Song việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa xứng đáng với tầm vóc, nhất là việc nghiên cứu các quy định về thừa kế theo hướng chuyên sâu trong Ho
Trang 1HO THI VAN ANH
THỪA KE THEO PHAP LUẬT TRONG HOANG VIET LUAT LE THOI NGUYEN
O VIET NAM
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
HA NOI - 2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHÙNG TRUNG TẬP
HÀ NỘI - 2009
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài - 26 5s2 <2 E221 271227112711711211211 2.1.1 crei |
2 Tinh hinh nghién 0 - 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU eeceecsessseecssessseessessseesssesssesssessseessseesseesseessees 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 2-5 3333 E3 E*EEEErereerrererrerreree 7
5 Phương pháp nghiên uu - - - c2 2S 1E S3 E*E*EEEEEEEkEEkEEkEEkEEkrrkrrkrrkrrkrrke 8
6 Bố cục của luận văn -¿- + s sSk EESESEEEEESEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEESELEEkEEkrrkerkerkrrs 8
CHUONG 1 KHÁI QUAT VE PHÁP LUẬT THỪA KE TRONG
HOANG VIET LUAT LE THOT NGUYẼN - 9 1.1 Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn 9
1.1.1 Cơ sở Nho 2140.0 eeseeesceeeeeeeseeceeeceaeeeseeeseecsnaeeesaeeseneeeesaeestanereaeees 9
1.1.2 Cơ sở về văn hóa truyền thống, tục lệ của dân tộc - 18
1.1.3 Sự kế thừa cổ luật của dân tộc và sự ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh 24
1.2 Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ 29
1.2.1 Nguyên tac bảo vệ quan hệ huyết thống - - 2 + 2 ++c+zszx+cxes 29 1.2.2 Nguyên tắc hương hỏa 5-5: 2552 SE‡ESE2EEE2EE2E2EE2E211121 2211, 34 1.2.3 Nguyên tac bảo đảm tuyệt đối Hiếu - Lễ - Nghĩa -5-: 37
CHUONG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VE THỪA KE THEO PHÁP LUẬT
TRONG HOANG VIỆT LUẬT LE - 25: 555525: 43 2.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ 43
2.1.1 Khái nIỆm - c2 TT TH nh nh ng 43
2.1.2 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật 1é 47 2.2 Thời điểm mở thừa kế - 1 tt St S133 3358E3551515818E5E15115111 1111151111111 xe 48
Trang 42.3 Di sản thừa kẾ - 1 ta S111 111111115111 1111511111 1111111115111 111115111111 reE 55 2.4 Phạm vi những người được thừa kế theo pháp luật - 5-2-5: 67
2.4.1 Quan hệ hôn nhân - + E1 111332211 1113985 1551115185112 67
2.4.2 Quan hệ huyết thong c.cccccccccccesscsesessessssesessesessssessssesesesessssesssseeeeeeees 73
2.4.3 Quan hệ nuôi dưỡng (nghĩa dưỡng) - - 5 5 2c + +ksskesseesek 89
2.5 Phân định di sản thừa kẾ -¿- ¿5c 5+2St2EE2E#EE2EE2EEEEEEEEEEEEExEErkrrrerrrrres 93
2.5.1 Thừa kế không có chúc thư -¿- + 2 2 +E+SE+E£+E££E+E+Ezxerxererrees 93 2.5.2 Thừa kế hương hỏa (thừa kế tự sản) . - ¿2-5 2+E+c+zt+eezzeerxei 97 2.5.3 Thừa kế tập ấm (hay thé tập), -¿-¿- + 2+s+SE+E+E2E2EEE2EEEzkrrxrrrrs 100 CHUONG 3 ĐÁNH GIA GIA TRI NHỮNG QUY ĐỊNH VE THỪA KE
THEO
PHAP LUAT TRONG HOANG VIET LUAT LỆ THOI NGUYEN 104 3.1 Đánh giá về quyên lợi của người con gái trong việc hưởng di sản thừa kế 108 3.2 Đánh giá về quyền hưởng di sản thừa kế của các con - 55s 112
3.3 Đánh giá về quyên lợi của người VỢ gÓa ¿- 2 5s+c+EccteEzrrkrrxereee 114
3.4 Đánh giá về truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc trong các quy định
VE tha <0 116
KET LUAN oococcccccccccscsscssssssssesessssussecsesssussessssussecsessssessesissussessesissessesiessseeseenees 120
PHU LỤC 22-2222 2S222211122E1112221127.1E0.T112.E EEeererreg 126
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiTriều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, kéodai hơn hai phan ba thé ky Triều Nguyễn không chi dé lại cho hậu thế, cho Huếnhững di sản văn hóa: vật thé và phi vật thé, được thế giới công nhận, mà còn délại cho hậu thé một di sản lập pháp tương đối hoàn bị dưới thời phong kiến ở ViệtNam Việc nghiên cứu về văn hóa triều Nguyễn đã được quan tâm và có những
thành tựu nhất định Song việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, chưa xứng đáng với tầm vóc, nhất là việc nghiên cứu
các quy định về thừa kế theo hướng chuyên sâu trong Hoàng Việt luật lệ đưới thờinhà Nguyễn chưa hề được đề cập đến Việc nghiên cứu pháp luật triều Nguyễn là
cần thiết không chỉ dé hiểu thêm về triều đại nay, mà còn dé hiểu biết về pháp chế
triều Nguyễn, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về pháp chế Việt Nam dưới thời
điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào Thật vậy, sóng trong xã hội, con người
với những ham muốn vô bờ, nếu không có luật pháp dé ngăn ngừa thì không cócách gì dé dẫn dắt người ta vào đường giáo hóa mà biết được đạo đức” Không
chỉ dừng lại ở Hoàng Việt luật lệ, các vua sau vua Gia Long cũng đặc biệt quan
tâm đến việc lập pháp, hàng loạt các Chỉ, Dụ được ban hành dưới thời Minh
Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức dé tiếp tục bố khuyết, hoàn thiện cho Hoàng Việt luật lệ.Công tác lập pháp được chú trọng, triều Nguyễn để lại một di sản pháp luật đồ sộ
không kém gi di sản văn hóa: bộ Hoàng Việt luật lệ, 560 quyền Đại Nam thực lục,
Trang 6262 quyên Kham Định Đại Nam hội điển sự lệ, 25 quyên Minh Mệnh chính yếu,
3.171 tập Châu Bản
Tuy nhiên, triều Nguyễn lại là triều đại mà trong quá trình tồn tại củamình gắn liền với nhiều biến động của lịch sử, đất nước lần lượt rơi vào tay thựcdân Pháp Điều đó khiến cho việc đánh giá về triều Nguyễn trở nên hết sức phứctạp Vấn đề nhìn nhận về pháp luật triều Nguyễn cũng không nằm ngoài tình
trạng phức tạp nói trên Trong sự giao lưu văn hóa, vấn đề tham khảo, tiếp nhận
ảnh hưởng văn hóa giữa các quốc gia là một hiện tượng bình thường, ở đâu vàthời nào cũng có Song, đối với triều Nguyễn lại bị phê phán nặng nề Trong sốnhững điều mà pháp luật triều Nguyễn nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng
bị phê phán thì các chế định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ là bị chỉ trích
nặng nề nhất Do đó, luận văn đã mạnh dan lựa chon vấn đề thừa kế trong HoàngViệt luật lệ đưới thời Nguyễn dé nghiên cứu Mục đích là nhằm tìm kiếm nhữnggiá trị tốt đẹp của hệ thống pháp luật dưới thời nhà Nguyễn Bởi, nếu không cómột “sw hop jý” nào đó thì hệ thống pháp luật này đã không thé trở thành nềnpháp luật thực định của một triều đại tồn tại gần một thế kỷ Đồng thời, qua việcnghiên cứu về vấn đề chế định thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ cũng là để gópphần trong việc đánh giá về pháp luật triều Nguyễn
Thừa kế là định chế hết sức đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa - văn
hóa tộc người Ở đây, nó ít nhiều thuộc về lĩnh vực pháp lý văn hóa, đòi hỏi các nhàlập pháp, hành pháp cũng như tư pháp khi xây dựng những chế định này cũng nhưkhi vận dụng pháp luật đều phải có sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của
dân tộc, về văn hóa dân tộc mà được tập trung ở cổ luật của dân tộc, về văn hóa dântộc Việc nghiên cứu các chế định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn
còn là dé hiểu biết về những phong tục tập quán của người Việt xưa Vì thời xưa,giữa pháp luật và tục lệ tuy hai mà một Tục lệ chính là cách ứng xử của cộng đồng
và pháp luật chính là sự quy phạm hóa những nguyên tắc của tục lệ để củng cố cho
luân lý xã hội Việc tìm hiểu tục lệ của dân tộc thông qua việc nghiên cứu thừa kếtrong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn thiết nghĩ là hết sức cần thiết trong thời budig g guy g g
Trang 7xã hội đương trải qua một “con sốt vỡ da” của nền kinh tế thị trường, những giá trịtruyền thống đã và đang ít nhiều bị mai một, lãng quên Trong khi người Việt đang
chạy theo đà tiến triển vũ bão của văn minh thế giới, thiết nghĩ có ít nhiều ngoảnhlại vào cuộc sống hôm qua của cha ông, chưa at đã là hoàn toan vong bản!
Có thé nói, những giá trị cô luật này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, vềtruyền thống, mang yếu tố dân tộc mà còn có ý nghĩa về xây dựng pháp luật Những
giá trị này không mat đi mà nó đã, đang và sẽ đồng hành cùng với sự phát triển củađời sông dân sự hiện đại Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay
không thé không kế thừa những giá trị tốt đẹp về thừa kế mang tính dân tộc như các
quy định về hương hỏa, hiếu, lễ, nghĩa, huyết thống, thừa tự trong cô luật mà
trong đó tất yếu có pháp luật thời Nguyễn
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về
“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, địnhhướng đến 2020” đã khăng định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tôn
và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy
di sản văn hóa dân tộc ”
Vì vậy, nghiên cứu về “Thita ké theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời
Nguyên ở Việt Nam ” là cần thiệt và có cơ sở khoa học.
2 Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn nói chung đã được đặt ra từ lâunhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, nhất là việc nghiên cứu về thừa kế trong Hoàng Việtluật lệ dưới thời Nguyễn chưa được quan tâm Cụ thê là, chưa có công trình nảo nghiên
cứu về vấn đề này, nếu có, chỉ có thé tìm được một số công trình nghiên cứu một khía
cạnh nào đó có hàm chứa yếu tô thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn
Dưới thời phong kiến chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về pháp luật
triều Nguyễn Chỉ đến thời Pháp thuộc, cùng với việc dịch thuật bộ Hoàng Việt luật
lệ ra tiếng Pháp, một số tác giả người Pháp đã chú giải nó và do đó vấn đề nghiêncứu về Hoàng Việt luật lệ mới được bắt đầu
Trang 8Vào năm 1862, Anbaret dịch xong Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp và cho xuấtbản Đến năm 1875, P Philastre dịch lại bộ Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp xuất bản
tai Paris, dưới tiêu đề Le Code Annamite Cùng với dịch thuật, P Philastre đã bình
luận, chú giải và đó là những kết quả nghiên cứu đầu tiên về bộ Hoàng Việt luật lệ theoquan điểm pháp lý của Tây phương Đến năm 1909, trong lời tựa viết cho bản dịch bộLuật Hồng Đức ra tiếng Pháp của Deloustal tuy tập trung nói về pháp luật thời Lê,
nhưng H Mattre cũng đã dành một đoạn để đánh giá về Hoang Việt luật lệ
Đến năm 1922, lần đầu tiên, một luận án Tiến sỹ Luật học nghiên cứu về bộ
Hoàng Việt luật lệ của luật sư Phan Văn Trường đã được đệ trình tại Đại học đường
Paris, xuất bản 1922 Luận án gồm 2 công trình có tên là Essais sur Le Code Gia Long
(gồm 86 trang) và Le droit pénal à travers l’ancienne la législation chinoise (Etudecomparée sur Le Code Gia Long) (gồm 194 trang) Trong luận án, tác giả đã nghiên
cứu tường tận và so sánh, phân tích những điểm tương đồng và di biệt giữa Hoang Việtluật lệ và bộ luật nhà Thanh Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và quy môđầu tiên về Hoàng Việt luật lệ, trong đó có các định chế về thừa kế Đến năm 1928,Trần Văn Liêu tiếp tục đệ trình một luận án Tiến sỹ Luật học khác tại Đại học đườngParis với tiêu đề De la propriété familiale comme fondement du droit familialVetnamien, d’aprés Le Code Gia Long et Le Code des Lê Đến năm 1935, Phạm QuangBạch lai đệ trình luận án Tiến sỹ Luật học tại Đại học đường Paris với tiêu đề là Essaisur Vidée de la loi dans Le Code Gia Long Từ sau đó trở di cũng còn một số luận án
khác có bàn ít nhiều đến bộ luật Hoàng Việt luật lệ
Sau năm 1954, giáo sư Vũ Văn Mẫu đã tập trung nghiên cứu về cô luật Việt
Nam, trong đó có Hoàng Việt luật lệ Năm 1958 với cương vị khoa trưởng trường
Đại học Luật khoa Sai Gòn, ông đã cho ra đời bộ giáo trình Dân luật khái luận,
trong đó có bàn về Hoàng Việt luật lệ và có đề cập đến chế định thừa kế Từ năm
1958 cho đến 1975, quan điểm của giáo sư Vũ Văn Mẫu về vấn đề thừa kế trong
Hoàng Việt luật lệ được giữ nguyên và ông là người độc chuyên giảng dạy tư pháp
sử ở miền Nam Việt năm trước năm 1975 nên chúng trở thành nhận thức chính
thông của giới luật học miền Nam trước đây
Trang 9Cùng thời nay, ở miền Bắc, luật gia Dinh Gia Trinh cho ra đời tác pham Sơkhảo lịch sử nhà nước và pháp quyên Việt Nam (tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1968).
Trong tác phẩm này có một phần nhỏ đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung
Ngoài công trình của luật gia Đinh Gia Trinh, ở miền Bắc cho đến ngày đấtnước thông nhất không còn thấy có một công trình nào khác nữa về vẫn đề này
Trong mười năm đầu sau 1975 không thấy có một công trình nghiên cứu nào
về pháp luật triều Nguyễn Chi từ năm 1986 trở đi, cùng với chủ trương đổi mới,
ngành luật học ở Việt Nam dần phát triển Năm 1986, khoa Lịch sử - Trường Đạihọc Sư phạm Huế đã xây dựng một chuyên đề giảng day tại khoa với tiêu dé: Lich
sử nhà nước và pháp quyên Việt Nam (từ nguôn gốc đến thé kỷ XIX) Tài liệu này
được xuất bản năm 1993 và la tài liệu học tập cho sinh viên khoa Sử trường Đại học
Sư phạm Huế Tài liệu nay có đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung
Bốn năm sau, vào năm 1990, khoa Luật của trường Đại học Tổng hợp tiếp tụcxuất bản giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến trướcCách mạng tháng Tám 1945) Nội dung có đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung
Năm 1994, tại cuộc Hội thảo khoa học về triều Nguyễn (thuộc chương trình
nghiên cứu khoa học cấp Bộ) do trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức cũng đã ítnhiều đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nhưng thừa kế theo Hoàng Việt luật lệ
trong triều Nguyễn vẫn chưa được đề cập đến
Năm 1994, tác giả Nguyễn Q Thắng là người dau tiên dich Hoàng Việt luật lệ
ra tiếng Việt, kèm theo nhận xét, đánh gia chung về Bộ luật Đây là lần đầu tiên côngchúng được tiếp cận với một bản dịch đầy đủ về Hoàng Việt luật lệ
Từ năm 1996 cho đến nay, một số giáo trình “lich sử nhà nước và pháp luật
Việt Nam ” của các cơ sở đào tạo luật trong toàn quốc đều lần lượt được xuất bản,
trở thành tài liệu học tập của sinh viên ngành luật Pháp luật triều Nguyễn bắt đầuđược quan tâm nhưng nội dung và thời lượng dành cho nó vẫn chưa nhiều nhất là vềmảng thừa kế không được quan tâm đến theo hướng chuyên sâu
Nhiều cuộc Hội thảo Khoa học được tổ chức: Hội thảo khoa hoc Văn hóa Việt
Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay, tổ chức tại Dai học Huế vào năm
Trang 102000 Gan đây nhất là Hội thao khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn tronglich sử Việt Nam từ thé kỷ XVI đến thế kỷ XIX ngang tầm cỡ quốc gia, được tổ chức ởThanh Hóa từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 10 năm 2008 Đáng tiếc, là trong các cuộchội thảo này, vấn đề về pháp luật triều Nguyễn chưa được quan tâm đúng mức Chưa
có bài tham luận nào về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn
Đầu năm 2005, trên cơ sở của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, TS Huỳnh
Công Bá đã xuất ban tác phẩm: /Tôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn
Và như vậy, thừa kế vẫn đang là van đề về pháp luật triều Nguyễn bị bỏ ngỏ
Có thê nói, công tác nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn và pháp luật thừa
kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn đã được đặt ra từ lâu, song cho đến
nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách dứt khoát vì chưa có sự quan
tâm đúng mức Trên cơ sở những kết luận đầu tiên của P Philastre vào năm 1875,
về sau nhiều tác giả đã tiếp tục nghiên cứu nhưng không đi sâu vào lĩnh vực thừa kếtheo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn Điều này khiến kết quả nghiêncứu về vấn đề này bị dẫm chân tại chỗ, mặc dù thời gian đã lùi xa trên nền của
những người đã khai phá mở đường.
Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan về nền pháp luậttriều Nguyễn, nhất là ở phương diện pháp luật thừa kế là một việc làm hết sức cần
thiết để góp phần hiểu đúng về nền pháp luật triều đại này, góp phần đánh giá triều
Nguyễn và góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong
hoạt động lập pháp hiện đại.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chưa có điều kiện dé trình bày toản
bộ nền pháp luật của triều Nguyễn, mà chỉ tập trung ở lĩnh vực pháp luật về thừa kế
theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn.
Trong một số nội dung, chúng tôi không dừng lại ở Hoàng Việt luật lệ, mà cốgắng khảo sát thêm các luật lệ bỗ sung dưới thời Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức
Ở một số trường hợp khi luật văn tỏ ra mặc tĩnh, chúng tôi đã cố găng xem xét thêm ở
thái độ của tục lệ (ở các câu giải dap của Uy ban cô van An lệ) Tuy nhiên, vê cơ bản,
Trang 11công trình tập trung ở Hoàng Việt luật lệ, vì đây là tài liệu căn bản trong nền phápluật của triều Nguyễn, đã được áp dụng trong suốt thời gian trị vì của thời đại này và
còn được tiếp tục áp dụng sang cả giai đoạn đầu của thời kỳ Pháp thuộc, cho đến
ngày người Pháp ban hành các bộ Dân luật giản yêu ở Nam Kỳ (1883), Dân luật Bắc
ở Bắc kỳ (1931) và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật ở Trung kỳ (1936) Đối với các Chỉ,
Du bé sung sau ngày ban hành các bộ Hoàng Việt luật lệ, luận văn chú ý đến các Chỉ
dụ năm Minh Mệnh 10 (1829), Chỉ dụ năm Thiệu Trị 4 (1844), Chỉ dụ năm Tự Đức 8
(1855) Đây là các chỉ dụ liên quan đến tài sản của người vô tự, thừa kế tài sản của
người con gái đối với tài sản của cha mẹ, của người vợ góa đối với chồng
Ngoài ra, luận văn cũng đã chú ý so sánh với pháp luật nhà Thanh của Trung
Quốc, so sánh với Quốc triều Hình luật của triều Lê, pháp luật của phương Tây
trong một chừng mực có thé, dé góp phan tìm kiếm một cách đánh giá khách quanhơn đối với nền pháp luật triều Nguyễn
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đây là công trình đầu tiên tập hợp và trình bày một cách tương đối có hệ thống
về vấn đề thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn Loại bỏđịnh kiến, luận văn nhìn triều Nguyễn băng cái nhìn bình đăng như những triều đạiphong kiến khác Trên cơ sở những vấn đề lý luận, vấn đề pháp lý về thừa kế, các quyđịnh của Hoàng Việt luật lệ về thừa kế và các Chi, Du được bổ sung suốt thời gian tri
vì của triều Nguyễn, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa các quy định về thừa kế theopháp luật của Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn Luận văn đã đặt vấn đề này vàohoàn cảnh lich sử cụ thé của chúng dé đánh giá về những giá trị của những quy địnhthừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ Từ đó, góp phần đánh giá nền luậtpháp triều Nguyễn nói chung
Một mục đích khác của luận văn là ở sự so sánh với pháp luật triều Lê, phápluật nhà Thanh, pháp luật phương Tây Tuy không phải ở tất cả mọi điểm đều được
so sánh (vì như thế là nhiệm vụ của một đề tài khác) Song đây cũng chính là mộttrong những mục tiêu mà luận văn đề ra và nó cũng đem lại một số kết quả bướcdau trong việc góp phần đánh giá đúng đắn hơn về nền pháp luật triều Nguyễn
Trang 12Một mục đích khác nữa của luận văn là luận văn đã chọn đúng vào chỗ pháp
luật triều Nguyễn bị phê phán nặng nè nhất, nên việc nghiên cứu van dé này sẽ góp
phần giải tỏa định kiến bấy lâu nay về pháp luật triều Nguyễn
Luận văn cũng còn có thé góp phan trong việc hiệu biết về cội nguồn của cácchế định về thừa kế hiện nay ở nước ta, vốn đã được các nhà lập pháp thời hiện đại
kế thừa từ trong đi sản pháp luật của dân tộc
5 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận khoa học luật dân sự, các quy định của Hoàng Việt luật lệ,
các Chi, Du bổ sung sau Hoàng Việt luật lệ, và trên cơ sở các nguồn tư liệu tiếp cậnđược, chúng tôi đã tiến hành xử lý, sử dụng các phương pháp khác nhau như: phântích, so sánh, đối chiếu Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgic để rút ra các ý nghĩa, hệ thống hóa các chế định và trình bày
thành luận văn của mình.
Trong đó, luận văn đặc biệt chú ý phương pháp so sánh (trong một giới hạn
với khả năng có thé) với pháp luật triều Lê, pháp luật Trung Quốc nhà Thanh và
pháp luật phương Tây Để đánh giá các định chế về pháp luật thừa kế dưới triềuNguyễn, chúng tôi phải cô gắng vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; nhìn nhận van đề trong tính lịch sử cụ thể của nó; xem xét từng van
dé trong tiến trình vận động và phát triển của chúng, cũng như trong tính toàn thé
của các sự vật và sự việc.
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương Cụ thể là:
Chương 1 Khái quát về pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời
Nguyễn.
Chương2 Những quy định về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt
luật lệ.
Chương 3 Đánh giá giá trị những quy định về thừa kế theo pháp luật trong
Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn.
Trang 13CHƯƠNG 1
KHÁI QUAT VE PHÁP LUẬT THỪA KE
TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYÊN
1.1 Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thoi Nguyễn
1.1.1 Cơ sở Nho giáo
Thừa kế là một quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội với yếu tô nền tảng
là gia đình, dòng họ Vấn đề gia đình được Nho giáo đặc biệt quan tâm, tạo cơ sởvững chắc cho những chế định về quan hệ thừa kế trong cổ luật
Trong lịch sử gần hai nghìn năm phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, phảiđến thời Nguyễn thì những phạm trù của học thuyết này mới được các Nho sĩnghiền ngẫm, luận giải một cách sâu sắc, trở thành ngọn cờ tinh thần thống nhất
được toàn xã hội trên một nền tảng đạo lý, lễ nghi, tâm lý, nếp sống, một diện mạo
văn hóa Nho giáo khá điển hình [617; 6]
Các quan hệ trong đời sống người dân và kế cả pháp luật thời kỳ này đều ít
nhiều đậm nét Nho giáo Điều đáng lưu ý là các tư tưởng Nho giáo này đều qua quátrình sàng lọc lịch sử, vì vậy nó chỉ được chấp nhận khi phù hợp với đạo đức, luân
lý của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn đời nay.
Nho giáo coi gia đình là cơ sở của xã hội Nho giáo xác định “Thién hạ chỉ
bản tại quốc, quốc chỉ ban tại gia” (Mạnh Tử - Ly lâu thượng 5) (tức: gốc của thiên
hạ là nước, gốc của nước là nhà) Nhà Nho Phan Bội Châu nêu ra: “Nước là cái nhà
to, nhà là cái nước lon” (Không học đăng) [140; 16] Trong Tam cương, vua làm
giường mối cho bay tôi, cha làm giường mối cho con, chồng làm giường mối cho
vợ, thì đã có hai điều nói về quan hệ gia đình Trong Ngũ thường: 1- Quân quânthần thần, 2- Phụ phụ tử tử, 3- Huynh huynh đệ đệ, 4- Phu phu thê thê, 5- Bạn bèbăng hữu, thì cũng có 3 điều nói về mối quan hệ trong gia đình Tam cương liên kết
với Ngũ thường, là năm đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín Đây là những nội dung cơ
bản của đạo đức Nho giáo.
Trang 14Những van đề luân lý đạo đức này được nhà Nguyễn dién chế thành các quyđịnh pháp luật và truyền bá đến tận làng, xã Mỗi khi triều đình ban bố huấn điều -
giáo điều thì lý trưởng, xã trưởng tập hợp nhân dân giảng giải cặn kẽ giáo điều để
mọi người thắm nhuan, tuân thủ lễ giáo Nho giáo và xây dựng nên phong tục làng
xã thuần hậu (Mỗi nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu, mỗi nhà lễ nhượngthì cả nước dấy lên lễ nhượng)
Đây là những nguyên nhân đã khiến nhà làm luật dự liệu hình phạt cả trongnhững van đề liên hệ đến quyên lợi của tư nhân trong gia đình như các van đề giáthú, nghĩa dưỡng, thừa kế v.v , thiết tưởng chỉ cần nhấn mạnh rang trạng thái ay đãghi nhận một sự đắc thắng của Nho giáo [456; 22]
Sự đắc thắng của Nho giáo càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhận định quan niệmpháp trị đã xâm lấn vào cả địa hạt luân lý, nghĩa là lãnh vực đáng lẽ phải dành
riêng cho các giáo điều của nhân trị chủ nghĩa Chính trong phạm vi của luânthường đạo lý, những sự xâm phạm vào các điều mà chủ nghĩa nhân trị coi là cănban của gia đình hay cơ sở của nền tam cương ngũ thường cô dién, lại được luậtpháp coi là những tội đại ác Do đó, các tội bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luânđược xếp ngang hàng với các trọng tội chính trị trong sự qui định tội thập ác, trongcác bộ luật cô của Trung Hoa cũng như của Việt Nam, từ bộ Hình luật nhà Lý, đến
các bộ luật triều Lê, triều Nguyễn
Theo Điều 2 Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ (cũng là Điều 2 luật
nhà Đường và nhà Thanh), tội thập ác là:
1 Muu phản (mưu làm nghiêng đồ xã tắc, nghĩa bóng là mưu hại vua)
2 Mutu đại nghịch (mưu phá hủy tôn miéu, sơn lăng và cung quyết, nghĩa
bóng là mưu hại đến tổ tiên nhà vua)
3 Muu bạn (mưu phản nước theo giặc).
4 Ác nghịch (đánh đập hay mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô,
anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng).
5 Bất đạo (giết trong một nhà ba người không đáng phải tội chết; giết
người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc bùa mê)
Trang 156 Đại bất kính (ăn trộm đồ thờ trong lăng miéu, đồ ngự dung, làm giả ấn
ngự bảo, chế thuốc ngự không theo đúng phương, nấu ngự thiện (đồ ăn
của vua) phạm vào những món ăn cắm, không giữ gìn thuyền ngự chođược chắc chắn, chỉ trích vua và đối với sứ giả nhà vua không giữ lễ của
kẻ bay tôi)
7 Bất hiểu (tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ; trái lời dạy bảo; nuôi nắng
thiếu thốn ông bà cha mẹ; có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi
ăn mặc như thường; được tin tang ông bà cha mẹ mà giấu, không tỏ nỗixót thương; nói đối là ông bà cha mẹ chết)
8 Bất mục (giết hay dem bán những người trong họ từ hàng dé tang ba
tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng, cùng những người trong họ từ
hang tang tiểu công (phải dé tang từ 5 tháng trở lên))
9 Bất nghĩa (giết quan cai trị đương tại chức trong địa hạt; giết thầy học;
được tin tang chồng mà không thương xót, vui chơi ăn mặc như thường
cùng là cải giá).
10 Nội loạn (gian dam với người trong họ từ hàng tang tiểu công (tang 5
tháng) trở lên, cùng nàng hầu của ông cha))
Các tội thập ác được coi là những tội đại hung ác Vì vậy những sự khoan
hồng được dự liệu trong luật đều không áp dụng cho các tội này; thí dụ các người ở
trong trường hợp bát nghị phạm tội thập ác, không được hưởng sự ưu đãi mà luật đã
dành cho họ; tội thập ác không thê được chuộc bằng tiền, dù phạm nhân đã già quá
70 tuôi hay còn trẻ dưới 15 tuổi hoặc phế tật
Theo giáo lý của Nho giáo thi “gia giáo” rất mực được dé cao, “phụ phụ tử
tử, huynh huynh đệ đệ” (cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em) Trong mối
quan hệ ấy thì “cha nhân từ, con có hiểu, anh rộng lượng, em kinh trọng” HoàngViệt luật lệ nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm tôn ti, trật tự trong giađình; Điều 76 Hoàng Việt luật lệ cam “/Gp đích tử trái phép”, Điều 96 Hoàng Việtluật lệ xử phạt trường hợp “mát thứ bậc thê và thiếp” v.v
10
Trang 16Nho giáo chủ trương tuyệt đối phụ quyền gia trưởng nên pháp luật quy địnhcho người gia trưởng có uy quyên đối với mọi thành viên trong gia đình Khi người
vợ phạm phải các lỗi “thdt xuất” thì người chồng được phép ray vợ Điều 108
Hoàng Việt luật lệ quy định 7 trường hợp “that xuất” là: vô tử, dâm dat, bat sự cậu
cô, đa ngôn, đạo thiết, đồ ky, ác tật Trong khi đó người vợ bị trừng phạt nghiêmkhắc nếu ruồng bỏ chồng Con cái trong gia đình phải hiểu kính với cha mẹ, dưới
quyền của người gia trưởng, theo cổ luật nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng,
con cái trong gia đình không được phép có tài sản riêng Điều này bắt nguồn từ luân
lý Nho giáo, trong sách Lễ ký đã viết: “Phụ mdu tại bat cảm hữu kỳ thân, bat cảm
tu kỳ tài”, nghĩa là khi cha me còn sống thì con cái không dam có đến cả thân thé
của minh, cũng như không được có tài sản riêng tư Điều 82 Hoàng Việt luật lệ
minh thị quy định: “Phàm không phải ông bà cha mẹ cho phép, mà con cháu lập
riêng sổ hộ tịch, chia gia sản thì phải bi phat 100 trượng ”
Chính sách pháp luật trên cơ sở Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
xã hội thời bấy giờ Quan niệm thừa kế trong cô luật có những khác biệt so với quanniệm thừa kế phương Tây hiện đại Thừa kế trong bối cảnh phải giữ vững diện mạocủa gia đình về lối sống luân lý, đạo đức Bảo đảm được tôn ti, trật tự, củng cô đượctình đoàn kết của gia đình, dòng tộc, đó mới là yếu tố cơ bản quan trọng
Vấn đề xây dựng nề nếp gia đình Nho giáo được nhà Nguyễn rat quan tâm
Hàng năm, lý trưởng, xã trưởng phải lập danh sách những người trong làng, xã thọ
100 tuổi với đàn ông, 80 tuổi với đàn bà, những gia đình tứ, ngũ đại đồng đường,những người con hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, những người con gái, những người
vợ tiết hạnh dé triều đình kịp thời cấp biển biểu dương, phong tặng làm gương cho
mọi người noi theo, xây dựng nên mỹ tục ở làng xã [80; 20].
- Quan niệm của Nho giáo về vấn đề tài sảnChế định thừa kế gắn liền với yếu tố tài sản Nếu yếu tố gia đình là điều kiện
“cần” thì yếu tố tai sản là điều kiện “di” để phát sinh quan hệ thừa kế Tuy nhiêndưới góc nhìn của Nho giáo, vấn đề tài sản trong cô luật hầu như không được đề cập
đên Vân đê này có lý do của nó.
11
Trang 17Nho giáo có chủ đích rõ ràng trong việc xây dựng những quan hệ chặt chẽ
trong gia đình và phát triển chúng thành những quan hệ chính trị - xã hội Việc vun
đắp tôn ti, tình cảm trong gia đình, từ đó phát triển lên trở thành những tinh cảm và
đức tính trọng đạo thờ vua, trị nước Nho giáo khăng định: Hiếu giả sở dĩ sự quân
dã, để gia sở di sự trưởng dã, từ giả sở dĩ sự chúng dã (Dai học, 9), nghĩa là Hiếu là
để phụng sự nhà vua đấy, Dé là để phụng sự bề trên đấy, Từ là dé sai khiến dân
chúng đấy Ngoài việc xây dựng một gia đình bền vững, một xã hội luân lý thì đây
còn là nguyên nhân chính khiến các triều đại phong kiến (triều Lê, triều Nguyễn)
chọn Nho giáo làm cơ sở của pháp luật và đạo đức.
Vì vậy, các bộ cô luật được soạn ra dé phục vụ trước hết là chế độ quân chủ
nên phạm vi các quan hệ về tài sản trong đời sống pháp luật dân sự thường hay bịmặc tĩnh Quyền hưởng đi sản trong cô luật không phải hướng tới quyền lợi cá nhân
như ta thay qui định ở trong luật phương Tây mà hướng đến quyền lợi lâu dai và sựbền vững của cả dòng họ, vì theo quan niệm triết lý phương Đông, “thién ha vicông ” dưới gầm trời này không có gì là tư cả [110; 24]
Với ảnh hưởng của Nho giáo, xã hội Việt Nam thời bấy giờ tin là có sự điều
hòa tự nhiên giữa vạn vật; vạn vật và xã hội loài người có một sự giao hòa tương
cảm tương ứng rất mật thiết Xã hội chỉ cần hoạt động theo đúng quy luật điều hòa
của vạn vật là giữ được trật tự Vì vậy, nhà làm luật khi đề cập đến vấn đề dân sự,
tài sản chỉ cần quy định những điều gì liên quan đến sự điều hòa của vạn vật Trong
“di sản, thừa kế, thừa tu” chỉ cần không làm rỗi loạn các điều lễ - nghĩa, dé trat tu
đó trong vạn vật, trật tự xã hội khỏi bị tiêu tan Vi vay, nha làm luật thường có thái
độ mặc tĩnh đối với một số các quan hệ liên quan đến tai sản, thừa kế Hoàng Việt
luật lệ không quy định các van dé về di sản, tài sản của vợ chồng mà được bổ sungbăng các Dao, Du của các vua sau đó: Minh Mạng, Thiệu Tri, Day không phải
là một bước thụt lùi so với Quốc triều Hình luật như một số ý kiến mà có thể lý giải
là do thời Nguyễn sự ảnh hưởng của Nho giáo vào pháp luật đã sâu sắc hơn so vớithời nhà Lê (chi bắt đầu nảy sinh từ thời vua Lê Thánh Tông [39; 58]) Nói như vậykhông có nghĩa là nhà làm luật không quan tâm giải quyết những vấn đề này, mà
12
Trang 18theo Nho giáo “di hoa vi quý”, “một sự nhịn chin sự lành ”, đã đưa các tranh chấpliên quan đến tài sản trở về giải quyết bằng tập quán, tục lệ Gặp các trường hợp
tranh chấp này, trước khi có pháp luật can thiệp thi đã có sự dan xếp và uy quyền
của người gia trưởng, xã trưởng dé giải quyết ôn thỏa mọi van đề Trong xã hội côđiển của ta, đức “nhượng ” là đức tính của người hiền nhân, quân tử; đức tính ay đãxóa nhòa quan niệm “quyén lợi cá nhân ” khiến các tranh chấp liên quan đến tài sản
luôn trong vòng lễ giáo và giữ đúng khuôn phép của đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Quá trình lựa chọn và vay mượn tư tưởngNho giáo dé xây dựng Hoang Việt luật lệ là một quá trình chon loc, có ý thức cuanhà cầm quyền triều Nguyễn Lựa chọn Nho giáo phải đặt trên cơ sở kinh tế xã hội
đương thời, phù hợp với truyền thống và tục lệ của người dân Việt
Trong xã hội truyền thống, pháp lý có tính cách hình thức thiên về cưỡngbức; mà tục lệ lại là sự thé hiện cả cuộc sông nội tâm của con người, của xã hội.Con người Việt Nam lại giàu tình cảm, cuộc đời là sự thé hiện về tâm lực của ngườiViệt Nam Vì vậy, nếu pháp luật chỉ đơn thuần vay mượn các học thuyết Nho giáocủa Trung Quốc mà không quan tâm gì đến truyền thống của dân tộc thì Hoàng Việtluật lệ không thể tồn tại đến gần một thế kỷ
Trong hội thảo quốc tế “Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng
tiếp cận liên ngành” được Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) cùng với Viện
Harvard Yenching (Hoa Kỳ) phối hợp tô chức tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 9 10/11/2007 Giáo sư Nguyễn Thế Anh trình bày bài tham luận với nội dung liênquan đến Nho giáo dưới thời nhà Nguyễn đã nêu rõ:
-“Ngay từ khi được thiết lập, nhà Nguyễn đã phải đối phó với việc khẩn cấpxây dựng lại một xứ sở phan lớn bị tàn phá sau gan ba mươi năm nội chiến và biến
loạn Giải pháp lựa chọn bởi người sáng lập triều đại là tìm trong truyền thống Nhogiáo các phương thức dé tổ chức lại chế độ chính trị, và nhiệm vu của các vị vua kếtiếp sẽ phải là gìn giữ những gì ông đã củng co Vì Trung Quốc là kiểu mẫu duy
nhất có thể dự kiến, sự đông nhất với ý thức hệ Không giáo và văn hóa Trung Hoa
chính thống trở thành đường lỗi chính trị của chính phủ Sự tập trung hành chánh
13
Trang 19theo khuôn Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn là trong quá khứ, với sự áp dụngnghiêm ngặt luật lệ Không giáo, là lợi khí nhà Nguyễn dùng để khắc phục các xu
hướng ly tâm quân sự và chính trị tại các địa phương Song phải nói là quá trình
vay mượn này phản ánh lòng tin rằng Không giáo diễn dat các kinh nghiệm toàn
câu chứ không phải của Trung Quốc mà thôi, đông thời thể hiện phương sách kiểmtra xã hội và cai trị tiên tiễn nhất Như thé, các vua nhà Nguyễn không mong muốn
mô phỏng theo thé chế Man Thanh cùng thời, mà là chế độ đã có trong các thời kỳ
lịch sử vẻ vang trong quá khứ Điều này giải thích tại sao biên niên sử nhà Nguyễnmiêu tả vị quân vương Việt Nam trong thé kỷ XIX như là nhân vật bảo vệ học thuyếtKhông giáo chính thong, đứng trên cả vua nhà Thanh về mặt văn hóa” [368; 28]
Chứng minh cho vấn đề này, luận văn tìm hiểu địa vị pháp lý của người phụ
nữ trong Nho giáo và thực tế trong xã hội xưa ở Việt Nam
Đối với học thuyết Nho giáoCuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình Nhưng xuất phát từ quanđiểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi rẻ phụ nữ (xếp đàn bà và bọn tiểu nhân
vào cùng một duộc là hạng người khó nuôi dạy), Nho giáo đặt tình nghĩa anh em
cao hơn tình nghĩa vợ chồng Vợ chết thì có thể lay duoc vợ khác, chứ anh em
không còn thì biết lấy gì mà thay thế?
Phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều nhất những đau khô, thiệt thoi do chế
độ hà khắc, bất công và bất bình đăng trong xã hội và trong gia đình gây nên
Bị dồn nén trong vòng cương tỏa của “tr đức” (công, dung, ngôn, hạnh
-hiểu theo lúc bấy giờ), người phụ nữ chỉ biết phận mình là phải nép vào khuôn
phép, biết tự kiềm chế, tự tước bỏ mọi ham muốn cá nhân, chịu “thuần dưỡng” để
vâng lời, dé nhường nhịn, để kiên nhẫn chịu đựng và hy sinh Cô con gái ngay trước
lúc về nhà chồng, đã được mẹ dặn: “Con về nhà của con (tức nhà chẳng, thì nên
kính nhường, giữ minh cho khéo, đừng trái ý chong” (Vang chi nhữ gia, tat kính, tat
giới, vô vi phu tử).
Phải đeo đăng cái đạo ly “tam ting” (tại gia tùng phụ, thích nhân tùng phu,
phu tử tùng tử): ở nhà theo cha, qua nhà người theo chồng, chồng chết theo con
14
Trang 20Người đàn bà suốt đời bị phụ thuộc vào người đàn ông, dù người đó là cha, làchồng, hay là con trai của mình.
Cũng không kém phan ác nghiệt, cái đạo lý về “tiét hạnh”! Người đàn ông
có thê năm thê bảy thiếp, nhưng người đàn bà thì không thể lấy hai chồng, cũng vínhư bậc trung thần không thé thờ hai vua! (Trung than bat sự nhị quân, liệt nữ bat
giá nhị phu).
Người đàn bà chồng chết thì cứ phải ở vậy Đi lấy chồng khác là thất tiết Và
theo Trình Y Xuyên, danh nho đời Tống, nếu người đàn ông lại đi cưới người đãthất tiết, thì chính minh là người thất tiết (Nhược thú thất tiết gid di phối thân, thị
kỷ thất tiết dã) Kê cả những bà góa, nghèo đói, không nơi nương tựa, cũng không
nên đi bước nữa, vì đói chết là việc cực nhỏ, thất tiết mới là việc cực lớn (Nhiênngạc tu sự cực tiểu, thất tiét sự cực đại)
Học thuyết Nho giáo trên đây mặc dù được vận dụng vào Việt Nam nhưngnhà lập pháp triều Nguyễn đã điều chỉnh cho phù hợp với truyền thống tôn trọng
phụ nữ của dân tộc ta.
Hoàng Việt luật lệ và phong tục đối với đàn bà đã hòa hoãn bớt cái tính cáchtàn nhẫn của Nho giáo Theo Hoàng Việt luật lệ thì đàn ông có quyên thất xuất,nhưng lại có ba trường hợp khiến người chồng không thé bỏ vợ được, trừ khi vợ có
tội ngoại tình, là: nếu vợ đã dé tang cha mẹ chồng, nếu vợ đã làm nên giàu có, nếu
ngoài nhà chồng ra vợ không còn chỗ nào nương tựa nữa Nếu người chồng vô cớ
mà bỏ vợ, hay nếu ở trong ba trường hợp ấy mà bỏ vợ, thì pháp luật trừng phạt
Gia di Hoàng Việt luật lệ tuy cho phép chồng có quyền dùng của cải của
vợ, vợ không bao giờ được kiện chồng, nhưng theo phong tục thì chồng chỉ
được quản lý của Ấy, nếu muốn cắt nhượng thì phải có vợ thuận tình Nếu
chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, cho nên những tàisản ấy bán mà vợ không ký tên hay điểm chỉ vào văn khé thì không ai dammua Theo luân lý xưa thì chồng có quyền đem bán vợ mà pháp luật thì cắm
chồng không được bán vợ, bắt vợ làm thuê, hay là hạ vợ chính xuống hàng vợ
hâu và đem vợ hâu lên hàng vợ chính.
15
Trang 21Cô luật lại nhận cho người vợ có địa vị tương đương với chồng ở trong gia
đình, mà theo tục thường thì việc quản lý gia sản không những là vợ làm giúp
chồng mà lại chính vợ tự đảm đương, cho nên không những người ta gọi người chủ
phụ là nội trợ, mà lại thường gọi là nội tướng.
Nhất là khi chồng chết thì quyền của người chủ phụ lại rõ rệt lắm Nho giáobuộc người đàn bà chết chồng phải ở vậy nuôi con, người nào đi lấy chồng khác là
thất tiết Theo nguyên lý thì người quả phụ ở với con là phải phụ thuộc theo con
(tong tử), nhưng theo sự thực thì bà mẹ góa có quyền quản lý gia chính và có quyềngiám đốc con cái cũng như người cha khi sống Nếu con trưởng của bà là tộc trưởng
mà còn nhỏ thì bà có quyền thay con mà tế tự tổ tiên, song khi hành lễ thường có
một người đàn ông trong họ (ông chú) giúp đỡ.
Địa vị của đàn bà như thế cũng là cao hơn địa vị do Nho giáo chỉ địnhnhiều, song nếu người quả phụ bỏ con cái và gia đình chồng mà đi lấy chồng khácthì những quyền ké trên tự nhiên mat hết Người dan bà tái giá đối với gia đìnhchồng đã dứt hết quan hệ cho nên đối với con cái cũng không quan hệ gì nữa Nếu
con cái còn nhỏ thì tai sản của chúng cùng việc nuôi day chúng có người chú bác
hay bà con gần của cha chúng trông nom Người con gái xuất giá là bỏ gia đìnhmình mà vào gia đình chồng; người quả phụ tái giá là bỏ gia đình chồng cũ màvào gia đình chồng mới Nhưng ở trong gia đình chồng mới, người đàn bà vẫn có
địa vị tương đương.
Cũng có nhiều khi, nếu gia đình không có con trai thì người con gái trưởng
được giữ của hương hỏa và thờ phụng cha mẹ tô tiên như con trai trưởng Theo Quốc
triều Hình luật đời Lê và một đạo sắc chỉ lời Quang Thuận (Lê Chiêu Tôn, 1517) thìcon gái trưởng ấy có đủ các quan hệ nghĩa vụ về pháp luật và tôn giáo như một người
gia trưởng vậy Đến triều Nguyễn, khi cha chết không có người thừa tự nữa thì phápluật và phong tục cũng cho con gái được hưởng của hương hỏa dé phụng sự tô tiên Theo thực tế, nếu chỉ có con gái thì các con gái vẫn được hưởng di sản và của hươnghỏa, duy khi nào không có con, hau thì mới nuôi con nuôi dé lập tự Câu tục ngữ “V6nam dụng nữ” ta thường nghe lại làm chứng rõ rệt cho tập tục ấy
16
Trang 22Hoàng Việt luật lệ lại trừng phạt những người thất kính với đàn bà TheoHoàng Việt luật lệ (Điều 17) thì người nào dùng lời thô tục dâm đãng làm cho
người đàn bà đến xấu hỗ mà tự tử thì phải xử đến hình giao giam hậu Cũng điều
luật ấy định rằng nếu người nói lời tục tiu dâm đãng ấy mà không cố ý làm nhục,nhưng người đàn bà nghe thấy cũng lấy làm xấu hỗ mà tự tử, thì phải xử hìnhtrượng nhất bách lưu tam thiên lý
Dẫu về thực tế thì những điều ấy không khi nào thi hành, nhưng trong Hoàng
Việt luật lệ có những điều ấy cũng đủ tỏ rằng đàn bà ở xã hội ta không đến nỗi bị
khinh miệt quá mức như theo đạo đức Nho giáo.
1.1.2 Cơ sở về văn hóa truyền thống, tục lệ của dân tộc
Pháp luật phản ánh trình độ phát triển của một xã hội trong một giai đoạnlịch sử nhất định Tuy nhiên, đối với pháp luật thừa kế trong cổ luật còn chịu sự ảnhhưởng của truyền thống đạo đức, phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, nó phản
ánh rõ nét các yếu tố tâm lý xã hội Tùy theo truyền thống mỗi dân tộc, mà các thé
thức tiến hành cùng với giới hạn về quyền và nghĩa vụ trong các chế định thừa kếrộng hẹp không chừng Đó chính là bản sắc văn hóa của từng dân tộc
Đầu tiên là phong tục tập quán, truyền thống: có xứ theo mẫu hệ chế, có xứ
theo phụ hệ chế, có xứ theo tục lệ đa thê, có xứ lại theo tục độc thê Có những dântộc sống về nghé nông, ở cố định một nơi không đi nơi khác Trái lại cũng có những
dân tộc du mục thích sống nay đây mai đó Tắt cả các hình thái sinh hoạt khác nhaunay di nhiên ảnh hưởng sâu xa tới nền pháp luật của các dân tộc đó Ngoài yếu tô xãhội, cơ cấu kinh tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo lập pháp luật Thí dụ,
sự phát triển kỹ nghệ quá mạnh mẽ tại Âu Châu vào cuối thế kỷ XIX đã làm phátsinh các xã hội, các công ty hợp tư Nó đã đảo lộn quan niệm thông thường về giátrị các động sản nên đã đòi hỏi nhiều pháp chế mới về sự sử dụng động sản [42; 35]
Ở xã hội Việt Nam xưa, pháp luật trọng về tinh thần, theo quan niệm pháp
luật cô truyền của Việt Nam là một quan niệm tĩnh với lý tưởng “di tim giải pháp ởmỗi cá nhân và đòi hỏi ở mỗi cá nhân một kỷ luật cao thượng bắt nguồn Oo sự rènluyện tâm tinh, lấy việc tu thân làm gốc ” [2T; 24] Bởi vậy trong xã hội cỗ điển giữa
17
Trang 23pháp luật và tục lệ tuy hai mà một Đây là “mdu số chung” của các bộ cô luật ViệtNam và Hoàng Việt luật lệ không phải là ngoại lệ Nhất là vào thời điểm lịch sử đó,
Hoàng Việt luật lệ trước tiên là một công cụ tri nước của triều sơ Nguyễn vào thời
điểm nước Việt mới thu về một mối; nhất là sau cuộc nội chiến kéo dai (1771 1802) từng phá nát kỷ cương và tục lệ của dân tộc làm cho “phong hóa suy đôi”tiêu trầm luật pháp (như lời tựa của vua Gia Long) [148; 40]
-Tục lệ chính là cách thức ứng xử của cộng đồng và pháp luật chính là sự quyphạm hóa những nguyên tắc của tục lệ dé củng có cho luân lý xã hội Trong nhiều
trường hợp, pháp luật phải nhường chỗ cho luân thường đạo lý.
Bằng chứng là Điều 31 Hoàng Việt luật lệ cho phép tất cả những người trong
một gia đình được quyền che giấu tội phạm lẫn nhau Khi biết có người trong gia
đình phạm tội mà không tố cáo lại tìm cách che chở thì cũng không bị tội
Qua đó cho thấy, quan niệm cô truyền của phương Đông không những coitrọng đạo Hiếu mà lại còn coi nền tảng gia đình trọng hơn là trật tự xã hội Quanniệm trong tục lệ này được biểu thị rõ rệt trong luật pháp
Tục lệ vừa là nội dung vừa là hình thức của pháp luật Nó không chỉ giúp
hiểu biết về nội dung của pháp luật mà còn làm giảm bớt sự trần trụi của phápluật, sự khắt khe của Nho giáo, sự nghiệt ngã, nặng nề khi tham chước phápluật nhà Thanh và chứng minh cho sự kế tục các truyền thống tốt đẹp của dântộc từ pháp luật nhà Lê Hơn hết, nó chỉ ra “đân tộc tinh” của sắc thái Việt
Nam trong một bộ luật được xây dựng với ý thức dân tộc Hoàng Việt luật lệ
thừa nhận và bảo vệ các tục lệ cô truyền Việt Nam, luân lý của xã hội, thi dụđiển hình là Điều 351 Hoàng Việt luật lệ Điều này quy định rang: “hàm
những điều không nên làm mà làm thì phải phạt 40 roi” Thế nào là những điều
không nên làm? Đó là những điều mà tục lệ, luân lý xã hội Việt Nam cổ cấmđoán Như vậy, phạm vi áp dụng của Điều 351 thật quá rộng Tác dụng của nó
là chế tài tất cả những điều của luân lý, tục lệ xã hội Điều 351 của Hoàng Việtluật lệ đã khiến cho các luật gia Tây phương khi nghiên cứu luật Việt Nam,
phải ngạc nhiên và đặc biệt chú ý [89, 35].
18
Trang 24Hoàng Việt luật lệ phản ánh từ đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp xóm làng, dé cao cuộc sống gia đình Ở Việt Nam, một gia đình có nhiều thế hệcùng chung sống trong một nha là truyền thống, những gia đình “tam đại đồng
-đường”, “tứ đại đồng đường” được xem là phúc đức Trong gia đình tình thương,
trách nhiệm và găn bó của các thế hệ trong gia đình là rất chặt chẽ Vì vậy, ngườiViệt Nam luôn nghĩ đến việc dành dum chat chiu dé dé lại “cơ đổ” cho con cháu
“Người Việt Nam có thể thiếu cơm ăn, áo mặc hàng ngày thậm chí lâm vào hoàncảnh đói khát nhưng người đó vẫn để lại di sản thừa kế sau khi chết” “Người Việt
Nam khi còn sống có thể rất nghèo túng nhưng rất ít trường hợp bán nhà cửa,ruộng đất dé giải quyết van dé lương thực, thực phẩm cho bản thân Đây là nét vănhóa đặc thù của người Việt Nam và được thể hiện cảng rõ nét trong xã hội Việt
Nam cổ truyền ” [285; 38] Vì vậy, xét về phương diện kinh tế thì việc thừa kế là
nhằm bao đảm cho đời sống của các thé hệ sau, nhằm củng cố quyền lợi của giađình và tiếp tục phát triển kinh tế của dong ho
Như vậy, thừa kế là cần thiết dé người quá cố làm tròn bổn phận của mình
đối với gia đình, dong họ Người Việt Nam từ ngàn xưa đã là những con người hiền
lành, lương thiện, sống đời sống tình cảm, nhẫn nhịn, chịu khó, yêu thương gắn bó
tạo nên nền nếp của gia đình Việt Nam cô truyền Khi sinh ra, ho đã có bốn phận
“hiểu thảo”, “kính nhường” đôi với ông bà cha mẹ Khi trưởng thành họ ý thức
được bồn phận phải chăm lo cho gia đình Đến lúc nắm mắt họ cũng tiếp tục mongmuốn làm tròn bổn phận chăm lo cho hậu thế Của cải của người Việt Nam đượctruyền từ thé hệ này sang thé hệ khác “bầu như được ứng xử theo bốn phận, đạo
hiếu trong gia đình, dòng họ và tập quán có tinh chất phổ thông” [24; 2I]
Trên thực tế, cô luật triều Nguyễn đã thừa nhận tục lệ này Thừa kế được coi
là một bổn phận của người quá cô đối với gia đình, nên cổ luật cho người quá cốđược tự do một phần trong việc định đoạt tài sản của người ấy (pháp luật triều
Nguyễn thừa nhận hình thức định đoạt tài sản thông qua chúc thư) Tuy nhiên, xét
về phương diện kinh tế, để củng cố quyền lợi gia đình và dòng họ, pháp luật vẫn cóquyền can thiệp vào chế định thừa kế để đảm bảo vấn đề này Đây là quan niệm
19
Trang 25truyền thống khiến pháp luật thừa kế dưới triều Nguyễn coi trọng nguyên tắc huyếtthống, bảo vệ quyền lợi của dòng họ bên nội, coi trọng đích thứ trưởng ấu
Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với quan niệm thừa kế trong cổ luật dưới
thời nhà Nguyễn.
Vấn đề về truyền thống văn hóa, về tục lệ là một vấn đề rất rộng lớn Trong
giới hạn phạm vi của luận văn chúng tôi chỉ đề cập đến những tục lệ, phong tục là
cơ sở của thừa kế trong cổ luật thời Nguyễn Vì vậy, không thể không nhắc đến
phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam Đây là phong tục gắn liền chếđịnh hương hỏa Toan Anh cho rang: “Nếu trong tín ngưỡng ta có cdi gì đặc biệthơn hết, phải nói đó là thờ phụng tổ tiên và việc cúng gid những người đã khuất”
[12; 4] Thật ra, sự thờ cúng tổ tiên không phải là một tín ngưỡng riêng có ở người
Việt mà nó có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, là “nét chung của nhiều nướcĐông A như Trung Hoa, Triéu Tiên, khách quan mà nói đây là dang tín ngưỡng cóchịu ảnh hưởng cua văn hóa Han” [255; 30] Tuc thờ cũng tô tiên mặc dù do
Trung Hoa truyền sang ta, nhưng theo Toan Anh với nhiều sự biến đối, việc cúnggiỗ của ta không còn giống hắn người Trung Hoa và đã mang một sắc thái riêng
biệt Việt Nam [12; 4].
Ý thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của tín ngưỡng cổ truyền củangười Việt, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt, nhà Nguyễn có thái độ rõ
ràng trong việc coi trọng những tín ngưỡng truyền thống, trước hết là sự thờ cúng tổ
tiên, sau nữa là các anh hùng dân tộc và những người có công với dân, với nước,
các vị thần linh khác Xuất phát từ lý do này, Hoàng Việt luật lệ minh thị quy định
về hương hỏa và yêu cầu sự tôn trọng của thế hệ con cháu đối với hương hỏa được
suy ra từ Lệ 1 Điều 87 Hoàng Việt luật lệ: “Nếu các con cháu bán trái pháp cácđiền sản của tiền nhân di lưu để dùng vào việc tế tự thì sẽ bị lưu đi viễn châu, nếubán quá 50 mẫu ”
Xét về phương diện dao đức, xã hội thi cơ sở để Hoang Việt luật lệ thừanhận “hương hỏa” là sự hiếu thuận, biết ơn đẳng sinh thành cũng như tưởng nhớ
đến công ơn của tổ tiên đã khuất Đây là vấn đề cung phụng, hương khói, tế tự ông
20
Trang 26bà tổ tiên trong gia đình hoặc đại gia tộc Nó vừa có tính cách phong tục, nhưngcũng có tinh cách bồn phận con cháu đối với ông bà, tổ tiên, nhất là bậc con cái đối
với cha me.
Vi viéc té tu tổ tiên theo tục lệ là một nghĩa vụ nghiêm mật, con cháu không
khi nào được bỏ, cho nên các nhà khá trở lên, người ta thường trích trong di sản một
phần tự sản gọi là “phẩn hương hỏa” giao cho người tộc trưởng hoặc người chỉ
trưởng, con trai trưởng giữ dé lo tế tự tổ tiên ở nhà thờ họ và nhà thờ chi Thường
có một quyền sô ghi chép thế tự và tên họ cùng ngày tháng sinh, tử của tổ tiên gọi là
gia phả Những nhà phú quý thì gia phả thường chép cả công nghiệp sự trạng của tô
tiên, tức như một bản sử ký của gia tộc.
Ý thức được tầm quan trọng của hương hỏa trong đời sống người Việt Pháp
luật triều Nguyễn quy định những điều khoản chặt chẽ dé điều chỉnh, những quyđịnh này thường gắn liền với những quy ước của gia đình, dòng họ
Van dé này được bắt nguồn từ quan niệm cổ truyền của người Việt Nam chorằng có linh hồn, chết không phải là hết mà chết là bắt đầu một cuộc sống mới, đi sangthế giới khác tức là âm phủ, ở đó cũng có một sự sinh hoạt như ở thé gian Kết hợp vớiquan niệm và nhìn nhận vũ trụ đồng nhất thé, âm dương có sự liên kết mật thiết, giữalinh hồn người chết đều có sự tương quan với người sông, “có âm có dương”
Theo tín ngưỡng ấy thì người ta sống là nhờ hồn phách phụ vào thân thể Hồn
là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lênkhông; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần tròng trọc, khingười ta chết thì tiêu xuống đất Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách
(vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu Những số
mục và vị trí của hồn và phách như thế chỉ thấy ở trong sách đạo giáo chứ dân chúngthì chỉ tin rằng thân thể người ta bất tỉnh thì hồn ấy thoát ra khỏi thân thê trong nhấtthời, khi người ta chết thì hồn ấy lia han xác mà thành ma qui Vong hồn đối với
người sông là hai đường dương gian âm phủ khác nhau, nhưng vẫn thường săn sóc
đến con cháu luôn Mỗi khi gia đình có điều vui, điều buồn, điều mừng, điều sợ thì
linh hồn của tổ tiên thường cũng dự một phan Con cháu làm ăn tô tiên thường phù
21
Trang 27hộ, khi có việc gì nguy hiểm sắp tới, tổ tiên thường báo mộng dé con cháu tim cách
mà đề phòng Bởi đối với gia đình, linh hồn tổ tiên có quan hệ mật thiết như thế, nên
con cháu phải cúng cấp tổ tiên Không Tử nói rằng: “Người ta phải thờ người chếtcũng như thờ người song” (sự tử như sự sinh), nghĩa là cũng phải cấp đồ ăn, đồ mặc,
đồ dùng cho người chết như là đối với người sống Đời xưa người ta cúng toàn đồthật (bây giờ khi nhập quan người ta cũng còn bỏ theo quần áo và đồ dùng vào quan),
nhưng về sau người ta tuy làm cổ ban dé cúng, song chỉ dé cho tô tiên hưởng lấy
hương vị mà thôi, còn quần áo và đồ dùng thì làm bằng giấy và đốt đi Con cháumuốn trọn đạo hiéu với tổ tiên thì những ngày ky, chap, tết nhất phải cúng cấp tử tế
Việc tế tự tô tiên không phải là chỉ cốt cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ mà còn
có ý nghĩa sâu xa hơn nữa, là nhớ ơn sinh thành của của tổ tiên (phục bản phảnthủy), và lưu truyền nòi giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn thống), cho nên ta cóthể cho rằng tế tự tô tiên là lay sự duy tri chủng tộc làm mục đích
Phan Kế Binh trong Việt Nam phong tục đã viết: “Xé cái tuc phụng sự tổ tiêncủa ta rất thành kính, ấy cũng là 1 lòng bat vong bản, ấy cũng là nghĩa cử của người ”
“Cây có góc mới nở ngành xanh ngọn,
nước có nguồn mới bề rộng sông sâu ”
Phong tục này không chỉ bám rễ trong dân gian mà nó còn có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ đến cả đời sống cung đình
Lang tam của các vua triều Nguyễn ở Huế là một minh chứng thú vị Lăngtâm ở Huế không phải chỉ là chốn mộ tin u buồn Bố cục mặt bằng lăng tâm chialàm 2 phần chính: phần lăng và phần tâm Khu vực lăng là khu vực chôn thi hài vua,
khu vực tâm là chỗ có nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp như miếu, điện, lầu, gác,đình tạ để phục vụ cho vua ở thế giới bên kia Một du khách Tây phương đã từng
nói lăng tam Huế là nơi “tang tóc mim cười và vui tươi thôn thức ” (le deuil sourit et
Trang 28viện Nancy đề ngày 2/7/1828 có nhận xét: “Có một sự thờ cúng phổ biến nhất, ngay
cả đổi với các nhà nho, đó là sự thờ cúng tổ tiên Tất cả mọi người déu có sự gắn
bó khăng khít với sự thờ cúng này và đó chính là cái đã ràng buộc một số lượng lớnngười bên lương vào thờ ngdu tượng, vì không có cách gì từ bỏ việc thờ cúng tổ
tiên ” [256; 30].
Ngoài việc tiếp tục kế thừa chế định hương hỏa, nhà cầm quyền triều
Nguyễn còn ý thức rõ việc bảo vệ, tiếp tục phát triển chế định hương hỏa, songsong với nó là việc đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên Khi người phương Tây coi
tục thờ cúng tô tiên của người Việt là một “tuc đây sự mê tin” thì vua Gia Long đãgiải thích ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cần được duy trì: “Tổi đã cắm
ma thuật, chiêm tỉnh, đoán số và tôi cũng coi việc thờ ngẫu tượng là sai và kỳ cục
Nhưng tôi kiên trì thờ cúng ông bà theo cách mà tôi đã trình bày với ngài, bởi tôi
coi đó như là một trong những cơ sở của nên giáo huấn chúng tôi Nó gợi cho contrẻ ngay từ khi còn ấu thơ lòng hiểu thảo đối với cha mẹ và dem lại cho các bậccha mẹ cái quyên uy mà nếu thiếu nó, họ không thể ngăn chặn tốt những sự hỗn
loạn trong gia đình ” [258; 30].
Phong tục thờ cúng tô tiên vừa là cơ sở, vừa là hình thức của chế địnhhương hỏa Bằng việc quy định, bảo vệ và duy trì các phong tục tập quán của
dân tộc, pháp luật hóa thành các chế định trong thừa kế Hoàng Việt luật lệ đã
chứng minh được ý thức dân tộc, tính Việt trong các chế định về thừa kế dướipháp luật triều Nguyễn
1.1.3 Sự kế thừa cỗ luật của dân tộc và sự ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh
Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ Việt Nam gắnliền với sự kiện đất nước lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp Điều này làm cho việcđánh giá về triều Nguyễn trở nên phức tạp Vấn đề nhìn nhận về pháp luật triều
Nguyễn, nhất là về các chế định thừa kế (bị chỉ trích là thiếu sót) trong Hoàng Việt
luật lệ cũng nằm trong tình trạng phức tạp với nhiều ý kiến trái ngược nhau của cácnhà nghiên cứu [11; 5] Tuy nhiên, không thể phủ nhận dù ít dù nhiều Hoàng Việtluật lệ được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá tri cô luật của các tiên triều Việt
23
Trang 29trước đó và chịu ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh Nhiều công trình nghiên cứu
đồng thời khang định việc kế thừa cô luật và tham khảo pháp luật nhà Thanh là một
tất yếu khách quan của công tác lập pháp không chỉ riêng Hoàng Việt luật lệ triều
Nguyễn Việc kế thừa và tham khảo này được triều Nguyễn tiến hành trên cơ sởchọn lọc, có tính đến sự phù hợp với thực tế, với tục lệ của dân tộc [209; 30] Tinh
thần này được khẳng định rõ trong việc chỉ đạo xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ của
vua Gia Long Trong lời tựa, đương kim hoàng dé Gia Long chỉ rõ: “Giở xem hình
luật của các triều đại trước của nước Việt ta, mỗi triều đại thành lập từ Li, Ti ran, Lê
déu có pháp chế riêng cho mỗi triều đại, mà day đủ hơn cả là bộ luật Hồng Đức(đời Lê) Các triều đình phương Bắc, các vua dựng lên những là Hán, Đường,
Tổng, Minh Mỗi triều đại các sách về luật lệ déu có sửa đổi mà đây đủ nhất là
luật triều đại Thanh Thế nên, ta lịnh cho triều than lấy luật lệ các triều đại nước talam căn bản, tham chiếu luật Hong Đức và luật Thanh triều; rút lấy, thêm bớt, cânnhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng” [167; 40]
- VỀ sự ảnh hướng của pháp luật nhà ThanhTrong sự giao lưu văn hóa, van đề tiếp nhận, tham khảo, ảnh hưởng văn
hóa cũng như pháp luật giữa các nước là một hiện tượng bình thường, ở đâu và nơi
nào cũng có Thí dụ cụ thê: hệ thống pháp luật các nước phía Tây, Bắc Âu - Châu:
Ý, Pháp, Đức, Bi, Na - Uy, Đan Mạnh, Thụy Điển, Bồ Đào Nha chịu ảnh hưởng
của nền văn minh pháp luật La Mã cổ đại Pháp luật của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởngrất lớn của luật Anh; hệ thống pháp luật Ấn Độ lại ảnh hưởng tới pháp luật củaTích - Lan, Cao - Miên, Mã - Lai Nền cổ luật Việt Nam cũng không ngoại lệ
Dân tộc Việt Nam đã phải sống trong hơn mười thế ky, dưới chính sách đồng hóa
khắc nghiệt của Trung Hoa Các luật lệ của Trung Hoa chắc chắn được đem sang
ap dụng ở Việt Nam Cac bộ luật nhà Duong, nha Thanh đã có một anh hưởng rấtlớn đến nên cổ luật Việt Nam “Điêu này không riêng gì Việt Nam, mà vào thời kỳnày, tat cả các nước Viễn Đông déu bị ảnh hưởng của nên văn hóa Trung Hoa,
xem các luật lệ của Trung Hoa làm “khuôn vàng thước ngọc ” cho công tác lập pháp ”” [102; 24].
24
Trang 30Vấn đề năy đê có rất nhiều công trình nghiín cứu liín quan Công trình nghiíncứu về Hoăng Việt luật lệ đầu tiín lă của luật sư Phan Văn Trường (1875 - 1933) Ông
đệ trình luận ân tiến sĩ luật tại Đại học đường Paris văo những năm 20 thế kỷ XX Luận
ân đê nghiín cứu bộ luật năy khâ tường tận Qua luận ân tâc giả đê phđn tích, so sânh
câc điểm tương đồng vă khâc biệt giữa Hoăng Việt luật lệ vă bộ luật nhă Thanh Ngườitiếp theo nghiín cứu bộ Hoăng Việt luật lệ lă giâo sư Vũ Văn Mẫu Giâo sư Vũ VănMẫu lại khăng định: “Hoăng Việt luật lệ mô phỏng hoăn toăn luật nhă Thanh từ hình
thức đến nội dung” [13; 40] Nhóm thứ lă 2 người đầu tiín giới thiệu Hoăng Việt luật
lệ Đđy lă câc nhă luật học người Phâp đến Việt Nam giữa thế kỷ XIX: ông Anbaret vẵng P.L.E Philastre đê dịch Hoăng Việt luật lệ ra tiếng Phâp Ngoăi việc chú dịch, ôngPhilastre còn phđn tích, so sânh để tìm ra những điểm khâc biệt giữa Hoăng Việt luật lệ
vă bộ luật nhă Thanh Trong đó, Philastre đê chỉ ra những nĩt có tính câch Việt của bộ Hoăng Việt luật lệ [15; 40], chứ không phải lă “một bộ âo Tau, may cho một người dan
Việt để phục sức trong xê hội Việt Nam” [14; 5]
Hiện nay, chỉ có hai nhă nghiín cứu tiếp tục khảo cứu chuyín sđu về HoăngViệt luật lệ: tiến sĩ Nguyễn Q Thắng (người đê dịch Hoăng Việt luật lệ ra tiếngViệt) vă tiến sĩ Huỳnh Công Bâ
Theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Q Thắng thì: “Hoăng Việt luật lệ thực sự lă
một bộ luật do người Việt Nam soạn thảo (tuy nhiín có vay mượn từ luật nhă Thanh
như vua Gia Long đê viết) công phu được xem như một chuẩn thằng cho công tâcluật phâp của triều Nguyễn ” [158; 40]
Tiến sĩ Nguyễn Q Thăng đi đến kết luận: Hoăng Việt luật lệ do người Việt
Nam biín soạn có “xĩt lọc, chước định, lấy bỏ, thím bớt” so với luật nhă Thanh(theo sử quân triều Nguyễn), mă “Khoản sửa đổi quan trọng hơn hết lă phần lược
bỏ một số điều của bộ luật Thanh triều ” (Theo Philastre)
Điều năy được chứng minh qua câc “/ĩ” của Hoăng Việt luật lệ Kỉm theomỗi điều “#uâf” có câc “Ở¿” vă lời ghi chú của nhă lăm luật Câc lệ năy hoăn toăn củanhă lập phâp triều Nguyễn “Lệ” kỉm theo “ludt” để “ludt” phù hợp với tình hình
thực tí ở xê hội đương thời Câc “/ĩ” năy có vai trò rat quan trọng, nhat lă lệ của vua
25
Trang 31Gia Long, vua Minh Mệnh thường được sử dụng như là nguồn của các luật sau nàycủa triều Nguyễn Tat yếu là các “/Ở£” này phải phù hợp với tục lệ dân tộc Việt, mà
Việt Nam “Jd một quốc gia của chính người Việt, khác với người Trung Quốc ” Cókhi “/é” của Vua còn có hiệu lực cao hơn cả “/udt’’ nữa Chang han, tháng 7 năm
Đinh Sửu (1817), khi thu thuế đối với ruộng đất ân lậu, bộ Hộ tâu: “Năm Gia Longthứ 9 (1819) có lệ phàm ruộng dat lậu, phát giác năm tháng dau nhiều mà ngạch thuế
truy thu cũng chỉ lấy 3 năm làm han, so với điều luật chép ẩn lậu thuế ruộng dat thìchiếu theo phan thuế từng năm mà nộp, hai bên không phù hợp nhau” Vua nói rằng:
“Luật như thé nặng quá, cứ theo lệ mà lam” (Chép trong Đại Nam hội dién sử lệ)
Ông Nguyễn Hữu Châu Phan trên Ngiiên cứu Huế, tập 2 - 2001 cũng cho
rằng: “Vua Gia Long lại cung cấp cho các Thượng thư và quan lại của mình một
khí giới mạnh: một bộ luật mới (luật Gia Long) bắt buộc người dân phải tuân kỷluật về trật tự một cách hà khắc ”
“Không phải do sự tình cờ mà bộ luật mới có những khoản giống với bộluật của nhà Thanh bên Trung Hoa Một lần nữa, giai cấp được uu đãi ở Việt
Nam đã khôn ngoan bắt chước chế độ Trung Hoa “đã có kinh nghiệm ” dé củng cô
địa vị của mình `”.
Như vậy, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất khăng định việc ảnh
hưởng của pháp luật nhà Thanh đến Hoàng Việt luật lệ nói chung và các chế định
thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ nói riêng
- Sự thừa kế cổ luật của dân tộcNghiên cứu lịch trình diễn tiến của nền pháp luật Việt Nam cho thấy sự phát
triển cổ luật của người Việt là một quá trình liên tục với sự kế thừa lẫn nhau Không
có một sản phâm lập pháp nào ra đời mà không mang tính liên tục, kế thừa này,
không mang tính dân tộc.
Tư pháp sử đã chứng minh “?rước khi bị Trung Hoa xâm chiếm, dân LạcViệt đã có một nên pháp luật đặc thù Mã Viện đã công nhận điều này và trong một
bản tấu trình về vua Quang Vũ nhà Đông Hán đã so sánh hơn mười điểm khác biệt
giữa Việt luật và Han luật Bản tau trình của Mã Viện, qua sự so sánh nói trên, cho
26
Trang 32phép ta kết luận rằng nên pháp luật Lạc Việt trước đây 20 thể kỷ là một nên pháp
luật thành văn nhự pháp luật của nhà Han, vì Mã Viện đã dung chữ “luật” cho cả
hai nên pháp chế: “Việt luật” và “Hán luật” Kỹ thuật pháp lý của dân Lạc Việtnhư vậy đã sớm tiễn đến một trình độ khá cao, vì nhiễu nước ở Âu châu, vào thế kỷ
15 còn sống trong tình trạng tục - lệ - pháp” [101; 24]
Với ý thức tự tôn dân tộc như vậy, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn
mặc dù tư liệu đã bị thất tán nhiều nhưng vẫn chứng minh được chúng ta đều có nền
luật pháp riêng Ngoài sự ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa còn là sự kế thừa lịch
sử nền pháp luật của các tiên triều trước đó Hoàng Việt luật lệ tất yếu cũng nằmtrong tiến trình này
Trên quan điểm: đánh giá pháp luật triều Nguyễn, cần phải đặt chúng vàođúng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của nó, không đưa ra những yêu cầu quá xa, vượtlên những điều kiện lịch sử và thời đại mà nó ra đời Đồng thời, trên cơ sở quanđiểm phát triển, cin phải hiểu đúng quy luật của sự tiếp biến văn hóa Phải nămvững quan điểm biện chứng giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh trong giao lưu vănhóa và những biểu hiện thực tế của chúng trong lịch sử văn hóa Việt Nam [23; 5]
Tiến sĩ Huỳnh Công Bá khi nghiên cứu “pháp chế triểu Nguyễn đối với vấn
dé nhân thân của người phụ nữ” và “vấn dé tài sản trong pháp luật hôn nhân và
gia đình dưới triều Nguyễn ” đã chứng minh rang: “pháp luật triều Nguyễn đã phản
ánh một trong những đặc trưng có tinh chất hang số của văn hóa Việt Nam đó làmột nên văn hóa thắm nhudn sâu sắc nguyên ly “Mẹ” Trong đó địa vị và quyên lợi
của người phụ nữ được tôn trọng, thân trạng và năng cách được bảo đảm trong
khuôn khổ của pháp quyên phong kiến, thậm chỉ có những mặt tiến bộ hơn cả phápquyên phong kiến phương Đông lẫn phương Tây” ” [105; 27]
Và, “so với luật Hong Duc, luật Gia Long lúc dau có vài thiếu sót về chế độhôn sản, chế định phân sản, van dé thừa kế thông thường và vấn dé thừa kế hươnghỏa, nhưng lập tức sau đó được Minh Mệnh và Thiệu Trị bổ sung bang cac dao du
mới và cách giải quyết của các đạo du này van hoàn toàn giống với pháp luật triều
Lê Nên, nhìn chung, pháp luật triéu Nguyễn vẫn giải quyết các van dé tai sản trong
27
Trang 33hôn nhân và gia đình theo phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt Nam đã kếthừa theo truyền thông pháp luật của dân tộc ”.
Van đê này sẽ tiép tục được lam rõ trong các nội dung sau của luận văn.
1.2 Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ1.2.1 Nguyên tắc bảo vệ quan hệ huyết thống
Tín ngưỡng của ta lay việc thờ cúng tổ tiên làm quan trọng, va cúng lễ tổ tiên
phải do người đồng khí huyết với người khuất khan vai hương hồn cho người khuất
mới có thé phối hưởng được Vì vậy, trong cô luật vấn đề huyết thống được đặc biệt
coi trọng; van đề nối dõi tông đường là một điều to tát Mục đích tối hậu của hôn
nhân trong xã hội xưa là duy tri gia thống, nối đõi tông đường và thờ phụng tổ tiên.
Trong gia đình, cháu con đông đúc là một biêu hiện của phúc đức
Trả lời câu hỏi 125 về mục tiêu của hôn nhân trong cô luật, Ủy ban cô vấn án
lệ đã giải đáp: “Mục tiêu chính yếu của giá thú là có con dé noi dõi và phụng sự to
tiên Một gia đình càng đông con càng được coi là có phúc Vì vậy, đối với hai vợchong mới cưới, lời chúc mừng quý nhất là có đông con Lời chúc ấy còn quý hơn
cả những sự chúc tụng giàu sang Đề cho sớm có cháu, nhiều khi cha mẹ đã làm lễ
thành hôn cho con ngay từ khi con nhỏ ` [30; 23].
Tục ngữ Việt Nam thường nói: “Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng”, “lay
vợ kén tông, lấy chẳng kén giống ” Hoặc các cụ bảo: “Lấy con xem nạ ” (mạ) v.V Bởi theo các cụ, “ndi nào thì giống ấy”, “cây nào thi quả ấy”, “giỏ nhà ai quai nhàay”, “con nhà công chang giống lông cũng giống cánh” Cho nên, về mặt thécách, đối tượng được lựa chọn trong hôn nhân, nhất là chọn dâu, tất nhiên là phải dịtính (khác phái tính) và đặc biệt là phải có khả năng sinh sản tốt Khi chọn dâu,
ngày xưa các cụ thường chọn những cô gái lưng chữ “cu”, vú chữ “tdm” (được
quan niệm là có khả năng sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái tốt) Hoặc phải là: “Dan bà
thắt đáy lưng ong, đã khéo chiều chong lại khéo nuôi con”
Tuy nhiên, không chỉ ở phương diện sinh lý, việc “tim fông, tim ho” còn có mục đích tìm nơi gia giáo, có đức độ: “Tim nơi có đức gửi than” Các cụ quan niệm:
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” Hoặc: “Đời cha hiện lành đê đức cho con”.
28
Trang 34Do đó, “ôn đăng hộ doi” không han là sự “bắc bậc leo thang”, “kẻ khinh người
trọng”, mà chính là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, hai “ho” có những mặt
cân đối phù hợp với nhau Hai họ dựng vợ gả chồng cho con cháu của nhau
Đó là những điều kiện nặng về mặt luân lý, xã hội Đồng thời, cũng vì lợi íchcủa đại gia đình, người ta còn chú ý đặc biệt đến đạo đức, phẩm cách và năng lựccủa người con dâu Những điều kiện đó được đúc kết thành 4 tiêu chuẩn cơ bản gọi
là “công, dung, ngôn, hạnh ” Sở di người con dâu được lựa chon can thận như vậy,
là vì theo gia đình phụ hệ chế “dau là con, rể là khách” Người con dâu sẽ sốngtrong gia đình nhà chồng như con cái trong nhà và sẽ liên quan đến sự thịnh suy củagia đình nhà chồng
Với việc bảo vệ quan hệ huyết thống trong Hoàng Việt luật lệ, đã hướng đếnxây dựng sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng một gia đình, một dòng
họ Các thành viên yêu thương đùm bọc lẫn nhau Những người cùng nhà, cùng họ
khuyến khích cổ vũ lẫn nhau dé giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống của gia
đình, của dòng họ Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của cha
ông với những gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đến các đời con cháu
Việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắn bó với việc thờ cúng tổ tiêntrong họ, xây nhà thờ từ đường, sửa sang mồ ma, sưu tầm ghi chép gia pha v.v
đều góp phần làm khăng khít thêm mối quan hệ trong gia đình, gia tộc
Nguyên tắc bảo vệ quan hệ huyết thống đã hướng các quy định thừa kế củaHoàng Việt luật lệ vào việc bảo vệ “tinh đại gia đình” mà coi nhẹ quyền lợi cánhân, quan hệ hôn nhân trong cô luật chỉ được quy định trên phương diện quyền lợi
gia đình mà thôi [29; 23] Cụ thể như sau:
Theo quan niệm cổ ở Việt Nam, giá thú là sự phối hợp, được pháp luật công
nhận, giữa một người đàn ông và một người đàn bà với mục đích lập gia đình sinh con
để nối dõi Vì mục đích nối dõi là mục đích cốt yếu nên theo Hoàng Việt luật lệ, nếu vợkhông có con hoặc mắc các bệnh ác tật không thờ phụng được tổ tiên thì người chồng có
quyền tự ý ray vợ Quan niệm này cũng có trong cổ luật Pháp và trong giáo hội Pháp
cũng tương tự Việc giá thú không ngoài mục dich sinh con Vì thé đối với cô luật Pháp,
29
Trang 35không những 2 bên vợ chồng sắp cưới phải đến tudi cưới, hơn nữa còn không được bat
lực Đối với giáo hội Pháp, nếu một giá thú vị toại, có thể xin tiêu hủy được [30; 23].
Trong Hoàng Việt luật lệ, Điều 108 quy định 7 trường hợp “that xuất” Đây là 7 trườnghợp lỗi mà người vợ phạm phải thì người chồng được tự ý đơn phương rẫy vợ: Vô tử,dâm dat, bat sự cậu cô, đa ngôn, đạo thiết, đỗ kỷ, ác tật Việc quy định “thất xuất” trongHoàng Việt luật lệ kế thừa các quy định của Quốc triều Hình luật, chịu ảnh hưởng bởi cổ
luật Trung Hoa và chúng bắt nguồn từ cách thức tổ chức của đại gia đình Trong 7nguyên cớ ấy có tới 5 nguyên cớ được xem là có hành vi phạm lỗi của người vợ; nhưng
tính cách phạm lỗi ở đây cũng được xét theo quan điểm lợi ích của đại gia đình: khôngvừa ý phụ mẫu tức là nghịch đức, dâm ô thì làm loạn tộc (rối loạn tử tức, tộc họ), ghentuông thì hại gia phong (làm hỗn loạn thân thuộc), trộm cắp thì phản nghĩa (làm trái đạonghĩa) Ngoài 5 trường hợp này, người vợ có thé bị rẫy bỏ nếu không có con hay bị ác
tật, mặc dù 2 duyên cớ này không phải do lỗi chủ quan của người vợ Tuy nhiên, Hoàng
Việt luật lệ vẫn chấp nhận 2 duyên cớ này cũng vì quyền lợi của đại gia đình, bởi không
có con thì tuyệt tự, điên hủi (ác tật) thì không thể phụng sự gia đình chồng Mà tôn chỉcủa việc thiết lập gia đình là người ta cần có chau trai dé nói dõi và cần có một người condâu khỏe mạnh dé có thé phụng sự tổ tiên
Tục lệ này lai được củng cố thêm bởi quan điểm của Nho giáo Nho giáo đặt
chữ “hiéu để” lên trên chữ “tinh” (vợ chồng) “Vợ chết có thể lấy vợ khác, nhưng
cha me anh em mat di thì không thé lay lại được ” [149; 16] Mặc du, dia vị pháp lý
của người phụ nữ Việt dưới triều Nguyễn và theo tục lệ Việt Nam (như đã chứng
minh ở trên) đã có một vị trí xứng đáng nhất định Tuy nhiên, đặt trong tinh thần đại
gia đình, thừa kế trong cô luật với mục tiêu đặc biệt là củng cố quyền lợi của gia
đình, phát triển bền vững nền kinh tế cũng như gia phong của dòng họ Thì, trongdiện thừa kế, quan hệ hôn nhân chỉ là thứ yếu, các quy định của Hoàng Việt luật lệ
về thừa kế trước hết phải bảo vệ quyền lợi của con cháu, bảo vệ quan hệ huyết
thống, vì đây là phạm vi của dòng tộc.
Tục lệ ta có câu “Bát hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” nghĩa là bat hiếu có bađiều (cha mẹ sống không phụng dưỡng, cha mẹ chết làm nhục tới vong linh các
30
Trang 36người, không có con nối dõi tông đường) Trong 3 điều này, không có con nối dõi làtội bất hiếu lớn nhất Vì vậy, tục ta cũng có câu “Tam niên vô tu bất thành thê”nghĩa là lấy vợ 3 năm vợ không sinh được con thì nghĩa vợ chồng đoạn tuyệt Tuynhiên, con cháu nối dõi tông đường phải là con trai, “nhát nam viết hữu, thập nữviết vô” (một trai là có, 10 gái là không), con nào cũng là con nhưng phải con traimới được giữ việc phụng thờ tế tự Không có con trai để giữ việc hương khói là một
tội nặng Do đó, Hoàng Việt luật lệ chấp nhận chế độ đa thê và cho phép người cha
có quyên rộng rãi trong việc nhìn nhận các con tu sinh
Điều 96 Hoàng Việt luật lệ quy định về “thé thiép thất tự” đã minh thị:
“Đem vợ cả làm thành vợ lẽ sẽ phải phạt 100 trượng Khi vợ cả còn song, lay vợ lẽ
làm vợ cả, phạt 90 trượng và phải sửa đổi lại Đã có vợ cả mà lấy vợ cả nữa cũng
phạt 90 trượng và phải ray vợ sau ” Suy ra từ Điều 96, Hoàng Việt luật lệ cho phépngoài vợ cả, người chồng còn được quyền lay thêm vợ thứ và nàng hầu Nhữngngười đàn ông trong xã hội xưa sau khi lay vợ một thời gian, vợ không sinh conhoặc chỉ sinh con một bề (sinh toàn con gái) thì có quyền cưới thêm vợ lẽ nhưngpháp luật ràng buộc phải được vợ chính bằng lòng Theo tục lệ ngày xưa, khi vợchính không có con hay là lay chồng lâu mà không có con trai thì tự mình đi hỏi vàcưới thêm vợ cho chồng, chứ không đợi chồng phải đòi [130; 1]
Chính việc Hoàng Việt luật lệ dung túng tục đa thê và cho phép người đàn
ông có quyền lấy nhiều vợ, nên nhiều người đàn ông dù đã có con đông, “nép té”
đủ cả van cứ cưới thêm bà bé, lấy thêm nàng hau, và có người đến năm bay vợ dé
thỏa mãn ý muốn của minh không ké gì đến quyền lợi của các ba vợ nữa, nhất là ở
các gia đình giàu có.
Sông bao nhiêu nước chẳng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng!
Đề bênh vực mình, các ông lại vin vào việc đảm bảo huyết thống:
Ca sông đông chợ
Lam vợ nhiễu con!
chứ có hê han tai hại gi.
31
Trang 37Bảo đảm quan hệ huyết thống, Hoàng Việt luật lệ dành cho người đàn ông
những quyền hạn rộng rãi về sự nhìn nhận hoặc khước từ phụ hệ Do đó, tất cả các
con sinh ra bởi người chồng và người được người chồng công nhận, bất luận làcon vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu đều là con chính thức, và trong cô luật Việt Nam không
có con ngoại tình về phía người cha và các con tư sinh, ngoại hôn vẫn được quyềnnhư nhau trong việc hưởng di sản thừa kế của cha chúng để lại [100; 5] Ngượclại, Hoàng Việt luật lệ không cho phép người phụ nữ có được quyên này và HoangViệt luật lệ trừng phạt rất nặng tội gian dâm của người phụ nữ Lệ 1 Điều 19Hoàng Việt luật lệ chỉ rõ: “Phu nữ phạm tội gian dam, trộm, bất hiếu thì y luậtphạt roi, trượng và tội lưu, đô ” [143: 42] Hoàng Việt luật lệ còn quy định thời
gian cư tang của người vợ góa Điều 98 Hoàng Việt luật lệ minh thị: “Phàm thê,thiếp để tang chồng mà tự thân chủ hôn cưới gả thì bị phạt 100 trượng” Thậm
chí: “Mệnh phụ mà chồng chết, tuy mãn tang mà tái giá thì phạt tội cũng như vậy(xử như đàn bà cư tang mà lấy chông) truy thu lại những sắc vua khen trước đây,bat li dị” [324; 43] Theo tục lệ, tang chồng theo chế độ tang phục là đủ 3 năm (27tháng) Để tang chưa mãn là thời kỳ cư tang Hoàng Việt luật lệ trừng phạt nặng
những người dan ba tái giá trong thời kỳ cư tang Ngoai tư tưởng Nho giáo “tam
tòng, tứ đức” làm nền tảng thì nguyên nhân sâu xa của cô luật nói chung và
Hoàng Việt luật lệ nói riêng khi quy định thời kỳ cư tang của người phụ nữ là
tránh việc nhằm lẫn, rối loạn tử tức, rối loạn huyết thống, bảo đảm cho trật tự của
do vợ chính, vợ thứ, có cưới hỏi, hay nàng hầu, do quan hệ lén lút sinh ra, là con
chính thức của minh, và điều này chăng anh hưởng gi đến van đề thừa tự, thừa kế
hay huyết thống tông tộc Thậm chí, trong nhiều trường hợp, nhờ đó mà sự bền
vững của tông tộc được đảm bảo.
32
Trang 38Trên tinh thần này, Hoàng Việt luật lệ nói riêng và cô luật nói chung coitrọng quyền thừa kế tuyệt đối của con cái và cấm mọi sự xâm phạm vào quyền của
chúng Nếu con cái chưa trưởng thành thì người cha, người mẹ còn sống hay người
họ hàng gần nhất (nếu cha mẹ đã chết) chỉ được giữ tài sản và tạm thời quản lý taisản Con, cháu là hàng thừa kế thứ nhất, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được
hưởng khi người mệnh một không có con cháu.
1.2.2 Nguyên tắc hương hóaVấn đề hương hỏa là một vấn đề pháp lý đặc biệt ở cô luật Việt Nam ViệcHoàng Việt luật lệ (tại Lệ 1 Điều 87) quy định về hương hỏa trong thừa kế, đã
chứng minh sự kế thừa bộ luật triều Lê (Tại Lệ 1 Điều 87 Hoàng Việt luật lệ quy
định rằng: “Các của hương hỏa sẽ phải khắc vào bia, ghi vào địa bộ và phải báocho hương chức biết Người nào biết là của hương hỏa mà vẫn mua thì bi phạt tiễnnếu không công bó thì mua ngay hình có thể giữ của hương hỏa đó ”) làm cho định
chế dân luật hoàn toan thuần túy tính cách Việt Nam khác với các bộ luật Tàu Vì
trong bộ luật nhà Thanh vấn đề thừa kế, hương hỏa không được quy định [85; 35].Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã chép “Lệnh đặt thêm vềhương hỏa ” được ban hành từ năm 1461 như sau: “Cha mẹ déu chết, có ruộng đất
chưa kịp làm chúc thư dé lại, anh chị em chia nhau, phải lấy 1 phan 20 số điền sản
làm phan hương hỏa phụng thờ cha mẹ, giao cho người con trưởng coi giữ, còn thìchia nhau” (Lệnh năm Quang Thuận thứ 2) [130; 15] Kế từ lệnh năm QuangThuận thứ 2 này, hầu như việc quy định hương hỏa được pháp luật các triều đại sautiếp tục duy trì, các nội dung, điều khoản đặt ra có thể khác nhau nhưng vấn đề thừa
kế hương hỏa thì triều đại nào cũng có “Vi xét dan gian sở di kiện cáo phan nhiều
là ở sự giữ việc thờ cúng, mà Giáp với At, người nọ người kia đã gây moi tranhnhau, nếu không có luật văn chỉ định rõ ràng thì dân chúng lấy gì mà dựa theo, có
khi đến chia cửa tan nhà, mà mối tranh vẫn không dứt Đề đến sau khi kiện phải xétdoan khó nhọc, sao bằng bảo trước mọi lẽ cho dân thì dé dang hon” [131; 15] Nhu
vậy, thừa kế hương hỏa là một truyền thong cô luật đặc biệt mang sắc thái thuần túy
Việt, xuất phát từ tục lệ của người Việt Nam
33
Trang 39Theo tục lệ của người Việt thì của hương hỏa là của cai gia tiên để lại, lay
hoa lợi dùng trong việc thờ phụng va cúng gid Khơng con cháu nào cĩ quyền
phát mại của hương hỏa, và trong trường hợp bị tịch biên, của hương hỏa được
trừ lại [57; 4] Nếu khơng cĩ của hương hỏa dé lại đồng nghĩa với việc khơng ai
cúng giỗ, phải đi “cướp cháo lá đa” trong những lễ cúng cơ hồn thường được tổchức vào những dip hè hoặc ra hè, cũng như những dip rằm tháng bảy hoặc cuối
năm Di “cướp cháo lá da” là một điều cực khổ cho vong hồn người chết, những
người khơng con khơng của hương hỏa thừa tự thường bị kẻ thù sỉ vả là đồ
“cướp cháo lá da!”’.
Cướp cháo lá đa là thế nào?
Trong những lễ cúng “cĩ hon”, người ta lay lá đa làm thành những chiếc bồ
dài đồ cháo vào mà cúng Những cơ hồn, ma đĩi, ma khát khơng ai cúng gid thường
chau chực ở những lễ cúng cơ hồn này “xờg vào” cướp lay chút cháo ăn Nhữngđền chùa, những nhà từ tâm thường hay tơ chức những lễ cúng cơ hồn, cốt dé nhữngvong hồn khơng ai hương khĩi cĩ nơi tới phối hưởng
Bên cạnh đĩ, cổ luật cịn cĩ những quy định những trường hợp những người
khơng con cái hoặc khơng cĩ con trai thì việc “gid hậu” của những người này đượcxác lập băng việc hiến ruộng nương hoặc mua ruộng nương cúng vào họ, vào làng,
vào chùa, vào đền hoặc vao đình dé về sau khi trăm tuổi, ho, làng, chùa, đền, đình
sẽ cúng giỗ Cổ luật gọi là hậu điền và ky điền
Hậu điền là ruộng hậu, nguyên là của tư của một người vì khơng cĩ con cái,đem ruộng đĩ cúng cho họ hoặc cho làng dé làm việc chung cho cả họ hoặc cả làng:
xây nhà thờ, làm đình chùa, v.v Họ hoặc làng nhận ruộng, rồi khi người hiến
ruộng chết họ hoặc làng sẽ cúng giỗ cho người này
Ky điền là ruộng tư giao cho làng dé cúng gid Đối với những trường hợpngười đĩ khơng cĩ con trai, thì con gái sẽ mua ruộng cúng vào họ hoặc vào làng để
họ hoặc làng sẽ làm giỗ cho cha mẹ mình Những ruộng này gọi là ky điền TrongHọc luật lệ An Nam, Thân Trọng Hué viết: “Ky dién là ruộng tu giao cho làng để
lam ky giỗ cho mình hay là ky giỗ cho ơng bà, cha mẹ minh” [51; 4].
34
Trang 40Theo tục lệ, tại nhiều làng trong hương ước có ghi cả khoản mua hậu (bằngtiền hoặc ruộng nương) Tiền mua hậu nộp vào quỹ làng để sắm thêm tự khí, mở
đền đình hoặc dùng trong việc công ích khác
Trong những ngày giỗ hậu tại nhà thờ họ thì trưởng tộc cúng giỗ và có
mời một số con cháu trong họ tới dự giỗ Tại đình các hương chức quan viên
cúng gid Giỗ hậu được cúng ở nơi nhà hậu, một căn nhà riêng tại các đình
chùa dùng để làm giỗ hậu Người khấn giỗ tại đình thường là ông thủ từ hoặc
ông tiên chỉ Trong ngày gid hậu, ngoài việc cúng người hưởng gid, dân làng
cũng phải sửa lễ để cáo với Thành hoàng Còn tại chùa, việc khan vai do một vị
sư đảm nhiệm Ở đây trong ngày giỗ hậu có tụng kinh để cầu an cho vong hồnngười khuất
Có thể nói, “ sản” là một định chế đã có từ lâu trong tục lệ và pháp luật
Việt Nam Việc dành một số tài sản của gia đình dé lo việc cúng giỗ ông bà là mộttập quán đã ăn sâu vào nếp sống cô truyền của người Việt Trên cơ sở kế thừa cácquy định về hương hỏa của cô luật tiên triều, Hoàng Việt luật lệ đã quy định chặt
chẽ về thừa kế hương hỏa, về người lập hương hỏa, thành phần hương hỏa, người
ăn hương hỏa, sự chấm dứt hương hỏa Tiếp theo Lệ 1 Điều 87 Hoàng Việt luật lệ,một chỉ dụ đời Thiệu Trị (1844) cũng định rằng: “Khi một người chết vô hậu thì bó
buộc phải dé dành một phan của cải của người ấy dé lập lam hương hoa” Uy ban
tư van Án lệ trong câu 285 ghi rằng: “Khi cha chết di không có chúc thư và không
có dé lại của cải thì bon phận các con là phải lập một hương hỏa khi chia di sản, vàdành hương hỏa ấy cho người con trai trưởng, hay người thay thé cho con trai
trưởng Con hay cháu trai trưởng, có quyên đòi hỏi việc lập một hương hỏa nhưvậy Nếu trái lại, người cha không để lại của cải, thì các con không bó buộc phải
lập hương hỏa bằng của riêng của mình Nhưng về phương diện luân lý, thì họ cóbồn phận phải lập một hương hỏa Vì vậy, khi nào có của, thì các con thường lậpmột hương hỏa Ngoài ra, đối với một người có của cải mà chết không còn con
cháu nối dõi, thì tục lệ buộc phải trích một phân di sản để lập hương hỏa giao cho
người lập tự để lo việc thờ cúng ” [190; 7]
35