Tuy nhiên, hầu như các công trình nghiên cứu đều được công bố từ trước năm 2020, và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyênsâu, toàn diện về cả lý luận lẫn thực tiễn về bảo vệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LE DO ANH TUẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC _
CHUYEN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ & TO TUNG HÌNH SỰ
HÀ NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ ĐỖ ANH TUẦN
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8380101.03LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH TIẾN VIỆT
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập cua
riêng tôi Các số liệu, thông tin sử dụng và phân tích trong luận văn này cónguôn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi tự tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn Các kết quả nàychưa từng được công bố trong bat kỳ luận văn nào khác
Tác giả
Lê Đỗ Anh Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thây cô giáo trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đố tôitrong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến Thầy giáo hướng dan PGS.TS Trịnh Tiến Việt, đã tận tình chỉ bảo giúp dé, góp ý kiến trong suốt thờigian qua để tôi hoàn thành luận văn của mình
Đồng thoi, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Tổng hợp và VuPháp chế & Quản lý Khoa học (Tòa án nhân dân tối cao) và các Thẩm phán,Luật gia công tác tại các cơ quan luật pháp trên cả nước đã giúp tôi có diéukiện gặp gỡ, khảo sát, đóng góp những ý kiến và thông tin vô cùng qui báu đểtôi có thêm tư liệu, điều kiện hoàn thành nghiên cứu dé tài luận văn này.
Tran trọng cảm ơn!
Tác giả
Lê Đỗ Anh Tuấn
1
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE CHUNG VE BAO VỆ QUYEN CON
NGUOLCUA BI CAO LA NGƯỜI DUOI 18 TUỔI
TRONG GIAI DOAN XÉT XU VỤ ÁN HÌNH SU
1.1 Khái niệm và đặc điêm bảo vệ quyên con người của bị cáo là người dưới
18 tuôi trong giai đoạn xét xử các vụ án hình Sự -. - 5+ ++<xs++s++exss 8
1.2 Nội dung các quyên cơ bản của bị cáo là người dưới 18 tuôi trong giai
đoạn xét xử các vụ án hình SỰ - - -G S1 111211312 11192111 1v ng key 29
CHUONG 2: THỰC TIEN BAO VỆ QUYEN CON NGƯỜI CUA BỊ CÁO
LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG GIAI DOAN XÉT XU VU ÁN HÌNH
SỰ TẠI TOA ÁN NHÂN DAN CÁC CÁP 2s sessesseescsscse 38
2.1 Khái quát vé tình hình bảo vệ quyên con người cua bị cáo là người dưới
18 tuôi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân các cap 38
2.2 Những ưu điêm và hạn chê trong việc bảo vệ quyên con người của bị cáo
là người dưới 18 tuôi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tai Tòa án nhân dân
CHƯƠNG 3: ĐÈ XUẤT, KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHAP LUẬT TO
TỤNG HÌNH SỰ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SUCUA TOA ÁN NHÂN DÂN CAC CAP BAO DAM TOT HON VIỆC BAO VE QUYEN CON NGƯỜI CUA BI CAO LA NGƯỜI DƯỚI
Trang 63.2 Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tại phiên tòa hình sự, giúp Tòa ánlàm tốt hơn việc bảo vệ quyền con người của bi cáo là người dưới 18 tuổitrong giai đoạn xét xử vụ án hình Su - c- -c Ssk*S*ireiirseeeree 81
3.3 Một sô van đê liên quan đên các luật khác cân nghiên cứu xem xét sửa
đổi, bô sung dé phủ hợp với pháp luật tố tụng hình sự -5- 87
9x00 97DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2 2s ©esscs«e 100
iv
Trang 7Tòa án nhân dân tối caoHội đồng Thâm phán
Công ước về quyền trẻ em (Convention on the
Rights of the Child)
Uy ban Nhân quyền Liên hop quốc (Human Rights
Committee)
Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền conngười (Office of the High Commissioner for Human
Rights)
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
BảngBảng số 1: Pháp luật Việt Nam về Nguyên tắc và các quyền cơ bản
của bị cáo là người đưới 18 tuổi trong xét xử hình sự theo pháp luật
Việt Nam
Bảng sô 2: Tông hợp sô liệu vụ án hình sự các loại và vụ án hình sự
có bi cáo dưới 18 tuôi được TAND các cap xét xử trong 05 năm
(2017-2021)
Bảng số 3: Số liệu hình phạt và các chế tài hình sự khác TAND các
cấp đã tuyên đối với bi cáo là người dưới 18 tuổi trong các vụ án
hình sự 05 năm (2017-2021)
Bảng sô 4: So liệu vu án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuôi đã
xét xử tại TAND cấp tỉnh và cấp huyện trong 05 năm (2017-2021)
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xã hội ngày nay chứng kiến nhiều sự thay đổi của giá trị đạo đức cũng nhưlối sống con người, đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi Họ chính là những hy vọng, tương lai của gia đình, xã hội và đất nước Vì vậy, nhóm người dưới 18 tuổi cần được chăm sóc, giáo dục cũng như bảo vệ dé trở thành những công dân
có ích cho xã hội Nhận thức được tam quan trọng của thé hệ trẻ, Đảng va nhànước ta luôn dành sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với nhóm người này Tuynhiên, trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội là xu hướngtội phạm trẻ hóa có chiều hướng gia tăng cho chúng ta thấy mặt trái của cơ chếthị trường và mối liên kết giữa các cá thể trong xã hội ngày càng suy giảm.Nguy hại hơn, những hậu quả do tình trạng trẻ hóa tội phạm đã dé lại nhiều bứcxúc và nỗi lo cho các bậc làm cha mẹ Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án,chỉ tính riêng trên địa bàn Ha Nội, những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiệnđang chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các vụ án hiện nay Tình hình phạmtội của nhóm tuổi này thường tập trung vào một số tội như: hiếp dâm, cướp tàisản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, giết người, cô ý gâythương tích, gây rối trật tự công cộng và các tội phạm liên quan đến ma túy với những thủ đoạn ngày càng manh động, liều lĩnh Đặc biệt, nhiều vụ án cóngười phạm tội là người dưới 18 tuổi thực hiện hoặc tham gia thể hiện bản chấtcôn đồ, hung han, lối sống đua đòi, thực dụng Có thể nói, người đưới 18 tuổiđược xác định là người chưa phát triển đầy đủ về mặt nhân cách và đạo đức.Đây là độ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục cơ bản về nhậnthức, dao đức cũng như ý thức chấp hành pháp luật Ở độ tuổi này, họ đều pháttriển nhanh chóng về thé chất nhưng về nhận thức, tâm sinh lý đều có những bat
ôn, rất dễ bị cảm xúc chi phối hành vi, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc nên
dẫn đến việc thực hiện nhiều hành vi có tính chất bột phát, thiếu sự điều khiển của lý trí, từ đó có thê dẫn đến hành vi phạm tội.
Trang 10Đứng trước thực trạng trên, trong những năm qua, Tòa án nhân dân các cấp
trên cả nước đã chú trọng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự có liên
quan đến người dưới 18 tuổi Trong quá trình tiến hành tố tụng, đặc biệt tronggiai đoạn xét xử vụ án hình sự có bị cáo dưới 18 tuổi bị buộc tội, việc bảo vệquyền con người của bị cáo đã được quan tâm, chú trọng, áp dụng nhiều giải pháp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền con người của người dưới 18 tuổi Tuy nhiên,trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mac, khó khăn, bat cập trong xét xử các vụ ánhình sự có đối tượng người dưới 18 tuổi Thực hiện chính sách hình sự đối với
người dưới 18 tuổi, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã được hoàn thiện với
thủ tục tố tụng đặc biệt, đem lại nhiều thuận lợi trong giải quyết, xét xử đối vớingười dưới 18 tuổi bị buộc tội, bảo vệ tốt hơn quyền con người của họ Song,qua thực tiễn áp dụng, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật hình sự còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đôi bô sung Yêu cầu khách quan của Chiến lược cải cách tư pháp đòi hỏi hoạt động của Tòa ánnhân dân phải công bằng, minh bạch, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền công dân,quyền con người nói chung; đồng thời, phải tăng cường bảo đảm tốt nhất quyềncon người của bị cáo dưới 18 tuổi bị buộc tội trong xét xử các vụ án hình sự,thật sự là chỗ dựa, là niềm tin công lý cho người dân và người dưới 18 tudi
trong xã hội.
Từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tai: “Bao vệ quyền con người của
bị cáo là người dưới 18 tuôi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” làm luận vănThạc sĩ, chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
2 Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý, quyền con người đã được các tác giả đề cập và tậptrung làm rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau Trong những năm qua, Đảng và nhànước luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền, đặc biệt là quyền con người đối vớicác đối tượng dưới 18 tuôi trong xã hội Nhiều công trình khoa học đã tập trungnghiên cứu về quyền con người nói chung, cũng như quyền con người củangười dưới 18 tuổi trong tô tụng hình sự nói riêng.
Trang 11- Giáo trình “Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chi
và TS Lê Lan Chi đồng chủ biên, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, 2019
- Giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyén con người” do nhóm tac giả:GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS Vũ Công Giao và ThS Lã Khánh Tùng đồngchủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017
- Cuỗn “Hỏi đáp về quyên con người ” do Trung tâm Nghiên cứu Quyền con nguoi - Quyền công dân thuộc Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017.
- Giáo trình “Quyển con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự” do PGS.TSNguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb Hồng Đức, 2015
- Cuốn “Những nội dung mới trong Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015” doPGS.TS Nguyễn Hòa Bình chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2016.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Bảo dam quyền con người của bị cáo là ngườidưới 18 tuổi trong xét Xử SƠ thẩm các vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân thành phố Ha Noi” năm 2020 của tác giả Lê Thanh Bình, Học viện Chính tri quốc gia
Hỗ Chí Minh.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quyên của bị cáo là người chưa thành niên
phạm tội trong xét xử hình sự tại Tòa an nhân dân huyện Thuy Nguyên, thành
pho Hải Phong” năm 2019 của tac giả Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Hànhchính quốc gia
- Bài viết “Báo đảm quyền của người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) phạm tội trong các quy định về hình phạt và biện pháp phi hình phạt dưới góc
độ so sánh luật” của tác giả Đỗ Thị Ánh Hồng được đăng trên Tạp chí Khoahọc Kiểm sát số 05/2020
- Bài viết “Thủ tục xét xử vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi tại Tòa
án gia đình và người chưa thành niên của một số quốc gia trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Thảo được đăng trên Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 05/2017
Trang 12Nhìn chung, liên quan đến đề tài “Bảo vệ quyên con người cua bị cáo làngười dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” cho đến nay đã cónhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố, mang lại nhiều kiến thức,thông tin bồ ích, có giá trị trong việc học tập và nghiên cứu Các công trìnhđược tác giả lựa chọn và khai thác với nhiều khía cạnh khác nhau của van đề.Những kết quả của các công trình nghiên cứu này cũng là những kiến thức nềntảng quan trọng mà học viên đã kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu
đề tài của mình Tuy nhiên, hầu như các công trình nghiên cứu đều được công
bố từ trước năm 2020, và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyênsâu, toàn diện về cả lý luận lẫn thực tiễn về bảo vệ quyền con người của bị cáo
là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dâncác cấp trên cả nước Vì vậy, Luận văn Thạc sĩ “Bao vệ quyên con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” có tính mới về mặt khoa học và tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, pháp lý về quyền con người,quyên của bị cáo dưới 18 tuổi; khảo sát và đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa ánnhân dân các cấp trên cả nước trong 05 năm về giải quyết loại án này, luận vănphải chỉ ra được hiệu quả, hạn chế trong xây dựng pháp luật tố tụng hình sự đốivới người dưới 18 tuôi; hạn chế trong áp dụng pháp luật khi xét xử các vụ án hình sự có bi cáo đưới 18 tuổi; hiệu quả và hạn chế trong việc tổ chức bộ máy xét xử đối với người đưới 18 tuổi tại Tòa án nhân dân các cấp.
Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nham bảo vệ hiệu quả quyền conngười của các bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sựtại Tòa án nhân dân các cấp trên cả nước, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp
và chính sách hình sự ưu việt của Dang, Nha nước ta đối với người dưới 18 tudi
phạm tội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 13Đề thực hiện được các mục đích nghiên cứu nói trên, học viên đưa ra và giảiquyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận pháp
lý liên quan đến quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi, như: khái
niệm bị cáo, người dưới 18 tudi, quyén con người; các đặc điểm của bị cáo là
người dưới 18 tuổi (đặc biệt trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự tại Tòa ánnhân dân các cấp)
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Namliên quan đến việc bảo đảm quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tudi
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18
tudi tại đơn vị Tòa án nhân dân các cấp trên cả nước, nêu bật được những hiệuquả cũng như những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong việc bảo vệ quyền con người của bị cáo là người đưới 18 tuôi trong giai đoạn xét xử hình sự taiTòa án nhân dân các cấp trên cả nước
- Nêu một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về chế tài bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dưới 18tuôi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; nêu các giải pháp cơ bản nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả xét xử loại vụ án này của Tòa án nhân dân các cấp trên
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Về thời gian và không gian: Đề tài luận văn nghiên cứu việc bảo vệ quyềncon người của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sựtại Tòa án nhân dân các cấp trên cả nước trong giai đoạn 05 năm (2017-2021).
Trang 14- Về nội dung: Đề tài luận văn nghiên cứu bảo vệ quyền con người của bị
cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân
dân các cấp trên cả nước (không nghiên cứu các giai đoạn khác trong quá trình
tố tụng hình sự)
5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận
Luan văn được thực hiện dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mac-Lénin; tư tưởng
Hồ Chí Minh; các chủ trương, đường lối, quan điểm của Dang và nhà nước ta
về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi; tham khảo quan điểm củaLiên hợp quốc, quy định trong pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của ngườidưới 18 tuổi trong các hoạt động tư pháp nói chung, trong giai đoạn xét xử các
vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân các cấp nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận
văn, cụ thé như sau:
Trong chương 1, học viên sử dụng: Phương pháp phân tích và tông hop,
phương pháp lịch sử, phương pháp liệt kê.
Trong chương 2, học viên sử dụng: Phương pháp thống kê số liệu, phươngpháp thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp phântích và tông hợp
Trong chương 3, học viên sử dụng: Phương pháp phân tích và tong hợp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về bảo vệ quyền Con ngườicủa bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa ánnhân dân các cấp trên cả nước Kết quả của luận văn sẽ góp một phần làmphong phú và hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về việc bảo vệ quyền con người của
bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa án
nhân dân các câp.
Trang 156.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động xét xử vụ án hình sự có bị cáo làngười đưới 18 tuổi tại Tòa án nhân dân các cấp trên cả nước, đồng thời đưa racác giải pháp nhăm nâng cao chất lượng xét xử, bảo vệ tốt hơn quyền con người
của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa án
nhân dân các cấp, đúng với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Luận văn có thé làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu luật học,giảng day, giáo dục trong các co sở dao tạo luật; đồng thời có thể là tài liệutham khảo trong thực tiễn công tác của các cán bộ Tòa án, Viện Kiểm sát, Luật
su.
7 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 03 chương như sau:
Chương 1: Một số van đề chung về bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Chương 2: Thực tiễn bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dudi 18
tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân các cấp.
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật t6 tụng hình sự, giảipháp nâng cao chất lượng xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp bảo
đảm việc bảo vệ quyên con người của bị cáo là người dưới 18 tuôi.
Trang 16CHƯƠNG I:
MOT SO VAN DE CHUNG VE BẢO VỆ QUYEN CON NGƯỜI
CUA BI CAO LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG GIAI DOAN XÉT XU VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm và đặc điểm bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dưới
18 tuổi trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự
Bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người của bị cáo làngười dưới 18 tuổi nói riêng là một phạm trù mang tính nhân loại, đã được ghinhận trong luật pháp quốc tế và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Đó làquyên sống, quyên bat khả xâm phạm về thân thé, quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bình đăng trước phápluật, quyền không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế,văn hóa, xã hội; quyền được đối xử nhân đạo, xét xử công bằng trước Tòa án;quyền được bồi thường khi bị cơ quan nhà nước và công chức nhà nước gâythiệt hại về vật chất và tinh thần
Ở nước ta, bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người của
bị cáo là người dưới 18 tuổi luôn được Nhà nước chú trọng thê hiện qua các lầnsửa đổi, bố sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 1988 cũng đã dành riêng Phần thứ bảy về Thủ tục đặc biệt về những vụ án
mà các bị can, bị cáo là người chưa thành niên (gồm 10 điều, từ Điều 271 đếnĐiều 280) Luật đã quy định trình tự, thủ tục trong điều tra, truy tố và xét xử;Bắt, tạm giữ, tạm giam; Việc giám sát bi can, bi cáo chưa thành niên; Bào chữa;Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội; Xét xử củaTòa án; Việc chấp hành hình phạt tù; Chấm dứt việc chấp hành biện pháp tưpháp và giảm thời hạn chấp hành hình phạt; Xoá án đối với bị can, bị cáo là
người chưa thành niên.
Qua 15 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 bộc lộ một số hạnchế cần phải được sửa đôi, bố sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã
Trang 17dành riêng Phan thứ bảy về Thủ tục đặc biệt về Thủ tục tổ tụng đối với ngườidưới 18 tuổi (Gồm 18 điều, từ Điều 413 đến Điều 430) Điểm mới của Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 là đã quy định nguyên tắc cơ bản trong tổ tụng đốivới người dưới 18 tuổi, đó là bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp vớitâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18tudi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuôi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi Đồng thời, quy định cụ thé trình tự thủ tục đối với người dưới 18 tuổi trong điều tra, truy tố, xét xử và các áp dụng các biện
pháp tư pháp khác.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng dành Phần thứ bảy về Thủ tục tốtụng đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi (gồm 18 điều, từ Điều 413 đến Điều430) So với hai Bộ luật tố tụng hình sự trước đây (năm 1988 và 2003), Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 nêu nhiều quy định cụ thé, rõ ràng hơn trong quátrình tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, như: Xác định tuôi của người bị buộctội, người bị hại là người dưới 18 tuổi; Giám sát đối với người bị buộc tội làngười dưới 18 tuổi; Việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tô
chức; Bảo đảm việc bào chữa; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
tran v.v Tat cả những quy định mới này nhằm bảo đảm tốt hơn việc bảo vệquyền con người của bị can, bị cáo là người đưới 18 tuổi trong quá trình tố tụng,tạo điều kiện cho các cơ quan tiễn hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án nhân dân cáccấp trong việc xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi bị buộc
tdi.
Dé hiểu rõ hon về van dé nay, trudc hét, hoc vién thiét nghi cần làm rõ một
số khái niệm cụ thể sau đây:
1.1.1 Khái niệm bị cáo
Thuật ngữ “bi cáo” từ lâu đã được sử dung trong nhiều sắc lệnh về tô chức
các cơ quan tư pháp do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký từ năm
1945 Tuy nhiên, đến năm 1974, định nghĩa về bị cáo mới được ghi nhận lầnđầu tiên tiên trong Bản hướng dẫn về trình tự tổ tụng sơ thấm về hình sự ban
Trang 18hành kèm theo Thông tư 16/TATC ngày 27/9/1974 của Toà án nhân dân tối cao.
Theo đó, bi cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Toà án [5, tr.3]
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã dành hắn một chương dé định nghĩa
về những người tham gia tố tụng hình sự Khoản 1 điều 61 Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 quy định: “Bi cáo là người hoặc pháp nhân đã bi Tòa án quyếtđịnh dua ra xét xử Quyên và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện
thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định cua Bộ
luật nay.” Theo đó, khi có quyết định của Toà án đưa bị can ra xét xử thì ngườihoặc pháp nhân đó mới được gọi là bị cáo Nếu chưa có quyết định của Toà ánđưa ra xét xử thì vẫn chưa được gọi là bị cáo, cho dù hồ sơ vụ án cùng bản cáotrạng quyết định truy t6 đã được gửi cho Toà án
Xét từ góc độ nhân quyên, khái niệm bị cáo còn có ý nghĩa là được xét xửnhanh chóng, không được chậm ché dé tòa án ra quyết định về lời buộc tội đốivới họ Một cá nhân hay một pháp nhân nào đó có thé bị truy tố về hình sựnhưng ở giai đoạn tiền xét xử, họ chỉ được coi là bị can Yếu tố pháp lý quyếtđịnh một người hay một pháp nhân trở thành bị cáo là quyết định bằng văn bảncủa tòa án có thầm quyền, độc lập đưa cá nhân hay pháp nhân đó ra xét xử Ởgiai đoạn xét xử - giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tố tụng hình sự, bêncạnh một số quyền chung giống như bị can ở giai đoạn tiền xét xử, bị cáo còn
có các quyền quan trọng khác trong xét xử hình sự
1.1.2 Người dưới 18 tuổi
Điều 1 Công ước quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc phêchuẩn ngày 20/11/1989 đã định nghĩa về trẻ em như sau: “Tré em được xácđịnh là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia công nhận tuổi thành
niên sớm hon”.
Mục a quy tắc 2.1 trong Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc vềbảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (Quy tắc Havana) được thôngqua ngày 14/12/1990 đã nêu cụ thé như sau: “Người chưa thành niên là người
10
Trang 19dưới 18 tuổi Giới hạn tuổi dưới mức này can phải được pháp luật xác định vàkhông được tước quyên tự do của người chưa thành niên ”.
Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế khác như: Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểucủa Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United
Nations Standart Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice/Beijing Rules) ngày 29/11/1985; Hướng dan của Liên hợp quốc về phòng ngừa
phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14/12/1990 cũng
có quy định về người chưa thành niên Theo quan niệm quốc tế, trẻ em (child) làngười dưới 18 tuôi, người chưa thành niên (juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi,thanh niên (youth) là người từ đủ 15 đến 24 tuổi, còn người trẻ tuổi (youngpeople) bao gồm: trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên [4, tr.61-68]
Như vậy, chúng ta có thê thấy răng, khi đưa ra khái niệm về trẻ em hay người chưa thành niên, pháp luật quốc tế đã hoàn toàn dựa vào đặc điểm về tâm,sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ thông qua việc xác định độtuôi Ké cả khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên đều giới hạn làdưới 18 tuổi, đồng thời đưa ra những khả năng mở cho các quốc gia tùy điềukiện kinh tế - xã hội - văn hóa của minh dé có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn.Nội dung các quy tắc trên có tính đến sự đa dang và cơ cấu pháp luật của mỗiquốc gia, phản ánh mục đích và tinh thần của tư pháp người dưới 18 tudi, đề ranhững nguyên tắc mong muốn và thông lệ đối với việc quản lý những người dưới 18 tuôi vi phạm pháp luật.
Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015,
Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Trẻ em năm 2016, và một số văn bản phápluật khác có liên quan đều xác định tuổi của người chưa thành niên là đưới 18tuổi, và kèm theo đó là những chế định pháp luật rõ ràng đối với người chưathành niên trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thé Điều 21 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi ” Điều 1 Luật
11
Trang 20Bảo vệ, chăm sóc va giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em quy định
trong Luật này là công dân dưới 16 tuổi ” Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 đã nêurõ: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” Do đó, người chưa thành niên được xác định
ở đây là người đưới 18 tuổi [4, tr.61-68]
Một điểm mới đặc biệt trong nền lập pháp nước ta, đó chính là sự thay đổithuật ngữ từ “người chưa thành niên” thành “người đưới 18 tuổi” trong tất cảcác quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 Sự thay đổi nêu trên nhằm mục đích tránh sự mâu thuẫn giữa các bộ luậthiện hành là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự với Luật bảo vệ, chăm
sóc va giáo dục trẻ em Theo đó, trẻ em là người chưa thành niên chứ không
phải là người dưới 16 tuổi Việc nâng độ tuổi của trẻ em giúp cho những ngườithuộc nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến chưa thành niên sẽ nhận được chính sách bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục về đạo đức, nhân cách, tâm lý cùng với các kỹ năng sống, qua đó từng bước phòng ngừa và giảm số lượng vụ án có liên quan đến người dưới 18 tuổi [5, tr.13]
Có thể nói, trong quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật ViệtNam đều có sự tương đồng về khái niệm người chưa thành niên, cụ thể như sau:Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thểchất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đãthành niên, là những người đang ở độ tuổi phát triển, đang trong quá trình hoanthiện về thê chất, tâm sinh lý cũng như nhân cách sống.
Đầu tiên, không phải tat cả những người dưới 18 tuổi có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật đều bị cáo buộc về một tội hình sự và từ đó
có thé đưa họ ra xét xử [6, tr.9] Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC)không đặt ra một giới hạn cụ thể nào về vấn đề này, mà chỉ đưa ra các quy địnhchung về trách nhiệm của mọi quốc gia thành viên như sau: Quy định một độtuôi tối thiểu bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 3 điều 40) Tuy nhiên, đếnnay các quốc gia trên thế giới đã không thống nhất về vấn đề trên Thực tế chothấy, pháp luật một số quốc gia đã quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là
12
Trang 21từ 7 tuổi đến 10 tuổi Giới hạn này đã tạo nên những lo ngại về độ tuổi tươngđối thấp đề chịu trách nhiệm hình sự, bởi những biện pháp tư pháp đối với lứatudi này sẽ dé lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường củatrẻ nhỏ Theo Quy tắc Bắc Kinh năm 1985, tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật quốc gia không nên quy định quá thấp mà cần quan tâm đến khả năngtrưởng thành của người phải chịu trách nhiệm hình sự Vì vậy, mỗi quốc gia cầnphải có những thong nhất một giới hạn tuổi nhất định dé chịu trách nhiệm hình
sự.
Thứ nhất, liên quan đến độ tuôi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, Ủy ban giám sátCRC cho rằng: các quốc gia đã đối xử với họ như những người trưởng thànhtrong việc áp dụng pháp luật hình sự Do đó, ủy ban này đã đề nghị các quốc giathành viên phải dành cho trẻ em dưới 18 tuổi sự bảo vệ đặc biệt được quy địnhbăng pháp luật hình sự Ủy ban nhân quyền (HRC) cũng cho răng tất cả nhữngngười dưới 18 tuổi phải được đối xử với tư cách là một người chưa thành niên,
ít nhất trong những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án hình sự
[6 tr.9]
Thứ hai, mục tiêu của tư pháp người chưa thành niên là: (1) ngày càng thúc
day sự phát triên lành mạnh, tự nhiên của người dưới 18 tuổi; và (2) tôn trọngtính tương quan giữa mức độ phạm tội với hoàn cảnh cá nhân Điều 5 Quy tắcBắc Kinh năm 1985 có nhắn mạnh: hệ thống tư pháp đối với người chưa thànhniên phải chú trọng đến sự phát triển của họ, và bảo đảm rằng bất cứ sự phảnứng nào đối với họ phải đặt trong tương quan giữa hoàn cảnh phạm nhân vàhoàn cảnh phạm tội Hệ thống tư pháp của các quốc gia thành viên CRC cần cónhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế áp dụng những biện pháp quá mứchoặc không cần thiết với mục đích đe dọa hoặc xâm phạm các quyền của ngườidưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự [6, tr.10]
Từ đó, chúng ta có thể rút ra định nghĩa như sau: Bi cáo là người dưới 18tuổi là những cá nhân có độ tuổi theo quy định của pháp luật quốc gia, họ
13
Trang 22phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi vi phạm pháp luật và có quyết
định của Tòa ún đưa ra xét xử.
1.1.3 Giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Tại tất cả các quốc gia trên thế giới, tòa án luôn là cơ quan xét xử duy nhất của nhà nước Theo ICCPR năm 1966, bat kỳ ai bị buộc tội đều có quyền được xét xử bằng một tòa án có thâm quyền, độc lập, dân chủ, nhằm quyết định về lời buộc tội của họ trong vụ án hình sự Xét xử của tòa án có nhiều cấp độ khác nhau, có thé ké đến như: xét xử lần đầu là xét xử sơ thẩm, sau đó là phúc thâmhoặc giám đốc thâm hay tái thâm Bất kỳ người nào bị kết án là phạm tội đều cóquyền yêu cầu tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình
theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Tại nước ta, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiich của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân theo Điều
102 Hiến pháp năm 2013 Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết
định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện
pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân (theokhoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014)
Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn thứ tư và cũng là giai đoạn cuối cùng,đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó cấp Tòa
án có thâm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để tiến
hành:
- Áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét xử;
14
Trang 23- Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thấm dé xem xét về bản chất
vụ án Đồng thời, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của haibên (buộc tội và bào chữa), Tòa án sẽ phán xét về vấn đề tính chất tội phạm(hay không) của hành vi, có tội hay không có tội của bị cáo và cuối cùng, tuyênbản án (quyết định) của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết vấn đềtrách nhiệm hình sự một cách công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và bảo
đảm sức thuyết phục.
Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ
vụ án hình sự (với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo
trạng) do Viện kiểm sát chuyên sang và kết thúc bằng một bản án (quyết định)
có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tóm lại, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sựmang tinh chất trung tâm và quan trọng, nhằm tăng cường pháp chế, bảo vệ cácquyên va tự do của con người trong các giai đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và
toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà nước nói chung, cùng với các giai
đoạn té tụng hình sự khác góp phan hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng vàchống tội phạm trong thời đại mới
Với chức năng, nhiệm vụ đã được Hiến pháp và pháp luật quy định nêu trên, trong xét xử các vụ án hình sự nói chung, cơ quan Tòa án nhân dân các cấp còn
có nhiệm vụ xét xử chuyên biệt các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18
tudi bị buộc tội với việc áp dụng các nguyên tắc xử lý, các thủ tục tố tụng,
không gian xét xử, trình tự phiên tòa theo những quy định đặc biệt được ghi rõ
trong Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dâncùng nhiều văn bản pháp lý có liên quan
Do người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thé chất và tinhthần, là những đối tượng dễ bị ton thuong, nhất là khi ho tham gia tố tụng trongquá trình giải quyết vụ án Do đó, pháp luật có những quy định riêng về thành phần Hội đồng xét xử đối với những bị cáo “đặc biệt” này Theo quy định của
15
Trang 24Điều 413 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thủ tục tố tụng đối với người bịbuộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụngtheo quy định của Phần thứ bảy Chương XXVIII - Thủ tục đặc biệt Theo đó,thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo dưới 18 tuổi được quyđịnh là phải có một Hội thâm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặcngười có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người đưới 18 tuổi (theo khoản 1 Điều
423 BLTTHS năm 2015).
Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao quy địnhthầm quyền xét xử vụ án hình sự có bi cáo là người dưới 18 tuổi thuộc về Tòagia đình và người chưa thành niên, không tô chức xét xử lưu động, tiễn hành xét
xử kín tại Phòng xử án thân thiện Đối với các Tòa án địa phương chưa có điềukiện tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử các vụ ánhình sự có bi cáo là người dưới 18 tuổi phải bảo đảm các điều kiện như: Phâncông Thâm phán chuyên trách là người có kinh nghiệm, có kiến thức về tâm lýhọc, khoa học giáo dục thực hiện; Hội đồng xét xử có ít nhất một Hội thắm nhân dân là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặcngười có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi; tiến hành xét xử tại
Phòng xử án thân thiện.
Tóm lại, việc xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi là một
phương thức xét xử đặc biệt, đòi hỏi Tòa án phải tuân thủ nghiêm túc các quy
định về thủ tục tố tụng và nguyên tắc xử lý đặc biệt đã được quy định trong Bộluật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, nhằmbảo vệ tốt nhất quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi tham gia tố
tụng tại Tòa án nhân dân các câp.
1.1.4 Khái niệm quyền con người
Quyền con người bắt đầu được chính thức thừa nhận từ sự kiện thắng lợi của cách mạng tư sản, với nhiều thành tựu của khoa học và những tư tưởng lớn
vê vân đê trên Cac bản tuyên ngôn độc lập lân lượt ra đời, mang nhiêu ý nghĩa
16
Trang 25đến sự bảo đảm và phát triển quyền con người trên toàn thế giới, có thể coi lànhững văn bản pháp lý đầu tiên đặt van đề về quyền con người Điển hình nhất
là 02 bản: Tuyên ngôn độc lập năm 1976 của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhânquyền va Dân quyền năm 1789 của Cộng hòa Pháp Đây được xem là 02 vănkiện pháp lý thấm nhuan tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bìnhđăng, dân chủ và các quyền cơ bản của mỗi người dân Cả hai bản Tuyên ngôn độc lập được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập cua 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp Trên tinh thần kế thừa vàhọc hỏi những tư tưởng tiến bộ của thời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn này
là những lời khăng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dântộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độphong kiến chuyên chế, hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình dang, bác ái Các bản Tuyên ngôn trên đềukhẳng định những quyền con người căn bản nhất, đó là quyền sống, quyền tự
do, quyền bình dang, quyền tư hữu tài sản Do là quyền tự nhiên, không thé chuyền nhượng và bat khả xâm phạm của mỗi con người.
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa các học thuyết tiến bộ của nhân loại, Chunghĩa Mác - Lênin đã khăng định và đề cao con người cũng như quyền conngười Chính những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra nền tảngvững trãi, để các dân tộc yếu thế trên thế giới vùng lên, tìm được giải cứu quốcgia dân tộc, qua đó tạo nên những đột phá nhất định trong phong trào cách mạng
về quyền con người trên toàn thế giới Chủ nghĩa Mác - Lênin đã xác định vấn
dé quyền con người xuất phat từ cách tiếp cận con người vừa là sản pham của tự nhiên, vừa là sản pham của xã hội Do đó, quyền con người vừa mang tính tựnhiên, vừa mang tính xã hội Chủ nghĩa Mác - Lénin cho rằng quyền con người
“về bản chất bao ham cả hai mặt tự nhiên và xã hội” [8, tr.11] Trên phương
diện mặt tự nhiên, Karl Marx coi con người là “động vật xã hội” có kha năng
“tái sinh ra con người”, con người là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiễnhóa Cả Karl Marx và Friedrich Engels đều phê phán các tư tưởng về quyền con
17
Trang 26người trong xã hội tư sản trên cơ sở tổng kết thực tiễn Theo họ, phương thứcsản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng kinh tế, làm phát sinh, phát triển các mối quan
hệ xã hội của con người như: chính trị, nhà nước, pháp luật, đạo đức và quyềncon người [9, tr.6] Cũng theo đó, Karl Marx khang định, nếu quyền con ngườiđược nội luật hóa thì sẽ trở thành quyền công dân theo nguyên tắc: “Không cóquyên lợi nào mà không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”, “Quyển không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do chế độ kinh tế đó quyết định” Theo đó, quan niệm về quyềncon người không phải là khái niệm, phạm trù bất biến, mà chúng có sự thay đổitheo thời gian, biến đổi theo dòng chảy của lịch sử xã hội, tùy thuộc vào điềukiện hoàn cảnh ở mỗi nơi chúng xuất hiện và tồn tại Xét tong thé của vấn dé,quyền con người gồm các quyền chính như: quyền sống, quyền lao động và quyền tự do, bởi các quyên nay thể hiện 03 phương diện cốt lõi của đời sống con người: trước tiên con người cần phải được sống và tồn tại (quyền sống), con người phải được làm việc, học tập, lao động (quyền lao động) và con người phảiđược khang định, phát triển bản thân (quyền tự do)
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyên con người Mỗi địnhnghĩa, mỗi khái niệm đều tiếp cận ở một góc độ khác nhau về quyền con người.Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of HighCommissioner for Human Rights - OHCHR) có đưa ra định nghĩa về quyền conngười và được sử dụng tương đối rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.OHCHR cũng cho răng quyền con người là những bảo đảm về mặt pháp lý, có
vai trò bảo đảm cho các cá nhân đơn lẻ hay các nhóm bảo vệ họ khỏi những
hành vi xâm hại đến nhân phẩm, quyền sống và các quyền tự do căn bản khác
Phát triển từ những quan niệm mang tính khoa học về quyền con người,Karl Marx cho rang: “Con người là con người xã hội, là sự tong hòa các quan
hệ xã hội, cho nên quyền con người thể hiện sâu sắc giá trị các quan hệ xã hội
và hiển nhiên mang bản chất đó ”.[8, tr.11] Từ điển Luật học đưa ra định nghĩa
như sau: “Quyên của thành viên trong xã hội loài người - quyên của tát cả mọi
18
Trang 27người Đó là nhân phẩm, nhu câu, lợi ích và năng lực của con người được thểchế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia” [11, tr.648].
Tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều định nghĩa về quyền con người, được cácnhà khoa học người Việt nêu Có thể nói, quyền con người luôn phải gắn liền
với pháp luật, phải được pháp luật thừa nhận trong các văn bản quy phạm pháp
luật và được nhà nước bảo vệ Bảo vệ quyền con người là nghĩa vụ của nhà nước dé bảo đảm tinh bắt buộc chung của pháp luật được nhà nước ban hành.
Sự đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến xâydựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu của tất cảcác quốc gia, dân tộc trên thế giới Bởi vậy, quyền con người là một trongnhững yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước Và lẽ dinhiên, quyền con người là một trong những nội dung cơ bản nhất của mọi hiếnpháp trên toàn thế giới Từ bản Hiến pháp đầu tiên ra đời năm 1946, cho đến các bản Hiến pháp sau đó (năm 1959, 1980, 1992) đều được coi là những dấu mốc quan trọng trong việc phát triển các quyền cũng như cơ chế bảo vệ quyền con người cơ bản tại nước ta Bản Hiến pháp mới nhất ra đời vào năm 2013 đã dànhhăn một chương (Chương II: “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân”) dé dé cập đến vấn dé này Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quyđịnh: “J Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2 Quyên con người, quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng ”
Bên cạnh Hiến pháp, nhà nước ta đã ban hành và quy định nhiều văn banpháp luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình
sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật khiếu nại tố cáo, Luật hôn nhân gia đình,
nhăm ghi nhận quyên con người trong các lĩnh vực kinh tê, xã hội, văn hóa,
19
Trang 28chính trị, dân sự, Đây có thể được xem là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền
con người tại Việt Nam.
Dù còn xuất hiện nhiều quan điểm trái chiều về quyền con người, nhưngtrước hết, quyền con người có thé được hiểu là đặc quyền mà con người sinh ra
đã tự nhiên có như: quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được đi hoc,
Quyền con người là các quyền không thể tước bỏ, đây là các quyền tự nhiên(nature right) do tạo hóa đã ban tặng cho con người, mang tính bam sinh, vốn cócủa từng cá thé trong xã hội Các quyền con người không thé một xã hội haymột quốc gia nào có thể ban phát, tước bỏ chúng Nó không phụ thuộc vào cácphong tục, tập quán, truyền thống văn hóa
Dựa trên những nghiên cứu trong nhiều năm, quyền con người có những đặc
trưng cơ bản sau đây:
- Tính phổ biến (universal): Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gìbam sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình dang cho tất cả mọithành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do
gi Tuy nhiên, cần chú ý là bình đắng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởngthụ, ma là bình dang về tư cách chủ thé va cơ hội thụ hưởng các quyền con
người [13, tr.13]
- Tính không thé chuyên nhượng (inalienable): Thé hiện ở chỗ các quyềncon người không thé bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thểnào, kể cả bởi nhà nước Moi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cánhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm dé bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng với cộng đồng hay của cá nhân khác [13, tr.13]
- Tính không thé phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền conngười đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nao đượccoi là có giá trị cao hơn quyên nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bat kỳ quyềnnào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển con người.Tuy nhiên trong từng hoàn cảnh, với những đối tượng cụ thể khác nhau, có thể
ưu tiên thực hiện một số quyền con người nhất định (ví dụ như khi có dịch bệnh
20
Trang 29hoành hành, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế ).Điều này không có nghĩa là bởi các quyền đó có giá trị cao hơn mà bởi vì cácquyền đó trong thực tẾ có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vị phạm nhiều hơn so vớicác quyền khác [13, tr.13]
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent): Thẻ hiện
ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trongmối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếphoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, vàngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác [13, tr.13]
Còn ở nước ta, quyền con người có những đặc điểm nồi bật sau đây:
- Quyên con người là bản chất của chế độ chủ nghĩa xã hội [9, tr.13] Với
tư cách là thành viên của các điều ước quốc tế về nhân quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhắn mạnh: “Đối với chúng ta, vấn dé quyên con người được đặt
ra xuất phát từ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao
quát rộng rãi nhiều lĩnh vực từ chỉnh trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng, pháp chế ”
- Quyên con người là giá trị chung của toàn nhân loại [9, tr.9] Quyền conngười từ xa xưa đã được coi là sự kết tinh những giá trị đạo đức nhân văn, caođẹp nhất trong nền văn hóa chung của nhân loại, được hình thành và phát triểnvới sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, các giai cấp, tang lớp Ké từkhi Liên hợp quốc được thành lập vào ngày 24/10/1945, quyền con người đãđược quy định trong rất nhiều các văn kiện pháp lý quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuan pháp lý toàn cầu được nhiều quốc gia trên thế giới tôn trọng và
thực hiện.
Tại Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta
thấu hiểu rằng quyền con người luôn là thứ thiêng liêng, không thé đánh mat dù
có phải đồ biết bao xương máu dé bảo vệ và gianh lấy Trên tinh thần đó, Chỉthị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:
21
Trang 30“Nhân quyên là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại củanhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thé giới và cũng là thành quảcủa cuộc dau tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, nhân quyên trởthành giá trị chung của nhân loại” Ngoài ra, tại Hội nghị thé giới về Nhânquyên lần thứ II được tô chức tai Vienna (Austria) vào tháng 6/1993, phái đoànViệt Nam đã phát biéu cho rằng nhân quyền là một phạm trù tổng hợp, vừa là
“chuan mực tuyệt đối” mang tính phổ biến, vừa là “sản phẩm tổng hợp của một
quá trình lich sử lâu dai.
Khái niệm về quyền con người ra đời muộn, gắn liền với các cuộc cáchmạng tư sản, nhưng những nội dung của nó thì đã xuất hiện từ lâu và tôn tạitrong mỗi nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây Các nhà nghiên cứuthông thường hay trích dẫn những bộ luật cô ban hành qua các thời kỳ ở nhiều quốc gia trên thế giới để phân tích sự phát triển của tư tưởng nhân quyền trong lịch sử nhân loại Ngoài ra, quyền con người còn được đề cập, phản ánh trong các học thuyết, ấn phâm mang tính tôn giáo chính trị, pháp ly của loài người từ
xa xưa cho đến nay Thực tế chứng minh rang, những tư tưởng liên quan đếnquyền con người cũng như các quy định pháp luật có liên quan đều là sự đónggóp của mọi quốc gia, dân tộc, qua các thời kỳ phát triển của lịch sử Vì vậy,quyền con người vừa là sản phẩm của văn minh nhân loại, vừa là sản phẩm đấutranh dai lâu của con người nhằm chống lại dưới ach áp bức, bóc lột Ngày nay,những quy định trong Luật Nhân quyền quốc tế luôn được coi là “kim chỉ nam” của mọi quốc gia trên thế giới trong quá trình bảo vệ quyền con người tại đất nước của họ Tại hầu hết các quốc gia, nội dung công ước nhân quyền đều đã
được nội luật hóa và từng bước thực hiện Đây được coi là giá trị chung cua
nhân loại, vì vậy các dân tộc không phân biệt chế độ chính trị, trình độ pháttriển kinh tế - xã hội - văn hóa, tất cả đều có quyền được thụ hưởng và có nghĩa
vụ phải bảo vệ, phát triển giá trị nhân văn, cao quý đó.
- Quyển con người mang tính giai cấp sâu sắc trong xã hội có phân chiagiai cấp [9, tr.10] Quan điểm trên được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW
22
Trang 31ngày 12/7/1992 cua Ban Bi thư Trung ương Dang, trong đó có đoạn: “Trong xã
hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm nhân quyền mang tính giai cấpsâu sắc” Cùng liên quan đến vấn dé trên, Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày2/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ có đề cập như sau: “ cuộc dau tranh trênvan dé nhân quyên là cuộc đấu tranh mang tính giai cấp sâu sắc, sẽ diễn ra liên tục, lâu dải va quyết ligt’ Vì vậy, công tac bảo vệ, đấu tranh cho quyền con
người phải là trách nhiém, bồn phận của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể
và các tô chức nhân dân, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng Cộngsan Tại nước ta, quyền con người của bat kỳ ai đều được tôn trọng và bảo đảm,không phân biệt tầng lớp, giai cấp của ho Bảo vệ quyền con người ở nước tanhăm hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”.
- Quyên con người phải được pháp luật quốc gia quy định và bảo vệ |9, tr.11] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa
năm 1991, trong đó Đảng ta đã khẳng định Nhà nước ta định ra các đạo luật
nhằm xác định quyền công dân và quyền con người Ở mọi quốc gia trên thếgiới (kế cả ở nước ta), quyền con người đều được ghi nhận và bảo vệ bằng các
hình thức pháp luật khác nhau Tại Việt Nam, Nhà nước luôn coi trọng việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật, củng cố các cơ quan tư pháp và cơ chế nhằm bảođảm ngày một tốt hơn các quyền cơ bản của công dân
- Quyển con người gắn liền với nghĩa vụ công dân [9, tr.12] Trong Chỉ thị
số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:
“Quyên dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật ” Điều 15 Hién phápnăm 2013 quy định: “7 Quyên công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; 2.Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyên của người khác; 3 Công dân có tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; 4 Việc thực hiện quyêncon người, quyên công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,quyên và lợi ích hợp pháp của người khác ” Quyền con người là sự thống nhất
23
Trang 32giữa quyền và nghĩa vụ của công dân; giữa quyền lợi ích cá nhân với quyền vàlợi ích của cả cộng đồng Karl Marx cho rằng không có quyền lợi nào mà không
có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi Hay tại Tuyên ngônthé giới về Nhân quyền năm 1948 cũng đã ghi nhận: Mỗi người đều có nhữngnghĩa vụ đối với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có théphát triển tự do và day đủ
1.1.5 Khái niệm bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi
trong giai đoạn xét xứ vụ án hình sự
Bảo vệ quyền con người là việc xác lập các biện pháp pháp lý, các biệnpháp tô chức, xây dựng các cơ chế dé bảo vệ các quyền con người khi bị xâmphạm từ phía co quan công quyền, hay từ các chủ thê khác nhằm khôi phục cácquyền đã bị xâm phạm.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các quyền con người đượcpháp luật bảo đảm thực hiện và được bảo vệ không bị xâm phạm, thể hiện làmột nhà nước nhân bản, tiến bộ, dân chủ, văn minh Các quyền con người trởthành đối tượng bảo vệ trong việc ghi nhận về pháp lý, trong hoạt động thi hànhpháp luật và xử lý vi phạm pháp luật của nhà nước Bảo vệ quyền con ngườikhông chỉ là nội dung, ban chất mà còn trở thành mục tiêu cao nhất trong xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đối với người dưới 18tuổi, do những hạn chế về mặt thê chất, nhận thức, năng lực hành vi nên trongquan hệ pháp luật vẫn chưa được công nhận với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
về mặt pháp lý Do đó, trong khoa học pháp lý ở nước ta, người dưới 18 tuổi là một chủ thé được pháp luật bảo vệ bằng những nguyên tắc xử lý, thủ tục tố tụng
và quy định phiên tòa rất đặc biệt.
Pháp luật hình sự của nước ta quy định người dưới 18 tuổi phạm tội làngười từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm Tuy nhiên, không phải tội nào người dưới
18 tuổi thực hiện cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ những người từ
đủ 14 tuôi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều
24
Trang 3312 Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịutrách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151,
168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,
290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (28 tội danh); còn người từ
đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác Ví dụ: Tội "Giao
cấu" hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đếndưới 16 tuổi thì chỉ người đủ 18 tuổi trở lên mới là chủ thé của tội phạm này
Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự có bi cáo là người dưới 18 tuổi
tại Tòa án nhân dân các cấp, là chủ thể quyền (quyền con người) cần phải đượcbảo vệ, nhưng bị cáo là người dưới 18 tuổi vẫn là đối tượng bị động cho du pháp luật đã quy định cho họ đầy đủ các quyền khi tham gia tố tụng (quyền không được phân biệt đối xử, quyền bình dang, quyền được sống và phát trién, quyền được tôn trọng bí mật đời tư, quyền được bày tỏ ý kiến trước Tòa án, quyền được bào chữa và trợ giúp pháp lý, quyền được xét xử nhanh - khôngchậm trễ ) Trong khi đó, chủ thé bảo đảm quyền (quyền con người của bị cáo
là người dưới 18 tuổi) là Thâm phán, Hội đồng xét xử, là những người giữ vịthế chủ động nên dễ có (và thường có) những hành vi xâm phạm quyền conngười của bị cáo là người dưới 18 tuổi bị buộc tội Do nhiều nguyên nhân nênTham phán, Hội đồng xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người đưới 18 tuổithường hay mắc sai lầm (nói cách khác là xâm phạm quyền con người của bị cáo dưới 18 tuổi) trong khâu quyết định hình phạt.
Dé bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tudi trong giaiđoạn xét xử vụ án hình sự, khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổiphạm tội, Luật quy định Tòa án không chỉ căn cứ vào Điều 50 Bộ luật Hình sựnăm 2015 (căn cứ quyết định hình phạt) mà còn phải căn cứ vảo các quy địnhđối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Chương XII Bộ luật Hình
sự năm 2015 (từ Điều 90 đến Điều 104) Các quy định đối với người dưới 18
25
Trang 34tuổi phạm tội bao gồm những nguyên tắc, những căn cứ dé Tòa án áp dụng khixét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội.Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 07 nguyên tắc xử lý đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có nguyên tắc chung, nguyên tắc miễn tráchnhiệm hình sự, nguyên tắc quyết định hình phạt Đây chính là những nguyên tắc
cơ bản nhằm bảo vệ quyền con người của bị cáo là người đưới 18 tuổi trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự tại Tòa an nhân dân các cấp, cụ thê như sau:
- Nguyên tắc chung trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là phảibảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáodục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân cóích cho xã hội theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nguyên tắc người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợpnhất định (quy định tại BLHS năm 2015) và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tựnguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có thể được miễn trách nhiệm hình
sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Mục 2 Chương XII
Bộ luật Hình sự năm 2015 (khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015) Đốivới người dưới 18 tuổi thì việc miễn trách nhiệm hình sự ngoài các quy định tạiĐiều 29 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì cơ quan tiễn hành tố tụng còn phảicăn cứ vao quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối vớingười dưới 18 tuổi phạm tội.
- Nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhânthân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầucủa việc phòng ngừa tội phạm theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nguyên tắc khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một
trong các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc việc áp dụng biện pháp
26
Trang 35giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa
theo khoản 4 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nguyên tắc không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới
18 tuôi phạm tội theo khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nguyên tắc Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác
không có tác dụng răn đe, phòng ngừa Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho
người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đốivới người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắnnhất theo quy định tại khoản 6 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nguyên tắc Bản án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thìkhông tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, được quy định tạikhoản 7 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015
Qua phân tích như trên, có thể hiểu: Bảo vệ quyén con người của bị cáo làngười dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự là một cấu thành đặc biệt của tư pháp người chưa thành niên, là việc Toa an mà trực tiếp là Thẩm phán va Hội đồng xét xử có trách nhiệm thực hiện các thủ tục tô tụng đặc biệt, các nguyên tắc xử lý đặc biệt đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi; áp dụng các biện pháp phù hợp, tạo mọi điều kiện cần thiết để bị cáo là người dưới 18 tuổi được hưởng day đủ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính dang của mình theo quy định của pháp luật và để cho các quyền đó của họ được thực hiện trên thực té.
1.1.6 Đặc điểm bảo vệ quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
a Vé chủ thể quyên
Thứ nhất, bị cáo là người đưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
về cơ bản là những người đưới 18 tuổi nhưng bị tước tự do vì vi phạm pháp luậtnghiêm trọng [6, tr.14] Trên thế giới có nhiều quy tắc bảo vệ người dưới 18tuổi bị tước tự đo, điển hình là các quy tắc bảo vệ người dưới 18 tuổi bị tước tự
27
Trang 36do của Liên hợp quốc năm 1990 đã nêu rõ: “Người chưa thành niên là ngườidưới 18 tuổi; và tước tự do một người nào đó là bất kỳ hình thức bị giam giữriêng hoặc giam giữ chung; chỉ khi có quyết định của cơ quan, người có thẩmquyên thì người đó mới được rời khỏi nơi giam giữ”.
Trong pháp luật nước ta, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có các quyđịnh về van dé áp dụng biện pháp tước tự do đối với người dưới 18 tuổi bi cáo buộc về một tội hình sự nao đó Họ có thé bi tạm giam đối với các trường hợp bị cáo buộc phạm tội từ rất nghiêm trọng đến tội đặc biệt nghiêm trọng theo quyđịnh tại điều 119 Bộ luật Té tụng hình sự năm 2015
Thứ hai, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong quá trình xét xử vụ án hình sựđều được miễn một số chế tài hình sự [6, tr.14] Quy định về hình phat trong tưpháp hình sự đối với người đưới 18 tuổi phải phù hợp với các điều khoản củaCRC năm 1989 (điều 37 và điều 40) Cụ thé hơn, những người đưới 18 tuổi nếu
gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị xử tử hình hoặc tù chung thân
mà không có khả năng được trả tự do theo điều 37.a CRC năm 1989
Về vấn đề tử hình, quy định này thống nhất với khỏa 5 điều 6 ICCPR năm
1966 Về vấn đề tù chung thân, quy định này cũng thống nhất với nguyên tắc:Việc bắt giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và trongthời hạn thích hợp ngắn nhất Khoản 7 điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 đãquy định: “4n đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính
để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm ” Điều khoản đã thé hiện rõ nguyên tắc không coi việc trừng trị là mục đích đối với các cá nhân dưới 18 tudi phạm tội, và còn tạo điều kiện cho họ được tiếp tục phát triển bình thường.
b Về chủ thể có nghĩa vụ
Thứ nhất, chủ thể có nghĩa vụ trực tiếp bảo đảm quyền con người của bịcáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của Tòa ánnhân dân các cấp [6, tr.15] Ví dụ như Thâm phán, Kiểm sát viên hay Luật sưphải tuân thủ các quy định về xét xử công bằng được quy định tại điều 14ICCPR năm 1966 và được tái khăng định tại điều 37 và điều 40 CRC năm 1989.
28
Trang 37Do xét xử công bằng theo điều 14 ICCPR năm 1966 có tầm quan trọngtrong sứ mệnh bảo vệ quyền con người, do đó cần phải bảo đảm các nội dung
cơ bản sau: (i) xét xử công bang theo điều 14 ICCPR năm 1966 được áp dụngchung cho tất cả các loại hình tòa án: (ii) xét xử công bằng được áp dụng cho cảngười đã thành niên và người dưới 18 tuổi bị cáo buộc về một tội hình sự, baogồm các quy định như: Bình đăng trước phiên tòa và tòa án, xét xử công khaibang một tòa án độc lập có thâm quyền và không thiên vị, nguyên tắc suy đoán
vô tội, xét xử lại bằng một cấp tòa án cao hơn, bồi thường trong trường hợp oansai, không xét xử 02 lần về cùng một tội; (iii) do đặc trưng tư pháp của ngườidưới 18 tuổi nên thủ tục này ngày càng đặc biệt quan trọng Ủy ban giám sátICCPR thì cho răng: Người dưới 18 tuổi cần có những bảo đảm và bảo vệ tốithiểu giống với người trưởng thành như đã nêu tại điều 14 ICCPR năm 1966.
Bên cạnh đó, người dưới 18 tuổi cần được bảo vệ đặc biệt với nhiều chuẩn mực mới, tiến bộ hơn như: sự có mặt của bị cáo trong thời gian xét xử và có thé văng mặt nếu việc đó không anh hưởng đến công ly hay được xét xử càng sớm càng tốt trong một phiên tòa công khai có sự hiện diện của luật sư bảo chữa và
phải được hưởng những sự hỗ trợ thích hợp khác
Thứ hai, về biện pháp áp dụng của chủ thé quyên: ngoài những biện phápchung trong việc xét xử của tòa án, việc xét xử các vụ án hình sự đối với ngườidưới 18 tuổi đều phải sẵn sàng các biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự [6,tr.16] Trong trường hợp có vụ án liên quan đến người đưới 18 tuổi phạm tội không được xử lý bằng các biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự thì sẽ được tòa án xét xử theo nguyên tắc công bằng và chính đáng.
1.2 Nội dung các quyền cơ bản của bị cáo là người dưới 18 tudi trong giai
đoạn xét xử các vụ án hình sự
Trong những năm qua, thực hiện các quy định của Công ước Quốc tế vềquyền con người, về quyền trẻ em; cụ thé hóa các chủ trương, định hướng củaĐảng về cải cách tư pháp, nhận thức và việc thực hiện về bảo vệ quyền con
người nói chung, bảo vệ quyên con người cua bị cáo là người dưới 18 tuôi nói
29
Trang 38riêng ở nước ta được quan tâm, chú trọng Nhiều quy định liên quan đến điềutra, truy tố, xét xử người dưới 18 tuổi được ghi nhận trong pháp luật hình sự,pháp luật tố tụng hình sự và các luật khác theo hướng đặc biệt, nhằm bảo vệ tốthơn quyền con người của đối tượng này trước pháp luật Bộ luật Hình sự năm
2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đôi bổ sung năm 2021), Luật Trẻ
em năm 2016, Luật Tô chức Tòa án nhân dan năm 2014, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Đã có những quy định rõ về các quyền cơ bản của bị cáo là người dưới 18 tudi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; quy định thủ tục tố tụng đặcbiệt, nguyên tắc xử lý đặc biệt đối với bị cáo là người đưới 18 tuổi bị buộc tội;quy định việc tổ chức phiên tòa, tiêu chuân Thâm phán tham gia xét xử vụ ánhình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi; quy định phòng xử án thân thiện đối với
bị cáo là người đưới 18 tuổi
Đây là những tiền đề pháp lý quan trọng dé nâng cao chat lượng xét xử các
vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi, từng bước hoàn thiện phương thức xét xử đặc biệt, bảo vệ tốt hơn quyền con người của bị cáo là người dưới
18 tuổi tại Tòa án nhân dân các cấp
1.2.1 Theo pháp luật quốc tế
Theo CRC năm 1989, tư pháp người dưới 18 tuổi phải được tôn trọngtheo các quy tắc cơ bản như sau:
- Nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em: lợi ích tốt nhất cho trẻ em vềgiáo dục, sức khỏe, giải trí, tinh thần, chắc chắn phải là yếu tố tiên quyết trong việc buộc tội và quyết định hình phạt hoặc biện pháp xử lý khác trong các
vụ án hình sự liên quan đến nhóm đối tượng chưa thành niên này Theo hướngdẫn của Liên hợp quốc năm 1985, nếu trong các vụ án hình sự có liên quan đếnngười đã thành niên, việc ra quyết định mang tính trừng phạt có thê được xem làthích dang, thì trong những vụ án hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi, cácquyết định cần bảo vệ lợi ích, các quyền và sự phát triển lâu dài của họ
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử: nguyên tắc này đã được công nhậntrong nhiêu văn kiện nhân quyên quan trọng của Liên hợp quôc Quy tac Bac
30
Trang 39Kinh khẳng định: đối với người dưới 18 tuổi, các quy tắc về hoạt động tư phápphải được thực thi theo hướng không phân biệt đối xử, liên quan đến dân tộc,giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, nguồn gốc xã hội, dòng dõi hay các mối tương
quan khác.
- Quyền sống, tổn tại và phát triển: những quyền này được công nhận tại điều 6 CRC năm 1989 Theo đó, mọi quốc gia thành viên đều công nhận răng mọi trẻ em có quyền có hữu được song va bảo đảm tới mức tối da sự song con, phát triển của trẻ em trong kha năng của minh Quy tac số 17 thuộc Quy tắc BắcKinh đã nhấn mạnh: các biện pháp tước tự do đối với người dưới 18 tuổi chinên quyết định sau khi đã cân nhắc thận trọng, chỉ tiết, và phải được giới hạnmức độ tối thiểu có thé Không người dưới 18 tuổi nào bị kết án tử hình vì bat
kỳ tội gì.
- Quyền được bày tỏ quan điểm, ý kiến: quyền này đã được công nhận tại điều 12 CRC năm 1989 Trong quá trình tố tụng tư pháp, trẻ em phải có cơ hội được trình bày ý kiến của mình về các quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em, dưới hình thức trực tiếp hoặc thông qua người đại diện, hay một cơ quan thíchhợp nao đó theo các cách thức phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia
Bên cạnh đó, luật pháp quốc tế cũng đã quy định một số quyền cơ bảnliên quan đến người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:
- Quyền được xét xử nhanh chóng và không chậm trễ: quyền này đã đượcquy định tại khoản 3 điều 14 ICCPR năm 1966 Đối với trẻ em, quyền này đượckhang định tại điều 40 CRC năm 1989 quy định: van đề có phạm tội hay không phải được nhà chức trách hoặc một cơ quan tư pháp có thâm quyền, độc lập và
vô tư phán xét mà không có sự trì hoãn nào theo một thủ tục tranh tụng công
bằng Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì việc xét xử không được chậm trễ,ngắn nhất có thê nhằm mang ý nghĩa giáo dục, răn đe đối với họ
- Quyền được suy đoán vô tội: đây là một nguyên tắc căn bản của tư pháphình sự, đã được công nhận, phô biến trong pháo luật quốc tế Theo đó, mọingười đều có quyền được coi là không có tội cho đến khi tội phạm được chứng
31
Trang 40minh theo pháp luật Còn đối với trẻ em, khoản 2b điều 40 CRC năm 1989 đã
quy định rõ: Mọi trẻ em bị cáo buộc vi phạm pháp luật hình sự phải được coi là
vô tội cho đến khi chứng minh được rằng đã phạm tội theo pháp luật Suy đoán
vô tội đòi hỏi mọi nghi ngờ của các cơ quan luật pháp phải có chứng cứ chứng
minh theo đúng các trình tự, thủ tục do luật pháp nước sở tại quy định và không
được đưa ra kết quả trước khi xét xử.
- Quyền được bào chữa và trợ giúp pháp lý thích hợp: nhìn chung quyền này được quy định căn bản tại điều 37 và điều 40 CRC năm 1989 Theo đó, cácnước thành viên CRC phải bảo đảm cho trẻ em bị cáo buộc về một tội hình sựnhận được trợ giúp pháp lý hoặc những trợ giúp khác phù hợp nhăm chuẩn bịtốt cho phần bào chữa của họ Ngoài ra, mọi trẻ em khi bị tước tự do đều cóquyền đòi hỏi nhận được trợ giúp pháp lý nhanh chóng, thích hợp cũng như quyền chat van tính hợp pháp của việc tước tự do trước một tòa án hay cơ quan
có thâm quyên, độc lập và vô tư.
- Quyền được sự giúp đỡ miễn phí của phiên dịch: quyền này được áp dụng cụ thể trong trường hợp trẻ em không thê hiểu hoặc không thể nói đượcngôn ngữ trong hệ thong tư pháp người dưới 18 tuổi Điều 40 CRC năm 1989quy định: Mọi trẻ em bị tố cáo đã vi phạm pháp luật hình sự được quyền giúp
đỡ về phiên dịch không mất tiền nếu trẻ em không hiểu hay không nói đượcngôn ngữ sử dụng trong quá trình tham gia tố tụng Trường hợp trẻ em bị câmhay bị khuyết tật, Ủy ban giám sát CRC khuyến nghị: các quốc gia cần bảo đảm
cho các trẻ em thuộc nhóm này nhận được sự giúp đỡ hiệu quả từ các chuyên
gia được đảo tạo tốt.
- Quyền được tôn trọng đời tư: quyền riêng tư của bị cáo là người dưới 18tuổi cần phải được bảo vệ hiệu quả trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự.Quy tắc Bắc Kinh năm 1985 lý giải như sau: Để bảo vệ quyền này khỏi nhữngtac động bat lợi đối với người dưới 18 tudi có thể đến từ các phương tiện truyềnthông, các quốc gia thành viên có thé áp dụng một số biện pháp, ví dụ như các
32