trên

- Phương tiện gây án của anh Nguyễn Đình B: Là con dao dùng làm hàngmây tre đan – một hung khí sắc nhọn, có tính sát thương cao

- Anh Nguyễn Đình B đã đâm dao vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của

3.2 Xác định luận điểm trong lập luận Toà án

Từ nội dung của Án lệ có thể thấy luận điểm được Toà án và Hội đồng xét

xử đưa ra như sau:

“Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”,thuộc trường hợp “phạm tội chưa đạt” và có “tính chất côn đồ.”” Trong án lệ,

Trang 11

Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã đưa ra những lý lẽ, những chứng cứ để làmsáng tỏ luận điểm trên.

3.3 Xác định và phân tích các luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án

Luận điểm: Hành vi của Đ đối vs a C đủ yếu tố cấu thành tội “Giết

người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ

- Luận cứ 1: Chỉ vì lời nói của anh C có tính chất thách thức, kích động

mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườnbên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người

+Luận chứng: Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có

mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổthêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loạidao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm,đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh Cnói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C làmanh C bỏ chạy

Cơ quan điều tra đã xác định vùng trọng yếu trên cơ thể của con người lànhững vùng có các cơ quan quan trọng quyết định đến sự sống (tim, gan, thận,não, động mạch chủ…), nếu bị xâm hại mà nạn nhân không được cấp cứu kịpthời sẽ dẫn đến tử vong Cụ thể, trong trường hợp trên là mạn sườn bên trái Cần chứng minh hành vi của bị cáo có cố ý thực hiện hành vi gây nguyhiểm cho tính mạng người khác hay chỉ vô ý thực hiện hành vi trên? Qua cáctình tiết diễn biến trong trường hợp trên, ta có thể thấy sự quyết liệt trong thựchiện hành vi nhằm tấn công vị trí trên cơ thể nạn nhân mà bị cáo có ý định tấn

Trang 12

công Do vậy, bị cáo Đ cố ý tấn công vào vị trí trọng yếu trên cơ thể nạn nhân

C Đồng thời, bị cáo hoàn toàn ý thức về hành vi, hậu quả của hành vi gây ra(có cố ý thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng người khác) Trườnghợp trên, xác định bị cáo Đ là lỗi cố ý trực tiếp

Bên cạnh đó, cần xem xét bị cáo gây án trong trạng thái bị kích độngmạnh hay không? Căn cứ Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Và theo Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khônghoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình Nói chung, sựkích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng củanạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người Nhưng cá biệt cótrường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bứctương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thờiđiểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bịkích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thìkhông coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc,thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”

Căn cứ theo các yếu tố trên thì bị cáo Đ không phải trong trường hợp cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh Cụ thể, chỉ qua lời nói mang tính thách thức màgiữa bị cáo Đ và nạn nhân không có mâu thuẫn từ trước Do đó, hành vi của bịcáo Đ bộc phát từ lúc có mâu thuẫn trong lời nói

Trang 13

- Luận cứ 2: Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ + Luận chứng : Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05% và

đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra),không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúngthương tích của anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

3.4 Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp

Vật chứng: Con dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi

bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm

mà anh Nguyễn Đình Đ lấy ở nhà anh Hà Đăng H

Nhân chứng: Anh Phùng Xuân S chứng kiến và là ng đuổi theo cùng anh

Đ (hung thủ)

- Đối với luận cứ 1:

+ Nhân chứng anh S là người trực tiếp chứng kiến ở hiện trường nên cóthể hiểu được độ nghiêm trọng trong hành vi của Đ , nên sẽ phù hợp để khẳngđịnh độ đáng tin cậy của luận cứ 1

- Đối với luận cứ 2:

Trang 14

+ Cả nhân chứng và vật chứng sẽ không phù hợp để đánh giá độ đáng tincậy của luận cứ 2, vì việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đchỉ có giám định ngay thời điểm xảy ra vụ án mới xác minh được.

3.5 Xác định PP tư duy hội đồng xét xử

Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, khách quan, phù hợp quyđịnh pháp luật, hợp cả về tình lẫn lý thì Tòa án, Hội đồng xét xử cần phải ápdụng nhiều phương pháp lập luận pháp lý, phương pháp tư duy khác nhau.Trong án lệ sốn 47/2021/AL hội đồng xét xử đã áp dụng các phương pháp lậpluận pháp lý trong nhóm phương pháp suy luận logic:

3.5.1 Phương pháp IRAC (Issue - Relevant Law - Application Facts - Conclusion):

Đây là phương pháp thường được sử dụng để phân tích và giải quyết vấn

đề pháp lý Bạn bắt đầu bằng việc xác định vấn đề cần giải quyết, sau đó tìmhiểu về các luật liên quan, áp dụng luật vào các sự kiện và tình huống cụ thể, vàcuối cùng là rút ra kết luận từ việc áp dụng luật vào vấn đề

Issue: Vấn đề pháp lý trong vụ án này là bị cáo Nguyễn Đình Định có

phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không khi dùng dao đâmvào vùng bụng của bị hại?

Rule: Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này là Điều 123 Bộ luật

Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, quy định về tội giết người Theo điều này,người nào cố ý gây tử vong cho người khác thì bị phạt từ 12 năm tù đến tử hìnhhoặc chung thân Nếu hành vi gây tử vong không thành thì bị phạt từ 5 năm tùđến 15 năm tù

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w