1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại cảng biển Quảng Ninh

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 29,26 MB

Nội dung

Tiếp theo hai định nghĩa nêu trên, thuật ngữ ô nhiễm môi trường biển cònđược giải nghĩa trong Tuyên bố Putrajaya về hợp tác khu vực cho sự phát triển bềnvững các biển Đông Á một nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN ĐOÀN HƯƠNG THẢO

PHÁP LUAT VỀ KIEM S0ÁT 6 NHIEM MOI TRƯỜNG BIỂN

TRONG HOAT DONG HÀNG HAI TẠI VIỆT NAM VA

LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN ĐOÀN HƯƠNG THẢO

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chân thành cám ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đoàn Hương Thảo

Trang 4

BIEN TRONG HOAT ĐỘNG HANG HAI VÀ PHÁP LUẬT VE

KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT

ĐỘNG HANG HẢI 2 2 ©522SE22EE2EEEEEEEEE2E1211711211.211 71 eee

Lý luận về ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải

Khái niệm ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải

Hậu quả của ô nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải

Khái niệm về kiêm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động

0ì ng 10t 5

Khái niệm pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt

dong hang hai eee Ố.ỐỐ

Các nguyên tac cơ bản cua pháp luật vê kiêm soát 6 nhiém môi trường

biển trong hoạt động hàng hải 2- 2-52 ©522SE‡EE££EEEE2EEeEEerkerrerred

Điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong

hoat 8s10i158iii1-gi 017

Pháp luật quốc tế về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biến trong

hoạt động hàng hải - 1n HH HH ng rkt

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE KIEM SOÁT Ô NHIEM

MOI TRƯỜNG BIEN TRONG HOAT ĐỘNG HANG HAI VA

THUC TIEN THUC HIỆN TAI TINH QUANG NINH

Trang 5

2.1 Thực trạng pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biến trong

hoạt động hàng hải - G0 2 1212 1211111181 11121 ket

2.1.1 Quy định về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang

hải tại cảng biỂn - ¿22-522 SE2E2E1EE12711211211271111211211111121 1111 xe2.1.2 Quy định về quy hoạch cảng biển gắn với kiểm soát ô nhiễm môi

trường biỂN ¿2 2S 9k EEE9E12112112112171 711111112111 1 111111111 tre.2.1.3 Quy định về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động hàng hải 2.1.4 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng tại cảng biễn 2.1.5 Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của các chủ thé trong

hoat dong hang hai 5A

2.1.6 Trach nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nha nước trong kiểm soát ô

nhiễm môi trường biỂNn 2-22 5£22E£2E££EE£SEEE2EEtEEEEEEESEErrrxrrrerree2.1.7 Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi

trường biển trong hoạt động hàng hải 2- 2 2 2 s£x+£x+£szzszse2

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

bién trong hoạt động hang hải tại cảng biển Quảng Ninh 2.2.1 Tổng quan về khu vực cảng biên Quảng Ninh - - 2 255555522.2.2 Đánh giá khái quát chung về tình hình hoạt động hang hải tại cảng

biển Quảng Ninh 2 2-5sSE2E22EEEEEEEE21121127111121121111 7121.211 1xx2.2.3 Các kết quả trong thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường biển trong hoạt động hàng hải tại cảng biển Quảng Ninh 2.2.4 Những hạn chế, ton tại và nguyên nhân 2-2 +£x2£z+£z+zxerxzez.410009/909:1019)Ic 211215

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

3.1.

3.1.1.

HIEU QUA KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TRONG

HOAT DONG HANG HẢI -22222 2 2 1222222222121211111211111111.1 6

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiến trong hoạt động hàng hải - 2-5255 S2£Sz2EEecEerEerxerxrrxrreeQuan điểm của Đảng và Nhà nước về về kiểm soát ô nhiễm môi

trường biển trong hoạt động hàng hải - 2 2 2 2+ e£E+£xz£z£xzxe2

Trang 6

3.1.2 Mục tiêu của việc kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động

NANG NAL 86

3.1.3 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm

môi trường biển trong hoạt động hàng hải 2 25c 55s =s+£s+s+2 89

3.2 Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả

các quy định của pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường bién

trong hoạt động hang hải óc 22c 321132 Sxrrrrerrree 91

3.2.1 Hoan thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát 6

nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải 5-5-2 91

3.2.2 Giai pháp vê nang cao hiệu quả kiêm soát 6 nhiém môi trường biên

trong hoạt động hàng hai tại cảng biển Quảng Ninh - 99KET LUẬN CHƯNG 3 2-2 SE 2EE2EEEEEEEE2E121117171211211 11111 1e crxee 103KET LUẬN ¿52 SE 9112112112121 11 111121121111 11 111101111111 crree 104DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 52+ E+2E+EE++rxezrxerreee 106

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

BLHHVN Bộ luật Hàng hải Việt Nam

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTTH Bồi thường thiệt hại

BVMT Bảo vệ môi trường

CCHC Cải cách hành chính

CCKT Công cụ kinh tế

CHHVN Cục Hang hải Việt Nam

CTNH Chất thải nguy hại

CVHHQN Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh GTVT Giao thông vận tải

HĐND Hội đồng nhân dân

KCN Khu công nghiệp

KKT Khu kinh tế

LBVMT Luật Bảo vệ môi trường

ÔNMT Ô nhiễm môi trường

QLNN Quản lý nhà nước

Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 | Tổng hợp các hạng mục trong quy hoạch cần được tiến hành

đánh gia tác động môi trường 53

Bang 2.2 | Thống kê lượt tàu, hàng hóa, hành khách và phí hàng hải

thông qua cảng biển Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2022 73Bảng 2.3 | Thống kê kiểm tra nhà nước cảng biển 73

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận vănNgành Hàng hải có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành giaothông vận tải (GTVT) nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Với tínhđặc thù, có tiềm năng rất lớn và mang tính quốc tế hóa cao, với vị trí vừa là đầumối, vừa là cầu nối về giao thông hang hải trong nước với các nước trong khu vực

và trên thế giới, nên mọi hoạt động của Ngành hàng hải đều có tác động nhất địnhđối với sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, cùng với nhu cầu ngàycàng tăng về các giá trị từ biển, con người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêmtrọng cho biển và các nguồn tài nguyên biển từ các hoạt động trên bién, trong đó có

lệ trung bình của thế giới) Biển Việt Nam rất thuận lợi dé phát triển các ngành kinh

tế mũi nhọn như dầu khí, hải sản, vận tải biến, cảng biển và kết cấu hạ tầng, côngnghiệp tàu biển, du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác Hội nghị lần thứ TưBan chấp hành trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược Biểnđến năm 2020, “phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55 -60% kim ngạch xuất khâu của cả nước”

Với những đặc điểm đó, hoạt động hàng hải Việt Nam cũng rất thuận lợi déphát triển nhằm các mục đích thương mại, an ninh quốc phòng, du lịch, dịch vụ,thăm dò khai thác tài nguyên, khảo sát đo đạc biên vẽ hải đồ , mang lại nhiều giátrị kinh tế cho sự phát triển của đất nước Theo quan điểm của Đảng về chiến lượcBiển Việt Nam, kinh tế hàng hải được sử dung làm yếu tổ đột phá dé thúc đây phát

triển nhanh, bền vững kinh tế biển, góp phần bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền

và quyên tài phán quôc gia về biên, đảo.

Trang 10

Hàng năm, biển Việt Nam phải đối diện với tình trạng ô nhiễm tram trong docác sự có từ GTVT thủy, các nguồn tài nguyên biển đang bị giảm sút một cách tramtrọng Mặc dù có nhiều giải pháp đang được tính đến nhưng hiệu quả thực sự khôngcao, không thiết thực, gây lãng phí, tốn kém tiền Các quy định của pháp luật liênquan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường (ÔNMT) biển trong hoạt động hang hảimới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc về kiểm soát môi trường biểnnói chung Dé giải quyết van đề này và dé bảo vệ môi trường (BVMT) biển, chúng

ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ONMT biển tronghoạt động hàng hải Việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về BVMT biểncũng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiệnkhung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phan thúcđây và xây dựng ý thức pháp luật về BVMT biển

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đang trongquá trình đây mạnh CNH, HĐH, với nhiều thế mạnh vượt trội như: Khai thác than,phát triển cảng biển, du lịch biển trong đó nổi bật với VHL — kỳ quan thiên nhiênthế giới mới Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nguy cơ ô nhiễm môi trườngbiển rất cao do khai thác than, vận tải và du lịch, phát triển các khu công nghiệp,khu kinh tế ven biển đặc biệt xuất phát từ hoạt động hàng hải Dé vừa tăng trưởngkinh tế vừa bảo vệ được môi trường biên là việc làm không hề đơn giản trong khicác hoạt động kinh tế trên đất liền, ở vùng biển và ngoài vùng biển đều có liên quan,ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biên

Pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải cũng đã đượcnghiên cứu nhiều Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ đề cập rải rác, sơ qua

và chưa đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát ONMT biển

trong hoạt động hang hải, những thuận lợi, khó khăn trong qua trình thực hiện.

Vì vậy, học viên quyết định chọn vấn đề “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại

cảng biên Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiMôi trường biển nói chung luôn là một dé tài được quan tâm bởi tam quantrọng của biển mang lại về kinh tế, an ninh quốc phòng , mặt khác nó lại liên quanđến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều quốc gia có biển trênthế giới Hoạt động hàng hải đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực Vì vậy, cónhiều dé tài và công trình nghiên cứu được công bố có liên quan đến lĩnh vực nay.

Kiểm soát ÔNMT biển nói chung và từ hoạt động hàng hải nói riêng nhìnchung ít được đề cập một cách trực tiếp Tuy nhiên, tài nguyên biển thì lại đượcnghiên cứu khá cụ thé

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ biển ViệtNam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bên vững”; Đề tài KC.CB.01.10.TS

“Nghiên cứu thiết kế loại tau cá cỡ nhỏ có khả năng hoạt động an toàn trên vùngbiển xa bờ (khu vực Trường Sa - DK1)” do Tông Công ty Hải sản Biển Đông thựchiện năm 2003; Đề tài KC.CB.01.16 TS “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thảitrong các vùng nuôi tôm tập trung” do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 chủtrì thực hiện dé tài năm 2004; Đề tài “Nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến sự suythoái môi trường và dé xuất các giải pháp sử dụng đất và nước ở các vùng nuôi tômthâm canh và bán thâm canh dang giảm năng suất” do Viện nghiên cứu nuôi trồngThủy sản 3 chủ trì thực hiện đề tài năm 2006, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhànước “Cơ sở khoa học về vấn dé khai thác chung trong các vùng biển theo LuậtBiển quốc tế và thực tiên của Việt Nam” do Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc

tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2008 Ô nhiễm dầu ởvùng biển ven bờ Việt Nam chưa rõ nguồn gốc của tác giả Phạm Văn Ninh trongcuốn Môi trường - Các công trình nghiên cứu, tap VI, Hà Nội năm 1998; Vu Vedan

và vấn đề ô nhiễm do nhận chìm của tác giả Nguyễn Hồng Thao trong tập bài giảngtập huấn quản lý ven biển tại Hải Phòng 1997 - Nha Trang 1998; Quá trình phânđịnh biển Việt Nam - Thái Lan của tác giả Nguyễn Hồng Thao trên tạp chí Nhànước và Pháp luật 1 số 117 năm 1998; Hiệp định phân định vùng lãnh hải, vùng đặcquyên kinh tế và thêm lục địa trong Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc của

Trang 12

tác giả Nguyễn Hồng Thao trong tạp chí Quốc Phòng toàn dân số tháng 2/2001; Svcan thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam của ThSLưu Ngọc Tổ Tâm trên tạp chí Tòa án nhân dân số 10, tháng 5/2006 tác giả LưuNgọc Tố Tâm đã hoàn thành luận án với đề tài “Pháp luật kiển soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải” vào năm 2012; NCS Đặng Thanh Hà bảo vệthành công dé tài “Pháp luật vé khắc phục hậu quả thiệt hại 6 nhiễm môi trườngbiển do dau từ tau gây ra” vào năm 2016.

Như vậy có thê thấy, vấn đề pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải ở Việt Nam hiện nay tuy đã có một số công trình nghiêncứu đề cập đến Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này dướigóc độ thực tiễn một địa bàn cụ thé là tỉnh Quảng Ninh Do đó, việc tác giả lựa chọnvấn đề trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên

cứu sau đây:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải như khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ônhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải, khái niệm, nội dung pháp luật vềkiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải

Hai là, nghiên cứu thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hang hải từ đó đánh giá được những kết quả và hạn chế, tồn tai

và nguyên nhân

Ba là, nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải trên dia bàn tinh Quang Ninh

Trang 13

Bồn là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn có các đối tượng nghiên cứu sau:

- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ÔNMTbiển trong hoạt động hang hải

- Áp dụng pháp luật và các Điều ước quốc tế liên quan đến kiểm soát ÔNMTbiển trong hoạt động hàng hải của một số quốc gia trên thé giới

- Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật về kiểm soát ONMT biến trong

hoạt động hàng hải ở Việt Nam.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam hiện nay được thé hiện qua các văn

bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ năm 2017 đến

năm 2021.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn dựa

trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thựctiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng dé đánhgiá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp

Trang 14

như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp thống kê để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn thạc sĩ, cụ thể:

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luậnvăn đề thực hiện mục đích và nhiệm vu của dé tài

- Phương pháp thống kê được sử dụng ở cả 3 chương đề tập hợp, xử lý cáctài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp so sánh, đối chiêu được sử dụng ở cả ba chương của luận văn

dé đối chiéu, đánh giá các quy định pháp luật khác nhau của một số quốc gia trênthé giới, của các điều quốc tế về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động

hàng hải với các quy định pháp luật của Việt Nam

- Phương pháp chứng minh được sử dụng dé chứng minh các luận điểm tai

chương 1, các nhận định về thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật kiểm soát ônhiềm môi trường biển trong hoạt động hang hải ở Việt Nam và cảng biển QuảngNinh tại chương 2 và các yêu cầu, đề xuất phương án xây dựng, hoàn thiện phápluật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải tại chương 3 của

Luận văn xây dựng được hệ thống lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soátÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam

Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế trong quátrình thực hiện kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải Ngoài ra, phân tíchcác yếu tố cầu thành của pháp luật kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hảivới những yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành pháp luật kiểm soát ONMT biển

trong hoạt động hàng hải hiện nay.

Trang 15

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát hoạtđộng ÔNMT biên trong hoạt động hàng hải.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung quan trọng vàolĩnh vực pháp luật về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam,góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phápluật hàng hải về kiểm soát ÔNMT biển trong đời sống kinh tế, an ninh chính trị xãhội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở khoa họccủa việc xây dựng chiến lược pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

6.2 Ý nghĩa thực tiễnNhững kết luận, đề xuất, kiến nghị trong luận văn có thể góp phần tíchcực cho việc hoàn thiện pháp luật hàng hải trong tổng thể phát triển hệ thống

pháp luật Việt Nam.

Hy vọng rằng, luận văn này sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với

các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu và sinh viên các trường luật.

7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu thành 03 chương như sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận về ô nhiễm môi trường biển trong hoạtđộng hàng hải và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt

động hàng hai.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong

hoạt động hàng hải và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quảkiểm soát 6 nhiễm môi trường bién trong hoạt động hàng hải

Trang 16

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN

TRONG HOAT DONG HANG HAI VA PHAP LUAT VE KIEM SOAT

Ô NHIEM MOI TRUONG BIEN TRONG HOAT DONG HANG HAI

1.1 Lý luận về 6 nhiễm môi trường bién trong hoạt động hang hải1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hảiUNCLOS không xác định ranh giới để làm cơ sở xác định phạm vi khônggian của biển dé phân định giữa đất liền và biển mà chỉ xác định các vùng biển vớicác cơ chế pháp lý khác nhau Các vùng biển theo UNCLOS thuộc chủ quyên,quyền chủ quyền của quốc gia ven biển gồm nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc kinh tế và thềm lục địa và các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốcgia gồm biển cả và vùng UNCLOS cũng không đưa định nghĩa về “môi trườngbiển” mà chỉ có định nghĩa về “ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếphoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cảcác cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thé gây ra những tac hại như gây tôn hại

đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho

sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kế cả việc đánh bắt hảisản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nướcbiển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” Quađịnh nghĩa này có thé xác định về các yếu tố của “môi trường biển” là đối tượng bị

“ô nhiễm”, đó là nước biên, nguồn lợi sinh vật, hệ động vật và hệ thực vật biển, giá

trị mỹ cảm biển Tuy nhiên, từ khái niệm này không thể xác định rõ được định

nghĩa đầy đủ về môi trường biển, do nó chủ yếu dé cập đến các đối tượng và cácthành phần chịu tác động có hại “ô nhiễm” từ các hoạt động cua con người makhông dé cập đến các thành té khác

Hướng dẫn Montreal và Chương trình Nghị sự 21 đã làm rõ thêm về “môitrường biển” với mức độ hoàn thiện hơn cả về phạm vi không gian và tính năng của

nó Hướng dẫn Montreal ngoài xác định phạm vi không gian có đưa thêm chức

Trang 17

năng của môi trường biển “Môi trường biển có nghĩa là khu vực biển mở rộng khốinước đến giới của hạn của khu vực nước ngọt và bao gồm vùng đới gian triều vàđầm lầy nước mặn Giới hạn của khu vực nước ngọt có nghĩa là những nơi có nướcngọt ở thuỷ triều thấp và khu vực dòng chảy có nồng độ nước ngọt thấp và khi đó

độ mặn tăng lên đáng kế do sự hiện diện của nước mặn”

Theo Chương trình Nghị sự 21, phần bảo vệ môi trường đã xác định “Môitrường biển bao gồm đại đương và tat cả các vùng biển và các vùng ven bién liền kềtạo thành một tong thé thống nhất, là thành phần thiết yếu của hệ thống hỗ trợ sựsông toàn cau va là tài sản hữu ích mang lại cơ hội phát triển bền vững” Định nghĩanày nhân mạnh đến yếu tố tự nhiên của môi trường thiên nhiên và vai trò của chúngđối với sự sống và sự phát triển Luật bảo vệ môi trường năm 2020 của Việt Namkhông đưa ra định nghĩa về “môi trường biển” nhưng có định nghĩa về môi trường,bên cạnh vật chất stự nhiên đã đưa cả vật chất “nhân tạo”, theo đó, “Môi trường baogồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh

con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự ton tại, phát triển của con

người, sinh vật và tự nhiên” Từ các định nghĩa trên có thể xác định “môi trườngbiển bao gồm các vùng biển, đại dương va vùng ven biển chứa đựng các tài nguyên

sinh vật, không sinh vật có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến đời sống,

kinh tế, xã hội, sự ton tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”

Trong luận văn này này, bảo vệ môi trường biển được hiểu là việc thực hiệncác biện pháp để bảo vệ các thành phần môi trường biển không bị ô nhiễm do tácđộng trực tiếp hoặc gián tiếp của con người

Trước tiên cần có sự phân biệt giữa ô nhiễm môi trường biển với nhiễm bânmôi trường biển Day là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất mặc dù giữachúng có mối liên hệ nhất định Nhiễm ban môi trường biển ám chỉ sự hiện diện haytích tụ các chất bẩn hoặc các hóa chất độc hại có trong môi trường biển Nhiễm banmôi trường biển cho biết kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước mà không chi rõnguyên nhân của sự nhiễm ban từ đâu, thủ phạm làm nhiễm ban là ai Nói khác đi,

nhiễm ban môi trường biên chỉ phản ánh một cách trực quan chat lượng nước biển.

Trang 18

Còn 6 nhiễm môi trường biển, ngoài việc cho thấy sự thay đổi về chất lượng nướcbiển còn cho thấy nguyên nhân gây ô nhiễm biển và hậu quả mà ô nhiễm môitrường biển gây ra Nghĩa là, 6 nhiễm môi trường biển phản ánh mối quan hệ giữatat cả các yếu tố làm cho môi trường biên bị ô nhiễm.

Từ góc độ khoa học, vào năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoahọc của ô nhiễm bién (Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of MarinePollution - GESAMP) đưa ra định nghĩa về 6 nhiễm môi trường biển Theo đó, “6nhiễm môi trường biên (Marine Pollution) là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếpđưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, (bao gồm cả các cửa sông),gây ra những tác hại như gây ton hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sứckhỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, ké cả việc đánh bắt hải san,làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút cácgiá trị mi cảm của biển” Đây được xem là định nghĩa dau tiên trên thé giới về 6nhiễm môi trường biển Nó đã trả lời được khá đầy đủ các câu hỏi về nguyên nhângây ô nhiễm môi trường và tác hại do ô nhiễm môi trường biển gây nên Cụ thé là,thứ nhất, ô nhiễm môi trường biển là do con người gây nên, thông qua việc con ngườiđưa vào môi trường biên các chất gây ô nhiễm (dưới dạng chất liệu và năng lượng) ởmức vượt quá khả năng tự chuyền hóa (tự phân hủy, tự làm sạch) của môi trườngbiển Thứ hai, các chat gây 6 nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều chutrình khác nhau, qua đó gây tốn hại đến nguồn lợi sinh vật sống, gây nguy hiểm chosức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển Như vậy, ảnh hưởng từcác tác nhân gây hại và nguy cơ ô nhiễm môi trường biên là câu hỏi cần phải được trảlời trước khi đưa ra một quyết định có chấp nhận ô nhiễm đó hay không

Từ góc độ pháp luật quốc tế, thuật ngữ ô nhiễm môi trường biển được đề cậpchính thức tại Công ước Luật Biển 1982, mặc dù trước đó đã có nhiều văn bản pháp

lý về biển như Công ước Giơnevơ về biển cả 1958, Công ước về đánh cá và bảo tồncác tài nguyên sinh vật của biển cả 1966 Theo khoản 4 Điều 1 Công ước Luậtbiển 1982, “O nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa

các chât liệu hoặc năng lượng vào môi trường biên, bao gôm cả các cửa sông, khi

10

Trang 19

việc đó gây ra hoặc có thé gây ra những tác hại như gây tốn hại đến nguồn lợi sinh

vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người,

gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, ké cả việc đánh bắt hải sản và các việc sửdụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biên về phươngdiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển”

Định nghĩa này có hai (02) điểm khác biệt so với định nghĩa của GESAMP.

Một là, định nghĩa ô nhiễm môi trường biển của GESAMP chi nhắc tới những táchại đã và đang xảy ra đối với hệ sinh thái biển, trong khi Công ước Luật Biển 1982

dé cập đến ca những tác hại còn tiềm 4n trong tương lai, thông qua cụm từ “khi việc

đó có thé gây ra những tác hại ” Hai là, ngoài những tốn hại cụ thé được liệt kêtrong cả hai định nghĩa, như nguồn lợi sinh vật, sức khỏe con người, việc đánh bắthải sản Công ước Luật Biển 1982 còn đề cập đến “các việc sử dụng biển một cáchhợp pháp khác” Đây được xem là bước phát triển không chỉ từ phương diện họcthuật mà còn là bước phát triển về quan điểm lập pháp Nó cho phép hiểu là phápluật sẽ bảo vệ ngày một nhiều hơn, rộng hơn các đối tượng phải chịu tổn thất từ 6nhiễm môi trường biển

Tiếp theo hai định nghĩa nêu trên, thuật ngữ ô nhiễm môi trường biển cònđược giải nghĩa trong Tuyên bố Putrajaya về hợp tác khu vực cho sự phát triển bềnvững các biển Đông Á (một nội dung trong Chiến lược phát triển bền vững các biểnĐông Á 2003, triển khai ở cấp khu vực các yêu cầu của Hội nghị Thượng đỉnh thếgiới về phát triển bền vững đối với các đại dương và các vùng ven biên, trong khuônkhổ chương trình hợp tác khu vực các biển Đông A, gọi tắt là PEMSEA do Té chứcHàng hải quốc tế thuộc Liên Hiệp quốc IMO làm đầu mối thực hiện) “ô nhiễm môitrường biển là việc con người trực tiếp hay gián tiếp đưa các chất hoặc năng lượngvào môi trường bién, kế cả các cửa sông, dẫn đến những ảnh hưởng có hai cho các tàinguyên hữu sinh, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cản trở các hoạt động trênbiển kế cả khai thác thủy sản, suy giảm chat lượng và lợi ích của nước biển”

Như vậy, từ những phân tích trên có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về

ô nhiễm môi trường biên như sau: O nhiễm môi trường biên là sự biên đôi thành

11

Trang 20

phan môi trường biến, có nguyên nhân từ những biến đổi bất thường của tự nhiênhoặc/và từ việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu và/hoặc nănglượng vào môi trường biên, bao gồm từ các cửa sông, dat liền, trên không trung, đáybiển, từ đó gây ra hoặc có thé gây ra những tác hại như suy giảm chức năng và tinh

hữu ích của môi trường biển, gây tồn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật

và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho cáchoạt động ở biển, kế cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợppháp khác, làm biến đôi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làmgiảm sút các giá trị mĩ cảm của biển”

Bên cạnh đó, hoạt động hàng hải bao gồm các hoạt động sau đây: Hoạt độngđóng mới và sửa chữa tàu biển được triển khai tại các nhà máy đóng tàu sát bờ biển

và những nhà máy nằm trên các lưu vực sông; hoạt động tại cảng, do cảng là nơitrung chuyển các loại hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ranước ngoài (khoảng 80-90% tổng lượng hàng hóa thương mại); hoạt động phá dỡtàu cũ đang ngày càng gia tăng với nhiều chủng loại được phá dỡ Phương pháp phá

dỡ hầu hết là thủ công; hoạt động của các tuyến hàng hải là sự lưu thông của cácphương tiện vận tải hàng hải trên các tuyến hàng hải Hiện nay, hoạt động hàng hải

ở Việt Nam phát triển mạnh Vận tải biển trong thời gian qua, do thực hiện tốt chínhsách quyền vận tải nội địa, đã tạo cơ hội cho đội tàu trong nước phát triển, đặc biệt

là tàu container.

Dưới góc độ pháp lý, do Việt Nam là thành viên của Công ước Luật Biểnnăm 1982 nên ta có thé tiếp cận khái niệm ÔNMT biển của Công ước này Theokhoản 4 Điều 1 Công ước Luật Biển năm 1982 thì ONMT biến là: Việc con ngườitrực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, baogồm cả các cửa sông, khi việc đồ gây ra hoặc có thé gây ra những tác hại như gây tonhại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật, và hệ thực vật biển, gây nguy hiểmcho sức khỏe của con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, ké cả việc đánhbắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đồi chất lượng

nước biên vê phương tiện sử dụng nó va làm giảm sút các giá tri mỹ cảm của biên.

12

Trang 21

Từ các phân tích nêu trên, có thé hiểu một cách khái quát ô nhiễm môi trườngmôi trường biển trong hoạt động hàng hải như sau: Ô nhiễm môi trường biển tronghoạt động hàng hải là sự nhiễm ban môi trường biển do những hoạt động dùngphương tiện để chuyên chở người, vật hoặc các loại hàng hoá trên biển nhằm phục vụcác mục dịch khác nhau, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người Có thé

nói, hoạt động hàng hải gây ra những hậu quả nặng né cho con người, cho thiên nhiên

và cho môi trường, đặc biệt là môi trường biển Chính vì vậy, hoạt động hàng hại cầnphải được kiểm soát đề hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của nó

1.1.2 Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hảiTheo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), 28 tỉnh,thành phó trực thuộc trung ương có biển có tổng dân số khoảng 51 triệu người, mật

độ dân số là 354 ngudi/km’, cao hon trung bình cả nước 1,9 lần, tốc độ gia tăng dân

hệ thống xử lý chất thải

Do đặc thù du lịch ở nước ta có chu kỳ mùa vụ (du lịch biển chủ yếu tậptrung vào mùa Hè), lượng du khách tập trung đông vào một thời điểm khiến quá tải

hệ thống thu gom rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường Hoạt động du lịch

và dịch vụ biển không chi gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động lên khônggian của các đô thị ven biển Chỉ tính riêng lượng chất thải phát sinh từ các tàu dulịch trên vịnh Bắc Bộ đã ở mức trung bình 11,3kg rác thải/tàu/ngày đêm Hiện nay,qua khảo sát các tàu du lịch biển trên vịnh Bắc Bộ cho thấy, có tới 77% số tàu thảichất thải trực tiếp ra vịnh, chỉ có 20% số tàu mang chat thải vào bờ dé xử lý

Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa ở các khu vực ven biển và những tác

13

Trang 22

động của con người đối với môi trường được thé hiện rõ qua thống kê lượng nướcthai sinh hoạt tại các đô thi ven biển Ước tính, tại các khu vực ven biển, lượngnước thải phát sinh sẽ vào khoảng 122-163 triệu m*/ngay, đây là một sức ép lớn đếnmôi trường biển.

Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ,chất rắn lơ lửng, các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh khác nếukhông được quản lý, kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nướcbiển ven bờ

Sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hộiđang đè nặng lên môi trường biển và hải đảo, cùng với sự biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạtầng, các sự cô môi trường biển dé lại hậu quả nặng nè

Theo thống kê của Tổng cục Biển và Hai đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên vàMôi trường), chất thải hữu cơ là rác thải từ hoạt động công nghiệp tác động đáng kêđến môi trường biển, làm suy giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biểnkhác, làm nước biển nhiễm độc, đặc biệt tại các vịnh và khu vực cửa sông nước ta

Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ đang diễn ra ở mức khá cao và vượtmức cho phép ở gần các khu du lịch, khu đông dân cư trải dai từ Bắc vào Nam, đặcbiệt là vùng cửa sông tại các tỉnh, thành phố phía Bắc va doc theo ven biển Đồngbằng sông Cửu Long Hoạt động khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy môkhoảng 272 bến cảng biên đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tân/năm

Ngoài nước thải có chứa dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạtđộng này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôinoi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý Hoạt động nuôitrồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn.Với tông diện tích nuôi tôm là hơn 600.000ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệutấn chất thải ran thai ra môi trường

Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu

tính bền vững Cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã

14

Trang 23

mat khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mat đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô bịphá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi.

Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo, ở độ sâu từ 0-20 m,hiện chỉ còn khoảng trên 5.583 ha Tại một số khu vực như đảo Cát Bà (thành phốHải Phòng), thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), vùng biên tinh Quảng Nam , thảm

cỏ biển hầu như không có cơ hội dé phuc hồi tự nhiên do có quá nhiều tác động từhoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản

Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% rạn san hô, 48% số rạn san

hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng, tập trung chủ yéu ở các vùng

có đông dân cư như vịnh Ha Long (Quảng Ninh), các tỉnh, thành phố ven biển miềnTrung và một số đảo khác Các hệ sinh thái biển đang bị khai thác thiếu tính bềnvững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học Đến nay, Sách đỏ Việt Nam vàdanh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã ghi nhận khoảng 100 loàisinh vật biển nước ta có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng

Một kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và một số

tổ chức quốc tế khác cũng cho thấy, hơn 80% lượng cá trên các vùng biên ven bờ và

ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác.

Trong đó, có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt,sản lượng đánh bắt giảm đáng kể Nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước

nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1989 đến nay, cả nước có hơn 100 vụ tràndầu do tai nạn hàng hải, tràn ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu Điển hìnhnhư sự cố tràn dầu tau Formosa One xảy ra năm 2001 tại vịnh Gành Rái, tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu Do không tuân thủ chỉ dẫn của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, tàu

Formosa One đã đâm vào tàu Petrolimex-01 làm tràn dầu khoảng 900m3, tươngđương 750 tấn dầu DO

Năm 2019, tại khu vực sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, Thành phó Hồ ChíMinh đã xảy ra sự cố tràn dầu của tàu Vietsun chở 150 tấn dầu bị chim, 150m? dầu

FO và 20m? dau DO từ tàu này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực rừng phòng

hộ Cân Giờ và các khu vực nuôi trông thủy sản.

15

Trang 24

Ngoài ra, nhiều sự cố tràn dầu đã xảy ra như sự cố tàu hàng 8.000 tan chìmtrên sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, Thành phó Hồ Chí Minh vào ngày 18/10/2019;

sự có chìm tàu Nordama Sophia của Thái Lan trên biển Hà Tĩnh ngày 28/11/2019gây ra hiện tượng dầu vón cục trôi dat trên bờ biển thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh,

tỉnh Hà Tĩnh

Ngoài các sự có tràn dầu trên biển, tình trạng xả nước thải chưa qua xử lýxuống môi trường nước biển ven bờ đã gây hậu quả nghiêm

Từ đó có thé thay những hậu quả của ô nhiễm môi trường biển không chỉ gây

ra những tác hại cho hệ sinh thái mà ô nhiễm môi trường biển còn gây ra nhiều hậuquả nghiêm trọng cho con người và nền kinh tế Sau đây là một số hậu quả của ônhiễm môi trường biển điển hình như: Làm giảm sự đa dạng sinh học biển, đặc biệt

là hệ sinh thái san hô; phá hủy môi trường sống của sinh vật, thủy sản và làm tuyệtchủng một số loại hải sản, sinh vật gần bờ; xả thải rác bừa bãi khiến nguồn nước vàmôi trường bi 6 nhiễm; làm mat mỹ quan các bãi biển gây ảnh hưởng lớn đến cácngành du lịch, dịch vụ; gây hư hại các thiết bị, máy móc khai thác tài nguyên và vậnchuyên đường thủy; gây tắc nghẽn giao thông đường thủy làm kìm hãm sự pháttriển kinh tế biển; rác thải và xác thủy sản khi phân hủy sẽ bốc mùi hôi làm anhhưởng trực tiếp đến đời sống ngư dân và dân cư sinh sống gần bãi biên

1.1.3 Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động

hàng hải

Kiểm soát ÔNMT bién trong hoạt động hàng hải có thể hiểu là tổng hop cáchoạt động của Nhà nước, các tô chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tácđộng xấu đối với môi trường biển từ hoạt động hàng hải; phòng ngừa ONMT biển

từ hoạt động hàng hải và xử lý hậu quả ONMT biên do hoạt động hàng hải gây nên

Từ định nghĩa trên, kiểm soát ÔNMT trong hoạt động hàng hải gồm những nộidung chủ yếu như sau:

Mục đích của việc kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải là chủđộng ngăn ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm hoặc có các biện pháp xử lý, khắc phục

kip thời môi trường biên Cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ làm rõ hành vi trái

16

Trang 25

pháp luật và xử lý trách nhiệm của cá nhân, tô chức thực hiện hoạt động hàng hải

mà gây ra ÔNMT biển Trường hợp môi trường biển bi ô nhiễm do thiên tai thì các

cơ quan tô chức trong phạm vi quyền han của mình huy động các nguồn lực dé khắc

phục kip thời.

Chủ thê tiến hành hoạt động kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hànghải: Việc kiểm soát ONMT biển trong hoạt động hàng hải cần khẳng định là tráchnhiệm của toàn dân, toàn xã hội Các cơ quan nhà nước có thâm quyền có tráchnhiệm xây dựng kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cé tràn dầu, định kỳ đánh giá hiệntrang môi trường biển, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ONMTbiển đối với hoạt động hàng hải Các cá nhân, tổ chức tiễn hành các biện pháp ngănngừa nguồn ô nhiễm biển Toàn thể cộng đồng dân cư cần được huy động tối đatrong quá trình khắc phục và xử lý ÔNMT biên từ hoạt động hàng hải

Biện pháp thực hiện việc kiểm soát ONMT biển trong hoạt động hàng hải:Nhiều biện pháp, công cụ được thực hiện như biện pháp mệnh lệnh kiểm soát, công

cụ hành chính, công cụ kinh tế, kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, yếu tố xã hội Đặc biệt, công cụ pháp luật đóng vai trò quyết định hơn cả

Nội dung chính của việc kiểm soát ONMT biến trong hoạt động hàng hải:Việc kiểm soát này được thực hiện qua các hoạt động thu thập, phân tích số liệu,quản lý, công bố các thông tin về môi trường biển, xây dựng và tổ chức thực hiện hệthống quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hoạt động hàng hải, xử lý, khắc phụctình trạng môi trường biên bị ô nhiễm từ hoạt động hàng hải

Tóm lại, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về nguyên nhân, mức độ ảnhhưởng đến môi trường biển từ các hoạt động hàng hải, qua đó đề xuất các biện pháphạn chế tối đa nguy cơ ONMT biển Trong đó cho đến nay, việc áp dụng pháp luậtvẫn luôn là biện pháp tối ưu nhất đề kiểm soát ÔNMT biển từ hoạt động hàng hải

1.2 Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động

Trang 26

nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội,

áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi chủ thê Pháp luật bao gồm các quy phạm cótính pháp luật và tính đạo đức mang tính bắt buộc chung

Với các quy định của pháp luật, một cá nhân, tô chức không được đặt ý kiếnchủ quan trong việc có thực hiện không Vì vậy, nếu ai đó có hành vi chống đối,làm trái quy định của pháp luật cũng sẽ bị cưỡng chế Đây chính là yếu tố tạo nên

sự công bằng bình đăng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với

quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật thé hiện ý chí của Nhà nước, thông qua các quy định củapháp luật, những quy phạm pháp luật mang tính phổ biến cũng giống với đạo đức,tập quán, tôn giáo Tính quy phạm thể hiện ở chỗ là khuôn mẫu chung cho mọingười cùng thực hiện, tuân theo và áp dụng nhiêu lần, ở nhiều nơi

So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực

pháp luật còn tương đối mới mẻ Hệ thống pháp luật môi trường được chia thànhhai (02) mảng lớn Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các quy định pháp luật về bảo tồn

và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên Điều chỉnh vấn đề này, Nhànước ban hành pháp luật về quyền và trách nhiệm của các chủ thé trong quá trìnhkhai thác, sử dung, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dang sinhhọc như: bảo vệ nguồn nước, nguồn thuỷ sinh, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ và pháttriển rừng, tài nguyên khoáng sản Các quy định về mảng này điều chỉnh những

mối quan hệ xã hội phát sinh theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp

pháp của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ cho cáchoạt động phát triển, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của họ với việc bảo tồn và sửdụng hợp lý chúng, đảm bảo lợi ích chung lâu dài về môi trường của cộng đồng

Mang thứ hai gồm tat cả các quy định pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa 6nhiễm, suy thoái và sự cô môi trường Về mảng này, pháp luật môi trường được xâydựng và thực hiện theo hướng ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan

dé giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, hạn chế đến mức thấpnhất những tác động tiêu cực cho môi trường, trong đó có môi trường biển Các quy

18

Trang 27

định pháp luật về mảng này bao gồm các nội dung: đánh giá môi trường: quản lýchat thải; hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường; giải quyết các tranh chấp môitrường: kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các hoạt động cụ thê Pháp luật vềkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải thuộc mảng thứ haitrong hệ thống pháp luật môi trường Theo đó, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hảng hải có một số đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt độnghàng hải điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thê tiến hànhhoạt động hàng hải hoặc các hoạt động có liên quan đến hoạt động hàng hải nhằmmục đích bảo vệ môi trường biển

Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành hoạt động hànghải nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được chia thành hai nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất gồm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình

họ tiến hành hoạt động hàng hải hoặc các hoạt động có liên quan đến hoạt độnghàng hải Các chủ thé này có thé là nhà khai thác cảng, các tô chức, cá nhân tiến

hành các hoạt động của mình tại cảng, các hãng tàu, chủ tàu, nhân viên hoạt động

trên tàu, hành khách lên xuống tàu, nhân dân địa phương có liên quan đến hoạt động

hang hải, các doanh nghiệp, các công ti thực hiện hoạt động hàng hai Ngoài việc

thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, các chủ thể này có tráchnhiệm phối hợp dé cùng nhau giải quyết khi có sự cố môi trường biển, van đề bồithường thiệt hại giữa các chủ thể với nhau khi có thiệt hại xảy ra Xem xét dướigóc độ quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt độnghàng hải, nhóm đối tượng này được xem là những chủ thé bi quản lý bởi nguy cogây ô nhiễm môi trường biên từ các hoạt động của họ

Nhóm thứ hai gồm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải: đặc trưng của

nhóm quan hệ này là một hoặc các bên trong quan hệ là các cơ quan nhà nước có

thâm quyền, ví dụ Cảng vụ Hàng hải, cơ quan Đăng kiểm tàu biển hay các lựclượng tại chỗ, các lực lượng kiểm tra giám sát tại cảng biển Nhóm quan hệ này có

19

Trang 28

thé phát sinh trong trường hợp co quan nhà nước có thầm quyền tiến hành các hoạtđộng quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải theo quy định của pháp luật như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luậtmôi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường Đồng thời, quan hệnày cũng có thé phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyền với nhau trongviệc phối hợp giải quyết các sự cố môi trường trên biển do hoạt động hang hải.

Thứ hai, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt độnghàng hải được ban hành nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhấtnhững tác động tiêu cực cho môi trường biển, khắc phục và xử lý các hậu quả xảy

ra đối với môi trường biên từ hoạt động hàng hải

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hảiđược ban hành nhăm mục đích trước tiên là phòng ngừa va hạn chế việc gây 6nhiễm môi trường biển và suy thoái tài nguyên biển Trong hoạt động kiểm soát 6nhiễm môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng, việc

phòng ngừa luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Thuật ngữ phòng ngừa được hiểu

là các hoạt động hàng hải cần phải được kiểm soát ngay từ khi chưa xảy ra ô nhiễmmôi trường, suy thoái môi trường hay sự cố môi trường Nếu dé xảy ra tình trạng 6nhiễm môi trường biển, suy thoát tài nguyên biên hay sự cố môi trường biển thì việcgiải quyết hậu quả sẽ vô cùng phức tạp, vừa tốn kém về tiền bạc, tốn kém về thờigian vừa tốn kém về công sức của cả các cơ quan nhà nước, các chủ thé có liên

quan lẫn người dân Thậm chí trong nhiều trường hợp còn không thé khắc phục

được, dé lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, cho con người, cho hệ sinh vật haycho môi trường biên Vi vậy, pháp luật quy định các chủ thê khi tiến hành các hoạtđộng của mình luôn luôn phải đề cao việc phòng ngừa và hạn chế đến mức thấpnhất những tác động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biên

Khắc phục hậu quả xảy ra đối với môi trường biển từ hoạt động hàng hải làmục đích quan trọng thứ hai của pháp luật về vấn đề này Thực hiện kiểm soát ônhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải không chỉ nhằm phòng ngừa và

hạn chê các tác động tiêu cực gây 6 nhiễm môi trường biên và suy thoái tài nguyên

20

Trang 29

biển mà nó còn nhằm khắc phục những hậu quả xảy ra đối với môi trường biến từhoạt động hàng hải Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp các quy định pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải được ban hànhhoàn thiện nhất, ngay cả khi các chủ thé tiến hành hoạt động hàng hai cũng nhưchính quyền và người dân thực hiện tat cả các biện pháp tốt nhất dé kiểm soát 6

nhiễm môi trường bién thì tình trang 6 nhiễm, suy thoái hay sự cố vẫn xảy ra Lý do

có thê từ những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của con người Vì vậy, mụcđích của việc ban hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biến trong hoạtđộng hàng hải là còn nhằm vào việc xử lý và khắc phục hậu quả, phục hồi môitrường biển khi nó đã và đang xảy ra Với mục đích này, pháp luật về kiểm soát ônhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải một phần là việc phân định cụ thétrách nhiệm của các chủ thé có liên quan như các co quan nhà nước, của chínhquyền địa phương, các tô chức, người gây hậu quả, nhân dân khi xảy ra tình trạng

ô nhiễm môi trường biên, suy thoái tài nguyên biển từ hoạt động hàng hải, mặt khác

là việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra chomôi trường nói chung và môi trường biển nói riêng Trường hợp này, pháp luật vềkiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hang hải còn bao gồm cả cácquy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc khắc phục sự có, phục hồi môitrường biển, bồi thường thiệt hại của các chủ thé khi họ gây ra những hậu quả chomôi trường, cho con người và cho tài nguyên sinh vật biên

Đồng thời pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt độnghàng hải còn nhằm mục đích góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế biển Vớidiện tích đất canh tác nhỏ hẹp, hữu hạn và ngày càng suy thoái, thậm chí nhiều khuvực đã bị hoang mạc hóa, Việt Nam đang thực hiện chiến lược tiễn ra biển, một mặtđáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người, mặt khác khai thác và phát triển bền vữngtài nguyên biên Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi dé phát triển kinh tế biển, gồmcác ngành như: khai thác khoáng sản, kinh tế hàng hải, đánh bắt xa bờ, khai thác vànuôi trồng thuỷ hải sản ven bờ và xa bờ, du lịch sinh thái biển, đóng tàu, vận tảibiên Nền kinh tế biển Việt Nam có thé chịu sự phi phối bởi chất lượng tài nguyên

21

Trang 30

biển, tình trạng môi trường biến, ý thức bảo vệ môi trường biển của con người

Trong khi đó, hoạt động hàng hải có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước biển,

ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biên như đất ngập nước, rừng ngập mặn,rạn san hô, cỏ biển hay các loại tài nguyên sinh vật biển Pháp luật kiểm soát 6nhiễm môi trường biến trong hoạt động hàng hải được ban hành nhằm hạn chếnhững tác động tiêu cực, khắc phục và xử lý các hậu quả xảy ra đối với môi trườngbiển từ hoạt động hàng hai Vì vậy, pháp luật về van dé này còn góp phần vào việcduy trì và phát triển nền kinh tế biển Việt Nam, đảm bảo an ninh sinh thái ở vùngbiển dao va ven biên, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trườngtheo mục tiêu phát trién bền vững

Thứ ba, pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biến trong hoạt độnghàng hải quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan

Mục dich của việc ban hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biểntrong hoạt động hàng hải là định hướng hành vi xử sự cho các chủ thé Theo đó,quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng trường hợp sẽ được xác định Trongquá trình tiến hành các hoạt động của mình, các chủ thé tiến hành hoạt động hànghải có quyền thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép, thậm chí được thựchiện cả những hành vi mà pháp luật không cắm Một trong hai đặc trưng cơ bản củapháp luật là tính bắt buộc thực hiện Vì vậy, pháp luật xác lập ranh giới giữa nhữnghành vi được làm, không được làm và phải làm của các chủ thể nhằm kiểm soát ô

nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải Ngoài ra, biện pháp pháp luật còn

bao gồm cả việc đưa ra những định hướng hành vi xử sự của các chủ thé khi họ tiếnhành các hoạt động liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biến tronghoạt động hàng hải như quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các quy định

về thuyền viên, giải quyết tranh chấp, giải quyết hậu quả về môi trường khi xảy ra

Trang 31

hiện các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, tô chức thực hiện hoặc giám sát việc thihành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định của mình Tương tự, đối với các tổ chức và

cá nhân, pháp luật cũng xác định khung pháp lý buộc các chủ thê điều chỉnh hành vi

xử sự của mình nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hàng hải.Những quy định về quyền và nghĩa vụ nêu trên cuối cùng cũng nhằm vào mục tiêu

cơ bản là phát trién bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam

Với những đặc điểm và vai trò nêu trên, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải được thực hiện dựa trên hai yêu cầu cơ

bản sau đây:

Một là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải được xây dựng không làm cản trở hoạt động hàng hải, đồng thời không gây khókhăn khi áp dụng các biện pháp nhằm thúc đây sự phát triển của nền kinh tế nóichung và kinh tế biển Việt Nam nói riêng

Hai là, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải là một bộ phận của pháp luật môi trường, tuân theo những nguyên tắc của phápluật môi trường, đồng thời tuân thủ và góp phần thực thi nghĩa vụ của Việt Namđược quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môitrường biên trong hoạt động hàng hải

Như vậy, pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt động hanghải được hiểu như sau: “Pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường biến trong hoạtđộng hàng hải là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh

và tồn tại trong lĩnh vực hàng hải giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhấtnhững tác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảmbảo phát trién bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam”

1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động hàng hải

Môi trường biến là vấn dé được chú trong từ trước cho đến nay nên nguyêntắc của hệ thong pháp luật này được áp dụng sớm, xuất hiện cùng với sự hình thành

23

Trang 32

của các quy phạm pháp luật môi trường Bên cạnh đó, có một số nguyên tắc hìnhthành trước như nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc người gây ô nhiễm phảitrả tiền, chịu hậu quả xảy ra Điều này là do áp dụng pháp luật của các nước tương

tự Việt Nam Vì vậy, các nguyên tắc BVMT hình thành từ mục tiêu BVMT Từ đó,nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ÔNMT bién trong hoạt động hàng hải xuất phát

từ nhu cầu kiêm soát ONMT biển, nhu cầu giảm thiểu những tác động tiêu cực từhoạt động hàng hải cùng với sự hợp tác quốc tế về kiểm soát ONMT biển Theo đó,nguyên tắc của pháp luật kiêm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải ở ViệtNam bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế biển với kiểmsoát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải Đây là nguyên tắc dựa trên quan điểmphát triển bền vững, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật môi

trường Việt Nam Pháp luật HHVN có quy định ghi nhận những nội dung có liên

quan đến nguyên tắc này Bộ luật hàng hải 2015 quy định tại khoản 4 Điều 6: “Hoạtđộng hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bềnvững môi trường và cảnh quan thiên nhiên” Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa pháttriển kinh tế biển với kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải dựa trên mộttrong những nguyên tắc của Luật Quốc tế là “nguyên tắc bảo vệ môi trường dé pháttriển bền vững” Nguyên tắc này chỉ ra việc cần phải có sự kiểm soát tổng hợp vàcân đối giữa các yêu tố xã hội, kinh tế và môi trường trong việc xây dựng các quy

định pháp luật kiểm soát ô nhiễm.

Thứ hai, nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp mang tính phòng ngừa.Phòng ngừa sự cô luôn được xem như một nguyên tắc then chốt khi xem xét cácvan đề môi trường Việc phòng ngừa cần phải được thực hiện hang dau, xuyên suốttrong quá trình BVMT, về cơ bản có hai giai đoạn: Một là, khi chưa có hậu quả xảy

ra, việc áp dung các biện pháp phòng ngừa nhằm mục dich là không dé tình trạngÔNMT xảy ra; hai là, khi đã có sự cố xảy ra, việc áp dụng các biện pháp phòngngừa nhằm giảm bớt thiệt hại về tài sản, về môi trường và về tính mạng, sức khỏecon người Có thê nói biện pháp ngăn ngừa BVMT tốt hơn là đi giải quyết hậu quả

24

Trang 33

Thứ ba, nguyên tắc phối hợp, liên kết Môi trường biển được quản lý bớinhiều chủ thể, mỗi chủ thê lại có các trách nhiệm quản lý khác nhau theo quy địnhcủa pháp luật Đề việc quản lý đạt hiệu quả, sự liên kết giữa các chủ thê với nhau là

vô cùng quan trọng Kiém soát ONMT biển trong hoạt động hàng hải đòi hỏi sựphối hợp, liên kết giữa các chủ thể như các cơ quan nhà nước, các tô chức, các cánhân, các chủ thé có liên quan tới hoạt động hàng hải nhằm phòng ngừa ONMTbiển và đặc biệt là khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường biển khi có sự cô môi

trường trong hoạt động hàng hải xảy ra.

Như vậy, ba vấn đề nêu trên là những nguyên tắc pháp lý đặc thù, có ý nghĩabao quát của pháp luật kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hang hải Nhữngnguyên tắc này cấu thành nên một bộ phận quan trọng của pháp luật, giữ vai trò chỉđạo định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội

có liên quan đến kiểm soát ÔNMT biên trong hoạt động hàng hải

1.2.3 Điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

trong hoạt động hàng hải

Pháp luật về kiểm soát hoạt động gây ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải

là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và ton tạitrong lĩnh vực hàng hải giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những táchại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo pháttriển bền vững, theo đó hoạt động hàng hải được hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt độngliên quan đến việc sử dụng tàu biển, có liên quan đến việc di chuyên bằng đườngbiển Pháp luật kiểm soát ONMT biên trong hoạt động hàng hải được xây dung vàthực hiện nham dé trả lời câu hỏi: một là, những hoạt động hàng hải nào chịu sựđiều chỉnh của pháp luật kiểm soát ONMT biển trong hoạt động hàng hải; hai là,những cơ quan nhà nước nào được giao thâm quyền quản lý về kiểm soát ÔNMTbiển trong hoạt động hàng hải; ba là, những loại trách nhiệm pháp lý nào được ápdụng khi có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ÔNMT biến trong hoạt độnghàng hải Dé có thé giải quyết những câu hỏi nêu trên, cần lưu ý một số đặc điểmtrong pháp luật kiêm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải như sau:

25

Trang 34

Mot là, pháp luật kiểm soát ÔNMT biên trong hoạt động hàng hải chịu sự chiphối trực tiếp bởi pháp luật môi trường và pháp luật hàng hải, trong đó, pháp luật

hàng hải hướng tới việc đảm bảo thực hiện các hoạt động hàng hải, còn pháp luật

môi trường lại hướng tới việc giảm thiêu đến mức thấp nhất những tác động tiêucực từ các hoạt động này cho môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng

Hai là, pháp luật kiêm soát ONMT biển trong hoạt động hàng hải quy định

cụ thé về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, quyền và nghĩa

vụ của các tô chức và cá nhân liên quan tới kiểm soát ONMT biển trong hoạt động

hàng hải.

Ba là, pháp luật kiếm soát ONMT bién trong hoạt động hàng hải quy định cụthé các biện pháp đảm bảo cho việc kiểm soát ONMT biên thông qua các chế tài cụthể tương ứng với hành vi làm ÔNMT trong hoạt động hàng hải

Bon là, pháp luật về kiểm soát ONMT biển trong hoạt động HHVN cụ théhóa các nghĩa vụ được đề cập đến trong các điều ước quốc tế có liên quan mà ViệtNam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên

Với những đặc điểm đó, trên cơ sở giới hạn phạm vi điều chỉnh của Bộ luậtHang hai 2015 tại Điều 1, với đặc thù của hoạt động hàng hải nghiên cứu theo nghĩahẹp, nghĩa là pháp luật kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải điều chỉnhcác van đề liên quan đến việc sử dụng tàu biển và việc di chuyển bằng đường biển,những câu hỏi nêu trên được xác định cụ thể như sau: Một là, những hoạt độnghàng hải chịu sự điều chỉnh của pháp luật kiểm soát ô nhiễm hoạt động hàng hải làtàu biển, thuyền viên, các hoạt động hang hải liên quan đến cảng biển, phòng ngừa

và khắc phục sự cố môi trường trong hoạt động hang hai Hai là, hệ thống các cơquan quản lý nhà nước về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải bao gồm

hệ thống các cơ quan có thâm quyền chung và hệ thống các cơ quan có thâm quyềnchuyên môn Ba là, các loại trách nhiệm pháp lý thường được áp dụng đối với cáchành vi vi phạm pháp luật kiêm soát ÔNMT biên trong hoạt động hàng hải bao gồm

trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

26

Trang 35

Theo đó, pháp luật về kiểm soát ONMT bién trong hoạt động hàng hải baogồm những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về kiểm soát ONMT biển đối với tàu biển

và thuyền viên Tàu biển và thuyền viên là những yếu tố rất quan trọng quyết địnhđến sự an toàn của hoạt động hàng hải theo suốt hải trình, vì vậy đây là những đốitượng đầu tiên cần phải được kiểm soát, là những yếu tố không thé thiếu trong côngtác chuẩn bị hàng hải

Quy định pháp luật về tàu biển: Chất lượng hoạt động của con tàu đượcquyết định trong nhiều công đoạn, ngay từ khi sản xuất tàu, khả năng thực tế khi tàuxuất bến, cho đến những điều kiện hoạt động của tàu theo suốt hải trình Tuy nhiên,

dé chuẩn bị hàng hải có kết quả tốt, có ba yếu tố cần phải được đảm bảo, đó là mức

độ an toàn của chính con tàu ngay từ khi sản xuất, về các trang thiết bị trên tàu đảmbảo an toàn hàng hải và công tác kiểm tra định kì các điều kiện an toàn về chất

lượng kĩ thuật của phương tiện trên tàu.

Dé kiểm soát ONMT biến đối với chất lượng của con tàu, trước tiên, phápluật quy định về các điều kiện mà tàu phải đáp ứng thông qua các tiêu chuẩn, quychuẩn kĩ thuật môi trường từ vật liệu, quy trình sản xuất tàu cho đến các điều kiệnkhác để đảm bảo cho tàu có được sự an toàn theo một quy định chung Việc đáp ứngcác điều kiện về an toàn kĩ thuật phải được ghi nhận bằng hoạt động cụ thé, ví dụ nhưtàu phải đáp ứng các quy chuẩn kĩ thuật cần thiết, sau khi đã đáp ứng day đủ các điều

kiện nêu trên thì các cơ quan có thầm quyền cấp xác nhận chat lượng của tàu.

Quy định pháp luật về thuyền viên: Theo suốt lộ trình trên biển, hiệu quảhoạt động của con tàu quyết định rất lớn đến sự an toàn hàng hải, đến việc kiểmsoát ô nhiễm biển Bên cạnh các trang thiết bị được lắp đặt trên tàu, việc thao táccủa thuyền viên cũng là một trong những yếu tổ ảnh hưởng lớn đến kha năng hoạtđộng và khai thác của tàu, quyết định hiệu quả của việc kiểm soát ô nhiễm tronghoạt động hàng hải Sự am hiểu tường tận, kinh nghiệm và những thao tác chính xáctheo đúng quy trình quy phạm các thiết bị nói riêng và con tàu nói chung đôi khi

được đánh giá cao hơn so với chính các thiệt bị trên tàu.

27

Trang 36

Thứ hai, quy định pháp luật về kiểm soát ONMT biển trong các hoạt độngcảng biển

Cảng biển được xây dựng nhăm thực hiện nhiều chức năng khác nhau, cóliên quan trực tiếp đến hoạt động hàng hải như: Bảo đảm an toàn cho tàu biên ra,vào hoạt động; cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc

dỡ hàng hoá và đón trả hành khách; cung cấp dịch vụ vận chuyên, bốc dỡ, lưu khobãi và bảo quan hàng hoá trong cảng; cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú

ấn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợpkhan cấp hay cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá Dé có théphục vụ các chức năng này, cảng biển được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt cáctrang thiết bi dé cho tàu biển có thé ra vào hay thực hiện các hoạt động của mình.Cảng biển góp phan quan trọng vào việc kiểm soát ONMT biển trong hoạt độnghàng hải, biểu hiện cụ thé thông qua các nội dung cụ thé sau đây:

Hoạt động mở cảng biển: mở cảng biển là việc bắt đầu đưa một cảng vàohoạt động, nên nó bao gồm các hoạt động từ xây dựng cảng biển, bến cảng, cầucảng, khu chuyền tải, luồng hàng hải, cho đến các công đoạn dé chuẩn bi cho các

doanh nghiệp khai thác cảng đi vào hoạt động, phục vụ cho hoạt động hàng hải Các

hoạt động này sẽ tác động tiêu cực đến môi trường biển theo nhiều cách thức khácnhau Vì vậy pháp luật kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải quy địnhtrách nhiệm của các chủ thé trong quá trình xây dựng cảng như nghĩa vụ đánh giátác động môi trường, nghĩa vụ chấp hành các quy định về việc đáp ứng các yêu cầuphòng chống cháy né và phòng ngừa ONMT cảng biến

Kiểm soát ÔNMT biển khi tàu cập cảng, rời cảng, quá cảnh: Nếu việc kiểmsoát ô nhiễm đối với các hoạt động xây dựng tại cảng là việc kiểm soát các yêu tốkho bãi, bến tàu, các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng cảng biển thì việc kiểm soátONMT biển khi tàu cập cảng, rời cảng hay quá cảnh lại là kiểm soát đối với con tàutrong quá trình hoạt động, ra vào cảng phải đáp ứng các điều kiện ra sao Tráchnhiệm kiểm soát ONMT biển khi tàu tiến hành các hoạt động ra vào cảng thuộc vềcác chủ thể tiến hành các hoạt động trực tiếp trên con tàu đó như chủ tàu, người

28

Trang 37

quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền Những quy định nàynhằm vào việc đảm bảo sự an toàn của tàu trước hải trình và góp phần ngăn ngừa,kiêm soát ONMT biển.

Trách nhiệm phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ONMT tại cảng biển: Daycũng là một nội dung được quy định trong hệ thống pháp luật kiểm soát ÔNMTbiển trong hoạt động cảng biển Nhằm kiểm soát ONMT bién, các hoạt động diễn ratại cảng biển phải tuân theo các quy định pháp luật về việc phòng chống cháy nỗ vàphòng ngừa ÔNMT Các quy định này nhằm mục đích là giảm thiểu đến mức thấpnhất những tác động tiêu cực xảy ra cho cảng từ tàu, từ các hoạt động hàng hải nhưviéc chuyén giao, tiép nhan chat thai ran tir tau sau hai trinh, viéc tiép nhan nguyénnhiên liệu, tiếp dau, các trang thiết bi phòng chống cháy né tại khu vực cảng

Thứ ba, quy định pháp luật về kiểm soát ÔNMT trong các hoạt động giaothông trên biển

Việc di chuyển của tàu thuyền trên biển là nguồn gây ô nhiễm chính đối vớimôi trường biển So với kiểm soát ÔNMT biển từ các nguồn khác, kiếm soátÔNMT biển từ hoạt động giao thông trên biển là khó khăn và phức tạp Nguyênnhân là do hoạt động giao thông trên biển đa dạng về mục đích, gồm: Du lịch,thương mại, dịch vụ, vận chuyên hành khách, vận chuyên hàng hóa; Thăm dò vàkhai thác tài nguyên như khoáng sản, dầu khí, nguồn lợi thủy sản; Các hoạt độngtuần tra kiểm soát trên biển nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và BVMT như các mụcđích an ninh quốc phòng, chống buôn lậu trên biên, phòng chống tội phạm trên biển

và BVMT biển; Các hoạt động buôn bán và vận chuyền chất thải xuyên biên giới;

Các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển Đồng thời, hoạt động giao thông trên

biển cũng là nguồn thải “động”, khó kiểm soát và khó phòng ngừa và khó khắcphục khi có hậu quả xảy ra Điều này làm cho pháp luật kiểm soát ÔNMT biểntrong hoạt động hang hải có nhiều điểm cần chú ý Dé là ngoài các quy định chung

áp dụng với mọi hoạt động giao thông trên biển dựa trên đặc thù của từng hoạt độngcòn có các quy định riêng về kiểm soát ONMT biển trong hoạt động hang hải như

kiêm soát chât thải hay kiêm soát các tác động tiêu cực đôi với môi trường biên.

29

Trang 38

Theo đó, pháp luật kiểm soát ONMT biên trong hoạt động giao thông trên biển chiathành hai nội dung chính: Một là, pháp luật kiểm soát ÔNMT biển theo đặc thù củacác hoạt động trên biển Hai là, pháp luật kiểm soát việc xả thải đối với các hoạtđộng di chuyền trên biển, chất thải luôn luôn là vấn đề cần được kiêm soát ở mọilúc mọi nơi bởi những hậu quả mà chất thải gây ra cho môi trường nói chung và

môi trường bién nói riêng là vô cùng nghiêm trọng Có hai cách kiểm soát chat thải

đối với các hoạt động hàng hải, đó là kiểm soát theo suốt hải trình hoặc kiểm soát ởcông đoạn cuối cùng, khi tàu cập cảng kết thúc hải trình

Thứ tư, các quy định pháp luật về phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi

trường trong hoạt động hàng hải

Sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải gắn liền với các hoạt động hànghải Sự cô môi trường trong hoạt động hàng hải có thé xảy ra do nhiều nguyên nhân,

có thé do con người, do kĩ thuật hoặc do thiên nhiên Nó cũng có thể xuất phát từcác hành vi vi phạm các quy định về an toàn hàng hải, từ việc vận chuyền hàng hóa,phương tiện, thiết bị trong thăm dò và khai thác khoáng sản trên biển, trong các hoạtđộng di chuyển trên biển nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản gây ONMT biển.Nguyên nhân gây ô nhiễm biên lớn nhất và dé lại hậu quả nghiêm trọng nhất phải

ké tới tràn dầu Tran dầu có thé xảy ra do các sự có như đâm va, đắm tàu hoặc các

sự cố cháy, nô trên tàu Mặt khác, sự cô môi trường trong hoạt động hàng hải cóthể xảy ra do chính sự vận động từ tự nhiên như sự hoạt động trong lòng đất củanúi lửa, bão, giông, vòi rồng, lũ lụt, nứt đất Sự vận động này của thiên nhiên

cũng tạo ra những ảnh hưởng tới các hoạt động của con người, trong đó có hoạt

động hàng hải và gây ra các sự cỗ môi trường trong hoạt động hàng hải Phòngngừa và khắc phục sự cố môi trường trong hoạt động hàng hai là một trong nhữngnội dung quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát ÔNMT biến trong

hoạt động hàng hải.

Các quy định pháp luật về phòng ngừa sự cố môi trường trong hoạt độnghàng hải: Trong hoạt động kiểm soát ÔNMT nói chung và kiểm soát ÔNMT biểnnói riêng, việc phòng ngừa luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nhằm phòng ngừa

30

Trang 39

sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải, có bốn nội dung cần được chú trongkiểm soát là đảm bảo an toàn hàng hải; phòng chống đâm va giữa các phương tiệnhoạt động trên biển; phòng chống cháy nổ; cung ứng dau cho tàu biển Các quy địnhpháp luật này nhằm dé cho sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải không xảy

ra Những quy định này sẽ góp phan tích cực vào việc kiểm soát ONMT biển trong

hoạt động hàng hải ngày từ khi nó chưa kịp xảy ra trên thực tế.

Các quy định pháp luật về khắc phục sự cố môi trường trong hoạt động hanghải: Khắc phục sự cô môi trường trong hoạt động hàng hải là việc các chủ thể trongđiều kiện, hoàn cảnh của mình cần thực hiện hết khả năng có thể, ngay lập tức làmgiảm thiểu đến mức thấp nhất các tác hại do sự cố hàng hải gây ra cho con người vàmôi trường, trong đó có môi trường biên

Thứ năm, trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật kiêmsoát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải

Cũng giống như nhiều lĩnh vực pháp luật khác, chủ thê thực hiện hành vi viphạm pháp luật về kiểm soát ONMT biên trong hoạt động hàng hải sẽ phải chịu các

loại trách nhiệm pháp lý khác nhau Nói cách khác, trách nhiệm pháp lý là một loại

trách nhiệm đặc biệt đặt ra đối với các chủ thé khi họ thực hiện các hành vi vi phạmpháp luật Trách nhiệm pháp lý ngoài mục đích trừng phạt các chủ thé thực hiệnhành vi vi phạm pháp luật thì còn có tác dụng giáo dục, răn đe những chủ thê chưa

vi phạm nhằm giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra Có nhiều loại trách

nhiệm pháp lý được áp dụng đối khi chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp

luật Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ONMT biển trong hoạtđộng hàng hải, chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệmhình sự Nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự

Thứ sáu, hệ thống các cơ quan quản lý nha nước về kiểm soát ÔNMT biển

trong hoạt động hàng hải

Việc quan lý về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hang hải phải được

tổ chức thực hiện bởi các cơ quan quan lý nhà nước có thâm quyền Xu thé chung

trên thê giới hiện nay là các quôc gia đêu xây dựng và duy trì các cơ quan đặc trách

31

Trang 40

các van dé về biên Việc xây dựng các cơ quan đặc trách về biển giúp cho các quốcgia thuận lợi hơn trong quản lý các hoạt động trên biên cũng như BVMT biển xemxét cả dưới góc độ kinh tế cũng như góc độ môi trường Ở Việt Nam, cũng theo xuthế chung của thế giới, việc quản lý nhà nước về biên được thực hiện bởi các cơquan có thầm quyền Những co quan này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình sẽ thực hiện chức năng có liên quan đến quản lý về kiểm soát ONMT biển

trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.

1.3 Pháp luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién trong hoạt

động hàng hải

Biển và đại đương là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Dé giảiquyết các van dé liên quan đến môi trưởng biên và tài nguyên biển, các quốc gia đãcùng nhau ký kết các Điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương, đã tôchức nhiều Hội nghị, hội thảo, diễn đàn cấp khu vực và quốc tế về biển để tìm ratiếng nói chung Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biên trong hoạt động hanghải của Việt Nam cũng được hình thành, phát triển và chịu sự chi phối từ những yếu

tố này Các khung pháp lý quốc tế cơ bản về bảo vệ môi trường biển như: Công ướccủa Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp định 1994 về áp dụng phần XI củaCông ước, Tuyên bố Rio de Janeiro về Môi trường và phát triển bền vững năm

1992, Chương trình hành động 21 (Chương 17) năm 1992, Tuyên bố Hội nghị cấpcao về môi trường Johannesburg 2002., Tuyên bố Hội nghị cấp cao về môi trường

Johannesburg 2012.

Ký kết các điều ước quốc tế là một cách thức hợp tác khác trên phạm vi toànthế giới để các quốc gia cùng nhau giải quyết các vấn đề về môi trường, Việt Nam

đã và đang tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương

có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải.Trong khuôn khô hợp tác quốc tế, các quốc gia trên thé giới đã cùng nhau ký kết cácĐiều ước quốc tế liên quan đến kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt độnghàng hải, đặc biệt với những nỗ lực không mệt mỏi của Tổ chức Hàng hải thê giớiIMO, rất nhiều các điều ước đã được thông qua như: Công ước của Liên Hợp quốc

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hop các hạng mục trong quy hoạch can được tiễn hành đánh giá - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại cảng biển Quảng Ninh
Bảng 2.1. Tổng hop các hạng mục trong quy hoạch can được tiễn hành đánh giá (Trang 61)
Bảng 2.3: Thống kê kiểm tra nhà nước cảng biển - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại cảng biển Quảng Ninh
Bảng 2.3 Thống kê kiểm tra nhà nước cảng biển (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN