Một trong những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đó là việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.. Hiện nay, với sự phát triển của
Trang 11
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI: 06
Hà Nội, 2023
Trang 22
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm: Lớp:
Đề bài:
Quy định biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
Yêu cầu cụ thể:
Lập đề cương dự thảo văn bản văn bản quy phạm pháp luật theo các bước sau:
- Tìm thông tin về thực trạng của vấn đề
- Lựa chọn nội dung cần quy định trong văn bản
- Sắp xếp và nhóm những vấn đề xung quanh chủ đề theo trật tự logic
- Xác định chủ thể và loại VBQPPL phù hợp
- Xây dựng đề cương VBQPPL chi tiết để giải quyết vấn đề
Đánh giá kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số: 03, kết quả như sau:
Đánh giá của SV
Ký tên
Đánh giá của giáo viên
số
Điểm chữ
Trang 33
Kết quả điểm bài viết: ……… Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023
Giáo viên cho thuyết trình: ………
Điểm kết luận cuối cùng: ………… Nguyễn Tiểu Ngọc
Trang 44
MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 5
B NỘI DUNG……… ………6
I Xác định vấn đề bất cập 6
1 Tên vấn đề 6
2 Biểu hiện 6
3 Xu hướng biến đổi 6
4 Hậu quả 7
5 Nguyên nhân 8
II Nội dung cần quy định 8
1 Chương I: Những quy định chung 8
2 Chương II: Phòng, chống bạo lực học đường và bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực học đường……… 9
3 Chương III: Hỗ trợ và can thiệp các trường hợp có nguy cơ bị bạo lực học đường……… …… ……… 9
4 Chương IV: Biện pháp xử lý khi xảy ra bạo lực học đường……… 9
5 Chương V: Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng, chống bạo lực học đường……… ………9
6 Chương VI: Phương pháp giám sát, công tác đánh giá trong việc thực hiện phòng, chống bạo lực học đường……….10
7 Chương VII: Điều khoản thi hành……… 10
III Chủ thể và VBQPPL phù hợp……….… ………10
IV Xây dựng đề cương VBQPPL chi tiết………11
C KẾT LUẬN……… ……… ………15
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………9
E PHỤ LỤC……… ……… ……….16
Trang 55
A LỜI MỞ ĐẦU Bạo lực là một tình trạng diễn ra rất thường xuyên và trở thành một vấn đề đáng báo động trong môi trường học đường hiện nay Đó là những hành vi làm tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và thể chất của người khác Vậy bạo lực học đường từ đâu
mà có? Tâm sinh lý phát triển chưa toàn diện, môi trường sống xung quanh hay
sự quản lý, giáo dục chưa chặt chẽ từ gia đình và nhà trường? Dù xuất phát từ bất
cứ lý do gì thì bạo lực học đường cũng gây ra một vết thương rất lớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân Bên cạnh đó, những kẻ gây ra bạo lực cũng sẽ mang những tổn thương vô hình mà có lẽ rất lâu sau đó họ mới có thể nhận ra Một trong những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đó là việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội Đó là lý do nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: Quy định biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
Trang 66
B NỘI DUNG
I Xác định vấn đề bất cập
1 Tên vấn đề
Tên vấn đề: “Phòng, chống bạo lực học đường”
2 Biểu hiện của vấn đề
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà bạo lực học đường được thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau:
Đánh nhau: Hành vi vật lý mà một hoặc nhiều học sinh tấn công một học sinh khác Đánh nhau trong môi trường học đường có thể gây chấn thương vật lý
và tinh thần cho những người tham gia
Xúc phạm cảm xúc: Gồm việc sử dụng lời lẽ, nói dối, gian dối, hoặc quấy rối tinh thần để làm tổn thương tinh thần của học sinh khác
Cô lập cá nhân: Tạo ra sự cô lập hoặc loại trừ một học sinh khỏi nhóm bạn hoặc hoạt động xã hội
Quấy rối qua mạng: Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, tin nhắn điện tử, email, hoặc các nền tảng trực tuyến khác để bắt nạt hoặc đe dọa người khác
3 Xu hướng biến đổi
Ở Việt Nam, số liệu thống kê tại Hội nghị đánh giá về công tác phòng, chống bạo lực học đường tổ chức năm 2022 (số liệu tổng hợp từ báo cáo của 49/63 tỉnh, thành phố) cho thấy, trong 5 năm (từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2021
- 2022) tổng số vụ việc bạo lực học đường xảy ra là 2.624 vụ, với 7.209 đối tượng
có liên quan
Trong đó, năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 có số vụ bạo lực học đường cao nhất và ngày càng có xu hướng giảm dần cả về số vụ việc và số đối tượng tham gia Năm học 2021 - 2022 có tổng số 386 vụ/1.161 đối tượng liên quan, số học sinh có nguy cơ liên quan đến bạo lực học đường là 935 học sinh
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0, bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở việc một hay một nhóm học sinh sử dụng vũ lực, lời nói, hành động
Trang 77
không đúng chuẩn mực trong đời sống mà nó đang dần dịch chuyển lên không gian mạng, các nền tảng mạng xã hội, Hiện tượng này có chiều hướng gia tăng
và diễn biến hết sức phức tạp Trong một nghiên cứu gần đây, với đối tượng là học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 cho thấy, 75,7% học sinh tham gia vào bắt nạt truyền thống và 32,5% học sinh tham gia vào bắt nạt trực tuyến ở các mức độ khác nhau, từ 1 - 2 lần trong năm học cho đến hàng ngày, với các vai trò khác nhau như thủ phạm, nạn nhân hoặc là cả hai Như vậy, bạo lực học đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó
4 Hậu quả
Gây ra những hậu quả về mặt thể xác, nhẹ nhàng là những thương tích chân tay, mặt mũi Đáng nói hơn khi không ít vụ bạo lực đã lấy đi sinh mạng của những học sinh để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình
Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, tự ti, lo âu, cô lập, suy sụp, mặc cảm… Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời Và hầu hết các em đều khó chia sẻ với phụ huynh, thầy cô vì những áp lực từ sự đe dọa của bạo lực học đường Chính bản thân các em khi chứng kiến cũng bị ảnh hưởng bởi những hành
vi bạo lực, từ đó khiến các em cảm thấy e dè, sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai
Ảnh hưởng đến gia đình:
Dù là bị bạo lực hay gây ra hành vi bạo lực đều gặp phải cuộc sống gia đình
bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng Khó ai biết, mỗi ngày đi học, con em mình có bị xâm hại thân thể, tinh thần hay không; bất cứ lúc nào, ở đâu, học sinh cũng có thể đánh nhau Nhiều gia đình phải chuyển trường cho con, chuyển nơi ở để cho con một môi trường “an toàn” hơn
Ảnh hưởng đến nhà trường, xã hội:
Trang 88
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nét văn hóa truyền thống trong học đường, những chuẩn mực đạo đức quý giá Mỗi ngày đều có những vụ ẩu đả, đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học hay những bài đăng chửi bới xúc phạm
và bôi nhọ danh dự nhân phẩm nhau trên mạng xã hội… Chính những hành động
ấy đã làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội
Hơn nữa, bạo lực học đường có thể ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của nhà trường trong cộng đồng Việc xử lý không hiệu quả có thể tạo ra ấn tượng tiêu cực với phụ huynh và cộng đồng
5 Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường từ chủ quan đến khách quan Cụ thể:
Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập và biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con người
Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh của trẻ sẽ khiến các
em học theo, hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường
Một yếu tố cần được quan tâm nữa đó là cùng với sự phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh thường chạy đua theo các lợi ích của cá nhân mà quên mất việc dành tình cảm đến con cái Ngoài ra còn nhiều trường hợp phụ huynh bị stress trong công việc và trong cuộc sống và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng tiêu cực đến con cái Ngoài ra còn có các yếu tố về mặt xã hội ảnh hưởng trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường như văn hóa bạo lực trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới
18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng, )
Trang 99
Đây đều là những yếu tố đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, bởi nó đang được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hình thành tâm lý, tính cách
II Nội dung cần quy định
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1 Phạm vi điều chỉnh
2 Chủ thể ban hành
3 Đối tượng áp dụng
4 Giải thích từ ngữ
4.1 Bạo lực học đường là gì?
4.2 Môi trường giáo dục là gì?
CHƯƠNG II: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ BẢO VỆ,
HỖ TRỢ, XỬ LÝ VI PHẠM TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1 Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
2 Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường
3 Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường
CHƯƠNG III: HỖ TRỢ VÀ CAN THIỆP CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ NGUY
CƠ BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1 Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác về hành vi bạo lực học đường 1.1 Nguyên tắc bảo mật thông tin
1.2 Người có nguy cơ bị bạo lực, người bị bạo lực học đường, đối tượng khác có thể liên hệ, tố giác, báo tin tới đối tượng nào, thông qua hình thức nào
1.3 Phương thức tố giác
2 Vấn đề tư vấn tâm lý, kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường cho người
có nguy cơ bị bạo lực học đường, người bị bạo lực học đường
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI XẢY RA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1 Biện pháp xử lý khi xảy ra bạo lực học đường
2 Thẩm quyền xử lý
3 Đối tượng bị xử lý
Trang 1010
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1 Trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường
1.1 Các cơ quan (Bộ, cơ quan ngang bộ…)
1.2 UBND các cấp
1.3 Nhà trường, cơ sở giáo dục khác
1.4 Gia đình
1.5 Cá nhân học sinh, sinh viên
1.6 Các tổ chức có liên quan
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT, CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1 Phương pháp giám sát
2 Công tác đánh giá
CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1 Hiệu lực thi hành
2 Trách nhiệm thi hành
III Chủ thể và loại VBQPPL phù hợp
1 Chủ thể ban hành
Để xác định được chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp này thì cần phải dựa vào đề tài và nội dung cần quy định Ở đây, đề tài mà chúng tôi lựa chọn là “Quy định biện pháp phòng chống bạo lực học đường”, quy định các biện pháp cụ thể để phòng, chống và xử lý khi xảy ra bạo lực học đường; liên quan tới trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ,
cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau Theo Điều 15 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các chính sách
xã hội, cụ thể:
“4 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng gia đình Việt Nam bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ và trẻ
Trang 1111
em; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực, xúc phạm nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em…”
Theo quy định như trên, Chính phủ thực hiện các chính sách, biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực, xúc phạm nhân phẩm đối với trẻ em
2 Loại VBQPPL phù hợp
Loại VBQPPL phù hợp với đề tài “Quy định về biện pháp phòng, chống bạo lực học đường” ở đây là Nghị định do Chính phủ ban hành
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Chính phủ ban hành Nghị định để quy định:
“2 Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm
vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; ”
Do vấn đề về bạo lực học đường luôn là mối quan tâm hàng đầu trong xã hội hiện nay, cần có sự vào cuộc của các Bộ, ban ngành toàn thể như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Chính vì thế, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định để đưa ra các biện pháp thực hiện chính sách về trách nhiệm của các cơ quan nêu trên; các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường; hướng dẫn các tổ chức, cơ quan, đơn vị về phương pháp giám sát, công tác đánh giá trong việc thực hiện phòng, chống bạo lực học đường
IV Xây dựng đề cương chi tiết
Độc lập - tự do - hạnh phúc
NGHỊ ĐỊNH
Trang 1212
Quy định về biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Điều 2 Chủ thể ban hành
Điều 3 Đối tượng áp dụng
Điều 4 Giải thích từ ngữ
Khoản 1: Bạo lực học đường
Khoản 2: Môi trường giáo dục
Chương II PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ BẢO VỆ, HỖ TRỢ, XỬ
LÝ VI PHẠM TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Điều 5 Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
Điều 6 Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường
Điều 7 Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường
Chương III
HỖ TRỢ VÀ CAN THIỆP CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ NGUY CƠ BỊ BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG Điều 8 Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác về hành vi bạo lực học đường
Khoản 1 Nguyên tắc bảo mật thông tin
Khoản 2 Người có nguy cơ bị bạo lực, người bị bạo lực học đường, đối tượng khác có thể liên hệ, tố giác, báo tin tới đối tượng nào, thông qua hình thức nào Khoản 3 Phương thức tố giác
Trang 1313
Điều 9 Vấn đề tư vấn tâm lý, kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường cho người có nguy cơ bị bạo lực học đường, người bị bạo lực học đường
Chương IV BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI XẢY RA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Điều 10 Biện pháp xử lý khi xảy ra bạo lực học đường
Điều 11 Thẩm quyền xử lý
Điều 12 Đối tượng bị xử lý
Chương V QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Điều 13 Trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường
Khoản 1 Các cơ quan (Bộ, cơ quan ngang bộ…)
Khoản 2 UBND các cấp
Khoản 3 Nhà trường, cơ sở giáo dục khác
Khoản 4 Gia đình
Khoản 5 Cá nhân học sinh, sinh viên
Khoản 6 Các tổ chức có liên quan
Chương VI PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT, CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Điều 14 Phương pháp giám sát
Điều 15 Công tác đánh giá
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16 Hiệu lực thi hành
Điều 17 Trách nhiệm thi hành
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
TM CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG