1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Pháp luật về dịch vụ logistics và thực trạng ở Việt Nam hiện nay

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về dịch vụ logistics và thực trạng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Trịnh Bá Long, Trương Văn Quý, Vũ Thành Đức Trung, Đỗ Đăng Duy, Kim Trung Nam
Người hướng dẫn GV. Nguyễn Hoàng Vân
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Luật thương mại
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 303,04 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN (5)
    • 1.1. Khái quát chung về lao động chưa thành niên (6)
    • 1.2 Quy định của pháp luật về việc sử dụng lao động chưa thành niên (0)
  • PHẦN 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM (5)
    • 2.1 Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên (16)
    • 2.2 Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên ở Việt Nam (16)
  • PHẦN 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN (5)
  • KẾT LUẬN (35)

Nội dung

Trong nhiều năm qua Việt Nam đã rất nỗ lựcchuyển hóa các quy định của các điều ước quốc tế về quyền con người, về người laođộng chưa thành niên vào các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015,

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

Quy định của pháp luật về việc sử dụng lao động chưa thành niên

4 Kết cấu của Đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài viết được chia làm ba chương:

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯATHÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM

Thực tiễn về sử dụng lao động chưa thành niên

Sử dụng lao động chưa thành niên diễn ra là vấn đề nóng hổi hiện nay Theo kết quả từ cuộc Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em, ước tính 9,6% dân số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 là lao động trẻ em Lao động trẻ em chủ yếu tập trung tại nông thôn 84,9% chiếm hơn ắ lao động trẻ em Theo kết quả điều tra, phần lớn trẻ em tham gia hoạt động kinh tế là lao động hộ gia đình (2,1 triệu trong số 2,83 triệu, chiếm 74,2%). 88% trẻ hoạt động kinh tế thuộc nhóm 5 -11 tuổi, 83% nhóm 12 – 14 và 66% nhóm 15 -

17 tuổi là lao động hộ gia đình cho thấy mặc dù phải tham gia lao động hầu hết các em làm trong phạm vi hộ gia đình Nhưng vẫn còn khoảng 513 ngàn em (chiếm 18% tổng số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế) làm công ăn lương Mặc dù vậy rất ít trẻ 5 -11 tuổi (3,7%) và trẻ 12 -14 tuổi (9,2%) làm việc theo hình thức này Chỉ đến khi trẻ tương đối trưởng thành (15 -17 tuổi) một tỷ lệ đáng kể (26%) trẻ mới thoát khỏi hộ gia đình và đi làm cho người sử dụng lao động khác Hình thức làm việc này cần được lưu ý do trẻ em khi đi làm thuê dễ bị bóc lột hơn các hình thức khác.Số lượng trẻ em lao động chiếm tỷ lệ khá lớn, đây là thực tế đáng cảnh báo.Trong đó, lao động trẻ em được xem là những lao động do người chưa đủ 18 tuổi thực hiện mà người lao động bị bóc lột, lạm dụng, điều kiện làm việc của các công việc kém, lao động chưa thành niên là những người lao động hợp pháp, được pháp luật cho phép làm việc trong những điều kiện nhất định; còn trẻ em làm việc là việc trẻ em tham gia lao động một cách tự nguyện, hợp pháp, không gây tổn hại cho sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của trẻ, đây là lao động theo hướng tích cực. Nhìn chung, lao động trẻ em, trẻ em làm việc và lao động chưa thành niên đều tham gia vào hoạt động kinh tế Như vậy trong tổng số 2,83 triệu trẻ em tham gia hoạt động kinh tế nêu trên đã bao gồm cả lao động chưa thành niên Nhìn chung, những vi phạm về vấn đề sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay có rất nhiều điểm nổi bật.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

VỀ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

1.1 Khái quát chung về lao động chưa thành niên

1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên

Người chưa thành niên có thể được hiểu và giải thích theo những cách thức riêng của nhiều chuyên ngành như ngành nhân trắc học, ngành tâm lý học, ngành sinh học, ngành luật học…Các ngành này đều dựa trên cơ sở độ tuổi để xác định đối tượng người chưa thành niên và người chưa thành niên được hiểu chung là những người dưới 18 tuổi

1.1.2 Khái niệm người lao động chưa thành niên trên thế giới

Qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia, tác giả rút ra kết luận “người lao động chưa thành niên” (hay có quốc gia còn gọi là “lao động trẻ em”) được lấy giới hạn là 18 tuổi để phân biệt với người lao động trưởng thành.

1.1.3 Khái niệm người lao động chưa thành niên ở Việt Nam

Khái niệm người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay được nêu trong Điều 119 Bộ Luật lao động, trong các Giáo trình Luật lao động, trong quan điểm cá nhân. Theo tác giả, khái niệm người lao động chưa thành niên cần xác định rõ đặc điểm và giới hạn phạm vi đối tượng cũng như điều kiện, tính chất của đối tượng này Khái niệm này có thể được nêu ra như sau: người lao động chưa thành niên là người lao động có đặc điểm riêng, gồm những người dưới 18 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

1.1.4 Đặc điểm lao động chưa thành niên

Dựa vào khái niệm trên và các quy định chuyên biệt về người lao động chưa thành niên, thì có thể nhận thấy một số điểm khác biệt của người chưa thành niên so với người lao động thành niên như sau:

Thứ nhất, dấu hiệu dễ nhận diện nhất là độ tuổi của lao động chưa đủ 18 tuổi Đây là độ tuổi đang hình thành nhân cách, chưa phát triển toàn diện về thể lực, trí lực đáp ứng yêu cầu về nhận thức và điều khiển hành vi cũng như khả năng tham gia tất cả các quan hệ lao động Trong sự phát triển tự nhiên, nhóm đối tượng này sẽ trở thành những lao động thành niên trong tương lai, những nhân tố lao động chính trong xã hội, vì vậy, ngoài sự đảm bảo quyền lao động trong giới hạn cần thiết, sự điều chỉnh của pháp luật còn nhằm mục tiêu phát triển, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động cho đối tượng này.

Thứ hai, về sức khỏe, thể trạng của người chưa thành niên tiếp cận gần tương đương với người đã thành niên Tuy nhiên, tuỳ từng độ tuổi khác nhau, lao động chưa thành niên có thể lực (biểu hiện bằng chiều cao, cân nặng, sức bền, sức dai) ở mức độ nhất định khi so sánh với lao động thành niên Họ không thể đáp ứng được yêu cầu của mọi công việc như lao động thành niên nên nếu làm việc quá sức hoặc các công việc có tính nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất của họ, làm hạn chế khả năng phát triển của người dưới 18 tuổi.

Thứ ba, về trí lực, lao động chưa thành niên chưa tích lũy đầy đủ về nhận thức nên còn có những hạn chế trong nhận diện và điều khiển hành vi Đồng thời, đây cũng là độ tuổi thường có những biểu hiện về mặt tâm lý khá phức tạp, chưa có sự định hình về nhân cách, dễ thay đổi và chịu sự an hưởng, tác động của môi trường sống và làm việc Đối tượng này còn phải đảm bảo yêu cầu vừa lao động, vừa học tập tích lũy kiến thức, hoàn thiện nhân cách Việc bố trí thời gian lao động cần đặt trong mối tương quan đảm bảo quyền học tập Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động làm công việc với môi trường thiếu lành mạnh cùng các ngành nghề nguy hiểm, độc hại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và nhân cách của họ.

1.1.5 Phân loại người lao động chưa thành niên

Việc phân loại người lao động chưa thành niên có thể dựa trên một số tiêu chí cơ bản như: độ tuổi; giới tính; trình độ chuyên môn kỹ thuật; điều kiện, môi trường lao động…

1.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên

Lao động chưa thành niên là nhóm lao động đặc thù được pháp luật lao động điều chỉnh và bảo vệ Xuất phát từ những đặc điểm về thể chất và tinh thần, người lao động chưa thành niên dễ bị người sử dụng lao động bóc lột, lợi dụng, làm ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ Do đó, điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên là yêu cầu cần thiết và mang tính khách quan Khi điều chỉnh vấn đề người lao động chưa thành niên, pháp luật bảo vệ và định hướng sự phát triển của quan hệ này thông qua ý chí của Nhà Nước bằng các quy định của pháp luật, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với người chưa thành niên Việc điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên mang nhiều ý nghĩa khác nhau:

Thứ nhất, việc điều chỉnh pháp luật đối với nhóm chủ thể này góp phần bảo vệ quyền làm việc, quyền mưu sinh của người chưa thành niên Tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc" và quy định này đã được đề cập trong quy định tại Điều 10 BLLĐ 2012, theo đó người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm, đồng thời người lao động có thể trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình

Thứ hai, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên góp phần đảm bảo quyền học tập, vui chơi của trẻ em Quyền học tập, vui chơi là một trong những quyền quan trọng của trẻ em nói chung và người chưa thành niên nói riêng Như Bác Hồ đã từng nói: "trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Trẻ em phải được sống và được dạy dỗ trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương, trẻ phải được có quyền học tập và vui chơi, không ai có thể tước đi những quyền này của trẻ

Thứ ba, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên góp phần bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động chưa thành niên

Thứ tư, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa thành niên góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ bản thân con người và cho xã hội.

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên

 Tôn trọng quyền được tham gia quan hệ lao động của người lao động chưa thành niên

Người chưa thành niên là đối tượng đang trong độ tuổi đi học, chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, vẫn cần được chăm sóc bảo vệ Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các em sớm phải tham gia lao động Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, éo le, người trụ cột về kinh tế bị ốm đau, tai nạn, bị mất việc làm nên các em phải bỏ học, tìm việc làm phụ giúp gia đình Vì vậy, pháp luật cần thừa nhận và tôn trọng quyền tham gia quan hệ lao động của họ Họ có quyền lựa chọn bất cứ công việc và nơi làm việc nào mà pháp luật không cẩm tùy theo năng lực của mình, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật khi tham gia quan hệ lao động.

 Bảo vệ người lao động chưa thành niên thông qua các tiêu chuẩn tối thiểu (về quyền, lợi ích) và tối đa (về nghĩa vụ) trên cơ sở độ tuổi đồng thời khuyến khích các thoả thuận có lợi hơn cho người lao động chưa thành niên so với quy định của pháp luật;

Ngày đăng: 03/05/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w