1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La

109 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TRAN TUẦN HOÀNG

XỬ PHAT VI PHAM HANH CHINH

TRONG LĨNH VUC GIAO THONG DUONG BO

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TRAN TUẦN HOÀNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã so: 8380101.02

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THI MINH HA

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ

công trình nào khác Các s6 liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định

của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Loi cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét để tôi

có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

TRAN TUẦN HOANG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Luật cùng các thầy cô của

Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn TS Nguyễn Thị

Minh Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên

cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do trình độ, kiến thức cũng như thời gian trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn luận văn còn hạn chế do đó không thé tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thay cô và các bạn để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

TRAN TUẦN HOÀNG

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ PHAP LUAT CƠ BẢN VE XỬ PHAT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG

DUONG BỘ -Scc n 22 1 TET22122112121121121 212112 rrre 9 1.1 Một số khái niệm - 2© c2S2+E<EEEEEE2E21122171E211211 1121 21.eErcre 9

1.1.1 Khai niệm vi phạm hành chính 5 +1 E + ***EEEEEEseerseeeeesersesee 91.1.2 Khai niệm xử phat vi phạm hành chính - 5+5 + + + £+vv+sesseeses 101.1.3 Khai niệm giao thông đường ĐộỘ, - 5s ng ưệt 111.1.4 Khai niệm xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

1.2 ‘Vai trò xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

GWONY DO ENOnaaaẳẮ 151.2.1 C6 vai trò quan trọng trong bao đảm trật tự an toàn xã hội 15

1.2.2 Góp phần đảm bảo an toàn tính mạng cho người và phương tiện tham

GIA GIAO THONG eee —= 17

1.2.3 Góp phan thúc đây quá trình phát triển và hội nhập quốc tế - 19 1.3 Nguyên tắc xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB - 5-5: 20 1.3.1 Nguyên tắc chung -¿-+¿©2++2E22Ekt2EEE21E22112712112711221E211 21.2 ecrk.20 1.3.2 Nguyên tắc kỹ thuật cơ bản ¿- + s2x2E22EEEEEE2E21122121 21.2222 re 23 1.4 Tham quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB 27 1.4.1 Tham quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp 27

Trang 6

1.4.2 Thâm quyền xử phạt vi phạm giao thông của các lực lượng Cảnh sát

1.4.3 Thâm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành - 5-22 s2

1.5 Các yếu tố tác động đến công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTDB

1.5.1 Yếu tố về nhận thức -.- tt +k‡ESt+ESEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEEEEESEEEESESErrkrrskee 1.5.2 Yếu tố công khai, minh bạch -. ¿- 5: ©+©++++2£x+£x++Ex++zxrzrxerxesree

1.5.3 Nang lực lập pháp, lập quy và thực thi pháp luật -

-«-1.5.4 Yếu tố kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tẾ - 2-2 ++2+++£x+zxzsz Tiểu kết Chương I - - 2-2 5£ +ESEÉEEEEE9E12E1211211217111111111211 7111111111.

CHUONG 2: THUC TRANG XỬ PHAT VI PHAM HANH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN

TINH SON LA VÀ MOT SO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Sơn La Điều kiện tự nhiên -s-22+++t2E tt HH rêu Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Sơn La - ¿5s +s+s+zszszs+z

Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La

Các biện pháp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ, - - Ác S2 11 3S 3S 1111111111111 1111 1 kg ng Hy

Các biện pháp xử phạt hành vi vi phạm hành chính -‹- «+

Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giao thong GUONg BG 2000 77ee Thực trạng xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ trên dia bàn tỉnh Sơn La - 5 5c S3 s+sssseerssreresThực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

trên địa bàn tỉnh Sơn Ủa - <2 E33 2223111111112 1111118533111 1kg veThực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn LLa - - <6 5 tk k SE sksskkskrsee

Dan 2 08

Những kết quả đạt đƯỢC - 52-52 S22SE2E 2E 2E EEEE1E2121121121121 11111 xe Hạn ché, bat CAD 0 Á

Trang 7

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế, bất cập - + ¿+ x+SE+EE+EE+E2EeEEerkerxerxersrree 76 Tiểu kết Chương 2 - 2 2 2 2E EEEE9E12112112112171111111111211 211111111 xe 82

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG

BO TREN DIA BAN TINH SƠN LA -2-©22©25c2ccccEcsrxcrrserred 83

3.1 Gidi phap CHUNG 1n 83

3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử phat vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường ĐỘ - - c2 3E Esrireerrrerrsrsrrrree 83

3.1.2 Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong xử

phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ 863.1.3 Minh bạch hóa xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

6111150901177 87

3.2 Giải pháp cụ thé dé nâng cao hiệu qua xử phạt hành chính trên

lĩnh vực giao thông đường bộ trên dia ban tỉnh Son La 89

3.2.1 Nâng cao nhận thức về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao

thong GUO DO 00.7 89

3.2.2 Hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bi phục vụ phát hiện và ngăn

chặn hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 91

3.2.3 Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bỘ - 5 «+55 ++++svxsexses 93

080.101 8m“ Ô 96

KET LUẬN - 52-5252 EESEE21122127121211211211 1121121111111 21.1 1111 erre.97 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccccc+222222222215552+errrrt 99

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

STT | TỪ VIET TAT | CHỮ VIET DAY DU

1 | ATGT An toàn giao thông

2 | ATGTĐB An toan giao thông đường bộ3 | BCA Bộ Công an

4 |CAND Công an nhân dân

5 | CCSGT Cuc Canh sat giao thong12 | TNGT Tai nan giao thong

13 |TNHC Trach nhiém hanh chinh14 | TNPL Trach nhiém phap ly

15 | TTATGT Trật tự an toàn giao thông

16 | TTKS Tuần tra kiểm soát

17 |VPHC Vi phạm hành chính18 | VPPL Vi phạm pháp luật

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Số liệu tai nạn GTĐB trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm

2017 đến 2021 51 Bảng2.2 | Thống kê TNGT liên quan đến người đồng bào dân tộc

thiểu số 52

Bảng 2.3 Thống kê TNGT liên quan đến xe công nông 52 Bang 2.4 Thống kê loại đối tượng gây tai nạn giao thông 33 Bảng 2.5 | Thống kê giới tính chủ thé trong các vụ TNGT 53 Bang 2.6 | Thống kê độ tuôi chủ thé trong các vụ TNGT 54

Bảng 2.7 | Thống kê thời gian xảy ra TNGT 54 Bảng 2.8 Thống kê nguyên nhân gây TNGT 55 Bảng 2.9 _ | Thống kê kết quả xử lý vi phạm 63

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong đời sống xã hội hiện nay, phần lớn các hoạt động di lại của con người đều gắn liền với một loại hình giao thông nhất định, trong đó phổ biến nhất là giao

thông đường bộ (GTDB) GTĐB là một kết cầu hạ tầng đặc biệt quan trọng của một quốc gia, do đó dé phát triển kinh tế - xã hội, củng cé an ninh quốc phòng, đổi mới

và phát triển đất nước thì GTDB phải đi trước một bước dé tạo nền tang cơ bản.

Thực tế, GTĐB luôn chứa đựng những “nguồn nguy hiểm cao độ” như là các phương tiện ô tô, xe máy hay phát sinh những rủi ro bat lợi cho xã hội như un tắc

giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn GTĐB do vi phạm pháp luật (VPPL) trong

lĩnh vực này gây ra Trong những năm qua, tình trạng VPPL về GTĐB diễn biến ngày càng phức tạp và biến động về số vụ, số người bị thương và số người chết, tai nạn giao thông (TNGT) luôn có nguy cơ xảy ra gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) và ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự an toàn xã

hội (TTATXH).

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia năm 2020, trung bình mỗi ngày

trên toàn quốc có 44 người chết, hơn 70 người bị thương tật suốt đời do TNGT, đó là những con số dẫn tới sự ra đời khái niệm “thảm họa quốc gia” - một cụm từ rất đau xót khi nói tới tình trạng TNGT ở Việt Nam hiện nay Bat ky ai khi tham gia giao thông đều có thể trở thành nạn nhân của các vụ VPPL về GTĐB, trách nhiệm

đảm bảo an toàn giao thông không chỉ thuộc về các đơn vị chức năng mà là của toàn

xã hội, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật về GTĐB của các cá nhân khi tham

gia lưu thông trên đường.

Tinh Son La trong giai đoạn hiện nay đang được đây mạnh dau tư xây dựng hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu mới

về xây dựng Sơn La văn minh, giàu đẹp Theo quy hoạch hệ thống giao thông đến

2020 tam nhìn 2030, cho thấy trên dia bàn tỉnh Sơn La có khoảng 18 dự án giao

thông trọng điểm đang triển khai xây dựng bên cạnh 70 tuyến phố chính đóng vai tròquan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Tuy nhiên, do tỉnh Sơn La là một

Trang 11

trong những tỉnh có mật độ dân cư dày đặc, thương mại sam uất khiến nhiều tuyến đường trở nên kẹt cứng vào vào giờ cao điểm, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp.

Trong những năm qua, toàn tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai các quy định

của Đảng, Nhà nước, huy động sự vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân trong đảm bảo an toàn giao thông Trong đó, Tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nhiều văn bản luật như là Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật

Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019, Nghị định số 100/ND-CP/2020 về xử

phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt Việc thực hiện nghiêm túc, cứng rắn các quy định trên bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh phần nào được cải thiện và đã hạn chế tới mức thấp nhất số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT Tuy

nhiên, hoạt động GTDB trên địa ban thời gian gần đây đã xuất hiện trở lại nhiều vấn

đề cần phải giải quyết ngay, số vụ và số người chết do TNGT tuy có giảm nhưng chưa bền vững, đặc biệt là tình trạng VPPL về bảo đảm TTATGT có xu hướng ngày

càng tăng Nguyên nhân cơ bản là tình trạng pháp vi phạm xử phạt hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều điểm hạn chế, nhiều loại phương tiện giao thông tự chế mới ra đời và các hành vi VPPL về TTATGT ngày càng manh động,

diễn ra pho biến với độ tuôi đang ngày càng trẻ hóa.

Đứng trước thực trạng nêu trên, tác giả quyết định chọn dé tài: “Xử phat vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành

chính của mình.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan

Trong thời gian qua đã có rất nhiều các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn, trong số đó có một số công trình mà tác giả đánh giá

cao và có thê tham khảo nghiên cứu như sau:

-N guyén Quang Huy: “Thuc hiện pháp luật trong lĩnh vực dam bao trật tự an

toàn giao thông qua thực tế thành phố Thái Nguyên ” Luận văn Thạc sĩ luật học, Dai

học quôc gia Hà Nội, 2007 Luận văn đã làm sáng tỏ một sô vân đê lý luận cơ bản vê

Trang 12

pháp luật GTDB, thực tiễn pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực

GTĐB, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ton tại hạn chế trong thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGTDB.

- Vũ Ngọc Dương: “Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương ”, đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2018 Luận văn đã làm sáng tỏ lý luận cơ bản về pháp luật TTGTDB, và liên hệ thực tiễn

TTATGTĐB của thành phố Hải Dương.

- Vũ Thanh Nhàn: “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - Một số van dé lý luận, thực tiễn và

phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội, 2009 Luận văn nghiên cứu về lý luận và thực trạng pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam từ đó kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện

pháp luật trong lĩnh vực này.

- Nguyễn Văn Minh: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ trên địa bàn thành pho Thanh Hóa ”, Luan văn thạc si luật hoc, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2017, Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận chung về vấn đề

giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng an toàn giao thông đường bộ và hành lang

an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

- Bùi Ngọc Tuấn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Phú Yên ”, Luận văn thạc sĩ Luật hiễn pháp và Luật hành chính, Khoa Luật, học viện Hành chính Quốc Gia, 2017 Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB Luận văn

là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý hữu quan ở tỉnh; là tài liệu

tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử phạt, xử phạt VPHC

nói chung, trong lĩnh vực GTDB ở Phú Yên nói riêng.

- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hữu Nguyên về đề tài “Quản lý nhà nước về

an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, chuyên ngành Quản lý

hành chính công, thực hiện năm 2009 tại Học viện Hành chính Quốc gia, luận văn

này làm rõ nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, phân

Trang 13

tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

trên địa bàn tỉnh Gia Lai và đưa ra các giải pháp dé thực hiện có hiệu quả công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đó khắc phục, giảm thiểu TNGT

trên địa bàn.

- Luận văn Thạc sỹ của Pham Quang Hưng về đề tài “Xứ phạt VPHC trong

lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tinh Dak Lak”, chuyên ngành Luật Hiến

pháp và Luật Hành chính, thực hiện năm 2016, luận văn này làm rõ quy định pháp

luật và tình hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Dak Lak.

- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, trong các công trìnhnghiên cứu trên các tác giả đã giới thiệu, phân tích đánh giá pháp luật và thực tiễn

hoạt động xử phạt VPHC nói chung và về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ ở các tỉnh thành khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nghiên

cứu về thực tiễn xử phạt hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại tỉnh Sơn La Do vậy,

luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên dia

ban tỉnh Son La” sẽ kế thừa chọn lọc một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu

trên, đồng thời phản ánh trung thực, khách quan thực trạng xử phạt VPHC trên lĩnh vực GTĐB tại tỉnh Sơn La nhằm mục đích cung cấp các luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật XPHC trong lĩnh vực GTĐB của cả nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản

lý Nhà nước, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ, ngăn ngừa vi phạm, giảm

nhẹ thiệt hại do vi phạm giao thông đường bộ gây ra đồng thời tăng cường hiệu quả

xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, luận giải những vấn đề có liên quan đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận văn làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử

Trang 14

phạt VPHC trong lĩnh vực GTDB Bên cạnh đó luận văn tiễn hành đánh giá thực

trạng hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những yếu tố tác động tới hoạt động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động xử phat VPHC trong lĩnh vực GTDB ở tỉnh Sơn La.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện những

nhiệm vu cụ thé sau:

Thứ nhất: Làm rõ những lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính

trên lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thứ hai: Phân tích đặc điểm, đặc thù điều kiện kinh tế, tự nhiên, văn hóa và xã

hội của tỉnh Sơn La Thực trạng vi phạm giao thông đường bộ của người dân và hoạtđộng xử phạt VPHC trên lĩnh vực này của các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La Từ đó,

đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xử phạt VPHC trên lĩnh vực GTDB tại dia ban này.

Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Sơn La trong thời gian qua; luận văn đưa ra các kiến nghị cũng như dé xuất giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác xử phạt VPHC

trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Son La trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những van đề lý luận, pháp luật về xử

phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thực tiễn tại tỉnh Sơn La.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Nghiên cứu, phân tích pháp luật hiện hành về lĩnh vực GTĐB (Luật GTĐB năm 2018 và các Nghị định liên quan đang có hiệu lực) và số liệu các

vụ vi phạm giao thông đường bộ, xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ từ năm 2017 đến năm 2021.

Về không gian: Về không gian, luận văn tiến hành nghiên cứu hoạt động xử

phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong phạm vi tỉnh Sơn La.

Trang 15

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê Nin khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB.

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Chương 1: Là chương nghiên cứu những van đề lý luận về VPHC và xử phạt

VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, phương pháp tong hợp dé từ đó làm rõ các khái niệm có liên quan đến VPHC, xử phạt

VPHC nói chung và xử phạt VPHC nói chung trong lĩnh vực GTDB nói riêng.

Chương 2: Là nội dung trình bày thực trạng về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận văn tách ra làm hai phần đó là thực trạng pháp luật về xử phạt

VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực

GTĐB của các lực lượng chức nang; làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân Trong chương này, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành dé làm rõ các quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong

GTDB hiện nay cũng như thực tiễn hoạt động xử phat VPHC trong lĩnh vực GTDB.

Chương 3: Là chương trình bày về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu

quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTDB, vi vậy luận văn sử dụng phương pháp

phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa

ngành - liên ngành để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của

hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB với mục đích xây dựng một xã hội

giao thông an toan, văn minh và thân thiện.

6 Nguồn số liệu

- Số liệu thứ cấp: Số liệu báo cáo từ các Sở, Ban ngành, UBND tỉnh Sơn La.

- Số liệu sơ cấp: Thông tin số liệu được điều tra tại tỉnh Sơn La.

7 Những đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất, luận văn tiên hành nghiên cứu tông quan, phân tích các quan điểm

Trang 16

đã và đang ton tại về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, trên cơ sở đó luận án xây dựng khái niệm xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, đồng thời đã chỉ ra các đặc điểm, vai trò cũng như nguyên tắc của xử phat VPHC trong GTĐB.

Thứ hai, trên cơ so tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ khoa học Luật hành chính đối với những vấn đề đã được đặt ra trong phần câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng tới xử

phạt VPHC trong lĩnh vực GTDB ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích một cách toàn diện về thực trạng pháp luật xử

phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như thực trạng hoạt động xử phạt VPHC

trong lĩnh vực này, luận án đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tôn tại dé từ đó rút ra những kết luận khoa học về vấn đề này.

Thứ tr, trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTDB hiện nay ở tỉnh Sơn La; những khó khăn, hạn chế của hoạt động xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB cua các chủ thể có thâm quyền

trên thực tế; trên cơ sở những dự báo về diễn biến tình hình VPHC trong lĩnh vực

GTĐB trong thời gian tới tại Sơn La; Luận án đề xuất các giải pháp hướng tới sự

hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xửphạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

8 Ý nghĩa của luận văn

8.1 Ý nghĩa lý luận

Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận văn góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTDB Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu

nghiên cứu, học tập tại các cơ sở đảo tạo chuyên ngành Luật và các cơ sở đào tạotrên địa bàn tỉnh Sơn La.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết luận, đề xuất, kiến nghị và giải pháp mà luận văn trình bày là kết quả

Trang 17

của hoạt động nghiên cứu lý luận và pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cũng như thông qua đánh giá, phân tích từ thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt

VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Sơn La Vì vậy, những dé xuất, kiến nghị cũng như

giải pháp được luận án trình bày có thé giúp cho các cơ quan có thầm quyên, đặc biệt là ở tỉnh Sơn La nghiên cứu đề từ đó vận dụng vào hoạt động xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên dia ban tỉnh, góp phan tạo lập một xã hội giao thông an toàn, văn minh

va thân thiện, đưa trật tự giao thông trên địa ban Son La di vào nề nếp. 9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 Lý luận và pháp luật cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường bộ.

Chương 2 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay.

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Sơn La.

Trang 18

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CƠ BẢN VE XỬ PHẠT VI PHAM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc do Nhà nước

đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống tri trên cơ sở đảm

bảo quyền và lợi ích hợp pháp của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện băng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích đảm bảo trật tự an toàn, ôn định và phát trién bền vững của xã hội [7, tr.288] Pháp luật có 3 chức năng gồm điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục Sở di có những chức năng nay là vì trong xã hội vẫn tồn tại những “vi phạm pháp luật” - là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và phần lớn gây hậu quả

xấu đối với xã hội.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái với luật pháp của một quốc gia mang tính có lỗi của chủ thê có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được

pháp luật bảo vệ Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp

luật sẽ được phân loại thành vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành

chính, vi phạm pháp luật dân sự Trong các loại VPPL đó thì VPHC thường diễn

ra phố biến và có tác động tiêu cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời Chính vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về xử phạt VPHC và tiếp tục được kế thừa, bổ sung và hoàn thiện hơn trong thời gian gần đây như Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Xử lý VPHC năm 2012, sửa đôi bổ sung năm 2020 (sau đây gọi tat là Luật xử lý VPHC 2012) Từ các đạo luật của Quốc hội mà Chính phủ ban hành các Nghị định Xử phạt VPHC trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực giáo dục — đào tạo, lĩnh vực y tế, lĩnh vực hải quan, lĩnh vực đầu tư xây dung, lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Trang 19

Lần đầu tiên định nghĩa VPHC được nêu trong pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 Điều 1 Pháp lệnh định nghĩa như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ÿ hoặc vô ÿ, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xứ phạt hành chính ” [1]1, Điều 1].

Sau nhiều lần sửa đổi, b6 sung, Khoản 1, điều 2 Luật Xử phạt VPHC năm

2012 định nghĩa: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm

quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy

định của pháp luật phải bị xứ phạt VPHC”.

Mặc dù có sự khác nhau về cách diễn đạt tuy nhiên các định nghĩa trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của hành vi vi phạm pháp luật này Trên cơ

sở các định nghĩa được đề cập ở trên, có thể đưa ra định nghĩa như sau: “VPHC là

hành vi có lỗi do cá nhân hoặc tô chức thực hiện, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý bằng chế tài hành chính ”.

1.1.2 Khai niệm xử phạt vi phạm hành chính

Các hành vi VPHC đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Ở Pháp lệnh

Xử phạt VPHC năm 2002 không định nghĩa khái niệm xử phạt VPHC mà chỉ nói

rang “Việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cô ý hoặc vô ý vi phạm các

quy định cua pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy

định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính ” [12].

Sau này, tại Khoản 2, điều 2 Luật Xử phạt VPHC 2012, các nhà luật học đã thống nhất định nghĩa: “Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyên xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC” [14].

Có thé thấy, xử phạt VPHC là một loại hoạt động cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có VPHC, biéu hiện việc áp dụng các chế tai

hành chính mang tính chất xử lý nghiêm khắc của các chủ thể có thẩm quyền nhân

10

Trang 20

danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật Một hành vi bị coi là VPHC

khi hành vi đó được quy định trong pháp luật về xử phạt hành chính.

Xử phạt hành chính được thực hiện bởi các chủ thé có thẩm quyền Các chủ

thể này nhân danh nhà nước, đại diện cho ý chi, quyền lực của nhà nước trong việc xác định một cá nhân hay tô chức có hay không hành vi VPHC và các hậu quả pháp lý do các hành vi vi phạm đó gây ra Tất cả các hành vi được xác định là vi phạm

phải được luật định Hoạt động XPVPHC đều được thực hiện theo đúng trình tự,

thủ tục hành chính luật định, kết quả cuối cùng được thể hiện bằng quyết định XPVPHC Khi các quyết định xử phạt này được ban hành, người vi phạm sẽ phải chịu hậy quả pháp lý nhất định trước Nhà nước về tinh thần hoặc vật chất Các đối tượng bị xử phạt bắt buộc phải thực hiện các quyết định này.

Với những cơ sở trên, có thé thay, định nghĩa Xử phạt VPHC theo Luật Xử lý VPHC 2012 là đầy đủ và khá chặt chẽ, tác giả xin đúc kết theo quan điểm cá

nhân như sau: “Xử phat vi phạm hành chính là việc chủ thể có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với những tổ

chức, ca nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.

1.1.3 Khái niệm giao thông đường bộ

Theo Wikipedia:

Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lai của mọi người, bao gồm những

người tham gia giao thông dưới các hình thức di bộ, cưỡi động vật hoặcchăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe may, 6 tô hay các phương tiện giao

thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau Giao thông thường có tổ chức và được kiêm soát bởi cơ quan có thâm quyền.

Giao thông được tổ chức ở khắp mọi nơi, với các làn đường, hệ thống chuyên làn, tín hiệu giao thông hoặc biển báo được đánh dấu Giao thông thường

được phân theo các loại: xe cơ giới (như ô tô, xe máy), phương tiện khác (như xe

đạp, xích lô) và người đi bộ Mỗi loại khác nhau sẽ có những làn đường nhất định,

các quy định riêng về hình thức, giới hạn tốc độ Một số khu vực đặc biệt có thể có

các quy tắc rất chỉ tiết và phức tạp, hoặc luật ngầm mà mọi người phải tự hiểu,

11

Trang 21

trong khi những khu vực khác còn phụ thuộc vào ý thức chung và sự sẵn sàng hợp

tác của người lái xe.

Giao thông có tô chức thường tạo ra một sự kết hợp tốt giữa an toàn và hiệu

quả đi lại Các sự kiện làm gián đoạn có thể khiến giao thông thoái hóa thành một

sự hỗn độn như xây dựng đường, tai nạn giao thông hay các vật cản trên đường.

Đặc biệt trên đường cao tốc bận rộn, một sự gián đoạn nhỏ có thể tạo ra một hiện

tượng được gọi là làn sóng giao thông Một lỗ hồng của việc tổ chức giao thông có thé dẫn đến tắc nghẽn giao thông Mô phỏng lưu lượng giao thông có tổ chức thường liên quan đến lý thuyết xếp hàng, quy trình ngẫu nhiên và phương trình vật

lý toán học áp dụng cho lưu lượng giao thông.

Tại bất cứ quốc gia nào, vận tải đường bộ cũng đều chiếm một vị trí quan trọng, góp phần thúc day phát triển kinh tế — xã hội, bao đảm nền quốc phòng — an ninh Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò của việc xây dựng một hệ thống giao thống nhất là đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã nỗ lực đầu tư hệ thống kết cấu ha tầng giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ, hiện đại, tăng tính kết nối, góp phan thu hẹp khoảng cách vùng miền.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2019 thì đường bộ được hiểu như sau:

1 Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, ham đường bộ, bến pha đường bộ.

2 Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo

giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước,

trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ

đường bộ khác.

3 Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến

xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường

bộ phục vu giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

4 Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng va phan đất dọc hai bên đường bộ dé quản lý, bảo trì, bảo vệ công

trình đường bộ.

12

Trang 22

5 Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tinh từ mép ngoài dat của đường bộ ra hai bên dé bảo đảm an toàn giao thông đường bộ [15, Điều 3].

Đường bộ được chia thành 06 loại: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường

xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, cụ thể:

Quốc lộ là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh;

đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; có vi trí đặc biệt quan trong đối với sự phát triển kinh tế

— xã hội của khu vực.

Theo đó, có thé định nghĩa: Giao thông đường bộ là việc người và phương

tiện tham gia lưu thông trên đó, được chia theo chiéu dọc của đường, cầu đường

bộ, ham đường bộ, bến pha đường bộ, có đủ bê rộng dé phương tiện giao thông di chuyển an toàn, kết nối giữa các vùng, khu vực với nhau dưới sự tổ chức và kiểm soát của lực lượng có thẩm quyên.

1.1.4 Khai niém xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thôngđường bộ

Tại Điều 2 Luật Xử lý VPHC 2012 quy định: Xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn

xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào

cơ sở cai nghiện bắt buộc Ngoài ra, còn có các biện pháp mang tính giáo dục

được áp dụng để thay thế cho hình thức XPVPHC hoặc biện pháp XLHC đối với người chưa thành niên VPHC, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý

tại gia đình, địa phương.

Hanh vi VPHC trên lĩnh vực GTDB cũng là hành vi VPPL về trật tự an toàn xã hội mà không phải là tội phạm Tuy nhiên, với đặc thù, đặc điểm riêng của các hành vi vi phạm trên lĩnh vực này thì không thé áp dụng các biện pháp như quy định

được nêu trong khái niệm xử lý hành chính mà phải áp dụng các biện pháp xử phạt

13

Trang 23

chính như phạt tiền, cảnh cáo hoặc các biện pháp vừa là xử phạt chính vừa là xử

phạt bổ sung như Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử

dụng dé VPHC hoặc trục xuất Mặc dù việc xử lý VPHC trên lĩnh vực GTĐB vẫn phải

tuân theo các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC nói chung về trình tự, thủ tục,

thì các VPHC trên lĩnh vực này đang được áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

ngày 30/12/2019 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và

đường sắt hiện hành.

Luật Xử lý VPHC ra đời là một cơ sở quan trọng để Chính phủ ban hành các

Nghị định xử phạt VPHC trên các lĩnh vực riêng biệt Theo đó, VPHC trong lĩnh

vực GTĐB là vi phạm ở một lĩnh vực cụ thé, do đó chúng có những đặc điểm riêng như: những hành vi trái luật về GTDB, hành vi này được xác định với sự mô ta là hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực TTATGTĐB Các hành vi của chủ thể đó phải

chịu trách nhiệm bởi các chế tài xử phạt nhất định Như vậy, ta có thé đưa ra khái

niệm cụ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB như sau: vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý

hoặc vô ý, xâm phạm các quy định của pháp luật về lĩnh vực GTDB (Luật giao

thông đường bộ, các nghị định, thông tư về lĩnh vực GTPB) mà không phải là tội

phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Bao gồm

những hành vi vi phạm về nguyên tắc GTĐB, những hành vi vi phạm các quy định về phương tiện tham gia GTĐB, những hành vi vi phạm các quy định về hạ tầng GTĐB, những hành vi vi phạm trong điều khiển phương tiện tham gia GTĐB, những hành vi vi phạm các quy định về vận tải đường bộ và những hành vi vi phạm

khác liên quan GTĐB.

Có thê định nghĩa xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt động của các chủ thể

có thẩm quyên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định các biện

pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối

với người và phương tiện tham gia giao thông trên đường, cẩu đường bộ, ham đường bộ, bến phà đường bộ có hành vi vi phạm hành chính.

14

Trang 24

Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ có những đặc

điểm sau đây:

- Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB chỉ được áp dụng với cá nhân, tôchức có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực giao thông đường

bộ VPHC là cơ sở dé tiến hành các hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao

thông đường bộ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi

hành của Chính phủ quy định các hành vi VPHC về giao thông đường bộ, hình

thức, biện pháp xử phạt VPHC nhà nước cụ thé là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động xử phạt VPHC;

- XPVPHC trong lĩnh vực GTDB được tiến hành bởi các chủ thể có thâm quyền được pháp luật quy định Luật Xử phạt VPHC, Luật Giao thông đường bộ,

Nghị định 100, và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ quy định các hành vi

VPHC về GTĐB quy định cụ thể các chủ thể có thâm quyền xử phạt VPHC, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tô chức, cá nhân

VPHC trên lĩnh vực nay;

- Kết quả của hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB thể hiện ở

quyết định xử phạt VPHC ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối

với tổ chức, cá nhân VPHC Điều đó thé hiện các biện pháp ran de, giáo dục nghiêm

khắc của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Việc xử phạt VPHC còn nhằm mục đích giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm tuân

thủ các quy định và tôn trọng các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ.

1.2 Vai trò xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ

1.2.1 Có vai trò quan trọng trong bảo dam trật tự an toàn xã hội

Bao đảm trật tự, ATGT DB là một thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân

Việt Nam thì:

Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và

điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải

15

Trang 25

công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo

đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản TTATGT là một

mặt của trật tự, an toàn xã hội [1].

Thời gian qua, tình hình an ninh trật tự trên lĩnh vực giao thông đường bộ

trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp Bên cạnh các phương tiện giao thông phổ

biến, các loại phương tiện tự chế, xe độ chế xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là tại

các vùng nông thôn và vùng có điều kiện khó khăn về địa hình, khí hậu, đất đai như Tây Nguyên, Tây Bac Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh,

xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, ké cả xe cơ giới dùng cho

người tàn tật) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm các loại xe không di

chuyên băng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự) sử dụng phương tiện giao thông không an toàn, xe hết niên hạn sử dụng, xe cơi nới thùng Các loại xe ba bánh tự chế, xe máy ca tang độ chế phục vụ vận

chuyền hàng hóa, nông sản được sử dung bừa bãi, bat chấp luật pháp và gây mat an

toàn cho cả người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, ảnh hưởng

đến cộng đồng, môi trường và xã hội.

Kể từ sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ra đời Tình hình ANTT trên lĩnh vực này đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên số liệu về các vụ tai

nạn và người chết vẫn rất đáng lo ngại Theo số liệu thống kê, trong 4 năm

(2016-2020), cả nước xảy ra 93.938 vụ tai nan giao thông (TNGT), làm chết 39.873 nguoi, bị thương 77.743 người Tuy số vụ TNGT và số người chết trong 2 năm 2019, 2020

giảm nhưng vẫn có ở mức rất đáng báo động Năm 2020, theo thống kê của UBATGTQG, toàn quốc vẫn xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700

người, bị thương 10.804 người Mới đây nhất, tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm

2021 cũng đang rất đáng lo ngại Cả nước vẫn xảy ra 2.355 vụ, 1.230 người chết Bình quân mỗi ngày có 38 vụ tai nạn, 20 người chết, 29 người bị thương [25].

16

Trang 26

Thực tế, vi phạm giao thông có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu do ý thức của

người điều khién phương tiện còn hạn chế, chủ quan Nhiều vi phạm có thé dẫn đến các vụ TNGT gây thiệt hại lớn về người và tài sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội Có những trường hợp biết rõ nhưng vẫn cé tình vi phạm nên cần phải xử lý thật nặng để răn đe, ví dụ như ở một bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc ở tỉnh Sơn La, nắm được quy định cắm cơi nới thùng xe, độ chế xe máy để lưu thông nhưng khi bị lực lượng chức năng xử lý thì lấy cớ do hoàn cảnh và không được tuyên truyền nên không nắm được luật mới, tuy nhiên do chế tài xử lý không đủ mạnh nên sau khi bị tạm giữ phương tiện có giá trị thấp thì người dân chấp nhận “bỏ” xe, không nộp phạt và tiếp tục sử dụng phương tiện khác tương tự dé lưu thông.

Việc gia tăng mức xử phạt VPHC đối với các trường hợp vi phạm đã góp

phần kéo giảm tình trạng người và phương tiện tiếp tục vi phạm giao thông, mới

đây nhất Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bồ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng

hải; giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng (gọi tắt Nghị định 123).

Theo đó, nhiều mức phạt vi phạm giao thông tăng nặng kê từ ngày 01/01/2022.

Như vậy có thê nói bảo đảm TTATGT là một yêu cầu quan trọng trong bảo

đảm trật tự an toàn xã hội Việc day mạnh hoạt động xử phạt VPHC trên lĩnh vực GTĐB đóng góp nhất định và công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ an toàn, văn minh.

1.2.2 Góp phan đảm bảo an toàn tính mạng cho người và phương tiện

tham gia giao thông

Giao thông là bộ mặt của văn hóa, xã hội So sánh với các nước trên thế gi0i, phương tiện giao thông nước ta chủ yếu là xe máy, loại hình đường hỗn hợp, ý thức chấp hành chưa cao, tình trạng vi phạm ATGT vẫn phổ biến So với đường sắt,

đường thủy, đường bộ gắn bó sâu sắc với đời sống người dân, kết nối với các loại

hình khác, TNGT đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất, gây tâm lý bất an cho người dân.

Thực tiễn tình hình giao thông hiện nay có rất nhiều van đề đang đặt ra cần

17

Trang 27

phải giải quyết như tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, trong 10 năm (2010-2020) chết hơn 100 nghìn người Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn phần lớn do kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người tham gia

giao thông còn rất kém hoặc tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm trật tự, an toàn giao thông của một bộ phận người dân, chủ yếu là thanh thiếu niên vẫn còn diễn ra; tình trạng ùn tắc giao thông vẫn rất phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn do cơ sở hạ tầng không đáp ứng được lượng phương tiện quá lớn cùng ý thức tham gia giao thông của người dân; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Vì vậy, chúng ta cần cái nhìn tổng thé dé giải quyết căn cơ là kiềm chế TNGT,

có cơ chế để giải quyết ùn tắc, trước mắt phải hợp lý hóa cái đã có về hạ tầng giao thông, xây dựng văn hóa giao thông phải tiệm cận với các nước là văn hóa xếp hàng

nhường nhịn khi tham gia giao thông, mục tiêu chính là duy trì trật tự đảm bảo an

toàn khi tham gia giao thông Sau đó, cần có những chế tài răn đe, xử lý mạnh mẽ

hơn, đặc biệt là việc “đánh” vào kinh tế của người tham gia giao thông Cũng giống như các hình thức xử phạt khác, phạt tiền nhằm góp phần vào việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, thông qua cơ chế gây

ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức vi phạm; vì thực chất, “phạt tiền là sự

tác động vào lợi ích của người vi phạm ” [17, tr.532].

Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, phạt tiền không chỉ tác động đến lợi ích (kinh tế) của người vi phạm ma còn có tác động đến yếu tố tinh thần, nhận thức của người vi phạm; khi mà hành vi không tốt, sai trái bị xã hội, cộng đồng phê phán Mặc dù phạt tiền chủ yếu nhăm tác động đến cá nhân, tổ chức dé các chủ thé này

không thực hiện hành vi vi phạm trên lĩnh vực GTDB Mục đích chính của việc

phạt tiền là tạo lập khả năng tránh tái diễn hành vi VPHC của cá nhân, tô chức va

hàm ý không khuyến khích cá nhân, t6 chức khác thực hiện hành vi tương tự, với cơ

chế thúc day tâm lý “sợ bi phat’; tâm lý đó sẽ làm cho người tham gia giao thông

18

Trang 28

kiểm soát tốt hành vi của mình cũng như đưa ra những lựa chọn thực hiện hành vi hợp pháp hoặc thậm chí là người đó có thé vẫn có tình thực hiện hành vi nhưng sẽ có sự cân nhắc, tiết chế nhằm giảm thiêu mức độ sai phạm; nhờ đó mà nâng cao tính tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông tốt hơn.

1.2.3 Góp phan thúc đấy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế

Với những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới và chủ trương hội nhập quốc

tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm GTVT nói chung,

GTĐB nói riêng đã có những đóng góp to lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới Hiện nay, nước ta đang có quan hệ giao thương đường bộ với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số quốc gia lân cận khác Sự phát triển trong hệ thống giao thông liên quốc gia đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, góp phan thúc day quá trình

phát triển, hội nhập với khu vực và thế gi0i, day manh san xuat, thuong mai va dulich trong nước.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một cách khách quan đó là hiện nay GTDB ở

Việt Nam đang ở trong một trạng thái tương đối “lộn xộn”, điều này làm ảnh hưởng

tiêu cực đến tâm lý của các cá nhân, tổ chức nước ngoài khi muốn đầu tư tại Việt

Nam (bên cạnh những yếu tố khác): vì vậy việc thiết lập một trật tự cần thiết cho

GTĐB ở Việt Nam là một yêu cầu mang tính cấp thiết, trong đó xử phạt VPHC đối với những hành vi VPPL về trật tự, ATGTĐB đóng vai trò quan trọng Thông qua

hoạt động này sẽ làm ý thức pháp luật của người tham gia giao thông được nâng

lên, góp phần làm cho giao thông Việt Nam không còn là “địa ngục”, “khủng

khiếp”, giao thông Việt Nam không còn là “sát nhân thầm lặng” (silent killer) như cây viết chuyên nghiên cứu về Việt nam của Mỹ bà Bridget O'Flaherty đã nói Việc thực hiện tốt hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng một hệ thống GTVT thông suốt và hiệu quả, góp phần quan trọng vào giảm bớt chi phí vận chuyền, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa,

sản phâm; tăng tỷ suât lợi nhuận đôi với các nhà đâu tư nói chung, đâu tư nướcngoài nói riêng Bên cạnh đó đôi với bat kỳ người nước ngoài nao khi đên với một

19

Trang 29

quốc gia khác, thì giao thông là một trong những thứ đầu tiên mà họ phải trải nghiệm, vì vậy nếu chúng ta xây dựng được một môi trường giao thông an toàn, văn

minh, thân thiện; chắc chắn sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho đất nước trong quá trình hội

VPHC là hành vi trái pháp luật, do đó nó có tính nguy hiểm cho xã hội Cụ thé nó phá vỡ trật tự xã hội mà Nhà nước đã thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm

phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tô chức, xã hội, Nhà nước Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi VPHC sẽ góp phần bảo vệ an toàn

trật tự xã hội mà nhà nước đã thiết lập san đồng thời xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm dé xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm đối với đời sống xã hội Chăng hạn, đề thiết lập trật tự giao thông, Nhà nước ban hành những quy định về quy tắc giao thông, như quy tắc sử dụng làn đường, đèn tín hiệu, chuyên hướng, dừng, đỗ xe, chở người, hàng hóa Nếu tất cả mọi người tham gia giao thông đều tuân thủ các quy tắc đó thì giao thông sẽ 6n định, trật tự, an toàn Bất cứ hành vi VPHC nao về giao thông đường bộ đều ảnh hưởng xấu đến trật tự giao thông, gây mat an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông Trên thực tế có nhiều hành vi vi phạm không được phát hiện, ngăn chặn kip thời đã gây ra những hậu quả đáng tiếc Pháp luật có những quy định thê hiện trực

tiếp nguyên tắc này, như dé xác minh các tình tiết liên quan đến hành vi VPHC, khi

xét thay cần thiết, người có thâm quyền có thé là CSGT hoặc thanh tra giao thông

có thê quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật Việc khám người,

khám phương tiện vận tải, đồ vật trong trường hợp thông thường thì phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyên Tuy nhiên, dé đảm bảo tính kịp thời,

pháp luật cho phép khám không cần quyết định bang văn ban mà tiến hành khám

ngay khi có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì đồ vật, tang vật, phương tiện, tài liệu bị tâu tán, tiêu hủy [14, Điều 127, Khoản 3, Điều 128, Khoản 3].

20

Trang 30

Khi phát hiện hành vi VPHC thì người có thâm quyền phải xử lý nghiêm

minh dé dam bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người Việc không xử lý hay xử lý quá nhẹ có thé dẫn đến sự coi thường pháp luật, nếu xử phat quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phat Cả hai khả năng đó đều ảnh hưởng bat lợi đến ý thức pháp luật

của người dân.

Bên cạnh đó, có nhiều hành vi VPHC gây ra thiệt hại về mặt thực tế Chang hạn, ngày 22/20/2018 trên tuyến Quốc lộ 6 qua địa phận huyện Yên Châu, tỉnh Sơn

La xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa xe tải và xe khách làm 12 người bị

thương, 2 phương tiện bị hư hỏng nặng, giao thông trên Quốc lộ 6 bị gián đoạn nhiều giờ Quá trình điều tra, làm rõ cơ quan chức năng xác định tài xế xe tải trong

hơi thở có nồng độ cồn đồng thời phương tiện không đăng kiểm Vụ tai nạn không

chỉ làm bị thương nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản mà còn làm tắc ngắn tuyến

huyết mạch đi Tây Bắc trong nhiều giờ liền, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người và hoạt động giao thông vận tải thông thường, tác động đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của vùng [21].

1.3.1.2 Moi VPHC phải được tiễn hành nhanh chóng, công khai, khách quan

và đúng thẩm quyền

Thứ nhất, việc xử phạt VPHC được tiễn hành nhanh chóng VPHC thường được nhìn nhận là hành vi có tính chất nguy hiểm thấp hơn tội phạm do đó trong thực tế việc xử phạt VPHC thường diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính

xác, đúng pháp luật, ngăn ngừa kip thời các tác động tiêu cực của hành vi VPHC

gây ra Hơn nữa, khi tiến hành xử phạt VPHC, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thé ảnh hưởng đến quyền, lợi ich hợp pháp hoặc hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức bị xử phạt Nguyên tắc nay được thê hiện ở cả hai thủ tục xử phạt VPHC Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản quy định tại điều 56, Luật XLVPHC năm 2012, quyết định hành chính được

ban hành ngay khi người có thâm quyền phát hiện hành vi vi phạm Trong thủ tục

xử phạt có lập biên bản quy định tại điều 66, Luật này, thời hạn ban hành quyết định

21

Trang 31

xử phạt VPHC nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải

trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tap thì thời han là 30 ngày kế từ ngày lập biên bản VPHC Với thời hạn như vậy, việc xử phạt VPHC cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thâm quyền không được ban hành quyết định dé xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.

Thứ hai, việc xử phạt VPHC phải được tiễn hành công khai, khách quan Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước Nhiều quy định về xử phạt VPHC đã thê hiện nguyên tắc này, như: biên bản VPHC phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm [14, Điều 58, khoản 2]; công bố công khai việc xử phạt VPHC trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc

gây ảnh hưởng xấu về xã hội [14, Điều 72]; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC, khám phương tiện vận tải cũng chú ý

đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc

khám [14, Điều 127, 128, 129] Công khai giúp cho việc kiểm soát dé dang nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt VPHC, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt

chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

Thứ ba, việc xử phạt VPHC phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Xử phạt VPHC là hoạt động sử dụng quyền lực nhà

nước đề áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thâm quyền mới có quyền xử phạt VPHC và chỉ được xử phạt trong giới hạn thâm

quyền pháp luật quy định Thâm quyền xử phạt VPHC được thé hiện cụ thé là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào Ví dụ, liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã dành Mục 1 của Chương IV để quy định về thâm quyền xử phạt VPHC trên lĩnh vực này Việc quy định xử phat đúng thâm quyên sẽ tạo nên sự hai hòa, không chồng chéo, không bỏ

22

Trang 32

sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác Việc xử phạt cũng phải bảo dam

công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tô đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định Chăng hạn, sau khi ban hành quyết định xử phạt VPHC, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghéo, tai nạn thì người có thâm quyền có thé xem xét miễn, giảm tiền phạt [14, Điều 76, 77].

1.3.1.3 Việc xứ phạt VPHC phải căn cứ vào tinh chất, mức độ, hậu quả, đối tượng vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Bat cứ hành vi VPHC nao cũng có tính nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức

phạt phù hợp Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC tùy thuộc vào nhiều

yếu tố như bản thân hành vi đó là hành vi gì, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào

Vì vậy, để xử phạt VPHC nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa

cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ dé quyết định hình thức, mức xử phat.

1.3.2 Nguyên tắc kỹ thuật cơ bản

1.3.2.1 Một hành vi VPHC chỉ bị xw phạt một lần Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC do.

Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiễu lan thì bị xử phạt về

từng hành vi vi phạm

Tại Khoản 3, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khăng định: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” Như vậy xét về mặt nguyên tắc thì một người khi thực hiện một hành vi vi phạm thì chỉ bi xử

phạt một lần; đối với các VPHC cũng vậy, khi chủ thể có hành vi VPHC trong lĩnh

vực này, thì các cơ quan, người có thâm quyền xử phạt cũng chỉ được phép xử phạt

một lân đôi với hành vi đó mà thôi Dé thực hiện một cách chính xác nguyên tac

23

Trang 33

này trong hoạt động xử phạt, điều quan trọng là phải xác định được thời điểm hành vi cham dứt và thời điểm bat đầu một hành vi được coi là “mới” Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt VPHC không quy định cụ thé trường hợp nào bị coi là thực hiện nhiều hành vi VPHC cũng như thế nào là VPHC nhiều lần Vì vậy trong xử phạt đối với các hành vi VPHC, cần phải triệt dé tuân thủ

các quy định về vấn đề này được thể hiện trong Luật xử phạt VPHC năm 2012 và

các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một hành vi VPPL nói chung đều có 2 dấu hiệu: dấu hiệu nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội; dấu hiệu hình thức là hành vi đó phải được pháp luật quy định đó là hành vi VPPL Ví dụ, pháp luật quy định người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng pháp luật không có quy định hành vi không thực hiện quyết định giải quyết khiếu

nại có hiệu lực pháp luật là hành vi VPHC nên không thể xử phạt cá nhân, tổ chức

khiếu nại nếu họ không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại Nguyên tắc này thể hiện quan điểm là chỉ có cơ quan có thâm quyền mới có quyền xác định một

hành vi trái pháp luật nào đó có phải là VPHC không và trong trường hợp có hành

vi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý đo nào đó pháp luật chưa quy định

đó là hành vi VPHC thì không ai có thé bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành

chính về hành vi đó Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là VPHC thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi VPHC đã thực hiện được Nếu người có thâm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều VPHC hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt

cũng vẫn là một VPHC chỉ bị xử phạt một lần.

1.3.2.2 Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyên tự mình hoặc thông qua người

đại diện hợp pháp chứng minh minh không vi phạm hành chính

Một hạn chế về nguyên tắc xử phạt VPHC được chỉ ra trong Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 là việc không quy định “Người có thẩm quyền xử phạt có trách

24

Trang 34

nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyên tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh không VPHC”.

Do đó, mặc nhiên người vi phạm chỉ biết nghe theo những gì người có thầm quyền

xử phạt trình bày, người có thâm quyền không cần chứng minh mà chỉ cần xác định rằng người vi phạm giao thông có lỗi và tiến hành các biện pháp xử phạt theo quy

định, bên cạnh đó có nhiều trường hợp người có thâm quyền xử phạt lại bắt người

vi phạm chứng minh rằng mình không vi phạm đề không bị phạt Như vậy, không đảm bảo các quyền cơ bản của công dân và pháp luật công và người có thâm quyền không dé cao chức năng xử lý của minh Dé khắc phục hạn chế này, Luật Xử lý VPHC 2012 đã sửa đồi, b6 sung nguyên tắc này, từ đó dam bao rằng quyền lợi của

người vi phạm được pháp luật bảo vệ, đảm bảo trong quá trình xử phạt người có

thâm quyền không làm khó người dân, không lạm quyền và áp đặt ý chí chủ quan

của người xử lý vi phạm.

Chăng hạn, đối với trường hợp quy định về xử phạt “xe chưa sang tên đổi chủ”, người tham gia giao thông khi được lực lượng chức năng kiểm tra không có nghĩa vụ phải chứng minh xe mình đang đi là xe của ai mà chỉ cần xuất trình đủ đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm bởi vì người tham gia giao thông không có nghĩa vụ, trách nhiệm phải chứng minh về việc này.

Việc chứng minh xe chưa sang tên, đôi chủ là trách nhiệm của cơ quan, người có thâm quyền thông qua công tác đăng ký sang tên; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; trường hợp vi phạm đến mức bị tạm giữ xe Qua điều tra nghiệp

vụ, nêu cơ quan chức năng xác định được chiếc xe đã mua bán quá hạn 30 ngày mà

không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định mới được xử phạt người

đang sử dụng xe.

Dé xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực

tế Dé chứng minh được có hành vi vi phạm giao thông diễn ra hay không, trên thực

tế hiện nay, các lực lượng chức năng điển hình như Cảnh sát giao thông có thé

thông qua các thiết bị nghiệp vụ, camera giao thông hoặc có bằng chứng cụ thê để

25

Trang 35

chứng minh hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức Điều này một lần nữa đảm bảo

tính công khai, minh bạch trong thực thi công vụ của lực lượng chức năng đồng thời

việc xử lý người vi phạm trở nên thuyết phục hơn.

Nếu không chứng minh được có VPHC trên thực tế thì không thé xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó Có như vậy, người có thâm quyền mới có thê biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế

nào dé tránh sai sót Mặc dù vậy, người có thâm quyền đôi khi vẫn không có đủ

thông tin cần thiết hoặc thông tin họ có không rõ ràng, chính xác nên có thé dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai Dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật năm 2012 đưa ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không

VPHC Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của

người bị xử phạt VPHC [14, Điều 61].

1.3.2.3 Cùng một hành vi VPHC thi mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Nguyên tắc đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ

chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là nguyên tắc mới được đưa vào

trong Luật Xử phạt VPHC năm 2012 và được Luật năm 2020 kế thừa Theo đó, khi

thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gap đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định

về VPHC và xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể.

Tuy nhiên, về cơ bản, quy định về mức phạt tiền trong xử phạt VPHC sẽ dao động từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực

thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán;

cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.

Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt

tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với

26

Trang 36

cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường;ANTT, an toàn xã hội.

Căn cứ vao hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại

nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương,

Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thé đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực nói trên nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.

Mức tiền phạt cụ thé đối với một hành vi VPHC là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

1.4 Thắm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB 1.4.1 Tham quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp

Thâm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại

Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2019

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường

sắt, cụ thé như sau:

* Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp xã có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao

thông đường sắt;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

27

Trang 37

* Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp huyện có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao

thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao

thông đường sắt;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình

chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá

trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

- Ap dung bién phap khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình

chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị

định 100/2019/NĐ-CP.

1.4.2 Tham quyền xử phạt vi phạm giao thông của các lực lượng Cảnh sát Căn cứ quy định tại Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (trong đó bao gồm Cảnh sát giao

thông và các lực lượng khác) cụ thể như sau:

* Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao

thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

28

Trang 38

* Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân dang thi hành công vụ có quyên

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ va 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông

đường sắt.

* Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đôn Công an, Trạm trưởng Tram Công an

cửa khẩu, khu chế xuất có quyên

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông

đường sắt;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh

vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1

Điều 4 của Nghị định này.

* Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng

Cánh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thu trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ

cấp đại đội trở lên, có quyên

- Phạt cảnh cáo;

- Phat tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông

đường sắt;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình

chỉ hoạt động có thời hạn;

29

Trang 39

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và e

Khoản I Điều 4 Nghị định 100.

* Giám đốc Công an cấp tinh có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình

chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh

vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực

giao thông đường sắt;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và

e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.

* Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý

hành chính về trật tự xã hội có quyên

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao

thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình

chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.

30

Trang 40

1.4.3 Tham quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành

Căn cứ Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thâm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể như sau:

* Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên

ngành đang thi hành công vụ có quyén

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông

đường sắt;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

- Ap dung cac bién phap khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c

khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

* Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên

và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục

Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cua Sở Giao thông vậntải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường,

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn

thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ

Việt Nam có quyén

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng dé vi phạm hành chính có giá

tri không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

- Ap dung cac bién phap khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4

Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

31

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w