Nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao đã được ban hành điềuchỉnh toàn điện các quan hệ về khiếu nại, trình độ lập pháp, kỹ thuật pháp lý,kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đã được nghiên cứu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYEN BĂNG THANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
HÀ NỘI - 2007
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYÊN BĂNG THANH
Mã số : 60 38 01
LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Thái
HÀ NỘI - 2007
Trang 3Trang phu bia
Loi cam doan
Muc luc
MO DAU
Chuong 1: CO SO LY LUAN VA PHAP LY VE BAO DAM
QUYEN KHIEU NAI CUA CONG DAN
Khiéu nai va quyén khiéu nai
Khiếu nai, khiếu nai hành chính, khiếu nại tư pháp
Quyên khiếu nại Bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại của công dân
Bảo đảm và bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại của
Chương 2: THUC TRANG BAO DAM QUYEN KHIẾU NẠI CUA
CONG DAN O VIET NAM HIEN NAY.
Thực trang pháp luật về khiếu nại (các bảo đảm pháp ly
trong pháp luật Việt Nam).
Tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất
Tính đầy đủ, cụ thể, hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn
Tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại
Trang
10 16 16
Trang 4Hoạt động xử lý các vi phạm pháp luật về khiếu nại
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT
ĐỘNG BẢO DAM QUYỀN KHIẾU NẠI CUA CÔNG DÂN.
Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là yêu cầu tất yêu khách quan.
Quan điểm tăng cường hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại
của công dân.
Các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo quyền khiếu nại của
công dân trong điều kiện hiện nay
Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại
Hoàn thiện cơ chế và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm
tra, giám sát đối với việc bảo đảm quyền khiếu nại của công
Dân chủ hóa đời sống xã hội, thực hiện tốt việc tiếp dân, đối
thoại với nhân dân, thiết lập kênh thông tin công khaihướng dẫn, giải đáp về khiếu nại
Nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của cán bộ, công chức vả công dân.
KET LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MO ĐẦU1- Lý do chọn dé tài
Quyên khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân Thựchiện quyền khiếu nại là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản
lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan, công chức nhà
nước; đồng thời là một biện pháp dé cong dan, tổ chức bảo vệ minh trước sự
vi phạm pháp luật của co quan, tổ chức, người có thâm quyền.
Với bản chất là một nhà nước dân chủ, nhà nước Việt Nam ngày càngquan tâm đến việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, đặc biệt là tronglĩnh vực pháp lý Nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao đã được ban hành điềuchỉnh toàn điện các quan hệ về khiếu nại, trình độ lập pháp, kỹ thuật pháp lý,kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đã được nghiên cứu kỹ dé sửa đôi, bồ sung các
văn bản pháp luật cho hoàn thiện thể hiện một ý thức trách nhiệm cao của nhà nước trong việc bao đảm quyên khiếu nại của công dân
Tuy vậy, những cố gang trên của nhà nước vẫn chưa đáp ứng được yêucầu thực tiễn đặt ra Tình hình khiếu nại vẫn ngày một gia tăng, mức độ ngàycàng gay gắt và phức tạp, xuất hiện nhiều điểm nóng và tình huống khó giảiquyết Những vi phạm quyền khiếu nại của công dân van còn tồn tại ở nhiều
nơi, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhưng không được phát hiện, không bị xử lý
hoặc chưa bị xử lý kịp thời làm cho quyền khiếu nại của công dân chưa thực
sự được bảo đảm.
Trong khi đó nhận thức của xã hội về quyền khiếu nại và bảo đảm quyền
khiếu nại của công dân vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa toàn diện, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau chưa
được làm sáng tỏ.
Trang 6Vì vậy, em chon dé tài "Bảo đảm quyển khiếu nại của công dân trongpháp luật Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật chuyên ngành
Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2- Tình hình nghiên cứu dé tài Khiếu nại là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu theo nhiều
góc độ khác nhau.
Tại Việt Nam vấn đề này cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu
biểu như: Luận án thạc sĩ của tác giả Đinh Văn Minh “Đổi mới cơ chế giảiquyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay" năm 2004 nghiên cứu vềviệc đổi mới cơ chế, tăng cường vai trò của tòa hành chính trong việc phốihợp với cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết các khiếu kiện của công
dân; một số giáo trình cũng đề cập về van đề giải quyết khiếu nại như cuốn
“Luật Hành chính Việt Nam” của tác giả TS Phạm Hồng Thái và TS Định Văn Mậu, NXB thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 Ngoài ra còn rất nhiều
công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, như: "Nhà nước thời
Lê - Trịnh (1593-1789) với việc thanh tra và giải quyết khiếu kiện" (Bùi XuânĐính, Tap chí nha nước và pháp luật số 11/2004; (2005), “Hoàn thiện phápluật về khiếu nại", (Th.s Bùi Thi Đào, Tạp chí Luật học số 3/2005); "Ché tdinào xử lý hành vi thiếu trách nhiệm, quan liêu trong việc giải quyết đơn thư
khiếu nại của công dân", (Đỗ Văn Hữu, Tạp chí Hiến kế lập pháp số 8/2006);
"Khiếu nai, to cdo theo quy định cua Bộ luật T 6 tụng hình sự năm 2003",
(PGS.TS Phạm Hồng Hai, Tạp chí luật học số 6/2004); "Can sớm khắc phục
những hạn chế về giải quyết khiếu nại, tổ cáo", (Mai Tran Dũng , Tạp chí Hiến kế lập pháp số 13/2006); "Bao đảm sự công bằng trong giải quyết khiếu
nại hành chính ở Cộng hòa Pháp" (Lê Thị Thúy, Tạp chí Luật học sé
1/2006),
Trang 7Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về bảo đảmquyền khiếu nại của công dân trong pháp luật Việt Nam hiện nay Vì thé van
đề này cần được tiếp tục, nghiên cứu làm rõ trong giai đoạn hiện nay, nhất là
khi hướng tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dan, do nhân dân, vì nhân dân.
3- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
*Mục tiêu:
Luận văn hướng tới việc làm rõ một số van đề lý luận căn bản về khiếunại, cơ sở pháp lý bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, thực trạng trongnhững năm vừa qua, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hoạtđộng bảo đảm quyền khiếu nại của công dân theo hướng xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về khiếu nại, quyền khiếu nại, nội dung bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, chú trọng vào bảo đảm về pháp lý.
- Nêu và đánh giá thực trang bảo đảm quyền khiếu nại của công dân ở
Việt Nam trong thời gian vừa qua.
- Đưa ra một số giải pháp nham bảo đảm hơn nữa quyền khiếu nại củacông dân.
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng: Luận văn nghiên cứu bảo đảm pháp lý quyền khiếu nại của
công dân trong pháp luật Việt Nam dưới góc độ khoa học lý luận nhà nước và
pháp luật.
* Phạm vi: Khiếu nại là một vấn đề rộng, bảo đảm quyền khiếu nại của
công dân là một hệ thống những bảo đảm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, pháp lý Dưới góc độ khoa học luật, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bảo đảm pháp lý đôi với quyên khiêu nại của công dân, tập trung vào khiêu
Trang 8nại hành chính và khiếu nại tư pháp trên cơ sở chính là Luật khiếu nại, tố cáo
1998 và các luật sửa đối, bổ sung
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận van Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các phương
pháp như hệ thống, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp
6- Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn.
Điểm mới của luận văn là:
Phân tích xem xét một cách có hệ thống bảo đảm pháp lý đối với quyền
khiếu nại của công dân
Đánh giá thực trạng và nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảmpháp lý đối với quyền khiếu nai của công dân
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu và giảng dạy, học tập.
7- Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền
khiêu nại của công dân.
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHAP LÝ VE BẢO DAM
QUYEN KHIEU NẠI CUA CÔNG DÂN
1.1 Khiếu nại và quyền khiếu nại
1.1.1- Khiếu nại, khiếu nại hành chính, khiếu nại tư pháp:
Khiếu nại là một khái niệm có ý nghĩa rộng, ở từng góc độ cụ thé nóđược hiểu ở những mức độ khác nhau
Hiểu một cách chung nhất, theo Từ điển Tiếng Việt thì khiếu nại là "dé
nghị cơ quan có thẩm quyên xét một việc làm mà mình không dong y, cho là
trải phép hay không hợp ly" [58,tr 501].
Tuy nhiên, khái niệm khiếu nại được xem xét nhiều dưới góc độ luậthọc, bởi ở góc độ luật học thì nội hàm khái niệm khiếu nại thể hiện rõ nét hơnvới nội dung, nội hàm, vai trò, ý nghĩa tính chất của nó Các quan niệm chungnhất cho răng: Khiếu nại là hình thức công dân hướng đến các cơ quan nhànước hay tô chức xã hội, t6 chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi thấy quyết địnhhay hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích của mình
Ở góc độ quyền chủ thé, Giáo trình Luật Hành chính Việt nam, Dai hoc
Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Khiếu nại được sử dụng khi quyền chủ thé của
bản thân công dân khiếu nại hoặc người do mình bảo hộ bị vi phạm do quyết
định hoặc hành vi trai pháp luật thuộc phạm vi quản ly nhà nước cua các cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước"|42.tr 393].
Luật khiếu nại tổ cáo ban hành ngày 2/12/1998 và Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của luật khiếu nại tố cáo ban hành ngày 15/6/2004 (sau đây gọi làLuật khiếu nại tố cáo 1998), tại Khoản 1, Điều 2 quy định: "Khiếu nại là việc
công dán, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định dé nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật can bộ, công
Trang 10chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình".
Cũng chính từ việc nhìn nhận khái nệm khiếu nại trên nhiều góc độ nhưvậy mà khiếu nại được xem xét trên nhiều căn cứ:
Căn cứ vao chủ thể khiếu nại: khiếu nại được chia thành: khiếu nai của
cá nhân và khiếu nại của cơ quan, tô chức
Theo định nghĩa của Luật khiếu nại tố cáo 1998 thì khái niệm cá nhân
bao gồm: công dân, cán bộ, công chức Cơ quan tô chức bao gồm: cơ quannhà nước, tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, t6 chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân
Căn cứ vào hình thức khiếu nại: khiếu nại gồm có khiếu nại bang miéng
va khiéu nai bang van ban
Căn cứ vào lĩnh vực của đời sống xã hội: khiếu nai chia thành khiếu nại trong các lĩnh vực: khiếu nại trong lĩnh vực văn hóa, khiếu nại trong lĩnh vực
giáo dục, khiếu nại trong lĩnh vực lao động, khiếu nại trong lĩnh vực y tế,khiếu nại trong lĩnh vực môi trường
Căn cứ vào tính chất pháp lý, khiếu nại được chia thành: khiếu nại cótính chất pháp lý và khiếu nại không có tính chất pháp lý
Khiếu nại có tính chất pháp lý là khiếu nại mà khi thực hiện chúng lànhững sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ khiếu nại Loại khiếu nại này có
đặc điểm là được pháp luật quy định và điều chỉnh: quyền và nghĩa vụ của các
bên, trình tự, thủ tục giải quyết
Khiếu nại không có tính chất pháp lý là khiếu nại mà khi thực hiện
chúng không làm phát sinh quan hệ pháp luật về khiếu nại Loại khiếu nại này
có đặc điểm: không được pháp luật quy định, việc giải quyết khiếu nại này
thường căn cứ vào các quy định của tô chức chính trị, tô chức xã hội đê giải
Trang 11quyết theo điều lệ tổ chức như: khiếu nại kỷ luật Đảng, khiếu nại của các đoànthể
Căn cứ vào thủ tục giải quyết khiếu nại: chia thành khiếu nại hành chính
và khiếu nại tư pháp.
Tuy được xem xét ở góc độ khác nhau, có phạm vi rộng hẹp khác nhau
nhưng có thê thấy khái niệm khiếu nại đều có chung ba điểm thống nhất:
Khiếu nại là việc chủ thể yêu cầu xem xét lại những hành vi, quyết định
của chính quyên Vì thế, khiếu nại luôn thể hiện dưới hình thức chủ động, théhiện tính tích cực của công dân, cơ quan, tô chức trong quá trình tham gia các
quan hệ xã hội.
Khiếu nại là hình thức phản ứng tự vệ của công dân, cơ quan, tổ chức
trước các quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước.
Khiếu nại chứa đựng biểu hiện của sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyên và lợi ích của chủ thé được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ luật học và cách triển khai đề tài này chúng tôi
sẽ tìm hiểu sâu hơn cách phân chia theo thủ tục giải quyết khiếu nại, bởi tínhchất và đối tượng của nó có ý nghĩa trong việc xác định cơ chế, thâm quyền,trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc - một nội dung trọng tâm trong việc bảo
đảm quyên khiếu nại của công dân.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Khiếu nại hành chính là việc cá
nhân hay tổ chức dé nghị cơ quan hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một hành vi hay một quyết định hành chính mà họ cho là hành vi hay quyết định đó không đúng với pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyên, lợi ích hợp pháp cua họ " [57,tr 506].
Về khiếu nại hành chính, hiện nay quan điểm của các nhà khoa học đi
theo 2 hướng:
Trang 12Thứ nhất, một số nhà khoa hoc cho rằng khiếu nại hành chính không chỉbao gồm các khiếu nại do cơ quan hành chính nha nước giải quyết ma còn bao
gồm các vụ án hành chính do các Tòa hành chính thuộc hệ thong Toa an nhan
dân giải quyết
Thứ hai, một số nhà khoa học cho rằng khiếu nại hành chính chỉ bao gồm các khiếu nại do cơ quan hành chính giải quyết, còn việc giải quyết các
vụ án hành chính thuộc thâm quyền của hệ thống tòa án nhân dân là khái niệm
kiện Bao gồm cả 2 van đề này phải là khái niệm khiếu kiện hành chính chứkhông thể sử dụng là khiếu nại hành chính
Khiếu nại tư pháp được hiểu là việc công dân yêu cầu các cơ quan tưpháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án), cán bộ,
công chức ngành tư pháp có thâm quyền xem xét lại những quyết định của cơ quan tư pháp hoặc hành vi công vụ của tham phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên tiễn hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án trong các lĩnh vực hình sự,dân sự, kinh tế, lao động, hành chính theo quyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, t6 tụng laođộng, tố tụng hành chính
Trong quá trình xem xét khái niệm khiếu nại thì còn có một số thuật ngữkhác có những điểm tương đồng chúng ta cần phân biệt rõ:
Thuật ngữ khiếu kiện: Như trên đã phân tích, thuật ngữ khiếu kiện bao
gồm khiếu nại hành chính và việc giải quyết các vụ việc hành chính băng con
đường Tòa án Đây là thuật ngữ mới được sử dụng chính thức trong các văn
bản luật thời gian gần đây Thuật ngữ này thực ra có nguồn gốc từ thuật ngữ khiếu nại, sau khi giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu người khiếu nại không
đồng ý thì có thê tiếp tục khiếu nại bằng con đường hành chính hoặc khởikiện ra tòa án, đấy chính là từ giai đoạn "khiếu" chuyên sang giai đoạn "kiện".Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996 (được sửa
Trang 13đổi, bổ sung ngày 25/12/1998) tại Điều 11 thuật ngữ khiếu kiện đã được sử
dụng.
Thuật ngữ khiếu tố: Theo từ điển tiếng Việt thì: khiếu tố là "t6 cáo và
khiếu nại việc làm trái mình cho là trái phép của một cá nhân, cơ quan, tập thể"[58,tr 501] Trên thực tế, su phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo không phải bao giờ cũng rõ ràng Nếu như trước đây chúng ta thường coi khiếu nại và tố cáo như một quyền cơ bản của công dân và thường không đặt vấn đề phân
định thì ngày nay vấn đề quyền khiếu nại, quyền t6 cáo được phân định khá rõrang từ Hiến pháp đến các văn bản hướng dẫn thi hành Với việc phân định đókhiếu nại, tố cáo đã được quy định cụ thé vá sát với bản chất của từng quyền
về cả khái niệm, thẩm quyên, trình tự giải quyết,
Thuật ngữ kiến nghị: Kiến nghị theo nghĩa chung nhất là "nêu ý kiến dé
nghị về một việc chung voi cơ quan có tham quyên ”I58,tr 524] Trên bình diện pháp luật thì kiến nghị là quyền cơ bản của công dân được quy định trong
Hiến pháp (Điều 53, Hiến pháp 1992) Kiến nghị được hiểu là khả năng củacông dân đưa ra các sáng kiến với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnnhằm góp phần hoan thiện mọi mặt hoạt động của nhà nước về một vấn đềnào đó trong đời sống nhà nước, xã hội
Thuật ngữ yêu cầu: Yêu cầu theo nghĩa chung nhất là "néu ra điều kiện
gi với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rang do là việc thuộc nhiệm
vụ, trách nhiệm hoặc quyên hạn, khả năng của người ay" [58, tr 1169] Như vay, yéu cau cé thé hiéu 1a viéc co quan, tổ chức, cá nhân đòi hỏi các cơ quan,
tô chức, cá nhân khác phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định nhăm đáp ứng quyên, lợi ích hợp pháp của minh.
Theo như khái niệm của Luật khiếu nại tố cáo 1998 và các luật sửa đổi,
bổ sung thì: đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính và hành vi
hành chính Về bản chất thì khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành
Trang 14vi hành chính là khiếu nại hành chính Xét từ khái niệm chung về khiếu nại và
thực tiễn sử dụng từ ngữ trong các văn bản lưu hành của cơ quan nhà nước
hiện nay thì khái niệm khiếu nại có phạm vi rộng hơn nhiều Ở góc độ đề tàinày, khái niệm khiếu nại được xem xét một cách tổng quát vì thế khái niệmkhiếu nại không chỉ bao gồm khiếu nại hành chính mà bao gồm cả khiếu nại
tư pháp, khiếu nại đối với các bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhưng lấy
trong tâm là khiếu nại hành chính trên cơ sở Luật khiếu nại, tố cáo 1998 vàcác luật sửa đôi, bổ sung Bởi vì, Luật khiếu nại, tố cáo là đạo luật căn bản,đạo luật gốc chuyên ngành về khiếu nại, các quy định về khiếu nại còn lạinăm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau cũng được xây dựng trên cơ sởđảm bảo sự thống nhất với Luật khiếu nại, tổ cáo 1998 Luật khiếu nại, tố cáo
1998 và các luật sửa đổi bô sung tuy còn những khiếm khuyết, hạn chế, chưa
đủ khả năng bao quát nhưng là đạo luật tập trung nhất tinh than, quan điểm của nhà nước ta đối với việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.
1.1.2 Quyền khiếu nại
Quyên khiếu nại là một quyền thuộc phạm vi quyền dân sự và chính trịtrong hệ thống các quyền cơ bản của con người, quyền khiếu nại không chứađựng một lợi ích vat chất hay tinh than nào đó cụ thé, mà nó là quyền năng déđảm bảo các quyền khác,vì thế quyền khiếu nại không bao giờ tách rời riêng
biệt mà luôn đi cùng với một quyền năng khác của con người.
Với bản chất là quyền bảo vệ quyền, quyền khiếu nại có ý nghĩa như một công cụ dé công dân đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
với tính chất là một hình thức để nhân dân giám sát hoạt động bộ máy nhà
nước, có thê đánh giá mức độ dân chủ của một xã hội thông qua quyền khiếu
nại của công dân.
Trên thế giới, quyền khiếu nại của công dân đã có lịch sử phát triển lâu
đòi; ngày nay quyên con người trong đó có quyên khiêu nại ngày cảng được
10
Trang 15quan tâm và được công nhận, ghi nhận trong nhiều văn bản cam kết giữa cácquốc gia Tuy nhiên, việc thể chế hóa các quy định về quyền khiếu nại vào
pháp luật mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chế độ chính trị, tình
hình kinh tế, xã hội, truyền thống pháp lý
Trong lịch sử dân tộc ta, các triều đại phong kiến đã có sự quan tâm đến việc bảo đảm quyền khiếu nại thé hiện ở việc xem xét, giải quyết các nỗi oan
ức của nhân dân Giai đoạn mà quyền khiếu nại của công dân được chú ý và
phát triển mạnh mẽ nhất là từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
1945 đến nay Trước khi được ghi nhận vào hiến pháp như một quyền cơ bảncủa công dân, đã có nhiều sắc lệnh, thông tư, chỉ thị về công tác giải quyếtkhiếu nại ban hành Ké từ Hiến pháp 1959 quyền khiếu nại đã được ghi nhận(Điều 29) và tiếp tục ghi nhận và phát triển lên một bước trong các bản hiến
pháp 1980 (Điều 73) và Hiến pháp 1992 (Điều 74) Cùng với các quy định đó
là các văn bản luật, dưới luật cụ thé hóa nội dung quyên, việc tổ chức thực
hiện dé dam bảo quyền đó trong thực tế.
Khi xem xét về quyền khiếu nai, có thé xem xét trên 3 nội dung sau:
Thứ nhất, về chủ thể của quyên khiếu nại:
Chủ thé của quyền khiếu nại là mọi công dân không phân biệt độ tuôi,giới tính, tôn giáo Bởi ở góc độ một quyền năng thì quyền khiếu nại có từkhi con người sinh ra, phát sinh khi con người có những quyền năng khác và
có mỗi quan hệ mang tính pháp lý với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Điều 74,
Hiến pháp 1992 cũng khang định: "Công dân có quyền khiếu nai "
Nhưng chủ thé của quyền khiếu nại và chủ thê thực hiện quyền khiếu nại
là hai khái niệm không đồng nhất Mọi công dân đều có quyền khiếu nại
nhưng chỉ được thực hiện quyền khiếu nại khi thỏa mãn một số điều kiện nhấtđịnh Khoản 3, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: "Người khiếu nại
là công dân, cơ quan, tô chức hoặc cản bộ công chức thực hiện quyên khiêu
11
Trang 16nại" Nội dung này được cụ thể hóa tại Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dan thi hành một số điều của Luật
khiếu nại tố cáo và các luật sửa đôi, bé sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi tat là Nghị định 136-NĐ/CP), theo đó, chủ thé thực hiện quyền khiếu nại được xác định là:
* Cá nhân, bao gồm: công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ các điều kiện:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự,nghĩa là phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không rơi vào tình trạng hạn chế nănglực hành vi, mat năng lực hành vi
Đối với trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bịbệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình thì phải thông qua người đại điện dé thực hiện quyền khiếu nại Người đại diện được xác định là một trong các đối tượng: là cha,
me, vo, chồng, con, anh, chị, em ruột có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
người giám hộ; nếu không có người đại diện thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
xã, phường, thị tran nơi người khiếu nại cư trú cử người đại điện dé thực hiệnviệc khiếu nại
Đối với các trường hợp người khiếu nại ốm dau, gia yếu, có nhược điểm
về thé chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thé tự mình khiếu nai thì
pháp luật ghi nhận sự ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên,
anh, chị, em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thựchiện việc khiếu nại
Như vậy cơ chế ủy quyền thực hiện quyền khiếu nại đã được ghi nhận
trong một số trường hợp đặc biệt
* Cơ quan, to chức gồm: cơ quan, tổ chức của Việt Nam, cơ quan, tôchức nước ngoài.
12
Trang 17Cơ quan, tô chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tô chứckinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (Khoản 4, điều 2, Luật khiếu nại, tố cáo).
Theo như sự liệt kê trên thì các cơ quan, tổ chức trên đều là pháp nhân (theo điều 100, Bộ luật dân sự) và như thế phải thỏa mãn các điều kiện: được thành lập hợp pháp, có cơ cau tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân tô chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tai sản, nhân danh mình tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 88 Bộ luật dân sự)
Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua Thủ trưởng cơ quan, Thủtrưởng cơ quan có thé ủy quyên cho người đại diện theo quy định của phápluật dé thực hiện quyền khiếu nại Người đại điện là người như thé nào
Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại điện là người
đứng đầu tô chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc theo điều lệ của tổ chức Người đứng đầu tô chức có thé ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật dé thực hiện quyền khiếu nai.
Pháp luật về khiếu nại không quy định rõ chủ thể thực hiện quyền khiếunại là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, nhưng các quy định của luật đãgián tiếp thừa nhận người nước ngoài là chủ thé của quyền khiếu nại Điều
101 Luật khiếu nại, t6 cáo 1998 quy định: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu
nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài được áp dụng theo quy định của luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác".
Như vậy, chủ thể của quyền khiếu nại là mọi công dân, cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp; chủ thể thực hiện quyền khiếu nại bao gồm: cá nhân
(công dân Việt Nam, người nước ngoài), cơ quan, tô chức (cơ quan, tô chứcViệt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài) Chủ thể có quyền khiếu nại chỉ trởthành chủ thé thực hiện quyền khiếu nại khi thỏa mãn các điều kiện như đã
13
Trang 18phân tích ở trên Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo các điều kiện của chủ thể nêutrên thì cần phải có một số điều kiện cụ thé khác dé người khiếu nại thực sự
tham gia vào quan hệ pháp luật về khiếu nại: Người khiếu nại phải là người
có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính,
hành vi hành chính mà mình khiếu nại; Người khiếu nại phải làm đơn khiếu
nai và gửi đến đúng cơ quan có thâm quyên giải quyết
Thứ hai, Đối tượng của quyên khiếu nại:
Đối tượng của quyền khiếu nại là khá rộng lớn, ở bất kỳ một lĩnh vực
hoạt động nhà nước nảo có quyết định cá biệt cũng đều xuất hiện quyền khiếunại Nhưng đối tượng của các khiếu theo Luật khiếu nại, tố cáo 1998 hẹp hơn,chỉ bao gồm các quyết định hành chính (bao gồm cả quyết định ky luật), hành
vi hành chính mang tính cá biệt của cơ quan nhà nước hoặc của người có
thâm quyền trong cơ quan nhà nước bị cho là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Luật khiếu nại tố cáo 1998 cũng giải thích rõ về khái niệm này:
Quyết định hành chính là quyết định băng văn bản của cơ quan hànhchính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong co quan hành chính nhànước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về mộtvấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính (Khoản 10, Điều 2) Như
vậy, quyết định hành chính phải bao gồm 3 yếu tố: được thé hiện bang văn bản, được áp dụng một lần với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn
dé cu thé, do cơ quan hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thâm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành Sự giải thích trên đã loại trừ các quyết định mang tính chất quản lý điều hành trong các cơ quan không
phải là cơ quan hành chính nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòngQuốc hội là đối tượng bị khiếu nại theo điều chỉnh của Luật khiếu nại, tốcáo.
14
Trang 19Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cua
người có thẩm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (Khoản 1, điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo) Một hành vi hành chính thường được thể hiện ở 2 dang:
Hành vi hành động: La việc cơ quan hành chính nhà nước, người có
thâm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã làm những việc trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Hành vi không hành động: Là việc cơ quan hành chính nhà nước, người
có thâm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã không thực hiện nhiệm
vụ công vụ được giao và với việc không thực hiện đó đã xâm phạm đếnquyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tô chức
Như vậy, đối tượng của quyền khiếu nại (trong phạm vi Luật khiếu nại,
tố cáo) chỉ là các quyết định hành chính, hành vi hành chính do các chủ thê có thâm quyền (hạn hẹp) ban hành, và là các quyết định áp dụng pháp luật (có
hiệu lực một lần), với điều kiện phải có căn cứ cho rằng trực tiếp xâm phạmđến quyên, lợi ích hợp pháp của chủ thể
Thứ ba, Nội dung của quyên khiếu nại:
Từ góc độ quyên của chủ thể, nội dung của quyền khiếu nại được cơ bản
xác định như sau:
Quyên thực hiện các hành vi mà pháp luật về khiếu nại không cam.
Quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ theo pháp luật về khiếu nại.
Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyên khiếu nại có quá trình hình thành, phát triển lâu đài từ trong lịch
sử cổ đại Ngày nay nó đã trở thành một quyền có ý nghĩa to lớn trong việcđảm bảo quyên tự do, dân chủ của công dân, là công cụ đê người dân, cơ
15
Trang 20quan, tô chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại Vớitầm quan trọng như vậy, việc ghi nhận và đảm bảo cho quyền khiếu nại đượcthực hiện trên thực tế là một tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ, tiễn bộ của
một nhà nước, một chế độ xã hội.
1.2 Bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại của công dân
1.2.1 Bảo đảm và bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại của côngdân.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì bao đảm là "làm cho chắc chắn thực hiệnđược, giữ gìn được, hoặc có day đủ những gì cân thiét"[58, tr 38]
Khi xem xét khái niệm bảo đảm quyền khiếu nại, người ta có nhiều cáchxem xét khác nhau từ nhiều góc độ Tuy nhiên, du ở góc độ nào cũng đềuthống nhất rằng khái niệm bảo đảm quyền khiếu nại phải được xem xét từ
tổng hợp các yếu tố, ở nhiều bộ phận, từ chính các yếu tố đã tạo ra nó, bảo đảm cho nó tồn tại và phát triển.
Dưới góc độ khoa học luật học có thể khái quát như sau:
Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là trách nhiệm của nha nước, tôchức vả cá nhân trong quá trình xây dựng, thực hiện quyền khiếu nại, là kếtqua tổng hợp các yêu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, pháp lý Những yếu tố này được xem xét với tính chất là tiền đề, điều kiện cần thiết
bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.
Trong số tất cả các bảo đảm đó thì bảo đảm pháp lý đóng một vai trò rất
quan trọng Tuy bảo đảm pháp lý chính là sự ghi nhận trên cơ sở những bảo
đảm kinh tế, chính trị, văn hoá nhưng nó có ý nghĩa ở sự thừa nhận, công
nhận những điều kiện, tình huống, trường hợp để nhà nước, tổ chức và đặc
biệt là công dân trên cơ sở đó bảo đảm quyên khiếu nai, là cơ sở để đấu tranh
khi có vi phạm quyền khiếu nại của mình Pháp luật tuy do nhà nước ban
16
Trang 21hành thé hiện ý chí nhà nước nhưng ở một mức độ nhất định lại là công cụ débảo vệ quyền, tự do của công dân.
Bảo đảm quyền khiếu nại cần được hiểu trên cả hai phương diện: trước hết nó là quyền năng của con người, phải được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
băng hệ thống pháp luật của nhà nước đó; thứ hai, nó đòi hỏi nhà nước, các
thiết chế trong xã hội tôn trọng và bảm đảm cho pháp luật đó được thực hiện
nghiêm minh trong thực tế
Quyền khiếu nại là một quyền bảo vệ quyền nên khi xem xét nó cần phảixem xét trong mối quan hệ với các quyên, lợi ích khác, không chi trong phạm
vi pháp luật về khiếu nại mà trong toàn bộ hệ thống pháp luật của nhà nước
Quyền khiếu nại phải được xem xét trong mối quan hệ với pháp luật vìtính chất của quyền khiếu nại phải được thê hiện trong môi trường pháp luật
Bảo đảm về pháp lý không chỉ đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về khiếu nại mà còn đòi hỏi nhận thức, năng lực thực hiện của các cơ quan nhà
nước, đội ngũ cán bộ, công chức va mỗi công dân, ý thức tôn trọng quyền
khiếu nại của mọi cá nhân và cộng đồng xã hội
Bao đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại luôn gan liền với năng lực củamỗi công dân, cho dù quyền khiếu nại của công dân được nhà nước ghi nhận
và có cơ chế bảo đảm song nếu mỗi công dân không nhận thức day đủ về
quyền của minh thì cũng không thực hiện được
Mọi bảo đảm pháp lý cho quyền khiếu nại của công dân luôn gắn với
trách nhiệm của cả hệ thông chính trị, trách nhiệm của nhà nước tạo điều kiện
dé công dân thực hiện khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Tóm lại: Bảo đảm pháp lý quyền khiếu nại của công dân bao gồm các
hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật khiếu nại; hoạtđộng giải quyết các khiếu nại của công dân theo quy định của hệ thống phápluật được xây dựng trên nền tảng bao gồm tông thé những tiền đề, những yếu
17
Trang 22tố, phương tiện gắn với quyên lực nhà nước, có mối liên hệ mật thiết, chi phốilẫn nhau thể hiện qua chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà
nước, được các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, các tô chức chính trị
- xã hội sử dung tạo thành một môi trường pháp lý, dé mọi công dân thực hiện quyền khiếu nai của minh, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế khách
quan trong những điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa nhất định
1.2.2 Mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý với các bảo đảm khác
trong việc dam bảo quyền khiếu nại của công dân.
1.2.2.1 Bảo đảm vẻ chính trị:
Mỗi công dân đều là thành viên của một chế độ chính trị - xã hội nhấtđịnh, không đứng ngoài mối quan hệ giai cấp, cộng đồng, quốc gia, dân tộc.Bảo đảm về chính trị cho quyền khiếu nại của công dân bao gồm toàn bộ các
yếu tố tổ chức chính trị - xã hội tạo nên hệ thống chính trị của một đất nước nhằm tạo điều kiện cho con người khả năng thực hiện mối quan hệ pháp lý đối với nhà nước Bảo đảm quyền khiếu nại cho công dân ở góc độ bảo đảm
về mặt chính trị đòi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị bao gồm: Đảngcam quyền, Nhà nước, các tổ chức đoàn thê Thé chế chính trị nao đề cao giátrị con người nhất, coi con người là mục tiêu và động lực đề phát triển kinh tế,
xã hội thì trong thể chế đó con người được bảo đảm quyền khiếu nại
Trong các yếu tố thuộc hệ thống chính trị thì cần coi trọng yếu tố Dang cam quyền vi Đảng cầm quyên là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn xã hội Chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng là tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng chính sách, hệ thống pháp luật của Nhà nước; chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng cơ sở, là khung pháp lý để toàn xã hội hoạt động có định hướng, có chủ đích Ở góc độ bảo đảm chính trị có thê
xem xét một sô nội dung như sau:
18
Trang 23Thứ nhất, về Đảng cầm quyền: Dang cầm quyên là lực lượng lãnh đạonhà nước và xã hội Quyền khiếu nại của công dân là quyền năng dé bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trước chủ thé có sức mạnh
to lớn là nhà nước - công cụ của lực lượng lãnh đạo xã hội Trong xã hội
chuyên chế, quyền khiếu nại của công dân tuy cũng đã được bảo đảm phần nào nhưng luôn ở một mức độ hạn chế và đặt dưới lợi ích của lực lượng cầm
quyền Một xã hội càng dân chủ thì quyền khiếu nại của công dân càng đượcbảo dam, bởi đó là môi trường dé nhân dân nói lên tiếng nói của mình Vì thébảo đảm chính trị đòi hỏi yêu cầu đầu tiên đó là phải có một xã hội dân chủ,muốn bảo đảm được quyền khiếu nại của công dân cần xây dựng xã hội dânchủ, dan chủ hóa đời sống xã hội
Điều 4, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khẳng định vai trò của Dang Cộng san là "c lượng lãnh đạo nhà nước và xã
hoi" Là lực lượng lãnh đạo xã hội, đảng đề ra chủ trương, đường lối, chính sách để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, hơn nữa với ví trí là hạt nhân,
trung tâm của hệ thống chính tri; sự lãnh đạo của Dang có vai trò quyết định
tới hoạt động của hệ thống chính trị, do đó có sự ảnh hưởng quyết định đếnviệc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân Có thê nói, sự phát triển của việcbảo đảm quyên khiếu nại của công dân đến đâu có ảnh hưởng lớn từ yếu tố
đảng cầm quyền.
Về bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, trong suốt quá trình lãnh đạo,
Đảng luôn thể hiện sự quan tâm, thể hiện trong nhiều chỉ thị, nghị quyết củaĐảng đã khang định tầm quan trọng, trách nhiệm của nha nước đối với vấn đề
khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: “Đổi
mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, can bộ, công
chức trong việc giải quyêt kịp thời các khiếu nại, t6 cáo của công dán” va
19
Trang 24"Khắc phục tình trang trùng chéo, din day trách nhiệm gây khó khăn chậmtré trong công việc và giải quyết các khiếu kiện của dân"[5,tr 134, 217].
Thứ hai, về Nhà nước: Nhà nước là chủ thé quản lý trực tiếp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động của nhà nước diễn ra liên tục, động chạm
trực tiếp tới quyền lợi của mọi công dân, mọi tầng lớp trong xã hội Nhà nước
là chủ thé có trách nhiệm thé chế hóa đường lối, chủ trương của Dang cầm quyền thành pháp luật đồng thời là chủ thé chủ yếu trực tiếp bảo đảm cho hệ
thống pháp luật về quyền khiếu nại của công dân thực hiện trên thực tế thôngqua hệ thống cơ quan trong bộ máy của mình Vì thế, bảo đảm từ phía nhànước là bảo đảm tiên quyết dé bảo vệ quyên khiếu nại của công dân
Hiện nay, Nhà nước ta xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hộichủ nghĩa cũng là hướng tới việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Nhà nước pháp quyền là nhân tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nai, loại trừ các hành vi xâm phạm, hạn chế, lợi dụng quyền khiếu nại của công
dân.
Thứ ba, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội: các tổ chức chính trị - xãhội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Thông qua các tổ chức này
nhân dân tham gia xây dựng nhà nước, quản lý nhà nước, thực hiện các
quyền, lợi ích của mình Các tổ chức này có trách nhiệm đấu tranh bảo vệ và
giúp đỡ các thành viên của mình thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của
pháp luật
Quyền khiếu nại là một quyền thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị do
đó nó có môi quan hệ mật thiết đối với chính trị Bao đảm về chính trị góp phan rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền khiếu nại.
1.2.2.2 Bảo đảm về kinh tế
Theo quy luật của triết học Mác - Lê nin thì cơ sở hạ tầng quyết địnhkiến trúc thượng tầng, kinh tế quyết định chính trị, tư tưởng, pháp luật Vì
20
Trang 25thế, để xây dựng một xã hội dân chủ, phát triển, coi trọng quyền con người thì yếu tô kinh tế là yếu tố có tính chất cơ sở, nền tảng, có ý nghĩa quyết định
dé phat triển mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có dân chủ hoá đời song,
xây dựng xã hội tiên tiến Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa tuyệt đối, cónhững trường hợp chính trị, tư tưởng, pháp luật phát triển vượt trước sựphát triển của kinh tế, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa, hội nhập hóa, tạo
điều kiện cho sự giao thoa giữa các nền văn hoá, đưa những tiến bộ của nước
này vào nước khác Nhưng với tầm quan trọng của nó phát triển kinh tế làđiều kiện trọng yếu cho việc bảo đảm quyền con người trong đó có quyềnkhiếu nại của công dân, có thể thấy ở một số nét như sau:
Kinh tế thúc đây sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao đời
sống của con người để có điều kiện thực hiện quyền khiếu nại của mình khi thấy cần thiết.
Kinh tế tác động đến thể chế chính trị cho phù hợp với tính chất và trình
độ của nền kinh tế, tạo điều kiện dan chủ hóa đời sống xã hội, đời sống chính
trị Từ đó nâng cao những bảo đảm cho quyền khiếu nại của công dân
Kinh tế thúc đây sự phát triển về tư tưởng, nhận thức giúp con người ýthức cao hơn về các quyền năng của mình, biết sử dụng các quyền năng trong
đó có quyền khiếu nai dé bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng khác.
Kinh tế tạo điều kiện cho sự hoàn thiện về mặt pháp luật và hệ thống cơ
quan, công cụ bảo vệ pháp luật - là bảo đảm hữu hiệu cho quyền khiếu nại của
công dân
Với mỗi nền kinh tế đều có tính chất và mục tiêu riêng và ở đó con
người được đặt ở vi trí nhất định Một nền kinh tế lay con người làm trung
tâm, lẫy đa số con người làm mục tiêu phục vụ sẽ giải phóng được sức sảnxuất, khơi dậy tiềm năng của con người tạo điều kiện cho con người phát huy
ý chí tự lực, tự cường làm giàu cho mình và cho đât nước Đó là một nên
21
Trang 26kinh tế tiên tiến và chỉ có nền kinh tế như vậy mới đáp ứng nhu cầu vật chất
và tỉnh thần cho cá nhân con người
Hiến pháp Việt Nam 1992, Điều 16 quy định: "Muc đích chính sách kinh
tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu câu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phan kinh tế " thé hiện
tinh thần lấy nhân dân làm trung tâm, là bảo đảm đầu tiên ở góc độ kinh tế đốivới quyền khiếu nại của công dân
Như vậy, bảo đảm về kinh tế có ý nghĩa quan trọng với ý nghĩa là yếu tố
có tính chất cội nguồn quyết định mức phát triển, khả năng bảo đảm quyềnkhiếu nại của công dân
1.2.2.3- Bảo đảm về tổ chức thực tiễn:
Bao đảm về tổ chức thực tiễn bao gồm toàn bộ tô chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị: các cơ quan của Đảng lãnh đạo, các cơ quan nhà nước và các tô chức chính trị xã hội nhằm bao đảm cho quyền khiếu
nại của công dân Trong hệ thống các tổ chức đó thì các co quan nhà nướcđóng vai trò trung tâm, quan trọng nhất vì đảm bảo quyền khiếu nại của côngdân trực tiếp thuộc trách nhiệm của nhà nước Trong hệ thống cơ quan nhànước thì hệ thông các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp đối với quyềnkhiếu nại của công dân bao gồm:
Hệ thống cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của công dân: hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan tham mưu mà trực tiếp là tổ chức thanh tra; hệ thống viện kiểm sát, hệ thống toà án.
Hệ thống cơ quan có trách nhiệm thi hành các kết quả giải quyết khiếu
nại.
Hệ thống cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sat các hoạtđộng giải quyết khiếu nại
22
Trang 27Hệ thống cơ quan xử lý các vi phạm về pháp luật khiếu nại.
Mỗi hệ thống cơ quan có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều dựa trênnguyên tắc hoạt động chung của bộ máy nhà nước, nguyên tắc, yêu cầu chung
đối với ngành và trên cơ sở các quy định của pháp luật
Ngoài các bao đảm chủ yếu trên, việc bao đảm quyên khiếu nại của công
dân còn phụ thuộc vảo trình độ dân trí, văn hóa của công dân, nhân sinh quan
và thé giới quan, năng lực của chủ thé cầm quyên
Sự phân chia hệ thống các yếu tố bảo đảm quyền khiếu nại của công dânchỉ mang tính tương đối Các yếu tố kinh tế, chính trị, tổ chức hay bảo đảmkhác đan xen, lồng ghép với nhau cùng tạo ra một thê thống nhất của môitrường xã hội bảo đảm quyền khiếu nại của công dân Dưới góc độ khoa học
luật, trong tương tác với các bảo đảm khác thì bảo đảm pháp lý là quan trọng
nhất và có ý nghĩa trực tiếp, cụ thể, toàn điện vì trong nhà nước pháp quyên,
mọi bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp lý.
1.2.3 Nội dung bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại của công
dân.
Bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại của công dân đòi hỏi phải cócác yếu tố sau đây:
Thứ nhất, hệ thong pháp luật về khiếu nại toàn diện, day đủ, đông bộ,
thống nhất, phù hợp, khả thi, đảm bảo về kỹ thuật pháp lý là điều kiện quan trọng dé quyền khiếu nại của công dân được bảo đảm.
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước xây dựng, b6 sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật bao đảm quyền khiếu nại của công dân là bảo đảm về mặt thể chế, chủ yếu là hệ thống các quy phạm,
chế định hay nguyên tắc pháp luật Sự hoàn thiện về cả nội dung và hình thứcthê hiện của pháp luật về khiếu nại là điều kiện cơ sở, rat quan trọng dé quyền
khiêu nại của công dân được bảo đảm.
23
Trang 28Tinh toàn diện, đầy đủ của pháp luật về khiếu nại thê hiện ở nội dung cácchế định pháp luật được đề cập, sự thống nhất của các quy phạm pháp luật vềkhiếu nại, pháp luật khiếu nại phải có khả năng bao quát, điều chỉnh được hầu
hết các quan hệ khiếu nại nảy sinh trong đời sống xã hội Nó phải tạo ra căn
cứ pháp lý để công dân sử dụng pháp luật khiếu nại như một công cụ, phương
tiện dé bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.
Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về khiếu nại thể hiện ở việckhông trùng lắp, chồng chéo, có trật tự, thứ bậc Giữa các ngành và lĩnh vựcpháp luật, giữa các chế định và quy phạm pháp luật, giữa luật nội dung và luậthình thức, giữa quy phạm pháp luật và nguyên tắc pháp luật, giữa văn bản cógiá trị pháp lý hiệu lực cao và thấp phải đảm bảo sự thống nhất cả về nội dung
và hình thức thể hiện Trong xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì chỉ
có Hiến pháp và luật sẽ còn và luôn giữ vững vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân nói riêng Về nguyên tắc khi luật có hiệu lực thi hành thì các chủ thé
không còn bị giới hạn bởi các văn bản dưới luật Hiến pháp và luật phải tạothành một hệ thống đầy đủ và rõ ràng Hiến pháp không chỉ là văn bản ghinhận, tuyên bố về quyền khiếu nại mà còn có ý nghĩa là bảo đảm cao nhất choquyền khiếu nại Bên cạnh ghi nhận quyền khiếu nại, Hiến pháp và các văn
bản quy phạm pháp luật khác đồng thời xác định hình thức thực hiện, trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại trên thực tế.
Pháp luật về khiếu nại đòi hỏi phải có tính phù hợp, khả thi Tính phù hợp, kha thi của pháp luật về khiếu nại thé hiện ở sự phù hợp của nó với điều
kiện kinh tế, chính trị, phản ánh đặc điểm văn hóa xã hội, thể hiện được xu
hướng của thời đại, quá trình dân chủ hóa trong xã hội Các quy phạm pháp
luật khiếu nại phải phản ánh đúng, đủ các quan hệ xã hội liên quan, đáp ứng
24
Trang 29được yêu cầu điều chỉnh của quản lý và bảo đảm quyền công dân Các quyđịnh của pháp luật khiếu nại phải đễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ,năng lực, điều kiện kinh tế, xã hội cụ thé, phù hợp với trình độ dân trí, đảm
bảo là công cụ để nhân dân chống lại sự vi phạm các quyền, lợi ích chính đáng của mình từ phía các chủ thé quan lý ở thé mạnh hơn.
Chất lượng và hiệu quả cua một đạo luật còn phụ thuộc vao yếu tố kỹ
thuật pháp lý Kỹ thuật pháp lý đảm bảo quy trình chuẩn mực, tối ưu của quá
trình xây dựng pháp luật, đảm bảo cơ cấu thể hiện hợp lý của quy phạm, khảnăng trình bảy hệ thống và khả năng diễn đạt ngôn ngữ, giảm tối đa việc diễnđạt qua nhiều văn bản hướng dẫn, đảm bảo tính 6n định và rõ ràng trong các
quy định Một đạo luật chất lượng, dễ hiểu, rõ nghĩa và chỉ được hiểu theo
một nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm quyền khiếu nại củacông dân.
Ở góc độ cụ thé, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền khiếu nại của công dân bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật, vì quyền khiếu nại là quyền bảo vệ
quyền nên nó có ở tất cả các ngành luật, hơn nữa cơ sở ban đầu của nó baogiờ cũng xuất phát từ các điều luật nội dung khác Ở góc độ nghiên cứu tậptrung về khiếu nại hành chính thì hệ thống pháp luật về khiếu nại bao gồm các
nội dung sau:
Quy định của Hiến pháp với tư cách là đạo luật căn bản ghi nhận quyền khiếu nại của công dân là bất khả xâm phạm, là quyền cơ bản của công dân.
Các văn bản thể chế hóa, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại của công dân mà tiêu biểu phải kể đến là Luật khiếu nại, tố
cáo.
Hệ thống pháp luật trên phải ghi nhận được các nội dung sau:
Quyên khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, là bất khả xâm phạm và
nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ.
25
Trang 30Các nguyên tắc cơ bản dé dam bảo quyền khiếu nại.
Thâm quyền, trình tự, thủ tục, cơ chế giải quyết khiếu nại hợp lý nhằm
đảm bảo quyền khiếu nại.
Quyên, nghĩa vụ của các cơ quan tô chức, cá nhân có liên quan.
Quyên, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
Các quy định bảo đảm chống lại sự vi phạm pháp luật về khiếu nại (hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại )
Thứ hai, Bộ máy nhà nước trong sạch, hiệu quả, có đủ năng lực là diéukiện để pháp luật về bảo đảm quyền khiếu nại được thực thi hiệu quả trênthực tế góp phan đảm bảo quyên khiếu nại của công dân
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa
phương được tô chức theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một
cơ chế đồng bộ dé thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước Bộ máy nhà nước là thiết chế thực hiện quyền lực nhà nước, quản lý xã hội, tổ
chức va thực hiện pháp luật Hoạt động của bộ máy nhà nước có liên quan
trực tiếp tới quyền và lợi ích của công dân hay một nhóm công dân, có liênquan mật thiết tới việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Bộ máy nhà nước hiệu quả, có đủ năng lực đòi hỏi phải có một tổ chứchợp lý thé hiện ở cơ cấu tổ chức, phân công chức năng nhiệm vụ phù hop,không chồng chéo, trùng lặp, gọn nhẹ nhưng đảm bảo quản lý được mọi mặt
của đời sống xã hội Nhưng để bộ máy đó phát huy được tính hợp lý thì cần
có một đội ngũ công chức có đạo đức, đủ năng lực dé hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ Trong xã hội phát triển hiện đại, có thé cho phép một quốc gia hoàn
thiện pháp luật, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, song để có những con người sao cho bộ máy và thê chế luật pháp ấy phát huy hiệu quả thì vẫn còn là
một vấn đề không dễ giải quyết Sự lạm quyên, vô trách nhiệm, vi phạm
quyên công dân nói chung và quyên khiêu nại nói riêng không chỉ xuât phát
26
Trang 31từ yếu tố bộ máy hay thé chế mà chủ yếu từ yếu t6 đạo đức, ý thức của cán
bộ, công chức Đạo đức, ý thức, trình độ công chức quyết định khả năng thi
hành pháp luật của công chức Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức với đạo
đức và trình độ đúng chuẩn mực là nội dung yếu tổ căn bản trong việc xây
dựng một bộ máy nhà nước đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật nói chung va
pháp luật bảo vệ quyền khiếu nại nói riêng.
Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là trách nhiệm của toàn bộ bộ
máy nhà nước, các cơ quan trong bộ máy nhà nước; nhưng tập trung và chủ
yếu ở một số co quan có mối quan hệ trực tiếp như:
Cơ quan có thâm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm: Cơ quan hànhchính nhà nước (với cơ quan tham mưu là tô chức thanh tra trực thuộc) cóthâm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính (như quy định của Luật khiếu
nại tố cáo 1998 và các luật sửa đổi, bổ sung); Tòa hành chính có thâm quyền xét xử một số quyết định hành chính và hành vi hành chính theo quy định của
pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính; các cơ quan tư pháp có thẩmquyên giải quyết các khiếu nại đối với các hành vi, quyết định của cơ quan tưpháp (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án nhân dân, thi hành án), của điềutra viên, kiểm sát viên, thâm phán, thâm tra viên, thi hành viên trong quá trình
thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Các cơ quan cơ trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tô quốc, hệ thống cơ quan hànhchính nhà nước, cơ quan tư pháp
Đề đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, hệ thống các cơ quan có chức năng, thầm quyền đối với các khiếu nại của công dân phải xác định được sự
thống nhất về tổ chức, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, phươngthức hoạt động sao cho một viêc cụ thé phải có một cơ quan chịu trách nhiệm
27
Trang 32chính và phải chịu trách nhiệm nếu dé xảy ra vi phạm, xác định rõ những mốiquan hệ phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan đó.
Thứ ba, Cơ chế thanh tra, kiểm tra giảm sát việc thực thi pháp luật về khiếu nại là biện pháp hiệu quả và có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyên khiếu nại của công dân.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước được hiểu là toàn bộ những phương thức hoạt động, những quy định về chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của từng cơ quan tiến hànhthanh tra, kiểm tra, giám sát và những quy định mối quan hệ giữa các cơ
quan này với nhau trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Ở nước ta hiện nay cơ quan được xác định khá rộng, bao gồm Các cơ quan của Đảng, cơ quan chính quyền và các cơ quan của tổ chức đoàn thể Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận
trong hệ thống chính tri; nhưng có phân định về chức năng, nhiệm vụ, thâmquyền Các cơ quan đó bao gồm: Ủy ban Kiểm tra của Dang Cộng sản, Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành chính nhà nước, tô chức thanh tra, Mặt trận tổ quốc, thanh tra nhân dân Nhưng trọng tâm thực hiện
thanh tra, kiểm tra, giám sát thuộc về hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhànước.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung, phương thứcthực hiện sự lãnh đạo của Đảng và hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những phương thức thực hiện
chức năng quản lý của Nhà nước, là phương thức thúc đây việc hoàn thiện tôchức bộ máy nhà nước.
28
Trang 33Thanh tra, kiểm tra, giám sát là nội dung, cách thức thực hiện quyền dân
chủ của nhân dân.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế, ngănngừa, phát hiện va xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung, phương thứcthực hiện sự lãnh đạo của Đảng và hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực thi pháp luật vềkhiếu nại có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền khiếu nại của côngdân Thông qua hoạt động này có thê đánh giá chất lượng những quy định củapháp luật, hiệu quả thực hiện của pháp luật khiếu nại, tìm ra những yếu kémtrong việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân dé từ đó có sự sửa đôi, bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp Nếu có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hữu hiệu thì sẽ có một bộ máy nhà nước trong sạch, vận hành tốt, sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả pháp luật về khiếu nại là
những nhân tô căn bản để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Do tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nên Hiếnpháp 1992 cũng quy định rõ trách nhiệm của một số cơ quan căn bản như:trách nhiệm giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc và các ủy ban thuộc Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biéu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân.; trách nhiệm thanh tra, kiểm tra va giải quyết
tố cáo của Chính phủ; trách nhiệm kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân, xét
xử của Tòa án nhân dân, trách nhiệm giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng cộng sản Việt Nam: Đảng cộng
sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là thông qua công tác cán bộ Đảng có nhiệm
vụ kiêm tra, giám sát các tô chức đảng và đảng viên của Đảng thực hiện pháp
29
Trang 34luật và thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao Đối với việc bảo đảmquyền khiếu nại cho công dân, Đảng cộng sản kiểm tra, giám sát các tổ chức
đảng và đảng viên thực hiện pháp luật về khiếu nại; kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chi đạo của té chức đảng và các đảng viên có thâm quyền đối với chính quyền, tổ chức đoàn thể trong việc thực thi pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xử lý các vi phạm về khiếu nại
Hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan quyên lực nhà nước, bao gồm:
Giám sát của Quốc hội: Là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước,Quốc hội thực hiện giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại Quốc hộithực hiện việc giảm sát bằng hình thức xem xét các báo cáo của Chính phủ,Viện Kiểm sát tối cao, Toà án nhân dân tối cao; chất vấn Chính phủ, Chánh
án Tòa án nhân dan tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
thành lập các đoàn giám sát của Quốc hội hoặc có thê thông qua các cơ quan của Quốc hội.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội cũng
có trách nhiệm giám sát thi hành pháp luật về khiếu nại, giám sát hoạt độngcủa các cơ quan Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dântối cao, có thê cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, khi phát hiện có viphạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền chấm đứt vi phạm, xem xét
xử lý trách nhiệm đối với người vi phạm
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, khi nhận được khiếu nại, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chuyên đến thì yêu cầu người có thâm quyền xem xét, giải quyết và áp dụng các biện
pháp cần thiết dé cham dứt vi phạm
30
Trang 35Doan Đại biéu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức dé đại biểu Quốc hộitiếp công dân đến khiếu nại, chuyên các khiếu nại đến người có thâm quyền
dé giải quyết; có thé tổ chức đoàn giám sát việc giải khiếu nại; có quyền kiến nghị người có thâm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết dé kịp thời cham
dứt vi phạm nếu phát hiện thấy có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm
đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại; khi chuyên đơn đến cơ quan cóthâm quyền giải quyết khiếu nại thì đại biểu có quyền được biết kết quả, nếuthấy kết quả không thoả đáng thì có quyền gặp thủ trưởng cơ quan hữu quan
để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại, khi cần thiết có thể yêu cầu thủ trưởng cơ
quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.
Giám sát của Hội dong nhân dân: Điều 89 Luật khiếu nại tổ cáo 1998
đã quy định rõ rang về nhiệm vụ giám sát của hội đồng nhân dân, tựu trung lại
như sau:
Có quyền xem xét các báo cáo của UBND, Toà án ND, Viện kiểm sátnhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại; cử đoàn giám sát việcgiải quyết khiếu nại ở địa phương mình
Có quyền yêu cầu người có thầm quyền áp dụng biện pháp cần thiết dé kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét, xử lý đối với người vi phạm trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tô chức.
Thường trực Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh, huyện), Chủ tịch HĐND cấp
xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra và
xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, có trách nhiệm nghiên cứu khi nhận
được khiêu nại, nêu thay có vi phạm thì có quyên kiên nghị xem xét, giải
3l
Trang 36quyết, nếu không đồng ý thì kiến nghị với cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét,giải quyết.
Các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp
Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại
Hoạt động giám sát không mang tính quyền lực nhà nước gồm có:
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Xuất phát từ đặc điểm là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên Mặt trận tổ
quốc Việt Nam có vai trò khá to lớn trong việc giám sát hoạt động giải quyếtkhiếu nại Giám sát của Mặt trân Tổ quốc Việt Nam có tính chất riêng là hoạtđộng giám sát xã hội, không mang tính quyền lực nhà nước mà mang tínhnhân dân Mặt trận Tổ quốc là tô chức đại diện, bảo vệ quyền lợi cho nhân
dân, có tác dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của nhà nước, không có quyền xử lý hay xem xét trách nhiệm đối với các vi phạm mà chỉ có quyền đề nghị các cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyết, xử lý.
Mặt trận Tô Quốc Việt Nam thực hiện hoạt động giám sát thông qua công táctiếp dân, động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; tham gia giám sát vớicác cơ quan quyền lực nhà nước, thông qua hoạt động của minh tổng hợp ýkiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thầm quyền biểu đương, khen thưởng người tốt, việc tốt, tham gia giải quyết những khiếu nại có liên quan đến đối tượng do mình trực tiếp vận
đông, đến cán bộ của Mặt trận Tổ quốc, kiến nghị với chính quyền, theo dõi
giải quyết các vụ việc thông qua Ủy ban của mặt trận và Hội đồng nhân dân cùng cấp Đây là hoạt động giám sát mang tính đặc thù.
Hoạt động của Thanh tra nhân dân: Việc giám sát của nhân dân là cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân, thanh tra nhân
dân là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát thường xuyên,
toàn diện cho nhân dân, sự giám sát của nhân dân rât rộng lớn và có tính chât
32
Trang 37hỗ trợ cho các cơ chế giám sát mang tính quyền lực nhà nước Trong nội dung
giám sát mà thanh tra nhân dân thực hiện có giám sát việc thực thi pháp luật
khiếu nại, đảm bảo quyền khiếu nại cho công dân
Nhân dân là chủ thé quyền lực, thông qua các cơ quan đại điện của mình
dé thực hiện sự giám sát Nhưng bản thân mỗi công dân đều có quyền giám sát đối với mọi hoạt động của nhà nước trong đó có việc bảo đảm quyền khiếu
nại của công dân Sự giám sát của nhân dân phải được hiện thực hóa trên cơ
sở công khai, minh bạch các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, quyđịnh, quy chế và các hoạt động của các cơ quan nhà nước Công dân thực hiệnquyền giám sát của mình bằng việc đưa ra các đề nghị, kiến nghị, yêu cầu đốivới các cơ quan nhà nước hay chính bằng quyền khiếu nại, quyền tố cáo ma
tượng bị thanh tra, kiểm tra tuỳ theo mối quan hệ trong công tác quản lý.
Cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyền thanh tra, kiểm tra việc
thực thi pháp luật khiếu nại đối với mọi tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền
quản lý của mình Nhưng có một nội dung rất quan trọng và cần thiết hiện nay
đó là hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính nhànước trong việc thực thi pháp luật khiếu nại, mà trọng tâm là công tác tiếpdân, giải quyết khiếu nại, thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quản lý
33
Trang 38nhà nước về khiếu nại Bởi quyền khiếu nại của công dân sẽ được đảm bảo tốthơn rất nhiều nếu mỗi cơ quan có thâm quyền trong vấn đề khiếu nại đều cótrách nhiệm và phải chịu trách nhiệm khi thực hiện không đúng pháp luật vềkhiếu nại.
Hệ thống cơ quan hành chính ở nước ta gồm: ở trung ương có Chính
phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; ở địa phương có Uy
ban nhân dân tô chức theo ba cấp (tinh, huyện, xã) và các cơ quan chuyên
môn trực thuộc.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chínhcao nhất của nhà nước, có trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, các nghị quyết,văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành; chịu sự kiểm tra, giám sát của Quốc
hội; có quyền ban hành các văn bản dé thực hiện luật Chính phủ có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính, quản lý các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, cùng hệ thong các cơ quan nhà nước bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân theo quy định của
pháp luật Trong lĩnh vực thực thi pháp luật nói chung và thực thi pháp luật
khiếu nại nói riêng, Chính phủ tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra với chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân theo cấp hành chính và phân theo từngngành, lĩnh vực quản lý dé thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra Ø1Úp các cơquan hành chính trong thực thi pháp luật về khiếu nại nhằm thực hiện chức
năng của cơ quan hành chính và bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng trong đó có quyền khiếu nại của công dân.
Cơ quan thanh tra ở nước ta hiện nay được tô chức thành thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra chuyên ngành Cơ quan Thanh tra theo cấp hành
chính, bao gồm: Thanh tra Chính phủ, thanh tra cấp tỉnh, thanh tra cấp huyện.Thanh tra chuyên ngành được tô chức ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
34
Trang 39thuộc Chính phủ, thanh tra trực thuộc Sở và tương đương có trách nhiệm quản
lý nha nước về ngành, lĩnh vực
Nhiệm vụ của Thanh tra về vấn đề khiếu nại được quy định tại Luật
khiếu nại, tố cáo 1998 đã sửa đổi, bổ sung là: thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước, xem xét, giải quyết
khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo 1998 và các quy định khác
của pháp luật (điều 11).
Trên thé giới, hầu hết các nước đều có thanh tra chuyên ngành vì thanhtra được cho là yêu cầu tat yếu khách quan trong hoạt động quản lý, thanh trachuyên ngành có khả năng thanh tra chuyên sâu về một lĩnh vực quản lý Do
đó, Thanh tra chuyên ngành được tổ chức rất quy mô, ngày càng phát triển
Cơ quan Thanh tra hành chính là mô hình không mang tính phô biến, hiện nay
chỉ có ở một số nước như Trung Quốc, Lao, Ai Cap
Hoat dong kiểm sát các hoạt động tư pháp của hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân: Với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, hệ thống Viện Kiểm
sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật về khiếu nại củacác cơ quan, cá nhân có thâm quyền trong hệ thống cơ quan tư pháp đúngpháp luật, bảo đảm quyền khiếu nại, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
Hoạt động xét xử của hệ thống Toà án nhân dân: Toà án nhân dân là cơ
quan xét xử của nhà nước, có chức năng xét xử các vụ án hành chính, dân sự,
kinh tế, lao động, hình sự Thông qua chức năng xét xử có thể đánh giá một cách gián tiếp chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước; có thé kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, sự giám sát của toà án nhằm bảo
đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp của công dân Hoạt động giám sát của Toa án nhân
dân khác các loại giám sát, thanh tra ở chỗ: sự giám sát của Toà án chỉ tiễn
35
Trang 40hành thông qua hoạt động xét xử Trong quá trình xét xử, bên cạnh việc xác
định tội phạm, Toà án nhân dân còn kiểm tra tinh hợp pháp trong hành vi,
quyết định của các cơ quan quản lý và người có chức vụ Quyết định, bản án của Toà án phải được tô chức, cơ quan có trách nhiệm thi hành.
Trong hệ thống tòa án nhân dân, Toà hành chính có một vai trò khá quan
trọng và riêng biệt Có chức năng xét xử vụ án hành chính - các khiếu kiện
hành chính phát sinh trong quá trình thực thi quyền lực hành chính; Tòa hànhchính là một cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính khách quan, công bằng.Đồng thời, còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản
lý nhà nước, thông qua hoạt động xét xử của mình có thể đánh giá một cáchgián tiếp chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.Trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, toà án hành chính ra đời là nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, bảo đảm quyên, lợi ich hợp pháp của công dân, bao đảm quyền khiếu nại của công dân.
Ở mỗi nước có cách thức tô chức tòa án hành chính riêng, Tòa án hành chính
có thê trực thuộc Tòa án nhân dân, có thê trực thuộc chính phủ, có thé khôngnăm trong hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp, mà do Quốc hội lập ra Nhưng dé hoạt động xét xử hành chính đem lại hiệu quả, đảm bảo sự kháchquan trong xem xét các khiếu nại hành chính thì Tòa án hành chính luôn phải
được tô chức độc lập từ cơ chế hoạt động, cán bộ, ngân sách
Thứ tư, Hoạt động xử lý các vi phạm quyên khiếu nại của công dân.
Bắt kỳ vi phạm pháp luật nào cũng đều xâm phạm trực tiếp hay gián tiếp
tới lợi ich của nhà nước, xã hội và công dân Quyền khiếu nại là một quyền dân chủ, là một quyền quan trọng và thiết thực đối với nhân dân, vì thế việc
bảo đảm quyền này là điều rất quan trọng đối với một nhà nước mang bảnchat dân chủ như nhà nước ta Bao đảm quyền khiếu nại của công dân đượctiễn hành một cách chủ động, mang tính phòng ngừa hay cũng có thé mang
36