1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM LÝ CẢM XÚC VÀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CỦA GIÁO VIÊN

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 234,67 KB

Nội dung

Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong công việc của giáo viên Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trườnghọc tập tích cực và ảnh hưởng đến sự phát triển của họ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM LÝ CẢM XÚC VÀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CỦA GIÁO VIÊN

Trang 2

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 3

II TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ VAI TRÒ TRONG GIÁO VIÊN 4

1 Định nghĩa và thành phần của trí tuệ cảm xúc 4

2 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong công việc của giáo viên 5

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên 6

III Thời đại 4.0 và ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên 12

1 Khái quát về thời đại 4.0 và giáo dục 4.0 12

2 Sự ảnh hưởng của thời đại 4.0 đối với trí tuệ cảm xúc của giáo viên 12

3 Yêu cầu về trí tuệ cảm xúc của giáo viên trong thời đại 4.0 13

IV Mâu thuẫn trong công việc giáo viên và cách giải quyết 16

1 Khái niệm và loại hình mâu thuẫn 16

2 Những mâu thuẫn thường gặp của giáo viên: 17

3 Vai trò của giáo viên trong giải quyết mâu thuẫn 17

4 Các mâu thuẫn thường gặp và cách giải quyết 18

V Kết luận và đề xuất 25

VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới giáo dục ngày nay, vai trò của giáo viên không chỉ giới hạn ởviệc truyền đạt kiến thức mà còn mở rộng ra sự nuôi dưỡng và phát triển tinh thần, trítuệ cũng như trí óc của học sinh Trong quá trình này, trí tuệ cảm xúc đóng vai tròkhông thể phủ nhận Đây không chỉ là khía cạnh không thể thiếu mà còn là yếu tốquyết định trong việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinhkhông chỉ học được kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng sống và xã hội

Một giáo viên có trí tuệ cảm xúc phát triển tốt không chỉ biết cách hiểu và kiểmsoát cảm xúc cá nhân mà còn có khả năng đồng cảm và xây dựng một môi trường họctập an toàn, hỗ trợ cho học sinh Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và các thách thức xã hội ngày càng phức tạp, yêucầu đối với trí tuệ cảm xúc của giáo viên cũng đặt ra nhiều thách thức mới

Mục tiêu của bài tiểu luận này là đi sâu vào phân tích về trí tuệ cảm xúc củagiáo viên trong thời đại 4.0, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu về trí tuệ cảmxúc của giáo viên trong bối cảnh mới này Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về các mâu thuẫnthường gặp trong công việc giáo viên và cách giải quyết chúng một cách hiệu quả,nhằm mang lại một môi trường học tập tích cực và phát triển cho học sinh

Trang 4

II TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ VAI TRÒ TRONG GIÁO VIÊN

1 Định nghĩa và thành phần của trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc thường được viết tắt là EQ, là một khía cạnh quan trọng của sựthông minh đa chiều của con người Theo Daniel Goleman, một trong những nhànghiên cứu hàng đầu về trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phầnchính: nhận biết cảm xúc của bản thân (self-awareness), kiểm soát cảm xúc (self-regulation), đồng cảm (empathy), và kỹ năng xây dựng mối quan hệ (social skills)(Goleman, 1995; Goleman, 1998) Điều này cho thấy trí tuệ cảm xúc không chỉ là khảnăng cảm nhận và quản lý cảm xúc cá nhân mà còn bao gồm khả năng tương tác vàhiểu biết cảm xúc của người khác

Thành phần của trí tuệ cảm xúc bao gồm:

Tự nhận thức (Self-awareness)

Với vai trò là một nhà lãnh đạo, họ biết mình đang cảm thấy như thế nào Đồngthời nhận ra cảm xúc của mình có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh ra sao.Bên cạnh đó Self-awareness không chỉ giới hạn trong cảm xúc, họ còn thấu hiểu đượcego (bản ngã/ cái tôi cá nhân) và cả những điểm yếu, điểm mạnh của chính mình Từ

đó họ luôn có cách hành xử khiêm tốn và ý chí cầu tiến

Tự điều chỉnh bản thân (Self-regulation)

Dấu hiệu nhận biết người có trí tuệ cảm xúc là gì? Người sở hữu EI mạnh mẽluôn biết cách kiểm soát được cảm xúc của bản thân Họ không bao giờ tấn công, đảkích người khác bằng lời nói trong lúc nóng giận Họ sẽ không đưa ra quyết định mộtcách vội vàng và cảm tính Ngoài ra họ cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao,luôn bình tĩnh trong mọi tình huống

Tự tạo động lực (motivation)

Đồng lực bắt nguồn từ việc bạn hiểu được những gì bạn muốn làm và tại saobạn muốn làm điều đó Người giàu trí tuệ cảm xúc EI luôn có tiêu chuẩn cao cho bảnthân và hướng đến các mục tiêu một cách nhất quán

Sự đồng cảm (Empathy)

Sự đồng cảm là một phẩm chất thường thấy ở những người có EI cao Họ luôn

tự đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và hành động Đặc biệt với vai trò làngười lãnh đạo, quản lý thì điều này lại càng trở nên cần thiết

Trở thành một người lắng nghe tốt, hỗ trợ các thành viên trong đội nhóm pháttriển Họ luôn sẵn sàng đưa ra những quan điểm mang tính xây dựng, công bằng,không phân biệt đối xử và lắng nghe trong mọi tình huống

Một nhà lãnh đạo biết đồng cảm sẽ tạo dựng được bầu không khí làm việc tíchcực Đồng thời duy trì được lòng trung thành của nhân viên cũng như sự tôn trọng lẫnnhau

Kỹ năng xã hội (Social Skills)

Trang 5

Hầu hết chúng ta đều cho rằng những người lãnh đạo, quản ý thực chất là ‘conngười của mọi người” và có kỹ năng xã hội vô cùng tuyệt vời Người có trí tuệ cảmxúc là người tạo được sự kết nối cảm xúc trong giao tiếp

Người có EI cao thường đi đôi với tài giải quyết xung đột và quản trị thay đổithông qua cách ngoại giao phù hợp với tính chất nhạy cảm của từng tình huống

2 Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong công việc của giáo viên

Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trườnghọc tập tích cực và ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh Giáo viên có trí tuệ cảmxúc phát triển tốt thường có khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc của bản thân mộtcách hiệu quả, từ đó giúp họ thấu hiểu và phản ứng một cách đúng đắn đối với cảmxúc của học sinh (Parker và cộng sự, 2004) Họ cũng có khả năng đồng cảm và tạo ramột môi trường học tập ấm áp và hỗ trợ, giúp học sinh cảm thấy tự tin và an tâm trongquá trình học tập (Brackett và cộng sự., 2011) Bên cạnh đó, các kỹ năng xây dựngmối quan hệ giúp giáo viên tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinhđược khuyến khích phát triển tất cả các khía cạnh của bản thân (Brackett và cộng sự.,2011)

Trang 6

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên

3.1 Sự tự giác hình thành nên trí tuệ

Sự tự giác là khả năng nhận ra và đánh giá bản thân một cách khách quan.Người có sự tự giác cao thường đặt ra mục tiêu rõ ràng và thực hiện các kế hoạch đểđạt được mục tiêu đó Họ cũng biết cách kiểm soát cảm xúc và không để chúng chiphối quyết định của mình

Trong môi trường làm việc, sự tự giác giúp chúng ta biết được điểm mạnh vàđiểm yếu của bản thân, từ đó có thể lên kế hoạch để cải thiện Sự tự giác cũng giúpchúng ta hiểu rõ hơn về các giá trị cá nhân của mình, từ đó tạo ra một mục tiêu phùhợp với bản thân và thực hiện nó một cách tốt nhất

Những người giáo viên có khả năng tự giác cao đều nhận ra sợi dây liên kết giữa những điều tác động đến họ và cách họ đối diện với vấn đề đó.

Họ có khả năng nhận ra những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, luôn có tâm lý cởi mở đón nhận những thông tin, trải nghiệm mới và học hỏi từ những mối quan hệ tích cực.

Sự tự giác ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên trong nhiều cách:

Nhận thức về tình trạng cảm xúc: Những người giáo viên có khả năng tự giác

cao thường có khả năng nhận ra và hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình Thay vì phủnhận hoặc chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực như căng thẳng hoặc lo lắng, họ có thể tựnhìn nhận và đối mặt với những tình trạng cảm xúc này một cách khách quan

Quản lý cảm xúc: Sự tự giác giúp giáo viên hiểu được cách cảm xúc của họ

ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của họ Họ có khả năng quản lý cảm xúc mộtcách hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của cảm xúc đến hiệu suấtlàm việc và mối quan hệ với học sinh và đồng nghiệp

Xử lý stress và áp lực: Những người giáo viên tự giác thường có khả năng xử

lý stress và áp lực tốt hơn Họ biết cách tự nhận biết và đối phó với những nguyên

Trang 7

nhân gây stress trong công việc giáo viên, từ đó giữ được sự bình tĩnh và tinh thần lạcquan trong môi trường làm việc.

Học hỏi và phát triển: Sự tự giác giúp giáo viên có tinh thần cởi mở đón nhận

những thông tin mới và trải nghiệm học hỏi từ mọi nguồn Họ không sợ thử nghiệmnhững phương pháp giảng dạy mới hoặc tiếp cận những ý kiến đối lập, mà thay vào

đó, họ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của mình

 Tóm lại, sự tự giác không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viênbằng cách giúp họ nhận biết, quản lý và xử lý cảm xúc một cách hiệu quả,

mà còn tạo điều kiện cho sự học hỏi và phát triển liên tục trong sự nghiệpgiáo viên

3.2 Khả năng quản lý cảm xúc

Khả năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc củamình để phù hợp với môi trường xung quanh Người có khả năng quản trị cảm xúc caothường không để các cảm xúc tiêu cực chi phối tư duy và hành động của mình Họ biếtcách giải tỏa stress và giữ một tâm trạng tích cực trong mọi tình huống khó khăn

Khả năng quản lý cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp chúng ta có thể giải quyếtcác vấn đề tình cảm, tránh những xung đột không đáng có và tạo ra một môi trườnglàm việc tích cực Khi chúng ta biết quản lý cảm xúc, chúng ta sẽ dễ dàng hòa nhậpvào các môi trường mới, tạo được mối quan hệ tốt với người khác và đạt được thànhcông trong sự nghiệp

Khả năng quản lý cảm xúc ảnh hưởng sâu sắc đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên như sau:

Tăng cường hiệu suất và sự hiệu quả: Giáo viên có khả năng quản lý cảm xúc

tốt có thể giữ được tâm trạng tích cực và tập trung trong công việc giảng dạy Điều nàygiúp họ duy trì hiệu suất làm việc cao và tạo ra một môi trường học tích cực cho họcsinh Bằng cách này, họ có thể nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho sựphát triển toàn diện của học sinh

Tạo ra mối quan hệ tích cực: Khả năng quản lý cảm xúc giúp giáo viên xây

dựng mối quan hệ tốt đẹp và hòa hợp với học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh Bằngcách giữ tâm trạng tích cực và kiểm soát cảm xúc trong các tình huống giao tiếp, họ cóthể tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và sự

hỗ trợ giữa các bên

Giảm thiểu stress và xung đột: Giáo viên có khả năng quản lý cảm xúc tốt có

thể giải tỏa stress và giữ một tâm trạng bình tĩnh trong các tình huống khó khăn Điềunày giúp họ giảm thiểu xung đột không đáng có với học sinh, đồng nghiệp và phụhuynh, tạo điều kiện cho một môi trường làm việc và học tập hòa bình và ổn định

Tăng cường sự hòa nhập và thành công: Khả năng quản lý cảm xúc giúp giáo

viên dễ dàng hòa nhập vào các môi trường mới và tạo ra mối quan hệ tốt với ngườikhác Điều này làm tăng cơ hội cho sự thành công trong sự nghiệp giáo viên, bởi vì họ

có khả năng tương tác và làm việc hiệu quả với các đối tác, đồng nghiệp và phụ huynh

 Tóm lại, khả năng quản lý cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúccủa giáo viên bằng cách giúp họ duy trì tâm trạng tích cực và kiểm soát cảmxúc, mà còn tạo điều kiện cho sự thành công và phát triển trong sự nghiệpgiáo viên

Trang 8

3.3 Kỹ năng xã hội nhạy bén trong mọi môi trường

Kỹ năng xã hội là khả năng giao tiếp và tương tác với người khác một cách hiệuquả Người có kỹ năng xã hội cao thường biết cách lắng nghe và thấu hiểu người khác,

từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực Họ cũng biết cách tương tác với ngườikhác một cách lịch sự và đúng mực, tránh gây ra xung đột không đáng có

Yếu tố hình thành trí tuệ cảm xúc này sẽ giúp chúng ta có thể tạo ra mối quan

hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng và nhà cung ứng Khi chúng ta có kỹ năng xã hộicao, chúng ta sẽ dễ dàng được đồng nghiệp và khách hàng tin tưởng, từ đó giúp chúng

ta đạt được thành công trong sự nghiệp

Kỹ năng xã hội nhạy bén ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên như sau:

Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Giáo viên có kỹ năng xã hội nhạy bén

thường biết cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách tương tác vớiđồng nghiệp và học sinh một cách lịch sự và hòa nhã Họ lắng nghe và thấu hiểu ngườikhác, từ đó giúp giữ cho môi trường làm việc luôn tràn đầy sự thoải mái và hỗ trợ

Xử lý xung đột một cách hiệu quả: Kỹ năng xã hội nhạy bén giúp giáo viên xử

lý các tình huống xung đột và thách thức một cách thông minh và lịch thiệp Thay vìphản ứng bằng cách gây ra xung đột không đáng có, họ biết cách tìm ra giải pháp hòabình và tạo ra một môi trường hòa thuận và hòa mình

Xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy: Kỹ năng xã hội nhạy bén giúp giáo viên

xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh Bằngcách tạo ra các mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực, họ có thể tạo ra sự tin tưởng và lòngtrung thành từ các bên liên quan, từ đó tạo điều kiện cho sự thành công trong sựnghiệp giáo viên

Tạo lòng tin và tôn trọng: Kỹ năng xã hội nhạy bén giúp giáo viên tạo lòng tin

và tôn trọng từ đồng nghiệp và học sinh Bằng cách tương tác một cách lịch sự vàchuyên nghiệp, họ thu hút sự tôn trọng và sự ngưỡng mộ từ mọi người xung quanh, từ

đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ

 Tóm lại, kỹ năng xã hội nhạy bén không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ cảmxúc của giáo viên bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực vàhòa mình, mà còn giúp họ xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và thànhcông trong sự nghiệp giáo viên

3.4 Sự đồng cảm là liều thuốc của cảm xúc

Sự đồng cảm là khả năng hiểu và cảm thông với tình huống và cảm xúc củangười khác Người có sự đồng cảm cao thường biết cách đưa ra những lời khuyên và

hỗ trợ cho người khác một cách tốt nhất Họ cũng biết cách đưa ra những lời động viêntích cực khi người khác gặp khó khăn

Sự đồng cảm là yếu tố hình thành trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta tạo ra một môitrường làm việc tích cực, giúp các thành viên trong tổ chức cảm thấy thoải mái vàđược quan tâm Khi chúng ta có sự đồng cảm cao, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra một môitrường làm việc tích cực và đạt được thành công trong sự nghiệp

Sự đồng cảm ảnh hưởng sâu sắc đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên như sau:

Trang 9

Tạo môi trường học tích cực: Sự đồng cảm giúp giáo viên hiểu và cảm thông

với tình huống và cảm xúc của học sinh Bằng cách này, họ có thể đưa ra các phản hồi

và hỗ trợ phù hợp để giúp học sinh vượt qua khó khăn và phát triển toàn diện Khi họcsinh cảm thấy được quan tâm và được động viên tích cực, họ sẽ tự tin hơn và có khảnăng học tập tốt hơn

Xây dựng mối quan hệ học sinh-giáo viên mạnh mẽ: Sự đồng cảm giúp giáo

viên xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và tin cậy với học sinh Bằng cách hiểu và cảmthông với cảm xúc của học sinh, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập antoàn và hỗ trợ, nơi mà học sinh có thể mở lòng và chia sẻ vấn đề của họ một cách tựtin

Quản lý lớp hiệu quả: Sự đồng cảm giúp giáo viên nhận biết và xử lý các tình

huống xung đột và thách thức trong lớp học một cách tốt nhất Họ biết cách đưa ra cácbiện pháp giải quyết mâu thuẫn một cách lịch sự và tôn trọng, từ đó duy trì một môitrường học tích cực và hòa mình

Tạo lòng tin và sự tôn trọng: Sự đồng cảm giúp giáo viên tạo lòng tin và sự tôn

trọng từ học sinh Bằng cách thể hiện sự quan tâm và đồng cảm với học sinh, giáo viênthu hút sự tôn trọng và lòng tin từ phía học sinh, từ đó tạo điều kiện cho một môitrường học tập tích cực và thành công

 Tóm lại, sự đồng cảm không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáoviên bằng cách giúp họ tạo ra một môi trường học tích cực và hỗ trợ, màcòn giúp họ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và tin cậy với học sinh, từ

đó thúc đẩy sự phát triển và thành công trong sự nghiệp giáo viên

3.5 Động lực tạo ra thành công của tập thể

Động lực là khả năng tạo ra niềm tin và động lực cho bản thân và người khác.Người có động lực cao thường biết cách nỗ lực và không dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn

Họ cũng biết cách đưa ra những ý tưởng mới và tạo ra những thay đổi tích cực trong tổchức

Động lực giúp chúng ta tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giúp cho cácthành viên trong tổ chức có niềm tin và động lực để hoàn thành công việc Khi chúng

ta có động lực cao, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra một tập thể đồng nghiệp hỗ trợ nhau vàđạt được thành công trong sự nghiệp

Động lực có ảnh hưởng sâu sắc đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên như sau:

Tạo ra tâm trạng tích cực: Động lực giúp giáo viên duy trì một tâm trạng tích

cực và sự sẵn lòng nỗ lực trong công việc giảng dạy Khi họ có niềm tin và động lựctrong việc truyền đạt kiến thức và tạo động lực cho học sinh, họ cảm thấy hài lòng vàhạnh phúc với công việc của mình

Khắc phục khó khăn: Động lực giúp giáo viên không dễ bỏ cuộc khi gặp phải

khó khăn trong quá trình giảng dạy Thay vì nản chí và từ bỏ, họ sẽ nỗ lực tìm kiếmcác phương pháp và giải pháp mới để giải quyết vấn đề, từ đó duy trì sự hứng thú và

sự nhiệt huyết trong công việc

Tạo ra môi trường học tích cực: Động lực giúp giáo viên tạo ra một môi

trường học tích cực bằng cách truyền cảm hứng và động viên cho học sinh Khi họ có

niềm tin và động lực trong việc hỗ trợ và khuyến khích học sinh phát triển, họ cảm

nhận được sự thỏa mãn và hạnh phúc từ công việc giáo dục của mình

Trang 10

Thúc đẩy sự phát triển cá nhân: Động lực giúp giáo viên không chỉ đạt được

thành công trong sự nghiệp giáo viên mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân Khi họ cóniềm tin và động lực để hoàn thiện bản thân và nỗ lực hướng tới mục tiêu cá nhân, họcảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống và công việc của mình

 Tóm lại, động lực không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viênbằng cách giúp họ duy trì tâm trạng tích cực và sự nhiệt huyết trong côngviệc, mà còn giúp họ tạo ra một môi trường học tích cực và thúc đẩy sựphát triển cá nhân và chuyên môn

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên còn có:

3.6 Yếu tố chủ quan

a Yếu tố sinh học:

Gen OXTR, một yếu tố di truyền, được xem xét là có vai trò quan trọng trongcách giáo viên xử lý và phản ứng với các tình huống xã hội Gen này ảnh hưởng đếnviệc sản xuất oxytocin, hormone quan trọng điều khiển cảm xúc (Carstensen, 2003)

Oxytocin, một hormone có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi con người, đượcsản xuất dưới ảnh hưởng của gen OXTR Mức độ oxytocin cao có thể giúp giáo viên

dễ dàng đồng cảm với trạng thái tâm lý của học sinh (Carstensen, 2003)

b Khí chất và ý thức tự giác:

Mỗi giáo viên có một khí chất và phong thái riêng, phản ánh sự linh hoạt hoặcnóng nảy của họ Ý thức tự giác giúp hình thành trí tuệ cảm xúc khi giáo viên nhậnbiết và kiểm soát cảm xúc của mình (Chen, 2016)

c Độ tuổi:

Nghiên cứu của Carstensen và đồng nghiệp (2003) chỉ ra rằng có sự khác biệttrong cách giáo viên ứng phó với cảm xúc dựa trên độ tuổi Người lớn tuổi thường cókhả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn và ít phản ứng quá mức với các tình huống căngthẳng hơn so với giáo viên trẻ

d Kiến thức và kỹ năng sẵn có:

Mayer và Salovey (1990) nhấn mạnh rằng việc học hỏi kỹ năng quản lý cảmxúc và giải quyết mâu thuẫn có thể giúp giáo viên điều chỉnh và kiểm soát cảm xúccủa mình một cách linh hoạt Các kiến thức về cảm xúc là nền tảng để giáo viên nhậnbiết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc một cách có ý thức

3.7 Yếu tố khách quan

a Yếu tố môi trường

Trường học và lớp học là môi trường có những cảm cảm xúc phức tạp mà giáoviên thường xuyên trải nghiệm với đa dạng đối tượng: các em học sinh, phụ huynh,đồng nghiệp và lãnh đạo

Mô hình cảm xúc của giáo viên bao gồm các chiều: Tình yêu, Nỗi buồn, Tứcgiận, và Sợ hãi

Trang 11

 Tình yêu - đề cập đến hạnh phúc của giáo viên vì lòng nhiệt huyết với công việcgiảng dạy – một nghành nghề nhận được sự tôn trọng của cả xã hội, sự ổn địnhtrong công việc và niềm hạnh phúc chứng kiến từng giai đoạn phát triển nhậnthức của học sinh

 Nỗi buồn - mô tả giáo viên cảm thấy không vui vì những nỗ lực của mình cóthể lãnh đạo không công nhận hay khen thưởng, thái độ không thân thiện vàhớp tác của học sinh

 Tức giận - đề cập đến giáo viên đang bực mình vì áp lực từ trường học và giáodục, một số tiêu cực và sự yếu kém của học sinh

 Sợ hãi - bao gồm bảy các vấn đề liên quan đến vấn đề của học sinh, sự cạnhtranh trong số các đồng nghiệp, kỳ vọng quá cao của nhà trường hay phụ huynhhọc sinh, sự mất cân bằng của cuộc sống và công việc

Có làm theo sự hướng dẫn của mình không? " quanh quẩn/xuất hiện/ám ảnh trongđầu họ, từ đó họ hình thành thói quen kiểm soát bài vở học sinh một cách gắt gao.Dường như những người giáo viên đang ở trong một tình trạng "khó xử" để hiểu vàquản lý cảm xúc của chính mình trong nhiều tình huống khác nhau

b Yếu tố thời đại

Thời đại là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nó tác động đến mọingành nghề nói chung và nghề giáo nói riêng Bước vào thời đại 4.0, xã hội đã phảiđối mặt với nhiều sự thay đổi, mọi người phải luôn cập nhật những xu hướng mới,những kỹ thuật mới, Điều này đặt ra thách thức với mọi người, nhất là giáo viên khi

họ là người giữ vai trò giáo dục, truyền tải kiến thức mới cho học sinh

Vào các thời đại trước, yêu cầu của xã hội đối với giáo viên sẽ thiên về chuyênmôn giảng dạy Còn ngày nay, yêu cầu của xã hội đối với giáo viên ngày càng cao.Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà giáo còn phải học tập các kỹ năng mềm như tin học,photoshop, gây áp lực khá lớn với các giáo viên, nhất là giáo viên ở thế hệ trướckhông am hiểu về công nghệ

VD:

Ở thời đại trước, phương tiện giảng dạy phổ biến là sử dụng phấn và bảng.Nhưng ngày nay, với tốc độ tiến bộ đáng kinh ngạc của các thiết bị công nghệ, máychiếu và tivi được sử dụng phổ biến trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có

kỹ năng tin học tốt, có khả năng biên soạn và giảng dạy giáo án điện tử Ưu điểm của

áp dụng phương pháp giảng dạy mới là khiến buổi học trở nên sinh động và thú vị

Trang 12

hơn Tuy nhiên điều đó cũng khiến giáo viên phải dành nhiều thời gian biên soạn kếhoạch bài dạy, gây áp lực lớn cho giáo viên.

III THỜI ĐẠI 4.0 VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA

Thời đại 4.0, còn được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là thuật ngữđược sử dụng để mô tả thời kỳ hiện tại khi các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo(AI), máy học, dữ liệu lớn và Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi nhanh chóng cáchchúng ta sống và làm việc

Trong thời đại 4.0 không chỉ các ngành như công nghệ, y tế, sinh học thay đổi

để bắt kịp thời đại mà ngay cả ngành giáo dục cũng có những sự thay đổi đáng kể:Nội dung dạy học: từ chú trọng vào việc truyền tải kiến thức hàn lâm sang cung cấpcho người học đủ kiến thức cơ bản, kỹ năng và khả năng tự học trong môi trường sángtạo và cạnh tranh

Phương pháp dạy học: từ học tập trên giấy bút sẽ chuyển sang hình thức học trựctuyến; giáo viên từ trung tâm của lớp học sẽ chuyển sang vai trò xúc tác, điều phối vàhướng dẫn người học

Hình thức tổ chức dạy học: ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; áp dụngcác mô hình đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa; chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo nhucầu xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp, lấy người học làmtrung tâm

2 Sự ảnh hưởng của thời đại 4.0 đối với trí tuệ cảm xúc của giáo viên

2.1 Hiểu biết về cảm xúc của giáo viên

Trang 13

Trong một nghiên cứu vào năm 2008, Chubbuck & Zembylas cho rằng: Cảmxúc của giáo viên không chỉ xảy ra trong các hoạt động tâm lý của cá nhân người giáoviên đó, mà còn liên quan đến cảm xúc qua sự tương tác với cá nhân khác và ảnhhưởng bởi môi trường xã hội

Trường học và lớp học là môi trường có những cảm cảm xúc phức tạp mà giáoviên thường xuyên trải nghiệm với đa dạng đối tượng: các em học sinh, phụ huynh,đồng nghiệp và lãnh đạo

2.2 Vai trò của giáo viên trong thời đại 4.0

a Hướng dẫn và định hướng:

Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức, giáo viên hiện nay đóng vai trò là người hướngdẫn, định hướng và cố vấn Họ giúp học trò xây dựng khung kiến thức nền tảng vàphát triển kỹ năng tự học

b Tư duy phản biện và sáng tạo:

Giáo viên không chỉ đảm nhiệm việc truyền đạt thông tin, mà còn khuyến khíchhọc sinh phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo Họ giúp học sinh áp dụngkiến thức vào các tình huống thực tế

c Quản lý thông tin và nguồn tri thức:

Với sự phổ biến của internet, học sinh có thể tiếp cận thông tin một cách dễdàng Giáo viên giúp học sinh đánh giá tính xác thực và chất lượng của các nguồnthông tin

d Theo dõi và can thiệp:

Giáo viên cần quan sát hành vi, cảm xúc và quá trình phát triển cá nhân của họcsinh Họ can thiệp khi thấy việc học của học sinh bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bênngoài, đặc biệt là trên mạng xã hội

3 Yêu cầu về trí tuệ cảm xúc của giáo viên trong thời đại 4.0

vi của mình

Ngày đăng: 03/05/2024, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w