1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập tìm hiểu về đô thị cổ việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 422,34 KB

Nội dung

Mặt khác, do tính tự trị, dân cư sống tự cấp tự túc, khép kín, không có nhu cầu buôn bán, giao lưu – đó là lý do thứ hai khiến cho các làng công thương không thể trở thành đô thị được.Nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

-*** -BÀI TẬP TÌM HIỂU VỀ ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM

Giảng viên môn học: TS.Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Danh sách thành viên: Đào Thế Việt – 23031099

Vũ Thị Thùy Dung - 23031029 Hoàng Thị Vân Anh - 23031015 Phùng Đức Thắng - 23031091

Hà Nội

Trang 2

Phân công công việc cụ thể và đánh giá:

THIỆN CÔNG VIỆC

THÁI ĐỘ CÔNG VIỆC

1 Đào Thế Việt Tìm hiểu nội dung và tổng hợp

kiến thức

2 Vũ Thị Thùy Dung Tìm hiểu nội dung và thuyết

trình

3 Hoàng Thị Vân Anh Tìm hiểu nội dung và thuyết

trình

4 Phùng Đức Thắng Tìm hiểu nội dung và làm

PowerPoint

Mục lục:

2

Trang 3

I.KHÁI QUÁT ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM 4

1.Khái niệm 4

1,1 Đô thị 4

1,1 Đô thị cổ 4

2.Tiêu chí để xác định đô thị cổ 4

2.1 Không chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp: 4

2.2 Nắm giữ vai trò về hành chính - chính trị: 4

3.Lịch sử hình thành đô thị ở Việt Nam 5

3.1 Đô thị cổ đại: 5

3.2 Đô thị trung cổ: 5

II VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ CỔ 6

1,Vai trò đối với nền kinh tế 6

2.Vai trò đối với văn hóa, giáo dục 6

3.Vai trò đối với hành chính, chính trị 7

III NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM 7

1.Những đặc trưng tiêu biểu của đô thị cổ Việt Nam 7

1.1 Đặc trưng 1: Đô thị cổ Việt Nam là trung tâm chính trị, rồi sau đó mới là kinh tế và văn hóa 7

1.2 Đặc trưng 2: Đô thị cổ Việt Nam thực hiện chức năng hành chính chủ yếu và do nhà nước quản lý 8

1.3 Đặc trưng 3: Đô thị cổ ở Việt Nam không đáng kể so với nông thôn 8

1.4 Đặc trưng 4: Đô thị cổ phụ thuộc vào nông thôn 8

2 Đô thị tiêu biểu 9

2.1 Đô thị hình thành do nhà nước 9

2.1.1 Đô thị Cổ Loa: 9

2.1.2 Đô thị cổ Hoàng thành Thăng Long: 9

2.1.3 Các đô thị khác: 10

2.2 Đô thị hình thành do thương nghiệp 10

2.2.1 Đô thị cổ Hội An 10

2.2.2 Đô thị cổ Đà Nẵng 11

IV TRÍCH DẪN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

I.KHÁI QUÁT ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM

1.Khái niệm

1,1 Đô thị

Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố

1,1 Đô thị cổ

Đô thị cổ là những đô thị đã xuất hiện, tồn tại và tiến hóa từ những thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên cho đến cuối thế kỷ XIX - là thời điểm bắt đầu diễn ra quá trình hóa có xu hướng hiện đại theo kiểu châu u, làm biến đổi hẳn những đô thị cổ trước đó

Đô thị được cấu tạo từ 2 bộ phận “đô” và “thị” “Đô” là dinh, thành trấn, - những danh hiệu biểu hiện một chức năng về hành chính - chính trị, “thị” là nơi tập trung các thợ thủ công sản xuất ra các hàng hoá tiêu dùng và những cư dân làm nghề buôn bán trao đổi hàng hoá cần thiết Nếu ở trên thế giới yếu tố “thị” chiếm ưu thế thì ở Việt Nam yếu tố

“đô” lại chiếm ưu thế hơn

2.Tiêu chí để xác định đô thị cổ

2.1 Không chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp:

Nếu ở thế giới, quá trình hình thành đô thị cổ hình thành tách biệt với nông nghiệp thì ở Việt Nam, tuy không phải tất cả nhưng hầu hết các đô thị cổ đều có hoạt động nông nghiệp ngay trong lòng đô thị Ví dụ, theo nghiên cứu, tại đô thị tiêu biểu như Thăng Long dù có nghìn năm phát triển nhưng trong bản đồ đô thị cổ thế kỷ XIX, cũng có ký hiệu ruộng lúa ở khu vực trung tâm

2.2 Nắm giữ vai trò về hành chính - chính trị:

Trong thực tế, có nhiều làng như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… tuy có hoạt động phi nông nghiệp cao, nổi tiếng nhưng vẫn không được gọi là đô thị Nhưng các thành Lạng Sơn, Gia Định tuy hoạt động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhưng do có vị trí hành chính - chính trị nên vẫn được coi là đô thị

Sức mạnh truyền thống văn hoá nông nghiệp đã không cho phép nông thôn tự chuyển thành đô thị nên đã chỉ hình thành các làng công thương Sở dĩ như vậy là vì do tính cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề, cho nên rất khó để có thể trao đổi buôn bán nội vùng

4

Trang 5

Không có trao đổi hàng hóa nội bộ, không thể trở thành đô thị được Mặt khác, do tính tự trị, dân cư sống tự cấp tự túc, khép kín, không có nhu cầu buôn bán, giao lưu – đó là lý do thứ hai khiến cho các làng công thương không thể trở thành đô thị được

Như vậy, việc giữ vai trò về hành chính - chính trị dù lớn hay nhỏ nhưng đều là tiêu chí

để đánh giá việc xác định một điểm dân cư có phải là đô thị cổ hay không

3.Lịch sử hình thành đô thị ở Việt Nam

Theo tài liệu của Viện Sử học Việt Nam, đô thị đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện khá muộn

so với các nước trên thế giới và các đô thị cổ sau khi hình thành cũng không có sự phát triển liên tục mà thường thăng trầm cùng với sự thay đổi địa điểm kinh đô của các triều đại khác nhau

3.1 Đô thị cổ đại:

Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là Văn Lang mang tính chất hành chính - chính trị Thời điểm xuất hiện của Văn Lang là đầu thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên Nhu cầu hình thành đô thị được sử cũ ghi chép (Đại Việt sử ký toàn thư) do nhu cầu chính trị: cần một nơi đặt trung tâm vương triều

Đô thị cổ Cổ Loa được hình thành khoảng năm 208 trước Công nguyên Cổ Loa mang tính là một căn cứ quân sự và trung tâm triều chính của một triều đại

Như vậy có thể thấy, đô thị cổ đại nước ta được hình thành từ những yêu cầu cấp thiết về hành chính - chính trị Đô thị cổ Văn Lang và Cổ Loa là tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển của đô thị cổ đại ở nước ta

3.2 Đô thị trung cổ:

Trong thế kỷ X - thế kỷ bản lề, chuyển tiếp từ sự kết thúc thời đại Bắc thuộc sang sự mở đầu thời đại quân chủ tự chủ - đô thị nổi lên hàng đầu là Hoa Lư

Năm 1010, Nhà Lý - Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long

Thời kỳ các thế kỷ XI-XVI, lịch sử đã được chứng kiến sự phát triển của nhiều đô thị ngoài Thăng Long Sự phát triển của bộ máy nhà nước, cũng như nhu cầu chính trị đòi hỏi việc đặt định của ngày càng nhiều các trung tâm hành chính các cấp Các đô thị mới

Trang 6

hình thành như Tây Đô (Thanh Hóa), Thiên Trường (Hà Nam Ninh), Đồng thời, cũng có nhiều đô thị gắn liền với các hoạt động kinh tế như Vân Đồn ( Quảng Ninh), Vĩnh Bình (Lạng Sơn), - là những đô thị - trạm dịch gắn liền với sự phát triển thương nghiệp ở các thế kỉ XI - XIV

Từ sau thế kỉ XV đặc biệt là thế kỉ XVII- XVIII, lịch sử đã tạo ra thực trạng đặc biệt của Việt Nam thời kì này Sự bất ổn về chính trị của họ Lê- Mạc - Trịnh - Nguyễn đã tạo ra nhiều đô thị mang tính hành chính-chính trị với nhiều quy mô khác nhau như Dương Kinh (Hải Phòng) và hàng loạt thành Nhà Mạc ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng tuy nhiên các đô thị ấy vẫn giữ vai trò quan trọng trong lịch sử giai đoạn này Ngoài ra dưới tác động của ngoại thương, các đô thị mới ra đời và phát triển mạnh mẽ như Phố Hiến (Hải Hưng), Hội An (Quảng Nam), Gia Định

Những đô thị có phát triển và có sự suy tàn Và điều đó đã làm nên một bối cảnh cho sự phát triển sầm uất của các đô thị trung đại ở nước ta Những đô thị trung cổ đã có sự giao thoa hài hòa hơn giữa “đô” và “thị”, yếu tố thị ngày càng được phát huy mạnh mẽ

II VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ CỔ

1,Vai trò đối với nền kinh tế

Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, các đô thị cổ đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế

Lấy ví dụ như đô thị cổ Hội An: Từ cách đây hơn 500 năm, thuyền buôn và nhiều thương nhân trên khắp thế giới đã vượt trùng khơi đến Hội An trao đổi, mua bán sản vật, tạo ra một nơi trao đổi sầm uất bậc nhất.Trong thời thịnh vượng, Hội An không chỉ là nơi làm ra kho vàng lẫn bạc dồi dào cho 9 đời Chúa, cùng 13 đời vua Nguyễn giành lợi thế trước đối phương So với thương cảng Phố Hiến (Đàng Ngoài) cùng thời, cùng giữ vai trò, Hội An (Đàng Trong) tuy thành hình muộn hơn, nhưng lại nổi bật và thành công hơn rất nhiều

2.Vai trò đối với văn hóa, giáo dục

Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh Đại Việt

6

Trang 7

Về mặt giáo dục, không thể nào không nói đến đô thị cổ Hoàng Thành Thăng Long, nơi

có Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Khâm Thiên Giám, Giảng Võ Đường… Văn Miếu được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam Những người đỗ đạt trong các kỳ thi của Quốc Tử Giám đều được bổ nhiệm vào những vị trí tương xứng với tài năng của họ bất

kể xuất thân từ những tầng lớp nào trong xã hội trừ những ngoại lệ được pháp luật của các Vương triều qui định

3.Vai trò đối với hành chính, chính trị

Đô thị cổ có vai trò trước hết đó chính là: ‘‘Nơi đặt trung tâm của một vương triều’’ Từ thuở xa xưa là Văn Lang, trải qua dòng thời gian dài đằng đẵng đến Thăng Long, đô thị

cổ luôn là nơi tập trung trung tâm hành chính chính trị của cả một đất nước.Hoàng Thành Thăng Long có khu Hoàng Thành ở gần Hồ Tây là nơi có các cung điện Hoàng Gia và nơi thiết triều, là nơi bàn bạc tất cả công việc của một đất nước tất cả được bao bọc bằng một toà thành xây gạch kiên cố vững chắc

III NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM

1.Những đặc trưng tiêu biểu của đô thị cổ Việt Nam

1.1 Đặc trưng 1: Đô thị cổ Việt Nam là trung tâm chính trị, rồi sau đó mới là kinh tế và văn hóa

Các đô thị cổ nước ta được hình thành chủ yếu do nhu cầu về chính trị, nhu cầu hình thành và xây dựng nhà nước nên trước tiên các đô thị cổ có vai trò là một trung tâm chính trị Sau đó, từ bộ phận chính trị được xây dựng, bộ phận kinh tế và văn hóa mới được hình thành và phát triển theo

Các đô thị lớn nhỏ, ra đời vào các giai đoạn khác nhau như Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu, Thăng Long, Phú Xuân (Huế) đều hình thành theo con đường như thế Ngay các đô thị mới như Xuân Mai, Xuân Hòa cũng không thoát ra ngoài quy luật trên

1.2 Đặc trưng 2: Đô thị cổ Việt Nam thực hiện chức năng hành chính chủ yếu và do nhà nước quản lý

“Trong đô thị có bộ phận quản lý và bộ phận làm kinh tế (buôn bán); thường thì bộ phận quản lý hình thành trước theo kế hoạch, rồi dần dần, một cách tự phát, bộ phận làm kinh

tế mới được hình thành Thậm chí trong nhiều trường hợp, bộ phận quản lý của đô thị đã hoạt động rồi mà bộ phận làm kinh tế vẫn không phát triển được hoặc phát triển rất yếu ớt

Trang 8

như trường hợp các kinh đô Hoa Lư của nhà Đinh, phủ Thiên Trường của nhà Trần, Tây

Đô của nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê, Phượng Hoàng Trung Đô của nhà Tây Sơn,…” Như vậy, khác với đô thị phương Tây chủ yếu là tồn tại với vai trò “thị” - chức năng kinh

tế là chính thì đô thị cổ Việt tồn tại với vai trò “đô” - mang chức hành chính là chủ yếu 1.3 Đặc trưng 3: Đô thị cổ ở Việt Nam không đáng kể so với nông thôn

Cho đến thế kỉ XVI, Đại Việt chỉ có một đô thị, một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá là Thăng Long (Kẻ Chợ) mà vị trí chính trị đảm bảo cho kinh tế Do chỗ sức mạnh của truyền thống văn hóa nông nghiệp đã không cho phép nông thôn tự chuyển thành đô thị cho nên ở Việt Nam tỷ lệ đô thị thấp, có những làng xã nông thôn thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là các làng công thương Làng Bát Tràng (Gia Lâm) làm đồ gốm, làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, làng Bưởi (Từ Liêm) làm giấy, làng Nhị Khê (Hà Tây) làm nghề tiện; làng Phù Lưu, Đa Ngưu (Hải Dương) buôn thuốc bắc, làng Báo Đáp buôn vải

1.4 Đặc trưng 4: Đô thị cổ phụ thuộc vào nông thôn

Nông thôn Việt Nam không chỉ kìm giữ, không cho làng xã phát triển thành đô thị mà còn chi phối cả đô thị, khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét

Tổ chức hành chính của đô thị cổ Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nông thôn Đô thị truyền thống cũng chia thành các phủ, huyện, tổng, thôn Bên cạnh những đơn vị như phủ, huyện, tổng, thôn, ở đô thị Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm một loại đơn vị đặc biệt bắt nguồn từ nông thôn mà đến nay đã trở thành đơn vị hành chính cơ sở đô thị - đó là PHƯỜNG

Chất nông thôn của đô thị Việt Nam còn bộc lộ ở tính cộng đồng (tập thể) của nó Ở đô thị cổ Việt Nam, tính cộng đồng được thể được thể hiện qua lối sống Dù là đô thị, lối sống cộng đồng vẫn không thay đổi, điển hình như câu nói “buôn có bạn bán có phường” Chất nông thôn của đô thị Việt Nam cũng bộc lộ cả tính tự trị nữa Các đô thị đều có cổng như cổng làng, các phố nhỏ bên trong cũng vậy

2 Đô thị tiêu biểu

2.1 Đô thị hình thành do nhà nước

8

Trang 9

2.1.1 Đô thị Cổ Loa:

Theo nhiều nghiên cứu lịch sử, thành được xây dựng vào thế kỷ III TCN dưới thời An Dương Vương trên diện tích 500ha để làm kinh đô của nước u Lạc và tiếp tục được sử dụng làm kinh đô của Việt Nam xưa tới thời vua Ngô Quyền (thế kỷ X)

Vào thời nước u Lạc, đây là một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và quân sự của cả nước Cũng có thể coi đây là một đô thị cổ nhất trong lịch sử Việt Nam, một “đô” vào thời An Dương Vương Nhưng thời này kinh tế hàng hóa hầu như chưa đáng kể; nền nông nghiệp tất nhiên là tự cung tự cấp; sản phẩm thủ công nghiệp tuy có phát triển song sản phẩm tối đa chỉ đủ cung cấp cho Cổ Loa

Ba thế kỷ qua, đặc biệt sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bọn đô hộ nhà Hán đẩy mạnh chính sách đồng hóa, tổ chức di dân mạnh mẽ xuống nước ta, tổ chức những điểm tụ đông đúc Thêm không ít người Trung Quốc, Cổ Loa càng đông đúc, nghề thủ công phát triển hơn, đặc biệt dễ thấy nhất là việc sản xuất vật liệu xây dựng Để phục vụ bọn quan lại thống trị

và nuôi sống bọn Trung Quốc, vật phẩm vận chuyển tới Cổ Loa chủ yếu dưới hình thức trưng tập, cướp đoạt Không có bằng chứng gì để có thể nói rằng nơi đây là một thị trường trao đổi hàng hóa Và cũng lại có thể nói trị sở huyện Phong Khê chưa vượt quá một trung tâm hành chính và quân sự, chưa thể nói rằng điểm cư dân mật tập này đã đồng thời là một nơi có hoạt động công thương phát đạt

Tóm lại mà nói Cổ Loa mấy lần nổi bật lên là đô thị quan trọng thời cổ đại (kể cả thời Ngô Quyền) Nhưng chỉ là “đô” mà chưa bao giờ là “thị” một cách rõ ràng

2.1.2 Đô thị cổ Hoàng thành Thăng Long:

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long

Hà Nội Công trình này được xây dựng từ thế VII đến triều đại Đinh - Tiền Lê Vào năm

1010, dưới triều đại nhà Lý, Lý Thái Tổ đã viết chiếu dời đô từ Đại La về Thăng Long

“Biện minh cho điều này, có thể xem xét thêm trường hợp ra đời của đô thị Thăng Long

-Hà Nội Giả dụ, bây giờ ta đính chính lại ý kiến cho rằng các đô thị cổ phần lớn đều do nhà nước quân chủ lập ra, bằng cách trong khi công nhận Thăng Long đúng là do Hoàng

đế Lý Thái Tô định dò vào năm 1010, nhưng cần lưu ý mọi người rằng chính từ chiếu dời

đô của Lý Thái Tô đã thừa nhận sở dĩ việc định đô được xác lập là vì nơi đây “muôn vật cực kỳ giàu thịnh”, tức là trước khi trở thành “đô” chỗ này đã thành thị rồi! Vậy thì, đô thị tiêu biểu vào bậc nhất ở Việt Nam thời cổ này dường như là một biểu hiện nữa của

Trang 10

việc hình thành đô thị do các nguyên nhân và điều kiện kinh tế, chứ không phải là do, hoặc phụ thuộc chủ yếu vào nhà nước quân chủ!

Tuy nhiên, điều phản biện này đã nhanh chóng bị bác bỏ, bởi sự thật là, lại cũng chính là

từ chiếu dời đô đã nói rằng nơi đây là “đô” cũ của Cao Vương (Cao Biền), tức là đã thừa nhận tính chất chủ yếu của đô thị này vốn là một trung làm thống trị đất nước ở thời Bắc thuộc, đúng với sự mách bảo của các nguồn sử liệu về đô thị Tổng Bình – Đại La ở nơi đây, chính là nơi đặt “dinh”, “trấn”, “thành” của các triều đại Tùy, Đường vào nửa sau của thiên niên kỷ I Sử liệu cũng còn chỉ ra rằng phần “đô” này đã được định đặt ở đây, trước tiên là trên cơ sở của một làng chài cũ, có tên là động Rốn Rồng (Long Đỗ động) Chứ không phải là một trung tâm kinh tế phi- nông nghiệp, phân tích sự ra đời của đô thị Thăng Long – Hà Nội phải là từ đó, và do đó.”

2.1.3 Các đô thị khác:

Nam Định có tiền thân là “kinh thành vệ tinh” Thiên Trường (Tức Mặc); Hải Phòng vốn

là nơi triều đình đặt đồn phòng vệ bờ biển, đúng như tên gọi và Hưng Hóa, Thanh Hóa, Vinh, Phố Hiến đều là những nơi triều đình đặt trụ sở cấp tỉnh

2.2 Đô thị hình thành do thương nghiệp

2.2.1 Đô thị cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII

Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam Những dấu tích của tháp Chăm và di vật của Đại Việt, Trung Hoa, Trung đông thế

kỷ 2 - 14 để lại đã làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh Nhiều thư tịch cổ ghi nhận trong một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm Ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự phồn vinh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn

10

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w