Tuy nhiên cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một vănbản pháp luật nào được xây dựng riêng cho chế độ hợp đồng lao động thuyền viên để tạo hành lang pháp lý cho việc đưa thuyền viên Việt N
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM THỊ MINH NGỌC
TẠI TRUNG TAM THUYỀN VIÊN VICMAC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ
công trình nào khác Các s6 liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Truong Đại học Luật xemxét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Minh Ngọc
Trang 4CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUẬT VE DUA THUYEN
VIÊN VIỆT NAM ĐI LAM VIỆC TREN TAU BIEN NƯỚC NGOÀI I 1
1.1 Những vấn đề chung về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc
trên tàu biển nước ngoài 2 ¿5c sSềEx‡EEE2E21 E111 EEEEExEEerrei 111.1.1 Khai niém hoạt động đưa thuyén viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoai lãi1.1.2 Đặc điểm hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài L41.1.3 Ý nghĩa của hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài 16
1.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm
việc trên tàu biển nước ngoài - 2-5222 2 eEerkerkrrrerkrrei 18
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu
biển nước ngOài -¿- 2 ¿+ Sx9Sx+EE2E12E12121717111211211211 2111111111 c0 181.2.2 Quy định của luật quốc tẾ và pháp luật các nước về hoạt động đưa
thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài . -s- 21
1.2.3 Nguyén tắc điều chỉnh của pháp luật về đưa thuyền viên đi làm việc
trên tàu biển nước ngoài -¿- 2¿++2+++Ex++Ext2EESEEESEEEEEerEkerkrsrkrerkee 27
1.2.4 Nội dung của pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc ở
NUOC NZOAL 800086 30
.43009/29809:10/9) c0 36
CHƯƠNG 2: THUC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VE DUA THUYEN
VIÊN VIỆT NAM DI LAM VIỆC TREN TAU BIEN NƯỚCNGOÀI TAI TRUNG TAM THUYEN VIÊN VICMAC 37
2.1 Trung tâm Thuyền viên VICMAC c.ccccccsscssesssessessessesssessessecseseeeseess 372.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuyền viên tại Trung tâm
Thuyền viên VICMAC 2-52 SE 2E2EEEEEEEE 212212217121 re, 38
Trang 52.2.1 Những kết qua dat đượcC - 2-2522 E2 EEEEEEE2E12E171 2112111 cre, 38
2.2.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 2-2 + ++sz+ze+zx+zxzsz 39KET LUẬN CHƯNG 2 -2- 2-5 £2S2‡EE9EEEEE2E122127171211211211 71211211110 46
CHƯƠNG 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHAP
LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUÁ DUA THUYEN VIÊN VIỆTNAM DI LAM VIỆC TREN TAU BIEN NƯỚC NGOÀI 47
3.1 Khái quát quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa thuyền
viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài 225 sccccez47
3.1.1 Cac quy định về hình thức đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển
00/048:149700007707Ẻ77 47
3.1.2 Cac quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên - 2-5552 49
3.1.3 Các quy định về hop đồng lao động trong hoạt động đưa thuyền viên
đi làm việc trên tàu biển nước ngoài - 2 2 ++++s+xerxerxerxrrszes 543.1.4 Các quy định về khác về quan hệ lao động trong hoạt động đưa thuyền
viên đi làm việc trên tàu biên nước ngoài ¿- ¿+ ©s++cxz+cxe2 563.2 Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động
đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài 633.2.1 Đảm bảo quyên lợi ích hợp pháp của thuyền viên trong hoạt động đưa
thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài . : s- 633.2.2 Đảm bảo phù hợp và tương thích với các quy định pháp luật quốc tế 65
3.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu bién nước ngoài 673.3.1 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên
tàu biển nước ngOài ¿- + St E1 112112171117111211 21.11111111 re,673.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu qua hoạt động đưa thuyền viên đi làm
việc trên tàu biển nước ngoài :- 2 2+x+EE+£E£+EE2EEeEEtEEerrkrrkerkerei 76
KET LUẬN CHƯNG 3 2-55 ©522EE2EEEEE2122122171211211211 21211211 xe re 81KET LUAN 0ooeccecccccccccccscsscssescesesscssessssscsscsvcsvcsessessssucsussecsussessesucsucsusansavcsessesseseesnease 83
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 52+E+2EE+EE++EEezExerresree 85
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
ILO: Tổ chức Lao động Thế giới
IMO: Tổ chức Hang hải Thế giới
Trang 7DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỎ
Kết quả đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển
nước ngoài của VICMAC
Trang 8MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận vănViệt Nam là một trong những quốc gia có diện tích biển so với lãnh thé đấtliền khá lớn trên thế giới, là quốc gia cửa ngõ cho các hoạt động trung chuyền vận
tải biên quốc tế từ An Độ Duong sang Thái Bình Dương Các hội nghị Trung ương
đảng luôn nhấn mạnh rang can day mạnh hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm thị
trường xuất khẩu thuyền viên, sĩ quan hang hải trên cơ sở nghiên cứu thị trường bài
bản, dài hạn; xây dựng chương trình đào tạo và xuất khẩu lao động hàng hải, đồngthời tranh thủ hợp tác với các tô chức hang hải quốc tế dé tận dụng sự trợ giúp đàotạo nhân lực cho ngành hàng hải Việt Nam nói chung Theo thống kê vào tháng
7/2017, Việt Nam đang có khoảng 50.000 nghìn thuyền viên, trong đó có khoảng
20.000 thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài; trong
đó, số lượng thuyền viên có chuyên môn cao được cung cấp và làm việc trên các
đội tàu tiên tiến trên thế giới theo tiêu chuẩn thuyền viên quốc tế như Hiệp hội chủtàu Nauy, Hà Lan, Đức, Đan mạch, Thụy Điền, Anh và các nước Châu A
Việt Nam hiện nay là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Tổ chức Hàng hải Thế giới (IMO) cũng
như là thành viên của nhà tô chức liên chính phủ và phi chính phủ quan trọng khác.
Chính vì vậy, trong bố cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những yếu tố đó là những điềukiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và ngành hàng hảiquốc gia nói riêng Việt Nam cũng được biết đến với nguồn nhân lực khá déi dào dé
đi lao động ở nước ngoài, mặc dù hiện tại chủ yếu là xuất khẩu lao động giản đơn,chưa có nhiều tính cạnh tranh nên giá trị hợp đồng cho từng cá nhân là không cao
Xuất khẩu thuyền viên là một trong những loại hình xuất khẩu lao động đã
và đang mang lại nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gianqua và trong tương lai, là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển.Thuyền viên của Việt Nam co bản có trình độ chuyên môn tốt, thông minh, dé hòađồng trong những thuyền bộ đa quốc tịch, không có những trở ngại về tôn giáo, do
đó có thê cạnh tranh được vê tiên lương với các quôc gia có cùng trình độ như
Trang 9Philippin, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ Thuyền viên nói chung là loại lao động có
trình độ chuyên môn nên nguồn ngoại tệ thu được từ tiền lương mang về nhiều hơn
các loại hình xuất khẩu lao động thông thường Đặc biệt, lực lượng lao động này
sau khi về nước với kiến thức cập nhật được trong quá trình làm việc trên các tàunước ngoài khá hiện đại nên có thể phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành hànghải, cũng như góp phần xây dựng nén kinh tế biển đầy tiềm năng của Việt Nam
Chế độ pháp luật về hợp đồng lao động thuyền viên Việt Nam được quy định
trong pháp luật lao động, pháp luật chuyên ngành và các điều ước quốc tế hàng hải
mà Việt Nam là thành viên Tuy nhiên cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một vănbản pháp luật nào được xây dựng riêng cho chế độ hợp đồng lao động thuyền viên
để tạo hành lang pháp lý cho việc đưa thuyền viên Việt Nam nói chung đi làm việctrên tàu biển nước ngoài, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ phù
hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là các thuyền viên làm việc trên
các tàu biển nước ngoài treo cờ thuận tiện, thuyền viên làm việc với điều kiện vàmức lương thấp hơn so với các tiêu chuẩn đã được Liên đoàn Công nhân vận tảiquốc tế khuyến nghị
Việt Nam vẫn chưa có luật pháp chuyên biệt qui định đối với các thuyềnviên, chính vì thế đã dẫn đến tình trạng trên thực tế quyền lợi của thuyền viên phátsinh tranh chấp mà không có cơ sở pháp lý, quyền lợi chính đáng của thuyền viênkhông được đảm bảo, nảy sinh nhiều vấn đề, không có cơ chế quản lý điều tiết hiệuquả Nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế buộc chúng ta phải tiến hành phân tíchnghiên cứu về cải thiện chế độ pháp luật về hợp đồng lao động thuyền viên dé bảo
vệ quyền lợi thuyền viên của Việt Nam khi chúng ta đã phê chuẩn và thực hiệnCông ước Lao động Hàng hải 2006.
Các vấn đề liên quan đến thuyền viên ở Việt Nam được quy định tại các
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Trong Bộ luật Hàng hải Việt Namnăm 2015 đã giành han chương III quy định về Thuyền bộ và Thuyền viên, đây làbước tiễn lớn Tuy nhiên, các quy định pháp luật về hợp đồng lao động thuyền viêntrong Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 cũng chỉ quy định rất chung chung tại
Trang 10Điều 62 mà chưa có những quy định cụ thể nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của
thuyền viên, một số vấn đề liên quan khác như mức lương, chế độ bảo hiểm, thời
giờ làm việc cũng cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thé mới có thé thực
thi tốt được Mặt khác, quy định của pháp luật Việt nam điều chỉnh các vấn đề liênquan đến thuyên viên chưa có tính đặc thù phù hợp Chính vì vậy, cần sớm hoànthiện các quy định chế độ pháp luật về hợp đồng lao động thuyền viên Việt nam liên
quan đến thuyền viên đồng thời thực hiện Công ước lao động hàng hải, 2006
(Maritime Labour Convention - MLC -2006) mà Việt nam đã gia nhập để có cơ sởpháp lý bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên
Thực tế hiện nay cho thấy, khi làm việc trên tàu biển nước ngoài, do thuyềnviên phải làm việc trong điều kiện, môi trường khác so với chế độ làm việc trên tàubiển Việt Nam nên việc quản lý, giám sát, hỗ trợ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của các cơ quan chức năng của Việt Nam đối với thuyền viên gặp nhiều khó
khăn Nhìn từ góc độ pháp luật, thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển củanhiều quốc gia khác, do đó có nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh nên xungđột pháp luật trong quan hệ pháp luật là lao động thuyén viên là điều không tránhkhỏi Bên cạnh đó, thuyền viên làm việc trên tàu biển còn phải chịu sự điều chỉnh
của các điều ước quốc tế về chế độ làm việc đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệmôi trường biển; các quy định của chủ tàu hay các công ty thuê tàu về điều kiện làm
việc, nội quy làm việc nhăm khai thác con tàu có hiệu quả kinh tế Chính vì vậy,thuyền viên phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bị lạm dụng sức lao động, bị các tainạn lao động do các điều kiện làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn chung, bi người
sử dụng lao động đối xử về chế độ tiền lương và các điều kiện sinh hoạt không bảođảm theo các yêu cầu của luật pháp quốc tế, cũng như các khó khăn khi hệ thốngpháp luật của quốc gia mà thuyền viên mang quốc tịch chưa đủ mạnh dé bảo vệ họ
trước khi ký hợp đồng lao động
Những quy định của pháp luật lao động hiện tại tuy đã ngày càng hoàn thiện,
góp phần không nhỏ giúp các cơ quan nhà nước quản lý chế độ lao động của thuyềnviên nhưng vẫn chưa bao quát, toàn diện và xuât hiện một sô điêm hạn chê, bât cập.
Trang 11Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa đã gia tăng sự phức tạp,biến động của vấn đề thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Đặc biệt là trong
bối cảnh Việt Nam đã tham gia, ký kết các Hiệp định hợp tác thương mại thế hệ
mới, việc hoàn thiện, sửa đổi các quy định pháp luật lao động trong nước dé phùhợp với các cam kết quốc tế là điều cần thiết hiện nay để bảo vệ thuyền viên Việt
Nam hoạt động trên tàu biển nước ngoài
Chính vì vậy, học viên quyết định chọn vấn đề “Pháp luật về đưa thuyênviên Việt Nam di làm việc trên tàu biển nước ngoài và thực tiên thực hiện tai Trung
tâm Thuyén viên VICMAC” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu luận văn
Nghiên cứu về vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng lao động hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến Tuynhiên, hoạt động cung ứng thuyén viên lao động trên tàu biển nước ngoài là mộtvấn đề có tính đặc thù, điều này thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều quy phạm phápluật trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là các văn bản luật biển và luật hàng hảiquốc tế, cũng như Công ước của ILO về lao động hàng hải Hiện nay có một sốcông trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung có liên quan của vấn đề này như sau:
* Đối với các nghiên cứu trong nước
Ở cấp độ các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu:
- “Xuất khẩu thuyền viên - cơ hội và thách thức” trên Tạp chí Tap chí Hànghải, số tháng 3 năm 2008;
- “Một số van dé cơ bản của pháp luật lao động quốc té” của Phạm TrọngNghĩa trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9/2008;
- “Khoảng trồng trong Luật người lao động Việt Nam di làm việc ở nước
ngoài” trên báo Lao động tháng 7/2015;
- “Chất lượng thuyén viên đưa di xuất khẩu: thực trạng và kiến nghị” củaĐào Quang Dân đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ hàng hải số tháng 3/2016;
- “Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác xuất khẩu thuyén viên”trên tap chí giao thông tháng 11/2016; “Dua lao động đi làm việc ở nước ngoài: canthiết và đúng hướng” trên Báo tạp chí tài chính 3/2017
Trang 12- Luận văn thạc sỹ “Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu thuyén
viên Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Cường năm 1999;
- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Đào Thị Lệ Thu năm 2012;
- Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả của xuất khẩu thuyén viên ViệtNam đến năm 2010” của Phạm Viết Cường năm 2003
- Luận văn Thạc sĩ Luật quốc tế của tác giả Tống Văn Băng, khoa Luật của
Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Pháp luật lao động Việt Nam về thuyên viên
làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp” tại KhoaLuật — Dai học Quốc gia Hà Nội 2009
* Các công trình nghiên cứu quốc tế
Ngoài ra còn có một số công trình của các tác giả nước ngoài có nghiên cứu
và đề cập đến vấn đề này như:
- Luận văn tiến sĩ khoa học chuyên ngành: Luật lao động của tác giả Damir
Bekyashev “Các qui định cua luật pháp quốc tế về van dé lao động của thuyénviên”, bảo vệ năm 2001 tại Moscow” Trong đó mục tiêu nghiên cứu của đề tàihướng tới “Khang định giá trị pháp lý của hợp đồng lao động thuyén viên, xây dựngkhái niệm và các tính chất của nó" và "xây dựng những điều khoản bắt buộc phải
có trong hợp dong lao động thuyên viên, dựa trên cơ sở các qui định quốc tẾ”
- Năm 2007 cũng tại Moscow tác giả Alina Bolshakova đã bảo vệ thành côngLuận văn tiến sĩ khoa học chuyên ngành: Luật lao động, về dé tài “Hop dong laođộng thuyén viên tàu biển - so sánh giữa qui định của luật pháp Liên Bang Nga và
Ueraina” Công trình nghiên cứu hướng tới mục đích xác định các van đề pháp lý
nảy sinh trong quá trình kí kết hợp đồng lao động thuyền viên và xây dựng ý tưởngphát triển trong tương lai cho các qui định pháp luật lên quan tới van dé hợp đồngthuyền viên tại hai quốc gia trên
- Năm 2017, Tổ chức HAL có một bài nghiên cứu ngắn về vấn đề “Vai tròcủa tô chức quản lí hoặc tuyên dụng thuyền viên trong thị trường việc làm thuyền
viên” Bài nghiên cứu chỉ rõ vai trò của các co quan, đơn vi tuyên dụng và cung ứng
Trang 13thuyền viên Đặc biệt khang định vi trí của thuyền viên nước ngoài với các quốcgia Bên cạnh đó cũng khăng định vai trò của MLC đối với lĩnh vực cung ứngthuyền viên, đưa ra kinh nghiệm của Tây Ban Nha làm đối chiếu.
Ngoài ra, cũng có nhiều tác phẩm, bài báo viết về van dé này, tiêu biểu kề đến:
- Năm 2021, trên tạp chí MOL Service, tác giả Akina đã có bài viết “Sw cầnthiết của thuyén viên đối với vận tải hàng hải” Tại đây tac giả có nhắc đến van đềnhập khẩu thuyền viên của Nhật Ban va khẳng định rõ, quy trình vận tải biển củaNhật Bản phụ thuộc vào thuyền viên nước ngoài, trong đó có thuyền viên Việt Namvới sô lượng tương đối lớn
Đánh giá chung, số lượng các nghiên cứu còn rất hạn chế và thiếu tính mớiđặc biệt là về vấn đề pháp luật về xuất khẩu thuyền viên
Có thé thay các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là các nghiên cứu trong nước
đã đưa ra những khái niệm cơ bản về thuyền viên, về quan hệ lao động hàng hải,
phân tích về pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theohợp đồng (tập trung chủ yếu vào thuyền viên di trú)
Bên cạnh đó, do thời điểm nghiên cứu đã lâu nên các số liệu và quy địnhpháp luật chưa có tính cập nhật Số lượng Thuyền viên Việt Nam xuất khẩu có sựtăng trưởng mạnh mẽ do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới Đặc biệt là vàothời điểm dịch Covid: Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tình hình dịch tốt, các cảngbiển Việt Nam có thé thuận tiện dé thay người, nhập tàu trong khi toàn bộ ngànhhàng không quốc tế gần như đóng băng: tình hình căng thăng chính trị giữa cácquốc gia, vùng lãnh thé như Trung Quốc - An Độ, Nga — Ucraina, Tinh thần xây
dựng pháp luật cũng đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi xây dựng Luật
“Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng 2006” và Luật
“Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng 2020” Tuynhiên, những thay đổi liên quan trực tiếp đến vấn dé xuất khẩu thuyền viên, cụ théquy định về lĩnh vực này vẫn còn hạn chế
Đối với các nghiên cứu nước ngoài: Chủ yếu tập trung vào vấn đề pháp luật
về thuyên viên: điêu kiện ăn ở, sinh hoạt, làm việc; các van đê vê quyên lợi và nghĩa
Trang 14vụ cũng như các vấn đề liên quan đến quốc gia tàu mang cờ, Có rất hiếm hoi các
nghiên cứu liên quan đến vấn đề thuyền viên xuất khẩu, làm việc trên tàu biển nướcngoài hay van đề về cung ứng thuyền viên cho các tàu biển nước ngoài
Như vậy có thể thấy, việc nghiên cứu về vấn đề “Pháp luật về đưa thuyền
viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài” hiện nay chưa có nhiều tác giả
đề cập đến Từ đó cho thấy việc tác giả chọn vấn đề trên để nghiên cứu mang ý
nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài luận văn có mụcđích nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thuyền viên Việt Nam đi
làm việc trên các tàu biển nước ngoài trên thực tế hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiêncứu sau đây:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật đưa thuyền viên ViệtNam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài như khái niệm lao động của thuyền viên,đặc điểm lao động của thuyền viên trên tàu biển nước ngoài, khái niệm, nội dung
của pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài
Hai là, nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về đưa thuyền viên ViệtNam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài qua đó phân tích, đánh giá những ưu điểm
và hạn chế của các quy định này
Ba là, nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về đưa thuyền viên ViệtNam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài tại Trung tâm thuyền viên VICMAC
Bốn là, đưa ra cá đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảbảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thuyền viên Việt Nam di làm việc trên tàu
biên nước ngoài.
Trang 154 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận, pháp luật và thựctiễn áp dụng pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nướcngoài tại Trung tâm thuyền viên VICMAC
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam
cũng như các quy định pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên về vấn đề đưa
thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài
Về không gian: Luận văn phân tích thực tiễn đưa thuyền viên Việt Nam đilàm việc trên tàu biển nước ngoài
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng đưa thuyền viên Việt Nam đilàm việc trên tàu biển nước ngoài
5 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học cụ thé như: Phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp lịch sử
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ các vẫn đềliên quan trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, những quy định của phápluật hiện hành và những quy định đã được sửa đổi bổ sung thay thế Qua đó, thayđược điểm mới và điểm chưa phù hợp của pháp luật hiện hành, làm căn cứ xác thựccho việc đưa ra những giải pháp khắc phục, sửa đôi bổ sung
6 Tính mới của luận văn
- Những đóng góp mới về học thuật, lí luậnLuận văn xác lập được khung lý thuyết về hoạt động đưa thuyền viên đi làmviệc trên tàu biển nước ngoài, khái niệm, đặc điểm; các vấn đề lí luận về lao độngcủa thuyền viên; b6 sung thêm luận cứ khoa học về hoạt động đưa thuyền viên đilàm việc trên tàu biển nước ngoài phù hợp với điều kiện hiện nay, làm căn cứ phântích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao pháp luật về đưa thuyền viên
đi làm việc trên tàu biên nước ngoài.
Trang 16- Những kết luận mới về đánh giả thực tiền
Luận văn đã nêu rõ và đánh giá thực trạng về hoạt động và việc thực hiện
pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài tại
Trung tâm Thuyền viên VICMAC; nhận thức được các tồn tại và nguyên nhânnhằm đưa ra phương án khắc phục, cải thiện tình hình Thêm vào đó, lay căn cứthực tế dé hoàn thiện lý luận đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thuyền viên Việt Nam đi làm việc
trên tàu biển nước ngoài
- Những đê xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng kết hợp với phân tích quan điểm lập phápqua các quy định pháp luật hiện hành, tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài, tập
trung vào các đối tượng của quan hệ lao động này, cụ thể: (1) Nâng cao trách nhiệm
của tổ chức cung ứng lao động là thuyền viên và (2) Nâng cao chất lượng nguồnnhân lực qua việc kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng thuyền viên được xuất khâu
Dé dat được những kết quả trên, tác giả tập trung giải quyết những câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) Hoạt động đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước
ngoài là gì?
(2) Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động đưa thuyền viên Việt Nam
đi làm việc trên tàu biển nước ngoài?
(3) Thực tế thực hiện pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam di làm việc trên
tàu biển nước ngoài tại thời điểm hiện tại ra sao?
(4) Những quy định pháp luật hiện hành đã quy định triệt để về hoạt độngđưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài chưa?
Nghiên cứu lý luận về khái niệm và điều chỉnh của pháp luật về đưa thuyềnviên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài theo quy định của pháp luật từ
đó có giá trị tham khảo cho việc áp dụng trên thực tế: Trên cơ sở kế thừa các côngtrình khoa học đã được công bố Tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thong; góp
Trang 17phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi
làm việc trên tàu biển nước ngoài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt
động thực hiện pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biểnnước ngoài Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những giải phápkhoa học phục vụ cho hoạt động thực hiện pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam
đi làm việc trên tàu biển nước ngoài, đặc biệt là bảo đảm quyền của thuyền viênViệt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài cũng như gỡ bỏ những vướng mắc củadoanh nghiệp sự nghiệp đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài khôngchỉ đối với Trung tâm thuyền viên VICMAC mà còn có ý nghĩa trong việc áp dụng
pháp luật trong phạm vi cả nước trong giai đoạn hiện nay va thời gian tới.
7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cau thành 03 chương:
Chương 1: Những van dé lý luận về pháp luật đưa thuyền viên Việt Nam đilàm việc trên tàu biển nước ngoài
Tại đây, tác giả tập trung nghiên cứu về những vấn đề chung về đưa thuyền
viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài bao gồm: khái niệm, đặc điểm
và ý nghĩa của hoạt động này Và những vấn đề lý luận chung về pháp luật đưathuyền viên Việt Nam đi làm việc trên tàu biển nước ngoài bao gồm khái niệm vàcác nội dung của pháp luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đưa thuyền viên Việt Nam đi làm việctrên tàu biển nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại Trung tâm thuyền viên VICMAC
Tại chương này, tác giả trình bày và phân tích quy định của pháp luật quốc tế
và nước ngoài, tác giả chỉ lựa chọn liệt kê pháp luật về thuyền viên của 3 đất nước
phát triển về hoạt động xuất khẩu thuyền viên là Vương Quốc Anh đã có lịch sử và
kinh nghiệm giàu có trong lĩnh vực này và hai quốc gia lớn, nổi bật trong lĩnh vực
này tại châu Á là Nhật Bản và Philipin
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
đưa thuyên viên Việt Nam di làm việc trên tau biên nước ngoai.
10
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUẬT VE DUA THUYEN VIÊN VIỆT
NAM ĐI LAM VIỆC TREN TAU BIEN NƯỚC NGOÀI
1.1 Những van đề chung về hoạt động đưa thuyền viên di làm việc trên
tàu biển nước ngoài
1.1.1 Khái niệm hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài
Thuật ngữ “nguồn lực con người” hay “nguồn nhân lực” được bắt đầu sửdụng vào những thập niên 60 của thế kỷ XX ở các nước phương Tây và một sốnước châu A Có thé nói, đây là thời kỳ đánh dấu sự nhảy vot trong nhận thức vềvai trò, vi tri của con người trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội, khi mà có sự thayđổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động Từ
chỗ con người được xem là công cụ lao động đã trở thành nhân tố quyết định hàngđầu Ngày nay thuật ngữ này được sử dụng phổ biến và thé hiện tính khoa học rất
cao trong việc chi ra nguồn lực con người cả về số lượng, chất lượng và tam quantrọng trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội
Ở Việt Nam từ năm 90 của thế kỷ XX đến nay thuật ngữ nguồn nhân lựcđược các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu sâu và được sửdụng rộng rãi Tuy thuật ngữ “nguồn nhân lực” trong thực tế được dùng khá phổbiến, nhưng lại có khá nhiều quan niệm khác nhau:
Theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế, nguồn nhân lực của một quốcgia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Quan niệmnày được hiểu theo hai nghĩa: 1) Nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức
lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho phát triển, do đó
nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường; 2) Nghĩahẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cưtrong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động - sản xuất, tức là toàn bộcác cá nhân có thé tham gia vào quá trình lao động, là tong thé các yếu tố về thé lực,trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động Đây là khái niệm dé chỉ ra quy
11
Trang 19mô và tiềm lực của một quốc gia đánh giá về khả năng tham gia hoạt động kinh tế
để tạo ra tài sản cho xã hội của nguồn nhân lực trong quá trình sinh sống và xây
dựng đất nước
Dé phát triển từng ngành rất cần phải có nguồn nhân lực phù hợp Nguồn
nhân lực của một ngành là toàn bộ những người lao động và những người tương lai
có khả năng tham gia lao động trong ngành đó Vận tải biển là một ngành đặc thù,cũng cần nguồn nhân lực riêng Đối với ngành vận tải biên, thuyền viên là bộ phậnnòng cốt đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, bảo dưỡng và vận hành an toàntàu Mặc dù hoạt động vận tải biển có nguồn gốc hình thành từ lâu và phát triểnvới tốc độ rất nhanh, nhưng đến nay khái niệm “thuyền viên” còn được hiểu rấtkhác nhau Có khá nhiều từ dùng để chỉ khái niệm thuyền viên trong ngôn ngữ củanhiều quốc gia như sailor, mariner, salt, seaman, navigator hay seafarer Theo
đó, thuyền viên được hiểu như là những thủy thu, là những người phục vu dưới tàu
quân sự, người làm việc trên tàu chở hàng hay người vận hành thuyền buồn Ngàynay, danh từ được dùng phô biến trên thế giới, dé chỉ thuyền viên là seafarer.Seafarer có nguồn gốc từ một bài thơ cô của Anh, ké về một người dan ông sốngmột mình dài ngày trên biển Như vậy, khái niệm seafarer dùng diễn tả một người
sống cuộc đời đi biến
Cũng có quan điểm cho rằng, thuyền viên là một nghề nghiệp làm việc trên trên
một con tàu biên, là một thành viên của phi hành đoàn có chức danh dưới cấp sĩ quan
Trong Công ước số 45 năm 1976 (Công ước về tính liên tục của việc làm chothuyền viên), thì thuật ngữ “thuyền viên” có nghĩa là những người được luật pháphoặc thực tiễn của quốc gia hoặc thỏa thuận tập thé, coi là những người được thuêmớn với tư cách là những thành viên thủy thủ đoàn trên tàu đi biển, khác với tàu
chiến; tàu dành cho việc đánh bắt cá hoặc những hoạt động trực tiếp gắn với việc đó
hoặc cho việc săn bắt cá voi hoặc các mục đích tương tự
Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT, ngày 28 tháng 7 năm 2017, của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về chức danh, nhiệm vu theo chức danh
12
Trang 20của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, thìthuyền viên được định nghĩa:
Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền
trưởng, đại phó, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), máy trưởng, máy hai,
sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông
tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan
máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca, thợ máy
chính, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến,
quan tri, bac sỹ hoặc nhân viên y té, phuc vu vién, bép trưởng, cấp
dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụ hành khách,
tô trưởng phục vụ bàn, nhân viên phục vụ bàn, quản lý kho hành lý, thợgiặt là, kế toán, thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, trật tự
viên, thợ máy lạnh và thợ bơm [14].
Như vậy có thê hiểu thuyền viên là những người được đảo tạo huấn luyện vàđược cấp chứng chỉ theo Công ước STCW78 sửa đổi 2010; với từng chức danhkhác nhau sẽ áp dụng các tiêu chuẩn tương ứng
Những người đi lao động xuất khâu nói chung, thường được quốc tế gọi
băng thuật ngữ “migrant worker — lao động di cư” Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc đi cư lao động quốc tế, nhưng lý do chủ yếu là kinh tế Di cư lao động quốc tếthường diễn ra dưới hai hình thức, đó là di cư tự do và di cư có tô chức Di cư laođộng quốc tế có tổ chức gọi là xuất khẩu lao động, có sự can thiệp, quản lý của
Chính phủ các nước.
Xét về nghề nghiệp, đối tượng thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước
ngoài cũng được coi là lao động di cư Thuyền viên đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao
động hay nói cách khác thuyền viên đáp ứng yêu cầu của chủ tàu nước ngoài là một
bộ phận của đội ngũ thuyền viên quốc gia nói chung và cần có một số yêu cầu nhất
định của chủ tầu như có kỹ năng tốt có ý thức, có đủ sức khỏe đặc biệt là có trình độ
ngoại ngữ khá và quan trọng hơn là pháp luật cho phép xuất cảnh, cho phép đi
làm việc có thời hạn trên các tàu biên nước ngoài.
13
Trang 21Theo phân tích như trên, có thé đưa ra định nghĩa về thuyền viên đi làm
việc trên tàu biển nước ngoài như sau: “Thuyên viên đi làm việc trên tàu biển
nước ngoài là những thuyén viên thuộc quốc gia mà họ dang là công dân, đã,
đang và sẽ làm việc trên tàu biển thuộc sở hữu của chủ tau nước ngoài, đượchưởng lương, thưởng cùng các loại phụ cấp khác từ chủ tàu nước ngoài hay
người đại diện hợp pháp của họ”.
Qua phân tích về khái niệm thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài,căn cứ vào khoản 1 điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoaitheo hợp đồng, tác giả đưa định nghĩa về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trêntàu biển nước ngoài như sau: “Thực hiện các hoạt động dịch vụ đưa thuyén viênmang quốc tịch Việt Nam di làm việc trực tiếp trên các con tàu biển thuộc sở hữu,quản lý của chủ tàu nước ngoài, được hưởng lương, thưởng cùng các loại phụ cấpkhác từ chủ tàu nước ngoài hay người đại diện hợp pháp của họ”.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động đưa thuyén viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoàiDựa trên cơ sở khái niệm về thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoaichúng ta có thé xác định được đặc điểm của hoạt động này như sau:
Hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoai là loại hìnhlao động đặc thù điển hình được cả thế giới công nhận Tổ chức lao động quốc tế,
ngay từ khi mới thành lập đã xác định rỡ rằng, thuyền viên là một loại lao động đặc
biệt và cần phải có quy định quốc tế nhằm bảo vệ, động viên phát triển Chính vì thế
mà ngay từ năm 1920 “Công ước về tudi lao động trên biển tối thiểu (No.7)” và
“Công ước cung ứng thuyền viên (No.9)” đã được sớm thông qua và đã góp phankhông nhỏ vào việc định hướng lập pháp đối với các quốc gia thành viên về các vấn
dé liên quan tới thuyền viên Cho tới nay riêng tổ chức ILO đã thông qua ít nhất là
33 Công ước quốc tế liên quan tới thuyền viên MLC 2006 là Công ước mới nhất
mang tính đột phá cao Hiện có rất nhiều quốc gia đã thông qua và đăng ký phêchuẩn Từ ngày 20 thang 8 năm 2013, Công ước MLC chính thức có hiệu lực ápdụng đối với Việt Nam
Hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài cần tuyển
14
Trang 22dụng những thuyền viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn quốc
tế Đề hoàn thành tốt nhiệm vụ của minh, thuyền viên di làm việc ở nước ngoai trên
tàu biển cần phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công
nghệ Mỗi một con tàu hiện nay với rất nhiều chi tiết, hệ thống hiện đại, vì vậy đểlàm chủ nó thuyền viên phải là người có tri thức nhất định trên nhiều phương diện
Ngày nay hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoàikhông những phải đáp ứng các quy định của tô chức Hang hải quốc tế IMO; cácluật, Bộ luật không những của quốc tế mà của cả những quốc gia ven biển, các
quy định của chủ tàu mà còn phải đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành,
khai thác tàu Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ cũng như các quy định về tiêuchuẩn thực hiện công việc, kỹ năng yêu cầu đối với từng vị trí của thuyền viêntrên tàu rất cụ thê, rõ ràng
Hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài cần phải
thực hiện tuyển dụng người lao động là người lao động đa văn hóa, đa sắc tộc.
Trong quá trình làm việc, hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nướcngoài là người thường được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, tiếng nói, chữ viết,phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới Ngày nay, thuyền bộ đa quốctịch trở nên rất phô biến Khi đó, trong công việc hàng ngày, ngoài việc hỗ trợ, giúp
đỡ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ thì chắc chắn mỗi thuyền viên phải bộc lộ nhiềukhía cạnh và mức độ khác nhau về văn hóa, phong tục Khi cùng nhau làm việc trêntàu trong một thời gian dài, thuyền viên sẽ ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn
sé còn tăng sự hiểu biết hơn vào nền văn minh nhân loại
Hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài phải thông
thạo tiếng Anh Tiếng Anh là công cụ dé thuyền viên đi làm việc ở tàu biển nước
ngoài tiếp cận và thực hiện các công việc Tất cả thuyền viên đi làm việc trên tàu
biển nước ngoài đều phải đạt yêu cầu tối thiêu về Anh ngữ, đó là nghe, nói, nhậnthông tin, truyền dat thông tin, khẩu lệnh đầy đủ, rõ ràng, không có sự hiểu lầm;diễn đạt bằng tiếng Anh các quy trình, quy định, nhiệm vụ một cách đầy đủ, đúng
quy định do chủ tàu đưa ra, do tô chức Hàng hải quốc tế IMO quy định Chính vi
15
Trang 23vậy, Thuyền viên của những quốc gia có lợi thế về Anh ngữ thường chiếm ưu thế
trong cạnh tranh trên thị trường thuyền viên quốc tế.
Thể lực và trí lực của thuyền viên xuất khẩu tăng cao cùng với quá trình làm
việc trên những đội tàu tiên tiến Tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia, yêucầu về chiều cao, cân nặng đối với thuyền viên có thể khác nhau Tuy nhiên theo
sự phát triển của công nghệ hàng hải ngày càng hiện đại, đa dạng và phức tạp, đòihỏi trí lực của thuyền viên ngày càng hoàn thiện tốt hơn, thông minh hơn, linh hoạthơn [15] Khả năng xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn,
hiệu quả hơn, nhất là những tình huống khó khăn, khẩn cấp.
Thuyền viên xuất khẩu tiếp cận với công nghệ mới Cuộc cách mạng khoahọc công nghệ, trong đó công nghệ thông tin là chủ chốt, đang làm thu hẹp vàphang thé giới, thuyền viên cần phải học tập và học hỏi suốt đời dé cập nhật nhữngcái mới, cập nhật công nghệ mới, hiện đại, để có thể làm chủ hoàn toàn con tàu
trong quá trình vận hành và khai thác.
Có thé nhận thay rằng, tiêu chuẩn tuyên chọn Hoạt động đưa thuyền viên đilàm việc trên tàu biển nước ngoài cao hơn và khó hơn tuyên chọn thuyền viên làm
việc cho các chủ tàu nội địa, rất đơn giản vì yêu cầu về trình độ chuyên môn khắt
khe hơn, mức lương và thu nhập được các chủ tàu nước ngoai trả cho hoạt động đưathuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài cao hơn nhiều so với thuyền viênlàm việc trên những đội tàu trong nước Và chủ tàu càng lớn, càng có tên tuôi trênthé giới thì yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ càng cao, yêu cầu tuyển chọncao hơn, khắt khe hơn, nhưng mức lương và thu nhập trả cho thuyền viên xuất khâu
cũng rat cao Như vậy có thé kết luận rằng nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu
chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ thuyền viên Việt Nam
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển
nước ngoài
- Về mục tiêu kinh tếTrên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu
biển nước ngoài được xem xét theo 3 chủ thé tham gia đó là Người lao động, Doanh
nghiệp là đưa thuyên viên đi làm việc trên tàu biên nước ngoài và Nhà nước.
16
Trang 24Lợi ích của thuyền viên xuất khẩu: Tăng thu nhập cho thuyền viên Thu nhập
là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc trên tàu biển nước ngoài Tuỳtheo luật pháp va thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động dilàm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và đượchưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động Thu nhập củangười lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của
họ Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo
hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty XKLD thì người lao động
có thê tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đilàm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 — 15 lần so với thu nhập trong nước.Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn
có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, 6n định kinh tế, tạothêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khitái hòa nhập cộng đồng
Lợi ích của doanh nghiệp đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nướcngoài: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp Doanh nghiệp đưa thuyền viên đilàm việc trên tàu biển nước ngoài là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệuquả kinh tế quốc dân cho Nhà nước Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ củamình tô chức xuất khâu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương
cơ bản của người lao động là không quá | tháng lương theo mỗi năm làm việc.
Khoản thu này đủ để các t6 chức đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nướcngoài trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chon laođộng, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.
Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chỉ phí đầu tư cho giải quyết
việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Hoạt động đưa thuyềnviên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài được coi là một hướng giải quyết việc làmcho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước Thông qua hoạt động đưathuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài hang năm Nhà nước đã tiết kiệm
được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động Ngân sách Nhà
17
Trang 25nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh
nghiệp đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài tính trên số tiền phí
dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa thuyền viên đi
làm việc trên tàu biển nước ngoài, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hop dong, lệ phícấp hộ chiếu
- V mục tiêu xã hội
Việc đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài đã tạo việc làm
cho hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt
là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức épviệc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không cóviệc làm gây nên ” nhàn cư vi bất thiện”
Thông qua đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài lao động đi
làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp
thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thànhnên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao Lao động Việt Nam cần
cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thê nhanh chóng tiếp thu các kiến thức vềkhoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại Đa số laođộng Việt Nam trước khi đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài
không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thê đạt được tối thiểu bậc thợ trung
bình Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây là điềukiện dé đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH — HĐH đất nước khi họ trở về
1.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm
việc trên tàu biển nước ngoài
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc trêntàu biển nước ngoài
Đề điều chỉnh quan hệ lao động là thuyền viên Việt Nam làm việc trên cáctàu biển hoạt động tuyến quốc tế, xuất phát từ tính đa dạng trong quan hệ này lànhiều pháp luật có thể được áp dụng như luật nhân thân của người lao động, luật nơithực hiện hành vi lao động, luật mà phương tiện vận tải mang quốc tịch, nên tư pháp
18
Trang 26quốc tế Việt Nam đưa ra hướng chọn luật áp dụng khi có hai hay nhiều hệ thống
pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ lao động nảy như sau:
Xác định luật áp dụng theo luật của quốc gia mà tàu mang cờ (nguyên tắc
Lex Loci Laboris): Theo quy định của Bộ luật Hang hải, khi có có xung đột phápluật liên quan đến hợp đồng thuê thuyền viên thì áp dụng pháp luật của quốc gia
mà tàu mang cờ Về mặt lý luận và thực tiễn, hầu hết các nước trên thế giới áp dụngluật của nước mà phương tiện vận tải mang cờ Theo đó, quyền và nghĩa vụ củathuyền viên Việt Nam sẽ được pháp luật nước mà phương tiện vận tải mang cờ điềuchỉnh Như vậy, có thé hiểu hợp đồng lao động ở đây được tuân thủ về hình thức vanội dung pháp luật của quốc gia mà tàu mang cờ
Xác định luật áp dung là luật lựa chọn (Lex Voluntais): Quyền và nghĩa vụcủa thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài có thé được áp dụng là luật lựa
chọn của các bên và được thê hiện trong hợp đồng nếu pháp luật của một hai bên
đều cho phép Trong trường hợp này, các bên có thể thoả thuận luật của bất cứ nướcnào dé đem áp dụng trong quan hệ hợp đồng lao động Tuy nhiên, nếu các bênkhông thỏa thuận áp dụng khi xác lập hợp đồng thì luật nơi thực hiện hợp đồng (luật
mà tàu mang quốc tịch) sẽ được ưu tiên áp dụng
Pháp luật chuyên ngành hàng hải điều chỉnh rất nhiều quan hệ phát sinhtrong quá trình vận tải biển như các hoạt động liên quan đến khai thác tàu biển,
hàng hải thương mại, thuyền viên, cảng biển, dịch vụ hàng hải, an toàn và an ninh
hang hai, bảo vệ môi trường biển
Lao động thuyền viên trên tàu biển là một trong những đối tượng quan
trọng và liên quan đến hầu hết đến các hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, liên
quan đến nhiều quyền lợi (như chủ tàu, chủ hàng, người bảo hiểm, quốc gia cócảng), mặt khác họ phải làm việc trong môi trường chứa đựng nhiều rủi ro ảnhhưởng đến sức khỏe, tinh thần và tính mạng nên được Tổ chức Lao động thế gidi,
Tổ chức hang hai thé giới, các quốc gia mà thuyền viên mang quốc tịch và các chủtau quan tâm đến điều kiện làm việc, chế độ tiền lương và chế độ an sinh, nhất làđôi với các thuyên viên làm việc trên các tàu biên nước ngoài Băng hệ thông các
19
Trang 27quy phạm pháp luật, các chủ thể quản lý thuyền viên thường quy định chế độ tối
thiểu về điều kiện làm việc, lương, bảo hiểm nhằm bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng cho thuyền viên
Thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển nước ngoài, thông thườngtuân thủ theo hợp đồng lao động được ký kết giữa thuyền viên với người sử dụnglao động nước ngoài hoặc khi tàu biển mang quốc tịch nước ngoài Trong quan hệnày, thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển nước ngoài theo hợp đồngđược hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng laođộng đã ký với người sử dụng lao động nước ngoài hoặc quy định của quốc gia cótàu biển mà người lao động làm việc và các điều ước quốc tế mà quốc gia này là
thành viên hoặc quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó người lao động được
quyền thỏa thuận một số điều khoản như các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, phụcấp, phí môi giới nhưng không được quyền thỏa thuận về mức tiền lương dướimức tối thiểu hay về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm theo quyđịnh của luật quốc tế, tập quán hàng hải và pháp luật của Việt Nam Trong xu thế hộinhập và phát trién toàn điện của các quốc gia trên thế giới, van đề lao động có yếu tốnước ngoài nói chung được hình thành và phát triển do nhu cầu tự nhiên của các loạihình lao động với những lợi thế so sánh về trình độ chuyên môn, điều kiện làm việc,
tiền lương và các chế độ phúc lợi xã hội khác, nên dẫn tới quan hệ lao động được
hình thành giữa các chủ thé có quốc tịch khác nhau, hoặc nơi làm việc khác với quốc
gia mà người lao động mang quốc tịch Do đó đã hình thành nên sự giao thoa, đanxen trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật lao động có yếu tố nước ngoài
Có thé thấy, pháp luật về đưa thuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước
ngoài chính là một phần của pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng Tuy có nhiều điểm đặc thù, đặc biệt là về tình hình di
trú của người lao động, về địa điểm lao động, nhưng pháp luật về đưa thuyềnviên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài vẫn giữ những nội dung, nguyên tắc, đặcđiểm chung của pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng
20
Trang 28Theo lý luận nhà nước và pháp luật thì pháp luật được hiểu là hệ thống các
quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện với
mọi chủ thể trong xã hội Nội dung của pháp luật thê hiện ý chí, bản chất của giaicấp thống trị
Cu thé, định nghĩa về pháp luật gồm các yếu tố sau: Pháp luật do Nhà nướcban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn Là hệ thống cácquy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thê trong
xã hội Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, bởi vậy các chủ thể sẽ không cóquyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật Nội dung của pháp luật thê hiện ýchí, bản chất của giai cấp thống trị Tóm lại, khi nói đến pháp luật thường sẽ nói đếnnhững quy phạm mang tính bắt buộc và phổ biến, áp dụng trong toàn xã hội vàđược áp dụng nhiều lần
Như vậy có thể hiểu, khái niệm pháp luật về hoạt động đưa thuyén viên di làmtrên tàu biển nước ngoài được hiểu là tổng hợp những quy phạm pháp luật do nhànước đặt ra, ban hành, thừa nhận hoặc phê chuẩn nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong hoạt động đưa thuyén viên di làm việc trên tàu biển nước ngoài
1.2.2 Quy định của luật quốc tế và pháp luật các nước về hoạt động đưathuyền viên đi làm việc trên tàu biển nước ngoài
* Quy định của pháp luật quốc tế
- Các điều ước quốc tế đa phương: bao gồm những điều ước quốc tế do các
Tổ chức liên chính phủ ban hành liên quan đến lao động thuyền viên (các điều ướcquốc tế của UN, ILO, IMO)
Các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên:
Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982: Ban hành điều chỉnh liênquan đến quyền và nghĩa vụ của quốc gia mà tàu mang cờ (trách nhiệm của thuyềnviên) về an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển; quy định về quốc tịch của tàubiển và quy chế pháp lý của tàu biển khi hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ
quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển hoặc trên các vùng biển quốc tế;
quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia có biển và không có biển trong lĩnh
vực hang hai.
21
Trang 29Các điều ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải quốc tế: Về nguyên tắc, các
công ước của IMO không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ lao động của
thuyền viên mà quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ tàu và quốc gia mà tàu
mang cờ trong việc đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường hàng hải thôngqua việc dao tạo huấn luyện thuyền viên; đảm bảo môi trường làm việc của thuyềnviên an toàn và phù hợp; đảm bảo chế độ làm việc hợp lý thông qua việc quản lý và
khai thác tàu Những vấn đề đó liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của
thuyền viên trong quá trình lao động trên các tàu biển Các công ước này ràng buộcthi hành theo cách mà nếu tàu của nước không tham gia Công ước không tuân thủtheo sẽ khó khăn khi ghé vào cảng của quốc gia thành viên công ước do các nướcnày cam kết không dành ưu tiên cho bất kỳ tàu nào của bất kỳ quốc gia nào, do đó,khi chưa tham gia công ước, quốc gia thành viên của IMO cũng cần nội luật hóatinh thần của các công ước dé tránh bị tây chay hay bị lưu giữ tại nước ngoài Cáccông ước quốc tế đó bao gồm:
- Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chi và trực ca đối với
thuyền viên, 1978 được sửa đôi năm 1995 (International Convention on Standards of
Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978 - STCW 78/95): Công
ước yêu cầu các quốc gia thành viên quy định cụ thé va phù hợp với tiêu chuanquốc gia về dao tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ trực ca cho thuyền trưởng, sĩ quan
boong, máy và thuyền viên khi đáp ứng được các yêu cầu về thâm niên đi biển, tuổiđời, sức khỏe, huấn luyện, khả năng chuyên môn và kỳ thi nhằm đảm bảo thuyền
viên có khả năng chuyên môn thích ứng với nhiệm vụ của họ và đảm bảo an toàn
sinh mạng, tài sản trên biển, bảo vệ môi trường biển
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, 1974 được sửa đôi năm
1978 (International Convention for the Safety of Life at Sea 1974 - SOLAS 74/78):
Mục đích chủ yếu của công ước là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cau,trang thiết bị và khai thác tàu dé bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trêntàu biển; quy định về việc cấp giấy chứng nhận trong thời hạn nhất định về các tiêu
chuan an toàn ket câu, an toàn trang thiệt bi, an toàn vô tuyên điện; hệ thong cứu
22
Trang 30sinh, cứu hỏa Bồ sung cho công ước nay còn có một số Bộ luật mang tính chuyên
sâu như Bộ luật về vận chuyên hàng nguy hiểm (IMDG Code), Bộ luật về an ninhtau và cảng biển (ISPS Code)
Công ước quốc tế về ngăn ngừa 6 nhiễm từ tàu, 1973, được sửa đổi năm
1978 (International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973 as amended in 1978 - MARPOL 73/78) Mục dich của công ước quy định chu tau va
thuyền viên, trong quá trình khai thác con tau phải có những hành động nhằm ngănngừa 6 nhiễm môi trường biển do dau từ tàu, về kiểm soát 6 nhiễm do các chat lỏng
độc chở xô và bao gói, ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm do rác thải, ô nhiễm do
không khí tàu gây ra Theo đó, khi tàu ở cảng của một quốc gia thành viên đều phảichịu sự kiểm tra của chính quyền cảng liên quan đến yêu cầu vận hành, khai tháccác trang thiết bị của thuyền trưởng hoặc thuyền viên theo quy trình đảm bảo ngănngừa ô nhiễm biển do dau [34]
Các điều ước quốc tế của tổ chức Lao động thé giới: Việt Nam đã trở thànhthành viên của tổ chức ILO từ năm 1980, đã phê chuẩn 18/185 công ước và hiện tạiđang hợp tác tích cực trong các dự án phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam, mặc
dù các điều ước quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia mới chỉ là các điều ướcmang tính nguyên tắc và đảm bảo các yếu tố về quyền cơ bản của con người, ví dụnhư đã tham gia 18/185 công ước của ILO, trong đó có 4/8 công ước cơ bản (côngước số 100 và 111 về quyền bình dang nam nữ trong công việc và trả lương laođộng, công ước 182 và 138 về lao động trẻ em, Công ước số 144 về "tham khảo babên") Gần đây, Việt Nam liên tục tham gia và ký kết các điều ước quốc tế quantrọng về lao động và thuyền viên
Năm 2006, Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua Công ước Lao động
Hàng hải trên cơ sở tổng hợp của hơn 65 điều ước quốc tế về lao động hàng hải đãđược ILO thông qua từ năm 1919 đến nay nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêuchuẩn, khuyến nghị phù hợp với hoạt động của ngành hàng hải thế giới hiện đại nhưquy định về tiêu chuẩn bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thuyền viên (giờ làm việc và
chế độ nghỉ ngơi, chỗ ở, phương tiện giải trí, ăn uống, bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y
23
Trang 31tế, phúc lợi và bảo đảm an ninh xã hội), an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hiện nay
Việt Nam đã là thành viên của Công ước này.
Các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam chưa là thành viên:
Thuyền viên là một trong những nghề nghiệp đặc thù, có tính chuyên nghiệpcao, môi trường lam việc vất vả, nhiều rủi ro, trong môi trường đa quốc tịch nên đãđược ILO đặc biệt quan tâm Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,2 triệu thuyền viên
làm việc trên các tàu biển và tham gia vận chuyển 90% hàng hóa thương mại toàn
cầu Trước nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của thế giới, việc nâng cao chấtlượng và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên tàu biển là yêucầu cấp thiết được cộng đồng hàng hải quốc tế hết sức quan tâm Tổ chức lao độngquốc tế đã ban hành gần 70 công ước và khuyến nghị dé điều chỉnh hoặc tư vấn vềcác quan hệ lao động thuyền viên, trong đó bao gồm các công ước chính như:
- Công ước số 108 về giấy căn cước của thuyén viên 1958 Theo quy định
của công ước, thuyền viên khi làm việc trên các tàu biển nhằm chứng minh quốctịch và có giá trị thông hành phổ biến, được hưởng các quy chế riêng về thuyền viênkhi tàu đỗ tại cảng biên, hoặc dé lên bờ và chuyền sang tàu khác, hoặc dé quá cảnh,hoặc dé hồi hương
- Công ước số 147 về vận chuyển hang hóa trên biển (các tiêu chuẩn toi
thiểu), 1976 (sửa đổi 1996) Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban
hành một đạo luật, thực hiện quyền kiểm soát hay xét xử đối với các tàu biển đã
đăng ký trên lãnh thé của minh Đó là những tiêu chuan tối thiêu về an toàn dé dambảo an toản tính mạng con người trên biển; đảm bảo một chế độ an toàn xã hội thíchhợp; đảm bảo những điều kiện làm việc và cuộc sống trên tàu; cam kết đưa ra các
giải pháp đảm bảo sự kiểm soát và xét xử về điều kiện của việc làm trên tàu và
những sắp xếp khác liên quan tới cuộc sống trên tàu giữa chủ tàu với những tổ chứccủa thuyền viên (theo công ước về tự do công đoàn và sự bảo hộ quyền công doan,
1948 và của công ước về quyên tô chức và thương lượng tập thé, 1949); thực hiệnviệc kiểm tra khiếu nại liên quan tới cam kết, trên lãnh thé nước minh, của thuyền
viên có quôc tịch nước mình trên những con tàu đã đăng ký quôc tịch nước ngoài
24
Trang 32(kế cả thuyền viên nước ngoài trên tàu biển nước ngoài) dé chuyên tới cơ quan có
thâm quyền mà tàu đó mang quốc tịch và Văn phòng Lao động quốc tế; quốc gia
thành viên của công ước, nếu có bằng chứng một tàu đang neo đậu tại các cảng của
mình không tuân theo các tiêu chuẩn quy định của công ước này thì có thể gửi báocáo tới chính phủ mà tàu mang cờ, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết déthiết lập lại toàn bộ tình hình trên tàu để khắc phục tinh trạng nguy hiểm cho sự antoàn và sức khỏe, sau khi đã thông báo cho chủ tàu, đại diện lãnh sự hay ngoại giaocủa quốc gia mà tàu mang cờ
Công ước số 163 về phúc lợi của thuyén viên, 1987 Theo quy định của côngước, thuyền viên làm việc trên tàu biển phải được hưởng các phương tiện và dịch vụphúc lợi, có tính chất văn hóa, các trò giải trí, thông tin trên tàu biển và trong cảngbiển không phân biệt quốc tịch tàu biển, quốc tịch thuyền viên, tín ngưỡng, sắc tộc,quan điểm chính trị hay nguồn gốc xã hội
- Công ước 164 về bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế (thuyén viên), 1987.Theo quy định của công ước, những người chịu trách nhiệm trên tàu biển (khôngphải là bác sĩ) phải được dao tạo về chăm sóc y tế do cơ quan có thẩm quyền chapnhận và tat cả thuyền viên phải có một chứng chi đã qua dao tạo về xử lý tai nạnhay cấp cứu y tế khác xảy ra ở trên tàu
- Công ước số 165 về an sinh xã hội cho thuyền viên, 1987 Công ước quy
định các quốc gia thành viên phải đảm bảo tối thiểu ít nhất ba trong số các lĩnh vựcgồm: chăm sóc y tế; trợ cấp 6m đau; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp tuôi gia; trợ cấp tainạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp thai sản; trợ cấp thươngtật; trợ cấp tiền tuất mà những chế độ này không được kém thuận lợi hơn so vớinhững lao động trên đất liền được hưởng
- Công ước số 166 về việc hồi hương thuyền viên, 1987, nhằm đảm bảo rang,
thuyền viên được hưởng quyên hồi hương trong các trường hợp như hết hạn hopđồng thuê thuyền viên, 6m đau hay tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe, tàu bị đắm, chủtàu không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ với thuyền viên do bị phá sản, tàu đivào vùng chiến tranh nơi mà thuyền viên không chấp nhận quay trở lại, do ngừng
25
Trang 33việc vì mọi lý do; các chi phí do chủ tàu (hoặc quốc gia mà tàu mang quốc tịch)
chịu trách nhiệm cho việc hồi hương như chi phí chuyên đi, chi phí ăn và ở, chi phíkhác liên quan Trường hợp thuyền viên phạm tội có thể không được hưởng một sốcác khoản chi phí cho hồi hương
- Các công ước quốc tế liên quan đến thuyên viên như: Công ước sé 22 vềhợp đồng cam kết của các thủy thủ, 1928; Công ước số 55 về những nghĩa vụ của
thuyền viên không chuyên trong trường hợp ốm đau hay tai nạn của thuyền viên,
1936; Công ước số 73 về kiểm tra sức khỏe thuyền viên, 1946; Công ước số 87 về
tự do công đoàn và bảo hộ quyền công đoàn, 1948; Công ước số 92 về nơi ở của các
thủy thủ đoàn, 1949; Công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thé,
1949; Công ước số 138 về tuổi tối thiểu, 1973 (Sửa đổi công ước số 58 năm 1936
và công ước số 7 năm 1920 về tuổi tối thiêu trong lao động hàng hải); Công ước số
134 về phòng ngừa tai nạn thuyền viên, 1974; Khuyến nghị số 164 về an toàn laođộng, sức khỏe lao động và môi trường làm việc, 1981.
* Pháp luật một số nướcTác giả lựa chọn và phân tích pháp luật của ba đất nước phát triển về hoạtđộng xuất khẩu thuyén vién Dac biét la Vuong Quốc Anh đã có lịch sử và kinhnghiệm giàu có trong lĩnh vực này Bên cạnh đó là hai quốc gia lớn, nổi bật trong
lĩnh vực này tại châu Á là Nhật Bản và Philipin.
- Pháp luật Anh
Về nguyên tắc chung, pháp luật của Anh không quy định một tiêu chuẩncứng trong việc chọn hệ thuộc luật áp dụng đối với quan hệ lao động có yếu tố nướcngoài Trong thực tiễn xét xử, cũng không có sự hạn chế về việc chọn luật áp dụngtheo quốc gia nào mà theo ý chí chọn luật của các bên Pháp luật về hàng hải nóichung và pháp luật về lao động thuyền viên nói riêng của Anh được coi là luậtmang tính tiêu chuẩn mà các quốc gia, kể cả các quốc gia theo hệ thống CommonLaw (luật chung) hay Continental Law (luật châu Âu lục địa) cũng tham khảo và ápdụng Tuy nhiên, lao động hàng hải về cơ bản cũng áp dụng theo các công ước quốc
tế đã được thừa nhận chung của ILO, IMO như tiêu chuẩn về đảo tạo, huấn luyện,
câp chứng chỉ trực ca; quy định vê sức khỏe của thuyên viên.
26
Trang 34- Pháp luật Nhật Bản
Trong lĩnh vực hàng hải, Nhật Bản là một trong những quốc gia có trình độ
về hang hải tốt nhất trên thế giới và áp dụng các chính sách quản lý tàu biển vathuyền viên theo chuẩn quốc tế Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng xây dựng hệthống pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về thuyền viên được làm việc trong
điều kiện tiêu chuẩn, chế độ lương và phúc lợi đảm bảo nhằm đảm bảo an toàn hàng
hải và bảo vệ môi trường biển
Thông thường, các tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của thuyền viên nướcngoài làm việc trên các tàu biển của Nhật Bản thường phải đạt trình độ nhất định về
chuyên môn, độ tuổi, ngoại ngữ và trước đó phải có những kinh nghiệm đi biển nhất
định, nhưng các thuyền viên nước ngoài này được hưởng chế độ tiền lương và phụ
cấp tốt, được đảm bảo về chế độ lao động, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh laođộng, đời sống, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm và phúc lợi xã hội
* Pháp luật Philippine
Với chính sách thông thoáng, thực dụng đối với đào tạo, huấn luyện thuyền
viên, pháp luật của Philippin quy định theo hướng có lợi cho người lao động va
thuận tiện cho người sử dụng lao động nước ngoài Philippin đã ban hành "Đạoluật về lao động di cư và người Philippin ở nước ngoài" nhằm quản lý toàn diệncông tác xuất khẩu lao động nói chung Về chính sách, Philippin tăng cường sứccạnh tranh cho nguồn nhân lực về thuyền viên như tăng cường đầu tư cơ sở đàotạo phục vụ xuất khẩu lao động; tăng cường hợp tac với các tô chức quốc tế IMO,ILO và các tô chức phi chính phủ khác dé góp phan nâng cao chất lượng va quan
lý số lượng thuyền viên Quản lý nhà nước về lao động của Philippin tập trung vàomột cơ quan của Chính phủ là Bộ Lao động Cơ quan quản lý nhà nước về laođộng quản lý chặt chẽ đến từng thuyền viên bằng nhiều hình thức, đặc biệt là hìnhthức thông qua con đường ngoại giao, đề cao vai trò của Cơ quan đại diện ngoại
giao của Philippin tại nước ngoài.
1.2.3 Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về đưa thuyền viên đi làm việctrên tàu bién nước ngoài
Quan hệ lao động của thuyên viên Việt Nam làm việc trên tàu biên nước
27
Trang 35ngoài là một quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động Ngoài ra,
do có sự tham gia của một bên là người lao động nước ngoài (chủ tàu) nên đây còn
là một quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Việt Nam Do vậy, pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nướcngoài tại Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao độngcũng như nguyên tắc điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Cụ thé, các nguyên tắc cơ bản của luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao
động trong đó có quan hệ lao động của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển
nước ngoài là:
Nguyên tắc bảo vệ người lao động: Bảo vệ người lao động trong quan hệ laođộng là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thé xay ra voi ho khi tham gia quan hé laođộng Nguyên tắc này bao gồm các nội dung chu yếu như bảo vệ việc làm cho
người lao động, bảo vệ thu nhập và đời sống cho người lao động, bảo vệ các quyền
nhân thân của người lao động trong lĩnh vực lao động Dé thé hiện những nội dungcủa nguyên tắc này, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rằng Nhà nước phải:
Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động (Điều 4); ngườilao động có quyền “hướng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên
cơ sớ thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm
việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ
theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hướng phúc lợi tập thể”(Điều 5), “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệmtham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao
động đều có cơ hội có việc làm” (Điều 9), [24]
Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động:Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là đảm bảo các quyền
và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho người sử dụng lao động được thực hiện màkhông bị các chủ thể khác xâm hại Điều này thể hiện qua Điều 4 của Bộ luật Laođộng 2019 về chính sách của Nha nước: “Báo đảm quyển và lợi ích hợp pháp củangười sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn
28
Trang 36mình và nâng cao trách nhiệm xã hội” và các quy định của Bộ luật Lao động về
quyền của người sử dụng lao động [24, Điều 6] Sở di pháp luật lao động phải bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động vì họ là một bên không
thê thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao động Thông qua việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dung lao động, quan hệ pháp luật lao động có théphát triển bền vững
Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong
lĩnh vực lao động: Thỏa thuận hợp pháp của các bên là những thỏa thuận bình đăng,
tự nguyện, trên cơ sở tương quan lao động, điều kiện thực tế và không trái pháp luật
và các gia tri xã hội về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của mỗi bên tham
gia quan hệ lao động Quyền tự do thỏa thuận của các bên được pháp luật lao độngghi nhận rộng rãi đối với hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luậtlao động Chăng hạn như Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giao kếthợp đồng lao động là “tw do giao kết hop đồng lao động nhưng không được trảipháp luật, thoa ưóc lao động tập thể và đạo đức xã hội” [24, Điều 17]
Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế: Là thành
viên của Tổ chức lao động quốc té, vì vậy, Việt Nam có trách nhiệm thực hiệnnhững quy định của tổ chức này trong phạm vi điều kiện kinh tế, xã hội để đảm bảo
phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong các công ước và khuyến nghị của
ILO, như tuôi lao động tối thiểu, an toàn vệ sinh lao động, sử dụng lao động nữ vàtrẻ em, bình đăng nam nữ trong lao động, Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã phê
chuẩn 21 Công ước lao động quốc tế của ILO”, mới nhất là Công ước về hung chínhsách thúc đây an toàn vệ sinh lao động (công ước 187) Hơn nữa, với việc tham gia
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần đây, Việt Nam sẽ phải tôntrọng, thực hiện các tiêu chuẩn về lao động trong TPP Các tiêu chuẩn về lao độngđược đề cập trong TPP chính là các tiêu chuẩn lao động được nêu trong Tuyên bốnăm 1998 của ILO, bao gồm: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thé củangười lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO);
Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ước số 29 và số
29
Trang 37105 của ILO); Cam sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ emtôi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111của ILO) Theo Tuyên bố năm 1998 của ILO, các nước thành viên ILO dù phê
chuẩn hay chưa phê chuẩn các công ước cơ bản nêu trên đều có nghĩa vụ tôn trọng,thúc đây và thực hiện các tiêu chuẩn lao động được đề cập trong các công ước cơ
bản của ILO như trên.
Bên cạnh đó, là quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài nên các quan hệ phápluật của thuyền viên Việt Nam còn phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù của Tư
pháp quốc tế, một trong số đó là nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment)
Đây là một nguyên tắc rat quan trọng, phố biến trong pháp luật của nhiều quốc gia
trên thế giới Với nguyên tắc này, người nước ngoài được hưởng các quyền vànghĩa vụ lao động ngang băng hoặc tương đương với các quyền và nghĩa vụ củacông dân nước sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai, trừ trường hợp ngoại
lệ được quy định trong một số lĩnh vực nhất định Nếu người nước ngoài làm việctrong doanh nghiệp nước ngoài, ngoài việc hưởng các quyền và nghĩa vụ giống nhưcông dân nước sở tại, họ còn phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ lao động theo quyđịnh của nước mà tàu đó mang cờ quốc tịch
1.2.4 Nội dung của pháp luật về hoạt động đưa thuyền viên đi làm việc ở
nước ngoài
* Đối tượng điều chỉnhQuan hệ lao động của thuyền viên có yếu tố nước ngoài của Việt Nam chủyếu điều chỉnh những quan hệ lao động sau đây:
Quan hệ lao động giữa cá nhân thuyền viên với người sử dụng lao động, baogồm quan hệ giữa thuyền viên Việt Nam với người sử dụng lao động nước ngoài délàm việc trên tàu biển nước ngoài hoặc giữa thuyền viên nước ngoài với người sửdụng lao động Việt Nam khi làm việc trên các tàu biển mang quốc tịch Việt Nam,hoặc quan hệ lao động giữa thuyền viên Việt Nam với người sử dụng lao động ViệtNam trên tàu biển thuộc sở hữu của chủ tàu Việt Nam nhưng được mang cờ quốc
tịch nước ngoai.
30
Trang 38Quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động nước ngoài với tổ chức cungứng thuyền viên Việt Nam (cho thuê thuyền viên) hoặc ngược lại.
Quan hệ giữa người lao động và/hoặc người sử dụng lao động với các cơquan nhà nước và tổ chức công đoàn khi các chủ thé này tham gia vào quan hệ laođộng nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền, lợi ích của người laođộng và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Trong quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài nói chung, không chỉ tư pháp
quốc tế Việt Nam điều chỉnh mà pháp luật lao động - bằng các quy phạm khi quyđịnh mang tính bắt buộc, nhằm bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của người laođộng trong quá trình làm việc ở nước ngoài Ví dụ như pháp luật lao động Việt Namquy định về việc người sử dụng lao động (kể cả tổ chức cung ứng lao động) phảidam bảo điều kiện làm việc tối thiểu, chế độ tiền lương, chế độ sinh hoạt, dao tạo vàhướng dẫn người lao động về chuyên môn, các kỹ năng khác dé người lao động có
thể thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng, bên cạnh đó còn yêu cầu và người
lao động phải tuân thủ theo quy định khác do pháp luật quy định đối với người Việt
Nam di làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, xuất khâu lao động là lĩnh
vực được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là một hoạt động kinh tế xã hội,
góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và tăng cườnghợp tác quốc tế Theo quy định của Bộ luật Lao động: Nhà nước khuyến khích cácchủ thể mở rộng thị trường lao động nhằm tìm kiếm việc làm ở nước ngoài cho
người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp
luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Công dân ViệtNam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện và có đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện khác theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu của bênnước ngoài thì được đi làm việc ở nước ngoài Về nguyên tắc của tư pháp quốc tế,
người lao động Việt Nam khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phải tuân thủ
theo các quy định của hợp đồng lao động đã ký với bên nước ngoài và theo quyđịnh của pháp luật của quôc gia đó về chê độ lao động, vê quyên và nghĩa vụ, về
31
Trang 39chế độ phúc lợi chung và các quyền và nghĩa vụ khác liên quan mà người lao động
nước ngoài được hưởng theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Lao động thuyền viên trên tàu biên là loại hình lao động đặc thù và khá phức
tạp do môi trường lao động chịu ảnh hưởng của sóng gió, bão tố và rủi ro hàng hải,đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, ý thức tổ chức kỷ luật lao động cao, có trình độ kỹthuật nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cơ bản Xét về khía cạnh pháp luật, thuyền
viên làm việc trên tàu biên nước ngoài chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp
luật như: luật của nước mà tàu mang cờ (chủ yếu về chế độ lao động, nội quy laođộng), nước có cảng mà tàu neo đậu (các nghĩa vụ lao động liên quan đến môitrường biển và an toàn hàng hải), nước mà thuyền viên mang quốc tịch (quyền vànghĩa vụ chung của người lao động), cũng như chịu sự điều chỉnh của các điều ước
quốc tế về thuyền viên, các quy định của chủ tàu và các tổ chức cung ứng thuyền
viên Vì vậy, thuyền viên phải đối mặt với nhiều khó khăn như môi trường làm việc,thời giờ làm việc, chế độ tiền lương, bảo vệ sức khỏe, chế độ an sinh xã hội chothuyền viên không đảm bảo và pháp luật bảo vệ từ quốc gia mà thuyền viên mang
quốc tịch còn hạn chế
Dé vận hành và khai thác con tàu an toàn và kinh tế, phù hợp với mục dich
sử dụng, luật hàng hải quốc tế cho phép quốc gia mà tàu mang cờ được quy định sốlượng thuyền viên cho một thuyền bộ nhưng không vượt quá số người mà mộtxuông cứu sinh có thé chứa được (đối với tàu nhỏ là bè cứu sinh) Thực tế đòi hỏipháp luật của quốc gia mà thuyền viên mang quốc tịch phải có những quy định cụthé, phù hợp với luật pháp quốc tế dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền
viên của quốc gia mình khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài
Dưới giác độ pháp luật, người lao động luôn được pháp luật đặt trên cơ sở
hài hòa giữa quyền và lợi ích của người sử dụng lao động với người sử dụng lao
động và với nhà nước Theo quy định của pháp luật, người lao động ký hợp đồngvới người sử dụng lao động để đảm nhiệm và hoàn thành một hoặc một số côngviệc nhất định, và nhận được những quyền lợi liên quan Đối với những công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì pháp luật luôn yêu cầu người sử dụng lao động
32
Trang 40phải đảm bảo các điều kiện làm việc tối thiểu nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của
người lao động, đồng thời cũng yêu cầu có những chính sách xã hội hợp lý như chế
độ lương, phụ cấp hay bảo hiểm ở mức cao hơn so với những loại hình lao động
khác Đồng thời cũng đòi hỏi người lao động phải được đào tạo chuyên môn ở mộttrình độ nhất định
Với lao động trong lĩnh vực hàng hải - một trong những lĩnh vực lao động
gắn liền với nhiều rủi ro và hiểm họa từ thiên nhiên, cũng như có ít sự trợ giúp từđất liền khi có sự cố xảy ra, do đó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyênmôn, với độ tuổi nhất định và có sức khỏe tốt Cũng chính vì vậy mà lao độngthuyền viên được đào tạo trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế, được đảmbảo các điều kiện làm việc an toàn trong quá trình làm việc, được hưởng chế độ tiềnlương, bảo hiểm và an sinh tối thiểu cũng như các quyền và lợi ích khác liên quan
Mặc dù ngành vận tải biển của Việt Nam van còn non trẻ và còn có những hạn chế
trên thị trường vận tải quốc tế và lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàubiển nước ngoài cũng mới đang trên đà phát triển, nhưng trong tương lai, với chủ
trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, các hoạt động này sẽ ngày càng phát
triển Hệ thống quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh vấn đề lao động thuyền
viên có yếu tô nước ngoài nói chung và lao động thuyền viên Việt Nam làm việc
trên tàu biển nước ngoài nói riêng đã cơ bản phù hợp với luật pháp và tập quán quốc
tế, dap ứng được đòi hỏi về quan lý, giám sát và bảo vệ được quyên và lợi ích hợppháp của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài Tuy nhiên,
hệ thống quy phạm điều chỉnh quan hệ lao động này còn thiếu, tản mạn và chưa có
tính pháp điển cao, thường được thê hiện thông qua hệ thống quy phạm thực chất
mà rất ít quy phạm xung đột nên chưa điều chỉnh được một cách bao quát và toàn
diện các quan hệ pháp luật lao động có yếu tổ nước ngoài
* Các nguôn pháp luật điều chỉnhNguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động là thuyền viên Việt Nam làmviệc trên tàu biển nước ngoài bao gồm tổng thé các quy phạm pháp luật bao gồmcác điêu ước quôc tê mà Việt Nam là thành viên, pháp luật quôc gia, các tập quán
33