1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch từ thực tiễn tỉnh Hà Nam

109 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch từ thực tiễn tỉnh Hà Nam
Tác giả Nhiếp Thị Hải
Người hướng dẫn Tiến sĩ Lò Khánh Tùng
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 26,55 MB

Nội dung

Hoạt động này là cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý dân cư, phục vụ cho việc xâydựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh củađất nước;

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NHIEP THỊ HAI

QUAN TRI TOT TRONG LINH VUC HO TICH

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NHIEP THỊ HAI

Chuyên ngành: Quan trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lã Khánh Tùng

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảbên trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số

liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung

thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi cóthé bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nhiếp Thị Hải

Trang 4

MỤC LỤC Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

DANH MỤC CAC BANG, SƠ DO, BIEU DO

MỞ 2 On 1 Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI TOT TRONG

Kết luận Chương L -2 2 2+SE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE2E1211717171211 1E cre 27

Chương 2 THỰC TIEN VẬN DUNG CAC NGUYEN TAC CUA QUAN

TRI TOT TRONG LĨNH VUC HỘ TỊCH TAI TINH HÀ NAM 28

2.1 Tinh Hà Nam và hệ thống cơ quan quan lý nhà nước về hộ tịch 28

2.1.1 Tỉnh Hà Nam - 2-2252 22SE+EEE£EEEEEEEEE2E171121171111211 11211 Lee 28

2.1.2 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch ở tỉnh Hà Nam 30 2.2 Thực tiễn vận dụng các nguyên tắc của quan tri tot trong lĩnh vực hộ tịch

tại tỉnh Hà Nam - 2 2111111111112233 111 111g 111g nen 322.2.1 Việc bảo đảm nguyên tắc sự tham gia - 2 2+cs+cs+zxsrxersee 32

2.2.2 Việc bảo đảm nguyên tắc pháp quyên - 2-2 2 s+cx+zxecse¿ 36

Trang 5

2.2.3 Việc bảo đảm nguyên tắc minh bach ¿2-52 2+ 2+se£E+£xzzszzz 46 2.2.4 Việc bảo đảm nguyên tac trách nhiệm giải trình - 51

2.2.5 Việc bảo đảm nguyên tắc kịp thời, hiệu quả - 2-5 5z=52¿ 57 2.2.6 Việc bảo đảm nguyên tắc đồng thuận xã hội - 5-5552 68

2.2.7 Việc bảo đảm nguyên tắc Bình đăng và không loại trừ chủ thé nao 73

Kết luận Chương 2 + 2© 2+5£+SE+EE£EE£EEEEEEEE211211211211717171 1.1.1 xe 79 Chương 3 QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP TANG CƯỜNG QUAN TRI TOT

TRONG LĨNH VUC HỘ TỊCH TU THUC TIEN TINH HA NAM 80

3.1 Quan diém tăng cường quan tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch hiện nay 80 3.2 Các giải pháp tăng cường quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch 813.2.1 Giải pháp bao dam sự tham gia của người dân « ««+5s S1

3.2.2 Giải pháp bao đảm nguyên tắc pháp quyềhn ees - 5-52 5+: 82 3.2.3 Giải pháp bảo đảm nguyên tắc minh bạch - 2 25s s2 5+2 84

3.2.4 Giải pháp bao đảm nguyên tắc kịp thời, hiệu lực . - 85 3.2.5 Giải pháp bao đảm nguyên tắc trách nhiệm giải trình 87

3.2.6 Giải pháp bao đảm nguyên tắc đồng thuận xã hội - 88

3.2.7 Giải pháp bảo đảm nguyên tắc bình dang và không loại trừ chủ thé nào 88

Kết luận Chương 3 -2- 2-52 +E9SEEEEEEEEEEEE2171111121111111111 1 1e xe 90 4800.950077 : -:Ö:Ö- 91 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO w 0 c.cccsscsssessssssesssesseesseeseeseesseens 92

PHU LUC

Trang 6

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

BLDS: Bộ luật dân sự

CCHC: Cải cách hành chính

CNTT: Công nghệ thông tin

CSDLHTĐT: Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

CSDLQGVDC: Co sở dit liệu quốc gia về dân cưTTHC: Thủ tục hành chính

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG, SƠ DO, BIEU DO

Sơ đồ 1.1 Hệ thống cơ quan quan lý hộ tịch 2-2-2 s2 s+zx+zszzs+¿ 19

Bảng 2.1 Các văn bản triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên dia ban tỉnh

Biểu đồ 2.1 Thống kê tỷ lệ các sự kiện hộ tịch của tỉnh Hà Nam đã được đăng

ký trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung (Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 3 1/12/20/22)) :- 5+ 52+E+E+EEEEE9E121521715111112112171111121 71211 cxe 62 Biéu đồ 2.2 Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến của tỉnh Hà Nam 66 Biểu đồ 2.3 Ty lệ trẻ em được đăng ký khai sinh tại cấp xã trên địa ban

tỉnh (%) veccssecccssseccsssssesesssvesessscccssssecsssssecssssecssssisessassvesssssesssssesssssueesssivecsssseess 76

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiMỗi cá nhân con người tồn tại trên thế giới này đều có những đặc điểm riêngbiệt, gắn liền với mỗi cá nhân đó từ khi sinh ra đến khi chết Để công nhận sự tồntại với đầy đủ tính pháp lý, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, Nhà nước thựchiện hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch đối với từng cá nhân Hoạt động này là

cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý dân cư, phục vụ cho việc xâydựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh củađất nước; đồng thời cũng là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ các quan hệphát sinh từ các sự kiện hộ tịch, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân.

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được

nhiều kết quả khả quan, giải quyết được số lượng lớn yêu cầu đăng ký hộ tịch củangười dân, trong đó nhiều việc có tính chất phức tạp; trình tự, thủ tục đăng ký hộ

tịch cũng từng bước được đơn giản hóa, việc ứng dụng CNTT trong đăng ký hộ tịch

được triển khai mạnh mẽ Đặc biệt, trong thời gian gần đây khi Chính phủ đâymạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến tạo điềukiện thuận lợi cho người dân đã khang định vi trí, vai trò quan trong của công tác hộtịch đối với quản lý nhà nước và xã hội Bên cạnh những kết quả đạt được thì côngtác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập chưa dap

ứng được yêu cầu CCHC và cải cách tư pháp trong giai đoạn mới như quá trình

thực hiện còn thiếu sự công khai, minh bạch; sự phối hợp còn thiếu nhịp nhàng giữacác cơ quan nhà nước trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cánhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như năng lực củamột số công chức làm công tác hộ tịch còn hạn chế

Trước yêu cầu xây dựng một nên hành chính tư pháp hiện đại, đồng bộ, nhiều

van đề phát sinh từ công tác quan ly va đăng ký hộ tịch mang tinh cấp bách đòi hỏi

phải có sự thay đổi trong cách thức quan ly cũng như hoạt động của cơ quan hành

chính nhà nước trong lĩnh vực này Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, quản

Trang 9

trị nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển và phục vụ người dân,

quản lý nhà nước ở Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng đòi hỏi

phải vận dụng các nguyên tắc của quản trị tốt vào quản trị nhà nước như các quyđịnh của pháp luật phải rõ ràng, cụ thể; đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự thamgia của người dân; đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước; chú ýđến tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan có thâm quyền trong công

tác hộ tịch; đây mạnh cung cấp các dịch vụ công hướng tới xây dựng một nền

hành chính năng động, tinh gon, minh bạch, hiệu quả cao va thé hiện chức năngphục vụ của nhà nước đối với công dân

Tỉnh Hà Nam là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trong vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đang trong giai đoạn phát triển

với tỷ lệ tăng trưởng dân số cao, đa phần là người dân tộc Kinh, trình độ dân trí

tương đối đồng đều Cơ cấu dân số và ý thức pháp luật của cán bộ, công chức vàngười dân có tính tương đồng với các tỉnh trong khu vực, là đại dién tiêu biểu chonông thôn Bắc Bộ trong bối cảnh công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới.Những năm gần đây, tỉnh Hà Nam luôn chú trọng, quan tâm đến công tác quản lý vàđăng ký hộ tịch, khang định vai trò quan trọng của công tác này trong việc xâydựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhận thấy rằngviệc nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn vận dụng cácnguyên tắc quản tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch với điều kiện của tỉnh Hà Nam có ýnghĩa lớn trong việc phát triển lý thuyết về quản trị tốt trong lĩnh vực này ở phạm vi

cả nước Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ Quản tri tốt tronglĩnh vực hộ tịch từ thực tiễn tỉnh Hà Nam”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu pháp luật về hộ tịch và quản lý nhànước về hộ tịch đã được công bồ như:

Sách tham khảo:

TS Nguyễn Công Khanh, Hộ tịch - Cẩm nang nghiệp vụ, Nhà xuất bản Tư

pháp xuất bản năm 2020 Đây là cuốn sách hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán

bộ, công chức làm công tác hộ tịch một cách tổng thể, toàn diện các quy định của

Trang 10

pháp luật về hộ tịch, cách thức xử lý một số tình huống phát sinh từ thực tiễn đăng

ký, quản lý lĩnh vực nay tại các địa phương.

Nguyễn Văn Huy, Nghiệp vụ đăng kỷ và quản lý hộ tịch ở Việt Nam hiện nay,Nhà xuất bản Lao động — Xã hội xuất bản năm 2019 Cuốn sách làm sáng tỏ những

van đề cơ bản về thủ tục đăng ký các việc hộ tịch bao gồm đăng ký khai sinh, kết

hôn, giám hộ, nhận cha mẹ con, thay đôi, cải chính hộ tịch

Các luận văn:

- Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), Công tác quản lý hộ tịch, thực tiễn tại huyệnSóc Sơn, thành pho Ha Noi, Luan văn Thạc sĩ luật hoc, Trường Dai học Luật Ha

Nội;

Đặng Thị Thu (2019), Thực hiện pháp luật về hộ tịch - qua thực tiễn huyện

Đồng Anh, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia

Hà Nội;

Hoàng Thị Duyên (2020), Đăng ký và quản lý hộ tịch — Thực tiễn thi hành tạidia bàn huyện Thạch That, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích thực trạng đăng ký và

quản lý hộ tịch, thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch tại cấp cơ sở trên địa bảncác huyện thuộc thành phố Hà Nội

- Nguyễn Duy Thụy (2017), Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An

Giang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Luận văn đã nghiên

cứu cơ sở lý luận cơ bản về hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch; phân tích thực

trạng và đánh giá thực tiễn kết quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch tại cấp tỉnh,cấp huyện, cấp xã trên địa ban tỉnh An Giang, có sự so sánh thời điểm trước và sau

khi thực hiện Luật Hộ tịch.

- Đặng Ngọc Hải (2021), Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch ở

Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong công trình này tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về cải cách

TTHC trong lĩnh vực hộ tịch, những nội dung đã được cải cách trong quy định của

pháp luật và khó khăn, vướng mac từ thực tiễn triển khai việc cải cách TTHC trong

Trang 11

lĩnh vực hộ tịch Từ đó đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thé nhăm

tăng cường cải cách TTHC trong lĩnh vực này.

- Bùi Thiên Chi (2021), Bảo đảm quyên con người trong đăng ký hộ tịch quathực tiễn tại huyện Thường Tin, thành pho Ha Noi, Luan van thac si Luat hoc,Truong Đại học Luật Hà Nội Luận van làm rõ khái niệm về hộ tịch, đăng ký hộtịch và bảo đảm quyền con người trong đăng ký hộ tịch; nội dung ý nghĩa và các

yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người trong đăng ký hộ tịch; cũng như

làm rõ các quy định của pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền con người trongđăng ký hộ tịch; từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền con ngườitrong đăng ký hộ tịch tại địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Bài viết trên Tạp chí khoa học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học:

Nguyễn Công Khanh (2015), Bài viết “Triển khai thi hành Luật Hộ tịch mộttrong những biện pháp quan trọng bảo đảm thực thi quyên con người theo Hiénpháp năm 2013”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, (số 4), tr.2-6 Tác giả

đã trình bày những điểm mới mang tính cải cách mạnh mẽ của Luật Hộ tịch dé thay

rõ những biện pháp bao đảm của Nhà nước đối với việc thực thi các quyền nhânthân của con người, của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận

Võ Thị Hạnh (2017), Bài viết “Anh hưởng của một số tập quán đối với đăng

ký, quản lý hộ tịch”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề10/2017, tr.24-28 Tác giả đã trình bày một số ảnh hưởng của tập quán liên quanđến việc xác định họ, xác định dân tộc, đăng ký khai tử thông qua thực trạng tại

các địa phương dé làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán, làm cơ

sở xem xét tác động trong quá trình xây dựng pháp luật về hộ tịch

Luật Hộ tịch 2014 và yêu cau đặt ra đối với việc thi hành, Kỷ yêu Hội thảokhoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015 Trong đó bao gồm nhiều bài viết củacác tác giả liên quan đến lĩnh vực hộ tịch như “Khdi niệm hộ tịch và đăng ky hộ

tịch” của ThS Hoàng Thị Lan Phương, Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Đại học Luật Hà Nội; “Điểm mới của Luật Hộ tịch về thẩm quyên đăng ký hộ tịch

và những van dé đặt ra với việc triển khai thực hiện” của TS Nguyễn Ngoc Bich,Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, Đại học Luật Ha Nội; “Mot số giá trị quan

Trang 12

trọng làm cho Luật Hộ tịch 2014 trở thành bước đột pha trong công tác hộ tịch ở

Việt Nam” của Ths Trần Thi Quyên, Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, Dai

học Luật Hà Nội

TS Nguyễn Ngọc Bich (2017), Bài viết “Pháp luật về hộ tịch với yêu cau cảicách hành chính”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 10/2017, tr.13-20.Bài viết nêu những thành tựu về lập pháp của Luật Hộ tịch năm 2014 trên phươngdiện đáp ứng yêu cầu của CCHC, những khó khăn trong triển khai thực hiện và đưa

ra một số giải pháp dé day mạnh CCHC trong lĩnh vực nay trên thực tế

Có thể thấy các công trình khoa học nghiên cứu trên đây đã phân tích toàndiện những vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình thực hiện công tác đăng ký và quản

lý hộ tịch trên toàn quốc cũng như tại các địa phương khác nhau Tuy nhiên, các

công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc phân tích thực trạng áp dụng và

thực hiện các quy định của pháp luật về hộ tịch, cải cách TTHC trong lĩnh vực hộtịch trên một địa bàn cụ thể mà chưa đề cập đến các vấn đề khác của quản trị tốt nhưtrách nhiệm giải trình của các cơ quan có thâm quyền, sự tham gia của người dân,tính hiệu lực, hiệu quả của quản trị nhà nước trong việc thực hiện cải cách thé chế,cải cách bộ máy, cải cách TTHC Đặc biệt, đối với tỉnh Hà Nam nói riêng, hiện

nay chưa có đề tài nào nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát về quản lý hộtịch trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, việc phântích và nhận định sâu hơn về việc vận dụng các nguyên tắc của quản tri tốt vào quảntrị nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch qua thực tiễn tại tỉnh Hà Nam từ giai đoạn Luật

Hộ tịch năm 2014 bắt đầu có hiệu lực đến nay là vấn đề cần được khai thác, nghiêncứu thực hiện một cách hợp lý Chính vì thế việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quảntrị tốt trong lĩnh vực hộ tịch từ thực tiễn tỉnh Hà Nam” là rất cần thiết

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn việc vận dụng các nguyên tắccủa quản tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch tại tỉnh Hà Nam Từ đó, đề xuất những giảipháp nhằm tăng cường quản trị tốt trong lĩnh vực này

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ

Một là, luận văn hệ thống hóa những vấn dé lý luận về quản trị tot, nhữngnguyên tắc cơ bản của quản trị tốt; hộ tịch, pháp luật về hộ tịch; vai trò và nhữngyêu cầu của quan tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch

Hai là, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn vận dụng các nguyên tắccủa quan tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch thông qua các số liệu, kết quả hoạt động của

vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện tại các cơ quan

có thầm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tinh Hà Nam trong thời gian

từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2022

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Dựa trên học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước; quy định của pháp luật về

- Phương pháp lịch sử, liệt kê, so sánh pháp luật được sử dụng trong các nội

dung nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về hộ tịch; lịch sử,

vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam

- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát, nhận thức, đánh giá từ

quá trình công tác tại địa phương.

Trang 14

- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu;nghiên cứu tai liệu tham khảo; nguồn thông tin từ Internet; số liệu tại các báo cáo

định kỳ của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Hà Nam, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam

6 Tính mới và những đóng góp khoa học của luận văn

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào vềvấn đề áp dụng các nguyên tắc của quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàntinh Hà Nam Luận văn tập trung phân tích những yếu tố tác động tới quá trình thực

hiện đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh, những mặt đạt được và chưa được,

những thiếu sót trong việc vận dụng các nguyên tắc của quản trị tốt trong lĩnh vực

hộ tịch nhằm góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thựchiện quản trị nhà nước trong lĩnh vực này Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số

giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của quản trị tốt trong lĩnh vực hộ

tịch, cụ thể là tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan có thâm quyền trong

công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, phát huy sự tham gia của người dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nước đặc biệt là các giải pháp tăng cường hiệu quả

đăng ký hộ tịch trực tuyến, liên thông các TTHC trên môi trường điện tử, day mạnh

chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên trong quá trình

nghiên cứu, học tập; các kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho đội

ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tìm hiểu, phân tích,

so sánh, áp dụng để đưa ra các giải pháp trong quá trình thực hiện dé thực hiện tốt

hơn nữa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương, đơn vi.

7 Kết cau của luận vănNgoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận vănđược kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quan tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch

Chương 2: Thực tiễn vận dụng các nguyên tắc của quản trị tốt trong lĩnh vực

hộ tịch tại tỉnh Hà Nam.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản trị tốt trong lĩnh vực hộ

tịch từ thực tiễn tỉnh Hà Nam.

Trang 15

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VEQUAN TRI TOT TRONG LINH VUC HO TICH

1.1 Lý luận chung về quan tri tốt

1.1.1 Khái quát về Quản trị tốt

Quá trình toàn cầu hóa với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, sự hoạt động

kém hiệu quả của bộ máy quản lý khu vực công, những hạn chế, bất cập của nềnquản trị công truyền thông mang tính chất cai trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển củađất nước, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách thức quản lý xã hội Quản trị nhànước tốt, hay “quản trị tốt” (good governance) là một khai niệm được nhắc đến

nhiều vào khoảng thời gian từ 1990 khi ma thực trạng quản tri kém với các dấu hiệu

đặc trưng là tình trạng tham nhũng, chính quyền vô trách nhiệm, vi phạm nhânquyền ngày càng nghiêm trọng trên thế giới thì quản trị tốt trở thành một yếu tốquan trọng trong các chương trình nghị sự về chính trị và kinh tế cả ở cấp độ quốc

tế, khu vực và quốc gia; một trong những yếu tố căn bản trong các nền dân chủ kiểu

phương Tây [45, tr3].

Nhiều tô chức trên thế giới đưa ra định nghĩa về Quản trị tốt như sau:

- Theo Ngân hàng Phát triển châu A (ADB): “Quản trị tốt thé hiện qua bốn yếu tố

cơ bản: trách nhiệm giải trình, sự tham gia, có thê dự đoán được, minh bạch” [47]

- Theo Hội đồng Châu Âu (EC): “Quản trị tốt dựa trên 5 nguyên tắc đó là:Công khai, sự tham gia, trách nhiệm giải trình, tính hiệu quả và sự gắn kết [49]

- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IME): “Quản trị tốt thể hiện qua các yếu tố

như sự minh bạch trong hoạt động của nhà nước, tính hiệu quả trong việc quản lý

các nguồn lực công, và tính ôn định, minh bạch của môi trường pháp lý và kinhtế ” [50]

- Theo Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Các yếu tố chủ yếucủa quản tri tốt bao gồm: trách nhiệm giải trình, sự minh bạch, tính hiệu quả và hiệulực, tính kịp thời, tam nhìn, pháp quyền [51].

Trang 16

- Theo Ngân hàng Thế giới (WB): “Quản trị tốt là tập hợp các thể chế minhbạch, có trách nhiệm giải trình, có năng lực và kỹ năng, cùng với ý chí quyết tâmlàm những điều tốt đẹp Tất cả giúp cho một nhà nước cung cấp những dịch vụ

công cho người dân một cách hiệu quả” [52, tr1].

- Theo Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP): “Quản trị tốt nóiđến các hệ thong quản lý có năng lực, kip thời, toàn diện va minh bạch ” [53]

Qua những định nghĩa trên thấy rằng có nhiều quan điểm khác nhau về kháiniệm quản trị tốt nhưng các quan điểm đều có một số đặc điểm chung khi nhắc đến

quản trị tốt đó là tuân thủ pháp quyên, trách nhiệm giải trình, minh bạch, sự kip

thời, hiệu quả Như vậy, có thê hiểu “Quản trị tốt là tập hợp những nguyên tắc cơ

bản của hoạt động quản lÿ xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả các công việc của

nhà nước hướng tới mục tiêu thúc day, bảo đảm sự phát triển hài hòa, bên vững củamột quốc gia”

Giống như nhiều quốc gia khác, trong bối cảnh ảnh hưởng tác động của quátrình toàn cầu hóa, quản trị nhà nước ở Việt Nam đang có những thay đổi sâu rộng.Quản trị tốt là một tập hợp các nguyên tắc nhằm đánh giá chất lượng của bộ máy

nha nước trên tat cả các lĩnh vực Việc bảo đảm tổ chức và hoạt động của nhà nước

theo các nguyên tắc của quản trị tốt là một trong những biện pháp nhằm thúc day xãhội phát triển bền vững, hạn chế tham những và vi phạm nhân quyền Xu hướngchuyển đổi mô hình quản trị, vận dụng các nguyên tắc của quản trị tốt đã được décập và sử dụng ở nước ta từ sau công cuộc đổi mới tuy nhiên vẫn chưa thực sự rõnét Tại Đại hội lần thứ XIII, Dang ta đề ra chủ trương: Đổi mới “quản trị quốc gia”theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả Đây là lần đầu tiên Đảng ta chính thức sửdụng thuật ngữ “quản trị quốc gia” trong Văn kiện Đại hội của Đảng Nghị quyết số27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đặt ra nhiệm vụ “Đổi mới quản trị quốc giatheo hướng hiện đại, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tônHiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham

gia của người dân” Có thê thay răng, việc ghi nhận vê vân đê quản tri nhà nước

9

Trang 17

được xem là một bước phát triển mạnh mẽ trong tư duy lý luận của Đảng và Nhànước ta, là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ cau tổ chức, hoạt động của bộ máy nhànước nhằm thúc đây phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình chung của đấtnước và thế giới trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của quản trị tot

Nhìn chung, các nguyên tắc cơ bản của quản trị tốt nhận được sự đồng thuậnrộng rãi gồm: 1)- Sự tham gia, 2)- Pháp quyền, 3)- Minh bạch, 4)- Trách nhiệm giảitrình, 5)- Kịp thời, hiệu quả, 6)- Đồng thuận xã hội, 7)- Bình đăng và không loại trừchủ thể nào

1.1.2.1 Sự tham gia

Quản trị tốt cần huy động, tăng cường và bảo đảm sự tham gia một cách bình

đăng, không phân biệt giới tính, dân tộc hay địa vị xã hội của người dân và các tổ

chức xã hội trong hoạt động quản trị nhà nước Các cá nhân, tổ chức có thể tham giathông qua các hình thức: đối thoại trực tiếp (đối thoại định kỳ hoặc bất thường; cóthê tô chức đối thoại với đại diện của hộ gia đình, người dân hoặc với một nhóm đối

tượng nhất định ); lấy ý kiến đối với các vấn đề liên quan đến chính sách cũng

như ý kiến, kiến nghị của người dân đối với chất lượng phục vụ công thông qua hộpthư điện tử, mạng internet, công thông tin điện tử

Việc gia tang sự tham gia của người dân vào hoạt động quản tri nhà nước dem

lại nhiều lợi ích như góp phần thực thi có hiệu quả chính sách, nâng cao chất lượngchính sách công bởi nếu không có sự thừa nhận, phối hợp và ủng hộ của người dânthì việc thực thi chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước không thê tiếnhành thuận lợi Bên cạnh đó, sự tham gia góp phan củng cố niềm tin của người dânđối với các cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện tính dân chủ, tính công khai,

minh bạch của quá trình quản lý công.

1.1.2.2 Pháp quyên

Liên hiệp quốc coi pháp quyền là “một nguyên tắc quản trị mà trong đó tất cả

mọi cá nhân, tô chức, thiết chế, cả công và tư, bao gồm cả Nhà nước, đều phải tuân

thủ pháp luật được công bố công khai, được áp dụng bình dang và được phán quyết

một cách độc lập, phù hợp với các nguyên tac và tiêu chuân nhân quyên quôc tê.

10

Trang 18

Pháp quyền đòi hỏi các biện pháp dé đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thượng tônpháp luật, bình đăng trước pháp luật, trách nhiệm pháp lý, công bang trong áp dụngpháp luật, phân chia quyền lực, sự tham gia vao việc ra quyết định, tính tin cậy pháp

lý, tránh sự tùy tiện và tinh minh bạch của pháp luật va thủ tục” [28].

Nguyên tắc pháp quyền bao gồm:

- Thượng tôn pháp luật: Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quanchức chính quyền và công dân đều phải tuân thủ pháp luật Day là nội dung cốt lõitối thiểu của pháp quyền Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu khắt khe hơn đối với nhànước: trong khi công dân được làm những gì pháp luật không cam, thì nhà nước chỉđược làm những gì pháp luật cho phép; mọi hành động của chính quyền đều phảituân theo đúng thâm quyên, quy trình, thủ tục đã được xác lap

- Tôn trọng, bảo đảm quyên con người: Nhà nước phải tôn trọng và bảo damquyền con người, quyền công dân cả trong pháp luật và thực tế, đặc biệt là quyềncủa các nhóm thiêu số, phải được bảo vệ một cách đầy đủ Quyền của công dân cóthé phải chịu những giới hạn nhất định nhưng phải do luật định và chỉ khi cần thiết

dé bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức của cộng đồng và quyên, lợi ích

hợp pháp của người khác.

- Giới hạn và kiểm soát quyên lực nhà nước: Nhà nước phải xây đựng và vậnhành các cơ chế kiêm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước với nhau, kiểm soátquyền lực nhà nước của người dân và các tổ chức xã hội Quyền lực nhà nước phảiđược giám sát thường xuyên và hiệu quả Các hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước

phải bị xử lý kip thời, nghiêm minh.

- Bảo vệ công ly: Công lý thê hiện dưới cả hai dạng: quy trình, thủ tục và mặt

nội dung Về mặt thủ tục, công lý thé hiện qua các yếu tố như: Cách thức ban hành

luật (ví dụ, có đúng thâm quyền không); sự rõ ràng (có đủ rõ để công dân theo đó

mà xử sự hay không).

- Chất lượng của pháp luật: trong một nhà nước pháp quyền, pháp luật phải có

tính chắc chắn, tính tiên liệu, ôn định trong khoảng thời gian đủ dài nhằm bao đảm

an toàn pháp lý cho moi chủ thé trong xã hội, pháp quyền liên quan đến không chỉluật hôm nay, mà cả ngày mai; các thiết chế, luật lệ, chính sách không được phụ

thuộc vào ý chí chủ quan của bât kỳ cá nhân hay nhóm người nảo.

11

Trang 19

1.1.2.3 Minh bạch

Minh bạch được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, theo cách hiểupho biến thì “Minh bach trong quan trị nhà nước có nghĩa là khi các co quan, côngchức nhà nước đưa ra các quyết định, và quá trình thực hiện các quyết định phải

công khai dé công chúng biết, ngoại trừ những trường hợp cần giữ bí mật vì an ninh

quốc gia hay dé bảo dam tính hiệu quả của hoạt động quản lý (ví dụ, các giấy tờ, hồ

sơ trong hoạt động tố tụng )” [45, tr47]

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 nêu ra định nghĩa kết hợp giữa công

khai và minh bạch như sau:

Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổchức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộmáy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tô chức, đơn vị [31, Diéu 3]

Trong quản trị nhà nước, minh bạch đòi hỏi sự công khai xuyên suốt trong cảquá trình từ khi thiết kế chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện, đánh giá hiệulực, hiệu quả của văn bản pháp luật Các công đoạn của quá trình này đều cần công

khai (trừ những trường hợp đặc biệt theo luật định) dé người dân có thé biết và tham

gia ý kiến cũng như thực hiện quyền giám sát của mình Các cơ quan, tô chức, đơn

vị phải chủ động và chịu trách nhiệm pháp lý đối với những thông tin do mình cung

cấp, công bố, có nghĩa vụ chủ động cung cấp thông tin cho các chủ thé và ngược lại,

các chủ thể cũng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước cung cấp những thông tin

mà họ quan tâm, trừ trường hợp danh mục thuộc bí mật nhà nước Những thông tin

mà cơ quan nhà nước tạo ra và công bố đối với công chúng luôn phải bảo đảm tínhchính xác, đầy đủ cơ sở pháp lý

“Minh bạch” là nền tảng, điều kiện cần dé thực hiện hoặc là minh chứng cho

việc đảm bảo các nguyên tắc khác của quản trị tốt, có ý nghĩa quyết định trực tiếp

đến việc thúc đây và phát triển các quyền tự do, dân chủ của công dân

1.1.2.4 Trách nhiệm giải trình

GS.TSKH Đào Trí Úc cho rằng “Trách nhiệm giải trình được hiểu là nghĩa vụbáo cáo và chịu trách nhiệm về công việc, hoạt động của chủ thê quyên lực cho ai

12

Trang 20

đó, cơ quan nao đó Trách nhiệm giải trình sẽ đúng đắn và day đủ nhất khi hệ thong

tổ chức quyền lực nhà nước bảo đảm được sự kiểm tra, kiểm soát quyền lực” [16]

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 định nghĩa: “7zách nhiệm giải trình

là việc cơ quan, tổ chức, don vị, cá nhân có thẩm quyên làm rõ thông tin, giải thích

kịp thời, day du về quyết định, hành vi của minh trong khi thực hiện nhiệm vụ, công

vu duoc giao” [31, Điều 3]

Từ các quan niệm trên, có thể thấy trách nhiệm giải trình là trách nhiệm của

các cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có thâm quyền phải báo cáo và chịu tráchnhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, được thể hiện theo hai hướnggồm trách nhiệm của cấp dưới đối với cấp trên và trách nhiệm của bộ máy côngquyền trước xã hội

Trong hoạt động quản lý công, trách nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm củaNhà nước nói chung và trách nhiệm của cán bộ, công chức, người có thâm quyềnthực thi nhiệm vụ Cơ quan nhà nước phải giải trình về những tác động từ quyết

định mà họ đưa ra Các chủ thé ban hành và thực hiện quy định pháp luật có trách

nhiệm giải trình đối với cơ quan cấp trên, cơ quan dân cử, khu vực tư nhân, các tô

chức xã hội, công chúng và các bên liên quan đến các quy định đó

1.1.2.5 Kip thời, hiệu qua

Kịp thời (Đáp ứng kịp thời) là một nguyên tắc cơ bản của quản trị tốt, đượcthê hiện ở hai phương diện cơ bản sau:

- Nhà nước đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng thiết yếu của người dân;

- Các dịch vụ công được phục vụ, các đề nghị, yêu cầu của người dân được

giải quyết trong một thời hạn hợp lý

Nguyên tắc hiệu quả trong quản trị nhà nước đòi hỏi việc ban hành các quyết

định phải được cân nhắc dé bao đảm sự đúng đắn và hợp lý, bao gồm trong cả việc

sử dung các nguồn lực dé đạt mục tiêu dé ra Không chỉ vậy, nguyên tac này đòi hỏiphải tăng cường trách nhiệm giải trình đối với việc quản lý các nguồn lực đó Quảntrị hiệu quả cũng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng cung

cấp dịch vụ và phòng chống tham nhũng” [45, tr52]

Quá trình ban hành và thực hiện các quy định pháp luật, chính sách phải đảm

bảo sự tuân thủ đối với các đối tượng chiu sự điều chỉnh Đồng thời, kết quả đạt

13

Trang 21

được phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệmcác nguồn lực, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môitrường sinh thái Quản trị có hiệu lực, hiệu quả tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sự pháttriển bền vững của đất nước.

1.1.2.6 Định hướng đông thuận

Trong bắt kỳ xã hội nào cũng có những nhóm xã hội khác nhau, có quan điểmkhác nhau về cùng một vấn đề Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí với nhaucủa đại đa số thành viên trong xã hội về một hoặc một số vấn đề nào đó, trên cơ sở

đó, các thành viên này gắn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động của mình

nhằm đạt được mục đích chung, trên cơ sở đó di đến thống nhất về hành động

Đề đạt được đồng thuận xã hội đòi hỏi dựa trên các cơ sở chủ yêu Sau:

Một là, sự thống nhất về lợi ích chung giữa các thành viên của xã hội

Lợi ích chính là sợi dây kết dính các thành viên trong cộng đồng xã hội lại

với nhau Bản chất của đồng thuận xã hội là đồng thuận về lợi ích giữa các thành

viên, do đó, phương thức để tạo ra đồng thuận xã hội là tìm kiếm sự đồng thuận

vì lợi ích chung.

Hai là, sự tự nguyện nhất trí, tự giác gan kết giữa các thành viên xã hội Sự tự

nguyện, tự giác có được thông qua thảo luận công khai, rộng rãi.

Ba là, tôn trọng và thừa nhận những sự khác biệt Những khác biệt, thậm chí

cả những đối lập trong xã hội, có mối liên hệ và không tách rời với cái chung Tất

cả tạo nên tính đa dạng, phong phú, phức tạp của xã hội.

Một nhà nước mà các chính sách, pháp luật mang tính áp đặt từ trên xuống,không lắng nghe các kiến nghị, đề xuất của nhân dân, bảo đảm thực thi các nguyện

vọng, nhu cầu của nhân dân sẽ không thể đảm bảo được sự đồng thuận xã hội

1.1.2.7 Bình đẳng và không loại trừ chủ thể nào

Binh đăng là sự đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, khôngphân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình

đăng trước pháp luật Nguyên tắc bình đăng trong quản trị nhà nước gắn với nguyên

tắc không loại trừ chủ thể nào là một trong những nguyên tắc cốt lõi, cơ bản tạodựng nên hệ thống nha nước quản tri tốt, có mối liên hệ chặt chẽ và không thé tách

14

Trang 22

rời với các nguyên tắc khác như pháp quyền, sự tham gia của người dân và địnhhướng đồng thuận.

Mục tiêu của quản trị nhà nước là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhànước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; bảo đảm, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, phục vụ đắc lực người dân Nguyên tắcnày yêu cầu trong quản trị nhà nước việc phục vụ người dân phải bảo đảm công

bằng, bình đẳng đối với mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, không phân biệt giai

cấp, dân tộc, tôn giáo, giới tính, dia vi xã hội

Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt - Nguyễn Lân: “Hộ tịch: Số ghi chép tên

tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương”; Từ điển

-Nguyễn Quốc Hùng: “Hộ tịch: Số sách ghi chép lí lịch dân cư”; Hán - Việt tân từđiển - Hoàng Trúc Trâm: “Hộ tịch: Số biên nhận một số địa phương hoặc cả toànquốc, trong đó ghi rõ tên, họ, quê quán và chức nghiệp của từng người”

Dưới góc độ ngôn ngữ, có thể thấy nghĩa của từ “Hộ tịch” được hiểu là mộtloại số ghi chép thông tin của một cá nhân ở một phạm vi nhất định

Xét từ khía cạnh là một khái niệm pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật đưa ra khái niệm “Hộ tịch” như sau: “Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại

Điều 3 của Luật nay, xác định tình trạng nhân thân cua ca nhân từ khi sinh ra đến

khi chết” [30, Điều 2]

Những sự kiện hộ tịch tại Điều 3 Luật Hộ tịch gồm:

- Xác nhận vào SO tịch các sự kiện khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ,

con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bố sung thông tin hộ tịch; khai tử

- Ghi vào Số hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định

của cơ quan nhà nước có thâm quyên.

15

Trang 23

- Ghi vào Số hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giámhộ; nhận cha, mẹ, con; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tai coquan có thẩm quyén của nước ngoài.

- Xác nhận hoặc ghi vào Số hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định củapháp luật [30, Điều 3]

Đi kèm với khái niệm về hộ tịch, Luật Hộ tịch còn nêu khái niệm đăng ký hộ

tịch Theo đó, “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyên xác nhận

hoặc ghi vào Số hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lÿ đề Nhànước bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cu” [30,Điều 2]

Kết hợp các khái niệm về hộ tịch và đăng ký hộ tịch, theo quan điểm của tácgiả có thé hiểu “Hộ tich là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân, quyên vanghĩa vu cua một cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết được cơ quan nhà nước cóthâm quyên đăng ký theo quy định của pháp luật ”

b) Đặc điểm của Hộ tịch

Hộ tịch có những đặc điểm chủ yêu sau:

Thứ nhất, hộ tịch là quyền nhân thân, gắn liền với mỗi cá nhân con người Bởimỗi cá nhân con người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết Các dấu hiệu

về cha, mẹ, dân tộc, giới tính là những đặc điểm để phân biệt các cá nhân conngười với nhau, gắn bó với một con người cụ thê từ khi sinh ra đến khi chết

Thứ hai, việc thực hiện các sự kiện hộ tịch do trực tiếp cá nhân đó thực hiện,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (như khai sinh có thé do bố mẹ, ông bà đi

đăng ký khai sinh; khai tử do người than di đăng ký khai tử hoặc các trường hop

được ủy quyên khác)

Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện nhân thân không gắn với tai sản; không thể

cân, đo, đong, đếm và cũng không phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi, muabán, tặng cho.

1.2.2 Pháp luật về hộ tịch

Pháp luật về hộ tịch là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ranhăm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hộ tịch Pháp luật cần tôn

16

Trang 24

trọng và bảo hộ các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này bởi hộ tịch là những sự

kiện nhân thân gan liền với mỗi cá nhân con người, tôn trọng và bao đảm quyềnnhân thân của mỗi cá nhân Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch cần phải được thực

hiện nghiêm túc, tuân theo các quy định của pháp luật.

Ở nước ta, việc đăng ký và quản lý hộ tịch đã được thực hiện từ thời nhà Trần[2] Tuy nhiên, việc quản lý hộ tịch được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học chỉ

được bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc nhằm phục vụ chính sách thực dân (đặc biệt là

chính sách thu thuế), chính quyền Thực dân Pháp đã từng xây dựng ở nước ta một

hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch rất chặt chẽ, khoa học theo mô hình nước Pháp.Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 củaChủ tịch Hồ Chí Minh, các thể lệ đăng ký hộ tịch được áp dụng theo các quy địnhtrong Dân luật Bắc kỳ, Hoàng Việt hộ luật (áp dụng ở Trung kỳ) và Bộ Dân luật

giản yếu (áp dụng ở Nam kỳ) [2]

Thời kỳ 1965 đến năm 1975, công tác hộ tịch ở nước ta được thực hiện theocác Nghị định số 764/TTg ngày 08/5/1956; Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1961 vàBLDS Việt Nam Cộng hòa năm 1972 Từ năm 1975 đến năm 1987 công tác hộ tịch

được giao cho ngành Công an quản lý cùng với hộ khâu, cho đến Nghị định số

219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng, nhiệm vu quản lý Nhà nước

về hộ tịch trên phạm vi cả nước được giao cho Bộ Tư pháp

Giai đoạn sau năm 1986 khi đất nước thực hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế,

căn cứ vào quy định của BLDS, Luật hôn nhân và gia đình và các luật liên quan

khác, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch:

- Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch;

- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chỉ tiết thi hành một

số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

nước ngoài;

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bố sung một số điều

của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005

về đăng ký và quản lý hộ tịch;

17

Trang 25

- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đồi, b6 sung một số điềucủa các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực;

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chỉ tiết thi hành một

số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ

nước ngoài

Các văn bản trên được ban hành đã đảm bảo cho công tác đăng ký và quản lý

hộ tịch ở nước ta phát triển 6n định, đạt được những kết quả quan trọng Tuy nhiên,

trước tình hình đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, hội nhập quốc tế diễn

ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyền dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia

tăng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo các văn bản trước đây đã bộc lộ

nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân, làm giảm hiệu qua quản lý dân cư, quản lý nhà nước va xã hội Dé khắc phụchạn chế, yếu kém đó, đồng thời phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013,đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20/11/2014, tại kỳ họpthứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua

Luật Hộ tịch Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch, Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các

văn bản sau:

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định về cơ sở dữ liệu hộ

tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;

- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chỉ tiết thi hànhmột số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chỉ tiết thi hành một

số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (thay thế Thông tư số

15/2015/TT-BTP);

- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 quy định chi tiết một số điều

18

Trang 26

và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định về cơ

sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

[_ Bộ Tư pháp a Bộ Ngoại giao |

UBND cap tinh ++] Sở Tư pháp

Trang 27

theo quy định của pháp luật; bao đảm an ninh, an toàn thông tin trong CSDLHTDT

và các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác hộ tịch

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND cấp huyện, UBND cấp

xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương

Đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp

-hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác -hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp

huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.

b) Đặc điểm quản lý nhà nước về hộ tịch

- Hoạt động quan ly nhà nước về hộ tịch là hoạt động mang tính quyền lực nhànước, do các chủ thê có thầm quyền tiến hành

Tính quyền lực nhà nước trước hết được thê hiện ở việc các chủ thể có thẩmquyền thé hiện ý chi nhà nước thông qua việc ban hành các văn ban quản lý hộ tịch.Bằng việc ban hành văn bản, chủ thé quản lý hộ tịch thé hiện ý chí của mình dướidạng các hoạt động áp dụng pháp luật; trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia quan hệ quản lý về hộ tịch Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước cònthé hiện trong việc các chủ thé có thâm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết

như tuyên truyền, giáo dục để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước

Các chủ thé có thẩm quyền thực hiện quản ly nhà nước về hộ tịch bao gồm

Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND các cấp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và đội ngũ

đạo, điều hành một cách thống nhất trên toàn quốc.

Các sự kiện hộ tịch của cá nhân diễn ra liên tục, do đó hoạt động quản lý nhà

nước trong lĩnh vực hộ tịch cũng mang tính liên tục, đòi hỏi bộ máy hoạt động kip

thời, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của người dân và sự vận động của đời sống xã hội

- Hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch có tính chấp hành và điều hành

Những hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch được tiến hành trên cơ sở các

20

Trang 28

văn bản quy phạm pháp luật, với mục đích nhằm thực hiện pháp luật về hộ tịch(chấp hành pháp luật hộ tịch; tuân thủ pháp luật hộ tịch; sử dụng pháp luật hộ tịch;

áp dụng pháp luật hộ tịch) Mọi hoạt động do các chủ thé có thầm quyền trực tiếpthực hiện hoặc tô chức, điều hành cấp dưới thực hiện phải nằm trong khuôn khôpháp luật, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật

c) Vai trò của quan ly nhà nước về hộ tịch

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch là nhiệm vụ thường xuyên, quan

trọng của bộ máy chính quyền từ cấp cơ sở đến Trung ương, nhăm theo dõi tinh

hình biến động về hộ tịch tại một địa phương và trên toàn quốc.

Đăng ký hộ tịch là phương tiện dé người dân thực hiện, hưởng các quyền nhânthân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và BLDS 2015 như: quyền đối với

họ tên, quyền xác định lại dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn đồngthời là cơ sở dé Nhà nước ghi nhận va bảo đảm các quyền, lợi ích của cá nhân và

gia đình trong các quan hệ xã hội.

Quản lý hộ tịch góp phần khang định vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm

trật tự xã hội Các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thâm quyền cấp được lập theo trình

tự và thủ tục chặt chẽ, số hộ tịch là nơi lưu giữ các thông tin cá nhân, là căn cứ détìm kiếm nguồn gốc của cá nhân một cách dé dàng Bên cạnh đó, căn cứ vào sự biếnđộng về dân số theo độ tuổi, giới tinh, các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định,xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phd hợp với từng khu vực, từngđịa phương và từng giai đoạn phát triển

1.3 Quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch

1.3.1 Vai trò của quản trị tot trong lĩnh vực hộ tịch

Sau 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển nhanh chóng

về kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng rộng rãi trên nhiều lĩnhvực, từ ngoại giao, kinh tế đến văn hóa - xã hội, trình độ dân trí ngảy cảng cao và

yêu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội được mở rộng Trong tình hình đó, hành chínhcông truyền thống đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại,

thậm chí cản trở sự phát triển của đất nước Mục tiêu chung của hầu hết các cuộcCCHC đang diễn ra trên thế giới chính là xây dựng mô hình hành chính hiện đại,

21

Trang 29

trong đó quyền con người, quyền công dân được đặt ở vị trí trung tâm Những yếu

tố trên đòi hỏi Việt Nam phải tham gia, tiếp cận, ghi nhận và áp dung các chuanmực về quản trị công, quản trị quốc gia hiện đại, thay đổi mô hình quản lý nhà nước

tổ chức và hoạt động theo mô hình tập quyền xã hội chủ nghĩa sang tổ chức quyềnlực nhà nước theo mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhữngnguyên tắc tô chức và hoạt động mới

Sự thay đổi mô hình quản lý nhà nước dần theo hướng quản trị, gắn với tất cảcác nguyên tắc của quản trị quốc gia tốt, diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội Lĩnh vực hộ tịch là một lĩnh vực quan trọng của nên hành chính quốc gia, do

đó việc áp dụng các nguyên tắc của quản tri tốt vào lĩnh vực hộ tịch có vai trò vôcùng quan trọng, thé hiện ở những diém cụ thé sau:

Thứ nhất, quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch góp phần nâng cao tính pháp quyền

trong quản trị nhà nước Các quy định của pháp luật về hộ tịch được tôn trọng và thựchiện một cách nghiêm chỉnh, cùng với hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, đảm bảotính khách quan và công bằng sẽ góp phan nâng cao tính pháp quyền

Thứ hai, quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch là yêu tố đảm bảo khả năng hướngđến mục tiêu là bảo đảm sự thành công và hiệu lực, hiệu quả của quản trị nhà nướctrong lĩnh vực hộ tịch, đồng thời là công cụ định hướng, dẫn dắt và thống nhất cáchành vi của các chủ thể và đối tượng trong quản tri nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch.Mục tiêu của quản trị tốt là hướng đến việc xây dựng một Nhà nước hoạt động cóhiệu lực, hiệu quả, phục vụ lợi ích của nhân dân Việc áp dụng các nguyên tắc của

quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch sẽ giúp cơ quan nhà nước có thâm quyền nắm

được các thông tin của cá nhân, triển khai các hoạt động hoạch định chính sách pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng một cách có hiệu quả; tạo ra lợithế cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước

Thứ ba, quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch đảm bảo công bằng, công khai,

minh bạch, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòngchống quan liêu, tham nhũng, lãng phi và các hiện tượng tiêu cực khác Việc côngkhai các quy định, trình tự thủ tục, lệ phí trong lĩnh vực hộ tịch tạo cơ sở dé ngườidân được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, dễ hiểu, đồng thời kiểm tra, giám

22

Trang 30

sát, tài chính được công khai, minh bạch hơn Trách nhiệm giải trình yêu cầu cácchủ thể trong bộ máy quản trị nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải côngkhai giải trình về các hoạt động, về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền và trách nhiệmcủa mình trước người dân và các cơ quan, tô chức đại diện hợp pháp của người dân.Thông qua đó, góp phan đấu tranh chống các biéu hiện của tiêu cực, tham nhũng,

lãng phí, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

1.3.2 Những yêu cầu của quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch

Lĩnh vực hộ tịch là cốt lõi của hoạt động quản lý dân cư, liên quan trực tiếpđến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân Việc áp dụng các nguyên tắc củaquản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Một là, phải huy động, bảo đảm sự tham gia của các chủ thé trong xã hội, nhất

là người dân vào quản tri nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch Đây mạnh sự tham gia

của người dân và các tổ chức xã hội vào hoạt động quan trị nha nước nói chung,

lĩnh vực hộ tịch nói riêng trong giai đoạn hiện nay không chỉ là đòi hỏi từ sự hội

nhập quốc tế mà còn từ chính yêu cầu của công cuộc đôi mới, phát triển kinh tế thịtrường, dân chủ hóa đời sông xã hội Sự tham gia của cá nhân, tô chức vào hoạt

động quản lý nhà nước ngay từ giai đoạn xây dựng và ban hành chính sách đến giai

đoạn thực thi chính sách đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công

băng và dân chủ, ôn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội

Hai là, hệ thong pháp luật phải đảm bao tính toàn diện và đồng bộ, phù hợp vàthống nhất; đồng thời yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việcthực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch

Muốn đảm bảo quản tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch, đòi hỏi trước hết phải cómột hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch hoàn thiện, đảm bảo được cácthuộc tính: toàn diện, đồng bộ, phù hợp, thống nhất và trình độ kỹ thuật lập pháp.Các quy phạm pháp luật về hộ tịch phải có cau trúc logic, chặt chẽ, thong nhat,không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau, dự liệu được các quan hệ xã hội nảysinh trong lĩnh vực này Các quy phạm pháp luật về hộ tịch được thiết lập không chỉphù hợp với các đặc điểm chính trị, truyền thống văn hóa và trình độ phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước mà còn phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế,

23

Trang 31

các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, tạo điều kiện cho việcthực hiện pháp luật được dễ dàng, thuận tiện.

Quản trị tốt đòi hỏi các quy định pháp luật về hộ tịch không chỉ đầy đủ mà cònđảm bảo tính khách quan và công bằng, tạo thành khung pháp lý an toàn dé bảo vệ

quyền con người, quyền công dân trong quá trình đăng ký các việc hộ tịch Cũngnhư đảm bảo ý thức của các chủ thê thực hiện pháp luật về hộ tịch Bởi mọi sự kiện

hộ tịch chỉ có thê được đăng ký “đầy đủ, kịp thời, chính xác” khi chính bản thân

người đó hoặc những người thân thích tự giác đi đăng ký Đồng thời với đó là các

cơ quan, người có thâm quyền đăng ký hộ tịch phải phát huy tinh thần trách nhiệm,

xác nhận và ghi vào Số hộ tịch “đầy đủ, kịp thời, chính xác” ngay khi nhận đượcyêu cầu của người dân

Ba là, quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch phải công khai, minh bạch, chính xác,

khách quan, kip thời.

Minh bạch trong lĩnh vực hộ tịch đòi hỏi việc công bố, cung cấp thông tintrong lĩnh vực này phải theo một trình tự, thủ tục nhất định đã được quy định trongluật bao gồm các quy định pháp luật về hộ tịch; trình tự, TTHC về giải quyết cácviệc đăng ký về hộ tịch Nội dung thông tin khi cung cấp phải đầy đủ, rõ ràng, dễhiểu, chính xác, tin cậy, tránh việc mập mờ, không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểukhác nhau, dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Bên cạnh đó,các thông tin trong lĩnh vực này phải được cung cấp bằng nhiều hình thức khácnhau, bảo đảm tính kết nối, xuyên suốt, dé tiếp cận, dễ sử dụng Không chỉ dé cán

bộ, công chức, viên chức va người dân biết dé thực hiện mà còn đảm bảo cho người

dân có cơ hội giám sát, phản biện đối với các chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo quy định của Luật Hộ tịch, có một sỐ yêu cầu theo hướng đơn giản hóa,tạo thuận lợi cho người dân, chắc chắn sẽ tạo sức ép hơn cho người làm công tácđăng ký hộ tịch ở cơ sở Vì vậy, quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch đòi hỏi phải

công bang, chính xác, khách quan va kip thời Vi dụ: các việc dang ky khai sinh,

khai tử là những việc hộ tịch đơn giản, pháp luật quy định giải quyết ngay trongngày làm việc Mặc dù đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng đảm bảo về mặt thờigian nhưng cũng phải đảm bảo tính chính xác của hồ sơ và trình tự thủ tục quy định

24

Trang 32

Bon là, phải thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của môi trường quản lý.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là CNTT trong giai đoạn hiệnnay đang có tác động không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước Việc quản lý hộtịch theo phương pháp thủ công như trước đây là quản lý theo hình thức số giấykhông đảm bảo tính khoa học, lâu dài (tình trạng quá tải thông tin, mất nhiều thờigian trong việc tìm kiếm thông tin đã được lưu trữ thời gian dai; quá trình bảo quản

hồ sơ không đảm bảo, nhiều giấy tờ lâu ngày bị mối mọt hoặc tình trạng cháy nỗ, lũlụt dẫn đến mất, hỏng, thất lạc hồ sơ, số hộ tịch ) Mặt khác, trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, người dân di chuyên vàthay đổi nơi ở đến nhiều địa phương khác nhau ở trong nước va cả nước ngoài.Theo đó, các sự kiện hộ tịch cũng phát sinh và được đăng ký ở nhiều địa phươngkhác nhau Trong khi đó lại không có một số hộ tịch chung dé theo dõi, quản lý

thông tin hộ tịch của cá nhân dẫn đến sự phân tán, khó kiểm soát về thông tin hộ

tịch của từng cá nhân đó Tất cả các yếu tô trên đòi hỏi phải thay thế phương phápđăng ký quản lý hộ tịch bằng việc ứng dụng khoa học CNTT từ việc đăng ký, tracứu thông tin, dir liệu cho đến việc lưu giữ, thống kê các số liệu hộ tịch

Đáp ứng sự phát triển của các ngành, lĩnh vực trong xã hội, quản trị tốt tronglĩnh vực hộ tịch đòi hỏi phải tiến hành CCHC, cải cách TTHC trong lĩnh vực này.Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch cần phải tạo thuận lợi tối đa cho người dân, đơngiản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết khi đăng ký hộ tịch; cải tiễn

phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn - nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính

hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến; giảm thời hạn giải quyết đối với hầu

hết các việc hộ tịch Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của đội ngũ công chức làm

công tác hộ tịch cũng cần phải được nâng cao, thích ứng, linh hoạt phù hợp với sựthay đôi đó

Năm là, quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch yêu cầu Chính phủ cần quan tâm

đến những chính sách mang tầm chiến lược để hướng tới sự phát triển bền vững,vừa giữ được 6n định xã hội, tăng trưởng kinh tế, vừa giữ gìn môi trường trong sạchcho thế hệ tương lai Xây dựng CSDLHTDT - co sở dữ liệu được lập trên cơ sở tinhọc hóa công tác đăng ký hộ tịch, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được

đăng ký theo quy định pháp luật, bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông

25

Trang 33

qua phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung là vấn đề cấp thiết hiệnnay, hướng tới việc kết nối, chia sẻ với CSDLQGVDC, làm cơ sở dé bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch địnhchính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sáu là, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền trong hoạtđộng đăng ký và quan lý hộ tịch Trách nhiệm giải trình là một yếu tố quan trọng déđảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nước Các cơ quan có thấm quyền tronglĩnh vực hộ tịch không chỉ có trách nhiệm giải trình đối với cơ quan cấp trên, đối

với cơ quan dân cử mà còn có trách nhiệm giải trình đối với người dân, tổ chức xã

hội về việc ban hành chính sách và thực hiện các quy định của pháp luật Đội ngũcán bộ, công chức làm công tác hộ tịch chịu trách nhiệm giải trình về quyết định,việc làm của mình trước các cá nhân, tổ chức; đồng thời chịu trách nhiệm về mọiquyết định của mình khi thực thi công vụ

Bay là, quản trị tốt yêu cầu bộ máy nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả

Nghị quyết Đại hội XIII của Dang đã đề ra định hướng phát triển đất nước giai

đoạn 2021-2030 là:

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa

trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân

dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước Tăng cường công khai,

mình bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyên lực gắn với siết chặt

kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và cua can Độ, công chức, viên chức.

Đề đảm bảo quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch đòi hỏi bộ máy hành chính thựchiện các nhiệm vụ hộ tịch phải được sắp xếp hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại, tinhgọn, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân Xây dựng độingũ cán bộ, công chức đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức, có tinh thần tráchnhiệm Chất lượng giải quyết TTHC phải được nâng cao thông qua công tác kiểm

soát, ban hành mới, rà soát, đơn giản hóa TTHC; mở rộng hình thức, phạm vi công

khai, minh bạch các thông tin quản ly nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch; thực hiện tốt

cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC

cho người dân, tô chức.

26

Trang 34

Kết luận Chương 1

Chương | của luận văn nghiên cứu những van dé mang tính lý luận về quan tritốt, các nguyên tắc của quản trị tốt; hộ tịch và đăng ký quản lý hộ tịch; vai trò và cácyêu cầu của quản tri tốt trong lĩnh vực hộ tịch Có thé thay hoat dong dang ky vaquan lý hộ tịch là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các

chủ thé có thấm quyền Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch được tô

chức đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương Hoạt động này chính là

cơ sở pháp lý dé nhà nước thé hiện sự tôn trọng và bảo hộ các quyền nhân thân cơbản của công dân được Hiến pháp và pháp luật dân sự ghi nhận; là căn cứ để Nhànước theo đõi thực trạng va sự biến động về hộ tịch, tiến hành các hoạt động quản

lý dân cư, xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, dân số

Những cơ sở lý luận về quản trị tốt, hộ tịch, đăng ký và quản lý hộ tịch đượcphân tích cụ thé tại chương này chính là tiền đề dé tác giả tiến hành nghiên cứupháp luật thực định cũng như hoạt động áp dụng các nguyên tắc của quản trị tốttrong lĩnh vực hộ tịch trên thực tế tại tỉnh Hà Nam tại chương 2 tiếp theo

27

Trang 35

Chương 2

THUC TIEN VẬN DUNG CÁC NGUYEN TAC CUA QUAN TRI TOT

TRONG LĨNH VUC HỘ TỊCH TẠI TÍNH HÀ NAM

2.1 Tỉnh Hà Nam và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch

2.1.1 Tỉnh Hà Nam

a) Vi trí dia lý:

Hà Nam là một tinh thuộc khu vực đồng bang sông Hồng, phía bắc giáp thủ đô

Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Dinh và tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Hà Nam cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km, gần cảng Hải Phòng, có vị trí kếtnối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Với hệ thống giao thôngđường bộ, đường sắt, đường thủy thuận tiện, các tuyến đường được nâng cấp mởrộng đã rút ngắn khoảng cách từ Ha Nam đến các thành phó lớn trong khu vực đồngbang Bắc bộ, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam không lớn (khoảng 860 nghìn km2), đứng

thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Sau khi Uy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số UBTVQHI4 ngày 17/12/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện,

829/NQ-cấp xã tỉnh Hà Nam, tỉnh hiện có 6 đơn vi hành chính 829/NQ-cấp huyện gồm 1 thành phó, 1

thị xã và 4 huyện; 109 đơn vi hành chính cấp xã bao gồm 6 thị tran, 20 phường và

S3 xã.

b) Dân cư:

Điều tra dân số tỉnh Hà Nam năm 2021 cho thấy số lượng dân cư trên địa bàntỉnh là 875.220 người, mật độ dân số 1.015 người/km?, 62% dân số sống ở khu vựcnông thôn và 38% sống ở khu vực đô thị Tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nam năm 2021 là

Trang 36

các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài nhưng tình hìnhkinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam vẫn đạt nhiều kết quả tích cực Tổng sản phẩmtrong tỉnh năm 2021 ước đạt 41.430,2 tỷ đồng, tăng 8,85% so cùng kỳ năm 2020,tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực Đồng băng sông Hồng,thứ 6 toàn quốc; năm 2022 ước tăng 82% so với năm 2021 là mức tăng cao nhất

trong 3 năm 2020-2022 (tuy vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như trước khi xảy ra

dịch bệnh Covid-19), là mức tăng cao thứ 3 trong khu vực Đồng bang sông Hồng,

thứ 12 toàn quốc Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm

2022 đạt 76,4 triệu đồng (tăng so với cùng kỳ năm 2021) Khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm67,3%: khu vực dịch vụ chiếm 24,7% Khu vực công nghiệp, xây dựng ngảy càngkhẳng định vị trí quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh.Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 90,1% về giá trị sản xuất, 87,4%

về giá trị tăng thêm [56]

Tinh đã tập trung hoàn thiện quy hoạch 08 khu công nghiệp với tổng diện tíchtrên 2500ha Trong đó có 07 khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ và đi vào hoạt

động, là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Thực hiện chính sách mở

cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua tỉnh Hà Nam đã thu hút có hiệu quả

vốn FDI chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc mang lại nhiều

đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo nhiều việc làm,thu nhập cho người lao động Việc phát triển mạnh mẽ về kinh tế tại các khu côngnghiệp thu hút không chỉ lao động trong tỉnh; các tỉnh, thành phố khác trên cả nước

mà còn rất nhiều các lao động kỹ thuật đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Đài Loan

d) Lich sử hình thành, chia tach, sát nhập địa giới hành chính

Tỉnh Hà Nam có lịch sử hình thành từ lâu đời Tuy nhiên, phải đến dưới thờiNguyễn, vua Minh Mạng quyết định thành lập đơn vị hành chính tỉnh với tên gọi làphủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội Đến tháng 10 năm 1890, phủ Lý Nhân được đổi

tên thành tỉnh Hà Nam Tháng 4 năm 1965, tỉnh Hà Nam được sáp nhập với tỉnh với

tinh Nam Định thành tỉnh Nam Hà Thang 12 năm 1975, tỉnh Nam Hà sáp nhập

29

Trang 37

với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh Năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh

Bình lại chia tách thành 2 tỉnh như trước khi sáp nhập Cho đến ngày 01 tháng 01

năm 1997, tỉnh Hà Nam mới được tái lập.

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng

về số lượng cũng như mức độ phức tạp của các quan hệ dân sự có tác động khôngnhỏ tới công tác hộ tịch trên địa bàn tỉnh Với những đặc điểm về tình hình kinh tế -

xã hội, chính tri cùng với việc chia tách, sát nhập địa giới hành chính nhiều lần dẫn

đến công tác lưu trữ hồ sơ, số hộ tịch không được chú trọng, ý thức chấp hành pháp

luật của người dân chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng của giấy tờ hộtịch nên hay làm mất, hư hỏng, khiến cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trên

địa bàn tỉnh có nhiều khó khăn

Sau khi Chương trình tổng thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011

-2020 được ban hành, các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới chính

quyền địa phương các cấp nói chung, tỉnh Hà Nam nói riêng đã tập trung chỉ đạo,điều hành cải cách hành chính, tạo động lực cải cách mạnh mẽ và lan tỏa trong toàn

hệ thống Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam được cáccấp, các nganh quan tâm, đầu tư thích đáng Đặc biệt, sau khi Luật Hộ tịch ra đờilàm cơ sở cho việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp quản lý và đăng ký

hộ tịch trên địa bản tỉnh Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thực hiện cải cách hành

chính trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống, dựa trên các yếu tố về lịch sử hình

thành, vị trí địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Nam có nhiều điều kiện thuậnlợi cho việc vận dụng các nguyên tắc của quản trị tốt là một trong những biện pháp

để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực hộ tịch, đảm bảo lĩnh vực này

hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

2.1.2 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch ở tỉnh Hà Nam

Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay được tô chức và quản lý

theo nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ Tương ứng với mỗi cơ quanquản lý có thầm quyền chung của một cấp hành chính có một cơ quan chuyên ngành

cùng cấp có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý có thâm quyền chung đó thực hiện

nhiệm vụ quản lý hộ tịch.

30

Trang 38

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam gồm:(1) Cơ quan có thâm quyền quản lý chung trên toàn tỉnh là UBND tỉnh HàNam, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tô chức thực hiện công tác đăng

ký và quản lý hộ tịch; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch; quyếtđịnh việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; bảo đảm cơ sởvật chất dé phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý, cập nhật, khaithác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử [30, Điều 69]

Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu

giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực này.

(2) UBND cấp huyện của tỉnh Hà Nam gồm: UBND huyện Bình Lục, UBND

huyện Kim Bảng, UBND huyện Lý Nhân, UBND huyện Thanh Liêm, UBND thị xã

Duy Tiên và UBND thành phó Phủ Lý

UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam quản lý nhànước về hộ tịch tại địa phương; thực hiện đăng ký hộ tịch; chỉ đạo, kiểm tra việcđăng ký và quản lý hộ tịch tại UBND cấp xã; quản lý, sử dụng Số hộ tịch, biểu mẫu

hộ tịch; bố trí công chức làm công tác hộ tịch; thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch doUBND cấp xã cấp trái quy định của Luật [30, Điều 70]

Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong

lĩnh vực hộ tịch.

(3) UBND cấp xã: Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 109 UBND xã, phường, thịtrần; có trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã, phường, thi trấn

đó; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch tại địa phương; quản lý, sử dụng

Số hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữliệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch; tổng hợp tình hình và thống kê

hộ tịch [30, Điều 71]

Trong cơ cau tô chức của UBND cấp xã trên địa bàn tinh Ha Nam, công chức

Tư pháp - hộ tịch là công chức chuyên trách có nhiệm vụ giúp UBND cấp xã thực

hiện hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch Đối với những xã, phường, thị trấn có

đông dân cư, số lượng công việc nhiều thì bố trí 01 công chức chuyên trách làmcông tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.

3l

Trang 39

2.2 Thực tiễn vận dụng các nguyên tắc của quản trị tốt trong lĩnh vực hộ tịch

tại tỉnh Hà Nam

2.2.1 Việc bảo đảm nguyên tắc sự tham gia

a) Kết quả đạt đượcCông tác hộ tịch đòi hỏi sự tham gia của người dân thông qua việc lay ý kiếnnhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá cán bộ; thực hiện đưapháp luật vào đời sống nhân dân bằng các hoạt động tuyên truyền, phố biến giáodục pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Pháp luật về hộ tịch đã có những quy định rõ ràng trong việc tạo điều kiện chongười dân tham gia vào quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Cụ thé, tại Thông tư

số 04/2020/TT-BTP quy định tại Điều 2 về ủy quyền đăng ký hộ tịch cho phépngười yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch được ủy quyền cho người khác thực hiện thay; trừ

trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì

không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thé trực tiếp nộp

hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thâm quyền, không phải có văn ban ủy quyền

của bên còn lại Trường hợp người di đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, ba, người

thân thích khác thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phảithống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh

Thực hiện Quyết định số 2228/QD-BTP ngày 14/12/2022 của Bộ Tư pháp vềviệc công bố TTHC mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch

thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư

pháp, các TTHC trong lĩnh vực hộ tịch đã được tinh Hà Nam công bố và đăng tảitrên Công dịch vụ công của tỉnh Hà Nam, đặc biệt có 14 TTHC chuẩn hóa trong Cơ

sở dữ liệu quốc gia về TTHC và tất cả các việc hộ tịch hiện nay đều được thực hiệntrực tuyến trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP

ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dit liệu hộ tịch điện tử, đăng ký

hộ tịch trực tuyến Người dan có thé theo dõi, giám sát quá trình đăng ký, quản lý

hộ tịch, từ đó đánh giá chất lượng cán bộ, quá trình giải quyết TTHC của cơ quannhà nước có thầm quyền, thông qua đó có phản ánh, kiến nghị một cách kịp thời

32

Trang 40

Anh 2.1 Tra cứu thông tin hồ sơ TTHC trên Cổng Dịch vụ công tinh Hà Nam

@ Ta cứu hồ sơ trực tuyến x + v - @ x

€ _ 8 motcuahanam.gov.vn/dichvucong/tracuu/hoso?so-ho-so=000.00.27.H25-230202-0001 &so-cmnd-nguoi-nop=8ten-nguoi-nop=Nguyén+Quang+Loc&itokenCsrf=1b960273319a749a3269021ce51319 2 W & O Là H

G Gmail Ö YouTube ƒẦ Maps Tntúc Qe Dich @ H€théng Quan yv {2 Luậnvăn -Nguyễn.

@pangnhap #+ Dang ky

Kênh hướngdấn Kiosk Cơ quan x

TRA CỨU THONG TIN HO SƠ TRỰC TUYẾN

Tra cứu hồ sơ bang tin nhắn SMS Tra cứu ho sơ trực tuyển

Soantin nhắn theo cú pháp TTHC «MÃ SỐ H$> giivé iting cai 8188 HOANG VAN YÊM000 35 20.H25-220619-0001

NGUYEN THỊ TÁ000.35.26.H25-220619-0006

TRAN THỊ THÙY000 38.25.H25-230619-0003

Tra cứu hồ sơ trực tuyến Nai

NGUYEN THỊ THÀ000.35.26.H25-230619-0005 PHAM LÊ DŨNG000 38 25.H25-230619-0001

VŨ HỎNG NHUNG000 35.26.H25-2306190002

Số hỗ sơ 86 CMND người nộp Tên công dan nộp PHAN VĂN LỢI000.00.11.H25-230609-0003

00000.27.H26-230202-000 Nhập số CMND người nộp Nguyễn Quang Lộc TRAN BINH MINH000 00.11 H25-220609-0002

ĐÀO THỊ LAN HƯƠNG WU JICHAO

-'ۤ000 00.18 H25-230613-0004

Ø Làm mới ĐINH THE THANH000 00.04.H25-220616-0025

Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã nhận thức được

tầm quan trọng của việc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lýnhà nước trong lĩnh vực hộ tịch thông qua việc triển khai có hiệu quả công tác tuyêntruyền pháp luật hộ tịch tới người dân đề người dân nhận thức được việc đăng ký hộtịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ, tự giác đi đăng ký hộ tịch Từ năm 2016 đếnnăm 2021, Sở Tư pháp tinh Hà Nam đã tô chức 15 đợt tuyên truyền, phố biến Luật

Hộ tịch tại 72 xã, phường, thi tran trên toàn tinh [39] Hội đồng phổ biến giáo dụcpháp luật các cấp; UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường,thị tran trên địa bàn tinh Hà Nam thường xuyên tô chức các hoạt động tuyên truyền,phô biến pháp luật về hộ tịch tới người dân Việc triển khai tuyên truyền pháp luậtđược thực hiện thông qua nhiều hình thức như: Hội nghị phổ biến giáo dục phápluật, tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật (Trung bình mỗi năm có trên 350 Hội nghịđược tổ chức với trên 47.000 lượt người tham dự); cuộc thi/Hội thi tìm hiểu pháp

luật (Hội thi Công chức Tư pháp - Hộ tịch giỏi năm 2019 do UBND huyện Kim

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN